Thực trạng huy động vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam

Tài liệu Thực trạng huy động vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam: A.Lời mở đầu: Doanh nghiệp nào cũng phải đi lên từ nguồn vốn ban đầu, không có một công ty hay tổ chức nào có thể đi lên mà không có điều kiện ban đầu đó. Một công ty thành công hay lớn mạnh trước hết là nhờ khả năng huy động vốn và sau đó chính là sử dụng vốn, hai quá trình này luôn tồn tại và phát triển cùng nhau, không thể tách rời. Như vậy huy động vốn là một quá trình thiết yếu mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải đối mặt. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu vốn mang vai trò cơ bản ... Ebook Thực trạng huy động vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng huy động vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào: Vốn là một điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các hình thức huy động vốn khác nhau. Trong mọi doanh nghiệp vốn đều bao gồm 2 bộ phận là vốn chủ sở hữu và nợ. Mỗi bộ phận này được cấu thành bởi nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tinh chất của chúng. Mỗi doanh nghiệp sẽ tuỳ vào khả năng, điều kiện khách quan và chiến lược của mình mà chọn một cơ cấu vốn cho thích hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp được đa dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau, nó phụ thuộc vào một loạt các nhân tố như: -Trạng thái của nền kinh tế. -Nghành kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp -Quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. -Trình độ khoa học- kỹ thuật và trình độ quản lý -Chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. -Thái độ của chủ doanh nghiệp. -Chính sách thuế v.v… Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang chi phối toàn bộ nền kinh tế và bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nhu cầu về vốn càng trở nên cấp thiết. Nhưng thực trạng tình hình huy động vốn ở nước ta đã thực sự đáp ứng được nhu cầu đề ra hay chưa vẫn là một ẩn số. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng này và xem xét rõ nguyên nhân căn bản, em hy vọng sẽ nói lên được phần nào những bất cập của tình hình huy động vốn tại Việt Nam hiện nay và đôi nét đễ xuất phương án giải quyết. B.Các nguồn vốn của doanh nghiệp ,phương thức huy động vốn và thực trạng của từng phương thức: Để có thể so sánh dễ dàng hơn giữa lý thuyết và tình hình thực tế, em sẽ làm song song cả hai phần, bao gồm lý thuyết các phương thức huy động vốn và thực trạng của các doanh nghiệp trong cùng một giới hạn nhất định với hy vọng so sánh gần nhất để tìm ra thực trạng này. Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các hình thức huy động vốn. Có 6 hình thức huy động vốn, chia làm 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và nợ. Trong vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, và phát hành cổ phiếu. Trong nợ bao gồm vốn vay ngân hàng, tín dụng thương mại, và phát hành trái phiếu. Ở đây chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu từng phương thức huy động vốn theo thứ tự từ nguồn được ưu tiên hơn trước. I/Vốn chủ sở hữu: Với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu đều bao gồm 3 bộ phận chủ yếu: 1/Vốn góp ban đầu a, Định nghĩa: Khi một doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông- chủ sở hữu góp.Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. Phương thức:. Đối với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của nhà nước. Với các công ty cổ phần, thì vốn góp ban đầu do các cổ đông đóng góp. b, Thực trạng: Ưu điểm: của nguồn này là rất thuận tiện và dễ dàng trong việc huy động. Thêm vào đó là chi phí của nguồn này thấp, nên đây là nguồn được ưu tiên hàng đầu. Nhược điểm: -Thứ nhất là doanh nghiệp phải đăng ký với nhà nước một số vốn ban đàu cần thiết và quy mô vốn thường không lớn do bị giới hạn bởi tài sản của các chủ doanh nghiệp. Do đó thường trong doanh nghiệp, tỉ lệ vốn chủ sở hữu thường không chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu vốn. - Thứ 2: Cơ chế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nước nói riêng chưa có thay đổi phù hợp với tình hình thực tế. Vd: trong một công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng gớp là yếu tố quyết định để hình thành công tyu, mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. Tuy nhiên, các công ty cổ phần cũng có 1 số dạng tương đối khác nhau, do đó cách thức huy động vốn cổ phần cũng khác nhau. Điều này đương nhiên là gây phức tạp cho các cơ quan quản lý tài chính. 2/Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia a,Định nghĩa :đây là nguồn vốn doanh nghiệp tích luỹ từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, bằng cách lấy lợi nhuận thu được (một phần hay tất cả) đem đầu tư để tái sản xuất mở rộng. Phương thức: Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia-nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của doanh nghiệp, vì nó giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí cũng như sự phụ thuộc vào bên ngoài. Nó có ưu thế hơn vốn chủ sở hữu là quy mô vốn có thể tăng lên nhờ tăng doanh thu, lợi nhuận, nhờ đó giải quyết vấn đề nhu cầu vốn ngày càng tăng của doanh nghiệp. Tuy nhiên thì nguồn vốn từ lợi nhuận không chia chỉ có thể có khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nghĩa là nếu trong giai đoạn doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì nguồn vốn này cũng sẽ không còn. Và suy cho cùng thì nguồn này cũng bị giới hạn bởi lợi nhuận kinh doanh. Mặt khác, nguồn vốn này cần có sự cho phép của các chủ doanh ngiệp mới có thể sử dụng, do nó làm giảm độ hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn, vì lợi nhuận đem chia-cổ tức sẽ rất thấp do phần lớn sẽ được đem tái sản xuất mở rộng. Đổi lại, các cổ đông sẽ được sở hữu một số cổ phần lớn hơn với giá trị cao hơn. Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phân phối cổ tức cần lưu ý đến một số yếu tố như: -Tổng số lợi nhuận trong kì. -Mức chia lãi trên một cổ phiếu các năm trước. -Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của công ty, tâm lý và đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó. -Hiệu quả của việc tái đầu tư. b,Thực trạng: Phương thức này đối với doanh nghiệp Việt Nam thường thực hiện không hiệu quả và triệt để, đa số phần lợi nhuận trong năm đều được dùng để thưởng hoặc mua ngay lập tức các trang thiết bị không có trong kế hoạch kinh doanh, điều này đôi khi gây lãng phí sử dụng vốn, vì chỉ cần cơ cấu vốn hợp lý hơn với các khoản lợi nhuận thu được, doanh nghiệp có thể phát triển hơn rất nhiều. Đối với các công ty cổ phần thì việc để lại lợi nhuận liên quan đến một số yếu tố rât nhạy cảm. Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần , điều nay đôi khi gây ra cảm giac tâm lý không tốt với các nhà đầu tư không chuyên. Nhưng họ sẽ hiểu rằng, họ đang sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. 3/Phát hành cổ phiếu A, định nghĩa: Phát hành cổ phiếu là nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Cổ phiếu được phát hành phân ra làm hai loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu tiên. Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất, và là chứng khoán quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu ưu tiên là cổ phiếu có đặc điểm là thường có cổ tức cố định. Người sở hữu cổ phiếu ưu tiên có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông khác. Và trong trường hợp doanh nghiệp không đủ tiền trả cổ tức cho các cổ đông, thì những người nắm cổ phiếu ưu tiên sẽ có quyền được nhận cổ tức trước, còn lại bao nhiêu mới chia cho các cổ đông khác. Cổ phiếu ưu tiên thường chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong số cổ phiếu đựoc phát hành. Phương thức:Khi phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp phải chú ý đến các yếu tố sau: -Giới hạn phát hành: là quy định ràng buộc có tính pháp lý, quy định số cổ phiếu mà doanh nghiệp được phat hành ra thị trường. -Tình hình cân đối vốn và khả năng đầu tư. -Tình hình biến động thị giá chứng khoán trên thị trường. -Chính sách đối với việc sáp nhập hoặc thôn tính công ty. -Tình hình trên thị trường chứng khoán và quy định của uỷ ban chứng khoán nhà nước. -Quyền hạn của cổ đông nắm giữ cổ phiếu b. thực trạng: thị trường chứng khoán (TTCK) là định chế bậc cao trong nền kinh tế thị trường, nó đồng thời vừa là thước đo vừa là công cụ phát triển nền kinh tế cả ở cấp vĩ mô lẫn vi mô. Việc mua cổ phiếu của doanh nghiệp được phát hành trên TTCK đồng nghĩa với việc nhà đầu tư “bỏ phiếu” lựa chọn các doanh nghiệp có triển vọng phát triển tốt. Hành động này mang lại nhiều lợi ích cho nhiều bên. Tuy nhiên, hiệu quả việc phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào một phía. Trước hết em xin phép nói về thực trạng về khía cạnh lợi ích: * Việc phát hành cổ phiếu giúp tăng khả năng thu hút các nguồn lực cần thiết cả trong và ngoài doanh nghiệp, mở ra một kênh huy động mới đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất cho tất cả các bên có nhu cầu và có khả năng cung cấp vốn trong xã hội… * Mở rộng quy mô, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh do tiếp thu được các nguồn lực mới, cả về tài chính, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm và bản lĩnh kinh doanh, cũng như các tiềm năng phát triển khác từ các cổ đông và đối tác mới ở trong và ngoài doanh nghiệp, trong nước và nước ngoài... * Cải thiện thu nhập và dân chủ về kinh tế cho các cổ đông, người lao động, tạo ra hình ảnh và chất lượng mới về tổ chức, cơ chế vận hành và đời sống doanh nghiệp hiện đại. * Tăng hiệu quả, lợi nhuận kinh doanh, cũng như tạo ra nhiều việc làm mới cho doanh nghiệp do được tiếp thêm các xung lực tích cực trên…Từ đó, góp phần nâng cao sức cạnh tranh và cải thiện vị thế hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam trong đời sống kinh tế-xã hội trong nước và thế giới. Ưu điểm của nguồn này là có thể huy động được một khối lượng vốn rất lớn, gần như là không giớí hạn nếu doanh nghiệp đáp ứng tốt các điều kiện đòi hỏi của cổ đông. Nhược điểm của nó là phải mất một khoản chi phí phát hành, bao gồm cả tiền bạc lẫn thời gian. Thực trạng không tốt: - Nhiều doanh nghiệp phát hành cổ phiếu không đúng với giá trị thực của công ty, gây ra tâm lý bất ổn với các nhà đầu tư. Hậu quả gần đây nhất chính là việc đổ vỡ thị trường chứng khoán, và nhà nước cũng đã phải vào cuôc. Huy động vốn trong thị trường này thường mang tính mạo hiểm cao - Người đầu tư chưa đủ kiến thức, đầu tư theo xu hướng, những doanh nghiệp có khả năng phát triển cổ phiếu đôi khi lại không được chú trọng, đât cũng là một bất cập II.Nợ: Để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ 3 nguồn: 1/Vốn vay ngân hàng: Có thể nói vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn cả với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại vững chắc trên thương trường mà không vay vốn ngân hàng. Về mặt thời gian, vốn vay ngân hàng phân làm 3 loại: vay dài hạn (từ 3 đến 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1năm đến 3 năm), và vay ngắn hạn (dưới 1 năm). Các tiêu chuẩn này có thể thay đổi tuỳ theo quốc gia, và cũng có thể khác nhau giữa các ngân hàng thương mại. Tuỳ theo mục đích sử dụng tài sản, cũng có thể phân ra làm các loại như sau: cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay để đầu tư tài sản lưu động, cho vay để thực hiện dự án. Cũng có những cách phân chia khác như: cho vay theo nganh kinh tế, theo lĩnh vực phục vụ hoặc theo hình thức bảo đảm tiền vay. Ưu điểm của nguồn này là có khối lượng huy động khá lớn, đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng sản xuất, hay đầu tư sản xuất vào chiều sâu của doanh nghiệp. Tuy vậy nguồn vốn này vũng có những hạn chế nhất định. Đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất): -Điều kiện tín dụng: muốn vay vốn của ngân hàng, đầu tiên, doanh nghiêpj cần đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo an toàn tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp cần xuất trình hồ sơ vay vốn, đánh giá các thông tin liên quan đến dự án, hoặc kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các bảo đảm tiền vay. Trong thực tế, một doanh nghiệp có thể phải hoàn tất nhiều thủ tục rườm rà mới có thể vay vốn của ngân hàng. -Sự kiểm soát của ngân hàng: một khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng, doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Nói chung sự kiểm soát không gây khó khăn cho doanh nghiệp, tuy nhiên trong một số trường hợp , điều đó cũng làm doanh nghiệp có cảm giác bị “kiểm soát”. -Lãi suất vốn vay: phản ánh chi phí mà doanh ngiệp phải chịu khi sử dụng vốn của ngân hàng. Nó phụ thuộc tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ. Nếu lãi suất quá cao thì doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí vốn lớn, làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. 2/Tín dụng thương mại: Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại, hay còn gọi là vốn tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành tự nhiên thông qua hoạt động mua bán chịu hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Khi mua bán chịu, doanh nghiệp sẽ có cơ hội sử dụng nguồn tiền mua chiu chưa trả ngay để đem đi đầu tư vào việc khác, có thể sinh ra nột khoản lãi khác. Các điều kiện ràng buộc cụ thể sẽ được các bên ấn định khi ký kết hợp đồng. Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng tín dụng thương mại là một nguồn rẻ tiền, dễ dàng, tiện dụng và linh hoạt, vì thông thường tín dụng thương mại không mất chi phí sử dụng vốn. Và trong một số trường hợp, bên mua còn được hưởng lãi chiết khấu tra sớm. Nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ làm ăn lâu dài cho các bên. Tuy nhiên, tài trợ bằng tín dụng thương mại cũng có những hạn chế nhất định: quy mô thường hạn chế và thông thường là tín dụng ngắn hạn. 3. Phát hành trái phiếu công ty: Trái phiếu (còn được gọi là trái khoán) là tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn. Trái phiếu bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty. Trên các nước hiện nay thường lưu hành các loại trái phiếu công ty như sau: -Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại thường được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp. Đặc điểm của loại trái phiếu này là có lãi suất ghi trên mặt phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Đồng thời việc thanh toán lãi phiếu cũng được ghi rõ trên trái phiếu, ví dụ trả 2 lần trong một năm. -Trái phiếu có lãi suất thay đổi: là loại trái phiếu có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác, ví dụ lãi suất LIBOR (London Interbank Offered Rate), hay lãi suất cơ bản Pr (Prime Rate). Loại trái phiếu này phát huy tính ưu việt của nó trong điều kiện thị trường có mức lạm phát cao, và lãi suất không ổn định. Tuy nhiên thì nó cũng có một vài nhược điểm: doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay, gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính. Đồng thời việc quản lý trái phiếu đòi hỏi nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất. -Trái phiếu có thể thu hồi: một số doanh nghiệp chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi được, tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó. Khi phát hành doanh nghiệp phải thông báo rõ thời gian và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại những trái phiếu đó. Ưu điểm của loại trái phiếu này là có thể sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn mà doanh nghiệp sử dụng. Khi không cần thiết, doanh nghiệp có thể mua lại trái phiếu, tức giảm số vốn vay. Và doanh nghiệp có thể thay đổi nguồn tài chính do phát hành trái phiếu loại này bằng một nguồn tài chính khác thông qua mua lại các trái phiếu đó. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm là nếu không có điều kiện gì hấp dẫn thì nó sẽ không đựoc ưa thích. -Chứng khoán có thể chuyển đổi: bao gồm 2 loại là giấy bảo đảm (warrant) và trái phiếu chuyển đổi (convertible bond). Với giấy bảo đảm người sở hữu có thể mua một số lượng cổ phiếu thường được quy định trước với giá cả va thời gian xác định. Còn trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số cổ phiếu thường. Nếu thị giá cổ phiếu tăng thì người tiêu dùng có cơ may nhận được lợi nhuận cao. Nói chung là sự chuyển đổi và lựa chọn cho phép các bên có thể lựa chọn cách thức đầu tư có lợi và thích hợp. III. Thực trạng huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp dân doanh: tất cả các dòng đều “tắc”: Những năm qua, cùng với sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các doanh nghiệp dân doanh, tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực sản xuất năm sau cao hơn năm trước. Để tổ chức sản xuất, các doanh nghiệp phải có nhà máy, phải có đất, có công nghệ, thiết bị và đương nhiên là phải có vốn đầu tư dài hạn. Do đó, nhu cầu về vốn đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp tăng lên đột biến. Nhưng hiện nay ở nước ta, tất cả các kênh huy động vốn đầu tư dài hạn đối với các doanh nghiệp dân doanh đều ... bị tắc. Vì sao vậy? Có cách nào giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để phát huy nội lực? 1. Vì sao bị tắc? Để chỉ ra nguyên nhân của sự “tắc nghẽn” dòng vốn vay cho đầu tư dài hạn nêu trên, phải xuất phát từ đặc điểm cơ bản nhất của các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam và phân tích các kênh huy động vốn của họ. Đặc điểm dễ thấy nhất của các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam là quy mô nhỏ, vốn rất ít. Theo một số liệu điều tra, vốn điều lệ bình quân cho một doanh nghiệp dân doanh tính đến năm 2004 khoảng 2 tỷ đồng. Vốn điều lệ bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động và tính theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu điều tra kỹ hơn từ sổ sách kế toán thì số bình quân trên chắc sẽ thấp hơn nhiều. Điều ấy cũng không có gì lạ. Bởi lẽ, doanh nghiệp dân doanh Việt Nam là lực lượng “sinh sau, đẻ muộn” chưa qua giai đoạn “tích lũy nguyên thủy”. Để huy động vốn cho dự án đầu tư, các doanh nghiệp dân doanh nước ta đang theo những kênh nào? Kênh thứ nhất Vay từ các ngân hàng thương mại. Ở kênh này, phần lớn các doanh nghiệp dân doanh đều gặp những vướng mắc sau: Trước hết, phải có Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư. Việc tự viết được Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư không thể là phổ biến đối với các chủ doanh nghiệp dân doanh của chúng ta. Đi thuê tư vấn ư? Chẳng biết dự án có vay được vốn hay không nhưng phải trả ngay phí viết dự án khoảng 10 triệu đồng, xót ruột lắm! Tuy nhiên, cũng không ít giám đốc sẵn sàng thuê viết báo cáo này. Có được Báo cáo nghiên cứu khả thi khoa học và thực tế rồi, phải trình “cấp có thẩm quyền chấp thuận”. Đây là một nghịch lý và là biểu hiện sinh động nhất cho cái “quán tính cửa quyền” trong quản lý Nhà nước ở Việt Nam. Ở những dự án này, Nhà nước không góp vốn, người bỏ vốn đầu tư là chủ doanh nghiệp, mọi rủi ro chủ doanh nghiệp phải chịu. Thế mà họ lại phải “xin”  một ông ở tít xa, thậm chí chẳng hiểu gì về dự án đầu tư, ký quyết định chấp thuận. Đương nhiên, không có “phong bì” thì không thể có được chữ ký và con dấu chấp thuận ấy! Đính kèm Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư để trình cho ngân hàng nhất thiết phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc lấy được cái Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay quả là một “con đường đau khổ” đối với các doanh nghiệp. Khi hồ sơ vay vốn được nộp vào ngân hàng, những “khiếm khuyết nội tâm” sẽ “phát huy tác dụng”. Theo nguyên tắc, ngân hàng chỉ cho vay tối đa 70% tổng vốn đầu tư. Vì vậy, chủ đầu tư phải giải trình và chứng minh được 30% còn lại là vốn tự có. Một dự án quy mô nhỏ có tổng đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, chủ đầu tư phải chứng minh là đã có 3 tỷ đồng. Không ít chủ đầu tư đành chào thua! Doanh nghiệp phải nộp trong hồ sơ vay vốn Báo cáo tài chính của ít nhất là hai năm gần nhất. Để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, kết quả kinh doanh trong báo cáo tài chính thường “được để” rất thấp, thậm chí có trường hợp bị lỗ  đến hết cả vốn điều lệ. Căn cứ vào báo cáo tài chính đã lập thì ngân hàng không dám cho vay vì hiệu quả kinh doanh... quá thấp. Quả là “gậy ông lại đập lưng ông”! Hồ sơ của dự án nào may mắn vượt qua được tất cả những vướng mắc trên thì cái khó lớn nhất xuất hiện: tài sản thế chấp cho khoản vay. Để vay được 7 tỷ đồng phải có một lượng giá trị tài sản thế chấp 10 tỷ đồng. “Cửa ải” này mới thực là khó vượt. Sau tài sản thế chấp là lãi suất tiền vay. Ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh tiền tệ. Vì vậy, lãi suất tiền vay mà ngân hàng thu được phải lớn hơn lãi suất tiền gửi mà ngân hàng phải chi ra. Với lãi suất 1%/tháng trên số vốn vay, không ít chủ đầu tư “hoa cả mắt” và xin “tự nguyện” rút lại hồ sơ vay. Kênh thứ hai Vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Đây là một kênh vay vốn đặc biệt. Mục đích của quỹ này là hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Ưu thế khi vay được vốn ở quỹ này là hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Ưu thế khi vay được vốn ở quỹ này là lãi suất khá thấp (hiện nay đang ở mức 6,7%/năm, tính theo VND). Hơn nữa, quỹ còn chấp nhận cho thế chấp bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay. Thế nhưng, vay được vốn từ kênh này cũng đâu có dễ. Quan trọng nhất là dự án phải nằm trong danh mục được vay trực tiếp từ quỹ. Có lẽ vì nền kinh tế của nước ta đã phát triển quá mức rồi cho nên cái danh mục được vay trực tiếp từ quỹ này đã bị cắt đi rất nhiều so với trước đây theo Quyết định số 54/QĐ-BTC của ông Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nếu đã lọt được vào danh mục, hồ sơ khi vay ở Quỹ hỗ trợ phát triển cũng y chang như vay ở ngân hàng thương mại. Cho nên những khó khăn các doanh nghiệp dân doanh gặp phải khi vay vốn ở ngân hàng thương mại lại xuất hiện ở đây với tầm cao hơn. Kênh thứ ba Vay từ nước ngoài. Có thể nói kênh này chỉ xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt . Khó khăn không thể vượt qua được khi vay vốn của một tổ chức tài chính nước ngoài, kể cả theo phương thức “người bán cho vay”, tức là, khoản vay được chuyển bằng hàng hóa, ai là người bảo lãnh cho khoản vay? Nếu tổ chức tài chính nước ngoài yêu cầu phải có bảo lãnh của Nhà nước thì các doanh nghiệp dân doanh “xin đừng mơ ước nữa”. Nhà nước chỉ bảo lãnh cho các doanh nghiệp Nhà nước của mình thôi. Nếu tổ chức tài chính nước ngoài yêu cầu có bảo lãnh của một ngân hàng thương mại có uy tín thì để có được “Giấy bảo lãnh” đó, những khó khăn xuất hiện cũng tương tự với việc vay trực tiếp! C. Một số đề xuất giải quyết thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam: I. Giải pháp nào để khai thông cho các “dòng kênh vốn”: Thực hiện các biện pháp tích cực và hiệu quả để khai thông cho các dòng kênh vốn là đòi hỏi cấp bách hiện nay. Theo suy nghĩ bước đầu của chúng tôi, cần thực hiện những biện pháp sau đây: Thứ nhất, với các ngân hàng thương mại, cần nghiên cứu để áp dụng biện pháp cho vay “tín chấp” thay thế cho việc phải thế chấp tài sản – một hình thức “cầm đồ cao cấp” trong quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp và ngân hàng hiện nay. Khi những thông tin để có thể áp dụng phương thức “tín chấp” chưa đủ, có thể nghiên cứu áp dụng biện pháp chấp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay một cách phổ biến hơn nữa. Đồng thời, với những khoản vay dài hạn, cũng nên nghiên cứu để có một mức lãi suất thấp hơn cho vay ngắn hạn. Có thể nói, cho vay dài hạn cũng như “bán buôn”, lãi suất cho một đơn vị sản phẩm thấp nhưng với số lượng lớn thì tổng tiền lãi thu được cũng không nhỏ. Thứ hai, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chủ trương thành lập quỹ này đã có từ lâu. Theo đề án thành lập, quỹ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ này cũng đã “quên” bảo lãnh cho các doanh nghiệp dân doanh. Thứ ba, cần xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ và Quyết định só 54/2004/QĐ-BTC ngày 16/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo hướng mở rộng hơn nữa danh mục các dự án được vay vốn trực tiếp từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Các dự án đầu tư dài hạn vào lĩnh vực sản xuất, đổi mới công nghệ là nhân tố tác động quan trọng nhất và trực tiếp đến sự phát triển của đất nước. Vì vậy, thu hẹp danh mục được vay trực tiếp từ quỹ này là đi ngược lại yêu cầu khách quan của kinh tế. Thứ tư, về quản lý vĩ mô nền kinh tế, cần nhanh chóng thực hiện những biện pháp nhằm bảo đảm sự minh bạch về tài sản, thu nhập và thực hiện các nghĩa vụ thuế. Những biện pháp đó sẽ giúp các ngân hàng và tổ chức tín dụng mạnh dạn thực hiện phương thức cho vay tín chấp, tháo gỡ một khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc vay vốn của các doanh nghiệp dân doanh. II.Huy động vốn một cách thông minh: Một thời điểm nào đó trên chuyến hành trình, hầu hết các công ty đều cần tới những đồng vốn góp từ mọi người. Mặc dù nhiều chủ công ty nhỏ có các ý tưởng tuyệt vời cùng nhiều mặt hấp dẫn, họ thường không tận dụng hiệu quả các mối quan hệ vốn có thể mang lại các đồng vốn khi cần thiết.  “Các chủ công ty có thể chìm ngập trong các công việc thường nhật tại công ty mà không thế đủ thời gian để lãng mạn với những người họ cần tới nhằm đầu tư tiền vào công ty”, Jerold Panas, CEO của hãng Jerold Panas, Linzy & Partners, một công ty chuyên về tư vấn huy động vốn tại Mỹ cho biết. Ông còn là tác giả cuốn Asking: A 59-Minute Guide to Everything Board Members, Volunteers, and Staff Must Know to Secure the Gift (Việc đặt câu hỏi: Cẩm nang hướng dẫn 59 phút mà các nhà quản trị, các tình nguyện viên và nhân viên phải biết để có được năng khiếu này).  Những chất xúc tác là chưa đủ. “Một mối quan hệ sẽ không đảm bảo cho bạn kêu gọi vốn góp hiệu quả”, Edward Zimmerman, chủ tịch Quỹ đầu tư mạo hiểm AngelVineVC, nhận định, “Bạn vẫn phải hành động. Luôn có một vài mối quan hệ sẽ đóng vai trò quant trọng hơn cả trước khi giao dịch hoàn tất”.  Nhiều chủ công ty không cảm thấy thoải mái khi ngỏ lời xin vốn góp. Song những nhà huy động vốn chuyên nghiệp dành tất cả thời gian của họ cho công việc này và thật thông minh khi các chủ công ty áp dụng một vài thủ thuật của họ.  Hơn tất cả, những hồi hộp và lo lắng về việc kêu gọi vốn góp sẽ mờ dần khi bạn chậm rãi xây dựng các mối quan hệ với những người sẽ thực sự quan tâm tới công ty bạn và sẵn sàng mở sổ viết các tấm séc cho bạn.  Tìm kiếm các nhà góp vốn tiềm năng 1. Nuôi dưỡng các nhà đầu tư là một nhiệm vụ dài hạn. "Phải có được lòng tôn trọng. Cảm xúc phải được đốt cháy”, David Lansdowne, nhà tư vấn huy động vốn và tác giả cuốn sách Fund Raising Realities Every Board Member Must Face (Các thực tế huy động vốn mà mọi thành viên ban giám đốc phải đối mặt).  Để thành công, các công ty cần theo đuổi những nhà đầu tư tiềm năng trong một thời gian dài trước khi cần tới nguồn tiền của họ. “Chúng tôi luôn háo hức hơn nhiều trong việc nói chuyện với các chủ công ty khi họ không huy động vốn. Nó cho chúng tôi thời gian để phát triển mối quan hệ mà không có sức ép kết thúc giao dịch”, Joel Cutler, giám đốc quản lý tại Quỹ đầu tư mạo hiểm General Catalyst Partners với số vốn hơn 1 tỷ USD, nhận định.  Bạn có thể có nhiều cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư hơn bạn nghĩ. Các ngân hàng hay nhân viên kế toán hiển nhiên là những người trung gian, đồng thời đó có thể là một người hàng xóm làm việc trong một công ty luật chuyên về tài chính, một người bạn học cũ làm việc trong một Quỹ đầu tư mạo hiểm, hay một người thân trong gia đình đang điều hành một công ty đầu tư nào đó. Song trước hết đừng đề nghị những nhà đầu tư tiềm năng đó bất cứ điều gì ngoài việc giới thiệu về các bản thân bạn. Cutler cho biết: “Tôi không muốn nói chuyện với một nhân viên ngân hàng, một kế toán hay một luật sư. Tôi muốn nói chuyện với CEO. Đây là người sẽ phát triển các mối quan hệ và là nhân vật chính trong câu truyện huy động vốn”.  Tiếp theo lời giới thiệu nên là một bức thư hay email giải thích ngắn gọn những gì công ty bạn đang làm và tại sao các nhà đầu tư có thể muốn biết về nó. Song đừng đè nặng lên đôi vai các nhà đầu tư bằng các file PDF hay các bảng biểu excel với đầy các thông tin bán hàng tiếp thị.  Như nhận định của Cutler: “Một e-mail nói rằng tôi sẽ tạo ra hàng tỷ USD sẽ không giá trị bằng việc nói rõ: Tôi là một chủ công ty và đang tìm kiếm vốn huy động trong lúc này và tôi nghĩ quý vị sẽ quan tâm tới việc tìm hiểu về công ty tôi. Không biết quý vị có thời gian để hai bên cùng chat qua mạng đôi chút?”. Các đồng nghiệp và công ty cũ cũng có thể giúp đỡ. Từ lâu, Sheila Lirio Marcelo, sáng lập viên và CEO của Care.com, một công ty mới thành lập tại Massachuset, Mỹ với 25 nhân viên chuyên về cung cấp các dịch vụ trực tuyến, rất hy vọng một ngày nào đó có được một công ty của riêng mình. Cô đã gặp gỡ rất nhiều nhà đầu tư mạo hiểm tại các công ty mà cô làm việc. Cô có được mối quan hệ tốt với các nhà điều hành của Quỹ đầu tư mạo hiểm Matrix Partners.  Nhờ đó, giấc mơ của Marcelo đã trở thành hiện thực khi vào tháng 5 năm 2007, với 3,5 triệu USD từ Matrix, cô đã chính thức khai trương Care.com. Marcelo cho biết: “Bạn phải có một tầm nhìn dài hạn với từng công việc và mối quan hệ bạn có”.  Còn theo Panas, hãy tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng với tất cả tình cảm không khác gì tình yêu của bạn dành cho các ý tưởng kinh doanh của mình. Đừng ngại ngần quăng một mẻ lưới rộng. Các nhà đầu tư luôn chờ mong các công ty tốt để trợ giúp và hạnh phúc tìm hiểu về chúng.  Travis Corcoran đã và đang tận dụng tối đa lợi thế của sự hăm hở đó. Hầu như ngay lập tức sau khi khai trương Smart-Flix vào tháng 1 năm 2005, Corcoran xây dựng các e-mail newsletter định kỳ hàng tháng về công ty 1 triệu USD và 10 nhân viên với mô hình kinh doanh cho thuê phim ảnh tương tự kiểu Netflix. Corcoran đã hỏi các nhà quản trị và giám đốc công ty mà ông quen biết trong các công việc trước đây xem họ có nhận được tập san của ông không. Nhiều người trả lời là có. Kể từ đó, số lượng người nhận được ngày một tăng cao, trong đó có không ít các nhà đầu tư vốn mạo hiểm.  2. Những buổi hẹn đầu tiên: Như trong bất cứ cuộc tán tỉnh trai gái nào, những buổi hẹn hò đầu tiên sẽ giúp bạn biết rõ về sở thích, mối quan tâm và nền tảng của người mà bạn đang theo đuổi. Bạn thường có thể tìm thấy một lượng lớn thông tin về mọi người trên mạng, bao gồm cả các sở thích cá nhân, những vấn đề chú ý và thậm chí là tài sản riêng. Hãy vào tìm kiếm tại Google cũng như nhiều trang mạng lưới kinh doanh khác tại địa phương. Hãy tìm xem nhà đầu tư tương lai của bạn thích nói chuyện về công việc tại bữa trưa, tại quán trà hay quán martini. Đồng thời, hãy luôn tuân theo các đề nghị về thời gian và địa điểm, thậm chí bạn phải hoãn lại cuộc họp trong một và._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11268.doc
Tài liệu liên quan