Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Tài liệu Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: ... Ebook Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển, tự do hoá thương mại và ngày càng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Vai trò của vốn đặc biệt là vốn đầu tư để phát triển kinh tế được đáng giá là rất quan trọng. Bất kỳ một nước nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được, đó là phải huy đông và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế. Vấn đề về vốn đầu tư cho việc phát triển kinh tế -xã hội đều được các quốc gia quan tâm. Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó. Hay nói cách khác, Việt Nam muốn thực hiện được các mục tiêu CNH-HĐH đất nước thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải có vốn và sử dụng sao cho có hiệu quả. Nguồn vốn đó có thể là vốn trong nước và vốn nước ngoài. Đầu tư là một vấn đề quan trọng, không có đầu tư thì không có tăng trưởng. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của vốn đầu tư phát triển với việc phát triển kinh tế và những câu hỏi còn đang đặt ra, vì vậy tập thể nhóm chúng tôi mong được đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong việc nghiên cứu thực trạng hiện nay và tìm ra giải pháp về vốn đầu tư phát triển trong DNNN cho sự phát triển của đất nước. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP. I. NỘI DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Khái niệm đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển (ĐTPT) là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị …) và tài sản trí tuệ (tri thức ,kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. 2. Đặc điểm đầu tư phát triển. Hoạt động ĐTPT có những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động ĐTPT là rất lớn: Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp huy động và sử dụng vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, qui hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm. - Thời kỳ đầu tư kéo dài: Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt đông. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. - Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên: kinh tế -chính trị -xã hội… - Các thành quả của của hoạt động ĐTPT mà các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng lên. Do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, xã hội, vùng… - ĐTPT có độ rủi ro cao: Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của đầu tư phát triển thường rất cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế. 3. Nội dung cơ bản của ĐTPT. Hoạt động ĐTPT bao gồm nhiều nội dung, tuỳ theo cách tiếp cận. Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng, ĐTPT bao gồm những nội dung: ĐTPT sản xuất, ĐTPT cơ sở hạ tầng -kỹ thuật chung của nền kinh tế, ĐTPT văn hóa giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội khác, ĐTPT khoa học kỹ thuật và những nội dung ĐTPT khác. Cách tiếp cận này là căn cứ để xác định qui mô vốn đầu tư, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động cho từng ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Theo khái niệm, nội dung ĐTPT bao gồm: Đầu tư những tài sản vật chất (tài sản thực) và ĐTPT những tài sản vô hình. ĐTPT các tài sản vật chất gồm: Đầu tư tài sản cố định (Đầu tư xây dựng cơ bản ) và đầu tư vào hàng tồn trữ. ĐTPT tài sản vô hình gồm các nội dung: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo… Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động chính như: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị. Trong doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng ,kho tàng, các công trình kiến trúc, mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị. Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn ĐTPT của doanh nghiệp. Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ: Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, qui mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ cũng khác nhau. Nguyên vật liêu là một bộ phận hàng tồn trữ không thể thiếu của doanh nghiệp sản xuất nhưng lại không có trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ trong tổng vốn ĐTPT của doanh nghiệp thương mại thường cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác. Do vậy, xác định qui mô đầu tư hàng tồn trữ tối ưu cho doanh nghiệp lại rất cần thiết. ĐTPT nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và doanh nghiệp. Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đảm bảo dành thắng lợi trong cạnh tranh. Do vậy, đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực là rất cần thiết. ĐTPT nguồn nhân lực bao gồm đầu tư cho hoạt động đào tạo (chính qui, không chính qui, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ…) đội ngũ lao động; đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động…Trả lương đúng và đủ cho người lao đông cũng được xem là hoạt động ĐTPT. Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ. Đầu tư nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao. Hiện nay khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn. Cùng với đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động đầu tư này sẽ ngày càng tăng, tương ứng với nhu cầu và khả năng của từng doanh nghiệp. Đầu tư cho hoạt động marketing: Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm đầu tư cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…Đầu tư cho các hoạt động marketing cần chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Mục đích của cách tiếp cận này là xác định tỷ trọng, vai trò của từng bộ phận trong tổng đầu tư của đơn vị. Xuất phát từ quá trình hình thành và thực hiện đầu tư, nội dung ĐTPT bao gồm: đầu tư cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư, đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư trong giai đoạn vận hành. Nội dung ĐTPT trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều nội dung chi tiết khác nhau. II. NGUỒN VỐN, HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP. 1. Nguồn vốn ĐTPT. 1.1. Khái niệm. Nguồn vốn ĐTPT là bộ phận cơ bản của vốn nói chung . Trên phương diện nền kinh tế, nguồn vốn ĐTPT là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản ĐTPT khác. 1.2. Nội dung. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Là những chi phí bằng tiền để xây dưng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. - Vốn lưu động bổ sung: Bao gồm những khoản đầu tư mua sắm nguyên nhiên vật liệu, thuê mướn lao động…làm tăng thêm tài sản lao động trong kỳ của toàn xã hội. - Vốn đầu tư phát triển khác: Là tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường. Những bộ phận của vốn ĐTPT khác gồm: Vốn chi cho công việc thăm dò khảo sát, thiết kế, qui hoạch ngành, qui hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khoẻ cộng đồng như chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch nông thôn, phòng bệnh, kế hoạch hoá gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội…Vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục; chương trình phổ cập giáo dục nghiên cứu, triển khai đào tạo… 2. Huy động vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm: - Vốn góp ban đầu. - Lợi nhuận không chia. - Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu. 2.1.1. Vốn góp ban đầu. Khi doanh nghiệp thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng có một số vốn nhất định do cổ đông và chủ sở hữu vốn góp. Cổ đông và chủ sở hữu có trách nhiệm nắm giữ và sử dụng nguồn vốn đầu tư để phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp. Có 2 loại doanh nghiệp: Doanh ghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. + Đối với DNNN thì chủ sở hữu ở đây chính là Nhà nước. Nhà nước đầu tư huy đọng vốn từ ngân sách mình nhằm hình thành doanh nghiệp hoặc giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Để huy động nguồn vốn từ nhà nước, doanh nghiệp phải có đề án hay bản thảo trình bày kế hoạch, dự án của mình nhằm thành lập công ty hay mở rộng quy mô sản xuất lên cấp trên chờ xét duyệt thẩm định của nhà nước. Nếu dự án đáp ứng được yêu cầu và có khả thi doanh nghiệp sẽ được xét duyệt cấp vốn. + Đối với doanh nghiệp tư nhân thì để thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu sẽ bỏ ra một số vốn ban đầu cần thiết. Vón góp ban đầu chính là lấy từ chủ sở hữu, trong quá trình thành lập doanh nghiệp hay doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất chủ doanh nghiệp sẽ lấy vốn của chính bản than mình hay huy động từ các nguồn khác dưới danh nghĩa cá nhân để đầu tư cho hoạt động phát triển của công ty. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được giữ lại một tỉ lệ nhất định để đưa vào tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí dể huy động nguồn vốn, giảm được sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài dùng để tái sản xuất và mở rộng sản xuất. Đối với doanh nghiệp mà chỉ có 1 chủ sở hữu, việc huy động vốn từ lợi nhuận không chia là khi chủ sở hữu thấy cần phải để lại một số vốn nhất định từ lợi nhuận nhằm để đầu tư cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đối với doanh nghiệp cổ phần, các thành viên cần có sự thống nhất ý kiến về tỷ lệ phần trăm lợi nhuận doanh nghiệp để lại cho hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Nguồn vốn huy động từ lợi nhuận không chia của doanh nghiệp sẽ được các thành viên chập nhận khi nó giúp các thành viên có thể thu đươc lợi nhuận trong tương lai cao hơn hiện tại. Phát hành cổ phiếu. Phát hành cổ phiếu là hình thức tài trợ dài hạn cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tạo được nguồn vốn mới cho hoạt động đầu tư phát triển của mình. Trị giá số cổ phiếu doanh nghiệp phát hành ra ngoài thị trường thường bằng số vốn mà doanh nghiệp cần huy động cho hoạt động đầu tư phát triển của mình và trong khoảng lượng vốn cổ phiếu được cấp phép. Việc huy động vốn từ cổ phiếu doanh nghiệp cần chứng mính tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của mình và đáp ứng yêu cầu về lượng vốn cố định ban đầu của doanh nghiệp mình trước pháp luật. Nguồn vốn từ nợ doanh nghiệp. 2.2.1 Nguồn vốn tín dụng. Vay vốn tín dụng từ ngân hàng và tín dụng thương mại giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn cho đầu tư phát triển, có thể nói không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường. Trong quá trình sản xuất kinh doanh nghiệp thường vay vốn để đảm bảo cho nguồn tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là đảm bảo cho đủ vốn cho đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu cho doanh nghiệp. Việc huy động vốn từ tín dụng doanh nghiệp cần đáp ứng được những yêu cầu sau: - Điều kiện để vay tín dụng : Doanh nghiệp vay tín dụng từ ngân hàng hay các tổ chức thương mại cần đáp ứng đước tất cả các yêu cầu của ngân hàng hay tổ chức đó. Doanh nghiệp cần xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng hay tổ chức tín dụng thương mại yêu cầu. Sau đó ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thương mại đó sẽ tiến hành phân tích hồ sơ vay vốn, đánh giá các thông tin từ dự án đầu tư và kế hoạch sản suất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tài sản bảo đảm cầm cố của doanh nghiệp. Nếu thỏa mãn yêu cầu của ngân hàng, doanh nghiệp sẽ được cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của mình. - Sự kiểm soát của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng: Khi doanh nghiệp được chấp nhận vay vốn, doanh nghiệp cũng sẽ chịu sự kiểm soát của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Điều này sẽ đảm bảo cho ngân hàng hay tổ chức tín dụng nắm rõ được xem số vốn của mình có được sử dụng đúng mục đích hay không. - Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn chính là chi phí sử dụng vốn vay. Chính vậy doanh nghiệp cần tính toán chính xác việc đầu tư của mình để lợi nhuận luôn lớn hơn lãi suất vay vốn. 2.2.2 Nguồn vốn từ trái phiếu. Doanh nghiệp sẽ phát hành một lượng trái phiếu nhất định nhằm huy động một lượng vốn nhất định cho doanh nghiệp mình. Cần phải hiểu rõ nguån vèn tõ tr¸i phiÕu thùc chÊt lµ giÊy vay nî dµi h¹n. Một trong những vấn đề xem xét khi phát hành trái phiếu đó là lựa chọn trái phiếu phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình tài chính của thị trường tài chính. Có 4 loại trái phiếu: Trái phiếu có lãi suất cố định : Là loại trái phiếu mà lãi suất được ghi trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Trái phiếu có lãi suất thay đổi : Loại trái phiếu này có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác như lợi nhuận doanh nghiệp… Trái phiếu có thể thu hồi: Là trái phiếu mà doanh nghiệp có thể mua lại trong bất cử thời gian nào. Chứng khoán có thể chuyển đổi: Các doanh nghiệp đặc biệt là công ty Mỹ thường phát hành chứng khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được. Có 2 loại: + Giấy bảo đảm: Người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một lượng cổ phiếu thường, được quy định trược với giá và thời gian nhất định. + Trái phiếu chuyển đổi : là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một lương nhất định cổ phiếu thường. Có thể nói khi huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp cần xác đình rõ loại trái phiếu thích hợp, chi phí lãi phải trả cho chủ sở huy trái phiếu, khả năng lưu hành và tính hấp đẫn của trái phiếu đó. III. SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP. Bên cạnh quá trình huy động nguồn vốn đầu tư phát triển thì việc sử dụng nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển sao cho thu lợi nhuận lớn hơn chi phí bỏ ra để huy động nguồn vốn đó đặt ra cho doanh nghiệp những yêu cầu sau: - Người sử dụng vốn mà trực tiếp là Hội đồng quản trị và giám đốc doanh nghiệp cần có trách nhiệm rất cao, trách nhiệm thực sự trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp không để mất vốn, tài sản, luôn nghĩ đến việc bảo toàn vốn và có những biện pháp thực sự. Khi xem xét đầu tư vào nghành nào, chủ sở hữu cần lập dự án rõ rang, tiến hành thẩm định dự án đó, xem xét tính khả thi của dự án mới tiến hành đầu tư. - Cần có sự thanh tra, kiểm tra giám sát từ bản thân chủ sở hữu vốn, các tổ chức công đoàn, kiểm tra giám sát người lao động tránh làm thất thoát nguồn vốn, dử dụng nguồn vốn lãng phí không đúng mục đích. - Rà soát lại các khâu trong sản xuất kinh doanh, định mức chi phí và quản lý tốt chi phí giá thành sản phẩm, khai thác tối đa công suất sử dụng tài sản cố định, chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. - Nguån vèn khÊu hao c¬ b¶n ph¶i ®­îc qu¶n lý thèng nhÊt theo h­íng ®¶m b¶o khÊu hao nhanh, ®¶m b¶o khÊu hao ®ñ nguån vèn ®Ó ®Çu t­ khi tµi s¶n khÊu hao hÕt. ViÖc ph©n bè lîi nhuËn ph¶i dùa trªn c¬ së nguyªn t¾c b¶o toµn vèn, tr¸nh hiÖn t­îng l·i gi¶, g©y th©m hôt nguån vèn lµm cho kh«ng ®ñ vèn ®Ó t¸i ®Çu t­. CÇn cã chÝnh s¸ch khuyÕn khÝch t¸i ®Çu t­ tõ lîi nhuËn cña doanh nghiÖp. - Tăng khả năng quay vòng vốn nhằm thu được lợi nhuận cao nhất, tránh tình trạng vốn chết gây lãng phí. - §Çu t­ theo ngµnh, vïng vµ l·nh thæ cÇn n¾m b¾t cô thÓ nhu cÇu thÞ tr­êng tr¸nh ®Çu t­ dµn tr¶i, kh«ng hiÖu qu¶, chËm thu håi vèn. CÇn n¾m b¾t chñ tr­¬ng chÝnh s¸ch cña nhµ n­íc t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi trong ®Çu t­, tránh tình trạng bị động làm kém hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . - Bên cạnh đó cũng cần phải nâng cao trình độ quản lý, tri thức quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp, trình độ lành nghề của người lao động…Doanh nghiệp cũng phải gắn lợi ích vật chất của người lao động doanh nghiệp với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy người lao động gắn bó với doanh nghiệp và làm việc vì lợi ích của doanh nghiệp. Đáp ứng được những yêu cầu trên sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp từ đó đảm bảo đời sống cho người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DNNN. I. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐTPT CỦA DNNN. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là một chỉ tiêu quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc phát triển và tăng trưởng kinh tế đất nước. Nhất là đối với nước ta đang từ một nước có cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp với một nền kinh tế kém phát triển năng suất thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chưa được nâng cao do lịch sử để lại. Nay chuyển sang cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước, cả nước dang bước và thời kỳ đầu của công cuộc CNH-HĐH thì việc tăng cường các nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội lại càng có vị trí hết sức then chốt. Vì thế Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến việc thực huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển ở trong nước cũng như nước ngoài. Năm 2007: Vốn ĐTPT vượt mốc 40% GDP. Tổng vốn ĐTPT toàn xã hội đạt 461.9 nghìn tỷ đồng (28.8 ty USD ). Cao nhất từ trước tới nay. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP(%) 34.2 35.4 37.4 39.0 40.7 40.9 41.0 40.4 ( Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam 2007 ) Cơ cấu nguồn vốn ĐTPT theo nhóm ngành (%): Năm Nông,lâm nghiệp, thủy sản (%) Dịch vụ (%) Công nghiệp-Xây dựng (%) Tổng (%) 2001 48.0 42.4 9.6 100 2005 49.9 42.6 7.5 100 2007 51.5 41.0 7.5 100 ( Nguồn: Thời báo Kinh Tế Việt Nam 2007 ) 1. Nguôn vốn đầu tư trong nước. 1.1. Vốn ngân sách Nhà Nước ( NSNN ). Tỷ trọng vốn NSNN trong tổng vốn ĐTPT giảm nhanh: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tỷ trọng (%) 59.8 57.3 52.9 48.1 47.1 46.4 43.3 ( Nguồn:Thời báo Kinh Tế Việt Nam 2007 ) Vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động đầu tư trong thời gian qua. Đặc biệt ngày nay khi nền kinh tế phát triển và hội nhập thì chi cho đầu tư phát triển càng được chú trọng. Tổng chi ngân sách nhà nước thực hiện năm 2002 đạt ngưỡng 147 tỷ đồng, bằng 109.8 dự toán và tăng 13.3 so với năm trước. Chi đầu tư phát triển đạt 43.9tỷ đồng, bằng 112.7 dự toán và tăng 9.3 so với năm trước. Trong năm 2003, vốn đầu tư nhà nước đạt 125127.6tỷ đồng, chiếm 52.9% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, giảm nhẹ so với năm 2002. Vốn đầu tư kinh tế ngoài nhà nước đạt 68688.6tỷ đồng, chiếm 29.7 so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội, còn ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 37800.0 tỷ đồng, chiếm 16.3% toàn xã hội, Năm 2007, dự toán chi Quốc hội quyết định là 357.400 tỷ đồng, bao gồm cả nhiệm vụ chi từ số thu kết chuyển năm 2006 sang năm 2007 ( 19.000 tỷ đồng); ước cả năm đạt 368.340 tỷ đồng, tăng 3.1% (10.940 tỷ đồng) so với dự toán, bằng 32.3% GDP, tăng 14.6% so với thực hiện năm 2006. Chi đầu tư phát triển: dự toán 99.450 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.500 tỷ đồng, tăng 2.1% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, chiếm 27.6% tổng chi NSNN và đạt 8.9% so với GDP. Trong đó: Chi đầu tư XDCB: Dự toán 95.230 tỷ đồng, ước cả năm đạt 97.280 tỷ đông, tăng 2,2% (2.050 tỷ đồng) so với dự toán, tăng 19% so với năm 2006. Vốn đầu tư XDCB năm 2007 được ưu tiên tập trung thực hiện các công trình, dự án kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành, nhất là hạ tầng các tỉnh miền núi phía bắc, miền núi phia Tây các tỉnh miền trung, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; các địa phương sử dụng dự phòng Ngân sách địa phương (NSĐP) và nguồn vượt thu NSĐP (nhất là vượt thu tiền sử dụng đất ) để đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng trong địa bàn theo đúng chế độ quy định. Trong tổ chức thực hiện, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: giá nguyên vật liệu tăng, quy định của pháp luật hướng dẫn triển khai các dự án đầu tư XDCB cũng vướng mắc, năng lực của các đơn vị tư vấn cũng hạn chế giải phóng mặt bằng chậm…nên tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB những tháng đầu năm 2007 thực hiện chậm. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 836/CT-TTg ngày 02/07/2007 về tăng cường quản lý đẩu tư bằng nguồn vốn nhà nước 6 tháng cuối năm 2007, với nhiều giải pháp mạnh mẽ để khắc phục những yếu kém trong quản lý đầu tư và xây dựng, giảm thiểu sự chồng chéo trong kiểm tra, xét duyệt giữa khâu kiểm soát…thì tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đó được đẩy nhanh hơn. Nhờ vậy dự kiến đến hết năm 2007 nhiều dự án quan trọng sẽ hoàn thành và đưa vào sửa dụng, phát huy tác dụng tốt cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2007 huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi trọng điểm và tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, thuỷ lợi miền núi và đường giao thông đến trung tâm các xã. Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ vốn không cao và tiến độ giải ngân vốn chậm, nên vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện trong năm ước đạt trên 70% mức dự kiến đầu năm. Kết hợp nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, nguồn đầu tư từ xổ số kiến thiết với nguồn vốn bố trí trong cân đối NSNN, thì tổng chi đầu tư phát triển từ năm 2007 ước đạt 31,7% tổng chi NSNN, chiếm 10,8% GDP. Nguồn vốn đầu tư của NSNN,cùng với vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đó giúp phần đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 đạt 40,4% DGP, tăng 16,1% so với năm 2006. Năm 2007, nhiều chế độ chi tiêu NSNN và đổi mới quản lý tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách đang tiếp tục được hoàn thiện hoặc triển khai thực hiện, bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ; cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 của Chính phủ. Chính sách khuyến khích xã hội hoá, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cung ứng dịch vụ ngoài công lập theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ đó được chú trọng, tạo bước chuyển mới trong hoạt động và quản lý tài chính đối với khu vực này. Công tác kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống láng phí trong sử dụng NSNN và tài sản công được tăng cường, góp phần củng cố kỉ cương, kỷ luật tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Với những nỗ lực cải cách thu chi hợp lý của CP, việc thu chi NSNN đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Cơ cấu chi NSNN đã hợp lí hơn trước. Năm 2005, dự toán chi Ngân sách nhà nước là 229.750 tỷ đồng vượt 12,5% so với dự toán, tăng 19,5% so với thực hiện năm 2004. Chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2005 đạt 71000 tỷ đồng vượt 5005 tỷ đồng (7,6%) so với dự toán ,trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 66337 tỷ đồng, vượt dự toán 7,1 %, tăng 14,1% so với thực hiện 2004. Nhà nước đang tiếp tục ưu tiên manh mẽ cho những công trình hạ tầng kinh tế xã hội trọng điểm, công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng mang tính chiến lược cũng như các chương trình xoá đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, Ngân sách Nhà nước đã chủ động bố trí gần 4000 tỷ đồng thanh toán nợ trong xây dựng cơ bản. Từ năm 2001 đến nay, mỗi năm đã dành khoảng 30-31% tổng chi ngân sách nhà nước cho đẩu tư phát triển (giai đoạn 1996-2000 là 27,3%; mục tiêu đưa ra cho giai đoạn 2001-2005 là 25,26%). Đồng thời đã chủ động giảm bớt các khoản chi bao cấp từ Ngân sách Nhà nước, tập trung chỉ cho những nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và chi giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. 1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách cũng hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn. Tín dụng nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đầu tư nhà nước-nguồn vốn cơ bản tạo ra sự phát triển dài hạn của nền kinh tế. Trong 5 năm (2000-2004) Quỹ đã huy động vốn để đầu tư trên 3.8000 dự án với số vốn xấp xỉ 48.000 tỷ đồng. Với tư cách là “vốn mồi”, bằng việc đưa số tiền này, Quỹ đã động viên thêm khoảng 60.000-70.000 tỷ đồng vốn tín dụng thương mại, vốn tự có của các chủ đẩu tư dành cho đầu tư phát triển. Nếu tính cả số dự án được nhận bàn giao từ Tổng cục đầu tư phát triển thì tới cuối năm 2004, Quỹ đã quản lý trên 6.600 dự án, với số dư nợ trên 69.000 tỷ đồng, vốn trong nước trên 35.000 tỷ đông, vốn ODA cho vay lại gần 34.000 tỷ đồng. Điển hình là những chương trình dự án sau: Các dự án phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước: Quỹ đã ký hợp đồng và đảm bảo vốn cho vay 13.000 tỷ đồng để đầu tư 126 dự án cầu đường; 4.366 tỷ đông để đầu tư 14 dự án trong lĩnh vực hàng không; 42.000 tỷ đồng để đầu tư 26 nhà máy phát điện; 7.8000 tỷ đồng để thực hiện 116 dự án cấp nước; 2.920 tỷ đồng để đầu tư 80 dự án xây dựng hạ tầng kinh tế cửa khầu, hạ tầng khu công nghiệp. Các chương trình phát triển các ngành quan trọng của quốc gia: Qũy đầu tư trên 4.000 tỷ đồng cho chương trình tăng tốc phát triển ngành dệt may; gần 6.7000 tỷ đồng cho các dự án phát triển nông lâm thuỷ sản. Các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Quỹ đã đầu tư 5.3000 tỷ đồng cho các địa phương để thực hiện chương trình 27.000 km kênh mương nội đồng, trên 28.000 km đường giao thông nông thôn được bê tông hoá; trên 1.800 tỷ đồng để hỗ trợ việc tôn tạo nền vượt lũ cụm tuyến dân cư Đồng bằng sông Cửu Long. Các dự án phục vụ chiến lược xuất khẩu: Quỹ đã dành gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ trên 200 doanh nghiệp thực hiện thành công trên 5.500 hợp đồng xuất khẩu. Trên 6.500 tỷ đông vốn trung dài hạn để cho vay trên 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, trong 5 năm hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho trên 1300 dự án, với số tiền hỗ trợ khoảng 750 tỷ đông, góp phần thu hút hàng chục nghìn tỷ đồng vốn từ các tổ chức tín dụng cho đầu tư phát triển. Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch Đầu tư, bình quân các năm qua, số vốn đầu tư cho nền kinh tế từ Quỹ ĐTPT chiếm trên dưới 14,5% tổng mức đầu tư chung của toàn xã hội. Số vốn này được tập trung cho các dự án thuộc các ngành công nghiệp và xây dựng (59,6%), cơ sở hạ tầng các ngành nông nghiệp, nông thôn (18,1), cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (17,5%) và các ngành khác (4,75%). Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) dự kiến sẽ cung cấp 140.000-150.000 tỷ đồng cho nền kinh tế trong 3 năm 2008-2010, nâng tổng vốn tín dụng nhà nước (TDNN) đầu tư cho nền kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 lên 200.000 tỷ đồng, tăng 60% so với giai đoạn 2001-2005. Năm 2008, VDB dự kiến sẽ giải ngân 40.000 tỷ đông vốn TDNN. Số vốn này mặc dù tăng 6.200 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2007, nhưng so với dự kiến ban đầu lại giảm 5.000 tỷ đồng. Theo Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng, kế hoạch giao cho VDB không mang tính pháp lệnh, mà tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn của các dự án thuộc danh mục đầu tư được quy định cụ thể tại Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Chính phủ không hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của VDB, vì nền kinh tế vẫn thiếu vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao sức canh tranh. Và hiện nay Chính phủ đang có nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả của tín dụng nhà nước phù hợp với tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trước biến động tới 15% so với mức lãi suất từ 6,6% lên 7,8%/năm (trong khi lãi suất thực của các NHTM khoảng hơn 12%/năm). Mức lãi suất này được áp dụng cho các dự án ký hợp đồng tín dụng lần đầu kể từ nay trở đi được giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn. Theo NĐ 106/2004/NNĐ-CP có 14 đối tượng dự án được hưởng ưu đãi khi vay nhưng sau 5 lần bổ sung đối tượng thì số lượng dự án ưu đãi đã mở rộng ra rất nhiều, tạo điều kiện gia tăng số lượng các dự án đầu tư vay vốn tín dụng. Ngày nay khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các cơ quan có thẩm quyền cần nỗ lực trong việc cải tổ chính sách để khuyến khích các dự án sử dụng vốn ưu đãi tín dụng nhà nước đồng thời nhằm bảo đảm xóa dần trợ cấp, ưu đãi của chính phủ để tiến tới lộ trình mở cửa với Tổ chức thương mại thế giới, thực hiện đúng cam kết với WTO. 1.3. Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Sau một chặng đường dài sắp xếp, đổi mới đến nay cả nước có khoảng 3000 doanh nghiệp nhà nước các loại, đang nắm giữ gần 70% tài sản cố định quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24730.doc