Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Thanh Hoá

Tài liệu Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Thanh Hoá: ... Ebook Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Thanh Hoá

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I 1.Thực trạng hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hoá: 1.1.Quy trình thẩm định - Các khoản vay tại hội sở NHNo&PTNT Thanh Hoá + Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp các loại hồ sơ và thông tin cần thiết theo quy định, lập báo cáo thẩm định về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay, có ý kiến của trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng chi nhánh cấp dưới hoặc ý kiến của trưởng phòng tín dụng NHNo tỉnh Thanh Hoá và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trước cấp trên và trước Pháp luật, chuyển cho Phòng thẩm định. + Nhận được báo cáo thẩm định về món vay cùng các loại hồ sơ do chi nhánh cấp dưới hoặc phòng tín dụng chuyển sang, trưởng phòng thẩm định rà soát , nếu đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu đề nghị bổ sung. + Trưởng phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định. + Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước Pháp luật về các ý kiến đó. Nếu cho vay đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung có liên quan khác; nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay. + Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước Pháp luật. + Sau khi báo cáo thẩm định được Giám đốc hoặc phó giám đốc phê duyệt; Phòng thẩm định chuyển một bản báo cáo thẩm định cho Phòng tín dụng để hoàn tất thủ tục còn lại, trình lãnh đạo quyết đinh: ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm nợ vay, các thông báo có liên quan… Hoặc sẽ gửi lên trên nếu vượt cấp. + Lưu hồ sơ, vào sổ theo dõi. - Trường hợp thẩm định các dự án vượt quyền của Ngân hàng cấp dưới: + Phòng thẩm định nhận được báo cáo thẩm định, tờ trình của chi nhánh cấp dưới kèm toàn bộ hồ sơ khoản bay (bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc của giám đốc chi nhánh cấp dưới), Trưởng phòng Thẩm định kiểm soát nếu đầy đủ thì nhận hồ sơ, nếu thiếu yêu cầu bổ sung. + Các bước công việc tiếp theo thực hiện như với trường hợp trên. + Sau khi báo cáo thẩm định được Giám đốc hoặc Phó giám đốc được phân công của NHNo tỉnh phê duyệt; Phòng thẩm định lập thông báo trình lãnh đạo NHNo tỉnh ký gửi cho chi nhánh dưới để thực hiện hoặc chuyển một bản báo cáo thẩm định kèm các hồ sơ có liên quan sang phòng tín dụng để hoàn thiện các thủ tục gửi ban thẩm định NH cấp trên (đối với món vay vượt quyền phán quyết). - Trường hợp do Tổng giám đốc chỉ định: + Ban thẩm định giới thiệu về khách hàng vay, tóm tắt những thông tin có liên quan kèm bản sao hồ sơ và phiếu yêu cầu thẩm định gửi NHNo tỉnh Thanh Hoá. + Căn cứ vào phiếu yêu cầu, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, lập báo cáo thẩm định về khoản vay, nêu rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay có ý kiến của Trưởng phòng tín dụng và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước Pháp luật, chuyển cho phòng thẩm định. + Nhận được báo cáo thẩm định về khách hàng vay do cán bộ tín dụng thực hiện cùng các loại hồ sơ có liên quan do phòng tín dụng chuyển sang; Trưởng phòng thẩm định rà soát, nếu đầy đủ thì ký nhận hồ sơ, nếu thiếu đề nghị bổ sung. + Phòng thẩm định vào sổ theo dõi và phân công cán bộ thẩm định. + Cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định theo quy định, lập báo cáo thẩm định, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về các ý đó. Nếu cho vay đề xuất mức cho vay, thời hạn, lãi suất và các nội dung có liên quan khác; Nếu không cho vay phải nêu rõ lý do vì sao không cho vay. + Trưởng phòng thẩm định kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính xác của báo cáo thẩm định, tính hợp pháp của hồ sơ vay vốn, có ý kiến cụ thể trong báo cáo thẩm định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó trước cấp trên và trước pháp luật. + Sau khi báo cáo thẩm định được Giám đốc hoặc Phó giám đốc được phân công của NHNo tỉnh Thanh Hoá phê duyệt; Phòng thẩm định chuyển 1 bản báo cáo thẩm định cho phòng tín dụng, để phòng tín dụng tham mưu cho lãnh đạo thực hiện các bước công việc tiếp theo như sau: Báo cáo Tổng giám đốc (thông qua ban thẩm định) về kết quả thẩm định và ý kiến của chi nhánh. Đối với món vay mà số tiền cho vay thuộc quyền phán quyết của chi nhánh, Tổng giám đốc thông báo giao cho giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá quyết định. Đối với những món vay vượt quyền phán quyết của chi nhánh giao cho ban thẩm định, thực hiện thẩm định NHNo tỉnh Thanh Hoá phải thực hiện đúng thời hạn ghi trong phiếu yêu cầu thẩm định. Phân tích thẩm định dự án đầu tư: Bước 1: Xem xét tổng thể PASXKD/DAĐT Việc thẩm định PASXKD/DAĐT sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của PASXKD/DAĐT. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng được đề cập tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng PASXKD/ DAĐT. Các nội dung chính khi thẩm định được tiến hành phân tích đánh giá: (1) Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của PASXKD/DAĐT: - Mục tiêu đầu tư của PASXKD/DAĐT là gì? - Khác hàng thực sự cần thiết đầu tư? - Quy mô đầu tư như thế nào? - Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của PASXKD/DAĐT ra sao? - Phương án tiêu thụ sản phẩm như thế nào? - Quy mô vốn đầu tư là bao nhiêu? - Kế hoạch kinh doanh sẽ được thực hiện từ những nguồn nào? - Thời gian dự kiến thực hiện dự án bao lâu? - Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. (2) Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm PASXKD/DAĐT - Tình hình nhu cầu trên thị trường về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án như thế nào? - Sản phẩm của phương án có hình dạng ra sao? - Những đặc tính của nhu cầu sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là gì? - Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định như thế nào? - Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là bao nhiêu? (dự tính) - Tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án được dự tính là bao nhiêu? - Mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng sản xuất sản phẩm (dự tính) là bao nhiêu? (tham khảo mức gia tăng trong quá khứ) - Bao nhiêu phần trăm về khả năng sản phẩm phương án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng. (3) Đánh giá về cung sản phẩm - Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Liệu việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn? - Mức độ biến động dự đoán của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án như thế nào? - Sản lượng nhập khẩu trong những năm vừa qua là bao nhiêu? dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới là bao nhiêu? Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như: - Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay - Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm - Sự hợp lý về triển khai thực hiện đầu tư (Phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế). (4) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án/phương án thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý không. Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với: - Thị trường nội địa + Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không. + Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không. + Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không. - Thị trường nước ngoài + Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không? + Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu? + Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không? + Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào? (5) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối - Sản phẩm của phương án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không? - Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? - Ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối là bao nhiêu? - Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay như thế nào? - Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không. (6) Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án - Theo như những ước định nói trên thì mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu? - Khách hàng liệu có kịp thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm để phù hợp với tình hình thị trường? - Mức độ biến động về giá bán sản phẩm này trên cơ sở tháng/quý/năm là bao nhiêu? (7) Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. - Khách hàng cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. - Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào? họ là những khách có quan hệ từ trước hay mới thiết lập? khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm của họ như thế nào? - Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có) như thế nào? - Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu? (8) Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương tiện kỹ thuật (dành cho phân tích cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư) - Địa điểm xây dựng + Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nhiên liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ không, có nằm trong quy hoạch không. + Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án khác. - Quy mô sản xuất và sản phẩm dự án + Công suất thiết kế của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không. + Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay có sẵn trên thị trường. + Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào. + Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản phẩm có cao không. - Công nghệ, thiết bị + Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, mức độ nào của thế giới. + Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này. + Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. + Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây truyền sản xuất. + Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thì thiết bị này có đáp ứng được hay không. + Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không. + Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không. + Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, Các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể. - Quy mô, giải pháp xây dựng. + Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không. + Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không. + Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không. + Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước. - Môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC): Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không. (9) Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án (dành cho phân tích cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư). Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. - Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị - công nghệ (nếu đã có thông tin). - Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất. - Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. (10) Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn (dành cho phân tích cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư). - Tổng vốn đầu tư dự án. Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn sản phẩm với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Thông thường, kết quả, phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hàng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v.) Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án. Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, cán bộ thẩm địnhphải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem xét nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. - Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án 9dành cho phân tích cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư). Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thưòi gian vay trả. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn . Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án. (11) Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nựo của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành nhữn giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: - Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả. - Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. - Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. - Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. - Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu qủa tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải tiết lập kèm theo báo cáo thẩm định gồm: - Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ) - Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. - Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có: Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50-70%). Khấu hao cơ bản. Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án. Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có: - Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án. NPV IRR ROB (đối với những dự án có vốn tự có tham gia) - Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ. Nguồn trả nợ hàng năm Thời gian hoàn trả vốn vay DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án) Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực,.v.v.v..sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể. (12) Phân tích rủi ro dự án Mục này phân tích các loại rủi ro có thể phát sinh trong từng dự án sản xuất, kinh doanh,…của khách hàng vay vốn. Đối với mỗi dự án có thể phát sinh những rủi ro khác nhau. Tuỳ tình hình thực tế, cán bộ thẩm định đánh giá các rủi ro khác nhau theo những dự án khác nhau. Sau đây là một số ví dụ: - Rủi ro về tiến độ thực hiện (đối với những dự án xây dựng) + Rủi ro: hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. + Biện pháp giảm thiểu rủi ro. => Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm => Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đòng: bảo lãnh chất lương công trình. => Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng. => Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán. => Quy định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng. => Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên. - Rủi ro về thị trường. + Rủi ro: nguồn cung cấp và giá cả của nguyên vật liệu đầu vào thay đổi theo chiều hướng bất lợi, hàng hoá sản xuất ra không phù hợp nhu cầu thị trường , thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng , mẫu mã , công dụng… + Biện pháp giảm thiểu rủi ro: tìm hiểu xem: => Khách hàng đã dự liệu như thế nào trong trường hợp nguồn nguyên nhiên vật liệu thay đổi ngoài dự kiến ban đầu (về cả lượng, giá cả, người cung cấp, v.v…). => Khách hàng có nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần một cách nghiêm túc không? => Khách hàng dự kiến cung cầu một cách thận trọng? => Khách hàng có tiến hành phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng? => Khách hàng có kinh nghiệm và có thể tăng sức cạnh tranh của sản phẩm bằng cách phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất? - Rủi ro về môi trường và xã hội. + rủi ro: dự án có thể gây tác động tiêu cực đối với môi trường và dân cư xung quanh. + Biện pháp giảm thiểu rủi ro. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Nên có sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án. Tuân thủ các quy định về môi trường. - Rủi ro kinh tế vĩ mô: + rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất.v.v.. + Biện pháp giảm thiểu rủi ro: => Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản. => Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và mua bán kỳ hạn.v.v.. => Điều khoản bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ: chỉ số hoá, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng ). => Đảm bảo hay cam kết (của nhà nước, ngân hàng.v.v..) về nguồn ngoại hối .v.v.. Bước 2: dự tính/tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của PASXKD/DAĐT. Bước này được chia thành hai phần: phần dành cho "cho vay ngắn hạn" và phần dành cho "cho vay trung dài hạn/cho vay theo dự án đầu tư". Phần cho vay ngắn hạn Trên cơ sở: - Những đánh giá ở bước 1 nói trên - Các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán. - kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm. - Bảng kê các loại công nợ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. - Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn. - Các hợp đồng kinh tế (về hàng hoá, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ.v.v..) - Phương án sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả (đối với khoản vay ngắn hạn). - Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay (hợp đồng bảo hiểm hàng hoá, dự toán chi phí hoạt động được duyệt…) CBTD tiến hành. - ước tính các chỉ tiêu quan trọng nhất của PASXKD. + Sản lượng tiêu thụ: + giá bán: +doanh thu + Nhu cầu vốn lưu động + Chi phí bán hàng + CÁc chi phí nguyên vật liệu đầu vào; + Chi phí nhân công, quản lý + Khấu hao + Chi phí tài chính; + Thuế các loại,v.v.. - Xem xét các báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán của chúng và so sánh các kết quả tính được ở phần 1 trên đây để ước tính khả thi của các báo cáo tài chính dự tính cung cấp bởi khách hàng. - Thiết lập "báo cáo kết quả kinh doanh dự tính" theo mẫu tại các phụ lục 8K2, 8K3 và 8K4 để xem xét về lợi nhuận dự tính và tính ra được khả năng trả nợ món vay. Phần cho vay trung dài hạn Việc phân tích và thẩm định dự án đầu tư có thể được khái quát qua sơ đồ sau: Xác định mô hình dự án Phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ Lập báo cáo cân đối (1) Xác định mô hình dự án đầu tư. Từ báo cáo khả thi, cán bộ tín dụng phải xác định được mô hình của dự án thuộc loại nào trong những loại dưới đây. - Dự án xây dựng mới - Dự án mở rộng nâng cao công suất - Dự án kết hợp cả hai: xây dựng mới và mở rộng nâng công suất Việc xác định mô hình nói trên sẽ giúp tính toán/ ước định được những khoản thu nhập và chi phí của những giá trị mới được tạo ra vàdo đó sẽ biết được hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. (2) phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán. Trên cơ sở. - Những phân tích đánh giá ở về thị trường, cung, cầu về sản phẩm của dự án nói trên. -Báo cáo khả thi của dự án đầu tư - Báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán CBTD tiến hành ước tính các chỉ tiêu quan trọng nhất của DAĐT: - Sản lượng tiêu thụ: - Giá bán - Doanh thu - Nhu cầu vốn lưu động - Chi phí bán hàng - Các chi phí nguyên vật liệu đầu vào - Chi phí nhân công, quản lý - Khấu hao. - Chi phí tài chính; - Thuê các loại, v.v.. (3) Thiết lập các bảng tính thu nhập và chi phí. Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Diễn giải I/ Sản lượng , doanh thu - Công suất thiết kế - Công suất hoạt động - giá bán II/ Chi phí hoạt động - Định mức NVL - Giá mua - Chi phí nhân công - Chi phí quản lý - Chi phí bán hàng III/ Đầu tư - Chi phí xây dựng nhà xưởng - Chi phí đầu tư khác - Thời gian khấu hao, phân bổ chi phí IV/ Vốn lưu động Các định mức về nhu cầu vốn lưu động - Tiền mặt - Dự trữ nguyên vật liệu - Thành phẩm tồn kho - Các khoản phải thu - Các khoản phải trả V/Tài trợ - Số tiền vay - Thời gian vay - Lãi suất VI/ Các thông số khác - Thuế suất, tỷ giá. Lập các bảng tính trung gian Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này. Tuỳ mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà có số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khác nhau. Sau đây là mẫu các bảng tính trung gian đối với một dự án: - Bảng tính sản lượng và doanh thu - Bảng tính chi phí hoạt động - Bảng tính chi phí nguyên vật liệu - Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng - Lịch khấu hao - Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn - Tính toán lãi vay vốn ngắn hạn - Bảng tính nhu cầu vốn lưu động. Bảng tính sản lượng và doanh thu. Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm X Công suất hoạt động Sản lượng Giá bán Doanh thu Thuế VAT Doanh thu sau thuế VAT Bảng tính chi phí hoạt động Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm XX Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu phụ Điện Nước Lương + BHYT Chi phí thuê đất Chi phí quản lý PX Chi phí quản lý DN Chi phí bán hàng Tổng cộng chi phí hoạt động Thuế VAT được khấu hao Chi phí hoạt động đã khấu trừ thuế VAT. Bảng tính chi phí nguyên vật liệu Chỉ tiêu Giá mua CP vận chuyển CP mua hàng khác Tỷ giá Giá thành Định mức/ĐVSP Định mức CP/ĐVSP 1. Nguyên vật liệu chính - Nguyên liệu A - Nguyên liệu B 2. Nguyên liệu phụ - Nguyên liệu C - Nguyên liệu D - Nguyên liệu E 3. Nhiên liệu Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm XX Dư nợ đầu tư Vay trong kỳ Trả nợ gốc trong kỳ Dư nợ cuối kỳ Nợ dài hạn đến hạn trả Lãi vay trong kỳ Tính toán lãi vay vốn ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm XX Dư nợ đầu kỳ Vay trong kỳ Trả nợ gốc trong kỳ Dư nợ cuối kỳ Lãi vay trong kỳ - Lịch vay trả nợ ngắn hạn căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trường hợp nếu không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì dựa vào nhu cầu vốn lưu động dự kiến ban đầu và phát sinh hàng năm để tính toán. - Thực chất đây là một bước điều chỉnh lại hiệu quả dự án theo tình hình tiền mặt thiếu hụt tạm thời cần phải vay vốn lưu động (nếu có). Bảng tính nhu cầu, vốn lưu động Khoản mục Số ngày dự trữ Số vòng quay (360/số ngày DT) Nhu cầu Năm 1 Năm 2 Năm XX Nhu cầu tiền mặt tối thiểu Các khoản phải thu Hàng tồn kho - Nguyên vật liệu - Bán thành phẩm - Thành phẩm Các khoản phải trả Nhu cầu vốn lưu động Thay đổi nhu cầu vốn lưu động Cách tính toán đối với từng khoản có phương pháp xác định riêng. Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được xác định dựa trên các yếu tố sau: - Số ngày dự trữ: thông thường 10 - 15ngày - Bảng tổng các khoản chi phí bằng tiền mặt trong năm (chi lương, chi phí quản lý) chia cho số vòng quay. Thông thường trong các dự án đơn giản, nhu cầu tiền mặt có thể tính theo tỷ lệ % doanh thu. Các khoản phải thu: -Số ngày dự trữ: dựa vào dặc điểm của ngành hàng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. -Cách tính: bằng tổng doanh thu trong năm chia cho số vòng quay. Nguyên vật liệu: - Số ngày dự trữ: dựa vào điểm của nguồn cung cấp (ổn định hay không, trong nước hay ngoài nước, thời gian vận chuyển), thường xác định riêng cho từng loại. - Bằng tổng chi phí của từng loại nguyên vật liệu trong năm chia cho số vòng quay. Các khoản phải trả. - Số ngày dự trữ: dựa vào chính sách bán chịu của các nhà cung cấp nguyên vật liệu - Bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu trong năm chi cho số vòng quay. Để chính xác, nên xác định cụ thể cho từng loại nguyên nhiên vật liệu. Bước 4: Thiết lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Lập báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm XX 1.Doanh thu sau thuế 2. Chi phí hoạt động sau thuế 3. Khấu hao 4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 5. Lãi vay 6. Lợi nhuận trước thuế 7. Lợi nhuận chịu thuế 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 9. Lợi nhuận sau thuế 10. Chia cổ tức, chi quỹ KT, PL 11. Lợi nhuận tích luỹ 12. Dòng tiền hàng năm từ dự án - Luỹ kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền - Luỹ kế hiện giá dòng tiền Tính toán các chỉ số: - LN trước thuế/dn - LN sau thuế/tổng VĐT (ROI) - NPV - IRR Lợi nhuận chịu thuế = Lợi nhuận trước thuế - Lỗ luỹ kế các năm trước (*) (*)được khấu trừ theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoặc luật đầu tư nước ngoài. Dòng tiền hàng năm từ dự án = khấu hao cơ bản + lãi vay vốn cố định + Lợi nhuận sau thuế. (Việc tính toán chỉ tiêu này chỉ áp dụng trong trường hợp không lập bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để tính các chỉ số NPV, IRR). Bảng cân đối trả nợ (Khi không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Khoản mục Diễn ._.giải Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… 1. Nguồn trả nợ - Khấu hao cơ bản - Lợi nhuận sau thuế để lại - Nguồn bổ sung 2.Dự kiến nợ trả hàng năm 3. Cân đối: Bảng tính điểm hoà vốn Khoản mục Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… I/ Định phí 1. Khấu hao TSCĐ 2. Lãi vay trung hạn 3. Chi phí QLSX 4. Chi phí QLDN (Phần định phí) 5. CP bán hàng (phần định phí) II. Tổng chi phí III. Biến phí IV. Doanh thu thuần V. Điểm hoà vốn - Điểm hoà vốn lời lỗ (%) - Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán khả năng trả nợ của dự án phân tích độ nhạy. Dòng tiền của một dự án được chia thành 3 nhóm bao gồm: - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh - Dòng tiền từ hoạt động đầu tư - Dòng tiền từ hoạt động tài chính Dòng tiền của một dự án là tổng hợp của dòng tiền từ 3 nhóm này. Cách lập các nhóm như sau: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. - Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có 2 cách lập là cách trực tiếp và cách gián tiếp. - Cách lập thường dùng là cách gián tiếp: Từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí phi tiền mặt như khấu hao (là khoản chi hí phân bổ cho nhiều năm) và lãi cho vay (thực chất là khoản chi tiền mặt nhưng được tính ở phần chi hoạt động tài chính) và sau đó điều chỉnh cho khoản thay đổi nhu cầu vốn lưu động (thực chất là điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho). Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: - Dòng tiền ra (chủ yếu): bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu. - Dòng tiền vào: bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định (thường được lấy bằng giá trị còn lại của tài sản cố định cuối kỳ hoặc ước lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (thường được lấy bằng nhucầu vốn lưu động cuối kỳ). Dòng tiền từ hoạt động tài chính - Dòng tiền vào: bao gồm các khoản như góp vốn tự có, vốn vay. - Dòng tiền ra: bao gồm các khoản trả vốn gốc và lãi vay, trả cổ tức hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng, v.v… Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp) Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm X Diễn giải I. Dòng tiền từ hoạt động SXKD 1. Lợi nhuận ròng : (lãi+lỗ..) 2. Khấu hao cơ bản: (+) 3. Chi phí trả lãi vay: (+) 4. Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động (tăng -, giảm+) Dòng tiền ròng II. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 1. Chi đầu tư TSCĐ (-) 2. Vốn lưu động ban đầu: (-) 3. Giá trị thu hồi - giá trị thanh lý TSCĐ: (+) - Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ: (+) Dòng tiền ròng III. Dòng tiền từ hoạt động tài chính 1. Vốn tự có: (+) 2. Vay dài hạn: (-) 3. Trả nợ vay dài hạn: (+) 4. Vay ngắn hạn (-) 5. Trả vốn vay ngắn hạn: (-) 6. Trả lãi vay: (-) 7. Chi cổ tức (chi quỹ phúc lợi, khen thưởng): (-) Dòng tiền ròng IV. Dòng tiền ròng của dự án - Dư tiền mặt đầu kỳ - Dư tiền mặt cuối kỳ V. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư - Luỹ kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền - Luỹ kế hiện giá dòng tiền Các tỷ số đánh giá hiệu quả tài chính - NPV - IRR - DSCR Phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào các nhân tố này. Các bước thực hiện: - Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy như đã được đề nghị tại bước về phân tích tìm dữ liệu. - Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả dự án và khả năng trả nợ). - Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (với cá chỉ số NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi. - Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời. Bước 5: Lập bảng cân đối kế hoạch - Mục đích. - cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án. - tính các tỷ số (tỷ số thanh toán, đòn cân nợ) của dự án trong các năm kế hoạch - Nguyên tắc lập Bảng cân đối kế hoạch được lập dựa vào nguyên tắc cơ bản sau: Tài sản = nguồn vốn. Hay: tài sản lưu động + TSCĐ = nghĩa vụ nợ + Vốn chủ sở hữu. Hay: Tiền mặt + các khoản phải thu + hàng tồn kho + (nguyên giá TSCĐ - khấu hao luỹ kế) = nghĩa vụ nợ ngắn hạn + nghĩa vụ nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu. Trong đó: Tiền mặt: bao gồm Nhu cầu tiền mặt tối thiểu : được lấy từ bảng tính nhu cầu vốn lưu động. Thặng dư tiền mặt: là giá trị dòng tiền cuối kỳ trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các khoản phải thu: được lấy từ bảng tính nhu cầu vốn lưu động Hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu dự trữ, bán thành phẩm, thành phẩm tồn kho (được lấy từ bảng tính nhu cầu vốn lưu động). Tài sản cố định: Được lấy từ lịch đầu tư và mức trích khấu hao Nghĩa vụ nợ dài hạn: được lấy từ bảng lịch vay trả dài hạn, bẳng khoản nợ cuối kỳ trừ đi nợ dài hạn đến hạn trả. Vốn chủ sở hữu: bao gồm. * Vốn tự có góp: được lấy từ bảng báo cáo lưu chuyển tiền mặt * Lợi nhuận tích luỹ được lấy từ bảng báo cáo thu nhập. Bảng cân đối kế hoạch Chỉ tiêu Diễn giải Năm 1 Năm 2 Năm X A.Tài sản I.Tài sản lưu động 1.Tiền mặt - Nhu cầu tiền mặt tối thiểu - Thặng dư tiền mặt 2. Các khoản phải thu 3. Hàng tồn kho - Nguyên vật liệu - Bán thành phẩm II.Tài sản cố định - Nguyên giá - Khấu hao lũy kế Cộng tài sản B. nguồn vốn I. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn - Vay ngắn hạn - Nợ dài hạn đến hạn trả - Các khoản phải trả 2. nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn tự có 2. Lợi nhuận giữ lại Cộng nguồn vốn C. Các tỷ số 1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn 2. Tỷ số thanh toán nhanh 3. hệ số nợ Với khách hàng vay vốn là dân cư Việc phân tích phương án SXKD/dự án đầu tư sẽ dựa theo cách trên, cụ thể như sau: - Phân tích tương tự từ đầu đến hết bước 1 - Tiếp theo, xác định mô hình dự án đầu tư - Phân tích và ước định số liệu cơ sở tính toán Trên cơ sở: - Những phân tích đánh giá ở về thị trường, cung, cầu về sản phẩm của dự án nói trên. - Báo cáo kết quả kinh doanh dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán. CBTD tiến hành ước tính các chỉ tiêu quan trọng : sản lượng tiêu thụ, giá bán: doanh thu; nhu cầu vốn lưu động ; chi phí bán hàng; các chi phí nguyên vật liệu đầu vào; chi phí nhân công, quản lý; chi phí tài chính; thuế các loại,v.v… Lập báo cáo kết quả kinh doanh dự tính theo những ước tính nói trên. 1.2.Thẩm định dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt: Cùng với sự phát triển về nền kinh tế và đầu tư, nhu cầu sử dụng điện năng cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng gia tăng. Thời gian vừa qua, rất nhiều công trình điện được ưu tiên xây dựng và khẩn trương đưa vào vận hành đã góp phần làm giảm đáng kể căng thẳng về nguồn điện đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế xã hội. Dự án nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt là dự án thành phần của của dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tại tỉnh Thanh Hóa. Nếu thực hiện dự án sẽ tích cực góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Thanh Hoá. Thời gian để thẩm định dự án đầu tư nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt: Tổ thẩm định với thành phần như sau: 1.2.1.Thẩm định cơ sở pháp lý và chủ đầu tư - Cơ sở pháp lý: Trên cơ sở xem xét hồ sơ, sau khi thảo luận, Tổ thẩm định chung thống nhất báo cáo như sau: Tóm lược về dự án: Giới thiệu về dự án đầu tư: ¨ Tên dự án : Công trình Thủy điện Cửa Đạt ¨ Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt. ¨ Địa điểm thực hiện dự án: xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. ¨ Quy mô dự án và các thiết bị chính: + Công suất lắp máy : 97 MW + Cấp công trình : Cấp II theo TCVN 285 - 2002. + Diện tích lưu vực : 5.708km2 + Dung tích ứng với mực nước dâng bình thường: 1.364 triệu m3 + Mực nước dâng bình thường : 119m + Mực nước chết : 75m + Điện lượng bình quân : 410 triệu kwh. - Các hạng mục công trình chủ yếu và giải pháp kết cấu chính: + Công trình đầu mối gồm: + Tuyễn năng lượng bờ phải gồm: cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy thủy điện, kênh xả. + Trạm biến áp ¨ Tổng mức đầu tư : 1.599,8 tỷ đồng - Vốn tự có : 15% tương đương 240 tỷ đồng - Vốn vay Quỹ Hỗ trợ phát triển Hòa Bình 430 tỷ đồng. - Vay vốn nước ngoài : 313,5 tỷ đồng - Vay Ngân hàng thương mại : 38,5% tương đương 616,3 tỷ đồng. ¨ Tiến độ triển khai thực hiện: Dự kiến sẽ bắt đầu thi công vào QI/2005 và dự kiến đưa công trình vào vận hành đầu năm 2009 và chính thức phát điện từ 01/04/2009. - Chủ đầu tư: + Thẩm định năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Nhóm thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án đẩu tư đã có kết luận: hồ sơ pháp lý đầy đủ theo quy định hiện hành. - Tiếng Việt : Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt - Tiếng Anh : Cửa Đạt Hydro Power joint Stock Company - Trụ sở giao dịch : xã Xuân Mỹ, Thường Xuân, Thanh Hóa. - Văn phòng tại Hà Nội: Tần 2, Văn phòng 5, khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính. - Điện Thoại : 04.2510836 - Fax : 04.2510837. - Ngành nghề SXKD: Đầu tư xây dựng các dự án thủy điện; Sản xuất và kinh doanh điện năng; Tư vấn, xây lắp các công trình điện; Nhận thầu và xây lắp các công trình dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng khác; xây dựng và kinh doanh nhà ở, văn phòng cho thuê, kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; Dịch vụ cho thuê, sửa chữa, bảo dưỡng xe máy thiết bị, kinh doanh thiết bị xây dựng. - Vốn điều lệ : 240.000.000.000 đồng * Số cổ phần : 2.400.000 * Cổ phần phổ thông : 2.400.000 * Mệnh giá cổ phần : 100.000 đồng - Thành phần cổ đông và tỷ lệ góp vốn theo quy định trong điều lệ, cụ thể như sau: Thành viên sáng lập Số vốn tham gia (triệu VNĐ) Tỷ lệ góp vốn TCT VINACONEX 122.400 15% TCT Sông Đà 40.800 17% TCT cơ điện - XDNN-Thủy lợi 38.400 16% TCT Xây dựng 4 38.400 16% Tổng cộng 240.000 100% - Văn bản thỏa thuận thành lập Công ty Cổ phần Cửa Đạt ngày 23/04/2004. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2603000165 do Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 18 tháng 5 năm 2004. - Điều lệ Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt được các thành viên HĐQT thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 23/04/2004. - Biên bản họp các cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Thủy điện Cửa Đạt ngày 23/04/2004 bầu Ông Nguyễn Thành Phương giữ chức Chủ tịch HĐQT của Công ty. - Quyết định số 01 CĐ/QĐ-HĐQT ngày 22/5/2004 của Chủ tịch HĐQT V/v bổ nhiệm ông Vương Hoàng Minh giữ chức vụ Giám đốc Công ty. - Quyết định số 08 CĐ/QĐ-HĐQT ngày 21/06/2004 của Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cửa Đạt V/v bổ nhiệm ông Lưu Đức Vĩnh giữ chức vụ Kế toán trưởng Công ty. - Tài khoản tiền gửi số : tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Như vậy: Công ty cổ phần thủy điện Cửa Đạt thuộc loại hình doanh nghiệp cổ phần, các thành viên góp vốn đều là các Tổng Công ty lớn tại Việt Nam, có đủ tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp Việt Nam, Công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. + Tình hình góp vốn và mục đích sử dụng vốn góp: Qua đánh giá sơ bộ về năng lực của các cổ đông cho thấy: các cổ đông đều là các tổng công ty có uy tín, có khả năng tài chính tốt… + Tổng Công ty XNK XD Việt Nam (VINACONEX): Là tổng Công ty được thành lập ngày 20/11/1995 theo quyết định số 992/BXD-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký. Hiện nay, TCT có 20 đơn vị thành viên và 6 văn phòng đại diện tại nước ngoài. Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh số 110729 ngày 25/5/1996, thay đổi lần thứ 19 ngày 25/11/2003. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: tổng thầu thi công xây lắp và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp công trình thủy điện, đường xây và trạm biến thế đến 500 KV... + Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà: Là Tổng Công ty được thành lập ngày 15/11/1995 theo quyết định số 996/BXD-TCLĐ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký. Hiện nay, TCT có 22 đơn vị thành viên. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109576 ngày 20/3/1996, thay đổi lần thứ 6 ngày 03/12/2002. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp công trình thủy điện, thủy lợi, các công trình đường xây và trạm biến thế, quản lý vận hành khai thác hệ thống truyền tải điện... + Tổng Công ty XD4: Là Tổng Công ty được thành lập ngày 04/01/1995 theo quyết định số 01/TTg do Thủ tướng Chính phủ ký. Hiện nay, TCT có 9 đơn vị thành viên. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 102209 ngày 25/02/1995, thay đổi lần thứ 6 ngày 11/9/2003. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, tư vấn về xây dựng và khảo sát thiết kế xây dựng công trình công nghiệp, giám định chất lượng chất lượng và vật liệu xây dựng và chất lượng xây dựng công trình thủy điện... + Tổng Công ty Cơ điện và XD thủy lợi: Là Tổng Công ty được thành lập ngày 11/6/2003 theo quyết định số 67/2003/QĐ/BNN - TCCB do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ký về việc sáp nhập TCT XD thủy lợi 1 và TCt Cơ điện Nông nghiệp và Thủy lợi thành TCT Cơ điện - XD Nông nghiệp và thủy lợi. Hiện nay, TCt có 29 đơn vị thành viên. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106000001 ngày 28/7/2003, thay đổi lần thứ 1 ngày 14/10/2003. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: chế tạo xây dựng lắp đặt điện phục vụ các công trình nông nghiệp, sản xuất kinh doanh điện, quản lý dự án đầu tư xây dựng, thẩm tra dự án, tổng dự toán công trình xây dựng do TCT đầu tư... Một số số liệu tổng quát về tình hình tài chính của 4 TCT được thể hiện trên bảng sau: (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu VINACONEX TCT XD Sông Đà TCT XD 4 TCT CĐ Thủy lợi 2002 2003 2002 2003 2002 2003 2002 2003 Vốn CSH 284,770 759,578 325,870 785,871 57,393 61,864 133,590 137,357 Tổng doanh thu 2,380,999 3,745,531 2,647,650 4,535,774 358,295 393,323 627,567 586,922 28,926 422,358 28,586 125,611 736 1,870 5,534 3,536 + Tình hình góp vốn: (Đơn vị tính: tỷ đồng) TT Năm góp vốn Tổng số vốn điều lệ phải góp Số tiền góp vốn điều lệ Tổng Công ty Vinaconex (51%) Tổng Công ty Sông Đà (17%) Tổng Công ty Agrimeco (16%) Tổng Công ty Xây dựng 4 (16%) 1 2004 14 7,14 2,38 2,24 2,24 2 2005 35 17,85 5,95 5,60 5,60 3 2006 50 25,5 8,5 8,00 8,00 4 2007 65 33,15 11,05 10,40 10,40 5 2008 76 38,76 12,92 12,16 12,16 Tổng cộng 240 122,40 40,80 38,40 38,40 - Tiến độ góp vốn thực tế tính đến 31/12/2004 (Bảng kê chi tiết kèm theo): (Đơn vị: triệu đồng) Cổ đông Tổng Công ty Vinaconex Tổng Công ty Sông Đà Tổng Công ty Agrimeco Tổng Công ty Xây dựng 4 Tổng cộng Số phải góp Số đã góp Số phải góp Số đã góp Số phải góp Số đã góp Số phải góp Số đã góp Số phải góp Số đã góp Cộng 7.140 1.431 2.380 1020 2.240 2240 2.240 700 14.000 5.391 + Mục đích vay vốn: Qua hồ sơ vay vốn và qua thẩm định cho thấy việc vay vốn để đầu tư dự án thủy điện Cửa Đạt, là dự án thành phần của của dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tại tỉnh Thanh Hóa. Công trình thủy điện Cửa Đạt có công suất 97 MW nằm trên sông Chu thuộc hệ thống quy hoạch bậc thang Thủy điện sông Mã. Công trình nằm trên địa phận xã Xuân Mỹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 75km về phía Tây. Riêng tuyến đường dây truyền tải điện 110 KV đi qua địa phận các huyện: Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa. Ngoài chức năng phát điện, công trình còn phục vụ mục tiêu chống lũ, tưới tiêu, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, đẩy mặn. 1.2.2.Thẩm định dự án đầu tư: 1.2.2.1. Hồ sơ pháp lý của dự án Các căn cứ để xem xét tính đầy đủ theo luật định của hồ sơ pháp lý: - Công văn số 1359/CP-NN ngày 14/11/1998 của Thủ tướng V/v phê duyệt báo cáo NCTKT dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa. - Công văn số 464 CV/ĐCKS-ĐTĐC ngày 24/06/1999 của Cục địa chất & Khoáng sản Việt Nam về thông tin khoáng sản vùng Hồ Cửa Đạt. - Thông báo số 84/TB-VPCP ngày 18/7/2000 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về tình hình triển khai thực hiện báo cáo NCKT các công trình thủy lợi Tả Trạch, Định Bình, Phước Hòa, Cửa Đạt. - Tờ trình xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi công trình hồ chứa nước Cửa Đạt - tỉnh Thanh Hóa số 1340/TTr - UB ngày 31/05/2001 của UBND tỉnh Thanh Hóa. - Hồ sơ báo cáo NCKT do Công ty tư vấn XDTL I lập và hoàn chỉnh theo ý kiến tham gia của các cơ quan chức năng trong Bộ Nông nghiệp &PTNT và báo cáo thẩm định của Công ty tư vấn xây dựng Hồng Hà. - Tờ trình số 1752 BNN/XDCB ngày 15/06/2001 của Bộ No&PTVT V/v xin phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thị dự án công trình thủy lợi hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa. - Công văn số 3313 BNN/XDCB ngày 08/11/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v giải trình về một số vấn đề báo cáo nghiên cứu khả thi hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa. - Công văn số 3746/CV-EVN-KD&ĐNT ngày 21/08/2003 của Tổng Công ty điện lực Việt Nam V/v thông báo cơ chế chào giá cạnh tranh bán điện lên lưới điện quốc gia. - Công văn số 103/CV/BNN-XD ngày 20/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v góp ý dự thảo quyết định phê duyệt dự án hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa); Định Bình (Bình Định); Phụ lực diễn giải về tổng mức đầu tư dự án công trình thủy lợi đầu mối hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa (kèm theo công văn số 103/CV/BNN-XD ngày 20/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). - Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 07/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ V/v đầu tư dự án hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa. - Công văn số 3645 CV/EVN-KH ngày 28/07/2004 V/v đầu tư phát triển dự án thủy điện Cửa Đạt thuộc địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Công văn số 112/ CV/CĐ-TCKT ngày 16/10/2004 V/v đề nghị bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án thủy điện Cửa Đạt của Công ty cổ phần thủy điện Cửa Đạt gửi Bộ Tài chính. - Công văn số 652/PCVB-KTTH ngày 29/10/2004 của văn phòng Chính phủ gửi Bộ Tài chính V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án Thủy điện Cửa Đạt. - Công văn số 12840/TC/TCĐN ngày 05/11/2004 của Bộ Tài chính thống nhất cho phép dự án thủy điện Cửa Đạt được vay vốn tín dụng nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho dự án, những không thực hiện trực tiếp bảo lãnh cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần mà chỉ bảo lãnh cho một hoặc các cổ đông sáng lập là các doanh nghiệp Nhà nước (theo quy chế bảo lãnh được ban hành kèm theo quyết định số 233/QĐ-TTg ngày 20/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ). - Văn bản số 6275/VPCP - KTTH ngày 17/11/2004 của Văn phòng Chính phủ V/v bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư cho dự án thủy điện Cửa Đạt. Nhận xét: hồ sơ pháp lý dự án đầy đủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. 1.2.2.2.Quá trình hình thành dự án: Từ năm 1960 - 1990, Viện thiết kế thủy điện (này là Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi I) đã nghiên cứu quy hoạch khai thác sông Chu trong đó đề nghị xây dựng hồ chứa tại khu vực ngã ba Cửa Đạt để điều tiết chống lũ cho hạ du kết hợp phát điện, bổ sung nước cho hệ thống Bái Thượng. Năm 1990 - 1999, Công ty khảo sát thiết kế điện I (nay là Công ty tư vấn xây dựng điện I) đã nghiên cứu quy hoạch bậc thang thủy điện sông Mã, sông Chu và kiến nghị chọn công trình xây dựng đợt đầu là thủy điện Cửa Đạt có công suất lắp máy 120Mw. Năm 1998 Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi I đã tiến hành khảo sát thiết kế lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại văn bản số 1359/CP-NN ngày 14/11/1998. Trên cơ sở hợp đồng khảo sát số 87 ngày 24/05/1999 và hợp đồng thiết kế số 338 ngày 09/12/1999 về đề cương phối hợp khảo sát thiết kế số 464C-06-ĐCTN với Công ty tư vấn xây dựng thủy điện I, Công ty tư vấn xây dựng điện I đã khảo sát, thiết kế về lập báo cáo khả thi hồ chứa nước Cửa Đạt tỉnh Thanh Hóa phần công trình và công nghệ tuyến năng lượng và hoàn thành cơ bản trong quý II-2000. Ngày 07/04/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 348/QĐ-TTg phê duyệt báo cáo NCKT và đầu tư thực hiện dự án hồ chứa nước Cửa Đạt và quyết định chọn tuyến năng lượng là tuyến Cửa Đạt III nằm ở thượng lưu ngã ba sông Đạt sông Chu khoảng 1.000m. 1.2.2.3.Sự cần thiết và quy mô dự án: Qua nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện năng cho sản xuất và sinh hoạt cho thấy: nhu cầu sử dụng là rất lớn và chúng ta vẫn chưa đáp ứng được.Bởi vậy thời gian vừa qua, rất nhiều công trình điện được ưu tiên xây dựng và khẩn trương đưa vào vận hành đã góp phần làm giảm đáng kể căng thẳng về nguồn điện đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế xã hội. Hiện tại, tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam là 8.749 MW với công suất khả dụng có thể huy động tới 8.454MW, trong đó chủ yếu là thủy điện (chiếm 48,8% tổng công suất lắp đặt), nhiệt điện chiếm 20,5%, tuốc bin khí chiếm 26,6% và diesel chiếm 4,1% (quy hoạch điện V hiệu chỉnh). Theo dự báo, nhu cầu phụ tải đến năm 2005 và 2010 lần lượt là 48,5-53 tỷ kwh và 88,5-93 tỷ kwh. Để đáp ứng nhu cầu đó, dự kiện đến 2010 - 2020 phải xây dựng thêm các công trình nguồn có tổng công suất là 13.229-32.784 MW với tổng vốn đầu tư gần 21 tỷ USD (quy hoạch điện V hiệu chỉnh). Những lợi ích mà dự án đem lại: đã được nêu trong báo cáo thẩm định: * Dự án góp phần cân bằng điện năng và công suất Hiệu ích công suất của nhà máy thủy điện được đánh giá theo đại lượng đảm bảo về nguồn nước, tham gia phủ biểu đồ phụ tải cực đại của hệ thống năng lượng trong thời kỳ căng thẳng nhất của năm. Cân bằng công suất tính theo mức đảm bảo của nguồn nước là 90%. Cân bằng công năng lượng tính theo mức đảm bảo của nguồn nước là 50%. Nhà máy thủy điện Cửa Đạt là một phần của dự án công trình thủy lợi Cửa Đạt, lượng nước để vận hành nhà máy thủy điện Cửa Đạt do hồ chứa thủy điện Cửa Đạt điều tiết do đó việc xây dựng và vận hành phải đồng bộ cùng với công trình hồ chứa nước Cửa Đạt. Phủ biểu đồ phụ tải của hệ thống điện Miền Bắc Phủ biểu đồ phụ tải để xác định vị trí làm việc của cụm nhà máy thủy điện Cửa Đạt trong hệ thống. Mức phụ tải ban đầu là năm 2009. Mức phụ tải thiết kế là năm 2010, phương án cơ sở và phương án cao. Cân bằng công suất của hệ thống điện Miền Bắc Với công suất lắp máy là 97 MW công trình thủy điện Cửa Đạt phát huy hết công suất trong chế độ làm việc ngày đêm đồng bộ với sự điều tiết của hồ chứa nước Cửa Đạt. Cân bằng năng lượng của hệ thống điện Miền Bắc Dựa vào nhu cầu điện năng của 3 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ thẩm định đã khẳng định: Nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt sẽ giúp cân bằng năng lượng của hệ thống điện Miền Bắc. Tỉnh 2000 2005 2010 E(GWh) Pmax(MW) E(GWh) Pmax(MW) E(GWh) Pmax(MW) Thanh Hóa 644 120,1 482 183,1 1.434,1 265,1 Nghệ An 372 84,8 624,9 142,4 1.107,6 230,9 Hà Tĩnh 118,8 35 174,3 51,4 397,4 107,4 Hiện nay ba tỉnh này mới chỉ được cấp điện bằng một mạch đường dây 220KV theo tuyến trục thủy điện Hòa Bình - Nha Quan - Thanh Hóa - Hà Tĩnh với tổng chiều dài tới 461km, và hai trạm biến áp 220/110KV Thanh Hóa 2x125MVA và Vinh 2x125MVA. Do những đặc điểm riêng của mỗi tỉnh, lưới điện chuyển tải 110 KV của khu vực cũng được Tổng sơ đồ V xem xét đưa vào kế hoạch đến năm 2010 với mức độ: + Hà Tĩnh : Chỉ có 5 trạm 110 kV với tổng công suất MBA - 196 MVA. + Nghệ An : Sẽ có 12 trạm 110 kV với tỏng công suất MBA - 569 MVA. + Thanh Hóa: Sẽ có 15 trạm 110 kV với tổng công suất MBA - 759 MVA. Nhà máy thủy điện Cửa Đạt với vị trí địa lý và mức công suất lắp máy đã được xem xét, cùng với kế hoạch phát triển lưới điện 220 - 110 kV của khu vực, rõ ràng là nó chỉ thích hợp để phát huy vai trò và hiệu quả trong lưới điện 110kV của tỉnh Thanh Hóa và hỗ trợ cho khu vực phía Bắc tỉnh Nghệ An. Kết quả trên cho thấy nhà máy thuỷ điện Cửa Đạt cũng là một công trình góp phần làm ổn định cân bằng về công suất và điện lượng cho hệ thống điện miền Bắc và hệ thống điện quốc gia. Giá trị của dự án thể hiện ở chế độ làm việc, phủ phần bán đỉnh biểu đồ ngày đêm điển hình của hệ thống. Ngoài các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện hiện có, trong tương lai cần có thêm các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện mới như Bản Cố, nhạn Hạc, Sao Vang,… mới có thể đảm bảo hoàn toàn phần phụ tải tăng thêm trong những năm tới. * Góp phần và xu thế cổ phần hoá, đa dạng hình thức chủ sở hữu cùng một lúc giải quyết được cả hai mục tiêu: tăng cường huy động nguồn tài chính; tạo môi trường cạnh tranh để tăng cường năng lực đieuè hành hiệu quả hệ thống. Cũng theo quy hoạch điều chỉnh của ngành điện, vấn đề này được nêu ra: khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia xây dựng các công trình nguồn điện và lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư: nhà máy điện độc lập (IPP), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - vận hành (BO), liên doanh, Công ty cổ phần. Đa dạng hoá hình thức chủ sở hữu trong ngành điện là đòi hỏi tất yếu, vừa giải quyết các tác động vĩ mô, vừa trực tiếp tiếp sức cho một ngành công nghiệp sống còn. Việc đầu tư các công trình năng lượng cho tới thời điểm này tại Việt Nam chỉ từ các nguồn tài trợ ưu đãi nước ngoài, vốn tín dụng trong nước, và vốn tự có của các TCT nhà nước, chưa từng sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại nước ngoài. Nhận xét: Dự án đầu tư vào lĩnh vực đang được khuyến khích đầu tư; Địa điểm thực hiện và quy mô của dự án phù hợp với quy hoạch của ngành và của địa phương. 1.2.2.4.Điều kiện khí hậu - thuỷ văn - địa chất: Được tìm hiểu từ cơ quan khí tượng thuỷ văn và các nguồn tin khác kết hợp với hồ sơ vay vốn đã qua nghiên cứu của chuyên gia về lĩnh vực này tổ thẩm định đi đến những kết luận: - Mưa: Mưa trên lưu vực biến đổi theo thời gian và không gian, trong năm được chia ra 2 mùa là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa mù mưa chiếm 70-90% lượng mưa cả năm, 3 tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 đến tháng 9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 7, lượng mưa trong mùa này chỉ chiếm 10-30% lượng mưa trong năm. Qua phân tích sự biến đổi của mưa trên lưu vực Cửa Đạt thấy được vùng thượng nguồn có lượng mưa nhỏ nhất, vùng trung lưu sông Chu có lượng mưa lớn nhất. Lượng mưa trung bình lưu vực tính đến tuyến đậ Cửa Đạt tính theo phương trình cân bằng nước là 1.500mm. - Phân phối dòng chảy trong năm: Dòng chảy trong năm trên toàn lưu vực phân bố theo 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trên sông Chu bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 10 (kéo dài 4 tháng). Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau (kéo dài 8 tháng). Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 65-80% lượng dòng chảy trong năm, 3 tháng có dòng chay liên tục lớn nhất là các tháng 7, 9, 10. Lượng dòng chảy 3 tháng này chiếm 50-55% lượng dòng chảy trong năm. Lượng dòng chảy mùa kiệt chiếm 20-35% dòng chảy năm, 3 tháng có dòng chảy nhỏ nhất là các tháng 2, 3, 4. Lượng dòng chảy 3 tháng này chỉ chiếm 5 - 9 lượng dòng chảy năm. - Địa chất công trình Bờ phải tuyến Cửa Đạt III có tầng phủ và lớp đá phong hoá có chiều dày nhỏ hơn so với bờ trái (chỉ khoảng 40-50m). Tại bờ phải có 2 đứt gãy bậc 4 chạy song song và cách tuyến năng lượng khoảng 100-150m. Tuy nhiên đoạn cửa vào và giếng cửa van nằm trong khu vực gần 2 đứt gãy bạc 4 (IV-2 và IV -9) có thể sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp trên cơ sở mức độ khảo sát kỹ ở giai đoạn thiết kế sau/ Theo mặt cắt địa chất dọc tuyến năng lượng dài khoảng 1 Km, cao độ lớp đá tốt nằm từ cao độ 70m ở khu vực nhà máy. Như vậy trên cơ sở đánh giá điều kiện địa chất bố trí công trình tuyến năng lượng tại bờ phải là hợp lý và có tính khả thi. Nhận xét: Dự án đầu tư vào lĩnh vực đang được khuyến khích đầu tư; được xây dựng ở vị trí thuận lợi cho việc tần dụng nguồn nước từ việc đầu tư công trình thuỷ lợi là hồ chứa nước Cửa Đạt và có cột nước cao để phát điện; Địa điểm thực hiện và quy mô của dự án phù hợp với quy hoạch cảu ngành và của địa phương. 1.2.2.5.Phương diện kỹ thuật của dự án: Tổ thẩm định đã căn cứ vào: phân tích của các chuyên gia về mặt kỹ thuật của dự án trong hồ sơ vay, kết hợp với việc thực tế để kiểm chứng lại tính chân thực của những kết luân của các chuyên gia đưa ra được sử dụng trong hồ sơ vay. Và đi đến thống nhất: Về phương diện kỹ thuật, dự án có mặt bằng bố trí rất gọn, các hạng mục công trình khá đonư giản hầu hết đã được thi công tại Việt Nam trong thời gian qua, không có yêu cầu về kỹ thuật cao, phần lớn có thể sử dụng lực lượng thi công trong nước để xây dựng công trình. Dự án thuỷ điện Cửa Đạt có công suất thiết kế Ntk = 97 MW, đạp vật liệu địa phương có chiều cao từ 17,0m đến 31,0m trên nền cuội sỏi, theo TCXD 285 - 2002, cấp công trình được xác định như sau: - Khu đầu mối dâng nước: Đập dgân và các công trình xả thuộc cấp 3 hoặc 2 tuỳ thuộc phương án tuyến đầu mối. - Khu nhà máy: Thuộc cấp 3 Toàn bộ các hạng mục công trình của dự án đều nằm trong khu vực bờ bên phải trên sườn dốc khoảng 350. - Công trình thuỷ công Mực nước hồ chứa Cửa Đạt để tận dụng hết cột nước theo điều kiện địa hình khu vực nên MNDBT = 119m là cố định. Mực nước hạ lưu nhà máy sử dụng để tính toán các phương án so sánh là 28.86m. + Tuyến đầu mối Đập tràn: quy mô tràn theo kết quả tính điều tiết lũ Qp0.1% thì lưu lượng xả qua tràn chính Qp0.1% = 10.100m3/s với MNGC = 120,27,. Với kết quả tính toán trong phụ lục thì với Q = 5.421 m3/s tương ứng xả qua 3 khoang tràn (15*16m) trong khi đó quy mô tràn chính gồm 5 cửă (15*16m) với MNGC = 120,27m có thể xả được 9.755 m3/s do đó không cần thiết xả qua tràn sự cố. Còn nếu muốn lợi dụng tràn sự cố thì nền xem xét giảm bớt 1 khoang tràn của tràn chính. + Tuyến năng lượng: Được bố trí tại bờ phải với phương án MNDBT = 119, có hạng mục chính như sau: - kênh dẫn vào: dài 110m; chiều rộng b = 20m - Cửa lấy nước: bao gồm: + Cửa vào hầm, được chia làm hai phần với kích thước mỗi phần BxH = 6x13 m bởi trụ pin giữa dày 2m và đặt 2 lưới chắn rác. Chiều rộng toàn bộ cửa vào thay đổi thu dần đến đường kính D = 7,5m; chiều dài đoạn chuyển tiếp là 20m. Đoạn đường hầm tiếp theo D = 7,5m dài 125m (tổng chiều dài từ cửa vào đến giếng cửa van có chiều dài 145m). Lưu lượng lớn nhất qua cửa vào Qmax = 153 m3/s. + Giếng cửa van hình chữ nhất tiết diện 7,5 x 9m, chiều sâu 66,7m. Cao độ đỉnh giếng 124,7m và đáy giếng 58m. Dự kiến đặt hai hàng rãnh van sửa chữa và sự cố trong giếng cửa van. Theo hướng dòng chảy bố trí trước cửa van sửa c._.ục bổ sung thường xuyên trang thông tin giá cả; liên hệ với các sở, Ban ngành trong tỉnh để có được các định mức kinh tế kỹ thuật mới. Hướng về cung cấp thông tin, trên cơ sở những thông tin có được từ việc thu thập trên, hàng quý Phòng sẽ biên tập các nội dung trình lãnh đạo duyệt và cung cấp cho các NH cơ sở cùng tham khảo. - Kiểm tra công tác thẩm định theo chuyên đề: Tiếp tục kiểm tra công tác thẩm định theo đề cương 625, ngày 15/5/2005 của Giám đốc NHNo tỉnh tại các chi nhánh còn lại theo kế hoạch đã gửi NHNo cơ sở, đôn đốc các đơn vị tự kiểm tra. Tổng hợp kết quả kiểm tra gửi NHNo Việt Nam, đánh giá kỹ thực trạng hoạt động của bộ phận thẩm định tại NH cơ sở để tham mưu cho Giám đốc chấn chỉnh hoạt động của bộ phận này. + Thông qua kết quả kiểm tra, khảo sát các mô hình thẩm định, các đối tượng đầu tư đã thực hiện qua những năm trước đó, những vấn đề đang bộc lộ dấu hiệu không tốt về chất lượng cần phải được chỉ đạo sửa ngay. Những năm tiếp theo cần tiếp tục tăng cường mạnh việc kiểm tra toàn diện về chất lượng thẩm định (tín dụng) ở tất cả các chi nhánh - Công tác tập huấn nghiệp vụ: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tự học tập thông qua việc trao đổi nghiệp vụ; học cách thẩm định các dự án NH bạn, Ban thẩm định đã thực hiện; học tập để nâng cao khả năng đánh giá, phân tích tình hình tài chính DN. + Nâng cao khả năng phân tích tài chính, thẩm định dự án thông qua việc tăng cường tập huấn cơ chế, quy trình nghiệp vụ và cung cấp các thông tin phòng ngừa rủi ro. Dự án hiệu quả kinh tế thấp, có yếu tố rủi ro cao kiên quyết không cho vay. Cần phải cảnh giác để tránh việc cho vay mua lại nợ của các tổ chức tín dụng khác khi dự án không có khả năng trả nợ Ngân hang. 2.2.Kiến nghị Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác thẩm định dự án đầu tư, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để phát huy tốt những mặt tích cực, nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, hạn chế rủi ro, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Thanh Hoá cần có những giải pháp để khắc phục những khó khăn tồn tại. - Giải pháp về quy trình, nội dung thẩm định các dự án đầu tư: Điều chỉnh, bổ sung các nội dung cần thiết cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế, các quy định của pháp luật đối với hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại, các văn bản về hoạt động đầu tư nói chung như luật đầu tư, luật doanh nghiệp Có sự linh hoạt trong việc áp dụng quy trình thẩm định khi thẩm định các dự án tại Ngân hang. Tham khảo phương pháp thẩm định của các ngân hàng trên thế giới; các ngân hàng, và tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam. - Khai thác sử dụng các thông tin trong quá trình thẩm định: Các nguồn thông tin số liệu về dự án đầu tư của các doanh nghiệp vay vốn rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng lớn đến việc xác định hiệu quả của dự án. Các doanh nghiệp cung cấp thông tin cho Ngân hang về hình hoạt động cũng như các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, với mục đích vay vốn, chính vì thế mà Ngân hàng cần phải kiểm tra tính trung thực của khai báo đó, để có được các thông tin một cách chính xác và chủ động hơn trong công tác thẩm định. + Thông tin trực tiếp từ khách hang (doanh nghiệp vay vốn): Hình thức lấy thông tin cần thiết từ phía khách hàng, là việc phỏng vấn trực tiếp với khách hang để quan sát thái độ, nội dung trả lời của khách hàng từ đó phát hiện ra những mâu thuẫn và những vấn đề không nhất quán không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời phỏng vấn. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng phải chuẩn bị trước các câu hỏi mình cần phỏng vấn, theo nội dung và trình tự hợp lý. Cần phải chú ý đến: cơ sở pháp lý của dự án đầu tư, chủ đầu tư; tiếp đó là tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án. Các thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp thường không được giải trình đầy đủ và có thể thiếu trung thực, do đó các cán bộ thẩm định cần phải phỏng vấn kỹ lưỡng: doanh nghiệp ding những nguồn thu nào để trả nợ cho Ngân hàng, nếu gặp rủi ro thì ngoài nguồn thu trên doanh nghiệp sẽ dùng nguồn nào để trả nợ. Những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện dự án, đã có những biện pháp gì để khắc phục, hạn chế rủi ro. Để thu được kết quả tôt từ cuộc phỏng vấn, các cán bộ thẩm định phải tạo ra được thái độ cởi mở, bầu không khí thoải mái và quan trọng là nghệ thuật đặt câu hỏi dêt khuyến khích được khách hang nói chuyện, từ đó khai thác được những thông tin cần thiết. + Thu thập thông tin từ bên ngoài: Ngoài thông tin có được từ phía doanh nghiệp xin vay cung cấp, cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin cần thiết từ bên ngoài (cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, các văn bản, tài liệu…) các công ty kiểm toán có thể cung cấp những số liệu chính xác về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, và các ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với khách hang sẽ giúp các bộ thẩm định biết được tình hình vay nợ của doanh nghiệp: uy tín của doanh nghiệp trong việc trả các khoản vay… Ngoài ra trung tâm thông tin rủi ro của Ngân hàng nhà nước có thể cung cấp thông tin về tình hình huy động đầu tư của cả đất nước, những thay đổi về chính sách kinh tế, những biến động về thị trường… Từ đó xem xét đánh giá sự tác động như thế nào đến dự án. Cán bộ thẩm định của Ngân hàng phải điều tra thu thập thông tin trên thị trường: dư luận cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, dư luận xã hội, báo chí, ý kiến của khách hàng có quan hệ với doanh nghiệp, tiến hành điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn để trực tiếp đánh giá khả năng, hiệu quả, trình độ quản lý, chất lượng và uy tín sản phẩm, các hình thái hiện vật và chất lượng của tài sản cố định, sản phẩm hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Việc thu thập thông tin từ bên ngoài đòi hỏi khá nhiều thời gian và chi phí, nhưng hiệu quả của nó mang về lại rất cao, bởi vì nguồn thông tin này rất đa dạng và khách quan. Để sử lý được tốt nguồn thông tin thì cán bộ thẩm định hay cán bộ tín dụng phải là những người có khả năng dự đoán những biến động của nền kinh tế. Việc nâng cao chất lượng thẩm định cũng trước hết phải khai thác hết các thông tin liên quan đến tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án. Chính vì vậy có thể nói thông tin là vấn đề quyết định quan trọng đến chất lượng công tác thẩm định. Đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp: Ngân hàng không nên phân tích đánh giá một mình mà nên mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực có liên quan, đặc biệt trong vấn đề thẩm định dự án. Có như vậy ngân hàng mới hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. - Giải pháp về tổ chức điều hành: Tổ chức hoạt động của các phòng ban theo đúng chức năng, nhiệm vụ, đồng thời phân công công việc theo năng lực, kinh nghiệm đối với cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó có những chính sách ưu đãi, khen thưởng hợp lý mỗi khi cán bộ tín dụng thực hiện tốt công tác thẩm định. Đi đôi với quyền lợi bao giờ cũng là trách nhiệm, xử lý đối với những cán bộ thẩm định không làm tròn nhiệm vụ với công việc. Ở nước ta hiện nay việc gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định với tính khả thi của dự án lâu dài cần được xiết chặt hơn. - Đào tạo, nâng cao chất lượng thẩm định: Để nâng cao chất lượng thẩm định và hiệu quả đầu tư thì cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thẩm định phải có kiến thức về pháp luật, thị trường và những hiểu biết về kinh tế- tài chính, những hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực này sẽ giúp cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá được tốt hơn. Vấn đề có tính chất quyết định trong quá trình thẩm định dự án đầu tư là trình độ năng lực của cán bộ tín dụng. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định. Bằng việc tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định tiếp cận với các quy trình mới của pháp luật đối với hoạt động đầu tư, hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Thường xuyên được đào tạo mới đào tạo lại… - Thẩm định quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với các tài sản được thế chấp: Trong quá trình xác định quyền sở hữu các tài sản làm vật thế chấp bảo đảm cho các khoản vay, các cán bộ thẩm định cần chú ý: + Tài sản thế chấp phải có đầy đủ tính pháp lý, phải chứng minh được nó là sở hữu hợp pháp của người vay. + Tài sản thế chấp không thuộc đối tượng pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng hoặc đang có tính tranh chấp, hay được thế chấp bởi Ngân hàng khác. + Ngân hàng phải nắm giữ các giấy tờ gốc, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của tài sản thế chấp. Trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc đồng sở hữu của nhiều người thì khi thế chấp phải có sự nhất trí bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu. + Cán bộ thẩm định phải kiểm tra chất lượng của tài sản thế chấp, khả năng dự trữ lâu dài của tài sản, đồng thời phải căn cứ vào cung cầu về tài sản đó trên thị trường tại thời điểm hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai. + Việc đánh giá tài sản tài chính thường rất khó khăn vì phần lớn các tài sản đã dùng rồi, khó xác định giá trị còn lại của chúng. Trong trường hợp cụ thể Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định tự đánh giá hoặc nhờ các chuyên gia về lĩnh vực này. - Những lưu ý khi thẩm định các dự án đầu tư: + Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: Cần lưu ý đối tượng vay vốn có đủ năng lực pháp luật hay không, ngành nghề kinh doanh có bị pháp luật cấm? Có phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ được quy định trong đăng ký kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước hay không? Phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Thẩm định khả năng tài chính của chủ đầu tư: Những tài liệu để sử dụng trong quá trình thẩm định phải là những năm gần nhất, và được cơ quan kiểm toán nhà nước xác nhận. Khi thẩm định về chỉ số lợi nhuận và doanh thu cần chú ý: các chủ đầu tư thường đưa ra những số liệu có lợi để thuyết phục NH đầu tư, vì thế phải phân tích thật kỹ các chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu: các hệ số sinh lời. Các hệ số này càng cao thì việc kinh doanh của chủ đầu tư càng tốt. Việc phân tích tình hình hoạt động của DN, phải được cán bộ thẩm định kiểm tra thực tế: Về điều kiện sản xuất kinh doanh, tình trạng máy móc thiết bị công nghệ được sử dụng… + Phân tích yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án: Khi phân tích các yếu tố đầu vào cần chú ý đến khả năng huy động chứ không chỉ quan tâm đến nguồn nguyên vật liệu, nhân lực, phương diện kỹ thuật và công nghệ… Giả sử chúng ta có nguồn nguyên liệu rất dồi dào, nhưng những vấn đề về giao thong, dịch vụ…lại cản trở quá trình huy động của DN thì khi đó yếu tố đầu vào không khả quan. Bởi vậy chúng ta còn phải chú đên những vấn đề về giao thông vận tải, điện nước thuỷ lợi, đã sẵn sàng phục vụ cho quá trình sản xuất hay chưa, mức độ ổn định của các yếu tố đầu vào ra sao. Phân tích yếu tố đầu ra của dự án: Không chỉ quan tâm đến cung cầu về sản phẩm của DN SXKD trong hiện tại mà quan trọng là phải dự đoán tốt chúng trong tương lai. Bên cạnh đó là chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ra làm sao. khi trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh hay những hàng hoá thay thế khác. Phụ lục: B¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ n¨ng tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t P/A CS B¶ng 1: Th«ng sè dù ¸n I Tæng møc vèn ®Çu t­ 1.599.824 1 Vèn cè ®Þnh 1.587.424 100% a X©y l¾p 472.584 30% b ThiÕt bÞ 460.297 29% c Chi phÝ kh¸c 259.208 16% d Dù phßng 99.158 6% e L·i vay trong TGTC 240.000 15% f VAT 56.177 4% 2 Vèn l­u ®éng ban ®Çu 12.400 1% II CÊu tróc vèn 1.531.247 100% 1 Vèn tù cã 240.000 15.67% 2 Vèn vay QHT 430.000 28.08% 3 Vèn vay NHTM 547.724 35.77% 4 Vèn vay n­íc ngoµi 313.523 20.48% Nguyªn tÖ 19.881 Ngµn USD III Chi phÝ sö dông vèn, h×nh thøc tr¶ nî 1 L·i vay vèn NHTM 0.88% th¸ng 2 L·i vay vèn l­u ®éng 1.00% th¸ng 3 L·y vay vèn QHT 6.60% n¨m 4 L·i vay vèn n­íc ngoµi 7.57% n¨m 5 Chi phÝ sö dông VTC 8.40% n¨m 6 Thêi gian tr¶ nî gèc 8 n¨m 7 H×nh thøc tr¶ nî (# 1, 2, 3, 4) 4 (#1: P constant, #2: (P+1) constant, #3; Tailored, #4: Projected) - L·i suÊt chiÕt khÊu 8.50% / n¨m - L·i suÊt vay trung b×nh 8.52%/n¨m IV Th«ng sè khai th¸c dù ¸n 1 S¶n l­îng ®iÖn trung b×nh 410 0 TrKWH/n¨m 2 Møc huy ®éng CS hµng n¨m 97.5% CS 3 C«ng suÊt t¨ng hµng n¨m 2% 4 Gi¸ b¸n 3.78 UScent/kwh 5 Chi phÝ O&M 1.6% TV§T 6 ThuÕ tµi nguyªn 2.0% Doanh thu 8 Tû gi¸ hèi ®o¸i thêi ®iÓm x©y dùng dù ¸n 2004 15.770 VND/USD 9 Kh¶ n¨ng t¨ng/gi¶m tèc møc ®Çu t­ 0% tæng V§T 10 LN ®Ó l¹i tr¶ nî 70%/LNST 11 TrÝch KHCB tr¶ nî 100% 12 Tû lÖ l¹m ph¸t gi¸ trong n­íc 08%/n¨m V ChÕ ®é thuÕ 1 ThuÕ VAT ®Çu vµo 2 ThuÕ VAT ®Çu ra 3 ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 28% 4 ¦u ®·i, khuyÕn khÝch ®Çu t­: MiÔn gi¶m thuÕ + MiÔn thuÕ trong 4 n¨m ®Çu kÓ tõ khi cã doanh thu 0% + Gi¶m thuÕ trong 8 n¨m tiÕp theo 5% + Gi¶m thuÕ trong 3 n¨m tiÕp theo 10% + Gi¶m thuÕ tµi nguyªn trong 3 n¨m ®Çu 1% VI Ph­¬ng ph¸p khÊu hao c¬ b¶n 1 n¨m 1 X©y l¾p 25 n¨m 2 ThiÕt bÞ 15 n¨m 3 Chi phÝ kh¸c 10 n¨m 4 Dù phßng 10 n¨m 5 L·i vay trong TGTC 10 n¨m #1: KHCB theo ph­¬ng ph¸p ®­êng th¼ng #2: KHCB theo ph­¬ng ph¸p s¶n l­îng T« thÈm ®Þnh b¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ nang tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t P/A CS ph­¬ng ph¸p ®­êng th¼ng B¶ng 2: B¶ng tÝnh khÊu hao c¬ b¶n TT C¸c chØ tiªu Gi¸ trÞ KH TR§ N¨m ho¹t ®éng TGKH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11-25 1 Vèn cè ®Þnh 1.587.424 a - X©y l¾p 472.584 25 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 18.903 b - ThiÕt bÞ 460.297 15 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 30.686 0 c Chi phÝ kh¸c 259.208 10 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 25.921 0 d - Dù phßng 99.158 10 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 9.916 0 e - L·i vay trong TGTC 240.000 10 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 0 f - VAT 56.177 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Vèn l­u ®éng ban ®Çu 12.400 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tæng céng gi¸ trÞ khÊu hao 1.531.247 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 Gi¸ trÞ cßn l¹i 56.177 Dßng tiÒn khÊu hao 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 T« thÈm ®Þnh b¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ nang tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t P/A CS ph­¬ng ph¸p ®­êng th¼ng Ghi chó: - Tr¶ nî gèc ®ù¬c lËp víi 3 ph­¬ng ¸n tr¶ nî kh¸c nhau, gåm Møc tr¶ nî gèc ®Òu c¸c n¨m trong 9 n¨m (Equal P), møc tr¶ nî gèc vµ l·i ®Òu nhau trong 9 n¨m (Equal P+l), møc tr¶ nî gèc theo tû lÖ % so víi tæng sè vèn vay ®¶m b¶o tæng møc tû lÖ tr¶ trong 9 n¨m b»ng 100% tæng vèn vay vµ c©n ®èi tr¶ nî tõ Dù ¸n h×nh thøc t¶ nî thø 4 lµ h×nh thøc c©n ®èi c¸c nguån tõ dù ¸n. - Tuú h×nh thøc tr¶ nî ®­îc quy ®Þnh ë BiÓu 1 - B¶ng th«ng sè dù ¸n, c¸c néi dung trong BiÓu sè 2 - KÕ ho¹ch tr¶ nî nh­ Tr¶ l·i vay tr¶ nî gèc sÏ tù cho h×nh thøc tr¶ nî ®­îc qui ®Þnh t¹i. BiÓu sè 1 - B¶ng th«ng sè dù ¸n. T« thÈm ®Þnh b¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ nang tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t P/A CS ph­¬ng ph¸p ®­êng th¼ng B¶ng 4: B¶ng tÝnh doanh thu - chi phÝ - lîi nhuËn Sè TT kho¶n môc §¬n vÞ n¨m ho¹t ®éng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 C«ng suÊt huy ®éng % 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 2 Gi¸ b¸n d/kwh 596 601 606 611 615 620 625 630 635 640 3 S¶n l­îng tiªu thô Kwh 399.75 399.75 399.75 399.75 399.75 399.75 399.75 399.75 399.75 399.75 4 Tû gi¸ tÝnh to¸n VND/USD 16.989 17.244 17.502 17.765 18.031 18.302 18.576 18.855 19.138 19.425 5 Tæng Doanh thu Tr.® 238.293 240.200 242.121 244.058 246.011 247.979 249.963 251.962 253.978 256.010 6 Chi phÝ ho¹t ®éng Tr.® 27.782 27.801 27.820 30.280 30.319 30.358 30.398 30.438 30.478 30.519 a - O & M Tr.® 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 d - ThuÕ tµi nguyªn Tr.® 2.383 2.402 2.421 4.881 4.920 4.960 4.999 5.039 5.080 5.120 7 LN tr­íc thuÕ vµ KH vµ l·i vay Tr.® 210.512 212.399 214.301 213.778 215.692 217.620 219.565 221.524 223.500 225.491 a- L·i vay phÇn vèn quü hç trî Tr.® 28.380 24.833 21.285 17.7738 14.190 10.643 7.095 3.548 0 0 b- L·i vay phÇn vèn NHTM Tr.® 57.840 56.657 54.596 51.805 48.466 44.352 39.400 33.737 27.160 13.923 c- L·i vay vèn n­íc ngoµi Tr.® 25.568 23.356 21.073 18.715 16.282 13.772 11.183 8.513 5.760 2.923 c- KHCB Tr.® 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 8 LN tr­íc thuÕ Tr.® -10.720 -1.873 7.922 16.094 27.328 39.428 52.460 66.301 81.153 99.218 9 ThuÕ thu nh©pm doanh nghiÖp Tr.® 0 0 0 0 0 0 2.623 3.315 4.058 4.961 10 Lîi nhuËn rßng (NPAT) Tr.® -10.720 -1,873 7.922 16.094 27.328 39.428 49.837 62.986 77.096 94.257 T« thÈm ®Þnh b¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ nang tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t P/A CS B¶ng 5: c©n ®èi tr¶ nî Theo kÕ ho¹ch n¨m ho¹t ®éng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 KÕ ho¹ch tr¶ nî hµng n¨m 208.677 209.100 207.360 203.290 200.877 198.400 194.018 190.934 187.738 16.193 I. D­ nî ®Çu kú 1.291.247 1.192.523 1.084.970 969.998 849.306 720.750 720.750 583.724 285.895 122.502 - Nî g«c tr¶ hµng n¨m 98.724 107.553 114.972 120.692 128.556 137.026 137.026 144.313 163.393 5.762 - L·i tr¶ hµng n¨m 109.953 101.547 92.388 82.598 72.321 61.374 61.374 49.706 24.345 10.431 II. D­ nî cuèi kú 1.192.523 1.084.970 969.998 849.306 720.750 583.724 583.724 439.412 122.502 116.740 c©n ®èi nguån tr¶ nî thùc tÕ tõ dù ¸n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 I. Nguån tr¶ nî gèc trong kú 98.724 107.553 114.972 120.692 128.556 137.026 144.313 153.517 163.393 175.406 167.899 169.244 170.600 - KHCB - LN ®Ó l¹i (70%) 109.426 -10.702 109.426 -1.873 109.426 5.545 109.426 11.266 109.426 19.129 109.426 27.600 109.426 34.886 109.426 44.090 109.426 53.967 109.426 65.980 49.590 118.309 49.590 119.654 49.590 121.011 II. D­ nî ®Çu kú 1.315.477 1.216.753 1.090.200 994.229 873.536 744.980 607.954 463.642 310.125 146.732 0 0 0 - Vay quü hç trî 430.000 376.250 322.500 268.750 215.000 161.250 107.500 53.730 0 0 0 0 0 - Vay NHTM 547.724 536.525 517.004 490.578 458.954 419.996 373.106 319.475 257.194 131.848 0 0 0 - Vay vèn n­íc ngoµi 337.754 308.538 278.370 247.227 215.088 181.928 147.726 112.456 76.095 38.618 0 0 0 III. Tr¶ nî trong kú - Vay quü hç trî - Vay NHTM - Vay vèn n­íc ngoµi 98.724 53.750 11.199 33.775 107.553 53.750 19.521 34.282 114.972 53.750 26.425 34.769 120.692 53.750 31.624 35.318 128.556 53.750 38.958 35.848 137.026 53.750 46.890 36.386 144.313 53.760 53.631 36.931 153.517 53.750 62.281 37.485 163.393 125.346 38.048 175.406 136.788 38.618 167.899 169.244 170.600 IV. D­ nî cuèi kú 1.216.753 1.109.200 994.229 873.536 744.980 607.954 463.642 310.125 146.732 0 0 0 0 - Vay quü hç trî 376.250 322.500 268.570 215.000 161.250 107.500 53.750 0 0 0 0 0 0 - Vay NHTM 536.525 517.004 490.578 458.954 419.996 373.106 319.475 257.194 131.848 0 0 0 0 - Vay vèn n­íc ngoµi 303.978 274.256 243.574 211.909 179.240 145.543 110.794 74.971 38.048 0 0 0 0 T« thÈm ®Þnh b¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ nang tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t P/A CS B¶ng 6: dßng tiÒn vµ c¸c chØ tiªu ®¸nh gi¸ dù ¸n Sè TT kho¶n môc §¬n vÞ n¨m ho¹t ®éng 2004 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 1 Tæng doanh thu 238.293 242.121 242.121 246.011 246.011 247.979 2 Chi phÝ ho¹t ®éng 27.782 27.801 27.820 30.319 30.319 30.358 3 Thu nhËp thuÇn (EBITDA) 210.512 212.399 214.301 213.773 215.692 217.620 4 ThuÕ thu nhËp D/nghiÖp - (356.600) (219.900) (393.000) (562.342) 210.512 212.399 214.301 213.778 215.692 217.620 5 Dßng tiÒn toµn bé Dù ¸n - 210.512 212.399 214.301 213.778 215.692 217.620 - Dßng tiÒn kinh doanh 238.293 240.200 242.121 244.058 246.11 247.979 + Doanh thu thuÇn (223.428) (218.717) (213.127) (209.249) (202.401) (194.779) + Chi phÝ 28.380 24.833 21.285 17.738 14.190 10.643 + L·i vay cè ®Þnh (phÇn vay QHT) 57.840 56.657 54.596 51.805 48.466 44.352 + L·i vay cè ®Þnh (phÇn vay NHTM) 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 - KHCB 0 0 0 0 0 0 - Dßng tiÒn ®Çu t­ 0 -356.600 -219.900 -393.000 -562.342 - §Çu t­ -350.600 -219.900 -393.000 -562.342 - Thanh lý tµi s¶n - Vèn l­u ®éng ban ®Çu - Gi¸ trÞ thu håi 6 C¸c chØ tiªu tµi chÝnh a - NPV 385.827 b - IRR 11.35% 7 KÕ ho¹ch tr¶ nî vèn vay 208.677 209.100 207.360 203.290 200.877 198.400 a - Tr¶ nî gèc 98.724 107.553 114.972 120.692 128.556 137.026 b - Tr¶ l·i vay vèn cè ®Þnh 109.953 101.547 92.388 82.598 72.321 61.374 8 Thêi gian tr¶ nî (n¨m) 10 T« thÈm ®Þnh b¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ nang tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t P/A CS B¶ng 7:b¶ng tÝnh ®é nh¹y cña dù ¸n khi 1 biÕn thay ®æi T¨ng tèc møc ®Çu t­ Ph­¬ng ¸n I t¨ng tæng møc ®Çu t­ Ph­¬ng ¸n II gi¶m tæng møc ®Çu t­ Mét sè chØ tiªu 0% 5% 10% 20% -5% -19% -15% NPV 385 827 363.937 348.535 322.371 410.733 438.558 469.930 IRR 11 35% 11.31% 11.29% 11.26% 11.40% 11.45% 11.50% TG tr¶ nî 10 11 12 12 9 9 8 gi¸ ®iÖn thay ®æi gi¸ b¸n P/A CS Ph­¬ng ¸n 1 Ph­¬ng ¸n II Ph­¬ng ¸n III Ph­¬ng ¸n IV Ph­¬ng ¸n V Ph­¬ng ¸n VI Ph­¬ng ¸n VII 3.78 3.00 3.15 3.60 3.80 4.00 4.20 4.40 NPV 385.827 22.722 91.788 298.884 395.512 492.426 589.558 686.769 IRR 11.35% 8.67% 9.20% 10.73% 11.42% 12.08% 12.74% 13.38% TG tr¶ nî 10 12 12 11 10 10 9 9 c«ng suÊt huy ®éng ban ®Çu gi¸ b¸n P/A CS Ph­¬ng ¸n 1 Ph­¬ng ¸n II Ph­¬ng ¸n III Ph­¬ng ¸n IV Ph­¬ng ¸n V Ph­¬ng ¸n VI Ph­¬ng ¸n VII NPV IRR 97.5% 65% 70% 77,9% 80% 85% 90% 95% 385.827 73.285 145.956 245.342 268.823 317.701 357.089 380.762 TG tr¶ nî 11.35% 9.01% 9.53% 10.25% 10.43 10.80% 11.11% 11.31% 10 12 12 12 12 11 11 10 T« thÈm ®Þnh b¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ nang tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t P/A CS B¶ng 8:b¶ng tÝnh ®é nh¹y cña dù ¸n khi nhiÒu biÕn thay ®æi DiÔn biÕn cña NPV khi - C«ng suÊt huy ®éng ban ®Çu - Gi¸ thay ®æi 385.827 65% 70% 75% 80% 85% 90% 95% 3.30 -108.820 -45.219 11.489 63.073 105.811 137.635 156.504 3.46 -48.062 18.535 77.992 131.843 176.429 209.693 229.505 3.68 35.364 106.195 169.150 226.073 273.446 273.446 332.587 3.80 80.869 153.906 218.719 277.399 326.624 366.593 390.405 4.00 156.652 233.206 301.166 363.686 419.530 461.816 487.031 4.20 232.207 312.289 383.849 453.790 512.698 557.252 583.862 DiÔn biÕn cña NPV khi - Gi¸ thay ®æi - Tæng møc ®Çu t­ thay ®æi 385.827 -15% -10% -5% 0% 5% 10% 20% 3.05 100.928 77.447 60.863 45.769 32.007 19.510 -3.520 3.40 277.406 249.420 224.661 206.235 191.404 177.761 153.397 3.60 378.660 348.877 322.459 298.884 281.989 267.731 242.425 3.80 480.086 448.534 420.558 395.512 373.069 357.555 331.230 4.00 581.641 548.377 518.844 492.623 468.623 447.954 419.558 4.20 683.197 648.340 617.299 589.558 564.500 541.770 508.253 T« thÈm ®Þnh b¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ nang tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t B¶ng 9: n¨m ho¹t ®éng STT Kho¶n môc §¬n vÞ -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 C«ng suÊt % 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 97,5% 2 Doanh thu tr® 238.293 240.200 242.121 244.058 246.011 247.979 249.963 251.962 253.978 3 Tæng chi phÝ tr® 223.428 218.717 213.127 209.249 202.401 194.779 186.319 177.149 167.064 a - O & M tr® 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 25.399 d- KhÊu hao TSC§ tr® 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 e- Chi phÝ söa ch÷a lín (10% KHCB) tr® g -ThuÕ tµi nguyªn tr® 2.383 2..402 2.421 4.881 4.920 4.960 4.999 5.039 5.080 m- L·i vay vèn cè ®Þnh tr® 86.220 81.490 75.881 69.543 62.656 54.994 46.495 37.284 27.160 4 Lîi nhuËn tr­íc thuÕ tr® 14.866 21.483 28.994 34.809 43.610 53.200 63.643 74.814 86.914 5 ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp tr® 0 0 0 0 0 0 2.623 3.315 4.058 6 Lîi nhuËn sau thuÕ tr® 14.866 21.483 28.994 34.809 43..610 53.200 61.020 71.499 82.856 7 Dßng tiÒn tr¶ nî tõ Dù ¸n tr® 206.052 205.954 205.603 203.336 202.609 201.661 198.636 196.760 194.585 KHCB tr® 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 109.426 LN ®Ó l¹i tr® 10.406 15.038 20.296 24.367 30.527 37.240 42.714 50.049 57.999 L·i vay vèn cè ®Þnh tr® 86.220 81.490 75.881 69.543 62.656 54.994 46.495 37.284 27.160 8 KÕ ho¹ch tr¶ nî gèc, l·i tr® 208.677 209.100 207.360 203.290 200.877 198.400 194.018 190.934 187.738 9 DSCR tr® 0.99 0.98 0.99 1.00 1.01 1.02 1.02 1.03 1.04 DSCR trung b×nh 1.01 10 D­ nî ®Çu kú 1.291.247 1.171.415 1.046.950 917.228 783.435 648.481 406.815 344.675 185.199 11 Dßng tiÒn cña dù ¸n NPV (r=8,37) IRR (n = 25 n¨m) '' % -356.600 395.947 11.39% -219.900 -393.000 -562.342 210.512 212.399 214.301 213.778 215.692 217.620 216.942 218.209 219.442 12 Dßng tiÒn cña nhµ ®Çu t­ NPV (r=8,37) ROE (n = 25 n¨m) " % -49.000 505.284 17.95% -50.000 -65.000 -76.000 1.834 3.299 6.941 10.488 14.815 19.221 . 22.923 27.276 31.704 Thêi gian tr¶ nî N¨m 10 T« thÈm ®Þnh b¶ng tÝnh to¸n hiÖu qu¶ vµ kh¶ nang tr¶ nî Dù ¸n thuû ®iÖn Cöa §¹t P/A CS ph­¬ng ph¸p ®­êng th¼ng B¶ng 10: B¶ng tÝnh l·i vay thêi gian xdcb N¨m ho¹t ®éng 2005 2006 2007 2008 2009 6T 6T 6T 6T 6T 6T 6T 6T 3T D­ ®Çu kú 0 127.600 301.200 389.350 477.500 643.500 809.500 1.050.671 1.291.842 Vay QHT 0 100.000 200.000 223.300 246.600 282.600 318.600 374.300 430.000 Vay vèn Nhµ n­íc 0 0 46.000 46.000 46.000 86.000 126.000 219.710 313.420 Vay NHTM 0 27.600 55.200 120.050 184.900 274.900 364.900 456.661 548.422 Ph¸t sinh trong kú 127.600 173.600 88.150 88.150 166.000 166.000 241.171 241.171 0 Vay QHT 100.000 100.000 23.300 23.300 36.000 36.000 55.700 55.700 Vay vèn Nhµ n­íc 46.000 40.000 40.000 93.710 93.710 Vay NHTM 27.600 27.600 64.850 64.850 90.000 90.000 91.761 91.761 L·i vay 4.757 11.256 15.449 19.642 27.096 34.550 44.780 55.010 27.505 - L·i QHT 3.300 6.600 7.369 8.138 9.326 10.514 12.352 14.190 7.095 - L·i vay Nhµ n­íc 0 1.741 1.741 1.741 3.255 4.769 8.316 11.863 5.931 - L·i NHTM 1.457 2.915 6.339 9.763 14.515 19.267 24.112 28.957 14.478 L·i vay trong TGTC 240.043 Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng. Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm XX I. Chi phí quản lý phân xưởng 1. Định phí - Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ) - Chi phí thuê mướn nhà xưởng - Phí bảo hiểm nhà xưởng - Chi phí duy tu bảo trì thường xuyên khác 2. Biến phí - Nhiên liệu, phụ tùng thay thế - Dịch vụ mua ngoài II. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1. Định phí -Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ) - Chi phí thuê mướn văn phòng -Văn phòng phẩm, điện thoại - Phí bảo hiểm văn phòng - Chi phí duy tu bảo trì thường xuyên khác 2. Biến phí - Các khoản chi phí theo mức độ sản xuất III. Chi phí bán hàng 1. định phí -Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ) - Chi phí thuê mướn cửa hàng -Chi phí tiếp thị và các chi phí khác 2. Biến phí - Bao bì, đóng gói - Chi phí vận chuyển - Các chi phí trực tiếp phục vụ bán hàng khác. Lịch khấu hao. Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm XX 1. Nhà xưởng - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ -Giá trị còn lại cuối kỳ II. Thiết bị - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại cuối kỳ III. Chi phí đầu tư khác - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại cuối kỳ IV. Tổng cộng - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Giá trị còn lại cuối kỳ B¶ng 3: B¶ng tÝnh khÊu hao c¬ b¶n Sè TT kho¶n môc tr¶ nî §¬n vÞ møc tr¶ hµng n¨m 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I PhÇn vèn vay th­¬ng m¹i Tr. ® 1.291.247 1 - D­ nî ®Çu kú Tr. ® 1.291.274 1.291.247 1.192.523 1.084.970 969.998 849.306 720.750 583.724 439.412 285.895 122.502 2 - H×nh thøc tr¶l·i hµng n¨m Tr. ® 109.953 101.547 92.388 82.598 72.321 61.374 49.706 37.417 24.345 10.431 + H×nh thøc 1 (Equal P) Tr. ® 161.406 161.406 161.406 161.406 161.406 161.406 161.406 161.406 0 0 + H×nh thøc 2 (Equall 1 + P) Tr. ® 158.269 159.155 160.046 160.943 161.943 162.750 163.578 164.578 0 0 + H×nh thøc 3 (Tailored) Tr. ® 5% 7% 10% 10% 13% 20% 10% 10% 10% + H×nh thøc 4 (Projected) Tr. ® 98.724 107.553 114.972 120.692 128.556 137.026 153.517 153.517 163.393 5.762 3 Tr¶ nî gèc hµng n¨m Tr. ® 98.724 107.553 114.972 120.692 128.556 137.026 153.517 153.517 163.393 5.762 4 - KÕ ho¹ch tr¶ nî vèn vay Tr. ® 0 208.677 209.100 207.360 203.290 200.877 198.400 190.934 190.934 187.738 16.193 6 - D­ nî gèc cuèi kú Tr. ® 1.291.247 1.192.523 1.084.970 969.998 849.306 720.750 583.724 439.412 285.895 122.502 116.740 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sổ tay tín dụng do NHNo&PTNT Việt Nam phát hành năm 2004 2. Hệ thống hoá các văn bản, định chế của NHNo&PTNT Việt Nam 3. Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá qua các năm: 2003, 2004, 2005. 4. Các văn bản quy định về quyền phán quyết mức cho vay tối đa trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hoá. 5. Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam 6. Tài liệu tập huấn chuyên đề thẩm định-NHNo&PTNT Việt Nam 7. Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh 2003-2005 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32256.doc
Tài liệu liên quan