Tài liệu Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Vinateximex: ... Ebook Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Vinateximex
60 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty Vinateximex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may 9
Bảng 1: Báo cáo tài chính của công ty VINATEXIMEX trong 4 năm 10
Bảng 2: Sản lượng nhập khẩu một số mặt hàng của công ty Vinateximex 15
Bảng 3: Doanh thu nhập khẩu các mặt hàng của công ty Vinateximex) 19
Bảng 4 : Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ nhập khẩu của công ty 20
Bảng 5 : Tổng hợp lao động của công ty qua các năm 23
Bảng 6: Tình hình nhập khẩu mặt hàng bông của công ty Vinateximex 27
Bảng 7: Tình hình nhập khẩu mặt hàng sợi của công ty Vinateximex 29
Bảng 8: Tình hình nhập khẩu máy móc và thiết bị dệt may của công ty 30
Bảng 9: Tình hình nhập khẩu hóa chất thuốc nhuộm của công ty Vinateximex 31
Bảng 10 : Số liệu nhập khẩu một số mặt hàng khác của công ty 32
Bảng 11 : Kim ngạch nhập khẩu từ khu vực Châu Âu 33
Bảng 12 : Kim ngạch nhập khẩu khu vực Châu Á 34
Bảng 13: Tổng hợp tình hình nhập khẩu theo khu vực địa lý của công ty Vinateximex 38
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế của nước ta, ngành dệt may luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó đã được nhiều chuyên gia kinh tế lựa chọn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn.Ngành dệt may luôn giải quyết được rất nhiều việc làm cho lao động ở Việt Nam, sản phẩm dệt may được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch luôn đứng trong top 3 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất, mang về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn, ngành dệt may còn có vai trò thúc đầy sự phát triển của một số ngành kinh tế khác cũng như sự phát triển của cả nền kinh tế đất nước.
Vào ngày 08/12/2005, Tổng công ty Dệt May Việt Nam đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ về việc thành lập tập đoàn dệt may Việt Nam, gọi tắt là VINATEX. Tập đoàn Dệt May VN được thành lập theo mô hình một công ty mẹ trên cơ sở tổ chức lại cơ quan quản lý, điều hành và một số đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Dệt may VN hiện nay. Tập đoàn Dệt may VN gồm 10 đơn vị và 69 công ty con, công ty liên kết, trong đó có 3 công ty khác cũng hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con là Công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt may Hà Nội và Công ty Dệt Phong Phú. Trong bản báo cáo này em xin trình bày một cách tổng quan về công ty Cổ Phần sản xuất, xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam ( VINATEXIMEX ) như: Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh trong 5 năm trở lại đây.
Qua bàì chuyên đề này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths Trần Thị Phương Hiền đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài chuyên đề.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦNSẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY
Tên tiếng anh: TEXTILE – GARMENT IMPORT – EXPORT AND PRODUCTION BUSSINESS CORPORATION
Tên giao dịch: VINATEXIMEX
Trụ sở chính đặt tại: 20 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Mã số thuế: 0102405830
Số điện thoại : (84-4) 8.622.550/6.335.586
Fax: (84-4) 8.624.620/6.335.020
Email : vinateximex@hn.vnn.vn; vinateximex@vinateximex.vn
Chi nhánh tại thành phố Hải Phòng: Số 315 đường Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
ĐT, Fax : (84-31) 766.073
Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Phòng 205 Số 4 Lê Lợi, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí Minh
ĐT, Fax : (84-8) 8.226.114
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngµnh DÖt May lµ ngµnh truyÒn thèng l©u ®êi ë ViÖt Nam, tõ xa xa, ngêi ViÖt cæ ®· sím biÕt trång d©u nu«i t»m vµ dÖt lôa, nghÒ trång b«ng dÖt v¶i tõ thÕ kû thø IV-V ®· kh¸ ph¸t triÓn. Ngµnh dÖt may xuÊt khÈu cña ViÖt Nam ra ®êi tõ nh÷ng n¨m 1958 ë miÒn B¾c vµ nh÷ng n¨m 1970 ë miÒn Nam, tuy nhiªn sau khi ®Êt níc thèng nhÊt, th× dÖt may ViÖt Nam míi cã sù ph¸t triÓn ®¸ng kÓ. Tuy nhiªn, thêi kú nµy hµng dÖt may cña chóng ta chñ yÕu xuÊt sang thÞ trêng Liªn X« vµ c¸c níc §«ng ¢u theo nghÞ ®Þnh th ®îc ký kÕt h»ng n¨m gi÷a c¸c ChÝnh phñ.
Việc kinh doanh các mặt hàng dệt may theo các nghị định thư hoàn toàn chịu sự quản lý của nhà nước, chỉ tiêu hàng dệt may xuất khẩu được giao cho một số đơn vị làm đầu mối xuất khẩu, sau đó các đơn vị đầu mối này mới giao cho các đơn vị sản xuất thực hiện. Việc mua bán sản phẩm dệt may này được hiểu theo nghĩa tương trợ là chính.
Năm 1987, liên hiệp các xí nghiệp dệt được chuyển thành liên hiệp sản xuất – xuất khẩu dệt, kết hợp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu
Năm 1993, liên hiệp sản xuất – xuất khẩu dệt được chuyển đổi thành công ty dệt Việt Nam ( TEXIMEX ) với hai chức năng chính:
Trung tâm thương mại của ngành dệt, lấy xuất nhập khẩu là trung tâm hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của ngành.
Làm đầu mối của ngành Kinh tế - Kỹ Thuật và là hạt nhân của hiệp hội dệt Việt Nam
Tuy vËy, m« h×nh nµy cha ®¸p øng ®îc yªu cÇu cñng cè vµ ph¸t triÓn ngµnh dÖt, cha ph¸t huy ®îc søc m¹nh tæng hîp, kh«ng t¹o ®îc thÕ vµ lùc ®Ó thóc ®Èy vµ ph¸t triÓn s¶n xuÊt kinh doanh.
MÆt kh¸c, NghÞ ®Þnh 388-H§BT ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho c¸c c¬ së dÖt may ph¸t huy thÕ chñ ®éng nhng c¸c c¬ së nµy l¹i thiÕu sù liªn kÕt víi nhau ®Ó t¹o thµnh søc m¹nh, bªn c¹nh ®ã cßn xuÊt hiÖn t×nh tr¹ng tranh mua, tranh b¸n trong s¶n xuÊt kinh doanh. Do qu¶n lý ph©n t¸n nªn chóng ta kh«ng ®ñ søc cã ®¹i diÖn ë mét sè níc còng nh c¸c cuéc triÓn l·m ë níc ngoµi. NhiÒu c«ng ty níc ngoµi ®· lîi dông s¬ hë vÒ mÆt qu¶n lý ®Ó chÌn Ðp vµ thùc hiÖn nh÷ng thñ ®o¹n dÉn ®Õn thua thiÖt cho ®Êt níc ta nãi chung vµ c¸c c¬ së dÖt may nãi riªng.
Trong thời điểm những năm 90 của thế kỷ 20, do những lý do như sự yếu thế trong cạnh tranh ở các thị trường ngoài nước, việc tan rã của Liên Xô làm ngành dệt may bị mất đi một thị trường quan trọng nhất phải chuyển hướng sang các thị trường : EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…, và một lý do nữa là do sự thiếu liên kết giữa ngành dệt và ngành may nên việc phát triển của hai ngành này không cân đối. Vì các lý do trên, ngày 19/04/1995 Thủ Tướng Chính Phủ đã ký quyết định thành lập Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam ( VINATEX ). Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam là một trong các Tổng Công Ty nhà nước có mô hình tổ chức và hoạt động theo quyết định số 91/ TTg ngày 07/ 03/ 1994 của Thủ Tướng Chính Phủ. Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam được thành lập với mục đích tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà Nước giao; nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công Ty, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu hàng dệt may được thành lập trên cơ sở tổ chức lại ban xuất nhập khẩu của Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam năm 2000 và đến năm 2006 sát nhập với Công ty dịch vụ thương mại số 1 thuộc thành Công ty Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Sau đó công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may được chuyển đổi sang cổ phần hóa theo quyết định số 2414/QĐ-BCN ngày 12/7/2007 của Bộ Công nghiệp.
III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX
Tự chủ kinh doanh theo phân cấp, uỷ quyền của Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty.
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Công ty.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hàng năm của Công ty phù hợp với nhiệm vụ do Tổng công ty giao và đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của thị trường.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các Hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác, các công ty có quan hệ làm ăn.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn bao gồm: Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương đã đăng ký. Thực hiện khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty ; Thực hiện chính sách BHXH, BHYT; luôn cái thiện điều kiện làm việc, trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động ; Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên; Phối hợp với tổ chức quần chúng: Đảng, Đoàn thể, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong Công ty thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người lao động, chăm lo đời sống vật chất văn hóa và tinh thần của CBCNV.. Đảm bảo cho người lao động được tham gia vào quản lý Công ty.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Tổng công ty và Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Pháp luật về tính xác thực của nó.
- Tổ chức công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tổ chức công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Thực hiện đúng các quy định về quản lý vốn, quản lý tài sản và các quỹ, các chế độ về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do Tổng công ty và các cơ quan chức năng khác của Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Pháp luật về tính xác thực của các hoạt động tài chính trong Công ty.
- Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) trực tiếp cho Nhà nước tại địa phương theo quy định của Pháp luật.
- Xây dựng và huấn luyện lực lượng bảo vệ, dân quân tự vệ, phòng chống cháy nổ, phối hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của Công ty. Làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng toàn dân.
IV. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX
4.1. SẢN PHẨM KINH DOANH CHÍNH
Kinh doanh từ năm 1978 đến năm 1995: Công ty XNK hàng dệt, kinh doanh XNK các mặt hàng dệt may, nguyên liệu phụ liệu ngành dệt - may.
Kinh doanh từ năm 1995 đến năm 2000: Ban xuất nhập khẩu – Tổng Công Ty dệt may Việt Nam, kinh doanh XNK các mặt hàng dệt may, nguyên phụ liệu ngành dệt may, máy móc thiết bị dệt – may, hóa chất, thuốc nhuộm, bông xơ, sợi,…trong ngành dệt may. Kinh doanh thiết bị công nghiệp chuyên dùng, thiết bị thí nghiệm - kiểm tra, thiết bị dạy nghề - đào tạo; thiết bị tiêu dùng: thang máy, điều hòa, máy phát điện…
Kinh doanh từ năm 2000 đến năm 2006: Công ty XNK dệt may, kinh doanh XNK và nội địa các mặt hàng dệt may, nguyên phụ liệu, bông, xơ, sợi, máy móc thiết bị hóa chất thuốc nhuộm phục vụ cho ngành dệt may; kinh doanh trang phục công sở, quần áo bảo hộ lao động…Kinh doanh thiết bị công nghiệp chuyên dùng, thiết bị thí nghiệm – kiểm tra, thiết bị dạy nghề - đào tạo; thiết bị tiêu dùng: thang máy, điều hòa, máy phát điện, xe cẩu, xe cứu hộ…
4.2. THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY
Là một công ty Cổ Phần có đặc thù hoạt động trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu, công ty Cổ Phần sản xuất, xuất nhập khẩu dệt may có một thị trường rất rộng lớn trên toàn thế giới. Đối với thị trường trong nước, sản phẩm của VINATEXIMEX được phân phối rộng rãi trên khắp 64 tỉnh thành, còn đối với thị trường ngoài nước sản phẩm của công ty cũng đã được xuất khẩu đến khắp 5 châu lục và nhập khẩu các loại nguồn lực đầu vào từ rất nhiều nước trên khắp thế giới.
Xuất khẩu :
- Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, Châu Âu..- Khăn Bông sang Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc v.v…- Hàng thủ công mỹ nghệ : thảm len, cói…sang thị trường Argentina. Mexico, Ucraina- Cà phê sang thị trường Đức, Thụy Sĩ v.v..
Kim ngạch xuất khẩu bình quân : 9,0 triệu USD/năm
Nhập khẩu
- Bông xơ từ châu phi, Mỹ, Australia, Uzebekistan.- Nhập khẩu thiết bị máy móc cho nghành dệt may và các nghành công nghiệp- Nhập khẩu các loại nguyên liệu phục vụ cho các nghành công nghiệp khác như giấy kraft để sản xuất bao bì xi măng, PVC nội thất cho ngành xây dựng…- Hóa chất thuốc nhuộm từ Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan.Kim ngạch nhập khẩu bình quân : 27,0 triệu USD/năm
Kinh doanh nội địa :
Sợi, chỉ các loại, hàng thời tran, quần áo BHLĐ, phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước, các đơn vị trong ngành xây dựng, giao thông vận tải và một số ngành khác…
4.3. TÌNH HÌNH SƠ BỘ VỀ LAO ĐỘNG
Tổng số lao động của công ty là 143 người. Trong đó trình độ đại học và trên đại học có 110 người, trình độ cao đẳng và trung cấp là 33 người. Trong lĩnh vực sản xuất có 30 người, trong đó số cán bộ chuyên môn gồm có 20 người. Trong lĩnh vực kinh doanh có 113 người, trong đó cán bộ quản lý có 28 người, cán bộ kỹ thuật 22 người và cán bộ chuyên môn có 63 người.
4.4. TÌNH HÌNH VỀ VỐN VÀ MÁY MÓC THIẾT BỊ
Vốn điều lệ của công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may là 35 tỷ đồng. Các loại máy móc bao gồm: Máy dệt, máy nhuộm, các loại máy phụ trợ, thiết bị thí nghiệm cho ngành dệt, máy JuKi Nhật Bản, thiết bị thủy điện, thiết bị công trình xây dựng
V. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
TT SX VÀ KD CHI
TT THIẾT KẾ THỜI TRANG
KHỐI SẢN XUẤT
PHÒNG KH THỊ TRƯỜNG
CHINH NHÁNH HP
PHÒNG TCHC
PHÒNG TCKT
CHI NHÁNH TPHCM
PHÒNG XNK DỆT MAY I
KHỐI VP, QL
KHỐI KINH DOANH
PHÒNG XT VÀ PT DỰ ÁN
PHÒNG KDXNK VẬT TƯ
PHÒNG KD NỘI ĐỊA
PHÒNG XNK TỔNG HỢP
PHÒNG XNK DỆT MAY II
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may
VI. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX
Trong 3 năm 2005, 2006, 2007, 2008 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều biến động, nhưng về cơ bản công ty làm ăn có lãi, cơ cấu tài sản và bảng báo cáo tài chính của công ty thể hiện ở bảng sau:
TT
DANH MỤC
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng tài sản
215,304,853,160
217,730,985,737
253,780,805,967
326,381,293,172
2
Tổng nợ phải trả
175,755,157,782
172,027,302,553
217,065,249,079
239,374,375,003
3
Vốn lưu động
208,462,637,281
210,001,683,612
253,780,805,967
294,372,374,115
4
Doanh thu
781,640,371,150
722,156,921,081
786,881,186,221
907,385,558,776
5
Lợi nhuận trước thuế
2,667,612,573
3,017,444,246
1,581,408,337
3,765,458
6
Lợi nhuận sau thuế
1,920,681,053
2,172,559,857
1,138,614,003
2,711,129
Bảng 1: Báo cáo tài chính của công ty VINATEXIMEX trong 4 năm
Đơn vị: VND
( Nguồn: Công ty Vinateximex )
Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong 4 năm chúng ta có thể rút ra một số nhận xét, so sánh như sau:
So với năm 2005, doanh thu của công ty năm 2006 giảm 59.483.450.100 (VND ), đạt 92,4%. Còn doanh thu của công ty năm 2007 so với năm 2005 thì tăng 5.240.815.100, đạt 100,67%. Mặc dù doanh thu của công ty trong năm 2006 nhỏ nhất so với các năm 2005 và 2007, nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006 lại cao nhất so với các năm 2005 và 2007, năm 2007 mặc dù có doanh thu cao nhất trong 3 năm nhưng lợi nhuận trước thuế trong năm đó lại là nhỏ nhất. Cụ thế lợi nhuận trước thuế của năm 2006 đạt 3.017.444.246, đạt 113% so với năm 2005 và đạt 190,1% so với năm 2007.
Nguyên nhân của hiện tượng doanh thu tuy đạt rất cao trong năm 2007 nhưng lợi nhuận thu về lại thấp là do các loại chi phí cho sản xuất kinh doanh tăng cao.Trong năm 2007, giá cả các loại mặt hàng phục vụ cho sản xuất tăng lên từng ngày như xăng dầu, bông, sợi.. các loại chi phí khác cũng tăng giá như chi phí nhân công, chi phí vận tải.. và giá cả hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về cũng tăng. Những yếu tố đó khiến cho chi phí sản xuất tăng lên rất nhiều, mặc dù trong năm 2007 công ty đã tìm ra nhiều giải pháp để bán được nhiều hàng hơn, nhưng chi phí cao đã khiến cho lợi nhuận thu về không nhiều. Có thể nói năm 2007 là một năm mà công ty gặp khá nhiều bất lợi và khó khăn trong kinh doanh. Còn trong năm 2008, đó là năm khá thành công trong việc kinh doanh của công ty, được thể hiện ở số doanh thu cũng như lợi nhuận tăng mạnh so với 3 năm trước đó. Doanh thu trong năm 2008 đạt hơn 907 tỷ đồng, tăng khoảng 115%, tăng khoảng 120 tỷ so với doanh thu năm 2007. Lợi nhuận năm 2008 đạt hơn 3,7 tỷ đồng, so với lợi nhuận năm 2007 đã tăng khoảng 2,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng vào khoảng 146%.
Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, kinh doanh:
Trong năm 2009 này, mặc dù mới là thời gian đầu năm nhưng công ty đã phải xác định bên cạnh những thuận lợi có được thì sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất – kinh doanh.Có thể kể ra một số thuận lợi và khó khăn như sau:
Những thuận lợi :
- Việc gia nhập WTO giúp việc thâm nhập của VINATEXIMEX vào thị trường các nước là thành viên của WTO sẽ được bớt đi phần nào khó khăn. Hạn ngạch được bãi bỏ, đặc biệt là hạn ngạch vào thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam là thị trường Mỹ cũng đã được bãi bỏ, Vinateximex sẽ có cơ hội lớn để chứng tỏ mình và cạnh tranh với các đối thủ đến từ các nước khác.
- Giá cả của các nguyên nhiên liệu trên thị trường nước ta sau một thời gian căng thẳng đã có dấu hiệu hạ nhiệt, điều đó tạo điều kiện cho việc tiết kiệm chi phí sản xuất, giúp cho công ty mạnh dạn hơn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Việc gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế nước ngoài ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, mặc dù đây là một thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng là cơ hội để các công ty của Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm sản xuất, học hỏi về các loại công nghệ mới.
Những khó khăn :
Trước đây, toàn ngành dệt may luôn được hưởng một sự ưu đãi đặc biệt của Chính Phủ, nhưng sau khi Việt Nam gia nhập WTO, theo thỏa thuận với Mỹ, dệt may Việt Nam sẽ không còn được nhận bất kỳ một khoản trợ cấp nào của Chính Phủ. Điều đó đã gây nên khó khăn rất lớn cho toàn ngành dệt may nói chung và công ty Vinateximex nói riêng, bởi từ nay công ty sẽ phải thực sự tự đứng trên đôi chân của mình, không còn có thể mong đợi sự trợ giúp từ Chính Phủ.
Việc gia nhập WTO là một cơ hội nhưng cũng mang lại đầy thách thức cho công ty. Việc phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thế giới, cũng như cạnh tranh với một đối thủ rất khó chịu trong lĩnh vực bán hàng giá rẻ là Trung Quốc, sẽ là một thách thức thực sự đối với công ty Vinateximex. Nếu không tự hoàn thiện mình và nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ khó có thể có chỗ đứng trên thị trường trong bối cảnh không còn có được sự hỗ trợ từ phía nhà nước như hiện nay.
Năm 2009 được đánh giá là năm khủng hoảng của nền kinh tế toàn thế giới, vì thế công ty cũng không thể tránh khỏi được sự ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới và quốc gia. Những cuộc khủng hoảng về giá cả, nhân công…sẽ tạo áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp. Nếu không có những giải pháp thích hợp để vượt qua cơn khủng hoảng năm nay, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tiếp tục phát triển.
Trên đây chỉ là một số thuận lợi và khó khăn mà công ty Vinateximex có thể sẽ phải đối mặt trong năm 2009, trên thực tế sẽ còn có rất nhiều thuận lợi và khó khăn khác nữa có thể nảy sinh gây tác động tới quá trình sản xuất – kinh doanh của công ty trong năm nay. Năm 2009 được cảnh báo là năm khủng hoảng của ngành dệt may Việt Nam, bởi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến khách hàng không dám đặt thêm đơn hàng, vì đầu ra bị thu hẹp nên các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX
I. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU QUA CÁC NĂM
1.1. VỀ SẢN LƯỢNG TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
Trong năm 2008, sản lượng nhập khẩu của công ty Vinateximex đạt cao nhất trong các năm. Tổng sản lượng nhập khẩu năm 2008 là 17.036.536,33 kg. Bao gồm sản lượng bông, sợi các loại, hóa chất, thuốc nhuộm, Top Acrylic, máy và thiết bị dệt may, xơ PE, xơ viscose, hạt nhựa, vòng bi (Trung Quốc). Trong các mặt hàng nhập khẩu trên thì sản lượng bông đạt tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 56,5%, đạt sản lượng là 9.627.951,87 kg. Mặt hàng bông được nhập từ rất nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới đó là: Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Thụy Sỹ, Singapore, Anh, Italia. Trong đó sản lượng nhập khẩu từ Mỹ đạt tỷ trọng lớn nhất, khoảng 3.038.184,73 kg, chiếm 31,6%. Đứng thứ 2 về sản lượng nhập khẩu bông là từ Ấn Độ, với sản lượng đạt 2.452.959,3 kg, chiếm khoảng 25,5% tổng sản lượng bông nhập khẩu.Mỹ và Ấn Độ không chỉ là thị những quốc gia đứng đầu trong việc nhập khẩu bông cho công ty VINATEXIMEX, mà ngay cả đối với thị trường Việt Nam, 2 nước này cũng luôn luôn dẫn đầu trong suốt nhiều năm nay. Singapore cũng là một quốc gia nhập khẩu bông truyền thống và chiếm tỷ trọng khá cao của công ty, trong năm 2008 sản lượng bông nhập khẩu từ Singapore đạt 1.696.867 kg. Mặt hàng đạt sản lượng nhập khẩu cao thứ 2 của công ty trong năm 2008 là hạt nhựa. Tổng sản lượng hạt nhựa nhập khẩu trong năm là 5.131.526 kg, trong đó sản lượng hạt nhựa nhập khẩu từ Thái Lan là 3.224.000 kg, đạt 63,8%, là quốc gia nhập khẩu hạt nhựa chủ đạo của công ty. Mặt hàng đạt sản lượng nhập khẩu cao thứ 3 của công ty trong năm 2008 là Xơ PE, Viscose. Sản lượng mặt hàng này nhập khẩu trong năm 2008 là 1.401.945,8 kg. Thái Lan là quốc gia chiếm tỷ lệ nhập khẩu cao nhất mặt hàng Xơ PE, Viscose vào công ty, với sản lượng là 904.455,8 ; chiếm 64,5%. Mặt hàng đạt sản lượng nhập khẩu cao thứ 3 của công ty trong năm 2008 là hóa chất, thuốc nhuộm. Sản lượng nhập khẩu hóa chất, thuốc nhuộm năm 2008 là 517.403,96 kg. Trong đó nhập khẩu hóa chất và thuốc nhuộm từ Bỉ chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nước, với sản lượng nhập khẩu là 171.768,96 kg. Ngoài ra, còn có một số mặt hàng khác nhập khẩu với sản lượng tương ứng như: Top Arcylic nhập khẩu từ Ấn Độ sản lượng đạt 158.592,7 kg; nhập khẩu vòng bi từ Trung Quốc sản lượng đạt 124.779 kg; nhập khẩu sợi các loại đạt 73.872 kg được nhập toàn bộ từ Trung Quốc; Nhập khẩu máy và thiết bị dệt may đạt sản lượng 465 chiếc.
Trong năm 2008 tổng sản lượng nhập khẩu của công ty đã đạt hơn 128% so với tổng sản lượng năm 2007.Tổng sản lượng các loại sản phẩm nhập khẩu trong năm 2007 đạt 13.274.851 kg. Trong đó mặt hàng có mức tăng sản lượng cao nhất là hạt nhựa nhập khẩu, với mức tăng là 119% so với năm 2007. Sản lượng nhập khẩu hạt nhựa năm 2007 là 4.310.482 kg. Trong năm 2007 nhập khẩu bông tiếp tục chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại mặt hàng, với sản lượng đạt 8.183.759 kg, chiếm 61,6% tổng sản lượng nhập khẩu và đạt tỷ lệ 85% so với sản lượng bông nhập khẩu năm 2008. Trong đó tỷ lệ bông nhập khẩu từ thị trường Mỹ và Ấn Độ năm 2007 đạt lần lượt 88% và 86% so với năm 2008. Mặt hàng sợi nhập khẩu đạt sản lượng 65.746,08 kg trong năm 2007, bằng 89% so với sợi nhập khẩu vào năm 2008. Đối với các loại hóa chất, thuốc nhuộm nhập khẩu năm 2007 tỷ lệ so với năm 2008 là khoảng 88%, với sản lượng đạt khoảng 455.315 kg. Sản lượng nhập khẩu máy và các thiết bị dệt may đạt khoảng 432 chiếc, bằng 93% so với năm 2008.. Sản lượng Top Acrylic nhập khẩu đạt 144.319 kg, đạt khoảng 91% so với sản lượng mặt hàng này nhập khẩu năm 2008. Sản lượng vòng bi Trung Quốc nhập khẩu đạt khoảng 114.796 kg, bằng khoảng 92% so với sản lượng nhập khẩu năm 2008.
Năm 2006, xét một cách tổng thể thì sản lượng hàng hóa nhập khẩu thấp hơn so với năm 2007. Tổng sản lượng nhập khẩu năm 2006 của công ty đạt khoảng 16.746.247 kg. Trong đó sản lượng bông nhập khẩu chiếm tới hơn 45% với sản lượng vào khoảng 7.610.896 kg, đạt 93% so với sản lượng bông nhập khẩu vào năm 2007. Sản lượng sợi các loại nhập khẩu năm 2006 đạt khoảng 60.486 kg bằng 92% sản lượng sợi nhập khẩu năm 2007. Sản lượng hóa chất, thuốc nhuộm nhập khẩu của công ty năm 2006 đạt sản lượng khoảng 400.677 kg, bằng khoảng 88% so với năm 2007. Còn các loại mặt hàng nhập khẩu khác như: Top Acrylic đạt sản lượng khoảng 129.887 kg bằng khoảng 90% so với năm 2007, máy và các loại thiết bị dệt may đạt sản lượng khoảng 376 chiếc bằng 87% so với năm 2007, hạt nhựa nhập khẩu đạt sản lượng khoảng 3.965.643 kg, bằng 92% so với năm 2007 và vòng bi Trung Quốc đạt sản lượng khoảng 107.909 chiếm khoảng 94% so với năm 2007. Dưới đây là bảng báo cáo tình hình sản lượng nhập khẩu của một số mặt hàng của công ty Vinateximex:
Mặt hàng
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ lệ %
2007 so với 2006
2008 so với 2007
Bông
Kg
9,401,695
10,109,349
9,627,952
107.53
95.24
Sợi các loại
Kg
73,399
79781.76
73,872
108.70
92.59
Hóa chất, thuốc nhuộm
Kg
400,677
455315.4848
517,404
113.64
113.64
Top Acrylic
Kg
129,887
144319.357
158,593
111.11
109.89
Máy móc, thiết bị
Bộ
376
432
465
114.89
107.64
Xơ PE, Viscose
Kg
994,685
1,145,356
1,401,946
115.15
122.40
Hạt nhựa
Kg
3,965,643
4310481.84
5,131,526
108.70
119.05
Vòng bi
Kg
107,909
114796.68
124,779
106.38
108.70
( Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex)
Bảng 2: Sản lượng nhập khẩu một số mặt hàng của công ty Vinateximex
1.2. VỀ DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG NK CỦA CÔNG TY
Xét một cách tổng thể trong 3 năm 2006, 2007, 2008 thì có thể rút ra một nhận xét tổng quan là doanh thu từ nhập khẩu của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. Doanh thu cao nhất từ nhập khẩu trong 3 năm là khoảng 32.931.358 USD vào năm 2008. Trong đó doanh thu từ nhập khẩu mặt hàng bông chiếm tới 52%, với doanh thu đạt khoảng 17.107.972 USD. Điều này có thể được giải thích đơn giản bởi tỷ lệ sản lượng bông nhập khẩu chiếm phần lớn trong tổng sản lượng các mặt hàng nhập khẩu của công ty. Tương tự đối với hạt nhựa nhập khẩu, nhờ sản lượng chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong tổng sản lượng hàng nhập khẩu của công ty trong năm 2008 nên doanh thu từ nhập khẩu hạt nhựa cũng chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong tổng doanh thu. Doanh thu từ hạt nhựa nhập khẩu đạt khoảng 6.852.801 USD, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 21% so với tổng doanh thu. Đối với mặt hàng máy và các loại thiết bị dệt may nhập khẩu, mặc dù sản lượng nhập khẩu không lớn, nhưng do giá trị của các loại máy này rất cao nên doanh thu từ nhập khẩu các loại máy móc cũng lớn, với số doanh thu là 4,756,350.52 USD, chiếm tỷ lệ hơn 14% so với tổng doanh thu từ nhập khẩu năm 2008. Doanh thu từ việc nhập khẩu xơ PE, xơ viscose đạt khoảng 2.127.663 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 6,4% so với tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty năm 2008. Doanh thu từ nhập khẩu hóa chất, thuốc nhuộm đạt khoảng 789.758 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 2% so với tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty trong năm. Doanh thu từ nhập khẩu Top acrylic đạt khoảng 532.991 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 1,6% tổng doanh thu nhập khẩu. Doanh thu từ nhập khẩu thép đạt khoảng 342.838 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 1,04% so với tổng doanh thu nhập khẩu. Doanh thu từ nhập khẩu vòng bi Trung Quốc đạt khoảng 256,504 USD, chiếm tỷ lệ so với tổng doanh thu là 0,7%. Doanh thu từ nhập khẩu sợi các loại đạt 134,447 USD, trong đó toàn bộ sợi được nhập khẩu từ Trung Quốc, chiếm tỷ lệ 0,4%. Và doanh thu từ nhập khẩu các thiết bị thí nghiệm đạt 30,031 USD, chiếm tỷ lệ so với tổng doanh thu là 0,09%.
Năm 2007, tổng doanh thu so với năm 2008 bằng khoảng 91,7%, với tổng doanh thu vào khoảng 30.209.528 USD. Trong đó doanh thu từ nhập khẩu bông chiếm tỷ lệ lớn nhất là xấp xỉ 51%, bằng 90% năm 2008, với doanh số khoảng 15.397.175 USD. Doanh thu từ nhập khẩu hạt nhựa năm 2007 là 6.441.633 USD, bằng 94% so với doanh thu năm 2008 và chiếm khoảng 21% so với tổng doanh thu năm 2007. Doanh thu từ nhập khẩu máy móc và thiết bị dệt may vào khoảng 4.518.533 USD , bằng 95% so với doanh thu hạt nhựa nhập khẩu trong năm 2008, và chiếm tỷ lệ khoảng 15% so với tổng doanh thu nhập khẩu của công ty năm 2007. Doanh thu nhập khẩu tơ PE, viscose đạt khoảng 1.957.450 USD, bằng 92% so với năm 2008 và chiếm tỷ lệ khoảng 6,5% trong tổng doanh thu nhập khẩu năm 2007. Doanh thu từ nhập khẩu các loại hóa chất và thuốc nhuộm năm 2007 đạt khoảng 734.475 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 2,4% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty năm 2007, và bằng khoảng 93% doanh thu nhập khẩu mặt hàng này năm 2008. Doanh thu từ mặt hàng Top Acrylic nhập khẩu đạt khoảng 474.362 USD, bằng 89% so với năm 2008, và chiếm tỷ lệ khoảng 1,5% so với tổng doanh thu nhập khẩu năm 2007. Doanh thu từ nhập khẩu thép đạt khoảng 308.554 USD, bằng 90% so với năm 2008 và chiếm tỷ lệ khoảng 1% trong tổng doanh thu nhập khẩu của năm 2007. Doanh thu từ nhập khẩu các thiết bị thí nghiệm đạt khoảng 27.929 USD, bằng 93% so với năm 2008, và đạt tỷ lệ khoảng 0,09% so với tổng doanh thu nhập khẩu của năm. Doanh thu từ nhập khẩu vòng bi Trung Quốc đạt khoảng 225.724USD, bằng 88% so với năm 2008, và đạt tỷ lệ khoảng 0,7% so với tổng doanh thu nhập khẩu của năm. Doanh thu từ nhập khẩu sợi các loại đạt khoảng 123.691 USD, bằng 92% so với năm 2008, và đạt tỷ lệ khoảng 0,4% so với tổng doanh thu nhập khẩu của năm 2007.
Năm 2006, tổng doanh thu từ nhập khẩu đạt khoảng 27.710.572 USD bằng khoảng 91,7% so với tổng doanh thu nhập khẩu năm 2007. Trong đó doanh thu từ nhập khẩu bông chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 50%, bằng 90% năm 2007, với doanh số khoảng 13.857.458 USD. Doanh thu từ nhập khẩu hạt nhựa năm 2006 là 5.990.719 USD, bằng 93% so với doanh thu năm 2007 và chiếm khoảng 21,6% so với tổng doanh thu năm 2006. Doanh thu từ nhập khẩu máy móc và thiết bị dệt may vào khoảng 4247421 USD , bằng 96% so với doanh thu hạt nhựa nhập khẩu trong năm 2007, và chiếm tỷ lệ khoảng 15,3% so với tổng doanh thu nhập khẩu của công ty năm 2006. Doanh thu nhập khẩu tơ PE, viscose đạt khoảng 1.879.152 USD, bằng 96% so với năm 2007 và chiếm tỷ lệ khoảng 6,7% trong tổng doanh thu nhập khẩu năm 2006. Doanh thu từ nhập khẩu các loại hóa chất và thuốc nhuộm năm 2006 đạt khoảng 705.096 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 2,5% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty năm 2006, và bằng khoảng 96% doanh thu nhập khẩu mặt hàng này năm 2007. Doanh thu từ mặt hàng Top Acrylic nhập khẩu đạt khoảng 412.695 USD, bằng 87% so với năm 2007, và chiếm tỷ lệ khoảng 1,5% so với tổng doanh thu nhập khẩu năm 2006. Doanh thu từ nhập khẩu thép đạt khoảng 274.613 USD, bằng 89% so với năm 2007 và chiếm tỷ lệ khoảng 1% trong tổng doanh thu nhập khẩu của năm 2006. Doanh thu từ nhập khẩu các thiết bị thí nghiệm đạt khoảng 26.253 USD, bằng 93% so với năm 2007, và đạt tỷ lệ khoảng 0,09% so với tổng doanh thu nhập khẩu của năm. Doanh thu từ nhập khẩu vòng bi Trung Quốc đạt khoảng 200.894 USD, bằng 89% so với năm 2007, và đạt tỷ lệ khoảng 0,7% so với tổng doanh thu nhập khẩu của năm. Doanh thu từ nhập khẩu sợi các loại đạt khoảng 116.270USD, bằng 94% so với năm 2007, và đạt tỷ lệ khoảng 0,4% so với tổng doanh thu nhập khẩu của năm 2006. Dưới đây là bảng báo cáo kết quả doanh thu các loại mặt hàng nhập khẩu của công ty Vinateximex trong 3 năm 2006, 2007 và 2008:
Mặt hàng
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ lệ %
2007 so với 2006
2008 so với 2007
Bông
USD
16,167,033.94
17,963,371.04
17,107,972.42
111.11
95.24
Sợi các loại
USD
135,226.83
143,858.33
134,447.04
106.38
93.46
Hóa chất, thuốc nhuộm
USD
705,096.54
734,475.56
789,758.67
104.._.17
107.53
Top Acrylic
USD
412,695.26
474,362.37
532,991.43
114.94
112.36
Máy và thiết bị dệt may
USD
4,247,421.01
4,518,532.99
4,756,350.52
106.38
105.26
Xơ PE, Viscose
USD
1,879,152.38
1,957,450.39
2,127,663.47
104.17
108.70
Hạt nhựa
USD
5,990,718.63
6,441,632.94
6,852,801
107.53
106.38
Thép
USD
274,613.17
308,554.12
342,837.91
112.36
111.11
Vòng bi
USD
200,894.43
225,724.08
256,504.64
112.36
113.64
Thiết bị thí nghiệm
USD
26,253.48
27,929.23
30,031.43
106.38
107.53
Tổng
USD
30,039,105.68
32,795,891.07
32,931,358.53
109.18
100.41
(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex)
Bảng 3: Doanh thu nhập khẩu các mặt hàng của công ty Vinateximex)
1.3. VỀ LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY VINATEXIMEX
( Đơn vị: VND)
Danh mục
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng tài sản
217.730.985.737
253.780.805.967
291.374.652.874
Vốn lưu động
210.001.683.612
245.364.715.214
283.698.356.147
Doanh thu nhập khẩu
502.958.698.672
520.214.856.385
559.568.814.651
Chi phí nhập khẩu
501.583.014.200
518.339.607.908
557.110.418.709
Lợi nhuận ròng nhập khẩu
1.375.684.352
1.875.248.367
2.458.395.942
( Nguồn: Phòng kế toán công ty VinatexImex)
Bảng 4 : Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ nhập khẩu của công ty
Từ bảng trên ta thấy được tình hình chung tổng quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty qua các năm. Lợi nhuận ròng nhập khẩu của công ty qua các năm 2006, 2007 và 2008 chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó có thể thấy được vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Và ta còn có thể thấy được, qua từng năm thì lợi nhuận ròng từ hoạt động nhập khẩu cũng đều tăng lên, cho dù nền kinh tế thế giới đang ngày càng gặp nhiều khó khăn cản trở. Lợi nhuận ròng từ nhập khẩu của công ty năm 2006 đạt hơn 1,3 tỷ VND, đến năm 2007 đã tăng lên hơn 1,8 tỷ VND và lên đến hơn 2,45 tỷ VND năm 2008. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty có hiệu quả. Ta có thể phân tích hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty qua các chỉ tiêu như sau:
1.3.1. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
Đây là một chỉ tiêu dùng để đánh giá trực tiếp hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Phương pháp được sử dụng là tính toán doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu và chi phí phải bỏ ra để đạt được mức doanh thu đó. Có hai chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty đó là hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối. Hiệu quả tương đối của hoạt động kinh doanh nhập khẩu được tính bằng cách lấy tổng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu chia cho tổng chi phí của hoạt động nhập khẩu. Khi chỉ tiêu này có giá trị lớn hơn 1 thì có thể coi hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả tốt, và khi giá trị này càng lớn mức độ hiệu quả càng cao. Ta có công thức tổng quát để tính chỉ tiêu này như sau:
Hnk = Qnk / Cnk Trong đó:
Hnk: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty
Qnk : Doanh thu từ nhập khẩu trong năm
Cnk : Chi phí cho hoạt động nhập khẩu trong năm Từ đó ta có thể tính được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty theo chỉ tiêu hiệu quả tương đối như sau :
Năm 2006: Hnk = 502.958.698.672 : 501.583.014.200 = 1.003
Như vậy xét một cách tương đối công ty đã kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả trong năm 2006, với tỷ số Hnk > 1
Tính toán một cách tương tự, ta có thể tính được hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tương đối của công ty trong 2 năm sau đó với các giá trị như sau:
H nk2007 = 520.214.856.385 : 518.339.607.908 = 1.004
H nk2008 = 559.568.814.651 : 557.110.418.709 = 1.004
Như vậy, qua các con số trên ta có thể thấy việc kinh doanh nhập khẩu của công ty trong các năm 2006, 2007, 2008 đều đạt hiệu quả tốt, tỷ lệ giữa kết quả thu vào luôn lớn hơn chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Đây là một tín hiệu tốt cho tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty. Ngoài ra, chỉ số hiệu quả tương đối kinh doanh nhập khẩu còn có ý nghĩa cho ta biết được rằng với một đồng chi phí bỏ ra thì công ty sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu tương ứng. Trong năm 2006, khi bỏ ra 1 đồng chi phí cho nhập khẩu công ty thu được 1,003 đồng doanh thu, trong năm 2007 và 2008 khi bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu được 1,004 đồng doanh thu nhập khẩu. Như vậy doanh thu từ nhập khẩu của công ty đã luôn giữ được sự ổn định và có hiệu quả tăng nhẹ qua các năm. Tuy mức tăng này không lớn nhưng trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia và thế giới đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc công ty giữ được hiệu quả kinh doanh có lãi là rất đáng khích lệ.
Trên đây là chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu tương đối của công ty trong vòng 3 năm qua. Để đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, ta còn sử dụng chỉ tiêu hiệu quả nhập khẩu tuyệt đối. Chỉ tiêu này cũng chính là chỉ tiêu lợi nhuận thuần của hoạt động nhập khẩu của công ty trong năm, được tính bằng cách lấy doanh thu thuần trừ đi chi phí nhập khẩu. Công thức tính như sau:
Hnk = Qnk – Cnk
Trong đó:
Hnk: Hiệu quả tuyệt đối kinh doanh nhập khẩu trong năm
Qnk : Doanh thu từ nhập khẩu trong năm
Cnk : Chi phí cho hoạt động nhập khẩu trong năm
Trong năm 2006, hiệu quả tuyệt đối kinh doanh nhập khẩu đạt khoảng hơn 1,3 tỷ VND, trong năm 2007 vào khoảng hơn 1,8 tỷ VND và năm 2008 là khoảng hơn 2,4 tỷ VND. Công ty đã thực hiện kinh doanh nhập khẩu rất có hiệu quả với mức độ hiệu quả tuyệt đối hay còn có thể gọi là lợi nhuận thuần tăng khá cao qua mỗi năm. Công ty có được những kết quả rất khả quan này là nhờ vào sự chú trọng đầu tư của đội ngũ lãnh đạo trong hoạt động nhập khẩu, và cũng nhờ vào việc công ty có một đội ngũ nhân lực rất thành thạo các kỹ năng , hoạt động có hiệu quả trong công tác nhập khẩu. Trong thành phần đội ngũ nhân lực của công ty, số người đạt trình độ đại học chiếm tỷ lệ chủ yếu, chiếm 62,3% trong năm 2006; chiếm khoảng 68,7% trong năm 2007 và khoảng 73,7% trong năm 2008, đây là lực lượng lao động chủ chốt của công ty trong suốt thời gian vừa qua và cả trong thời gian tới. Do đặc điểm của công ty là một công ty thương mại hoạt động nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quan dịch thương mại rất nhiều với các công ty nước ngoài, nên việc sử dụng tiếng nước ngoài mà đặc biệt là tiếng anh trong giao tiếp rất phổ biến. Vì vậy, yêu cầu với các nhân viên tham gia giao dịch thương mại với công ty nước ngoài là ít nhât cần phải có vốn tiếng anh tốt. Trong thời gian qua công ty cũng đã rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho nhân viên xuất nhập khẩu, có thể thấy điều đó ở số lao động thành thạo tiếng anh của công ty luôn được nâng cao dần mỗi năm. Tỷ lệ đó năm 2005 vào khoảng 19 người chiếm 16,1% ; sau đó vào năm 2006 là khoảng 29 người chiếm 22,8%; Năm 2007 khoảng 30 người chiếm 22,9%, và năm 2008 là 43 lao đông, chiếm khoảng 22% tổng số lao động của công ty trong năm.Ta có thể thấy rõ thống kê về lao động của công ty trong 4 năm qua trong bảng sau đây :
Stt
Năm
Lao động
2005
2006
2007
2008
Người
%
Người
%
Người
%
Người
%
1
LĐ quản lý
18
15,3
21
16,5
32
24,4
35
18
2
LĐ nam
51
43,2
50
39,4
53
40,5
92
47,4
3
LĐ nữ
67
56,8
77
60,6
78
59,5
102
52,6
4
LĐ có trình độ trên ĐH
2
1,7
4
3,1
5
3,8
8
4,1
5
LĐ có trình độ ĐH
54
45,8
79
62,3
90
68,7
143
73,7
6
LĐ có trình độ dưới ĐH
62
52,5
44
34,6
36
27,5
45
26,3
7
LĐ thành thạo tiếng anh
19
16,1
29
22,8
30
22,9
43
22,2
8
LĐ trên 40 tuổi
49
41,5
63
49,6
64
48,9
108
55,7
Tổng lao động
118
127
131
194
(Nguồn: Phòng tổng hợp công ty VinatexImex)
Bảng 5 : Tổng hợp lao động của công ty qua các năm
1.3.1.1.1. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu
Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo vốn kinh doanh nhập khẩu được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng lợi nhuận nhập khẩu trong năm so với tổng vốn kinh doanh của năm đó. Tỷ suất này sẽ cho biết với 1 đồng vốn kinh doanh sẽ sinh lợi được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức chung để tính tỷ suất này là:
TSLNnk= TLNnk/ VKDnk* 100%
Áp dụng công thức này cho từng năm ta có tỷ suất lợi nhuận NK theo vốn KD từng năm như sau:
TSLNnk2006 = 1.375.684.352 : 217.730.985.737* 100% = 0,63%
TSLNnk2007 = 1.875.248.367 : 253.780.805.967 * 100% = 0,74%
TSLNnk2008 = 2.458.395.942 : 291.374.652.874 * 100% = 0,84%
Khi bỏ ra một đồng vốn kinh doanh, trong năm 2006 công ty thu được 0,63 đồng lợi nhuận nhập khẩu, trong năm 2007 tăng lên 0,74 đồng lợi nhuận và tăng đến 0,84 đồng lợi nhuận trong năm 2008. Đây là một tỷ lệ khá cao, vì khi bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh công ty thu về một giá trị lợi nhuận hoàn toàn chấp nhận được, do đồng vốn kinh doanh đó không chỉ dùng cho hoạt động nhập khẩu, mà còn sử dụng cho các hoạt động kinh doanh khác của công ty.
1.3.1.2. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu
Giá trị này cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với công thức tính như sau:
TSLNNK= TLNNK/ TCFNK * 100%
Dựa vào công thức trên ta có thể tính được tỷ suất này cho 3 năm 2006, 2007, 2008 của công ty như sau:
TSLNNK2006 = 1.375.684.352 : 501.583.014.200 * 100% = 0,27%
TSLNNK2007 = 1.875.248.367 : 518.339.607.908 * 100% = 0,36%
TSLNNK2008 = 2.458.395.942 : 557.110.418.709 * 100% = 0,44%
Như vậy, với một đồng chi phí bỏ ra, trong năm 2006 công ty thu về được 0,27 đồng lợi nhuận, giá trị này tăng lên 0,36 trong năm 2007 và tăng đến 0,44 đồng lợi nhuận trong năm 2008. Có thể thấy giá trị này khá thấp, và công ty cần phải tìm cách để tăng cao giá trị lợi nhuận trên một đồng chi phí bỏ ra.
1.3.1.3. Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu
Giá trị này được tính bằng cách lấy lợi nhuận công ty thu được từ hoạt động nhập khẩu trong năm chia cho doanh thu thu được từ hoạt động nhập khẩu. Chỉ tiêu này sẽ cho ta biết được trong một đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu như sau:
TSLNNK= TLNNK/ TDTNK* 100%
Áp dụng công thức này cho từng năm, ta có thể tính được:
TSLNNK2006 =1.375.684.352 : 502.958.698.672 = 0,26%
TSLNNK2007 =1.875.248.367 : 520.214.856.385 = 0,35%
TSLNNK2008 =2.458.395.942 : 559.568.814.651 = 0,43%
Như vậy trong năm 2006, khi thu về 1 đồng doanh thu nhập khẩu thì công ty sẽ thu được tương ứng khoảng 0,26 đồng lợi nhuận, trong năm 2007 giá trị này 0,35 đồng lợi nhuận, và trong năm 2008 là khoảng 0,43 đồng lợi nhuận.
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh số lượng.
Trong các năm qua, tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty đều đạt mức cao và tăng lên theo từng năm. Trong năm 2006, tổng doanh thu từ nhập khẩu vào khoảng 502,96 tỷ đồng, mức doanh thu này năm 2007 là khoảng 520,21 tỷ đồng. Vào năm 2008, tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty đã đạt đến hơn 559,58 tỷ đồng. Như vậy doanh thu năm 2007 so với năm 2006 đã tăng lên 3,43% và năm 2008 so với năm 2007 đã tăng thêm 7,56% doanh thu. Nguyên nhân làm cho doanh thu nhập khẩu của công ty trong các năm qua đều tăng lên là do các mối quan hệ thương mại của công ty với các đối tác nước ngoài không chỉ được giữ vững mà còn ngày càng mở rộng, số đơn hàng được tăng lên nhiều hơn cũng như số lượng hàng hóa nhập khẩu trong mỗi đơn hàng cũng tăng về số lượng. Điều đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu của các cán bộ công nhân viên trong công ty nói chung. Do đặc thù là một công ty thương mại, với đặc trưng làm ăn là tìm kiếm khách hàng có nhu cầu từ trong nước, sau đó công ty sẽ tìm kiếm nguồn cung loại hàng hóa đó ở nước ngoài để nhập về bán cho khách hàng trong nước. Công ty đã có chiến lược chủ động tìm kiếm đối tác và thị trường, nhờ vào uy tín trong kinh doanh và còn có sự hậu thuẫn của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, do đó các đối tác trong nước cũng như ngoài nước của công ty đã tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, việc giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài cũng đã diễn ra ngày càng thuận lợi, nhà nước cũng đã có nhiều cải cách trong luật pháp để nhằm khuyến khích các công ty đẩy mạnh buôn bán với nước ngoài.
Về lợi nhuận, trong 3 năm qua lợi nhuận từ nhập khẩu của công ty luôn tăng lên mỗi năm, chứng tỏ công ty làm ăn luôn có lãi. Lợi nhuận nhập khẩu năm 2006 là hơn 1,3 tỷ đồng, đến năm 2007 lợi nhuận tăng lên hơn 1,8 tỷ và đã tăng lên 2,4 tỷ vào năm 2008. Lợi nhuận của công ty tăng lên là nhờ vào doanh thu nhập khẩu đã tăng lên theo từng năm và đã giảm được nhiều mức chi phí. Tuy nhiên, dù lợi nhuận đã tăng lên nhưng đó chưa phải là mức tăng tối ưu, công ty còn có thể tăng số lợi nhuận cao hơn nữa. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần tìm ra những giải pháp để tăng thêm lợi nhuận.
1.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong hoạt động nhập khẩu
Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty trong năm chia cho số vốn lưu động bình quân của công ty trong năm đó. Ta có công thức sau đây để tính hiệu quả sử dụng vốn bình quân:
HVL§= DT/ VL§BQ
Áp dụng công thức trên cho từng năm ta có kết quả sau đây:
HVLD2006 = 502.958.698.672 : 210.001.683.612 = 2,39
HVLD2007 = 520.214.856.385 : 245.364.715.214 = 2,12
HVLD2008 = 559.568.814.651 : 283.698.356.147 = 1,97
Từ các kết quả trên ta thấy tỷ lệ tăng của vốn lưu động sử dụng trong hoạt động nhập khẩu hàng năm giảm dần so với tỷ lệ tăng của doanh thu nhập khẩu. Điều này được giải thích là do trong những năm gần đây công ty đã tăng nguồn vốn cố định trong cơ cấu vốn, để đầu tư cải tiến công nghệ.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO MẶT HÀNG
2.1. MẶT HÀNG BÔNG
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ 2007 so với 2006
Tỷ lệ 2008 so với 2007
Sản lượng
9,401,695.001
10,109,349.46
9,627,951.87
107.53
95.24
Doanh thu
16,167,033.94
17,963,,371.04
17,107,972.42
111.11
95.32
( Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex)
Bảng 6: Tình hình nhập khẩu mặt hàng bông của công ty Vinateximex
Trong các loại mặt hàng nhập khẩu của công ty Vinateximex, bông luôn luôn là một mặt hàng tối quan trọng, bởi vì đây là loại mặt hàng luôn mang lại kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong các loại hàng hóa nhập khẩu của công ty, và cũng chiếm sản lượng nhập khẩu cao nhất mỗi năm. Hiện nay nhu cầu bông của ngành dệt may ở nước ta rất lớn, đạt hơn 200.000 tấn/ năm, tuy vậy lượng bông trong nước sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu này thường không đáng kể, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ khoảng hơn 1%. Lý do là vì hiện nay những khó khăn cản trở nghề trồng bông rất nhiều, đó là giá bông liên tục giảm, diện tích trồng bông bị thu hẹp, bông trong nước sản xuất không thể cạnh tranh được với bông nhập khẩu từ nước ngoài….vì thế người nông dân đã không còn nghĩ đến cây bông như một loại cây giúp họ giàu lên. Điều đó dẫn đến bông chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài để đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO, việc nhập khẩu bông nói riêng và nông sản nói chung đã gặp nhiều thuận lợi hơn, do đó bông nhập khẩu lại càng ồ ạt xâm chiếm thị trường nước ta. Đối với công ty Vinateximex, trong các năm 2006, 2007, 2008 bông là mặt hàng chiếm sản lượng nhập khẩu cao nhất, và cũng đạt doanh thu cao nhất trong các loại hàng nhập khẩu. Sản lượng bông nhập khẩu năm 2006 đạt khoảng 9.401.695 kg, chiếm tới hơn 45% tổng sản lượng hàng hóa nhập khẩu trong năm 2006. Doanh thu tương ứng từ nhập khẩu bông năm 2006 là 16.167.034 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 50% tổng doanh thu nhập khẩu trong năm. Sản lượng bông nhập khẩu năm 2007 đạt khoảng 10.109.350 kg, chiếm 66.5% tổng sản lượng nhập khẩu tất cả các loại hàng hóa năm 2007. Doanh thu từ nhập khẩu bông năm 2007 đạt khoảng 17.963.371 USD, chiếm xấp xỉ 54.8% tổng doanh thu từ nhập khẩu các loại hàng hóa năm 2007 của công ty. Sản lượng bông nhập khẩu năm 2008 đạt khoảng 9.627.951,87 kg, chiếm tỷ lệ khoảng 56,5% trong tổng sản lượng các loại hàng hóa nhập khẩu trong năm. Doanh thu từ nhập khẩu bông năm 2008 vào khoảng 17.107.972 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 52% tổng doanh thu nhập khẩu các loại hàng hóa của năm 2008. Có thể thấy trong 3 năm, doanh thu từ nhập khẩu bông năm 2007 đạt mức cao nhất. Năm 2008 sản lượng bông và doanh thu từ bông nhập khẩu đều giảm so với năm trước, cụ thể là tỷ lệ sản lượng bông nhập khẩu trong năm 2008 bằng khoảng 95% so với năm 2007, và tỷ lệ doanh thu từ bông nhập khẩu năm 2008 cũng bằng khoảng hơn 95% doanh thu từ nhập khẩu bông của năm 2007. điều này có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân như: Vì năm 2008 là một năm khủng hoảng của ngành dệt may thế giới nói chung, do đó nhu cầu về hàng may mặc và bông sợi của các quốc gia đều giảm, từ đó dẫn tới sự giảm sút trong nguồn cung. Một số quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu bông như: Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc đều cắt giảm lượng cung bông, bởi vì xuất khẩu bông giảm mạnh và giá mua bông cũng bị giảm rất nhiều, vì vậy người nông dân đã không còn duy trì diện tích trồng bông, mà đã phá bỏ một lượng lớn diện tích trồng bông để thay thế bằng loại cây trồng khác. Vì vậy sản lượng bông tiêu thụ trên thế giới cũng phải giảm đi rất nhiều. Vinateximex nói riêng và nhập khẩu bông của Việt Nam nói riêng đều phải chịu sự ảnh hưởng trên. Theo dự báo, trong năm 2009 thì ngành may mặc thế giới sẽ tiếp tục bị khủng hoảng, do đó nhu cầu về bông cũng như nguồn cung bông trên thị trường sẽ tiếp tục bị giảm đi.
2.2. MẶT HÀNG SỢI
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ lệ năm 2007 so với 2006
Tỷ lệ 2008 so với 2007
Sản lượng (Kg)
73,399.22
79,781.76
73,872.00
108.70%
92.59%
Doanh thu (USD)
135,226.83
143,858.33
134,447.04
106.38%
93.46%
Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex
Bảng 7: Tình hình nhập khẩu mặt hàng sợi của công ty Vinateximex
Trong danh mục các mặt hàng nhập khẩu của công ty Vinateximex, thì mặt hàng sợi nhập khẩu đóng một vai trò không thực sự lớn, bởi so về số lượng sợi được nhập khẩu và doanh thu do nó mang lại thì tỷ lệ không phải là lớn. Tuy nhiên, sợi nhập khẩu giữ một vai trò quan trọng trong việc giữ khách hàng của công ty, sau khi được nhập khẩu thì sợi sẽ được công ty bán cho những công ty có nhu cầu, tạo nguồn cung ổn định cho họ. Trong những năm qua, sự biến động của thị trường loại mặt hàng này cũng khá giống với sự biến động trên thị trường bông. Trong đó năm 2008 là một năm mà ngành sợi gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó được thể hiện ở sản lượng sợi nhập khẩu trong năm 2008 là 73.872kg, giảm mất hơn 7% so với sản lượng 79.782 kg sợi nhập khẩu năm 2007. Số lượng bông nhập khẩu năm 2006 là khoảng 73.399kg. Tỷ trọng sợi nhập khẩu năm 2006 chiếm khoảng 0.52% trong tổng sản lượng các mặt hàng nhập khẩu. Tỷ lệ này của năm 2007 cũng vào khoảng 0.52% và của năm 2008 vào khoảng 0.43%. Doanh thu từ sợi nhập khẩu năm 2006 đạt khoảng 135.227 USD chiếm khoảng 0,45% tổng doanh thu từ nhập khẩu của năm. Doanh thu từ sợi nhập khẩu năm 2007 đạt khoảng 143.858 USD, chiếm tỷ trọng khoảng 0.43% so với tổng doanh thu từ nhập khẩu năm 2007. Doanh thu từ nhập khẩu sợi năm 2008 khoảng 134.447 USD chiếm khoảng 0,44% tổng doanh thu từ nhập khẩu các loại hàng hóa trong năm. Sự khó khăn của thị trường sợi năm 2008 do một số nguyên nhân như: Khủng hoảng kinh tế dẫn tới sự suy giảm trong nhu cầu về sợi làm cho các nước cung cấp nguồn sợi xuất khẩu không duy trì được sản lượng sản xuất và xuất khẩu, ngoài ra do giá sợi cũng giảm mạnh làm cho người nông dân không tiếp tục lựa chọn sản xuất cây bông vì không mang lại hiệu quả kinh tế. Có thể thấy sự biến động trên thị trường bông ảnh hưởng trực tiếp tới biến động trên thị trường sợi nhập khẩu.
2.3. MẶT HÀNG MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ DỆT MAY
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ lệ 2007 so với 2006
Tỷ lệ 2008 so với 2007
Sản lượng(Bộ)
465
432
376
92.90
87.04
Doanh thu(USD)
4756350.52
4518532.994
4247421.014
95.00
94.00
( Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex)
Bảng 8: Tình hình nhập khẩu máy móc và thiết bị dệt may của công ty
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, công ty Vinateximex trong thời gian vừa qua đã khẳng định được uy tín và chiếm được sự tin cậy của các bạn hàng trong nước cũng như quốc tế. Công ty đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước, cả doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may cũng như các doanh nghiệp hoạt động ngoài ngành dệt may nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng có hiệu quả các loại máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến trên thế giới. Mỗi năm, công ty luôn kinh doanh được một số lượng khá lớn các loại máy móc và thiết bị dệt may. Trong việc kinh doanh các loại máy móc và thiết bị cho ngành dệt may này, công ty đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán. Khi khách hàng trong nước có nhu cầu về một loại máy móc thiết bị nào đó, sẽ thông qua công ty để đặt hàng với nhà cung ứng ở nước ngoài. Trong năm 2006, công ty đã thực hiện kinh doanh thành công 376 bộ máy móc, đạt doanh thu khoảng 4.247.421 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 14,1% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu. Năm 2007, công ty đạt được 342 bộ máy móc, thiết bị, đạt doanh thu khoảng 4.518.533 USD, chiếm tỷ lệ khoảng 13,77% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu. Và năm 2008 số bộ máy móc thiết bị đã kinh doanh thành công là 465 bộ, đạt doanh thu 4.756.350 USD, chiếm tỷ lệ 14.4% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu của công ty trong năm. So sánh giữa các năm, ta thấy số bộ máy móc kinh doanh trong năm 2008 tăng 23 bộ so với năm 2007 và tăng 88 bộ so
với năm 2006. Doanh thu thu được từ nhập khẩu mặt hàng này của năm 2008 đạt hơn 105% so với năm 2007 và đạt xấp xỉ 112% so với doanh thu năm 2006.
2.4. MẶT HÀNG THUỐC NHUỘM, HÓA CHẤT
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ lệ 2007 so với 2006
Tỷ lệ 2008 so với 2007
Sản lượng
400,677.63
455,315.48
517,403.96
113.64%
113.64%
Doanh thu
705,096.54
734,475.56
789,758.67
104.17%
107.53%
(Nguồn: Phòng kinh doanh tổng hợp công ty Vinateximex)
Bảng 9: Tình hình nhập khẩu hóa chất thuốc nhuộm của công ty Vinateximex
Hóa chất và thuốc nhuộm là 2 loại mặt hàng gắn liền mật thiết với ngành dệt may. Đó là những loại hàng hóa phụ trợ cho việc sản xuất ra vải phục vụ cho may mặc. Là một công ty thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực liên quan đến dệt may, nên loại mặt hàng hóa chất và thuốc nhuộm là một trong những loại sản phẩm mang tính chiến lược của công ty. Hàng năm công ty luôn nhập về một số lượng khá lớn loại sản phẩm này để cung cấp cho các công ty hoạt động sản xuất, dệt may. Năm 2006 công ty đã nhập khẩu khoảng 400.677 kg hóa chất, thuốc nhuộm, chiếm tỷ lệ khoảng 2,8% trong tổng sản lượng hàng hóa nhập khẩu trong năm, sản lượng tương ứng là 705.096USD chiếm tỉ lệ khoảng 2,3% trong tổng doanh thu từ nhập khẩu. Năm 2007 tỉ lệ sản lượng hóa chất nhập khẩu trong tổng sản lượng các loại hàng hóa nhập khẩu là xấp xỉ 3%, đạt doanh thu khoảng 734.475 USD chiếm tỉ lệ khoảng 2,23% trong tổng doanh thu nhập khẩu trong năm. Còn năm 2008, tỉ lệ hóa chất, thuốc nhuộm nhập khẩu chiếm 3% trong tổng sản lượng và đạt doanh thu 789,758 USD chiếm 2% tổng doanh thu.
2.5. CÁC LOẠI MẶT HÀNG KHÁC
Ngoài các mặt hàng trên, công ty Vinateximex còn có các loại mặt hàng nhập khẩu khác như hạt nhựa, tơ PE, Viscose, thép, vòng bi. Những số liệu về tình hình nhập khẩu của các loại hàng hóa này được thể hiện trong bảng sau:
Danh mục hàng NK
Đơn vị đo sản lượng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Lượng
Doanh thu
Lượng
Doanh thu
Lượng
Doanh thu
Hạt nhựa
Kg
3,965,643
5,990,719
4,310,481
6,441,633
5,131,526
6,852,801
Xơ PE, Viscose
Kg
1,265,115
1,879,152
1,317,828
1,957,450
1,401,945
2,127,663
Thép
Tấn
462
274,613
503
308,554
392
342,838
Vòng bi
Kg
120,845
233,230
118,356
233,161
124,779
256,504
(Nguồn: Phòng tổng hợp công ty VinatexImex)
Bảng 10 : Số liệu nhập khẩu một số mặt hàng khác của công ty
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ
3.1. Khu vực Châu Âu
(Đơn vị:USD)
Quốc gia
Trị giá kim ngạch nhập khẩu
Tỷ lệ so với tổng kim ngạch khu vực
2006
2007
2008
2006
2007
2008
Đức
974,835
1,004,984.64
1,046,859
0.24
0.24
0.24
Bỉ
106,081.91
105,031.6
108,280
0.02
0.04
0.03
Áo
27,959.26
28,529.86
30,031.43
0.006
0.007
0.009
Thụy Sĩ
1,820,466.96
1,916,281.01
1,996,126.06
0.45
0.47
0.43
Pháp
325,784.96
335,860.78
357,298.71
0.09
0.06
0.05
Anh
604,199.08
592,352.04
636,937.68
0.15
0.14
0.15
Italia
132,300.41
136,392.18
146,658.26
0.044
0.0043
0.061
Tổng
3,991,627.708
4,119,432.128
4,322,191.14
1
1
1
( Nguồn: Phòng tổng hợp công ty Vinateximex)
Bảng 11 : Kim ngạch nhập khẩu từ khu vực Châu Âu
Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được kim ngạch nhập khẩu của từng quốc gia ở khu vực Châu Âu trong kim ngạch nhập khẩu của Vinateximex.Tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm của khu vực này tăng dần, với kim ngạch năm 2006 khoảng hơn 3,9 triệu USD tăng lên khoảng 4,1 triệu USD trong năm 2007, và tăng lên 4,3 triệu USD vào năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 bằng khoảng 108,2% của năm 2006 và bằng khoảng 105% so với năm 2007. Trong các quốc gia trên kim ngạch nhập khẩu từ Thụy Sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực Châu Âu qua các năm. Tỷ lệ đó vào năm 2006 là 0,45%, tăng lên 0,47% vào năm 2007 và giảm xuống còn 0,43% trong năm 2008. Mặt hàng được nhập khẩu từ Thụy Sỹ gồm có một số loại như: Máy móc thiết bị cho ngành dệt may, hạt nhựa, một số loại thiết bị thí nghiệm. Đứng thứ 2 về tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu vào Vinateximex trong các quốc gia Châu Âu là Đức, với tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu hàng năm khá là ổn định, trên dưới 0,24% mỗi năm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Đức vào công ty là máy móc và các thiết bị dệt may, và các loại hóa chất, thuốc nhuộm. Nhìn chung, Châu Âu vẫn là một thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với công ty, nhưng hiện tại thì mức đóng góp kim ngạch nhập khẩu từ các quốc gia Châu Âu chưa cao so với tiềm năng và so với khu vực Châu Á. Vì vậy việc tăng cường hợp tác làm ăn với các đối tác ở Châu Âu là một yêu cầu cấp thiết của công ty.
Quốc gia
Trị giá kim ngạch nhập khẩu
Tỷ lệ so với tổng kim ngạch
2006
2007
2008
2006
2007
2008
Hàn Quốc
1,507,618.94
1,449,633.6
1,510,035
0.071
0.067
0.065
Nhật
84,535.5
87,150
83,000
0.007
0.004
0.004
Singapore
5,040,466.73
5,478,768.18
5,891,148.59
0.239
0.255
0.256
Malaysia
267,085.25
290,310.05
273,877.41
0.013
0.013
0.012
Ấn Độ
5,035,505.24
5,473,375.26
5,949,320.94
0.239
0.255
0.258
Trung Quốc
952,304.47
898,400.45
955,745.16
0.045
0.042
0.041
Đài Loan
1,380,229.01
1,452,872.65
1,579,209.40
0.065
0.067
0.068
Hongkong
780,328.43
722,526.32
785,354.70
0.037
0.034
0.034
Thái Lan
5,571,010.26
5,206,551.64
5,598,442.63
0.264
0.243
0.245
Indonesia
300,798.49
278,517.12
290,122
0.014
0.013
0.012
Pakistan
125,608.37
119,627.02
123,326.83
0.006
0.007
0.005
Tổng
21,045,490.69
21,457,732.29
23,039,583
1
1
1
3.2. Khu vực Châu Á
Bảng 12 : Kim ngạch nhập khẩu khu vực Châu Á
Từ bảng tồng hợp trên đây ta có thể thấy được doanh số kim ngạch và tỷ lệ của kim ngạch nhập khẩu từng nước Châu Á vào Vinateximex. Quốc gia Châu Á có tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu vào công ty lớn nhất là Thái Lan, với tỷ lệ khoảng 26,4% trong năm 2006 , mức kim ngạch tương ứng khoảng hơn 5,5 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan năm 2007 khoàng hơn 5,2 triệu USD, chiếm tỷ lệ khoảng 26,3% trong tổng kim ngạch của khu vực. Kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan năm 2008 khoảng gần 5,6 triệu USD chiếm tỷ lệ khoảng 24,5% tổng kim ngạch nhập khẩu vào công ty của khu vực Châu Á. Mức kim ngạch nhập khẩu nói chung được giữ khá ổn định qua các năm. Các loại mặt hàng được Vinateximex nhập khẩu từ Thái Lan đó là các loại Xơ như Xơ ACR, Xơ PE, Xơ viscose, sợi Polyester, các loại hóa chất, thuốc nhuộm. Thái Lan là một trong những đối tác truyền thống và rất quan trọng đối với công ty trong thời gian qua, và công ty tiếp tục xác định sẽ củng cố giữ vững quan hệ làm ăn với các đối tác đến từ Thái Lan. Ngoài Thái Lan, một quốc gia khác cũng giữ một vị trí rất quan trọng trong nhập khẩu vào Vinateximex là Singapore. Điều đó được thể hiện ở kim ngạch nhập khẩu liên tục tăng trong 3 năm và tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu từ Singapore cũng luôn ở mức cao, tăng dần mỗi năm. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu từ Singapore vào khoảng 5 triệu USD, thì vào năm 2007 kim ngạch đó đã tăng lên hơn 5,4 triệu USD và tăng đến gần 5,9 triệu USD vào năm 2008. Tỷ lệ tăng kim ngạch năm 2007 so với năm 2006 là khoảng 8%, và tỷ lệ tăng năm 2008 so với năm 2007 là khoảng 7%. Tỷ lệ kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Singapore trong tổng kim ngạch nhập khẩu vào công ty của các nước Châu Á chiếm khoảng 23,9% vào năm 2006, khoảng 25.5% vào năm 2007 và khoảng 25,6% trong năm 2008. Cũng như Thái Lan, Singapore cũng là một đối tác chiến lược rất quan trọng của công ty, là một trong những nhà cung cấp chính của mặt hàng máy móc và thiết bị dệt may, và tham gia vào cung cấp nhiều loại hàng hóa khác cho công ty như mặt hàng bông, sợi, hóa chất, hạt nhựa…Như đã giới thiệu ở trên, bông nhập khẩu là loại mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch nhập khẩu của Vinateximex. Các quốc gia có mức kim ngạch bông nhập khẩu cao vao công ty là Mỹ, và ở Châu Á đó là Ấn Độ. Là một cường quốc xuất khẩu bông, và luôn cung cấp cho thị trường những loại bông đạt chất lượng cao, Ấn Độ là nhà cung cấp bông với số lượng lớn thứ hai cho công ty, chỉ đứng sau Mỹ. Trong danh mục các loại hàng hóa nhập khẩu của công ty, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ấn Độ đó là bông, sợi. Tỷ trọng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ trong tổng mức kim ngạch của các nước ở khu vực Châu Á cũng luôn đạt ở mức cao, đó là khoảng 23,9% vào năm 2006; 25,5% vào năm 2007 và khoảng 25,8% vào năm 2008. Mức kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ năm 2006 vào khoảng hơn 5 triệu USD, năm 2007 vào khoảng hơn 5,4% và tăng lên đến hơn 5,9% vào năm 2008. Nguyên nhân hàng hóa nhập vào công ty từ Ấn Độ luôn tăng lên mỗi năm là nhờ vào mối quan hệ làm ăn uy tín, chặt chẽ và ổn định đã được thiết lập giữa công ty với các đối tác đến từ Ấn Độ. Cho dù tình hình kinh tế ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22061.doc