LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự phát triển đa dạng của nền kinh tế ở mỗi quốc gia và tính toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hoạt động ngân hàng càng trở nên quan trọng.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại và phát triển được mỗi ngân hàng phải tìm cho mình một hướng đi phù hợp. ACB đã tìm được con đường riêng của mình. Mục tiêu chiến lược của ACB trong thời gian tới là xây dựng ACB trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam v
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à trong khu vực, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng để đảm bảo hệ thống hoạt động có hiệu quả. Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB sau khi Việt Nam gia nhập WTO nên em đã chọn đè tài: “Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB sau 1 năm Việt Nam gia nhập WTO”
Đề tài được chia làm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng Thương Mại
Chương II: Phân tích thực trạng kinh doanh của ngân hàng ACB
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh kinh doanh của Ngân hàng ACB
CÁC TỪ HOẶC NHÓM TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ ÁN NÀY CÓ NỘI DUNG NHƯ SAU:
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu (Ngân hàng á Châu).
ACBS Công ty TNHH Chứng khoán ACB.
ALCO Hội đồng Quản lý tài sản nợ và tài sản có.
BKS Ban kiểm soát.
CNTT Công nghệ thông tin.
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông.
ĐVT Đơn vị tính.
HĐQT Hội đồng quản trị.
HĐTV Hội đồng thành viên.
HĐTD Hội đồng tín dụng.
LN Lợi nhuận.
LSCK Lãi suất chiết khấu
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
NHTM Ngân hàng thương mại.
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần.
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước.
NOSTRO Tài khoản tiền gởi thanh toán của ACB tại các TCTD khác.
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản.
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu.
SCB Ngân hàng Standard Chartered.
TCTD Tổ chức tín dụng.
TCBS Giải pháp ngân hàng toàn diện/ Hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng toàn diện (The Complete Banking Solution).
TKTS Tổng kết tài sản.
TNHH Trách nhiệm hữu hạn.
TNDN Thu nhập doanh nghiệp.
TTS Tổng tài sản.
VĐL Vốn điều lệ.
USD Đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ, đồng đô-la Mỹ.
VND Đơn vị tiền tệ của Việt Nam, đồng Việt Nam.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1. Ngân hàng Thương Mại và vai trò của Ngân hàng Thương Mại:
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
1.1. Chức năng của ngân hàng:
1.1.1. Trung gian tài chính:
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn, và các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm.
1.1.2. Tạo phương tiện thanh toán:
Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó, bằng việc cho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo ra M1).
Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay. Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạo nên khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới. Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng).
1.1.3. Trung gian thanh toán:
Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ … cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng. Vì vậy, công nghệ thanh toán thực hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đặc lực cho nền kinh tế toàn cầu.
2. Nội dung hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại:
Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.
Mua bán ngoại tệ
Nhận tiền gửi
Cho vay
+ Cho vay thương mại
+ Cho vay tiêu dùng
+ Tài trợ cho dự án
Bảo quản vật có giá
Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.
Quản lý ngân quỹ
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ
Bảo lãnh
Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (leasing)
Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn
Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
Cung cấp các dịch vụ đại lý
3. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại:
3.1. Chính phủ thực hiện chính sách giảm bao cấp và can thiệp trực tiếp:
Xu hướng giảm và dần xoá bỏ hoàn toàn bao cấp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp và ngân hàng đã tạo quyền chủ động cho các ngân hàng. Các hoạt động của ngân hàng chính sách được phân biệt với các hoạt động của ngân hàng Thương mại. Từng bước, nợ xấu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tổn thất. Các ngân hàng được mở rộng nhiều dịch vụ ngân hàng, quyết định đối tượng cho vay, lãi suất và các điều kiện cho vay, mức phí … Các doanh nghiệp được quyền giao dịch với nhiều ngân hàng.
3.2. Sự phát triển nhu cầu dịch vụ tài chính:
Sự phát triển của các tổ chức tài chính, sự thay đổi công nghệ, đòi hỏi cao hơn của khách hàng đã dẫn đến gia tăng các loại hình dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng đang mở rộng danh mục dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Quá trình này làm tăng những nguồn thu mới cho ngân hàng đồng thời gia tăng chi phí của ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn.
3.3. Xu hướng đa dạng hoá trong môi trường hội nhập quốc tế:
Thời kỳ bao cấp được đánh dấu bằng các ngân hàng chuyên doanh. Thời kỳ đổi mới cơ chế, dưới ảnh hưởng của công nghệ và toàn cầu hoá, ngân hàng cần phải đa dạng các loại dịch và mở rộng hoạt động bằng cách vươn tới các thị trường mới trong và ngoài nước. Đa dạng hoá và mở rộng thị trường là điều kiện để hạn chế rủi ro và cung cấp cho khách hàng về hình ảnh một ngân hàng toàn diện. Các ngân hàng chuyên doanh của Việt Nam từng bước chuyển sang mô hình đa năng, cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng. Ví dụ: Các ngân hàng đều nỗ lực mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế (trước đây là riêng có của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam), mở rộng cho vay xây dựng cơ bản, cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn … Nhiều ngân hàng thành lập các công ty con như công ty Bảo Hiểm, chứng khoán, cho thuê … Nhiều ngân hàng liên doanh với các ngân hàng nước ngoài hoặc phát triển các chi nhánh tại các vùng của đất nước và quốc tế, hoặc phát triển các chi nhánh tại các vùng của đất nước và quốc tế, hoặc phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý. Nhiều ngân hàng mua lại ngân hàng khác. Xu hướng này đang biến ngân hàng trở thành tổ chức tài chính đa năng.
3.4. Sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính:
Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đang ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục dịch vụ. Các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ hưu trí, các hiệp hội tiết kiệm … đang cạnh tranh để tìm kiếm các nguồn tiết kiệm và thị trường dịch vụ. áp lực cạnh tranh vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịch vụ cho tương lai.
3.5. Yêu cầu tăng vốn:
Vốn của ngân hàng là điều kiện ban đầu để thành lập ngân hàng. Vốn là nguồn tài trợ chính cho xây dựng trụ sở ngân hàng, mua sắm thiết bị.
Vốn ngân hàng có chức năng quan trọng là chống đỡ rủi ro cho những người gửi tiền. Do vậy, vốn tối thiểu luôn được các cơ quan chức năng kiểm soát ngân hàng quan tâm. Rất nhiều các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng bị ràng buộc với vốn như mức huy động tối đa, mức cho vay tối đa cho một khách hàng …
3.6. Khả năng “ di chuyển” của khách hàng làm gia tăng tính nhạy cảm với lãi suất của tài sản và nguồn vốn.
3.7. Cách mạng trong công nghệ ngân hàng:
Công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngân hàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ. Điều này tạo cơ hội cho các ngân hàng cạnh tranh, sáp nhập, chi phối lẫn nhau nhiều hơn. Việc giảm tương đối nhân công và gia tăng chi phí cố định là xu hướng trong hoạt động của ngân hàng dưới ảnh hưởng của công nghệ.
Nguồn: Giáo trình Ngân hàng thương mại PGS-TS Phan Thị Thu Hà NXB Thống Kê- 2006
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ACB
TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG ACB
Giới thiệu về ACB
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu
Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt: ACB
Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Website: www.acb.com.vn
Logo:
Vốn điều lệ: Kể từ ngày 12/12/2007 vốn điều lệ của ACB là 2.630.059.960.000 đồng.
Giấy phép thành lập: Số 533/GP-UB do ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993.
Giấy phép hoạt động: Số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 24/4/1993.
Giấy CNĐKKD: Số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần thứ chín ngày 23/2/2006.
Ngành nghề kinh doanh:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;
Hoạt động bao thanh toán.
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của acb.
2.1.Lịch sử hình thành.
Bối cảnh thành lập.
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Tầm nhìn.
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt vào thời điểm đó Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một định hướng rất mới đối với ngân hàngViệt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
Phát triển-các cột mốc đáng ghi nhớ.
Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên ACB đồng tâm bám sát trong suốt 15 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã chứng minh rằng đó là các định hướng đúng đối với ACB. Đó cũng chính là tiền đề giúp Ngân hàng khẳng định vị trí dẫn đầu của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của ACB:
- 04/6/1993: ACB chính thức hoạt động.
- 27/4/1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa.
-29/6/2000 Thành lập ACBS. Với sự ra đời công ty chứng khoán, ACB có thêm công cụ đầu tư hiệu quả trên thị trường vốn tuy mới phát triển nhưng được đánh giá là đầy tiềm năng. Rủi ro của hoạt động đầu tư được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại.
14/11/2003 ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế ACB-Visa Electron.
17/06/2005 SCB & ACB ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật. Cũng từ thời điểm này, SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. Hai bên cam kết dựa trên thế mạnh mỗi bên để khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.
22/06/2005 Thành lập công ty cổ phần Sài Gòn Kim Hoàn ACB-SJC
05/07/2005 ACB tăng vốn điều lệ lên 948.32 tỷ đồng
14/02/2006- ACB tăng vốn điều lệ lên 1.100.04560 tỷ đồng
09/06/2006 Nhận giải thưởng Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam năm 2005 do The Asian Banker trao tặng
04/07/2006 Nhận giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tót nhất Việt Nam năm 2005 do tap chí Euromoney trao tặng
25/07/2006 Khai trương Sàn giao dịch dự án bất động sản
21/11/2006 Cổ phiếu của Ngân Hàng ACB được chính thức giao dịch trên Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội
25/05/2007 ACB tăng vốn điều lệ lên 2.530.106.520.000 đồng
25/05/2007 Ngân hàng JP Morgan Chase trao tặng bằng khen cho phòng thanh toán quốc tế
25/05/2007 Khai trương phòng giao dich vàng Sài Gòn
06/06/2007 Khai trương sở giao dịch Hà Nội
07/06/2007 Ký kết hợp tác hệ ngân hàng toàn diện (TCBS) giữa ACB và công ty Open Solutions-Thiên Nam
28/09/2007 Ký kết biên bản hợp tác ghi nhớ giữa tập đoàn Microsoft và ACB
01/10/2007 Lễ ký kết giữa Standard Chartered Bank và ACB về việc tư vấn phát hành 2.250 tỷ đồng trái phiếu ACB
29/10/2007 - Khai trương công ty cho thuê tài chính Ngân hàng á Châu ACBL (ACB-Leasing)
14/11/2007 Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa ACB và công ty bảo hiểm AIG
18/11/2007 ACB nhận giải thưởng Doanh nghiệp Asian xuất sắc nhất lĩnh vực đội ngũ lao động tại Singapore
12/12/2007 ACB tăng vốn điều lệ lên 2.630.059.960.000 đồng
23/02/2008 Đón nhận danh hiệu Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài long nhất năm 2008 do Báo Sài Gòn tiếp thị trao tặng.
Cơ cấu tổ chức acb.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng
quản trị
Tổng Giám đốc
Khối Phát triển kinh doanh
Khối Giám sát Điều hành
Khối Quản trị Nguồn lực
Khối CNTT
Khối Ngân quỹ
Khối Khách hàng Doanh nghiệp
Khối Khách hàng Cá nhân
Ban định giá tài sản
Ban kiểm tra kiểm soát
Ban đảm bảo chất lượng
Ban chiến lược
Phòng Quan hệ Quốc tế
Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng
Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phòng giao dịch;
Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA)
Ban kiểm soát
Các Hội đồng
Văn phòng HĐQT
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng.
4. Bộ máy quản trị và điều hành
4.1Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.
Hội đồng quản trị:
Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
Ban kiểm soát:
Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.
Các Hội đồng:
Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm:
Hội đồng nhân sự:
Có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng.
Hội đồng ALCO:
Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Hội đồng đầu tư:
Có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Hội đồng tín dụng:
Quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo Quy chế xét miễn giảm lãi.
Tổng giám đốc:
Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ
Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của acb.
Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của acb.
Căn cứ vào danh sách cổ đông của ACB chốt vào ngày 31/12/2007, cổ đông sở hữu từ trên 5% vốn điều lệ của ACB gồm:
Họ và tên
Địa chỉ tại Việt Nam
Số cổ phần
Tỷ lệ sở hữu
Standard Chartered Bank
Tòa nhà Mê Linh Point Tower, Unit 1302, 02 Ngô Đức Kế, Q.1, TP.HCM.
23.246.719
8,84 %
Công ty Tài chính Quốc tế (IFC)
Tầng 3 Tòa nhà Somerset Chancellor-
21-23 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM
18.460.850
7,02 %
Connaught Investors Ltd.
Lầu 8, Jardine House, 58 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM.
19.189.201
7,23 %
Dragon Financial Holdings Ltd. Co
Tầng 19, Phòng 1901 Tòa nhà Mê Linh Point Tower, 2 Ngô Đức Kế, Q.1, TP.HCM
18.001.763
6,84 %
5.2 Danh sách những công ty mẹ và công ty con của ABC, những công ty mà ABC đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối.
Những công ty ABC nắm giữ từ trên 50% số lượng cổ phần.
ACB có ba (3) công ty con, bao gồm:
Tên Công ty
Địa chỉ
Vốn điều lệ
(Tỷ đồng)
Tỷ lệ ACB nắm giữ
Công ty TNHH Chứng khoán ACB
09 Lê Ngô Cát, P.7, Q.3, TP.HCM.
1.000
100,00%
Công ty TNHH Quản lý nợ & Khai thác tài sản ACB
442 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Q.3, TP.HCM
340
100,00%
Công ty TNHH cho thuê tài chính ACB
CitilightTower,lầu 2, 45 Võ Thị Sáu, P.Đa Kao,Q.1, TP.HCM
100
100,00%
Nguồn:ACB
Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ABC
*.Ngành nghề kinh doanh chính
Chủng loại và chất lượng sản phẩm
Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu, bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi triển khai thực hiện chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đa trở thành công việc thuờng xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.
Trong huy động vốn, ACB là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động vốn của ACB rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức.
Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB đa thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, ACB có điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thống NHTMCP và thu hẹp khoảng cách với các NHTMNN.
Các sản phẩm tín dụng mà ACB cung cấp rất phong phú, nhất là dành cho khách hàng cá nhân. ACB là ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học, v.v...
Các dịch vụ ngân hàng do ACB cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu khách hàng tại từng thời kỳ.
Một sản phẩm gắn liền với hình ảnh và thương hiệu ACB trên thị trường nhà đất chính là các siêu thị địa ốc ACB. Thông qua các siêu thị này, ngoài việc làm cầu nối giữa người mua nhà và người bán, ACB cung cấp các dịch vụ về tư vấn, trung gian thanh toán và cho vay, giúp cho người mua lẫn người bán được an toàn, nhiều người dân có cơ hội sở hữu nhà. Đây là một sản phẩm rất thành công của ACB.
Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác và an toàn với nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng cũng là những mảng kinh doanh truyền thống của ACB từ nhiều năm nay.
ACB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường. Danh mục các sản phẩm phái sinh ACB cung cấp bao gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kỳ hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng.
ACB tiên phong trong hợp tác với công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA để đưa ra sản phẩm liên kết là dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng.
ACB cũng là ngân hàng đi đầu cung cấp dịch vụ quản lý tiền gửi cho các công ty chứng khoán.
Với nguồn vốn huy động khá lớn, ACB hoạt động mạnh trên thị trường mở và thị trường liên ngân hàng. ACB tham gia đấu thầu và mua các loại trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu đô thị với doanh số hàng nghìn tỷ đồng/năm. Các hoạt động này góp phần làm tăng thu nhập đáng kể cho Ngân hàng. ACB cũng thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ACBS.
Chất lượng các sản phẩm dịch vụ của ACB được các khách hàng đón nhận, được nhiều tổ chức trong và ngoài nước bình bầu đánh giá cao qua các năm. Nhiều giải thưởng lớn do khách hàng và các tổ chức quản lý nhà nước, các đối tác nước ngoài dành cho ACB là một minh chứng quan trọng cho điều này. w. á cáothườn niên007
* Tóm tắt về tình hình hoạt động của các công ty ACB sở hữu 100% vốn
a) Tóm tắt tình hình hoạt động của Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)
Tình hình thị trường Năm 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động. Diễn biến thị trường có thể chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn từ đầu năm 2007 đến giữa tháng 3/2007: Chỉ số VN-Index của cả hai sàn Hà Nội, TP. HCM cũng như giá cổ phiếu trên thị trường OTC tăng giá mạnh với đỉnh điểm là HaSTC-Index đạt 459,36 điểm, tăng 90% so với cuối năm 2006 và HoSTC-Index (VNIndex) đạt 1170,67 điểm, tăng 56%.
Giai đoạn điều chỉnh bắt đầu từ giữa tháng 3/ 2007: Do giá các cổ phiếu đa trở nên quá cao và các biện pháp kiềm chế tăng nóng của thị trường như kiểm soát nguồn vốn, thông tin về việc thuế đánh vào lợi nhuận đầu tư, v.v. đa đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào giai đoạn điều chỉnh từ giữa tháng 3/2007.
Trong giai đoạn này, chỉ số chứng khoán của cả hai sàn giao dịch Hà Nội và TP. HCM và giá chứng khoán trên thị trường OTC đều giảm mạnh vào cuối tháng 3 và tháng 4, sau đó dao động quanh mức 1.000 điểm của VN-Index và 300 điểm của HaSTC-Index. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường vào khoảng 13 tỷ đô la Mỹ, giảm 23% so với cuối quý I/2007.
Có thể kể một số nguyên nhân chính dẫn đến thị trường điều chỉnh giai đoạn này:
Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về việc khống chế dư nợ tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng.
Có đến hơn 90% các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán phát hành thêm cổ phiếu. Nguồn cung hàng hóa dồi dào đặc biệt là các đợt IPO rất lớn, do cổ phần hoá các tập đoàn như Bảo Việt, PVFC, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank, v.v.
Những thông tin bất lợi như tỷ lệ lạm phát trong nước cao, giá vàng tăng cao và biến động mạnh, thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm, đánh thuế thu nhập đối với những người đầu tư chứng khoán (20%) cũng đa tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Mặc dù thị trường có nhiều biến động với nhiều đợt điều chỉnh, nhưng ACBS vẫn đạt được kết quả kinh doanh tương đối khả quan.
Hoạt động kinh doanh
Đến 31/12/2007 tổng tài sản của ACBS là 1.780 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 412 tỷ đồng, bằng 4,9 lần năm 2006. Vốn điều lệ tăng từ 250 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Đến tháng 01/2008 vốn điều lệ đa tăng lên 1.000 tỷ đồng.
Hoạt động môi giới tăng mạnh trong năm 2007. Đến cuối năm đa có gần 27.000 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức mở tài khoản giao dịch tại ACBS, trong đó có một số tổ chức đầu tư quốc tế như Citi Group, JP Morgan, PXP. Số lượng tài khoản giao dịch tăng gần 3 lần so với
năm 2006. Phí môi giới thu được hơn 115 tỷ đồng.
Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tăng đáng kể trong năm. Theo thống kê của UBCKNN, hoạt động tư vấn của ACBS đứng thứ 2 trên thị trường về số lượng hợp đồng tư vấn, chiếm khoảng 15% thị phần. Mức phí thu được (bao gồm cả phí bảo lãnh) đạt hơn 6 tỷ đồng. Số dư mua bán có kỳ hạn cổ phiếu OTC đến cuối năm 2007 là 373 tỷ đồng, với mức phí thu được hơn 25 tỷ đồng. Hoạt động tự doanh và đầu tư cũng tăng trưởng rất mạnh, mang đến cho ACBS mức thu nhập gần 370 tỷ đồng tăng gần 12 lần so với năm 2006.
Năm 2007 ACBS đa củng cố cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý, hình ảnh, thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ và đang trong quá trình xây dựng bộ phận tư vấn đầu tư chuyên nghiệp. Ngoài ra, ACBS cũng đa mở rộng mạng lưới hoạt động nâng tổng số địa điểm giao dịch của ACBS là 13 điểm giao dịch bao gồm: Hội sở, các chi nhánh Sài Gòn, Thị Nghè, Tân
Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Phòng giao dịch Phan Chu Trinh (Hà Nội), các đại lý Khánh Hội (TP. HCM), Chợ Lớn (TP. HCM), Vũng Tàu, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ninh.
Kế hoạch hoạt động năm 2008
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức mới và các quy chế về quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro; Nâng cao năng lực tài chính; Xây dựng thương hiệu mạnh thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm; Xây dựng nền tảng công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện đại;
Tạo dựng môi trường làm việc, cơ chế đai ngộ tốt để thu hút nhân tài, xây dựng nét văn hóa mang màu sắc ACBS.
Với kết quả đạt được năm 2007, cùng với kế hoạch năm 2008, ACBS hướng đến mục tiêu phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, từng bước trở thành ngân hàng đầu tư hàng đầu của Việt Nam.
Tóm tắt tình hình hoạt động của Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA)
Năm 2007, ACBA tiếp tục tập trung vào các hoạt động sau:
Quản lý và thu hồi các khoản nợ xấu của ACB.
Lập và thực hiện kế hoạch xây dựng, khai thác tài sản do ACBA quản lý.
Các hoạt động khác có liên quan (đầu tư, bán đấu giá tài sản, ...)
Về hoạt động quản lý và thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu, tình hình như sau: Trên cơ sở các công cụ quản lý nợ xấu đa được hoàn thiện như quy trình xử lý nợ, các biểu mẫu, hệ thống công nghệ thông tin; với sự năng động của các nhân viên xử lý nợ, năm 2007 ACBA đa kiểm soát được tình trạng của 100% số hồ sơ nợ xấu. Tùy từng trường hợp, căn cứ vào khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng, tình trạng tài sản bảo đảm, các yếu
tố pháp lý , v.v. mà ACBA đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp. Kết quả năm 2007, ACBA thu vốn 32,36 tỷ đồng, thu lãi 5,7 tỷ đồng, thanh lý 127 hồ sơ, trong đó có nhiều hồ sơ khó, tồn đọng, đạt 269,7% kế hoạch năm.
Bên cạnh việc thu nợ, ACBA cũng chú trọng đến việc phân tích nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn, phản hồi lại cho ACB để có những giải pháp khắc phục, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Về việc lập, thực hiện kế hoạch xây dựng và khai thác tài sản, trong năm 2007, ACBA đa phối hợp với bộ phận đầu tư và xây dựng cơ bản của ACB triển khai xây dựng tòa nhà văn phòng tại 444A- 446 Cách Mạng Tháng 8, phường 11, quận 3, TP HCM và số 10 Phan Chu Trinh, Hà Nội. Với sự chỉ đạo của ACB, các hoạt động khác của ACBA cũng đạt được những kết quả rất khả quan, an toàn và đúng pháp luật. Kết quả tài chính năm 2007, tổng lợi nhuận trước thuế của ACBA đạt được từ tất cả các hoạt động là 348,14 tỷ đồng, góp phần vào thành quả chung của ACB.
w Tóm tắt tình hình hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL)
ACBL được cấp phép ngày 22/05/2007 và đi vào hoạt động ngày 29/10/2007. Sau hai tháng hoạt động, ACBL đa có khách hàng thuê tài chính, khách hàng bảo lãnh thư tín dụng nhập khẩu chờ thanh toán. Lợi nhuận trước thuế là 303 triệu đồng. Do dư nợ cho thuê tài chính chỉ mới giải ngân vào cuối năm nên thu nhập phần lớn hình thành từ lãi tiền gửi của phần vốn điều lệ chưa sử dụng. Tuy nhiên, dự kiến trong năm 2008 mức thu từ lãi cho thuê tài chính và các phí dịch vụ sẽ gia tăng đáng kể cùng với sự tăng trưởng của dư nợ cho thuê tài chính.
Trong năm 2007, ACBL tham gia vào Hiệp hội cho thuê tài chính nhằm hưởng dụng những hỗ trợ về mặt pháp luật và nghiệp vụ cũng như cùng Hiệp hội kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến cho thuê bất động sản, cho thuê nhà xưởng, đăng ký tài sản cho thuê, v.v.
Xét tình hình thị trường và nguồn lực dự kiến đầu tư, ACBL có kế hoạch hoạt động năm 2008 như sau:
Dư nợ cho thuê tài chính 300 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế trên 8,5 tỷ đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 6,15%. ROE này tuy khiêm tốn so với các đơn vị đa hoạt động ổn định nhưng thể hiện hoạt động bước đầu có hiệu quả.
Ngoài ra, ACBL tập trung nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ nhân viên, dự kiến mở thêm phòng giao dịch tại khu vực phía bắc, xin cấp phép cho thuê tài chính bằng ngoại tệ. Vốn điều lệ sẽ tăng lên 200 tỷ đồng khi dư nợ cho thuê đạt trên 300 tỷ đồng để chủ động hơn trong việc tài trợ và tăng khả năng cạnh tranh.
Tăng trưởng.
Với chính sách sản phẩm, phát triển kênh phân phối và hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả trên nền công nghệ hiện đại ACB đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của khách hàng và đạt được sự tăng trưởng nhanh về cả bề rộng lẫn chiều sâu một cách bền vững và an toàn tạo tiền đề cho các bước tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai và chiếm giữ thị phần ngày càng lớn.
Tăng trưởng vốn đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33130.doc