Thực trạng hoạt động của các Công ty chứng khoán Việt Nam, các biện pháp và hướng đi phát triển, hoàn thiện các Công ty chứng khoán Việt Nam

Lời Mở Đầu Khái niệm về thị trường chứng khoán (TTCK) là hết sức mới mẻ đối với người dân Việt Nam dù TTCK đã ra đời từ rất lâu (vào thế kỷ 15 tại Anvers_Bỉ ) . Với dòng chữ hết sức ấn tượng tại Sở Giao Dịch Chính ANVERS :” Phục vụ khách hàng thuộc mọi dân tộc và tiếng nói khác nhau” như một bản tuyên ngôn đầu tiên của sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán. Nó khẳng định mọi người đều có quyền tham gia vào TTCK với những cách thức , tính toán khác nhau và không hoạt động bó hẹp tr

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hoạt động của các Công ty chứng khoán Việt Nam, các biện pháp và hướng đi phát triển, hoàn thiện các Công ty chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong phạm vi một quốc gia mà có tính chất quốc tế. Đến nay TTCK được thành lập ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường và có thể nói TTCK gắn liền với sự tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường. Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường , Việt Nam bắt đầu nghiên cứu về lý luận vá thực tế ở các nước có trong việc thành lập vận hành và phát triển TTCK . Nhưng phải đến tận 20/7/2000 thì Sở Giao Dịch Chứng Khoán thành phố Hồ Chí Minh mới bắt đầu đi vào hoạt động đồng nghĩa với sự ra đời của TTCK Việt NamTrong quá trình hoạt động của TTCK , góp phần quan trọng vào vận hành thị trường chính là các Công ty Chứng khoán( Cty CK) ,các công ty này chính là cầu nối không thể thiếu để đưa người đầu tư đến với các công ty niêm yết , dẩn vốn từ nơi có vốn đến nơi cần vốn và nó còn mang những tính chất , chức năng riêng . Từ đó tạo nên những bản sắc riêng cho TTCK Qua giới hạn của đề án này, em muốn đưa ra một góc nhìn về TTCK thông qua các Cty CK : về bản chất, khái niệm , thực trạng hoạt động của TTCK ở Việt Nam hiện nay Vì đây là đề tài hết sức mới mẻ nên việc tìm tài liệu còn hết sức khó khăn và kiến thức về chứng khoán của em chưa được thấu đáo nên không thể tránh được khiếm khuyết. Em mong nhận được sự giúp đỡ của cô Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cô Sinh viên: Trần Bảo Chung b. Nội dung I) Khái niệm chung về Công Ty Chứng Khoán : 1)Khái niệm và phân loại CTCK: Công Ty Chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nhiệm vụ trên Thị trường CK. Tại Việt Nam, theo quyết định 04/1998/QĐ_UBCK3 ngày 13/10/1998 của Uỷ ban chứng khoán nhà nước, CTCK là công ty cổ phần , công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam , được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán Do đặc điểm của một công ty chứng khoán có thể hoạt động trên một lĩnh vực , một loại hình kinh doanh chứng khoán nhất định do đó hiện nay, có quan điểm phân chia TTCK thành các loại sau: Công ty môi giới chứng khoán : Công Ty Chứng Khoán chỉ thực hiện việc trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán : Công Ty Chứng Khoán có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thưc hiện nhiệm vụ bảo lãnh để hưởng phí và chênh lệch giá Công ty kinh doanh chứng khoán: Công Ty Chứng Khoán chủ yếu thưc hiện nhiệm vụ tự doanh ( tự bỏ vốn tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh) Công ty tín phiếu : công ty chuyên mua bán tín phiếu Công ty chứng khoán tập trung : công ty chứng khoán chủ yếu hoat động trên thị trường OTC * và họ đóng vai trò là các nhà tạo thị trường * Thị trường OTC(over the couter_ thị trường chứng khoán phi tập trung): Xuất phát từ đặc thù của thị trường là các mua bán trên thị trường được thực hiện trực tiếp ở các quầy của ngân hàng hoặc các công ty chứng khoán mà không thông qua các trung gian môi giới để đưa vào đấu giá tập trung Như vậy, có thể hiểu thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư , các hoạt động của thị trường OTC diễn ra ở các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và các công ty chứng khoán ) 2. Các loại hình công ty chứng khoán: Hiện nay có 3 loại tổ chức cơ bản của Công Ty CK , đó là các công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần 2.1. Công ty Hợp danh: _ Là loại công ty có từ 2 chủ sơ hữu trở lên _ Thành viên của công ty chứng khoán hợp danh bao gồm : thnàh viên góp vốn và thành viên hợp danh . Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các ngiã vụ của công ty . Các thành viên góp vốn không tham gia điều hành công ty , họ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần góp vốn của mình đối với các khoản nợ của công ty. 2.2. Công ty cổ phần: _ Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập với các chủ sở hữu công ty là các cổ đông _ Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã đóng góp với doanh nghiệp _ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ( cổ phiếu và trái phiếu ) ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán hiện hành 2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn: _ Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn chiu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết đóng góp với doanh nghiệp _ Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép phát hành cổ phiếu Do các ưu điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần so với công ty hợp danh, vì vậy hiên nay các công ty CK chủ yếu là các tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần Tuy nhiên, theo luật pháp hiện hành có sự phân biệt giữa loại hình doanh nghiệp là Công ty chứng khoán ,Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn qui định ở luật doanh nghiệp . Việc tìm hiểu sự khác nhau này là cần thiết giúp các nhà đầu tư và những người quan tâm đến thị trường CK có thể tìm hiểu kỹ hơn loại hình công ty chứng khoán đã được thành lập ở nước ta hiện nay và các điều kiện cần thiết để phát triển thị trường CK 3. Điều kiện để thành lập các công ty chứng khoán: Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép phép hoạt động đối cới một Công Ty Chứng Khoán thành viên tại trung tâm giao dịch CK được qui định tại điều 30, 31 Nghị Định 48/1998/NĐ-CP của Chính Phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán như sau : Điều kiện đươc cấp giấy phép hoạt động: Công ty được cấp giấy phép hoạt động chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau đây : 3.1. Có phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế _xã hội và phát triển ngành Chứng Khoán 3.2.Có đủ cơ sở vật chất , kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh Chứng Khoán 3.3 Công ty chứng khoán phải có mức vốn điều lệ tối thiểu băng mức vốn pháp định . Vốn pháp định thường được qui định cụ thể cho từng loại hình nghiệp vụ . Mức vốn pháp định bắt buộc qui định với công ty chứng khoán là: Môi giới 3 tỷ đồng Tự doanh 12 tỷ đồng Quản lý danh mục đầu tư 3 tỷ đồng Bảo lãnh phát hành 22 tỷ đồng Tư vấn đầu tư Chứng Khoán 3 tỷ đồng Trường hợp Công Ty CK xin cấp giấy phép cho nhiều loại hình kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định của những loại hình kinh doanh mà Công Ty CK được cấp giấy phép 3.4. Giám đốc (tổng giám đốc) , các nhân viên kinh doanh ( không kể nhân viên kế toán , văn phòng hành chính thủ quỹ ) của công ty chứng khoán phải có giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp Hồ sơ xin giấy phép hoạt động: Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động bao gồm : Đơn xin cấp giấy phép Giấy phép thành lập công ty ( nếu có ) Điều lệ công ty Giấy tờ hợp lệ chứng minh công ty đã đáp ứng các điều kiện nêu tại Dự kiến nguồn vốn trong 12 tháng đầu hoạt động 3.5. Các tài liệu minh chứng về vốn , tình hình sản xuất kinh doanh, cơ sơ vật chất và trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý và các giấy tờ khác theo qui định. Sau một thời giannghiên cứu hồ sơ , UBCKNN sẽ thông báo kết quả của việc chấp nhận hay từ chối cấp phép cho thành lập CTCK. Nêú được thành lập khi khai trương , CTCK phải tiến hành công bố công khaiviêc thành lập trên các phương tiện thông tin. Nội dung công bố do UBCKNN qui định 4.Nguyên tắc hoạt động của các công ty chứng khoán: CTCK hoạt động theo 2 nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc mang tính đạo đức và nguyên tắc mang tính tài chính 4.1. Nhóm nguyên tắc mang tính đaọ đức: _ CTCK đảm bỏ giao dịch trung thực , công bằng vì lợi ích của khách hàng _Kinh doanh có kỹ năng, tận tuỵ , có tinh thần trách nhiệm _ Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty _ Có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng , không được tiết lộ thông tin về tài khoản khách hàng khi chưa được khách hàng đồng ýbằng văn bản _Công ty chứng khoán khi thực hiện nhiệm vụ tư vấn , phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho khách hàng, giải thích rủi ro mà khách hàng phải gánh chịu và không được khẳng định bất kỳ một khoản lợi nhuận nào trong tương lai _ Nghiêm cấm thực hiện giao dịch nội gián, không dùng các ti tức nội bộ của công ty để mua bán chứng khoán , gây thiệt hại cho khách hàng _Công ty CK không được nhận bất kỳ một khoản thù lao nào ngoài những khoản thù lao thông thường _Các công ty CK không được tiến hành các hành động có thể làm khách hàng hiểu sai về giá cả và giá trị bản chất của chứng khoán 4.2. Nguyên tắc mang tính tài chính: _Đảm bảo các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và qui tắc hạch toán , báo cáo theo qui định của UBCKNN . Đảm bảo các nguồn tài chính trong cam kết kinh doanh CK của khách hàng _CTCK không được nhận tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh ngoại trừ số tiền phục vụ cho hoạt động giao dịch của khách hàng _ CTCK phải tách bạch tiền và chứng khoán của khách hàng với taì sản của mình . CTCK không được dùng chứng khoán của khách hàng để làm vật thế chấp nhằm vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản 5. Cơ cấu tổ chức của công ty CK : Cơ cấu tổ chức của các công ty CK phụ thuộc vào loại hình nghiệp vụ CK mà công ty ấy thực hiện cũng như qui mô hoạt động chứng khoán của nó.Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia làm hai khối khác nhau là khối nghiệp vụ và khối phụ trợ . 5.1. Khối nghiệp vụ (front office) : là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và các nghiệp vụ chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho công ty nhờ đáp ưng nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó . Tương ứng với các nghiệp vụ của khối nàyphụ trách sẽ có những bộ phận phòng ban nhất định: + Phòng môi giới + Phòng tự doanh + Phòng bảo lãnh phát hành + Phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư + Phòng tư vấn tài chính và đầu tư + Phòng kí quỹ 5.2. Khối phụ trợ (back office ): là khối không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nhưng nó không thể thiếu được trong vận hành của CTCK vì hoạt động của nó mang tính chất trợ giúp cho khối nghiệp vụ . Khối này bao gồm: + Phòng nghiên cứu và phát triển + Phòng phân tích và thông tin thị trường + Phòng kế hoạch công ty + Phòng phát triển sản phẩm mới + Phòng công nghệ thông tin + Phòng pháp chế + Phòng kế toán , thanh toán và kiểm soát nội bộ + Phòng ngân quĩ , kí quĩ + Phòng tổng hợp hành chính dân sự Ngoài ra còn có mạng lưới văn phòng trong và ngoài nước, văn phòng đại lý... 6. Các nghiệp vụ của CTCK 6.1. Các nghiệp vụ chính: 6.1.1. Nghiệp vụ môi giới CK: Môi giới CK là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán Ckcho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó, CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịchthông qua cơ chế giao dịch của SGDCK hoặc thị trường OTC mà khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình. Thông qua hoạt đông môi giới, CTCK sẽ chuyển đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhà đầu tư mua chứng khoán. Tài sản (chứng khoán) được chuyển từ tay người bán đến tay người mua. Trong quá trình đó, nhà môi giới không được đứng tên tài khoản, đây được gọi là “ giao dịch không có vị thế ” Và trong những trường hợp nhất định, hoạt động môi giới sẽ thở thành người bạn, người chia sẻ, người lo âu, căng thẳng và đuă ra những lời động viên kip thời cho nhà đầu tư , giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo Xuất phát từ yêu cầu trên, nhà môi giới đòi hỏi phải có những phẩm chất đạo đúc , kỹ năng mẫn cán. tư cách đạo đức trong công việc với thái độ công tâm cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất . Nhà môi giới không được xúi giục khách hàng mua bán chứng khoán để kiếm hoa hồng, mà nên đưa ra những lời khuyên hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho khách hàng . 6.2. Nghiệp vụ tự kinh doanh: Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tín dụng được tiến hành thông qua cơ chế giao dịch trên sàn giao dịch CK hoăc thị trường OTC Một Công Ty CK tự kinh doanh khi đóng vai trò là chủ nhân của thị trường (principal) của lượng CK giao dịch, tức là họ mua bán bằng chính tài khoản hay tồn kho của họ. Danh từ chuyên môn của hoạt động kinh doanh chứng khoán này là giao dịch có vị thế hay có sở hữu (position trading).Giao dịch có vị thế của công ty CK có thể hiểu là công ty đang trong tư thế kiểm soát lượng CK đang giao dịch.Nhằm mục đích duy trì ổn định và trung thực, các công ty thành viên có chức năng kinh doanh không được hoạt độngvượt giá trị trường mục (tài khoản) mà họ đang sơ hưũ . Một khi Công Ty chứng khoán bán Ck tồn kho của mình , họ sẽthu được từ khách hàng một khoản kê giá (markup) chứ không được hưởng hoa hồng .Một khoản “phe phẩy” giá lên như vậy là khoản chênh lệch giữa giá chào bán(offer) tại thời điểm được chào mời trên hệ thống chào giá thị trường liên công ty (inter dealer market) và giá thực hiện cho khách hàng Lúc này, CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại CK và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá với mục đích của hoạt động tín dụng : thu lợi nhuận Vì ở Việt Nam với hình thức tự kinh doanh : CTCK kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty nên CTCK đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn , trình độ nhân viên có trình độ.Ngoài racòn đòi hỏiCông Ty CK phải được phát biểu là họ chỉ thu xếp giao dịch nếu thực tế họ đem chính CK tồn kho của mình ra để bán cho khách Các hình thức giao dịch trong hoạt động tín dụng : + Giao dịch gián tiếp : công ty chưngs khoán đặt các lệnh mua bán CK trên Sở Giao Dịch , lệnh của họ có thể thực hiênới bất kỳ khách hàng nào không được xác định trước + Giao dịch trực tiếp : giao dịch trực tiếp giữa 2 công ty hay giữa công ty CK với một khách hàng thông qua thương lượng ( giao dịch trên thị trường OTC) 6.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành : Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán CK, tổ chức việc phân phối CK, và giúp bình ổn thị trường, giá cả CK trong giai đoạn đầu sau khi phát hành . đây là nghiệp vụ tỷ lệ chiếm doanh thu khá cao trong tổng doanh thu của công ty CK Khi một tổ chức muốn phát hành CK, tổ chức đó gửi yêu cầu bảo lãnh phát hành tới CTCK . Để được phép được bảo lãnh phát hành, CTCK phải đệ trình phương án bán và cam kết bảo lãnh lên thị trường CK .Khi nhận được sự cho phép , CTCK có thể trực tiếp kí hợp đồng bảo lãnh và thành lập nghiệp đoàn bảo lãnh để kí bảo lãnh giữa nghiệp đoàn với công ty phát hành . Đến đúng ngày theo hợp đồng , công ty bảo lãnh phát hành phải trao tiền bán CK cho tổ chức phát hànhphải trao tiền bán CK cho tổ chúc phát hành . Số tiền phải thanh toán là giá trị CK phát hành trừ đi bảo lãnh. 6.4. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư : Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tưlà nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào CK thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lời cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn của khách hàng Qui trình quản lý các doanh mục đầu tư có thể khái quát bao gồm các bước sau: + Xúc tiến tìm hiểu và nhận quản lý + Kí hợp đồng quả lý theo các yêu cầu và nội dung về vốn uỷ thác , doanh mục ưu tiên đầu tư , quyền và trách nhiệm các bên, phí quản lý danh mục đầu tư + Thực hiện hợp đồng quản lý : CTCK thực hiện đầu tư vốn uỷ thác của khách hàngtheo các nội dung đã được cam kết phải đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý vốn , tài khoản tách biệt giữa công ty và khách hàng + Kết thúc hoạt động quản lý : khách hàng có nghĩa vụ thanh toán các khoản phí quản lý theo hợp đồng kí kết và xử lý các trường hợp khi công ty CK ngừng hoạt động, giải thể hay phá sản 6.5. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán : Đây là nghiệp vụ CTCK thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số việc giao dịch khác liên quan đến phát hành , đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng . Hoạt động tư vấn được tiến hành theo hình thức trực tiếp ( gọi điện , gặp gỡ …) hoặc gián tiếp . Hoạt động tư vấn có thể gợi ý cho khách hàng về phương cách đầu tư hợp lý và tư vấn uỷ quyền Đối tượng của hoạt động tư vấn : người phát hành ; cách thức , hình thức phát hành, xây dựng hồ sơ và khách hàng đầu tư CK Hoạt động tư vấn phải đảm bảo các phương thức sau + Không đảm bảo chắc chắn giá trị của CK + Luôn nhắc nhở khách hàng : sự phân tích của mình dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố lý thuyết và những diễn biến trong quá khứ nên có thể không chính xác hoan toàn và khách hàng mới là người quyết định + Không được dụ dỗ mời chào khách hàng mua bán một loại CK 6.2. Các nghiệp vụ phụ trợ : Lưu ký chứng khoán : là việc lưu giữ , bảo quản CK của khách hàng thông qua các tài khoản lưu ký CK. Đây là qui định bắt buộc của gia dịch CK , bởi vì giao dịch trên thị trường tập trung là hình thức giao dịch ghi sổ , khách hàng phải mở tài khoản lưu ký CK tại các Công Ty CK ( nếu CK được phát hành dưới hình thức ghi sổ ) hoặc ký gửi CK ( nếu phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất ). Khi thực hiện dịch vụ lưu ký CK cho khách hàng , Công Ty Ck sẽ nhận được khoản thu phí lưu ký CK, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng CK. Quản lý thu nhập của khách hàng ( quản lý cổ tức) : xuất phát từ việc lưu ký CK của khách hàng ,Công Ty CK sẽ theo dõi tình hình thu lãi , cổ tức của CK, và đứng ra làm nhiệm vụ thu nhận và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng . Nghiệp vụ tín dụng : đối với Thị Trường CK phát triển , bên cạnh nghiêp vụ môi giới CK cho khách hàng để hưỏng hoa hồng, Công Ty CK còn triển khai dịch vụ cho vay CK để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống ( short sale ) hoặc cho khách hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (margin purchase ) Cho vay ký quỹ là hình thức cấp tín dụng của Công Ty CK cho khách hàng của mình để họ mua CK và sử dụng CK ấy làm vật thế chấp cho khoản vay đó. Khách hàng chỉ việc ký quỹ 1 phần, số còn lại sẽ do Công Ty CK ứng trước tiền thanh toán.Đến kỳ hạn thoả thuận, khách hàng phải hoàn trả cả số gốc vay và lãi cho Công Ty CK.Trường hợp khách hàng không trả đươc nợ thì Công ty sẽ tiến hành phát mãi CK để thu hồi nợ. Nghiệp vụ quản lý quỹ: ở một số Thị Trường CK, pháp luật về Thị Trường CK còn cho phép Thị Trường CK đuợc thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ đầu tư. Theo đó , Công Ty CK cử đại diện của mình để quản lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào CK . Công Ty CK đựơc quyền thu phí quản lý quỹ đầu tư . 7. VAI TRò , CHứC NĂNG CủA THị TRƯờNG CHứNG KHOáN Hoạt động của thị trường chứng khoán trước hết cần có người môi giới trung gian, đó là công ty chứng khoán _ một định chế tài chính trên thị trường chứng khoán ,có nghiệp vụ chuyên môn có đội ngũ nhân viên lành nghề và bộ máy tổ chức phù hợp để thực hiên vai trò môi giới mua _ bán chứng khoán tư vấn đầu tư và thực hiện một số nghiệp vụ khác cho các chủ đấu tư và tổ chức phát hành Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng .Nhờ có các công ty CK mà chứng khoán đươc luân chuyển từ nhà phát hành đến nhà đầu tư và có tính thanh khoản qua đó huy động vốn từ nơi nhàn rỗi đến nơi cần vốn để phân bổ và sử dụng hiệu quả. 7.1 Chức năng cơ bản của Công Ty CK: _ Tạo cơ chế huy động vốn nhàn rỗi từ người có vốn nhàn rỗi đến nơi cần vốn ( thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh CK) _Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (hoán chuyến từ chứng khoán ra tiền mặt, và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ dàng) _Góp phần bình ổn và điều tiết thị trường ( thông qua vai trò tư doanh và vai trò nhà tạo lập thị trường ) 7.2. Vai trò của Công Ty Chứng Khoán : Với những đặc điểm trên Công Ty Chứng Khoán có vai trò quan trọng đối với các chủ thể khác nhau trên thị trường CK Đối với các tổ chức phát hành : mục tiêu tham gia vào thị trường CK của các công ty phat hành là huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán .Vì vậy, thông qua hoạt động đại lý phát hành , bảo lãnh phát hành , các công ty chứng khoán có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn cho các nhà phát hành . Một trong những qui tắc hoạt động của công ty chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc này yêu cầu nhà đầu tư và nhà pháp hành không được mua trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua trung gian mua bán . Các công ty chứng khoán sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư và nhà phát hành . Và khi thực hiện công việc này, công ty chứng khoán đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán Đối với nhà đầu tư : thông qua các hoạt động như môi giới đầu tư, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư , Công ty chứng khoán có vai trò lam giảm chi phí và thời gian giao dịch do đó nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư . Đối với hàng hoá thông thường , mua bán chứng khoán qua trung gian sẽ làm tăng chi phí cho cả người bán và người mua . Tuy nhiên đối với thị trừơng , sự biến động thường xuyên của giá cả CK cũng như mức rủi ro cao làm cho nhà đầu tư tốn chi phí ,công sức và tìm hiểu thông tin trước khi quyết định đầu tư một cách hiệu quả Đối với thị trường chứng khoán : công ty chứng khoán có 2 vai trò chính: Vai trò thứ nhất là góp phần tạo lập giá cả điều tiết thị trường . Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định .Tuy nhiên , để đưa ra được mức giá cuối cùng , người mua và người bán phải thông qua thị trường chứng khoán và họ không được thamgia trực tiếp vào quá trình mua bán .Các công ty chứng khoán là thành viên của thị trường do vậy họ cũng góp phần tạo lập thị trường thôngqua đấu giá .Trên thị trường sơ cấp , công ty chứng khoán cùng với nhà phát hành đưa ra mức giá đầu tiên .Chính vì vậygiá của mỗi loại chứng khoán giao dịch đều có sự tham gia định giá của các công ty chứng khoán . Vai trò thứ hai : Các công ty chứng khoán còn thể hiện vai trò lớn hơn là tham gia điều tiết thị trường ,để đảm bảo các khoản đầu tư của khách hàng và các lợi ích của chính mình , nhiều công ty chứng khoán đã giành một tỷ lệ nhất định các giao dịch để thực hiện vai trò ổn định thị trường Góp phần làm tăng tính thanh khoản của các tài sản tài chính.Thị trường chứng khoán có vai trò là môi trường làm tăng làm tăng tính thanh khoản của các tài sản chính. Nhưng các công ty chứng khoán mới là người thực hiện tốt vai trò đó vì công ty chứng khoán tạo ra cơ chế giao dịch trên thị trường .Trên thị trường cấp 1, do thực hiện các hoạt động như bảo lãnh phát hành , chứng khoán hoá, không những công ty chứng khoán huy động được nguồn vốn lớn đưa vào sản xuất cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính đượ đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường cấp 2. Điều nàylàm giảm rủi ro, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư. Trên thị trường cấp 2, do thực hiện các giao dịch mua báncác công ty chứng khoán giúp người đầu tư chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Những hoạt động đó có thể làm tăng tính thanh khoản của những tài sản tài chính . Đối với các cơ quan quản lý thị trường: các công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin cho thị trường chứng khoán cho các công ty quản lý thị trường để thực hiện mục tiêu đó. Các công ty chức khoán thực hiện được vai trò này bởi vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường . Một trong những yêu cầu của thị trường chứng khoán là các thông tin cần được công khai hoá dưới sự giám sát của các công ty quản lý thị trường. Việc cung cấp thông tin vừa là qui dịnh của hệ thống luật pháp, vừa là nguyên tắc nghề nghiệp của các công ty chứng khoán vì các công ty chứng khoán cần phải minh bạch và công khai trong hoạt động . Các thông tin mà công ty chứng khoán có thể cung cấp bao gồm các thông tin giao dịch trên thị trường, thông tin về các cổ phiếu, trái phiếu và tổ chức phát hành , thông tin về các nhà đầu tư ... Nhờ các thông tin này , các công tin kiểm soát thị trường có thể kiểm soát và chống lại hiện tượng thao túng ,lũng đoạn , bóp méo thị trường . Tóm lại, công ty chứng khoán là một tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán ,có vai trò cần thiết và quan trọng đố với các nhà đầu tư ,các nhà phát hành , cơ quan quản lý thị trường và thị trường chứng khoán nói chung . Những vai trò này thể hiện thông qua các nghiệp vụ hoạt động của công ty chứng khoán ii. Thực trạng hoạt động của các Công Ty CK Việt Nam, các biện pháp và hướng đi phát triển, hoàn thiện các Công Ty CK Việt Nam: 1. Khái quát về Công Ty CK Viêt Nam: 1.1Khái niệm: Theo quyết định số 04/1998/QĐ_UBCK3 ngày 13/10/1998 của UBCKNN, các Công Ty CK được phép thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiêm hữu hạn . Đó là những tổchức kinh tế có tư cách pháp nhân , có vốn riêng , hạch toán kế toán độc lập. Tùy theo vốn điều lệ và đăng kí kinh doanh mà công ty có thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như :môi giới chứng khoán , tự doanh, quản lý danh mục đầu tư,bảo lãnh phát hành , tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán 1.2. Hiện nay Việt Nam có 12 Công Ty CK Cụng ty Chứng khoỏn Bảo Việt Tờn cụng ty: Cụng ty Chứng khoỏn Bảo Việt Mó truy cập: BVSC Vốn điều lệ: 43.000.000.000 đồng Lĩnh vực hoạt động: Mụi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lónh phỏt hành, tư vấn đầu tư chứng khoỏn. Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Đõự Tư và Phỏt Triển Việt Nam Tờn cụng ty: Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng ĐT và PT VN Mó truy cập: BSC Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng Lĩnh vực hoạt động: Mụi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lónh phỏt hành, tư vấn đầu tư chứng khoỏn. Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng A' Chõu Tờn cụng ty: Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng A' Chõu Mó truy cập: ACBS Lĩnh vực hoạt động: Mụi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lónh phỏt hành, tư vấn đầu tư chứng khoỏn. Cơ quan chủ quản: Ngõn hàng cổ phần A' Chõu Vốn điều lệ : 43.000.000.000 đồng Cụng ty Chứng khoỏn Thăng Long Tờn cụng ty: Cụng ty Chứng khoỏn Thăng Long Mó truy cập: TSC Lĩnh vực hoạt động: Mụi giới, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoỏn. Cơ quan chủ quản: Ngõn hàng Cổ phần Quõn đội Vốn điều lệ : 9.000.000.000 đồng Cụng ty Chứng khoỏn Đệ Nhất Tờn cụng ty: Cụng ty Chứng khoỏn Đệ Nhất Mó truy cập: FSC Vốn điều lệ: 43.000.000.000 đồng Lĩnh vực hoạt động: Mụi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảo lónh phỏt hành, tư vấn đầu tư chứng khoỏn. Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Sài Gũn Tờn cụng ty: Cụng ty Cổ phần Chứng khoỏn Sài Gũn Mó truy cập: SSI Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng Lĩnh vực hoạt động: Mụi giới chứng khoỏn, tư vấn đầu tư. Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Cụng thương Tờn cụng ty: Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Cụng thương Mó truy cập: IBS Vốn điều lệ: 55.000.000.000 đồng. Lĩnh vực hoạt động: Mụi giới chứng khoỏn, lưu ký chứng khoỏn, tư vấn đầu tư, tư vấn cổ phần hoỏ, tư vấn niờm yết trờn trung tõm giao dịch chứng khoỏn, quản lý danh mục đầu tư, đại lý phỏt hành, bảo lónh phỏt hành. Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Việt Nam Tờn cụng ty: Cụng ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Việt Nam Tờn viết tắt: AGRISECO Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng. Công ty Chứng khoỏn Ngõn hàng Ngoại thương Tờn cụng ty: Cty Chứng khoỏn Ngõn hàng Ngoại thương Mó truy cập: VCBS Vốn điều lệ: 60.000.000.000 đồng Lĩnh vực hoạt động: Mụi giới , tự doanh, bảo lónh phỏt hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoỏn Công ty Cổ phần Chứng khoỏn MờKụng Tờn cụng ty: Cty Cổ phần Chứng khoỏn MờKụng Mó truy cập: MSC Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng Lĩnh vực hoạt động: Mụi giới, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoỏn Công ty Cổ phần Chứng khoỏn Ngân hàng Đông á Tờn cụng ty: Cty Cổ phần Chứng khoỏn Ngân hàng Đông á Mó truy cập: ECSB Vốn điều lệ: 55.000.000.000 đồng Lĩnh vực hoạt động: Môi giới, tự doanh 2.tình hình hoạt động, được_ mất , thuận lợi _ khó khăn của các công ty chứng khoán việt nam và các biện pháp khắc phục : 2.1 Thực trạng các hoạt động nghiệp vụ của các Công Ty CK: Cho đến nay, TTCK Việt Nam đã qua 3 năm kể từ ngày đi vào hoạt động. TTCK và các CtyCK đã có đóng góp rất nhiều và xảy ra rất nhiều biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy cần phải có những nhìn nhận đánh giá một cách khách quan, chuẩn mực về các Cty CKhoán, tù đó có cái nhìn tổng quát và có những bài học, biện pháp rút ra để đảm bảo (về những thành quả và nhược điểm của các Cty Ckhoán) cho sự phát triển của các Cty CK và thị trường tai chính trong tương lai. 2.1.1. Nghiệp vụ môi giới của Cty CK : Hoạt động của thị trường CK Việt nam trước hết cần có những nhà môi giới trung gian là các Công ty CK . Các Công ty CK thực hiện vai trò trung gian môi giới mua bán chứng khoán , tư vấn đầu tư và thực hiện một số nghiệp vụ khác cho cả người đầu tư và nhà phát hành . Công ty CK là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường CK nói riêng . Nhờ các Công ty CK mà CK được lưu thông từ nhà phát hành đến người đầu tư và có tính thanh khoản , qua đó huy động vốn từ nơi nhàn rỗi đến nơi cần vốn để phân bổ và sử dụng có hiệu quả. +Số tài khoản giao dịch chứng khoán mở tại các công ty chứng khoán tại thời điểm cuối năm 2002 tăng đáng kể so với cuối năm 2001, tăng khoảng 55%. Trừ công ty chứng khoán Thăng Long, số tài khoản giao dịch của người đầu tư tại từng công ty chứng khoán cũng tăng trung bình từ 30-60% so với năm 2001. Một số công ty có số lượng tài khoản người đầu tư tăng đáng kể ( trên 100% ) so với năm2001, tuy số lượng tài khoản tính theo số tuyệt đối mở tại các công ty này không lớn. Đó là các công ty chứng khoán như FSC, IBS và ARSC. So với năm 2001, số lượng tài khoản các nhà đầu tập trung chủ yếu ở các Cty SSI ACBS, ARSC, BSC. Nói chung, trong thời gian qua số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tăng lên nhưng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV213.Doc
Tài liệu liên quan