CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Quân Đội
NHTMCP Quân đội ra đời và hoạt động trong bối cảnh đất nước ta đang trong quá trình đổi mới. Cuối năm 1989 những tiến bộ trong nến kinh tế cho phép Việt Nam chuyển thời kỳ, đưa ra những chính sách và mô hình Ngân hàng thích hợp với cơ chế thị trường trong nền k
55 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) (chương 2, chương 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế nhiều thành phần. Nhà nước chủ trương cải thiện hệ thống Ngân hàng thành hai cấp trong đó cấp quản lý nhà nước do NHNN đảm nhận, cấp kinh doanh do các NHTM đảm nhận tạo ra một sức sống mới cho Ngân hàng, các NHTM hoạt động và mục đích lợi nhuận không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như dịch vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng, đồng thời trong thời kỳ này nhà nước cũng có chủ trương thành lập các NHTMCP nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Trong bối cảnh đó NHTMCP Quân đội được thành lập theo quyết định số QĐO05/NH-GP do NHNN cấp ngày 14/9/1994 và giấy phép kinh doanh số 060297 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/9/1994 (sửa đổi ngày 27/12/2002), hoạt động kinh doanh dưới hình thức là NHTMCP chuyên doanh về tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng với định hướng phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản xuất quốc phòng và làm kinh tế, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng do các cổ đông là các doanh nghiệp quốc phòng và một số thể nhân đóng góp.
Trải qua hơn 14 năm hoạt động và phát triển NHTMCP Quân đội đã có những bước phát triển ổn định cả về quy mô phạm vi hoạt động, năng lực tài chính . . . NHTMCP Quân đội từ một Ngân hàng chưa có tên tuổi trên địa bàn Hà Nội cũng như cả nước đến nay NHTMCP Quân đội đã trở thành một Ngân hàng có vị trí được NHNN xếp loại A. Trong quá trình hoạt động NHTMCP Quân đội không ngừng đổi mới để phù hợp với thị trường cả về quy mô phạm vi và khả năng tài chính nó được thể hiện ở các điểm sau:
Về vốn điều lệ: Trải qua gần 1 5 năm hoạt động Ngân hàng luôn gia tăng vốn điều lệ để phù hợp với thị trường. Từ một Ngân hàng ban đầu chỉ có mức vốn điều lệ nhỏ 20 tỷ đến nay vốn điều lệ Ngân hàng lên đến 2.509 tỷ cụ thể vốn điều lệ của Ngân hàng trong 3 năm gần đây cuối năm 2005 vốn điều lệ là 450 tỷ, năm 2006 lên 1.045,2 tỷ và năm 2007 là 2.509 tỷ (Báo cáo tài chính năm 2005, 2006, 2007)
Về mạng lưới kinh doanh: NHTMCP Quân đội đã không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh. Hiện nay Ngân hàng đã có mạng lưới kinh doanh rộng lớn, năm 2005 NHTMCP Quân đội đã khánh thành toà nhà trụ sở Ngân hàng, khai trương sở giao dịch, chi nhánh Gò Vấp trực thuộc Hội sở, 03 chi nhánh cấp II, 02 phòng giao dịch. tính đến thời điểm hiện nay NHTMCP Quân đội có 38 chi nhánh và phòng giao dịch đã được đi vào hoạt động trên cả nước cùng với việc mở rộng mạng lưới, Ngân hàng đang tập trung phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như các dịch vụ ngân hàng điện tử như Mobile banking, internet banking, thẻ ATM, mạng lưới máy chấp nhận thẻ.
Về đối ngoại: Ngân hàng có những bước phát triển mạnh mẽ trong việc phát triển hệ thống ngân hàng đại lý nhằm phục vụ các yêu cầu của khách hàng. Đến nay Ngân hàng đã đặt quan hệ đại lý với hơn 500 ngân hàng trên thế giới. Bên cạnh đó ngân hàng tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế thông qua việc không ngừng mở rộng quan hệ, cam kết song phương, nhằm nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ tiên tiến, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.
Về nhân sự: Toàn hệ thống hệ NHTMCP Quân đội nay có khoảng hơn
1 700 người, đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng ngày càng được nâng cao về trình độ với trình độ tỷ lệ từ đại học đến trên đại học chiếm trên 8 8 % , tỷ lệ này tăng khá so với đầu năm, thể hiện chất lượng nhân sự đầu vào của Ngân hàng cao hơn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Về cơ cấu tổ chức:
- Đứng đầu là hội đồng quản trị quyết định các vấn đề lớn mang tính chiến lược của Ngân hàng,
- Tổng giám đốc và ban điều hành bao quát và đề ra các quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
- Hệ thống các phòng ban: văn phòng, phòng tín dụng, Phòng thanh toán và quan hệ quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, Ngân quỹ, Kế toán, công nghệ thông tin, Đầu tư và phát triển, kiểm soát nội bộ, Kế hoạch tổng hợp.
- Hệ thống chi nhánh và các đơn vị trực thuộc, bao gồm các chi nhánh cấp I và chi nhánh cấp II. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức ngân hàng
Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà Nội
Công ty Chứng khoán Thăng Long
Công ty AMC
Phòng Đầu tư & Dự án
Khối Treasury
Khối khách hàng
cá nhân
Khối khách hàng
Doanh nghiệp
Khối quản lý Tín dụng
Phòng KHTH
& Pháp chế
Trung tâm Công nghệ thông tin
Khối tổ chức – Nhân sự - Hành chính
Phòng Tài chính
Kế toán
Phòng Nghiên cứu
phát triển & Xây dựng chính sách
Sở giao dịch & Các chi nhánh
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng Quản trị
Các uỷ ban cao cấp
Tổng Giám đốc
Phòng Kiểm tra,
Kiểm soát nội bộ
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội.[2]
Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây có nhiều sự kiện ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế, việc tổ chức thành công Hội nghị APEC và gia nhập tổ chức thương mại toàn cầu WTO đã mở ra cho Việt Nam nhiều vận hội mới cho đầu tư và phát triển. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội nhìn chung đạt kế hoạch đề ra, nền kinh tế tiếp tục đạt tăng trưởng cao trong 3 năm liên tiếp 2005 , 2006 , 2007 tốc độ tăng trưởng tăng trên 8 % .
Về thị trường tài chính tiền tệ trong nước qua 3 năm qua cũng có nhiều biến động, đặc biệt năm 2007 vừa qua lạm phát tăng cao trên 12%. Trong khi đó những năm 2005, 2006, 2007 được đánh giá là những năm thành công của khối NHTMCP, các NHTMCP liên tục tăng vốn điều lệ thông qua bán cổ phiếu cho các cổ đông nước ngoài, phát hành cổ phiếu trong nước lợi nhuận tăng cao, tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản khoảng 48%-50% so với đầu năm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế NHTMCP Quân Đội đã nội lực không ngừng, bám sát chiến lược đổi mới đã được hội đồng quản trị thông qua cho giai đoạn phát triển 2004-2008, MB cũng đạt được thành công trên tất cả các lĩnh vực hoạt động trong những năm vừa qua. Dưới đây là một số nét chính trong kết quả hoạt động kinh doanh của MB:
2.12.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn không ngừng tăng lên, tổng nguồn vốn huy động được cuối năm 31/12/2001 là 2.549 tỷ và đến 30/12/2005 tổng nguồn vốn huy động được của MB là 7.046,68 tỷ đến 3 11/12/2006 là 1 1.5 1 uỷ, đặc biệt trong năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 17.570,2 tỷ đồng tăng 52,3% so với đầu năm. Để cụ thể về hoạt động huy động vốn của NHTMCP Quân đội thông qua biểu đồ đây:
Sơ đồ 2.2 : Hoạt động sử dụng vốn
Năm
Tổng
Thông qua biểu đồ trên ta thấy tốc độ tăng trưởng huy động vốn của MB cao và tương đối ổn định, thể hiện uy tín và hình ảnh của MB ngày càng tốt trong lòng của khách hàng, không chỉ bởi sự phong phú về các loại hình sản phẩm dịch vụ huy động vốn như: Tiết kiệm trả trước, tiết kiệm trả sau và tiết kiệm tích luỹ . . . mà còn chất lượng dịch vụ, phong phú, phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên. Huy động vốn của Ngân hàng ngày càng tăng ổn định đã góp phần giúp tổng nguồn vốn của Ngân hàng càng lớn, thể hiện vị thế của mình trên thị trường liên ngân hàng.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Trong những năm đầu thành lập, từ chỗ chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp Quân đội với tổng dư nợ là 15 tỷ đồng (31/12/1994), đến nay Ngân hàng đã mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tư nhân. Đến thời điểm 31/1212007 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Ngân hàng là 10.717.85 tỷ đồng tăng lên 74% so với đầu năm và tăng 714,5 lần so với năm đầu thành lập 1994 cơ cấu loại hình cho vay của Ngân hàng cũng ngày một đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, MB còn triển khai thành công các loạt sản phẩm mới như cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay mua Ô tô trả góp, cho vay du học, cho vay tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, đi lao động nước ngoài, cho vay cổ phần hoá. . .
Để thấy rõ tình hình hoạt động tín dụng ta có sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Hoạt động tín dụng
Năm
Tổng
Chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng chú trọng. Ngân hàng đã xây dựng hệ thống các quy trình, chính sách tín dụng cũng như các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh áp dụng thống nhất toàn hệ thống. Việc phân loại, lựa chọn khách hàng được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích ngành và định hướng của Ngân hàng. Công tác kiểm tra giám soát trước trong và sau khi cho vay cũng được đặc biệt quan tâm. Trong quý II/2008 MB chính thức đưa hệ thống phần mềm chấm điểm phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro vào hoạt đông, là NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế.
2.1.2.3 Hoạt động phi tín dụng.
- Hoạt động bảo lãnh:
Trong những năm qua hoạt động bảo lãnh vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng Cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Số dư bảo lãnh đến 31/12/2007 là 2.184,4 tỷ tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bảo lãnh tăng những chất lượng bảo lãnh vẫn được đảm bảo.
- Hoạt động kinh doanh vôn và ngoại tệ :
Hoạt động quản lý và kinh doanh ngoại tệ đã đảm bảo việc thanh khoản, quản lý dữ tra bắt buộc toàn hệ thống một cách chặt chẽ, quản lý vốn tập trung thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ, mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng, quản lý chặt chẽ tài khoản Nostro. Ngoài ra Ngân hàng đã tích cực tham gia trên thị trường liên ngân hàng, tham gia thị trường mở, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố các giấy tờ có giá, thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi, đối ứng sản phẩm với các ngân hàng HSBC, Citibank, Standard, Chartered, . . .
Hoạt động thanh toán:
Kể từ tháng 2/1996, sau khi được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế của MB đã có những bước phát triển vững chắc. Nhờ có định hướng đúng chú trọng chất lượng dịch vụ, nên hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Hiện nay, Ngân hàng đã thiết lập được quan hệ đại lý với 500 ngân hàng trên toàn thế giới, được một số ngân hàng lớn cấp cho các hạn mức tín dụng xác nhân L/C với giá trị lớn, giải quyết được khó khăn khi thông báo L/C từ 1 tuần xuống 1 ngày. Thanh toán hàng đổi hàng với các ngân hàng Liên bang Nga được quản lý chặt chẽ, an toàn và chính xác.
-Hoạt động đầu tư.
Tính đến 3111212007 tổng số vốn góp liên doanh , cổ phần của Ngân hàng là 7 1 9 tỷ tăng 4, 1 3 lần so với đầu năm . Các hoạt động đầu tư góp vốn được thực hiện đa dạng theo nhiều phương thức như: mua cổ phần DNNN bán đấu giá lần đầu khi cổ phần hoá, mua cổ phần cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn Quỹ đầu tư chứng khoán . . . Danh mục đầu tư của Ngân hàng có chất lượng tốt. Nhìn chung, hoạt động góp vốn đầu tư cổ phần của ngân hàng vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước và của Ngân hàng Quân đội về quản lý góp vốn đầu tư.
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng thu
542,384
1.015,030
2.571,404
Tổng chi
-393,769
-762,141
-2.103,093
Lợi nhuận trước thuế
148,615
252,889
468,311
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Qua đó ta thấy được, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đều tăng trưởng ổn định. Mức lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng từ 148,615 tỷ đồng trong năm tài chính 2005 lên 252,889 tỷ đồng vào năm 2006 tăng 70,l% vượt kế hoạch đề ra, đến năm 2007 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 468,311tỷ đồng tăng 85,18%. Kết quả đó đã góp phần đưa NHTMCP Quân đội trở thành một trong những ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống các NHTM CP trên địa bàn Hà Nội và liên tục xếp loại A do NHNN lựa chọn.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.2.1. Thực trạng hoạt động ngân quỹ
Bảng 2.2: Tình hình dự trữ và thanh toán
Đơn vị: Tỷ đồng
Thời gian
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền
Số tiền
So với 2005
Số tiền
So với 2006
Dự trữ và thanh toán
207,85
464,683
542,367
Phân loại theo tiền dự trữ và tiền gửi NHNN
- Tiền gửi
89,39
156,989
67,594
351,05
194,066
Tỷ trọng (%)
43 %
33,8 %
64,7 %
- Tiền gửi NHNN
118,46
307,699
189,24
191,317
-116,38
Tỷ trọng (%)
57%
66,2 %
35,3 %
Phân loại theo loại tiền
- VNĐ
176,85
366,971
190,121
390,776
23,8
Tỷ trọng (%)
85,9 %
79 %
72 %
-Ngoại tệ
31,009
97,712
66,703
151,591
53,87
Tỷ trọng (%)
14,9 %
21 %
28 %
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Thông qua bảng trên, cho thấy tính hình dự trữ và thanh toán của NHTM CP Quân đội tăng dần qua các năm. Tại 31/12/2005 tổng lượng dự trữ của Ngân hàng là 207,85 tỷ đồng. Trong đó, dữ trữ tiền mặt thanh toán là 89,39 tỷ đồng chiếm 43% trên tổng dữ liệu, tiền gửi tại NHNN 118,46 tỷ chiếm 57%, dữ trữ bằng VNĐ là 176,85 tỷ chiếm 85,9%, dữ trữ bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ là 31,009 tỷ chiếm 14,9 % tổng dữ trữ cảu Ngân hàng. Qua đây ta thấy năm 2005 Ngân hàng đã dự trữ một khối lượng tiền tương đối nhằm đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Đến thời điểm 31/12/2006 tổng lượng dữ trữ của Ngân hàng là 464,683 tỷ tăng lên 256,83 tỷ đồng, trong đó tiền mặt tại quỹ là 156,984 tỷ đồng, chiếm 33,8% tổng dữ trữ và đã tăng lên 67,594 tỷ so với cùng kỳ năm 2005. Còn về tiền gửi tại NHNN là 307,699 tỷ đồng tăng lên 1 89,24 tỷ , tốc độ tăng nhanh. Dự trữ bằng VNĐ là 366,97 1 tỷ chiếm 79% tổng dự trữ, tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 1 90, 1 2 1 tỷ đồng, dự trữ bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ là 97,71 2 tỷ tăng lên so với kỳ trước là 66,703 tỷ. Như vậy khối lượng dự trữ năm 2006 tăng nhanh đồng đều trên các mục.
Đến 31/12/2007 Lượng dự trữ tiếp tục lại tăng lên một cách đáng kể tổng lượng dự trữ là 542,367 tỷ đồng tăng 77,684 tỷ, trong đó dự trữ tiền mặt là 35 1 ,05 tỷ , chiếm 64,7% tổng lượng dự trữ tăng lên hơn so với cùng kỳ năm 2006 là 194,066 tỷ. Trong khi đó tiền dự trữ gửi tại NHNN là 191,317 tỷ giảm hơn so với lượng dự trữ cùng kỳ năm trước là 1 16,38 tỷ. Dự trữ bằng VNĐ là 390,776 tỷ chiếm 72% tổng dự trữ , tăng lên 23,8 tỷ so với cùng kỳ năm 2006, dự trữ bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ là 1 5 1 ,59 1 tỷ chiếm 28 % tăng lên so với năm 2006 là 53,87 tỷ. Như vậy năm 2007 lượng dự trữ có tăng lên nhưng tốc độ tăng giảm hơn năm trước, lượng dự trữ tăng liên tục như vây bởi lượng tiền huy động của Ngân hàng tăng lên trong 3 năm liền là rất cao, để đảm bảo an toàn và đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng Ngân đã tăng lượng dụ trữ cân xứng với nguồn huy động. Tuy nhiên an toàn với sinh lời luôn song hành cùng nhau.
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng
Cũng như các tổ chức tín dụng khác, hoạt động cho vay của NHTM CP Quân đội chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có, tạo ra khoảng gần khoảng 80% lợi nhuận cho Ngân hàng nên Ngân hàng rất quan tâm đến công tác tín dụng, không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đề cao công tác thẩm định cũng như các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Với quan điểm mở rộng tín dụng phải gắn với an toàn trong cho vay. Do vậy kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng có nhiều khởi sắc cụ thể lượng tín dụng trong những năm gần nay tăng liên tục, chất lượng tín dụng được nâng cao đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế hiện hành. Ngân hàng đã tập trung đầu tư đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả đối với các thành phần kinh tế giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
2.2.2.1. Chỉ tiêu về quy mô đầu tư cho vay.
A/ Dư nợ cho vay đối với nền kinh tê/
Bảng 2.3: Kết quả dư nợ cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Tổng dư nợ
4.470
6.166,62
10.717,85
Biến động dư nợ
-
1.696,62
4.551,23
% Biến động
-
37,95 %
73,8 %
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2005-2007)
Hoạt động tín dụng của NHTMCP Quân đội trong những năm gần đây tăng trưởng một cách rõ rệt. Qua số liệu ta thấy từ thời điểm 31/12/2005 đến 31/12/2007 tổng dư nợ cho vay tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 2005 tổng dư nợ là 4.470 tỷ đồng, qua một năm đến 31/12/2006 tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng là 6.166,62 tỷ tăng lên 1.696,62 tỷ tương ứng tăng 37,95%. Đến năm 2007 khối lượng dư nợ tín dụng đạt 10.717,85 tỷ tăng lên 4.551,23 tỷ tương ứng tăng lên 73,8% so với cùng kỳ năm 2006, đây là một con số đáng ghi nhận cho hoạt động tín dụng. Để đạt được kết quả như trên là một nội lực lớn của NHTMCP Quân đội, trong những năm gần đây Ngân hàng không ngừng mở rộng quy mô và phát triển mạng lưới, bên cạnh đó phong cách phục vụ của nhân viên luôn để một ấn tượng đẹp trong lòng của khách hàng cùng với uy tín tài chính lâu năm .
* Cơ cấu dư nợ cho vay
Nhận thức rõ về những cơ hội đang có và căn cứ vào khả năng của mình, NHTM CP Quân đội có một định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng: Đó là giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, tăng cường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ngừng mở rộng ra các đối tượng khách hàng tiềm năng, kết hợp tăng cường các hình thức cho vay đa dạng mới như hợp vốn, đồng tài trợ, . . . Cũng nhờ đó mà Ngân hàng đã tạo được những tiền đề cho một hướng đi đúng. Để nắm bắt tình hình sử dụng vốn của NHTM CP Quân đội ta tiến hành phân tích cụ thể tình hình sử dụng vốn qua bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay
Năm
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
Du nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Số tiền
Tốc độ tăng (%)
Tổng dư nợ cho vay
4.470
100
6.166,62
100
10.717,85
100
1.696,62
37,9
4.511,23
73,8
Phân theo thành phần kinh tế
- Kinh tế quốc doanh
2.407,54
53,86
3.029,35
49,12
4.892,97
45,65
621,81
13,9
1.863,62
30
- Kinh tế ngoài quốc doanh
2.062,458
46,14
3.137,27
50,88
5.824,88
54,34
1074,812
24,1
2.687,61
43,58
Phân theo kỳ hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn
2.951,9
66,08
4.275,8
69,3
7.161,11
66,81
1323,93
29,61
2.885,955
46,79
- Cho vay trung và dài hạn
1.518,1
33,96
1.890,785
30,8
3.556,74
33,19
372,685
8,39
1.665,955
25,08
Phân theo nội tệ và ngoại tệ
- Cho vay VNĐ
3.248,2
72,67
4.361,658
70,73
7.239,22
67,54
1113,458
24,9
2.877,562
46,67
- Cho vay ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ
1.211,788
27,33
1.804,96
29,27
3.478,63
32,46
583,172
13,1
1.673,67
27,2
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2005 – 2007)
+Hoạt động cho vay phân theo thành phần kinh tế Khách hàng vay vốn tại NHTM CP Quân đội bao gồm 2 đối tượng chính: khu vực kinh tế quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân . . . )
Trong những năm qua, hoạt động cho vay của NHTM CP Quân đội vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế quốc doanh, nhưng trước những biến đổi xu thế thị trường tỷ trọng cho vay ở khu vực kinh tế quốc doanh giảm xuống thay vào đó là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- Khối kinh tế quốc doanh
Qua bảng tên ta thấy tại thời điểm 31/12/2005 tổng dư nợ cho vay là 4.470 tỷ đồng trong đó cho vay dành cho khu vực kinh tế quốc doanh là 2.407,54 tỷ đồng chiếm 53,86% tổng dư nợ, đến thời điểm 31/12/2006 khối lượng cho vay khu vực kinh tế quốc doanh là 3.029,35 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 49,12% trên tổng cho vay, tăng 621,81tỷ với tốc độ tăng là 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Sang năm 2007, tại thời điểm 31112/2007 lượng tiền cho vay khu vực này là 4.892,97 tỷ chiếm 45,65% trên tổng dư nợ cho vay, tăng 1863,2 tỷ với tốc độ tăng là 30% so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy tốc độ tăng dần qua các năm nhưng xét về tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng thì tỷ trọng này giảm dần qua các năm. Khối lượng tín dụng tăng trưởng như vậy quy mô Ngân hàng ngày một tăng mạnh, uy tín ngày càng cao và khu vực kinh tế quốc doanh có môi trường tương đối ổn định, nên Ngân hàng liên tục giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống này, đặc biệt là các doanh nghiệp quân đội đang hoạt động hiệu quả. Ngân hàng đang cung ứng vốn kịp thời cho các doanh nghiệp quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế ở nhiều lĩnh vực có thế mạnh của kinh tế quốc phòng. Đồng thời hợp vấn với những công trình trọng điểm như: Đường HỒ Chí Minh, sân bay Điện Biên, Quốc lộ 14, Quốc lộ 18, công trình thuỷ điện sêsan. . . Ngoài ra NHTM CP Quân đội cũng chú trọng mở rộng mối quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội như: Liên hiệp thương mại đầu tư và xuất nhập khẩu Hà nội, nhiều tổng công ty: Tổng công ty Điện lực, Bưu chính viễn thông, . . .
- Khối kinh tế ngoài quốc doanh.
Dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2006 là 3.137,27 tỷ đồng chiếm 50,88% tổng dư nợ cho vay tăng 1 .074,8 14 tỷ so với cùng kỳ năm 2005 với tốc độ tăng là 24, 1 % . Tính đến 3 1/1 2/2007 dư nợ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện đạt 5.824,88 tỷ chiếm 54,34% tổng dư nợ cho vay, tăng 2.687,61 tỷ đồng và với tốc độ tăng là 43,58% so với cùng kỳ năm 2006. Như vậy lượng cho vay khu vực này tăng lên rất nhanh, bởi vì đây là khối rất năng động trong những năm gần đây khu vực này có xu hướng phát triển mạnh, mặt khác hiện nay nhà nước đang có chính sách khuyến khích khu vực này phát triển, nên nhận thấy điều đó Ngân hàng đã chú trọng hơn tới việc cho vay đối với thành phần kinh tế này, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
+/ phân theo kỳ hạn
- Cho vay ngắn hạn:
Dư nợ cho vay ngắn hạn đến ngày 31/12/2006 là 4.275,8 tỷ chiếm 69,3% tổng dư nợ tín dụng, tăng 1.323,93 tỷ so với cùng kỳ năm 2005 vớt tốc độ tăng là 29,6 1 % . Đến thời điểm 31/12/2007 thì dư nợ cho vay ngắn hạn là 7.1 61,11 tỷ chiếm 66,81% tổng dư nợ, tăng 2.885,599 tỷ, tốc độ tăng là 46,79%. Như vậy tỷ trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng ổn định không thay đổi mấy, tốc độ tăng trưởng qua các năm ổn định và cao. Ngân hàng cho vay ngắn hạn chủ yếu là đầu tư vào các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Cho vay trung và dài hạn:
Đến ngày 31/12/2006 dư nợ cho vay trung và dài hạn của NHTM CP Quân đội là 1.890,785 tỷ chiếm 30,8% tăng 372,685 tỷ với tốc độ tăng là 3,39% so với cùng kỳ năm 2005. Đến cùng kỳ năm 2007 dư nợ cho vay trung và dài hạn là 3.556,74 tỷ chiếm 33,19% tổng dư nợ cho vay tăng l.665,955 tỷ với tốc độ tăng là 25,08%. Như vậy trong 3 năm liền tỷ trọng cho vay dài hạn đều trên 30 %, lượng dư nợ cho vay liên tục tăng trong 3 năm với tốc độ tương đối cao. Điều đó thể hiện các dự án cho vay trung và dài hạn từ những năm trước phát huy hiệu quả. Hiện nay ngân hàng đang chú trọng đầu tư trung và dài hạn cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. NHTM CP Quân đội trọng yếu là đầu tư vốn cho trung và dài hạn,là những dự án công trình quốc gia , quốc phòng lớn. Đối với các khoản cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nay vẫn còn hạn chế, còn có nhiều doanh nghiệp cần vay vốn trung và dài hạn nhằm mở rộng sản xuất nhưng đã gặp nhiều khó khăn hơn trong thủ tục vay vốn. Do chưa đủ điều kiện, một số doanh nghiệp kinh doanh chưa hiệu quả.
+/ Phân theo nội tệ và ngoại tệ.
- Cho vay bằng nội tệ:
Nhìn chung 3 năm liền cơ cấu cho vay theo loại tiền xu hướng ngoại tệ tăng lên. Tại 31/12/2006 lượng dư nợ cho vay bằng nội tệ là 4.361,658 tỷ chiếm 70,73% tổng dư nợ tín dụng tăng 1.113,458 tỷ với tốc độ tăng là 24,9% so với cùng kỳ năm 2005. Đến thời điểm 31/1212007 thì lượng dư nợ cho vay bằng nội tệ là 7.239,22 tỷ, chiếm 67,54% tổng dư nợ tăng 2.877,562 tỷ và tốc độ tăng là 46,67% so với cùng kỳ năm 2006. Như vây lương dư nợ cho vay bằng tiền nội tệ tăng dần với tốc độ nhanh, nhưng tỷ trọng so với tổng dư nợ lại có xu hướng giảm dần.
- Cho vay bằng ngoại tệ:
Thực tế 31/12/2006 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ quy đổi ra nội tệ là 1 805,96 tỷ chiếm 29,27% tổng dư nợ cho vay tăng 583,172 tỷ với tốc độ tăng là 13,1% so với cùng kỳ năm 2005. Tại 31/1212007 dư nợ bằng ngoại tệ đạt 3.478,63 Tỷ VNĐ chiếm 32,46% tổng dư nợ cho vay tang lên 1.673,67 tỷ tướng ứng với tốc độ là 27,2% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy khối lượng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng lên và cơ cấu tỷ trọng trong cho vay cũng tăng dần.
-Nguyên nhân của việc tỷ trọng chuyển dịch theo chiều hướng trên là kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập. Vốn đầu tư nước ngoài đổ vào đầu tư rất lớn, vì vậy nhu cầi cũng như lượng ngoại tệ lưu thông tăng lên.
B. Tình hình cho vay và thu nợ
Cho và thu nợ là một chu trình nghiệp vụ quan trọng của NHTM, mục tiêu cảu cho vay cho vay đối với nền kinh tế của NHTM là cung ứng vốn đề phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân. Trên cơ sở khách hàng vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, ngân hàng thu nợ gốc và lai được đúng hạn. Như vậy thu nợ phản ánh chất lượng tín dụng. Qua bảng dưới đây thể hiện doanh số cho vay và doanh số thu nợ:
Bảng 2.5: Doanh số cho vay và thu nợ
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
So với 2005
Số tiền
Tỷ trọng
So với 2006
Tổng doanh thu
21.563,3
100
23.620
100
109,54
47.158,5
100
199,65
- TD ngắn hạn
19.255,8
89,3
21.029,6
89
109,2
41.965,66
88,99
199,55
- TD trung và dài hạn
2.307,5
10,7
2.590,37
10,97
112,26
5.192,84
11,01
200,47
Tổng doanh số thu nợ
16.092
100
21.089,8
100
131,06
37.762,8
100
178,9
- TD ngắn hạn
14.500,6
90,11
18.949
89,8
130,68
33.936,4
89,95
179,09
TD DH
1.591,38
9,89
2.141
10,15
34,52
3.790,36
10,05
177,05
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm liên tục hoạt động tín dụng của Ngân hàng có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng. Mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao của doanh số cho vay và dư nợ tín dụng song Ngân hàng vẫn duy trì được tiêu chí hoạt động an toàn. Năm 2005 doanh số cho vay đạt 21.563,3 tỷ đồng thì sang năm 2006 là 23.620 tỷ đồng tăng 9,54%. Đến năm 2007 con số này lên tới 37.726,8 tỷ tốc độ tăng trưởng 99,65% so với năm 2006. Sự gia tăng này chủ yếu là cho vay ngắn hạn trong 3 năm đến tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm khoảng 89% tổng doanh số cho vay, năm 2006 tổng doanh số cho vay ngắn hạn là 21.029.6 tỷ tốc độ tăng là 9,2% , thì sang năm 2007 doanh số cho vay khoản mục này đạt 33.936,4 tỷ đồng tốc độ tăng là 99,55%. Qua đây ta thấy Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cáu vay vốn mua nguyên vật liệu phục vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đúng định hướng hoạt động của Ngân hàng.
Doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng trong 3 năm qua cũng tăng nhanh, tốc độ tăng cao. Bởi vì theo chủ trương chuyển hướng tập trung chú trọng cho vay vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, những vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống như : các doanh nghiệp quân đội tham gia xây dựng phát triển kinh tế quốc phòng, nhiều công trình lớn, trọng điểm của nhà nước cần rải ngân nhiều đọt số lượng lớn và thời hạn thu hồi dài.
Về doanh số thu nợ, năm 2005 tổng doanh số thu nợ đạt 16.092 tỷ, trong đó thu từ ngắn hạn là 14.500,62 tỷ chiếm 90,11%. Sang năm 2006 tổng doanh số thu nợ đạt 21.089,8 tỷ tăng 31,06% trong đó thu từ ngắn hạn 18.949 tỷ chiếm 89,8%, tăng 30,68% so với năm 2005. Và doanh thu từ trung và dài hạn cũng tăng lên từ 1.591,38 tỷ năm 2005 đến 2.141 tỷ năm 2006 tốc độ tăng 34,52%. Đến năm 2007 doanh thu và tốc độ tăng nhanh hơn nhiều so với năm trước thể hiện nhìn chung chất lượng tín dụng của ngân hàng tăng lên, doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 37.726,8 tỷ tốc độ tăng 78,9% .
Ta thấy doanh số thu nợ qua các năm tăng lên điều nay cho thấy hiệu quả của việc cho vay trước đã phát huy tác dụng, cho thấy sự nội lực rất lớn của cán bộ nhân viên ngân hàng.
c/ Hệ số sử dụng vốn
Như đã đánh giá trên, tuy lượng cho vay tăng lên nhanh chóng, nhưng trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng tiên hành phân phối, để xem xét mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn vào việc cho vay, ta xét hệ số sử dụng vốn của ngân hàng qua 3 năm gần đây (2005-2007)
Bảng 2.6: Hệ số sử dụng vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/10/2005
31/12/2006
31/12/2007
Tổng nguồn vốn huy động
7.046,6
11.511
17.570,2
Tổng dư nợ tín dụng
4.470
6.166,62
10.717,58
Hệ số sử dụng vốn
0,634
0,536
0,61
(Nguồn: Bảng cân đối kê toán năm 2005-2007)
Nhìn vào số liệu ta thấy hệ số sử dụng vốn của NHTM CP Quân đội tương đối cao, năm 2007 đạt 0,6 1 . Điều này thể hiện hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả.
2.2.2.2. Chỉ tiêu về chất tượng cho vay
A. Tỷ trọng nợ quá hạn 1 tổng dư nợ
Dư nợ quá hạn một phần lớn phát sinh do khách hàng chậm trả lãi nên gốc và lãi tạm thời bị chuyển sang quá hạn, còn lại là nợ khó đòi đã phát sinh từ nhiều năm trước. Để đánh giá chất lượng tín dụng ta phải xem xét mối tương quan giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ tín dụng.
Bảng 2.7: Tỷ trọng nợ quá hạn / tổng dư nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/10/2005
31/12/2006
31/12/2007
nợ quá hạn
75,096
166,5
267,946
Tổng dư nợ
4.470
6.166,62
10.717,58
Tỷ trọng
1,68%
2,70%
25%
(Nguồn : Bảng cân đối kế toán)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Ba năm qua tỷ trọng nợ quá hạn của Ngân hàng nằm trong giới hạn cho phép. Tại thời điểm 31/12/2005 nợ quá hạn của Ngân hàng là 75,096 tỷ chiếm 1,68% trên tổng dư nợ, Sang đến thời điểm 31112/2006 nợ quá hạn là 166,5 tỷ chiếm 2,7% tổng dư nợ. Nguyên nhân của việc tăng nợ quá hạn trên là do một phần mức dư nợ cho vay năm 2006 tăng lên cao hơn nhiều so với năm 2005, một phần nữa là do các công ty xây dựng công trình giao thông chậm trả lãi và gốc và bị chuyển sang nợ quá hạn. Nhưng đến 31/12/2007 nợ quá hạn là 267,946 tỷ khối lượng nợ quá hạn tăng lên do mức dư nợ cho vay năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 2,5% trên tổng dư nợ do vay, tỷ lệ giảm nhiều so với năm 2006, đây là kết quả của việc thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ cũ, ngân hàng còn coi trọng việc phân tích đánh giá các yếu tố về tình hình tài chính, khả năng phát triển kinh doanh và thẩm định từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể của khách hàng từ đó quyết định cho vay đúng đắn, phù hợp hơn nhờ vậy công tác tín dụng năm 2007 đảm bảo chất lượng hơn so với năm 2006. Tuy nhiên nhìn chung trong ba năm quê ta thấy tỷ lệ quá hạn này có xu hướng tăng lên.
Để khắc phục tình trạng nợ quá hạn, Ngân hàng đã thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty này được thành lập vào tháng 11/2002 . Nhiệm vụ của công ty này tiếp nhận và quản lý có hiệu quả các khoản nợ tồn đọng và ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33369.doc