Lời giới thiệu
Ngày nay, khi đề cập đến bất bất kì một vấn đề gì, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Người ta cần phải quan tâm trước hết đến yếu tố con người về những đặc trưng tâm lý của họ. Các đặc trưng này không tách rời khỏi mối quan hệ với lẽ sống, nếp sống và chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, yếu tố sinh học trong mỗi con người là khác nhau tác động của môi trường xung quanh đến con người cũng khác nhau. Điều này có ảnh hưởng tới mọi hoạt động tiêu dùng của con
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hành vi người tiêu dùng sản phẩm may mặc ở nhánh văn hoá người kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người.
Thực tế cho thấy, chất lượng cuộc sống chỉ được nâng cao hơn và phát triển khi nó ngắn liền với lao động và tiêu dùng giao lưu quốc tế. Ngày nay, mỗi dân tộc dù phát triển hay đang phát triển trong đó có Việt Nam chúng ta đều ví chất lượng cuộc sống như là cái đỉnh, cái mục tiêu cần hướng tới. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến việc phát triển trình độ của các dân tộc, trình độ dân chí, đạo đức, quan tâm đến nghiên cứu, thị hiếu và thói quen luôn thay đổi của người. Sản xuất không phải là mục đích tự thân, sản xuất để tiêu dùng muốn tiêu dùng phải sản xuất. Sản xuất càng phát triển thì tiêu dùng càng gia tăng. Sự đa dạng về phong phú về tiêu dùng trong thời đại chúng ta đang trở thành động lực mạnh mẽ cho sự phát triển chưa từng thấy cuả sản xuất. Sự đa dạng và phong phú đó được bắt nguồn vừa từ truyền thống, tập quán tiêu dùng của dân tộc vừa từ quá trình quốc tế hóa, sự giao lưu văn hoá và hội nhập các dân tộc. Hơn bao giờ hết, hiện nay quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, vì vậy chúng ta cần có phương hướng phát triển đúng đắn nhu cầu và cách tiêu dùng nói chung để góp phần làm đẹp cho chất lượng cuộc sống của mỗi con người.
Đất nước chúng ta đang thời kỳ phát triển, việc xác định xu hướng và tìm ra những giải pháp để các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngành dệt may là cần thiết. Do dưới hạn về kiến thức về khả năng của mình mà nội dung đề tài của em không thể nghiên cứu riêng lẻ từng ngành nghề, từng người một được mà chỉ xét một cách tổng quát những nét duy nhất đặc trưng tiêu biểu của nhánh văn hoá người kinh với hành vi tiêu dùng sản phẩm may mặc thuộc ngành dệt may. Qua đó, muốn tìm hiểu kỹ hơn và sâu hơn về thực trạng ngành dệt may hiện nay nhằm đưa ra một vài xu hướng biện pháp để có thể đưa ngành dệt nước ta phát triển hơn vững bước trên con đường hội nhập của thế kỷ 21.
Chương I.
Nhánh văn hoá người kinh và hành vi người tiêu dùng của nhánh văn hoá này đối với sản phẩm maY mặc
1. Các khái niệm về văn hoá của các nhà nghiên cứu các nhà hoạt động xã hội và các tổ chức
Chưa bao giờ văn hoá được đề cập, suy nghĩ nhiều như thời gian gần đây. Một điều mà hầu như những ai quan tâm cũng nhận thấy rằng: Càng đi sâu nghiên cứu tìm hiểu văn hoá người ta càng thấy sự đa dạng phong phú của nó trong hình thức biểu hiện và các tác động ảnh hưởng của nó tới đời sống sinh hoạt của con người, đôi khi có những cái thật khó hiểu. Như vậy, vấn đề về văn hoá vẫn đang còn là một dấu hỏi, một khoảng không vô tận cần phải tìm hiểu và khám phá. Như học giả J.Derida đã từng nói: “văn hoá là cái tên mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn không cùng đối với những ai ngày nay đang tìm cách suy nghĩ về nó ”. Đành rằng cách nói này của ông ta thấy có phần bất khả tri, song về điều đó chúng ta không có ý định khai thác. Và ý tưởng của ông về sự vô cùng tận của văn hoá thì đáng để chúng ta phải khám phá và chiêm nghiệm. Chưa một ai có thể xác định được văn hoá xuất hiện từ khi nào? Vì vậy, việc đưa ra đáp án cho câu hỏi đó mới là những dự đoán dựa trên những nghiên cứu khoa học của các nhà khảo cổ học. Cũng như chưa có ai có thể đưa ra được một cách định nghĩa đầy đủ và chính xác nhất. Vì vậy, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Người ta đã từng định nghĩa về văn hoá như sau: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh và động, vật thể và phi vật thể…) do con người tạo ra và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Khái niệm này được xây dựng trên cơ sở 4 đặc trưng của văn hoá là tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch sử. Đây là những đặc trưng cần và đủ cho phép phân biệi văn hoá và những khái niệm có liên quan. Nó có khả năng bao quát rất nhiều các cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác nhau về văn hoá mà còn có thể cho phép chúng ta nhận diện một hiện tượng văn hoá và phân biệt chúng với những hiện tượng không phải là văn hoá. Trong khái niệm này, có đề cập đến giá trị vật chất và tinh thần, theo đó người ta cũng chia văn hoá thành văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Văn hoá vật chất bao gồm toàn bộ những sản phẩm vật chất do hoạt động sản xuất của con người tạo ra như đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại… Còn văn hoá tinh thần bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người sáng tạo ra như tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật, lễ hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương… Tuy nhiên, sự phân chia này mới nhìn tưởng như khá rõ và hiển nhiên, song nhìn kĩ sẽ thấy xuất hiện hàng loạt trường hợp phức tạp khó có thể phân biệt ví như các hoạt động, các quan hệ sản xuất… thì xếp vào văn hoá vật chất hay văn hoá tinh thần? Không ít các sử dụng sinh hoạt hàng ngày (bằng vật chất) lại có giá trị nghệ thuật rất cao (bằng tinh thần) ví dụ như cái muôi múc canh thời Đông Sơn có gắn hình người ngồi thổi kèn, chiếc ngai vàng được chạm chỗ công phu; ngược lại, các sản phẩm tinh thần thường tồn tại dưới dạng vật chất hoá ví như pho tượng, quyển sách… Trong thực tế, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần luôn gắn bó mật thiết với nhau và có thể chuyển hoá cho nhau. Không phải ngẫu nhiên mà CMác nói rằng: Tư tưởng sẽ trở thành những lực lượng vật chất khi nó được quần chúng hiểu rõ. Bởi vậy tuỳ theo những mục đích khác nhau, việc phân biệt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần phải dựa vào các tiêu chí khác nhau. Nhưng dù vật chất hay tinh thần cũng phải được chuyển thành hiểu biết được mọi thành viên trong cộng đồng văn hoá chia sẻ, những hiểu biết này sẽ chi phối cách sinh hoạt, hoạt động ứng xử, giao tiếp của mỗi người trong cộng đồng. Chúng là căn cứ để đánh giá hành vi của ai đó có phù hợp với văn hoá cộng đồng hay không? Chúng cũng là nội dung của giáo dục văn hoá, là nội dung chuyển giao giữa các thế hệ đảm bảo cho tính đồng nhất, tính truyền thống của một nền văn hoá nhất định.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hoá, người ta có thể hiểu theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp. Văn hoá theo nghĩa hẹp được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu văn hoá được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật), giới hạn theo chiều rộng văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn kinh doanh) giới hạn theo không gian văn hoá được chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ…) giới hạn theo thời gian văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn…) theo nghĩa rộng văn hoá thường được xem là tất cả những gì do con người sáng tạo ra.
Hồ Chí Minh đã viết trong bản thảo nhật kí trong tù: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống loài người đã sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Cũng theo Federico Mayo TGĐ UNESCO đã viết trong tạp chí người đưa tin UNESCO (số 11 năm 1989) như sau: “đối với một số người, văn hoá chỉ gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo, đối với những người khác văn hoá chỉ gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến những phong tục tập quán tín ngưỡng, lối sống và lao động”.
Còn theo nghị quyết trung ương bộ chính trị khoá VI đã nhấn mạnh: “văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời đại, là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo ra những giá trị văn hoá những công trình nghệ thuật được lưu truyền từ đời này sang đời khác, làm giàu đẹp thêm cuộc sống con người” như vậy, văn hoá không phải là một hoạt động phi sản xuất, một lĩnh vực “ăn theo” các lĩnh vực hoạt động khác. Càng ngày thế giới càng nhận ra rằng: Sự phát triển chỉ thực sự bền vững nếu đặt trong nền tảng văn hoá, đời sống con người chỉ thực sự mang tính người nếu nó có đầy đủ một nguồn năng lượng tối thiểu là các giá trị văn hoá. Như vậy, xét đến cùng con người có nhu cầu về văn hoá không kém gì các nhu cầu vật chất và tương lai nhu cầu về văn hoá (tức là hưởng thụ tiêu dùng văn hoá) sẽ còn tăng lên gấp bội.
Cho đến tận hôm nay, số lượng các định nghĩa về văn hoá đã có đến hàng trăm, thậm chí có học giả còn cho rằng đã có trên một nghìn định nghĩa về văn hoá. Những con số được nêu đều có những căn cứ nhất định về mặt thống kê. Các định nghĩa đang được sử dụng, trên thực tế, cũng vẫn là những định nghĩa có tính chất quy ước nhằm đi tới một khái niệm thỏa thuận để tiện sử dụng. Việc định nghĩa văn hoá vẫn xem như là điều thách thức. Những định nghĩa xuất phát từ những cách nhìn khác nhau tiếp tục xuất hiện.
Như vậy, văn hoá là một đối tượng của sự khảo cứu mà cái được biểu đạt trong đó, trong không ít trường hợp, lại quá tinh tế hoặc quá xác định. Khái niệm văn hoá dùng để biểu đạt một tính chất (một thuộc tính, một khía cạnh một phương diện) tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình… có mối liên hệ với con người, bất kể sự vật hiện tượng trong quá trình đó thuộc về vật chất hay thuộc về tư duy, cái gì đụng đến con ngưòi tức là có ảnh hưởng đến con người hoặc được con người tìm hiểu, nhận thức tác động… cũng đều có khía cạnh văn hoá trong nó .
Nhược điểm lớn nhất của nhiều định nghĩa về văn hoá lâu nay là ở chỗ coi văn hoá như là là một phép cộng đơn thuần của những tri thức bộ phận. Định nghĩa văn hoá trong các loại từ điển, các công trình nghiên cứu thường mở đầu bằng câu “văn hoá là một tập hợp hoặc một phức hợp của các giá trị…” quan niệm cảm tính này là sản phẩm của lịch sử của thời kỳ chia tách văn hoá khi mà văn hoá chưa được coi là một đối tượng khoa học độc lập.
Kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người cho thấy rằng: Chỉ hoạt động trong cái quỹ đạo của văn hoá, con người – cá thể và cộng đồng – mới có khả năng trở thành chủ chân chính của hoàn cảnh. Nói một cách khác, nếu biết chú ý một cách đúng mức đến vai trò của văn hoá trong việc khẳng định đặc thù nhân tính của hoạt động người, thì hoàn cảnh – tự nhiên và xã hội –có cơ may được bảo toàn trong quỹ đạo của cái văn hoá, có khả năng không biến thành nơi bất hạnh của con người.
Như vậy, bản chất của văn hoá nằm ở thái độ và cách thức hoạt động của con người. Đó là hai mặt của một thuộc tính của mối quan hệ giữa con người với thế giới bên trong và thế giới bên ngoài của nó. Có thể hình dung thuộc tính đó như một lát cắt đi qua toàn bộ mối quan hệ phong phú và phức tạp của con người và hiện thực .
2. Các đặc trưng tiêu biểu của nhánh văn hoá tiêu dùng người kinh
Như đã đề cập ở trên , văn hoá vật chất bao gồm tất cả những gì do hoạt động sản xuất của con người tạo ra trong quá trình sống và lao động. Còn văn hoá tinh thần do toàn bộ hoạt động tinh thần của con người sáng tạo ra. Trong mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách cụ thể hơn về các khái niệm này.
a, Văn hoá vật chất :
Về nơi cư trú, khảo cổ học chưa tìm thấy một cách chắc chắn của các nền nhà. Nhưng một số cho rằng đã có những ngôi nhà nhỏ cho gia đình và những ngôi nhà lớn cho sinh hoạt cộng đồng. Nhà sàn là phổ biến, dựa vào những dấu vết những thanh gỗ còn lại cũng như các hình khắc trên trống đồng.
Về ăn uống, đã hình thành tập tục “ăn cùng mâm ngồi cùng chiếu” trong gia đình, mà không có điều kiện chia cắt ăn từng khẩu phần riêng. Gạo nếp, gạo tẻ đều được dùng, chỗ đồ xôi tìm được khắp nơi. Hẳn là đã có nhiều thứ bánh được làm từ gạo nếp và bột gạo. Nhìn chung, thức ăn thực vật có giá trị lớn hơn thức ăn động vật. Thịt gia súc chủ yếu chỉ dùng cho lễ cúng tổ tiên. Nguồn thức ăn đạm động vật chủ yếu là đạm thuỷ sản. Cá có một vị trí vô cùng quan trọng. Có thể nói, đặc trưng văn hoá ăn Việt Nam là cơm cá và cơm canh. Bát canh rau cũng có vị chí quan trọng trong bữa ăn của người Việt Nam, canh là thức ăn nhưng cũng là thức uống, ăn cùng với cơm, trộn với cơm. Điểm này khác với nhiều dân tộc.
Ngoài ra người Việt còn làm mắm, muối dưa và nói chung các phương thức làm thức ăn dựa vào vi sinh vật ra đời khá sớm ở Việt Nam cũng như ở Đông Nam á, do điều kiện khí hậu nóng ẩm ở vùng này. Có người nói rằng: nghề chăn nuôi sớm nhất và phổ biến ở Đông Nam á đó là nghề chăn nuôi vi sinh vật. Đã có rượu do ủ men, như rượu nếp, rượu các thứ nước quả cũng đã có sớm.
Về văn hoá mặc, thì váy cho phụ nữ và khố cho đàn ông là đặc trưng cơ bản. Những yếu tố này còn tồn tại cho đến cách mạng tháng tám. Quần có lẽ là yếu tố xuất hiện muộn và được du nhập từ phương Bắc, áo không được coi trọng vì ở xứ nóng. Đã có yếm cho phụ nữ còn đàn ông cởi trần. Trong khi đó đồ trang sức lại được đặc biệt ưa chuộng. Có đủ loại đồ trang sức với nhiều kiểu khác nhau bằng đá quí, bằng thuỷ tinh hay bằng đồng, như vòng tay, vòng cánh tay, vòng cổ, vòng chân, hoa tai, chuổi hạt… Cả nữ lẫn nam đều dùng trang sức. Sau này, như ta thấy việc sử dụng đồ trang sức có phần giảm đi ở dân tộc kinh, có lẽ do ảnh hưởng của nho giáo.
b. Về văn hoá tinh thần :
Cư dân Việt Nam ở thời Đông Sơn cũng đã tạo ra bộ mặt riêng, khởi nguồn cho những đặc điểm văn hoá Việt Nam sau này. Về hội họa và điêu khắc, người Đông Sơn đã có những phong cách riêng, không thể trộn lẫn với bất cứ văn hoá nào trong khu vực. Tuy cũng là miêu tả hiện thực, nhưng nghệ thuật tạo hình Đông Sơn chú trọng đến thần thái chung, ít chú ý đến chi tiết. Đến giai đoạn muộn, tính cách điệu và tượng trưng đã bộc lộ. Nghệ thuật Đông Sơn mở đầu cho hình thái tạo hình mang đậm trang trí phát triển ở các thời kì sau. Trong hoa văn trang trí, người thời đó đã phát hiện ra nhiều kiểu đối xứng khác nhau. Về âm nhạc vũ đạo, từ thời Đông Sơn đã có nhiều yếu tố gần gũi với dân tộc Mường và dân tộc Tây Nguyên ngày nay.
Nhạc cụ gõ phát triển hơn nhiều nhạc cụ khác. ở phía Bắc, tiêu biểu là trống đồng; trong khi ở phía Nam, đàn đá phổ biến, có thể đã có trống da. Các loại khèn giống với khèn Mèo, khèn Thái sau này cũng đã được sử dụng. Nhiều loại đàn dây mà ta có ngày nay thì được du nhập từ phương Bắc về sau.
Về tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng đã được hình thành từ rất sớm và xuyên suốt qua mọi thời kì lịch sử Việt Nam cho đến ngày nay. Tín ngưỡng phồn thực, gắn liền với các lễ cầu mùa, cũng rất phổ biến. Và cuối cùng, sự sùng bái nữ thần với Nguyên lý Mẹ trở thành một cơ tầng vững chắc cho tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Sau này phật giáo hay đạo giáo, một khi truyền nhập vào Việt Nam, đều kết hợp với tín ngưỡng sùng bái nữ thần. Thờ Mẫu vẫn là một tín ngưỡng bình dân mạnh mẽ tận hôm nay.
Nhìn chung, từ buổi đầu của văn minh Việt Cổ đã hình thành những đặc điểm văn hoá riêng nhưng vẫn rất gần gũi với các nền văn hoá Đông Nam á. Có thể nói, văn hoá Việt Nam thời sơ sử là nằm trong nền cảnh Đông Nam á. Về sau, do tiếp xúc với văn hoá Hán văn hoá Việt Nam mới mang thêm những sắc thái Đông á, tuy nhiên nó không che lấp phủ kín lên nhau mà quện lẫn vào nhau, đôi khi việc tách lớp không dễ. Tất cả đều góp phần hình thành nên nền văn hoá Việt Nam đậm đà và phong phú như ngày hôm nay.
3. Vai trò của văn hoá trong đời sống con người.
Mỗi một dân tộc đều được đặc trưng bởi nền văn hoá riêng và nó có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, cách sinh hoạt của mỗi con người trong các dân tộc đó. Vì lẽ gì mà văn hoá các dân tộc lại khác nhau như vậy, vì rằng cách sinh hoạt các dân tộc là không giống nhau, hơn nữa, điều kiện tự nhiên về địa lý cũng khác nhau với các dân tộc khác nhau.
Khi xét mối quan hệ tương tác giữa con người và văn hoá, con người luôn được xem xét là chủ nhân sáng tạo ra toàn bộ sản phẩm văn hoá, những sản phẩm nhân tạo này hợp thành một thế giới văn hoá phân biệt với thế giới tự nhiên, và đặt trong mối quan hệ với cuộc sống con người thì cái thế giới nhân tạo được coi là hệ sinh thái văn hoá. Cùng với hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái văn hoá thường xuyên tác động đến con người, nó bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện ý chí và tôi luyện nên nhân cách con người. Trong quan hệ qua lại giữa con người và văn hoá bộc lộ 3 khía cạnh quan trọng:
Con người - chủ thể thế giới văn hoá.
Con người - sản phẩm thế giới văn hoá đó.
Con người - đại biểu mang các giá trị văn hoá do chính con người tạo ra.
Văn hoá là một sản phẩm của hoạt động con người, nó không là cái gì khác tự nó tồn tại bên trong cộng đồng nhân loại mà là toàn bộ những sản phẩm, hoạt động chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội tạo thành "môi trường văn hoá" nuôi dưỡng đời sống tinh thần con người. Hoạt động văn hoá thường diễn ra trong thế liên tục, muốn cho hoạt động này khỏi bị đứt đoạn thì mỗi thế hệ một phải thường xuyên làm công việc giáo hoá đối với thế hệ tương lai. Chức năng giáo dục của văn hoá được thể hiện ra như là sự kế thừa của lịch sử.
Con người mới sinh ra phải tiếp nhận ảnh hưởng của môi trường tồn tại: Thế giới vật thể nhà nước pháp luật, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật, phong tục và các sinh hoạt tinh thần khác. Văn hoá và con người là hai khái niệm không thể tách rời nhau, con người xuất hiện từ khi nào thì văn hoá xuất hiện từ khi đó. Vì con người là chủ thể sáng tạo văn hoá nên trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mình con người luôn cố gắng sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá. Một trong số những giá trị văn hoá được con người sáng tạo ra ấy chính là bản thân con người con người có văn hoá.
Với tư cách là sản phẩm của văn hoá con người là vật mang văn hoá tiêu biểu. Các giá trị văn hoá vật chất có thể mất đi nhưng nếu con người vật mang văn hoá còn tồn tại thì văn hoá vẫn tồn tại và phát triển. Đối với mỗi cá nhân vai trò của văn hoá lại càng được thể hiện rõ. Một đứa trẻ khi lọt lòng mẹ sẽ được nhúng vào môi trường văn hoá có sẵn và phải học tập để nắm vững các kiểu mẫu hoạt động, các mệnh lệnh, phương thức ứng xử, mô hình thiết chế thế giới đó. Bởi vừa ra đời, nó còn là một cơ thể sinh học được phú cho hàng loạt thuộc tính tiềm năng và trong quá trình phát triển giáo dục của xã hội sẽ phát triển các thuộc tính tiềm năng ấy.
Nếu sau khi ra đời, đứa trẻ bị đưa vào rừng bị bứt khỏi cái nôi văn hoá, nó sẽ lớn lên như một con thú, thực tế đã có nhiều trường hợp như vậy, người ta đã phát hiện nhiều đứa trẻ được bầy thú nuôi từ nhỏ. Khi được trở về với cuộc sống loài người nhưng vẫn không quên được những gì thuộc cách sinh hoạt của loài thú, ban đêm chúng thường hú lên và cuộc sống của chúng cũng rất ngắn ngủi. Hay như hai em bé trai 12 tuổi và A và B, em A sinh ra ở một thành phố Châu Âu phát triển do vậy em có thể biết được ý nghĩa của các dấu hiệu đường ô tô, bảng điện, và thuộc lịch sử của dân tộc mình… Còn em B sinh ra ở EtSkimô - Alat Xca, em có khả năng sử dụng xiên cá, biết điều khiển xe chó, đi trong đêm tối có bão tuyết, giải thích hiện tượng sấm chớp, nhật nguyệt thực theo các quan niệm mà thế hệ cha ông đã truyền lại cho em. Hoặc là một đứa trẻ do bà mẹ Việt Nam sinh ra và được lớn lên ở Việt Nam nó mang trong mình dòng máu Việt Nam. Nhưng nếu lại được nuôi dưỡng trong gia đình Mỹ và sống ở Mỹ nó hấp thụ nền văn hoá Mỹ và rất có thể sẽ trở thành người Mỹ.
Đây chính là kết quả giáo dục của hai nền văn hoá khác nhau. Các quá trình sinh lý xác lập cơ sở sinh học của việc học tập ở hai em này tương tự nhau, nhưng hai em bé này sống ở hai hệ thống kinh tế khác nhau gia đình chúng kiếm sống theo các phương thức khác nhau, các cộng đồng xã hội và văn hoá của hai xã hội rất khác nhau. Vì vậy, tri thức tức là vốn văn hoá của hai đứa trẻ hoàn toàn khác nhau, giữa chúng có những tiêu chuẩn khác nhau về giá trị, phong tục khác nhau, những quy tắc ứng xử và phản ứng đối với cách ứng xử của người khác hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn B hiểu rằng cuối đầu trước người khác tức là kính trọng họ còn theo A thì đó là sự mặc niệm họ. Đây là quá trình hình thành nhân cách hai đứa trẻ làm cho nó thích ứng với cuộc sống cộng đồng, là quá trình học tập và tiếp cận với văn hoá của đứa trẻ, tạo cho nó những khả năng hiểu biết về nền văn hoá này và tự giác hoạt động trong phạm vi văn hoá ấy. Nhờ quá trình văn hoá này mà hình thành nên những thành viên mới của xã hội, dạy cho họ cần phải ứng xử như thế nào và cần phải làm gì để đạt được mục đích trong cuộc sống.
Như vậy, mỗi một nền văn hoá có một phương thức văn hoá hoá cá nhân riêng của nó, từ đó mà hình thành nên những kiểu nhân cách khác nhau từ trong mỗi nền văn hoá đó.
Ngày nay, khi xã hội đã phát triển đến một mức độ nhất định, sự giao lưu quốc tế và thông thường giữa các quốc gia trở nên dễ dàng. Do đó mà sự xâm nhập của các nền văn hoá khác nhau cũng trở nên phổ biến. Lúc này, vai trò của văn hoá được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết, nó giúp con người ta tồn tại đúng với thực chất con người của mình, không bị pha tạp đến với con người khác. Hơn nữa, nếu như trong cuộc sống thiếu đi vai trò của văn hoá, cuộc sống trở nên tẻ nhạt và vô hồn. Văn hoá không phải ngày một ngày hai hay tự nhiên mà có, nó là cả một quá trình sáng tạo tích cóp cùng với lịch sử phát triển loài người. Vì vậy, chúng ta cần giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, trước hết là thanh thiếu niên lòng tự hào dân tộc không mặc cảm, tự ti với văn hoá dân tộc và sùng bá văn hoá Âu - Mỹ mang nặng tính thực dụng và hưởng thụ, coi nhẹ tính nhân văn. Sự giao lưu văn hoá với bên ngoài phải dẫn đến kết quả làm giàu nền văn hoá dân tộc, làm sao ta vẫn là ta, vẫn giữa được cốt lõi bản sắc dân tộc.
CHƯƠNG II
Thực trạng hành vi người tiêu dùng sản phẩm may mặc của nhánh văn hoá người kinh .
1. Xã hội Việt Nam và vấn đề trang phục trong giai đoạn trước chuyển đổi.
a, Khái quát chung về tình hình kinh tế xã hội và lịch sử phát triển trang phục Việt Nam.
Xã hội Việt Nam được hình thành và phát triển từ một cộng đồng người với chặng đường lịch sử lâu dài. Bề dày của lịch sử không ngừng được bồi đắp trong quá trình đấu tranh với tự nhiên và kẻ thù xâm lược để sinh tồn, phát triển. Với khoảng 60 triệu dân, người Việt là dân tộc có số dân đông nhất. Được tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, vùng duyên hải và có mặt ở khắp mọi miền đất nước từ Lạng Sơn đến Minh Hải từ Cao Nguyên phía Tây đến Hải Đảo phía Đông, phía Nam, với nhiều sắc thái văn hoá khác nhau.
Nhiều thành tựu khoa học mới về ngành khảo cổ học, sử học… đã chứng minh rằng: Người Việt là cư dân bản địa của nước ta, họ là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, có thể nói văn minh người Việt là văn minh lúa nước.
Trên nền tảng kinh tế lúa nước, các giá trị văn hoá xã hội phát triển và đã được kiểm chứng, sàng lọc qua rất nhiều thời kỳ.
Thời kỳ nguyên thủy – giai đoạn sơ khai của xã hội loài người, chúng ta cũng đã tổ chức đời sống mang tính cộng đồng cao, mọi người đã biết lao động như săn bắt, hái lượm, trồng cấy để phục vụ cho đời sống. Các nghề thủ công như đan lát, mộc, dệt… cũng nảy sinh và phát triển. Riêng với nghề dệt, khảo cổ học đã tìm thấy dọi xe chỉ bằng đất nung. Đây là cơ sở để người ta xác định ngành dệt. thời kì này kéo dài vài chục vạn năm, lịch sử xã hội phát triển chậm chạp nhưng vẫn theo xu thế đi lên. Kinh tế nguyên thuỷ ở nước ta chủ yếu là kinh tế hái lượm, trồng trọt. Nó diễn ra trong phạm vi hẹp mang tính chất tự nhiên tự cấp tự túc. ở đó, người ta trao đổi với thiên nhiên hơn là đối với xã hội, tình trạng này khiến phân công lao động xã hội diễn ra yếu ớt chậm chạp, kinh tế hàng hoá không có điều kiện phát sinh.
Sang đến thời kì bắt đầu dựng nước ở Việt Nam cách đây khoảng 4 nghìn năm lịch sử từ khi kĩ thuật luyện kim xuất hiện, cuộc sống cũng đã trở nên có tổ chức hơn, người dân sống thành gia đình và đã định cư thành từng làng xã, bên cạnh quan hệ huyết thống là quan hệ láng giềng. Việc công cụ bằng kim loại xuất hiện lại sống định cư đã tạo điều kiện tập trung phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Với trồng trọt, bên cạnh việc trồng cây lương thực, con người còn trồng các loại cây thực phẩm, hoa quả, cây lấy sợi. Trồng trọt đã trở thành nguồn sống chủ yếu của con người. Trong hoạt động canh tác việc sử dụng công cụ bằng đồng và sắt cùng với việc bước đầu sử dụng trâu bò đã góp phần mở rộng diện tích trồng trọt, con người còn biết tận dụng nguồn nước bên sông để tưới lúa. Bên cạnh đó, con người còn biết chăn nuôi các gia súc, gia cầm và nó mang tính chất là nghề phụ trong gia đình. Ngoài ra, nghề thủ công nghiệp cũng phát triển, kĩ thuật luyện kim đúc đồng cũng đạt tới một đỉnh cao mới. sản phẩm của nó khá đa dạng thể hiện rõ nhất là trống đồng, nó được coi là một kì công trong nền văn hoá dân tộc. Trong nghề dệt người dân còn trồng dâu nuôi tằm, trồng các loại cây lấy sợi và dệt vải. Căn cứ vào y phục của nam nữ in trên trống đồng chứng tỏ rằng nghề dệt đã có những tiến bộ nhất định. Ngoài ra, nó còn cho thấy ở thời kì này dân tộc Việt Nam đã hoà nhập cùng nhiều dân tộc khác trên thế giới, bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh.
Thời kì phong kiến trung quốc đô hộ (938) cũng là một thời kì dài được bắt nguồn từ phong kiến Trung Quốc, với các chính sách nô dịch và bóc lột của phong kiến, đã tạo nên một trở ngại trên con đường phát triển của của xã hội Việt Nam. Nhiều cuộc đấu tranh chống áp bức để sinh tồn đã nổ ra, đây là yếu tố quyết định tạo điều kiện mở đường cho công thương nghiệp có những chuyển biến. Trong nông nghiệp, trồng trọt đã trở thành nguồn sống chủ yếu của con người. Kĩ thuật trồng trọt có nhiều tiến bộ, công cụ bằng sắt và trâu bò kéo cày được sử dụng phổ biến trong canh tác, hệ thống đê điều được hình thành giữa các sông lớn vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Người dân đã biết dùng phân bón để bón ruộng, biết triết cành cây để trồng. Trải qua quá trình lâu dài trong canh tác người Việt Nam đã tiến tới trồng lúa trong hai vụ chiêm mùa. Chăn nuôi gắn liền chặt chẽ với trồng trọt trong hoạt động kinh tế gia đình. Ngoài nuôi vật như lợn, gà để làm thực phẩm, các ngành nghề khác trong nước cũng tiếp tục phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu thông thường về ăn, ở, mặc, trong nhân dân, nhu cầu về giao lưu văn hoá với nước ngoài. Các ngành nghề mới xuất hiện như nghề khai thác mỏ luyện kim, nghề gốm… Tất cả đều thể hiện đường nét hoa văn nghệ thuật rất tinh xảo. Riêng nghề dệt vẫn tiếp tục phát triển, kĩ thuật dệt nhuộn được cải tiến. Nghề dệt đã cho những sản phẩm nổi tiếng như lụa, lĩnh, the, vóc, nhiễu với màu sắc họa tiết đẹp, đa dạng. Như vậy, thời kì phong kiến Trung Quốc đô hộ Việt Nam các ngành thủ công nghiệp đã có sự phát triển nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc, ngoài ra các hoạt động giao lưu trao đổi trong nước cũng như nước ngoài cũng đã được hình thành trong nhu cầu người dân, người Việt đã tiếp thu được kinh nghiệm, kĩ thuật sản xuất mới đa dạng bổ xung thêm vào ngành nghề thủ công nghiệp dân tộc. Cũng nhờ có hoạt động giao lưu mà giao thông vận tải cũng phát triển, mạng lưới giao thông thuỷ bộ nối liền các vùng trong nước với nhau, nhiều loại thuyền mảng đã có thể đi lại trên sông, biển; trên bộ thì voi ngựa được sử dụng để vận chuyển đồ vật và kéo xe chở đồ tạo cơ sở hoạt động cho ngoại thương. Như vậy, kinh tế Việt Nam cũng đã có sự phát triển trong thời kì này, tuy nhiên vẫn bị ngăn cản bởi chế độ phong kiến Trung Quốc.
Đến thời kì phong kiến dân tộc chủ, hầu như các triều đại phong kiến đều sử dụng chính sách kinh tế “dĩ nhân vi bản” từ đó đi đến chính cách “trọng nông ức công thương”, ruộng đất rất được coi trọng và luôn là vấn đề trọng tâm của các mối quan hệ kinh tế xã hội. Tuy nhiên, ruộng đất luôn trong tình trạng biến động và tồn tại dưới hai hình thức. Thứ nhất là ruộng đất của nhà nước chiếm đại bộ phận và thứ hai là ruộng đất của tư nhân. Vì vậy, câu nói “đất của vua chùa của làng” đã sớm đi vào tiềm thức người nông dân.
Về mặc, nghề dệt cũng không ngừng phát triển, ngay từ thời Lí ngoài khung dệt trong mỗi gia đình để tự cung vải mặc nhà nước đã cố những cơ sở dệt lụa và vải như vải bong, lụa, lĩnh, sa, the, nái sồi đoạn, gấm vóc, vải gai… Cho đến thế kỉ XVIII nghề dệt truyền thống nước ta đã sử dụng 4 nguyên liệu chính gồm tơ chuối, tơ đay gai, tơ tằm và sợi bông. Sự phát triển nghề dệt đã thúc đẩy sự phát triển các trang phục, nhưng quá trình này ở nông thông diễn ra chậm chạp do tập quán làm ăn và tâm lí tiêu dùng “ăn chắc mặc bền ”. Thời kì này đã có sự phân hoá tầng lớp trong xã hội rõ, giữa các bộ phận dân cư ở thành thị, nông thôn và những người tu hành. Ngược với lớp người ở nông thôn – tầng lớp thấp nhất là tầng lớp cao nhất bao gồm vua quan phong kiến và thị dân, y phục của họ biến đổi khá mạnh, nhạy bén với việc tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài, đặc biệt là của phong kiến Trung Quốc. Từ thời Lê trở đi khi mà nhà nước tập quyền phát triển, nho giáo trở thành chỗ dựa của nhà nước thống trị, về nhiều phương diện trong đó có phương diện ăn mặc, mặc dù phải chịu nhiều cưỡng bức song y phục vẫn phát triển khá đa dạng về kiểu loại và màu sắc, nhà nước còn có những qui định tỉ mỉ và chặt chẽ về ăn mặc của binh lính, của quan lại triều đình và của nhân dân ta. Nhà vua ra lệnh nhân dân không được ăn mặc theo kiểu nhà Minh, người phụ nữ ăn mặc gọn ghẽ với chiếc váy ngắn, yếm cổ xây không ăn mặc áo ngoài và cánh tay để trần thắt lưng để múi phía trước. Trong những dịp trang trọng đã thấy phụ nữ mặc áo bên ngoài yếm giống áo tứ thân sau này, tiền thân của chiếc áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam. áo dài tứ thân buông vạt để lộ áo cánh, bên trong là yếm. Tay áo dài, chặt, thắt lưng vải buộc mối múi xõa mối. Bộ y phục phụ nữ Kinh thời nay đã đạt đến mức độ hoàn chỉnh, tuy có sự khác nhau về kiểu cách, màu sắc giữa các miền; ở Miền Bắc, phụ nữ mặc yếm, áo cánh ngắn không cài khuy khi cần còn mặc ngoài áo tứ thân mớ ba mớ bảy, ưa màu đậm, còn Miền Nam mặc đơn giản hơn mặc áo bà ba, khi trang trọng hơn thì mặc áo dài màu sáng hay kiểu áo năm thân và thích màu đen. Sự khác biệt này không làm mất đi vẻ đẹp cơ bản của phụ nữ Kinh mà càng làm cho diện mạo mỗi miền thêm phong phú. Nói chung ở thời kì phong kiến, kinh tế Việt Nam còn phát triển chậm, người dân quanh năm phải làm lụng vất vả “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, nghề dệt cũng vậy, tiến hành chủ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0192.doc