Lời nói đầu
Sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.. Người ta không chỉ quan tâm đến sản xuất sản phẩm gì, số luợng bao nhiêu mà còn quan tâm đến việc sản xuất như thế nào cho có hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, do nhu cầu của thị trường nước ta, các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ có thể tồn tại và phát triển khi mà kết quả thu về đủ bù đắp chi phí và có lãi.
Muốn đạt được mục đích đem lại nhiều lợi nhuận cho đơn vị đòi hỏi các đơn vị p
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải tiến hành nhiều biện pháp quản lý, một trong những biện pháp không thể thiếu được là quản lý nguyên vật liệu trong quả trình sản xuất . Bởi vì nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm (từ 60%-70%) do đó việc quản lý tốt nguyên vật liệu là một vấn đề phải được quan tâm.
Để quản lý nguyên vật liệu đòi hỏi kế toán trong doạnh nghiệp sản xuất phải quản lý tất cả số lượng chủng loại vật liệu hiện đang có, qua đó tính được số lượng nguyên vật liệu cần thiết cho từng loại sản phẩm .Kế toán phải tính toán việc mua bán nguyên vật liệu về giá cả chất lượng của từng nguyên vật liệu . Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng các ngành sản xuất khác, góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và cải thiện đời sống của công nhân viên trong doạnh nghiệp . Chính vì tầm quan trọng trên của kế toán nguyên vật liệu nên em đã quyết định chọn đề tai này để đi sâu nghiên cưú. Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu
Chương II: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may Hà Nội
Chương III: Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may Hà Nội.
Em rất mong sự hướng dẫn tận tình của cô Vân cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán nói riêng và công ty dệt may Hà Nội nói chung để em hoàn thiện hơn kiến thức của mình.
Mục lục
Lời nói đầu
Mục lục
Chương I: Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu
1.1/ Sự cần thiết của tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doạnh nghiệp
1.1.1: Vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong doạnh nghiệp
1.1.2: ý nghĩa và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu ở doạnh nghiệp
1.1.2.1: ý nghĩa của quản lý nguyên vật liệu
1.1.2.2: Yêu cầu của quản lý nguyên vật liệu
1.1.3: Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
1.1.3.1: Phân loại nguyên vật liệu
1.1.3.2: Đánh giá nguyên vật liệu
1.2/ Các phương pháp tính nguyên vật liệu
1.2.1: Tính giá nhập nguyên vật liệu
1.2.2: Tính giá xuất nguyên vật liệu
Chương II: Thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may Hà Nội
2.1/ Đặc điểm kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng đến kế toán nguyên vật liệu
2.1.1: Lích sủ hình thành và phát triển
2.1.2: Đăc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tai công ty dệt may Hà Nội
2.2.1: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
2.2.2: Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
2.3/ Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty dệt may Hà Nội
2.4/ Hạch toán tổng hợp tình hình biến động tăng, giảm nguyên vật liệu tai công ty dệt may Hà Nội
Chương III: Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tai công ty dệt may Hà Nội
3.1/ Đánh giá khái quát tình hình hạch toán nguyên vật liệu tại công ty dệt may Hà Nội
3.2/ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu
Kết luận
Chương I
Lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu
1.1/ Sự cần thiết của tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doạnh nghiệp :
1.1.1: Vai trò của kế toán nguyên vật liệu trong doạnh nghiệp :
* Khái niệm:
Nguyên vật liệu trong doạnh nghiệp là đối tượng lao động biểu hiện dưới hình thái vật chất để hình thành nên sản phẩm mới.
* Đặc điểm:
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới, chủng rất phong phú và đa dạng về chủng loai.Tuy nhiên có thể khái quát những đặc điểm sau:
Trong doanh nghiệp nguyên vật liệu là tài sản dự trự sản xuất kinh doanh thuộc tài sản lưu động .
Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm mới, nguyên vật liệu tham gia vào một chu kỳ sản xuất, chúng bị tiêu hao toàn bộ và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành nên thực thể sản phẩm .
Vê mặt giá trị nguyên vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị vào giá trị của sản phẩm mới tạo ra.
*Vai trò:
Trong các doạnh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu là đối tượng lao động. Khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doạnh nghiệp vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ và chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của nó vào giá trị của sản phẩm . Như vậy, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất và là yếu tố cơ bản của qúa trình sản xuất , là trung tâm của qúa trình sản xuất và là yếu tố có vai trò quyết định cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
Vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành thực thể của sản phẩm nên yếu tố chi phí vật liệu tồn tại trong chi phí sản xuất của sản phẩm . Khi xem xét tỉ trọng của khoản mục chi phí vật liệu trong tổng chi sản xuất sản phẩm trong các doạnh nghiệp sản xuất thì người ta nhận thấy rằng đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất và thông thường nó chiếm khoảng 70% tổng chi phí sản xuất của sản phẩm . Đồng thời khi xem xét sự ảnh hưởng tác động của vật liệu tới các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất , nâng cao chất lượng sản phẩm , cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản xuất ….. thì vật liệu cũng đóng góp một vai trò quan trọng.
Với vị trí là trung tam của qúa trình sản xuất sản phẩm , có vai trò quyết định nên thực thể sản phẩm cũng như quyết định tới hiệu quả sản xuất vật chất của các doanh nghiệp, vật liệu luôn đòi hỏi có sự chú trọng quản lý của các doanh nghiệp .
1.1.2: ý nghĩa và yêu cầu quản lý vật liệu ở doanh nghiệp :
1.1.2.1: ý nghĩa của quản lý vật liệu ở doanh nghiệp :
Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp , cho nên vật liệu quản lý thu mua, vần chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu trực tiếp tác động đến những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp như chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu giá thành…..
Tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu là điều kiện quan trọng không thể thiếu để quản lý vật liệu , cung cấp kịp thời, đồng bộ nguyên vật liệu cần thiết cho quả trình sản xuất , sử dụng và dự trữ tài nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm, ngăn ngừa hiện tượng tiêu hao, mất mát, lãng phí nguyên vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh .
1.1.2.2: Yêu cầu của quản lý vật liệu ở doanh nghiệp :
Các yêu cầu là:
Xây dựng nội dung quy chế bảo quản vật tư, có đủ kho tàng bảo quản vật tư tối thiểu, tối đa định mức sủ dụng hao hụt hợp lý trong quá trình bảo quản.
Xây dựng định mức vật tư cần thiết,định mức vật tư tối thiểu, tối đa định mức sủ dụng và hao hụt hợp lý trong qúa trình bảo quản.
Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm kê thường xuyên, đối chiếu nhập xuất tồn.
Phân tích vật tư và những thông tin kinh tế cần thiết phục vụ cho công tác quản lý vật liệu đạt hiệu quả cao.
Trên cơ sở các yêu cầu chung đặt ra đối với toàn doanh nghiệp mà yêu cầu vật liệu được tiến hành chi tiết hơn cho từng khâu của vật liệu :
Khâu thu mua: vật liệu phải được quản lý về khối lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách giá mua, chi phí mua, tình hình thực hiện kế hoạch thu mua theo thời gian đã xây dựng, phải thường xuyên tìm kiếm nguồn hàng nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có nguồn hàng dự trữ và có được nguồn hàng với chi phí thu mua thấp nhất.
Khâu vận chuyển: Doanh nghiệp phải có những phuơng tiện vận chuyển phù hợp với tính chất lý hoá học của vật liệu và đảm bảo công tác an toàn cho vật liệu trong quá trình vận chuyển.
Khâu bảo quản: Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống kho tàng, bến bãi, phải có những phương tiện cân đo phù hợp với từng loại vật liệu , có phương pháp bảo quản hợp lý đối với từng loại vật liệu .
Khâu sử dụng: vật liệu phải được sủ dụng một cách hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức chi phí đã xây dựng nhằm hạ thấp chi phí, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp .
Khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải có được các định mức dự trữ thích hợp đối với từng loại vật liệu nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất đuợc liên tục.
1.1.2.3: Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp :
Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp có các nhiệm vụ sau:
Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển , bảo quản, tình hình xuất nhập tồn. Tính giá vật liệu thực tế đã thu mua, nhập khẩu, kiểm tra tình hình thực hiện thu mua nguyên vật liệu…nhằm cung cấp kịp thời đầy đủ cho quả trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
áp dụng đúng đắn các phương pháp về hạch toán kế toán nguyên vật liệu , hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp . Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu , tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý .
Kiểm tra việc chấp hành bảo quản, dự trữ và sử dụng vật tư, xử lý vật tư thừa….. tính toán số lượng, giá trị vật tư thực tế đã đưa vào sử dụng và đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh .
1.1.3: Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu :
1.1.3.1:Phân loai nguyên vật liệu:
Trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu gồm nhiều loại , nhiều khi có vai trò công dụng, tính chất lý hoá khác nhau nên nguyên vật liệu được phân loai như sau:
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp
Nguyên vật liệu chính: là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ trở thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm .
Vật liệu phụ: là những thứ dùng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất .
Phụ tùng thay thế: là các chi tiểt phụ tùng dùng để sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải.
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các vật liệu và thiết bị mà doanh nghiệp mua vào nhằm đầu tư cho xây dựng cơ bản.
Căn cứ vào nguồn nhập của vật liệu :
Vật liệu mua ngoài
Vật liệu tự gia công chế biến
Vật liệu thuê ngoài gia công chế biến
Vật liệu nhận vốn góp liên doanh
Căn cứ vào mục đích, công dụng của vật liệu ;
Vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất
Vật liệu xuất dùng cho các mục đích khác
1.1.3.2: Đánh giá nguyên vật liệu :
Đánh giá nguyên vật liệu theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc giá gốc:
Là nhấn mạnh doanh nghiệp lập báo cáo tài chính thì phản ánh tài sản theo giá gốc của nó tức là phản ánh thực tế của tài sản cộng các khoản chi phí liên quan đến tài sản đó.
Nguyên tắc nhất quán:
Là nhấn mạnh việc sử dụng phương pháp hạch toán thống nhất trong cả kỳ kế toán .
Nguyên tắc công khai:
Thể hiện tính công khai trong việc sử dụng thông tin kế toán tức là các báo cáo tài chính, tài liệu kiểm tra phải được cung cấp cho những đối tượng được quyền sử dụng thông tin của doanh nghiệp .
Nguyên tắc thận trọng;
Đảm bảo hai yêu cầu là vật liệu ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiênj khi có căn cứ chắc chắn và việc ghi giảm vốn chủ sở hữu ghi nhận ngay khi co căn cứ có thể chưa chắc chắn.
1.2/ Các phương pháp tính giá nguyên vật liệu :
1.2.1: Tính giá nhập nguyên vật liệu :
Mua ngoài:
Giá thực tế nhập khẩu = Giá mua + Chi phí vận chuyển
Đối với doanh nghiệp tính thuế theo phưong pháp khấu trừ giá mua la giá chưa có thuế.
Đối với doanh nghiệp tính thuế theo phưong pháp trực tiếp thì giá mua là tổng giá thanh toán.
Vật liệu tự sản xuất là giá thành thực tế
Nhận vốn góp là giá trị vốn góp( giá thoả thuận)
1.2.2: Tính giá xuất nguyên vật liệu :
Phưong pháp nhập trước xuất trước nhập sau xuất sau:
Giá nào nhập trước thì xuất trước, giá nào nhập sau thì xuẩt sau
Phưong pháp ghi sổ theo giá hạch toán:
Giá thực tế xuất kho = Giá hạch toán * hệ số giá
Tính chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán
Chênh lệch = Giá thực tế – Giá hạch toán
Giá thực tế > 0 điều chỉnh tăng
Giá thực tế < 0 điều chỉnh giảm
Chương II
Thực trạng hạch toán nguyên, vật liệu tại công ty Dệt May Hà Nội
2.1 Đặc điểm kinh tế – Kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty Dệt May Hà Nội có ảnh hưởng đến hạch toán nguyên, vật liệu
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Dệt May Việt Nam. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty Dệt May Hà Nội được chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam phê chuẩn.
Công ty là đơn vị sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các ngành hàng sợi, dệt kim, dệt thoi, may mặc, khăn … theo giấy phép kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Ngày 7/4/1978, hợp đồng xây dựng nhà máy được ký kết chính thức giữa Tổng Công Ty Nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIOMATEX (CHLB Đức)
Tháng 2/1979, công trình được khởi công.
Tháng 1/1982, công nhân, kỹ sư Việt Nam cùng các chuyên gia CHLB Đức, Italia, Bỉ, bắt đầu lắp đặt thiết bị phụ trợ.
Ngày 21/11/1984, hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành với tên gọi nhà máy Sợi Hà nội .
Tháng 12/1987, toàn bộ thiêt bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất, các công trình còn lại trong thiết kế của toàn xí nghiệp tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng.
Tháng 12/1989, đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số I và tháng 6/1990 dây chuyền được đưa vào sản xuất.
Tháng 4/1990, Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, với tên viết tắt là HANOSIMEX.
Tháng 4/1991, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định tổ chức hoạt động của nhà máy sợi Hà Nội thành Xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại là HANOSIMEX.
Ngày 19/5/1994, nhà máy dệt kim được khánh thành bao gồm cả hai dây chuyền I và II.
Tháng 10/1993, bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào xí nghiệp liên hợp.
Tháng 1/1995, khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ và 2/9/1995 khánh thành.
Tháng 6/1995, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định đổi tên xí nghiệp liên hợp sợi dệt kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội.
Năm 1999, Công ty đổi tên là Công ty Dệt May Hà Nội.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tổ chức quản lý là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó giúp cho việc đảm bảo sản xuất kinh doanh và đặc biệt là việc nâng cao chất lượng sản phẩm được thực hiện và hoàn thiện hơn. Doanh nghiệp nào thực hiện công tác quản lý một cách nghiêm túc hơn và có hệ thống thì ở đó có hiệu quả sản xuất và sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao.
ở công ty Dệt May Hà Nội, do sản phẩm chủ yếu xuất khẩu, đòi hỏi chất lượng cao nên công tác tổ chức quản lý chất lượng được cán bộ lãnh đạo đặc biệt quan tâm.
Công ty Dệt May Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến. Công ty áp dụng mô hình hệ thống chất lượng từ tổng giám đốc đến các phòng ban và đến các công nhân sản xuất.
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Dệt May Hà Nội
Điều hành trực tuyến
Điều hành hệ thống QLCL và hệ thống quản lý trách nhiệm – Xã hội
Tổng GĐ
Phó TGĐ điều hành may
Đại diện lãnh đạo HTQLCL và HTTN Xã hhội
Phòng KHTT
N/M May 1
N/M May 2
N/M May 3
N/M May thời trang
N/M May Đông Mỹ
GĐ điều hành Sợi
Trung tâm Thí nghiệm
N/M Sợi
N/M Sợi Vinh
TT cơ khí tự động hoá
Ngành ống giầy
GĐĐHDêt nhuộm
GĐ ĐH QTHC
GĐ ĐH TT nội địa
Phòng KTTC
Phòng XNK
Phòng KTĐT
N/M DN
N/M Dệt Denim
N/M dệt Hà Đông
Phòng TCHC
Đại diện LĐ về sức khoẻ và an toàn
Phòng Đời sống
TT Ytế
Phòng. Thương Mại
*. Chức năng nhiệm vụ:
Tổng Giám Đốc:
Chức năng: Điều hành mọi hoạt động của công ty.
Nhiệm vụ: Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, hàng năm, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài, dự án liên doanh, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn, báo các tổng công ty và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả hoạt động sản xuát kinh doanh, báo cáo tài chính tổng hợp, bảng cân đối tài sản của Công ty theo quy định của Nhà nước và cấp trên; phê duyệt sổ tay chất lượng, quy trình, các hợp đồng kinh tế các hợp đồng mua bán hàng hoá, vật tư, thiết bị, danh sách nhà thầu phụ, các biện pháp xử lý khiếu kiện, chịu trách nhiện cao nhất trước khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc kiêm đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống chất lượng và hệ thống trách nhiệm xã hội.
Chức năng: Quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường sống thuộc lĩnh vực may; thay mặt Tổng Giám Đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO- 9000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000.
Nhiệm vụ: Điều hành lĩnh vực sản xuất kỹ thuật, điều hành hệ thống chất lượng, điều hành hệ thống trách nhiệm xã hội.
Giám đốc điều hành sợi:
Chức năng: Quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực Sợi, các đơn vị tự hạch toán.
Nhiệm vụ: Chỉ đạo hoạt động của các nhà máy Sợi, Sợi Vinh vế công tác kỹ thuật, đầu tư, môi trường, và công tác thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, thiết bị, kế hoạch tu sửa thiết bị, phụ tùng sửa chữa nhà xưởng, định mức kinh tế – kỹ thuật, công tác khoán chi phí sản xuất thuộc phạm vi được phân công; chỉ đạo công tác đào tạo công nhân kỹ thuật, chỉ đạo hoạt động của các đơn vị tự hạch toán: Trung tâm cơ khí tự động hoá, Ngành ống giầy.
Giám đốc điều hành Dệt – Nhuộm:
Chức năng: Quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực Dệt nhuộm.
Nhiệm vụ: Chỉ đạo hoạt động của các nhà máy Dệt nhuộm, Dệt Denim, Dệt Hà Đông về công tác kỹ thuật, đầu tư, môi trường, và công tác thực hiện kế hoach sản xuất, kế hoạch vật tư, thiết bị, kế hoạch tu sửa thiết bị, phụ tùng, sửa chữa nhà xưởng, định mức kinh tế – kỹ thuật, công tác khoán chi phí sản xuất thuộc phạm vi được phân công phụ trách.
Giám đốc điều hành tiêu thụ nội địa:
Chức năng: Quản lý, điều hành lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm may nội địa, công tác khoán chi hpí sản xuất, thẩm định, đánh giá dự án đầu tư, đánh giá doanh nghiệp.
Nhiệm vụ: Chỉ đạo công việc thuộc phạm vi phân công liên quan đến tiêu thụ sản phẩm may nội địa, đầu tư trang bị Cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, chỉ đạo công tác quản ký kho tàng, vận chuyển hàng hoá nội địa, phế liệu, chỉ đạo công tác khoán chi phí sản xuất, chỉ đạo công tác thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư; công tác kiểm tra, đánh gia doanh nghiệp.
Giám đốc điều hành quản trị hành chính:
Chức năng: Quản lý điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, chính sách đời sống, văn thể.
Nhiệm vụ: Chỉ đạo công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách, chỉ đạo công tác hành chính, quản trị, đời sống, y tế đời sống văn thể, nếp sống văn hoá và phòng chống hệ thống xã hội, chỉ đạo công việc được phạm vi phân công liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý Trách nhiệm xã hội.
Phòng kế toán tài chính:
Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám Đổc trong các công tác kế toán, tài chính của Công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý duúng mục đích, đuúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì liên tục.
Nhiệm vụ: Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn của công ty, tình hình sử dụng các nhân viên của đơn vị; kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạh thu, chi tài chính, kỷ luật thu nộp. Kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn và các nguồn kinh phí; Lập và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về số liệu báo cáo kế toán với cơ quan Nhà nước và cáap trên theo hệ thống mẫu biểu do Nhà nướ qui định; Lập kế hoạch giá thành, kế hoach tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu tư gửi cấp trên, cơ quan chủ quản.
Phòng Xuất Nhập Khẩu:
Chức năng: Phòng xuất nhập khẩu có chức năng tìm kiếm khách hàng, thị trường trong ngoài nước, tham mưu cho Tổng Giám Đổc trong công tác nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc, phụ tùng … phục vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổn định sản xuất của Công ty, đồng thời xuất khẩu sản phẩm của Công ty ra nước ngoài.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu đánh giá thi trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp lãnh đạo Công ty những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.
Phòng thi trường:
Chức năng: Tham mưu, giúp Tổng Giám Đốc tong lĩnh vực nghiên cứu, dự đoán sự phát triển của thị trường nội địa, đồng thời đề ra các giải pháp xây dựng kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm nội địa và sản phẩm xuất khẩu.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổng thể các loại sản phẩm may mặc, vải dệt kim, dệt thoi lưu thông trên thị trường về mẫu mã, giá cả, sức tiêu thụ để định hướng sản xuất và tiệu thu sản phẩm của công ty.
Phòng tổ chức hành chính:
Chức năng: Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính, pháp lý.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu đề xuất các phương án tổ chức bộ máy các đơn vị cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh, với cơ chế quản lý trong từng thời kỳ; Xây dựng các kế hoạch loa động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân sự đồng thời giải quyết các đơn thư khiếu lại của cán bộ nhân viên, lập hồ sơ, báo cáo Tổng Giám Đốc giải quyết các trường hợp vi phạm kỷ luật của Công ty.
Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm ( trung tâm KCS):
Chức năng: Nghiên cứu, đề ra các biện pháp nhằm tiếp cận với các phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến tác động kịp thời vào sản xuất; tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Nhiệm vụ: Kiểm tra, thí nghiệm, xác nhận chất lượng các loại nguyên liệu, từ đó quyết định nguyên liệu đủ tiêu chuẩn vào sản xuất hay không? ; kiểm tra các yếu tố kỹ thuật, chất lượng của các sản phẩm dệt kim, dệt thoi, sợi,.. có đùng tiêu chuẩn của hợp đồng không, đồng thời cùng các nhà máy thành viên theo dõi, giá sát hoạt động hệ thống chất lượng toàn công ty.
2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Dệt May Hà Nội.
2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Công ty Dệt May Hà Nội tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Đứng đầu là kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổ chức điều hành bộ máy kế toán, giám đốc các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các phát sinh kinh tế của công ty, đồng thời kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác của các kế toán viên. Đặc biệt, kế toán trưởng cùng một phó Tổng Giám Đốc và 3 Giám đốc điều hành, tổ chức giúp Tổng Giám Đốc lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư có hiệu quả cao. Trợ lý cho kế toán trưởng là hai phó phòng; phó phòng kế toán tài chính và phó phòng kế toán. Nhiệm vụ của hai phó phòng là định kỳ báo cáo lại cho kế toán trưởng một cách chính xác và kịp thời các số liệu do các kế toán viên cung cấp sau khi đã kiểm tra tính chính xác và hợp lý của chúng.Cụ thể, được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Phó phòng KT-TC
Thủ quỹ
KT
CN
KT
TGNH
KT
TT
Phó phòng KT
KT
TM
KT
TL
KT
TT
KT
GT
KT
NVL
TK
T. H
KTXDCB
2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.
Công ty Dệt May Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam.
Niên đọ kế toán được áp dụng tại công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12. Đơn vị kế toán sử dụng trong ghi chép là đồng và hình thức sổ mà công ty áp dụng trong việc tổ chức kế toán là hình thức sổ NKCT.Theo hình thức này , qui trình hạch toán nguyên, vật liệu tại Công ty Dệt May Hà Nội sử dụng các chứng từ và sổ sách sau:
Căn cứ vào các chứng từ ban đầu như: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuển nội bộ, biên bản kiển nghiệm vật tư sản phẩm hàng hoá, biêm bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hoá, phiếu báo về còn lại cuối kỳ, kế toán tiến hành vào sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết thanh toán người bán… và các bảng kê nhập, bảng kê xuất.
Dựa và các bảng tổng hợp nhập vật liệu để vào cột hạch toán và căn cứ vào giá tri ghi trên hoá đơn cộng với các chi phí khác thực tế phát sinh như chi phí vận chuyển, bốc dỡ… để vào cột thực tế, kế toán tiên hành lập bảng kê số 3.
Trên cơ sở bảng tổng hợp xuất vật liệu và bảng kê số 3, cuối tháng kế toán tổng hợp và đưa ra bảng phân bổ vật liệu. Bảng này phản ánh giá trị vật liệu xuất kho trong tháng theo giá thực tế và phân bổ cho các đối tượng sử dụng hàng tháng. Bảng phân bổ số 2 là cơ sở để tập hợp cho phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời lấy số liệu để ghi vào các số kế toán liên quan như bảmg kê số 4, số 5, số 6.
Cuối mỗi liên độ, kế toán tập hợp số vật liệu vào Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 4, số 5, số 7, số 10 và vào sổ cái tài khoản 152.
Biểu 7: Qui trình hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật ký chứng từ tại Công ty Dệt May Hà Nội.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu luân chuyển
Bảng kê số 3
Thẻ kho
Sổ chi tiết vật liệu
Báo cáo
Sổ cái TK 152
NKCT số 7
Bảng kê 4,5,6
Bảng phân bổ số 2
Bảng tổng hợp xuất
Bảng tổng hợp N-X-T
Bảng tổng hợp nhập
NKCT
số 5
Bảng kê xuất
Bảng kê nhập
Sổ chi tiết số 2
( TK 331)
NKCT
số 1,2, 4,10
Chứng từ gốc
2.3 Hạch toán chi tiết nguyên, vật liệu tại Công ty Dệt May Hà Nội.
Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có qui mô sản xuất lớn, sản phẩm đầu ra nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và mặt hàng. Do vậy, vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm cũng rất đa dạng. Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả, công ty đã tiến hành phân loại vật liệu căn cứ vào vai trò tác dụng của vật liệu trong sản xuất. Cụ thể, vật liệu của công ty được chia thành các loại sau:
Vật liệu chính : Gồm các loại bông xơ, chủ yếu nhập từ nước ngoài như xơ PE ( Eslon ), xơ PE ( Sunkyong ), bông Mỹ cấp I, II, bông úc cấp I, bông Việt Nam.
Vật liệu phụ : Các loại ghim, cúc, mác, chỉ các loại, khuy, chun, phecmơtuya, phấn may, băng dính, hoá chất, thuốc nhuộm…
Nhiên liệu : Điện, xăng (A 83, A92 ), dầu công nghiệp…
Phụ tùng thay thế : Máy may, máy kéo sợi, vòng bi, ốc vít, thoi suốt, dây curoa.
Văn phòng phẩm : Giấy, mực in, bút bi, máy tính…các đồ dùng phục vụ cho công tác văn phòng.
Vật liệu xây dựng : Sắt, thép, xi măng, kính…
Bao bì đóng gói : Bao tải dứa, dây buộc, dây đai nylon, hòm carton…
Phế liệu thu hồi : Sản phẩm hỏng, vải vụn, vải thừa…
Việc phân loại vật liệu như trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức quản lý một cách khoa học vật liệu phục vụ cho việc mở các sổ kế toán chi tiết nhằm kiểm tra, giám sát tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu trên cơ sở phân loại tỉ mỉ, chính xác từng thứ vật liệu.
Vật liệu của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài và từ nhiều nguồn khác nhau. Do vậy, giá thực tế của vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập, đồng thời tuỳ thuộc vào tính chất của từng loại vật liệu mà chúng được bảo quản ở các kho khác nhau: Kho bông xơ, kho hoá chất, kho xăng dầu, kho thiết bị, kho vật tư bao gói, kho phế liệu, kho vật liệu xây dựng.
Đối với vật liệu xuất kho, Công ty áp dụng phương pháp đánh giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Hàng ngày khi nhận được các chứng từ xuất kho, kế toán chỉ ghi số thực xuất. Cuối tháng, sau khi tổng hợp đầy đủ vật liệu xuất kho, kế toán tính giá trị vật liệu xuất kho trong kỳ như sau :
Đơn giá
bình quân
Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
=
Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Giá trị vật liệu xuất kho trong tháng
Đơn giá bìmh quân
´
Số lượng vật liệu xuất kho trong tháng
=
Nhưng theo nguyên tắc kế toán, kế toán xuất kho vật liệu phải phản ánh theo trị giá thực tế. Vì vậy, để đơn giản hơn, tại công ty, vật liệu chính xuất kho được coi là theo giá hạch toán. Đến cuối kỳ, kế toán tính giá thực tế của số vật liệu đã xuất kho trong kỳ trên cơ sở hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật liệu, theo công thức sau :
Giá thực tế vật liệu xuất kho
Hệ số chênh lệch giữa giá TT và giá HT
Giá hạch toán vật liệu
=
´
GTT vật liệu tồn đầu kỳ + GTT vật liệu nhập trong kỳ
Hệ số chênh lệch giữa giá TT và giá HT
Giá TT vật liệu tồn đầu kỳ + Giá TT vật liệu nhập trong kỳ
=
Giá HT vật liệu tồn đầu + Giá TT vật liệu nhập trong kỳ
Trong đó :
Giá thực tế vật liệu nhập kho là giá ghi trên hoá đơn cộng với các chi phí khác thực tế phát sinh như chi phí vận chuyển, bốc dỡ…Giá hạch toán vật liệu nhập kho là giá ghi trên hoá đơn. Như vậy, giá thực tế vật liệu nhập kho phản ánh được phần chi phí có liên quan phát sinh còn giá hạch toán thì không, giá hạch toán và giá thực tế chỉ khác nhau nếu có các chi phí khác phát sinh ngoài hoá đơn tài chính.
Để phù hợp với đặc điểm vật liêu, kho tàng của công ty và để công tác kế toán đạt hiệu quả cao, Công ty hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp “thẻ song song”. Cách thực hiện như sau:
2.3.1. Tại kho.
Đối với vật liệu nhập kho: Dựa vào phiếu nhập kho, thủ kho tiến hành kiểm nhận vật liệu nhập kho. Sau đó thủ kho sẽ ghi số thực nhập vào phiếu và cùng người giao hàng ký vào từng liên. Phiếu này gồm ba liên, một liên thủ khi giao cho người giao hàng kèm với hoá đơn bán hàng để làm thủ tục thanh toán, một liên dùng làm căn cứ ghi thẻ kho theo số thực nhập và chuyển về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ kế toán, liên còn lại gửi về phòng sản xuất king doanh.
Trong quá trình kiểm nghiệm, nếu phát hiện thiếu hoặc thừa vật liệu, vật liệu không đúng qui cách, mẫu mã ghi trên phiếu nhập kho, thủ kho phải cùng người giao hàng lập biên bản và báo ngay cho phòng sản xuất kinh doanh biết.
Biểu 3.1 Hóa đơn ( GTGT) Mẫu số 01- GTGT
Liên 2 (giao khánh hàng)
Ngày 25/09/03 Số 079733
Đơn vị bán: Công ty XNK Dệt May
Địa chỉ: 57B – Phan Chu Trinh – Q. Hoàn Kiến Hà Nội
Họ tên người mua hàng:
Địa chỉ: Công ty Dệt May Hà Nội
Địa chỉ giao hàng: 57B- Phan Chu Trinh – Q. Hoàn Kiếm Hà Nội
Hình thức thanh toán:
TT
Tên hàng hoá dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 ´ 2
1
Bông Mỹ cấp 3
Kg
160656
1875397
3012908886
Cộng
3012908886
Thuế suất GTGT 10%
301290886
Tổng cộng tiền thanh toán
3314199774
Số tiền viết bằng chữ: Ba tỷ, ba trăm mười bốn triệu, một trăm chín chín nghìn, bảy trăm bảy tư đồng
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( ký, họ tên ) ( ký, họ tên ) ( ký, đóng dấu, họ tên)
Biểu số 3.2 Biên bản kiểm nghiệm vật tư Mẫu số 05 – VT
Ngày 25/09/03
Đơn vị: Công ty Dệt May Hà Nội .
Căn cứ hoá đơn số: 079733 ngày 25/09/03 của công ty Dệt May Hà Nội.
Biên bản kiểm nghiệm gồm: 1. KHTT- Trưởng ban
2. KCS – Uỷ viên
3. Thủ kho- Uỷ viên
Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau:
Danh điểm vật tư
Tên, nhãn hiệu vật tư
Đơn ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3119.doc