Thực trạng hạch toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11 Công ty xây dựng 319 - Bộ quốc phòng (102tr)

Lời nói đầu Chương i Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doang nghiệp xây lắp Khái quát chung về chi phí SX và giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí và các cách phân loại chi phí Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí xây lắp Quá trình sản xuất – kinh doanh là quá trình tiêu hoa các yếu tố lao động sống và lao động vật hoá để tạo nên giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu con người. Nói cách khác, quá trình sản su

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11 Công ty xây dựng 319 - Bộ quốc phòng (102tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất là quá trình kết hợp ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Các ywus toó này tham gia vào quá trình sản xuất hình thành nên ba loại chi phí tương ứng- đó là chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về thù lao lao động. Trong điều kiện sản xuất hàng hoá, các chi phí này được biểu hiện dưới dạng giá trị, được gọi là chi phí sản xuất. Sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người sản xuất. Như vậy, thưch chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các yếu toó sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ). Trong kinh doanh xây lắp, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp. Nhưng đẻ phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ như tháng, quý, năm và phải phù hợp với kỳ báo cáo. chỉ những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong kỳ mới được tính voà chi phí sản xuâthủy sản trong kỳ đó. Để phục việc hạch toán chính xác chi phí trong kỳ, cần phân biệt hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết vói nhau, đó là chi phí và chi tiêu. chi tiêu là cơ sở phát sinh chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Tổng số chi phí trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ fía trị tài sản hao phí hoặc tiêu dùng hết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính vào kỳ này. Chi phí và chi tiêu không những khác nhau về lượng mà còn khác nhau về thời gian, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi mua NVL về nhập kho nhưng chưa sử dụng) và có những khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch). Sở dĩ có sự khác biệt giữa chi tiêu và chi phí trong các doanh nghiệp là do đặc điểm, tính chất vận đoọng bvà phương thức dịch chuyển giá trị của từng loại tài sản vào quá trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật hạch toán chúng. Phân loại chi phí xây lắp Trong xây dựng cơ bản, các chi phí sản xuất bao gồm nhiều laọi có tính chất và công dụng khác nhau, đòi hỏi phải có sự phân loại chi phí. Việc phân laọi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm xây lắp. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, góc độ xem xét chi phí mà chi phí sản xuất có thể được phân loại theo các cách sau: Phân loại theo yếu tố chi phí. Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà khỗngét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh của chi phí, chi phí được phân loại theo yếu tố. Theo cac phân loại này, chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được chia thành các yếu tố chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu: Gồm giá trị nguyên vật liệu chính, phụ được sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ như: xi măng, sắt, thép…yếu tố này phải loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại vào kho cuối kỳ. Chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất: Gồm chi phí về xà gồ, cốp pha, bảo hộ lao động… có thẻ sử dụng một lần hoặc phân bổ nhiều lần cho các kỳ hạch toán. Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ như xăng, dầu, mỡ…(loại trừ số dùng không hết nhập lại kho) Chi phí nhân công: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ như: nhà xưởng, máy thi công…và khấu hao tài sản cố định vô hình khác. Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn vộ chi phí về thuê, mua dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh như điện, điện thoại, nước… Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ số chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố trên. Việc phân loại chi phí theo yếu tố chi phí có tác dụng rất lớn trong công tác kế toán cũng như công tác quản lý chi phí. đối với công tác kế toán, đây là cơ sở để tập hợp chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí đồng thời giám sát tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, đánh giá khái quát tình hình tăng năng suất lao động. Còn đối với công tác quản lý chi phí, việc phân loại này sẽ cho biết yếu tố nào cần tích kiệm, yếu tố nào cần tăng cường quản lý để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm xây lắp. Phân loại theo khoản mục tính giá thành sản phẩm Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuật tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp được chia làm 4 loại sau: Chi phí nguyên liệu trực tiếp: là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết vị kèm theo vật kiến trúc… cần thiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp. Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình không bao gồm các khoản trích theo tiền lương (KPCĐ, BHXH, BHYT) của công nhân trực tiếp xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi công để thực hiện công tác xây lắp như chi phí NVL, chi phí tiền lương (không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy), chi phí khấu hao, sửa chữa máy, chi phí thuê máy và một số chi phí khác… Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí phát sinh phục vụ cho sản xuất của đội nhưng không trực tiếp cấu thành thực thể của công trình. chi phí sản xuất chung bao gồm: tiền lương bộ phận quản lý đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỉ lệ quy định của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh. Để tính giá thành trong toàn bộ doanh nghiệp xây lắp, bên cạnh chi phí sản xuất còn có cg ngoài sản xuất. Chi phí ngoài sản xuất gồm 2 loại: Chi phí bán hàng: gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp. Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí dùng vào tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Cách phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thnàh vừa là cơ sở để xác định giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ vừa để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành cũng như là căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí. đồng thời người quản lý có thể thấy được tỷ trọng của từng loại chi phí trong fía thành, tương quan giữa các loại chi phí để có những quyết định tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là cách phân loại thường được sử dụng trong xây dựng cơ bản vì nó phù hợp với phương pháp lập dự toán giá thành sản phẩm xây lắp. Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu phí Theo cách phân loại này, chi phí sản phẩm xây lắp được chia thành: Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình thi công một công trình hay một khối lượng công việc nhất định bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trục tiếp… Những chi phí này có thể tập hợp co từng công trình riêng biệt hoặc tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu phí. Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan gián tiếp tới quá trình thi công các công trình, hạng mục công trình hay nhiều khối lượng công việc khác nhau như chi phí sản xuất chung. Do vậy, để xác định chi phí gián tiếp của một đối tượng cụ thể, kế toán phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức thích hợp. Trên đây là các cách phân loại thường dùng trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Nói chung, số lượng các khoản mục chi phí phụ thuộc vào trình độ nhận thức, quản lý và hạch toán ở từng doanh nghiệp. Ngoài ra, trong kế toán quản trị, người ta còn phân loại chi phí thành định phí và biến phí; chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ, chi phí kiểm soát được và chi phi không kiểm soát được… Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS11, chi phí hợp đồng xây dựng bao gồm: chi phí hợp đồng trực tiếp, chi phí hợp đồng chung và chi phí phải trả riêng cho các điều khoản hợp đồng. Do đó, cách phân loại chi phí theo các cách phân loại trên đều thuộc phạm vi chi phí của hợp đồng xây dựng. Giá thành và phân loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. Khái niệm Trong quá trình sản xuất kinh doanh xây lắp, chi phí sản xuất thể hiện sự hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh kết quả. Tất cả các khoản chi phí phát sinh có liên quan đến công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ sẽ tạo nên giá thành sản phẩm xây lắp. Vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến KLXL hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả sử dụng các loại vật tư, tài sản cũng như các giải pháp kinh tế – kỹ thuật trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm xây lắp còn là căn cứ để xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Phân loại Giá thành sản phẩm xây lắp có 2 chức năng chủ yếu: đó là thước đo bù đắp chi phí và thước đo giá trị. Toàn bộ chi phí màdoanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành một công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc phải được bù đắp bằng số tiền thu về tiêu thụ sản phẩm. Song việc bù đắp những chi phí đầu vào mới chỉ đảm bảo được quá trình tái sản xuất đơn giản. Trong khi đó mục đích và nguyên tác kinh doanh trong cơ chế thị trường là tái sản xuất mở rộng, tức là doanh nghiệp phải đảm bảo chi phí đầu vào và có lãi. Vì vậy, để đáp dứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành, việc phân loại giá thành sản phẩm xây lắp là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. Các cách phân loại giá thành chủ yếu được sử dụng bao gồm: phân loại theo nguồn số liệu và thời điểm tính giá thành. Giá thành dự toán: là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định. Giá thành dự toán được xác định theo định mức chi phí theo thiết kế đươc duyệt và khung giá quy định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán = giá trị dự toán – lợi nhuận định mức Giá trị dự toán là giá trị của sản phẩm xây lắp được xác định thông qua các thiết kế kỹ thuật thi công, định mức và đơn giá do nhà nước quy định cho từng khu vực thi công và phần tích luỹ theo định mức. Giá trị dự toán được thể hiện trên hợp đồng kinh tế giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Do sản phẩm xây lắp là nhà cửa, vật kiến trúc… có giá trị lớn, thời gian thi công dài, sản phẩm có tính đơn chiếc nên việc xây dựng giá trị dự toán cho mỗi công trình là rất cần thiết. Giá trị dự toán cũng chính là giá thanh toán cho khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán. Lợi nhuận định mức được xác định là tổng cộng các khoản chi phí dự toán nhân với một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này đối với mỗi công trình là khác nhau. Giá thành kế hoạch: là giá thành được xây dựng từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành dự toán bằng các biện pháp quản lý kỹ thuật và tỏ chức thi công, các định mức và dơn giá áp dụng trong doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán – mức hạ giá thành dự toán Giá thành kế hoạch khác với giá thành dự toán là được lập ra không dựa và định mức dự toán mà dự vào những định mức chi phí nội bộ của doanh nghiệp xây lắp. về nguyên tắc, định mức nội bộ này phải tiên tiến hơn đinh mức dự toán, vì vậy, giá thành kế hoạch chỉ được nhở hơn hoặc bằng giá thành dự toán nên giá thành kế hoạch là co sở để phấn đấu hạ giá thành công tác xây lắp trong giai đoạn kế hoạch. điều này phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp xây lắp. Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh để hoàn thành bàn giao khối lượng cl mà đơn vị đã nhận thầu. Giá thành thực tế gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức và các chi phí khác phát sinh được tính vào giá thành. Giá thành thực tế cho phép đánh giá trình độ quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác cùng nghành, đồng thời so sánh giữa giá trị thực tế với giá kế hoạch có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất và trình độ quản lý. Từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp cho quản trị doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh xây lắp, giá thành thực tế thường được báo cáo theo 2 chi tiêu: Giá thành thực tế khối lượng công tác xây lắp: là toàn bộ chi phí thực tế bỏ ra để tiến hành sản xuất một khối lượng công tác xây lắp trong một kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh kịp thời chi phí phát sinh và giúp các nhà quản trị đưa ra biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành: bao gồm toàn bộ các chi phí thực tế bỏ ra để tiến hành thi công công trình từ luc khởi công đến khi hoàn thành bàn giao công trình. Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí. Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp được chia thành: giá thành sản xuất và giá thành toàn bọ. Giá thành sản xuất: phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất SPXL trong phạm vi công trình bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ: phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc thi công, nghiệp thu và bàn giao các công trình xây lắp. Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + chi phí bán hàng + chi phí QLDN Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Khi tiến hành hoạt động xây dựng, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí về vật tư, lao động, máy móc thi công và các chi phí khác. tất cả các yếu tố đó tập hợp lại gọi là chi phí xây lắp. sau một thời gian nhất định, các yếu tố đó tạo thành một thực thể hoàn chỉnh – một công trình xây dựng. Kết quả của một quá trình bỏ ra các yếu tố sản xuất được thể hiện ở chi tiêu giá thành sản phẩm xây lắp. như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp thực chất là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất còn giá thành sản phẩm phản ánh kết quả của sản xuất. Giữa chi phí và giá thành có điểm khác nhau, đó là: Chi phí xây lắp là tổng thể các chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm xây lắp là tổng thể các chi phí gắn liền với một khối lượng xây lắp hoàn thành và bàn giao. Chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm cả những chi phí sản xuất đã trả trước trong kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và nhưngx chi phí phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới phát sinh nhưng không bao gồm chi phí trả trước của kỳ trước phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải tra kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngược lại, gí thành sản phẩm xây lắp lại chỉ liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng còn giá thành không liên quan đến chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ một thiết vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí trong kỳ là cơ sở có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tăng giảm giá thành. do đó, việc quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Trong sản xuất kinh doanh xây lắp, để hạch toán chi phí sản xuất được chính xác và kịp thời đòi hỏi công việc đầu tiên mà các nhà quản lý cần phải làm là xác định đối tượng hạch toán. vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt cả trong lý luận cũng như trong thực tiễn và là nội dung cơ bản của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong kinh doanh xây lắp là phạm vi giới hạn công tác tập hợp chi phí sản xuất. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí, có thể là đối tượng chịu phí. Vì vậy thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu phí. để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các ngành sản xuất vật chất nói chung và trong kinh doanh xây lắp nói riêng, cần phải căn cứ vào các đặc điểm sau: Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Loại hình sản xuất sản phẩm. Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trong kinh doanh xây lắp, với tính chất phức tạp của quy trình công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu toạ vật chất riêng, mỗi công trình lại có dự toán, thiết kế thi công riêng và có thể bao gồm nhiều hạng mục công trình nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp được xác định là các công trình . hạng mục công trình cụ thể. Ngoài ra, còn tuỳ thuộc vào từng công việc cụ thể doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng, bột phận thi công… tuy nhiên trên thực tế, các đơn vị xây lắp thường tập hợp chi phí theo công trình, hạng mục công trình hoặc theo đơn đặt hàng. Việc xácđinh đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên, cần thiết và quan trọng của công tác kế toán tập hợ chi phí sản xuất. Có xác đinh đúng đối tượng hạch toán, tập hợp chính xác các khoản chi phí phát sinh phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp mới giúp cho việc tổ chức công tác kế chi phí được tốt. Từ khâu tập hợp chứng từ kế toán ban đầu đến tổ chức tài khoản, tổng hợp số liệu và ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp đều luôn luôn bám sát đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Hạch toán chi phí sản xuất đúng đối tượng sẽ có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, đảm bảo cho công tác tính giá thành được kịp thời và chính xác. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS11, CPSX được tập hợp theo từng hợp đồng xây dựng. Do đó, đối tượng tập hợp CPSX là theo từng hợp đồng xây dựng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. Trong kinh doanh xây lắp, do tính chất của sản phẩm mang tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm lại có dụ toán, thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành thông thường được xác định là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành. đối tượng tính giá thành là cơ sở đẻ kế toán lập phiếu tính giá thành sản phẩm, tổ chức tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế oạch giá thành, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh để có biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Cùng với việc xác định đối tượng tính giá thành, kế toán phải xác định kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp. kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian tính giá thành thực tế cho từng đối tượng tính giá thành nhất định. Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh, chu kỳ sản phẩm và đặc biệt là hình thức bàn giao công trình của từng doanh nghiệp. Trong ngành xây dựng cơ bản kỳ tính giá thành có thể được xác định theo tháng, quý, năm hoặc khi công trình hoàn thành được bàn giao cho bên chủ đầu tư và bên được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS11. đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng hợp đồng xây dựng. đây cũng chính là đối tượng tính giá thành sản phẩm. Do đó phương pháp tínhgiá thành sản phẩm là phương pháp tính giá thành theo hợp đồng xây dựng. 5. ý nghĩa của hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán được coi là một trong những công cụ hữu hiệu nhất. Vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh xây lắp xuất phát từ thực tế khách quan của hoạt động quản lý và chức năng của kế toán. Là một bộ phận quan trọng của công tác kế toán, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đóng một vai trò không thể thiếu được trong các doanh nghiệp xây lắp. Với chức năng tính toán, ghi chép, phản ánh, kế toán chi phí sản xuất và tính gái thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý thường xuyên nắm bắt được tình hình thực hiện chi phí sản xuất ở từng khâu sản xuất, từng tổ đội, phân xưởng, tình hình thực hiện các định mức chi phí về vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện chi phí sản xuất ở từng khâu sản xuất, từng tổ đội, phân xưởng, tình hình thực hiện các định mức chi phí về vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành… Tất c ả đều rất cần thiết cho ban lãnh đạo trong việc đánh giá thành tích và khuyết điểm của từng bộ phận từ đó thực hiện việc kiểm tra kiểm soát một cách thường xuyên có hệ thống, tiết kiệm trong sản xuất từ đó tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Với vai trò đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tính đúng, tính đủ rõ ràng đã trở thành sản phẩm với việc tính đúng, tính đủ rõ ràng đã trở thành điều kiện không thể thiếu để thực hiện hạch toán kinh tế trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Muốn tính đúng giá thành thì ngay từ khâu kế toán chi phí sản xuất phải chính xác. Sự chính xác này phải thể hiện ở tất cả các bước từ việc tập hợp chứng từ đầy đủ, kịp thời đến tổ chức ghi chép, trung thực, đúng kỳ và đúng đối tượng chịu phí. Bên cạnh đó, phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, sử dụng phương pháp tính giá hợp lý. Tính toán chính xác giá thành là cơ sở cho việc xác định cơ cấu sản phẩm và khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. Đồng thời là cơ sở xác định giá bán, kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu hao và là căn cứ xác định kết quả sản xuất kinh doanh. Đối với ngành xây dựng cơ bản, việc hạch toán đúng chi phí sản xuất và tính đúng giá thành sản phẩm càng trở nên quan trọng và có tính quyết định bởi sự tác động của các yếu tố như: giá cả, nhu cầu thị trường, ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, địa hình thi công… Thông qua chỉ tiêu giá thành xây lắp có thể xác định được kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh từ đó phân tích và tìm ra các biện pháp hạ giá htành sản phẩm. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm còn phản ánh thực trạng của doanh nghiệp như: trình độ kỹ thuật thi công, trình độ tổ chức thi công, tình hình sử dụng lao động, vật liệu, thiết bị, sử dụng vốn đầu tư và kiểm tra việc chấp hành chế độ chính sách của Nhà nước tại doanh nghiệp. Vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong kinh doanh xây lắp nói riêng. II. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 1. Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng tới công tác hạch toán kế toán. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của ngành xây dựng là hoạt động hình thành nên năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Nói một cách cụ thể hơn, sản xuất xây dựng bao gồm các hoạt động; xây mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo lại hay hiện đại hoá các công trình hiện có trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. So với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây lắp có những đặc điểm riêng và ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán. Những đặc điểm đó thể hiện trên những mặt sau: Thứ nhất, sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, vật kiến trúc… có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (bao gồm dự toán thiết kế và dự toán thi công), quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo. Đồng thời, sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp khác. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành thường là các công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc cụ thể nào đó … Thứ hai, sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) cho nên tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ (vì đã quy định rõ giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu. Thứ ba, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe, máy, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết và dễ mất mát, hư hỏng…. đồng thời chi phí vận chuyển cũng rất tốn kém. Thứ tư, sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn của các nhân tối môi trường như nắng, mưa, lũ lụt …Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán. Ngoài ra, trong xây dựng còn ảnh hưởng của lợi thế so sánh do điều kiện địa lý của từng địa điểm đem lại. Đó chính là giá cả của nguồn vật liệu, máy móc thuê ngoài, nhân công tại địa phương… Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay, tổ chức xây lắp ở nước ta chủ yếu theo hình thức "khoán gọn" các công trình, hạng mục công trình clho các đội, xí nghiệp xây dựng… Việc giao khoán trên sẽ có tác dụng nâng cao trách nhiệm trong quản lý xây dựng của các bộ phận trực tiếp thi công. Những đặc điểm riêng biệt trên đây của ngành xây dựng cơ bản có ảnh hưởng tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 2. Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. Chế độ cải cách kế toán của Việt Nam ban hành ngày 1/11/1995 theo quyết định 1141 TC/CĐKT của Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên hệ thống tài khoản kế toán hàng tồn kho. Còn phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng và hợp và tứ đó tính ra giá trị vật, hàng hoá đã xuất trong kỳ. Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Phương pháp KKTX áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất và c ác đơn vị thương nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn. Còn phương pháp KKĐK thường áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và xuất thường xuyên. Tuy nhiên, theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp xây lắp chỉ được hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, không sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên hệ thống tài khoản kế toán hàng tồn kho. Còn phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hoá đã xuất trong kỳ. Mỗi doanh nghiệp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Phương pháp KKTX áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn. Còn phương pháp KKĐK thường áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và xuất thường xuyên. Tuy nhiên, theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp xây lắp chỉ được hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, không sử dung phương pháp kiểm kê định kỳ. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng cho t ừng khoản mục chi phí (CPNVLT, CPNCTT, CPMTC, CPSXC) đến cuối kỳ sẽ được tổng hợp và kết chuyển vào bên Nợ tài khoản 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang". Tài khoản 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc chi tiết theo từng tổ, đội sản xuất và c ó kết cấu như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao. + Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được, các khoản ghi giảm chi phí sản xuất. Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Có thể khái quát sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên trong các doanh nghiệp xây lắp như sau: Sơ đồ số 1 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. TK111,152 TK621 Tập hợp CPNVL TK154 TK152,111 Kết chuyến chi phí NVLTT Các khoản ghi giảm chi phí TK632 Giá thành công trình hoàn thành bàn giao TK334,331… TK622 Tập hợp CPNC Kết chuyến chi phí NCTT TK623 Kết chuyến chi phí MTC TK152,334… TK111,331… Tập hợp CPMTC TK627 Tập hợp CPSXC Kết chuyến chi phí SXC 3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Chi phí sản xuất._. của doanh nghiệp xây lắp bao gồm nhiều loại với tính chất, công dụng và nội dung khác nhau, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính nhập chi phí vào giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục thành SP. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, vào mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán … Tuy nhiên, trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kinh doanh xây lắp cũng như các ngành sản xuất vật chất khác có thể khái quát qua các bước như sau: Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng. Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tính giá. Bước 3: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Bước 4: Tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành. III. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá thực tế nguyên vật liệu chính (xi măng, cát, đá, sỏi, thép…), vật liệu phụ (sơn, ve, phụ gia bê tông…), các cấu kiện bộ phận riêng lẻ, các loại nhiên liệu (xăng, dầu, khí đốt,…) và các loại vật liệu khác dùng cho thi công công trình, không bao gồm giá trị nguyên vật liệu dùng cho máy thi công và quản lý đội. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thnàh sản phẩm xây lắp và được hạch toán trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Nếu vật tư sử dụng chung cho nhiều công trình thì phải phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức thích hợp (có thể là định mức tiêu hao hoặc khối lượng thực hiện). Công thức phân bổ: = x Để tập hợp được chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán cần kiểm tra số nguyên vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết, giá trị thu hồi nếu có để loại khỏi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ: = - - Doanh nghiệp xây dựng có thể xuất vật tư cho thi công từ kho của doanh nghiệp hoặc mua vật tư nhập thẳng vào công trường. khi các nghiệp vụ phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để hạch toán. Trong trường hợp vật tư được xuất từ kho của doanh nghiệp, chứng từ gốc là phiếu xuất vật tư, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hay phiếu xuất vật tư theo hạn mức. Căn cứ vào nhu cầu, định mức tiêu hao vật tư, bộ phận thi công viết phiếu xin lĩnh vật tư. Sau khi được duyệt, bộ phận cung ứng lập phiếu xuất kho, mẫu tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Phiếu xuất kho được sử dụng khi xuất vật tư cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp. Trường hợp vật tư mua về đưa ngay đến chân công trình, chứng từ gốc để hạch toán là hoá đơn bán hàng hay hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán. Trên cơ sở chứng từ gốc, để dễ hạch toán kế toán có thể lập bảng phân bổ vật tư cho công trình. Doanh nghiệp có thể hạch toán chi tiết vật liệu qua việc phân loại vật tư và lập sổ danh điểm vật liệu. Chi phí vật tư phải được đánh giá theo giá thực tế. Nếu doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kỳ thì cuối kỳ phải điều chỉnh sang giá thực tế. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 " chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Phản ánh giá trị gốc thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng cho thi công các công trình. Bên Có: + Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. + Giá trị phế liệu thu hồi. + Kết chuyển và phân bổ giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất - kinh doanh trong kỳ vào tài khoản 154. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng công trình và theo từng yếu tố chi phí. Trình tự hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về nguyên vật liệu có thể khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ số 2 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 152 TK 162 TK 152,111,112 Xuất kho NVL cho thi công Giá trị NVL xuất dùng không hết thu hồi TK 111,112,331… Nguyên vật liệu mua ngoài sử dụng trực tiếp cho thi công TK 133 Thuế GTGT TK 336,141 NVL nhận cấp phát, khoán Thuế GTGT Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồn tiền lương của công nhân lái máy và phụ máy. Chi phí nhân công trực tiếp được tính vào giá thành công trình, hạng mục công trình theo phương pháp trực tiếp. Trong trường hợp chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì phải lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp như: định mức tiền lương, khối lượng công việc… Trong các doanh nghiệp xây lắp, hình thức trả lương thường áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất là hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc theo khối lượng công việc giao khoán. Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp là các bảng chấm công, hợp đồng làm khoán cùng các chứng từ khác liên quan đến các chứng từ này được chuyển bộ phận kế toán để làm cơ sở cho việc tính lương đồng thời trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất nếu việc nghỉ phép của công nhân là không đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 "Chi phí nhân công trực tiếp". Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia xây lắp. Bên Có: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu phí có liên quan (bên Có tài khoản 154) Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng công trình, theo các yếu tố chi phí … tuỳ theo yêu cầu quản lý. Sơ đồ số 3 Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương và phụ cấp lương trả cho công nhân trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK 335 Tiền lương và phụ cấp lương trả cho công nhân trực tiếp V. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Máy thi công là những máy móc thiết bị trực tiếp phục vụ sản xuất thi công như: máy đầm, máy ủi, máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông… Việc đầu tư đầy đủ các loại máy móc sẽ cần lượng vốn lớn và dễ dẫn tới tình trạng lãng phí do không sử dụng hết công suất của máy. Vì thế, trong doanh nghiệp xây lắp thường chỉ đầu tư cho những loại máy cần thiết, sử dụng có hiệu quả, còn lại đi thuê của các đơn vị khác hoặc tổ chức cho thuê để tiết kiệm vốn, tăng lợi nhuận cho đơn vị. Chi phí sử dụng máy thi công được chia làm 2 loại: - Chi phí thường xuyên: là những chi phí cần thiết cho việc sử dụng máy thi công, bao gồm lương công nhân điều khiển máy, nhiên liệu, động lực dùng chạy máy, khấu hao máy, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền…. - Chi phí tạm thời: bao gồm chi phí sửa chữa máy thi công và chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy…) Ngoài ra, chi phí máy thi công còn bao gồm cả khoản chi phí máy thuê ngoài. Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623 "chi phí sử dụng máy thi công". Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí máy thi công thực tế phát sinh. Bên Có: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí máy thi công cho các đối tượng chịu phí (có thể là công trình hay theo đơn đặt hàng…) Tài khoản 623 cuối kỳ không có số dư và cũng được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình hoặc mở theo các yếu tố chi phí. Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công. Cụ thể như sau: ỉ Trường hợp máy thi công thuê ngoài: Toàn bộ chi phí thuê máy thi công được tập hợp vào tài khoản 623. Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng chịu phí. Nợ TK 623 (6237): Giá thuê chưa có thuế GTGT Nợ 133 (1331): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331, 111, 112… Tổng giá thuế ngoài ỉ Trường hợp từng đội xây lắp có máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng. + Các chi phí liên quan đến máy thi công được tập hợp vào tài khoản 623. Khi phát sinh các khoản chi phí máy thi công kế toán ghi: Nợ TK 623: Các chi phí phát sinh Có TK 152,153,331…Vật liệu, CCDC phục vụ máy thi công Có TK 334,331,111… Tiền lương của công nhân điều khiển máy Có TK 214, 152,111… Khấu hao, sửa chữa máy và dịch vụ mua ngoài + Cuối kỳ, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí máy thi công cho từng đối tượng. Nợ TK 154: Chi tiết công trình Có TK 623: Kết chuyển chi phí máy thi công ỉ Trường hợp đơn vị có tổ chức đội MTC riêng và có tổ chức kế toán riêng. Toàn bộ chi phí có liên quan đến đội máy thi công được tập hợp riêng trên các TK 621, 622, 627 - chi tiết cho đội máy thi công. Cuối kỳ kế toán tiến hành tổng hợp vào tài khoản 154 để tính giá thành máy (hoặc giờ máy). Từ đó xác định giá trị mà đội máy thi công phục vụ cho từng đối tượng (công trình) theo giá thành ca máy (hoặc giờ máy) và khối lượng dịch vụ phục vụ cho từng đối tượng. + Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp không tính toán kết quả riêng mà thực hiện phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau: Nợ TK 623: Chi tiết CT (giá trị đội MTC phục vụ cho các đối tượng) Có TK 154: Chi tiết đội máy thi công + Nếu các bộ phận trong doanh nghiệp xác định kết quả riêng (doanh nghiệp thực hiện phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau). Nợ TK 632: Giá trị phục vụ lẫn nhau trong nội bộ Có TK 154: Chi tiết đội máy thi công Đồng thời phản ánh giá bán nội bộ về chi phí sử dụng máy cung cấp lẫn nhau. Nợ TK 623: Giá bán nội bộ chưa có thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 511, 512: Doanh thu tiêu thụ nội bộ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. Việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ số 4: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. TK334 TK623 TK154 Tiền lương phải trả công nhân điều khiển và phục vụ máy TK214,331 Khấu hao, sửa chữa máy thi công Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công TK152,153 Xuất vật liệu, CCDC sử dụng cho máy TK111,112 CP dịch vụ mua ngoài phục vụ máy TK331 Chi phí máy thi công thuê ngoài VI. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung trong các đơn vị xây lắp bao gồm: Lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ và các chi phí khác phát sinh liên quan đến hoạt động của đội. Chi phí sản xuất chung được chia thành 2 loại là chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi. Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp. thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng… và chi phí quản lý hành chính ở các đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo đơn vị sản phẩm sản xuất như chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi công trình được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình tường là khối lượng xây lắp đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường. Trường hợp khối lượng xây lắp đạt được thực tế cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi công trình theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp khối lượng xây lắp thực tế đạt được thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi công trình theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, kết chuyển vào giá vốn hàng bán. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi công trình theo chi phí thực tế phát sinh. Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 "chi phí sản xuất chung". Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực t ế phát sinh. Bên Có: Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đi tượng. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư, được chi tiết theo từng đội xây dựng hoặc theo từng yếu tố chi phí. Việc hạch toán CPSXC được hạch toán theo sơ đồ. Sơ đồ số 5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK334,338 TK627 TK154 Tiền lương nhân viên quản lý đội TK214,331 Khấu hao, sửa chữaTSCĐ dùng cho đội Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK152,153 Vật liệu, CCDC dùng cho cho toàn đội TK11,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK632 CPSXC cố định không phân bổ TK152,111 Các khoản thu hồi ghi giảm chi phí SXC VII. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê - đánh giá sản phẩm dở dang. 1. Tổng hợp chi phí sản xuất việc tổng hợp chi phí sản xuất phải dựa vào đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, kế toán mở sổ chi tiết chi phí sản xuất cho từng đối tượng. Trong kỳ, chi phí sản xuất liên quan đến đối tượng nào thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó, còn chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng thì phải tập hợp và chọn tiêu thức phân bổ thích hợp. Cuối kỳ, tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh cho từng đối tượng trên cơ sở các sổ chi tiết chi phí sản xuất và tiến hành kết chuyển sang TK 154 " chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" cho từng đối tượng. Sơ đồ 1 đã khái quát việc tổng hợp CPSX vào cuối kỳ. 2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, đang trong quá trình sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm dở dang có thể là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp chưa hòn thành trong kỳ và chưa được chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán. Để tính giá thành sản phẩm, kế toán phải căn cứ vào đối tượng và phương pháp tính giá thành. Tuy nhiên, trước khi tính giá thành kế toán phải xác định được giá trị sản phẩm dở dang. Xác định giá trị sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng bởi xác định đúng giá trị sản phẩm dở dang thì mới tính giá thành sản phẩm được chính xác. Sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên chủ đầu tư. + Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là toàn bộ khối lượng xây lắp thực hiện từ khi khởi công. Khi đó, giá trị sản phẩm dở dang là tổng c hi phí phát sinh từ lúc khởi công công trình đến cuối kỳ hạch toán. + nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thì sản phẩm dở dang là những khối lượng công việc chưa hoàn thành tại điểm dừng kỹ thuật. Trong trường hợp này, giá trị sản phẩm dở dang được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn công việc hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng. công thức tính như sau: = x VIII. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp. Kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành một cách thích hợp. Tuy nhiên, để giá thành sản phẩm xây lắp được tính chính xác, cần phải lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. Trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau: 1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn) Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn. Bên cạnh đó, có thể áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Trường hợp doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang hoặc sản phẩm dở dang ít và ổn định thì tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ cho mỗi đối tượng là giá thành thực tế của đối tượng tính giá đó. Trường hợp doanh nghiệp cuối kỳ có sản phẩm dở dang, kế toán cần đánh giá sản phẩm dở dang theo các phương pháp thích hợp, sau đó xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng công thức: Z = Dđk + C - Dck Trong đó, + Z là giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp. + Dđk, Dck là giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. + C là tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tính giá thành theo phương pháp này là đơn giản nhất. Trong các phương pháp sau dù việc tính toán có phức tạp hơn nưhng cuối cùng giá thành đều phải dựa trên phương pháp này. 2. Phương pháp tổng cộng chi phí. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra thành các bộ phận khác nhau do nhiều đội xây dựng cùng đảm nhiệm. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành. Theo phương pháp này, giá thành công trình được xác định bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội cộng với phần chênh lệch của giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Z = Dđk + C1 + C2 + ... + Cn - Dck Trong đó, C1, C2, …Cn là chi phi sản xuất tại từng đội hoặc từng công trình. 3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ký với bên giao thầu hợp đồng thi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng từng công việc. Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp cho từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công cho đến khi hoàn thành chính là giá thành đơn đặt hàng đó. Đặc điểm của việc tập hợp chi phí sản xuất ở đây là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp (CPNVLTT, CPNCTT) phát sinh trong kỳ liên quan đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc hay bảng phân bổ chi phí. Đối với chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng có ưu điểm là công việc tính toán đơn gản, nhanh chóng, không phải đánh giá sản phẩm làm dở khi tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là việc xác định chi phí sản xuất tiết kiệm hay lãng phí không được làm kịp thời mà chỉ khi nào hoàn thành đơn đặt hàng mới biết được. 4. Phương pháp tính giá thành theo định mức. Đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí hợp lý thì việc tính giá thành theo phương pháp định mức có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm hay lãng phí chi phí. Ngoài ra còn giảm bớt được khối lượng ghi chép và tính toán, nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Căn cứ vào định mức chi phí hiện hành, kết hợp với d toán chi phí đã được duyệt, kế toán tính ra giá thành sản phẩm theo định mức. Từ đó so sánh chi phí thực tế phát sinh với định mức để xác định số chênh lệch, tập hợp thường xuyên và phân tích những chênh lệch đó để kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời trên cơ sở số chênh lệch do thay đổi định mức kết hợp với số chênh lệch so với định mức, kế toán tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp theo công thức: = ± IX. Mô hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số nước trên thế giới. 1. Mô hình của nước Mỹ. Theo kế toán Mỹ, chi phí được định nghĩa là giá hàng hoá, dịch vụ đã dùng để tạo ra doanh thu. Chi phí được chia thành 2 loại chính là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất: + Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong phạm vi phân xưởng. + Chi phí ngoài sản xuất bao gồm chi phí tiếp thị và chi phí quản lý chung. Về cơ bản, cách phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành của Việt Nam là phù hợp với cách phân loại này. Về phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất thì cũng như kế toán Việt Nam, kế toán Mỹ cũng áp dụng hai phương pháp hạch toán đó là phương pháp KKTX và KKĐK đối với hàng tồn kho. Sở dĩ có sự giống nhau như vậy là vì kế toán Việt Nam và Mỹ có quan niệm giống nhau về bản chất, chức năng của chi phí và giá thành. có thể khái quát trình tự hạch toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm theo hệ thống kế toán Mỹ qua 2 sơ đồ sau: Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. TK kiểm soát tồn kho VL TK kiểm soát SPDD TK kiểm soát TP Vật liệu đưa vào sản xuất thực tế phát sinh Giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ TK lương phải trả CNSX Kết chuyển lương CNSX TK chi phí SXC CPSXC phân bổ cho sản xuất (theo phương pháp KKTX) Sơ đồ số 7: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm TK kiểm soát SPDD Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ TK sản xuất TK tiêu thụ TK kiểm soát SPDD TK mua hàng Giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ Kết chuyển CPNVL trực tiếp TK lao động trực tiếp Kết chuyển CPNC trực tiếp TK chi phí SXC Kết chuyển vật liệu tồn đầu kỳ TK kiểm soát tồn kho VL Vật liệu tồn cuối kỳ (theo phương pháp KKĐK) 2. Mô hình của nước Pháp. Chi phí được hiểu là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí được chia làm 3 loại: Chi phí kinh doanh (chi phí sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ và bán hàng), chi phí tài chính (chi phí cho những hoạt động kinh doanh về vốn) và chi phí bất thường (chi phí phát sinh ngoài dự kiến). Kế toán Pháp có quan niệm giống kế toán Việt Nam về bản chất và chức năng của chi phí nhưng lại khác nhau trong quan niệm về giá thành, do đó, khác nhau về phương pháp tính toán. Giá thành spp trong kế toán Pháp bao gồm giá phí sản xuất và giá phí tiêu thụ. Một điểm khác biệt nữa là kế toán Pháp chỉ sử dụng phương pháp KKĐK trong hạch toán hàng tồn kho. Sơ đồ số 8: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo kế toán pháp TK tồn kho vật liệu TK giá phí sản xuất Xuất kho VL đưa vào SX TK thành phẩm Giá thành SP nhập kho TK giá thành Giá thành SP xuất kho bán TK chi phí phân chia Chi phí trực tiếp TK trung tâm SX CPSX gián tiếp Phân bổ CPSX gián tiếp TK SPDD Giá trị SPDD TK giá phí phân phối Chi phí trực tiếp TK trung tâm phân phối CPSX gián tiếp Phân bổ CPSX gián tiếp Kết chuyển giá phí phân phối VIII. Tổ chức hình thức sổ kế toán trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Theo chế độ kế toán hiện hành, các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong 4 hình thức sổ kế toán như sau: 1. Hình thức Nhật ký - Sổ Cái. Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động giản đơn, số lượng tài khoản sử dụng ít, chứng từ phát sinh hàng ngày không nhiều. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là ghi kết hợp các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian và theo đối tượng trên cùng một quyển sổ là Nhật ký - Sổ Cái. Sơ đồ số 6 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái. Chứng từ gốc về chi phí Sổ chi tiết CPSXKD Bảng phân bổ số 1,2,3 Nhật ký - Sổ Cái TK 621,622,623,627,154 Bảng tổng hợp chi tiết chi phí Báo cáo tài chính Ghi định kỳ Ghi cuối kỳ Đối chiếu 2. Hình thức Nhật ký chung Hình thức này đơn giản, phù hợp với mọi đơn vị hạch toán, mọi trình độ kế toán và đặc biệt là có nhiều thuận lợi trong việc áp dụng kế toán máy. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ đó. Sơ đồ số 7 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc về chi phí và các bảng Nhật ký đặc bịêt Nhật kýchung Sổ Cái TK 621,622,623,627,154 Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Bảng tổng hợp chi tiết chi phí Bảng cân đối SPS Báo cáo tài chính Ghi định kỳ Ghi cuối kỳ Đối chiếu 4. Hình thức Nhật ký chứng từ Hình thức Nhật ký chứng từ áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, loại hình kinh doanh phức tạp, trình độ quản lý và kế toán cao và doanh nghiệp thực hiện kế toán thủ công. Nhật ký chứng từ là hình thức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Đồng thời việc ghi chép được kết hợp chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi. Sơ đồ số 9 Chứng từ gốc về chi phí các bảng phân bổ 1,2,3 Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 Bảng kê số 6 Thẻ tính giá thành Sổ Cái TK621,622,623,627,154 NKCT số 7 Báo cáo tài chính Trình tự hạch toán CPsx theo hình thức nhật ký chứng từ Ghi định kỳ Ghi cuối kỳ Chương II thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11 công ty xây dựng 319 - bộ quốc phòng I. Khái quát chung về xí nghiệp 11 - công ty xây dựng 319 - bộ quốc phòng 1. Quá trình hình thành và phát triển. Xí nghiệp 11 (nguyên là Trung đoàn 11) là Xí nghiệp thành viên của Công ty xây dựng 319 - BQP được thành lập ngày 25/11/1973 tại xã Hùng Vương, huyện An Hải, Hải Phòng. Nhiệm vụ đầu tiên khi thành lập là tham gia cải tạo tu sửa Nhà máy xi măng Hải Phòng bị địch phá hoại thiệt hại nặng nề. Đến tháng 3/1974, Trung đoàn chuyển sang làm nhà máy gạch tiêu giao. Năm 1979 Trung đoàn trực thuocọ Sư đoàn 319, nhiệm vụ là tham gia xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại. Với ý chí và quyết tâm cao hoàn thành xuất sắ nhiệm vụ, Trung đoàn đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Quân khu, Sư đoàn tặng nhiều bằng giấy khen, đoàn chuyên gia Liên Xô tặng cờ. Tháng 9/1989 theo quyết định 79 của Bộ Quốc Phòng, Trung đoàn 11 gọi theo đơn vị sản xuất kinh doanh là Xí nghiệp 11 trực thuộc Công ty xây dựng 319 Quân khu 3 - BQP. Tháng 11/1989 trụ sở Xí nghiệp chuyển lên hn đóng tại trường Đại học Mỹ Thuật. Sau đó đến tháng 1/1997, trụ sở Xí nghiệp chuyển về thị trấn Gia Lâm - Hà Nội với tổng số vốn lúc này là 4,5 tỷ đồng và cho đến nay tổng nguồn vốn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã lên tới 50 tỷ đồng bao gồm vốn nhà nước cấp, vốn công ty cấp, vốn tự có được bổ sung từ lợi nhuận qua các năm và vốn vay - chủ yếu là vay ngân hàng. Hiện nay, nguồn vốn kinh doanh ở xí nghiệp chủ yếu là vốn vay ngân hàng (chiếm 50% tổng nguồn vốn) do công ty đứng ra bảo lãnh. Xí nghiệp hành nghề theo giấy phép của côg ty xây dựng 319 với các ngành kinh doanh là: - Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. - Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi. - Khảo sát thiết kế các công trình xây dựng. - Sản xuất kinh doanh vật liệu. 29 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước, Xí nghiệp 11 đã không ngừng trưởng thành và ngày càng lớn mạnh. Từ chỗ địa bàn hoạt động chỉ là khu vực phía Bắc đến nay đã mở rộng ra các tỉnh phía Nam với rất nhiều công trình mang tầm cỡ Quốc gia có giá trị kinh tế lớn, chất lượng cao, tạo uy tín với chủ đầu tư như: Trường sỹ quan Lục quân, Học viện kỹ thuật quân sự, Viện quân y 103, viên quân y 108, trụ sở tỉnh uỷ Vĩnh Long, Đại học văn hoá, Đại học TDTTTW1… Để có được những thành tích như trên, trước hết phải kể đến sự trưởng thành của đội ngũ lãnh đạo về công tác tổ chức điều hành sản xuất, luôn phát huy tính năng động, sáng tạo lãnh đạo đơn vị năm nào cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch cấp trên giao, hạch toán kinh doanh hiệu quả, đảm bảo thu hồi vốn, giao nộp ngân sách và cấp trên đầy đủ. Bên cạnh đó là trình độ tay nghề của công nhân được nâng lên rõ rệt và được bổ sung hàng năm. Có thể thấy sự phát triển đó qua một số chỉ tiêu chủ yếu mà Xí nghiệp đã đạt được trong 3 năm 2000, 2001 và 2002 như sau: Biểu số 1 một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp 11 Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng tài sản 35.448.846 35.686.573 38.927.257 GTSL thực hiện 45.000.000 60.100.000 86.100.000 Doanh thu 42.551.871 66.212.968 76.012.670 LN trước thuế 900.524 1.324.295 1.3573.113 TN bình quân /người 800 960 1.100 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. Xí nghiệp 11 là Xí nghiệp thành viên của Công ty xây dựng 319 chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, Ban giám đốc Công ty, thự chiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Phù hợp với với quy chế đó, bộ máy quản lý của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng từ Ban Giám đốc Xí nghiệp và các phòng ban chức năng đến các đội trực thuộc được tinh giản gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý. - Giám đốc Xí nghiệp: là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của cán bộ công viên trong toàn Xí nghiệp. Giám đốc Xí nghiệp là chủ tài khoản của Xí nghiệp, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan theo sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty. - Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho Giám đốc trong khâu khoa học - kỹ thuật; khâu quản lý sử dụng vật tư máy móc của Xí nghiệp. Nhiệm vụ là theo dõi kỹ thuật xây dựng các công trình, trực tiếp bàn giao các công trình hoàn thành cho cơ quan chủ quan đầu tư dưới sự uỷ quyền của Giám đốc Xí nghiệp. - Phó Giám đốc Chính trị kiêm Bí thư Đảng uỷ: Là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác Đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong toàn Xí nghiệp. Có nhiệm vụ triển khai mọi hoạt động theo hướng chỉ đạo ._.nhiên số lượng máy móc và thi công của xí nghiệp lại không nhiều và thường xuyên phải luân chuyển giữa các đội xây dựng xây dựng công trình. Vì vậy để theo dõi khoản mục chi phí sử dụng máy thi công một cách sát sao hơn, chặt chẽ hơn thì việc theo dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh như các khoản mục chi phí khác, công nhân cũng nên hạch toán riêng biệt theo từng máy thi công theo mẫu như sau: Sổ chi tiết chi phí sử dụng xe, máy thi công Tài khoản 623- chi phí sử dụng xe, máy thi công Tên xe, máy: ……………………… Công suất:…………………………… Tháng đưa vào sử dụng: ………………. Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Chia ra SH NT 6231 6232 6233 6234 6237 6238 Cộng Tổng Việc hạch toán như vậy sẽ giúp xí nghiệp nắm vững được tình trạng của từng máy, tình hình sử dụng từng máy theo các yếu tố chi phí, từ đó có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu và thay mới để phục vụ thi công đạt hiệu quả tốt hơn. 7. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung Theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp, chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng sau CPNVLTT, CPNCTT và CPSDMTC. Đó là lương của nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (19%) của nhân viên quản lý đội và công nhân tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ và cấc chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội, công trường xây dựng…. Tuy nhiên ở xí nghiệp 11, công cụ dụng cụ lại được hạch toán vào CPNVLTT (dù là phân bổ một lần hay nhiều lần). Điều này là không đúng theo chế độ kế toán hiện hành mặc dù nó không làm cho tổng chi phí tính vào giá thành thay đổi song nó không phản ánh đúng bản chất của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sở dĩ như vậy là bởi vì thực tế cũng như theo lý thuyết kế toán, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính , vật liệu phụ, nhiên liệu.. được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Và được coi là NVL khi nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định đồng thời khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác dụng của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Trong khi công cụ dụng cụ mặc dù được hạch toán giống như NVL song nó thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và đặc biệt là trong quá trình sử dụng chúng giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Do sự khác biệt này nên chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng không thể hạch toán vào khoản mục CPNVLTT. Xí nghiệp nên đưa chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng vào chi phí máy hoặc chi phí sản xuất chung tuỳ theo đối tượng phục vụ cho hợp lý. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng nên đưa khoản trích 19% tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân điều khiển máy vào chi phí sản xuất chung cho phù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp. 8. Hoàn thiện hạch toán khoản thiệt hại trong sản xuất Các công trình trong ngành xây dựng thường chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi, cấp thoát nước và giao thông. Do vậy, các khoản thiệt hại phát sinh trong quá trình thi công là tất yếu xảy ra. Ví dụ như khi trời mưa sẽ phát sinh công việc tát nước, vét bùn khi thi công móng các công trình xây dựng và thuỷ lợi. Khoản thiệt hại cũng có thể phát sinh khi cung ứng vật tư không kịp thời phải ngừng sản xuất hay khoản thiệt hại phá đi làm lại do làm sai, làm ẩu, không đạt yêu cầu kỹ thuật… Tuy nhiên trên thực tế, xí nghiệp lại không theo dõi khoản mục chi phí này một cách chính xác và đầy đủ, toàn bộ chi phí vật tư, nhân công, máy thi công… vẫn đựoc tính vào các khoản mục chi phí từ đó đưa vào giá thành công trình xây dựng cơ bản, trong khi theo chế độ kế toán hiện hành thì không phải khoản thiệt hại nào cũng được tính vào giá thành sản phẩm xây lắp mà chỉ được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm những khoản thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch. Do đó cần thiết phải loại bỏ các loại chi phí không hợp lý ra khỏi ra khỏi giá thành công trình xây dựng cơ bản. Những khoản chi phí này xí nghiệp nên xử lý như sau: + Trường hợp thiệt hại do nguyên nhân khách quan: thời tiết, vật tư cung ứng không kịp thời… thì những chi phí về vật liệu, nhân công và máy thi công phải bỏ ra để khắc phục thiệt hại này tính vào chi phí bất thường. Nợ TK 821 Có TK 152, 334, 111… + Trường hợp thiệt hại do nguyên nhân chủ quan gây ra: làm thất thoát vật tư, phá đi làm lại do làm ẩu thì yêu cầu cá nhân sai phải bồi thường vật chất nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công nhân tham gia sản xuất. Toàn bộ chi phí phá đi làm lại được tập hợp vào tài khoản 1381 - "Thiệt hại phát sinh chờ xử lý" Nợ TK 1381 Có TK 111,152,331,334… Khi có quyết định xử lý khoản thiệt hại nàykế toán ghhi: Nợ TK 111,152: Giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 1388,334: Giá trị cá nhân phải bồi thường Có TK 1381: Xử lý giá trị thiệt hại + Đối với các khoản thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch: kế toán cũng sử dụng tài khoản 335- "Trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch" để hạch toán giống như trường hợp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. 9. Về việc phân tích chỉ tiêu giá thành. Với mỗi công trình, xí nghiệp đều lập dự toán về các khoản mục chi phí và tính ra giá thành dự toán của công trình đó. Các công trình xí nghiệp thi công thường có quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài nhiều năm, có khi do nhiều bộ phận cùng đảm nhiệm. Xí nghiệp thường chỉ phân tích chỉ tiêu giá thành sau khi công trình đã hoàn thành. Điều đó làm ảnh hưởng đến yêu cầu quản lý trong việc khắc phục những nhân tố tiêu cực và phát huy những nhân tố tích cực để làm giảm giá thành. Vì vậy xí nghiệp nên phân tích chỉ tiêu giá thành các công trình, hạng mục công trình một cách thường xuyên theo kỳ bất kể công trình đã hoàn thành hay chưa để có thể nắm bắt được giá thành phát sinh ở từng công trình, hạng mục công trình để từ đó có kế hoạch quản lý giá thành cho hợp lý hơn. III. Phương hướng giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 11 - Công ty xây dựng 319. 1. Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp của xí nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cở bản của quá trình KD có hiệu quả. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, xuất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố. Dưới đây là một số chỉ tiêu quan trọng được dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí cho 1000 đồng doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1000 đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Công thức tính như sau: Chi phí cho 1000 đồng doanh thu = x 1000 Chỉ tiêu này càng nhỏ tức là chi phí bỏ ra cho 1000 đồng doanh thu càng thấp, đó chính là dấu hiệu tốt và cũng chính là mục đích kinh doanh của xí nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu thì trong đó có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính như sau: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = x 100 Chỉ tiêu này đạt được càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty càng cao. Tỷ suất lợi nhuận giá thành. Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận giá thành = x 100 Chỉ tiêu này đạt được càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng tốt. Ngoài ra để đánh giá hiệu quả kinh doanh ta có thể so sánh tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bằng cách so sánh chi phí thực tế với dự toán đồng thời tính ra tỷ trọng của từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm để xem xét mức độ hợp lý của chúng trong giá thành sản phẩm để xem xét mức độ hợp lý củ chúng trong giá thành sản phẩm xây lắp. Các chỉ tiêu trên tại xí nghịêp 11 trong 2 năm 2001, 2002 tính được như sau: Biểu số 22 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của xí nghiệp TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối 1 Chi phí (nghìn đồng) 60.939.739 68.711.947 2 Doanh thu (nghìn đồng) 66.212.968 76.012.670 3 Lợi nhuận (đồng) 1.324.295 1.573.113 + 248.818 119% 4 CP/1000 đồng DT 920 904 -16 98% 5 Tỷ suất LN giá thành 2,17% 2,3% 0,13% 6 Tỷ suất LN doanh thu 2% 2,07% 0,07% Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận của năm 2002 đã tăng so với năm 2001 là 248.818.000 đồng đạt 119% tức là tăng 19% so với năm 2001. Điều đó sơ bộ cho thấy doanh nghiệp đã có sự nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả cũng như lực sản xuất kinh doanh hiện có của xí nghiệp. Xét về chỉ tiêu chi phí cho 1000 đồng doanh thu thì năm 2001 để tạo ra 1000 đồng doanh thu cầm 920 đồng chi phí nhưng đến năm 2002 chỉ cần 904 đồng, tiết là doanh nghiệp đã tiết kiệm được 16 đồng chi phí trên 1000 đồng doanh thu. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý và sử dụng chi phí có hiệu quả hơn so với năm 2001 làm cho chi phí trên 1000 đồng doanh thu của năm 2002 chỉ bằng 98% so với năm 2001 hay giảm 2%. Tỷ suất lợi nhuận giá thành năm 2002 cũng tăng so với năm 2001. Cụ thể trong năm 2001 cứ 100 đồng giá thành sản xuất sản phẩm thì tạo ra 2,17 đồng lợi nhuận và con số này trong năm 2002 là 2,3 đồng, tức năm 2002 tăng 0,13 đồng lợi nhuận tính trên 100 đồng chi phí so với năm 2001. Tuy tỷ suất lợi nhuận giá thành có tăng lên nhưng không đáng kể và còn thấp để có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Song với kết quả như trên, chúng ta có thể thấy rằng doanh nghiệp đã có sự nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng công trình đồng thời tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đây là một thành tích mà xí nghiệp cần phải duy trì và phấn đấu hơn nữa nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Tỷ súât lợi nhuận doanh nghiệp năm 2002 cũng có sự tăng lên đáng kể so với năm 2001. Năm 2002 chỉ tiêu này là 2,07% so với năm 2001 chỉ đạt 2%, tức là cứ 100 đồng doanh thu năm 2001 có 2 đồng lãi và năm 2002 là 23,07 đồng, tăng 0,07 đồng (hay đạt 103,5%. Nhìn chung, doanh nghiệp đã có sự tiết kiệm đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm song trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp thì cần thiết xí nghiệp phải có những phương hướng, giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm một cách tối ưu nhất. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của xí nghiệp, ta có thể xem xét qua bảng sau: Biểu số 23 Bảng phân tích chi phí giá thành Chỉ tiêu Dự toán năm 2002 Thực tế năm 2002 Chênh lệch Số tiền (đồng) Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ± % CPNVLTT 47.061.245.100 67% 46.924.659.200 67,3% - 136.585.900 99,7% CPNCTT 10.653.654.580 15,2% 9.156.493.800 13,1% - 14.971.160.780 85,9% CPMTC 6.512.145.300 9,3% 7.813.734.400 11,2% + 1.301.589.100 120% CPSXC 5.986.376.220 8,5% 5.817.059.600 8,4% - 169.316.620 97,2% Tổng 70.213.421.200 100% 69.711.947.000 100% - 501.474.200 99,3% Qua bảng trên ta thấy xí nghiệp đã thực hiện được mục tiêu tiết kiệm chi phí song còn thấp. Tổng chi phí thực tế năm 2002 giảm so với dự toán một lượng là 501.474.200 đồng hay đạt 99,3%. Bước đầu có thể đánh giá được xí nghiệp đã có sự cố gắng trong việc quản lý chi phí, hạ giá htành sản phẩm. Cụ thể của từng khoản mục chi phi như sau: Chi phí nguyên vật liệu thực tế chỉ bằng 99,7% so với dự toán hay giảm 136.585.900 đồng, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí có sự tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã có sự quản lý NVL tương đối chặt chẽ đồng thời với nó là sự hợp lý của tỷ trọng CPNVLTT trong giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp giảm so với dự toán một lượng tương đối lớn là 14.971.160.780 đồng, chỉ bằng 95,8% so với dự toán. Có được kết quả này là do trong năm 2002 xí nghiệp đã tổ chức phân công lao động hợp lý và có chính sách đãi ngộ người lao động thoả đáng góp phần tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng có sự chú ý hơn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thi công. Chi phí máy thi công tăng so với dự toán là 1.301.589.100 đồng hay bằng 120% so với dự toán. Điều này tuy vượt định mức so với dự toán song có thể thấy rằng đây vẫn có thể coi là hợp lý vì tương ứng với việc tăng chi phí máy thi công là việc giảm chi phí nhân công, tức là xí nghiệp đã đầu tư máy móc thiết bị góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện đáng kể điều kiện làm việc cho công nhân… Chi phí sản xuất chung cũng giảm so với dự toán, tuy nhiên không đáng kể. 2. Phương hướng hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong cơ chế kế hoạch tập trung, các doanh nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu Nhà nước giao. Nhà nước cung cấp đầu vào cho sản xuất và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất - kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp luôn thụ động, ít quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh và tạo ra môi trường thiếu tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất - kinh doanh, tự chủ về tình hình tài chính. Đồng thời được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ Nhà nước cho phép. Vì vậy, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến kết quả sản xuất - kinh doanh của mình. Để tăng lợi nhuận, điều mà các doanh nghiệp luôn cần phải quan tâm đến là phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Với tầm nhìn của một sinh viên thực tập tại xí nghiệp trong thời gian qua, em xin có một số ý kiến đề xuất về việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của xí nghiệp như sau: a. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp tiến hành một cách đều đặn, liên tục thì phải đảm bảo các loại nguyên vật liệu đủ về số lượng, kịp thời gian, đúng về quy cách, phẩm chất. Cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và chính xác nguyên vật liệu là điều kiện đề cho tính chất liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Đồng thời cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và tăng năng suất lao động. Do đó, việc cung ứng nguyên vật liệu phải được tiến hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch. Dự trữ nguyên vật liệu phải vừa đủ, bảo đảm cho quá trình sản xuất tiến hành bình thường, không dữ trữ quá nhiều. Dự trữ quá nhiều có tác dụng là đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất song có nhược điểm là gây ra tình trạng ứ đọng vốn. Vì thế, xí nghiệp nên căn cứ vào tiến độ thi công và tình hình kho bãi để dự trữ lượng nguyên vật liệu nhất định vừa đủ cho thi công và dự trữ dự phòng. Do đặc điểm của các doanh nghiệp xây lắp là phạm vi hoạt động rộng, xí nghiệp nên mở rộng các mối quan hệ với nhà cung cấp, thanh toán đúng hạn để giữ mối quan hệ lâu dài về cung cấp vật tư. Đồng thời xí nghiệp có thể mua vật liệu ở gần công trình nhất để giảm chi hí vận chuyển, thu mua. Đối với những nguyên vật liệu khan hiếm, xí nghiệp cần tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu thay thế có giá rẻ hơn song vẫn phải đảm bảo chất lượng của công trình. Hiện nay ở xí nghiệp cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, một trong những nguyên nhân làm hao hụt vật tư là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Do thi công xây lắp diễn ra ngoài trời nên chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên như: mưa, bão, lũ lụt… Đây là nguyên nhân khách quan nên để giảm hao hụt vật liệu cần phải chú ý đến những biện pháp bảo quản vật liệu ngoài trời. Mặt khác, cũng cần phải xây dựng các kho bảo quản tốt để tránh mất mát, hư hỏng và tổ chức đội bảo vệ có tính thần trách nhiệm đối với công việc được giao. Bên cạnh đó, việc sử dụng vật tư vượt quá định mức cũng là nguyên nhân gây thất thoát vật tư. Xí nghiệp cần xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu đồng thời tổ c hức quản lý chặt chẽ việc thực hiện định mức. Thông qua đó tiến hành thay đổi định mức cho phù hợp với thực tế hơn. Trong toàn bộ chi phí của một công trình, chi phí vật tư thường chiếm tỷ trọng rất lớn, do vậy xí nghiệp cần tăng cường quản lý cho lĩnh vực này. Nếu biện pháp thi công được tổ chức tốt, giá vật tư đúng với giá thị trường từng thời điểm và tiết kiệm triệt để hao phí vật tư thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất - kinh doanh, ngược lại sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận, thậm chí gây thua lỗ cho xí nghiệp. Ngoài ra, xí nghiệp cũng nên có chế độ khen thưởng đối với cá nhân, tập thể sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu cũng như xử phạt đối với những cá nhân, tập thể sử dụng lãng phí nguyên vật liệu. Từ đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người trong quản lý, sử dụng vật tư và tránh được tình trạng phải phá đi làm lại do làm ẩu. b. Tăng năng suất lao động. Để nâng cao năng suất lao động, xí nghiệp cần mua sắm thiết bị thi công tiên tiến để cơ giới hoá các khâu trong quá trình sản xuất. Việc sử dụng máy móc trong thi công sẽ làm tăng năng suất của xí nghiệp lên nhiều lần. Chẳng hạn, sử dụng máy xúc để đào đất sẽ thay thế khoảng 100 lao động thủ công nếu thực hiện trong cùng một khoảng thời gian. Hơn nữa, sử dụng máy móc trong thi công sẽ rút ngắn được thời gian thi công và nâng c ao chất lượng công trình. Đối với những công trình thời gian thi công ngắn, khối lượng công việc nhiều, nếu không sử dụng máy thi công sẽ không hoàn thành đúng tiến độ đặt ra. Qua đó, có thể thấy được sự cần thiết của việc sử dụng máy móc trong thi công. Tuy nhiên, xí nghiệp cũng chỉ nên mua sắm những loại máy thật cần thiết để tránh việc sử dụng không hiệu quả do máy có quá nhiều thời gian nhàn rỗi không sử dụng đến. Đối với những loại máy không sử dụng thường xuyên này xí nghiệp có thể tiến hành đi thuê của các đơn vị khác ở lân cận. Bên cạnh đó, xí nghiệp cần tính đủ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động và thanh toán tiền lương, tiền thưởng đúng thời gian quy định. Có như vậy mới khuyến khích người lao động hăng say trong công việc. Đồng thời xí nghiệp cũng cần phải chú ý bố trí đúng người, đúng việc và đúng bậc thợ để tránh tình trạng sử dụng lãng phí lao động. Đặc biệt nên có chế độ ưu đãi đối với đội ngũ nhân có tinh thần làm việc và sức khoẻ. Với các loại hinìh công việc không đòi hỏi thợ có tay nghề cao, xí nghiệp đã và tiếp tục ký hợp đồng thời vụ với lao động tại địa phương có công trình thi công nhưng cần thiết phải mở lớp ngắn hạn tại công trình để học nội quy an toàn lao động và những quy định an ninh khác để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra tại công trường. c. Giảm chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại chi phí. Để giảm chi phí sản xuất chung, cần lập giới hạn cho từng yếu tố chi phí trong khoản mục chi phí sản xuất chung và tiến hành theo dõi, quản lý chặt chẽ từng yếu tố phát sinh trong khoản mục chi phí đó. Xí nghiệp cũng cần phải sử dụng đội ngũ lao động trí thức hợp lý, bố trí đúng người đúng việc và cơ giới hoá (sử dụng máy vi tính) để giải quyết khối lượng công việc quản lý. Đồng thời thông qua lớp học ngắn hạn và tuyển dụng mới để nâng cao trình độ hiểu biết của cán bộ công nhân nâng cao hiệu quả trong công tác của họ. Tăng cường công tác khen thưởng và kỷ luật để động viên tập thể và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chi phí sản xuất chung phải sử dụng một cách hợp lý, không để tình trạng gian dối đối với khoản mục khó kiểm soát này. d. Kiểm tra và xây dựng lại hệ thống định mức chi phí. Nước ta từ trước đến nay thông thường các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật của ngành đã được xây dựng và Nhà nước phê duyệt để làm định mức chi phí cho doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến doanh nghiệp phải nghiên cứu và xây dựng định mức chi phí thực tế cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình hơn trên cơ sở định mức chung của ngành. Mặt khác, những điều kiện của doanh nghiệp như máy móc thi công, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, giá cả thị trường, địa điểm thi công… lại thường xuyên thay đổi. Do đó, xí nghiệp không thể sử dụng hệ thống định mức trong thời gian dài mà phải có sự kiểm tra và xây dựng lại hệ thống định mức cho phù hợp trên cơ sở: Phải tìm hiểu, xem xét một cách nghiêm túc, khách quan toàn bộ tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh đối với khối lượng công tác xây lắp của những kỳ trước, đánh giá chất lượng sản phẩm và các vấn đề liên quan đến năng suất và hiệu quả lao động của xí nghiệp… Đồng thời kết hợp với những thay đổi về thị trường (quan hệ cung cầu, nhu cầu đòi hỏi của thị trường…), thay đổi về điều kiện kinh tế kỹ thuật… để điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết có thể xây dựng lại định mức chi phí cho phù hợp với điều kiện mới và yêu cầu mới. Định mức chi phí được xây dựng chặt chẽ và hợp lý sẽ có tác dụng khích lệ, động viên người lao động cố gắng trong thời gian làm việc, phấn đấu đạt được định mức đề ra. Đồng thời đối với nhà quản trị doanh nghiệp nó sẽ là cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, phân tích biến động chi phí kinh doanh trong kỳ thực hiện, xác định những nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan của sự biến động chi phí, từ đó có kế hoạch giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. Kết luận Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung cũng như doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Để có lợi nhuận đảm bảo cho đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và phục vụ cho việc tái sản xuất mở rộng, mỗi doanh nghiệp phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm song vẫn đảm bảo chất lượng, mẫu mã, giá trị thẩm mỹ của công trình. Do đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần không ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, quá trình thực tập tại xí nghiệp 11, trên cơ sở những kiến thức lý luận đã được trang bị ở nhà trường, em đã tìm hiểu thực trạng bộ máy quản lý, bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, đặc điểm sản xuất kinh doanh và công tác hạch toán kế trong đó đi sâu phân tích, tìm hiểu tình hình thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp. Em đã mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhỏ chủ yếu về vấn đề hạch toán và quản lý chi phí - giá thành một cách hiệu quả hơn, tối ưu hơn với nguyện vọng xí nghiệp tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tac kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11. Mặc dù em đã cố gắng nhiều nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của cô để em được tiến bộ hơn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS. Phạm Thị Gái và các cô, chú, chị ở xí nghiệp đã giúp em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 5 năm 2002 Sinh viên Lưu Thị Phương Nga Tài liệu tham khảo 1. Lý thuyết hạch toán kế toán. Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Đông Nhà xuất bản tài chính - 1999 2. Lý thuyết thực hành kế toán tài chính. Chủ biên: TS Nguyễn Văn Công Nhà xuất bản tài chính năm - 2000 3. Kế toán quản trị. Chủ biên: TS. Nguyễn Minh Phương Nhà xuất bản Giáo dục - 1998 4. Phân tích hoạt động kinh doanh. Bộ môn kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê - 2001 5. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp. Chủ biên: TS. Đặng Thị Loan Nhà xuất bản Giáo dục - 2001 6. Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp Nhà xuất bản Tài chính - 1999 7. Kế toán chi phí (theo hệ thống kế toán Mỹ) 8. Kế toán Pháp 9. Tạp chí kế toán, tạp chí kiểm toán, tạp chí tài chính, tạp chí xây dựng, tạp chí kinh tế phát triển năm 2000, 2001. Lời nói đầu 1 Chương i 1 Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doang nghiệp xây lắp 1 I. Khái quát chung về chi phí SX và giá thành sản phẩm xây lắp 1 1. Chi phí và các cách phân loại chi phí 1 1.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí xây lắp 1 1.2. Phân loại chi phí xây lắp 2 2. Giá thành và phân loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. 5 2.1. Khái niệm 5 2.2. Phân loại 6 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 8 4. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. 9 4.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. 9 4.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 10 5. ý nghĩa của hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 11 II. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 13 1. Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng tới công tác hạch toán kế toán. 13 2. Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 14 3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 17 III. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 18 IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 20 V. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 21 VI. Hạch toán chi phí sản xuất chung 24 VII. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê - đánh giá sản phẩm dở dang. 26 1. Tổng hợp chi phí sản xuất 26 2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 26 VIII. Các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong doanh nghiệp xây lắp. 27 1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn) 28 2. Phương pháp tổng cộng chi phí. 28 3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 29 4. Phương pháp tính giá thành theo định mức. 29 IX. Mô hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số nước trên thế giới. 30 1. Mô hình của nước Mỹ. 30 2. Mô hình của nước Pháp. 32 VIII. Tổ chức hình thức sổ kế toán trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 33 1. Hình thức Nhật ký - Sổ Cái. 33 2. Hình thức Nhật ký chung 33 4. Hình thức Nhật ký chứng từ 34 Chương II 36 thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và 36 tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11 36 công ty xây dựng 319 - bộ quốc phòng 36 I. Khái quát chung về xí nghiệp 11 - công ty xây dựng 319 - bộ quốc phòng 36 1. Quá trình hình thành và phát triển. 36 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 37 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán. 40 4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 44 II. Đặc điểm tổ chức chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11 - công ty xây dựng 319 45 1. Đặc điểm các khoản mục chi phí. 45 2.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí tại xí nghiệp XLXKSCT. 46 III. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47 1. Phân loại và tính giá thành nguyên vật liệu 47 2. Nội dung tổ chức hạch toán. 48 IV. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 54 V. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 61 VI. Hạch toán chi phí sản xuất chung 66 VII. Tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá chi phí xây lắp dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp 68 1. Tập hợp chi phí sản xuất 68 2. Đánh giá sản phẩm dở dang 69 3. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 70 VIII. Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định giá thành toàn bộ công trình. 71 Chương III 74 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11 - công ty xây dựng 319 - Bộ quốc phòng 74 I. Đánh giá khái quát về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại xí nghiệp 11. 74 1. Những ưu điểm đã đạt được của xí nghiệp. 75 2. Những tồn tại cần khắc phục 78 II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp 11 80 1. Hoàn thiện việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán 81 2. Hoàn thiện hình thức sổ áp dụng và thời gian cập nhật chứng từ kế toán đối với hàng tồn kho 83 3. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 84 4. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 85 5. Hoàn thiện hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 86 6. Hoàn thiện hạch toán chi sử dụng máy thi công. 88 7. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung 89 8. Hoàn thiện hạch toán khoản thiệt hại trong sản xuất 90 9. Về việc phân tích chỉ tiêu giá thành. 91 III. Phương hướng giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp 11 - Công ty xây dựng 319. 92 1. Đánh giá khái quát hiệu quả hoạt động kinh doanh xây lắp của xí nghiệp. 92 2. Phương hướng hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 96 Kết luận 101 Tài liệu tham khảo 102 Biểu 21 Công ty xây dựng 319 Xí nghiệp 11 Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Quý 4 năm 2002 ĐVT: đồng TT Công trình Dở dang đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dở dang cuối kỳ Giá thành SPXL Chi phí QLDN Giá thành toàn bộ NVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC Cộng 1 BV V. Long 312.546.200 1142532200 245705850 132852400 251125000 1772215450 534315240 1847528400 113176931 1960705331 2 TU V. Long 389.202.200 1157891500 248392000 168360060 278013000 1852656560 249502400 1608293900 98521770 1706815670 3 BB Đ. Tháp 121.067.300 75221300 157468000 138963500 14521000 1193662800 384109200 754780700 46236779 261017479 4 NVH Đ. Tháp 758.024.000 237250400 42015300 15687000 24012750 318965450 466046500 610942950 43546015 65488965 5 HVKTQS 149.461.000 62153000 13632700 47437000 50748000 833347700 165335600 814473100 49893450 864366550 …. Cộng 5.408.093.400 8409934200 1710062400 1250642700 1391020900 12761660200 3574146200 14595607400 1095998800 15691606200 Giám đốc xí nghiệp Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT528.doc
Tài liệu liên quan