Thực trạng & Giải pháp Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu Thực trạng & Giải pháp Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: LỜI MỞ ĐẦU Cà phê là một mặt hàng nông sản nổi tiếng trên toàn thế giới với những câu chuyện như những huyền thoại về xuất xứ của cà phê.Không chỉ có vậy, với hương vị đặc trưng độc đáo và nét quyến rũ lạ thường , cà phê đã trinh phục đại bộ phận dân cư trên toàn thế giới khiến nhu cầu cà phê cần được giá trị xuất khẩu cao.Nó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, tăng cung cấp hay xuất khẩu ngày một tăng cao cả về số lượng và chất lượng.Với những điều kiên vị trí địa lý đất đai thổ nhưỡng,n... Ebook Thực trạng & Giải pháp Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
guồn nhân lực dồi dào Việt nam hội tụ đầy đủ những điều kiện để trở thành nước xuất khẩu cà phê có chất lượng cho khu vực và cả trên thế giới.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đã vượt qua con số 1 tỷ USD và chiếm vị trí thứ 2 thế giới, đứng sau Brazil. Riêng cà phê Robusta xuất khẩu, Việt Nam còn đứng trên cả Brazil và trở thành lớn nhất thế giới. Khu vực các tỉnh Tây Nguyên là “thủ phủ” cà phê Việt Nam. Xuất khẩu cà phê đã có những đóng góp lớn vào việc tăng GDP cho nền kinh tế Việt Nam.Bạn bè thế giới đã biết đến những cao nguyên trồng cà phê của Việt Nam _nguồn cung cấp khối lượng lớn cà phê ra thế giới.Xuất khẩu cà phê cũng giúp khẳng định sự phát triển của kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những thuận lợi và không ít những khó khăn trong xuất khẩu cà phê.Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng có những biến động lớn.Thực tế những năm qua đã cho chúng ta thấy xuất khẩu cà phê của ta luôn chịu tác động của tình hình cà phê thế giới nên thiếu sự bền vững.Chúng ta phải làm gì để nâng cao chất lượng cà phê đạt những tiêu chuẩn khắt khe của thế giới ,tạo ra những bước tiến mới vững chắc cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam .Nội dung của đề tài giúp phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh, điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Những thuận lợi cũng như thách thức khi nước ta gia nhập các tổ chức quốc tế.Từ đó, tìm ra những biện pháp khắc phục, cải tiến .Đề ra những giải pháp trước mắt lâu dài để cà phê có chất lượng tốt hơn ,có vị trí cao trên thị trường thế giới, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam bước lên những bậc thang mới. Thấy được sự bức thiết của việc tìm hiểu thực trạng,tìm ra định hướng cho ngành xuất khẩu cà phêViệt nam phát triển trong tương lai,khẳng định vị trí của kinh tế Việt nam trên trường quốc tế và nhận thức được những tiềm năng phát triển kinh tế từ việc xuất khẩu cà phê.Từ những lý do đó em quyết định chọn đề tài nghiên cứu:’’Thực trạng và giải pháp xuất khẩu cà phê của Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế’’. Đề án của em gồm 3 chương: Chương I : Những vấn đề lý luân cơ bản về xuất khẩu cà phê trong bối cảnh hội nhập Chương II : Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương III: Phương hướng và giải pháp cho xuất khẩu cà phê trong thời gian tới Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đinh Lê Hải Hà đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành đề án này. Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu cà phê trong bối cảnh hội nhập 1.1. Bản chất, vai trò của xuất khẩu hàng hoá. 1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu. Xuất khẩu (XK) là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước. 1.1.2.Vai trò nhiệm vụ của xuất khẩu. 1.1.2.1. Vai trò của xuất khẩu. XK có vai trò tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân vì sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc có thu nhập tương đối. Ngoài ra XK còn là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước. Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế hội nhập ngày càng được khẳng định đối với Việt Nam 1.1.2.2 .Nhiệm vụ của xuất khẩu. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là XK để thu về ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu. Ngoài ra XK còn góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế từ những ngoại tệ thu được từ đó đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện do có công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập. Thông qua XK giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước từ đó kích thích các ngành kinh tế phát triển. 1.1.3. Ý nghĩa của xuất khẩu. XK là hoạt động quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp, là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nhiều ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của người dân. Thông qua XK, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường quốc tế. Kết quả là một số doanh nghiệp sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để làm tăng lợi nhuận, nền kinh tế của một quốc gia phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng. 1.1.4. Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà xuất khẩu có trách nhiệm nặng hơn so với nhà nhập khẩu vì phải đảm bảo giao hàng đúng số lượng, chất lượng, phẩm chất, thời gian theo hợp đồng đã ký kết…, trong khi đó nhà nhập khẩu chỉ nhận hàng và trả tiền mà thôi. Nghĩa vụ của nhà xuất khẩu là phải giao hàng, giao chứng từ liên quan đến hàng và chuyển giao quyền sở hữu về hàng theo đúng quy định của hợp đồng đã ký. 1.1.4.1. Nghĩa vụ giao hàng. Giao hàng tức là người bán phải giao cho người mua quyền sở hữu hàng hoá vào một thời điểm cụ thể đã quy định trong hợp đồng 1.1.4.2. Tiêu chuẩn hàng hoá xuất khẩu. Tiêu chuẩn là những quy tắc hướng dẫn hoặc quy định đặc tính kĩ thuật cho những hoạt động được lặp đi lặp lại nhằm đạt được kết quả tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định Theo luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật thì tiêu chuẩn là các đặc tính kĩ thuật và yêu cầu quản lý dung làm tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này Theo như lý thuyết trên thì những mặt hang khác nhau,xuất khẩu vào những thị trường riêng thì sẽ có những tiêu chuẩn phù hợp để áp dụng. 1.2. Cây cà phê ở Việt nam và vai trò xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân. 1.2.1.Cây cà phê ở Việt nam. 1.2.1.1. Giới thiệu chung về cây cà phê. Cà phê đã trở thành một đồ uống phổ biến nhất trên toàn thế giới.Hàng triệu người uống cà phê ở châu phi, nam và bắc Mỹ,Châu âu,Trung đông….và cả ở việt nam.Hiện nay uống cà phê không chỉ đơn giản là thưởng thức một loại đồ uống mà nó còn thể hiện văn hoá cà phê văn hoá uống của một quốc gia nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Nói về xuất xứ của cây cà phê chúng ta lại nhớ đến câu chuyện về sự xuất hiện đầu tiên của những hạt cà phê ở vung đất của người Ethiopia xa xôi.Câu chuyện kể rằng một ngày cũng như mọi ngày ,người chăn dê thả chúng ra một bãi cỏ để chúng có thể tha hồ nhởn nha thưởng thức món ăn ưa thích của mình.Nhưng thậtlạ là những chú dê lại mê mẩn với những chum quả chin mọng ,nom rất đặc biệt.Người chăn dê chỉ để ý đến chúng khi thật bất ngờ, đêm hôm đó đàn dê rất khoẻ mạnh,linh hoạt khác thường…và thiện ra và thức rất khuya ma không có vẻ gì mệt mỏi vào sang hôm sau.Người chăn dê lấy làm lạ và cảm thấy rất thú vị,anh ta cung thử ăn những trái mọng đó và kết quả thật đáng ngạc nhiên, anh ta cảm thấy sảng khoái,tỉnh táo hơn mọi ngày.Và từ ngày đó cây cà phê đã được phát hiện và được người dân vùng này trồng và chế biến thành những thức uống phổ biến như ngày nay. Cà phê được truyền bá từ Châu phi đến Arập, đây cũng chính là nơi đầu tiên chế biến và sử dụng cà phê như một loại thuốc, loại thức ăn trước khi trở thành thức uống được ưa chuộng như ngày nay.Người Arập giữ cà phê như một bí quyết trong nhiều năm…Sau đó thì cây cà phê đã được phổ biến ở Thổ nhĩ kỳ, Ý, Pháp ….rất nhiều đồn điền cà phê rộng lớn đầu tiên ở miền nam Mỹ và xuất khẩu ra toàn thế giới. Cây cà phê được trồng thành những bụi cây lớn ,nó có thể sinh trưởng và phát triển rất tôt với độ cao từ 3 đến 9 mét trong tự nhiên.Hoa cà phê mầu trắng tinh khiết xuất hiện trên các cành cây giống như những bông tuyết.Vài ngày sau đó,những bong hoa bắt đầu thơm ngào ngạt báo hiệu lúc những trái cà phê bất đầu xuất hiện.Trong 6 tháng những trái cà phê từ mầu xanh chuyển sang chin mọng đỏ rực. đó chính là lucá những trái cà phê được thu hoạch và chế biển.Những hột cà phê được sơ chế tẩm ướp và rang say theo phương pháp của từng nơi những vẫn luôn lưu giữ được cái mùi hương quyến rũ đặc trưng của nó.Trên thế giới hiện nay người ta trồng phổ biến hai dòng cây cà phê chính là Coffea arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè – và Coffea canephora (Robusta) – cà phê vối – với nhiều loại khác nhau. Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay cà phê chồn) của Indonesia và Việt Nam. Giá mỗi cân cà phê loại này khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị trường thế giới. 1.2.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển cây cà phê ở Việt nam. Cây cà phê lần dầu tiên đưa vào Việt Nam từ năm 1897 và được trồng thử từ năm 1888. Giai đoạn đầu, cà phê chủ yếu trồng ở Ninh Bình, Quảng Bình… đến đầu thế kỷ 20 mới được trồng ở Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên. Từ 1920 trở đi, cây cà phê mới có diện tích đáng kể đặc biệt ở Buôn Ma Thuật, Đăklăk. Khi mới bắt đầu, qui mô các đồn điền từ 200-300ha và năng suất chỉ đạt từ 400-600kg/ha. Cho đến nay, diện tích cà phê trên cả nước khoảng 500.000 ha và sản lượng có khi lên đến 900.000 tấn. Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới. Cà phê trồng ở nước ta có bao gồm cà phê vối (Robusta) chiếm 90% diện tích, cà phê chè (Arabica) 10% và cà phê mít (Excelsa) 1%. Do cà phê vối có hàm lượng caffeine cao (2-4%) nên hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè (caffein 1-2%) nên giá chỉ bằng một nửa. Cây cà phê chè ưa sống ở vùng núi cao và thưòng được trồng độ cao từ 1000-1500 m, nhiệt độ từ 16-25°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm. Cà phê vối ưa sống ở vùng nhiệt đới, độ cao thích hợp dưới 1000 m, nhiệt độ khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm và cần nhiều cần nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với cây cà phê chè. Một trong nhưng lý do diện tích cà phê vối cao hơn rất nhiều do chúng có sức sinh trưởng tốt và kháng được bệnh. Còn cà phê chè lại rất mẫn cảm với các bệnh như bệnh gỉ sắt (do nấm Hemileia vastatrix), bệnh khô cành, khô quả (do nấm Colletotrichum coffeanum và vi khuẩn Pseudomonas syringea, P. garcae), bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)… Phương pháp cổ điển nhất để chọn giống cà phê bao gồm các bước tuyển chọn quần thể hoang dại tiếp theo lai, đánh giá sản lượng, lai ngược và lai giữa các loài. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian lâu, thường khoảng 30 năm mới chọn ra được giống mới. Ngày nay, công nghệ sinh học đã được ứng dụng rộng rãi trong cải tạo và chọn giống cà phê như nuôi cấy mô, chuyển nạp gen và đánh giá chất lượng cây giống bằng một số phương pháp sinh học phân tử cho kết quả nhanh chóng như RFLP, RAPD, SSR, STS... Theo chiến lược của ngành cà phê Việt Nam sẽ giảm diện tích cà phê vối và tăng diện tích cà phê chè tuy nhiên vấn đề giống là vấn đề quan trọng nhất. Trước đây giống cà phê chè ở Việt Nam là giống Typica, Bourbon, Caturra amarello hoặc một số giống được trồng mang tính thí nghiệm như Mundo Novo, Catuai. Hiện nay, các vùng mới trồng cà phê chè đều thuộc giống Catimor nhưng giống này có nhược điểm hương vị thiên về cà phê vối nên cần phải nghiên cứu thêm. Với nhu cầu cấp bách hiện nay là cần có giống cà phê chè mới có hương vị thơm ngon và kháng được bệnh thì cần phải ứng dụng các tiến bộ khoa học trong tuyển chọn và nhân giống cà phê từ các nguồn nhập ngoại và sẵn có ở Việt Nam. 1.2.2.Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân Qua thực tế nhiều năm xuất khẩu cà phê ta có thể thấy rằng nó đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế cho Đắk lăk, Tây Nguyên nói riêng và Viêt Nam nói chung.Xuất khẩu cà phê đã phần đáng kể trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu cửa cả nước qua các năm ngày một rõ rệt.Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Cà phê giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam: xuất khẩu hằng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, cà phê là nông sản có kim ngạch xuất khẩu chiếm hàng đầu, trên một tỉ đô la Mỹ.Cũng từ xuất khẩu cà phê mà ngày nay, Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu Cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Ta có thể liệt kê một số vai trò cơ bản của xuất khẩu cà phê đói với nền kinh tế quốc dân: Một là, XK cà phê tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Khi XKcà phê tăng, khối lượng cà phê được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất cà phê. Mặt khác, khi XK cà phê tăng còn tạo nguồn thu lớn cho người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Hai là, xuất khẩu góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm. Một trong những đặc điểm rất quan trọng của Tây Nguyên , Đắc lắc… cũng như cả nước là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh, từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một trong những biện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất cà phê, từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động. Mặt khác, XKcà phê tăng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, từ đó nhu cầu lao động bổ sung tăng lên. Khi người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm phấn khởi và người lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp) sẽ làm việc ngay tại quê hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu công nghiệp, thành thị để tìm kiếm việc làm. Ba là, XKcà phê góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao động, kinh nghiệm sản xuất… Bốn là, XK cà phê góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. CNH-HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường. Vì vậy, XKcà phê tạo điều kiện giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho cà phê , thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, điều này rất phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay. Mặt khác, XK cà phê còn có vai trò tích cực trong việc cung cấp thông tin cho người sản xuất, tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữa người sản xuất và thị trường. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt nam những điều kiện thuận lợi về đất đai khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Điều kiện khí hậu của ta cho phép nhiều địa phương có thể trồng được cả hai loại cà phê robusta và arabica.Tiêu biểu là vùng đất Tây nguyên với: Diện tích đất đỏ bazan lớn nhất cả nước, có tầng phong hoá dày, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trên bề mặt rộng lớn và tương đối bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nông trường cây công nghiệp với quy mô lớn. Khí hậu: khô kéo dài từ 4 - 5 tháng thuận lợi cho việc phơi sấy sản phẩm cây công nghiệp.Mặt khác, do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao . Từ 400 - 500m khí hậu nhiệt đới . Trên 1000m có khí hậu mát mẻ.Nhà nước và nhân dân đã sớm nhìn ra được những ưu điểm này và lựa chọn cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắc Lắc là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha). Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, có khí hậu mát hơn (ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng), còn cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn (chủ yếu ở Đắc Lắc). Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.Sau một thời gian trồng trọt ,trao đổi kinh nghiệm,tìm tòi học hỏi thì đã có rất nhiều nhũng vùng đất khác trên cả nước được khai thác và đưa vào gieo trồng loại cây quý mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào nhân dân vùng cao,Thực tế đã cho thấy: ở vùng khí hậu nóng ẩm phía Nam thích hợp để canh tác cà phê robusta trong khi ở vùng khí hậu ôn hòa miền núi phía Bắc và rải rác ở một số vùng có độ cao so với mặt biển 800-900 mét trở lên có thể trồng cà phê arabica. Hiện nay, một số vùng sản xuất cà phê arabica phát triển tốt, có nhiều triển vọng. Đó là các vùng Tây Bắc, chủ yếu là Điện Biên và Sơn La; ở miền Trung là các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế; phía Nam có các vùng Gia Lai, Đăk Nông và đặc biệt là Lâm Đồng. Theo nhiều người rành cà phê, hương vị cà phê Bourbon ở Lâm Đồng có thể sánh ngang các loại cà phê có vị dịu của vùng Trung Mỹ. Hiện cả nước có hơn 500.000 héc ta cà phê, trong đó chủ yếu là robusta, còn arabia chỉ khoảng 20.000 héc ta.Ngoài những điều kiện thuận lợi thì không thể không nói tới những khó khăn ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê, mà trước hết là những yếu tố nội hàm. Đó là do trình độ hiểu biết về cà phê, cách gieo trồng,phòng trừ sâu bệnh của nông dân còn kém.Do tập quán canh tác đã có từ lâu đời…tác động lớn đến chất lượng và sản lượng cà phê khi thu hoạch.Có thể nói đây là một trong những khó khăn không thể một sớm một chiều có thể khắc phục.Nhưng điều quan trọng nhất hiện nay là nhìn ra được những nhược điểm đó để có những biện pháp cải thiện từng ngày giúp cà phê của ta phát huy được toàn bộ ưu thế trong xuất khẩu Ngoài những yếu tố về tự nhiên thì yếu tố tác động từ bên ngoài,những yếu tố ngoại sinh cũng có nhưnngx ảnh hưởng mang tính chất hai mặt tới xuất khẩu cà phê ở Việt nam.Trong 10 năm trở lại đây nước ta đã đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,tham gia vào những sân chơi chung cua kinh tế quốc tế ,là mắt xích trong chuỗi liên minh kinh tế toàn cầu.Việt nam lần lượt trở thành thành viên của các tổ chức ,liên minh kinh tế của khu vực và trên thế giới như :Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),Khu vực thương mại tự do(AFTA)…và gần đây nhất là sự kiện Việt nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO ngày 11/1/2007. Đã hơn một năm kể từ ngày gia nhập, đủ thời gian để ta có thể thấy được những tác động rõ rệt đối với nền kinh tế nói chung và ngành xuất khẩu cà phê nói riêng.Có rất nhiều mặt tích cực nhưng cũng thể hiện những tác động tiêu cực không thể phủ nhận,hay có thể nói đó là tất yếu .Khi đã chấp nhận ngồi trên cùng một con thuyền kinh tế thì ta cũng không tránh khỏi những biến động chung của thế giới , đặc biệt đối với ngành xuất khẩu cà phê còn mang nhiều khó khăn như của ta.Trong một năm vừa qua với những biến động trong ngành cà phê thế giới do khí hậu thay đổi ,do chất lượng ,thị hiếu trên toàn thế giới đã có những tác động không nhỏ tới xuất khẩu cà phê việt nam .Chỉ trong vòng vài tháng cuối năm 2007 giá cà phê xuất khẩu đã có những biến đổi bất ngờ lúc lên lúc xuống.Có thể nói nông dân trồng cà phê cũng siêu điêu , ăn ngủ không yên vì nguy cơ thất bại trong vụ thu hoạch cà phê năm đó …nhưng rồi cho đến tận bây giờ những biến động vẫn không ngừng khiến giá thị trường vẫn chưa đi vào ổn định.Nông dân vẫn thấp thỏm chờ mong sự bình ổn của giá cà phê.Không chỉ có vậy ngay khi gia nhập tổ chức WTO chúng ta đã có những khó khăn trong việc thống nhất tiêu chuẩn nông sản mà cụ thể ở đây là cà phê phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.Tổ chức nào cũng có những nguyên tắc nhất đinh ,mà khi đã trở thành thành viên chính thức ,ta không thể không theo.Chính vì vậy đã mở ra trước mắt các nhà xuất khẩu cà phê những khó khăn khi quá nhiều bao cà phê bị loại bỏ khi không đạt tiêu chuẩn .Mặt khác những tập quán canh tác của nông dân không thể ngay lập tức thay đổi cần thời gian và kinh phí cao. Trên đây là một số những tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khảu cà phê nước ta.Tuy nhiên khi nước ta có tiếng nói trên trường quốc tế thì kinh tế của Việt nam nói chung và cà phê xuất khẩu của ta cũng có vị trí nhất định-là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil.Hội nhập kinh tế cũng sẽ tạo điều kiện cho cà phê có được những thị trường mới. Bước đầu xâm nhập vào các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao,từ đó các doanh nghiệp thấy được những hạn chế thiếu sót ,không ngừng học tập,trao dồi kiến thức kinh nghiêm khoa học công nghệ tiên tiến.Để có được những bước nhảy vọt trong xuất khẩu cà phê những năm tới và bền vững trong tương lai thì việc chú trọng và kĩ thuật chất lượng..là vô cùng bức thiết. Tất cả những tác động trên dù tích cực hay tiêu cực,chúng ta đều phải có một cái nhìn sang suốt ,lac quan để đưa ra những biện pháp tốt nhất để góp phần thúc đẩy ngành xuất khẩu cà phê lên một tầm cao mới,có một thế đứng vững trãi trong cộng đồng kinh tế. Chương II Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.1. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam những năm đầu hội nhập (2003-2008) Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu cà phê ViệtNam (2003-2008) STT Năm KNXK 1 2003 500 2 2004 590 3 2005 725 4 2006 950 5 2007 1878 6 2008(*) 1800 (*) : số liệu ước tính ĐVT : Triệu USD Nguồn: Tự tổng hợp số liệu qua các năm Bảng số liệu trên đã khái quát tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam trong những năm đầu hội nhập kinh tế quốc tế.Có thể nói xuất khẩu cà phê của ta đã trải qua những bước thăng trầm với những khó khăn đến đỉnh điểm và rồi ngoạn mục tăng vọt với những con số đến bất ngờ.Chỉ nhìn qua những con số có lẽ chúng ta cũng chưa hiểu rõ được tình hình xuất khẩu cà phê của Việt nam những năm đầu hội nhập.Nhưng khi kết hợp với sự phân tích của báo giới của các chuyên gia kinh tế…tình hình sẽ được nhận định một cách rõ rang hơn. Trước hết ta nhìn về năm 2003,có thể nói là năm tiêu biểu chứng kiến những bước đầu trở lại sau nhiều năm thua nỗ nặng . Năm 2003,với lượng XK cà phê đạt 749.200 tấn với kim ngạch trên 500 triệu USD, nhưng sự phục hồi của ngành cà phê chưa thật sự vững chắc, hiệu quả kinh doanh vẫn thấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đó là: Chất lượng cà phê VN vẫn bị đánh giá thấp trên thị trường thế giới, chất lượng XK không ổn định, chưa xuất theo tiêu chuẩn XK dẫn đến bị ép cấp, ép giá, làm giảm giá trị XK; Khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt, dẫn đến đầu vụ người trồng phải bán vội cà phê với giá thấp. Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giá thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà XK; Nhiều Cty kinh doanh XK cà phê thiên về ký kết hợp đồng theo phương thức giao hàng trước, chốt giá sau (thực chất là đầu cơ giá lên), nhiều trường hợp dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Các DN kinh doanh XK của ta cũng đang gặp phải sự cạnh tranh từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính mạnh, am hiểu thị trường, đang tham gia thu mua XK cà phê (hiện các DN FDI chiếm khoảng 10% số lượng XK); Với hiệu quả kinh doanh thấp như trên, tình hình tài chính của ngành cà phê nói chung là rất xấu. Thời điểm chấm dứt khoanh nợ của các ngân hàng đối với ngành cà phê theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã đến gần (1/8/2004) mà nhiều DN vẫn chưa có phương án trả nợ để được vay tiếp. Đây là những đánh giá của Bộ thương mại về tình hình xuất khẩu cà phê năm 2003 Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản của Việt Nam đạt 4,3 tỷ USD, trong đó, cà phê đóng góp 590 triệu USD. giá cà phê Robusta xuất khẩu của Việt Nam tháng 12/2004 tăng lên 704USD/tấn; lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu năm 2004 đạt khoảng 900.000 tấn và giá xuất khẩu bình quân là 656,35 USD/tấn.Thực tế đã cho thấy rằng: Mặc cho những khó khăn vẫn tồn tại , đã được cảnh báo từ năm 2003 của các chuyên gia,kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta trong năm 2004 đang đà tăng trưởng.Có thể nói đây là một dấu hiệu tốt?có sớm quá không khi chúng ta nhận định như vậy khi trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu của mặt hàng này. Cà phê được đánh giá là mặt hàng có giá biến động nhanh và mạnh nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây. Chưa kể ở nước ta, sản lượng cà phê các năm cũng rất không ổn định. Người trồng cà phê luôn sống trong tâm trạng nơm nớp về nỗi lo được mùa, mất mùa. Vì hạn hán dẫn đến sản lượng thấp, nhưng chưa chắc nông dân đã thua thiệt, bởi giá tự khắc sẽ được nâng lên. Ngược lại, được mùa, sản lượng tăng, nhưng nông dân chưa chắc đã thắng, bởi giá thị trường có thể sẽ bị giảm xuống. Đó chính là sự nhạy cảm và khó đoán biết của thị trường cà phê. Không chỉ với người nông dân mà ngay với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta, sụt giá bất ngờ vẫn là nỗi khiếp đảm luôn tồn tại. Điều đặc biệt là giá cả cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới lại phụ thuộc phần lớn vào sản lượng cà phê Brazil. Từ con số thực tế cùng những nhận định dự báo cho tương lai ta có quyền mong đợi cho tương lai phát triển bền vững của ngành xuất khẩu cà phê những năm tới Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê ở Hà Nội, năm 2005 Việt Nam xuất khẩu 885 ngàn tấn cà phê, thu về 725 triệu đô la.Con số trên thể hiện sự tăng lên đáng kể của xuất khẩu cà phê so với năm 2004, tăng trên135 triệu đô la,một con số không nhỏ so với tình hình kinh tế của chúng ta hiện nay.Thực tế năm 2005 đã khác với dự báo ban đầu của các chuyên gia kinh tế, đó là vụ thu hoạch cà phê của năm 2005 sẽ thấp hơn nhiều so với niên vụ 2003-2004 và lượng xuất khẩu năm 2005 chỉ đạt 800 ngàn tấn.Số liệu trong bảng cho thấy sản lượng xuất khẩu đã vượt 85 ngàn tấn so với dự kiến ban đầu Xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2005/06 đạt những bước tiến vượt bậc trên nhiều mặt. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ đô làm tăng đóng góp của ngành cà phê vào nền kinh tế chung của đất nước, giúp tăng vị thế của cà phê trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ đạo. Thị trường xuất khẩu tăng ổn định và từng bước mở rộng, chứng tỏ uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Chất lượng cà phê vối được cải thiện, cà phê chè (arabica) tuy chưa nhiều nhưng đã thể hiện rõ ưu thế về chất lượng. Mặc dù sản lượng vụ cà phê 2005/06 giảm do ảnh hưởng của hạn hán đầu vụ, nhưng nhờ cà phê xuất khẩu tăng giá nên thu nhập từ sản xuất xuất khẩu toàn ngành cà phê Việt Nam được cải thiện đáng kể. Chỉ tính riêng năm 2006 xuất khẩu 808.375 tấn, đạt kim ngạch 956.903.769 USD với giá bình quân 1183,7 USD/tấn.Vụ 2005/06, cả nước xuất khẩu được 774.457 tấn, trị giá 826.994.798 USD với giá bình quân 1066,5 USD/tấn. Sau một thời gian giá cà phê thế giới rớt giá do tác động của khủng hoảng cung cấp thừa cà phê trên toàn cầu, giá cà phê thế giới niên vụ 2006/06 tăng trở lại. Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu luôn bám sát giá thị trường thế giới, và thường chỉ thấp hơn giá chỉ thị của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) khoảng 25%. Trong quý II năm 2006, giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, chỉ thấp hơn giá chỉ thị của ICO khoảng 15%. Đó là thời kỳ giáp hạt của Braxin, Indonesia, chứng tỏ dự trữ của các nhà rang xay trong vụ này khá thấp. Vào quý III, giá lại tăng chậm, đến quý IV giá tăng trở lại. Trong năm 2006, giá trị đồng đô la Mỹ giảm 11,25% so với đồng Euro và 13,8% so với đồng bảng Anh. Điều này cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Chủng loại và thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam Trong niên vụ 2005/06, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê nhân sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài cà phê nhân sống, Việt Nam còn xuất khẩu được 869,7 tấn cà phê hoà tan, trị giá 2.770.341 USD, bình quân 3.190USD/tấn sang 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Nhật Bản: 232 tấn; Mỹ 192 tấn; Đài Loan: 141,5 tấn và Đức: 104,6 tấn. Bảng 2: Các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2005/06 STT Loại cà phê Khối lượng (tấn) Trị giá (USD) 1 Nhân sống 785,146,773 837,771,354 2 Hoà tan 869,705 2,770,341 3 Khác 8,890 92,996 Tổng 786,025,368 840,634,691 Thị trường nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Đặc biệt là một số nước sản xuất cà phê ở Châu Mỹ La tinh cũng mua cà phê Việt Nam như: Ecuador: 18.492 tấn, Mỹ: 87.932 tấn. Tiếp theo là Ý, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Bỉ và Pháp. Đó là 10 nước hàng đầu trong vụ cà phê 2005/06 (Biểu 1) Cà phê Arabica của nước ta chưa nhiều nhưng đã thể hiện rõ ưu thế về chất lượng. Chất lượng cà phê arabica khác nhau tuỳ theo điều kiện địa lý, dẫn đến chênh lệch giá. Ở Sơn La, do ở cao hơn cả về độ cao mặt biển (600m) và vĩ độ (220 vĩ độ bắc), cà phê Sơn La bán được giá cao hơn cà phê Hướng hoá Quảng trị, nơi thấp hơn cả về độ cao mặt biển (hơn 400m) và vĩ độ (khoảng 16050’), giá cà phê chè hai nơi chênh lệch tới 8,8%. Cà phê Arabica ở Việt Nam chưa nhiều nhưng cũng có thể bán được với giá cao hơn như cà phê Arabica ở Sơn La, công ty cà phê và cây ăn quả Sơn La xuất 307,2 tấn, thu 692.448 USD, giá bán bình quân 2250 USD/tấn. Công ty cổ phần nông sản Tân Lâm xuất khẩu 526 tấn cà phê Arabica, thu 1.097.161 USD, giá bán bình quân 2050 USD/tấn. Biểu 1 (dựa vào số liệu của 10 nước nhập khẩu cà phê Việt Nam hàng đầu vụ 2005-2006 (Theo C/O) Trong nội khối các nước ASEAN, Philippines nhập khẩu cà phê Việt Nam với số lượng 16.547 tấn; Malaysia 12.367 tấn; Singapore 5.690 tấn và Indonesia 806 tấn. Với thị trường Trung Quốc, số lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức 12.865 tấn. . Với thị trường Nga và Đông Âu, Nga nhập của Việt Nam 14.175 tấn; Romania 7567 tấn; Bulgaria 5343 tấn; Slovenya 3417 tấn; Estonia 3.199 tấn; Cộng hoà Czech 3064 tấn; Gruzia 1875 tấn; Hungary 1787 tấn; Yugoslavia 1684,6 tấn; Slovakia 326,4 tấn; Ucraina 153 tấn; Latvia 216,5 tấn; Armenia 38, 4 tấn. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam. Năm 2007, sau khi sụt giảm vào cuối._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10927.doc
Tài liệu liên quan