Thực trạng & Giải pháp trong công tác Nhập khẩu tại Công ty Sông Đà 12

Mục lục Trang Phần khảo sát chung: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 12 Chương I: Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 12. 1. Lịch sử hình thành. Công ty Sông Đà 12 là Doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà được thành lập lại theo quyết định số 135A/BXD- TCLD ngày 26 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20 tháng 1 năm 1991 và nghị định 156/ HĐBT ngày 7 tháng 5 năm 1993 của Hội đồng bộ trư

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp trong công tác Nhập khẩu tại Công ty Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng. Tiền thân của Công ty Sông Đà 12 là Công ty Cung ứng vật tư trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà (nay là Tổng công ty Sông Đà) được thành lập theo quyết định số 217 BXD/TCCB ngày 1 tháng 2 năm 1980 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng trên cơ sở sát nhập các Đơn vị xí nghiệp cung ứng vận tải, Ban tiếp nhận thiết bị, xí nghiệp gỗ, xí nghiệp khai thác đá, xí nghiệp gạch Yên Mông và công trường sản xuất vật liệu xây dựng Thuỷ điện Sông Đà (cũ). Qua quá trình sản xuất kinh doanh được Bộ xây dựng bổ sung chức năng, nhiệm vụ, đổi tên và thành lập lại theo nghị định 388/ HĐBT tại quyết định số 135A- BXD- TCLD ngày 26 tháng 3 năm 1993 tên công ty là Công ty Cung ứng vật tư và được đổi tên thành Công ty Xây lắp- Vật tư- Vận tải Sông Đà 12 theo quyết định số 04/BXD- TCLD ngày 2 tháng 1 năm 1996. Ngày 11 tháng 3 năm 2002 Công ty được đổi tên thành Công ty Sông Đà 12 theo quyết định số 235/QĐ- Bộ Xây dựng. Là một thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 12 có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước. Công ty được thành lập với tổng vốn kinh doanh ban đầu là: 8,2 tỷ đồng. Trong đó vốn cố định là: 5,8 tỷ đồng, vốn lưu động là: 2,4 tỷ đồng. Tên Công ty: Sông Đà 12 Tên giao dịch: Sông Đà 12 Trụ sở chính: G9 Thanh Xuân Nam- Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội. Tổng số CBCNV hiện có: 72 người. Đến nay Công ty gồm các đơn vị thành viên: 1/ Xí nghiệp Sông Đà 12- 1. Địa chỉ: Phường Nhật Tân- Quận Tây Hồ. Tổng số CBCNV hiện có: 117 người. Chức năng chính: - Nhận thầu xây lắp các công trình. - Kinh doanh VTVT và vận tải bộ. 2/ xí nghiệp Sông Đà 12- 2. Địa chỉ: Phường Tân Thịnh- Thị xã Hoà Bình. Tổng số CBCNV hiện có: 350 người. Chức năng nhiệm vụ chính: - Tham gia thi công xây dựng Thuỷ điện Na Hang. - Sản xuất cột điện các loại. 3/ Xí nghiệp Sông Đà 12- 3. Địa chỉ: Phường Tân Hoà- Thị xã Hoà Bình- Tỉnh Hoà Bình. Tổng số CBCNV hiện có: 270 người. Chức năng chính: - Nhận thầu xây lắp các công trình. - Kinh doanh VTTB và vận taỉ. - sản xuất vỏ bao xi măng. - Sửa chữa và gia công cơ khí. 4/ Xí nghiệp Sông Đà 12- 4. Địa chỉ: 55 Sở Dầu- Hồng Bàng- Hải Phòng. Tổng số CBCNV hiện có: 129 người. Chức năng chính: - Nhận thầu xây lắp các công trình. - Kinh doanh VTTB và vận tải thuỷ, bộ. - Sửa chữa và gia công cơ khí. 5/ Xí nghiệp Sông Đà 12- 5. Địa chỉ: Phường ô Chợ Dừa- Quận Đống Đa- Hà Nội. Tổng số CBCNV hiện có: 32 người. Chức năng nhiệm vụ chính: - Nhận thầu xây lắp các công trình. - Kinh doanh VTTB và vận tải bộ. 6/ Xí nghiệp Sông Đà 12- 6. Địa chỉ: Phường Văn Mỗ- Thị xã Hà Đông- Tỉnh Hà Tây. Tổng số CBCNV hiện có: 84 người. Chức năng nhiệm vụ chính: - Nhận thầu xây lắp các công trình. - Kinh doanh VTTB và vận tải bộ. Xí nghiệp Sông Đà 12.6 là đơn vị mới tách ra từ Công ty trong năm 2002, là đơn vị duy nhất trong Công ty thực hiện công tác xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng. 7/ Xí nghiệp Sông Đà 12- 7. Địa chỉ: Phường Hồng Hà- Thành phố Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh. Tổng số CBCNV hiện có: 168 người. Chức năng chính: Kinh doanh vật tư và vận tải thuỷ. 8/ Nhà máy Xi măng Sông Đà. Địa chỉ: Tân Hoà- Thị xã Hoà Bình. Tổng số CBCNV hiện có: 388 người. Chức năng chính: Sản xuất và tiêu thụ xi măng PCB 30, PCB 40. 9/ Xí nghiệp sản xuất bao bì. Địa chỉ: Xã Yên Nghĩa- Huyện Hoài Đức- Tỉnh Hà Tây. Tổng số CBCNV hiện có: 372 người. Chức năng nhiệm vụ chính: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao bì các loại. 10/ Nhà máy thép Việt- ý. Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối A Hưng Yên. Tổng số CBCNV hiện có: 141 người. Chức năng nhiệm vụ chính: Sản xuất thép thanh và thép dây chất lượng cao phục vụ xây dựng. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty. Căn cứ vào quyết định số 1468/BXD- TCCB ngày 11/10/1979 của Bộ Xây dựng quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty xây dựng Sông Đà. Căn cứ vào quyết định thành lập số217/BXD- TCCB ngày 1 tháng 2 năm 1980 của Bộ Xây dựng thành lập Công ty Cung ứng vật tư thuộc Tổng công ty xây dựng thuỷ điện Sông Đà. Công ty Cung ứng vật tư có các ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Tổ chức ký kết, thực hiện các hợp đồng xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng, nhà ở. - Thực hiện các hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ. - Sản xuất gạch các loại. - Tổ chức sản xuất phụ tùng, phụ kiện kim loại cho xây dựng. - Gia công chế biến gỗ dân dụng và xây dựng. - Kinh doanh vật tư, thiết bị xây dựng. Ngày 2 tháng 1 năm 1995 Công ty được đổi tên lần thứ nhất thành Công ty Xây lắp vật tư Sông Đà 12 theo quyết định số 04/ BXD- TCLĐ. Năm 1996 bổ sung thêm các ngành nghề: - Xuất nhập khẩu thiết bị, xe máy, vật liệu xây dựng. - Sản xuất vỏ bao xi măng. - Sản xuất kinh doanh xi măng. - Xây lắp công trình giao thông, thuỷ điện, bưu điện. Năm 1997 bổ sung thêm các ngành nghề: - Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến thế, hệ thống điện đến 220kv. - Xây dựng hệ thống cấp thoát nước công nghiệp và dân dụng. - Nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải, nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu. Năm 1998 bổ sung thêm các ngành nghề: - Sửa chữa trung đại tu các phương tiện vận tải thuỷ bộ và máy xây dựng. - Sản xuất cột điện ly tâm. - Gia công cơ khí tiêu chuẩn và kết cấu thép trong xây dựng. - Xây dựng cầu, đường, bến cảng và sân bay. - Kinh doanh dầu mỡ. Năm 2000 bổ sung thêm ngành nghề xây dựng các công trình thuỷ lợi (đê đập, kênh mương, hồ chứa, trạm bơm). Năm 2001 Công ty bổ sung thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh thép có chất lượng cao. Vậy đến nay Công ty Sông Đà 12 đã có 10 đơn vị thành viên sản xuất kinh doanh đa dạng các ngành nghề. Nhưng có thể chia hoạt động của Công ty thành các lĩnh vực chính sau đây: - Lĩnh vực xây lắp. - Lĩnh vực sản xuất công nghiệp. - Lĩnh vực kinh doanh vật tư, vận tải. - Lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác. 3. Cơ cấu, tổ chức của Công ty. Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Các phòng ban chức năng tư vấn, hỗ trợ cho Giám đốc Công ty và các Phó giám đốc Công ty theo chức năng chuyên môn của mình, và đồng thời các Phó giám đốc chức năng lại tư vẫn hỗ trợ cho Giám đốc Công ty trong quá trình ra quyết định. Công ty có 10 xí nghiệp và một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Các xí nghiệp và chi nhánh của Công ty là các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty, có tư cách pháp nhân độc lập hạn chế, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh riêng theo từng đơn vị theo sự phân cấp quản lý của Công ty. Giám đốc các đơn vị trực thuộc chủ động trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi, phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. 1. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước pháp luật nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, trực tiếp lãnh đạo về mọi lĩnh vực hoạt động của Công ty như: kinh tế, kế hoạch, tài chính, tổ chức hành chính, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, xây dựng các quy chế và quy định quản lý nội bộ của Công ty. Đặc biệt Giám đốc Công ty còn trực tiếp chỉ đạo Nhà máy Xi măng Sông Đà, chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh. 2/ Phó Giám đốc Kinh tế- Kế hoạch. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc Công ty điều hành các lĩnh vực sau: công tác kinh tế kế hoạch, công tác theo dõi hạch toán kế toán, quá trình kinh doanh vật tư, xuất nhập khẩu, công tác thu vốn và giải quyết công nợ, công tác tiêu thụ và sản phẩm công nghiệp, công tác văn phòng và đời sống đồng thời là người thay mặt Giám đốc Công ty điều hành mọi hoạt động khi Giám đốc Công ty đi vắng. 3/ Phó Giám đốc kỹ thuật xây lắp. Phó Giám đốc kỹ thuật xây lắp là người giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực sau: phụ trách các dự án sản xuất đấu thầu, công tác sản xuất, công tác thi công xây lắp (trừ Nhà máy Thép và Thuỷ điện Na Hang) và trực tiếp phụ trách các hoạt động của Công ty tại công trình Nhà máy xi măng Hạ Long, công tác sản xuất công nghiệp, công tác an toàn và bảo hộ lao động, trực tiếp chỉ đạo Xí nghiệp 12.3, Xí nghiệp 12.4, Xí nghiệp 12.5, Xí nghiệp sản xuất Bao bì. 4/ Phó Giám đốc kinh doanh. Phó Giám đốc kinh doanh giúp Giám đốc công ty điều hành các lĩnh vực: trực tiếp chỉ đạo công tác xây lắp Nhà máy thép, kiêm trưởng ban QLDA sản xuất thép. 5/ Phó Giám đốc Đại diện Công ty tại Tuyên Quang. Phó Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Xí nghiệp Sông Đà 12.2 và trực tiếp phụ trách mọi hoạt động của Công ty tại công trình thuỷ điện Na Hang. 6/ Phòng tổ chức hành chính. Là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong công tác: tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý, đào taọ, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động hợp lý, tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với CBCNV, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, các chế độ đối với người lao động, thực hiện công tác quản lý bảo vệ quân sự, giữ vững an ninh trật tự, an toàn trong đơn vị, là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính giúp Giám đốc Công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 7/ Phòng tài chính kế toán. Là phòng chức năng giúp Giám đốc Công ty tổ chức bộ máy tài chính kế toán từ Công ty tới các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính kế toán tín dụng, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, hoạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước được cụ thể hoá bằng điều lệ hoạt động của Công ty và những quy định của TCT về quản lý kinh tế tài chính giúp Giám đốc công ty kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính kế toán, công tác phân tích hoạt động kinh tế của Công ty và các đơn vị trực thuộc. 8/ Phòng kinh tế kế hoạch. Phòng kinh tế kế hoạch là phòng tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo thống kê, công tác đầu tư công tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, giá thành, công tác vật tư, công tác sản xuất và quản lý vật tư xây dựng cơ bản của Công ty. 9/ Phòng kỹ thuật. Giúp Giám đốc Công ty trong công tác: Quản lý xây lắp, thực hiện đúng các quy định và chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản đối với tất cả các công trình công ty thi công và đầu tư sản xuất cơ bản. áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong xây lắp. Đối với các công trình ngoài đơn vị: Lập hồ sơ đấu thầu, giải pháp thi công và các thủ tục xây dựng cơ bản khác. Hướng dẫn các đơn vị trong Công ty làm thủ tục hồ sơ đầu thầu công trình ngoài đơn vị (nếu các đơn vị yêu cầu) theo các quy định của Nhà nước. Lưu trữ hồ sơ công trình mà Công ty nhận thầu xây lắp. 10/ Phòng quản lý cơ giới. Phòng quản lý cơ giới là phòng có chức năng giúp Giám đốc công ty trong các khâu: quản lý các loại xe, máy, thiết bị xây dựng, theo dõi đầu tư trang thiết bị máy móc, phụ tùng cho các đơn vị trực thuộc, tham gia với các phòng ban trong công ty hướng dẫn, kiểm tra công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động cho người lao động và các thiết bị xe, máy… 11. Phòng thị trường. Phòng thị trường là phòng giúp lãnh đạo Công ty trong công tác: tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Công ty. Công tác đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ, mua sắm thiết bị xe máy, các vật tư phụ tùng. 12/ Đại diện Công ty tại thuỷ điện Tuyên Quang: thay mặt Công ty giải quyết mọi công việc phục vụ xây lắp trên công trường như cung cấp điện nước, thông tin liên lạc và cung cấp vật tư thiết bị… đáp ứng yêu cầu, tiến độ của công trường. 4. Năng lực của Công ty. 4. 1. Năng lực nhân sự Công ty Sông Đà 12 hiện nay có 2132 lao động, số lao động của Công ty được phân bố tại trụ sở Công ty, tại các xí nghiệp thành viên trực thuộc Công ty như sau: Bảng 1: Thống kê nhân lực toàn công ty Tên đơn vị Tổng số Trong đó nữ Cán bộ khoa học nghiệp vụ Công nhân kỹ thuật. Tổng số 2132 434 470 1662 Cơ quan Công ty 68 16 68 Xí nghiệp 12-1 101 17 39 78 Xí nghiệp 12-2 307 57 42 308 Xí nghiệp 12-3 285 34 71 199 Xí nghiệp 12-4 132 13 35 94 Xí nghiệp 12-5 30 4 21 11 Xí nghiệp 12-6 70 10 39 45 Xí nghiệp 12-7 156 8 18 150 Nhà máy xi măng 449 62 48 294 Xí nghiệp bao bì 372 199 52 340 Nhà máy thép 141 12 16 143 Đại diện Tuyên Quang 18 2 18 Chi nhánh tp.hcm 3 3 (Nguồn từ bảng thống kê nhân lực toàn Công ty quý I, năm 2003) Công ty có tổng số lao động nữ là 434 người chiếm 20,35%, điều này được giải thích là Công ty có lĩnh vực kinh doanh xây lắp, công nghiệp nặng do đó công việc đòi hỏi lao động nặng nhọc, có kỹ thuật cao. Công ty có tổng số Cán bộ KHKT là 470 người Công ty có tổng số công nhân trực tiếp là 1662 người. Chi tiết về các loại lao động của Công ty được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 2: Cơ cấu lao động chuyên môn kỹ thuật của Công ty. STT Ngành nghề Số lượng Tính trung bình số năm trong nghề 1 Trên đại học 2 10 2 Kỹ sư, cử nhân 261 7 3 Cao đẳng 25 5 4 Trung cấp 160 4 5 Sơ cấp, cán sự 22 6 Tổng số 470 (Nguồn từ Bảng cân đối nhân lực Công ty quý I, năm 2003) Bảng 3: Cơ cấu lao động công nhân kỹ thuật của Công ty STT Ngành nghề Số lượng Ghi chú A Công nhân xây dựng 90 Bậc thợ bình quân của những người thợ của Công ty là 4/7 B Công nhân lắp máy 95 C Công nhân cơ khí 215 D Công nhân sản xuất công nghiệp 403 E Công nhân cơ giới 367 F Công nhân kỹ thuật khác 287 G Lao động phổ thông 205 Tổng số 1662 (Nguồn: từ bảng thống kê nhân lực toàn Công ty quý I, năm 2003) Nhìn vào bảng cơ cấu lao động trên, ta có thể nhận thấy một điều là Công ty có một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có kinh nghiệm lâu năm trong công tác chuyên môn, có đội ngũ công nhân có tay nghề cao, mạnh so với trình độ tương đương của các Công ty khác. 4.2. Năng lực máy móc thiết bị của Công ty. Có thể đánh giá rằng hệ thống máy móc thiết bị của Công ty so với các doanh nghiệp trong nước được trang bị khá đầy đủ và hiện đại và khẳng định rằng năng lực máy móc thiết bị là thế mạnh lớn nhất của Công ty, nó bảo đảm cho Công ty hoàn thành tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho Công ty tham gia đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình lớn. Năng lực máy móc thiết bị của Công ty được thể hiện qua bảng sau đây: Bảng 4: Năng lực thiết bị, xe máy của Công ty. TT Tên xe máy Hiện có TT Tên xe máy Hiện có Tổng cộng 220 15 KPAZ tắc fooc 3 1 ZIL téc xi măng 7 16 Máy ủi 3 2 ZIL 130 téc dầu 2 17 Máy xúc 6 3 ô tô tải nhỏ 2 tấn 2 18 Cẩu lốp 7 4 ZIL bệ 18 19 Cẩu KK 20-32 1 5 ZIL sơ mi 7 20 Cần cẩu KKC-10 2 6 MAZ téc xi măng 32 21 Cần cẩu KKC- 5 1 7 MAZ bệ 1 22 Cần cẩu KBGS- 450 2 8 MAZ sơ mi 13 23 Cẩu KPP10 1 9 MAZ ben 12 24 Cẩu kpp5 1 10 KAMAZ ben 6 25 Cẩu DEK 251 1 11 KAMAZ sơ mi 4 26 Tầu kéo sông 19 12 KAMAZ bệ 1 27 Xà lan 100T 6 13 KPAZ 11 28 Xà lan 200T 8 14 KPAZ 3 29 Xà lan 250T 37 (Nguồn: từ Hồ sơ doanh nghiệp) Và gần đây nhất Công ty đã đầu tư một dây truyền sản xuất thép công nghệ cao, hiện đại của ý. Hàng quý, hàng tháng Công ty đều có kế hoạch sửa chữa và đầu tư mới xe máy thiết bị để đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 4.3. Năng lực tài chính của Công ty. Hiện nay Công ty có tổng nguồn vốn kinh doanh là 30.117.516.260 đồng. Vốn cố định là 19.794.963.267 đồng Vốn lưu động là 10.322.552.993 đồng. Vòng quay vốn lưu động bình quân năm là 4,6 vòng/ năm. Công ty chủ yếu huy động vồn lưu động từ bốn nguồn cơ bản sau: Vốn ngân sách cấp: 11.322.552.000 đồng. Vốn tự bổ sung: 2.677.680 đồng. Vốn vay tín dụng. Vốn liên doanh. Công ty Sông Đà 12 là một pháp nhân kinh tế do đó nó có khả năng huy động vốn lớn cho hoạt động kinh doanh. Ngoài việc nhận vốn do ngân sách cấp, hàng năm nó tự bổ sung một lượng vốn rất lớn từ lợi nhuận. Nó còn nhận được các khoản tín dụng ưu đãi từ phía các ngân hàng. Các ngân hàng tín dụng cho Công ty gồm: Ngân hàng công thương Hà Tây TK: 710A- 00167. Ngân hàng đầu tư và phát triển Hoà Bình TK: 7301- 0039H. Ngân hàng Vietcombank TK: 362111371686. Công ty luôn thanh toán các khoản vay (cả gốc lẫn lãi) đúng hạn, không để nợ quá hạn, đảm bảo quay vòng vốn nhanh không để ứ đọng vốn do vậy được các ngân hàng, các chủ đầu tư rất tin tưởng khi cấp tín dụng và vốn đầu tư cho Công ty. Hơn nữa vòng quay vốn lưu động của Công ty khá cao (>4 vòng) do đó Công ty rất có khả năng bảo toàn và phát triển vốn của mình. Qua việc giới thiệu về năng lực của Công ty Sông Đà 12 hiện nay chúng ta có thể thấy rằng Công ty thực sự có năng lực rất lớn về các mặt: nhân sự, máy móc thiết bị và tài chính điều này góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, nhất là trong công tác đấu thầu xây lắp và đấu thầu cung cấp máy móc trang thiết bị và vật liệu. Chương II: Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng với các đơn vị bạn trực thuộc Tổng Công ty, trong những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn thử thách của cơ chế thị trường Công ty Sông Đà 12 vẫn luôn tìm được cho mình một chỗ đứng nhất định trong các lĩnh vực mà Công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhất là trong vài năm gần đây, khi cơ chế thị trường của nền kinh tế Việt Nam đã khá hoàn chỉnh thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty lại càng gặp phải nhiều nhiều khó khăn, nhưng bằng sự cố gắng của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và lao động toàn Công ty, Công ty đã vượt qua được mọi khó khăn trở trở ngại, tích cực tìm kiếm giải quyết việc làm cho người và phương tiện thiết bị xe máy, phấn đấu hoàn thành vượt kế hoạch được giao thậm trí có năm có nhiều chỉ tiêu đã được thực hiện vượt mức kế hoạch. Năm 2000: Tổng giá trị SXKD 325.512.074.000/ kế hoạch 320 tỷ đồng đạt 101,7%. Năm 2000: Tổng giá trị SXKD 433.980.896.000/ kế hoach 430 tỷ đồng đạt 100,9%. Năm 2000: Tổng giá trị SXKD 414.992.856.000/ kế hoạch 411tỷ đồng đạt 101%. Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh toàn Công ty trong ba năm gần đây: 2000, 2001, 2002.(đơn vị 1000đ) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị SXKD 325.512.074 433.980.896 414.992.856 Doanh thu 311.041.938 268.530.343 329.698.312 Chi phí SXKD 300.017.569 258.376.183 305.654.327 Nộp ngân sách Nhà nước 12.291.729 4.235.339 11.010.000 Lợi nhuận 902.218 820.700 1.554.387 Lợi nhuận/ doanh thu 0,31% 0,37% 0,47% Vòng quay vốn lưu động 4,1 4,5 4,6 (Nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh năm nay và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm sau của ba năm 2000, 2001, 2002 và báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính các năm 2000, 2001, 2002) Hình 2: Biểu đồ giá trị và doanh thu hoạt động kinh doanh ba năm 2000, 2001, 2002. Giá trị và doanh thu của Công qua các năm biến động không nhiều, nhưng lợi nhuận qua ba năm gần đây biến động khá nhiều. Hình 3: Biểu đồ lợi nhuận của Công ty ba năm 2000, 2001, 2002. Năm 2002 lợi nhuận của Công ty tăng gần gấp đôi hai năm 2000, 2001 đó là một xu thế đáng mừng của hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhất là khi Công ty đã đưa dự án Nhà máy Thép vào hoạt động thì chắc hẳn trong năm 2003 này giá trị sản xuất kinh doanh và doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty sẽ tăng lên rất nhiều. Đó là xu hướng mà mọi cán bộ công nhân viên Công ty cũng như Tổng Công ty đều mong đợi. Về cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty: Ta có doanh thu và tỷ trọng đóng góp doanh thu của Công ty qua ba năm 2000, 2001, 2002. Bảng 6: Cơ cấu đóng góp doanh thu qua các năm: 2000, 2001, 2002 Năm 2000 2001 2002 Doanh thu 103đ Tỷ trọng % Doanh thu 103đ Tỷ trọng % Doanh thu 103đ Tỷ trọng % Xây lắp 42.107.813 13,53 68.607.903 25,55 89.946.152 27,28 Sản xuất công nghiệp 175.595.863 56,45 94.933.587 35,35 84.510.563 25,63 Kinh doanh vật tư, vận tải. 64.330.387 20,68 94.874.628 35,33 102.288.055 31,02 Sản xuất kinh doanh khác 32.633.585 9,34 10.114.225 3,77 52.953.542 16,07 Tổng 311.041.938 100 268.530.343 100 329.698.312 100 (Nguồn từ báo cáo kết quả kinh doanh năm nay và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm sau của ba năm 2000, 2001, 2002 và báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính các năm 2000, 2001, 2002) Nhìn vào bảng tổng kết cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty qua ba năm ta thấy rằng cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm có nhiều thay đổi (trong sản xuất công nghiệp, xây lắp và kinh doanh vật tư vận tải), sự thay đổi này là để phù hợp với sự vận động của thị trường nhưng tựu chung Công ty vẫn giữ được doanh thu khá ổn định qua các năm. Hình 4: Biểu đồ cơ cấu sản xuất kinh doanh năm 2000. Hình 5: Biểu đồ cơ cấu sản xuất kinh doanh năm 2001. Hình 6: Biểu đồ cơ cấu sản xuất kinh doanh năm 2002 Cụ thể tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh như sau: * Lĩnh vực xây lắp. Trong lĩnh vực xây lắp, Công ty đã tham gia xây dựng rất nhiều công trình lớn, trọng điểm của Nhà nước và cũng từ công tác xây lắp Công ty đã tạo dựng cho mình một uy tín, tên tuổi trên thị trường. Công ty đã xây dựng được những công trình bảo đảm chất lượng thiết kế, đúng tiến độ thi công, vì thế uy tín Công ty trong xây lắp ngày càng cao. Đặc biệt là trong xây dựng các công trình thuỷ điện Công ty cùng các Công ty thuộc TCT là những đơn vị có khả năng cạnh tranh cao do vậy tất cả các công trình thuỷ điện trong cả nước đều do TCT thực hiện xây lắp. * Xây lắp công nghiệp. Công ty có kinh nghiệm trong công tác xây lắp các công trình công nghiệp >19 năm. Trong xây lắp các công trình công nghiệp thì có thể nói rằng TCT Sông Đà (bao gồm cả Công ty) là đơn vị có kinh nghiệm, cũng như năng lực thi công những công trình thuỷ điện tốt nhất trong cả nước. Các công trình xây lắp công nghiệp Công ty đã tham gia thi công: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn, Nhà máy thuỷ điện Ialy, Nhà máy xi măng Sông Đà, Nhà máy xi măng Bút Sơn, Nhà máy Xi măng Sơn La, Nhà máy Xi măng Lương Sơn- Hoà bình, trạm biến áp 500 KV, Đường dây 500 KV, Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Đài Bắc… * Xây lắp các công trình dân dụng. Công ty có số năm kinh nghiệm trong công tác xây dựng dân dụng >12 năm. Các công trình dân dụng Công ty đã tham gia thi công: Viện xã hội học Campuchia, Khách sạn Thủ Đô, Trụ sở Bộ Ngoại Giao, Trụ sở Báo Hoa học trò, Chợ Đông Hà, Trụ sở Công an tỉnh Hà Nam, Trung tâm cai nghiện Bắc Ninh, Trụ sở tỉnh uỷ Nam Định, Khách sạn Thắng Lợi… * Xây lắp các công trình cầu cảng. Công ty có kinh nghiệm xây dựng các công trình cầu cảng >20 năm. Các công trình cầu cảng mà công ty đã từng tham gia thi cống: triền đà sửa chữa phương tiện thuỷ- Thuỷ điện Hoà Bình, bến phà quả tắc- thuỷ điện Hoà Bình, Cảng nghiêng hàng nặng Thuỷ điện Hoà Bình, Cảng bốc dỡ nhà máy xi măng Sông Đà, cảng thượng lưu thuỷ điện Sông Đà, cảng bốc dỡ than chi nhánh công ty tại cọc 5- Hạ Long- Quảng Ninh, triền đà bốc dỡ của Công ty tại Hải Phòng. * Xây lắp các công trình xây lắp điện. Công ty có số năm kinh nghiệm về xây lắp điện là 10 năm. Công ty đã tham gia thi công xây lắp các công trình xây lắp điện: đường dây 500 KV, đường dây 110 KV Hoà Bình- Mãn Đức, lắp đặt điện trong và ngoài nhà máy xi măng Cao Bằng, tuyến cáp điện xưởng cơ khí và kho phụ tùng NMXM Bút Sơn, đường dây 22 KV Vĩnh Trung, Vĩnh Thực, Móng Cái, Quảng Ninh … * Xây dựng các công trình xây lắp thuỷ lợi và gia cố bờ. Tổng số năm kinh nghiệm về xây dựng thuỷ lợi và gia cố bờ >10 năm. Công ty đã tham gia thi công rất nhiều các công trình xây lắp thuỷ lợi và gia cố bờ. Có thể kể các công trình có giá trị từ 1 tỷ trở lên trong 10 năm qua: kè dự án PAM 5325- Nam Định, cống Âu Cổ Đam- Nam Định, kè Như Trác Sông Hồng- Nam Hà, gia cố cảng thượng lưu Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, kè Linh Chiểu hữu sông Hồng- Phúc Thọ- Hà Tây, kè gia cố bờ trái, phải hạ lưu Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình… Hiện nay thị trường thi công của Công ty vẫn chỉ là các Ban ngành, cơ quan… trong nước, chưa thực hiện thi công ở thị trường nước ngoài. Trong tương lai Công ty tích cực hơn trong công tác đấu thầu thi công xây lắp ở các thị trường nước láng giềng: Lào, Campuchia, Trung Quốc… Hiện nay trong cơ chế thị trường sự cạnh tranh ngày càng cao, công tác đấu thầu thi công ngày càng khó khăn, Công ty đã phải cố gắng rất nhiều để nâng cao sức cạnh tranh và Công ty đã thu được những thành công nhất định: tỷ lệ thắng thầu rất cao (29/35 công trình), doanh thu từ công tác xây lắp đóng góp vào doanh thu của cả Công ty năm sau cao hơn năm trước… và quan trọng nhất trong những thành tựu mà Công ty thu được từ công tác xây lắp đó chính là: kinh nghiệm thi công, uy tín thi công trên thị trường. Cơ cấu công trình ngày càng được mở rộng bao gồm cả xây dựng công nghiệp, dân dụng, các công trình thuỷ lợi, công trình đường dây và trạm biến áp… Một số công trình do Chủ đầu tư thiếu vốn không kịp thời hay giải phóng mặt bằng chậm và thay đôỉ thiết kế gây nhiều khó khăn cho đơn vị nhưng với quyết tâm cao Công ty vẫn cố gắng phấn đấu vượt mức kế hoạch được giao. Công tác quản lý chất lượng các công trình đã được quan tâm thường xuyên, hầu hết các công trình thi công đều đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, mỹ thuật và đúng tiến độ được Chủ đầu tư đánh giá cao. Trong mấy năm gần đây hoạt động xây lắp Công ty đã gặp không ít khó khăn: một số đơn vị vẫn còn tham gia đấu thầu những công trình có giá trị nhỏ lại phân tán ở các tỉnh xa nên việc quản lý tiến độ, chất lượng còn hạn chế,việc khoán gọn tuy đã phát huy tác dụng kích thích SXKD nhưng ở một số công trình có đơn vị còn khoán trắng, chỉ sử dụng tư cách pháp nhân của Công ty để thắng thầu sau đó giao cho đội xây dựng, thiếu sự kiểm tra thường xuyên, do đó hiệu quả công trình còn thấp. Kết quả hoạt động xây lắp của Công ty trong 3 năm qua. Bảng 7 : Kết quả hoạt động xây lắp ba năm 2000, 2001, 2002. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị 42.107.813 79.952.833 103.055.482 Doanh thu 38.482.103 68.607.903 89.946.152 Lợi nhuận 222.370 111.497 566.659 Lợi nhuận/ doanh thu 0,58% 0,16% 0,63% (Nguồn số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh năm trước và kế hoạch kinh doanh năm sau của Công ty Sông Đà 12 ba năm 2000, 2001, 2002) Hình 7: Biểu đồ giá trị và doanh thu từ hoạt động xây lắp. Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá trị sản xuất và doanh thu hàng năm đều tăng năm sau lớn hơn năm trước, song vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh này lại không tăng đều, mà lúc tăng lúc giảm nhưng nói chung năm nào cũng có lãi. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ hoạt động này vì thế cũng thay đổi khá nhiều qua các năm. Hình 8: Biểu đồ lợi nhuận từ hoạt động xây lắp. * Lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đây là lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty, thường xuyên là lĩnh vực đóng góp doanh thu lớn nhất cho Công ty. Công ty Sông Đà 12 có Nhà máy xi măng lò đứng Sông Đà- Hoà Bình với công suất 82.000 tấn/ năm, sản phẩm của Nhà máy là các loại xi măng PC30 và PC40, xưởng sản xuất bao bì tại BaLa- Hà Đông công suất 20 triệu vỏ/ năm, Xưởng sản xuất cột điện ly tâm tại Hoà Bình có công suất 2.500 cột các loại/ năm. Sản phẩm công nghiệp của Công ty có chất lượng cao, có nhiều uy tín trên thị trường. Sản phẩm cột điện ly tâm của Công ty cũng rất được các khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, giá cả hợp lý. Vì vậy, sản phẩm cột điện ly tâm được các đơn vị thi công điện, Tổng Công ty điện lực Việt Nam tin dùng. Sản phẩm xi măng Sông Đà được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 (Quacert và AJA- Anh quốc cấp chứng nhận). Xi măng Sông Đà cũng là sản phẩm hợp chuẩn theo tiêu chuẩn Việt Nam của Tổng cục TCĐLCL- Bộ Khoa học công nghệ môi trường. Năm 1996, 1997 đoạt giải bạc về chất lượng của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ xi măng năm 2001 đạt 90.000 tấn vượt công suất thiết kế 8.000 tấn, năm 2002 đạt 92.053 tấn vượt công suất thiết kế 10.053 tấn. Đây là thành tích rất đáng tự hào, chứng tỏ việc quản lý sản xuất trong các năm này có nhiều tiến bộ, nhịp độ sản xuất được duy trì tốt. Sản phẩm xi măng của Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường các tỉnh Hà Tây, Bắc Giang, Hà Bắc, Hoà Bình, Phú Thọ… Đối với sản phẩm bao bì đã được nhiều khách hàng tin tưởng và đặt hàng tiêu thụ như Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy xi măng Long Thọ, Nhà máy xi măng Hoà Khương, Nhà máy xi măng Quốc phòng X18, Nhà máy xi măng Bút Sơn… Đặc biệt, tháng 10 năm 2002 Công ty đã đưa vào vận hành Nhà máy sản xuất thép đúng tiến độ. Nhà máy thép có công suất 200.000 tấn sản phẩm thép/ năm, dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại của Danieli- Italia. Nhà máy thép trong thời gian tới hứa hẹn đem lại cho Công ty một nguồn thu nhập rất lớn cho Công ty, sẽ chiếm khoảng 70% trong tổng giá trị SXKD của Công ty. Sản phẩm của Công ty sản xuất ra phần lớn đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, thể hiện ở chỗ sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm đó qua các năm tăng lên năm sau lớn hơn năm trước. Ngoài ra Công ty còn tiến hoạt động kinh doanh và khai thác cát xây dựng, sản xuất tấm lợp. Đặc biệt với hoạt động kinh doanh và khai thác cát công ty có thuận lợi lớn đó là Công ty vừa là người sản xuất vừa là người tiêu dùng, hơn nữa Công ty lại có thế mạnh rất lớn trong vận tải cát cả bằng đường thuỷ và đường bộ. Trong những năm gần đây sản xuất công nghiệp có nhiều tiến bộ trong quản lý tổ chức và điều hành sản xuất, đã nâng cao công suất máy móc thiết bị, giảm được nhiều thời gian ngừng máy để sửa chữa, giao ca, do vậy đã duy trì tốt nhịp độ sản xuất: sản xuất xi măng, cột điện đều vượt kế hoạch giao. Ngay từ đầu năm mỗi năm Công ty đều tiến hành giao kế hoạch giá thành sản xuất cho đơn vị. Thực hiện tiết kiệm chí phí nguyên vật liệu xây dựng kịp thời các định mức nội bộ cho từng loại sả._.n phẩm. Bảng 8: Kết quả hoạt động tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp. STT Sản phẩm tiêu thụ ĐVT Năm 2000 2001 2002 1 Xi măng + Xi măng đóng bao + Xi măng rời Tấn 85..256 68.541 16.715 81.002 75.002 6.000 92.053 75.505 16.448 2 Vỏ bao xi măng + Vỏ bao xi măng Hoàng Thạch. + Tấm phức Hoàng Thạch. + Vỏ bao Lucksvaxi + Vỏ bao xi măng Long Thọ. + Vỏ bao xi măng Sông Đà- Yaly. + Vỏ bao xi măng Hoàng Mai. + Vỏ bao xi măng Sông Đà- Hoà Bình. + Vỏ bao xi măng X18 + Vỏ bao xi măng khác. 103vỏ 12.900 3.900 3.500 1.800 200 600 1.300 1.600 16.000 5.800 4.600 2.000 400 600 1.200 1.400 16.000 6.007 4.518 178 1.690 990 2.077 110 430 3 Cột điện ly tâm Cột 2.500 10.894 10.795 4 Thép VIS Tấn 2000 (Nguồn: từ báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm nay và phương hướng nhiệm vụ năm sau của ba năm 2000, 2001, 2002) Nói chung sản phẩm công nghiệp của Công ty được tiêu thụ qua các năm có thay đổi không lớn, tuỳ từng mặt hàng có mặt hàng năm nay tiêu thụ tăng năm sau lại giảm và ngược lại có mặt hàng năm nay tiêu thụ giảm năm sau lại tăng. Kết quả từ hoạt động sản xuất công nghiệp của Công ty trong ba năm gần đây 2000, 2001, 2002. Bảng 9: Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp ba năm 2000, 2001, 2002.(đơn vị 1000đ) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị 190.555.645 125.346.570 103.055.972 Doanh thu 175.595.863 94.933.587 84.510.563 Lợi nhuận - 96.744 1.343.473 561.367 Lợi nhuận/ doanh thu - 0,11% 1,07% 1,85% (Nguồn số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh năm trước và kế hoạch kinh doanh năm sau của Công ty Sông Đà 12 ba năm 2000, 2001, 2002) Hình 9: Biểu đồ giá trị và doanh thu từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng giá trị và doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp năm 2000 có giá trị sản xuất kinh doanh và doanh thu lớn nhất, song lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp trong năm đó lại thấp nhất (bị âm). Điều này là kết quả của nhiều yếu tố nhất là yếu tố đầu vào, trong năm 2000 giá của nguyên vật liệu sản xuất biến động khá lớn và đứng trước những biến động đó các đơn vị chưa thực sự chủ động có biện pháp khắc phục kịp thời. Do đó lợi nhuận của Công ty không được bảo đảm. Nhưng đến năm 2001 Công ty đã cố gắng để khôi phục lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh công nghiệp và đã đạt được thành công lợi nhuận tăng lên rất nhiều, tuy nhiên lợi nhuận trong năm 2002 có sự giảm. Hình 10: Biểu đồ lợi nhuận từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Sang năm 2002 khi Công ty đã hoàn thiện công tác đầu tư Nhà máy thép thì nhất định giá trị sản xuất kinh doanh và doanh thu của Công ty từ hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều. Trong tương lai Công ty sẽ tiếp tục thực hiện công tác nghiên cứu thị trường trong nước để tiếp thị tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, và công tác thị trường sẽ được nâng cao thêm một bước vươn ra nước ngoài xuất khẩu thép, vỏ bao xi măng sang thị trường Lào và Campuchia. * Lĩnh vực kinh doanh vật tư, vận tải. Công ty có lực lượng vận tải đường thuỷ bộ lớn, và có đội ngũ các cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác tiếp nhận vận chuyển vật tư thiết bị. Đặc biệt là vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, Công ty có số năm kinh nghiệm về vận tải bốc xếp hàng siêu trường, siêu trọng: 22 năm. Công ty đã vận chuyển an toàn vật tư thiết bị cho Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Vĩnh Sơn, Ialy, vật tư thiết bị Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, thiết bị Nhà máy xi măng Sông Đà, Nhà máy xi măng Kiện Khê, thiết bị Nhà máy đường Sơn La, thiết bị Nhà máy đường Hoà Bình. Gần đây là thiết bị cho dây chuyền 2 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bút Sơn đều được tiếp nhận và vận chuyển an toàn. Ngoài ra, Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật giầu kinh nghiệm đảm bảo cung ứng vật tư thiết bị và phụ tùng của các loại xe máy xây dựng, vận tải… được sản xuất trong và ngoài nước. Trong lĩnh vực này Công ty có nhiều uy tín đối với khách hàng, luôn luôn cung cấp kịp thời với chất lượng giá cả phù hợp cho mọi khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu Công ty đóng vai trò như là nhà mua sắm tập trung mua sắm máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân Công ty và các đơn vị khác trong và ngoài Tổng Công ty. Từ ngày thành lập cho đến đầu năm 2002 (tháng 4) hoạt động nhập khẩu do phòng xuất nhập khẩu của Công ty thực hiện, nhưng từ đầu năm 2002 trở đi toàn bộ hoạt động nhập khẩu của Công ty do Xí nghiệp 12.6 (- xí nghiệp được tách ra tử Công ty từ tháng 4/2002) thực hiện. Do có nhiều sự cải tiến trong hoạt động của công tác nhập khẩu và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng hoạt động nhập khẩu của Công ty đã trở lên rất sôi động, giá trị nhập khẩu của Công ty tăng lên rất nhiều, do đó lợi nhuận Công ty thu được cũng được tăng lên không nhỏ. Trong thời gian gần đây Công ty đã tham gia đấu thầu cung cấp vật tư thiết bị nhiều công trình lớn và Công ty đã thắng thầu cung cấp vật tư thiết bị thi công khá nhiều cho các dự án trọng điểm của Tổng Công ty. Công ty đã thành công trong việc duy trì tốt các thị phần dịch vụ vận tải và kết hợp tốt hoạt động kinh doanh vật tư thiết bị với kinh doanh vận tải. Trong công tác tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Công ty đã cố gắng rất nhiều nên đã duy trì được thị phần truyền thống và mở rộng được thị phần. Đã xây dựng được phương án tiêu thụ và ký hợp đồng với các nhà phân phối thép. Bảng 10: Kết quả kinh doanh vật tư, vận tải trong ba năm 2000, 2001, 2002.(đơn vị 1000đ) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Giá trị 81.188.953 220.948.184 202.810.000 Doanh thu 64.330.387 94.874.628 102.288.055 Lợi nhuận 512.541 - 135.392 161.365 Lợi nhuận/ doanh thu 0,54% - 0,156% 0,61% (Nguồn số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh năm trước và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm sau của Công ty Sông Đà 12 ba năm 2000, 2001, 2002) Hình 11: Biểu đồ giá trị và doanh thu từ hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải. Nhìn vào biểu đồ giá trị và doanh thu từ hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải cho ta thấy giá trị và doanh thu của Công ty từ hoạt động kinh doanh vật tư vận tải cũng có lúc tăng lúc giảm không có nhiều biến động, nhưng trong lĩnh vực kinh doanh này cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác không phải lúc nào cũng có lãi (năm 2001 trong lĩnh vực kinh doanh này Công ty đã bị lỗ), nhưng sang năm 2002 Công ty đã khôi phục lại nhịp điệu kinh doanh trong lĩnh vực này. Hình 12: Biểu đồ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vật tư, vận tải. * Lĩnh vực sản xuất khác. Công ty đã gia công và lắp đặt nhiều công trình như: gia công hàng rào, cổng, lan can, tấm trang trí công trình Nhà điều hành thuỷ điện Hoà Bình, Học viện Xã hội học Campuchia, Trung tâm điều hành TCT tại Hà Nội, Cơ sở 2 tại Hà Đông và gia công lắp đặt nhà công nghiệp cho liên doanh Sông Đà- Jurong tại Hải Phòng, Xưởng sửa chữa cơ khí, Xưởng xe máy mỏ xi măng Bút Sơn, Xưởng sản xuất bao bì xi măng Hải Phòng, Xưởng sản xuất bao bì Bala- Hà Đông.. Công ty sửa chữa cải tạo nhiều phương tiện vận tải thuỷ, bộ và gia công đóng mới các loại tầu đẩy 130- 190cv và sà lan 200- 250 tấn, gia công chế tạo các loại câú kiện thép phục vụ cho xây dựng như: Cốp pha thép các loại, giàn giáo xây dựng, các phụ tùng, phụ kiện kim loại khác cho xây dựng. Trong năm 2002 công tác sửa chữa và gia công cơ khí của Công ty đã tích cực tham gia sửa chữa lớn các dây truyền công nghiệp sản xuất xi măng, sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ, đã đóng mới nhiều tàu đẩy phục vụ công tác khai thác cát tại Tuyên Quang. Bên cạnh những cố gắng không ngừng trong công tác sửa chữa, gia công cơ khí còn gặp không ít khó khăn: lực lượng gia công cơ khí còn phân tán, quy mô sản xuất lĩnh vực này còn nhỏ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh trong lĩnh vực này của Công ty. Như vậy, từ sự phân tích một cách khái lược kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên ta thấy Công ty đã đạt được những thắng lợi nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những thắng lợi này thực sự là một sự tạo đà tốt cho Công ty vững bước những bước tiếp theo trên con đường làm giầu cho đất nước, cho Công ty và bản thân những người lao động. 2. Đánh giá hoạt động SXKD của Công ty. 2.1. Ưu điểm. * Công ty có sự quản lý sát sao của các cấp lãnh đạo của các cấp Lãnh đạo TCT cùng với sự hợp tác tốt của các đơn vị bạn trong cộng đồng TCT. Công ty được lãnh đạo Tổng công ty thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sâu sát đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế trong từng giai đoạn. Bộ máy điều hành tập trung và thống nhất từ Công ty tới các đơn vị thành viên đảm bảo xử lý nhanh các diễn biến đột xuất xảy ra. * Công ty đang thực hiện công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp. Lực lượng lao động tại các đơn vị trực thuộc cũng như toàn Công ty được sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu sản xuất, phát huy được tính chủ động sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên. * Có đội ngũ cán bộ lãnh đaọ cán bộ quản lý năng động đã được rèn luyện trong thực tế. Tập thể cán bộ công nhân viên công ty có truyền thống đoàn kết, có nỗ lực quyết tâm cao khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ. * Công ty đã đưa Nhà máy thép đi vào hoạt động, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, trong thời gian tới sẽ đóng góp rất nhiều cho đầu ra của Công ty. * Công ty là một Công ty lớn trong TCT, hàng năm đóng góp vào doanh thu cho TCT trên 50%, do đó tiềm lực tài chính của Công ty khá mạnh, giúp Công ty có khả năng tài chính để đầu tư công nghệ và có khả năng cạnh tranh cao trong công tác đấu thầu, cũng như thực hiện các dự án. * Công ty có hệ thống xe máy kỹ thuật đa dạng phong phú có khả năng đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động kinh doanh của mình. * Thu nhập hàng tháng theo đầu người của cán bộ công nhân viên khá cao, các phong trào thi đua SXKD trong Công ty diễn ra rất sôi nổi điều này làm cho người lao động say sưa hơn với công việc của mình, hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động có hiệu quả hơn. * Tổng Công ty Sông Đà là một Công ty có uy tín cũng như có tiếng tăm trong nước về công tác xây dựng, vì vậy là một đơn vị trực thuộc TCT Công ty cũng được biết đến là một Công ty có uy tín trên thị trường. * Công tác an toàn lao động được cấp lãnh đạo Công ty rất quan tâm, số vụ tai nạn trong Công ty rất ít, điều này làm giảm bớt những rủi ro trong lao động. * Các sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. 2.2. Hạn chế. * Năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, giá cả của các sản phẩm của Công ty chưa thực sự hấp dẫn do đó chưa thu hút được nhiều khách hàng, hơn nữa Công ty chưa được khách hàng biết nhiều trong các lĩnh vực kinh doanh ngoài xây lắp. * Thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của Công ty còn nhỏ hẹp, vẫn chỉ là thị trường trong nước, có sản phẩm thị trường vẫn bó hẹp ở một số địa phương nhất định như sản phẩm xi măng Sông Đà. * Chất lượng sản phẩm còn thấp chưa cao, đặc biệt còn tồn tại một số sản phẩm không đảm bảo tiêu chất lượng trong xây lắp và sản xuất công nghiệp, thậm trí có nhiều sản phẩm của Công ty không đáp ứng được các điều kiện của hợp đồng bị các khách hàng trả lại. 2.3. Nguyên nhân. * Cán bộ quản lý kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng công nhân xây lắp còn thiếu chưa tương xứng với quy mô SXKD và yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, nhất là trong gian đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. * Các yếu tố đầu vào của sản xuất như nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, nhân công không ngừng biến động theo xu thế ngày càng tăng, ảnh hưởng tới giá thành do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của Công ty. * Các dây chuyền thiết bị sản xuất công nghiệp như sản xuất xi măng, bao bì đã đưa vào sử dụng được từ 8 –9 năm và các phương tiện vận tải thuỷ vận tải đa số đã hết khấu hao. Vì vậy phải duy tu sửa chữa lớn nhiều nên năng suất và thời gian huy động vào khai thác sử dụng không cao. * Công ty chưa thực sự quan tâm đến hoạt động quảng bá cho các sản phẩm của mình do đó Công ty vẫn chưa tạo dựng được tên tuổi trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi nhắc tới TCT Sông Đà, ai cũng nghĩ đến đây là một Tổng Công ty chuyên xây lắp các công trình thuỷ điện, chứ ít ai nghĩ đến rằng TCT cũng như các đơn vị thành viên còn sản xuất các sản phẩm công nghiệp, kinh doanh vật tư vận tải và các ngành kinh doanh khác. * Công tác sắp xếp đổi mới ở một số đơn vị trực thuộc tiến hành còn chậm, một vài đơn vị thành viên có quy mô SXKD còn nhỏ năng lực cạnh tranh thấp, còn lúng túng trong việc sắp xếp đổi mới, xây dựng định hướng phát triển và mở rộng SXKD. * Năm 2003 là năm đầu tiên thực hiện lộ trình AFTA, các sản phẩm công nghiệp nói chung, đặc biệt là thép xây dựng của Công ty phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ đã đi trước và có nhiều kinh nghiệm hơn chúng ta. Chương III: Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới. 1. Phương hướng, nhiệm vụ. 1.1. Phương hướng. Định hướng. Định hướng phát triển công ty trong thời gian tới như sau: Xây dựng và phát triển Công ty trở thành một công ty mạnh, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững. Thực hiện đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm: Lấy sản xuất công nghiệp làm ngành nghề chính, phát triển ngành nghề truyền thống kinh doanh vật tư thiết bị, vận tải đồng thời phát triển các ngành nghề khác và sản phẩm mới như sản xuất thép… Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh, giải quyết đủ việc làm vầ không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. b. Mục tiêu. * Phấn đấu trở thành một công ty mạnh toàn diện với nhiều ngành nghề,sản phẩm, có năng lực cạnh tranh cao. * Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 33% (năm thấp nhất là 11%, năm cao nhất là 98% khi có sản phẩm thép). * Đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả. * Phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp chiếm từ 31% năm 2001 đến 79% trong tổng giá trị SXKD năm 2004. * Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý năng động có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu cơ chế thị trường. Xây dựng một tập thể công nhân kỹ thuật có tay nghề vững vàng, có tác phong công nghiệp đáp ứng với yêu cầu của cơ chế thị trường. c. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2005. Bảng 12: Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2005. STT Các chỉ tiêu chủ yếu. Đơn vị Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Kế hoạch 2003 Kế hoạch 2004 Kế hoạch 2005 1 Tỷ lệ tăng trưởng % 98,3 22,45 11,42 2 Tổng giá trị SXKD 106 đ 433.982 414.992 815.000 998.000 1.112.000 3 Doanh thu 106 đ 268.530 329.424 832.162 965.543 1.069.939 4 Vốn kinh doanh 106 đ 121.773 301.608 322.513 339.779 357.628 5 Nộp ngân sách 106 đ 7.019 6.899 15.542 15.448 15.431 6 Lợi nhuận 106 đ 820 1.554 17.230 20.021 21.878 7 Lao động 106 đ 2.721 2.138 2.267 2.371 2.534 8 Thu nhập bình quân 106 đ/ng/tháng 760 1.014 1.800 2.100 2.300 (Nguồn; từ Kế hoạch năm năm của Công ty 2001- 2005, báo cáo kq SXKD và phương hướng nhiệm vụ năm 2001, 2002 và báo cáo tài chính của Công ty năm 2001, 2002). d. Cơ cấu sản xuất kinh doanh. Theo định hướng phát triển và mở rộng SXKD, cơ câú ngành nghề, sản phẩm trong giai đoạn 2001- 2005 của Công ty như sau: * Sản xuất công nghiệp: Công ty quyết định lấy sản xuất công nghiệp làm ngành nghề chính, là mũi nhọn SXKD của Công ty trong kế hoạch định hướng 2001- 2005. Để phát triển sản xuất công nghiệp trong 5 năm tới. Công ty đã đưa Dự án sản xuất thép đi vào vận hành đúng tiến độ. Bảng 13: Khối lượng kế hoạch các sản phẩm công nghiệp Tên sản phẩm Đơn vị Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Kế hoạch 2003 Kế hoạch 2004 Kế hoạch 2005 Thép Tấn 0 30.000 150.000 180.000 200.000 Vỏ bao xi măng 103 vỏ 14.800 16.000 16.500 30.000 36.000 Cột điện Cột 3.000 8.000 9.000 9.500 10.000 * Kinh doanh vật tư thiết bị và vận tải: Xác định kinh doanh vật tư thiết bị và vận tải là nghề truyền thống của Công ty. Vì vậy trong những năm tới Công ty sẽ cố gắng phát huy hết các tiềm năng, kinh nghiệm để đảm bảo tiếp tục phát triển ngành nghề này, kết hợp chặt chẽ kinh doanh VTTB với kinh doanh vận tải, giữ vững thị phần truyền thống, không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường trong nước và ra nước ngoài. Nhiệm vụ chính kinh doanh vật tư vận tải gồm: + Tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của Công ty và TCT. + Kinh doanh VTTV phục vụ các công trình của TCT và thị trường bên ngoài. + Nhập khẩu thiết bị, xe máy và nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh của TCT và Công ty. + Công tác vận tải tập trung vào tuyến vận tải phục vụ thuỷ điện Sơn La. Các công trình công nghiệp của TCT. * Xây lắp. Tỷ trọng giá trị xây lắp trong tổng giá trị SXKD toàn Công ty trong những năm tới không lớn hơn nhưng để phát triển công tác xây lắp Công ty sẽ cố gắng đầu tư nâng cao năng lực cả về con người, thiết bị để đảm bảo mức độ tăng trưởng từ 9- 10% giá trị sản xuất Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng công cộng, xây dựng khu đô thị, công trình thuỷ lợi, đường dây và trạm biến áp… 1.2. Nhiệm vụ. * Hoàn thành nốt dự án đầu tư Nhà máy sản xuất thép và tổ chức sản xuất, tiêu thụ đảm bảo hiệu qủa vốn đầu tư. Sản lượng thép hàng năm từ 150.000- 200.000 tấn. Đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công ty. Nhà máy thép đi vào hoạt động đúng tiến độ (tháng 10/2002 ra thép ) đã là một thắng lợi lớn, nhưng để đạt được sản lượng như trên là một điều hết sức khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Công ty. Tuy nhiên công tác tiêu thụ thép m ới thực sự là vấn đề sống còn của Công ty, nó quyết định tốc độ sản xuất, hiệu quả kinh doanh của Nhà máy thép nói riêng và toàn Công ty nói chung. * Sản xuất và tiêu thụ bao bì. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ bao bì: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ bao bì hàng năm từ 16 triệu vỏ bao năm 2002 đến 36 triệu vỏ bao vào năm 2004. * Hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện nước thi công, thông tin liên lạc, cung cấp vật tư cho công trình thuỷ điện Na Hang (cát, xi măng, sắt thép, xăng dầu). * Hoàn thành nhiệm vụ cung cấp vật tư và các phần việc được giao tại Xi măng Hạ Long (xi măng, sắt thép, xăng dầu…) * Hoàn thành báo cáo cơ hội đầu tư và báo cáo khả thi các dự án đầu tư: Khai thác cát tự nhiên phục vụ công trình Thuỷ điện Sơn La. Cảng thượng lưu hồ Thuỷ điện Hoà Bình. Xưởng chế tạo nhà thép tiền chế. 2. Biện pháp chính để thực hiện phương hướng, nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới. 1. Biện pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển đơn vị. Tiến hành đồng bộ công tác sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp tư cơ quan Công ty đến các đơn vị trực thuộc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ SXKD theo tinh thần định hướng phát triển 2001- 2005. - Hướng sau khi sắp xếp, đổi mới các đơn vị trực thuộc Công ty phải trở thành đơn vị chuyên sâu một trong số các clĩnh vực chính như xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh vật tư vận tải và đảm bảo có đủ năng lực đọc lập hoàn thành những gói thầu, dự án quy mô vừa. - Kiện toàn bộ máy quản lý Cưo quan công ty, bổ sung cán bộ khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ có trình độ, phân công, phân cấp trách nhiệm rõ ràng để chỉ đạo, quản lý công việc và thực hiện nhiệm vụ. - áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 đã ban hành ở cơ quan Công ty. Xí nghiệp sản xuất bao bì và Nhà máy thép Việt- ý, đồng thời tiếp tục triển khai tới các chi nhánh, xí nghiệp khác trực thuộc Công ty. - Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ hoàn thành cổ phần hoá (xí nghiệp bao bì: quý I/2003, nhà máy thép Việt- ý quý IV/2003). - Thực hiện quản lý, điều hành SXKD tập trung, thống nhất từ Công ty, thực hiện đổi mới công tác điều hành sản xuất: các công trình, mục tiêu trọng điểm phân công các đồng chí Phó giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo được toàn quyền quyết định để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 2. Biện pháp đầu tư. - Tiếp tục thực hiện tốt các dự án đầu tư nâng cao năng lực và mở rộng SXKD, đa dạng hóa ngành nghề sản phẩm theo định hướng phát triển 5 năm (2001-2005) đã được Đảng uỷ TCT phê duyệt. - Hoàn thành Dự án khai thác cát thi công phục vụ xây dựng Thuỷ điện Tuyên Quang. - Hoàn thành thủ tục đầu tư và trỉen khai thực hiện dự án sản xuất ống thép. - Hoàn thành đầu tư mua sắm thiết bị thi công, phương tiện vận tải phục công trình thuỷ điện Tuyên Quang và Xi măng Hạ Long. 3. Biện pháp quản lý cơ giới. Tăng cường công tác quản lý thiết bị xe máy và đảm bảo sử dụng có hiệu quả cao nguồn tài sản này trong SXKD. - Riêng đối với dây truyền cán thép, đây là hệ thống thiết bị hiện đại, tự động hoá cao. Vì vậy, cần tổ chức thật tốt việc học tập kinh nghiệm của chuyên gia trogn quá trình chuyển giao vận hành cũgn như kinh nghiệm của các nhà máy khác đã đi vào sản xuất. Đặc biệt lưu ý những biện pháp khắc phục sự cố thường xảy ra trong quá trình sản xuất. - Thực hiện nghiêm các quy trình quản lý vận hành để nâng cao năng suất máy móc thiết bị. Dự phòng đầy đủ thiết bị, phụ tùng thiết yếu để kịp thởi thay thế, sửa chữa nhằm giảm tối đa giờ ngừng sản xuất. - Đối với các thiết bị phương tiện xe máy khác: trừ trường hợp được đầu tư mới còn lại hầu hết đã qua sử dụng nhiều năm, năng suất đã giảm, hci 0phí sửa chữa lớn cao. Tất cả các thiết bị, xe máy phải được kiểm tra, đánh giá, phân loại để có biện pháp sử dụng hợp lý. 4. Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh- Sẵn sàng hội nhập. Thành lập tổ công tác để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển thương hiệu Sông Đà. Xây dựng và khẳng định thương hiệu Sông Đà cho các sản phẩm chủ yếu của Công ty như thép, bao bì, cột điện, tấm lợp… Quảng bá thương hiệu sâu rộng để khách hàng dễ nhận biết và tin tưởng sử dụng nhằm mở rộng ra thị trường trong nước và khu vực. 5. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. - Kiện toàn tổ chức hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc. Bố trí cán bộ có năng lực để chuyển lo công tác này. - Đầu tư chiều sâu để nghiên cứu dây chuyền công nghệ cán thép để thực sự làm chủ máy móc thiết bị nhằm cải tiến, nâng cao công suất chất lượng sản phẩm. - Quản lý chặt chẽ chất lượng nguyên liệu, vật tư đầu vào. - Tổ chức giám sát kỹ thuật chất lượng chặt chẽ trong suốt quá trình sản xuất ở mọi công đoạn để có các biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. - Giáo dục ý thức trách nhiệm, xây dựng tác phong công nghiệp cho cán bộ CNVC đồng thời có quy định trách nhiệm cá nhân đối với sản phẩm kém chất lượng. 6. Biện pháp tiếp thị đấu thầu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. - Phối hợp chặt chẽ từ Công ty đến các đơn vị trong công tác tiếp thị đấu thầu để thực hiện việc tiếp thị đấu thầu có chọn. - Nâng cao chất lượng làm hồ sơ để tăng khả năng cạnh tranh. * Riêng đối với công tác tiêu thụ thép. - Hoàn thiện xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng đẻ tiếp cận, thiết lập và duy trì quan hệ lâu dài với các bạn hàng. Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại cho sản phẩm thép VIS như quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên báo, panô, apphích, tặng quà, in ấn tờ rơi, tổ chức hội nghị khách hàng,tham gia các hội trợ triển lãm… Đảm bảo tiêu thụ được nhiều sản phẩm ra thị trường. - Tiếp thị đưa thép vào các công trình cầu cảng, các dự án xây dựng, nàh máy bê tông đúc sẵn, các cơ sở xây dựng của các tỉnh đẻ cùng với nhà phân phối đưa sản phẩm thép VIS vào các công trình để mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm thép VIS ngày càng nhiều. 7. Biện pháp quản lý an toàn và BHLĐ. - Tăng cường công tác quản lý an toàn và b ảo hộ lao động. Tổ chức tốt công tác đào tạo, huấn luyện an toàn và BHLĐ. Đảm bảo đầy đủ điều kiện môi trường làm việc an toàn cho CNVC. - Thực hiện thường xuyên và định kỳ công tác kiểm tra và tự kiểm tra an toàn và bảo hộ lao động. - Phấn đấu không để xảy ra các vụ tai nạn lao động nặng. 8. Biện pháp xây dựng các quy chế phân cấp, quản lý. - Xây dựng và điều chỉnh các quy chế quản lý các lĩnh vực, các quy định phân cấp quản lý cho các đơn vị trực thuộc phù hợp với tình hình thực tế SXKD trên cơ sở phát huy cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát huy thế mạnh của các đơn vị. - Xây dựng kế hoạch khoa học, sát thực. Xây dựng chế tài thưởng phạt nghiêm minh về việc hoàn thành và không hoàn thành kế hoạch. 9. Biện pháp hạ giá thành sản phẩm – Nâng cao lợi nhuận SXKD. a. Giảm chi phí đầu vào. - Thực hiện tổ chức đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh cung cấp vật tư nguyên liệu, phụ tùng thiết bị đầu vào cho sản xuất kinh doanh. - Thành lập tổ chức định mức, tiến hành xây dựng và thực hiện định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu năng lượng đảm bảo đạt tiêu chuẩn tiên tiến cho các sản phẩm mới như thép VIS, cát cho Thuỷ điện Tuyên Quang. b. Giảm chi phí quản lý. Xây dựng định mức chi phí hành chính ở tất cả các khâu như: văn phòng phẩm, giao dịch tiếp khách, sử dụng xe con, điện sinh hoạt, điện thoại, thiết bị văn phòng… Đơn vị, cá nhân nào sử dụng vượt định mức thì trừ luôn vào định mức thàng sau của cá nhân, bộ phận đó. c. Tổ chức sản xuất hợp lý. Tổ chức sản xuất hợp lý, giảm các chi phỉ thừa trong quá trình SXKD. Giảm tối đa thời gian ngừng máy do giao ca, sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ đồng thời dự trữ vật tư, phụ tùng thay thế thiết yếu để kịp thời bổ sung thay thế giảm thời gian chờ đợi. d. Thực hiện tiết kiệm. Xây dựng chỉ tiêu tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên vật liệu trong mọi khâu sản xuất, đồng thời có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời trong việc thực hành tiết kiệm. e. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Khơi dậy phong trào thi đua sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong cán bộ CNVC. Có cơ chế động viên khuyến khích kịp thời bằng vật chất cho tập thể, cá nhân CBCNV có sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị. Đầu tư kinh phí cho các chuyên đề nghiên cứu chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất, thi công, nâng cao công suất máy móc thiết bị. f. Phấn đấu nâng cao hiệu quả SXKD. Giao kế hoạch tài chính, chỉ tiêu lợi nhuận cùng với giao kế hoạch SXKD cho các đơn vị ngay từ đầu năm. Phấn đấu tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu ³ 3%. 10. Biện pháp về cung cấp đủ vốn và kịp thời cho SXKD. Gắn trách nhiệm thu hồi vốn, thu hồi công nợ đối với từng Giám đốc, kế toán trưởng, chủ công trình và thực hiện chế tài thưởng phạt nghiêm minh. Xây dựng định mức thưởng thu hồi vốn từ 0,05%- 0,1% giá trị thu hồi vốn cho tập thể cá nhân hoàn thành vượt mức kế hoạch giao. 11.Biện pháp nâng cao đời sống cho người lao động. Đảm bảo đủ việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ CNVC. Cải thiện điều kiện làm việc và ăn ở cho CNVC tại các khu dân cư. 12. Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong đơn vị. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện 10 chương trình hành động của Đảng bộ TCT, triển khai thực hiện Nghị quyết TW3 (khoáIX) về tiếp tục sắp xếp đổi mới phát triển doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả SXKD. Lãnh đạo Đảng bộ nâng cao sức cạnh tranh, chủ động hội nhập. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức quần chúng động viên được sức mạnh trí tuệ của toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ. Để động viên tới toàn thể người lao động trong đơn vị, tổ chức phát động phong trào thi đua ngay từ đầu mỗi năm nhằm động viên và dấy lên phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch và các mục tiêu, tiến độ đã đề ra. Qua việc trình bày và phân tích của tôi trong phần Khảo sát chung về Công ty Sông Đà 12 này, đã phần nào cho chúng ta được cái nhìn tổng quát về Công ty Sông Đà 12 và nó sẽ góp phần làm cơ sở cho những nhận định của tôi về hoạt động nhập khẩu của Công ty trong phần khảo sát cụ thể ngay sau đây về Hoạt động nhập khẩu của Công ty Sông Đà 12. PHầN ii: khảO SáT Cụ THể Hoạt động nhập khẩu của Công ty Sông Đà 12. I. Sự cần thiết của công tác nhập khẩu của Công ty Sông Đà 12. Nhập khẩu máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng, công nghiệp đối với Công ty Sông Đà 12 nói riêng và đối với nền sản xuất của Việt Nam nói chung là vô cùng cần thiết khi nền khoa học công nghệ trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hoá của nền sản xuất trong nước. Ngoài ra, đối với công tác nhập khẩu vật liệu xây dựng và công nghiệp thì hoạt động nhập khẩu là tất yếu khi trong nước không có nguồn nguyên liệu đó, hoặc vật liệu đó ở trong nước khan hiếm mà sản xuất trong nước lại rất cần vật liệu đó. Nhập khẩu máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng và công nghiệp giúp Công ty tranh thủ được các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới mà Việt Nam chưa nghiên cứu, sản xuất được nhờ đó tiết kiệm được chi phí về vốn, thời gian và chất xám của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật mà nhiều khi chi phí bỏ ra cho hoạt động này rất lớn nhưng lại không mang lại hiệu quả. Trong khi đó yêu cầu của sản xuất là phải đáp ứng ngay, nếu không sẽ bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh và hơn nữa kinh doanh là phải tính đến hiệu quả. Nhập khẩu máy móc thiết bị góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của Công ty. Công ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại vì thế nâng cao năng suất lao động của người lao động, cán bộ tiếp thu máy móc thiết bị được nâng cao trình độ công nghệ và do đó năng suất lao động cũng được nâng lên, hơn nữa máy móc thiết bị hiện đại việc sản xuất giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty góp phần làm giảm giá thành sản phẩm sản xuất ra, do đó giảm giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Công ty Sông Đà 12 là đơn vị thực hiện hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng, công nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân công ty, của các thành viên trong Tổng công ty Sông Đà và cho các đơn vị khác ngoài Tổng Công ty. Công ty cũng có thể mua lại các thiết bị máy móc và vật liệu xây dựng và công nghiệp từ các doanh nghiệp nhập khẩu khác trong nước. Nhưng tại sao Công ty lại tự mình nhập khẩu? Đó là vì Công ty được sinh ra đã có sẵn chức năng là kinh doanh vật tư thiết bị do đó Công ty vừa có giấy phép nhập khẩu vừa có sẵn một đội ngũ những cán bộ khoa học kỹ thuật có hiểu biết cao về máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng, hơn nữa Công ty lại là một Công ty có lĩnh vực kinh doanh xây dựng, c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0511.doc
Tài liệu liên quan