LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới thì cơ hội cho các doanh nghiệp cũng được mở rộng đồng thời cũng gặp không ít khó khăn cần phải được khắc phục. Đặc biệt, chúng ta đã gia nhập WTO, đa số các mặt hàng sẽ không phải chịu thuế suất trừ một số mặt hàng chịu mức thuế suất thấp (5%) với việc hàng rào thuế quan được hạ xuống mức rất thấp khiến cho mức độ cạnh tranh, đặt biệt là cạnh tranh về giá ngày càng trở nên gay gắt, các doanh ngh
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cho ngành mía đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm. Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế vẫn thuộc nhóm đang phát triển nên chi phí nguyên vật liệu trong giá thành còn chiếm một tỷ trọng cao, đồng thời vốn bỏ ra mua nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong vốn lưu động của doanh nghiệp (khoảng 40 - 60% tổng số vốn lưu động). Từ đó có thể nói việc xác định đúng và phù hợp nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp là cực kỳ quan trọng.
Như chúng ta đã biết, trong mấy năm gần đây vấn đề nguyên liệu mía cho ngành mía đường là một vấn đề được báo chí, các nhà chức trách và người dân quan tâm. Hiện tại giá thành đường thành phẩm của chúng ta đang cao hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiều nhà máy đang làm ăn có lãi những ngành mía đường vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm đặc biệt là sự ổn định vùng nguyên liệu mía chưa được thiết lập trên toàn quốc.
Vấn đề được đề cập trong đề án này là tình hình của các vùng nguyên liệu cho ngành mía đường hiện nay và giải pháp để phát triển vùng nguyên liệu mía một cách ổn định và bền vững.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Một số vấn đề lý luận về nguyên vật liệu.
Phần II: Thực trạng các vùng nguyên liệu của ngành mía đường Việt Nam
Phần III: Một số giải pháp phát triển vùng nguyên liệu cho ngành mía đường.
Mặc dù đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Tứ nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô để đề án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
1. Một số vấn đề lý luận về nguyên vật liệu.
1.1. Khái niệm và đặc điểm nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu (NVL) là phạm trù mô tả các loại đối tượng lao động được tác động vào để biến thành sản phẩm (dịch vụ)
Thông thường, NVL được chia thành các loại sau:
- Nguyên liệu nếu nó mới chỉ được khai thác hoặc là nông, lâm, hải sản..... chưa được chế biến.
- Vật liệu là những đối tượng lao động đã trải qua chế biến và được tiếp tục sử dụng vào quá trình chế biến sản phẩm khác.
- Nhiên liệu là những đối tượng lao động được sử dụng để tạo ra nguồn năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất.
NVL là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất. C.Mác đã viết: " đối tượng đã qua một lần lao động trước kia rồi....... thì gọi là nguyên liệu". Như vậy tất cả nguyên liệu đều là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đã trải qua sự tác động, nhưng không phải mọi đối tượng lao động đã trải qua sự tác động của con người.
Mỗi loại NVL cụ thể có những đặc tính tự nhiên rất khác nhau (sắt, thép, xi măng....) song chúng đều có đặc điểm chung là chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất sản phẩm (dịch vụ), sự tham gia này có thể dẫn đến sự biến dạng NVL theo ý muốn của con người như mía cây bị ép thành nước mía..... hoặc có thể bị tiêu biến đi về mặt chất như sử dụng ga làm nhiên liệu..... song giá trị toàn bộ của mọi nguyên vật liệu không bị mất đi mà kết ting vào giá trị sản phẩm (dịch vụ) được tạo ra từ nguyên vật liệu đưa vào sản xuất.
1.2. Vị trí của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp mía đường nói riêng.
Nội dung cơ bản nhất của quá trình sản xuất là quá trình lao động. Quá trình lao động là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất của đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm.
NVL là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động), nội dung của đối tượng lao động là NVL. Thiếu NVL thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được.
Với sự phân loại ở trên, nguyên liệu, vật liệu gọi tắt là NVL. Đồng thời căn cứ vào sự tham gia của chúng vào cấu thành sản phẩm mà chia thành NVL chính và NVL phụ, sự phân chia này không chỉ ngày nay mới xuất hiện mà nó được C.Mác chỉ rõ: " Nguyên liệu có thể hình thành thực thể chủ yếu của sản phẩm hay chỉ ra nhập sản phẩm dưới hình thức vật liệu phụ". Nhiên liệu, năng lượng thuộc về vật liệu phụ song chúng cũng rất quan trọng nên được tác rời thành yếu tố riêng.
Vai trò của NVL trong quá trình sản xuất còn thể hiện: Nếu về mặt chất thì NVL là yếu tố trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm, chất lượng của NVL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Do đó, đảm bảo chất lượng của NVL cho sản xuất là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Xét về mặt giá trị thì tỷ trọng của NVL chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành, còn về mặt tài chính thì vốn bỏ ra mua NVL cũng chiếm tỷ lệ lớn trong vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất.
Từ đó có thể đưa ra kết luận: NVL không những giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất mà còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý giá thành và tài chính trong doanh nghiệp. Do đó, vấn đề đặt ra là phải cung ứng đúng tiến độ, số lượng, chủng loại, chất lượng và quy cách của NVL.
Trong ngành công nghiệp sản xuất đường ở nước ta thì mía là nguyên liệu chính và chủ yếu trong quá trình sản xuất đường. Nếu không có cây mía thì không thể tiến hành sản xuất đường. Do đó phải đảm bảo nguồn nguyên liệu mía ổn định và đầy đủ đảm bảo cho sản xuất liên tục, tận dụng được hết công suất nhà máy thì hiệu quả kinh doanh mới đạt được. Mặt khác trong cơ cấu giá thành sản xuất đường thì chi phí cho nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 70 %) vì vậy vấn đề nguồn nguyên liệu mía phải được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu. Trong cạnh tranh ngành đường thì chủ yếu là cạnh tranh qua giá, nếu hạ thấp được giá thành thì khả năng thu lợi nhuận là rất đảm bảo, nâng cao được khả năng cạnh tranh mà nguyên liệu mía là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu giá thành do đó nếu nâng cao được chất lượng mía, nguồn cung ứng mía đầy đủ và ổn định với mức giá hợp lý thì nhà máy đường sẽ có cơ hội giảm chi phí và phát triển bền vững.
2. Thực trạng vùng nguyên liệu mía.
2.1. Tình hình sản xuất hiện tại ở các nhà máy đường.
2.1.1. Nhiều nhà máy đang sản xuất kinh doanh có lãi nhưng phát triển chưa ổn định.
Thực tế trong niên vụ 2006 - 2007 thì khoảng 90% nhà máy đường có lãi, còn có tới 32/33 nhà máy đường trên tổng số 36 nhà máy đường làm ăn 3 năm đều có lãi. Tuy vậy nếu so với Thái Lan, một nước trong khu vực với nhiều điều kiện tương tự thì giá thành đường của chúng ta còn cao hơn khoảng 500đ/kg. nếu tổ chức quản trị nhà máy hợp lý hơn, chúng ta sẽ hạ được giá thành xuống thấp như Thái Lan; hoặc nếu mở rộng công suất hơn nữa sẽ kéo giá thành xuống, các nhà máy đường sẽ tồn tại và đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thực tế là chúng ta có thể hạ giá thành xuống mức thấp hơn nữa không chỉ nhờ hai phương pháp trên bằng cách hạ thấp chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Bởi vì vấn đề nguyên liệu mía của các nhà máy đường vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn chưa được giải quyết.
2.1.2. Giá cả và nguồn cung ứng nguồn cung ứng nguyên liệu mía còn nhiều biến động.
Năm 2006, xét trong phạm vi cả nước ta có thể nêu ra một số ví dụ điển hình về giá như sau: Sóc Trăng giá mía là 660.000 đồng/ tấn nguyên do là trong những năm trước đó vùng nguyên liệu mía lớn ở Sóc Trăng là Cù Lao Dung do giá mía xuống quá thấp nhân dân không những không có lãi mà nhiều nhà còn phải chịu thua lỗ nên người dân và cán bộ địa phương khuyến khích trồng cây ăn trái, đặc sản để tính đến chiến lược lâu dài. Năm nay, mía được giá, mà diện tích nguyên liệu mía đã bị thu hẹp nên sản lượng mía xuống thấp nên giá mía càng bị đẩy lên cao, người dân trồng mía thu được lãi lớn. Theo cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Cù Lao Dung, năm 2006 toàn huyện có khoảng 6500 ha mía, dự kiến thời gian tới sẽ tăng lên 7000 ha do bà con chuyển từ cây ăn trái sang trồng mía. Nếu cứ đà này, nay mai vùng nguyên liệu mía sẽ phình to. Lúc đó khả năng thừa nguyên liệu, giá thấp rất dễ xảy ra. Người dân cần có cách nhìn nhận đúng đắn để tránh tình trạng mía ngọt thành mía đắng.
Ở Nghệ An giá mía 310.000 đồng/tấn. Những năm gần đây bà con nông dân Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư thâm canh để trồng mía nên năng suất tăng cao 75 - 80 tấn/ha. Thế nhưng trừ chi phí đầu tư, người nông dân chỉ thu được lãi xuất thấp, nguyên nhân vì trong khi các nhà máy mía nhiều tỉnh thành trong cả nước đã nâng mức giá lên 560 - 600 đồng/kg, thì các nhà máy mía đường trên địa bàn tỉnh lại thu mua với mức giá quá thấp 390 đồn/kg. Đặc biệt ở huyện Con Cuông nhà máy Sông Lam chỉ thu mua với giá 310.000đ/ tấn. Bức xúc, bà con ở đây có nhiều ý kiến đề nghị chính quyền xã, nếu giá mía nhà máy thu mua quá thấp, vụ ép năm tới không bán cho nhà máy nữa. Hoặc nếu kéo mật để bán tính ra cũng đắt hơn, thậm chí chuyển đổi sang cây trồng khác.
Bình Định: 700.000đ/ tấn. Giá mía leo thang là hậu quả của việc nhà máy đường An Khê (Gia Lai) tranh mua nguyên liệu mía với nhà máy đường Bình Định trên vùng nguyên liệu mía của nhà máy đường Bình Định. Do quy hoạch vùng nguyên liệu mía nên đã thu mua với giá rất cao. Các thương lái đã sang các vùng nguyên liệu mía lân cận thu mua mía để bán cho nhà máy đường An Khê đó là nguyên nhân đẩy giá mía ở Bình Định lên cao.
Trong những năm qua chúng ta đã cố gắng ổn định tình hình cung ứng nguồn nguyên liệu mía và thu được một số kết quả khả quan. Nhưng chúng ta cần cố gắng hơn nữa không để bài toán mía đường rơi vào lối cũ những năm trước đó, thời gian mà các nhà máy làm ăn thua lỗ, người dân rơi vào cảnh nợ nần, thậm chí bà con phải chặt phơi khô rồi đốt cây mía do chính mình bỏ công chăm sóc.
2.2. Các vùng nguyên liệu mía chính ở nước ta.
Bảng so sánh diện tích và sản lượng mía các vùng trong cả nước năm 2005
Vùng
Diện tích (%)
Sản lượng (%)
Đồng bằng sông Hồng
0,85
0,8
Đông Bắc
5,1
3,9
Tây Bắc
3,9
3,5
Bắc Trung Bộ
18,4
18,8
Duyên Hải Nam Trung Bộ
17,8
14,2
Tây Nguyên
10,0
8,0
Đông Nam Bộ
18,8
17,9
Đồng Bằng Sông Cửu Long
25,1
32,9
Cả nước
100
100
Quy hoạch vùng nguyên liệu mía dự báo đến 2010
- Tổng diện tích trồng mía: 300.000 ha, trong đó vùng nguyên liệu tập trung là: 250.000 ha.
- Năng suất mía bình quân: 65 tấn/ ha
- Chữ đường bình quân: 11 CCS
- Sản lượng mía: 19,5 triệu tấn.
- Bốn vùng trọng điểm phát triển mía đường có tổng diện tích trồng mía là 222.000 ha (chiếm 74,0% diện tích mía cả nước). Cụ thể:
+ Vùng Bắc Trung Bộ: tổng diện tích trồng mía là 80.000 ha;
+ Vùng Duyên hải Miền trung và Tây Nguyên: Tổng diện tích trồng mía là 53.000 ha;
+ Vùng Đông Nam Bộ: Tổng diện tích trồng mía là: 37.000 ha
+ Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: Tổng diện tích trồng mía là : 52.000 ha
3. Hiện trạng phát triển các vùng nguyên liệu mía.
3.1. Diện tích trồng mía không ổn định.
Qua các năm ta nhận thấy diện tích trồng mía thường xuyên biến động phụ thuộc vào giá cả thị trường. Khi giá lên người dân phá bỏ các cây khác chuyển sang trồng mía, hậu quả là diện tích trồng mía tăng nhanh dẫn đến sản lượng tăng lên trong khi ở một vùng nguyên liệu mía thường chỉ có một nhà máy đường do đó lương cung mía thừa, nhà máy hoạt động hết công suất cũng không thể tiêu thụ được hết mía nguyên liệu trong vùng dẫn đến giá cả xuống thấp, nhiều người dân trồng mía phải chịu thiệt. Bài học về nguyên liệu mía những năm trước 2003 vẫn còn chưa xa, nhiều người dân không bán được mía đã phải phơi khô rồi đốt bỏ, người dân rơi vào cảnh nợ nần khốn khó. Ví dụ như trường hợp Cù Lao Dung, bà con có thời phá vườn cây ăn trái trồng mía trong lúc mía được giá nhưng đến khi mía rớt giá bà con lại chặt mía trồng cây ăn trái. Năm 2006 mía lại được giá, 7 ha nhãn thu lãi không bằng 1ha mía cho nên diện tích trồng mía lập tức tăng từ 6.500ha - 7.000 ha. Theo cán bộ Phòng Nông nghiệp Cù Lao Dung thì cứ đà này khả năng thừa nguyên liệu, giá thấp rất dễ xảy ra. Hiện nay nhiều vùng nguyên liệu mía đã dần ổn định nhưng tình trạng trên vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhà máy đường, cơ quan chức năng và người dân trồng mía cần phối hợp với nhau chặt chẽ hơn để phát triển ngành mía đường bền vững trên quan điểm các bên tham gia đều có lợi.
3.2. Chất lượng mía nguyên liệu còn chưa đồng bộ.
Chất lượng mía trước hết thể hiện ở chữ đường của mía (đơn vị là: CCS) chất lượng mía ảnh hưởng khá nhiều tới sản xuất đường của nhà máy. Nếu ép cùng một khối lượng mía, thì nguyên liệu mía nào có chữ đường cao sẽ cho sản lượng đường cao hơn nghĩa là tăng được khối lượng sản phẩm đường với cùng một chi phí. Như vậy hiệu quả kinh tế sẽ được nâng lên rất nhiều.
Hiện nay chất lượng mía nguyên liệu còn chưa đồng bộ. Một số địa phương đã hình thành được vùng trồng mía năng suất cao, chữ đường cao nhưng diện tích này vẫn còn chiếm tỷ lệ chưa cao. Chữ đường bình quân chỉ đạt từ 7 - 8 CCS, theo kế hoạch đến năm 2010 chúng ta sẽ nâng chữ đường bình quân lên 10 CCS. Năng suất hiện tại vẫn chưa cao, một số vùng mạnh dạn đầu tư thâm canh để trồng mía, như nông dân Nghệ An, ở đây năng suất bình quân liên tục đạt 75 - 80 tấn/ha, có những vùng trồng mía cao sản năng suất lên tới 120 tấn/ha nhưng nhìn chung đó chỉ là một số điển hình số còn lại năng suất thuộc loại thấp. Nhà nước đặt mục tiêu đến 2010 sẽ đạt năng suất mía nguyên liệu vào khoảng 65 tấn/ha.
3.3. Hiện tượng tranh giành nguyên liệu mía giữa các nhà máy vẫn đang xảy ra ở một số vùng nguyên liệu mía.
Các đây mấy năm từ những năm 2003 - 2004 trở về trước, nhiều nhà máy mía đường được xây dựng ồ ạt, không gắn với phát triển vùng nguyên liệu mía cho nên tình trạng tranh mua nguyên liệu mía thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của ngành đường Việt Nam nói chung và các nhà máy mía đường nói riêng. Từ đó đến nay nhiều nhà máy hoạt động không hiệu quả đã phải ngừng sản xuất, giải thể, nhiều vùng nguyên liệu mía được quy hoạch phát triển thêm nên tình trạng tranh mua nguyên liệu mía được hạn chế khá nhiều. Tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để và vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Ở nước ta diện tích nhỏ, giao thông thuận lợi mà các vùng nguyên liệu mía được phân bố khá tập trung, nhiều nhà máy được xây dựng trên một vùng diện tích không phải là lớn cho nên năm nào diện tích trồng mía giảm hoặc thời tiết xấy, sâu bệnh dẫn đến sản lượng mía giảm thì hiện tượng tranh mua nguyên liệu diễn ra phổ biến. Nhiều thương lái đã mua mía nguyên liệu ở vùng có giá thấp sang bán cho nhà máy trả giá cao hơn. Điều đáng nói là nhiều vùng nguyên liệu đã được nhà máy ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, được nhà máy hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống nhưng đến khi được thương lái trả giá cao hơn, nhiều bà con đã bán mía cho họ gây ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của những nhà máy này. Lấy ví dụ ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Bình Định.... đều có hiện tượng này. Bức xúc trước vấn đề này, ông Nguyễn Thái Hoà, Phó Giám đốc công ty mía đường Trà Vinh cho biết, để xây dựng vùng nguyên liệu mía ổn định cho nhà máy đường có công suất 1500 tấn/ ngày, niên vụ 2005 - 2006 công ty đã đầu tư trên 7tỷ đồng cho gần 4000 hộ dân để trồng 5368 ha mía. Ngoài ra, công ty còn tiến hành hỗ trợ nông dân ở 2 huyện Trà Cú và Tiểu Cầm trồng thử nghiệm 1000 ha mía theo hướng rải vụ. Đây là giải pháp mang tính chiến lược trong việc phát triển cây mía ở Trà Vinh một cách bền vững. Nhưng hiện nay nhà máy đang lâm vào tình cảnh thiếu nguyên liệu, đôi khi phải sản xuất cầm chừng và hiện có khoảng 20% hộ dân được nhà máy đầu tư, bao tiêu sản phẩm bội tín không bán mía cho nhà máy, dù nhà máy mua theo giá thị trường như đã cam kết.
Nguyên nhân là ở riêng vùng ĐBSCL hiện có 9 nhà máy đường có công suất rất lớn, chỉ tính riêng 2 nhà máy đường ở tỉnh Long An là nhà máy đường Hiệp Hoà và nhà máy đường Nagarjuna (Ấn Độ) đã có công suất lên đến 1.250.000 tấn/ năm. Trong khi đó diện tích mía trong khu vực hàng năm lại không ngừng biến đổi, thiếu quy hoạch. Chính vì vậy mà ở ĐBSCL luôn xảy ra tình trạng nếu năm nào diện tích trồng mía lớn, giá đường thấp các nhà máy hoạt động cầm chừng. Nếu năm nào diện tích trồng mía giảm, giá đường tăng cao các nhà máy chế biến đường thiếu nguyên liệu sản xuất nên phải tranh nhau mua để duy trì sản xuất. Những " Cuộc chiến" tranh mua nguyên liệu mía gây ra tác hại không nhỏ tới kế hoạch sản suất kinh doanh, tới sự phát triển bền vững ngành mía đường nên cần những giải pháp đưa ra để hạn chế những việc này.
4. Những đánh giá thực trạng vùng nguyên liệu mía của ngành mía đường Việt Nam
4.1. Thuận lợi.
4.1.1. Quỹ đất dành cho cây mía khá lớn. Việt Nam là một nước thuộc khu vực nóng ẩm. Gió mùa rất thuận lợi để cây mía phát triển tốt. Hiện nay cây lúa và một số loại cây ăn trái không đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ nông dân, nhiều địa phương muốn chuyển sang những hướng đi mới và cây mía nguyên liệu là một trong những lựa chọn hiệu quả. Chúng ta có thể chuyển những vùng trồng lúa, cây hoa màu mà hiệu quả chưa cao xong phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung. Thực tế diện tích dành cho cây mía trong những năm qua lên tới xấp xỉ 300.000 ha, nếu ngành mía đường phát triển tốt thì diện tích trồng mía còn có khả năng mở rộng hơn nữa.
4.1.2. Nhiều nhà máy mía đường công suất lớn đang hoạt động hiệu quả.
Đây cũng là một động lực không nhỏ giúp xây dựng một ngành đường ổn định và phát triển bền vững. Từ thuận lợi này, nhiều vùng nguyên liệu mía được khuyến khích phát triển cung ứng nguyên liệu cho các nhà máy đường. Với công suất ép niên vụ 2006 - 2007 là 12,6 triệu tấn mía và có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể mở rộng quy mô sản xuất. Với khả năng bao tiêu đầu ra lớn như vậy thì cây mía nguyên liệu đang là một cây trồng được trú trọng có khả năng phát triển lâu dài.
4.1.3. Chính phủ quan tâm tới ngành công nghiệp mía đường.
Trong khoảng thời gian thập kỷ vừa qua, nhà nước đã trú trọng tới nhiều ngành công nghiệp trong đó có ngành đường. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, nhiều nhà máy đã được xây dựng, nhiều vùng nguyên liệu mía đã được quy hoạch và xây dựng tuy thời gian đầu còn có nhiều sai lầm nhưng chúng ta đã và đang nhìn nhận một cách sáng suốt và đưa ra nhiều giải pháp để phát triển ngành mía đường. Hiện tại, chúng ta đang sử dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ ngành đường nhưng hàng rào này đang dần được gỡ bỏ tuy nhiên, nhờ những nỗ lực của Nhà nước và doanh nghiệp mía đường mà hiện nay ngành đường nước ta đã đủ sức cạnh tranh với đường thế giới. Chính phủ đã quan tâm và hỗ trợ vốn, đào tạo nhân sự, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giúp tăng trưởng ngành đường ngày càng bền vững hơn. Được sự quan tâm này là một sự thuận lợi to lớn để người dân phát triển mía đường góp phần vào xây dựng nền kinh tế quốc dân vững mạnh.
4.1.4. Người nông dân cần cù, chăm chỉ có nhiều ý chí vươn lên.
Đất nước ta thời gian qua đã có những bước tiến mạnh mẽ về kinh tế, nhưng nhìn chung nước ta vẫn là một nước đang phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận rất lớn dân cư là nông dân, họ là những người nghèo nhưng cần cù, chăm chỉ và có nhiều ý chí vươn lên. Khi nhà nước chú trọng vào phát triển cây mía như là một cây xoá đói giảm nghèo tiến tới một cuộc sống no đủ hạnh phúc thì người nông dân coi đây là một cơ hội, họ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng sang phát triển vùng mía nguyên liệu. Cùng với thời gian, họ sát cánh cùng ngành mía đường vượt qua những ngày tháng khó khăn đó là giai đoạn giá đường thế giới xuống thấp, dân trồng mía không biết bán cho ai, nhà máy thì làm ăn thua lỗ có nhiều nhà máy đã phải đóng cửa sản xuất. Và tới 3 năm gần đây, ngành mía đường đã có những bước phát triển mới, nhiều người dân nhờ cây mía đã thoát nghèo nhiều hộ còn trở thành những gia đình có thu nhập khá giả. Ban đầu, cây mía còn cho năng suất thấp, chữ đường chưa cao, người dân dưới sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp sẵn sàng đổi mới phương thức canh tác, thâm canh nhờ đó mà năng suất, chất lượng mía ngày càng được nâng cao. Ngành đường Việt Nam có được như ngày hôm nay cũng nhờ những đóng góp không nhỏ từ người dân, đó là thế mạnh của người nông dân ta từ ngàn đời nay.
4.1.5. Thị trường thế giới đang được mở cửa với nhiều thuận lợi.
Đường là một nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người. Theo thống kê, nhu cầu tiêu thụ đường trên đầu người hiện nay là 35 kg/năm, tại Ấn Độ là 20kg/năm.....tại Việt Nam, khi chưa có chương trình 1 triệu tấn đường (1994), mức tiêu thụ mỗi đầu người là 8kg/năm, hiện là 15kg/năm và dự kiến sẽ còn tăng lên. Đường thực phẩm được chế biến từ 2 nguyên liệu chính là mía và củ cải đường. Tại các nước EU, việc hạ giá cho sản xuất củ cải đường đã và đang giảm đáng kể, dẫn tới diện tích củ cải đường giảm mạnh. Vụ 2005 - 2006 EU đạt sản lượng 20,45 triệu tấn, vụ 2006 - 2007 chỉ còn 16,6 triệu tấn.
Với cây mía, nhiều nước sản xuất đường hàng đầu thế giới như Brazil, Australia, Columbia, Mỹ, Thái Lan lại có chương trình sử dụng năng lượng sạch là Bio - ethanol sản xuất từ nước mía (mật rỉ đường). Sản xuất ethanol để bổ sung nhiên liệu sẽ có tác động lớn đến quan hệ cung cầu về đường thế giới. Do vậy, mặc dù giá đường tiêu dùng có giảm nhưng dự báo sẽ lại tăng lên trong tương lai không xa.
Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia WTO thì khả năng các doanh nghiệp đường tham gia khai thác thị trường thế giới càng hiện rõ. Tuy nhiên muốn cạnh tranh được với đường thế giới thì chúng ta phải nỗ lực hơn nữa trong việc giảm giá thành đường thành phẩm. Giảm giá thành là việc hoàn toàn nằm trong tầm tay nếu các nhà máy sắp xếp lại bộ máy quản lý và ổn định tình hình nguồn cung cấp mía nguyên liệu, mở rộng quy mô sản xuất.
4.2. Khó khăn và nguyên nhân của nó.
4.2.1. Quy hoạch vùng nguyên liệu còn yếu kém. Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước đã hình thành vùng nguyên liệu mía tập trung nhưng do vấn đề giá cả mà diện tích trồng mía lại thường xuyên biến động qua các năm. Nhiều vùng nhiên liệu quá lớn trong khi công suất ép mía của nhà máy chỉ có hạn. Năm 2003, Nhà máy đường Trà Vinh chỉ cần 3000ha nhưng thực tế đã trông 7.268ha, nhà máy đường Phụng Hiệp (Cần Thơ) công suất thiết kế cần 3500ha, sản lượng ép chỉ cần 178000 tấn mía cây nhưng vùng mía nguyên liệu lại lên tới 7134ha, sản lượng gần 500.000 tấn mía cây. Tình hình này đã diễn ra từ lâu nhưng hiện nay nhiều vùng vẫn còn tiếp diễn tuy với quy mô nhở hơn và ít hơn. Những quy hoạch như vậy chỉ làm giá mía thêm bấp bênh, sản xuất không đạt hiệu quả cao qua các năm. Trong năm 2006 giá mía mỗi nơi một khác, ở Nghệ An lúc thấp nhất 310.000đồng/tấn, Bình Định lại là 700.000đồng/tấn chính là hậu quả của những quy hoạch sai từ vùng nguyên liệu cho tới địa điểm các nhà máy.
4.2.2. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân trồng mía chưa chặt chẽ.
Các nhà máy vẫn còn tồn tại những tư tưởng cá nhân, mạnh ai nấy làm nên đã không đưa ra được những phương án liên kết chặt chẽ. Để tình trạng này xảy ra sẽ dẫn tới việc cân đối vùng nguyên liệu gặp khó khăn, nhiều nhà máy tranh giành nguyên liệu của nhau đẩy giá mía lên cao ở những thời điểm giá đường cao, nguyên liệu khan hiếm. Nhưng trong nhiều thời gian mía nguyên liệu về tổng thể lại thừa đó là do kế hoạch không thống nhất, các nhà máy tự ý phát triển nguyên liệu mía theo kiểu thừa hơn thiếu, thừa thì các thương lái sẽ mua bán sang các nhà máy khác. Do thiếu liên kết mà họ không chèo lái một con thuyền chung, đưa ra những dự đoán cung cầu sai lầm, mất đi lợi thế trên bàn đàm phán với các khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
Mối liên kết giữa doanh nghiệp mía đường với người dân trồng mía chưa chặt chẽ. Nhiều công ty đường do có được thế độc quyền mua mà ép giá người nông dân gây bắc xúc dư luận. Công ty cổ phần mía đường Nông cống tháng 12/2006 công bố giá mua nguyên liệu mía niên vụ 2006-2007 như sau: Từ đầu vụ đén 31/12/2006, giá 360.000 đồng/ tấn tại ruộng.
Từ 01/01-31/3/2007 giá 350.000đồng/tấn; từ 01/4 đến hết vụ giá 370.000 đồng/tấn. Nhưng đến ngày 31/3/2007 công ty có thông báo lại về việc thanh toán tiền bán mía niên vụ 2006-2007 trung bình mỗi tấn mía đã bị giảm 30.000đồng. Việc này làm ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân, khiến cho sự hợp tác giữa 2 bên càng thêm lỏng lẻo. Nhưng trong nhiều trường hợp khác người dân lại là người bội tín bán mía nguyên liệu đã được bao tiêu, ký kết hợp đồng tiêu thụ cho nhà máy khác gây khó khăn cho kế hoạch sản xuất của nhà máy đường.
Ngoài việc hợp tác trong tiêu thụ sản phẩm còn lỏng lẻo mà cả hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật chăm sóc, giống mía cao sẵn cũng còn nhiều vấn đề. Nhìn chung năng suất mía của nước ta còn thấp, chỉ khaỏng 54tấn/ha bình quân cả nước và chữ đường của cây mía vẫn còn thấp. Mục tiêu đến năm 2020 năng suất mía bình quân đạt 80tấn/ha, chữ đường bình quân đạt 12CCS. Như vậy khả năng nâng cao chất lượng mía còn nhiều. Các nhà máy đường phải có kế hoạch cụ thể hỗ trợ người dân về vốn, kỹ thuật, giống mới để nâng cao chất lượng mía vừa có lợi cho người dân trồng mía, vừa có lợi cho nhà máy mía đường.
4.2.3. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi Việt Nam gia nhập WTO. Gia nhập WTO là một cơ hội nhưng thách thức đặt ra cũng không phải là nhỏ. Gia nhập WTO, hàng rào thuế quan dần được hạ thấp, đường thế giới sẽ xâm nhập thị trường nước nhà trong khi giá thành đường Việt Nam vẫn còn cao hơn so với bình quân thế giới, nếu không nhanh chóng hạ giá thành thì ngành đường không thể cạnh tranh nổi sẽ mất thị phần có nguy cơ thua lỗ. Ngành đường nước ta mới phát triển mạnh trong khoảng chục năm trở lại đây lại được bảo trợ để phát triển cho nên áp lực cạnh tranh tiêu thụ lúc đó còn thấp, các doanh nghiệp đường chưa quen với thị trường thế giới cho nên khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra sự bỡ ngỡ cho ngành mía đường. Tuy nhiên các doanh nghiệp mía đường còn nhiều khía cạnh chưa phát huy hết sức mạnh, nên nếu các doanh nghiệp biết khai thác lợi thế của mình và tìm hướng đổi mới sản xuất thì chúng ta sẽ vượt qua được khó khăn và phát triển ngày càng vững mạnh.
4.2.4. Ý thức của người dân còn chưa cao trong phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững cùng với doanh nghiệp sản xuất đường.
Việc người dân không coi trọng hợp tác phát triển lâu dài với doanh nghiệp đường là một khó khăn rất lớn để ổn định phát triển vùng nguyên liệu mía qua đó ổn định phát triển ngành đường cả nước. Doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức giá có lợi cho người dân nhưng người dân nhiều nơi còn xảy ra tình trạng tự ý phá bỏ hợp đồng bán mía ra bên ngoài khi thấy giá mua của các nhà máy khác cao hơn dù đó chỉ là giá tạm thời. Người dân chưa hiểu được hết lợi ích thu được từ phát triển, làm ăn lâu dài với nhà máy. Trong quan điểm của họ việc một số ít người (20%) bán mía ra bên ngoài thì doanh nghiệp sẽ không ảnh hưởng gì, mà nhà máy thì năm sau vẫn phải mua mía của họ không thể chạy đi nơi khác mua mía vì chi phí sẽ cao hơn. Nhưng người dân chưa thấy được cái hại của việc làm đó, nhà máy vẫn ph ải mua mía của họ nhưng năm sau để đối phó tình hình họ sẽ phát triển vùng nguyên liệu mía rộng hơn để đáp ứng sự thiếu hụt. Năm sau nếu nhà máy lân cận đáp ứng đủ nguyên liệu thì họ sẽ không mua mía vùng bên cạnh nữa điều đó dẫn đến mía khu vực này sẽ xuống giá, cải hại khi đó sẽ thuộc về phía người dân trồng mía. Việc không liên kết chặt chẽ sẽ làm cho quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu mía gặp nhiều khó khăn và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá mía bấp bênh, diện tích mía biến động trong nhiều năm qua.
5. Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía
5.1. Phân tích chính xác tương quan cung cầu về mía đường trên thị trường.
Từ đí đưa ra được kế hoạch sản xuất hợp lý. Các cơ quan chức năng thuộc nhà nước khi nhận định tương quan cung cầu chính xác sau đó định hướng cho toàn ngành đường phát triển, xem xét về tổng thể nên cho xây dựng bao nhiêu nhà máy, tổng công suất là bao nhiêu, diện tích nguyên liệu mía cả nước sẽ là bao nhiêu. Nhận định cung cầu hàng năm thay đổi trong khoảng nào rồi khuyến cáo cho các doanh nghiệp mía đường trong nước để họ chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Theo phân tích đã nêu ở mục (4.1.5) thì xu hướng cầu mía đường sẽ còn tăng cao trong tương lai trong khi cung đường một số nước giảm đó là một cơ hội lớn cho ngành mía đường Việt Nam phát triển.
5.2. Quy hoạch, xây dựng và phân bố nhà máy đường và vùng nguyên liệu mía hợp lý
Quy hoạch, xây dựng và phân bố nhà máy đường cùng vùng nguyên liệu mía bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Xuất phát từ quy hoạch yếu kém mà một số các nhà máy đã được xây dựng không gắn với phát triển vùng nguyên liệu tương ứng. Hậu quả là nhiều nhà máy mía đường làm ăn thua lỗ và phải đóng cửa, trong mấy năm qua số nhà máy đường đã giảm từ 44 nhà máy xuống còn 36 nhà máy đường vào năm 2007. Dù đã có một số nhà máy đóng cửa, những vẫn còn một số nhà máy khác cùng tồn tại trên những vùng nguyên liệu mía chật hẹp. Riêng đồng bằng sông Cửu Long có 9 doanh nghiệp mía đường lơn dẫn đến tình trạng tranh mua nguyên liệu mía xảy ra thường xuyên đẩy giá mía có nơi lên 700.000 đồng/tấn.
5.3. Lựa chọn phương án liên kết kinh tế có hiệu quả cao.
5.3.1. Liên kết giữa các doanh nghiệp mía đường
Các doanh nghiệp mía đường liên kết với nhau giải quyết một số vấn đề liên quan đến lợi ích hai bên như vấn đề vùng nguyên liệu tranh chấp. Nếu chỉ hai nhà máy có tranh chấp ngồi lại với nhau thì chưa đủ rất khó giải quyết vấn đề mà phải liên kết tất cả các nhà máy đường trên phạm vi rộng lớn như Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng Nam Trung Bộ,... thì vấn đề nguyên liệu mới được giải quyết. Qua đó các nhà máy đường sẽ cùng nhau phân chia vùng nguyên liệu mía sao cho các bên tham gia thu được lợi ích nhiều nhất vì hiện tại nếu xảy ra tranh mua giá mía sẽ bị đẩy lên cao, mà nguyên liệu mía vẫn thiếu như vậy thiệt hại sẽ thuộc về tất cả các bên.
Ngoài vấn đề nguyên liệu thì các doanh nghiệp mía đường nên chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, hợp tác thành lập các bộ phận nghiên cứu chung vì hợp tác sẽ làm ngồn lực lớn hơn có nhiều điều kiện nghiên cứu, nhập khẩu các giống mía chất lượng cao áp dụng vào sản xuát.
5.3.2. Liên kết giữa các doanh nghiệp mía đường với người nông dân trồng mía chặt chẽ hơn.
Doanh nghiệp hỗ trợ vốn cho người dân trồng mía đầu tư sản xuất, mở rộng quy mô. Do trồng mía vất vả, mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch, người dân chỉ trông mong và ruộng mía cho nên nếu không hỗ trợ vốn, người dân khó có điều kiện chăm sóc cây mía tốt nhất. Theo tính toán của một người dân ĐBSCL thì mỗi công mía đầu tư khoảng 2,5 - 3 triệu đồng như vậy là tổng chi phí là rất cao nếu mở rộng sản xuất k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0261.doc