Lời mở đầu
Vốn nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở bất kỳ một nước hay một nền kinh tế đang phát triển nào. Đặc biệt là trong giai đoạn hiên nay khi mà xu hướng mở cua hội nhập quốc tế đã trở thành phổ biến.
Hơn nữa nước ta là một nước nông nghiệp lạc hẩu trình độ kỷ thuật thấp kém, năng suất lao động thấp, tích luỹ nội bộ thấp, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Do dó vấn đề về vốn hiện nay đang là vấn đề nan giải và k
11 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thưc trạng & giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hó giai quyết nhất. Trước tình hình đó Việt Nam đã thực thi nhiều giải pháp để tạo nguồn vốn đặc biệt là các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nứơc ngoài. Tháng 12 năm 1987nước ta đã ban hành luật đầu tư nước ngoài, từ đó đến nay đã có trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt nam , trong đó có những tập đoàn lớn như SONY, DEAWOO, FORD, HONDA …. Đầu tư nước ngoài đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong hơn mười năm qua, như giải quyết vấn đè về vốn, công nghệ,nâng cao trình độ quản lý ….
Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như sự đóng góp của nó vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua, cho nên em đã chọn đề tài “Thưc trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
Với trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế cho nên bài viết không tránh khỏi những thiếu só và sai lầm. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo để học hỏi thêm và bổ sung cho bài viết được hoàn thiện hơn.
Nội dung
Phần I. Lí luận chung
1. Các khái niệm về đầu tư.
a. Đầu tư là gì?
Đầu tư l là một hoạt động kinh tế kinh tế, là một bộ phận của sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung của từng doanh nghiệp nói riêng, là động lực để thúc đẩy xã hội đi lên. Do vậy, trứơc hết cần tìm hiểu khái niệm về đầu tư.
Đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những nguồn lực ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ ...) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho chủ đầu tư trong tương lai.
Về mặt địa lý, có hai loại hoạt động đầu tư :
- Hoạt động đầu trong nước
- Hoạt động đầu tư nước ngoài
b. đầu tư nước ngoài
b.1. Khái niệm.
Đầu tư nước ngoài là phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài tiến hành sản xuất- kinh doanh, dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.
b.2 Bản chất và hình thức đầu tư nước ngoài.
Xét về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn xuất khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, hai hình thức xuất khẩu này lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và bổ sung nhau trong chiến l chiến lược xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động buôn bán hàng hoá ở nước sở tại là một bước đi tìm kiếm thị trường, tìm hiểu luật lệ để có cơ sở ra quyết định đầu tư còn lại, hoạt động đầu tư tại các nước sở tại là một điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu máy móc, vật tư, nguyên vật liệu và khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước đó.
Hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra dưới hai hình thức:
- Đầu tư trực tiếp ( Foreign- Direct- Investment: FDI ).
- Đầu tư gián tiêp (Portgalio - Investment : PI ).
Trong đó đầu tư trực tiếp là hình thức chủ yếu còn đầu tư gián tiếp là “bước đệm”, tiền đề để tiến hành đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư nước ngoài trong đó chủ đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư vào các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc thương mại.
b.3 Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ nhất, đây là hình thức đầu tư mà các chủ thầu tự mình ra quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức đầu tư này mang tính khả thi và có hiệu quả cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Thứ hai, chủ đầu tư nứơc ngoài điều hành toàn bộ hoặc một phần công việc của dự án.
Thứ ba, chủ nhà tiếp nhận được công nghệ kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại... của nước ngoài.
Thứ tư, nguồn vốn đầu tư không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu mà còn có thể được bổ sung, mở rộng từ nguồn lợi nhuận thu được từ chủ đầu tư nước ngoài.
2. Các hình thức đầu tư
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo xu hướng thế giới hiện nay, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra chủ yếu dưới các hình thức:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Doanh nghiệp liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
- Hợp đồng ký theo các hiệp định của chính phủ.
- Hợp đồng phân chia lợi nhuận, sản phẩm....
Theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được diễn ra dưới ba hình thức:
Một là: Đầu tư thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên, gọi là các bên hợp doanh, qui định phân chia trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không thành lập pháp nhân.
Hai là: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Ba là: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.
Ngoài ra, các hình thức và môi trường thu hút vốn đầu tư là: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao....
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài là một hoạt động kinh tế có vai trò rất lớn đối với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy thế, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan.
3.1 Luật đầu tư.
Nhân tố này sẽ kìm hãm hoặc thúc đẩy sự gia tăng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua cơ chế, chính sách, thủ tục, ưu đãi, được qui định trong luật.
3.2. Ôn định chính trị.
Đây là nhân tố không thể xem thường bởi vì rủi ro chính trị có thể gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
3.3. Cơ sở hạ tầng.
Việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, vận tải, thông tin liên lạc, điện nước ... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.4. Đặc điểm thị trường của nước nhận và nước đầu tư.
Đây có thể nói là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nó được thể hiện ở qui mô, dung lượng của thị trường, sức mua của các tầng lớp dân cư trong nước, khả năng mở rộng qui mô đầu tư ..., đặc biệt là sự hoạt động của thị trường nhân lực. Mặt khác, với giá nhân công rẻ sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là với những dự án đầu tư vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Ngoài ra trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ học vấn, khả năng quản lý... cũng có ý nghĩa nhất định. Bởi vậy, lợi thế về thị trường sẽ có sức hút rất lớn đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
3.5. Khả năng hồi hương của vốn.
Mặt khác, khả năng hồi của vốn cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nếu vốn và lợi nhuận được tự do qua lại biên giới.
3.6. Chính sách tiền tệ.
Mức độ ổn định của chính sách tiền tệ và mức độ rủi ro của tiền tệ ở nước nhận và nước đầu tư là một nhân tố góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà đầu tư. Tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Mức độ lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưỏng trực tiếp đến chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được của các dự án có tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm cao.
3.7. Các chính sách kinh tế vĩ mô.
Các chính sách này mà ổn định sẽ góp phần thuận lợi cho hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Không có những biện pháp tích cực chống lạm phát có thể làm các nhà đầu tư nản lòng khi đầu tư vào các nước này. Một chính sách thương mại hợp lý với mức thuế quan, hạn ngạch và các hàng rào thương mại sẽ kích thích hoặc hạn chế đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau: hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu ....
Vì vậy, để hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra một cách thuận lợi thì chúng ta cần xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố trên trong mối quan hệ biện chứng nhằm tăng sức hấp dẫn của môi trường trong nứơc.
Phần II. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
1. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Kể từ bắt đầu cuộc đổi mới đến nay, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục cao và ổn định trong nhiều năm (bình quân thời kì 1991-1995 là 8,1%/năm , năm 1996 là 9,3%/năm, năm 1997 là 8,15%/năm), cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịchtheo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá, đời sống cùa người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, xã hội đang từng ngày thay đổi. Tất cả những thành tựu trên cho thấy nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đang từng bước tiến vào thơì kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Một trong những nguyên nhân của thành tựu đó làchủ trương mới của Đảng về hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó có hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Qua hơn mười năm, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (12/1987) đến hết năm 1999, nước ta đã cấp giấy phép cho 280 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 36880 tr.USD.
Thời kì này, các dự án đầu tư nước ngoài được phân bố rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Nhiều ngành công nghiệp mới xuất hiện như: công nghiệp điện tử, công nghệ sinh học, chép cho hai dự án có tổng vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Đó là dự án xây dựng khu đô thị nam Thăng Long-Hà Nội có tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USDvà dự án xây dựng khu đô thị An Phú-Thành Phố Hồ Chi Minh có tổng vốn đầu tư 996tr.USD. Đây là một nguyên nhân đưa năm 1996 trở thành năm có mức thu hút vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.
Nhiều khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ chế tạo đã được xây dựng như: khu công nghiệp Sài Đồng ở Hà Nội, khu công nghiệp Việt Nam -SINGAPORE ở Sông Bé ....
Nhiều dự án quan trọng đã được triển khai như: Dự án BOT xây dựng cảng Sao Mai-Bến Đình ở Vũng Tàu, Dự án khôi phục cải tạo quốc lộ 1, quốc lộ 5và nâng cấp một số tuyến đường quan trọng khác.
Sự hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, các kết quả khả quan của các dự án thăm dò dầu khí đã tạo cơ sơ để phát triển ngành công nghiệp lọc dầu, hoá dầu thành ngành công nghiệp mủi nhọn ở nước ta.
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Hơn mười năm qua, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của Việt Nam.
Trước hết, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đả bổ sung một phần quan trọng vào nguồn vốn cho phát triển kinh tế của đất nước ta, khắc phục tình trạng thiếu vốn của đất nước ta thời kì đổi mới.
3. Những tồn tại của hoạt động đầu tư nước ngoài.
- Tiến độ triển khai dự án chậm so với kế hoạch của nhà đầu tư và quy định của nhà nước.
- Vướng mắc trong việc góp vốn để triển khai dự án
- Những vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.
4. Triển vọng đầu tư tại Viêt Nam.
Đó là một thị trường tốt thu lại được nhiều lợi nhuận cho các nhà hoạt động đầu tư nước ngoài.
Phần III. Giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Nhà nước phải có các chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư về mặt bằng sản xuất kinh doanh,về kết cấu hạ tầng,về vốn và công nghệ.Nhà nước lập và khuyến khích lập các quỹ hỗ trợ đầu tư,quỹ hỗ trợ xuất khẩu,quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ cho vay với lãi suất ưu đãi,trợ cấp một phần lãi suất cho các dự án đầu tư được ưu đãi,bảo lãnh tín dụng đầu tư,tín dụng xuất khẩu.Cũng hỗ trợ về giá cả,về thuê chuyên gia va lao động kỹ thuật,khuyến khích các hoạt động hỗ trợ đầu tư như tư vấn,đào tạo,cung cấp thông tin...
Khuyến khích đẩy mạnh đầu tư trong nứoc,động viên mọi người ,mọi nhà,mọi cấp,mọi ngành cần kiệm trong sản xuất,tiết kiệm trong tiêu dùng,dành vốn cho đầu tư phát triển không có nghĩa là không coi trọng đầu tư nước ngoài.
Cần đảm bảo sự cân bằng trong việc đề ra và tuân thủ các quy định chung về dầu tư nước ngoài trong phạm vi cả nứơc chú không nên quá chú ý vào những quyết định cụ thể, vào những trường hợp cụ thể. chính phủ cần phải sử dụng một đạo luật thuế chung, một đạo luật lao động chung và các đạo luật chung khác để điều hành mối quan hệ giữa các nhà dầu tư nước ngoài.
Chính phủ phải nỗ lực đưa ra được những choà hàng có tính cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế.
Kết luận
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là hình thức thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm khai thác có hiệu quả mại tiềm năng và lợi thế của quốc gia về tài nguyên, sức lao động, và về vị trí địa lý, tăng tích luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước đi trước và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy chúng ta cần tranh thủ cải thiện không ngừng môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài (sự ổn định về chính trị, kinh tế,pháp lý, những điều kiện thuận lợi kể cả điều kiện về kết cấu hạ tầng, tiện nghi vật chất và những thủ tục dễ dàng cho người đầu tư dể tranh thủ được đầu tư nước ngoài vào nước ta).
Do vốn hiểu biết có hạn nên trong quá trình viết không tránh khỏi sai sót. Mong thầy cô thông cảm. Em xin chân thành cảm ơn !
Mục luc
Lời mở đầu 1
Nội dung
Phần I. Lí luận chung 2
1. Các khái niệm về đầu tư. 2
a. Đầu tư là gì? 2
b. đầu tư nước ngoài 2
b.1. Khái niệm. 2
b.2 Bản chất và hình thức đầu tư nước ngoài. 2
b.3 Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. 3
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của Việt Nam. 3
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài. 4
Phần II. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam. 6
1. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam. 6
2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của Việt Nam. 8
3. Những tồn tại của hoạt động đầu tư nước ngoài. 8
4. Triển vọng đầu tư tại Viêt Nam. 8
Phần III. Giải pháp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. 8
Kết luận 10
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0247.doc