Thực trạng & Giải pháp nhằm tăng cường chất lượng xúc tiến đào tạo để phát triển các Khu công nghiệp của Việt Nam

Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường chất lượng XTĐT để phát triển các KCN của Việt Nam CHƯƠNG I Những vấn đề lý luận chung về công tác XTĐT nhằm phát triển các KCN I, Khái niệm, đặc điểm và phân loại KCN Khái niệm KCN : Từ cuối thế kỉ XIX các KCN đã bắt đầu hình thành và phát triển. Năm1896 KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập ở Trafford Park thành phố Manchester nước Anh. Tiếp theo Anh, các nước khác lần lượt thành lập các khu công nghiệp như Hoa Kỳ (1899), Italia (1904)và sau nh

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp nhằm tăng cường chất lượng xúc tiến đào tạo để phát triển các Khu công nghiệp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững năm 50 của thế kỉ XX thì sự tăng trưởng của các KCN mới bắt đầu bùng nổ. Hiện nay theo số liệu nghiên cứu của hội đồng nghiên cứu phát triển quốc tế (IDRC) hiện tại có khoảng 12600 KCN nằm rải rác ở 90 quốc gia trên thế giới. Với châu Á, KCN đầu tiên được thành lập đầu tiên ở Singapore (1951) ở Malaysia (1954), Ấn Độ (1955). Khu vực châu Á có khoảng hơn 1000 KCN đang hoạt động ( Malaysia có 166, Hàn Quốc 197 KCN, Nhật Bản 95 KCN) Hiện nay quan niệm về KCN rất khác nhau. KCN thường được hiều là một vùng đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo một quy hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa diểm cho các ngành công nghiệp với hạ tầng cơ sở, tiện ích công cộng và các dịch vụ hỗ trợ phát triển khác. Các nước như Thái Lan , Philipin lại quan niệm KCN như một thành phố công nghiệp vì ngoài việc cung cấp cơ sở hạ tầng, các tiện nghi, tiện ích công cộng hoàn chỉnh và xử lý chất thải, KCN còn bao gồm khu thương mại, dịch vụ ngân hàng, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí cho công nhân. Theo nghị định 36/1997/NĐ-CP quy định: “ khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ Tướng Chính Phủ quyết định thành lập. Theo luật đầu tư năm 2005_quy định tại khoản 20_ Điều 3 thì KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. Phân loại KCN : Để hiểu rõ hơn khái niệm KCN, cần xem xét cách tiếp cận hình thành loại hình KCN. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân nhóm các loại hình KCN. Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: người ta chia ra các loại hình như: KCN tổng hợp, KCX, KCNC. Đây là cách phân chia tương đối phổ biến ở trên thế giới cũng như ở nước ta. Trong KCN tổng hợp (hay KCN ) như cách hiểu ở trên là khu để bố trí các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất chỉ dành cho xuất khẩu. Khu công nghệ cao là khu bố trí cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ kĩ thuật cao là loại hình KCN đặc biệt, ngoài hưởng quy chế KCN còn được hưởng quy chế riêng đối với các loại hình này. Căn cứ vào phương thức hình thành KCN: có KCN xây dựng mới hoàn toàn ( khá phổ biến ở nước ta); KCN hình thành dựa trên cơ sở xây dựng lại, đồng bộ hiện đại hóa các doanh nghiệp đã có. Căn cứ vào quy mô: KCN quy mô lớn, vừa và nhỏ. Việc hình thành các loại hình quy mô này tùy thuộc vào khả năng đất đai, vị trí thuận lợi , sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì các tiêu thức xác định quy mô KCN mỗi thời điểm, mỗi quốc gia có khác nhau. Thông thường: KCN quy mô nhỏ: có diện tích dưới 150 ha. KCN quy mô nhỏ: từ 150 dến 300 ha. KCN quy mô lớn : có diện tích trên 300 ha. Căn cứ vào quan hệ liên đới như di dời các nhà máy phân bố trong các đô thị hoặc xen kẽ với khu vực dân cư sinh sống tập trung. Di chuyển các nhà máy là nhu cầu cấp bách để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường khu dân cư sinh sống và phát triển đô thị. Phát triển các KCN chủ yếu dành cho đối tượng các nhà máy di chuyển trên. Căn cứ vào mối quan hệ liên đới giữa sản xuất chế biến của các nhà máy công nghiệp với nguồn cung cấp nguyên liệu nông lâm thủy sản để hình thành KCN . Vai trò của các KCN với phát triển nền kinh tế: Phát triển các KCN nhằm thúc đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Quán triệt chủ trương này, khu chế xuất Tân Thuận đã được thành lập. trải qua 16 năm xây dựng hiện nay trên địa bàn cả nước đã có khỏang 150.000 KCN phân bố rộng khắp. Các KCN từng bước khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong tiến trình CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên bên cạnh đó việc phát triển các KCN cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững ảnh hưởng tới phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai 3.1 Vai trò của KCN đối với nền kinh tế Việt Nam: KCN –địa chỉ thu hút vốn mạnh mẽ với nhiều chính sách ưu đãi dặc biệt, cùng với một cơ chế quản lý đặc thù, thủ tục đầu tư ngày càng đơn giản thuận tiện hơn so với bên ngoài, và hệ thống kêt cấu hạ tầng khá thuận lợi, các KCN đang thực sự là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có rất nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, và doanh nghiệp ngoài quốc doanh…đã đầu tư vào KCN . 3.2 KCN góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tuy thời gian phát triển không lâu, song các KCN đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra nhiều giá trị sản xuất công nghiệp; đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; từng bước đưa nước ta tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng tập trung hóa, chuyên môn hóa; khai thác tốt hơn mọi nguồn lực và những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xóa đói giảm nghèo theo số liệu thống kê dên năm 2005 các doanh nghiệp trong KCN đã tạo ra khoảng 750 nghìn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao dộng gián tiếp. Nếu so với khả năng tạo việc là thì con số này chưa phải là tương xướng với tiềm năng. Nhưng điều quan trọng là lao động hầu hết là lao động trẻ họ có cơ hội tiếp thu với công nghệ sản xuất hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến, có bài bản. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũ lao dộng mới có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 3.3 Nâng cao năng lực công nghệ quốc gia Cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động sản xuất tập trung trong một địa bàn tương đối thuận lợi với nhiều cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù, các doanh nghiệp đã tiếp nhận nhiều công nghệ tiên tiến hiện đại trên thế giới để tiến hành sản xuất kinh doanh nghiệp.Theo thống kê các KCN có các thiết bị, trình độ công nghệ ở mức tiên tiến hiện đại hốn với mặt bằng chung của cả nước. Nhiều công nghệ được nâng cấp về mặt kỹ thuật và trang bị trước khi đưa vào sản xuất sản phẩm; nhiều ngành công nghiệp hiện đại như công nghiệp chế tạo sản phẩm cơ khí và cơ khí chính xác dã được chuyển giao và sử dụng ở các doanh nghiệp trong KCN. 3.4 Thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa Trong thời gian, các KCN đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đại phương. Điều này thể hiện trên một số khía cạnh như: tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp công nghiệp mới trên địa bàn ở địa phương; tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư, góp phần mở rộng quy mô sản xuất ở địa phương; tạo công ăn việc là mới, đặc biệt là việc làm gián tiếp cho người lao động tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận trong vùng Ngoài việc phát triển các KCN trong thời gian qua đã hình thành nhiều khu đô thị mới, mang lại văn minh đô thị, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho khu vực rộng lớn được đô thị hóa. II, Vấn đề lý luận cơ bản về XTĐT phát triển các KCN Khái niệm XTĐT : Trong tiếng Việt từ “xúc tiến”dược định nghĩa là làm cho tiến triển mạnh hơn , nhanh hơn”. Còn theo từ điển tiếng Anh thì từ “promotion” được dịch sang tiếng Việt là xúc tiến, khuyến khích nhưng đó không phải là nghĩa duy nhất. “Promotion” còn có nghĩa là sự khuyếch trương, thúc đẩy hay thăng tiến. Hiện nay ở Việt Nam chưa có khía niệm nào thống nhất về XTĐT và những công trình XTĐT thật sự cũng không nhiều. Tị Việt Nam văn bản phấp luật có liên quan như Luật Đầu tư cũng chưa giải thích khái niệm XTĐT rõ ràng và cúng không có giáo trình nào phân tích cụ thể khái niệm này. Trong một vài nghiên cứu của một số tổ chức hay một số cuộc hội thảo về đầu tư thì XTĐT được hiểu “theo nghĩa hẹp, XTĐT có thể hiểu là tổng thể các biện pháp mà đơn vị xúc tiến cần áp dụng nhằm thu hút đầu tư cho mục tiêu phát triển KT-XH nhất định”. Theo khái niệm này XTĐT là biện pháp thu hút vốn đầu tư song mục tiêu của XTĐT không chỉ là thu hút nhiều hơn lượng vốn mà phải thu hút phù hợp với mục tiêu phát triển của đơn vị mình. Việc thu hút nhiều hay ít, vào lĩnh vực nào, vào địa bàn nào cũng cần được căn cứ trên cơ sở phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH mỗi quốc gia. Vậy có thể tóm lại rằng XTĐT là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm định hướng tới nhà đầu tư đến với các cơ hội đầu tư tại một quốc gia hay một KCN cụ thể nào đó.Các biện pháp XTĐT do chính phủ của các quốc gia xúc tiến phải định hướng tới các nhà đầu tư để kích thích, khuyến khích nhu cầu đầu tư của họ thông qua việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước tới các nhà đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo, các phái đoàn vận động đầu tư , các hoạt động tiếp thị từ xa hay các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các nhà đầu tư trước trong và sau khi cấp giấy phép đầu tư. Có thể nói rằng, hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động xúc tiến đầu tư có yêu cầu chuyên môn chung trong một số lĩnh vực như marketingvaf kiến thức về thị trường nước ngoài, tuy nhiên, chúng thực hiện hai chức năng khác nhau. Nếu như xúc tiến thương mại giúp cho các công ty trong nước tìm được thị trường ở nước ngoài, thì xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các công ty nước ngoài tham nhập vào thị trường trong nước.XTĐT chính là việc thuyết phục những người lãnh đạo cao nhất của một công ty chuyển các nguồn lực ra một nước khác trung và dài hạn. Quyết định này yêu cầu phải xuất phát từ những người quản lý cấp cao và sự phê duyệt từ người đứng đầu và ban giám đốc và chúng ta cũng cần lưu ý rằng một quyết định đầu tư có thể mất nhiều thời gian hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. Vai trò của cơ quan XTĐT đối với vấn đề thu hút vốn đầu tư Ngày nay hầu hết các quốc gia đều chuyển từ giai đoạn đầu của XTĐT chủ yếu liên quan tới mở cửa thị trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài sang giai đoạn hai là tích cực thu hút ngồn vốn chảy vào trong nước và vào KCN .Xu hướng này biểu hiện rõ thông qua các quyết định thành lập cơ quan XTĐT (Investment Promotion Acency- IPA). Có thể nói IPA là nền tảng nỗ lực của đất nước để thu hút vốn đầu tư. Chức năng của IPA có thể tóm gọn như sau: Tăng cường sự đóng góp cảu vốn đầu tư đối với nền kinh tế bằng việc thông tin cho các nhà đầu tư mới về các lợi thế của đất nước như một địa điểm đầu tư. Hỗ trợ đầu tư bằng việc cung cấp dich vụ chuyên môn giúp cho các nhà đầu tư đáp ứng được nhu cầu dự án cụ thể của mình trong tất cả các lĩnh vực được xác định. Ngoài ra, giúp đỡ công ty có vốn đầu tư khắc phục trở ngại để mở rộng đầu tư hiện có của họ. Hướng sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ưu đãi do quốc gia thu hút đầu tư đưa ra. Đề xuất với chính phủ bất kỳ biện pháp nào có thể thực hiện nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư theo hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư. Vai trò của hoạt động XTĐT Khi mà hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ở giai đoạn đầu các chủ đầu tư nước ngoài còn đang tiếp cận với, thăm dò và lựa chọn thì hoạt động XTĐT như chiếc cầu nối lôi cuốn cac công ty nước ngoài đến Việt Nam như “bà mối” giúp các chủ đầu tư nước ngoài và trong nước rút ngắn thời gian “tìm hiểu” tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi tới làm ăn với nhau. Khi mà hoạt động đầu tư đạt tới đỉnh cao và bão hòa thì khi đó vai trò của XTĐT sẽ giảm dần bởi vì khi đó môi trường đầu tư quá quen biết đối với các chủ đầu tư. Hoạt động XTĐT chuyển sang một trạng thái khác. Có thể nói XTĐT đầu tư tác động trức tiếp tới FDI là công cụ để chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua các cơ chế hữu hiệu của hệ thống các khuyến khích tác động đến các nhà đầu tư tiềm năng ở nước ngoài. Đồng thời cần phải xúc tiến đầu tư vì có quá nhiều cơ hội dịch vụ mới trên thế giới, sự lựa chọn của các nhà đầu tư là phải trên lượng thông tin kịp thời và chính xác trên cơ sở so sánh mức độ sinh lợi và rủi ro cạnh tranh thu hút FDI cũng là cạnh tranh trong lĩnh vực XTĐT , vận động đầu tư. Ngoài ra bộ phận XTĐT có nhiệm vụ nghiên cứu đối tác đầu tư; xu hướng vận động của các luồng vốn ĐTNN; hỗ trợ; cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư vào KCN , làm đầu mối hỡ trợ hoạt động XTĐT ở nước ngoài của các cơ quan Trung ương, địa phương và doanh nghiệp trong nước, tham gia đàm phán đầu tư đối với các dự án quan trọng; đồng thời phối hợp thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến vận động vốn ODA và các chương trình hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Nhưng vậy bộ phận XTĐT đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút , kêu gọi ĐTNN vào Việt Nam, và vào KCN nói riêng , đặc biệt trong bối cảnh và tình hình mới cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác XTĐT theo tinh thần chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến trong công tác thu hút đầu tư tại các KCN. Nước ta có vị thế tốt với tên tuổi của mình trên thề giới. Nhưng đối với một số nhà đầu tư, nền kinh tế của đất nước vẫn còn gắn liền với kế hoạch hóa tập trung và đói nghèo, lạc hậu. Vậy xúc tiến đầu tư sẽ là biện pháp tốt để xóa bỏ hình ảnh một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh hay cung cách quản lý kén và lạc hậu. Để xây dựng một hình ảnh đất nước mới mở của và luôn sẵn sàng cung cấp những cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhầ đâu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao. Xúc tiến đầu tư cũng là cơ hội để cộng đồng quốc tế có được sự hiểu biết đầy đủ về đất nước ta tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về một môi trường đầu tư tiềm năng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận Các cơ quan tham gia XTĐT Sơ đồ 1: Sự phối hợp giữa các cơ quan tham gia XTĐT - các bộ ban ngành trực thuộc Chính Phủ; - Các tổ chức ngoại giao, các tổ chức kinh tế của Việt Nam đóng trong và ngoài nước - UBND các tỉnh thành phố; - BQL KCN tại các tỉnh, thành phố có KCN - Các Sở ban ngành thuộc tỉnh thành phố có KCN - Các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội… - Tổng cục Du lịch, các công ty du lịch - các đơn vị chủ quản và các DNHT - các DN vệ tinh cung cấp bán thành phẩm hoặc linh kiện cho các DN trong KCN - Các DN tham gia xây dựng, cung cấp nguyên vật liệu cho các DN trong KCN tương lai - Các công ty tư vấn đầu tư cảu Việt Nam và Nhà nước đóng trong và ngoài nước - Các ngân hàng… CÁC CƠ QUAN THAM GIA XTĐT KHỐI DOANH NGHIỆP CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Thông thường các cơ quan XTĐT sẽ bao gồm các bộ phận sau: Bộ phận XTĐT, Bộ phận cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư, Bộ phận pháp lý, Bộ phận hành chính quản trị, Ban lãnh đạo; trong đó bộ phận XTĐT có vai trò quan trọng nhất: tổ chức phái đoàn xúc tiến, hội thảo, tiến hành quảng bá, marketing và các chiến dịch quan hệ công chúng và xuất bản tài liệu XTĐT. Riêng cơ cấu tổ chức của cơ quan XTĐT cấp doanh nghiệp hiện nay chưa rõ vì hầu hết các đơn vị này chỉ có được Phòng kinh doanh và tiếp thị, chức năng và nhiệm vụ của họ rất mờ nhạt Vì thế ở đề án này sẽ tập trung nghiên cứu về hoạt dộng của cơ quan XTĐT cấp quốc gia và của các địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư vào các KCN 5. Nội dung và công cụ của hoạt dộng XTĐT 5.1 Công tác XTĐT của cơ quan trung ương và tổ chức tham gia XTĐT Thông thường, để thực hiện tốt công tác XTĐT việc đặt ra những chương trình cho những hoạt động này cũng rất quan trọng. Nội dung của công tác XTĐT bao gồm 6 loại hình hoạt động NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XTĐT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG HÌNH ẢNH XÂY DỰNG QUAN HỆ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ HỖ TRỢ CHO NHÀ ĐẦU TƯ LỰA CHỌN MỤC TIÊU VÀ TẠO CƠ HỘỊ ĐẦU TƯ ĐÁNH GIÁ VÀ GIÁM SÁT CÔNG TÁC XTĐT 5.1.1 Xây dựng chiến lược về XTĐT Mục tiêu của việc xây dựng một chiến lược về XTĐT là để xác định các ngành, lĩnh vực cụ thể tại các khu vực địa lý được lựa chọn mà cơ quan XTĐT có nhiều khả năng thu hút nhất . Có 3 bước để xây dựng một chiến lược XTĐT Bước I: Đánh giá nhu cầu của cơ quan XTĐT và tiềm năng đầu tư - Xác định các mục tiêu của cơ quan và mục tiêu phát triển của quốc gia, của địa phương và của doanh nghiệp để tối đa lợi ích của những nỗ lực xúc tiến của cơ quan XTĐT . - Khảo sát các xu hướng XTĐT và những ảnh hưởng bên ngoài : các xu hướng cơ quan XTĐT quốc tế và khu vực sẽ cho thấy ai đang đầu tư,ở đâu và tại sao, đồng thời sẽ giúp cơ quan XTĐT xác định các ngành, lĩnh vực tiềm năng để hướng tới. - Tiến hành phân tích SWOT: phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ cho cơ quan XTĐT một bức tranh năng động về điểm mạnh, điểm yếu, hiện tại và tương lai của đất nước dưới góc độ là một địa điểm đầu tư. Phân tích các đối thủ cạnh tranh: cơ quan XTĐT có thể dùng các điểm tìm được từ quá trình phân tích SWOT để đặt tiêu chuẩn về khả năng cạnh tranh của đất nước, của địa phương hay của doanh nghiệp mình với tư cách là một địa điểm đầu tư với cách đối thủ cạnh tranh. Bước II: hướng tới các ngành và các khu vực địa lý có nguồn đầu tư Để hướng tới các ngành và các khu vực địa lý có nguồn đầu tư phù hợp với các đặc tính của đất nước, cần hoàn thiện các nhiệm vụ sau: Lập một danh sách các ngành: Danh sách sơ bộ các ngành có khả năng để hướng tới có thể bao gồm các ngành đã hoạt động tại đất nước , tại địa phương, các ngành hoạt động tại các nước cạnh tranh. Phân tích các ngành: phân tích cơ cấu, các công ty quan trọng và xu hướng để đánh giá khả năng ĐTNN trong tương lai và để tìm hiểu ngành này tìm kiếm gì từ một địa điểm ở nước ngoài. Bước III: xây dựng chiến lược XTĐT Cách xây dựng một tài liệu chiến lược xách định: các ngành được hướng tới trong thời gian ngắn hạn và trung hạn; các khu vực địa lý cần chú trọng của chiến lược; các phương pháp XTĐT được sử dụng; những thay đổi cần thiết trong cơ cấu tổ chức và nhân viên trong ciow quan; những thay đổi cần thiết về quan hệ đối tác và ngân sách, các nguồn tài trợ cho các giai đoạn. 5.1.2 Xây dựng hình ảnh Bước I: Xác định mục đích của nhà đầu tư và mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh. Bước II Xây dựng các chủ đề marketing. Bước III: Lựa chọn và xây dựng ccs công cụ XTĐT và tham gia vào chương trình phối hợp marketing. 5.1.3 Xây dựng quan hệ Bước I : một cơ quan XTĐT tham gia vào các quan hệ đôi tác để đem lại kết quả tốt hơn cho các nhà đầu tư Bước II: Xây dựng một đối tác thành công phụ thuộc nhiều vào việc chuẩn bị và nghiên cứu của cơ quan XTĐT và các cuộc hội thảo chi tiết giữa các đối tác khi bắt đầu công việc. Bước III: các quan hệ đối tác nên được xem xét laị định kì ít nhất 6 tháng/lần để đảm bảo tính hiệu quả. Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư Bước I: thực hiện chuyển từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang vận động đầu tư có sự chồng chéo. Tuy nhiên, vận động đầu tư có những đặc thù riêng bởi tính tập trung vào từng công ty riêng lẻ: bởi phải chuyển từ liên hệ chung thành liên hệ cá nhân và bởi sự mô tả rõ ràng hơn về những lợi ích cụ thể dành cho các cơ quan XTĐT đang muốn vận động Bước II : Xây dựng một cơ sở dữ liệu theo định hướng XTĐT và được cập nhật Cơ sở dữ liệu vận động đầu tư nên được xây dựng ngay trong nội bộ. Nó cho phép các cơ quan XTĐT thu thập và XTĐT xử lý các số liệu mà nhờ đó cơ quan XTĐT có thể đưa ra những thông tin XTĐT tập trung cao để hướng vào công ty mà mình muốn vận động. Bước III: Lập Kế hoạch và lập chiến dịch vận động đầu tư Vận động đầu tư có ba việc chính phải làm là: xây dựng Kế hoạch marketing; chuẩn bị thư để marketing trực tiếp và thuyết trình tại công ty. Xây dựng Kế hoạch marketing: ở quan XTĐT phải quyết định những vấn đề trọng tâm của cuộc vận động như địa bàn và lĩnh vực; xác định mục tiêu của cuộc vận động và đặt mục tiêu thật xác thực con số các công ty sẽ liên hệ Bước IV: các hoạt động tiếp theo chuyến tham quan công ty Các báo cáo về chuyến thăm quan công ty phải được chuẩn bị ngay lập tức sau mỗi lần tới công ty. Những thông tin trong báo cáo này đặt nền móng cho các hoạt động hỗ trợ đầu tư triển khai dự án thành công, trong đó gồm có cả chuyến thăm quan thực địa. 5.1.5. Cung cấp dịch vụ và hỡ trợ cho các nhà đầu từ sau khi cơ quan XTĐT có bài thuyết trình trước một nhà đầu tư tiềm năng cơ quan XTĐT cần chuẩn bị một bản báo cáo về chuyến thăm doanh nghiệp để tạo cơ sở hỗ trợ cho các nhà đầu tư thành công Hỗ trợ nhà đầu tư bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị cho việc đi thực địa, chuẩn bị và thu Xếp cho chuyến đi đó và các công việc sau chuyến thăm. 5.1.6 Đánh giá và giám sát công tác XTĐT -Giám sát là hoạt động kiểm tra một cách đều đặn các tiến bộ trong hoạt động của cơ quan XTĐT để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Đánh gía là quá trình kiểm tra xem các mục tiêu của cơ quan XTĐT đã được chưa và nếu đã đạt được thì về mặt chi phí có tiết kiệm không. Thông qua những hoạt dộng này một cơ quan XTĐT có thể đánh giá được hoạt động của mình. - Đánh giá kêt quả hoạt động tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT so sánh các kêt quả và tiến bộ đã đạt được với các mục tiêu nội bộ và mục tiêu quốc gia. Điều này cũng có một số các lợi ích liên quan quan trọng: thu thập dữ liệu và các thông tin khác được sử dụng trong các chiến dịch xúc tiến; tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT học hỏi từ những sai sót của mình và chứng minh khả năng hoạt động của cơ quan XTĐT . - Để tạo điều kiện giám sát và đánh giá thường xuyên tất cả các dự án và hoạt động của cơ quan đều phải xây dựng hệ thống mục tiêu trung gian và kế hoạch thời gian để hoàn thành các mục tiêu đó. Các mục tiêu và lịch biểu thực hiện là nền móng của việc thực hiện thành công công tác giám sát và đánh giá Giám sát và đánh giá không thể coi là những nhiệm vụ đứng riêng lẻ. Hơn thế các hệ thống theo dõi hoặc đo lường tốt nhất là những hệ thống phải được triển khai thường nhật như một phần trong công việc thường xuyên của các cán bộ cơ quan XTĐT . Thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát và đánh giá trong cơ quan XTĐT , cơ quan XTĐT có thể tiến hành theo 4 bước sau: Bước I: Giám sát tình hình môi trường đầu tư tại đại điểm của cơ quan XTĐT . Bước II: Giám sát và đánh giá các hoạt động chính của cơ quan XTĐT Bước III: Giám sát và đo lường tình hình đầu tư thực tế. Bước IV: Xây dựng tiêu chuẩn và so sánh các kết quả đầu tư 5.2 Hoạt động của doanh nghiệp 5.2.1 Đối với doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng A1. Doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng –chủ đầu tư là đơn vị có vốn nhà nước Trách nhiệm phần nào thuộc về đơn vị chủ quản. Đối với những chủ đầu tư này mục tiêu của họ là lấp đầy các KCN hiện có. Đôi khi họ không quan tâm đến chất lượng đầu tư như quy hoạch ngành nghề, quy mô đầu tư… mà chỉ quan tâm đến việc nhanh chóng lấp đầy KCN mà thôi. Các doanh nghiệp chủ yếu đầu tư là doanh nghiệp trong nước quy mô đầu tư nhỏ nhưng sử dụng nhiều đất. Chủ đầu tư ở những KCN này hoạt động không linh hoạt và công tác XTĐT rất kém ,chủ yếu trông chờ vào đơn vị chủ quản. Thực tế cho thấy, chủ đầu tư của loại hình này được lựa chọn một cách hình thức, gượng ép, thiếu năng lực chuyên môn. Nhiều công ty chỉ hoạt động tay trái chờ đợi sự hỗ trợ của ngân sách. Công tác XTĐT ở những đơn vị này hoạt động mang tính tự phát và hầu như họ không hoạt động theo các nội dung trên chủ yếu chỉ dựa vao các doanh nghiệp tự tìm tới họ. A2. Doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng là cơ sở có vốn đầu tư trong nước & đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân: Trách nhiệm của những đơn vị này cũng khá nặng nề. Khi đồng vốn bỏ ra họ mong muốn nhanh chóng được thu hồi và sử dụng có hiệu quả. Để làm được điều đó công tác XTĐT lấp đầy các KCN mà chính họ bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng là rất quan trọng. Ngoài những hoạt động phối hợp với các tổ chức Trung ương nhằm tuyên truyền, vận động đầu tư thì việc nâng cao chất lượng hạ tầng trong hàng rào KCN và nâng cao chất lượng quản lý KCN là không thể thiếu được. Bản thân doanh nghiệp xây dựng hạ tầng phải tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư khi họ có ý định đầu tư vào KCN. Nhà đầu tư chỉ có nhiệm vụ bỏ vốn và xây dựng nhà máy tránh tình trạng đưa nhà đầu tư vào việc làm thủ tục đầu tư. KCN dã thu hút các nhà đầu tư bằng cách này và họ đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Doanh nghiệp xây dựng hạ tầng một số KCN lớn đã nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin trong việc tuyên truyền quảng bá cho mình trên các phương tiện thông tin. Tự xây dựng trang web riêng, tự đưa thông tin trên trang Web của các đối tác có uy tín… Đối với doanh nghiệp vệ tinh Doanh nghiệp vệ tinh là những đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc sản phẩm dở dang choa các doang nghiệp trongk . Ví dụ: Một đơn vị sản xuất thịt gà đóng hộp xuất khẩu thì các đơn vị vệ tinh là những đơn vị chăn nuôi và cung cấp thịt gà… Ngoài việc tham gia vào những hoạt động XTĐT của cơ quan Chính phủ, như các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất các tỉnh nếu có thể thì bản thân những doanh nghiệp này cần phải tự khuyêch trương và quảng cáo cho chính doanh nghiệp của mình. Nhà đầu sẽ yên tâm hơn khi ở gần KCN nơi mà họ xây dựng nhà máy có những đơn vị vệ tinh giúp họ giảm được chi phí và thời gian trong một số công đoạn. 5.3 Trình tự thực hiện các hoạt động XTĐT : Gửi thư trực tiếp à Gọi điện à Bài thuyết trình à thăm thực địa àNhững hoạt động tiếp sau chuyến thăm quan và các cuộc đàm phán à Quyết định đầu tư àHỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án. NHỮNG CÔNG CỤ CHÍNH ĐỂ XTĐT KỸ THUẬT XTĐT : QUẢNG CÁO Thường sử dụng trong Ưu điểm Xây dựng hình ảnh Thể hiện được bạn thích cai gì chỗ nào và lúc nào Có thể làm nhiều người quan tâm Có tác động mạnh tới những người có nhìn nhận không tích cực Cũng thích hợp cho giai đoạn vận động đầu tư. Trong điều kiện tài chính hạn hẹp, một quảng cáo có thể sử dụng hai mục đích: xây dựng hình ảnh và vận động đầu tư Nhược điểm Lỗi thường gặp Thiếu độ tin cậy Tiêu tốn nhiều tiền Sẽ không có hiệu quả nếu như số lần quảng cáo không vượt quá mức tối thiểu để tạo nên nhận thức hoặc được ghi nhớkhó nhận ra giữa hàng đống các quảng cáo Khi đặt một quảng cáo IPA nhận được rất nhiều điện thoại của người làm dịch vụ quảng cáo hơn là từ các nhà đầu tư Hình ảnh quảng cáo đơn điệu không thường xuyên thay đổi là một sự lãng phí. Hay nội dung gần giống nhau… Tham gia triển lãm Thường sử dụng trong Lỗi thường gặp Hoạt động này có thể vừa để xây dụng hình ảnh và vận động đầu tư Khiến IPA thất vọng nếu quá kỳ vọng vào việc tạo ra cơ hội vận động đầu tư .Hoạt động này chỉ là việc khởi đầu tốt cho việc xây dựng hình ảnh Và tạo cơ hội thu được thêm hiểu biết thị rường về các nhà đầu tư tiềm năng Ưu điểm Nhược điểm Giúp giới thiệu thông tin đầy dủ về đất nước và IPA Dễ dàng phan tích các đối thủ cạnh tranh Tạo nên các hướng kinh doanh Củng cố kiến thức về khách hàng và thị trường Khó tìm được nhũng người ra quyết định và có ảnh hưởng tới việc ra quyết định tại gian triển lãm của công ty. Đòi hỏi thời gian tương đối nhiều để lên kế hoạch và tham gia triển lãm của công ty Quan hệ công chúng Thường sử dụng trong Lỗi thường gặp Xây dựng hinhfanhr và nâng cao uy tín của IPA Một vài nhà báo dù chỉ là số ít, có thể có thành kiến đối với đất nước của bạn,và mặc cho lãnh đạo IPA có cố gắng tới đâu, nhưng bài báo của họ về nước bạn vẫn tiêu cực Ưu điẻm Nhược điểm Có thể là công cụ rất mạnh uốn nắn lại những nhận thức tiêu cực và củng cố lại hình ảnh đất nước bạn là một địa điểm đầu tư lý tưởng Độ tin cậy cao Chi phí vừa phải Phụ thuộc vào phương tiện truyền thông, có thể ảnh hưởng tới số đông La công cụ đặc biệt hữu dụng để thông báo cho thính giẩ trong nước về như cầu FDI và thành tích của IPA Bài viết tiêu cực trên thông tin đại chúng sẽ đưa tới những nhận thức tiêu cực,một lỗi dẫn sai có thể làm phản tác dụng Thiếu sự kiểm soát mang tính chính xác, nội dung và những kết luận do nhà báo viết ra Các đoàn vận động đầu tư từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư hoặc ngược lại Thường sử dụng trong Lỗi thường gặp Phụ thuộc vào cách thức tổ chức các đoàn. Đoàn vận động chung chắc chắn là xây dựng hìn ảnh. Ngược lại một đoàn về một lĩnh vực cụ thể có thể là đoàn vận động đầu tư Các doanh nghiệp trong nước tham gia đoàn từ nước tiếp nhận đầu tư sang nước đầu tư thường có những kỳ vọng quá cao phi thực tế. Điều nay có thể dẫn tới sự thất vọng với IPA khi kỳ vọng của họ không đạt được Ưu điểm Nhược điểm - Các đoàn vận động có thể thỏa mãn nhu cầu cảu cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn các doanh nghiệp địa phương. Đoàn từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư thường gồm các công ty có tiềm năng thực sự bởi vì họ chỉ có thể tham gia đoàn khi họ thực sự có sự quan tâm tới việc kinh doanh trong khu vực họ tới tham quan. - Một đoàn vận động chung chung không có trọng tâm dẽ làm phan tán các tác động XTĐT - Đoàn vận động từ nước nhận đầu tư sang nước đầu tư mà không tập trung vào đầu tư, chỉ tập trung vào phát triển thương mại/xuất khẩu sẽ làm hỏng cơ hội vận động đầu tư Các hội thảo về cơ hội đầu tư Thường sử dụng trong Lỗi thường gặp Một cuộc hội thảo với trọng tâm chuyên sâu về một ngành tổ chức tại thị trường trọng điểm chắc chắn là vận động đầu tư. Trọng tâm của cuộc hội thảo mang tính chung chung thì có khả năng đó là xây dựng hình ảnh Các cuộc hội thảo thành công đòi hỏi phải lên kế hoạch kỹ càng từ trước. Một Hội thảo được tổ chức kém sẽ làm giảm hình ảnh chuyên môn của IPA Ưu điểm Nhược điểm Tạo ra cơ hội tốt để thiết lập các quan hệ cá nhân với một công ty triển vọng và để chuyển trọng tâm các hoạt động của bạn đôi với công ty từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang giai đoạn vận động đầu tư Nếu chỉ cố gắng mời bằng được những người lãnh đạo cấp cao của công ty tham dự có thể làm tăng số lượng các công ty không nhận lời mời. Sử dụng thư trực tiếp và hoặc telemarrketing Thường sử dụng trong Lỗi thường gặp Vận động đầu tư Khi thất bại mới nhận ra rằng marketing trực tiếp phải là một chuỗi các cuộc giao tiếp giữa IPA với nhà đầu tư chứ không chỉ là một bức thư gửi đi rồi bị lãng quên. Ưu điểm Nhược điểm - Rất tốt cho việc thiết lập và duy trì các cuộc đối thoại giữa IPA và các nhà đầu tư tiềm năng. - Có thể vận động một cách có lựa chọn các đối tượng cụ thể. - Cách tiếp cận mang tính cá nhân cao - Rất tiết kiệm - Cho phép bạn từng bước đánh giá tính hiệu quả của chiến dịch vận động - Việc tập trung gửi thu vận động nhà đầu tư chỉ có kết quả tốt khi có một cơ sở dữ liệu tốt. - Thông tin trong cơ sở dữ liệu nhanh chóng bị lạc hậu - Một chiến dịch marketing trự._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0079.doc
Tài liệu liên quan