A. mở đầu
Trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá của đời sống kinh tế thế giới hướng tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, điều đó không loại trừ đối với Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH-HĐH, hướng mạnh
114 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thuỷ sản, khoáng sản, nhiên liêụ và hàng dệt may) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm cả ô tô, xe máy, hàng điện tử và dịch vụ phần mềm ...
Việt Nam là một nước có chiều dài bờ biển là 3260 km, có 112 cửa sông với 2 vùng châu thổ sông Hồng và sông Mê Kông rất phong phú và đa dạng về các loại thuỷ sản có giá trị cao, ...đó là ưu thế để phát triển việc sản xuất và khai thác thuỷ sản nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản đang trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Việc tìm hiểu và đưa ngành thuỷ sản hoà nhập vào thị trường thuỷ sản thế giới càng trở lên cấp thiết, hơn nữa muốn thực hiện được chiến lược kinh tế vạch ra đến năm 2010 là chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá, chúng ta phải bắt đầu từ những thế mạnh căn bản của mình mà thuỷ sản lại được coi là mặt hàng chủ lực có tiềm năng nằm trong 3 chương trình kinh tế lớn của Việt Nam là lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Việc phân tích, đánh giá tổng quan tình hình thuỷ sản có vai trò quan trọng không chỉ đối với một mà của tất cả các quốc gia, có như vậy từng quốc gia mới có thể đảm bảo kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng một cách có hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi cho tương lai, đồng thời nắm rõ xu hướng phát triển, để có định hướng phù hợp với điều kiện của nước mình .
Nhận thức thực tiễn được tầm quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới trong sự phát triển chung của ngành thuỷ sản và nền kinh tế đất nước, em đã quyết định chọn đề tài:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam”
mục đích nghiên cứu đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp em củng cố, bổ sung mở rộng kiến thức thực tế, vận dụng những lý thuyết đã học vào việc giải quyết một vấn đề thực tiễn trong đời sống kinh tế – xã hội. Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này em đã phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển của ngành Thuỷ sản, hoạt động xuất khẩu Thuỷ sản trong thời gian qua, qua đó chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Từ đó tìm ra những phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới
Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài
Bài viết nghiên cứu hoạt động của ngành thuỷ sản Việt Nam, qua đó đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua cả về số lượng, chất lượng, giá cả, công nghiệp chế biến cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh mà ngành thuỷ sản mang lại cho đất nước trong những năm vừa qua.
Để hoàn thành tốt bài viết này, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích kinh tế sau:
Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử, Phương pháp lô gíc, Phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng hợp.
nội dung nghiên cứu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới.
Vì đây là một đề tài khó do tính biến động của mặt hàng Thuỷ sản, sản xuất phụ thuộc vào sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, môi trường. Vì vậy bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: THS Nguyễn Lệ Hằng đã tạo điều kiện và hướng dẫn tận tình để em hoàn thành luận văn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. nội dung
Chương I: những vấn đề chung về xuất khẩu thuỷ sản Việt nam
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của ngành thuỷ sản Việt Nam
Khái niệm về ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân
Ngành thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù gồm nhiều hoạt
động: khai thác, nuôi trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ trong thương mại,… được phát triển dựa trên lợi thế về nguồn lợi thuỷ sản đa dạng, phong phú, điều kiện khí hậu nhiệt đới thuận lợi
Để hiểu hơn về khái niệm ngành thuỷ sản ta có thể phân tích hai khía cạnh sau:
Ngành thuỷ sản là một ngành sản xuất vật chất độc lập
Ngành thuỷ sản là một ngành sản xuất độc lập do ngành có đối tượng lao động, phương pháp lao động và lực lượng lao động riêng mang tính chuyên ngành. Sản xuất thuỷ sản còn là một nghề nghiệp truyền thống lâu đời ở các quốc gia có nhiều ao hồ và biển. Quá trình phát triển của loài người gắn liền với hoạt động sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, và khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Lợi dụng khả năng tiềm tàng về sinh vật sống trong môi trường nước con người tiến hành khai thác, nuôi trồng và chế biến chúng phục vụ cho nhu cầu đời sống. Do đối tượng lao động là những sinh vật thuỷ sinh như vậy nên các hoạt động sản xuất của ngành thuỷ sản gắn liền với đất và nước, với sự phát triển nông thôn và mang nhiều nét giống với sản xuất nông nghiệp
Dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, các công cụ lao động của ngành thuỷ sản cũng được cải tiến và hoàn thiện, công nghệ mới được áp dụng trong công nghiệp khai thác, chế biến thuỷ sản, đồng thời công nghệ sinh học hiện đại cũng đã thúc đẩy phát triển nhanh chóng nghề nuôi trồng thuỷ sản với các giống loài mới có giá trị kinh tế cao. Tất cả những điều đó cùng với kỹ năng quản lý ngành ngày càng cao đã đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc dân. ở nước ta ngành thuỷ sản đã được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế (NQTW5 tháng 6 năm 1993 về đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn) bởi tiềm năng to lớn và những đóng góp thực tế của nó vào nền kinh tế quốc dân nước ta hơn 10 năm qua.
Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất hỗn hợp gồm nhiều ngành sản xuất chuyên môn hẹp.
Do phần lớn sản phẩm cuối cùng được sản xuất từ nguồn nguyên liệu động thuỷ vật thuỷ sinh và được đưa vào tiêu dùng sinh hoạt nên người ta coi thuỷ sản thuộc nhóm ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng (nhóm B). Trong thực tế, khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển đại bộ phận sản phẩm thuỷ sản không được đưa vào tiêu dùng trực tiếp mà trở thành sản phẩm trung gian, nguyên liệu cho quá trình sản xuất và chế biến.
Sản xuất thuỷ sản từ việc nuôi trồng, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi cho đến khai thác bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên vùng địa lý khí hậu, thuỷ văn, giống, loại thuỷ sản,…nên sản xuất mang nhiều tính nông nghiệp. Mặt khác các ngành chuyên môn hẹp lại có tính công nghệ rõ rệt: công nghiệp khai thác cá biển, cơ khí tàu thuyền, công nghiệp sản xuất thức ăn cho tôm, cá, công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản.
Cơ chế thị trường đòi hỏi ngành thuỷ sản phải có một hệ thống dịch vụ chuyên ngành thích hợp như: sửa chữa tàu thuyền, ngư cụ, vận chuyển con giống, mạng luới thương mại thuỷ sản đến tận gốc các cơ sở sản xuất… sản xuất chuyên môn hẹp ngày càng cao và phức tạp. Mặt khác kinh doanh thương mại tổng hợp cũng tạo ra những hướng phát triển mới như kết hợp với dịch vụ du lịch
Đặc điểm của ngành sản xuất - kinh doanh thuỷ sản
Đối tượng của sản xuất – kinh doanh Thuỷ sản là những cơ thể sống trong môi trường nước.
Như tên gọi của nó “ Thuỷ sản” là những cơ thể sống trong môi trường nước, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Chúng là các loài động vật thuỷ sinh có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao: cá, nhuyễn thể, giáp xác và rong tảo trong các loại hình nước ngọt, lợ, mặn. Hoạt động sống của chúng dựa vào các chất dinh dưỡng lấy từ thuỷ vực, các khí oxy và cacbonic hoà tan trong nước. Đây là điểm hết sức khác biệt với sản xuất công nghiệp. Trong công nghiệp đối tượng sản xuất là những vật vô chi, vô giác, nếu hỏng cái này có thể thay bằng cái khác mà không phải phụ thuộc vào chu kỳ sống và sinh trưởng của chúng. Nó cũng khác với đối tượng sản xuất nông nghiệp là các cây và con giống sinh trưởng trên cạn, lấy nguồn lực thức ăn từ đất và sử dụng O2 và CO2 trực tiếp từ không khí. Khác biệt này đòi hỏi trong sản xuất thuỷ sản phải hết sức chú ý đến các vấn đề như:
- Nắm vững quy luật sinh trưởng và phát triển từng loài thuỷ sản để có biện pháp khai thác, nuôi trồng phù hợp.
- Tiến hành quản lý và chăm sóc môi trường nước sản xuất, kinh doanh thuỷ sản.
- Hoàn thiện, bổ sung chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường nước.
- Trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản, thuỷ vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Thuỷ vực bao gồm các loại hình mặt nước sông, hồ, ao, biển… là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của ngành thuỷ sản.
Đối với mặt nước tự nhiên, có hạn về diện tích, khối lượng nước,cố định về vị trí và gần như không hao mòn trong quá trình sử dụng xét theo thời gian dài với các mặt nước lớn dễ bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Theo tập quán của con người thường coi thuỷ vực là nơi thải rác sinh hoạt và các chất phế thải công nghiệp bởi thuỷ vực có khả năng tự phân giải song nếu quá mức nó không còn khả năng làm sạch nước và bị ô nhiễm. Đối với các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế khác nước chỉ trong thuỷ vực chỉ là một yếu tố sản xuất, thậm chí còn ít có ý nghĩa kinh tế, song đối với sự phát triển của thế giới tự nhiên, đặc biệt là thuỷ sản thì nước là vấn đề sống còn cho sự tồn tại và phát triển.
Sản xuất thuỷ sản được tiến hành phân tán rộng khắp các vùng địa lý và mang tính khu vực rõ rệt
Chúng ta đều biết ở đâu có ao, hồ, sông, ngòi, biển là ở đó có nghề thuỷ sản khai thác và nuôi trồng.Thuỷ vực được phân bố khắp các vùng địa lý, ở mỗi quốc gia, phụ thuộc vào lịch sử hình thành các loại đất, quá trình sử dụng và khai thác vào các mục đích khác nhau. Vì vậy, mỗi thuỷ vực có chế độ thuỷ lý hoá, thuỷ văn khác nhau do đó các giống loài thuỷ sản cũng khác nhau về nhiều mặt.
Sản xuất thuỷ sản mang tính thời vụ cao
Dựa vào quy luật sinh trưởng và phát triển của động thực vật thuỷ sinh, con người tác động trực tiếp nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng và năng suất cao, song các động thực vật nuôi trồng và khai thác còn phải chịu tác động của tự nhiên. Vì vậy, mà thời gian lao động và thời gian của sản xuất không trùng nhau đã tạo ra tính thời vụ của sản xuất thuỷ sản
Đặc điểm riêng của sản xuất kinh doanh thuỷ sản Việt Nam
- Thuỷ sản nước ta thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, ở các tỉnh phía Bắc pha trộn ôn đới.
- Ngành thuỷ sản Việt Nam đã đi lên từ một nền sản xuất manh mún, phân tán và rất lạc hậu tại các vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển. Qúa trình phát triển thăng trầm từ những năm sáu mươi tới nay, ngành thuỷ sản đã trở thành một ngành sản xuất chính trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù vậy, hiện nay cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn nghèo nàn, lạc hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là công nghiệp chế biến và khai thác xa bờ.
3. Vai trò của ngành xuất khẩu thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam
3.1. Đối với phát triển kinh tế ngành
3.1.1. Tạo tích luỹ ban đầu quan trọng cho hiện đại hoá ngành thuỷ sản
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác, đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản, hiện đại hoá công nghiệp chế biến xuất khẩu tăng phần chế biến trong sản phẩm. Tăng kim ngạch xuất khẩu làm tăng ngoại tệ tạo điều kiện tích luỹ ban đầu quan trọng cho hiện đại hoá ngành thuỷ sản.
3.1.2. Xuất khẩu có vai trò tích cực trong đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất của ngành.
Xuất khẩu huỷ sản là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thị trường thế giới, một thị trường mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra quyết liệt. Hàng hoá muốn tồn tại và phát triển phai phụ thuộc phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả, do đó phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sản xuất chúng. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải luôn đổi mới, luôn cải tiến thiết bị, máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tập trung nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động. Xuất khẩu thuỷ sản tạo điều kiện tiếp nhận thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.
3.1.3. Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện ngành thuỷ sản.
Xuất khẩu thuỷ sản góp phần mở rộng thị trường, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi về biển gần bờ và xa bờ và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời nâng cao trình độ đào tạo cán bộ quản lý trong kinh doanh. Xuất khẩu cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động trong ngành thuỷ sản và các ngành có liên quan, góp phần ổn định chính trị, xã hội.
3.2. Đối với phát triển nền kinh tế quốc dân.
Xuất khẩu thuỷ sản có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động xuất khẩu. Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu nhập cho ngân sách, đồng thời kích thích đổi mới công nghệ cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân.
Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn chưa cao như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động. Còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý. Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu.
Như vậy, đối với mọi quốc gia cũng như nước ta, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng thực sự có vai trò quan trọng, thể hiện:
3.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn ngoài tệ (vốn) cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta. Để thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước mắt chúng ta cần phải nhập khẩu một số lượng lớn máy móc thiết bị hiện đại từ bên ngoài nhằm trang bị cho nền sản xuất. Nguồn vốn để nhập khẩu thường dựa vào các nguồn chủ yếu là: đi vay, viện trợ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu. Nguồn vốn vay rồi cũng phải trả, còn viện trợ và đầu tư nước ngoài có hạn, hơn nữa các nguồn này thường bị phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu chính là nguồn vốn từ xuất khẩu. Nước nào gia tăng được xuất khẩu thì nhập khẩu theo đó cũng tăng theo. Ngược lại nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu làm cho thâm hụt cán cân thương mại quá lớn sẽ có thể ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế quốc dân.
3.2.2. Xuất khẩu thuỷ sản đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nói riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung.
Để chứng minh cho góp của xuất khẩu thuỷ sản làm chuyển dịch cơ cấu mặt hàng ta có thể thấy qua số liệu của các năm 1991 – 2002. Nếu như năm 1991 Việt Nam chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu giá trị trên 100 triệu USD (dầu thô, dệt may, thuỷ sản và gạo) thì đến nay đã có thêm 11 mặt hàng nữa là: cà phê, cao su, lạc nhân, chè, hạt điều, hạt tiêu, giầy dép, than đá, hàng linh kiện điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng rau quả. Trong đó 4 mặt hàng có giá trị trên 1 tỷ USD là thuỷ sản, dầu thô, hàng dệt may, và giầy dép. Năm 2000, ngành thuỷ sản đã đạt thành tựu đáng kể kim ngạch xuất khẩu là 1,4786 tỷ USD (chỉ sau dầu thô 3,501 tỷ USD và dệt may là 1,892 tỷ USD).
Mặt hàng thuỷ sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo Bộ Thuỷ sản, năm 1999 là 10,5%, đến năm 2000 tăng lên 12,9 % và năm 2002 đã tăng lên là 14%. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 9,22% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và hiện nay,hàng thuỷ sản của Việt Nam đã có mặt tại trên 105 nước và vùng lãnh thổ. Mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ vị trí xếp thứ 5 vào năm 1999 (sau: dầu thô, dệt may, Giầy Dép và gạo) thì đến năm 2001 nó đã vươn lên vị trí thứ 3 (chỉ sau: dầu thô và dệt may). Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tăng liên tục với tốc độ hàng năm đã thực sự đóng góp tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung. Và chính sự tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản cũng dẫn đến thay đổi (chuyển dịch) cơ cấu kinh tế. Xuất khẩu thuỷ sản nói riêng và xuất khẩu nói chung tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp liên quan (như ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó) cũng phát triển dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3.2.3. Xuất khẩu thuỷ sản tác động tích cực đến giải quyết công ăn, việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Tác động của xuất khẩu thuỷ sản đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết thông qua hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản xuất khẩu với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân.
Xuất khẩu thuỷ sản còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động trong ngành thuỷ sản và các ngành có liên quan.
3.2.4. Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác với các nước nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thương trường quốc tế, xuất khẩu thuỷ sản và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói chung thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt khác chính quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu. Có thể nói xuất khẩu thuỷ sản không chỉ đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế ngành thuỷ sản, phát triển nền kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: K, L, R, nguồn tiêu thụ thị trường... Đối với nước ta hướng mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu Thuỷ sản nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại, được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, qua đó tranh thủ đón bắt kịp thơi cơ ứng dụng khoa học công nghệ, hiện đại, rút ngắn sự chênh lệch về trình độ phát triển của Việt Nam so với thế giới. Kinh nghiệm cho thấy bắt cứ một nước nào và trong một thời kỳ nào đẩy mạnh xuất khẩu thì nền kinh tế nước đó trong thời gian đó có tốc độ phát triển cao.
Tóm lại: Xuất khẩu thuỷ sản có một vai trò rất quan trọng không chỉ riêng đối với sự phát triển của ngành thuỷ sản mà nó còn có một vai trò to lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Vì vậy chúng ta cần nghiên cứu và tìm ra giải pháp để phát triển hơn nữa ngành thuỷ sản.
Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Các nhân tố từ phía trong nước
1.1. Khả năng cung cấp nguyên liệu Thuỷ sản
1.1.1. Năng lực khai thác hải sản.
Nằm ở khu vực Biển Đông, biển Việt Nam có tính chất như là một vùng biển kín. Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, mức sâu nhất không quá 90 m. Nhờ đặc điểm địa hình, biển nước ta thuộc loại giàu hải sản, với 2100 loài cá đã biết, trong đó có hơn 130 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá khoảng 3 triệu tấn/năm, sản lượng cho phép khai thác từ 1,2 – 1,4 triệu tấn/năm. Giáp xác có 1647 loài, trong đó tôm hơn 70 loài, nhiều loài tôm hùm có giá trị kinh tế cao. Nhuyễn thể thân mềm, khoảng 2500 loài khác nhau với những loài có giá trị kinh tế cao như mực, sò huyết hải sâm, bào ngư ... Ngoài ra có trên 600 loài rong biển, trong đó nhiều loài có thể làm thực phẩm hoặc nguyên liệu, chất phụ gia cho công nghiệp, bánh kẹo,... Với 3260 km bờ biển, với 112 cửa sông, lạch, có vùng nội thuỷ va lãnh hải rộng 226.000km2, hơn 1 triệu km2 vùng biển đặc quyền của ta là một nơi cho phép khai thác với số lượng lớn các sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng nội địa và chế biến xuất khẩu ra thị trường thế giới
Bảng 1: Trữ lượng và khả năng khai thác hải sản của Việt Nam (đơn vị tính: tấn)
Loại hải sản
Trữ lượng (tấn)
Khả năng khai thác (tấn)
Tổng số
Gần bờ
Xa bờ
Tổng số
Gần bờ
Xa bờ
Tổng số
3.940.078
1.081.625
2.588.464
1.879.219
495.341
1.383.878
Cá biển
3.764.370
999.095
2.765.275
1.809.248
461.738
1.347.510
Mực ống
59.113
30.882
28.231
23.644
12.235
11.292
Mực nang
64.140
30.331
33.809
25.655
12.132
13.523
Tôm he
10.884
9.884
1.000
5.492
4.942
550
Tôm vỗ
41.582
11.433
30.149
15.180
4.177
11.003
Cơ cấu %
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
100.00
Cá biển
95.54
92.37
96.74
96.28
93.22
97.37
Mực ống
1.50
2.86
0.99
1.26
2.49
0.82
Mực nang
1.63
2.80
1.18
1.37
2.45
0.98
Tôm he
0.28
0.91
0.03
0.29
1.00
0.04
Tôm vỗ
1.06
1.06
1.05
0.81
0.84
0.80
Nguồn: Bộ Thuỷ sản
Qua đó ta thấy tiềm năng hải sản rất lớn nhưng ngành khai thác hải sản của chúng ta mới khai thác được khoảng 31,47% trữ lượng hải sản và khoảng 66% khả năng khai thác cho phép. Ngoài ra, chúng ta có thể khai thác hàng trăm nghìn tấn nhuyễn thể vỏ cứng (như nghêu, sò điệp, ốc, ...), rong, tảo, các loại đặc sản quý hiếm khác.
Tuy nhiên việc đánh bắt xa bờ của ta còn kém do thiếu vốn đầu tư, ngư dân chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật đánh bắt xa bờ, công nghệ bảo quản sau thu hoạch còn rất yếu kém, thô sơ dẫn đến chất lượng đưa vào chế biến thấp. Cùng với chương trình đánh bắt xa bờ, nếu chú trọng làm tốt các khâu bảo quản ngay trên biển và tại bờ, giảm mạnh các thất thoát sau thu hoạch thì sẽ tạo ra một tiềm năng rất lớn về nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thuỷ sản, sẽ cải thiện được tình hình, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.
1.1.2. Năng lực nuôi trồng Thuỷ sản
Ngày 08/12/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 224/1999/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010. Đó chính là cơ sở đầu tiên cho việc lập các dự án khả thi để đầu tư vào nuôi trồng của ngành thuỷ sản. Theo hướng đó chúng ta có thể đầu tư các trang thiết bị cũng như công nghệ hiện đại vào việc nuôi trồng theo quy mô công nghiệp, có sản lượng hàng hoá đủ khả năng với chất lượng nguyên liệu cao, giá cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu. Thực tế cho thấy rằng năng suất nuôi trồng thuỷ sản còn thấp, mới bằng 1/4 đến 1/10 năng suất hiện nay của các nước trong khu vực. Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản còn có thể sử dụng với cường độ cao hơn, nhiều vùng bãi triều và vùng đất nhiễm mặn ven biển thuận lợi để đưa vào phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, còn có thể sử dụng 300 –350 nghìn ha; các eo vịnh biển có thể đưa vào quy hoạch nuôi biển và xây dựng khu bảo tồn sinh vật biển, ít nhất cũng có tới trên 100 nghìn ha. Một số vùng đất hoang hoá ven biển cao triều như ở vùng Nam Trung Bộ có thể rất thích hợp để phát triển nuôi thuỷ sản theo quy mô công nghiệp. Nếu đầu tư để chuyển đổi công nghệ, năng suất nuôi ở các thuỷ vực này sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt việc phát triển nuôi các đối tượng có giá trị xuất khẩu cao.
Hiện tại, nghề nuôi biển đang được các hộ ngư dân đầu tư phát triển. Các sở đang tập trung chỉ đạo nuôi các đối tượng thông qua công tác khuyến ngư, các đối tượng nuôi chủ yếu là các loài nhuyễn thể, các loài cá biển, tôm hùm…
1.2. Môi trường kinh tế và khoa học công nghệ.
Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chiến lược và thời cơ kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường công nghệ là cơ sở hạ tầng đảm bảo cho sự phát huy môi trường kinh tế và ngược lại môi trường kinh tế tạo điều kiện và đưa ra những khả năng để phát huy môi trường công nghệ.
Hiện nay nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Đảng và nhà nước ta chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế và mở cửa ra bên ngoài, tự do buôn bán, kinh doanh xuất nhập khẩu trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhà nước sẽ phải đương đầu, canh tranh với nhiều đơn vị kinh tế khác thuộc tất cả các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp của nước ngoài tạo ra một cuộc cạnh tranh thực sự diễn ra giữa các doanh nghiệp, chính yếu tố này đã đặt các doạnh nghiệp này không cần phải nghiên cứu thị trường. Nhưng ngày nay, tất cả mọi vấn đề đều do các doanh nghiệp tự mình giải quyết, nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý, định hướng, điều này tạo ra cho các doanh nghiệp quyền chủ động sáng tạo nhiều hơn và làm ăn đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp vẫn quen với nối làm ăn cũ không thích hợp với tình hình làm ăn thua lỗ và bị giải thể.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động tích cực đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Yếu tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu ở các nước doanh nghiệp. Ví dụ: Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm phán trực tiếp với khách hàng qua điện thoại, TELEX, FAX...... giảm bớt được những chi phí đi lại. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển giúp các doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin về thị trường nước ngoài một cách nhanh chóng.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào các ngành sản xuất, gia công chế biến hải sản...... góp phần đưa ra những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có vị trí trên thị trường quốc tế.
Yếu tố tỷ giá hối đoái hiện hành cũng tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nó là một yếu tố kinh tế tác động trực tiếp tới hiệu quả của thương mại quốc tế. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu và ngược lại. Có thể nói tỷ giá hối đoái được ví như chiếc gậy vô hình điều khiển hoạt động xuất khẩu .
Yếu tố lạm phát và khả năng kiểm soát lạm phát của chính phủ cũng là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mà còn kéo theo nhiều vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh, bởi vậy mục tiêu của bất kỳ một chính phủ nào cũng là kiểm soát lạm phát và kìm giữ lạm phát ở mức thấp tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh .
1.3.Môi trường chính trị và luật pháp
Đây cũng là một trong những nhân tố tác động hết sức mạnh mẽ đến việc mở rộng hay kìm hãm sự phát triển, cũng như việc khai thác các cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản tuân theo khuôn khổ pháp luật.
Môi trường chính trị ổn định và chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản tìm kiếm, xâm nhập thị trường.
Việc bổ sung, sửa đổi để ngày càng hoàn thiện bộ Luật Thương mại theo hướng hội nhập và tiếp tục xây dựng và hoàn thiện luật thuỷ sản là hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có thể hoạt động một cách năng động.
Như vậy, để thúc đẩy xuất khẩu thì Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc ổn định chính trị, tạo sự ổn định cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu yên tâm sản xuất, thu hút đầu tư của nước ngoài nhằm nâng cao trình độ công nghệ trong nước, ban hành các văn bản pháp luật và dứơi luật nhằm giúp các doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật.
1.4. Môi trường địa lý và sơ sở hậu cần nghề cá
Việt Nam có bờ biển dài và điều kiện khí hậu thuận lợi, vùng biển có khả năng tái tạo sinh học cao của vùng nhiệt đới, môi trường biển tương đối sạch, nguồn lợi ven biển có khả năng phục hồi nhanh, nguồn lợi khai thác xa bờ còn rất dồi dao. Hơn nữa, do mức độ công nghiệp còn chưa cao nên bờ biển Việt Nam còn chưa bị ô nhiễm. Vì vậy nguồn lợi thuỷ sản, hải sản Việt Nam còn được đánh giá là hợp vệ sinh, tốt cho sức khoẻ, điều này tạo điều kiện cho việc khai thác và kinh doanh hải sản.
Khí hậu nhiệt đới, các loài động vật phong phú và đa dạng diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng, công nghệ sản xuất giống và thức ăn ngày càng được cải thiện, các hình thức nuôi quảng canh, thâm canh,....đã tạo thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Tuy nhiên, chúng ta chưa có các vùng nuôi quy mô lớn, nuôi công nghiệp hay nuôi quảng canh cải tiến để tạo ra sản lượng thuỷ sản lớn, ổn định.
Cơ sở vật chất, hậu cần nghề cá ngày càng được nâng cấp: đội tàu thuyền đánh bắt hải sản dần được nâng cấp, hoàn thiện và đưa vào sử dụng ... đã tạo điều kiện cho việc đánh bắt và khai thác hải sản.
Trong giai đoạn 1990 – 2002, số lượng tàu tàu thuyền máy, công suất lớn tăng nhanh. Năm 1991, tổng số tàu thuyền máy là 44.347 chiếc, chiếm 59,6%, thuyền thủ công 30.284 chiếc, chiếm 40,4%. Năm 1998, số lượng tàu máy là 71767 chiếc, chiếm 82,4% tàu thuyền, tăng 60% so với năm 1990. Đến năm 2000, số tàu thuyền tăng lên 73000 so với năm 1990. Năm 2003, tổng số tàu thuyền cả nước là 96.400 chiếc, trong đó tàu thuyền máy là 83.100 chiếc.
Tổng công suất tàu thuyền máy tăng nhanh hơn số lượng tàu. Năm 1998, tổng công suất đạt 2,43 triệu CV, tăng gấp 3 lần so với năm 1991. Đến năm 2001, tổng công suất đã tăng lên 3,21 triệu CV. Đến năm 2003 tổng công suất là 4,1 triệu CV, tăng 187% so với năm 1991 và 1.239 lần so với năm 1964.
(Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Thuỷ Sản)
2. Các nhân tố từ phía môi trường quốc tế
2.1. Nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của thị trường thế giới
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến xu hướng phát triển thị trường thuỷ sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức: ASEAN, AFTA, APEC,...điều này cho thấy Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với nước ta. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 2,738 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trong 6 tháng đầu năm 2006 đã đạt 1,409 tỷ USD, bằng 50,32% kế hoạch năm, tăng 29,03% so với cùng kỳ năm ngoái. Có được kết quả như vậy một phần do có sự đóng góp của vi._.ệc thúc đẩy, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức như: khi ra nhập AFTA để hưởng được ưu đãi thuế quan CEPT, Việt Nam cần phải tăng cường sản xuất hàng hoá xuất khẩu chế biến thay vì hàng xuất khẩu khô.
Các thị trường xuất khẩu của nước ta cũng dần tăng cường đặt ra các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm – HACCP (Harard Analysis Criticle Control Point). Những năm gần đây, thị trường thuỷ sản thế giới có nhiều biến động, xu hướng hiện nay của người tiêu dùng là giảm tiêu thụ thịt, tăng tiêu thụ thuỷ sản và nhu cầu của thế giới về thuỷ sản lại tăng khá ổn định. Năm 1985 xuất khẩu thuỷ sản thế giới đạt 17.2 tỷ USD, tới năm 1997 đạt 107,6 tỷ USD tăng bình quân trên 13% vào năm 2002. Giá thuỷ sản cũng tăng khá hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu thuỷ sản, giá tăng xấp xỉ 6% trong khi nhu cầu trên toàn thế giới không giảm. Như vậy, từ diễn biến nhu cầu và giá thuỷ sản trên thế giới cho thấy có thể thuận lợi cho Việt Nam nói riêng và cho các nước xuất khẩu thuỷ sản nói chung trong công cuộc xuất khẩu thuỷ sản.
Khu vực Châu á là thị trường có nhu cầu rất lớn về thuỷ sản, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, và Hồng Kông. Nhật Bản là nước tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới, do đó là nước thống soái thị trường nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Các nước Châu á, trong đó có Việt Nam, là những nước cung cấp chủ yếu cho thị trường này. Thị trường Mỹ và EU cũng là các thị trường tiêu thụ lớn thuỷ sản nhưng đây là các thị trường đòi hỏi cao về chất lượng thuỷ sản và an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỹ là thị trường rộng lớn và khá thống nhất về thị hiếu tiêu dùng thuỷ sản so với thị trường EU, nhưng hàng rào thuế quan lại khắt khe hơn.
2.2.Môi trường văn hoá xã hội của các nước nhập khẩu thuỷ sản.
Môi trường văn hoá xã hội được coi là một tổ hợp phức tạp gồm nhiều kiến thức, tín ngưỡng, luật pháp, nghệ thuật, lý luận và tất cả những thói quen khác mà con người đã thu nhận được vì là thành viên của xã hội. Vùng ảnh hưởng của một nền văn hoá có thể trải qua nhiều nước hoặc nhiều vùng
Thị trường được xây dựng trước hết bởi khách hàng. Khách hàng và hành vi ửng xử của họ trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá xã hội (từ cách sống, cách chi tiêu, lựa chọn sản phẩm ... ), cũng như các đối thủ cạnh tranh và cách sử dụng của họ chịu ảnh hưởng của môi trường văn hoá mà họ hoạt động. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản, do khách hàng của họ là có quốc tịch khác nhau và do nền văn hoá có đặc trưng riêng, do vậy nhu cầu thị hiếu, thói quen, tập quán tiêu dùng ở các nước khác nhau. Vì vậy, Việt Nam muốn xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường nào phải nghiên cứu các tham số như: dân số, thu nhập, phân phối thu nhập, tình hình chính trị, chính sách...
Thị trường thuỷ sản thế giới và các vấn đề có liên quan đến Việt Nam trong xuất khẩu thuỷ sản.
Đặc điểm ngành thuỷ sản thế giới
Nghề cá thế giới trải qua nhiều thăng trầm đã thực sự thu hút được những tiến bộ vượt trội kể từ sau năm 1950 (đạt 17 triệu tấn/năm 1953 và 34,9 triệu tấn năm 1961 rồi 68,3 triệu tấn đến năm 1983). Trong suốt 2 thập kỷ kế tiếp, nhờ những thành tựu KHKT, các nước công nghiệp phát triển đã chuyển mạnh sang khai thác hải sản ở đại dương và đầu tư tích cực vào nuôi trồng thuỷ sản. Các cường quốc thuỷ sản bao gồm: Trung Quốc, Pêru, Nhật, Mỹ và Nga. Bước vào thập kỷ 90, đã có những dấu hiệu không sáng sủa về khai thác hải sản vì các lý do: (1) Những vùng biển nhiều tiềm năng đã bị lạm thác (mức khai thác hải sản khá cao, năm 1996 đã lên tới 81,7 triệu tấn); (2) Môi trường biển ngày càng bị ô nhiễm; (3) Thời tiết, khí hậu thay đổi nhiều (xu hướng nóng lên). Từ những năm 80, Tổ chức Nghề cá thế giới đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ mất cân bằng sinh thái môi trương biển và có những biện pháp buộc các nước có nền công nghiệp khai thác thuỷ sản phát triển, đặc biệt là ở khối Bắc Âu và Nhật Bản phải hạn chế khai thác trên nhiều vùng biển quốc tế. Vì vậy mà trong thập niên 90, tổng sản lượng thuỷ sản trên thế giới tăng rất chậm, trung bình 0,23%/ năm thấp hơn so với mức bình quân 3% của những năm trong thập niên 80.
Trái lại, lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản phát triển rõ rệt từ thập kỷ 20 và kéo dài liên tục đến nay, nhờ đó bù lại được sản lượng khai thác hải sản bị giảm sút. Nhiều nơi đã đạt trình độ cao trong nghề nuôi như Ecuador, Đài Loan, ấn Độ, Thái Lan, Indonesia…Nếu năm 1975 cả thế giới nuôi được 9 triệu tấn thuỷ sản (10% tổng sản lượng) thì 20 năm sau (1995) đã đạt 27,8 triệu tấn (25%). Các nước châu á được xem như khu vực nuôi thuỷ sản chính vì chỉ tính tổng sản lượng của vùng Đông Nam á và Nam á, năm 1994 đã đạt 19,5 triệu tấn, chiếm 27,5 % tổng sản lượng của thế giới, đó là chưa kể Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đều đạt sản lượng vào loại cao. Các nước châu Mỹ còn rất nhiều tiềm năng và khu vực châu Âu sẽ vừa là cái nôi nuôi nhân tạo cá biển, vừa là trung tâm chuyển giao công nghệ nuôi trồng hiện đại.
Theo số liệu của Tổ chức FAO, tổng sản lượng thuỷ hải sản của thế giới giai đoạn 1991 – 1996 tăng trung bình 3,8%/năm (từ 97,4 triệu tấn năm 1991 lên 115,9 triệu tấn năm 1996). Năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới là 132,26 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác chiếm 76% và sản lượng nuôi trồng là 24%. Trong sản lượng khai thác thi cơ bản là khai thác biển (91,8%), chỉ có 8,2% là khai thác nội địa. Sang năm 2003, tổng sản lượng thuỷ sản thế giới là 132,52 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác là 68% và sản lượng nuôi trồng là 32%.
Tình hình buôn bán tiêu thụ thuỷ sản trong thời gian qua
Đánh giá sơ bộ tình hình thuỷ sản thế giới: Theo thống kê của FAO hiện nay trên thế giới có 179 quốc gia ở đó nhân dân sử dụng thuỷ sản làm thực phẩm. Xu hướng sử dụng thuỷ sản làm thực phẩm ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, phong tục tập quán hay tôn giáo mà mức độ sử dụng thuỷ sản làm thực phẩm của các quốc gia của các dân tộc rất khác nhau. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người trên thế giới năm 2002 là 16,2kg thuỷ sản/ người/ năm, tăng 21% so với năm 1992 (13,1 kg). Theo số liệu năm 2001, trong các khu vực, châu Đại Dương là nơi có tỷ lệ tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (23kg), kế tiếp là châu á và châu Âu (19,8 kg). Châu Phi tiêu thụ ít nhất (7,8 kg). Riêng Trung Quốc năm 2002, mức tiêu thụ thuỷ sản trên đầu người là 27,7 kg (châu á không tính Trung Quốc chỉ có 14,1kg/người/năm).
Khác với thị trường nhiều loại hàng thực phẩm trì trệ hay chậm phát triển thời gian qua, thị trường thuỷ sản thế giới khá năng động. Điều này, một phần liên quan đến đặc điểm về tính chất quốc tế của hàng thuỷ sản, phần khác là do tương quan cung cầu về thuỷ sản trên thế giới chưa cân đối gây ra. Thị trường thuỷ sản thế giới vô cùng đa dạng và phong phú với hàng trăm dạng sản phẩm được trao đổi mua bãn giữa các nước và khu vực khác nhau. Tuy nhiên có thể phân ra 7 nhóm sản phẩm buôn bán chính trên thị trường thế giới là cá tươi, ướp đông, đông lạnh, giáp xác và nhuyễn thể tươi ướp đông lạnh; cá hộp; giáp xác và nhuyễn thể hộp; cá khô, ướp muối, hun khói; cá và dầu cá và 3 khu vực lớn nhập khẩu lớn là Mỹ, Nhật, Tây Âu (nay là EU).
Xuất khẩu thuỷ sản thế giới
Xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục phát triển trong những năm đầu thập kỷ 90 và đạt trên 52 tỷ đô la vào 1999. Như vậy là sau 10 năm, xuất khẩu thuỷ sản của thế giới tính theo trị giá xuất khẩu đã tăng 201,6%, mức tăng trung bình hàng năm là trên 13%. Không dừng lại ở đó, năm 2001, xuất khẩu thuỷ sản thế giới đạt 55,68 tỷ USD, năm 2002 đạt 57,77 tỷ USD và sang đến năm 2003, con số này đã lên tới 63,23 tỷ USD. Qua đó ta có thể thấy thị trường thuỷ sản thế giới phát triển rất năng động.
Một nước xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản cũng đồng thời là nước nhập khẩu sản phẩm này, đặc điểm này cũng phản ánh tính chất quốc tế của ngành thuỷ sản. Đặc điểm này thể hiện rất rõ ở các khu vực thị trường chính của thế giới như Mỹ, Nhật Bản và EU.
Biểu đồ 1: Xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới
(1000 USD)
Nguồn: Bộ Thuỷ sản
Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 đến nay, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của các nước đang phát triển trong xuất khẩu của thế giới ngày càng cao và trong tương lai, nhịp độ tăng xuất khẩu thuỷ sản của các nước này sẽ nhanh hơn ở các nước công nghiệp phát triển.
Bảng 2: Các nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu năm 2003
Nước Giá trị XK (tỷ USD)
1. Trung Quốc 5,24
2. Thái Lan 3,90
3. Na Uy 3,62
4. Mỹ 3,39
5. Canađa 3,30
6. Tây Ban Nha 3,22
7. Đan Mạch 2,21
8. Hà Lan 2,18
9. Chi Lê 2,13
10. Anh 1,66
11. Inđônêxia 1,55
12. Ai Xơ Len 1,50
13. ấn Độ 1,48
14. Nga 1,30
15. Đài Loan 1,29
Nguồn: Bộ Thuỷ sản
Không tồn tại ưu thế tuyệt đối của các nước trong xuất khẩu thuỷ sản của thế giới tuy rằng trong số 15 nước xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới có tới hơn một nửa là các nước phát triển: Hoa Kỳ là nước xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới cho tới 1996 với mức xuất khẩu hàng năm trên 3 tỷ USD. Từ năm 1997, Thái Lan đã thay thế Hoa Kỳ trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản số một trên thế giới với mức xuất khẩu 3,4 tỷ USD. Năm 1989 Thái Lan mới chỉ xuất khẩu 675 triệu USD hàng thuỷ sản, đến năm 1994 xuất khẩu đã tăng lên 2,2 tỷ đô la, sự thần kỳ diễn ra trong vòng năm năm cuối thập kỷ 80, khi mà xuất khẩu thuỷ sản trung bình hàng năm đạt 27%. Nhịp độ tăng trưởng nhanh tiếp tục trong những năm đầu thập kỷ 90 cho phép Thái Lan vượt Hoa kỳ trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới hiện nay. Nhưng kể từ năm 1994, sau hơn 10 năm “Cải cách và mở cửa”, Trung Quốc đã vươn lên giữ vị trí đứng đầu thế giới về xuất khẩu thuỷ sản và vẫn giữ được cho đến nay.
Các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn tiếp theo là Thái Lan, Na Uy, Mỹ, Canađa, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan, Chi Lê.....
Nhìn chung các nước này đều tăng xuất khẩu hàng thuỷ sản thời gian qua và đóng góp quyết định vào tăng xuất khẩu thuỷ sản của thế giới tuy rằng mức tăng hàng năm có thể rất khác nhau.
Nhập khẩu thuỷ sản thế giới
Trong nhập khẩu thuỷ sản của thế giới, nhập khẩu của các nước phát triển chiếm tỷ lệ áp đảo (85%-86%) nhập khẩu toàn thế giới thời gian qua. Nhập khẩu thuỷ sản của các nước đang phát triển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng có xu hướng tăng thời gian qua.
Nước truyền thống nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới là Nhật Bản, mức nhập khẩu tăng từ 4,7 tỷ đô la năm 1989 lên 10,6 tỷ đô la1994 và đến 1999 nhập khẩu tăng lên 17,8 tỷ đô la chiếm 31,9% nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Nhập khẩu thuỷ sản đứng hàng thứ hai trên thế giới là Hoa kỳ với mức nhập khẩu tăng từ 4 tỷ đôla 1989 lên 7,14 tỷ đôla năm 1999 chiếm khoảng 14% nhập khẩu của thế giới.
Các nước phát triển Tây Âu mà đặc biệt là các nước thuộc Liên minh Châu Âu đều là những nước truyền thống nhập khẩu lớn hàng thuỷ hải sản.
Năm 2002, nhập khẩu thuỷ sản thế giới đạt hơn 61 tỷ USD, trong đó các nước phát triển chiếm 82%. Năm 2003, nhập khẩu thuỷ sản thế giới đạt 65 tỷ USD, trong đó EU tăng lên 26,2 tỷ USD, Nhật giảm còn 12,4 tỷ USD và Mỹ đạt 11,4 tỷ USD. Đặc biệt, lượng thuỷ sản nuôi từ các nước đang phát triển ngày càng tăng tại các thị trường chính trên thế giới.
Bảng 3: Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính, năm 2002-2003
Thị trường
Giá trị NK 2002
(tỷ USD)
Tỷ lệ(%)
2002
Giá trị NK 2003
Tỷ lệ(%)
2003
Nhật Bản
13,6
22
12,4
19,1
Mỹ
10,4
17
11,4
17,5
EU
21,3
35
26,2
40,4
Khác
15,8
26
15
23
Tổng
61,1
100
65
100
Nguồn: Bộ Thuỷ sản
Trong năm vừa qua (2005), thị trường thuỷ sản thế giới tỏ ra rất sôi động. Giá thuỷ sản thế giới giảm nhẹ trong năm tháng đầu năm do hoạt động giao dịch kém sôi động và rào cản nhập khẩu do Mỹ đặt ra. Mỹ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới nên việc Mỹ áp thuế chống phá giá đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước đã làm cho mậu dịch tôm thế giới giảm hẳn kể từ tháng 2/2005, tác động tiêu cực tới giá tôm thế giới. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối tháng 5, giá tôm nhích dần lên vì nguồn cung trên thị trường thế giới dần suy giảm do sản lượng của Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia và Malaixia suy yếu vì sóng thần hồi cuối tháng 12/2004 đã làm thất thoát phần lớn tôm giống của những nước này. Ngoài ra, việc người nuôi tôm ở những nước bị Mỹ áp thuế nhập khẩu cao hạn chế mở rộng sản xuất càng làm cho nguồn cung trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó, Braxin – nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới - đã bị dịch bệnh tại nhiều trại nuôi tôm.
Nhập khẩu các sản phẩm tôm đều giảm, trừ tôm bao bột tăng 315% lên 18 triệu lb, vì sản phẩm này không phải chịu thuế chống bán phá giá. Mức thuế nhập khẩu 4,13% - 25,76% đối với tôm nhập từ Việt Nam đã thực sự ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm của nước ta tới thị trường này.
Sau khi Mỹ sử dụng các rào cản để hạn chế nhập khẩu tôm từ 6 nước, xuất khẩu tôm của những nước này đều giảm sút trong những tháng đầu năm. Xuất khẩu tôm của Trung Quốc sang thị trường Mỹ quý I/2005 giảm 61%, ấn Độ giảm 47%, Brazil giảm 56% và Việt Nam giảm 26%. Xuất khẩu tôm đông lạnh của Thái Lan 4 tháng đầu năm 2005 chỉ đạt 128.000 tấn, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Thái Lan dự tính kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh của họ năm 2005 sẽ chỉ đạt khoảng 1,2 tỷ USD, giảm mạnh so với 1,95 tỷ USD năm trước.
Riêng mặt hàng cá có xu hướng tăng giá đột biến bắt đầu từ quý IV/2005, do nhu cầu tăng trong mùa lễ hội, dịch cúm gia cầm ở nhiều nước và những quy chế nhập khẩu chặt chẽ đang làm cho cung cá ở Mỹ – thị trường tiêu thụ khổng lồ – giảm dần. Các nước xuất khẩu cá cũng đang dần chuyển hướng sang các thị trường tiêu thụ khác, đặc biệt là châu Âu. Nhu cầu cá tại Trung Quốc lúc này cũng rất mạnh vì sắp tết. Dịch cúm gia cầm đang khiến nhiều người tiêu dùng chuyển hướng sang thịt và cá.
Theo số liệu thống kê của bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong tháng 10 vừa qua, chỉ có khoảng 49 triệu lb cá da trơn được chế biến tại các nhà máy nước này, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Suốt 10 tháng đầu năm 2005, hoạt động chế biến cá da trơn ở Mỹ luôn đạt sản lượng thấp do thiếu hụt nguồn cung cấp nguyên liệu, đẩy giá cá nguyên liệu ở đây tăng từ 0,69 USD/lb một năm trước đây lên 0,72 USD/lb. Giá philê cá hồi Chilê tại Mỹ tăng lên mức trên 7 USD (5,91 EUR)/kg, trong khi tại Nhật Bản tăng lên 750- 850 yên/kg, và khả năng sẽ còn lên tới 1000 yên/kg.
Những vấn đề có liên quan đến Việt Nam
Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản thế giới cho thấy những tiềm năng rất lớn đối với ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam. Bản chất của thị trường xuất khẩu rất khác so với thị trường trong nước, đặc biệt là khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam á, môi trường kinh doanh xuất khẩu sẽ bao gồm những đối thủ cạnh tranh không chỉ dầy dạn kinh nghiệm và có rất nhiều lợi thế hơn ta.
Các cơ hội và triển vọng trên thị trường nước ngoài sẽ phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là với các nước láng giềng của mình.
Ngoài những tiềm năng đáng kể của thị trường xuất khẩu nằm trong lĩnh vực xuất khẩu tôm mà một trong những thị trường chủ yếu hiện nay là Nhật Bản. Tuy nhiên thị trường này liên tục biến động và chịu ảnh hưởng lớn về các biến động của tỷ giá hôí đoái. Sự mất giá của đồng Yên và việc chính phủ Nhật tăng thuế hàng bán đã khiến hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam xuất vào Nhật giảm mạnh cả về khối lượng và giá.
Trên thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm tiêu thu nhanh nhất là loại đóng gói nguyên khối trọng lượng. Nhưng hiện nay sản phẩm của ta xuất khẩu sang Mỹ vẫn còn hạn chế đó là do chất lượng sản phẩm còn thấp trong khi yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm lại rất khắt khe. Nhưng Mỹ vẫn là một thị trường đầy tiềm năng của thuỷ sản Việt Nam trong tương lai.
Các nước Nam Âu có truyền thống mua các sản phẩm tôm to cao cấp, nhưng ảnh hưởng của họ rất nhỏ. Nên thị trường chính của sản phẩm tôm chế biến, tôm đông lạnh của nước ta vẫn là thị trường Nhật Bản và Mỹ.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng đảm bảo cung ứng một cách hiệu quả và được và được tin cậy trên các thị trường lớn đối với tôm, cá và các loại nhuyễn thể. Tiềm năng này không phải xuất phát từ ngành đánh bắt thuỷ sản mà là từ tiềm năng lớn của đất nước trong lĩnh vực sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Những môi trưòng sinh sống nước ngọt, nước lợ, nước mặn, đều có tiềm năng hỗ trợ cho việc tăng sản lượng đáng kể đối với các sản phẩm có chất lượng rất cac mà các đối thủ cạnh tranh không dễ gì theo kịp. Nếu như tiềm năng này mà chế ngự được, thì điều đó sẽ tạo cho ngành công nghiệp chế biến một lợi thế so sánh đối với các ngành công nghiệp của các nước láng giềng của mình.
Những nguồn cung cấp nguyên liệu như trên cũng là những nguồn độc nhất cho các sản phẩm thâm nhập vào lĩnh vực buôn bán thuỷ sản tươi sống. Năng lực làm quen và kiểm soát sản xuất, năng lực nắm bắt để thu hoạch vào đúng thời điểm đối với các thị trường và sự gần gũi với các thị trường cao giá. Ngành thương mại thuỷ sản và ngành công nghiệp chế biến có thể thu lợi được từ yếu tố đó bằng việc thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ với những thị trường nhỏ cần đặc sản này. Không chỉ cho cá và thuỷ sản, mà còn cho một loạt các loài động vật dưới nước nhập ngoại khác nữa.
Việt Nam với tư cách là người mới thâm nhập thị trường này vì thế sẽ đối mặt với một cuộc vật lộn vất vả xuất phát từ việc phải đầu tư vào những năng lực sản xuất mới rất tốn kém mà lại có thể chưa ổn định do các nguồn cung cấp hiện có từ các vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không được đảm bảo một cách liên tục. Người ta có thể bị buộc phải sản xuất một phần từ các vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không đảm bảo một cách liên tục. Người ta có thể bị buộc phải sản xuất một phần từ các vùng biển quốc tế và cạnh tranh với các nhà sản xuất lâu đời vững chắc có chi phí thấp và là những người được hưởng lợi từ các hiệp định thuận lợi về quyền ra vào các khu đặc quyền kinh tế của các quốc gia, các loại bao cấp khác nhau , những sự hỗ trợ và đối sử ưu đãi, bởi vì các rủi ro tương đối cao và các khoản lợi ngoại biên là tương đối thấp.
Các cơ hội và các tiềm năng của Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản của mình sẽ tuỳ thuộc căn bản vào việc phục vụ thị trường trong nước đang lớn mạnh của mình và năng lực trở thành một nhà sản xuất có chất lượng đối với các thị trường xuất khẩu bằng cách cung cấp các sản phẩm từ nuồi trồng thuỷ sản. Độ tin cậy về số lượng và chất lượng và giá cả hợp lý về nguyên vật liệu là chìa khoá của thành công đối với ngành công nghiệp chế biến. Những môi trường sống thuỷ sản đa dạng, sự khác biệt về khí hậu và nguồn nhân lực lành nghề và cần cù của đất nước đang tạo ra một cơ hôị có một không hai cho Việt Nam thiết lập một ngành công nghiệp chế biến vững mạnh dựa trên một ngành đánh bắt thuỷ sản được quản lý tốt và những năng lực và tiềm năng rộng lớn của ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua
I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam
Đất nước ta có bờ biển hình chữ S với chiều dài hơn 3260 km, với 112 cửa sông, lạch,, có vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000 km2, từ lâu đã được coi là một quốc gia có tiềm năng kinh tế biển, trong đó tài nguyên và nguồn lợi thuỷ sản đóng vai trò rất quan trọng. Hơn nữa, đất nước Việt Nam trải dài hơn 13 vĩ độ với khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Bờ biển bị chia cắt bởi những eo biển, vịnh và hơn 2900 con sông và kênh đào, là sự bảo vệ tự nhiên cho bờ biển. Lượng nước từ các con sông, kênh đào với 2 trong số các hệ thống sông ngòi lớn nhất thế giới- Sông Mê Kông và Sông Hồng là nguồn nước thường xuyên cho vùng biển Việt Nam những vùng nước này còn là môi trường lý tưởng cho các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
Việt Nam đã ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vào tháng 5 -1977, theo tuyên bố này 1 vùng nước gồm vùng nước nội thuỷ, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, với tổng diện tích ước tính khoảng 1 triệu km đã được xác định thuộc quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
Với đặc điểm điều kiện tự nhiên ưu đãi như vậy nghề cá của Việt Nam từ xưa đến nay phát triển không ngừng và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Chế độ về các vùng biển, vùng nước ven biển và nội thuỷ là cơ sở cho ngành thuỷ sản Việt Nam. Môi trường thuỷ sản tạo nên các thuỷ vực cho nguồn lợi thuỷ lợi và là nguồn hỗ trợ cho hoạt động kinh tế của ngành thuỷ sản, các nguồn lợi tài sản phải được khai thác và quản lý hợp lý, chăm lo đến các thế hệ nối tiếp.
1. Tiềm năng thuỷ sản.
Tiềm năng hải sản vùng biển
Bờ biển nước ta dài, vùng biển rộng nhưng không phải nơi nào cũng có những loài thuỷ sản như nhau khả năng khai thác như nhau và cũng không phải lúc nào cũng có thể đánh bắt trên khắp mọi vùng của biển. Tuỳ theo mỗi nơi mà có những đặc điểm khác nhau và những thế mạnh riêng. Chẳng hạn Trung Bộ có rất nhiều cá, tôm hùm, Bắc Bộ có tôm he, cá , Nam Bộ có nhiều mực, tôm. Mỗi vùng có nhiều loại hải sản khác nhau làm cho hải sản nước ta ngày càng phong phú hơn.
Theo thống kê biển Việt Nam có trên 2100 loài cá biển, trong đó có trên 130 loai có giá trị kinh tế: 75 loài tôm, 25 loài mực, 7 loài bạch tuộc, 653 loài tảo biển, 90 loài rong kinh tế, 298 loài san hô cứng cùng hơn 10 loài san hô sừng, đó chưa kể nhiều loài hải sản đáng chú ý khác như giáp xác, nhuyễn thể…Theo tài liệu điều tra nguồn lợi của Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng, tổng trữ lượng thuỷ sản từ các nguồn ngoài biển trong vùng nước thuộc quyền tài phán của Việt Nam hiện tại ước tính vào khoảng 3-3,5 triệu tấn trong đó lượng cá nổi chiếm 62,7% và cá đáy chiếm 37,3%. Tổng khối lượng có thể đánh bắt từ các nguồn thuỷ sản này ước tính từ 1,2-1,4 triệu tấn hàng năm (khoảng 40% tổng trữ lượng thuỷ sản) mà không làm ảnh hưởng đến tiềm năng nguồn lợi. Trữ lượng và khả năng khai thác giữa các vùng được phân bố như sau:
Bảng 4: Trữ lượng và khả năng khai thác tại các vùng biển Việt Nam
Đơn vị: Tấn
Khu vực
Trữ lượng
Khả năng khai thác
Vịnh Bắc Bộ
681.160
272.470
Biển Trung Bộ
606.400
243.000
Biển Đông Nam Bộ
2.185.890
734.000
Biển Tây Nam Bộ
316.628
143.000
Giữa Biển Đông
150.000
60.000
Tổng
3.940.078
1.452.470
Nguồn: Bộ Thuỷ sản
Tuy vậy nguồn lợi biển không phải là vô tận nếu chúng ta không có chính sách và biện pháp khai thác hợp lý, đúng đắn thì nguồn lợi hải sản sẽ cạn kiệt nhanh chóng như dối với các loài chim thú rừng ở Việt Nam. Có thể đơn cử vài ví dụ, vào những năm 1990-1994 hàng nghìn tàu kéo tôm trà sát ở vùng Biển tỉnh Minh Hải và Kiên Giang đã làm cạn kiệt nguồn lợi tôm của vùng mà trước đó đã được mệnh danh là mỏ tôm. Trong 3 năm từ 1990-1993, hàng ngàn màng lưới đã chặn bắt tôm he bố mẹ đang trong mùa sinh sản ở cửa Ba Lạt khiến những năm sau bãi tôm he ở đây đã cạn.
Trong hai thập kỷ gần đây, nguồn lợi hải sản ven bờ đã bị khai thác khá triệt để nhưng nguồn lợi xa bờ hầu như còn để ngỏ. Nếu đánh giá theo vùng và theo độ sâu của biển, vùng biển Đông Nam Bộ có trữ lượng hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm tới 49,7% khả năng khai thác của toàn bộ vùng biển, vịnh Bắc Bộ chiếm 16%, vùng biển Nam Trung Bộ chiếm 14,3%, biển Tây Nam Bộ 11,9%, cá nổi đại dương 7,1% và các gò nổi 0,15%.
Tính ra, biển nước ta có khoảng 4000 hòn đảo. Một số đảo lớn như Phú Quốc, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Lý Sơn, Bạch Long. Vì nằm ở những ngư trường lớn nên rất thuận lợi cho việc khai thác hải sản.
Nguồn lợi thuỷ sản nước lợ
Môi trường nước lợ là vùng cửa sông, ven biển, vùng rừng ngập mặn, đầm phá với đặc điểm là có sự hoà trộn giữa nước biển và nước ngọt từ các dòng sông đổ ra. Theo thống kê, nước ta có 186 loài cá nước lợ chủ yếu, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá song, cá hồng, cá tráp, cá đối… về tôm có tôm sú, tôm lớt, tôm he ấn Độ, tôm rảo, tôm nương. Ngoài ra các loài nhuyễn thể như trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc và 90 loài rong tảo đều là những nguyên liệu tốt cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu.
Nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt
Môi trường nước ngọt bao gồm các vùng ao hồ, sông, suối, ruộng, hồ chứa trong đất liền.Tổng diện tích của môi trương nước ngọt trong toàn quốc là 1,04 triệu ha. Những năm qua, thực hiện phát triển sản xuất theo mô hình VAC, có tới 80% diện tích ao hồ nhỏ đã được sử dụng để nuôi cá tôm, 30% diện tích ruộng trũng ngập được kết hợp trồng lúa và nuôi tôm, tổng cộng được khoảng 340.000 ha. Tính ra, có tới 544 loài thủy sản nước ngọt, trong đó các loài cá chép, rô phi, cá tra, trôi, bống tượng, tai tượng, mè vinh, trê, lóc, sặc rằn… đã là đối tượng nuôi lâu năm, ngày càng cho sản lượng lớn.
Trên đây là vài nét sơ lược về tiềm năng thuỷ sản của Việt Nam để qua đó có những đánh giá đúng đắn về nguồn lợi nhằm tổ chức khai thác tốt hơn.
2. Sơ lược về tình trạng sản xuất thuỷ sản thời gian qua.
2.1. Tình hình đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua
2.1.1. Kết quả đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
Trong thời gian hơn một thập kỷ qua, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ.
Về tàu thuyền đánh bắt hải sản: Trong giai đoạn 1990-2002, số lượng tàu tàu thuyền máy, công suất lớn tăng nhanh. Năm 1991, tổng số tàu thuyền máy là 44.347 chiếc, chiếm 59,6%, thuyền thủ công 30.284 chiếc, chiếm 40,4%. Năm 1998, số lượng tàu máy là 71767 chiếc, chiếm 82,4% tàu thuyền, tăng 60% so với năm 1990. Đến năm 2000, số tàu thuyền tăng lên 73000 chiếc so với năm 1990. Tổng công suất tàu thuyền máy tăng nhanh hơn số lượng tàu. Năm 1998, tổng công suất đạt 2,43 triệu CV, tăng gấp 3 lần so với năm 1991. Đến năm 2001, tổng công suất đã tăng lên 3,21 triệu CV. Tính đến năm 2002, có 79023 tàu với tổng công suất bằng 3729327 CV, trong đó có 6050 tàu khai thác xa bờ. Sang năm 2003, tổng số tàu thuyền cả nước là 96.400 tàu thuyền; trong đó tàu thuyền máy là 83.100 chiếc, chiếm 86% với tổng công suất 4,1 triệu CV, tăng 187% so với năm 1991 và 1.239 lần so với năm 1964, và tàu thuyền thủ công 13.300 chiếc, giảm gần 57% so với năm 1991.
( Số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản)
Bảng 5: Số lượng tàu thuyền và tổng công suất tàu giai đoạn 1990 – 2002
Năm
1990
1995
2000
2001
2002
Tốc độ tăng trưởng sản lượng
1.0
2.6
5.92
7.27
9.00
Tốc độ tăng trưởng KNXK
1.0
2.68
7.21
8.67
9.87
Nguồn: Vụ kế hoạch và đầu tư_ Bộ thuỷ sản
Chủng loại tàu thuyền máy thay đổi theo xu hướng giảm tỷ lệ tàu nhỏ, tăng tỷ lệ tàu lớn khai thác xa bờ. Ngư cụ nghề cá nước ta rất phong phú về chủng loại như lưới lê, lưới kéo, vó…Các loại ngư cụ là cơ sở xác định loại nghề cá ở Việt Nam.
Sản lượng thuỷ sản đánh bắt liên tục tăng lên kể từ năm 1981, sau khi áp dụng cơ chế mới “Tự cân đối, tự trang trải”. Nếu như năm 1981, tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt chỉ đạt 416.356 tấn, năm 1986 là 598.040 tấn, thì đến năm 2003, tổng sản lượng thuỷ sản đánh bắt là 1.856.100 tấn. Sang đến năm 2005, con số này đã đạt 1.995.400 tấn. Sản lượng hải sản đánh bắt luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng thuỷ sản khai thác của Việt Nam. Tình hình tổng sản lượng thuỷ sản và sản lượng đánh bắt trong 5 năm trở lại đây được thể hiện trong bảng và biểu đồ sau:
Bảng 5: Sản lượng thuỷ sản đánh bắt giai đoạn 2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng sản lượng
(1000 tấn)
2434,6
2647,4
2859,2
3142,5
3432,8
Thuỷ sản đánh bắt (1000 tấn)
1724,8
1802,6
1856,1
1940,0
1995,4
% so với TSL (%)
70,8
68,0
64,9
61,7
58,1
Nguồn: Bộ Thuỷ sản và niên giám thống kê năm 2005
Biểu đồ 2: Sản lượng thuỷ sản đánh bắt qua các năm 1995-2005
Tỷ trọng thuỷ sản đánh bắt xa bờ cũng ngày càng lớn hơn. Tình hình khai thác hải sản ven bờ đã vượt quá mức cho phép, nên ngày 5/5/1989 Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đến năm 1997, thực hiện chủ trương cho dân vay vốn tín dụng ưu đãi để đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và dịch vụ tàu đánh bắt hải sản xa bờ; các chính sách này thể hiện tại các Quyết định 393/QĐ-TTg; 64/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy năng suất khai thác xa bờ đã tăng lên đáng kể. Từ nguồn vốn vay ưu đãi 1.345 tỷ đồng các địa phương và các Bộ, Ngành đã đóng được 1.382 chiếc tàu khai thác hải sản xa bờ; ngoài ra, ngư dân đã tự bỏ vốn hoặc vay từ các nguồn vốn khác đóng hơn 4.000 chiếc, đưa tổng số tàu khai thác hải sản công suất từ 90CV trở lên đến nay có gần 6.500 chiếc. Tỷ trọng sản lượng hải sản xa bờ ngày một tăng (năm 1997: 33.000 tấn, 2003: 460.000 tấn), tỷ lệ sản lượng có giá trị cao ngày càng gia tăng, từ 15% năm 1997 lên 21% năm 2003.
Từ năm 1990 đến nay, nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam phát triển rất nhanh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng lên. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 520.000 ha năm 1991 lên 585.000 ha năm 1996. Năm 2000, diện tích nuôi là 640.000 triệu ha, năm 2003, là 867.600 ha. Đến năm 2005, diện tích nuôi trồng đạt tới con số 959.900 ha. Tuy nhiên, hiện nay nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là nuôi quảng canh và bán thâm canh ( 90%), năng suất chăn nuôi nhìn chung thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Nhưng tốc độ tăng trưởng của ngành nuôi trồng thuỷ sản thì rất đáng khích lệ.
Bảng 6: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1991-2005
Năm
1991
1995
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Diện tích nuôi trồng(1000ha)
520
585
640
755,2
797,7
867,6
920,1
959,9
Nguồn: Vụ kế hoạch và đầu tư_Bộ Thuỷ sản
Bên cạnh đó, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cũng tăng lên một cách đáng kể. Năm 1991, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 335.910 tấn, năm 1996 là 411.000 tấn. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tiếp tục tăng lên, đến năm 2000 là 723.110 tấn, năm 2003 là 1.003.100 tấn. Sang đến năm 2005, tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trổng cả nước đã đạt 1.437.400 tấn.
Bảng 7: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng giai đoạn 2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng sản lượng
(1000 tấn)
2434,6
2647,4
2859,2
3142,5
3432,8
Thuỷ sản nuôi trồng
(1000 tấn)
709,9
844,8
1003,1
1202,5
1437,4
% so với TSL (%)
29,2
32
35,1
30,8
41,9
Nguồn: Bộ Thuỷ sản và niên giám thống kê năm 2005
Biểu đồ 3: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng qua các năm 1995-2005
Theo số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản, sản lượng thuỷ hải sản của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Sản lượng hả._. giải pháp này cụ thể chúng ta phải giải quyết các công việc sau:
Tăng cường công tác thông tin về thị trường thế giới và các cơ chế chính sách thương mại của các nước. Phát huy vai trò của hiệp hội, các câu lạc bộ nhóm sản phẩm trong việc cung cấp thông tin thị trường, dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường cho doanh nghiệp và cho người sản xuất, phát triển công tác thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Tiếp tục giữ vững các thị trường lớn như thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU đồng thời tăng cường xuất hàng vào Trung Quốc, Hồng Kông, mở các thị trường mới ở các nước thuộc SNG, Trung Đông, Mehico và Ecuado trong đó đặc biệt chú trọng thị trường Trung Quốc bằng việc xây dựng các kho lạnh tại Lào Cai, Móng Cái để trữ hàng.
Đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị hướng dẫn tiêu dùng, tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm và tìm đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó chúng ta cần chú trọng thị trường có sức mua lớn đi đôi với mở rộng khảo sát thăm dò mở rộng thêm thị trường mới chủ động phòng ngừa những đột biến của thị trường truyền thống.
Có cơ quan đầu mối thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại, thành lập văn phòng đại diện thương mại thuỷ sản Việt Nam tại một số thị trường lớn: Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc. Bên cạnh đó cần tích cực rút ra kinh nghiệm để tổ chức cho các thị trường khác.
Đưa Quỹ phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản trên cơ sở hỗ trợ ban đầu của Nhà nước và nguồn thu chủ yếu từ các doanh nghiệp, dựa vào sản lượng xuất khẩu từng nhóm sản phẩm nhằm nâng cao năng lực của sản phẩm cũng như doanh nghiệp để chủ động thực hiện công tác xúc tiến thương mại và xử lý tranh chấp thương mại khi xảy ra.
Bộ Thuỷ sản cùng VASEP phối hợp với các Sứ quán, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản nhằm nâng cao hình ảnh của phẩm thuỷ sản Việt Nam.
2.2. Cải tiến chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài việc phấn đấu giảm giá thành để có ưu thế trong cạnh tranh xuất khẩu hàng thuỷ sản thì vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt nam, Việt nam có thể thấm thía điều này qua ví dụ cụ thể là trường hợp của Thái Lan ,trở thành một trong những nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất nhất thế giới hiện nay là nhờ việc Thái Lan tập trung mọi nỗ lực của ngành thuỷ sản, cả tư nhân và nhà nước để cải tiến chất lượng hàng thuỷ sản khẩu. Hướng xuất khẩu thuỷ sản thời gian tới của Nhà nước là phải tăng thị phần ở liên minh Châu Âu và Bắc Mỹ , nơi mà mọi vấn đề liên quan đến chất lượng đều được qui tụ trong việc thực hiện trong tiêu chuẩn HACCP .Vì vậy , không có các nào kháclà sự vươn lên của các danh nghiệp Việt nam cùng với sự trợ giúp về kỹ thuật , tài chính của Nhà nước và quốc tế để cải tiến chất lượng hàng thuỷ sản Việt nam.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm trước hết phải nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu, nâng cao chế biến và có quy đinh chung về chất lượng.
2.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu.
Chất lượng nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Đó là việc đảm bảo kích cỡ, độ tươi sống, chủng loại nguyên liệu. Ngành thuỷ sản Việt Nam cần phải chú ý thực hiện các vấn đề sau:
Chuyển mạnh sang phương thức “quản lý hệ thống” mà trọng tâm là hướng dẫn, đào tạo cho người nuôi, ngư dân thực hiện các tiêu chuẩn quy định. Hỗ trợ các cộng đồng ngư dân xây dựng vùng nuôi an toàn. Quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh và phát triển dịch vụ kho lạnh trong cả nước với công nghệ và thiết bị tiên tiến.
Giúp xây dựng các tổ chức cộng đồng như cá hội, các câu lạc bộ sản xuất cùng một loại sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các quan hệ liên kết dọc, nội dung chủ yếu của các liên kết này là cùng thống nhất thực hiện các tiêu chuẩn, quy định trong tất cả các khâu của ngành sản xuất và xây dựng thương hiệu chung của cộng đồng. Các vùng nuôi hoặc các cộng đồng đạt tiêu chuẩn cần được kiểm soát và chứng nhận, nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc tự kiểm soát và thực hiện các cam kết chung. Việc chứng nhận cần được xã hội hoá, sử dụng các tổ chức “bên thứ ba” độc lập.
Bên cạnh việc xây dựng các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn cần thực hiện chuyển mạnh sang thực hiện liểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh đối với nguyên liệu thuỷ sản trước khi đưa vào chế biến hoặc tiêu thụ nội địa. Để làm việc này, cần tổ chức các chợ bán buôn thuỷ sản theo mô hình chợ cá của các nước trong khu vực tại các trọng điểm và đầu mối giao lưu về giao thông.
Thực hiện việc đăng ký kinh doanh đối với 100% các hộ sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Huy động hệ thống chính trị và các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh để vận động giáo dục đấu tranh chống các hành vi gian lận, bơm chích tạp chất hoặc vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề nghị các tỉnh thành lập Ban chỉ đạo do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban.
Trước mắt, trong giai đoạn quá độ, do chưa xây dựng được năng lực để quản lý từ gốc, có thể duy trì trong một thời gian gần việc kiểm soát sản phẩm và thực hiện kiểm tra tại hiện trường. Phối hợp nguồn lực Nhà nước ở cấp bô, cấp tỉnh và huy động nguồn lực của các doanh nghiệp để thực hiện công tác này.
Nhanh chóng cập nhật và xây dựng các tiêu chuẩn, các quy định về trình tự thủ tục kiểm tra công nhận để đưa vào hướng dẫn thực hiện. Sớm sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính phù hợp với thực tiễn.
Nâng cao chất lượng trong chế biến
Để hình thành một ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản vững mạnh, có đủ khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực cần có những giải pháp sau:
Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia giỏi nước ngoài, đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, phát triển các mặt hàng mới.
Nâng cao tỷ trọng các cơ sở chế biến thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP và HACCP, bắt buộc 100% các cơ sở chế biến thuỷ sản phải thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhăm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến Thuỷ sản đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước, nhất là Mỹ và EU.
Xây dựng, ban hành và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn Nhà nước (TCVN) và tiêu chuẩn ngành (TCN) về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu đối với các chợ, các cảng cá, các cơ sở chế biến thuỷ sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và năng lực nghiên cứu và triển khai của Trung tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ Chế biến thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II (Bộ Thuỷ sản), tạo điều kiện cho Trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm và tư vấn cho doanh nghiệp phát triển đa dạng hoá mặt hàng.
Thành lập tổ chức tư vấn, giúp các doanh nghiệp đầu tư mới, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp nhà xưởng chế biến, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng.
Tăng cường hoàn thiện năng lực và hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thuỷ sản đối với hoạt động của các cơ sở chế biến thuỷ sản, trên cơ sở Trung Tâm Kiểm tra Chất lượng và vệ sinh thuỷ sản hiện nay.
2.2.3. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Tiếp tục đổi mới công tác an toàn vệ sinh phù hợp yêu cầu mới trên hai mặt, hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật, nhằm nâng cao độ tin cậy của hệ thống kiểm soát đối với sản phẩm Thuỷ sản Việt Nam. Việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm phải trở thành hệ thống xuyên suốt trong các khâu từ sản xuất nguyên liệu, đến thu gom, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ. Lấy các tiêu chuẩn của thị trường làm thước đo cho mức độ đáp ứng.
2.3. Đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu chế biến thuỷ sản xuất khẩu
2.3.1. Nuôi trồng Thuỷ sản.
Trong nuôi trồng để có nguyên liệu đủ về sản lượng, đảm bảo về chất lượng, phù hợp với yêu cầu của thị trường chúng ta phải đảm bảo về mặt.
a) Con giống.
Tổ chức lại, nâng cao khả năng nghiên cứu và sản xuất của hệ thống giống các cấp; khả năng bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của tôm, cá và lưu giữ các nguồn gen quý hiếm; đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời giống tốt với giá hợp lý cho nuôi trồng thuỷ sản, kể cả nhập khẩu giống và công nghệ sản xuất giống cần thiết.
Chủ động trong việc sản xuất và kiểm soát chất lượng con giống. Tăng cường công tác khuyến ngư hướng dẫn quy trình công nghệ và kỹ thuật nuôi cho dân để nâng cao năng suất, hạn chế rủi ro và thực hiện được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Bộ nên tổ chức thí điểm một số mô hình quản lý cộng đồng đối với nuôi sạch để liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu ổn định nguồn con giống, nguyên liệu sạch bệnh.
b) Kỹ thuật nuôi trồng.
Tăng cường về năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của các Viện nghiên cứu, trường của các ngành khác để đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu, quản lý và kỹ thuật về công nghệ nuôi, sản xuất giống, xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh, sản xuất thức ăn, bảo quản sau thu hoạch; đồng thời bằng nhiều hình thức để đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật nuôi, phòng dịch bệnh cho nông dân và ngư dân.
Phát triển nuôi tôm với các phương thức công nghiệp, bán thâm canh, nuôi sinh thái quảng canh cải tiến và các hình nuôi kết hợp tôm – lúa, tôm – rừng phù hợp với điều kiện sinh thái và môi trường, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao giá thành cạnh tranh. Đồng thời phát triển mạnh các vùng nuôi có sản lượng lớn đối với các đối tượng xuất khẩu khác, như tôm càng xanh, cá ba sa, cá tra, nhuyễn thể, rô phi, song, hồng...
2.3.2. Khai thác hải sản:
Trang thiết bị và phương tiện bảo quản để thay đổi công nghệ bảo quản thuỷ sản trên các tàu cá, nhất là các tàu khai thác dài ngày; sản phẩm khai thác cần được tiến hành phân loại và bảo quản ngay trên tàu, Các tàu đóng mới của Chương trình đánh cá xa bờ nhất thiết phải được trang bị ngay từ khâu thiết kế.
Đầu tư đóng mới thử nghiệm tiến đến đóng mới đội tàu chuyên môn hoá vàoviệc bảo quản và vận chuyển thuỷ sản của đội tàu khai thác xa bờ, các tàu này được trang bị thiết bị cấp đông và khoang bảo quản dung tích lớn.
Công tác khuyến ngư cho khai thác phải tập trung vào việc truyền bá các kỹ thuật cơ bản về xử lý, bảo quản thuỷ sản cho các đối tượng là các chủ tàu và ngư dân trực tiếp khai thác trên biển.
Phát triển mạnh các nghề khai thác đối tượng có giá trị xuất khẩu cao như nghề câu cá ngừ đại dương vây rút chỉ kết hợp chà rạo, lồng bẫy...
Nhập khẩu nguyên liệu Thuỷ sản để chế biến tái xuất:
Tổ chức tìm kiếm các nguồn nguyên liệu từ các khu vực kém năng lực chế biến hoặc có chi phí chế biến cao để nhập khẩu làm tăng thêm nguồn nguyên liệu và cơ cấu nguyên liệu thích hợp và chủ động hơn cho chế biến tái xuất sang các thị trường có thu nhập cao.
Hình thành các cảng cá tự do tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang và một số địa phương có điều kiện khác để thu hút tàu thuyền nứơc láng giềng và đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu để tái xuất.
2.4. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản
Yêu cầu lớn nhất đối với quy hoạch ngành thuỷ sản để phát triển xuất khẩu thuỷ sản là cần đảm bảo tốt quy hoạch phát triển sản xuất nguyên liệu cho xuất khẩu. Chúng ta xem xét ảnh hưởng chủ yếu ở những khía cạnh sau:
2.4.1. Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản.
Rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với việc lập các dự án đầu tư cụ thể, gắn với quy hoạch phát triển thuỷ lợi và đê biển chung trên địa bàn, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng có hiệu quả đất đai mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Thuỷ sản trong xây dựng quy hoạch hệ thống đê biển có liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản.
Bộ Thuỷ sản quy hoạch và xác định cụ thể số lượng các trại giống của từng vùng, từng địa phương, đặc biệt là các trại sản xuất giống tôm, cá cho nhu cầu đại trà cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.
Nhanh chóng quy hoạch và đầu tư các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, quy mô lớn, công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững, tăng cường năng lực con người và thiết bị cho các cơ quan kiểm soát chất lượng môi trường các vùng nước nuôi thuỷ sản cấp trung ương và địa phương; thường xuyên theo dõi và dự báo về chất lượng nước và dịch bệnh.
Các địa phương khẩn trương điều chỉnh lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình theo tinh thần nghị quyết 09/2000/ NQ – CP về chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp nông thôn, trong đó có chuyển đất hoang hoá, đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng Thuỷ sản, trên cơ sở đó xây dựng qui hoạch cụ thể phát triển Thuỷ sản trên từng địa bàn.
Tăng cường năng lực con người, thiết bị cho các cơ quan kiểm soát chất lượng các vùng nước nuôi trồng Thuỷ sản cấp Trung ương và địa phương, thường xuyên theo dõi và dự báo về chất lượng nước và dịch bệnh.
Nhập công nghệ sản xuất giống và nuôi nhuyễn thẻ có giá trị xuất khẩu cao như nghêu, ngao, sò lông, điệp, ốc hương, bào ngư, trai ngọc, hầu...theo phương thức quảng canh kết hợp, bán thâm canh tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau.
Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, trước hết tập trung vào khâu sản xuất giống để cho đẻ nhân tạo được các giống nuôi chủ yếu, tiến tới cho đẻ nhân tạo một số giống đặc sản; nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nuôi nước ngọt, lợ và nuôi biển đối với các đối tượng nuôi chủ yếu; các biện pháp về phòng trừ dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch.
2.4.2. Quy hoạch khai thác hải sản.
Thúc đẩy công tác điều tra, khảo sát tiềm năng của từng vùng biển, từng ngư trường để xác định rõ quy mô, thời điểm khai thác một cách hợp lý nhằm vừa đảm bảo sản lượng vừa bảo vệ và tái tạo được nguồn lợi hải sản.
Phát triển mạnh năng lực sản xuất và tổ chức khai thác xa bờ ở vùng Vịnh Bắc Bộ, biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ, phấn đấu đưa sản lượng khai thác xa bờ năm 2010 lên 300 – 400 nghìn tấn, chủ yếu là cá nổi giá trị cao.
Ưu tiên đầu tư đào tạo một đội ngũ đông đảo máy trưởng và thuyền trưởng. Tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách cho vay vốn hợp lý hơn để ngư dân có đủ khả năng làm chủ tài sản, vay và trả nợ sòng phẳng, hỗ trợ ngư dân đóng tàu thuyền lớn.
Rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện Chương trình Khai thác hải sản xa bờ để chấn chỉnh từng khâu, xử lý rạch ròi các tồn đọng, nhất định không để xảy ra tình trạng đầu tư đóng tàu thuyền nhưng không ra khơi được. Song song với quá trình giảm dần số lượng tàu thuyền cỡ nhỏ, giải bản các tàu quá cũ kỹ, phải đầu tư nghiên cứu thiết kế, đóng mới các hạm tàu lớn khai thác ngoài khơi chuyên năng như viễn dương,…
Xây dựng các đội tàu đánh cá quốc doanh lớn, làm nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, đưa ngư dân ra khai thác xa bờ. Bên cạnh đó, đưa vào hoạt động có hiệu quả một số tàu hậu cần cho đội tàu xa bờ. Triển khai thực hiện dự án tàu công ích làm dịch vụ cho đánh bắt hải sản xa bờ.
Mở rộng hợp tác với các nước có nghề cá phát triển, tân dụng mọi khả năng về vốn, công nghệ để liên doanh hợp tác xa bờ, từng bước tiến đến đánh cá đại dương.
Cần xây dựng một chuẩn mực hiện đại về cơ sở hạ tầng đối với các bến cá, bao gồm bến đậu, kho tàng, chợ bán buôn, kho trữ lạnh, nơi ăn nghỉ và các dịch vụ cung ứng cho thủy thủ đoàn.
2.5. Đẩy mạnh quản lý thương mại nguyên liệu Thuỷ sản.
Để phát huy lợi thế của các doanh nghiệp trong sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, chúng ta cần kết hợp củng cố vị trí cho các tập đoàn xuất khẩu lớn với việc giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xuất khẩu hàng thuỷ sản bởi nếu chỉ tập trung hỗ trợ các tập đoàn lớn, tuy điều kiện đầu tư, đổi mới trang thiết bị sẽ tốt hơn, đào tạo tập trung hơn, đưa các tập đoàn lớn trở thành đầu tàu đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản nhưng các tập đoàn lớn thường khó thích nghi trước những biến đổi thất thường và các yêu cầu đa dạng, phong phú của thị trường cá biệt trong khi các doanh nghiệp nhỏ có tính linh hoạt và dễ thích ứng hơn. Hơn nữa, đặc điểm của Việt Nam là kinh tế hộ gia đình, các xí nghiệp vừa và nhỏ là điều cần thiết.
Cần vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán quốc tế sẽ mở thêm cho ta những cơ hội xuất khẩu mới. Ngoài việc ký kết các hợp đồng trực tiếp, có thể ký gửi bán hàng thuỷ sản ở nước ngoài hay sử dụng mạng lưới phân phối hàng thuỷ sản ở nước ngoài như đại lý, môi giới bán hàng ...
Xây dựng hệ thống chợ thuỷ sản bán buôn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các chợ đấu gía thuỷ sản khu vực tại Bạc Liêu, Cà Mau, Khánh Hoà và các chợ cá đầu mối tại các địa phương, trong đó Nhà nước đầu tư phần cơ sở hạ tầng của các chợ.
2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ
Tiến hành lựa chọn công nghệ, xác định công nghệ khai thác có hiệu quả, tập trung vào các nghề khai thác cá nổi di cư, cá nổi đại dương, cá đáy, nhuyễn thể ở độ sâu20-30m. Các nghề chủ yếu cần quan tâm là lưới kéo đôi hoặc đơn có độ mở cao, lưới vây rút chì, lưới rê, nghề câu vàng, cần câu, câu mực, chụp mực. Bên cạnh đó cần nghiên cứu ứng dụng hoặc nhập khẩu công nghệ hiện đại của nước ngoài để nâng cao hiệu quả khai thác hải sản.
Trên cơ sở đặc điểm sinh thái và tiềm năng của từng vùng địa lý, từng vùng mặt nước, phải xác định cấc đối tượng nuôi, công nghệ nuôi và quy mô nuôi cho phù hợp theo hướng đảm bảo năng suất cao và hiệu quả kinh tế lâu dài.
Đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới và khu vực vào áp dụng thí điểm rồi chuyển sang diện rộng. Hoàn thiện công nghệ hiện có, đồng thời du nhập những công nghệ mới về giống, nuôi, thức ăn, xử lý, bảo vệ môi trường, đặc biệt với tôm, cá biển và nhuyễn thể.
Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các doanh nghiệp chế biến với công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản đáp ứng yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường thế giới. Nâng cao thỷ trọng các cơ sở chế biến thực hiện quản lý chất lượng theo GMP, SSOP và HACCP, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia giỏi nước ngoài đầu tư nghiên cứu ứng dụng nhữg công nghệ mới.
Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất trên quy mô lớn các đối tượng Thuỷ sản có gía trị kinh tế, phục vụ xuất khẩu, đồng thời gắn với các đơn vị chế biến để nghiên cứu sản xuất những mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao, tận dụng nguyên liệu trong nước đáp ứng thị hiếu của thị trường Thế giới.
Tập trung chỉ đạo điều đổi mới bảo quản sau thu hoạch và khâu vận chuyển nhằm tăng chất lượng nguyên liệu, giảm thất thoát sau thu hoạch và tăng giá trị sản phẩm.
Hoàn thiện hệ thống khuyến ngư để tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các khâu nuôi trồng, khai thác, sơ chế, bảo quản nguyên liệu Thuỷ sản.
2.7. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản.
Một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu được, đó là yếu tố con người. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước ngay cả khi được xác định một cách khoa học và đúng đắn mới chỉ là một vế của phương trình xuất khẩu, trách nhiệm cuối cùng cũng như khả năng tận dụng được mọi sự ưu đãi để có thể chào bán được các sản phẩm có tính cạnh tranh cao để mở rộng thị trường xuất khẩu lại thuộc về bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam cũng như các nỗ lực chủ quan của họ. Đào tạo nhân lực không chỉ là mối quan tâm ở mức doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của quốc gia cũng như quốc tế . Như vậy phương châm nhà nước và nhân dân cùng tham gia đầu tư cho việc xây dựng nguồn nhân lứcẽ mang lại hiệu quả. Đào tạo nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần tập trung vào một số vấn đề chính:
Tăng cường và mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ Marketing. Đặc biệt chú ý tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý và các doanh nghiệp am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế.
Mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác quốc tế để tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế để đào tạo cán bộ đaị học, sau đại học ở các nước có nghề cá phát triển như Na Uy, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Thái Lan,… hoặc thuê chuyên gia nước ngoài trực tiếp đến Việt Nam giảng dạy. Đồng thời, tổ chức các chuyến tham quan, tìm hiểu thị trường, học tập kinh nghiệm phát triển nghề cá của các nước phát triển trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan theo hình thức phối hợp giữa các hội nghề nghiệp.
2.8. Một số giải pháp tài chính tín dụng khuyến khích xuất khẩu hàng thuỷ sản
2.8.1 Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản
Hàng thuỷ sản thuộc nhóm hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam và trước đây có lợi thế cạnh tranh khá lớn vì vậy khối lượng và kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Tuy nhiên, ngày nay lợi thế cạnh tranh này đã giảm đi rất nhiều do chi phí tàu thuyền, chi phí nguyên liệu ngày càng cao, giá lao động tăng lên nhiều trong khi máy móc thiết bị cho đánh bắt và chế biến trong tình trạng quá lạc hậu so với trình độ chung, vì vậy để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu cần có chính sách thuế thoả đáng cho nên việc Nhà nước không đánh thuế xuất khẩu hàng thuỷ sản từ 15/2/1998 để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thuỷ sản có thể tăng khả năng cạnh tranh về mặt giá cả. Còn đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu phục vụ cho chế biến xuất khẩu thì nên hoàn trả 100% thuế nhập khẩu và đề nghị Nhà nước nên đầu tư đổi mới trang tiết bị cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu thông qua qui định về thuế nhập khẩu hay phương pháp tính khấu hao hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị. Việc áp dụng linh hoạt các chính sách thuế có tác động tích cực đối với việc tăng cường sức mạnh cạnh tranh xuất khẩu của hàng thuỷ sản Việt nam, khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.
2.8.2 Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu và thành lập quĩ hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu thuỷ sản.
Vấn đề tài trợ xuất khẩu - export financing- bao trùm toàn bộ các biện pháp tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng thuỷ sản , đây là một trong nhưng yếu tố qyết định thành công của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nhu cầu tài trợ xuấ khẩu bao gồm:
Tài trợ trước khi giao hàng (vốn cho đầu vào sản xuất chế biến hàng xuất khẩu (mua nguyên liệu và máy móc thiết bị phụ tùng cần thiết , nhu cầu về vốn này rất quan trọng do đặc điểm của ngành thuỷ sản là sản xuất nguyên liệu có tính thờ vụ cao và nhiêu loại nguyên liệu có tính cần thiết cho chế biến lại phải nhập khẩu)
Tài trợ trong khi giao hàng
Tín dụng sau giao hàng
Về quĩ hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu hàng thuỷ sản:
Có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam vẫn còn lợi thế so sánh tương đối để phát triển, đặc biêt là hình thức nuôi tôm bán thâm canh có lợi thế rất lớn vì vậy cần thiết phải thiết lập ra một quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản trong khi chúng ta rất hạn hẹp về mặt kinh phí và có nhiều ngành công nghiệp cần hỗ trợ. Thực ra, đã đến lúc Việt Nam phải thành lập loại quỹ này nếu muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản. Lý do bởi vì:
Do đặc thù của ngành thuỷ sản như đẵ phân tích ở trên, hàng thuỷ sản thuộc nhóm hàng mà cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện thiên nhiên, có tịnh chất thời vụ, rủi do rất lớn và giá cả biến động rất thất thường, nên thành lập quỹ này để ổn định giá cho các nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản.
Lợi thế so sánh của xuất khẩu thuỷ sản đẫ giảm lớn khi mà nguồn thuỷ sản ven bờ đã cạn kiệt, chi phí tàu thuyền và nhiên liệu cho khai thác hải sản đã tăng hơn 100% so với cách đây hơn 10 năm, cơ sở hậu cần nghề cá và cơ sở hạ tầng quá yếu kém và lạc hậu
Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thuỷ sản không chỉ có tác dụng duy trì sự ổn định giá trong sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, mà còn là những trợ giúp cần thiết khi muốn đổi mới trang thiết bị để nâng cao mức độ chế biến, cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
Nguồn tài chính cảu quỹ hỗ trợ này từ:
Nguồn thu thuế đối với hàng thuỷ sản
Nguồn đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành thuỷ sản (một phần trong chi phí nghiên cứu triển khai và chi tiêu thụ sản phẩm)
Nguồn hỗ trợ phát triển quốc tế
Như vậy, về phương diện tài chính thì đây thực sự chỉ là một cách phân bổ nguồn lực tài chính hợp lý và hiệu quả hơn .
2.9. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý ngành
Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới thật sự tổ chức bộ máy và đổi mới phương thức quản lý Nhà Nước đối với sản xuất kinh doanh của ngành thuỷ sản.
Cần sớm hoàn thành và thông qua Luật Thuỷ sản nhằm ổn định môi trường kinh doanh, cũng như tạo cơ sở để thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thuỷ sản từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thương mại,…, từ đó có những biện pháp xử lý đối với những tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là việc khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên môi trường.
Xây dựng cơ chế phối hợp về quản lý và chỉ đạo thống nhất giữa Bộ Thuỷ sản và các địa phương trong việc thực hiện nuôi trồng Thuỷ sản theo đúng quy hoạch và các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình phát triển xuất khẩu Thuỷ sản với chương trình phát triển nuôi trồng Thuỷ sản, chương trình khai thác hải sản xa bờ, giữa các chương trình với các hoạt động khác của ngành có tầm quan trọng trong kinh tế xã hội và quản lý môi trường nguồn lợi.
Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm tránh, dư lượng kháng sinh và đồng đều về chất lượng ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu đến thu mua bảo quản và chế biến xuất khẩu. Tổ chức lại hệ thống cơ quan quản lý an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương.
Phát huy năng lực các tổ chức xã hội nghề nghiệp (Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, Hội Nghề cá Việt Nam) và xây dựng các tổ chức quần chúng, xã hội – nghề nghiệp này vững mạnh ở những địa phương trọng điểm có nghề cá phát triển. Tạo mọi điều kiện để các tổ chức này tham gia thực hiện chương trình, đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Xây dựng các quy chế phối hợp giữa Bộ và hai hội nhằm phát huy cao nhất vai trò của các tổ chức quần chúng trong quản lý và phát triển ngành cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập.
c. kết luận
Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua chúng ta có thể thấy thuỷ sản là ngành có tiềm năng rất lớn, đem lại hiệu quả xuất khẩu cao và tốc độ tăng trưởng cao. Vì lẽ đó mà xuất khẩu thuỷ sản trong thời gian qua rất được chú trọng và thuỷ sản xứng đáng được coi là mặt hàng chủ lực có tiềm năng nằm trong 3 chương trình kinh tế lớn của Việt Nam là lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu thuỷ sản hiện nay còn phải đối mặt với không ít khó khăn. Đó là mức độ chiếm lĩnh thị trường còn hạn chế, nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công tác sản xuất chế biến còn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, chất lượng sản phẩm còn thấp, giá cả bị chèn ép, giá nhiên liệu không ngừng tăng lên làm ảnh hưởng tới khai thác và chế biến thuỷ sản,…đặc biệt trong thời gian qua ảnh hưởng của thiên tai khá nặng nề. Tuy vậy ngành thuỷ sản thế giới hiện trong thời gian tới sẽ phát triển hết sức sôi động vì sự tăng trưởng dân số, cùng với sự xuất hiện của những căn bệnh ở gia cầm, gia súc khiến cho xu hướng chuyển sang ăn thuỷ sản ngày càng tăng lên. Ngành thuỷ sản Việt Nam hiện nay có rất nhiều lợi thế để không nằm ngoài xu hướng đó. Do vậy đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay. Trước những khó khăn và thuận lợi đối với ngành thuỷ sản đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh mặt hàng này cũng như các cơ quan Bộ ngành chủ quản có liên quan phải biết phát huy thế mạnh và đẩy lùi dần các yếu điểm, hạn chế. Nhưng bên cạnh đó cũng không thể thiéu vai trò quản lý và sự quan tâm của Nhà nước với những chính sách phù hợp hỗ trợ khuyến khích cũng như các biện pháp cụ thể nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Nếu những giải pháp này được thực hiện triệt để đồng bộ chúng ta có thể tin tưởng rằng trong tương lai không xa xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế và sẽ đóng góp rất nhiều trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù em đã rất cố gắng trong quá trình thu thập tài liệu cũng như viết bài nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn vì vậy bài luận văn của em không thể tránh được những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên có quan tâm đến đề tài này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TàI liệu tham khảo
1. Báo cáo tham luận hội nghị “ Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010
2. Dự án quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản đến năm 2010
3. Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 1999-2010
4. Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
5. Phát triển thuỷ sản Việt Nam – Những luận cứ và thực tiễn_PGS-TS Hoàng Thị Chỉnh ( Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2003)
6. Tạp chí Kinh tế đối ngoại/Số 17 (5/2006)
7. Tạp chí ngoại thương/Số ngày 11-20/2/2006
8. Tạp chí thuỷ sản các năm 2002-2006
9. Một số thông tin lấy trên mạng và một số tài liệu khác
Mục lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0531.doc