Thực trạng, giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU “Nước nhà dành được độc lập, tự do mà dân vẫn còn đói nghèo, cực khổ thì độc lập, tự do phỏng có ích gì. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” (Trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh) Chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc thi đua ái quốc, kêu gọi toàn dân ra sức tăng gia sản xuất. Ngay từ ngày ấy, Người đã có tư tưởng sâu sắc về giảm nghèo, từng bước phấn đấu cho đất nước phú cường, nhà nhà hạnh phúc. - Ngày nay, khi bước sang một thời đại mới CNH, HĐH nhưng chống đói

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng, giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghèo vẫn luôn là đề tài nóng bỏng, là vấn đề mang tính toàn cầu và đang thu hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế. - Đối với Việt Nam, đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. - Hoà chung vào phong trào giảm nghèo của cả nước, Đảng Bộ và nhân dân TP Hải Phòng sớm phát động việc thực hiện phong trào giảm nghèo, tập trung phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Tuy nhiên sự phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch về mức sống của các tầng lớp dân cư diễn ra có ranh giới rõ rệt, là vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm. - Vì những lý do trên em đã chọn đề tài: “Thực trạng, giải pháp giảm nghèo ở Hải Phòng đến năm 2015” cho bài chuyên đề thực tập này Với mục đích đó bài viết của tôi được chia làm 3 phần : Chương 1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Chương 2 THỰC TRẠNG NGHÈO KHỔ VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở THÀNH PHỐ HẢI PHONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN VIỆC GIẢM NGHÈO Ở HẢI PHÒNG Trong quá trình thực tập và hoàn thiện chuyên đề, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành đến Cô giáo Th.S. Bùi Thị Lan và các cán bộ tại Viện Khoa Học Lao Động và Xã Hội thuộc Bộ Lao Động Xã Hội đã hướng dẫn tôi rất tận tình giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực tập CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển kinh tế là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào phát triển kinh tế-xã hội.Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. 1.1.2. Nội dung của phát triển kinh tế Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là: sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân tên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển Hai là: Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. đây là tiêu thức phản ánh đúng sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn kinh tế hay dể so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được Ba là: Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là sự tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói , suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân…Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển 1.2. NGHÈO KHỔ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1.2.1. Khái niệm Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định … Nhu cầu thiết yếu gồm 3 yếu tố: ăn, mặc, ở. Nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm 5 yếu tố: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp. Nhu cầu tối thiểu, mức cụ thể của nhu cầu tối thiểu phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng, từng quốc gia theo từng thời kỳ Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức đã đưa ra định nghĩa chung như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Định nghĩa này hiện nay được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam Như vậy nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việc đo lường được từng khía cạnh đó một cách nhất quán là điều rất khó, còn gộp tất cả những khía cạnh đó vào một chỉ số nghèo hay thước đo nghèo khổ duy nhất là điều không thể 1.2.2. Cách xác định giới hạn nghèo khổ * Chuẩn nghèo quốc tế - Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị áp dụng chuẩn nghèo 2 USD/người/ngày (sức mua tương đương) đối với các nước đang phát triển. Trong tương lai sẽ tiến đến sử dụng một chuẩn nghèo thống nhất để đánh giá tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và có tính đến tiêu chí Quốc tế để so sánh. *. Chuẩn nghèo theo bộ lao động thương binh xã hội Chuẩn nghèo theo quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/2001 trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia Xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2005” cụ thể như sau: - Vùng nông thôn, miền núi, hải đảo là 80.000 đồng/người/tháng. - Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đồng/người/tháng. - Vùng thành thị là 150.000 đồng/tháng. Đến hết giai đoạn 2001-2005, do mức sống của nhân dân ngày càng cao, cùng với chủ trương chung là từng bước tiếp cận các nước đang phát triển trong khu vực về XĐGN. Do vậy, ngày 8/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 170/2005/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010. Theo quy định mới: - Chuẩn nghèo dành cho khu vực nông thôn, áp dụng cho các hộ có mức thu nhập bình quân đầu người là 200.000 đồng/người/tháng. - Chuẩn nghèo dành cho khu vực thành thị, áp dụng cho các hộ có mức thu nhập bình quân đầu người là 260.000 đồng/người/tháng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xem xét điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu đề xuất phương án chuẩn nghèo trình Thủ tướng phê chuẩn đó là: Chuẩn nghèo điều chỉnh giá năm 2008 sẽ bằng chuẩn nghèo hiện nay cộng với chỉ số giá CPI trong 2 năm 2007-2008 (khi xây dựng đã ước tính chỉ số năm 2006 là 6,5%) Chuẩn nghèo được tính ở 2 khu vực: Nông thôn-những hộ có mức thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 360.000 đồng/ người/tháng trở xuống là hộ nghèo. * Chuẩn nghèo theo tổng cục thống kê - Nghèo đói lương thực, thực phẩm: là những người có mức thu nhập không đảm bảo cho lượng dinh dưỡng tối thiểu (bù đắp 2100 Kcal/người/ngày). - Nghèo đói chung: Được xác định trên cơ sở ngưỡng nghèo lương thực thực phẩm và coi đó là tương ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu, 30% còn lại là nhu cầu cơ bản tối thiểu khác. Nghèo đói chung là những người không đảm bảo thu nhập để đáp ứng cả hai yêu cầu trên. - Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng chuẩn nghèo của Bộ lao động thương binh xã hội do Việt Nam ta còn rất nghèo nếu Chình phủ áp dụng chuẩn nghèo theo thế giới thì số người nghèo ở Việt Nam sẽ có số người nghèo là rất cao ước tính là khoảng 9,2 triệu hộ chiếm tới 40% dân số cả nước 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo Nghèo khổ gồm các khía cạnh cơ bản sau: - Trước tiên và trước hết là sự khốn cùng về vật chất đo lường một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng. - Đi kèm với sự khốn cùng về vật chất là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế. - Nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, tức khả năng một hộ gia đình hay cá nhân bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức khoẻ. - Cuối cùng là tình trạng không có tiếng nói và quyền lực của người nghèo. Để phân biệt rõ hơn nữa quan niệm về đói nghèo, các nước đã phân làm hai loại: “Nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”. Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương. Theo đó sự thiếu thốn “của cải” trong mối quan hệ với nhu cầu thiết yếu của con người được xem xét là nghèo khổ tuyệt đối. Còn khi xem xét thực trạng mức sống và vị trí (về kinh tế và xã hội) các nhóm hoặc các cá nhân khác ở phương diện mức độ tiêu thụ và thu nhập của họ (quan hệ so sánh bằng phương pháp phân tích so sánh) ta sẽ hình dung được nghèo khổ tương đối. Từ cách hiểu chung này cần thấy sự khác biệt về mức độ nghèo khổ có tính chất địa phương và khu vực (trong vùng trong một quốc gia, giữa quốc gia này với quốc gia khác, giữa các quốc gia trong khu vực này với quốc gia thuộc khu vực khác…). Tóm lại, khi xem xét tình trạng hoặc mức độ đói nghèo chúng ta cần chú ý mấy điểm: Một là, xem xét hiện tượng đói nghèo trước hết phải xem xét ở lĩnh vực kinh tế, đặc biệt chú ý những biểu hiện về mức sống, thông qua các nhu cầu cơ bản, tối thiểu về đời sống vật chất. Hai là, xác định tiêu chí mức độ đói nghèo dựa vào thu nhập bình quân tính theo đầu người trong tháng hoặc năm theo hai khu vực nông thôn và đô thị. Nó liên hệ mật thiết tiêu chí về dinh dưỡng, năng lượng (calo) trên đầu người trong ngày. Ba là, quy ra hiện vật, vật phẩm tiêu dùng được tính bằng gạo theo đơn vị đầu người trong tháng hoặc quy thành giá trị, tính bằng tiền dùng làm thước đo. Bốn là, xem xét các khoản tiêu dùng từ thu nhập phản ánh mức độ thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để xem xét đối tượng dân cư đói nghèo đã phải chi cho ăn uống như thế nào, chiếm tỷ lệ ra sao trong cơ cấu tiêu dùng của họ. Năm là, nhận dạng người nghèo, hộ nghèo và hiện trạng nghèo đói thông qua chỉ số giá trị (USD) và thu nhập bình quân đầu người trong năm. 1.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIẢM NGHÈO 1.3.1. Khái niệm giảm nghèo - Giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư có mức sống nghèo khổ được nâng cao, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo khổ, biểu hiện ở tỷ lệ và số lượng người nghèo giảm xuống. Nói cách khác, xoá đói giảm nghèo là quá trình chuyển bộ phận dân cư nghèo đói lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của con người. Ở góc độ người nghèo, giảm nghèo là quá trình tác động tạo điều kiện của cộng đồng xã hội, giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Ở góc độ vùng nghèo: giảm nghèo là quá trình thúc đầy phát triển kinh tế, chuyển đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu trong xã hội sang trình độ sản xuất mới cao hơn. 1.3.2. Vai trò của công tác giảm nghèo a. Giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế - Nghèo khổ đi liền với lạc hậu, do đó xoá đói giảm nghèo là tiền đề cho sự phát triển kinh tế vì khi đói nghèo giảm sẽ giảm đi những áp lực từ bên trong tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư bên ngoài, làm năng lực kinh tế phát triển vững chắc. b. Giảm nghèo đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội - Hầu hết hộ dân nghèo thường sinh sống ở những địa bàn giáp ranh với nước bạn, vùng sâu, vùng xa. Việc bảo toàn lãnh thổ và độc lập về kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn. Vì thế, nghèo đói ảnh hưởng đến các mặt chính trị, an ninh xã hội, làm nảy sinh những mặt hạn chế, những tư tưởng lạc hậu, cổ hũ, đi chệch đường lối của Đảng và Nhà nước ta từ đó phát sinh những tệ nạn xã hội như trộm, cắp, mại dâm, đạo đức bị suy đồi gây rối loạn xã hội. Do đói thực hiện tốt giảm nghèo giúp người dân an tâm trong sản xuất và đời sống, góp phần giữ vững được ổn định, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển đất nước. c. Giảm nghèo đối với vấn đề văn hoá - Việt Nam đang tập trung phát triển nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá, cần xác định rằng: đói nghèo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn kéo theo các vấn đề văn hoá xã hội và sự kìm hãm xã hội, nó ăn sâu vào tiềm thức của từng hộ gia đình, từng người trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá. Ở một trình độ văn hoá thấp, đói nghèo luôn là nỗi ám ảnh tư tưởng con người sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội, làm thay đổi nhân cách con người đi vào lối sống buông thả, tự ti sùng bái những tư tưởng lạc hậu, mông lung dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, phát triển văn hoá và nhân cách con người. Chính vì vậy, đầy nhanh công tác gảm nghèo là một yếu tố quan trọng nâng cao đời sống người dân, làm cho nền văn hoá phát triển cùng nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. 1.3.3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giảm nghèo - Giảm nghèo là một trong những mục tiêu của phát triển kinh tế. Như chúng ta đã biết phát triển kinh tế không chỉ là sự tăng trưởng về mặt lượng của nền kinh tế hay sự biến đổi về cơ cấu nên kinh tế theo hướng tích cực mà nó còn là sự biến đổi ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội, đó chính là việc nâng cao phúc lợi xã hội cho con người. Con người sống trong một xã hội có nền kinh tế phát triển thì phải có một cuộc sống được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu cần thiết về vật chất và tinh thần. Một quốc gia có tỷ lệ nghèo khổ cao không thể là một quốc gia phát triển, Vậy, muốn phát triển kinh tế cần thực hiện tốt công tác giảm nghèo.Ngược lại để có thể giảm nghèo tốt thì một quốc gia sẽ phải thực hiện việc tăng trưởng nhanh và tạo ra khối lượng của cải vật chất lớn song song với việc đó là phải phân chia bánh GDP một cách công bằng để cho tất cả xã hội đều có thể hưởng lợi từ chiếc bánh GDP việc đó sẽ làm cho công tác giảm nghèo diễn ra nhanh hơn.Cùng với việc phát triển kinh tế một Quốc Gia phải xác định rõ đặc điểm của các hộ nghèo để đầu tư trọng điểm giúp đỡ người nghèo thoát nghèo. - Việc thực hiện giảm nghèo có ý nghĩa quan trọng không những đối với sự phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Để làm nổi bật những cản trở của nghèo khổ đối với sự phát triển xã hội các nhà kinh tế đưa ra lý thuyết về cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ: Sơ đồ 1:Vòng Luẩn Quẩn Của Nghèo Đói Nghèo đói Tệ nạn xã hội Bệnh tật Gia tăng dân số Suy dinh dưỡng Thất học Ô nhiễm môi trường - Như vậy, từ cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói lại kéo theo cái vòng luẩn quẩn khác của sự phát triển của một quốc gia, của một vùng. Vì vậy muốn thực hiện quá trình phát triển kinh tế chúng ta phải phá vỡ các mắt xích cơ bản như hạn chế gia tăng dân số, nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân, hạn chế sự thất học, nâng cao trình độ dân trí tức là chúng ta đi thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của công tác xóa đói giảm nghèo - Chúng ta thực hiện tốt việc phát triển kinh tế và giảm nghèo chình là đang đưa đất nước ta trên con đường phát triển kinh tế bền vững .Đây là điều mà mọi đất nước đều đang hương tới thực hiện nó 1.4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾNNGHÈO KHỔ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHÈO KHỔ 1.4.1. Nguyên nhân dẫn đến nghèo khổ a. Đói nghèo do hạn chế của chính người nghèo và gia đình họ *. Gia đình đông con ít lao động Quy mô hộ gia đình rất quan trọng có ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ, đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo khổ. Hộ nghèo không có điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinh sản, chưa có kế hoạch hoá gia đình. Quy mô gia đình lớn làm cho tỷ lệ người ăn theo cao và điều này đồng nghĩa với việc rất thiếu nguồn lực lao động nên dẫn đến thiếu lao động. * Thiếu vốn hoặc không có vốn để kinh doanh,chi tiêu không đúng Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói và thiếu nguồn lực nên không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực, điều này cản trở họ thoát khỏi đói nghèo. Người nghèo thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng do không có tài sản thế chấp để vay. Mặt khác đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích. Nguồn thu nhập bếp bênh, tích luỹ kém nên họ khó có khả năng chống chọi với các biến cố xảy ra trong cuộc sống. Bên cạnh đó đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông khuyến ngư , bảo vệ động thực vật.Nhiều chi phí đầu vào sản xuất như : điện … * Do trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định. Người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt nên mức thu nhập chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo. Học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định về giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái…Điều đó không những ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnh hưởng thế hệ tương lai.suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho việc thoát nghèo qua giáo dục trở nên khó khăn hơn. *. Do bệnh tật sức khoẻ yếu kém và bất bình đẳng giới Vấn đề bệnh tật và sức khoẻ kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của người nghèo làm họ rơi vào vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cho khám chữa bệnh đẩy họ đến chỗ vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi vòng đói nghèo. Bất bình đẳng làm sâu sắc hơn tình trạng đói nghèo, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, họ phải gánh nặng việc gia đình, thu nhập thấp hơn nam giới, tỷ lệ trẻ em tử vong do bà mẹ không hiểu sinh sản sức khỏe. *. Người nghèo không có khả năng tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyển lợi hợp pháp Người nghèo và đối tượng hoàn cảnh đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người nghèo khó nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bổ không đều, phí dịch vụ còn cao. * Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra với cá nhân, gia đình hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích lũy kém nên họ có khó khả năng làm việc, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khoẻ…). Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Hàng năm có số người cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1-1,2 triệu người.Bình quân hang năm số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn do không ít đang sống ở ngưỡng đói nghèo nên rát dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai mất việc làm * Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em Bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo khổ trên tất cả các mặt.Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữa và trẻ em phải chịu đựng do bất bình đẳng thì còn có những tác động bất lợi đối với gia đình Phụ nữa chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông nghiệp và chiếm tỉ lệ cao trong số lao động tăng thêm hàng năm trong ngành nông nghiệp.Mặc dù vậy ,nhưng phụ nữ chỉ chiếm 25% thành viên các khóa khuyến nông về chăn nuôi , và 10 các khóa khuyến nông về trồng trọt Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ , tín dụng và đào tạo thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình ,thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường trả công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc .Phụ nữ có học vấn thấp dẫn tới tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn b. Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên - Xa trung tâm kinh tế của tỉnh, giao thông đi lại khó khăn. - Đất đai cho nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, diện tích bình quân trên đầu người cao - Đất đai cằn cỗi, chưa chủ động hoàn toàn về nước - Thời tiết khác nghiệt bão lụt thiên tai c. Các yếu tố xã hội tác động * Hậu quả của chiến tranh, khủng hoảng kinh tế Xuất phát điểm về kinh tế thấp kết hợp với chiến tranh lâu dài, gian khổ, cơ sở vật chất bị tàn phá, nguồn lực bị giảm sút do mất mát trong chiến tranh. Đồng thời trải qua nhiều cuộc khủng hoảng dẫn đến kiệt quệ về kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển. * Sự tham gia của cộng đồng - Nhà nước: Thể chế chính sách còn những mặt bất cập chẳng hạn như: chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước), chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo việc làm, hỗ trợ giáo dục, xoá đói giảm nghèo, chính sách trợ giúp cho gia đình chính sách còn thiếu… chưa khuyến khích cho người nghèo tham gia tích cực vào quá trình sản xuất và cải thiện cuộc sống. - Các tổ chức chính trị -xã hội: Các tổ chức chính trị xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảm nghèo. Các hiệp hội cùng các sở, ban ngành, các huyện thị với nhiều hình thức như Quỹ vì người nghèo, ủng hộ gia đình đặc biệt khó khăn, phong trào xoá nhà tranh tre dột nát… Tuy nhiên sự đóng góp hỗ trợ còn hạn chế chưa thể khắc phục được hiện tượng đói nghèo vẫn còn tiếp diễn. - Các tổ chức quốc tế: Kinh tế đối ngoại chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mới. Sự hợp tác, liên kết với các tổ chức còn ít. Vốn đầu tư vào các chương trình xoá đói giảm nghèo còn thấp, song quản lý chưa tốt nên hiệu quả chưa cao. 1.4.2. Đặc điểm của các hộ nghèo khổ - Phần lớn ngưòi nghèo từ nông nghiệp , 77% số người nghèo là nông dân trình độ học vấn thấp ít khả năng để tiếp cận được với các nguồn lực trong xã hội ( vốn , công nghệ ….) - Đa số người ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa… có cơ sở hạ tầng yếu kém là người nghèo ,với tài nguyên thiên nhiên khắc nghiệt đất đai cằn cỗi hoặc không có đất để canh tác do đó năng suất kém cộng thêm với việc người dân ở đây vẫn còn khá lạc hậu không tiếp cận được với nền văn minh dưới đồng bằng - Các hộ có nhiều con hoặc ít lao động có tỷ lệ nghèo cao hơn và đặc biệt dễ bị tổn thương do chi phi về y tế và giáo dục - Các hộ nghèo dễ bị tổn thương bởi những biến động bất thường xảy ra - Những người dân nghèo đô thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh.Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực nhà nước dẫn đến dôi dư lao động làm cho điều kiện sống càng ngày càng khó khăn hơn.Người nghèo đô thị phần lớn sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng kém , khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ cơ bản - Hộ nghèo dễ bị rơi vào hoàn cảnh gia đình ko hạnh phúc dẫn đến con cái còn nhỏ phải đi lao động hoặc lang thang trên các thành phố để kiếm sống - Tỉ lệ hộ nghèo đặc biệt cao ở nhóm những dân tộc ít người ,mặc dù dân số dân tộc ít người chiếm khoảng 14% tổng số dân nhưng số hộ nghèo lại chiếm tới 19% trong tổng số nghèo 1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM a.Tình Hình nghèo khổ ở Việt Nam Sau hơn 20 năm đổi mới với cơ chế quản lý kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng GDP cao và tăng đều qua các năm, bình quân khoảng 8.5% nhờ đó đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên Việt Nam vẫn xếp trong nhóm 40 nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới. Trong 10 nước ASEAN, Việt Nam vẫn đứng thứ 7. Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao, cụ thể từ đầu những năm 1990 tỷ lệ các hộ ở mức rất cao, bình quân khoảng 35-40%, năm 1998 còn 37,4%, năm 2002 là 28,9%,2004 là 19,5%, 2006 là 19%. Biểu 1: Phân bổ hộ đói nghèo theo vùng năm 1998-2006 Tỷ lệ nghèo phân theo vùng % 1998 2002 2004 2006 CẢ NƯỚC Tỷ lệ nghèo chung 37.4 28.9 19.5 19.0 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng Tỷ lệ nghèo chung 29.3 22.4 12.1 8.8 Đông Bắc Tỷ lệ nghèo chung 62.0 38.4 29.4 25.0 Tây Bắc Tỷ lệ nghèo chung 73.4 68.0 58.6 49.0 Bắc Trung Bộ Tỷ lệ nghèo chung 48.1 43.9 31.9 29.1 Duyên hải Nam Trung Bộ Tỷ lệ nghèo chung 34.5 25.2 19.0 12.6 Tây Nguyên Tỷ lệ nghèo chung 52.4 51.8 33.1 28.6 Đông Nam Bộ Tỷ lệ nghèo chung 12.2 10.6 5.4 5.8 Đồng bằng sông Cửu Long Tỷ lệ nghèo chung 36.9 23.4 19.5 10.3 Nguồn tổng cục thống kê b. Một số giải pháp chống đói nghèo ở nước ta Xuất phát từ một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, đời sống nhân nhân gặp vô cùng khó khăn. Sau khi hoà bình lập lại, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định nghèo đói cũng chính là loại giặc và cần có giải pháp ngăn chặn. Với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, sự nỗ lực của dân, nước ta hiện nay đang dẫn đầu trên thế giới về giảm nghèo, là một trong những thành công đáng ghi nhận. Việt Nam đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 đạt vượt mức kế hoạch và cao nhất trong 10 năm qua là 8.5%. Công tác giảm nghèo đạt kết quả nổi bật trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2007 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 14.7% so với ( năm 1995 là 29%, năm 2000 là 25%, năm 2005 là 22%). Để đạt được những thành tựu đó, đúc rút kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đồng thời vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh đất nước trong từng thời kỳ, giải pháp do chính phủ tập trung vào những mảng chính sau đây: 1. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông để giảm nghèo trên diện rộng: - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn đảm bảo sản xuất phù hợp nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. - Mở rộng đào tạo nghề cho người dân nông thôn - Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp điều kiện người nghèo. 2. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo: - Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế so sánh. - Khuyến khích người nghèo ở đô thị tự thoát nghèo với sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng dân cư - Tăng cường hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm cho người nghèo. - Xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm thiết kế quy hoạch đô thị, ưu tiên dành quỹ đất cho người nghèo. 3. Phát triển kết cấu hạ tầng tạo cơ hội cho các xã nghèo, vùng nghèo, người nghèo tiếp cận các dịch vụ công: - Phát triển mạng lưới các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - Nhà nước hỗ trợ vốn hoặc cho vay tín dụng với lãi suất thấp và ưu đãi. 4. Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo: - Hoàn thiện thể chế chính sách tạo điều kiện công bằng và chất lượng trong giáo dục - Đầu tư hệ thống giáo dục cho xã nghèo, vùng nghèo - Miễn giảm hoặc hỗ trợ cho trẻ em nghèo trong lĩnh vực giáo dục. - Tăng nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo. 5. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội cho người nghèo: - Chính sách trợ giúp cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn - Phát triển trung tâm bảo trợ cho vùng nghèo, xây dựng hệ thống cứu trợ xã hội đột xuất. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA TP HẢI PHÒNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên a Vị trí địa lý của hải phòng - Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 152.318,49 ha (số liệu thống kê năm 2001) chiếm 0,45% diện tích tự nhiên cả nước. Về ranh giới hành chính: - Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh - Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương - Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình - Phía Đông giáp biển Đông Thành phố có tọa độ địa lý : - Từ 20030'39' - 21001'15' Vĩ độ Bắc - Từ 106023'39' - 107008'39' Kinh độ Đông Ngoài ra còn có huyện đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, có toạ độ từ 20007'35' - 20008'36' Vĩ độ Bắc và từ 107042'20' - 107044'15' Kinh độ Đông. Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không b Địa hình và đất đai - Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp - Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển - Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành phố nhưng lại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố thành từng dải liên tục theo hướng tây bắc - đông nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng Ninh thuộc khu đông bắc Bắc bộ về phía nam. Đồi núi của Hải Phòng hiện nay là các dải đồi núi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ. Cấu tạo địa chất gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển - Có hai dải núi chính: dải đồi núi từ An Lão đến Đồ Sơn nối tiế._.p không liên tục, kéo dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, phù Liễn, Xuân Sơn, Xuân áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu; dải Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An Sơn - Núi Đèo gồm hai nhánh: nhánh An Sơn - Núi đèo cấu tạo chính là đá cát kết có hướng tây bắc đông nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng, Núi Đèo, nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng tây tây bắc - đông đông nam gồm nhiều núi đá vôi, đặc biệt là đá vôi Tràng Kênh là nguồn nguyên liệu quý của công nghiệp xi măng Hải Phòng. ở đây, xen kẽ các đồi núi là những đồng bằng nhỏ phân tán với trầm tích cổ từ các đồi núi trôi xuống và cả trầm tích phù sa hiện đại c. Khí hậu - Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa châu á, sát biển Đông nên Hải Phòng chịu ảnh hưởng của gió mùa - Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9. - Thời tiết của Hải Phòng có 2 mùa rõ rệt, mùa đông và mùa hè. Khí hậu tương đối ôn hoà. Do nằm sát biển, về mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 10C và về mùa hè mát hơn 10C so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 20 - 230C, cao nhất có khi tới 400C, thấp nhất ít khi dưới 50C. Độ ẩm trung bình trong năm là 80% đến 85%, cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 1. Trong suốt năm có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal cm/phút d. Sông ngòi - Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km trên 1 km. - Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ. Nếu ngược dòng ta sẽ thấy như sau: sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn ôn ở độ cao trên 1.170 m thuộc Bắc Cạn, về đến Phả Lại thì hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam, là nguồn của sông Thái Bình chảy vào đồng bằng trước khi đổ ra biển với độ dài 97 km và chuyển hướng chảy theo tây bắc - đông nam. Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng nhỏ, và sông Thái Bình đã tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn úc, Lạch Tray, Đa Độ... đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính - Hải Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn Thành phố với tổng độ dài trên 300 km, bao gồm: Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải Phòng từ Quí Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng. Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành. Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30 km chảy qua nội thành và đổ ra biển ở cửa Cấm. Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu vực cửa sông này từ cuối thế kỷ 19. Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính giữa huyện Thuỷ Nguyên và An Hải. Sông Đá Bạch - Bạch Đằng dài hơn 32 km cũng là nhánh của sông Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc của Hải Phòng với Quảng Ninh. Cửa sông ở đây rộng và sâu, hai bên bờ là những vách núi đá vôi tráng lệ, nơi đây đã 3 lần ghi lại những chiến công hiển hách của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc ở thế kỷ thứ X và XIII. Ngoài các sông chính là các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa hình thành phố như sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ Sơn), sông Tam Bạc... e. Tài nguyên biển - Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc tây bắc vịnh Bắc bộ. Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểm chung của vịnh Bắc bộ và biển Đông - Độ sâu của biển Hải Phòng không lớn. Đường đẳng sâu 2m chạy quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5 m ở cách bờ khá xa. ở đáy biển nơi có các cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn. Ra xa ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ, chừng 30 - 40 m. Mặt đáy biển Hải Phòng được cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch sâu vốn là những lòng sông cũ nay dùng làm luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu biển. - Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển chung quanh các đảo khơi. Bờ biển có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo, đây là điểm mút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng tây bắc - đông nam. Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển; đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng. Dưới chân những đồi đá cát kết có bãi tắm, có nơi nghỉ mát nên thơ và khu an dưỡng có giá trị. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ. - Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương f. Khoáng sản và tài nguyên rừng - Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có dấu vết của hoạt động macma nên ít có các mỏ khoáng sản lớn. Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò khảo sát thì Hải Phòng có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà với trữ lượng nhỏ. - Khoáng sản kim loại có mỏ sắt Dưỡng Chính (Thuỷ Nguyên), sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng - Khoáng sản phi kim loại có mỏ cao lanh ở Doãn Lại (Thuỷ Nguyên), mỏ sét ở Tiên Hội, Chiến Thắng (Tiên Lãng), các điểm sét ở Kiến Thiết (Tiên Lãng), Tân Phong (Kiến Thuỵ), Đồng Thái (An Hải). Đá vôi phân phối chủ yếu ở Cát Bà, Tràng Kênh, Phi Liệt, phà Đụn; quaczi và tectit ở một số núi thuộc Đồ Sơn; phốt phát ở đảo Bạch Long Vĩ; nước khoáng ở xã Bạch Đằng (Tiên Lãng). Muối và cát là hai nguồn tài nguyên quan trọng của Hải Phòng, tập trung chủ yếu ở vùng bãi giữa sông và bãi biển, thuộc các huyện Cát Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Đồ Sơn. Trên đảo Bạch Long Vĩ có đá asfalt, sản phẩm oxy hoá dầu, cho biết có triển vọng dầu khí vì thềm lục địa Hải Phòng chiếm đến 1/4 diện tích Đệ Tam vịnh Bắc Bộ, có bề dày đạt tới 3.000 m. - Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của Hải Phòng với gần 1.000 loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài, bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Nguồn nước biển với độ mặn cao và ổn định ở một số vùng biển Cát Hải, Đồ Sơn dùng để sản xuất muối phục vụ cho công nghiệp hoá chất địa phương và Trung ương cũng như đời sống của nhân dân. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ với độ rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao. - Tài nguyên đất của Hải Phòng có trên 57.000 ha đất canh tác, hình thành từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình cao thấp xem nhau và nhiều đồng trũng. Thêm vào đó là những biến động của thời tiết có ảnh hưởng không tốt đến đất đai, cây trồng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề trồng trọt. - Tài nguyên rừng Hải Phòng phong phú và đa dạng, có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây... đặc biệt có khu rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại thảo mộc quí hiếm. Diện tích rừng khoảng 17.300 ha, trong đó có khoảng 580 ha rừng nguyên sinh như rừng nhiệt đới Amazôn thu nhỏ, trong đó có nhiều loại cây gỗ quí hiếm được xếp loại thực vật cần bảo vệ và nhiều loại cây dược liệu được giới y học trong và ngoài nước quan tâm; có nhiều loại chim như hoạ mi, khiếu, vẹt, đa đa, đại bàng, hải âu, én... Thú quí trên đảo có khỉ mặt đỏ, khỉ mặt vàng, sơn dương, hoẵng, rái cá, sóc đuôi đỏ, sóc bụng đỏ, mèo rừng, nhím..., đặc biệt là khỉ voọc đầu trắng sống từng đàn, là loại thú quí hiếm trên thế giới chỉ mới thấy ở Cát Bà. g. Tài nguyên du lịch - Hải Phòng có 125km bờ biển , có nhiều hải đảo rải rác ngoài biển gần nhất có đảo Cát Bà , xa có đảo Bạch Long Vĩ .Biển núi và hải đảo đã tao nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc cho thành phố duyên hải và đem lại thế manh cho du lịch 2.2.2. Tình Hình Kinh Tế Của Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2007 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ( GDP ): Trong những năm qua kinh tế Hải Phòng đạt được mức tăng trưởng khá cao. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm trên 8%, đặc biệt năm 2007 đạt khoảng 12,5%, GDP bình quân đầu người đạt 5,25 triệu đồng/năm, thu ngân sách trên địa bàn 14168,1. tỷ đồng trong đó thu nội địa đạt 3242,4 tỷ đồng đây là điều kiện cơ bản để gia tăng quỹ vật chất cho công tác giảm nghèo - Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dich vụ, giảm dần nông lâm, tuy nhiên vẫn tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp. Giúp cho công tác giảm nghèo - Các khu công nghiệp tiêu biểu cho thành phố Hải Phòng khu công nghiệp Nomura , khu công nghiệp Đình vũ Hải An Biểu 2:Một số chỉ tiêu kinh tế thành phố Hải Phòng từ năm 2001-2007 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tốc độ tăng trưởng % 10.38 10.64 10,71 11,39 12,25 12,51 13 GDP bình quân đầu người (giá 1994) triệu đồng 5.129,7 5.605,7 6.179,2 7.064,3 7.886,9 8.715,8 9.724,2 Cơ cấu GDP 100 100 100 100 100 100 100 - Nông, lâm, ngư nghiệp % 17,2 16,5 12,14 12,57 11,53 10,64 9,81 - Công nghiệp, xây dựng % 36,2 38,3 42,11 39.91 40,83 40,84 41,09 - Dịch vụ % 46,6 45,2 45,75 47,52 47,64 48,52 49,1 Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 5671 5875.8 6885,5 8852 9236,6 10136 14168,1 Theo cục thông kê Hải Phòng a Cơ cấu ngành kinh tế ở Hải Phòng *.Ngành công nghiệp xây dựng - Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước 7327,tỷ đồng, tăng 14,07% so cùng kỳ, đạt kế hoạch; trong đó công nghiệp trung ương tăng 27,5%, công nghiệp địa phương tăng 14,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,3%. Sản xuất kinh doanh điện mặc dù còn khó khăn về nguồn cung song đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, sản lượng điện bán ra tăng 22,7% so cùng kỳ.Từ năm 2001 đến năm 2007 giá trị công nghiệp xây dựng tăng từ tỉ lệ đóng góp là 36,2% năm 2001 đến năm 2007 tỉ lệ đóng góp này đã là 41,09% tăng 2,5 %. *. Thương mại và dịch vụ - Thương mại phát triển khá, tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá ước tăng 23,7% vượt kế hoạch; giá cả thị trường tăng khá cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước 1,214 tỷ USD, tăng 19,8% vượt kế hoạch; mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao là: dệt may, giày dép, tàu biển, nhựa, dây và cáp điện, hàng điện tử, thủ công mỹ nghệ... Tổng kim ngạch nhập khẩu ước 1,457 tỷ USD, tăng 21,1%, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất giày dép và may mặc, sắt thép, thức ăn gia súc, thực phẩm chế biến... Du lịch tiếp tục phát triển khá với nhiều hoạt động được triển khai tích cực, tiếp tục củng cố vị thế du lịch Hải Phòng; ước thu hút 3,62 triệu lượt khách du lịch, tăng 22,1% vượt kế hoạch năm; trong đó khách quốc tế 719,1 ngàn lượt, tăng 20%; tổng doanh thu ước tăng 35,6%. Dịch vụ vận tải: tăng trưởng khá, ước luân chuyển hàng hoá tăng 13,6%, luân chuyển hành khách tăng 18,5%. Sản lượng hàng qua các cảng trên địa bàn cả năm ước 22,08 triệu tấn, tăng 27,1% so cùng kỳ, vượt kế hoạch năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển nhanh, đa dạng hoá về dịch vụ, thuê bao điện thoại phát triển mới ước 640 ngàn, đưa mật độ điện thoại đạt bình quân trên 65 thuê bao/100 dân; thuê bao Internet phát triển mới ước 17 ngàn, mật độ dân số sử dụng Internet đạt 31,7%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 14.168,4 tỷ đồng, trong đó thu thuế hải quan 10.925,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch 15,2%; thu nội địa ước 3.243,1 tỷ đồng, tăng 9,8% so năm 2006, đạt kế hoạch. Tuy nhiên, các khoản thu từ doanh nghiệp đều đạt thấp, đặc biệt là thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương không đạt kế hoạch. Tổng chi ngân sách địa phương ước 4.744 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, vượt kế hoạch, đảm bảo các khoản chi thường xuyên và đột xuất. Hoạt động tín dụng tiếp tục phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế; tổng nguồn vốn tín dụng huy động đến cuối năm ước tăng 28% và tổng dư nợ cho vay ước tăng 36% so cùng kỳ; nhiều ngân hàng mở thêm chi nhánh, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, phát triển mạnh thanh toán bằng thẻ điện tử, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng lãi suất linh hoạt... Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố cả năm ước thực hiện 17.955,4 tỷ đồng, tăng 21,1% so cùng kỳ, vượt kế hoạch năm; trong đó trung ương quản lý 5.112,2 tỷ đồng, tăng 2,1%; địa phương 9.768,7 tỷ đồng, tăng 33,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3.074,5 tỷ đồng, tăng 21,9% so cùng kỳ. Nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 5.007,5 tỷ đồng, tăng 85,3%, trong đó Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng đồng thời xây dựng 2 nhà máy lớn với khối lượng thực hiện ước 3.000 tỷ đồng. Thành phố đã phê duyệt 76 dự án, trong đó có 51 dự án mới với tổng mức đầu tư 5.807 tỷ đồng (vốn ngân sách 5.656 tỷ đồng). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thu hút 340 triệu USD, vượt kế hoạch; cam kết phát triển một số dự án lớn: Xây dựng khu đô thị và khu công nghiệp công nghệ cao 1.200 ha của tập đoàn Sembcop (Singapore), xây dựng khu công nghiệp 500 ha của tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan... Đến nay, toàn thành phố có 261 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký 2,549 tỷ USD, vốn thực hiện 51,5% tổng vốn đăng ký. Vốn ODA ước giải ngân 23,518 triệu USD, trong đó vốn nước ngoài 17,446 triệu USD, tăng 28% so với kế hoạch (kế hoạch 218 tỷ đồng). Công tác phát triển doanh nghiệp: ước cả năm cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 3.012 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 20.409 tỷ đồng, tăng 60% về số doanh nghiệp và tăng 230% về vốn. Quan tâm công tác hậu kiểm doanh nghiệp nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước: ra quyết định cổ phần hóa 8 doanh nghiệp, chuyển 2 doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, 1 doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Hoàn thành xây dựng đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2007-2010. *. Nông nghiệp , lâm nghiệp , thủy sản Biểu 3: Cơ cấu nông nghiệp – thủy sản – lâm nghiệp của Hải Phòng năm 2006- 2007 Đơn vị tính Năm 2006 Ước 2007 2007/ 2006 (%) * NÔNG NGHIỆP - Diện tích lúa cả năm 1000 Ha 86.92 85.58 98.5 Năng suất lúa cả năm Tạ/ha 55.4 54.1 97.6 Sản lượng lúa cả năm 1000 Tấn 481.9 463.0 96.1 - Sản lượng lương thực quy thóc " 488.2 470.9 96.5 - Bình quân sản lượng lương thực/người Kg 269.3 256.9 95.4 - Đàn trâu (1/10) Con 9,886 9,550 96.6 - Đàn bò (1/10) Con 15,608 17,200 110.2 - Đàn lợn (1/10) 1000con 618.7 560.5 90.6 Tr.đó: Lợn nái " 101.0 85.5 84.7 - Đàn gia cầm (1/10) Tr.con 4.2 4.7 112.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp (CĐ 94) Tỷ đồng 2,364.0 2,457.9 104.0 Chia ra: Giá trị trồng trọt " 1,491.5 1,516.8 101.7 Giá trị chăn nuôi " 812.0 874.5 107.7 Giá trị dịch vụ " 60.5 66.6 110.1 * LÂM NGHIỆP - GTSX lâm nghiệp (giá CĐ 1994) Tỷ đồng 23.0 23.1 100.4 * THỦY SẢN - GTSX thủy sản (giá CĐ 1994) Tỷ đồng 771.5 857.9 111.2 Giá trị khai thác " 313.4 331.0 105.6 Giá trị nuôi trồng, DV " 458.1 526.9 115.0 - Sản lượng thủy sản khai thác Tấn 34,007 35,452 104.2 - Sản lượng thủy sản nuôi trồng " 38,510 44,253 114.9 Cục thống kê Hải Phòng Qua biểu 3 ta thấy mặc dù sản lượng lùa giảm xuống nhưn giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng 4% chứng tỏ Hải Phòng đang thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu nông thôn giảm giá trị trồng trọt tăng giá trị chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp cụ thể nhử sau: Giá trị trồng trọt tăng 1,7% ,Giá trị chăn nuôi tăng 7,7% ,Giá trị dịch vụ 10,1% * Nông nghiệp : Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm giảm 0,62%; diện tích lúa giảm 1,5%, năng suất lúa cả năm ước giảm 2,4% và sản lượng giảm 3,9%; chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp tăng mạnh, ước hết năm 2007 có 496 trang trại, tăng 33,3% so cùng kỳ; đàn gia cầm tăng 12,4%, đàn bò tăng 9,3% và đàn lợn giảm 12,16% do ảnh hưởng của dịch bệnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước 2.457,9 tỷ đồng, tăng 3,97% vượt kế hoạch năm. Tu bổ đê điều: các dự án tu bổ đê điều, nâng cấp đê biển được quan tâm đầu tư; tiếp tục đầu tư cứng hoá 81,62km kênh với vốn đầu tư 35,385 tỷ đồng; Chương trình nước sạch nông thôn: xây dựng 27 hệ cấp nước tập trung (đã hoàn thành 12 hệ), 700 bể nước mưa, đưa tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên 77%, đạt kế hoạch. * Lâm nghiệp - Hải Phòng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, trên cơ sở tái trồng rừng ở những nơi đã khai thác gỗ chỉ có trảng cỏ và cây bụi , chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ không xung yếu sang trồng rừng sản xuát - Tuy nhiên đóng góp của ngành vào tăng trưởng còn thấp * Thủy sản Tổng sản lượng ước đạt 78,7 ngàn tấn, tăng 8,5%, trong đó nuôi trồng tăng 9,7%, khai thác giảm 7% do nguồn lợi thuỷ sản gần bờ giảm; giá trị sản xuất thủy sản ước tăng 11,2% so cùng kỳ, không đạt kế hoạch. Số hộ nuôi tôm sú giảm, diện tích vùng nuôi thu hẹp, môi trường ít được cải thiện, đầu tư thấp là nguyên nhân giảm giá trị sản xuất thủy sản. b. Nhận xét và đánh giá về cơ cấu ngành kinh tế ở Hải Phòng - Cơ cấu kinh tế của Hải Phòng đang chuyển chậm từ công nghiệp ,xây dựng sang thương mại dịch vụ năm 2001cơ cấu nầy là 36,2% và 46,6% tính đên năm 2007 cơ cấu tương ứng là 41,09% và 49,1% .Tuy tỉ trọng của thương mại và dịch vụ lớn hơn song nếu xét toàn diện tách riêng công nghiệp , thương mại dịch vụ thì công nghệp vẫn chiếm chủ đạo - Tỷ trọng nông nghiệp cũng thu hẹp dần năm 2007 giảm 7,39 % so với năm 2001 - Thu ngân sách trên địa bàn thành phố tăng cao từ năm 2001 là 5671 tỷ đông đến năm 2007 con số này là 14168 tỷ đồng - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 14.168,4 tỷ đồng, trong đó thu thuế hải quan 10.925,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch 15,2%; thu nội địa ước 3.243,1 tỷ đồng, tăng 9,8% so năm 2006, đạt kế hoạch. Tuy nhiên, các khoản thu từ doanh nghiệp đều đạt thấp, đặc biệt là thu từ doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa phương không đạt kế hoạch. Tổng chi ngân sách địa phương ước 4.744 tỷ đồng, tăng 15% so cùng kỳ, vượt kế hoạch, đảm bảo các khoản chi thường xuyên và đột xuất. - Nền kinh tế Hải Phòng đã biết đi sâu phát huy lợi thế ở các ngành thủy sản , du lịch tận dụng tối đa khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính khoảng 340 triệu USD, vượt kế hoạch; cam kết phát triển một số dự án lớn: Xây dựng khu đô thị và khu công nghiệp công nghệ cao 1.200 ha của tập đoàn Sembcop (Singapore), xây dựng khu công nghiệp 500 ha của tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan... Đến nay, toàn thành phố có 261 dự án FDI còn hiệu lực với số vốn đăng ký 2,549 tỷ USD, vốn thực hiện 51,5% tổng vốn đăng ký. Vốn ODA ước giải ngân 23,518 triệu USD, trong đó vốn nước ngoài 17,446 triệu USD, tăng 28% so với kế hoạch (kế hoạch 218 tỷ đồng). 2.1.3. Tình hình về văn hóa và xã hội của Hải Phòng a. Công tác giáo dục - đào tạo: Biểu 4: Thực trạng giáo dục Hải Phòng năm 2006-2007 Đơn vị tính Năm 2006 Ước 2007 2007/ 2006 (%) Giáo dục mầm non (đầu năm học) - Số cháu đi nhà trẻ Người 13,403 11,715 87.4 - Số cô nuôi dạy trẻ " 1,197 1,149 96.0 - Số giáo viên mẫu giáo " 2,689 2,784 103.5 - Số học sinh mẫu giáo " 51,247 52,594 102.6 Giáo dục phổ thông (đầu năm học) - Số trường học Trường 476 482 101.3 Tiểu học " 216 218 100.9 Trung học cơ sở " 204 204 100.0 Trung học phổ thong " 56 60 107.1 - Số lớp học Lớp 8,689 8,463 97.4 Tiểu học " 3,871 3,786 97.8 Trung học cơ sở " 3,229 3,077 95.3 Trung học phổ thong " 1,589 1,600 100.7 - Số giáo viên phổ thong Giáo viên 16,371 16,462 100.6 Tiểu học " 5,994 5,985 99.8 Trung học cơ sở " 6,758 6,772 100.2 Trung học phổ thong " 3,619 3,705 102.4 - Số học sinh phổ thong Học sinh 315,403 306,088 97.0 Tiểu học " 117,101 114,546 97.8 Trung học cơ sở " 120,310 113,259 94.1 Trung học phổ thong " 77,992 78,283 100.4 - Tổng số tuyển mới Học sinh 79,429 72,891 91.8 Tr.đó: Vào lớp 1 " 24,081 22,531 93.6 Vào lớp 6 " 27,436 24,873 90.7 Vào lớp 10 " 27,912 25,487 91.3 Cục thống kê Hải Phòng - Chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục được nâng lên; kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông cả 2 đợt đạt 92,44%, bổ túc trung học phổ thông đạt 88,42%. Toàn thành phố có số thí sinh dự thi vào đại học, cao đẳng/số hồ sơ đăng ký dự thi đạt tỷ lệ 65,8%, số thí sinh đạt điểm sàn trở lên chiếm 44,44%; 209 thí sinh đạt 27,0 điểm trở lên; Hải Phòng đứng thứ 4 toàn quốc. Có 48/66 học sinh dự thi đạt giải quốc gia các môn văn hoá, 2 học sinh đạt giải quốc tế. Có 6 trường lọt vào tốp 100 trường trung học phổ thông tốt nhất (xác định bằng chất lượng điểm thi, quy mô học sinh dự thi đại học, cao đẳng năm 2006). Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị các trường chuyên toàn quốc tại Hải Phòng. Chương trình phổ cập bậc trung học và nghề tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, duy trì kết quả ổn định tại các địa phương đã hoàn thành, các huyện Vĩnh Bảo, Thuỷ Nguyên phấn đấu hoàn thành cơ bản; tỷ lệ huy động chung toàn thành phố: 96,2%; tỷ lệ hiệu quả: 89%. Tổng số trường chuẩn quốc gia là 188 trường/tổng số 704 trường (tăng 13 trường so với năm 2006). b. Công tác chăm sóc y tế cộng đồng - Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh; tuy nhiên, từ tháng 10/2007 xuất hiện dịch tiêu chảy cấp, đến ngày 20/11/2007 có 8 quận, huyện có bệnh nhân với 123 ca nặng (còn 18 bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện), trong đó có 13 ca dương tính với bệnh tả, không có trường hợp tử vong; đang triển khai tích cực các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan. Tổ chức thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Hoàn thành đề án “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 tại thành phố Hải Phòng” trình Kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân thành phố. Số người nhiễm HIV mới giảm đáng kể so cùng kỳ. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, tiếp tục triển khai các kỹ thuật chuyên sâu đã thực hiện và triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện tuyến thành phố vẫn còn tuy đã được giảm tải một phần. Thực hiện tốt việc quản lý giá thuốc, không xảy ra tình trạng tăng giá thuốc đột biến. Các trung tâm y tế của 12/14 quận, huyện đã được tách thành bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế dự phòng. Công nhận thêm 16 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tính đến nay đã có 174/218 xã, phường đạt chuẩn, chiếm 79,8%. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa y tế. Tổ chức kiểm tra về quản lý chất thải bệnh viện tại các cơ sở y tế. c. Công tác dân số gia đình và trẻ em - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác dân số, gia đình và trẻ em. Tổng hợp tình hình cán bộ công chức vi phạm chính sách dân số trong 5 năm 2006-2009 (có 88 trường hợp vi phạm). Thực hiện tốt việc in, cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập. Tổ chức khám, phân loại và cấp thuốc miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước đạt 0,904%, đạt kế hoạch; tỷ suất sinh: 14,9 0/00. Số xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em: 45 xã, phường, thị trấn (tăng thêm 15 xã, phường). Hoạt động văn hoá, báo chí, phát thanh và truyền hình diễn ra sôi nổi, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân; đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền đã góp phần vào sự thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Các hoạt động giao lưu văn hoá được mở rộng, góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng với các địa phương, các nước bạn. Cấp 768 giấy phép, kiểm tra 178 buổi tại 310 lượt điểm hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, tăng cường kiểm tra việc sử dụng loa đài quảng cáo rao bán báo và mở đợt truy quét các đối tượng bán đĩa rong tại các chợ cóc. Chú trọng giải quyết tình trạng quảng cáo sai quy định. Tiến hành kiểm tra sau 0 giờ tại một số địa bàn phức tạp. Đình chỉ việc xây dựng trái phép tại 4 di tích và 11 điểm kinh doanh không có giấy phép. Phê duyệt quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường. Tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu biểu tượng thành phố Hải Phòng. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xếp hạng 4 di tích cấp quốc gia d. Về văn hóa - thông tin , thể dục- thể thao - Hoạt động văn hoá, báo chí, phát thanh và truyền hình diễn ra sôi nổi, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân - Cấp 768 giấy phép, kiểm tra 178 buổi tại 310 lượt điểm hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, tăng cường kiểm tra việc sử dụng loa đài quảng cáo rao bán báo và mở đợt truy quét các đối tượng bán đĩa rong tại các chợ cóc. - Công tác xã hội hoá hoạt động thể thao được phát huy tốt, đặc biệt là tổ chức các hoạt động ở cấp xã, phường, khu dân cư gắn với lễ hội, kỷ niệm phục vụ các nhiệm vụ chính trị. Tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng thành phố lần thứ 12 và chuẩn bị lực lượng tham gia Hội khoẻ Phù đổng toàn quốc năm 2008 - Đội bóng đá chuyên nghiệp Hải Phòng thi đấu thành công tại giải hạng nhất quốc gia, giành được quyền thi đấu giải chuyên nghiệp năm 2008, được chuyển giao cho Công ty Xi măng Hải Phòng quản lý. Hải Phòng có 62 vận động viên và 9 huấn luyện viên được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển quốc gia. e. Công tác lao động - thực hiện chính sách xã hội - Số lao động được giải quyết việc làm đạt 43.700 lượt người, vượt kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 5,29%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 83% - Chương trình giảm nghèo tiếp tục được quan tâm, tổng nguồn lực huy động ước thực hiện 70,25 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,12%, vượt kế hoạch. Ước xây mới và sửa chữa 989 nhà và đã cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tranh vách đất, nhà tạm trên địa bàn (số còn lại 183 nhà không xóa được do một số nguyên nhân: nguồn gốc đất không hợp pháp, đối tượng tệ nạn xã hội, không có nguyện vọng xóa trong năm 2007 - Thực hiện tốt công tác chăm sóc đối tượng chính sách, người có công; thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của thành phố. Đặc biệt nhân kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, toàn thành phố đã đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam f. Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ Hoàn thành nhiệm vụ cả năm; triển khai 9 chuyên đề Chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ thành phố; triển khai mới 03 nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ, triển khai 41 nhiệm vụ cấp thành phố năm 2007 và tiếp tục thực hiện 40 nhiệm vụ đã triển khai từ những năm trước. Triển khai xây dựng sàn giao dịch công nghệ; cấp 136 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tổ chức thanh tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an toàn bức xạ hạt nhân đối với 165 cơ sở. Hỗ trợ 73 đơn vị xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Hoàn thành việc tổ chức cho hàng trăm đơn vị, doanh nghiệp tham gia 10 triển lãm, chợ công nghệ và thiết bị. g. Công tác thực hiện bảo hiểm xã hội thành phố Ước thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 650 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch năm; số đơn vị ngoài quốc doanh tăng 322 đơn vị với tổng số 15.914 lao động; Bảo hiểm y tế tự nguyện thu đạt 283 nghìn người, số tiền 24 tỷ đồng. Chi trả chế độ bảo hiểm xã hội cho trên 1,7 triệu lượt người với số tiến 1.710 tỷ đồng, đảm bảo an toàn; trong đó chi qua tài khoản ATM cho 5.612 người; xét duyệt 76 nghìn hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội đảm bảo chính xác; cấp 38.165 sổ bảo hiểm xã hội, cấp mới 650 nghìn thẻ bảo hiểm y tế; giám định y tế cho trên 1,38 triệu lượt bệnh nhân với số tiền trên 207 tỷ đồng, tăng 135% so cùng kỳ. Thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế ”một cửa” đã tiếp nhận trên 158 nghìn hồ sơ giải quyết chế độ chính sách bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế, được người lao động hoan nghênh, đồng tình. 2.1.4. Tình hình chính trị của thành phố a. An ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đảm bảo an toàn tuyệt đối các hoạt động lớn của thành phố; tập trung cao cho đảm bảo an ninh trong dịp diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, tuần tra vũ trang, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; xác lập và xóa phá 41 chuyên án (tăng 11,9%); khám phá, xử lý nhanh các vụ trọng án. Tiến hành tổng rà soát người nghiện và tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn, kết quả sơ bộ cho thấy số người nghiện mới tăng; tập trung đấu tranh triệt phá các tụ điểm phức tạp về ma túy. An ninh nông thôn vẫn diễn biến phức tạp, chủ yếu là khiếu kiện về quản lý sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng...; phạm pháp hình sự giảm 4,4% về số vụ song diễn biến khá phức tạp. Tập trung triển khai các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông; xảy ra 150 vụ tai nạn giao thông làm chết 142 người, bị thương 87 người, giảm 2 vụ, 19 người chết và 11 người bị thương. b. Công tác quân sự địa phương Hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quân sự địa phương năm 2007, duy trì nghiêm nề nếp, chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu. Chất lượng huấn luyện, giáo dục quốc phòng được nâng cao, tổ chức bồi dưỡng kiến thức về kinh tế và pháp luật cho cán bộ quân sự chủ chốt, đào tạo sỹ quan dự bị chính trị từ nguồn dân chính đảng. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân năm 2007. Chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện và phối hợp tốt trong diễn tập phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn, diễn tập chiến đấu - trị an, diễn tập khu vực phòng thủ. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; đảm bảo công tác hậu cần, tài chính cho các nhiệm vụ quân sự c. Công tác._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22128.doc
Tài liệu liên quan