Lời nói đầu
ăn mặc là 2 nhu cầu cơ bản nhất của con người trong những nước nghèo, nơi mà đa số người dân còn vất vả với những nhu cầu cơ bản nhất, nông nghiệp và ngành dệt may cũng là 2 lĩnh vực kinh tế hàng đầu. Và trong các nước công nghiệp phát triển, hai ngành này tuy đã trở thành thứ yếu, với những tỷ lệ khiêm tốn trên số dân lao động và tổng sản lượng quốc gia song vẫn giữ vị trí quan trọng trong tâm lý công chúng và trong nền kinh tế. Tuy không được chú ý bằng nông nghiệp, ngành dệt may
30 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp đổi mới công nghệ trong công nghiệp dệt may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn là một vấn đề tài quan trọng trong các quan hệ ngoại thương và thương thuyết và thương mại quốc tế từ nhiều năm nay. Đối với Việt Nam, trong những năm 90 hàng dệt may chiếm khoảng một nửa xuất khẩu hàng hóa, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của dệt may cao hơn tỷ lệ của tổng xuất khẩu cả nước, với số trung bình hàng năm là 38% từ 1990 đến 2000. Tuy nhiên , thế cạnh tranh của Việt Nam còn nhiều mặt yếu, xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao nhưng chủ yếu làm gia công còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật thì doanh nghiệp có thể sản xuất được. Một trong những nguyên nhân cơ bản của vấn đề đó là do công nghệ dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đã lỗi thời, lạc hầu tiêu hao vật chất cao, hiệu quả sản xuất kém và có ít khả năng xuất khẩu. Hiện nay, khi tốc độ phát triển khoa học và công nghệ diễn ra ngày càng nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu, các nhà kinh tế đều cho rằng, đổi mới đã thực sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục về công nghệ và tổ chức trong các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới cùng là nguồn cung cấp, các giải pháp để vượt qua những thách đố cả về mặt xã hội, y tế, môi trường. Riêng đối với khu vực dệt may, đã đổi mới đã thực sự trở thành nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Sự đổi mới liên tục về công nghệ và tổ chức trong các ngành kinh tế đã trở thành yếu tố then chốt để duy trì sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đổi mới cũng là nguồn cung cấp các giải pháp để vượt qua những thách đố cả về mặt xã hội, y tế, môi trường. Riêng đối với khu vực dệt may, đổi mới đã trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự tăng trưởng và thành công mang tính chiến lược. Vì vậy, đầu tư cho công nghệ là một hướng đi đúng đắn và rất cần thiết của ngành dệt may trong giai đoạn hiện nay.
I. Lý luận chung về đổi mới công nghệ.
1. Thực chất của đổi mới công nghệ.
Trong buổi đầu công nghiệp hoá, người ta dùng khái niệm công nghệ (technalogie) với nghĩa vất họp là các phương pháp, giải pháp kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất. Từ những năm 60 trở lại đây, do có công nghệ mua bán, nên công nghệ được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Hiện nay đang tồn tại những quan niệm khác nhau về công nghệ.
Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được dùng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loại sản phẩm hoặc một loại dịch vụ nào đó. Công nghệ gồm 4 thành phần cơ bản, tác động đồng bộ qua lại với nhau để tạo ra bất kỳ một sự biến đổi mong muốn nào.
- Công cụ, máy móc thiết bị, vật liệu. Nó được gọi là "phần cứng" của công nghệ.
- Thông tin, phương pháp, quy trình, bí quyết
- Tổ chức, thể hiện trong thiết kế, tổ chức, liên kết, phối hợp quản lý.
- Con người
Ba bộ phận sau được gọi là phần mềm của công nghệ.
Như vậy, công nghệ được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đầy đủ hơn so với kỹ thuật. Đương nhiên, kỹ thuật và công nghệ liên quan mất thiết với nhau, sự phân biệt đó chỉ tương đối. Để sáng tạo ra mộtcn mới thường đòi hỏi phải có phương tiện kỹ thuật, công nghệ mới sáng tạo ra phương tiện kỹ thuật mới.
Trong điều kiện của tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất có mối liên hiện hữu cơ không tách rời. Trong mối quan hệ đó, khoa học đóng vai trò cực kỳ quan trọng và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Trong những thế kỷ trước đây, khoa học kỹ thuật, công nghệ và chỉ làm được chức năng giải thích, tổng kết hiện tượng tự nhiên là chủ yếu. Loài người đã tạo ra công cụ bằng đá ngay từ buổi sơ khai, sau đó bằng sắt bằng đồng để săn bắn, đánh cá, trồng trọt trước khi khám phá ra các căn cứ khoa học để sản xuất chúng.
Cho đến thế kỷ 18 khi mới bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, nhiều công nghệ kỹ thuật mới ra đời dựa vào kinh nghiệm sản xuất trực tiếp hơn là dựa vào tiến bộ khoa học: nhưng ngày nay, mối quan hệ khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuât đã có sự thay đổi căn bản: kỹ thuật, công nghệ không thể phát triển từ kinh nghiệm thực tế mà phải từ kết quả nghiên cứu khoa học. Việc sử dụng công nghệ sinh học đã dựa vào kết quả nghiên cứu về sinh học phân tử, nhất là về Gen di truyền: máy tình điện tử đã dựac vào kết quả nghiên cứu điều khiển học và xử lý chất rắn. Ngược lại, nghiên cứu khoa học lại dựa vào kỹ thuật, công nghệm sản xuất. Trình độ và công nghệ sản xuất phát triển cho phép tạo ra vốn và những phương tiện, thiết bị ngày càng hoàn thiện cho công tác nghiên cứu, thúc đẩy khoa học phát triển ngày một nhanh hơn.
Đổi mới công nghệ là quá trình phát minh, phát triển và dựa vào thị trường những sản phẩm mới, quá trình công nghệ mới.
Đổi mới công nghệ bao gồm, 2 hình thức phát triển: Một là, phát triển tiên tiến, biến đổi dần dần về lượng như cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. Hai là, phát triển nhảy vọt đồng bộ về chất trong nhân thức khoa học và các yếu tố kỹ thuật công nghệ tạo nên bước ngoặt tỏng phát triển lực lượng sản xuất. Sự phát triển nhảy vọt, đồng bộ về chất như vậy được gọi là cách mạng kỹ thuật.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã và đang diễn ra hai cuộc cách mạng kỹ thuật, cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất (cách mạng công nghiệp) bắt đầu vào nửa thế kỷ 18, đánh dấu bằng sự ra đời của máy công tác. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng này là cơ khí hoá chuyển từ lao động thủ công thành lao động bằng máy cơ khí. Cách mạng kỹ thuật lần thức 2 (cách mạng khoa học kỹ thuật ) bắt đầu từ cuối năm 10 của thế kỷ 20 và hiện đang tiếp tục phát triển với nhịp độ và quy mô ngày càng rộng rãi, tác động ngày càng sâu sắc đến đời sống kinh tế và xã hội ở quy mô toàn thế giới cũng như từng quốc gia. Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là chuyển từ cơ khí hoá sang tự động hoá, phát triển mạnh mẽ nguồn năng lượng mới làm thay đổi sâu sắc cơ cấu năng lược, sản xuất vật liệu, khám phá và chinh phục vũ trụ (thế giới vĩ mô) và đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng năng lược hạt nhân nguyên tử (thế gới vi mô) vào mục đích sản xuất và đời sống.
Từ những năm 80 lại đây, đi đôi với sự tiến bộ vượt bậc của nhiều ngành khoa học cơ bản, tiến bộ vượt bậc của nhiều ngành khoa học cơ bản, trên thế giới đã xuất hiện cuộc cách mạng công nghệ hiện đại, nhu một bộ phận đặc trưng nhất, nổi bật nhất của cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại. Điện tử tin học, công nghệ sinh học và vật liệu mới là những nội dung cơ bản nhất của cách mạng công nghệ hiện đại.
Đổi mới công nghệ trong công nghiệp được thể hiện qua các kết quả cụ thể sau đây:
- Chế tạo, sử dụng thiết bị mới, vật liệu mới, năng lượng mới hoặc cải tiến.
- áp dụng quá trình tiến bộ hơn.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đổi mới công nghệ sẽ đẫn đến đổi mới sản phẩm đổi mới sản phẩm đặt ra nhu cầu, nội dung, cách thức cho đổi mới công nghệ.
Có nhiều hình thức đổi mới công nghệ
1. Xét theo tính chất, phạm vi của đổi mới:
Theo Fredevich Betz có thể có 4 hình thức đổi mới: Đổi mới căn bản, đổi mới dần dần, đổi mới có hệ thống, đổi mới công nghệ thế hệ sau.
2. Xét theo mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ và đổi mới các yếu tố đầu vào sẽ có 2 loại hình đổi mới.
Đổi mới đi thẳng, tức là cả hai yếu tố lao động (L), máy móc thiết bị (vốn K ) cùng được tiết kiệm theo tỷ lệ như nhau.
Đổi mới công nghệ đi viên, tức là với điều kiện yếu tố giá không thay đổi tỷ số tối thiểu giữa máy móc, thiết bị (vốn) với lao động tăng lên, lao động sẽ được tiết kiệm trong trường hợp này, để tạo ra cùng một lượng đầu ra chi phí lao động sẽ ít hơn là chi phí máy móc, thiết bị.
Xét một cách khái quát công nghệ đổi mới nhờ các nguồn sau:
- Sử dụng công nghệ truyền thống hiện có ở trong nước, cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống đó.
- Tự nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ mới.
- Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm thiết bị và chuyển giao công nghệ.
Với các nước đang phát triển, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài là nguồn chủ yếu để đổi mới công nghệ. Sự phát triển, biến đổi các nguồn đổi mới công nghệ ở các nước này thường được diễn ra theo các giai đoạn sau:
- Nhập công nghệ từ nước ngoài
- Tổ chức cơ sở hạ tầng một cách đơn giản nhằm hỗ trợ cho công nghệ nhập từ nước ngoài.
- Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài dưới dạng nhập linh kiện, thiết bị, nhà máy và tiến hành lắp ráp trong nước.
- Mua bằng sáng chế về công nghệ của nước ngoài, nhưng chế tạo sản phẩm trong nước. Giai đoạn này gắn chặt với những điều kiện nhất định của trình độ phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ trong nước và đóng góp quan trọng đối với việc phát triển và xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, thông qua đây chuyền sản xuất, chế tạo mới tiên tiến và hiện đại qua dây chuyền sản xuất, chế tạo mới tiên tiến và hiện đại.
- Sự dụng năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ ở trong nước nhằm tạo năng lực nội sinh, từ đó làm thích nghi, cải tiến, nắm vững công nghệ nhập.
- Sử dụng và phát triển mạnh mẽ khả năng R vàD của quốc gia để đổi mới công nghệ với nhịp độ nhanh, quy mô lớn mà một biểu hiện là liên tục xuất hiện sản phẩm mới.
Sự thực hiện, phát triển theo giai đoạn trên được diễn ra theo xu hướng: nhập và đồng hoá công nghệ nước ngoài, sau đó tiến tới tự nghiên cứu, sáng tạo công nghệ.
Tốc độ, phạm vi, trình độ, hiệu quả của tiến bộ khoa học công nghệ của đổi mới công nghệ chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Nhu cầu thị trường. Thị trường tạo "sức kéo" cho đổi mới công nghệ.
- Năng lực và trình độ công nghệ hiện có của ngành. Nó tạo "lực đẩy" cho đổi mới công nghệ.
- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của chuyên ngành.
- Cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý khoa học công nghệ.
2. Vai trò của đổi mới công nghệ.
công nghệ là yếu tố cơ bản của sự phát triển. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành. Đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các ngành mới đại diện cho tiến bộ khoa học công nghệ. Dưới tác động của đổi mới công nghệ, cơ cấu ngành sẽ đa dạng và phong phú, phức tạo hơn, các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao sẽ phát triển nhanh hơn nhiều so với các ngành truyền thống hao tổn nhiều nhiên liệu, năng lượng… tiến bộ khoa học công nghệ đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên liệu….. nhờ vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ giải quyết được các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống và làm việc giảm lao động nặng nhọc, độc hại, biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: Nâng cao tỷ trọng lao động chất xám, lao động có kỹ thuật, giảm lao động phổ thông, lao động giản đơn.
3. Phương hướng chủ yếu của đổi mới công nghệ trong công nghiệp
Đổi mới công nghệ trong công nghiệp hiện nay diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng, đồng bộ, toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, công cụ lao động, năng lượng, vật liệu, phương pháp, công nghệ khoa học quản lý… nó được thể hiện ở những phương hướng chủ yếu sau:
a. Cơ khí hoá, tự động hoá đồng bộ Điện tử và tin học:
Cơ khí hoá, tự động hoá được thực hiện đồng thời và kết hợp theo hai hướng cơ bản.
- Sử dụng máy móc thiết bị và hệ thống máy móc thiết bị ngày càng có trình độ kỹ thuật hiện đại hơn. Đồng thời, với việc chế tạo ra những máy chuyên dùng có năng suất cao. Người ta cũng chế tạo ở thế hệ sau hiện đại hơn nhiều so với thế hệ trước.
- Mở rộng phạm vi sử dụng máy móc vào quá trình sản xuất và quá trình quản lý: Từ cơ khí hoá bộ phận đến cơ khí hoá toàn bộ, từ tự động hoá bộ phận đế tự động hoá toàn bộ quá trình sản xuất, từ tự động hoá trên cơ sở máy móc cơ khí có thêm bộ phận tự điều khiển, đến tự động hoá trên cơ sở sử dụng máy điều khiển số, máy tính điện tử, người máy….
Tại các nước phát triển điện tử và tin học hiện nay đã phát triển ở trình độ rất cao và đang tiếp tục vươn lên cao hơn nữa. Mức độ tổ hợp của các máy vi điện tử IC đã đạt một triệu linh kiện trên 1 phiến chỉ có 40mm2. Tốc độ xử lý của máy tính đã đạt 2 tỷ phép tính trong 1 giây.
Điện tử và tin học đang đưa lại những biến đổi có tính chất cách mạng trong lĩnh vực sản xuất vật chất, đưa loài người bước vào kỷ nguyên văn minh tin học.
b. Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng truyền thống, sử dụng rộng rãi điện năng cao sản xuất công nghiệp.
Do tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ do yêu cầu cần phải khai thác sử dụng hợp lý nguyên liệu và do sự hạn chế của nguồn năng lượng truyền thông (than, dầu mỏ, nguồn nước,,, ) cho nên ngày nay trên thế giới và ngay cả các nguồn năng lượng mới năng lượng sạch, (năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sinh khí) vào mục đích phát điện vào mục đích công nghệ. Các nguồn năng lượng mới tuy chưa đóng góp đáng kể vào tổng khối lượng năng lượng được sản xuất ra nhưng nó có ý nghĩa lớn với tư cách là nguồn bổ sung đặc biệt trong trường hợp xa đường dây tải điện hoặc cần phải có một nguồn cung cấp độc lập với lý do sử dụng tiện lợi
Điện được dùng vào sản xuất kinh doanh được thực hiện theo 2 hướng:
- Dùng điệm làm động lực chạy máy
- Dùng điện vào mục đích công nghệ. Đó là quá trình biến đổi điện năng thành những dạng năng lượng khác (nhiệt năng, hoá năng, từ năng) để sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh công nghiệp.
Ví dụ: dùng điện năng để luyện kim trong trường hợp đòi hỏi kim loại phải đạt tới nhiệt độ cao, mà các phương pháp thông thường đạt tới, phải giữ chế độ nhiệt ổn định, bảo vệ vật liệu đun nóng hoặc chế phẩm khỏi tác động của chất có hại. Nhờ vậy, có thể thu được kim loại màu kim loại hiếm quý với trình độ tinh khiết cao. Cần tính toán hiệu quả kinh tế giữa việc dùng điện năng và các dạng năng lượng khác vào mục đích công nghệ.
c. Tạo ra những vật liệu mới để đáp ứng nhu cầu hàng ngày càng cao về phát triển sản xuất và đời sống.
Trong khoảng 40 năm lại đây, các vật liệu mới đã xuất hiện với chủng loại tính chất vô cùng phong phú nhằm bổ sung thay thế cho vật liệu truyền thống, đáp ứng các nhu cầu cao của kỹ thuật hiện đại mà vật liệu tự nhiên, vật liệu truyền thống không thể đáp ứng được. Đó là các vật liệu có thể làm việc được trong các điều kiện cực đoan về nhiệt độ, áp suất, là các chất bán dẫn mà thiếu chúng không thể nói đến máy tính điện tử như hiện nay, là vật liệu siêu dẫn sẽ được sử dụng rộng rãi làm biến đổi tận gốc lĩnh vực phát điện, cấp điện, tin học, là vật liệu gốm vừa thay thế kim loại. Động cơ làm bằng vật liệu gốm vừa tiết kiệm năng lượng, vừa bền, có thể hoạt động liên tục trong nhiều năm không cần sửa chữa.
Chất dẻo đang trên đà phát triển nhanh dựa vào tính năng ưu việt là tiêu thụ ít năng lượng trong quá trình chế biến trọng lượng nhẹ, chịu được ăn mòn và gia công đơn giản.
d. Công nghệ sinh học:
Công nghệ sinh học đang đi vào giai đoạn phát triển mới, công nghệ sinh học hiện đại. Đặc điểm nổi bật của công nghệ sinh học hiện đại là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công nghệ gen. Công nghệ gen kết hợp với công nghệ tế bào và công nghệ vi sinh đã đưa đến cho công nghệ hiện địa những khả năng mới cực kỳ to lớn. Đó là việc tại ra sản phẩm mới sản phẩm có chất lượng cao không gây ô nhiễm….Công nghệ sinh học có những ưu điểm chung như: chỉ sử dụng các tài nguyên tái tạo, có thể thực hiện được ở nơi áp suất vừa phải, không gây tổn phí nhiều năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường, có thể thu được nhiều sản phẩm với khối lượng lớn hơn rất nhiều so với các phương pháp sản xuất trước đó.
e. Đối với tư duy lý luận, khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội trong đó có khoa học kinh tế
Khoa học kinh tế xây dựng căn cứ khoa học cho việc hoạch định, cụ thể hoá các chính sách về cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế
II. Thực trạng đổi mới công nghệ trong công nghiệp dệt may
1. Thực trạng về đổi mới công nghệ trong công nghiệp dệt may
Sản phẩm dệt may xuất khẩu từ lâu đã được coi là mặt hàng mũi nhọn của nước ta, có thể cạnh tranh trong hội nhập thị trường khu vực và quốc tế, đã đứng vững trên thị trường Mỹ, các nước EU, Nhật Bản đang mở rộng thị trường ra nhiều nước và khu vực khác. Việc hội nhập WTO cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các nước nguồn vốn mới tiếp cận các công nghệ kỹ thuật cao, các phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát triển như: Mỹ, EU, Nhật Bản… Chỉ khi nào chúng ta tiếp cận những công nghệ của ta mới có cơ hội nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề cho người lao động, nâng cao năng suất tiết kiệm chi phí rút ngắn chu kỳ làm ra sản phẩm đồng thời tạo ra sản phẩm mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng mẫu mã của các nước nhập khẩu.
Ngành dệt may vốn có những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn. thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia, Hàn Quốc….Việt Nam hiện có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiết bị và công nghệ khâu kéo sợi. Những năm qua, tuy đã nhập bổ sung thay thế 1500 máy dệt, không thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10500 máy, thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất dệt. Hiện nay, ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất đổi mới thiết bị coi dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, Complet, hệ thống giặt là… nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đặt kim ngạch cao nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài.
Hàng may mặt nhìn chung đã được đổi mới khá nhiều về thiết bị công nghệ, chất lượng sản lượng sản phẩm và giá thành đã có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, về quy mô các doanh nghiệp mới chỉ dành tương đương 3% doanh thu một năm cho đổi mới công nghệ. Theo kết quả khảo sát 100 doanh nghiệp dệt may tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị đồng hồ thuộc thế hệ từ năm 80 của thế kỷ 20, 69% doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu,53% doanh nghiệp phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu của nước ngoài, chỉ có 19% doanh nghiệp lệ thuộc vào bí quyết công nghệ. Điều này cho thấy, tốc độ triển khai công nghệ mới trong các doanh nghiệp dệt may khá chậm, mức đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 3% doanh thu / 1năm. Trung bình 1doanh nghiệp đầu tư khoảng 5 tỷ đồng / năm cho đổi mới công nghệ, chủ yếu là mua thiết bị, cải tiết máy móc phần cứng.
Cơ hội đang rộng mở cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được xuất tự do sang Mỹ, EU và các nước khác khi Việt Nam gia nhập WTO. Song để tận dụng được cơ hội này không phải là đơn giản. Thực trạng cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng dệt may còn kém mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là công nghệ, thiết bị còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu, theo thông tin từ bộ khoa học và công nghệ cho biết phần lớn các doanh nghiệp dệt may đang sử dụng những công nghệ kéo sợi của Trung Quốc, ấn Độ từ những năm 1970 - 1975 chưa kể có những máy dệt cũ đã có từ cách đây 100 năm hiện vẫn được sử dụng. Các thiết bị hiện đại của Đức, Thuỵ Sỹ, Italia, Pháp…. mới chiếm khoảng 30 - 35%. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, mức trung bình 38%, lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 70%. Điều có thể nhận thất ngay từ đầu, từ lúc mua sắm dây chuyền "thiết bị mới", nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin nên không biết công nghệ nào là tiên tiến, chẳng hạn, năng suất lao động của Công ty dệt Phước Long chỉ đạt 10.390m vài/1 lao động/1năm, trong khi một doanh nghiệp với dây chuyền sản xuất mới và hiệu quả nhất Việt Nam hiện đạt 36.230m/lao động/năm thì vẫn còn thua xa mức bình quân ở Australia là 48.000m vải/lao động/năm.
Một thực tế khác là do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì không biết trình độ công nghệ chung trên thế giới đến mức nào mà chỉ so với ta thấy tiến bộ hơn rất nhiều và các doanh nghiệp "hí hửng" mua về. Đến khi sản xuất, phải cạnh tranh trên thị trường thì mới "ngã ngữa" rằng công nghệ vừa mua quá lạc hậu so với thế giới. Và "câu chuyện" về việc hô hào tiếp tục đổi mới, cải tiến lại diễn ra. Trên thực tế dây chuyền vừa mua về chưa thu được đồng vốn nào thì lấy gì mà đổi mới. Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng đối với những doanh nghiệp dệt may Nhà nước, là nơi tiêu "tiền chùa" và công nghệ càng lạc hậu thì càng "có lợi" cho kẻ đầu cơ thông qua việc mua. Tình trạng lạc hậu công nghệ và dây chuyền sản xuất cũng xảy ra phổ biến ở c ác doanh nghiệp tư nhân vì thiếu thông tin. Một số trường hợp công nghệ lúc mua là loại tiên tiến nhất nhưng do xác định công nghệ xuất quá lớn so với khả năng nguyên liệu lúc bấy giờ cho nen 10 - 15 năm vẫn chưa thu hồi được vốn, không có tiền đổi mới công nghệ nên thành lạc hậu.
Hiện nay trong đầu tư, các doanh nghiệp dệt may chỉ chú ý đến thiết bị mà quên rằng công nghệ hàm chứa cả 4 yếu tố: thiết bị, con người, thông tin và thiết chế. 4 yếu tố này có đồng bộ thì mới phát huy được tác dụng của công nghệ còn nếu chỉ chú trọng đến thiết bị thôi thì chưa thể coi là đổi mới công nghệ được. Thiết bị chỉ đem cho doanh nghiệp từ 40-50% năng lực sản xuất, thông tin vè công nghệ thì rất sơ sài, con người thì không đào tạo đến nơi đến chốn, còn thiết chế quản lý, mua bán chuyển giao công nghệ thì quá lỏng lẻo, trong khi các yếu tố này nhiều lúc còn quan trọng hơn thiết bị. Vì không thấy được các yếu tố phần mềm của công nghệ (thông tin, con người, thiết chế) cho nên các doanh nghiệp rất coi nhẹ chuyển giao công nghệ. Hiện tại có tới 95% chuyển giao là do các Công ty mẹ ở nước ngoài chuyển cho Công ty còn đầu tư ở Việt Nam. Số tiền chi phí chuyển giao công nghệ từ các Công ty Việt Nam trả cho Công ty nước ngoài là rất ít. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam rất ít thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài. Đây chính là một cản trở rất lớn cho sự phát triển. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, năng lực tài chính có hạn, việc tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn rất khó khăn. Ngoài ra, thị trường công nghệ Việt Nam còn nhiều bất cấp, 70% ý kiến các doanh nghiệp cho rằng luật lệ mua bán công nghệ không rõ ràng, nghiêm minh; 57,7% ý kiến khác cho biết, các doanh nghiệp không muốn mua tri thức công nghệ trong nước do chất lượng không đảm bảo, chi phí chuyển giao cao, công nghệ không ổn định.
2. Những thành tựu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Cả nước hiện có trên 1000 doanh nghiệp dệt may trong đó có khoảng 700 doanh nghiệp lớn làm hàng xuất khẩu. Trong số trên 70 doanh nghiệp Nhà nước xuất ngành dệt may đã có trên 40 đơn vị áp dụng và được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000, bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp dệt may lớn và cả các đơn vị nghiên cứu thử nghiệm như Viện Kinh tế kỹ thuật dệt may. Hàng may mặc nhình chung đã được đổi mới khá nhiều về thiết bị, công nghệ do đó chất lượng sản phẩm và giá thành có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu. Sản phẩm tơ tằm được coi là mặt hàng có triển vọng mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam trong những năm tới. Khả năng cạnh tranh của tơ Việt Nam chỉ kém tơ Trung Quốc, trong khi đó lụa lại có chất lượng cao hơn Trung Quốc (do không pha ni lon). Nhìn chung, để phát huy những thế mạnh sẵn có đồng thời tăng khả năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường quốc tế đầu tư cho đổi mới công nghệ của ngành dệt may là một hướng đi đứng đắn và rất cần thiết. Để thực hiện được mục tiêu cung ứng 50-60% nguyên phụ liệu trong nước theo chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010, thì việc trước tiên là các doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động nhập khẩu thiết bị và đổi mới công nghệ. Thực trạng của ngành trong những năm gần đây cho thấy, những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn về thiết bị và công nghệ thì việc cung ứng nguyên phụ liệu đã có được một bước chuyển biến tốt, ít nhất là đã đảm bảo được cho việc cung ứng nội bộ. Đặc biệt, qua mỗi lần triển lãm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có dịp tiếp cận những công nghệ mới và ký kết được các nguồn cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ cho chiến lược phát triển ngành. Trong 10 năm qua, các doanh nghiệp dệt may đã đầu tư và đổi mới công nghệ khá nhiều 50% thiết bị chế biến bông đã được nhập mới từ Mỹ. Khâu kéo sợi đã tăng tới gần 2 triệu cọc sợi nhờ sử dụng các thiết bị có xuất xứ từ Tây Âu, trong đó có những dây chuyền vào loại hiện đại nhất thế giới hiện nay như dây chuyền 12.000 cọc sợi kéo chỉ khâu của Công ty dệt Phong Phú. Đánh giá về triển vọng phát triển công nghệ của ngành dệt Việt Nam, bà Judy Wang, Chủ tịch Công ty Ycrkers trade và Maketing Service (Hồng Kông), cho rằng, trong những năm vừa qua, thị trường thiết bị và công nghệ dệt may của Việt Nam đã phát triển khá mạnh. Tuy nhiên,doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghệ may nên thị trường cho ngành dệt còn tương đối nhỏ. Tuy vậy, với chiến lược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, trong vài năm tới, thị trường công nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội để mua được các loại thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ngày càng tăng. Hai thị trường lớn là EU và Mỹ đang có nhiều thuận lợi đối với mặt hàng này. Việc EU, một thị trường chiếm khoảng 40% xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vừa chấp nhận tăng thêm hạn ngạch cùng với thị trường Mỹ cũng đang có chiều hướng thuận lợi khiến cho ca cs doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thực hiện hàng loạt giải pháp triển khai nhanh mô hình liên kết sản xuất để khai thác tối đa các đơn hàng vào Mỹ, EU. Bên cạnh việc năng động chủ động tìm thị trường, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phấn đấu đặt mục tiêu tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, hấp dẫn về mẫu mã và mang tính ổn định. Công ty dệt may Thắng Lợi đã đầu tư gầ 100 tỷ đồng cho dây chuyền kéo sợi, cotton, đầu tư thay thế thiết bị công nghệ dệt để trở thành trung tâm in hoa lớn nhất toàn ngành. Công ty may Phương Đông đã đầu tư nâng cao công nghệ để đưa tỷ lệ hàng bán FOB từ 5% lên đến 80% tổng doanh thu. Công ty dệt may Huế, Công ty dệt Phong Phú cũng đang là những đơn vị đi đầu trong đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chính phủ đã cho phép xây dựng 11 cụm dệt may ở các địa phương và có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, lãi suất vốn vay cho các doanh nghiệp trong ngành. Đồng thời, chính phủ thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp khi cần thiết để mua máy móc thiết bị ở nước ngoài, hỗ trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp ở những thị trường mới, thực hiện nhiều hoạt động xúc tiến thương mại khác để hỗ trợ doanh nghiệp.
3. Những hạn chế và nguyên nhân.
a. Những hạn chế đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Gia nhập WOT, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước bài toàn nản giải, đó là vấn đề đổi mới công nghệ. Theo thống kê cho thấy, có đến 70% máy móc, thiết bị có dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp trong nước thuộc thế hệ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, 75% thiết bị đã hết khấu hao và 50% là đồ tân trang. Thiết bị hiện đại chỉ ở mức 10%, trung bình chiếm 38%, còn lại lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 50%. Tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu. Đây là một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như ấn Độ 5%, Hàn Quốc 10%. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của Việt Nam hàng năm cũng chỉ đạt 8-10%, trong khi ở các nước trong khu vực có tỷ lệ tương ứng là 15% - 20%. Còn có một sự khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp dệt may Việt Nam với doanh nghiệp thế giới. Trong khi doanh nghiệp nước ngoài quan tâm hàng đầu đến khoa học công nghệ, thị trường thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm tới cơ chế chính sách. Điều này cho thấy, thông tin về kỹ thuật và công nghệ còn ít được doanh nghiệp quan tâm, trong khi đây là những thông tin phục vụ trực tiếp cho sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Hầu hết các dự án đang triển khai của các nhà máy, kể cả một số dự án đầu tư mới để tăng năng lực sản xuất cũng bị ngưng lại, thậm chí chủ đầu tư đàm phán xong giá cả nhưng cũng không dám ký hợp đồng, có hợp đòng rồi cũng không dám mở L/C để triển khai sản xuất. Do việc tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt hiện đang khó khăn nên chuyện mua thiết bị mở rộng công suất và đổi mới công nghệ cũng không được doanh nghiệp chú ý.
Theo khảo sát gần đây cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ một cách thụ động, mang tính tình huống, do nhu cầu khách quan nảy sinh trong quá trình sản xuất mà không có kế hoạch ngoài. Đặc biệt, ngành dệt may thiếu thông tin nghiêm trọng, trong khi ngành này rất cần một địa chỉ tin cậy để thẩm định về nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị… nhưng hầu như chưa có. Hiện nay, phương thức đổi mới công nghệ được sử dụng nhiều nhất là nguồn công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Tỷ lệ cán bộ kỹ thuật trong doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 7%. Riêng sự yếu kém về thông tin đã khiến các doanh nghiệp dệt may bị lệ t._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- E0079.doc