Lời mở đầu
Trong những năm cuối của thế kỉ XX, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về ngành chăn nuôi đã đạt được bước tiến đáng kể nhất là tiến bộ về công tác tạo giống và nâng cao chất lượng con giống, sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi đã đóng vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.
Kinh tế càng phát triển, thì con người ngày càng có thu nhập cao dấn đến nhu cầu về sản phẩm của ngành chăn nu
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của Công ty Nông sản Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi ngày càng tăng. Để thực hiện được được điều đó cần áp dụng hàng loạt các giải pháp, một trong các giải pháp đó là cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nhất là thức ăn chế biến theo phương pháp công nghiệp.
Công ty Nông Sản Bắc Ninh là một đơn vị nhỏ, có quy mô và công suất nhỏ (5 tấn/giờ). Do đó công ty phải chú trọng đến quá trình đầu tư để đứng vững và phát triển. Xuất phát từ vấn đề trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng và giải pháp đầu tư sản xuất thức ăn gia súc của Công ty Nông Sản Bắc Ninh”.
Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề của em không tránh khỏi thiếu xót và có những hạn chế, em mong nhận được sự góp ý , chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để bản chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo Phan Thu Hiền đã dạy dỗ, hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành chuyên đề này.
Chương I: Các vấn đề lý luận chung
I- Lý luận chung về đầu tư
1.1. Đầu tư là gì?
Thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hi sinh”. Từ đó, có thể coi “đầu tư” là sự bỏ ra, sự hi sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.
Tất cả những hành động bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động đều nhằm mục đích chung là thu được lợi ích nào đó (về tài chính, về cơ sở vật chất, về nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức...) trong tương lai, lớn hơn những chi phí đã bỏ ra. Và vì vậy, nếu xem xét trên giác độ từng cá nhân hoặc đơn vị đã bỏ tiền ra thì các hành động này đều được gọi là đầu tư.
Nguồn lực dùng để đầu tư bao gồm : vốn, lao động, đất đai, công nghệ, các nguồn lực này được kết hợp với nhau và đưa vào trong quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm tạo ra các tài sản vật chất, phi vật chất. Kết quả của hoạt động dầu tư phải cao hơn những chi phí đã bỏ ra.
Về mặt thời gian hoạt động đầu tư diễn ra ở hiện tại và kết quả từ hoạt động này ở trong tương lai, đối tượng đầu tư thì rất rộng bao gồm cả tài sản vật chất, tài sản phi vật chất, đầu tư vào TSCĐ của xã hội và tài sản lâu bền.
Ngoài cách định nghĩa trên thì còn rất nhiều khái niệm đầu tư khác nữa tuỳ theo góc độ người xem xét. Chẳng hạn đầu tư đứng trên giác độ nền kinh tế là sự hi sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, các tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Còn ở góc độ tiêu dùng thì đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùg ở hiện tại nhằm thu hút được mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Hoặc đầu tư ở trên góc độ tài chính là một chuỗi những hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời
1.2.Vai trò của đầu tư
1.1.1.Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước
* Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế
Về mặt cầu : Đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế ( từ 24 – 28% ). Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư làm cho tổng cầu tăng, kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo và dẫn đến giá và các đầu vào của đầu tư cũng tăng theo.
Về mặt cung : Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mìh lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
*Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Với việc tăng đầu tư sẽ tăng công ăn việc làmdẫn đến giảm thất nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân, do đó góp phần làm giảm tệ nạn xã hội...Nhưng bên cạnh dó thì do tăng đầu tư nộp tiền chi ra nhiều dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực xã hội.
Giảm đầu tư : hạn chế được lạm phát, đời sống nhân dân ổn định, nhưng việc đầu tư ngược lại cũng làm giảm công ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp tăng, làm ảnh hưởng tiêu cực xã hội.
* Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy : muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bìmh thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15 – 25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.
Hệ số ICOR lầ hệ số giữa tỷ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP
ICOR = Vốn đầu tư
Mức tăng GDP
Từ đó suy ra:
Mức tăng GDP = Vốn đầu tư
ICOR
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư
ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5 – 7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn dược sử dụng nhiều để thay thế lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thấp từ
2 – 3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhièu nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước.
ở Việt Nam tính bình quân giai đoạn ( 1995 – 1999 ) thì tỷ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP đạt 28,2% tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh là 7,5% và hệ số ICOR là 3,8 lần.
*Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn ( từ 9 đến 10% ) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5 – 6% là râtds khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị,... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
*Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ đất nước
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.Công nghệ về nội dung gồm 4 yếu tố : trang thiết bị, kỹ năng của con người, thông tin, tổ chức thể chế. Do đó xét về nội dung thì để tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước cần phải đầu tư mua sắm trang thiết bị, thu thập thông tin, đào tạo nguồn nhân lực...
Xét về phương thức để có công nghệ chúng ta cũng thấy có hai cách đó là tự nghiên cứu triển khai hoặc đi mua, cả hai cách đều phải yêu cầu có vốn để đầu tư.
Như vậy, đầu tư có ảnh hưởng hay làm tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
1.1.2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Đầu tư tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào, trong quá trình hoạt động các cơ sở này hao mòn, hư hỏng và phải đổi mới đòi hỏi đầu tư để duy trì sự tồn tại, phát triển của mỗi cơ sở. Đầu tửtong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có vai rò quan tọng quyết định sự thành bại của cơ sở, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm do việc đầu tư làm tăng hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận cho đơn vị.
II. Lý luận đầu tư trong doanh nghiệp
2.1 Khái niệm đầu tư trong doanh nghiệp
Đầu tư trong doanh nghiệp là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác nhằm duy trì và tạo ra những tài sản mới cho doanh nghiệp, tạo thêm việc làm nâng cao đời sống cho các thành viên trong đơn vị, trong doanh nghiệp.
Nói cách khác : đầu tư trong doanh nghiệp là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để duy trì, tăng cường mở rộng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.
2.2 Vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp
Trong phần này ta chỉ xét đến vai trò của đầu tư phát triển – là việc bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển đối với nền kinh tế nó là nhân tố quan trọng để phát triền kinh tế và là chìa khoá của sự tăng trưởng. Còn đối với các doanh nghiệp đầu tư quyết định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.
Từ việc tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của doanh nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, thưch hiện công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra.
Sau đó để duy trì hoạt động bình thường của các cơ sở sản xuất này cần phải thường xuyên tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay thế mới các cơ sở sản xuất đã hao mòn, hư hỏng. Đổi mới để thích ứng với yêu cầu của sự phát triển khoa học kỹ thuật và thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt hiện nay khi nước ta đang đứng trước yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế thì vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp là phải làm sao để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp để doanh nghiệp nước ta có thể đứng vững được trong thị trường nội địa và vươn ra thị trươngf quốc tế. Với những nội dung sau :
+ Giảm chi phí sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng năng lực sản xuất
+ Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Nâng cao chất lượng của người lao động trong doanh nghiệp
Tất cả các mục tiêu trên đều hướng tới mục tiêu dài hạn đó là tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.3 Nội dung của đầu tư trong doanh nghiệp
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chi phí gắn liền với sự hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tái sản xuất thông qua các hình thức xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành công tác xây dựng cơ bản khác. Thực hiện chi phí gắn liền với sự ra đời và hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật đó. Do đó ta có thể nói đầu tư trong doanh nghiệp gồm những nội dung sau : đầu tư vào máy móc thiết bị, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư hàng dự trữ, đầu tư đổi mới công nghiệp, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào hoạt động marketing, đầu tư vào các tài sản vô hình khác.
Đầu tư phát triển là hoạt động cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Qui mô, chất lượng của đầu tư phát triển ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu doanh nghiệp lựa chọn được bước đi và chiến lược đầu tư phát triển hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với đặc trưng nổi bật nhất là tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt đã buộc các doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo và thích ứng với thị trường. Doanh nghiệp phải luôn luôn biết tự đổi mới, tự hoàn thiện mình. Nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vụ hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển. Chất lượng sản phẩm là mức độ thoả mãn nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Trong thời đại ngày nay làm thế nào để đáp ứng nhu cầu khách hàng đang là câu hỏi khó nhất đối với nhà quản trị của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu của mình là lợi nhuận hoặc thị phần...thì doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên giải pháp quan trọng và tối ưu được nhiều doanh nghiệp quan tâm đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chỉ tiêu dùng sản phẩm nếu như họ cảm thấy thoả mãn nhu cầu nào đó của mình. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng? câu trả lời đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho phát triển.
Thứ nhất, đầu tư cho phát triển là hoạt động doanh nghiệp bỏ vốn ra để nâng cấp, sửa chữa hoặc mua sắm máy móc thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ. Việc làm này sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất, sản xuất ra sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, đa dạng hoá các sản phẩm với kích thước, mẫu mã, chủng loại phong phú.
Thứ hai, đầu tư phát triển trong doanh nghiệp chính là hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực. Trong chiến lược đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề được quan tâm. Nâng cao trình độ quản lý của nhà quản trị trong doanh nghiệp, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân là một việc làm thiết yếu để góp phần tạo ra năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Thứ ba, thông qua hoạt động đầu tư phát triển, công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp được nâng lên. Bằng các hình thức như quảng cáo, xúc tiến bán hàng...doanh nghiệp tạo nên cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng, giúp cho khách hàng hiểu biết về sản phẩm từ đó làm nảy sinh nhu cầu mua sản phẩm để tiêu dùng. Và thông qua các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng doanh nghiệp hiểu biết hơn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Thứ tư, phát triển tài sản vô hình. Tại sao tăng giá trị tài sản vô hình lại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm? Như đã trình bày ở trên chất lượng sản phẩm là mức độ thoả mãn nhu cầu sản phẩm của khách hàng. Khi giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp được nâng lên đồng nghiă với thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp cũng được khẳng định trên thị trường. Người tiêu dùng có thể xuất phát từ lý do cá nhân ví dụ như tò mò, muốn sang trọng...thì họ sẽ tiêu dùng sản phẩm. Bởi vì theo họ tiêu dùng những sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường sẽ giúp họ tự tin hơn, có thể ngang bằng người khác ở một mặt nào đó.
III. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của đầu tư trong doanh nghiệp.
3.1 Kết quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp
Kết quả của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã thực hiện, các tài sản cố định huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm.
3.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho công tác xây lắp, chi phí cho công tác mua sắm thiết bị và các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
Để tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì phải tuỳ thuộc vào tính chất, quy mô, thời gian của từng dự án đầu tư.
Đối với những dự án đầu tư có quy mô lớn, thời gian đầu tư thực hiện dài thì vốn đầu tư được tính là vốn đã thực hiện khi từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi dự án đã hoàn thành.
Đối với những dự án đầu tư có quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn thì số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi toàn bộ các công việc của quá trình thực hiện đầu tư lết thúc.
Đối với những dự án đầu tư do Ngân sách tài trợ, để số vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện thì các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt được các tiêu chuẩn và được tính theo các phương pháp riêng đối với từng công việc cuả dự án.
3.1.2 Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động ngay được.
Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.
Tài sản cố định huy động có thể là huy động bộ phận và huy động toàn bộ.
Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động ở những thời điểm khác nhau do thiết kế quy định.
Huy động toàn bộ là huy động cùng một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và sãn sàng đi vào sử dụng ngay.
Các tầi sản cố định được huy động và năng lực sản xuất tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của các công cuộc đầu tư, chúng có thể được biều hiện bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
3.2 Hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp
3.2.2 Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Hiệu quả tài chính được biểu hiện bằng công thức sau:
Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư
Etc =
Số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra các kết quả trên
Etc được coi là có hiệu quả khi Etc > Etco là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức hoặc các kỳ khác mà cơ sở đã đạt được chọn làm cơ sỏ so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩu hiệu quả.
Các kết quả do hoạt động đầu tư đem lại cho cơ sở rất đa dạng, do đó hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư còn được phản ánh ở hệ thống các chỉ tiêu khác như: mức tăng thêm lợi nhuận tính cho một đơn vị vốn dầu tư, doanh thu tăng thêm tính cho một đơn vị vốn đầu tư, nộp ngân sách tăng thêm tính cho một đơn vị vốn đầu tư... Nếu tính cho từng dự án, hiệu quả tài chính được phản ánh ở các chỉ tiêu sau: tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, tỷ suất sinh lời vốn tự có, số vòng quay của vốn lưu động, thời hạn thu hồi vốn của dự án, hệ số hoàn vốn nội bộ IRR, tổng lợi nhuận thuần NPV, tỷ lệ lợi ích trên chi phí B/C... Trong đó, mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử dụng trong những điều kiện nhất định. Hầu hết các chỉ tiêu sử dụng để tính toán đều biểu hiện bằng tiền, mà tiền lại có giá trị về thời gian nên khi sử dụng tính bằng tiên phải đảm bảo tính so sánh về mặt giá trị thời gian.
3.2.3 Hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tieeu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh...hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng như mức tăng thu cho Ngân sách nhà nước, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ...
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa.
Như vậy, hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư chính là kết quả so sánh ( có mục đích ) giữa cái giá mà xã hoọi phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực sẫn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do đầu tuư tạo ra cho toàn bộ nền kinh tế chứ không chỉ cho riêng cơ sở sản xuất nào.
III. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong ngành nông nghiệp chế biến
Nước ta là một nước nông nghiệp, kinh tế đất nước phụ thuộc chủ yếu vào sản lượng của hai ngành sản xuất chính đó là trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Trong những năm gần đây chăn nuôi của nước ta đã có những bước tiến đáng kể, được vậy là nhờ vào việc sử dụng thức ăn công nghiệp dùng trong chăn nuôi. Với đặc điểm của thức ăn công nghiệp đó là tiện sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, nó đã kích thích các nhà chăn nuôi dám đầu tư vào sản xuất với quy mô lớn đem lại một khối lượng sản phẩm lớn trong ngành chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng.
Trong vài năm gần đây nghành chăn nuôi ở Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt, nhất là việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi và thay đổi cơ cấu giống vật nuôi đã thúc đẩy nghành chăn nuôi phát triển nhanh, mạnh, vững chắc. Nhà nước cũng đã đầu tư rất nhiều cho nghành chăn nuôi. Tổng số vốn đầu tư cho nghành chăn nuôi được thể hiện ở bảng sau:
Bảng số 1 : Tình hình đầu tư gia súc, gia cầm từ 1991 – 2001
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
1991
8469.8
6481.8
1988.0
1992
9573.2
7344.0
2229.2
1993
10136.2
7854.0
2282.2
1994
10803.4
8499.2
2304.2
1995
11233.3
8848.5
2384.8
1996
11807.7
9301.2
2506.5
1997
12613.1
9922,6
2690.5
1998
13302.0
10467,0
2835.0
1999
14274.1
11181.9
3092.2
2000
14721.7
11919.7
2802.0
2001
15764.0
12320.9
3443.1
Nguồn : Niên giám thống kê 2001
Qua bảng trên ta thấy nghành chăn nuôi ngày càng phát triển, vốn đầu tư cho nghành ngày càng lớn , điều đó chứng tỏ nghành chăn nuôi đã đem lại hiệu quả đầu tư cao, góp phần tăng ngân sách nhà nước. Nghành chăn nuôi phát triển điều đó đã góp phần lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động. Nghành càng phát triển càng cần nhiều lao động, điều đó đã tạo cho cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt, và thu nhập được tăng lên đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người lao động.
ở nước ta hiện nay các công ty sản xuất thức ăn gia súc chủ yếu là các công ty tư nhân và doanh nghiệp FDI như Proconco, New Hope, Quỳnh Hương...
Chương II : thực trạng đầu tư thức ăn gia súc ở công ty nông sản bắc ninh giai đoạn 1997 – 2002
I Tổng quan về công ty
1.1. Vị trí của công ty
Công ty nông sản Bắc Ninh là một đơn vị kinh tế trực thuộc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh với vị trí nằm trên đường Nguyễn Trãi (quốc lộ 38) cách thị xã Bắc Ninh 1 km. Công ty cách Hà Nội 30 km về phía đông Bắc, với diện tích mặt bằng là 5000m2, có địa hình bằng phẳng, nguồn nước thuận lợi và khả năng thoát nước tốt.
Hiện nay quốc lộ 1B đã đi vào hoạt động, do vậy quốc lộ 38 qua công ty nối quốc lộ 1A với quốc lộ 1B. Với vị trí ở giữa hai quốc lộ là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc giao dịch mua vật tư và bán sản phẩm hàng hoá, bên cạnh đó giúp cho việc nắm bắt thông tin kinh tế xã hội một cách kịp thời.
Với vị trí như trên, Công ty có rất nhiều thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội... Do vậy, thị trường tiêu thụ rộng khắp miền Bắc. Mật khác, nhà máy chế biến thức ăn gia súc được xây dựng tại trụ sở của công ty và nằm trong vùng nguyên liệu lớn của đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, phong trào chăn nuôi ở đây rất phát triển, đó chính là những điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cho việc phát triển của Công ty Nông Sản Bắc Ninh.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Nông Sản Bắc Ninh được thành lập ngày 23/12/1992. Địa chỉ: đường Nguyễn Trãi – xã Võ Cường – thị xã Bắc Ninh – tỉnh Bắc Ninh.
Có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty Nông Sản Bắc Ninh như sau :
Công ty được thành lập theo quyết định số 27/UB của UBND tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh) với một số nghành nghề chủ yếu sau :
+ Chế biến nông sản xuất khẩu
+ Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
+ Nuôi gà bố mẹ để sản xuất gà giống công nghiệp
+ Kinh doanh vật tư, thiết bị, hoá chất phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị mới, khu công nghiệp vừa và nhỏ…
Năm 1999 công ty mở chi nhánh tại 40A đường Trường Chinh thành phố Hà Nội. Đến tháng 4 năm 2000 công ty mở thêm một cửa hàng xăng dầu tại Bắc Ninh. Cuối năm 2002 dây chuyền II ( hay nhf máy chế biến thức ăn chăn nuôi Top Feed ) ở Khắc Niệm – Tiên Du đi vào hoạt động.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh, nghành nghề và quy mô ngày càng được mở rộng đã đáp ứng nu cầu của thị trường. Hiện nay, công ty bao gồm 2 nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Qua thời gian hoạt động từ khi thành lập cho thấy, chế biến thức ăn gia súc là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong Công ty, nó gần như quyết định vận mệnh của Công ty.
1.3. Tình hình lao động của công ty
Công ty Nông Sản là một nhà máy chế biến thức ăn gia súc mới được xây dựng và đi vào hoạt động hơn 7 năm nên họ có đội ngũ lao động trẻ khoẻ và đầy nhiệt tình hăng say với công việc. Mặc dù chỉ mới qua hơn 6 năm đi vào hoạt động sản xuất nhưng đội ngũ cán bộ của công ty lớn lên không ngừng.
Dưới đây là tình hình số lượng lao động biến đổi qua các năm như sau :
Bảng 2 : Tình hình sử dụng lao động của công ty
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
So sánh (%)
SI
(người)
CC
(%)
SI
(người)
CC
(%)
SI
(người)
CC
(%)
01/00
02/01
BQ
Tổng số lao động
229
100
239
100
252
100
104.37
105.44
104.90
I. Chia theo giới tính
1. Nam
110
48.03
116
48.53
121
48.02
105.45
10.03
104.88
2. Nữ
119
51.97
123
51.47
131
51.48
103.36
106.50
104.92
II. Theo tính chất sử dụng
1. Lao trực tiếp
153
66.81
161
57.36
171
57.85
105.22
106.21
105.71
2. Lao động gián tiếp
76
33.19
78
42.64
81
42.15
102.63
101.28
101.95
III. Phân theo trình độ
1. Đại học - cao đẳng
39
17.03
43
17.99
48
19.04
110.25
111.62
110.93
2. Trung cấp
62
27.07
64
26.77
65
28.19
103.22
101.56
102.37
3. Phổ thông
128
55.90
132
55.24
138
52.77
103.12
104.54
103.83
Nguồn : Phòng tài vụ của công ty
Qua bảng trên ta thấy, tổng số lao động của công ty được tăng lên qua các năm điều này chứng tỏ quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng. Cụ thể năm 2001 tăng 4.37% so với năm 2000 bằng 10 người và năm 2002 tăng 5.44% so với năm 2001 bằng 13 người. Bình quân 3 năm lao động của công ty tăng 4.9%, điều này cho thấy sản xuất của công ty rất phát triển, công ty không ngừng tổ chức công tác tuyển dụng lao động đểđủ lực lượng sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường bằng cách tổ chức làm thêm ca.
Đối với công ty thì lao động nam và nữ tương đương nhau và đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2001 lao động nam so với năm 2000 tăng 5.45% bằng 6 lao động, năm 2002 so với năm 2001 tăng 4.3% bằng 5 lao động và bình quân trong 3 năm tăng 4.88%. Tương tự đối với các lao động nữ tăng dần qua các năm và tốc độ tăng bình quân qua 3 năm đạt 4.92% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Điều này cho thấy xu hướng tuyển dụng thêm lao động của công ty giữa nam và nữ là tương đương nhau. Vì với chế độ sản xuất như hiện nay thì lao động nam xốc vác hơn thì phụ trách các công việc như bốc vác...còn đối với nữ thì phụ trách khâu ra bao phát triển được ưu tiên của các giới.
Với đặc điểm là công ty sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm trên một quy trình công nghệ hoàn toàn tự động do vậy mà tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuáat với lao động gián tiếp không chênh lệch nhau quá lớn. Cụ thể về lao động trực tiếp bình quân 3 năm tăng 5.71% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Trong khi đó lao động gián tiếp bình quân tăng trong 3 năm 1.95% nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân 3 năm của tổng số lao động. Điều này cho thấy ở công ty đã thực hiện chuyển biến cơ cấu lao động cụ thể là công ty đã thực hiện làm việc 3 ca, do đó đã tận dụng được công suất của công nghệ và tận dụng được lao động trực tiếp của công ty. Chính vì vậy nên trong 3 năm qua tốc độ tăng bình quân của lao động gián tiếp nhỏ hơn lao động trực tiếp. Vì lao động gián tiếp được tăng cường trong các công việc như giới thiệu sản phẩm, maketing, tiếp thị... nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Công ty Nông Sản Bắc Ninh sản xuất dựa trên quy trình công nghệ tự động hoá cao do đó đòi hỏi phaỉ có một đội ngũ công nhân có trình độ. Vì vậy nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ lao động năm 2000 có trình độ đại học – cao đẳng là 39 lao động, trung cấp 62 lao động, phổ thông 128 lao động. Đến năm 2002 đã có sự thay đổi đáng kể, trình độ lao động – cao đẳng tăng lên là 48 lao động, trình độ trung cấp có 65 lao động, lao động có trình độ phổ thông chỉ còn 138 lao động. Mặt khác, ta thấy 3 loại lao động tăng đều trong 3 năm. Nhìn vào bảng ta thấy, trình độ đại học – cao đẳng tăng 10.93% lớn hơn tốc độ tăng của tổng số lao động. Còn lao động phổ thông tăng 3.83% nhỏ hơn tốc độ tăng bình quân của tổng số lao động. Như vậy, Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ cao, thay thế và giảm bớt lao động có trình độ thấp, đây là chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty vì sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty.
1.4. Tình hình vốn của công ty
Vốn là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần, tự do cạnh tranh. Với công ty nông sản Bắc Ninh cũng vậy, ban giám đốc cũng phải có chiến lược về vốn làm sao cho sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là tình hình vốn của công ty qua 3 năm 2000-2002
Qua bảng ta thấy tổng giá trị tài sản của công ty năm 2001 là 64.620 triệu đồng tức là 64,620 tỷ đồng tăng 21,438 tỷ đồng so với năm 2000. Đến năm 2002 tổng số tài sản của công ty tăng lên đạt 144,620 tỷ đồng, theo số bình quân thì bình quân 3 năm tổng giá trị tài sản đạt 183,01%. Như vậy, phần biến động giữa năm 2000 và 2002 là do tăng vốn lưu động, cụ thể năm 2001 vốn lưu động của công ty là 42,002 tỷ đồng so với năm 2000 tăng 39,124 tỷ đồng, sang đến năm 2002 tăng 19,999 tỷ đồng. Trong khi đó vốn cố định qua mỗi năm đều tăng, năm 2001 vốn cố định là 22,618 tỷ đồng tăng 8,219 tỷ đồng so với năm 2001 bằng 57,08%. Và đặc biệt năm 2002 vốn cố định của công ty tăng đột biến
(Xem bảng trang bên)
Cụ thể vốn cố định của công ty năm 2002 là 82,619 tỷ đồng tăng 60,001 tỷ đồng so với năm 2001. Lý do có sự tăng lên là năm 2002 dây chuyền II hay còn gọi là nhà máy Top Feed đi vào hoạt động. Như vậy, bình quân vốn cố định trong 3 năm tăng 139,54% lớn hơn tốc độ tăng bình quân của tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0026.doc