lời nói đầu
Công tác Bảo hộ lao động ở nước ta đã được chú trọng ngay từ những năm đầu thành lập nước với sắc lệnh 29/SL do Hồ Chủ Tịch ký tháng 3/1947. Ngày 18/12/1964 Chính Phủ ban hành Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động, để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất cho Miền Bắc nước ta. Đây là văn bản pháp lý khá đầy đủ về những vấn đề có liên quan đến Bảo hộ lao động. Điều lệ này tiếp tục đến 10/9/1991 Hội đồng Nhà nước thông qua pháp lệnh Bảo hộ lao động với 10 chương, 46 điều trong đó lầ
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp công tác bảo hiểm lao động tại Công ty Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đầu tiên quyền được đảm bảo điều kiện làm việc AT-VSLĐ của người lao động được pháp lệnh công nhận và bảo vệ.
Hiến pháp năm 1992 có điều 56 nêu rõ: “ Nhà nước ban hành luật pháp chế độ chính sách về Bảo hộ lao động”, đề cập đến 2 vấn đề: Quyền lập pháp và quyền quản lý Nhà nước về Bảo hộ lao động. Sau đó là hàng loạt các Bộ luật, Nghị định. Thông tư, Chỉ thị và Hệ thống các tiêu chuẩn quy phạm AT-VSLĐ lần lượt được ban hành để hướng dẫn trong công tác Bảo hộ lao động. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về công tác Bảo hộ lao động ở nước ta.
Nhưng trong thực tế hiện nay cho thấy sự gia tăng các vụ tai nạn lao động và phát triển bệnh nghề nghiệp về số lượng người mắc và thể loại bệnh gắn chặt chẽ với sự phát triển của các ngành công nghiệp. Vối số lượng gần 300 Thanh tra Nhà nước về AT-VSLĐ hiện nay, chúng ta không thể tiến hành thanh tra được hết các doanh nghiệp trong cả nước cho nên không thể nào thống kê được hết các vụ tai nạn lao động và số lượng người lao động mắc bệnh nghề nghiệp. Đó là điều dễ thấy nhất trong công tác AT-VSLĐ ở nước ta hiện nay.
Với tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động, Đảng và Nhà nước ta đã coi bảo hộ lao động là một chính sách Kinh tế, Xã hội quan trọng của nước ta. Nếu
xét ở quy mô doanh nghiệp nó liên quan đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với một ngành sản xuất, trong cơ chế thị trường, bảo hộ lao động đã trở thành những điều kiện quan trọng của hàng hoá để bảo đảm cạnh tranh thắng lợi. Với một nước: Bảo hộ lao động đã trở thành một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự phát triển của một nước. Nếu Bảo hộ lao động không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả ảnh hưởng xấu đến tâm lý xã hội, uy tín xã hội, ổn định xã hội. Nó có thể làm tăng gánh nặng cho xã hội, Bảo hiểm Xã hội phải chi nhiều hơn cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nếu như người lao động không mua Bảo hiểm Xã hội thì gia đình và xã hội phải chi. Nó sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ công nhân truyền thống của một số ngành nhất định (công nhân truyền thống là từ cha đến con, cùng trong một gia đình) và sau cùng là ảnh hưởng đến việc thực hiện “Chiến lược con người” của Đảng và Nhà nước ta.
Trong bản báo cáo này em xin trình bày thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại Công ty cơ khí Hà Nội qua những lần khảo sát thực tế và đề xuất một số giải pháp về AT-VSLĐ. Song do kinh nghiêm và điều kiện thực tế có hạn nên bản báo cáo này chưa đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự hướng dẫn của các thầy cô trong Khoa Bảo hộ lao động, trường đại học Công Đoàn và sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong Công ty cơ khí Hà Nội để qua đợt thực tập này em có tầm hiểu biết sâu rộng hơn nữa về công tác Bảo hộ lao động và nó sẽ là hành trang cho công việc của em sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
chương I
tổng quan chung về bảo hộ lao động
những khái niệm cơ bản
Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là nội dung chủ yếu của công tác AT-VSLĐ hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. hoạt động bảo hộ lao động gắn liền với hoạt đông sản xuất kinh doanh và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển của mỗi nước. Bảo hộ lao động là một yêu cầu khách quan để bảo vệ người lao động, là yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội.
Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động, tình trạng tâm lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Môi trường lao động là nơi mà ở đó con người trực tiếp làm việc, tai đây thường xuyên xuất hiện các yếu tố, có thể rất tiện nghi thuận lợi cho người lao động, song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt đối với con người mà người ta thường gọi là những yếu tố nguy hiểm và có hại.
Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Trong điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại nguy hiểm có nguy cơ cao gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất thường đa dạng và nhiều loại, đó có thể là:
Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hoá và không ion hoá), bụi, tiếng ồn, rung động, thiếu ánh sánh…
Các yếu tố hoá học như chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ, các loại hoá chất…
Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng…
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp mất vệ sinh, các trạng thái căng thẳng về thần kinh, không ổn định về tâm lý…
Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xẩy ra trong quá trình lao động, công tác do kết quả của sự tác động đột ngột làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của cả một bộ phận nào đó trong cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay lập tức hoặc phá huỷ chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là tai nạn lao động.
Bệnh nghề nghiệp
Theo Thông tư liên Bộ 08/TTLB ngày 19/5/1976 (Bộ y tế, Bộ thương binh xã hội, Tổng công đoàn), bệnh nghề nghiệp được định nghĩa là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh.
Các bệnh nghề nghiệp thực sự có thể kể ra khá nhiều như bệnh bụi phổi bông, bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp, nhiễm độc chì, benzen, thuỷ ngân… Trong số các bệnh kể trên có thể chia ra làm 2 loại:
Bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm: ở nước ta hiện nay có 21 bệnh được công nhận là bệnh nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp không được hưởng chế độ bảo hiểm.
Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thích nghi thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, han chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động.
Vì tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động nên ở đâu có sản xuất, có con người làm việc thì ở đó phải có công tác bảo hộ lao động. Bởi vậy bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ những yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác nhờ chăm lo cho, bảo sức khoẻ người lao động mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà công tác bảo hộ lao động có một hệ quả xã hội và nhân đạo hết sức to lớn. Qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế xã hội to lớn của Đảng và nhà nước ta. Nó được phát triển trước hết vì một yêu cầu tất yếu khách quan của sản xuất, của sự phát triển kinh tế đồng thời nó cũng vì sức khoẻ và hạnh phúc của con người nên nó mang ý nghĩa chính trị Xã hội chủ nghĩa và nhân đạo sâu sắc. Có nhận thức đúng như vậy thì mới đặt nhiệm vụ bảo hộ lao động đúng vị trí và đúng tầm quan trọng của nó, mới đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ của công tác bảo hộ lao động trong lòng sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tính chất của công tác bảo hộ lao động
Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nêu thì nhất thiết công tác bảo hộ lao động phải mang đầy đủ 3 tính chất:
+ Tính khoa học kỹ thuật: Vì mọi họat động của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng biện pháp khoa học. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn… Đều là những hoạt động khoa học sử dụng các công cụ, phương tiện khoa học và do các cán bộ khoa học kỹ thuật thực hiện.
+ Tính pháp lý: Thể hiện ở chỗ muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp tổ chức xã hội, về bảo hộ lao động được thực hiện thì phải thể chế hoá chúng thành những luật lệ chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải nghiêm túc thực hiện. Đồng thời phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng xử phạt nghiêm minh, kịp thời thì công tác bảo hộ lao động mới đạt hiệu quả.
+ Tính chất quần chúng rộng rãi là tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo mình và bảo vệ người khác.
Mọi hoạt động của công tác bảo hộ lao động chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật và người lao động tự giác và tích cực tham gia thực hiện các luật lệ, chế độ, tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở vì con người.
những nội dung chủ yếu của công tác bHLĐ
Để đạt được mục tiêu và thể hiện được 3 tính chất như đã nêu trên, công tác bảo hộ lao động phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Nội dung về khoa học kỹ thuật
Trong hệ thống các nội dung của công tác bảo hộ lao động thì nội dung khoa học kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng, là phần cốt lõi để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện điều kiện lao động.
Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là lĩnh vực khoa học rất tống hợp và liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác từ khao học tự nhiên (toán, lý, hoá, sinh học…), khoa học kỹ thuật chuyên ngành (y học, kỹ thuật thông gió, kỹ thuật ánh sáng…), đến các ngành khoa học kinh tế, xã hội (kinh tế lao động, luật học, xã hội chủ nghĩa…). Phạm vi và đối tượng nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động rất năng động, song cũng rất cụ thể gắn liền với điều kiện khí hậu, đặc điểm thiên nhiên và con người cũng như đặc điểm sản xuất và trình độ kinh tế của mỗi nước. Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động kết hợp chặt chẽ với các khâu điều tra, khảo sát nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Những nội dung nghiên cứu chính của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động bao gồm các vấn đề y học lao động, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân, kỹ thuật phòng chống cháy nổ là một bộ phận quan trọng liên quan đến công tác bảo hộ lao động.
+ Khoa học y học lao động
Đi sâu vào khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động. Từ đó đề xuất ra các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, nghiên cứu đề ra chế độ nghỉ ngơi hợp lý, các biện pháp y học và các phương hướng cho các giải pháp đó đối với sức khoẻ người lao động. Khoa học y học lao động có trách nhiệm quản lý và theo dõi sức khoẻ người lao động, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.
+ Các ngành khoa học về kỹ thuật vệ sinh
Đi sâu nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, cải thiện điều kiện lao động, môi trường lao động làm cho môi trường lao động trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó mà người lao động làm việc cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn và lao động sản xuất có năng suất cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi.
+ Kỹ thuật an toàn
Là hệ thống các biện pháp và phương diện về tổ chức kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động tránh khỏi tác động trực tiếp của các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tổn thương cho người lao động. Để đạt được điều đó khoa học kỹ thuật về an toàn phải đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị và cơ cấu an toàn của quá trình sản xuất để từ đó đề ra các biện pháp, những yêu cầu an toàn, sử dụng các thiết bị cơ cấu an toàn để bảo vệ con người. Khi tiếp xúc với những bộ phận nguy hiểm và độc hại là một phương hướng hết sức quan trọng của kỹ thuật an toàn. Việc chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại ngay từ đầu trong giai đoạn thiết kế thi công các công trình, thiết bị, máy móc là một phương hướng mới tích cực để thực hiện việc vận chuyển từ “Kỹ thụât an toàn” sang “An toàn kỹ thuật”.
+ Khoa học kỹ thuật về các phương tiện bảo vệ người lao động
Ra đời với sự nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc tập thể người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại những ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được chúng được. Ngày nay trong nhiều ngành sản xuất, nhiều loại phương tiện bảo vệ cá nhân như: mũ bảo vệ đầu, quần áo chống nóng, quần áo kháng áp, các loại bao tay, giầy ủng cách điện… Là những phương tiện bảo vệ cá nhân thiết yếu được coi là các công cụ không thể thiếu được trong quá trình lao động.
2. Nội dung về xây dựng và thực hiện lụât pháp, chế độ chính sách về BHLĐ
Các văn bản pháp lụât, chế độ, quy định về bảo hộ lao động là nhằm thể hiện đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo hộ lao động. Nó đòi hỏi mọi người phải nhận thức và tự giác thực hiện, lại vừa có tính bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành.
Nội dung xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật chế độ quy định về bảo hộ lao động bao gồm rất nhiều vấn đề, có thể nêu một số điểm chủ yếu sau:
- Văn bản pháp luật chủ yếu về bảo hộ lao động
Những chỉ thị, nghị quyết, Thông tư, văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các ngành liên quan đến bảo hộ lao động.
Vấn đề khai báo, điều tra và thống kê báo cáo về tai nạn lao động
Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hộ lao động
Nội dung giáo dục, vận động quần chúng làm tốt công tác bảo hộ lao động
Bằng mọi hình thức tuyên truyền, giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, phải nâng cao hiểu biết về bảo hộ lao động để tự bảo vệ mình. Huấn luyện cho người lao động thành thạo tay nghề và nắm vững các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất.
Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, đảm bảo quy tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, chống làm bừa, làm ẩu.
Vận động quần chúng phát huy ý kiến cải thiện điều kiện lao động, biết làm việc với các phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo quản, giữ gìn và sử dụng tốt chúng như là các công cụ sản xuất.
Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra bảo hộ lao động tại chỗ tại chỗ làm việc, tại đơn vị cơ sở. Duy trì tốt mạng lưới an toàn vệ sinh lao động trong các tổ chức sản xuất, phân xưởng và xí nghiệp.
Từ góc độ của người sử dụng lao động còn có ý nghĩa là họ cũng phải tự giác thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền hạn trong công tác bảo hộ lao động được pháp luật quy định để thực hiện tốt các quy chế, chính sách, kế hoạch, biện pháp bảo hộ lao động.
Là tổ chức chính trị xã hội lớn nhất của người lao động, tổ chức Công đoàn có vai tró quan trọng trong việc tổ chức và chỉ đạo phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động.
chương ii
một số nghị định, thông tư có liên quan
đến công tác Bảo hộ lao động
I. Nghị định 06/cp về an toàn, vệ sinh lao động và những nghị định khác có liên quan
1/ Nghị định 06/CP (20/11998) quy định chi tiết về AT-VSLĐ gồm 7 chương, 24 điều: Chương I: Đối tượng, phạm vi áp dụng
Chương II: An toàn vệ sinh lao động
Chương III: Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
Chương IV: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
Chương V: Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước
Chương VI: Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn
Chương VII: Điều khoản thi hành
2/ Nghị định 110/2002/NĐ-CP, 27/12/2002: Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ06/C, tập chung vào vấn đề bồi dưỡng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3/ Nghị định 195/CP, 31/12/1994: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.
4/ Nghị định 109/2002/NĐ-CP, 27/12/2002: Sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 195/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.
5/Nghị định 38/CP, 25/6/1996: Quy định việc sử phạt hành chính những vi phạm Luật lao động trong đó có vi phạm về an toàn lao động với mức từ 200.000 đến 10.000.000 bao gồm cả người sử dụng lao động và người lao động.
6/ Nghị định 46/CP, 6/8/1996: Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế trong đó có một số quy định có liên quan hành vi vi phạm về vệ sinh lao động và mức phạt tiền từ 500.000 đến 20.000.000.
7/ Nghị định 12/CP, 26/1/1995: Ban hành vê Bảo hiểm xã hội.
8/ Nghị định 01/2003/CP, 9/1/2003: Quy định về việc sửa đổi bổ sung một số điều, điều lệ Bảo hiểm xã hội, ban hành kèm theo Nghị định 12/CP. Trong đó vấn đề liên quan là đối tượng bảo hiểm, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người lao động.
II. Một số Thông tư quan trọng hướng dẫn công tác BHLĐ
1/ Thông tư liên tịch Số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ban hành ngày 31/10/1998: Hướng dẫn việc tổ chức công tác Bảo hộ lao động.
2/ Thông tư số 10/1998/TT-LĐTBXH ban hành 28/5/1998: Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
3/ Thông tư số 08/TT-LĐTBXH, 11/4/1995: Hướng dẫn công tác huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động.
4/ Thông tư số 23/TT-LĐTBXH, 19/9/1995: Hướng dẫn bổ sung Thông tư 08, huấn luyện cho những người làm việc nghiêm ngặt, đặc biệt nguy hiểm.
5/ Thông tư số 13/TT-Bộ YTế, 24/10/1996: Hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp.
6/ Thông tư liên tịch số 08/TTLT-Bộ Ytế-Bộ LĐTBXH, 20/4/1998: Hướng dẫn về vấn đề thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp.
7/ Thông tư liên tịch số 03/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN, 26/3/1998: Hướng dẫn việc thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động.
8/ Thông tư số 23/ Bộ LĐTBXH-TT, 18/11/1996: Hướng dẫn việc thống kê và báo cáo định kỳ tai nạn lao động.
9/ Thông tư số 10/1999/TTLT-Bộ LĐTBXH-Bộ Ytế: Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện độc hại.
10/ Thông tư số 10/2003/TT-Bộ LĐTBXH, 18/4/2003: Hướng dẫn bồi thường và trợ cấp cho những người bị tai nạn lao động.
III. Những nội dung liên quan đến AT-VSLĐ trong các luật KHáC
1/ Luật Bảo vệ Môi trường (1993): Có các điều 11, 19, 29 đề cập đến vấn đề áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, vấn đề xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, những hành vi có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và cả những vấn đề AT-VSLĐ trong doanh nghiệp ở những múc độ nhất định.
2/ Luật Bảo về sức khoẻ Nhân dân (1989): Có các điều 9, 10, 14 đề cập đến vấn đề về sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất, vệ sinh các chất thải trong công nghiệp và trong sinh hoạt vệ sinh lao động .
3/ Luật Phòng cháy - chữa cháy, 12/7/2001: Thay cho Pháp lệnh Phòng cháy chữa cháy (1961) do Bác Hồ ký. Luật hệ thống và cụ thể hơn Pháp lệnh. Luật có 9 chương, 65 điều:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Phòng cháy
Chương III: Chữa cháy
Chương IV: Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy
Chương V: Phương tiện phòng cháy chữa cháy
Chương VI: Đầu tư cho hoạt động phòng cháy chữa cháy
Chương VII: Quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy
Chương VIII: Khen thưởng và xử lý vi phạm
Chương IX: Điều khoản thi hành .
Điều 20 liên quan đến phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở:
- Quy định nội quy về an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Biện pháp về phòng cháy chữa cháy.
- Hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với cơ sở.
- Có lực lượng phòng cháy chữa cháy, phương tiện, điều kiện khác đáp ứng yêu cầu phòng cháy chữa cháy.
- Có phương án chữa, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan ra.
- Bố trí kinh phí hoạt động phòng cháy chữa cháy.
- Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy chữa cháy.
4/ Luật Công đoàn (1990):
+ Điều 6, chương II có 4 tiết quy định nghĩa vụ và quyền hạn của tổ chức Công đoàn trong công tác Bảo hộ lao động.
Tiết 1: Công đoàn phối hợp với cơ quan Nhà nước nghiên cứu ứng dụng Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm AT-VSLĐ.
Tiết 2: Công đoàn có nhiệm vụ giáo dụ, vận động người lao động chấp hành các quy định bảo hộ lao động và Bảo vệ môi trường. ISO 14000 (có hệ thống xử lý chất thải).
Tiết 3: Công đoàn kiểm tra việc chấp hành Pháp luật về bảo hộ lao động. Khi phát hiện nơi làm việc có nguy hiểm đến tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ gồm:
Thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ.
Kể cả trường hợp phải tạm ngừng, đình chỉ sản xuất.
Tiết 4: việc kiểm tra các vụ tai nạn lao động phải có đại diện công đoàn tham gia, công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước hoặc toà án xử lý người chịu trách nhiệm mà kiểm tra tai nạn.
5/ Luật hình sự: Có 7 điều lien quan đến Bảo hộ lao động
Điều 227 quy định: Tội vi phạm quy định về AT-VSLĐ trong đó có phân biệt 2 trường hợp : - Người vi phạm.
- Người có trách nhiệm vi phạm.
Điều 229: tội vi phạm quy định xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, nghiệm thu công trình đó là có mặt cán bộ Bảo hộ lao động.
Điều 236, 237: liên quan đến chất phóng xạ.
Điều 239, 240: liên quan đến chất cháy, chất độc và vấn đề phòng cháy.
chương iii
CÔNG TY CƠ KHí Hà NộI QUá TRìNH ĐổI MớI
Và PHáT TRIểN
I. QUá TRìNH HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA CÔNG TY
trên diện tích 127.976 m2 phía tây nam thủ đô Hà Nội, ngày 26/11/1955 Đảng và Chính Phủ ta đã quyết định cho xây dựng một xí nghiệp cơ khí hịên đại do Liên Xô viện trợ, làm lòng cốt cho ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ cung cấp cho cả nước, đó là nhà máy cơ khí Hà Nội.
Ngày 12/4/1958, khách thành và bàn giao “Nhà máy Cơ khí Hà Nội”, nay là Công ty Cơ khí Hà Nội thuộc Bộ công nghiệp, đánh dầu sự ra đời đứa con đầu lòng của ngành cơ khí Việt Nam.
Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, phát triển và đặc biệt là các kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và thứ hai, công ty đã có sự tiến bộ vượt bậc. Các sản phẩm chính của công ty đều tăng so với kế hoạch năm. Công ty đã có những thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ.
Giai đoạn 1976-1989: Thời kỳ sản xuất ổn định, cơ sở để tiến hành dự án mở rộng sản xuất đợt I. Sản lượng máy công cụ tăng 2,7 lần, Công ty đã xuất khẩu sang Ba Lan, Cu Ba, Tiệp Khắc. Đến thời kỳ này Cơ khí Hà Nội đã sản xuất 7.629 máy công cụ các loại.
Năm 1994 là năm đầu tiên kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và có lãi. Để tạo điều kiện cho phát triển, năm 1995 nhà máy đổi tên thành Công ty Cơ khí Hà Nội; tên giao dịch quốc tế là Hameco.
Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, Công ty đã xây dựng đề án về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Năm 2000 Công ty đã được VBQI vương quốc Anh cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002.
Với thành tích đạt được trong sản xuất kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từ khi thành lập cho đến nay Công ty Cơ khí Hà Nội đã được Nhà nước phong tặng cho CBCNV Công ty những danh hiệu cao quý:
Năm 1988 Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 2.
Năm 1998 Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất.
II. Đặc điểm về kinh tế xã hội - khoa học công nghệ
vị trí của công ty cơ khí hà nội trong nền kinh tế quốc dân
Công ty cơ khí Hà Nội là một trong xí nghiệp trung tâm chế tạo máy lớn nhất của Việt Nam. Trong 40 năm tồn tại và phát triển Công ty đã sản xuất nhiều máy móc, thiết bị, phụ tùng cho các ngành kinh tế quốc dân và bước đầu có xuất khẩu máy và phụ tùng sang một số nước: Cu Ba, Thái Lan.
Công ty cơ khí Hà Nội tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước và theo đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức cán bộ, công nhân viên chức, đảm bảo tiền lương
Tình hình nhân sự của Công ty trong những năm qua có một số thay đổi để phù hợp với điều kiện sản xuất:
Cơ cấu lao động của công ty
TT
chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
T4/2002
T2/2003
1
Chỉ tiêu chung
Trong đó nữ
Tuổi bình quân
Tuổi bình quân nam
Tuổi bình quân nữ
<= 20 tuổi
Từ 21-25 tuổi
Từ 26-30 tuổi
Từ 31-40 tuổi
Từ 41-50 tuổi
Từ 51-55 tuổi
Trên 55 tuổi
1.000
241
39,76
39,26
41,34
13
91
74
317
401
73
31
952
238
40,48
40,07
41,71
3
79
72
68
407
91
25
929
238
40,79
40,43
41.84
5
72
86
233
400
114
19
953
238
40,67
40,26
41,92
4
96
91
191
417
134
20
957
243
41,08
40,69
42,22
1
95
100
175
423
135
28
976
243
41,37
40,09
42,79
3
81
116
161
424
147
44
2
Cơ cấu lao động theo khu vực sản xuất:
Gián tiếp
Trực tiếp
289
711
283
669
270
659
267
686
239
718
290
686
3
3.1
3.2
3.3
Theo cơ cấu quản lý hành chính:
Cán bộ quản lý
Giám đốc công ty
P.Giám đốc công ty
Trợ lý giám đốc
Trưởng-P.phòng,ban
GĐ-P.GĐ trung tâm
GĐ-P.GĐ xưởng, XN
Nhân viên bán hàng
Phòng ban, trung tâm
Xưởng, phân xưởng...
Công nhân sản xuất
Sản xuất
Phục vụ
85
1
4
3
46
2
29
165
49
586
115
74
1
3
3
47
2
18
185
24
556
113
73
1
3
3
37
2
27
174
23
547
112
72
1
5
5
37
8
26
159
44
569
109
79
1
4
4
35
8
27
167
27
566
118
77
1
4
5
32
9
26
164
46
565
11
4
Trình độ
Số trình độ trên đại học Số có trình độ đại học Số trình độ cao đẳng
Số có trình độ THCN
Số có trình độ sơ cấp
Số CNKT bậc 3
Số CNKT bậc 4
Số CNKT bậc 5
Số CNKT bậc 6 trở lên
Lao động phổ thông
1.000
2
151
8
82
47
137
69
141
235
128
952
3
153
8
80
42
107
61
140
241
117
929
2
150
11
73
54
113
53
119
255
101
953
3
162
10
81
40
132
55
111
260
99
957
3
168
12
88
17
143
53
108
254
111
976
3
170
9
85
19
126
72
95
271
126
Trong những năm gần đây đời sống của cán bộ, công nhân viên chức trong toàn công ty không ngừng được cải thiện và nâng cao về vật chất cũng như về tinh thần. Người lao động trong công ty được hưởng các chế độ, chính sách về chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất.
Bảng thu nhập bình quân đ/ng/th
(trong 3 bản báo cáo hàng năm)
2000
2001
2002
2003
2004
Chỉ tiêu đề ra
808.000
1.000.000
1.170.000
1.264.000
Thực hiện chỉ tiêu
721.000
940.000
1.060.000
1.171.000
3. đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ của công ty
* Về sản phẩm: Sản phẩm truyền thống của Công ty được chú trọng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã phù hợp với nhu cầu của thị trường như; T630A,T18L, T14L, nghiên cứu chế tạo máy phay CNC. Từ khi thành lập đến hết năm 2002 Công ty Cơ khí Hà Nội đã sản xuất được 7.862 máy công cụ các loại.
Phục hồi trục máy phân ly, sửa chữa đĩa gương thuỷ điện Hàm Thuận. Chế tạo thiết bị phụ tùng phục vụ ngành cán thép, dầu khí, tuyển quặng…; mở rộng phục vụ cho nhiều ngành kinh tế khác với sản phẩm đa dạng, phức tạp có yêu cầu kỹ thuật cao như: Máy dây thu, máy bện xoắn kép, máy cắt bản cực ắc quy…
Năm 1978, Công ty sản xuất thành công máy Mài M130, máy Tiện T6M20,
máy Khoan cần K550. Tháng10/1996, Liên doanh VINA-SHIROKI đã đi vào hoạt
động. Năm 1996 hoàn thành việc ứng dụng hiển thị số cho máy tiện T16x1000, đã
được tặng Huy chương vàng tại hội chợ triển lãm hàng công nghiệp 1996.
* Về thị trường tiêu thụ: Công ty đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp, tiêu thụ nhanh đáp ứng nhu cầu của thị trường, chủ yếu là thị trường trong nước. Từ năm 2001 đến nay đã chế tạo máy công cụ xuất khẩu đi Mỹ, hợp đồng xuất khẩu phôi đúc đi Hàn Quốc.
4. đặc điểm về cơ cấu sản xuất, dây truyền công nghệ
Để có thể khẳng định mình trong tình hình hiện nay, tạo sức mạnh cạnh tranh với hàng trong nước và hàng xuất nhập. Công ty cơ khí Hà Nội đã vạch ra cho mình 5 chương trình để phấn đấu sản xuất kinh doanh đó là:
Thứ nhất: Sản xuất công cụ phổ thông có chất lượng cao với tỷ lệ máy móc chuyên môn hoá ngày càng cao.
Thứ hai: Sản xuất thiết bị toàn bộ, đấu thầu thực hiện các dự án đầu tư cung cấp thiết bị dưới hình thức (xây dựng – vận hành –chuyển giao).
Thứ ba: Sản xuất sản phẩm xuất khẩu và kinh doanh nhập khẩu phụ tùng máy móc.
Thứ tư : Sản xuất thép xây dựng và hàng kim khí tiêu dùng.
Thứ năm: Sản xuất thiết bị lẻ, phụ tùng máy móc công nghệ và sản xuất sản phẩm đúc.
Để đạt được thành công trong năm chương trình phấn đấu sản xuất kinh doanh trên đòi hỏi Công ty cơ khí Hà Nội cần phải gấp rút đầu tư nâng cao máy móc thiết bị hiện có, bổ xung và thay thế dần các thiết bị lạc hậu trên dây truyền công nghệ sản xuất hiện nay, phải nhập khẩu một số công nghệ mới với trang thiết bị hiện đại, có vai trò quyết định cho sự phát triển lâu dài của Công ty.
Mặt khác cần đầu tư cho công tác nghiên cứu, chế tạo sản phẩm mới, có chất lượng cao phù hợp với thị trường, cải tạo xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002, bên cạnh đó đào tạo và nâng cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ lao động và xây dựng hệ thống thông tin cũng như hệ thống tổ chức phù hợp với chiến lược phát triển của công ty.
Công ty cơ khí Hà Nội có một địa bàn tương đối thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi buôn bán hàng hoá. Với diện tích gần 51.000 m2 công ty đã có 5 công trình và 25 công trình phụ. Cùng với nó là hệ thống nhà xưởng, nhà kho, nhà làm việc… được bố trí một cách khoa học, các hình thức tổ chức sản xuất, bố trí máy móc, bố trí máy móc thiết bị của công ty được giao cho phòng kỹ thuật và phòng ban có trách nhiệm tổ chức sắp xếp máy móc thiết bị cho công ty là máy công cụ các loại. Quy trình công nghệ chế ._.tạo máy MCC
Mẫu gỗ
Phôi mẫu
Phòng kỹ
thuật
Hợp đồng
sản xuất
Rót thép
Cắt gỗ
Làm sạch
Mẫu thép
Làm ruột
Làm khuôn
Đúc
Gia công cơ khí
Tiêu thụ
Lắp ráp
Nhập kho BTP
III. Chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật và sản xuất của công ty (1998-2020)
Định hướng phát triển của Công ty cơ khí Hà Nội: Xây dựng Công ty cơ khí Hà Nội là một trọng tâm chế tạo máy hàng đầu của Việt Nam vào thế kỷ 21, sản phẩm của Công ty vừa đáp ứng nhu cầu trong nước và có khẳ năng xuất khẩu ngày càng cao.
Phương hướng phát triển: Đầu tư quy mô lớn để đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất, lấy xuất khẩu làm phương hướng phát triển lâu dài. Xây dựng mô hình sản xuất theo phương hướng đa dạng hoá sản phẩm cùng nhiều loại hình kinh doanh nhằm mục tiêu cung cấp thiết bị cho các ngành kinh tế quốc gia lấy định hướng sản xuất sản phẩm xuất khẩu là chính. Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu là mục tiêu phấn đấu để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và các nước trong khu vực.
Chương trình sản xuất kinh doanh chính: sản xuất máy công cụ phổ thông có chất lượng cao với tỷ lệ máy đựơc công nghiệp hoá ngày càng lớn. Sản xuất thiết bị toàn bộ, sản xuất sản phẩm xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu máy và phụ tùng máy, sản xuất thiết bị lẻ và phụ tùng máy công nghiệp. Sản xuất sản phẩm đúc cung cấp cho nhu cầu nội bộ, cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu.
Chương trình sản xuất máy công cụ chất lượng cao: Chương trình sản xuất thiết bị toàn bộ và cung cấp thiết bị toàn bộ dưới dạng (BOT), (BT) cùng với chương trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu kết hợp với hoạt động xuất nhập khẩu là nền tảng của sản xuất kinh doanh của Công ty cơ khí Hà Nội trong những thập niên đầu của thế kỷ 21. Thực hiện thành công chương trình sản xuất sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong nước ngày càng lớn và tạo ra năng lực để ngành cơ khí chế tạo máy vươn ra thị trường quốc tế thông qua con đường xuất nhập khẩu.
chương iV
thực trạng công tác bhlđ tại công ty
i. căn cứ thành lập hội đồng Bảo hộ lao động
Thi hành các quy định của Bộ luật lao động ngày 23/6/1994, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về An toàn và vệ sinh lao động và chỉ thị số 13/1998/CT-TTg ngày 26/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và tổ chức thực hiện công tác Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp; theo Thông tư liên tịch Số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác Bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở đó, dựa vào các văn bản, các điều hướng dẫn trong Thông tư liên tịch Số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN. Ban Giám Đốc công ty đã quyết định thành lập Hội đồng bảo hộ lao động và chịu trách nhiệm về công tác bảo hộ lao động tại công ty.
Hội đồng bảo hộ lao động ở doanh nghiệp là tổ chức phối hợp và tư vấn về các hoạt động bảo hộ lao động ở doanh nghiệp và để đảm bảo quyền được tham gia và kiểm tra giám sát về bảo hộ lao động của tổ chức công đoàn. Hội đồng bảo hộ lao động do người sử dụng lao động quyết định thành lập.
Nghĩa vụ của Người sử dụng lao động về Bhlđ
Theo điều 13, chương IV của Nghị định NĐ 06/CP quy định Người sử dụng lao động có 7 nghĩa vụ về bảo hộ lao động.
1/ Hàng năm khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp AT-VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động. Kế hoạch này được hướng dẫn theo mục III của Thông tư liên tịch Số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN, ngày 31/10/1998.
Nếu có kế hoạch SXKD dài hạn thì có kế hoạch BHLĐ dài hạn.
Nếu có kế hoạch SXKD ngắn hạn thì có kế hoạch BHLĐ ngắn hạn.
Với công việc cụ thể hàng ngày, phải có biện pháp BHLĐ hàng ngày.
2/ Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về AT-VSLĐ với người lao động theo quy định của Nhà nước. Việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được hướng dẫn theo Thông tư TT 10/BLĐTBXH, ngày 28/5/1998.
3/ Cử người giám sát các quy định, nội quy, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp.
4/ Xây dựng nội quy, quy trình AT-VSLĐ đối với máy, thiết bị vật tư, kể cả khi bình thường cũng như khi đổi mới máy, thiết bị vật tư, công nghệ, nơi làm việc theo tiêu chuẩn Nhà nước.
5/ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy trình, biện pháp AT-VSLĐ đối với người lao động. Được hướng dẫn theo 2 Thông tư:
Thông tư TT 08/BLĐTBXH, ngày 11/4/1995: Hướng dẫn công tác tổ chức, huấn luyện về AT-VSLĐ.
Thông tư TT 23/BLĐTBXH, ngày 19/9/1995: Hướng dẫn bổ sung Thông tư 08 về 2 vấn đề: tài liệu huấn luyện, huấn luyện AT-VSLĐ cho đối tượng có nghề, công việc yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ.
6/ Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn sức khoẻ, chế độ quy định: - Với người làm việc bình thường 1 năm/ 1 lần.
- Với ngưòi làm việc nguy hiểm 6 tháng/ 1 lần.
7/ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết qủa tình hình AT-VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động với Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp hoạt động.
IIi. hoạt động của công tác bhlđ trong công ty cơ khí hà nội
tổ chức bộ máy làm công tác bhlđ
1.1. Hội đồng Bảo hộ lao động
Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch Số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 thì Hội đồng Bảo hộ lao động tại doanh nghiệp được thành lập gồm đại diện của các bên:
- Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch hội đồng.
- Đại diện của ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp làm phó chủ tịch hội đồng.
- Trưởng bộ phận hoặc cán bộ theo dõi công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp làm uỷ viên thường trực kiêm thư ký hội đồng.
Sơ đồ tổ chức quản lý công tác
Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp.
2
1
7
a 6 b bbb
8
3
4
5
9
10
11
Trong đó:
Giám đốc
Hội đồng Bảo hộ lao động
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật
Phòng tài vụ
Ban Bảo hộ lao động
Phòng an toàn
Phòng y tế
Phòng vật tư
Phòng tổ chức lao động
Phân xưởng quản đốc
10- Tổ sản xuất, tổ trưởng
11- Người lao động, an toàn vệ sinh viên
* Hội đồng Bảo hộ lao động ở doanh nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn sau
a/ Tham gia tư vấn với người sử dụng lao động và phối hợp các hoạt động trong việc xây dựng quy chế quản lý, chương trình hành động, kế hoạch bảo hộ lao động và các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ;
b/ Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Hội đồng bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động ở các phân xưởng sản xuất để có cơ sở ghi vào kế hoạch và đánh giá tình hình công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp. Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy các nguy cơ mất an toàn, có quyền yêu cầu người quản lý sản xuất thực hiện các biện pháp loại trừ nguy cơ đó.
phòng, ban hoặc cán bộ Bảo hộ lao động
1.2.1. Tổ chức:
Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch Số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN, ngày 31/10/1998 quy định:
Các doanh nghiệp có dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất một cán bộ bán chuyên trách về công tác bảo hộ lao động.
Các doanh nghiệp có từ 300 đến dưới 1000 lao động thì phải bố trí ít nhất 1 cán bộ chuyên trách làm công tác bảo hộ lao động.
Các doanh nghiệp có từ 1000 lao động trở lên thì phải bố trí ít nhất 2 cán bộ chuyên trách về bảo hộ lao động hoặc tổ chức phòng hoặc ban bảo hộ lao động riêng để việc chỉ đạo của người sử dụng lao động được nhanh chóng, hiệu quả.
1.2.2. Phòng, ban hoặc cán bộ Bảo hộ lao động có nhiệm vụ:
Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, qui chế quản lý công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp;
Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn và vệ sinh lao động của Nhà nước và các nội quy, qui chế, chỉ thị về bảo hộ lao động của lãnh đạo doanh nghiệp đến các cấp và người lao động trong doanh nghiệp; đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động và theo dõi đôn đốc việc chấp hành;
Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng xây dựng quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; quản lý theo dõi việc kiểm định, xin cấp giấy phép sử dụng các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;
Dự thảo kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, phối hợp với bộ phận kế hoạch đôn đốc các phân xưởng, các bộ phận có liên quan thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động;
Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc các phân xưởng tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động cho người lao động;
Phối hợp với bộ phận y tế để đo đạc các yếu tố có hại trong môi trường lao động, theo dõi tình hình bệnh tật, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khoẻ lao động;
Kiểm tra việc chấp hành các chế độ thể lệ bảo hộ lao động; tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi doanh nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục;
Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xẩy ra trong doanh nghiệp;
Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết các đề xuất, kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra;
Dự thảo trình lãnh đạo doanh nghiệp ký các báo cáo về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành;
hoạt động bhlđ của công đoàn công ty, màng lưới An toàn Vệ sinh viên
Hoạt động của công đoàn công ty trong lĩnh vực bảo hộ lao động chủ yếu là sự phối kết hợp với chuyên môn. Được thể hiện trong các khâu tổ chức của công ty. Chủ tịch công đoàn công ty là một thầnh viên của ban bảo hộ lao động do Giám đốc thành lập, trưởng tiểu ban bảo hộ lao động của công đoàn là phó ban bảo hộ lao động thường trực. Sự phối hợp của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động thể hiện ở việc công đoàn thường xuyên kết hợp với ban bảo hộ lao động tuyên truyền, huấn luyện người lao động làm tốt công tác bảo hộ lao động, giúp đỡ các đoàn viên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, của người sử dụng lao động trong công tác bảo hộ lao động, cũng như ý nghĩa luật pháp về bảo hộ lao động.
Phối kết hợp với ban bảo hộ lao động công ty, công đoàn tham gia đoàn kiểm tra bảo hộ lao động hàng quý, từ đó đưa ra các kiến nghị của mình trong việc cải thiện điều kiện lao động, tham gia vào đoàn điều tra tại lao đông và lập biên bản tai nạn lao động.
Màng lưới an toàn vệ sinh viên trong công ty bao gồm 94 người của 17 đơn vị, xưởng, phân xưởng sản xuất. Các an toàn vệ sinh viên là các công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm, uy tín trong tổ chức sản xuất và nhiệt tình trong công tác công đoàn, có nhiều đóng góp trong công tác bảo hộ lao động.
Định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm công đoàn công ty tổ chức các khoá huấn luyện về bảo hộ lao động, sau mỗi khoá huấn luyện có tổ chức các cuộc thi ATVS viên giỏi thông qua đó đã tuyên truyền làm cho tất cả người lao động thấy được tầm quan trọng của công tác và từ đó sẽ có ý thức nghiêm túc việc học và thực hiện công tác bảo hộ lao động.
iV. Thực trạng công tác Bảo hộ lao động tại công ty
1. Nội dung kế hoạch Bảo hộ lao động của công ty:
Theo mục III của Thông tư liên tịch Số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN, ngày 31/10/1998 quy định kế hoạch Bảo hộ lao động gồm 5 nội dung:
Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh và cải thiện điều kiện lao động.
Các phương tiện bảo cề cá nhân.
Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Tuyên truyền, huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động.
Cùng với việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, công ty đã lập kế hoạch bảo hộ lao động. Kế hoạch bảo hộ lao động được lập căn cứ vào nhiệm vụ, phương hướng sản xuất, kế hoạch bảo hộ lao động của năm trước, những thiếu sót còn tồn tại trong công tác bảo hộ lao động, các kiến nghị của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn, kiến nghị của đoàn thanh tra.
Bảng kế hoạch Bảo hộ lao động của công ty năm 2004
TT
Nội dung công việc
Đối
tượng
Số
lượng
Chi phí
(1000 Đ)
Phân công thực hiện
Hoàn thành
Thiết kế
Thi công
A
Biện pháp an toàn PCCN
19.950
1
Kiểm tra các phương tiện chữa cháy
Toàn Công ty
600
Ban PCCN
Bảo vệ
Cả năm
2
Kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nước cứu hoả
Toàn Công ty
9.000
Ban PCCN
XNLĐSCTB
Quí II
3
Bổ xung vòi lăng, khớp nối, bình chữa cháy
CKCT, XDCB, QLCL, CKCX, Đội chữa cháy
27
3.850
Ban PCCN
Ban PCCN
Cả năm
4
Tập huấn phòng chống cháy nổ
Đội chữa cháy
3.000
Ban PCCN
Đội CC cơ sở
Theo KH
5
Hội thao phòng chống cháy nổ
Đội chữa cháy
3.000
Ban PCCN
Đội CC cơ sở
Theo KH
6
Cấp bổ xung tiêu lệnh
Toàn Công ty
10
500
Đơn vị
Ban PCCN
Quý I
B
Các biện pháp KTAT-VSLĐ, cải thiện Điều kiện lao động
I
Công trình cải thiện điều kiện lao động
297.500
1
Làm đường ray, xe goòng
CKL, GCAL
02
40.000
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Quý II
2
Làm lắp hầm cáp, rào chắn hố kỹ thuật
Đúc
50.000
DA, XDCB
DA, XDCB
Quý I
3
Gắn nội quy sử dụng máy
Toàn Công ty
10.000
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Quý II
4
Cải tạo lại kho chứa khí nén
Vật tư
10.000
XN Vật tư
XDCB
Quý I
5
Trang bị mới quạt mát công nghiệp
Đúc
10
6.500
XN Đúc
XN Vật tư
Quý II
6
Cân chỉnh đường ray cầu trục
CKL, GCAL
08
16.000
XNLĐSCTB
Thuê ngoài
Quý III
7
Kiểm tra, xiết lại bulông ray cầu trục
Toàn Công ty
10.000
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Quý II
8
Kiểm tra, bổ xung, làm mới ổ cắm, phích cắm các xưởng và cầu dao tổng khu văn phòng
Toàn Công ty
40.000
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Cả năm
9
Cải tạo mái trạm biến thế
Đúc gang
01
50.000
XDCB
XDCB
Quý IV
10
Làm cầu thang sàn thao tác sửa cầu trục
Đúc
15.000
XN Đúc
XDCB
Quý I
11
Kiểm tra, sửa chữa tường bao công ty
50.000
XDCB
XDCB
Quý IV
II
Vệ sinh môi trường
1.937.000
1
Chống sập, dột, cải tạo hệ thống thoát nước mái
GCAL, XDCB, CKCX, CKL, LĐSCTB, Kho, B9, BR, Mộc
570.000
XDCB
XDCB
Quý III
2
làm đèn chiếu sáng di động
GCAP, CKL, Lắp ráp
10
600
Đơn vị
XNLĐSCTB
Quý III
3
Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý
Cơ khí lớn
XDCB
Quý III
4
Cải tạo văn phòng
CKL, Tổ chức
02
120.000
XDCB
XDCB
Quý I
5
Cải tạo nền nhà xưởng
GCAP, CKL, QTĐS Mộc, Kho dụng cụ, Lắp ráp
865.000
XDCB
XDCB
Quý III
6
Sửa chữa, cải tạo hệ thống thông gió
Bánh răng, Dụng cụ, cơ lý
03
150.00
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Quý II
7
Vệ sinh định kỳ hệ thống cung cấp điện
Toàn Công ty
50.00
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Tháng 5
8
Huỷ mẫu Mộc cũ không sử dụng
Đúc
Quý I
9
Làm nền bãi tập kết khu cổng trục 20 tấn
Đúc
3000m
Dự án
Thuê ngoài
Quý II
10
Lắp kính cửa sổ, chống dột
Bánh răng
01
50.000
XDCB
XDCB
Quý III
11
Người sử dụng lao động sơn lại mái cũ
CKL, BR
CKL
Lắp ráp
Quý II
12
Vét mương, rãnh định kỳ, chặt cây, tỉa cành
Toàn Công ty
20.000
XDCB
XDCB
Quý II, IV
13
Làm đường đi giữa CKCX và XNLĐSCTB, nhà tắm nước nóng
02
20.000
XDCB
XDCB
Quý I
14
Sửa chữa, xây dựng đột xuất
Toàn Công ty
50.000
XDCB
XDCB
Cả năm
15
Cấp giẻ lau máy
Toàn Công ty
2800
42.000
Đơn vị
XN Vật tư
Cả năm
III
Kiểm tra, đăng kiểm thiết bị
221.000
1
Kiểm tra, thay thế cáp, móc, xích cẩu
CKL, CKCT, LR, Đúc
02
15.000
Đơn vị
XN Vật tư
Quý II
2
Kiểm tra, bảo dưỡng quạt chống nóng
Toàn Công ty
200
20.000
Đơn vị
XNLĐSCTB
Quý II
3
Kiểm tra các phương tiện an toàn (Găng tay, ủng, bút thử điện, dây an toàn, thang)
XNLĐSCTB
2.000
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Quý I
4
Kiểm tra, sửa chữa hệ thống bao che các thiết bị
Toàn Công ty
10.000
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Cả năm
5
Đăng kiểm các máy đo điện trở cách điện và điện trở nối đất
XNLĐSCTB
4
2.000
XNLĐSCTB
Thuê ngoài
Tháng 8
6
Kiểm tra, sửa chữa hệ thống nối đất, nối không bảo vệ máy, thiết bị
Toàn Công ty
500
30.000
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Quý I
7
Kiểm tra, sửa chữa hệ thống chống sét
Toàn Công ty
35.000
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Quý II
8
Kiểm tra, sửa chữa mạng địên
Toàn Công ty
80.000
XNLĐSCTB
XNLĐSCTB
Cả năm
9
Đăng kiểm thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
Toàn Công ty
33
27.000
XNLĐSCTB
Thuê ngoài
Cả năm
IV
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
252.150
1
Quần áo bảo hộ lao động
Toàn Công ty
850
119.000
TTBHLĐ
XN Vật tư
Cả năm
2
Giầy vải bảo hộ lao động
Toàn Công ty
800
28.000
TTBHLĐ
XN Vật tư
Cả năm
3
Giầy da bảo hộ lao động
Toàn Công ty
180
13.500
TTBHLĐ
XN Vật tư
Cả năm
4
Găng tay
Toàn Công ty
7500
26.250
TTBHLĐ
XN Vật tư
Cả năm
5
Khẩu trang
Toàn Công ty
7000
8.400
TTBHLĐ
XN Vật tư
Cả năm
6
Mũ bảo hộ lao động
Toàn Công ty
6.750
TTBHLĐ
XN Vật tư
Cả năm
7
Trang bị bảo hộ lao động khác
Toàn Công ty
750
50.000
TTBHLĐ
XN Vật tư
Cả năm
V
Chăm sóc sức khoẻ người lao động
229.500
1
Bồi dưỡng độc hại tại chỗ
Toàn Công ty
70.00
175.000
Đơn vị
QTĐS
Cả năm
2
Khám sức khoẻ định kỳ
Toàn Công ty
500
12.500
Ytế
Thuê ngoài
Tháng 8
3
Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Đúc
50
5.000
Ytế
Thuê ngoài
Tháng 8
4
Tổ chức an dưỡng, điều dưỡng
Toàn Công ty
60
24.000
Tổ chức
Thuê ngoài
Cả năm
5
Cấp thuốc phòng chống dịch, bệnh
Toàn Công ty
3.000
Ytế
Ytế
Quý III
6
Đo kiểm tra môi trường lao động
Toàn Công ty
01
10.000
Ytế
Thuê ngoài
Tháng 10
VII
Huấn luyện, tuyên truyền về BHLĐ
32.500
1
Huấn luyện AT-VSLĐ, PCCN
Toàn Công ty
1200
24.000
TTBHLĐ
Đơn vị
Quý I
2
Huấn luyện cho công nhân làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ
Toàn Công ty
200
4.000
TTBHLĐ
TTBHLĐ
Quý I
3
Mua tài liệu, tranh cổ động
Toàn Công ty
1.000
TTBHLĐ
Mua ngoài
Quý I
4
Thưởng trong công tác AT-VSLĐ
Toàn Công ty
3.500
TTBHLĐ
Đơn vị
Tháng 3
Tổng cộng
2.989.600 (Hai tỷ chín trăm tám mươi chín triệu sáu trăm nghìn đồng)
2. thực trạng về đklđ và tìng hình tnlđ-bnn trong sx
2.1. Đklđ, cơ sở vật chất, nhà xưởng của công ty
Cũng như các ngành cơ khí khác, điều kiện lao động tại công ty cơ khí Hà Nội nặng nhọc, từ khâu tạo phôi ban đầu đến trong quá trình gia công và ra thành phẩm đều đòi hởi phải có sự thao tác của công nhân. Mặt khác các thiết bị máy móc của công ty do Liên xô trang bị từ năm 1958 đều đã qua sửa chữa nhiều, thiếu cơ cấu an toàn, nhà xưởng bị xuống cấp nhiều như mặt bằng nhà xưởng, các hệ thống thông gió… Môi trường lao động tại công ty có nhiều tiếng ồn, đặc biệt là ở phân xưởng rèn, dập. Các loại bức xạ nhiệt ở các phân xưởng nấu gang, nhiệt luyện. lò hồ quang…
Nhưng bên cạnh đó không gian làm việc tại các phân xưởng khá rộng và trong quá trình thiết kế, xây dựng công ty đã chú trọng đến lấy ánh sáng và thông gió tự nhiên. Hơn nữa tại mỗi vị trí làm việc của công nhân, công ty đều bố trí một máy quạt .
2.2 Tình hình TNLĐ - BNN và các giải pháp khắc phục.
Mục tiêu của công tác an toàn vệ sinh lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo đảm an toàn, sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất do những nguyên nhân chủ quan, khách quan của người lao động và của người sử dụng lao động nên tai nạn lao động vẫn xẩy ra, gây tổn thương không nhỏ về người và tài sản.
Khi tai nạn lao động xẩy ra thì việc khai báo, điều tra, xác định rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục là một nội dung quan trọng trong công tác an toàn lao động. Tại điều 108 Bộ luật lao động đã sửa đổi bổ sung năm 2002 đã quy định: “Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi che dấu, báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.
Thực hiện quán triệt nội dung trên và theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN, ngày 26/3/1998 về khai báo và điều tra tai nạn lao động, khi có tai nạn lao động xẩy ra ban Bảo hộ lao động của công ty thành lập đoàn điều tra bao gồm: cán bộ chuyên về bảo hộ lao động, đại diện của công đoàn công ty, đại diện phòng y tế.
Để hạn chế và giảm thiểu tai nạn lao động, việc đầu tiên là phải tổ chức rút kinh nghiệm nhằm tìm ra đúng nguyên nhân, trên cơ sở đó xác định các biện pháp tương ứng để ngăn ngừa tai nạn lao động tái diễn hoặc tương tự. Làm tốt công tác huấn luyện, tuyên truyền cho người lao động thấy rõ được hậu quả do tai nạn lao động gây ra, chấp hành đúng các quy trình, quy phạm trong vận hành và sửa chữa các thiết bị máy móc. Đôn đốc và nhắc nhở người lao động nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và kỷ luật lao động do công ty đề ra và những điều trong Bộ luật lao động (đã được ghi trong nội dung huấn luyện cho người lao động).
Bên cạnh đó về phía công ty phải thực hiện đầy đủ 7 nghĩa vụ của mình đã được ghi trong mục III, chương IV của Nghị định 06/CP, phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động như: mũ, gang tay, ủng, mặt nạ phòng độc, kính che mặt…, đầu tư để lắp đặt các cơ cấu an toàn phòng ngừa tai nạn lao động.
Trong các lần khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, công ty tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và đã phát hiện được một số loại bệnh như: bệnh bụi phổi silic, người mắc bệnh này chủ yếu là người lao động làm tại phân xưởng đúc nơi có nồng độ nhiễm bụi silic cao, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhiều lần; bệnh điếc nghề nghiệp… Với những công nhân mắc bệnh nghề nghiệp ở mức độ nhẹ, công ty đã bố trí, sắp xếp hoặc chuyển sang công tác khác để tránh cho người bệnh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh và để hạn chế sự phát triển của bệnh. Trong những trường hợp nặng hơn công ty đã có những chế độ điều trị, điều dưỡng, lập danh sách để theo dõi và là căn cứ để được hưởng các chế độ đối với người mắc Bệnh nghề nghiệp.
Bảng các chỉ tiêu về Bảo hộ lao động
TT
Các chỉ tiêu về Bảo hộ lao động
số liệu
1
Lao động:
Tổng số lao động
+ Số lao động nữ
+ Số lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Số lao động nữ
976
243
302
43
2
Tai nạn lao động:
Tổng số vụ tai nạn lao động
Số vụ có người chết
Tổng số người bị tai nạn lao động
Số người chết vì tai nạn lao động
Trong đó :
Lao động nữ
Số người bị suy giảm 31% sức lao động trở lên
Chi phí bình quân/ 1 vụ tai nạn lao động chết người
Thiệt hại do tai nạn lao động
Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động
Số người phải nghỉ mất sức về hưu trước tuổi vì TNLĐ
07
0
07
0
0
0
0
0
334
0
3
Bệnh nghề nghiệp:
- Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp
Trong đó nữ:
- Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp
- Số người phải nghỉ mất sức về hưu trước tuổi vì BNN
58
12
1204
0
4
Huấn luyện:
- Số người lao động được huấn luyện về bảo hộ lao động
Trong đó: Số được huấn luyện lại
1072
871
5
Các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ :
- Tổng số thiết bị
Trong đó:
- Số thiết bị đã được đăng ký
- Số thiết bị đã được kiểm nghiệm và cấp phép
87
87
87
6
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
- Số giờ làm thêm bình quân/ngày
- Số giờ làm thêm bình quân/ tuần
- Số giờ làm thêm gình quân/năm
0,044
0,243
12,63
7
Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật:
Tổng số lượt người
Tỷ lệ % không thể tổ chức cho ăn uống tại chỗ phải phát hiện vật cho người lao động
62916
0%
8
Tổng chi phí cho công tác Bảo hộ lao động:
Thiết bị AT-VSLĐ
Quy trình, biện pháp cải thiện điều kiện lao động
Trạng bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Bồi dưỡng bằng hiện vật
Tuyên truyền, huấn luyện
Phòng cháy chữa cháy
Chi phí cấp cứu, điều trị TNLĐ, BNN
- Chi phí bồi thường cho người bị TNLĐ, BNN
62.740.000
304.383.905
220.000.000
134.868.000
6.347.000
4.015.000
54.437.799
6.700.000
9
Tình hình môi trường lao động nặng nhọc, độc hại (tính theo % số người bị tiếp xúc/ tổng số lao động):
Nóng quá
ồn
Điện từ trường
Bụi
14,9
12,4
0,8
4,625
10
Kết quả phân loại sức khoẻ của người lao động:
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
161
301
284
70
1
11
Đánh giá của doanh nghiệp về Điều kiện lao động :
Tốt
Trung bình
Xấu
Rất xấu
Trung bình
thực trạng của công tác bhlđ tại công ty ckhn
3.1. kỹ thuật an toàn – Phòng chống cháy nổ
3.1.1. Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng
Với đặc điểm các nguyên liệu trong quá trình sản xuất của công ty chủ yếu là kim loại có khối lượng lớn nên thiết bị nâng được sử dụng rộng rãi và phát huy hiệu qủa rất lớn trong việc thay thế sức lực người lao động. Thiết bị nâng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, thiết bị nâng được xếp và loại đặc chủng trong công ty. Các loại máy nâng có trọng tải trên một tấn trước khi đưa vào sử dụng công ty đều thực hiện đăng kiểm với Bộ công nghiệp, được Thanh tra Nhà nước về AT-VSLĐ cấp giấy phép sử dụng. Đến mỗi kỳ ra hạn sử dụng công ty đều làm thủ tục xin Thanh tra Nhà nước về ATLĐ kiểm tra về tình trạng an toàn của thiết bị để tiếp tục sử dụng. Ngoài việc kiểm tra an toàn, thiết bị nâng cũng được ban Bảo hộ lao động định kỳ tổ chức theo dõi đúng với quy phạm kiểm tra an toàn TCVN 4244 – 1986 và TCVS 5863 – 1995.
Công ty đã thực hiện một số biện pháp an toàn khi vận hành thiết bị nâng:
Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc, các bộ phận cơ cấu, sửa chữa kịp thời khi có sự cố: cáp, bánh răng, động cơ…
Thường xuyên kiểm tra độ ộn định của thiết bị.
Các thiết bị đều được nối không phòng ngừa sự cố tai nạn điện khi vận hành.
Khi sử dụng phải có đầy đử các thiết bị, cơ cấu an toàn cần thiết như: thiết bị khống chế quá tải, thiết bị chống xô vào tường, đèn, còi tín hiệu…
Thường xuyên kiểm tra độ mòn của móc treo tải, cáp.
Người lái cầu trục có tải trọng lớn hơn 1 tấn đều phải có bằng qua đào tạo đúng nghề.
Khi vận hành phải có hoa tiêu hướng dẫn.
Bảng phân loại thiết bị nâng theo trọng tải
Số thứ tự
Tải trọng (tấn)
Số lượng (cái)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
1.5
2
3
3.2
5
10
15
30
50
8
12
14
8
2
17
1
2
1
1
Tổng
58
Các sự cố về thiết bị nâng cũng ít xẩy ra trong công ty, tuy nhiên cũng phải nhắc đến một số tồn tại như : xưởng gia công áp lực có chế tạo một số móc cẩu và xích nhưng qua kiểm tra chất lượng chưa được tốt. Nhiều thiết bị nâng đã quá nhiều năm sử dụng có loại sử dụng từ năm 1956 nên mọt số cơ cấu an toàn bị hỏng hoặc thiếu, nhiều ca bin, cần trục đã bị vỡ cửa kính do vậy công nhân vận hành máy rất dễ bị ngã, các biển báo thiết bị nâng vẫn còn thiếu nhiều.
3.1.2. Kỹ thuật an toàn thiết bị áp lực
Do trong quá trình sản xuất cần phải cát, gọt những tấm kim loại có khổ lớn để hàn và láp ghép nên thiết bị áp lực được sử dụng nhiều trong công nghệ hàn, cắt gọt kim loại. Đây là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thiết bị áp lực được xếp vào loại đặng chủng trong công ty. Ban bảo hộ lao động của công ty luôn thực hiện việc đăng ký kiểm nghiệm và cấp giấy phép sử dụng cho toàn bộ các thiết bị này. Thợ thao tác máy nén khí, bình nén khí, hàn hơi được ban bảo hộ lao động huấn luyện và cấp thẻ an toàn cùng với việc kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghiêm túc quy định an toàn theo các quy phạm về thiết kế thiết bị áp lực của Nhà nước (TCVN 6155-1996; 5181-1990).
Với các thiết bị áp lực công ty mua trực tiếp từ bên ngoài các chai Oxy, bình , bình khí nén nên việc kiểm nghiệm an toàn các thiết bị này thuộc về nhà chế tạo, tuy nhiên khi sử dụng các vấn đề về an toàn thiết bị áp lực cho chai Oxy, bình khí nén cũng được ban Bảo hộ lao động phổ biến cho người lao động được biết.
Công ty đã bố chí một phòng riêng để chứa đựng và bảo quản ngoài phân xưởng cắt, gọt và hàn kim loại để đảm bảo an toàn. Hàng ngày cán bộ chuyên trách bảo hộ lao động đến kiểm tra, giám sát các cơ cấu an toàn như van an toàn, áp kế, các mối hàn để kịp thời phát hiện sửa chữa và thay thế.
3.1.3. Kỹ thuật an toàn điện
Với số lượng máy móc và thiết bị sử dụng năng lượng điện lớn như hiện nay theo ước tính bình quân mỗi tháng công ty sử dụng khoảng trên 400.000 KWh, từ đường điện cao thế 6kv. Công ty sử dụng hai trạm hạ áp phân phối trung tâm và 7 trạm phân phối khu vực cung cấp cho các phân xưởng, phòng ban trong công ty theo các cấp điện áp 380v, 220v. Điện áp sử dụng cho các đèn chiếu sáng cục bộ trên các máy là điện áp an toàn (40v,36v,26v…) do nhận thức được vấn đề do tai nạn điện gây ra là rất nguy hiểm nên công ty rất chú trọng làm tốt công tác an toàn điện. Mọi thiết bị mang điện trong toàn công ty đều được kiểm tra định kỳ(3-6-12 tháng) về độ tin cậy của các phần mang điện như cách điện, cơ cấu an toàn điện, đặc biệt là các khâu nối đất cho máy. Việc kiểm tra an toàn điện đều do phòng cơ điện tổ chức theo đúng quy trình kiểm tra, ngoài ra thợ điện thường trực tại các phân xưởng, xưởng sản xuất đều được trang bị các thiết bị bảo hộ.
Cùng với việc cấp cho mỗi máy một quy trình thao tác sử dụng máy an toàn, trong đó có nội dung an toàn điện, các trang bị phương tiện an toàn điện như găng tay, ủng, ghi cách điện, bút thử điện… tất cả đều được kiểm tra định kỳ về khả năng làm việc.
Mọi người lao động trước khi làm việc đều được huấn luyện nội dung an toàn điện. Trong đó phòng y tế phổ biến cách sơ cứu người bị tai nạn điện (cả với điện cao thế và điện hạ thế) đặc biệt là công nhân hàn điện, công nhân vận hành lò hồ quang phải qua kiểm tra, sát hạch và cấp thẻ an toàn.
Hệ thống chống sét cho nhà xưởng được thiết kế lắp đặt ngay từ khi xây dựng nhà máy, trên cơ sở lợi dụng các kết cấu kim loại của mái, vỉ kèo, cột nhà xưởng làm cột thu dẫn sét. Hệ thống nối đất chống sét được dùng chung cho nối đất bao vệ an toàn điện cho máy, thiết bị điện theo tiêu chuẩn quy định
3.1.4. An toàn cơ khí
Công ty có khoảng 600 thiết bị gia công và các thiết bị có liên quan, công nghệ sản xuất tương đối phức tạp, máy móc thiết bị nhà xưởng xuống cấp nhiều, mặt bằng sản xuất khá lớn. Do vậy có khá nhiều các yếu tố gây chấn thương, hầu hết các đơn vị sản xuất đều có các bộ phận truyền động của máy, các dụng cụ gá lắp phôi liệu, trục nối trục… Đặc biệt tại các xưởng gia công cơ khí với các máy như máy búa, máy đột dập, máy cắt tôn có hành trình nhanh, phôi và các chi tiết gia công chủ yếu là các kim loại có khối lượng lớn… ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- D0058.doc