Thực trạng & Giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ ở nước ta hiện nay

Tài liệu Thực trạng & Giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ ở nước ta hiện nay: ... Ebook Thực trạng & Giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ ở nước ta hiện nay

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng & Giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa & nhỏ ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam trong đó phần lớn bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng được coi là đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà Việt Nam đã đạt được trong thập niên vừa qua. Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân trong các chiến lược phát triển của mình, đặc biệt là về phương diện tạo công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo. Trong những năm vừa qua đã có một loạt những cải cách mang lại những kết quả đáng khích lệ như Luật Doanh nghiệp (năm 2000) và Nghị định Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (năm 2001), tạo một môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân. Mặc dù môi trường hoạt động đã dần được cải thiện, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong quá trình tăng trưởng. Các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa được hưởng một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước. Những hạn chế về khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và công nghệ hiện đại vẫn là những rào cản làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập đồng thời cũng thiếu công cụ quản lý hiện đại, khả năng tiếp cận thông tin và các mối liên hệ với các thị trường xuất khẩu. Có thể nói Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) mới có hiệu lực từ năm 1999 đã có những đóng góp đáng kể cho việc thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy nhiều tiềm năng, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số lượng các doanh nghiệp mới thành lập trong cả nước tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này đang giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế như tạo thêm việc làm, thu hút vốn vào sản xuất, kinh doanh, tăng thêm thu nhập và đa dạng hóa thu nhập dân cư, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu. Có tình trạng đó là do những tồn tại như môi trường đầu tư chưa thông thoáng, thủ tục còn nhiều phiền hà, mức độ hỗ trợ và ưu đãi đầu tư chưa thật hấp dẫn. Vì vậy, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong thời gian tới, em chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp cho việc đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”. Đề tài gồm có các phần sau: Mục lục Lời mở đầu Phần 1: Lý luận chung Phần 2: Thực trạng đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Phần 3: Phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian tới Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Em xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới TS. NGUYỄN BẠCH NGUYỆT đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. PHẦN 1 LÝ LUẬN CHUNG I. Đầu tư và đầu tư phát triển 1. Khái niệm Xuất phát từ phạm vi tác dụng của các kết quả hoạt động đầu tư, chúng ta có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục đích của việc đầu tư là thu được cái gì đó lớn hơn những gì mà mình đã bỏ ra. Do vậy, nền kinh tế không xem những hoạt động như gửi tiền tiết kiệm là hoạt động đầu tư vì nó không làm tăng của cải cho nền kinh tế mặc dù người gửi vẫn có khoản thu lớn hơn so với số tiền gửi. Từ đó, người ta biết đến một định nghĩa hẹp hơn về dầu tư hay chính là định nghĩa về đầu tư phát triển. Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thương xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Trước đây, theo quan niệm truyền thống, vốn đầu tư phát triển chỉ là những chi phí bằng tiền dùng cho việc xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong nền kinh tế. Như vây, về thực chất, vốn đầu tư phát triển chỉ gồm những chi phí trực tiếp làm tăng tài sản cố định. Theo khái niệm đầu tư phát triển vừa nêu ở trên, vốn đầu tư phát triển dược quan niệm là những chi phí bỏ ra găn liền với việc làm tăng thêm tài sản cho toàn xã hội. Nghĩa là, vốn đầu tư phát triển ngoài vai trò làm tăng tài sản cố định còn làm tăng tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực, nâng cao mức sống dân cư, mặt bằng dân trí, bảo vệ môii trường sinh thái,... Nói cách khác, vốn đầu tư phát triển có thể chia thành các nội dung cơ bản sau: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung; vốn đầu tư phát triển khác. Trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hoạt động đầu tư diễn ra một cách sôi nổi và thường xuyên từ những hoạt động lớn đến những hoạt động trưởng chừng như bình thường: Nhà nước đầu tư xây dựng cầu đường, một gia đình cho con đi học, một doanh nghiệp mua thêm máy móc để sản xuất thêm sản phẩm... Trong phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, đề tài xin đi sâu vào phân tích hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp nhỏ và vừa - một lực lượng đông đảo có những đóng góp lớn vào công cuộc đầu tư phát triển của nền kinh tế. 2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư phát triển là một hoạt động mang tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Sở dĩ như vậy là do đầu tư phát triển có những đặc điểm riêng có khác biệt với những loại hình đầu tư khác. Thứ nhất, hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã đem vốn đầu tư vào dự án này thì không thể sử dụng vốn đó cho một dự án khác. Đặc điểm này của hoạt động đầu tư buộc các nhà đầu tư phải suy nghĩ, cân nhắc rất kỹ trước khi lựa chon dự án và đưa ra quyết định đầu tư. Thứ hai, thời gian tiến hành hoạt động đầu tư và kết quả của hoạt động đầu tư phát huy tác dụng lâu dài. Để có được một tài sản cố định có thể phát huy tác dụng một cách độc lập trong nền kinh tế thì cần một khoảng thời gian rất dài. Ví dụ: để xây dựng một nhà máy sản xuất mới, chủ đầu tư phải trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư với rất nhiều công việc. Nhưng bù vào đó, nhà máy lại có thể hoạt động trong một thời gian dài đủ cho nhà đầu tư thu hồi lại những chi phí đã bỏ ra, đồng thời có được một khoản lợi nhuận hợp lý. Thêm vào đó là những thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài, thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như Kim Tự Tháp ở Ai Cập, nhà thờ La Mã ở Rome, vạn lý trường thành ở Trung Quốc... Điều này nói lên giá trị to lớn của các thành quả đầu tư phát triển. Do hoạt động đầu tư phát triển cần lượng vốn lớn và tồn tại lâu dài nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Có những yếu tố đã được nhận dạng, tính toán từ trước, nhưng cũng có những yếu tố bất định xảy ra bất ngờ, không thể lường trước được. Những yếu tố này tác động đến hoạt động đầu tư theo hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. Thông thường những tác động tích cực thì ít mà tác động tiêu cực thì nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đầu tư. Từ việc thời gian để tiến hành hoạt động đầu tư đến thời gian vận hành kết quả đầu tư để thu hồi đủ vốn kéo dài làm cho công cuộc đầu tư chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố tự nhiên, chính trị, xã hội, kinh tế... Hoạt động đầu tư còn chịu tác động mạnh mẽ của yếu tố địa hình nơi công cuộc đầu tư được tiến hành bởi một đặc điểm riêng có của hoạt động đầu tư là kết quả vận hành ngay tại nơi sản xuất, xây dựng. Với những đặc điểm nêu trên, hoạt động đầu tư yêu cầu chủ đầu tư cũng như toàn bộ nền kinh tế phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên... để hoạt động đầu tư có thể diễn ra đúng như kế hoạch và mang lại kết quả như mong muốn. 3. Vai trò của đầu tư Như trên đã phân tích, đầu tư là hoạt động hy sinh nguồn lực ở hiện tại để có thể thu lại những kết quả cao hơn trong tương lai. Thực tế thế giới và tình hình Việt Nam từ thời kỳ kế hoạch hóa tập trung đến nền kinh tế thị trường đã chứng minh nếu không có đầu tư phát triển thì không có sự tăng trưởng và phát triển, nền kinh tế sẽ lâm vào thoái trào và đình trệ, đời sống người dân sẽ ngày càng nghèo khó... Trong thời đại hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế và là chìa khóa của sự tăng trưởng, hội nhập vào nền kinh tế chung của khu vực cũng như toàn thế giới. Đầu tư phát triển có những vai trò vô cùng quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như mỗi doanh nghiệp nói riêng. 3.1. Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Đầu tư là một yếu tố quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24~28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đầu tư tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, đầu tư tăng lên làm cho tổng cầu tăng lên, kéo theo sản lượng cân bằng tăng lên và giá cả của hàng hóa cũng tăng lên. Ngược lại với tổng cầu, đầu tư tác động đến tổng cung trong dài hạn. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới được sử dụng thì tổng cung tăng lên, kéo theo sản lượng tăng lên và giá cả hàng hóa giảm. Theo tác động dây chuyền, giá cả giảm lại khuyến khích tiêu dùng và kích thích đầu tư sản xuất hơn nữa. Cứ như vậy, đầu tư phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích lũy, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 3.2. Đầu tư tác động đến sự ổn định về kinh tế Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Sự tác động không đồng thời của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung làm cho sự tăng giảm của hoạt động đầu tư cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. Cụ thể, nếu đầu tư tăng lên, như phân tích ở trên làm cho giá cả tăng lên gây ra tình trạng lạm phát. Lạm phát lại làm chõ đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách, kinh tế châm phát triển. Mặt khác, đầu tư tăng lên làm cho sản xuất phát triển, thu hút thêm nhiều lao động, tăng thu nhập cho dân cư, giảm tệ nạn xã hội... Đây là yếu tố cơ bản tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không nên tăng đầu tư phát triển vì nếu giảm đầu tư sẽ đưa đến nhiều hậu quả to lớn hơn nữa. Vì vậy, trong hoạt động kinh tế vĩ mô, các nhà hoạch định chính sách cần nhận thức đúng đắn về sự tác động hai mặt này để đưa ra những chính sách hợp lý có thể phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. 3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Chúng ta sẽ xem xét sự tác động qua lại giữa vốn đầu tư và thu nhập của nền kinh tế thông qua hai lý thuyết: lý thuyết của Keynes về đầu tư và lý thuyết gia tốc đầu tư. Theo Keynes, mỗi sự gia tăng về vốn đầu tư dều kéo theo sự gia tăng nhu cầu bổ sung về nhân công và nhu cầu về tư liệu sản xuất. Do đó làm tăng việc làm và nhu cầu về tư liệu sản xuất sẽ làm tăng thu nhập của nền kinh tế và đến lượt nó làm tăng đầu tư mới. Quá trình này thể hiện thông qua số nhân đầu tư - đại lượng thể hiện mối quan hệ tác động dây chuyền: tăng đầu tư làm tăng thu nhập, tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới. Số nhân đầu tư được xác định: dY m = dI dY: Mức gia tăng thu nhập dI: Mức gia tăng đầu tư m: Số nhân đầu tư Vì I = S nên dY dY 1 1 m = = = = dI dY – dC 1 - dC/dY 1 - MPC Bên cạnh đó, lý thuyết gia tốc nói về nguyên nhân quyết định đầu tư. Theo thuyết này, ngoài các yếu tố thông thường như lãi suất, thuế...; việc tăng vốn, tăng đầu tư còn xảy ra khi sản lượng tăng. Hơn nữa, sản lượng phải tăng liên tục cùng nhịp độ mới đảm bảo cho vốn đầu tư không đổi. Khi sản lượng ngừng tăng, đầu tư ròng bằng 0 nhưng tổng đầu tư vẫn lớn hơn 0 nhằm duy trì năng lực sản xuất hiện có. Điều này được chứng minh ở công thức: Kt x = Yt x: Đại lượng thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư và sản lượng đầu ra Kt: Vốn đầu tư trong thời gian t Yt: Sản lượng đầu ra trong thời gian t Từ công thức trên, ta có: Kt = x.Yt ; Kt+1 = x.Yt+1 Þ NI = Kt+1 – Kt = x.(Yt+1 – Yt) = x.DY Sự phối hợp nhân tố gia tốc và mô hình số nhân có thể được thể hiện ở mô hình sau: Sản lượng tăng ở tương lai ® Đầu tư tăng (theo nhân tố gia tốc) ® Sản lượng tăng (mô hình số nhân) ® Đầu tư tăng... và ngược lại Sự tác động của đầu tư lên tăng trưởng và phát triển kinh tế còn thể hiện ở hệ số ICOR. Vốn đầu tư ICOR = Mức tăng GDP Từ đó suy ra: Vốn đầu tư Mức tăng GDP = ICOR Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP phụ thuộc hoàn toàn vào vốn đầu tư. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc nhiều vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, vùng lãnh thổ cũng như hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. Ở nhiều nước, đầu tư đóng vai trò như một “cú hích ban đầu” để thoát ra khỏi “cái vòng luẩn quẩn” tạo đà cho sự cất cánh. 3.4. Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự tác động này được thể hiện rõ ở chính sách đầu tư ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Đối với cơ cấu ngành, thông thường đầu tư cho ngành công nghiệp, dịch vụ thường chiếm tỷ trọng cao nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở những khu vực này. Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi thình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn tạo thành lực kéo và bàn đạp để thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. 3.5. Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Đầu tư trong các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể hiểu đó là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để duy trì và tăng cường, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của cơ sở. Như vậy đầu tư có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành lập trước hết phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật như nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua săm các máy móc thiết bị, thuê nhân công... Sau đó để duy trì hoạt động bình thường của mình, các doanh nghiệp phải định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hay thay mới các cơ sở vật chất đã hư hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Có như vậy, doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được. Ngoài ra, đầu tư còn là cách thức cơ bản giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình như tăng lợi nhuận, nâng cao vị thế, uy tín... Đối với các doanh nghiệp vô vị lợi (hoạt động không để thu lợi nhuận cho bản thân mình) để tồn tại, duy trì sự hoạt động, ngoài việc tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất – kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư. Thực tế đã chỉ rõ, rất nhiều doanh nghiệp do không có phương án đầu tư kinh doanh đúng đắn hoặc không có khả năng huy động vốn đầu tư đều thất bại trong kinh doanh dẫn tới phá sản. Đó là quy luật không thể phủ nhận của nền kinh tế thị trường. 3.6. Đầu tư tác động tới khoa học và công nghệ Đầu tư tác giúp tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của mỗi nước. Hiện nay, công nghệ đang là trung tâm của công nghiệp hóa. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của mỗi quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Như chúng ta đã biết có hai con đường cơ bản để có công nghệ mới. Đó là: tự nghiên cứu phát minh và nhập công nghệ của nước khác. Dù là tự nghiên cứu hay nhập công nghệ đều cần phải có vốn đầu tư với khối lượng lớn. Tự nghiên cứu thì cần vốn đầu tư cho việc lắp đặt phòng thí nghiệm, cho công tác nghiên cứu, thử nghiệm... Còn đối với việc nhập công nghệ thì lại càng cần phải có vốn đầu tư. Cần có vốn đầu tư lớn để mua thiết bị, chuyển giao công nghệ... nhất là trong thời kỳ hiện nay, giá công nghệ cùng với giá chất xám ngày càng tăng cao. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. II. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. Khái niệm doanh nghiệp Thực tế trên thế giới, các nước có quan niệm rất khác nhau về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguyên nhân sự khác nhau này là do các nước dùng các tiêu thức để phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên trong hàng loạt các tiêu thức đó thì có 2 tiêu thức phân loại được sử dụng ở phần lớn các nước. Đó là tiêu thức quy mô vốn và tiêu thức số lượng lao động. Việc lượng hóa các tiêu thức để phân loại quy mô doanh nghiệp tùy thuộc vào một số yếu tố như: + Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước và những quy định cụ thể phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. + Trong ngành nghề khác nhau thì chỉ tiêu về độ lớn của các tiêu thức cũng khác nhau. Điều này ta có thể thấy rõ thông qua số liệu ở bảng 1. Bảng 1: Tiêu thức xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước và vùng lãnh thổ N­íc Tiªu thøc ¸p dông Sè lao ®éng Tæng vèn hoÆc gi¸ trÞ tµi s¶n In®«nªxia Xingapo Th¸i Lan Hµn Quèc NhËt B¶n EU Mªhic« Mü <100 <100 <100 <300 trong CN, XD <200 trong TM&DV <100 trong b¸n bu«n <50 trong b¸n lÎ <250 <250 <500 <0.6 tû Rupi <499 triÖu USD <200 Bath <0.6 triÖu USD <0,25 triÖu USD <10 triÖu yªn <100 triÖu yªn <27 triÖu EURO <7 triÖu USD <20 triÖu USD Nguồn: Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – NXB CTQG Tại Việt Nam tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được thể hiện trong nghị định 90/2001/NĐ ngày 23-11-2001 của Chính Phủ. Theo quy định này doanh nghiệp nhỏ và vừa được định nghĩa như sau: ”Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không qua 30 người”. Như vậy, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã đăng ký kinh doanh và thoả mãn một trong hai điều kiện trên đều được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo cách phân loại này ở Việt Nam có khoảng 93% trong tổng số doanh nghiệp hiện có là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể là 80% các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khu vực kinh tế tư nhân doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng 97% xét về vốn và 99% xét về lao động so với tổng số doanh nghiệp của cả nước. 2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Khi nói tới doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, chúng ta đều nghĩ đến đặc điểm chung nhất đó là: số lượng lao động ít, trình độ không cao, nhu cầu về vốn đầu tư nhỏ nhưng tỷ suất vốn cao và thời gian hoàn vốn nhanh, chi phí sản xuất cao do đó giá thành đơn vị sản phẩm cao hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp lớn nên vị thế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thị trường ít được chú ý. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu rộng nhưng lại có ưu thế trong việc đáp ứng nhu cầu đặc thù. Các doanh nghiệp này dễ phân tán và ít gây tác động mạnh tới nền kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay ngoài những đặc điểm trên còn có những đặc điểm cơ bản sau: + Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trải qua nhiền biến động thăng trầm đặc biệt là sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. + Việt Nam là một nước kinh tế kém phát triển nên sản xuất nhỏ là phổ biến nên các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có diện rộng phổ biến. + Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực ngoài quốc doanh mới thành lập, thiếu kiến thức kinh doanh, chưa quen với thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ và vừa còn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ, máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, bế tắc về thị trường tiêu thụ. + Sở hữu nhà nước có trên 4000 doanh nghiệp nhỏ và vừa và sở hữu tư nhân có trên 17000 doanh nghiệp và công ty tư nhân, trên 1,8 triệu hộ kinh tế cá thể hoạt động theo Nghị định 66/HĐBT. + Về hình thức tổ chức gồm các loại hình: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hộ kinh tế cá thể. + Trình độ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất hạn chế, thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh và luật pháp, thiếu kinh nghiệm. Trình độ văn hóa kinh doanh còn thấp, tồn tại nhiều tiêu cực. + Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Xu hướng tập trung vào các ngành cần đầu tư ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh, lãi suất cao như thương nghiệp, du lịch, dịch vụ. + Nhà nước chỉ mới có các định hướng lớn khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, nguồn lực tài chính còn hạn chế. 3. Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp áp dụng ở Việt Nam Việc đưa ra các tiêu chí chuẩn xác để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chính sách hỗ trợ. Chính vì vậy, hầu hết các nước đều rất chú trọng nghiên cứu tiêu thức phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trên thế giới tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa có một số nét chung nhưng cũng có nhiều chỗ còn chưa thống nhất vì điều kiện kinh tế - xã hội mỗi nước khác nhau. Thậm chí trong cùng một nước, sự phân loại cũng khác nhau tùy theo thời kỳ, từng ngành nghề và từng vùng lãnh thổ. Có hai tiêu chí phổ biến dùng để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính: Dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa như trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp... Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng khó xác định trên thực tế. Do đó, nó thường chỉ làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng để phân loại trong thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng: Có thế sử dụng các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản vốn, doanh thu, lợi nhuận. Trong đó: Số lao động có thể lao động trung bình trong danh sách, lao động thường xuyên hoặc lao động thực tế hiện có. Tài sản hoặc vốn có thể sử dụng tổng giá trị tài sản (hay vốn), tài sản cố định (hay vốn cố định), giá trị tài sản còn lại. Doanh thu có thể là tổng doanh thu hàng năm, tổng giá trị gia tăng hàng năm. Ở nhiều nước trên thế giới, tiêu chí định lượng để xác định quy mô doanh nghiệp rất đa dạng. Các nước APEC thường sử dụng tiêu chí số lao động (11/12 nước sử dụng). Một số tiêu chí khác thì tùy thuộc vào điều kiện của từng nước: vốn đầu tư (3 nước), tổng giá trị tài sản (4 nước), doanh thu (4 nước) và tỷ lệ vốn góp (1 nước). Số lượng tiêu chí dùng để phân loại ở mỗi nước cũng chỉ từ một đến hai và cao nhất là ba tiêu chí nêu trên để phân loại. Ở Việt Nam, sử dụng hai tiêu chí là số vốn điều lệ và số lao động. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là các cơ sở sản xuất kinh doanh có đăng ký, không phân biệt thành phần kinh tế, có quy mô về vốn và lao động thỏa mãn với quy định của Chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Trước đây, do chưa có tiêu chí chung xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên một số cơ quan Nhà nước, một số tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chủ động đưa ra những tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa phục vụ cho công tác của mình. Cụ thể như sau: Ngân hàng công thương Việt Nam coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có: + Lao động thường xuyên dưới 500 người; + Vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng; + Doanh thu hàng tháng dưới 29 tỷ đồng. Liên Bộ Lao động và Tài chính coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có: + Lao động thường xuyên dưới 100 người; + Doanh thu hàng năm dưới 10 tỷ đồng; + Vốn pháp định dưới 10 tỷ đồng. Dự án VIE/US/95/004 do UNIDO tài trợ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam coi doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có: + Lao động dưới 30 người; + Vốn đăng ký dưới 100000 USD. Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có: + Lao động từ 31~200 người; + Vốn đăng ký dưới 400000 USD. Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc chương trình Việt Nam – EU quy định các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ gồm các doanh nghiệp có: + Số công nhân từ 10~500 người; + Vốn điều lệ từ 50000 đến 300000 USD. Quỹ phát triển nông thôn thuộc ngân hàng Nhà nước coi doanh nghiệp Nhà nước nhỏ và vừa là các doanh nghiệp có: + Giá trị tài sản không quá 2000000 USD; + Lao động không quá 500 người. Trong các ngành sản xuất vật chất, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đã thống nhất quan niệm về quy mô doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng và có dưới 100 lao động; doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đến 10 tỷ đồng và có từ 100~500 lao động. Đến ngày 26/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã tạm thời thống nhất các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại công văn số 681/CP-KTN. Theo công văn này, doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động dưới 200 người. Theo tiêu thức phân loại này, ở Việt Nam số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 89% tổng số doanh nghiệp hiện có. Tuy nhiên, qua thực tiễn, có thể thấy tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên đây (theo công văn số 681) có những vấn đề đáng suy nghĩ như sau: Có thể chỉ dùng một tiêu chí là lao động hoặc số vốn, bởi vì hai tiêu chí đó không phải là luôn luôn tương thích với nhau, nhất là trong điều kiện hiện nay, có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, số vốn hoặc doanh thu khá lớn nhưng lại có rất ít lao động, vì đó là những lao động với chuyên môn kỹ thuật cao. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, nên có tiêu chí riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... và cần có sự điều chỉnh qua từng thời gian, tùy thuộc vào yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vì mục đích của tiêu chí này là xác định đối tượng để thực hiện những chính sách của Nhà nước trong từng thời gian, đối với từng ngành, nghề. Do vậy, ngày 23/11/2001, chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Nghị định này, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. Cũng theo định nghĩa này, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bao gồm: Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp Tác Xã; Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. 4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa có sức lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Theo tiêu chí mới thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 93% tổng số các doanh nghiệp thuộc các hình thức: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo tiêu chí về vốn thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 99,6% tổng số các doanh nghiệp tư nhân, chiếm 97,38% trong tổng số HTX, chiếm 94,72% tổng số các công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 42,37% tổng số các công ty cổ phần và 65,88% trong tổng số các doanh nghiệp nhà nước (theo tiêu chí về vốn của công văn 681/CP – KT ngày 20/6/1998). Điều này có thể thấy rõ trong bảng 2. Bảng 2: Vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp DN Sè DN Vèn d­íi 1 tû Vèn tõ 1-5 tû Vèn < 5 tû Vèn >5 tû DN % DN % DN % DN % 1. DN trong n­íc 23016 16547 71 4076 17,7 20623 89,6 2393 10,9 -DNNN 5873 1585 28 2284 38,9 3869 65,9 2004 34,1 - DNTN 10916 10383 95,1 485 4,4 10868 99,6 48 0,4 - HTX 1867 1634 87,5 184 9,9 1818 97,4 49 2,6 - CTCF 118 17 14,4 33 28 50 42,4 68 57,6 - CTTNHH 4242 2928 69 1090 25,7 4018 97,7 224 5,28 2. DN cã vèn §T n­íc ngoµi 692 123 17,8 107 15,4 230 33,2 462 66,8 - 100% vèn n­íc ngoµi 150 19 12.7 26 17.3 45 30 105 70 - LDTPKTNN 433 77 17,8 58 13,4 135 31,2 298 68,8 - LDTPKTTN 59 11 18,6 12 20,3 23 39 36 64 - LDTPKTTT 6 6 100 0 0 6 100 0 0 - LDTPKTHH 32 11 34,4 8 25 19 59,4 13 40,6 - Hîp ®ång hîp t¸c KD 12 2 16,7 3 25 5 41,7 7 58,3 Tæng sè 23708 16673 70,3 4183 17,6 20856 88 2852 12 Nguồn: Theo MPI – UNIDO 4.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi tạo ra việclàm chủ yếu ở Việt Nam Đây là một thế mạnh rõ rệt của doanh nghiệp nhỏ và vừa và là nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta phải chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay. Theo số liệu thống kê của tổng cục Thống kê, số người không có việc làm thường xuyên trong cả nước là khoảng 8,5 triệu người, trong đó khu vực thành thị là 1,2 triệu người còn khu vực nông thôn là 7,3 triệu người; 84% số người không có việc làm ở độ tuổi từ 14~44 tuổi. Năm 2000, cả nước có tới 1447000 người trong độ tuổi lao động không có việc làm, ._.trong đó khu vưc jthành thị có 692000 người, chiếm 48% và khu vực nông thôn có 755000 người, chiếm 52%. Theo dự báo, từ nay đến năm 2010, mặc dù dân số có thể tăng chậm lại nhưng nguồn lao động của nước ta vẫn tăng nhanh liên tục, đòi hỏi giải quyết việc làm hết sức khẩn trương. Số liệu điều tra lao động và việc làm (tháng 7/2000) cho thấy ở Việt Nam, dân số trong độ tuổi lao động là 46,2 triệu người, chiếm 59% tổng dân số. Việt Nam đang chuyển từ giai đoạn cấu trúc dân số trẻ sang “cơ cấu dân số vàng”, nghĩa là tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở mức cao trong khi tỷ lệ dân số phụ thuộc giảm. Dự báo trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng và đạt đỉnh cao nhất là gần 70% vào năm 2009 (56 triệu người). Từ năm 1999-2009, mỗi năm sẽ có thêm 1,8 triệu người bước vào tuổi lao động. Đây là mức tăng nguồn nhân lực cao nhất từ trước tới nay trong lịch sử dân số Việt Nam, là tiềm năng, cơ hội lớn về nguồn nhân lực và cũng là thách thức rất lớn về giải quyết việc làm. Sức ép của dân số và lao động lên đất đai, việc làm ở nông thôn chính là nguyên nhân của dòng di dân từ nông thôn ra thành phố, gây nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn phải được giải quyết chủ yếu bằng việc phát triển ngành, nghề sản xuất và dịch vụ, trước hết là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nhỏ và vừa phân bố thật rộng rãi trong khắp các vùng nông thôn, góp phần hình thành các đô thị nhỏ, xây dựng nông thôn mới. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế hiện thu hút khoảng 25-26% lực lượng lao động phi nông nghiệp của cả nước, nhưng triển vọng thu hút thêm lao động rất lớn vì suất đầu tư cho môic chỗ làm viêc jở đây thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp lớn, chủ yếu là do chi phí thấp và thu hút được các nguồn vốn rải rác trong dân. Theo tài liệu “Một số chỉ tiêu chủ yếu về quy mô và hiệu quả của 1,9 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam" của Tổng cục Thống kê xuất bản năm 1997, lượng vốn trung bình cho một chỗ việc làm trong một doanh nghiệp tư nhân chỉ có 35 triệu đồng và trong công ty trách nhiệm hữu hạn là 45 triệu đồng, trong khi lượng vốn trung bình cho một chỗ làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước là 87,5 triệu đồng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhân số lao động nhất là ở nông thôn tăng lên mỗi năm; đồng thời còn tiếp nhận số lao động từ các doanh nghiệp Nhà nước dôi ra qua việc cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê, phá sản doanh nghiệp hiện đang được triển khai. Tuy vậy, số lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ chiếm 12-15% lực lượng lao động, so với các nước trong khu vực chỉ tiêu này là 50-60%. Như vậy, tỷ lệ thu hút lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta còn quá thấp, tiềm năng của các doanh nghiệp này chưa được phát huy một cách đầy đủ. 4.3. Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những nhà sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhỏ rất lớn và thường xuyên phải thay đổi để thích nghi với môi trường xung quanh, phản ứng với những tác động bất lợi do sự phát triển theo xu hướng tích tụ và tập trung hóa sản xuất. Sự sáp nhập, giải thể và xuất hiện các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn. Đó là sức ép lớn buộc những người quản lý và sáng lập ra chúng phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm. Sự có mặt của đội ngũ những người quản lý này cùng với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn đến hoạt động của từng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ luôn là người đi đầu trong đổi mới, tìm kiếm phương thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ này và chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt phù hợp với thị trường. 4.4. Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ Từ các đặc trưng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế về địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có mặt ở hầu hết các vùng, địa phương. Chính điều này đã giúp cho doanh nghiệp tận dụng và khai thác tốt nguồn lực tại chỗ. Chúng ta có thể chứng minh thông qua nguồn lực lao động. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã sử dụng gần 1/2 lực lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp (49%) trong cả nước và tại một số vùng nó đã sử dụng tuyệt đại đa số lực lượng sản xuất lao động phi nông nghiệp. Ngoài lao động ra doanh nghiệp nhỏ và vừa còn sử dụng nguồn tài chính của dân cư trong vùng, nguồn nguyên liệu trong vùng để hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.5. Đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế Mỗi năm, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 25-26% GDP của cả nước. Năm 1995, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra khoảng 31% giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa, 100% giá trị sản lượng hàng hóa của một số ngành, nghề như chiếu cói, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ... Xét về tương quan giữa giá trị tài sản cố định với doanh thu để xét về hiệu quả sử dụng đồng vốn, có thể thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn ở khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất khả quan. Cụ thể như bảng sau: Bảng 3: Chi phí đầu tư để tạo được 1 đồng doanh thu Loại hình doanh nghiệp Chi phí đầu tư (đồng) % DNNN 0,562 100 DNNN địa phương 0,22 39 Doanh nghiệp tập thể 0,298 53 Doanh nghiệp tư nhân 0,197 35 Công ty TNHH 0,188 33 Nguồn: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2001 Đối với các ngành, nghề, làng nghề truyền thống, hiện nay, cả nước có khoảng 1400 làng nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống, có từ hàng trăm năm nay. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của từng địa phương đã nổi tiếng trong cả nước, một số đã được xuất khẩu và được nước ngoài đánh giá rất cao. Nhiều ngành, nghề truyền thống đã được nối tiếp trong từng hộ gia đình, từng dòng họ, hình thành tập trung trong các làng nghề, phát huy truyền thống, đặc trưng của nông thôn ta. Việc giữ gìn và phát triển những sản phẩm độc đáo, củng cố và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành, nghề truyền thống là phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc trong tăng trưởng kinh tế, đồng thời là một thế mạnh của chúng ta trong quá trình hội nhập với kinh tế của toàn khu vực. Điều quan trọng là doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều thuận lợi trong việc khai thác các tiềm năng rất phong phú trong dân, từ trí tuệ, tay nghề tinh xảo đến vốn liếng, các bí quyết nghề nghiệp, các quan hệ huyết thống,... trong các ngành nghề truyền thống. 4.6. Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn có ý nghĩa vô cùng to lớn: phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, xóa thế thuần nông, độc canh, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Hơn thế nữa, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến lên xã hội văn minh, hiện đại. Cơ cấu thành phần kinh tế: Các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên nhanh chóng, các doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, củng cố lại, kinh doanh có hiêu quả hơn để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Cơ cấu ngành: Phát triển nhiều ngành, nghề đa dạng, phong phú theo hướng lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Đặc biệt phát triển nhiều ngành, nghề mới, mũi nhọn. Cơ cấu lãnh thổ: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân bố đều hơn về lãnh thổ - cả nông thôn và thành thị, cả miền núi và đồng bằng. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Rất dễ thấy là mấy năm gần đây, bộ mặt kinh tế, xã hội nhiều vùng đã có thay đổi theo hướng đó: nhiều thị trấn, thị tứ đông đúc, nhộn nhịp hơn trước, nhiều cụm công nghiệp, tiểu thu công nghiệp mới được hình thành, đi đôi với giao thông nông thôn phát triển, đường dẫn điện tỏa ra nhiều vùng nông thôn. III. Sự cần thiết đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta Mặc dù khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mỗi nước khác nhau, nhưng vai trò của nó trong nền kinh tế là rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong việc tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. Nếu như doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam được định nghĩa là “doanh nghiệp không có trên 500 công nhân hay có tổng số vốn (tổng tài sản) ít hơn 10 tỷ đồng” thì tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất công nghiệp ở Việt Nam chỉ có 8300. Tuy nhiên, tổng số lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nhiều hơn Philippin. Do quá trình công nghiệp hóa ngắn hơn và sự tham gia hạn chế của khu vực tư nhân vào công nghiệp trong quá khứ nên số các doanh nghiệp sản xuất còn nhỏ hơn rất nhiều so với các nước ASEAN khác. Để tích lũy được công nghiệp hóa Việt Nam cần phải khuyến khích các chủ doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa cho chinhs doanh nghiệp của họ. Đối với Việt Nam, sự cần thiết phải đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tóm tắt như sau: Mở rộng xuất khẩu và cải thiện đời sống nhân dân bằng cách cung ứng các sản phẩm có tính cạnh tranh cao cho thị trường trong nước đang nhanh chóng thay đổi và ra thị trường nước ngoài (các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân có lợi thế so sánh là khả năng thích ứng và linh hoạt với sự thay đổi về môi trường kinh tế xã hội). Tăng năng suất vốn đầu tư và hiệu quả lao động. Nhìn chung, hiệu quả vốn đầu tư của doanh nghiệp nhỏ và vừa là cao hơn đối với các công ty lớn nhưng năng suất lao động lại thấp hơn. Trong một nền kinh tế có vốn rải rác, Việt Nam nên tận dụng các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đạt được tăng trưởng kinh tế cao nhưng bền vững.Và, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn có rất nhiều cơ hội để tăng năng suất lao động do có sự hỗ trợ của Chính phủ như những quy định mới, mở rộng tín dụng, thông tin về công nghệ mới và thị trường. Tạo công ăn việc làm. Do khả năng thu hút lao động cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhiều lao động dư thừa ở nông thôn. Điều này giúp cho việc xóa bỏ nghèo nàn và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng. Và còn nữa vai trò giáo dục thông qua nghề nghiệp. Phát triển và tăng cường các ngành công nghiệp bổ trợ. Ở Nhật Bản và Đài Loan, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm trung gian cho các công ty lớn. Sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên môn hóa và hiện đại, đặc biệt là trong ngành công nghiệp bổ trợ là không thể thiếu được để cung cấp những sản phẩm cạnh tranh cho thị trường trong và ngoài nước. Những ngành công nghiệp bổ trợ như vậy, nếu được phát triển thành công thì không những đónh vai trò quan trọng cho Việt Nam mà cả ở các nước trong khu vực. Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghiệp. Cơ chế năng động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tiếp tục tạo ra cơ hội kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự chuyển biến liên tục này sẽ là động cơ cho sự dịch chuyển dần dần về cơ cấu công nghiệp tiên tiến. Cuối cùng, ở các nước châu Á khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa về cơ bản là không gặp phải những vấn đề như ở Việt Nam. Tuy nhiên, các Chính phủ châu Á đang nỗ lực rất nhiều. Cơ sở để các nước muốn tạo ra chương trình khuyến khích đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì các doanh nghiệp này thường có quy mô nhỏ, đó chính là bất lợi của họ so với các doanh nghiệp lớn về các mặt như việc tuyển dụng nhân viên, huy động vốn, tiếpp thị sản phẩm và phát triển công nghệ. Họ cũng thường phải chịu yếu thế khi đàm phán kinh doanh. Vì vậy, mặc dù họ có rất nhiều khả năng tiềm tàng họ vẫn khó có thể cạnh tranh vớn các công ty lớn. Việc khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy là một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội và công nghiệp nhằm sửa chữa “những thiếu sót của thị trường”. Thấy rõ tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế, Việt Nam nên đảm bảo một môi trường kinh doanh tốt hơn và có nhiều hỗ trợ hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít nhất là có thể cạnh tranh với những nước trong khu vực. PHẦN 2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA I. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. Quá trình phát triển 1.1. Xu thế phát triển về số lượng Sau khi khởi xướng quá trình đổi mới kinh tế vào năm 1986, Việt Nam đã ban hành một số luật cơ bản về các loại hình doanh nghiệp như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Nhờ có khung khổ pháp lý tương đối rõ ràng, một số loại hình doanh nghiệp trước thời kỳ đổi mới chưa hề tồn tại thì nay có cơ sở pháp lý để hình thành, nhiều doanh nghiệp mới thuộc các loại hình khác nhau được thành lập và đăng ký hoạt động. Quá trình phát triển các doanh nghiệp về mặt số lượng có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng lên nhanh trong khi số lượng hợp tác xã lại giảm sút, nhất là thời kỳ trước khi ban hành Luật Hợp tác xã (1996). Thứ hai, những năm đầu sau khi ban hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, số lượng các doanh nghiệp thuộc các loại hình mà hai luật này chế định tăng nhanh và đạt tốc độ tăng về số lượng cao nhất vào những năm 1991-1993, sau đó tốc độ tăng giảm dần, nhất là trong những năm cuối thập kỷ 90 khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Số lượng các doanh nghiệp tư nhân chỉ tăng 4% trong năm 1998 so với 60% trong năm 1994. Tương tự, số lượng doanh nghiệp thuộc các loại hình khác cũng có xu hướng tăng chậm lại vào cuối những năm 90, thậm chí có loại hình suy giảm về số lượng. Tuy nhiên, sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thay thế cho Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân (kể từ 1/1/2000), tốc độ tăng về số lương doanh nghiệp thuộc các loại hình đó lại có dấu hiệu phục hồi. Riêng 9 tháng đầu năm 2000 đã có 9937 doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập với tổng số vốn đăng ký là hơn 9000 tỷ đồng, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần 4000 doanh nghiệp, Hà Nội có hơn 2000 doanh nghiệp. Thứ ba, các loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng về trình độ công nghệ và trình độ tổ chức sản xuất và quản lý như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần tăng chậm hơn loại hình doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể. Đây là điều đáng quan tâm xét từ góc độ chính sách phát triển. Thứ tư, với nền kinh tế có dân số như nước ta hiện nay thì số doanh nghiệp chính thức ở mức như hiện nay là quá ít. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động thương mại hầu như luôn luôn tăng nhanh hơn số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Việt Nam không có thống kê số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể và ngừng hoạt động hàng năm. Vì vậy không thể biết hiện tại còn bao nhiêu doanh nghiệp đã đăng ký còn đang hoạt động hay đã giải thể, cũng như tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng. Theo một báo cáo nghiên cứu, tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay cứ 3 doanh nghiệp ra đời thì có trung bình 1,2 doanh nghiệp giải thể. Như vậy, sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là các doanh nghiệp chính thức còn có nhiều biến động. 1.2. Xu thế phát triển về vốn Trong thời kỳ đầu, vốn đầu tư trung bình của mỗi doanh nghiệp mới đăng ký hàng năm tăng lên. Xu thế tăng vốn đầu tư của các doanh nghiệp mới có thể còn tiếp tục trong một thời gian nữa trước khi diễn ra xu thế chủ đạo là tăng tích lũy và đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp cũ. Bảng 4: Vốn đầu tư trung bình của doanh nghiệp phân chia theo nguồn vốn (Tỷ đồng) N¨m Tæng sè Vèn ng©n s¸ch nhµ n­íc Vèn vay Vèn cña c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc Nguån vèn kh¸c 1995 30447 100 13575 44,59 6064 19,92 3700 12,15 7108 23,35 1996 42894 100 19544 45,56 8280 19,30 6329,4 14,76 8740,6 20,38 1997 53570 100 23570 44,00 12700 23,71 8996 16,79 8304 15,50 1998 65034 100 26300 40,44 18400 28,29 11522 17,72 8812 13,55 1999 76958,1 100 31762,8 41,27 24693,1 32,09 13361,6 17,36 7140,6 9,28 2000 83567,5 100 34506,2 41,29 26934,1 32,23 14087,4 16,86 8039,8 9,62 2001 95020 100 40407 42,52 28005 29,47 17004 17,90 9604 10,11 2002 103300 100 40436,7 39,14 31900 30,88 19000 18,39 11963,3 11,58 Nguồn: Niên giám thống kê 2002 Đối với loại hình công ty cổ phần, số vốn đầu tư trung bình của các công ty đăng ký trong năm 2001 và những tháng đầu năm 2002 ít hơn nhiều so với thời kỳ 1995-2000. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là ở chỗ phần lớn các công ty cổ phần mới đăng ký trong năm 2001 và 2002 là các công ty nhà nước được cổ phần hóa có số vốn tương đối nhỏ. Mức vốn đầu tư trung bình tăng lên qua các năm chứng tỏ rằng dù có những khó khăn trong môi trường chính sách và môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dường như phát triển chậm về quy mô, kể cả quy mô về vốn và lao động. Có một số cách giải thích cho tình trạng này. Thứ nhất, các doanh nghiệp lúc mới đăng ký thường rất nhỏ và phải mất vài năm để đạt tới quy mô lao động từ vài chục đến vài trăm người. Thứ hai, những khó khăn về vốn, bí quyết sản xuất và thị trường cản trở doanh nghiệp tăng quy mô. Thứ ba, những khó khăn về hành chính đã cản trở doanh nghiệp phát triển. 2. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1. Phân chia theo ngành công nghiệp Số mẫu khảo sát tương đương với 4,1% số doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, nhưng cũng cần phải chỉ ra rằng khoảng 45% các doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh sản xuất thức ăn, chế biến thực phẩm và đồ uống và hầu hết là xay xát gạo. Nếu không tính đến các doanh nghiệp này, số mẫu tiến hành thực sự chiếm tỷ lệ đáng kể trong số các doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh. Do khảo sát tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp xuất khẩu nên đã có sự thiên lệch đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, sản phẩm cơ khí, đồ gỗ, đồ nhựa. Trong một số ngành, các doanh nghiệp được khảo sát chiếm 10% tới 30% tổng số các doanh nghiệp. Bảng 5: Đặc điểm các doanh nghiệp đã được khảo sát phân chia theo ngành Ngành Số mẫu % Tổng số doanh nghiệp tư nhân % % mẫu tiến hành trên tống số DN Thực phẩm/đồ uống 38 13,3 2727 44,9 1,4 Dệt 9 3,2 252 4,1 3,6 May mặc 34 11,9 233 3,8 14,6 Sản phẩm da 10 3,5 73 1,2 13,7 Sản phẩm tre/gỗ 21 7,3 509 8,4 4,1 Cao su/nhựa 22 7,7 169 2,8 13 Sản phẩm phi kim loại 19 6,6 808 13,3 2,4 Sản phẩm kim loại 34 11,9 271 4,5 12,5 Cơ khí/thiết bị 12 4,2 85 1,4 14,1 Thiết bị điện/phụ tùng 8 2,8 46 0,8 17,4 Radio/TV/Viễn thông 4 1,4 16 0,3 25 Thiết bị y tế 3 1 8 0,1 37,5 Xe máy/xe đẩy 8 2,8 38 0,6 21,1 Phương tiện giao thông khác 5 1,8 85 1,4 5,9 Đồ nội thất 27 9,4 356 5,9 7,6 Khác 30 10,5 397 6,5 7,6 Chưa biết 2 0,7 Tổng 286 100 6073 100 4,1 2.2. Phân loại theo tỉnh và thành phố Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam dường như có xu hướng tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nhưng việc nghiên cứu đã được tiến hành dàn trải các mẫu ở các khu vực khác nhau trong nước để có được bức tranh tổng thể về các vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải. Và như vậy, tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, số lương mẫu tiến hành bằng khoảng 10-30% trong tổng số doanh nghiệp địa phương. Bảng 6: Đặc điểm các doanh nghiệp khảo sát theo vùng Vùng Số mẫu % Tổng số DN tư nhân * % Ước tính DN sản xuất tư nhân ** % Tỷ lệ mẫu trong tổng số DN sản xuất Hà Nội 58 23,1 1596 9,3 565 9,3 10,3 Hải Phòng 34 13,5 397 2,3 141 2,3 24,1 Đà Nẵng 51 20,3 488 2,8 173 2,8 29,5 Đồng Nai 15 6 658 3,8 233 3,8 6,4 Bình Dương 15 6 527 3,1 187 3,1 8 Hồ Chí Minh 54 21,5 4153 24,2 1470 24,2 3,7 Cần Thơ 24 9,6 443 2,6 157 2,6 15,3 Cả nước 251 100 17143 100 6073 100 4,1 Ghi chú: *: Tổng số các doanh nghiệp tư nhân không kể doanh nghiệp quốc doanh và công ty có vốn nước ngoài **: Tổng số các doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh được ước tính dựa trên số % các doanh nghiệp sản xuất trong tổng số các doanh nghiệp cả nước 2.3. Phân chia theo số nhân công Nhóm mẫu nhiều nhất là các doanh nghiệp có số nhân công từ 10-49, chiếm 41% trong tổng số. Những doanh nghiệp có số nhân viên từ 100-499 nhân công chiếm 24,1%. Vì vậy, mẫu nghiên cứu có đôi chút thiên lệch về phía các doanh nghiệp vừa hơn là các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Lý do là có thể các nhóm doanh nghiệp mẹ này có thể bao gồm cả doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh và cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảng 7: Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất theo số nhân viên Số nhân viên Tổng số DN sản xuất * % Số nhân viên của DN mẫu Số mẫu % % mẫu trên tổng số 1~10 3630 31,6 1~9 35 14,1 1 11~50 4448 38,8 10~49 102 41 2,3 51~100 1254 10,9 50~99 43 17,3 3,4 101~500 1753 15,3 100~499 60 24,1 3,4 501~ 388 3,4 500~ 9 3,6 2,3 Tổng số 11473 100 Tổng số 249 100 2,2 Ghi chú: *: gồm cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2.4. Phân loại theo số vốn Chỉ 86 trong tổng số doanh nghiệp tiến hành lấy mẫu có trả lời câu hỏi về vốn, và con số họ đưa ra là vốn pháp định. Các doanh nghiệp này được tạm thời phân chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm chiếm khoảng 30%: dưới 500 triệu đồng, 500 triệu – 1 tỷ đồng và 1 – 5 tỷ đồng. Lưu ý rằng nhóm doanh nghiệp mẹ được so sánh bao gồm cả doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và được phân loại theo tài sản cố định vì họ không có vốn pháp định. Giả định rằng vốn pháp định bằng 1/5 hay 1/7 tài sản cố định, mẫu nghiên cứu cũng đôi chút thiên lệch về các doanh nghiệp vừa hơn là những doanh nghiệp mẹ và cũng đã bao quát tương đối % các doanh nghiệp vừa của Việt Nam. Bảng 8: Đặc điểm các doanh nghiệp sản xuất theo vốn Quy mô vốn (VND) Số mẫu % Tổng số DN sản xuất % % mẫu trên tổng số < 0,5 tỷ 25 29,1 5368 62,6 0,5 0,5 ~ < 1 tỷ 27 31,4 733 8,5 3,7 1 ~ < 5 tỷ 30 34,9 1463 17,1 2,1 5 ~ < 10 tỷ 3 3,5 433 5 0,7 10 tỷ ~ 1 1,2 580 2,8 0,2 Tổng số 86 100 8577 100 1 Ghi chú: Mẫu : Xét theo vốn pháp định Tổng số: Xét theo tài sản cố định 2.5. Phân theo loại hình kinh doanh Nhóm doanh nghiệp mẹ thiên về nhóm các doanh nghiệp tư nhân (chiếm 63% trong tổng số). Mẫu nghiên cứu đa dạng hơn bao gồm cả hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và cả 17 hộ kinh doanh. Mẫu bao quát 21,9% công ty cổ phần và 7,6% công ty trách nhiệm hữu hạn. Bảng 9: Đặc điểm doanh nghiệp theo loại hình kinh doanh Loại hình quản lý Số mẫu % Tổng số các DN sản xuất tư nhân % % mẫu trên tổng số Hợp tác xã 41 16,3 1067 17,6 3,8 DN tư nhân 81 32,3 3822 62,9 2,1 Công ty cổ phần 7 2,8 32 0,5 21,9 Công ty TNHH 88 35,1 1152 19 7,6 Hộ kinh doanh 17 6,8 Chưa biết 17 6,8 Tổng số 251 100 6073 100 4,1 3. Lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Lao động là lực lượng cơ bản để sản xuất sản phẩm, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường được. Lao động trong doanh nghiệp bao gồm: người quản lý doanh nghiệp, lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và lao động tham gia vào các hoạt động khác phục vụ sản xuất. Bảng 10: Quy mô lao động của các doanh nghiệp năm 2002 <100 100~299 300~399 400~500 Trên 500 Tổng số DNNN TW 2 7 203 607 245 1064 DNNN ĐP 4 39 750 1419 355 2567 DN Tập thể 173 1309 1960 524 59 4025 DN Tư nhân 9166 7989 6600 889 72 24716 Công ty hợp danh 6 6 10 2 - 24 Công ty TNHH 2431 8159 9499 2632 299 23020 Công ty cổ phần 229 529 1061 688 108 2615 Ct CP vốn NN 3 5 113 252 52 425 Đầu tư NN 68 101 635 780 216 1800 Nguồn: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 2003 Qua bảng trên, ta thấy hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa) chỉ sử dụng dưới 100 lao động. Số doanh nghiệp sử dụng trên 500 lao động là rất ít, chỉ khoảng 3% tổng số doanh nghiệp. Lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là lao động phổ thông, ít được đào tạo, thiếu kỹ năng, trình độ văn hóa thấp, đặc biệt là những số lao động trong các cơ sở kinh doanh nhỏ. Có đến 86,7% lao động không có chuyên môn kỹ thuật tham gia vào quá trình sản xuất. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, gần 92% lao động là không có chuyên môn kỹ thuật. Chỉe có một số ít lao động có chuyên môn kỹ thuật nhưng lại tập trung chủ yếu ở các đô thị. Còn ở những vùng nông thôn, bên cạnh việc thiếu vốn, các đơn vị sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn do không có những lao động có kỹ thuật để có thể áp dụng những tiến bộ mới vào trong sản xuất. Về phía chủ doanh nghiệp, hầu hết chủ doanh nghiệp cũng không được đào tạo quy củ. Phần lớn do họ tự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt đồng sản xuất, kinh doanh. Trong các doanh nghiệp Nhà nước, chủ doanh nghiệp phần nhiều là những cán bộ từ thời kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chưa thích ứng ngay được với chế độ quản lý mới của kinh tế thị trường. Còn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có khoảng 48,4% chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên, chỉ có 31,2% chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng trở lên. Về tuổi của chủ doanh nghiệp, số chủ có độ tuổi trẻ hoặc trung niên ngày càng tăng và chiếm phần lớn, số người trên 55 tuổi giảm xuống chỉ còn chưa đến 9%. Tuy nhiên, tình hình lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở mỗ ngành nghề lại có những điểm khác nhau: Trong công nghiệp, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp có dưới 100 công nhân chiếm đến hơn 90% số doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo số liệu mà Tổng cục Thống kê công bố, doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi tạo việc làm chủ yếu ở mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực sản xuất cơ bản, trung bình doanh nghiệp nhỏ có khoảng 16 lao động, doanh nghiệp vừa có khoảng 102 lao động, doanh nghiệp lớn có 543 lao động. Trong thương mại dịch vụ, xuất phát từ đặc điểm của kinh doanh thương mại dịch vụ đòi hỏi ít lao động nên doanh nghiệp nhỏ và vừa thu hút được phần lớn lao động ở nước ta. Trong các ngành của thương mại, dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng phần lớn lao động cho các hoạt động thương mại dịch vụ sửa chữa, vận tải kho bãi, tiếp đến là ngành khách sạn nhà hàng và các ngành khác. Trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác dụng chính trong việc tạo thêm việc làm cho các hộ gia đình. Hầu hết các hộ, hợp tác xã đều sử dụng lao động trong gia đình mình và các xã viên. Tỷ lệ lao động tập trung chủ yếu ở các ngành thương mại phục vụ cho nông nghiệp. Đối với các hộ gia đình, hợp tác xã chủ yếu là lao động thời vụ, không ổn định. Trình độ học vấn của lao động ở doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực nông thôn tương đối thấp, hầu hết chưa tốt nghiệp phổ thông trung học, số có trình độ hết lớp 6 là 26,5%, hết lớp 10 là 22%. Bên cạnh đó, hệ thống đào tạo của Việt Nam còn nặng đào tạo lý thuyết, không coi trọng việc thực hành. Trong khi đó, yêu cầu đối với công nhân kỹ thuật, lao động lành nghề ngày càng lớn. Hệ thống đào tạo quản lý chưa kịp thay đổi theo đòi hỏi của kinh tế thị trường, các chương trình đào tạo của nước ngoài áp dụng tại Việt Nam chưa mấy phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. II. Thực trạng đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Kể từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, xây dựng nên kinh tế thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã được quan tâm đúng mức hơn. Vốn đầu tư cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ được thống kê ở bảng số liệu sau: Bảng 11: Vốn đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 1995 – 2000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số (tỷ đồng) 47511 40133 30140 30752 33405 38065 Tăng so với năm trước (tỷ đồng) -7378 -9994 612 2653 4660 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) -16% -25% 2% 9% 14% Tốc độ phát triển định gốc (%) -16% -37% -35% -30% -20% Nguồn: Tổng cục thống kê 2001 Qua bảng số liệu trên, ta thấy trong năm 1995 vốn đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xa hội (khoảng 70%). Sở dĩ như vậy là do trước năm 1995, các thành phần kinh tế mở mang đầu tư theo những cải cách đáng kể của nhà nước. Tuy nhiên, hành lang pháp lý được mở rộng thông thoáng hơn nhưng trình độ quản lý của nhà nước lại chưa theo kịp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế. Do vậy, nhiều doanh nghiệp trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật gây những ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế. Những điều đó làm cho chủ đầu tư không muốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Đó là lý do giải thích vì sao trong những năm sau đó, vốn đầu tư lại giảm đi rõ rệt. Đặc biệt đến năm 1997, cùng với những nguyên nhân trên và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ bắt nguồn từ châu Á đã làm cho vốn đầu tư giảm nhiều so với năm 1996. Sau khoảng thời gian đó, nhà nước đã cố găngs hết sức để đưa ra nhiều biện pháp để tiếp tục thúc đẩy xã hội tham gia đầu tư, huy động được những nguồn vốn đầu tư đang dần ít đi. Một trong những thành công đạt được là vốn đầu tư phát triển đã tăng lên trong năm 1998, riêng vốn đầu tư cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên 2 %, sau đó đêns năm 1999 tăng thêm 9%. Đến năm 2001, vốn đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đạt được kết quả đáng khích lệ hơn nữa. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện ước chừng trên 150000 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2000. Nguồn vốn trong khu vực dân cư đã được huy động khá hơn nhiều so với các năm trước. Trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Mà vốn tư nhân chiếm 24,7% so với tổng vốn, tăng khoảng 30% so với năm 2000. Đây là mức tăng cao nhất so với hàng chục._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0035.doc