Tài liệu Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật: ... Ebook Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật
99 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8565 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi
----------eêf----------
hoµng hµ
THỰC TRẠNG DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ LOẠI RAU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
LuËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp
Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: ts. nguyÔn trêng thµnh
Hµ Néi - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Hoàng Hà
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt của Bộ môn Bệnh cây - Nông dược, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Trường Thành, thầy hướng dẫn nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá trình tôi làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới TS. Nguyễn Văn Viên, Bộ môn Bệnh cây - Nông dược, Trường Đại học Nông nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới đồng chí Giám đốc, các đồng chí Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cùng anh chị em cán bộ của Thanh tra sở, Chi cục Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Phân tích dư lượng - Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc, Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật, Phòng hóa Viện Môi trường đất, Viện Bảo vệ thực vật đã giúp đỡ tôi trong quá trình lấy mẫu và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau.
Đề tài không thể hoàn thành nếu thiếu sự động viên cổ vũ của gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2009
Tác giả
Hoàng Hà
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADI
Mức hấp thụ hàng ngày chấp nhận được
BVTV
Bảo vệ thực vật
CODEX
Uỷ ban tiêu chuẩn hoá sản phẩm
EC hoặc ND
Dạng nhũ dầu
ECD
Detector cộng kết điện tử.
FAO
Tổ chức nông nghiệp và lương thực của Liên hiệp quốc
FID
Detector ion hoá ngọn lửa
FPD
Detector quang kế ngọn lửa.
GAP
Thực hành nông nghiệp tốt
GC
Sắc ký khí
ha
Hecta
HPLC
Sắc ký lỏng cao áp
LD50
Liều gây chết 50 % cá thể vật thí nghiệm.
MRL
Giới hạn tối đa cho phép (mg/kg; mg/l)
MS
Detector khối phổ
PHI
Thời gian cách ly(ngày)
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO
Tổ chức y tế thế giới
WP
Dạng bột tan trong nước
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1. Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước 12
2.2. Diễn biến lượng thuốc được nhập khẩu vào Việt Nam từ 1991 đến năm 2007 14
3.1. Sản Lượng thuốc BVTV tăng dần còn thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà xuất 28
4.1. Tổng hợp dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc BVTV thường trên rau 30
4.2. Mẫu rau do nông dân Hà Nội sản xuất 31
4.3. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau do nông dân Hà Nội sản xuất (từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2009) 33
4.4. Loại rau do nông dân Hà Nội sản xuất có dư lượng thuốc BVTV vượt quá dư lượng tối đa cho phép 33
4.5. Số lượng mẫu rau phân tích được lấy có nguồn gốc tỉnh khác được bán tại thị trường Hà Nội 34
4.6. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong rau có nguồn gốc tỉnh khác 36
4.7. Loại rau có dư lượng thuốc BVTV vượt quá dư lượng tối đa cho phép có nguồn gốc tỉnh khác 37
4.8. So sánh dư lượng thuốc BVTV trong cùng một loại rau do Hà Nội sản xuất và rau có nguồn gốc từ tỉnh khác 37
4.9. So sánh dư lượng thuốc BVTV trong cùng một loại nông sản do Hà Nội sản xuất và có nguồn gốc tỉnh khác 38
4.10. Các loại hoạt chất thuốc BVTV phát hiện trong các mẫu rau được phân tích trên địa bàn Hà Nội 40
4.11. Biến động dư lượng Cypermethrin của Sherpa 25 EC trong đậu đũa ở các ngày khác nhau sau khi phun 42
4.12. Biến động dư lượng Cypermethrin và Profenofos của Polytrin P440 EC trong đậu đũa ở các ngày khác nhau sau phun 43
4.13. Biến động dư lượng hoạt chất Fipronil của Regent 800WG trong cải xanh ở các ngày khác nhau sau phun 44
4.14. Biến động dư lượng hoạt chất Abamectin của Tập kỳ 1,8 EC trong cải xanh ở các ngày khác nhau sau phun 45
4.15. Biến động dư lượng hoạt chất Fenitrothion và Trichlofon của Ofatox 400 EC trong rau muống ở các ngày khác nhau sau phun 46
4.16. Dư lượng thuốc BVTV với các nồng độ phun khác nhau 49
4.17. Kết quả sử dụng thuốc BVTV của nông dân Hà Nội vụ xuân hè năm 2009 51
4.18. Trình độ chuyên môn của các cửa hàng đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn Hà Nội cũ 52
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Mẫu rau do nông dân Hà Nội sản xuất 32
4.2. Số lượng mẫu có nguồn gốc tỉnh khác được bán tại thị trường Hà Nội 35
4.3. Biến động dư lượng Cypermethrin của Sherpa 25 EC theo thời gian thu hái đậu đũa 42
4.4. Biến động dư lượng Cypermethrin và Profenofos của Polytrin P440 EC theo thời gian thu hái sản phẩm quả đậu đũa 43
4.5. Biến động dư lượng Fipronil của Regent 800 WG theo thời gian thu hái rau cải xanh 44
4.6. Biến động dư lượng hoạt chất Abamectin của Tập kỳ 1,8 EC theo thời gian thu hái rau cải xanh 45
4.7. Biến động dư lượng hoạt chất Fenitrothion và Trichlofon của Ofatox 400 EC theo thời gian thu hái rau muống 47
4.8. Ảnh hưởng của dư lượng hoạt chất Cypermethrin và Profenofos với nồng độ phun khác nhau 49
4.9. Ảnh hưởng của nồng độ phun đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau 50
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người đặc biệt là với các dân tộc Châu Á, nhu cầu tiêu dùng rau hàng ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng.
Trong quá trình sản xuất rau trên đồng ruộng một số loài sâu, bệnh xuất hiện thành dịch gây hại năng suất, chất lượng rau, khiến nông dân đã phải sử dụng một sổ loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống chúng.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì mức độ ô nhiễm, trong đó có ô nhiễm về hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) ngày càng gia tăng. Hoá chất BVTV được sử dụng nhiều trong nông nghiệp để lại dư lượng trong nông sản sau thu hoạch vượt quá mức cho phép là do nhiều nguyên nhân liên quan đến công tác vệ sinh an toàn thực phẩm mà thời gian qua Nhà nước, Thành phố và nhân dân Thủ đô quan tâm, đòi hỏi phải có biện pháp khắc phục.
Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả to lớn trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng của nông dân Việt Nam nói chung và nông dân Hà Nội nói riêng còn nhiều tồn tại, bất cập, vi phạm các quy định của Nhà nước, của Thành phố. Tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly vẫn xảy ra đặc biệt ở những vùng sản xuất rau.
Vì vậy được sự đồng ý của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Trường Thành, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau trên địa bàn Hà Nội và đề xuất một số giải pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật” nhằm hạn chế tồn tại nêu trên và thúc đẩy chương trình sản xuất rau an toàn của Hà Nội.
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng, dư lượng thuốc BVTV tồn dư trên một số loại rau chính trên địa bàn Hà Nội. So sánh dư lượng thuốc BVTV tồn tại trên rau được gieo trồng ở Hà Nôi và rau có nguồn gốc tỉnh khác. Đánh giá nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất giải pháp quản lý, dư lượng thuốc BVTV trên rau hợp lý trong điều kiện cụ thể của sản xuất nông nghiệp Hà Nội nhằm sản xuất ra các loại rau đảm bảo chất lượng tốt.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Tìm ra những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý để giảm thiểu tồn tại trong sử dụng thuốc BVTV, dư lượng thuốc BVTV trên rau.
1.3.2 Ý nghĩa thực tế
Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý thực hiện đúng thời gian cách ly, góp phần giảm chi phí dùng thuốc, bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ của người sử dụng rau.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Các nước trên thế giới, đều rất quan tâm đến nông nghiệp sạch, đặc biệt là sản phẩm rau an toàn.
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế gới (WHO) đã đưa ra quy định (Codex) về dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc BVTV trong nông sản.
WHO đã đưa ra mẫu xác định dư lượng thuốc BVTV trong phân tích dư lượng thuốc BVTV với nông sản.
Ở Đài Loan từ năm 1997 đã nghiên cứu đưa ra danh mục dư lượng tối đa cho phép trong nông sản riêng.
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Isarel…và một số nước trong khu vực như Đài Loan, Singapore, Thái Lan…đã tiến hành các công trình nghiên cứu xác định tiêu chuẩn rau an toàn, thực hiện nhiều giải pháp về kỹ thuật, quản lý, kiểm tra chất lượng, tổ chức sản xuất và thiết lập thị trường tiêu thụ rau an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có thể kể đến một số công trình ngiên cứu như phân tích dư lượng thuốc BVTV trong rau quả của Đài Loan, hệ thống giao dục và thẩm định để tăng cường áp dụng an toàn thực phẩm tại Đài Loan, hướng dẫn sản xuất rau an toàn của trường Đại học Ohio - Mỹ.
Sản xuất nông nghiệp trong đó sản xuất rau đã có những sự phát triển vượt bậc trong nửa sau thế kỷ 20 nhằm đáp ứng cho sự bùng nổ dân số loài người. Nền nông nghiệp dựa vào hữu cơ đã từng bước và nhanh chóng chuyển sang nền nông nghiệp dựa vào hoá chất với lượng phân bón hoá học và hoá chất BVTV được sử dụng ngày càng nhiều. Đặc biệt, từ sau khi phát hiện và sản xuất được DDT năm 1939, các biện pháp BVTV truyền thống như biện pháp thủ công, lợi dụng thiên địch và thuốc thảo mộc ít được chú ý và nhanh chóng được thay thế bằng biện pháp hoá học. Hiệu quả của biện pháp hoá học trong thâm canh và BVTV rất cao trong việc nâng cao và bảo vệ sản lượng cây trồng. Song, thâm canh cao kéo theo sự phá vỡ đa dạng sinh học cũng như những cân bằng sinh thái vốn có của nền nông nghiệp cổ truyền mà biểu hiện của nó là các dịch hại xuất hiện ngày càng phức tạp, năng suất cây trồng bấp bênh. Giá trị nông sản bị mất hàng năm do dịch hại được ước lượng gần đây là khoảng 30% sản lượng tiềm năng của cây trồng lương thực, cây lấy sợi và cây thức ăn gia súc, tương đương 300 tỷ đô la Mỹ hàng năm (Oudejeans, 1991) [29].
Sử dụng thuốc hoá học trên đồng ruộng nói chung và trên các ruộng rau nói riêng là một biện pháp tác động quan trọng của con người vào hệ sinh thái. Thuốc hoá học không chỉ tác động đến dịch hại mà còn tác động rất lớn đến các thành phần sinh học và vô sinh khác trong hệ sinh thái như cây trồng, các sinh vật trung gian, các sinh vật có ích, đất đai, nước… Hàng loạt các hậu do việc sử dụng quá mức hoá chất BVTV đã xảy ra do sự phá vỡ cân bằng cũng như sự an toàn tự nhiên của hệ sinh thái như dịch hại kháng thuốc, xuất hiện nhiều dịch hại mới khó phòng trừ, nhanh tái phát dịch hại nguy hiểm, ô nhiễm môi trường và sông sản (Lê Trường, 1985) [14].
Theo tính toán của Pimentel và Greiner ở Đại học Cornell, ở Mỹ, nông dân chi 6,5 tỷ đô la đã làm giảm giá trị thiệt hại do dịch hại gây ra cho cây trồng là 26 tỷ đô la, tức là người nông dân thu được 4 đô la khi cứ 1 đô la chi cho thuốc BVTV. Tuy nhiên, nếu tính 8 tỷ đô la do ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng thuốc đến sức khoẻ con người và môi trường thì thu nhập trên chỉ còn 2 đô la/1 đô la chi cho thuốc BVTV (Stephenson, 2003) [31]. Hơn nữa, hầu hết các thuốc hoá học độc cao với con người và môi trường cũng như để lại tồn dư trong nông sản (Wayland, 1991) [40]
Tuy vậy, việc sử dụng thuốc BVTV ngày nay là yêu cầu tất yếu. Theo ý kiến của nhiều tác giả, nếu không dùng thuốc BVTV, sản lượng cây trồng trung bình bị mất khoảng 60 - 70%, không thể đáp ứng nổi thực phẩm cho con người hiện nay (Yeoh, 2002) [44]. Nếu không, để tồn tại, con người phải tăng 3 lần diện tích đất canh tác hiện nay, điều này không thể làm được (Marcus, 2004; Stephenson, 2003) [26], [31]. Đánh giá về sản xuất lương thực và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới, Stephenson đã kết luận: Thuốc BVTV đã có vai trò chính trong việc tăng gấp 3 lần sản lượng lương thực trong 50 năm qua; thuốc BVTV đã đem lại lợi ích cho con người và môi trường bằng việc giảm đói nghèo, tiết kiệm lao động, năng lượng hoá thạch, đất đai, góp phần hạn chế sự xâm lấn của nông nghiệp vào đất không phù hợp, kể cả đất hoang hoá mà nó không bền vững cho việc sử dụng mục đích nông nghiệp. Các cố gắng để giảm thuốc BVTV ở nơi và vào lúc ít có cơ hội cải thiện sản lượng lương thực vẫn cần được tiếp tục nhằm giảm thiểu rủi ro và đem lại lợi ích lớn hơn do sử dụng thuốc BVTV. Hiện đang có sức ép về việc tăng cường sử dụng thuốc BVTV trong các nước đang phát triển, song cần giáo dục và điều tiết nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó đến sức khoẻ con người và môi trường (Stephenson, 2003) [31].
Do vậy, một trong các vấn đề mấu chốt cho nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay mà ta thường gọi là nền nông nghiệp sinh thái là sử dụng thuốc BVTV một cách "khôn ngoan" nhất, sao cho năng suất và chất lượng cây trồng được giữ vững, lợi ích của người nông dân được nâng cao, đảm bảo an toàn cao nhất có thể với con người và môi trường. Để đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm an toàn cho mình, về cơ bản, nông dân nói chung và người trồng rau nói riêng không thể quay lại nền nông nghiệp hữu cơ thuần tuý, càng không nên kéo dài và làm trầm trọng thêm nền nông nghiệp dựa hẳn và hoá học mà cần phải "đi giữa" hai nền nông nghiệp này một cách khôn ngoan nhất (Peet, 1999) [30]. Các kỹ thuật tiên tiến trong đó có thuốc BVTV cần được sử dụng một cách khoa học nhất trong một hệ thống quản lý hài hoà nhất (Nguyễn Văn Bộ, 2000) [2].
Khác với nhiều cây trồng khác, cây rau là cây trồng ngắn ngày với yêu cầu thâm canh và BVTV rất cao, thuốc hoá học được sử dụng trên đơn vị diện tích cao hơn nhiều so với cây lúa (Viện BVTV, 1998 - 2005) [18], [20]. Hiện trạng dư lượng thuốc BVTV trong rau trong cả nước ta những năm gần đây rất đáng lo ngại (Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc) [19], [16]. Theo Nguyễn Trường Thành (2002) [10], khả năng quản lý việc sử dụng thuốc trên đồng ruộng, trình độ sử dụng thuốc BVTV của người sản xuất rau ở nước ta nhìn chung còn rất hạn chế, có nguyên nhân sâu xa từ hệ thống canh tác nhỏ lẻ, manh mún từ lâu đời. Do vậy, về phương diện Nhà nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, việc cải tiến quản lý thuốc BVTV trong đó có quản lý kinh doanh và kinh doanh sử dụng thuốc có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với ngành trồng rau mà đối với cả xã hội và môi trường sống.
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước
2.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
Tại Đài Loan, Viện Nghiên cứu Hoá chất và Chất độc nông nghiệp (TACTRI) đã nghiên cứu xác định MRL cho riêng nước mình dựa vào chỉ tiêu ADI (mức hấp thụ hằng ngày chấp nhận được) và mức tiêu thụ từng nhóm rau cho người dân ở đây như rau ăn lá, đậu rau, rau ăn quả khác, rau ăn củ và thân củ, bầu bí (Wong, 2001) [43].
Từ năm 1989 đã thực hiện chương trình "Kiểm tra - giáo dục" và Chương trình "Thực hành nông nghiệp tốt" (GAP). Mục đích của chương trình này là kết hợp kết quả kiểm tra dư lượng thuốc trong nông sản với việc giáo dục việc sử dụng thuốc cho nông dân và thúc đẩy việc thực hiện luật về thuốc BVTV. Có khoảng 80 chuyên gia của Viện TACTRI (Viện Nghiên cứu Hoá chất và Chất độc nông nghiệp Đài Loan) lấy mẫu rau quả trên đồng ruộng, phân tích dư lượng thuốc BVTV bằng phương pháp phân tích đa dư lượng. Kết quả được thông báo đến chính quyền địa phương và DAIS (Sở Nông nghiệp). Nông dân nào có mẫu được kiểm tra mà dư lượng thuốc bị vi phạm mức cho phép thì phải dự một lớp đào tạo về sử dụng thuốc BVTV do địa phương tổ chức và phải trả tiền phạt do vi phạm luật thuốc BVTV. Sau lớp giáo dục thực hành trên, các chuyên gia về BVTV từ DAIS thăm nông dân và đưa ra khuyến cáo để cải tiến kỹ thuật bảo vệ cây trồng. Chương trình này được tiến hành hàng năm và mỗi năm số mẫu được phân tích kiểm tra lến tới 13.000. Kết quả đạt được rất có ý nghĩa: tỷ lệ các mẫu rau quả bị vi phạm giảm từ 28,6% năm 1986 xuống 2,1% năm 2002 (Wong, 1997) [42]. Để thúc đẩy nông dân sử dụng thuốc BVTV an toàn và hợp pháp, "Chương trình chấp thuận GAP" được thiết lập từ năm 1994 nhằm cấp chứng chỉ cho nông dân sử dụng nhãn "GAP" trên sản phẩm của họ. Chương trình thu bản ghi nhận các thuốc BVTV mà nông dân đã dùng, chứng nhận sự an toàn nông sản của họ sau khi phân tích dư lượng không có vi phạm nào. Sau 8 năm thực hiện, 512 nhóm trồng cây ăn quả với 7.104 nông dân và 770 nhóm trồng rau với 11.274 nông dân đã được cấp chứng chỉ GAP (Tuan, 2001) [36]. Việc lấy mẫu kiểm tra được tiến hành ngẫu nhiên trong các vùng trồng rau quả của Đài Loan hàng năm. Chương trình giáo dục nông dân sử dụng thuốc BVTV hiệu quả và an toàn được áp dụng rộng rãi. Đặc biệt, việc áp dụng GAP thúc đẩy sử dụng thuốc BVTV an toàn trong cộng đồng, nâng cao nhận thức cho nông dân về độc hại của hoá chất BVTV và khích lệ họ sử dụng thuốc có độ độc thấp, thuốc sinh học. Hội đồng GAP gồm TACTRI, DAIS (Sở Nông nghiệp) có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và điều tiết chung. Hệ thống GAP hướng dẫn nông dân về đánh giá mức độ dịch hại, thuốc nào sử dụng có hiệu quả, thời gian xử lý và nồng độ tích hợp, sử dụng quần áo bảo hộ khi xử lý, ghi chép hồ sơ sử dụng thuốc. Nông dân không chỉ phải tuân theo Điều lệ sử dụng thuốc BVTV mà còn phải theo quy định của đội sản xuất. Có hơn 1.160 đội sản xuất và khoảng 15.000 nông dân trong các GAP (Tuan, 2001) [36].
Tại Hàn Quốc, theo Ohio (2003), [28], một số cơ quan có nhiệm vụ giám sát dư lượng thuốc trong nông sản như Viện Khoa học công nghệ nông nghiệp (NIAST) kiểm tra trên đồng ruộng, Sở Quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp quốc gia (NAPQMS) thuộc Bộ Nông nghiệp và Ngư nghiệp kiểm tra ở "cổng nông trại", Tổng cục Thuốc và Thực phẩm (KFDA) kiểm tra ở "điểm bán hàng". Kết quả kiểm tra ở trên đồng lúa của NIAST từ năm 1999 đến 2002 đối với 7 thuốc trừ sâu (BPMC, Buprofezin, Carbofuran, Edifenphos, Iprobenphos, Isoprothiolane, Tricyclazole), dư lượng trên gạo là 0 đến 0,07 ppm (đều thấp hơn hẳn mức cho phép MEL: 0,2 - 0,7 ppm), trên rơm rạ là từ 0 đến 2,7 ppm.
Kiểm tra dư lượng ra quả nhập khẩu tại Hàn Quốc năm 2000 cho thấy tỷ lệ mẫu rau vi phạm là 6,1%, mẫu quả vi phạm là 2,1%, cao hơn hẳn các mẫu nông sản được sản xuất trong nước (Ohio, 2003) [28]
Tại Mỹ, nhiều bang thường xuyên có tài liệu hướng dẫn được cập nhật hàng năm cho nông dân các vùng trồng rau. Tài liệu chỉ rõ với mỗi cây trồng, thuốc nào được sử dụng với liều sử dụng tối đa cho một đơn vị diện tích, PHI, đối tượng phòng trừ có hiệu quả, những chú ý về an toàn trong khi xử lý (Tom, 2005) [34]. Tại bang Illinois (Mỹ), trường Đại học Illinois đã xuất bản hàng năm tài liệu "Quản lý dịch hại nông nghiệp" trong đó có dịch hại trên cây rau hàng hoá. Tài liệu này đã cung cấp thường xuyên cho người sản xuất các loại thuốc trừ dịch hại hiện có thể sử dụng trên từng cây trồng, liều lượng sử dụng, PHI, giới hạn tối đa được sử dụng trong một vụ (University of Illinois, 2000) [37]. Đây thực sự là một việc làm rất có ý nghĩa đối với nông dân trong việc sử dụng có hiệu quả và an toàn thuốc BVTV mà nhiều nơi trong đó có nước ta nên làm.
Trên thế giới, nền công nghiệp thuốc BVTV phát triển rất nhanh để đáp ứng đòi hỏi ngày càng to lớn của nền nông nghiệp thâm canh cao. Nếu như cuối những năm 80 của thế kỷ trước, doanh số thuốc BVTV bán ra trên toàn thế giới mới vượt 20 tỷ đô la Mỹ hàng năm thì đến nay, khoảng 15 năm sua, con số này đã vượt 35 tỷ đô la, trong đó khoảng một nửa là ở Châu Âu và Bắc Mỹ, khoảng 25% ở Viễn Đông và khoảng 25% ở các nước còn lại (Stephenson, 2003) [31]. Yêu cầu mức độ an toàn và sự đánh giá chặt chẽ về ảnh hưởng của thuốc đến môi trường và người tiêu dùng đã làm cho chi phí cho sự ra đời một loại thuốc mới hiện nay là rất cao. Theo IUPAC - KSBS, (2003) [25], chi phí này trung bình hiện nay là 184 triệu đô la Mỹ, gấp 8 lần so với 20 lần so với 20 năm trước đây (gồm phát minh, phát triển và đăng ký). Thời gian phát triển mỗi sản phẩm mới trung bình là 9,1 năm (8,3 năm 1995), và để chọn ra 1 sản phẩm, số hợp chất phải đánh giá là 140.000 (52.500 trong năm 1995).
Việc lạm dụng thuốc BVTV đã đưa đến sự nguy hại cho sức khoẻ con người. Ở Bắc Mỹ, hàng năm nhiều ngàn người bị ngộ độc thuốc BVTV; còn ở các nước đang phát triển, hàng triệu người bị ngộ độc cấp tính và hàng ngàn người bị chết do sử dụng thuốc BVTV. Con số người bị ngộ độc mãn tính còn lớn hơn nhiều (Stephenson, 2003) [31].
Mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) là mức có thể tìm thấy nếu sản phẩm được áp dụng theo "nhãn" hướng dẫn, nó là giới hạn dư lượng ở "cổng trang trại", là chỉ tiêu để kiểm tra độ tin cậy của nhãn thuốc, như là tiêu chuẩn trong thương mại quốc tế, thấp hơn hẳn mức liên quan đến sức khoẻ cộng đồng. Đã phát triển chứng chỉ rộng trên thế giới toàn cầu về nông sản sản xuất theo GAP như EUREPGAP của Cộng đồng Châu Âu và nhiều siêu thị sử dụng sản phẩm có chứng chỉ này (Syngenta, 2005) [32].
Theo Charles (2004) [24] nghiên cứu ở Mỹ năm 2004 cho thấy thuốc BVTV có hiện tượng gây ô nhiễm không chỉ ngay ở vùng nó được sử dụng mà cả sang các vùng lân cận do sự rửa trôi. Các mẫu rau có dư lượng cao thuộc về đậu ăn quả, cà chau, rau bí, ớt, rau diếp. Tuy nhiên, số liệu năm 1999 - 2000 cho thấy nông sản vùng sử dụng hoá chất thông thường có dư lượng cao gấp 5 lần và số mẫu có dư lượng cao gấp 6,8 lần so với nông sản ở vùng canh tác hữu cơ bên cạnh. Cũng theo tác giả này, thuốc BVTV chính dùng cho canh tác thông thường và canh tác hữu cơ là lưu huỳnh, dầu khoáng trừ sâu, thuốc trừ nấm chứa đồng. Lưu huỳnh thường có dư lượng trong rau quả song nó rất ít độc qua thực phẩm và được miễn trừ về đòi hỏi MRL. Đồng cũng được miễn trừ về MRL và thực chất nó còn là dinh dưỡng quan trọng cho cây và nó rất ít độc qua dư lượng trong nông sản. Nông dân canh tác hữu cơ dựa nhiều vào thuốc trừ sâu Bacillus thuringgiensis (BT), pheromone và các sản phẩm được sinh ra từ các vật liệu không độc và được phân huỷ sinh học nhanh. Thuốc thảo mộc được sử dụng ngày càng nhiều trong canh tác hữu cơ (48% nông dân sử dụng) bao gồm pyrethrins, neem, rotenone, sabadilla.
Tác giả Oh (2000) [27] đặc biệt lưu ý thận trọng về dư lượng các chất ô nhiễm hưu cơ bền vững (POP) và các thuốc phá vỡ tuyến nội tiết (Endocrine disrupter). Các hợp chất này có thể kích thích hoặc ức chế hiệu quả của hormone như estrogen, testosterine, insulin, melatonin hoặc hoạt động như là một hệ thống tuyến nội tiết. Chúng còn có thể gây ra những vấn đề về sự phát triển cơ thể và sinh sản. Các thuốc có tính chất nguy hiểm này là DDT, PCB, Lindane, Zineb, Maneb, Endosulfan, Atrazine, một số thuốc Pyrethroid tổng hợp, một số hoạt chất này đã bị cấm sử dụng.
Ở Mỹ, các sự giám sát dư lượng thuốc BVTV và vấn đề an toàn thực phẩm được thực hiện hàng năm. Cơ quan môi trường Mỹ (EPA) đã xác lập 9.700 MRL của 400 thuốc BVTV được sử dụng trên các cây trồng khác nhau. Nếu nông sản có dư lượng vượt quá mức tối đa cho phép, chúng sẽ bị tích thu hoặc phá huỷ. Cơ quan kiểm soát mức dư lượng thuốc BVTV trong nông sản thô và thực phẩm chế biến là Tổng cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA). Các nông sản được kiểm tra tập trung vào các loại được sử dụng nhiều. Các thuốc BVTV được kiểm tra bao gồm cả các thuốc đã từng được dùng trước đây nhưng bền vững như DDT, Chlorane, Dieldrn, Toxaphene. Hiện nay, FDA sử dụng 397 thuốc BVTV khác nhau và các sản phẩm chuyển hoá của chúng. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) sử dụng các thông tin này để đánh giá nguy cơ gây hại đến sức khoẻ con người của các thuốc BVTV (CCE, 1999) [23]. Kết quả kiểm tra gần đây ở Mỹ (năm 2003) cho thấy có 1,9% số mẫu rau nội địa không an toàn về dư lượng thuốc BVTV và 37,4% mẫu rau không phát hiện thấy dư lượng thuốc BVTV. Đặc biệt một số nhóm rau có nguy cơ cao (5 - 13% số mẫu có dư lượng thuốc BVTV cao quá mức tối đa cho phép) là rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, mướp tây, dưa chuột, cà, rau diếp (USFDA, 2005) [38].
Trên thế giới, vấn đề kiểm tra và đánh giá dư lượng thuốc BVTV trên rau được làm thường xuyên ở nhiều nước, nhất là các nước phát triển. Chẳng hạn, ở Mỹ và Đài Loan, hàng năm mỗi nơi đêu phân tích trên 10 nghìn mẫu nông sản. Kết quả phân tích dư lượng được so với MRL cho thấy, đến nay tuyệt đại đa số các mẫu ra sản xuất tại nhiều nước là khá an toàn (Bảng 2.1). Thị trường xuất nhập khẩu rau của các nước Đông Á và Đông Nam Á hàng năm đạt hàng chục tỷ đô la Mỹ đòi hỏi các nước phải có các giái pháp gắt gao để đảm bảo sản phẩm rau an toàn, nhất là về dư lượng thuốc BVTV (Vong Nguyen, 2002) [39].
Bảng 2.1. Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau ở một số nước
Nước
Tỷ lệ % mẫu có dư lượng thuốc BVTV
Tỷ lệ % mẫu có dư lượng thuốc BVTV > mức cho phép (MRL)
Năm
Hoa Kỳ
72
4,8
1996
Cộng đồng Châu Âu (EU)
37
1,4
1996
Hàn Quốc
-
0,8
2000
Đài Loan (14 vạn mẫu/năm)
71,4
28,6
1986
-
1,3
2000
(Oh B.Y. (2000) [27]; Shu-Jen Tuan, 2001) [36])
Để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong rau và quả, TACTRI đã xây dựng phương pháp phân tích đa dư lượng (MRA) mà nó có thể phát hiện và định lượng được cho hơn 100 thuốc trừ sâu bệnh phổ biến. Kết hợp với một số phương pháp cho các thuốc đặc thù, đây là cách đáng tin cậy để kiểm tra độ an toàn của nông sản (Tsai, 2001) [35]. Tại Mỹ, người ta đã xây dựng và sử dụng phương pháp phân tích đa dư lượng mà nó có thể kiểm tra dư lượng cho khoảng một nửa trong số 400 thuốc BVTV cho nhiều mẫu thực phẩm cùng một lúc (CCE, 1999; USFDA, 2005) [23], [38].
Tại Australia, Bộ Nông nghiệp tổ chức cho các hộ nông dân được huấn luyện về sử dụng thuốc BVTV nếu nông sản của họ có dư lượng vượt quá 50% MRL. Nếu nông sản của họ về sau cao hơn MRL thì họ bị phạt hoặc cấm hành luôn tuỳ theo mức nặng nhẹ (Vong Nguyen, 2002) [39]. Tác giả này cũng nêu rõ nguyên nhần làm cho rau bị ngộ độc thuốc BVTV là do nông dân sử dụng bừa bãi các loại thuốc BVTV với liều lượng cao, không đúng lúc, đúng thời điểm, trộn bừa bãi các loại thuốc với nhau không dựa trên cơ sở khoa học, đất tồn lưu nhiều hoá chất độc. 3 nguyên tắc mà tác giả đưa ra cho sản xuất rau sạch sử dụng thuốc BVTV càng ít càng tốt, sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt chứ không tưới đẫm, trồng cây con trên giá thể sạch. Những lợi thế mà tác giả đưa ra trong việc sản xuất rau sạch nói chung và về dư lượng thuốc BVTV nói riêng ở Việt Nam là có thể áp dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật hiện nay, có nguồn lao động dồi dào, khí hậu nhiệt đới và cả ôn đới, có thị trường quốc nội lớn và ở vị trí trung tâm của các thị trường xuất khẩu Châu Á. Khó khăn cho ngành sản xuất rau ở Việt Nam theo tác giả là sản xuất manh mún, kỹ thuật canh tác của nông dân chưa cao, giống chất lượng thấp, nhất là về vệ sinh thực phẩm. Cần chuyên môn hoá cho người trồng rau và cán bộ chuyên ngành, mở rộng thị trường quốc tế, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Về quản lý PHI của mỗi loại thuốc, Cheah (2001) [21] cho rằng với mỗi thuốc BVTV mới, mỗi nước cần có thử nghiệm nhằm xác định cách sử dụng, liều dùng cho phù hợp cũng như PHI nhằm đảm bảo dư lượng trong nông sản thấp hơn MRL. Tác giả còn khuyến cáo, với mỗi loại thuốc mới cần giám sát và kiểm tra trước và cả sau khi sản phẩm đã đăng ký về tác động của chế phẩm này đến môi trường để có các điều chỉnh cần thiết (Zeneca Agrochemicals, 1999) [45].
Tại Đài Loan, do MRL trong Codex thiếu nhiều và trên quan niệm chỉ số này phụ thuộc không chỉ vào mức hấp thu hàng ngày chấp nhận được (ADI) mà còn phụ thuộc vào khả năng ăn, khối lượng cơ thể con người ở mỗi nước, các tác giả đã đưa ra hệ thống MRL cho các nhóm rau được phân loại dựa trên khả năng tương tự của chúng về dư lượng thuốc BVTV. Các nhóm rau đó là rau ăn thân củ, rau ăn lá, rau ăn rễ và củ, rau ăn quả, dưa chuột, đậu rau (Wong, 1997) [42].
2.2.2 Nghiên cứu trong nước
Theo Cục BVTV trong 10 năm trở lại đây số lượng doanh nghiệp sản xuất cung ứng thuốc BVTV tăng gấp 2 lần; số hoạt chất thuốc BVTV được phép sử dụng tăng gấp 3 lần; Số tên thương phẩm tăng 5 lần; Khối lượng thuốc nhập khẩu tăng 1,5 lần. Cụ thể tại bảng tổng hợp sau [6].
Bảng 2.2. Diễn biến lượng thuốc được nhập khẩu vào Việt Nam từ 1991 đến năm 2007
Năm
Tổng lượng (tấn TP)
Tỷ lệ các nhóm thuốc (%)
Tổng giá trị (triệu USD)
Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ cỏ
Thuốc khác
1991
20.300
83,3
9,5
4,1
3,1
22,5
1992
23.100
75,4
7,0
15,6
2,0
24,5
1995
25.666
64,1
13,5
19,4
3,0
100,4
1998
42.000
47,9
24,3
26,7
1,1
196,7
2000
33.637
50,1
27,4
19,7
2,8
158,0
2002
37.081
40,3
32,6
25,3
1,8
150,0
2003
36.018
37,5
28,3
30,3
3,9
166,0
2006
71.345
42,1
25,0
28,4
4,5
291,0
2007
75.805
37,0
28,2
29,8
5,0
352,6
Lượng thuốc trừ sâu có su thế giảm dần từ 83,3% năm 1991 xuống còn 37% năm 2007 trong khi đó thuốc trừ cỏ có xu thế tăng dần từ 4,1% năm 1991 lên 29,8% năm 2007, với mức tăng, giảm lượng các nhóm thuốc chủ yếu ở nước ta trong 10 năm trở lại đây so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... thì ở mức tương đương nhưng so với các nước phát triển thì Nhật Bản, Hàn Quốc thì còn thấp hơn nhiều.
Trước năm 1998 thuốc BVTV nhập khẩu chủ yếu là thuốc trừ sâu và đa số sử dụng cho cây lúa. Đến năm 2004 có khoảng 75% tổng lượng thuốc dùng cho lúa, hơn 10% dùng cho rau và khoảng 12% cho các cây trồng khác.
Năm 1997 có 80 Công ty, có 111 hoạt chất với 259 tên thương phẩm. Khối lượng nhập khẩu: 24.580 tấn. Đến năm 2007 có 158 Công ty, doanh nghiệp sản xuất cung ứng thuốc BVTV, 774 tên hoạt chất được phép sử dụng, 2242 tên thương phẩm. Khối lượng nhập khẩu 75.805 tấn [6].
Ở nước ta, từ năm 1996 - 2001, sản phẩm rau được kiểm tra ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có tới 30 - 60% số mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, trong đó 4 - 16% mẫu có dư lượng vượt mức cho phép (Cục BVTV, 2006) [5]. Do chưa có điều kiện quản lý chặt chẽ dư lượng thuốc BVTV trong nông sản, các kết quả về phân tích dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm rau còn ít, song cũng đã phản ánh tình trạng báo động về mức độ ô nhiễm này. Số liệu có được từ năm 1997 - 2000 cho thấy khoảng trên 60% số mẫu rau được phát hiện có dư lượng thuốc BVTV, trong đó khoảng 30% mẫu có dư lượng thuốc vượt quá giới hạn tối đa cho phép (MRL).
Đề cập đến hiện trạng dư lượng thuốc BVTV trong rau ở nước ta, Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc đã đánh giá trong các năm 2000 - 2004, với rau cải, rau muống, cà chua, đậu đỗ, có tới 20 - 73% số mẫu có d._.ư lượng thuốc BVTV, 2,8 - 36% số mẫu có dư lượng vượt mức cho phép. Các loại rau có tỷ lệ mẫu mà dư lượng vượt mức cho phép cao nhất là rau cải và đậu đỗ (TT Kiểm định thuốc BVTV phía Bắc, 2005) [16].
Hiện nay nước ta chưa có chương trình kiểm soát dư lượng thuốc BVTV hàng năm, điều này đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới (Cục BVTV, 2006) [5].
Theo báo cáo các kết quả kiểm tra giám sát tồn dư thuốc BVTV trong sản xuất rau, quả, chè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số tỉnh phía bắc và miền trung từ Khánh Hòa trở ra năm 2006 (Cục BVTV, 2006) [5]. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong 362 mẫu nông sản tại các địa điểm kiểm tra cho thấy :
- 186 mẫu kiểm tra (52%) không phát hiện dư lượng thuốc BVTV, 142 mẫu kiểm tra (39%) có dư lượng thuốc BVTV và 34 mẫu (9%) có dư lượng vượt mức dư lượng tối đa cho phép (MRL).
- Tỷ lệ mẫu có dư lượng thuốc BVTV trong các nhóm nông sản: cao nhất là chè khô (52%), quả (50%), rau ăn lá và hoa (36%), thấp nhất là nhóm rau ăn quả (34%).
- Tỷ lệ mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt MRLs: cao nhất là nhóm rau ăn lá và hoa (13%), rau ăn quả (8%), nhóm quả (3%). Không có mẫu chè khô nào vượt MRLs.
Nông sản
(362 mẫu)
Rau ăn lá, hoa
(201 mẫu)
Rau ăn quả
(90 mẫu)
Về kinh doanh thuốc BVTV, trong phạm vi cả nước, còn nhiều điều bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng chúng trên đồng ruộng cũng như dư lượng của chúng trong nông sản. Có quả nửa nông dân mua thuốc dự theo khuyến cáo mà trình độ đại lý thuốc nhìn chung rất thấp, trên 90% đại lý không có trình độ trung cấp mà mới chỉ qua các lớp huấn luyện ngắn ngày. Nhãn mác thuốc cũng ghi quá mức so với đăng ký, copy không lành mạnh và làm rối loạn thị trường, các quảng cáo nhiều khi được nói quá mức, sai với đăng ký (Cục BVTV, 2006) [5].
Về mặt quản lý sử dụng thuốc BVTV ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế do sản xuất manh mún, chưa có chương trình kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, chưa có biện pháp, chế tài đủ mạnh nên nhìn chung, người nông dân vẫn sử dụng thuốc tuỳ tiện, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm thuốc trong nông sản (Cục BVTV, 2006) [5].
Hiện công tác khảo nghiệm thuốc BVTV mới chỉ chú ý đến hiệu lực sinh học, còn tác động của chúng đến môi trường cụ thể ở nước ta hầu như chưa được quan tâm đánh giá đúng mức [3], [8].
Về công tác huấn luyện đào tạo, gần 50% số cán bộ kỹ thuật không hiểu đúng các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng thuốc BVTV. Đây quả là điều đáng lo ngại vì đội ngũ này chính là người chỉ dẫn cho nông dân sử dụng thuốc BVTV như thế nào (Đào Trọng Ánh, 2000)[1].
Nghiên cứu về sản xuất rau an toàn, nhiều tác giả đã đề cập đến một số giải pháp để quản lý sử dụng thuốc BVTV hợp lý. Cần quan tâm và ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học và các thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên như thuốc vi sinh trừ sâu (BT), chế phẩm vi sinh trừ bệnh (Agrobacterium radiobacter, Trichoderma), thuốc thảo mộc (azadirachtin, roteone,...), thuốc kháng sinh là sản phẩm của vi sinh vật (abamectin, spinosyn, validamycin, kasugamycin,...), sử dụng các chế phẩm có cơ chế không độc như pheromone dự báo và phòng trừ sâu hại rau,... Cần hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc hoá học an toàn và hiệu quả như chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, tăng cường biện pháp xử lý cây con và hạt giống trước khi gieo, sử dụng luân phiên các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau, đảm bảo PHI, thực hiện biện pháp luân canh và xen canh thích hợp,... [9], [10], [13] [20].
Các tác giả còn chú trọng đến khâu tổ chức sản xuất cho phù hợp để quản lý tốt việc sử dụng thuốc BVTV cũng như dư lượng thuốc trong nông sản, trong đó cần tăng cường và tạo điều kiện cho việc hình thành các đơn vị sản xuất rau an toàn với quy mô đủ lớn như một chủ thể tiếp thu khoa học công nghệ, sử dụng thuốc hợp lý, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (Nguyễn Trường Thành, 2002) [11]. Để giảm bớt dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm rau, nhiều tác giả đã đề cập đến biện pháp xử lý trước khi chế biến hoặc chế biến thích hợp như chế biến vật lý (rửa, loại vỏ, nấu chín), hoá học (ô xy hoá), sinh học (lên men). Biện pháp rửa xà lách đã làm giảm 8 - 64% dư lượng thuốc BVTV tuỳ theo từng loại thuốc, xào rau bina đã giảm 40 - 50% dư lượng thuốc Cypermethrin và Dialifos (Cheah, 2001) [21]. Nghiên cứu của Bùi Sĩ Doanh (2000) [7] cho thấy: đối với dưa chuột và dư lê, dư lượng thuốc Cypermethrin sau khi bỏ vỏ giảm trên 60%, sau khi rửa giảm 8 - 26%. Sau khi rửa, dư lượng thuốc này trong rau ăn lá (rau cải, cải bắp) giảm sau 21 - 41%, rau ăn quả (đậu đỗ, cà chua) giảm 12 - 33%.
Năm 2003 Ủy ban thường vụ Quốc hội mới cho ban hành Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phấm(VSATTP), sau đó một năm 2004 Bộ Y tế ban hành Nghị định 163/NĐ/BYT hướng dẫn thi hành pháp lệnh VSATTP. Tháng 12 năm 2007 Bộ Y tế ban hành quyết định 46/BYT trong đó có danh mục dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại nông sản dựa theo tài liệu của Codex (UBTV Quốc hội, 2004)[17].
Do phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản khó, chi phí cao ‘thông tư 110 BTC quy định về thu phí lệ phí 2003” đòi hỏi phải có thiết bị máy móc cũng như phương pháp phân tích cụ thể đối với từng hoạt chất và chất chuẩn của nó cho nên việc nghiên cứu gặp không ít khó khăn.
Hiện nay, các hãng sản xuất thiết bị phân tích rất hiện đại áp dụng kĩ thuật số cho ra các máy móc phân tích nhanh phương pháp thực hiện đơn giản Agilent 5975 GC/MS Multi - residue 2006 nhưng giá thành thiết bị đắt chỉ có các cơ quan, viện nghiên cứu đầu ngành mới có các thiết bị hiện đại [2], [4].
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Viêt Nam ban hành hàng năm có khoảng gần 800 hoạt chất thuốc BVTV các loại, được sử dụng trên các loại nông sản nói chung. Do vậy việc quan tâm đến dư lượng các chất độc hại trong nông sản không chỉ các nhà quản lý, nhà khoa học mà còn của toàn xã hội [14], [18] .
Trong việc quản lý dư lượng thuốc BVTV và rau an toàn, một điều khó khăn là nhiều loại thuốc BVTV đã được sử dụng ở nhiều nước song chưa có MRL (MEL) của Tổ chức Y tế và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO/WHO). Lý do là các tổ chức này còn phải đợi sử dụng an toàn một thời gian mới chấp nhận chỉ tiêu này do các nhà sản xuất đưa ra. Nhiều nước đưa ra các MRL khác nhau, thậm chí lại khác nhau khá lớn, gây khó khăn cho giao dịch thương mại quốc tế. Vì lẽ đó, đã có tới 5 Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước trong khu vực ASEAN tổ chức liên tục hàng năm từ 1998 đến 2004 để hài hoà và thống nhất 455 MRL trên rau cho 36 thuốc BVTV với 50 loài rau phổ biến ở trong vùng (Asean Coperation in Food, 2004) [22].
* Phát triển các phương pháp kiểm soát dư lượng thuốc BVTV
Việc kiểm soát dư lượng thuốc BVTV bằng các công cụ thích hợp cũng góp phần thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý hơn. Nhiều tác giả cũng đã đưa ra phương pháp xác định nhanh dư lượng thuốc BVTV trong rau, bao gồm cả phân tích nhanh hoá học và sinh học. Tuy nhiên, các phương pháp này chủ yếu là định tính và chỉ cho một chất hoặc một nhóm chất nào đó.
Phương pháp phân tích nhanh hoá học là một trong các phương pháp đầu tiên được sử dụng để phân tích hoá chất. Chẳng hạn, để xác định sự có mặt của các thuốc lân hữu có, người ta đốt thuốc này ở nhiệt độ cao, sản phẩm thu được khi hoàn tan có chức PO4. Ion này sẽ phản ứng với amoni molodat và benzidin hydroclorua tạo thành hợp chất màu xanh đặc trưng cho thuốc lân hữu cơ (Tổng cục kỹ thuật, Bộ Công an, 2004) [15]. Phương pháp này nhìn chung đến nay không còn sử dụng vì chúng không đơn giản, lại chỉ định tính là chính với rất ít thuốc mỗi lần thử, trong khi các phương pháp khác ra đời gần đây tiện lợi hơn nhiều.
Phương pháp sắc ký bản mỏng (Thin layer chromatography): Là một dạng sắc ký lỏng với pha tĩnh là một bản mỏng phủ một lớp mỏng chất rắn có tính hấp thụ, pha động là hệ dung môi theo lực mao dẫn dâng lên từ đây bản mỏng, di chuyển qua điểm tra mẫu và dịch chuyển các chất có trong mẫu và tách chúng ra. Đèn cực tím hoặc dung dịch chất nhuộm màu như AgNO3 được sử dụng để định vụ các chất. So sánh kết quả phân bố mẫu với chất chuẩn để xác định sự có mặt của các chất có trong mẫu bằng hệ số Rf (tỷ số giữa khoảng cách di chuyển của mẫu chất (Dc) với khoảng cách di chuyển của dung môi (Ds): Rf = Dc/Ds; (0 < Rf < 1). Trên thực tiễn phương pháp dựa trên sắc ký bản mỏng đến nay không thuận tiện trong phân tích nhanh thuốc BVTV nước ta, kết quả chỉ là phân tích định tính và bán định lượng với các thuốc đã định trước, cần có chất chuẩn của chúng và thao tác kỹ thuật cũng không đơn giản.
Phương pháp thử sinh học nhanh (Rapid Bio-asay): Dựa trên Enzyme ChE (Choline esteresa) được một số nước nghiên cứu và ứng dụng (gọi tắt là phương pháp Enzyme). Hiện có trên thị trường KIT AChE Test của Đài Loan, KIT GT-Test của Thái Lan, thẻ Agrtec-Screen của Mỹ, A-Test của Hàn Quốc… (Time - Freshe H và Flaska V., 1986; Viện BVTV, 1998); Winefordner J.D., 1999) [33], [19], [41]. Nguyên tắc chung của phương pháp này là dựa trên khả năng ức chế men ChE động vật và cũng chính là kiểu tác động gây độc của thuốc nhóm lân hữu cơ và carbamate. Men ChE có chức năng sinh học quan trọng là thuỷ phân chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Bình thường, men ChE thuỷ phân cơ chất Acetylcholine (hoặc Butyrylcholine) thành Choline và Acetate (hoặc Butyrate). Chất chỉ thị màu được cho vào để phản ứng chuyển màu Thiocholiniodine hoặc để tạo phản ứng với Acetylcholine còn dư. Các phương pháp thử sinh học nhanh có nhược điểm chỉ ứng dụng được cho một phổ hẹp các chất ức chế men ChE, với độ chính xác không ổn định từ 1ppm tới hàng trăm ppm. Các KIT này tuy giá rẻ, thời gian thao tác nhanh (30 - 60 phút) song chỉ kiểm tra được sự có mặt các thuốc nhóm Lân hữu cơ và Carbamate trong nông sản và với độ nhạy nhìn chung không cao, chỉ là định tính hoặc bán định lượng. Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay, nó ít có ý nghĩa sử dụng để kiểm tra độ an toàn của sản phẩm rau.
Phương pháp thử nhanh dựa trên ELISA (gọi tắt là phương pháp ELISA): Là phương pháp miễn dịch được đánh dấu bằng Enzyme, dựa trên phản ứng kháng nguyên (thuốc trừ sâu) và kháng thể. Phù hợp với việc kiểm tra thuốc trừ dịch hại là phương pháp ELISA trực tiếp: Cộng hợp Enzyme (gồm hapten và Enzyme) và chất cần phân tích sẽ cạnh tranh trực tiếp với kháng thể đặc hiệu được phủ lên các giếng nhỏ. Cơ chất và chất tạo màu được cho vào để nhận biết sự có mặt của thuốc (Nguyễn Trường Thành, 2003; Tổng cục kỹ thuật, Bộ Công an, 2004; Winegordner J.D, 1999) [12], [15], [41]. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là thao tác nhanh (15 - 30 phút), độ nhậy cao (1 đến 50 ppb), có thể làm với khối lượng mẫu lớn, mẫu không cần làm sạch như phân tích sắc ký. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là mỗi KIT ELISA chỉ kiểm tra được một loại thuốc hay một nhóm thuốc rất hẹp các thuốc trừ dịch hại và chủ yếu là định tính, giá thành đắt. Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật chế tạo kháng thể tái tổ hợp hàng loạt kháng thể đặc hiệu đã được phát hiện cho phép định tính khá chính xác nhiều thuốc BVTV bằng phương pháp này. Nó rất có ý nghĩa khi dùng để kiểm tra sự có mặt các loại thuốc cấm như các thuốc nhóm clo hữu cơ hoặc các độc tố nguy hiểm như Aflatoxin.
Các phương pháp phân tích chính xác: Phương pháp phân tích đơn dư lượng nhằm kiểm tra dư lượng của một loại thuốc BVTV đã định trước trong nông sản. Các phương pháp này nhìn chung đã khá ổn định và nó ngày càng được hoàn thiện hơn nhằm đạt mức độ chính xác ngày càng cao. Tuy nhiên, để kiểm tra độ an toàn của sản phẩm, người ta không thể kiểm tra lần lượt từng chất, xét cả thời gian và chi phí (có đến hàng trăm hoạt chất được sử dụng thường xuyên trong nông nghiệp hiện nay). Do vậy, việc nghiên cứu để kiểm tra từng nhóm và nhiều nhóm thuốc BVTV - hay còn gọi là phân tích đa dư lượng (Multi-residue analysis) đã được nhiều nước tập trung nghiên cứu cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của các công cụ phát hiện có độ tinh vi ngày càng cao như điện di mao quản, quang phổ UV/VIS, sắc ký khí GC, sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC, sắc ký lỏng siêu hạn… Cho đến những năm gần đây, nhiều nước đã có các phương pháp phân tích đa dư lượng song cho riêng từng nhóm thuốc hoặc cho nhiều nhóm thuốc Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Pyrethroid, Methyl carbamate… bằng các máy sắc ký khí, lỏng, khối phổ…, (Mỹ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan,…).
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Loại thuốc bảo vệ thực vật làm thí nghiệm
- Một số loại thuốc BVTV có trong danh mục thuốc BVTV năm 2008 và các năm trước:
+ Sherpa 25 EC hoạt chất cypermethrin.
+ Politrin P440 EC hoạt chất cypermethrin, Propennofos.
+ Regent 800 WG hoạt chất fipronil.
+ Tập kỳ 1,8 EC hoạt chất anbamectin.
+ Ofatox 400 EC hoạt chất fenitrothion, triclofon.
3.1.2 Các hoạt chất được phân tích xác định dư lượng trong rau
Các hoạt chất có trong thuốc thí nghiệm nêu trên và một số thuốc trong Danh mục thuốc BVTV năm 2008 và một số năm trước thường được nông dân sử dụng, cụ thể gồm:
Acephate, Azoxystrobin, Benfuracarb, Carbaryl, Carbendazim, Carbosulfan, Carbofuran, Chlorfenapyr, Chlorothalonil, Chlorpyriphos ethyl, Cyfluthrin, Cypermethrin, Diazinon, Difenoconazole, Dimethoate, Diniconazole, Endosulfan, Fenitrothion, Fenobucarb, Fenpropathrin, Fenvalerate, Fipronil, Hexaconazole, Imidacloprid, Indoxacarb, Lambda cyhalothrin, Lindan, Metalaxyl, Methamidophos, Methidathion, Methomyl, Permethrin, Profenophos, Propiconazole, Quinalphos, Trichlorfon, Thiophanate methyl, 2,4D.
3.1.3 Dụng cụ thí nghiệm
- Bình phun thuốc: Loại bình 08 lít đeo vai.
- Dây nilon, túi đựng mẫu, túi cách nhiệt bảo quản mẫu, thùng xốp đựng mẫu, dao, kéo băng dính giấy…
3.1.4 Các loại rau dùng để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Rau cải.
- Rau muống.
- Đậu đỗ.
- Đậu trạch
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1 Thời gian thực hiện
Từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009.
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
- Thu mẫu rau ở ruộng sản xuất của nông dân tại các xã Vân Nội, Duyên Hà, Văn Đức, Lĩnh Nam của Hà Nội cũ.
- Thu mẫu rau ở các cửa hàng bán rau siêu thị Big C, Metro Thăng Long, Metro Hoàng Mai, siêu thị Intimex Hào Nam và siêu thị Intimex Bờ hồ, chợ Mơ, chợ Hôm, chợ Nam Đồng, chợ Dịch Vọng, chợ Phùng Quang.
- Thí nghiệm phun thuốc trên các loại rau đậu đỗ, rau muống, rau cải, đậu trạch.
- Phối hợp lấy mẫu và phân tích dư lượng BVTV tại Phòng Phân tích dư lượng - Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc, Phòng Hóa - Viện Môi trường đất, Viện Bảo vệ thực vật.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên một số loại rau.
- Thu thập mẫu và phân tích dư lượng thuốc BVTV đối với một số loại rau gieo trồng ở địa bàn Hà Nội.
- Thu thập mẫu và phân tích thuốc BVTV đối với một số loại rau gieo trồng ở các tỉnh khác bán trên địa bàn Hà Nội.
- Thí nghiệm xác định nguyên nhân đẫn đến dư lượng thuốc trên rau ở các thời gian khác nhau sau khi phun thuốc.
- Đề xuất giải pháp quản lý kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV đạt hiệu quả đối với sản xuất rau ở Hà Nội.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Hà Nội
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân trồng rau: Tiến hành xây dựng phiếu điều tra, sau đó điều tra thử ở 3-5 vùng trồng rau (3-5 hộ/vùng) chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung phiếu điều tra. Chọn ngẫu nhiên mỗi vùng 8 -10 hộ nông dân trồng rau có diện tích từ 1 sào Bắc bộ trở nên. Tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp theo nội dung ở phiếu điều tra.
Trong quá trình điều tra phỏng vấn ghi chép trực tiếp, chúng tôi còn ghi âm, quay phim để bổ xung hoàn chỉnh các nội dung trong phiếu điều tra.
- Điều tra tình hình buôn bán, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn Thành phố, tiến hành điều tra thông qua các cuộc thanh kiểm tra các cửa hàng, đại lý kinh doanh bán lẻ trực tiếp cho nông dân tại các vùng trồng rau. Phối hợp với các nhân viên bán chuyên trách màng lưới BVTV của 118 xã phường trên địa bàn Hà Nội cũ, điều tra các tổ chức cá nhân trực tiếp hoặc thông qua giao ban hàng tháng.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Số liệu thu thập và xử lý thống kê theo phương pháp thông dụng trên các chương trình Excel, thông kê sinh học.
3.4.2 Phương pháp thu thập mẫu rau để phân tích dư lượng thuốc BVTV
- Thu thập mẫu rau ở đồng ruộng tại Hà Nội: Thu thập mẫu một số loại rau theo quyết định Bộ Nông nghiệp & PTNT (1999) về phương pháp lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc BVTV 10 TCN 386-99.
- Thu thập mẫu rau tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh rau an toàn: Thành lập đoàn kiểm tra sản suất, kinh doanh rau an toàn trên địa bàn Thành phố, xác định nguồn gốc thông qua hợp đồng cung cấp rau, phiếu giao hàng đối với cơ sở kinh doanh rau, người lấy mẫu phải có mã số lấy mẫu do Cục Trồng trọt cấp, căn cứ tiêu chuẩn TCVN 5139.2008 CAC/GL33 - 1999 lấy mẫu lô hàng nhằm mục đích phân tích dư lượng.
Được sự giúp đỡ của Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía bắc, Viện Môi trường đất và Thanh tra Cục Bảo vệ thực vật giúp đỡ, phối hợp lấy mẫu và phân tích các loại nông sản trên thị trường Hà Nội.
+ Phân tích trong phòng thí nghiệm đã sử dụng phương pháp phân tích đa dư lượng (PTN14-DLF, PTN07-DLF, PTN09-DLF,...), thiết bị máy móc dùng để phân tích là GCMS/MS, HPLC và các thiết bị phụ trợ. Sử dụng các đầu đọc (derector) để phân tích các hoạt chất thuốc BVTV.
+ Mỗi loại rau kiểm tra từ 37 hoạt chất đến 50 hoạt chất thuốc BVTV .
3.4.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm phun thuốc và phân tích dư lượng một số hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật
3.4.3.1 Xác định biến động dư lượng theo thời gian cách ly
Tất cả các thuốc BVTV trong các thí nghiệm chúng tôi phun theo liều khuyến cáo của nhà sản suất.
* Thí nghiệm trên cây đậu đũa:
- Công thức 1: Phun thuốc Sherpa 25EC.
- Công thức 2: Phun thuốc Politrin P 440 EC.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm : Thí nghiệm được thực hiện tại vùng rau chuyên canh tại Thố Bảo, Đông Anh, Hà Nội.
- Điều kiện canh tác: Phân bón được bón theo tập quán canh tác của nông dân địa phương. Thuốc BVTV khác không được sử dụng (hoặc có thể sử dụng thuốc vi sinh) nhưng phun trước khi thu hoạch ít nhất 10-14 ngày. chế độ tưới tiêu theo phương pháp tưới rãnh hoặc luống và ngừng tưới nước 1 ngày trước khi xử lý thuốc.
* Thí nghiệm trên cây cải xanh:
- Công thức 1: Phun thuốc Regent 800 WG.
- Công thức 2: Phun Tập Kỳ 1,8 EC.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm : Thí nghiệm được thực hiện tại vùng rau chuyên canh tại Thố Bảo, Đông Anh, Hà Nội.
- Điều kiện canh tác: Phân bón được bón theo tập quán canh tác của nông dân địa phương. Thuốc BVTV khác không được sử dụng (hoặc có thể sử dụng thuốc vi sinh) nhưng phun trước khi thu hoạch ít nhất 10-14 ngày. chế độ tưới tiêu theo phương pháp tưới rãnh hoặc luống và ngừng tưới nước 1 ngày trước khi xử lý thuốc.
* Thí nghiệm trên rau muống:
- Phun thuốc Ofatox 400 EC.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
- Điều kiện canh tác: Phân bón được bón theo tập quán canh tác của nông dân địa phương. Thuốc BVTV khác không được sử dụng (hoặc có thể sử dụng thuốc vi sinh) nhưng phun trước khi thu hoạch ít nhất 10-14 ngày. Chế độ tưới tiêu theo phương pháp tưới rãnh hoặc luống và ngừng tưới nước 1 ngày trước khi xử lý thuốc.
Do mục đích của thí nghiệm là phân tích dư lượng nên các công thức được bố trí theo các luống rau gieo trồng và không nhắc lại.
Phương pháp phun thuốc: Sử dụng bình bơm tay đeo vai loại 8 lít pha lượng thuốc theo công thức và phun đồng đều cả mặt luống có rào chắn bằng nilon không để thuốc từ công thức này bay sang các công thức khác.
- Diện tích ruộng thí nghiệm là 360 m2.
Thu thập mẫu tại các ruộng thí nghiệm: Trên mỗi ô thí nghiệm tiến hành lấy mẫu theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm lấy 1,0 kg sau đó tiến hành trộn mẫu để thành mẫu trung bình đem đi phân tích.
- Thời gian thu mẫu: Sau khi phun thuốc tại các công thức chúng tôi tiến hành lấy mẫy tại các thời điểm:
+ Sau 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14 ngày sau phun đối với Sherpa 25EC.
+ Sau 1, 2, 3 ngày sau phun đối với Tập kỳ 1,8 EC.
+ Sau 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14 ngày sau phun đối với Politrin 440EC.
+ Sau 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14 ngày sau phun đối với Regent 800WG.
+ Sau 2, 4, 6, 10 ngày sau phun đối với Ofatox 400EC.
3.4.3.2 Xác định dư lượng thuốc BVTV trong rau khi lượng thuốc BVTV tăng dần còn thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất
- Nồng độ các thuốc BVTV được tăng dần các mức bảng sau:
Bảng 3.1. Sản Lượng thuốc BVTV tăng dần còn thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà xuất
TT
Cây trồng
Loại thuốc
xử lý
Lượng thuốc dùng trong thí nghiệm
Theo khuyến cáo
Tăng 2 lần so với khuyến cáo
Tăng 2,5 lần so với khuyến cáo
Tăng 3 lần so với khuyến cáo
1
Đậu đũa
Sherpa 25EC
10 ml/8 lít
0,07 %
20 ml/8 lít
25 ml/8lít
30 ml/8 lít
2
Đậu đũa
Politrin 440EC
20 ml/8 lít
0.1 %
40 ml/8 lít
50 ml/8 lít
60 ml/8 lít
3
Cải xanh
Regent 800WG
0,8 g/8 lít
0.005 %
1,6 g/8 lít
2 g/ 8 lít
2,4 g/8 lít
4
Cải xanh
Sherpa 25EC
10 ml/8 lít
0,07 %
20 ml/8 lít
25 ml/8 lít
30 ml /8 lít
5
Rau muống
Ofatox 400EC
25 ml/8 lít
0,22 %
50 ml/8 lít
67 ml/8 lít
75 ml/ 8 lít
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm nồng độ được thực hiện tại:
+ Thí nghiệm 1 phun Sherpa 25 EC trên cây đậu đũa thực hiện tại Thố Bảo, Đông Anh, Hà Nội.
+ Thí nghiệm 2 phun Polytrin P440 EC trên cây đậu đũa thực hiện tại Thố Bảo, Đông Anh, Hà Nội.
+ Thí nghiệm 3 phun Regent 800WG trên cây cải xanh thực hiện tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
+ Thí nghiệm 4 phun Sherpa 25EC trên cây cải xanh thực hiện tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội.
+ Thí nghiệm 5 phun Ofatox 400EC trên cây rau muống thực hiện tại Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội.
Diện tích mỗi thí nghiệm là 360 m2 , thí nghiệm bố trí các ô tuần tự và có rào chắn, một lần nhắc lại.
- Đối tượng thí nghiệm được tiến hành với rau cải xanh, đậu đũa, rau muống.
- Điều kiện canh tác: Phân bón được bón theo tập quán canh tác của nông dân địa phương. Thuốc BVTV khác không được sử dụng (hoặc có thể sử dụng thuốc vi sinh) nhưng phun trước khi bố trí thí nghiệm ít nhất 10-14 ngày. Chế độ tưới tiêu theo phương pháp tưới rãnh hoặc luống và ngừng tưới nước 1 ngày trước khi xử lý thuốc.
- Tại thời điểm thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích dư lượng các loại hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong các loại rau. Mẫu lấy mang đi phân tích là mẫu trung bình gộp của các mẫu đơn, đại diện cho công thức thí nghiệm.
3.3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Thu thập mẫu ở các công thức thí nghiệm đồng ruộng: Thu thập mẫu các loại rau theo quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT (1999) về phương pháp lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc BVTV 10 TCN 386-99.
Số liệu thu thập và xử lý thống kê theo phương pháp thông dụng trên các chương trình Excel.
4. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả tổng hợp dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc BVTV thường dùng trên một số loại rau
Từ các tài liệu trong nước: Qui định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm (ban hành - kèm theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Trưởng Bộ Y tế; Pesticide residues in food - Maximum residue limits. Codex Alimentarius Commission. Volune 2B. FAO and WHO 2008. Pesticide Residue Limits in Foods. DOH Food No. 0960404388 Amended, July 5, 2007. Taiwan … tổng hợp dư lượng tối đa cho phép của một số hoá chất thuốc BVTV thường gặp trên rau, kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tổng hợp dư lượng tối đa cho phép của một số hoạt chất thuốc BVTV thường trên rau
Hoạt chất
Nông sản
Trichlofon
Cartap
Cypermethrin
Profenophos
Fipronil
Phosalone
Fenitrothion
Endosufran
Permethrin
Chlorothalonil
Methamidophs
Dimethoate
Nereistoxin
Abamectin
Cà chua
0,2
-
0,5
2
0,05
1
0,5
2
1
1
0,01
1
-
-
Dưa chuột
-
-
0,2
(1)
0,05
1
0,05
2
0,5
5
1
-
-
-
Bắp cải
0,5
0,2
1
1
(0,1)
1
0,5
2
5
1
0,5
2
0,2
0,0
Đậu rau
0,1
(2)
0,5
0,1
0,05
(0,5)
0,5
0,5
1
5
1
0,5
(2)
-
Cải xanh
0,2
2
1
1
(0,1)
(1)
0,5
2
5
1
(0,5)
0,5
2
-
Rau muống
0,5
(2)
2
(1)
(0,5)
(1)
(0,2)
2
2
1
1
1
(2)
-
*Ghi chú: Giá trị trong (.) là của Đài Loan, các giá trị khác là của FAO, WHO và Bộ Y tế.
4.2 Kết quả xác định dư lượng thuốc BVTV trên một số loại rau trong sản xuất của nông dân Hà Nội và rau bán trên thị trường Hà Nội
4.2.1 Dư lượng thuốc BVTV trong rau do nông dân Hà Nội sản xuất
Tiến hành lấy mẫu tại các vùng sản xuất rau và các siêu thị, cửa hàng bán rau trên địa bàn Hà Nội, kết quả số lượng mẫu lấy phân tích được tổng hợp tại bảng 4.2.
Bảng 4.2. Mẫu rau do nông dân Hà Nội sản xuất
TT
Loại nông sản
Số lượng mẫu
Địa điểm lấy mẫu
1
Cải bắp
9
Từ Liêm, Văn Đức, Vân Nội, Duyên Hà, và các chợ nội thành.
2
Cải xanh
16
Từ Liêm, Văn Đức, Vân Nội, Duyên Hà, và các chợ nội thành.
3
Đậu rau
8
Từ Liêm, Văn Đức, Vân Nội, Duyên Hà, và các chợ nội thành.
4
Rau muống
7
Từ Liêm, Văn Đức, Vân Nội, Duyên Hà, và các chợ nội thành.
5
Cà chua
9
Từ Liêm, Văn Đức, Vân Nội, Duyên Hà, và các chợ nội thành.
6
Dưa chuột
7
Từ Liêm, Văn Đức, Vân Nội, Duyên Hà, và các chợ nội thành.
7
Tổng số
56
Do tại thời điểm lấy mẫu chủng loại rau cải xanh, cà chua và bắp cải có số lượng nhiều hơn các loại rau khác nên số lượng mẫu lấy cải xanh là 16 mẫu được thể hiện ở hình 4.1.
Hình 4.1. Mẫu rau do nông dân Hà Nội sản xuất
Sau khi tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đa dư lượng trên thiết bị GCMS/MS, HPLC và các thiết bị phụ trợ. Kết quả phân tích dư lượng được tổng hợp phân loại dựa trên số mẫu có dư lượng vượt quá giới hạn cho phép, mẫu có dư lượng nhưng nhỏ hơn giới hạn cho phép và mẫu không phát hiện thấy dư lượng. Kết quả dược trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau do nông dân Hà Nội sản xuất (từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2009)
TT
Loại rau
Số mẫu có dư lượng >MRL
Số mẫu có dư lượng <MRL
Số mẫu không phát hiện thấy dư lượng
Tổng số mẫu
1
Cải bắp
0
1
8
9
2
Cải xanh
2
7
7
16
3
Đậu rau
0
5
3
8
4
Rau muống
0
2
5
7
5
Cà chua
0
3
6
9
6
Dưa chuột
0
2
5
7
7
Tổng số
2
20
34
56
8
Tỷ lệ
3,57
35,72
60,71
100
Có 22 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV chiếm 39,29%, trong đó có 02 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt mức dư lượng tối đa cho phép.
Có 34 mẫu không phát hiện thấy dư lượng thuốc BVTV chiếm 60,39% trong tổng số 56 mẫu lấy phân tích.
Bảng 4.4. Loại rau do nông dân Hà Nội sản xuất có dư lượng thuốc BVTV vượt quá dư lượng tối đa cho phép
TT
Loại rau
Địa điểm lấy mẫu
Dư lượng (mg/kg)
MRL (mg/kg)
Hoạt chất
1
Cải xanh
Duyên Hà- Thanh Trì, Hà Nội
5,13
1
Cypermethrin
2
Cải xanh
Vân Nội - Đông Anh, Hà Nội
0,21
1
Cypermethrin
0,65
0,5
Metalaxyl
Qua kết quả phân tích phát hiện thấy 02 mẫu rau cải xanh có dư lượng thuốc BVTV vượt quá dư lượng cho phép từ 5,1 - 13 lần. Đây là loại rau ăn lá có thời gian thu hoạch ngắn khoảng từ 25 - 35 ngày. Nếu rau gieo hạt thì phải trên dưới 30 ngày còn rau cấy từ cây con thì chỉ trên dưới 20 ngày là có thể thu hoạch được (theo báo cáo của HTX Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội, 2007).
4.2.2 Dư lượng thuốc BVTV trong rau có nguồn gốc ở tỉnh khác được bán tại Hà Nội
Tiến hành lấy mẫu rau bán tại các siêu thị, cửa hàng, chợ trên địa bàn Hà Nội có nguồn gốc tỉnh khác, kết quả số lượng mẫu lấy phân tích được tổng hợp tại bảng 4.5.
Bảng 4.5. Số lượng mẫu rau phân tích được lấy có nguồn gốc tỉnh khác được bán tại thị trường Hà Nội
TT
Loại rau
Số lượng mẫu
Địa điểm lấy mẫu
1
Cải bắp
11
Chợ Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Long Biên, Dịch Vọng, chợ Đền Lừ, Siêu thị Metro, Siêu thị BigC.
2
Cải xanh
9
Chợ Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Long Biên, Dịch Vọng, chợ Đền Lừ, Siêu thị Metro, Siêu thị BigC.
3
Đậu rau
6
Chợ Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Long Biên, Dịch Vọng, chợ Đền Lừ, Siêu thị Metro, Siêu thị BigC.
4
Cà chua
12
Chợ Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Long Biên, Dịch Vọng, chợ Đền Lừ, Siêu thị Metro, Siêu thị BigC.
5
Dưa chuột
8
Chợ Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Long Biên, Dịch Vọng, chợ Đền Lừ, Siêu thị Metro, Siêu thị BigC.
6
Rau muống
7
Chợ Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, Long Biên, Dịch Vọng, chợ Đền Lừ, Siêu thị Metro, Siêu thị BigC.
7
Tổng số
53
Do tại thời điểm lấy mẫu chủng loại rau cải bắp, cà chua và rau cải có số lượng bày bán nhiều hơn các loại rau khác nên số lượng mẫu cà chua (12 mẫu) lấy nhiều hơn các loại rau khác, được minh họa ở hình 4.2.
Hình 4.2. Số lượng mẫu có nguồn gốc tỉnh khác được bán tại thị trường Hà Nội
Sau khi tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp đa dư lượng trên thiết bị GCMS/MS, HPLC và các thiết bị phụ trợ cho kết quả tổng hợp ở bảng 4.6.
Qua bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy: Có 30 mẫu rau phát hiện thấy dư lượng thuốc BVTV chiếm 56,6 %, trong đó có 01 mẫu rau muống, 03 mẫu cải xanh, 01 mẫu đậu rau vượt dư lượng tối đa cho phép. Có 23 mẫu không phát hiện thấy dư lượng thuốc, trong đó chủ yếu là cải bắp, cà chua và dưa chuột.
Bảng 4.6. Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trong rau có nguồn gốc tỉnh khác
TT
Loại rau
Số mẫu có dư lượng >MRL*
Số mẫu có dư lượng <MRL**
Số mẫu không phát hiện thấy dư lượng
Tổng số mẫu
1
Cải bắp
0
5
6
11
2
Cải xanh
3
5
1
9
3
Đậu rau
1
2
3
6
4
Cà chua
0
6
6
12
5
Dưa chuột
0
4
4
8
6
Rau muống
1
3
3
7
4
Tổng
5
25
23
53
5
Tỷ lệ (%)
9,4
47,2
43,4
100
Ghi chú
- Số mẫu có dư lượng >MRL*: Số mẫu nông sản có dư lượng thuốc BVTV lớn hơn dư lượng tối đa cho phép.
- Số mẫu có dư lượng <MRL**: Số mẫu nông sản có dư lượng thuốc BVTV nhỏ hơn dư lượng tối đa cho phép.
Nhóm rau ngắn ngày có nguy cơ cao hơn đặc biệt là rau cải xanh, các mẫu rau có dư lượng vượt quá giới hạn cho phép được trình ở bảng 4.7
Qua bảng 4.7 cho thấy, các mẫu có dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép.
Có 03 mẫu rau cải trong đó 01 mẫu bán ở chợ Hôm; 02 mẫu bán ở chợ Mơ - Hà Nội có mức dư lượng cao hơn dư lượng tối đa cho phép từ 1,35 - 10 lần, hoạt chất Fipronil được lặp lại 2 l._. Chiến lược kiểm soát và quản lý có hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật đến năm 2010, Tài liệu báo cáo kết quả thực hiện dự án cấp ngành.
Bùi Sĩ Doanh và nnk (2000), “Diễn biến dư lượng, PHI và thời gian bán huỷ của thuốc trừ sâu Cypermethrin trong một số cây trông ở điều kiện Việt Nam”, Proceedings Workshop on Management, Use and Assessment of Environmental Pollution of Pesticides, Hanoi University and Swiss Agency for Development and Cooperation. Hanoi. p. 55 - 70.
Lê Thị Kim Oanh (2002), “Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu ở vùng trồng rau họ thập tự ngoại thành Hà Nội và phụ cận”, Tạp chí BVTV số 2/2002.
Phạm Thị Phong và CTV (1992), “Ngưỡng dư lượng và PHI của Fenvalerate”, Tạp chí BVTV số 1/1992.
10. Nguyễn Trường Thành (2002), “Thực trạng và giải pháp cho sản xuất rau an toàn hiện nay ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia về khoa học và công nghệ bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Nguyễn Trường Thành và nnk (2002). “Nghiên cứu các biện pháp làm giảm thiểu dư lượng thuốc BVTV trong nông sản ở vùng sản xuất rau Hà Nội và phụ cận”, Tập san Nông nghiệp và PTNT.
12. Nguyễn Trường Thành (2003), “Nghiên cứu biến động dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sau khi xử lý trên đồng ruộng và xác định PHI cần thiết trong điều kiện Việt Nam nhằm phục vụ sản xuất rau an toàn”, Hội thảo tại Hội Hoá học Việt Nam.
13. Nguyễn Duy Trang (1996), “Nghiên cứu xấy dựng quy trình phòng trừ dịch hại trong sản xuất rau sạch”, Hội nghị rau sạch toàn quốc, Hà Nội.
14. Lê Trường (1985), Thuốc bảo vệ thực vật và sinh cảnh, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
15. Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Công an (2004), Nghiên cứa lựa chọn ký thuật thích ứng để kiểm tra nhanh dư lượng một số thuốc trừ sâu trên rau phục vụ tiêu dùng ở Hà Nội, Báo cáo khoa học tại Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội 4/2005.
16. Trung tâm kiểm định thuốc BVTV phía Bắc (2001), “Dư lượng thuốc BVTV trong rau và chè ở Việt Nam", Tạp chí BVTV số 4/2001 .
17. UBTV Quốc hội (2004), Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, NXB Y học.
18. Viện Bảo vệ thực vật (1988), Kết quả thực hiện dự án "Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường ở các vùng trồng rau quả Hà Nội và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ sinh học trồng thí điểm rau sạch ở Hà Nội" (1995 - 1997), Báo cáo khoa học.
19. Viện Bảo vệ thực vật (1998), Báo cáo đề tài KHCN 11-08 “ Nghiên cứu ảnh hưởng của các hóa chất độc hại dùng trong nông nghiệp đến sức khỏe con người, các biện pháp khắc phục”, Hà Nội.
20. Viện Bảo vệ thực vật (2005), Kỹ thuật sản xuất rau an toàn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
B/ TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Cheah U.B. (2001), “Effect of washing, peeling”, Proceedings on final residues in food, December 2001, Beijing, China.
Asean Cooperation in Food, Agriculture and Forestry (2004), Asean hamonizided maximum residue limits (MRLs), Crops Publication No.1/2004.
CCE - Cornell Center for Environment (1999), Pesticide residue monitoring and food safety, BCERF, USA.
Charles M.B. (2004), "The pesticide residue question ", Eco-farm Conference in Monterey, USA.
IUPAC - KSBS, (2003)¸ “Harmonization of data requirements and evaluation”, International worshop on pesticides, Changsa June 2003, China.
Marcus T. (2004), “The development of new crop protection products up front considerations”, Asean Agrochemical residues Worshop, October 29, 2002, Hanoi Vietnam.
Oh B.Y. (2000), Pesticide residue for food safety and enviroment protection, NIAST, Korea.
Ohio State (2003), Ohio vegetable production guide, USA
Oudejans J.H. (1991), Agro-pesticides, properties and function in integarated crop production, United Nations.
Peet M. (1999), Sustainable practices for vegetable production in the South, HSN Publication, USA.
Stephenson G.R. (2003), Pesticide use and world food production, American Chemical Society, USA 2003.
Syngenta (2005), Seminar on the managment and use of crop production, products for food safety and exportation, Hanoi Vietnam 14th June 2005
Time - Freshe H and Flaska V. (1986), Statistical interpretation and graphic representation of the degradational behavious of pesticide residues, Bayer 1986.
Tom K. (2005), “Chemical control guide for diseases of vegetables”, Extension plant pathology report No. 6/2005, USA.
Tsai M.C. (2001), Multi-residues analysis of fruit and vegetables, TACTRI 2001, Taiwan.
Tuan S.J. (2001), Inspection - education system for the improvement of the safety food application in Taiwan, TACTRI 2001, Taiwan.
University of Illinois, 2000), Agricultural pest management hanbook, Insect pest management commercial vegetable crops, USA.
USFDA (2005), Programme residue monitoring, CFSAN, USA
Vong Nguyen (2002), Clean and Green vegetable production systems for Vietnam, Training course: Vegetable production in sub- region of central Vietnam, Nhatrang December 2002.
Wayland J.H. et al. (1991), Hanbook of pesticide toxicology, APS Press.
Winefordner J.D (1999), Chemical anlysis pesticide residue in food, A Wiley Interscience Publication.
Wong Sue Sun (1997), Guide to pesticides tolerances on crops in Taiwan, TACTRI 1997, Taiwan.
Wong Sue Sun (2001), Establishment of pesticides tolerances for food safety, TACTRI 1997, Taiwan.
Yeoh N.S. (2002), “Pesticide residue in food, MRLs and food safety”, Asean Agrochemical residues Worshop, October 29, 2002, Hanoi Vietnam.
Zeneca Agrochemicals (1999), Seminar on new approach of agrochemical use: practice and experience.
PHỤ LỤC
Bảng 4.1 : Tổng hợp kết quả kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong rau năm 2009
TT
Địa điểm lấy mẫu
Tên mẫu
Ký hiệu
HC tìm thấy
Dư lượng
MRL
1
Duyên Hà - TTrì - Hà Nội
(5 mẫu)
(Không Tbáo)
Cải bắp
01/VSATTP
Nd
Cải
02/VSATTP
Cypermethrin
5,13
1
Cải
03/VSATTP
Cypermethrin
0,36
1
Đậu trạch
04/VSATTP
Nd
Cà chua
05/VSATTP
Carbendazim
0,02
0,5
Metalaxyl
0,03
0,5
Chợ VNội - Đanh
(10 mẫu)
Dưa chuột
06/VSATTP
Nd
Cải bắp
07/VSATTP
Nd
Cải
08/VSATTP
Cypermethrin
0,35
1
Cải
09/VSATTP
Cypermethrin
0,21
1
Metalaxyl
0,65
0,5
Cải
10/VSATTP
Nd
Rau muống
11/VSATTP
Nd
muống
12/VSATTP
Cypermethrin
0,24
2
cải
13/VSATTP
Nd
Cải
14/VSATTP
Nd
dưa
15/VSATTP
Nd
Thôn Ba chữ - VNội - Đ.Anh
(5 mẫu)
Cải bắp
16/VSATTP
Nd
cải
17/VSATTP
Nd
cà chua
18/VSATTP
Permethrin
0,09
1
cà
19/VSATTP
Nd
Cải
20/VSATTP
Carbendazim
0,02
1
Lambda cyhalothrin
0,09
1
2
Chợ L.Biên
Hung yên
(5 mẫu)
băp
21/VSATTP
Nd
cà
22/VSATTP
Nd
Muống
23/VSATTP
Nd
Bắp cải
24/VSATTP
Nd
cà
25/VSATTP
Nd
3
Vân Hội - Tam Dương - V. Phúc
(3 mẫu)
Cải
26/VSATTP
Quinalphos
0,1
0,2
Đậu đỗ
27/VSATTP
Nd
Bắp cải
28/VSATTP
Nd
Thổ Tang - Vĩnh Tường - VP
(2 mẫu)
Bắp cải
29/VSATTP
Acephate
1,38
Cải
30/VSATTP
Carbendazim
0,29
1
Cypermethrin
0,06
1
4
ST Metro
Dong Anh
(5 mẫu)
Dưa chuột
31/VSATTP
Nd
Đậu đỗ
32/VSATTP
Diniconazole
<LOQ
Rau muống
33/VSATTP
Nd
Cải
34/VSATTP
Chlorpyrifos-ethyl
<LOQ
Permethrin
0,08
2,0
Cypermethrin
0,29
2,0
Bắp cải
35/VSATTP
Nd
ST BigC
(5 mẫu)
Ba chữ Đông anh
Dưa chuột
36/VSATTP
Nd
Rau muống
37/VSATTP
Nd
Cải
38/VSATTP
Cypermethrin
0,2
2,0
Cải
39/VSATTP
Cypermethrin
1,89
2,0
Bắp cải
40/VSATTP
Nd
5
Chợ Mơ
(5 mẫu)
Hà tây cũ
Cải
41/VSATTP
Cypermethrin
<LOQ
Fipronil
0,27
0,02
Cải
42/VSATTP
Cypermethrin
<LOQ
43/VSATTP
Acephate
2,74
2,0
Cypermethrin
0,19
2,0
Rau muống
Trichlofon
0,17
0,2
Dưa chuột
44/VSATTP
Nd
Đậu trạch
70/VSATTP
Fipronil
0,2
0,02
Chợ Hôm
(5 mẫu)
Hà tây cũ
Rau muống
71/VSATTP
Nd
Cải
72/VSATTP
Cypermethrin
0,86
2,0
Fipronil
0,2
0,02
Quinaphos
1,29
0,2
Cải
73/VSATTP
Indoxacarb
0,35
0,2
Cà chua
74/VSATTP
Permethrin
0,27
1,0
Dưa chuột
75/VSATTP
Nd
6
Chợ Nam Đồng
(9 mẫu)
Vinh phúc
Cà
76/VSATTP
Nd
Báp
77/VSATTP
Nd
Cà
78/VSATTP
Nd
Cà
79/VSATTP
Nd
Dưa chuột
80/VSATTP
Nd
Dưa chuột
81/VSATTP
Fenvalerate
0,14
2,0
82/VSATTP
Cypermethrin
0,53
2,0
Đậu
83/VSATTP
Permethrin
0,08
2,0
Cypermethrin
0,21
2,0
bap
Hexaconazole
0,18
0,5
Profenophos
0,05
0,5
Chlopyrifos-ethyl
0,08
0,1
cải
Diazinon
0,12
0,5
7
Siêu thị Intimex Bờ Hồ
(5 mẫu)
Lĩnh Nam
Hoàng Mai
Cải
84/VSATTP
nd
Cà Chua
85/VSATTP
Nd
Cà Chua
86/VSATTP
Nd
Đậu trạch
87/VSATTP
Carbendazim
0,04
2,0
Chlorpyrifos-ethyl
< LOD
Cypermethrin
<LOD
88/VSATTP
Carbendazim
0,01
2,0
Indoxacarb
0,1
2,0
Đậu đũa
89/VSATTP
Nd
Siêu thị Intimex Hào Nam
(5 mẫu)
Dông anh
HN
Dưa chuột
90/VSATTP
Nd
Rau muống
91/VSATTP
Nd
92/VSATTP
Carbendazim
0,02
2,0
Đậu đũa
Indoxacarb
0,07
2,0
Cải xanh
93/VSATTP
Quinaphos
<LOD
Dưa chuột
94/VSATTP
Hexaconazole
0,24
0,5
8
Chợ Dịch Vọng
(03 mẫu)
Hà Tây cũ
băp
95
2,4 D
0,006
cà
96
2,4 D
0,006
Chlorpyrifos
0,016
Fenvalerat
0,01
cà
97
2,4 D
0,045
Chợ Phùng Quang
(4 mẫu)
Hà Tây cũ
Muống
2,4 D
0,076
CS 2
0,05
Carbendazim
0,06
Bắp
Nd
muống
Chlorpyrifos
0,041
đậu
Nd
Chợ Dịch Vọng
(3 mẫu)
Me linh vình phúc cũ
dưa
2,4 D
0,007
CS 2
0,05
Carbendazim
0,09
Indoxacarb
0,005
bắp
Endosulfan
0,012
đậu
2,4 D
0,054
Chợ Dịch Vọng
Mê Linh Vĩnh phúc cũ
10 mẫu
cà
2,4 D
0,011
bắp
2,4D
0,159
Chlorpyrifos
0,014
cà
Nd
muống
Nd
Muống
2,4 D
0,044
CS 2
0,48
Chlorpyrifos
0,078
Methomyl
0,28
băp
Nd
dua
2,4D
0,015
cà
2,4D
0,153
dưa
2,4D
0,169
2,4 D
0,235
cà
Fevalerat
0,021
Văn đức, duyên Hà
Hà Nọi
(6 mẫu)
ca chua
116 VSATTP
ND
dậu đỗ
117 VSATTP
Fipronil
0,06
0.02
Muống
118 VSATTP
Acephate
3,60
Carbendazim
0,04
Cypermethrin
0,14
Trichlorfon
4,50
cai xanh
119 VSATTP
Profenophos
0,08
Cải băp
120 VSATTP
ND
muong
121
ND
Từ liêm
04 mau
băp
122
Indoxacarb
0,18
Báp
123
ND
chuot
124
ND
ca chua
125
Carbendazim
0,01
Metro Hoàng Mai
(4 mẫu)
Hanội
đâu
M5
Carbendazim
0,01
Cai
M4
Carbendazim
0,01
Cà chua
M6
ND
Cải
M7
ND
Duyên ha TTrì
(2 mẫu)
Bap
M8
ND
Cà chua
M8
ND
Metro thang long
(HaTay)
3 mẫu
Dưa
M2
ND
Đậu
M1
ND
Cải
M3
Fipronil
0.03
Imidacloprit
0.13
Cacbendazim
1.2
* Ngoại thành
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Sóc Sơn
TT
Họ Tên
Năm sinh
Trình dộ
Địa điểm bán hàng
nam
Nữ
Bïi ThÞ Nga
1948
Kü s NN
TT Sãc S¬n - Sãc S¬n
NguyÔn V¨n ThiÖu
1949
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
TT Sãc S¬n - Sãc S¬n
TrÇn ThÞ Chinh
1963
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
TT Sãc S¬n - Sãc S¬n
KiÒu ThÞ Híng
1949
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Phï Lç, Sãc S¬n
NguyÔn Ngäc PhÈm
1953
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Phï Lç, Sãc S¬n
NguyÔn ThÞ Thanh
1955
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Phï Lç, Sãc S¬n
NguyÔn v¨n H¹nh
1965
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· B¾c Phó, Sãc S¬n
NguyÔn v¨n Thanh
1963
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· B¾c Phó, Sãc S¬n
NguyÔn V¨n TrÝ
1963
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Phï Lç, Sãc S¬n
NguyÔn V¨n Hïng
1968
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Hång Kú -Sãc S¬n
NguyÔn thÞ Hång
1963
Trung cÊp BVTV
X· Hång Kú -Sãc S¬n
NguyÔn ThÞ Dìng
1950
Kh«ng
X· Phï Lç -Sãc S¬n
NguyÔn V¨n Sö
1954
Kh«ng
TT Sãc S¬n- Sãc S¬n
NguyÔn V¨n M¹nh
1960
Kh«ng
X· B¾c S¬n -Sãc S¬n
NguyÔn V¨n QuyÕt
1954
Kh«ng
X· B¾c S¬n -Sãc S¬n
NguyÔn v¨n LËp
1966
Kh«ng
X· B¾c S¬n -Sãc S¬n
NguyÔn ThÞ Th¾ng
1957
Kh«ng
X· B¾c S¬n -Sãc S¬n
NguyÔn V¨n §øc
1962
Kh«ng
X· Hång Kú - Sãc S¬n
NguyÔn V¨n §oµi
1948
Kh«ng
X· Tiªn dîc- Sãc s¬n
T¹ Minh ChiÕn
1948
Kh«ng
X· T©n hng - Sãc s¬n
§ång v¨n Duyªn
1962
Kh«ng
X· Trung gi· - SS
§ång v¨n Giíi
1964
Kh«ng
X· Trung gi· - SS
NguyÔn v¨n T©m
1957
Kh«ng
X· Trung gi· - SS
NguyÔn v¨n Vô
1957
Kh«ng
X· Thanh xu©n- SS
Phïng quang TuÊn
1962
Kh«ng
X· Thanh xu©n- SS
Chu v¨n Sinh
1958
Kh«ng
X· Thanh xu©n- SS
Cao ChÝ C¬ng
1947
Kh«ng
X· Thanh xu©n- SS
Ng« v¨n Héi
1954
Kh«ng
X· Minh phó - SS
NguyÔn V¨n Kh«i
1960
Kh«ng
X· Minh phó - SS
D¬ng xu©n Thanh
1966
Kh«ng
X· HiÒn ninh - SS
NguyÔn v¨n §Þnh
1967
Kh«ng
X· HiÒn ninh - SS
Lª quang §¹t
1958
Kh«ng
X· §«ng xu©n - SS
HuyÖn Sãc S¬n :32 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 01; Trung cÊp: 1; Chøng chØ 1 th¸ng: 09
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Đông Anh
TT
Họ Tên
Năm sinh
Trình dộ
Địa điểm bán hàng
nam
Nữ
NguyÔn ThÞ ThuËn
1964
§¹i häc NN
B¾c Th¨ng long, §.Anh
Ph¹m V¨n Ng¸t
1960
Trung cÊp NN
X· Dôc Tó - §«ng Anh
NguyÔn ThÞ HuÖ
1961
Trung cÊp NN
X· Xu©n Nén -§«ng Anh
NguyÔn Duy §oµn
1960
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Tiªn D¬ng, §. Anh
§ç ThÞ Bang
1957
Trung cÊp NN
X· Kim Chung-§«ng Anh
Ph¹m V¨n Th¸i
1956
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Nam Hång, §«ng Anh
TrÇn ThÞ Liªn
1960
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· V©n Néi, §«ng Anh
NguyÔn Vò Ngäc
1960
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Xu©n Canh, §«ng Anh
Vò ThÞ Mai
1957
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Xu©n Canh, §«ng Anh
Chu Xu©n ChÝ
1956
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
Khèi 1B, QL3, §«ng Anh
Hoµng v¨n Hïng
1968
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Nam Hång §«ng Anh
NguyÔn V¨n DiÖn
1957
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
Nguyªn Khª, §«ng Anh
NguyÔn Duy Phøc
1956
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· B¾c Hång, §«ng Anh
TrÇn ThÞ H¶i
1970
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Nam Hång, §«ng Anh
NguyÔn ThÞ T©m
1958
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· B¾c Hång - §«ng Anh
NguyÔn ThÞ Duyªn
1965
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· V©n Néi -§«ng Anh
NguyÔn TiÕn DiÕn
1972
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Nam Hång §«ng Anh
NguyÔn V¨n TuÊn
1948
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
Nguyªn Khª - §«ng Anh
TrÇn V¨n Tµi
1969
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
Tiªn D¬ng - §«ng Anh
§inh ThÞ Mai
1977
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· V©n Néi - §«ng Anh
TrÇn ThÞ Thuû
1975
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Nam Hång, §«ng Anh
NguyÔn V¨n Hµnh
1957
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· B¾c Hång - §«ng Anh
Ph¹m Quèc ChÝnh
1974
Kh«ng
X· Nguyªn Khª, §. Anh
Lª ThÞ C¶nh
1952
Kh«ng
Kim Chung - §«ng Anh
NguyÔn thÞ Xiªm
1966
Kh«ng
ViÖt Hïng - §«ng Anh
Ph¹m thÞ TuyÕt
1970
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· B¾c Hång, §«ng Anh
TrÇn ThÞ H¬ng
1974
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Thuþ l©m -§«ng Anh
TrÇn V¨n QuÝ
1973
Kh«ng
X· V©n Néi -§«ng Anh
TrÇn V¨n Töu
1950
Kh«ng
X· Thuþ l©m -§«ng Anh
HuyÖn §«ng Anh:29 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 01; Trung cÊp: 03; Chøng chØ 1 th¸ng : 19
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
địa bàn Từ Liêm
TT
Họ Tên
Năm sinh
Trình dộ
Địa điểm bán hàng
nam
Nữ
TrÇn ThÞ Hoµ
1951
§¹i häc NN
X· Xu©n Ph¬ng, T.Liªm
NguyÔn V¨n T©n
1952
Trung cÊp
X· Xu©n Ph¬ng, T.Liªm
NguyÔn ThÞ Thuû
1964
Chøng chØ tËp huÊn1 th¸ng
X· T©y Mç -Tõ Liªm
NguyÔn ThÞ Hång
1950
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Minh Khai, Tõ Liªm
Ph¹m Kim Giao
1942
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Xu©n §Ønh, Tõ Liªm
NguyÔn V¨n QuÝ
1943
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· T©y Tùu, Tõ Liªm
NguyÔn Kh¾c S¬n
1963
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· T©y Tùu, Tõ Liªm
NguyÔn ThÞ Mai
1961
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· T©y Tùu, Tõ Liªm
Vò ThÞ Quú
1964
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· T©y Tùu, Tõ Liªm
NguyÔn §×nh Phóc
1963
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· §¹i Mç -Tõ Liªm
NguyÔn ThÞ Phiªn
1938
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· T©y Tùu -Tõ Liªm
NguyÔn ThÞ Thuû
1972
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· T©y Tùu -Tõ Liªm
NguyÔn V¨n Lîi
-
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· T©y Mç -Tõ Liªm
NguyÔn ThÞ TÞnh
1972
Kh«ng
X· T©y Tùu -Tõ Liªm
NguyÔn ThÞ Tr©m
1964
Kh«ng
X· T©y Tùu -Tõ Liªm
HuyÖn Tõ Liªm: 15 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 02; Trung cÊp: 01; Chøng chØ 1 th¸ng: 10.
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Thanh Trì
TT
Họ Tên
Năm sinh
Trình dộ
Địa điểm bán hàng
nam
Nữ
§µm V¨n LËp
1950
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· VÜnh Quúnh,Thanh tr×
Ph¹m V¨n N¨m
1947
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Tam hiÖp, Thanh tr×
TrÇn Ngäc S©m
1976
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
CÇu b¬u, Thanh tr×.
NguyÔn §øc Liªn
1980
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Liªn ninh, Thanh tr×
NguyÔn ThÞ SuÊt
1948
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Ngò HiÖp - Thanh tr×
§Æng V¨n Lu©n
1940
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
Duyªn Hµ - Thanh tr×
HuyÖn Thanh tr×: 06 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 0; Trung cÊp: 0; Chøng chØ 1 th¸ng : 06
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Gia lâm
TT
Họ Tên
Năm sinh
Trình dộ
Địa điểm bán hàng
nam
Nữ
NguyÔn V¨n TuÊn
1960
§¹i häc NN
X· Phó ThÞ - Gia L©m
NguyÔn ThÞ ái
1948
Trung cÊp NN
X· D¬ng X¸ - Gia L©m
NguyÔn ThÞ Phîng
-
Kh«ng
TT Sµi §ång - Gia L©m
D¬ng ThÞ Hêi
1950
Trung cÊp NN
X· Kim S¬n - Gia L©m
Lª V¨n Minh
1959
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· D¬ng X¸ - Gia L©m
NguyÔn §¨ng Thµnh
1960
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Yªn Thêng -Gia L©m
Lª V¨n ThÞnh
1959
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Bå §Ò - Gia L©m
NguyÔn V¨n Giái
1968
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· D¬ng X¸ - Gia L©m
NguyÔn Xu©n DÞu
1948
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Kim S¬n - Gia L©m
NguyÔn V¨n Oanh
1963
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Kim S¬n - Gia L©m
NguyÔn Thi Hµ
1972
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Th¹ch Bµn - Gia L©m
Ph¹m Xu©n S¬
§¹i häc NN
TT Yªn Viªn - Gia L©m
TrÇn ThÞ Thuû
§¹i häc NN
§¹i häc NNI Hµ Néi
NguyÔn ThÞ Sinh
Trung cÊp NN
X· Yªn Thêng -Gia L©m
NguyÔn ThÞ Nhu
Trung cÊp NN
X· Yªn Thêng -Gia L©m
§µm v¨n N¨ng
“”
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Yªn Thêng -Gia L©m
NguyÔn v¨n Hïng
‘’’’
Chøng chÝ 10 ngµy
X· Yªn Thêng -Gia L©m
Lª V¨n Ch¾c
1968
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· Phó ThÞ - Gia L©m
§ç V¨n ¸nh
1960
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· §a Tèn - Gia L©m
Lª V¨n Khanh
1966
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
X· §a Tèn - Gia L©m
NguyÔn ThÞ Lan
-
Kh«ng
X· Yªn Thêng -Gia L©m
NguyÔn v¨n Dòng
-
Kh«ng
X· Ninh hiÖp - -Gia L©m
HuyÖn Gia L©m: 22 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 03; Trung cÊp: 04; Chøng chØ 1 th¸ng: 10
*Nội thành
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Cầu giấy
TT
Hä vµ Tªn
N¨m sinh
Tr×nh ®é
chuyªn m«n
§Þa ®iÓm
cöa hµng
Nam
N÷
NguyÔn Quúnh Hoa
1976
§¹i häc NN
C.ty TNHH B¹ch long-181, L¹c Long Qu©n.
Vò BÝch Ngäc
1959
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
P. Mai DÞch - CÇu giÊy
Chi nh¸nh Nicotex
Đại học
Kièt 12 - Mai DÞch
QuËn CÇu GiÊy: 03 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 02; Trung cÊp: 0; Chøng chØ 1 th¸ng : 01
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Tây Hồ
TT
Hä vµ Tªn
N¨m sinh
Tr×nh ®é
chuyªn m«n
§Þa ®iÓm
cöa hµng
Nam
N÷
Hµ V¨n H¹nh
1958
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
P. NhËt T©n, T©y Hå
Lª ThÞ ThÞnh
1959
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
P. NhËt T©n -T©y Hå
QuËn T©y Hå: 02 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 0; Trung cÊp: 0; Chøng chØ 1 th¸ng : 02
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Hoàn Kiếm
TT
Hä vµ Tªn
N¨m sinh
Tr×nh ®é
chuyªn m«n
§Þa ®iÓm
cöa hµng
Nam
N÷
§oµn ThÞ Nga
1953
Chøng chØ tËp huÊn 45 ngµy
Sè 2, TriÖu Quèc §¹t.
Hoµng V¨n Kh¶i
1959
§¹i häc
Sè 14, Ng« QuyÒn.
QuËn Hoµn KiÕm: 02 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 01; Trung cÊp: 0; Chøng chØ 1 th¸ng : 01
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Thanh Xuân
TT
Hä vµ Tªn
N¨m sinh
Tr×nh ®é
chuyªn m«n
§Þa ®iÓm
cöa hµng
Nam
N÷
Lª ThÞ YÕn
1950
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
Sè 105, Trêng Chinh.
NguyÔn ThÕ Trêng
1966
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
Sè 105, Trêng Chinh.
TrÇn ThÞ ¸nh NguyÖt
1963
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
Sè 97 , Trêng Chinh.
QuËn Thanh Xu©n: 03 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 0; Trung cÊp: 0; Chøng chØ 1 th¸ng :03
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Đống Đa
TT
Hä vµ Tªn
N¨m sinh
Tr×nh ®é
chuyªn m«n
§Þa ®iÓm
cöa hµng
Nam
N÷
Phan V¨n KiÒu
1942
§¹i häc NN
Sè 1152- P. L¸ng Thîng
NguyÔn Kim Anh
1954
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
P. L¸ng Thîng, §èng §a
NguyÔn ThÞ Minh
1950
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
P. L¸ng Thîng, §èng §a
NguyÔn ThÞ Lý
1958
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
P. L¸ng Thîng, §èng §a
Bïi ThÞ H¶i
1966
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
P. L¸ng Thîng, §èng §a
NguyÔn Anh Th¬
1969
§¹i häc ho¸
21/9, L¸ng H¹, §èng §a
NguyÔn Thanh HiÓn
1950
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
532 - §êng L¸ng
QuËn §èng §a: 07 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 02; Trung cÊp: 0; Chøng chØ 1 th¸ng : 05
Bảng : Danh sách các tổ chức cá nhân kinh doanh thuốc BVTV
Địa bàn Hai Bà Trưng
TT
Hä vµ Tªn
N¨m sinh
Tr×nh ®é
chuyªn m«n
§Þa ®iÓm
cöa hµng
Nam
N÷
NguyÔn ThÞ Mai
1961
Chøng chØ tËp huÊn 1 th¸ng
P. Mai ®éng - H B Trng
QuËn Hai Bµ Trng: 01 cöa hµng; Tr×nh ®é ®¹i häc: 0; Trung cÊp: 0; Chøng chØ 1 th¸ng: 01
Sè: 117/VSATTP
Hµ Néi, ngµy 17 th¸ng 7 n¨m 2009
TH¤NG B¸O KÕT QU¶
KiÓm ®Þnh d lîng thuèc B¶o vÖ thùc vËt
Tªn kh¸ch hµng:
Côc b¶o vÖ thùc vËt và Hà NỘI
§Þa chØ:
149 Hå §¾c Di - §èng §a - Hµ Néi
N«ng s¶n:
§Ëu §ç
Ngµy lÊy mÉu:
29/6/2009 Biªn b¶n lÊy mÉu sè: 117/K§T-BB
§¬n vÞ lÊy mÉu:
Phßng kiÓm ®Þnh chÊt lîng & d lîng thuèc BVTV
§Þa ®iÓm lÊy mÉu:
Chî Thµnh C«ng
Khèi lîng mÉu
2 kg Ngµy nhËn mÉu: 29/6/ 2009
Niªm phong:
cã
KÕt qu¶ thö nghiÖm
N«ng s¶n
Thuèc BVTV
KÕt qu¶
(mg/kg)
ph¬ng ph¸p
M· hiÖu
LOD
LOQ
§Ëu ®ç
Acephate
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Azoxystrobin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Benfuracarb
nd
PTN 09 -DLF
0,002
0,01
Carbaryl
nd
PTN 09 -DLF
0,002
0,01
Carbendazim
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,01
Carbosulfan
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Carbofuran
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Chlorfenapyr
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Chlorothalonil
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Chlorpyriphos ethyl
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Cyfluthrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Cypermethrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Diazinon
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Difenoconazole
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,10
Dimethoate
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Diniconazole
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Endosulfan
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Fenitrothion
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Fenobucarb
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Fenpropathrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Fenvalerate
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Fipronil
0,06
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Hexaconazole
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Imidacloprid
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,01
Indoxacarb
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Lambda cyhalothrin
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Lindan
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Metalaxyl
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,02
Methamidophos
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Methidathion
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Methomyl
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Permethrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,10
Profenophos
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Propiconazole
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Quinalphos
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Trichlorfon
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,20
Thiophanate methyl
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,01
Ghi chó:
- nd: Kh«ng ph¸t hiÖn
- LOD (mg/kg): Giíi h¹n ph¸t hiÖn cña ph¬ng ph¸p
- LOQ (mg/kg): Giíi h¹n x¸c ®Þnh cña ph¬ng ph¸p
P.Gi¸m ®èc
Phßng kiÓm ®Þnh CL & DL thuèc BVTV P.Trëng phßng
V¬ng Trêng Giang
L¹i Lan H¬ng
Sè: 119/VSATTP
Hµ Néi, ngµy 17 th¸ng 7 n¨m 2009
TH¤NG B¸O KÕT QU¶
KiÓm ®Þnh d lîng thuèc B¶o vÖ thùc vËt
Tªn kh¸ch hµng:
Côc b¶o vÖ thùc vËt
§Þa chØ:
149 Hå §¾c Di - §èng §a - Hµ Néi
N«ng s¶n:
C¶i xanh
Ngµy lÊy mÉu:
29/6/2009 Biªn b¶n lÊy mÉu sè: 119/K§T-BB
§¬n vÞ lÊy mÉu:
Phßng kiÓm ®Þnh chÊt lîng & d lîng thuèc BVTV
§Þa ®iÓm lÊy mÉu:
Chî Thµnh C«ng
Khèi lîng mÉu
2 kg Ngµy nhËn mÉu: 29/6/ 2009
Niªm phong:
cã
KÕt qu¶ thö nghiÖm
N«ng s¶n
Thuèc BVTV
KÕt qu¶
(mg/kg)
ph¬ng ph¸p
M· hiÖu
LOD
LOQ
C¶i xanh
Acephate
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Azoxystrobin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Benfuracarb
nd
PTN 09 -DLF
0,002
0,01
Carbaryl
nd
PTN 09 -DLF
0,002
0,01
Carbendazim
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,01
Carbosulfan
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Carbofuran
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Chlorfenapyr
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Chlorothalonil
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Chlorpyriphos ethyl
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Cyfluthrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Cypermethrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Diazinon
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Difenoconazole
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,10
Dimethoate
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Diniconazole
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Endosulfan
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Fenitrothion
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Fenobucarb
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Fenpropathrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Fenvalerate
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Fipronil
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Hexaconazole
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Imidacloprid
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,01
Indoxacarb
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Lambda cyhalothrin
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Lindan
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Metalaxyl
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,02
Methamidophos
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Methidathion
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Methomyl
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Permethrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,10
Profenophos
0,08
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Propiconazole
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Quinalphos
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Trichlorfon
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,20
Thiophanate methyl
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,01
Ghi chó:
- nd: Kh«ng ph¸t hiÖn
- LOD (mg/kg): Giíi h¹n ph¸t hiÖn cña ph¬ng ph¸p
- LOQ (mg/kg): Giíi h¹n x¸c ®Þnh cña ph¬ng ph¸p
P.Gi¸m ®èc
Phßng kiÓm ®Þnh CL & DL thuèc BVTV P.Trëng phßng
V¬ng Trêng Giang
L¹i Lan H¬ng
Sè: 118/VSATTP
Hµ Néi, ngµy 17 th¸ng 7 n¨m 2009
TH¤NG B¸O KÕT QU¶
KiÓm ®Þnh d lîng thuèc B¶o vÖ thùc vËt
Tªn kh¸ch hµng:
Côc b¶o vÖ thùc vËt
§Þa chØ:
149 Hå §¾c Di - §èng §a - Hµ Néi
N«ng s¶n:
Rau muèng
Ngµy lÊy mÉu:
29/6/2009 Biªn b¶n lÊy mÉu sè: 118/K§T-BB
§¬n vÞ lÊy mÉu:
Phßng kiÓm ®Þnh chÊt lîng & d lîng thuèc BVTV
§Þa ®iÓm lÊy mÉu:
Chî Thµnh C«ng
Khèi lîng mÉu
2 kg Ngµy nhËn mÉu: 29/6/ 2009
Niªm phong:
cã
KÕt qu¶ thö nghiÖm
N«ng s¶n
Thuèc BVTV
KÕt qu¶
(mg/kg)
ph¬ng ph¸p
M· hiÖu
LOD
LOQ
Rau muèng
Acephate
3,60
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Azoxystrobin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Benfuracarb
nd
PTN 09 -DLF
0,002
0,01
Carbaryl
nd
PTN 09 -DLF
0,002
0,01
Carbendazim
0,04
PTN 07-DLF
0,002
0,01
Carbosulfan
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Carbofuran
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Chlorfenapyr
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Chlorothalonil
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Chlorpyriphos ethyl
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Cyfluthrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Cypermethrin
0,14
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Diazinon
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Difenoconazole
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,10
Dimethoate
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Diniconazole
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Endosulfan
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Fenitrothion
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Fenobucarb
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Fenpropathrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Fenvalerate
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Fipronil
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Hexaconazole
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Imidacloprid
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,01
Indoxacarb
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Lambda cyhalothrin
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Lindan
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Metalaxyl
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,02
Methamidophos
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Methidathion
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Methomyl
nd
PTN 09-DLF
0,002
0,01
Permethrin
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,10
Profenophos
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Propiconazole
nd
PTN 14-DLF
0,002
0,02
Quinalphos
nd
PTN 14-DLF
0,01
0,05
Trichlorfon
4,50
PTN 14-DLF
0,01
0,20
Thiophanate methyl
nd
PTN 07-DLF
0,002
0,01
Ghi chó:
- nd: Kh«ng ph¸t hiÖn
- LOD (mg/kg): Giíi h¹n ph¸t hiÖn cña ph¬ng ph¸p
- LOQ (mg/kg): Giíi h¹n x¸c ®Þnh cña ph¬ng ph¸p
P.Gi¸m ®èc
Phßng kiÓm ®Þnh CL & DL thuèc BVTV P.Trëng phßng
V¬ng Trêng Giang
L¹i Lan H¬ng
PhiÕu ®iÒu tra n«ng d©n
"V/v sö dông thuèc BVTV trªn c©y rau"
1
Hä vµ tªn ngêi ®îc ®iÒu tra:
2
§Þa chØ:
3
C©y trång
Mïa vô gieo trång
Giai ®o¹n sinh trëng t¹i thêi ®iÓm ®iÒu tra
4
DiÖn tÝch ®ang gieo trång (sµo BB):
5
T×nh h×nh sö dông thuèc BVTV:
Giai
®o¹n
Sè lÇn phun
Tªn thuèc
Nång ®é
(ml hoÆc gr/sµo)
T.gian gi÷a c¸c lÇn phun (ngµy)
Trõ s©u
Trõ bÖnh
LÇn 1
LÇn 2
LÇn 3
LÇn 1
LÇn 2
LÇn 3
LÇn 1
LÇn 2
LÇn 3
LÇn 4
T.sè/vô:
6
Thêi gian c¸ch ly (ngµy): ..........
7
Lý do sö dông thuèc:
KiÓm tra thÊy cã s©u ¨
Phun ®Þnh kú ¨
Theo híng dÉn CBKT ¨
Theo hé xung quanh ¨
8
Lý do chän thuèc ®Ó phun:
Tù chän ¨
Ngêi b¸n híng dÉn ¨
Theo hé xung quanh ¨
Theo híng dÉn CBKT ¨
9
Cã ®äc híng dÉn sö dông kh«ng?
Cã:
Kh«ng
10
§Þa ®iÓm mua thuèc:
Cöa hµng trong ngâ, xãm ¨
§¹i lý c¸c c«ng ty ¨
T¹i ®Þa ®iÓm kh¸c ¨
11
§Þa ®iÓm tiªu thô s¶n phÈm:
PhiÕu ®iÒu tra kinh doanh thuèc BVTV
1
Hä vµ tªn
2
§Þa chØ kinh doanh :
§Þa chØ hé khÈu
3
Tuæi :
4
Giíi tÝnh
Nam
N÷
5
Chuyªn m«n
Lo¹i
N¬i cÊp
§¹i häc
Trung cÊp
Chøng chØ
6
H×nh thøc kinh doanh
B¸n theo mïa vô nhá lÎ .
B¸n lÎ
B¸n bu«n ®¹i lý cÊp: cÊp 1 cÊp 2 cÊp 3
Doanh nghiÖp t nh©n hé gia ®×nh ........................................................
.............................................................................................................................
C«ng ty TNHH, (CT cæ phÇn) ..................................................................
…………………………………………………………………………
7
Doanh thu n¨m: …………………………………………………………..
8
Mét sè chñng lo¹i chÝnh ®ang b¸n trong cöa hµng
9
MÆt hµng kinh doanh chÝnh cña c«ng ty nµo:
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
Tổng hợp phiếu điều tra
1
Sè ngêi sö dông thuèc:
a
Thuèc cÊm:
b
Thuèc ngoµi danh môc:
c
Thuèc trong danh môc:
d
khac
2
Phun thuèc BVTV nhiÒu lÇn/løa,vô:
3
Pha thuèc t¨ng nång ®é so víi khuyÕn c¸o:
5
Thêi gian c¸ch ly:
a
<3 ngµy:
d
7-10 ngµy:
b
3-5 ngµy:
e
>10 ngµy:
c
5-7 ngµy:
f
Kh«ng ®¶m b¶o TGCL:
6
Lý do phun thuèc:
KiÓm tra s©u bÖnh
Phun ®Þnh kú:
Theo ngêi xung quanh:
Theo híng dÉn:
7
Lý do chän thuèc:
Tù chän
Theo ngêi xung quanh:
Ngêi b¸n híng dÉn:
Theo híng dÉn CBKT:
8
Cã ®äc kü híng dÉn sö dông kh«ng:
Cã:
Kh«ng:
9
§Þa ®iÓm mua thuèc:
a
Cöa hµng trong ngâ xãm:
b
§¹i lý c«ng ty:
c
N¬i kh¸c:
10
H×nh thøc tiªu thô:
a
B¸n lÎ t¹i chî:
b
B¸n bu«n:
c
H×nh thøc kh¸c:
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc