Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao mức sống người có công (30tr)

LỜI MỞ ĐẦU Mỗi một quốc gia, một dân tộc đều có đường lối phát triển riêng của mình. Song không có một quốc gia, một dân tộc nào lại không quan tâm đến việc thực hiện tốt các chính sách xã hội. Bởi tất cả các quốc gia, các dân tộc đều nhận thức được rằng có thực hiện tốt các chính sách xã hội thì mới có thể ổn định chính trị và là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề thực hiện tốt các ch

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao mức sống người có công (30tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính sách xã hội đặc biệt là chính sách ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội. Đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội hiện nay để góp phần thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” với định hướng tiến lên cộng sản chủ nghĩa thì việc thực hiện tốt chính sách người có công lại càng có ý nghĩa quan trọng. Với mục đích “ Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Là một sinh viên khoa công tác xã hội trường Đại học Lao Động Xã Hội, trong thời gian thực tập tại Sở Lao Động- Thương Binh & Xã Hội tỉnh Hà Tây, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu về tình hình thực hiện các chính sách xã hội, chế độ về lĩnh vực công tác xã hội ở Hà Nam và đã được tổng hợp trong “ Báo cáo thực tập tốt nghiệp”. Nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm hai phần Phần I: Những vấn đề chung về tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội của Sở Lao Động- TB&XH tỉnh Hà Tây. Phần II: Chuyên đề: “Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao mức sống người có công”. Vì trình độ còn hạn chế nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em khó tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong đựơc các thầy, cô giáo góp ý và sửa chữa. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các cô, các anh, các chị ở Sở Lao Động- TB&XH tỉnh Hà Tây đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại Sở. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công tác xã hội và đặc biệt là cô giáo- giảng viên Bùi Thị Chớm đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Mai PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TÂY. I. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tây và đặc điểm tình hình của Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Tây. 1. Đặc điểm tình hình chung (tự nhiên, kinh tế, văn hoá- xã hội) ở tỉnh Hà Tây có liên quan trực tiếp đến hoạt động công tác xã hội của Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Tây. 1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiên tự nhiên Hà Tây là một tỉnh nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi 20,310 - 21,170 Vĩ Bắc và 105,170 kinh Đông bao quanh Hà Nội về phía Tây Nam và là cửa ngõ thủ đô. Mặt khác, Hà Tây còn nằm giáp danh với các tỉnh: Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Phú Thọ nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội, trao đổi lưu thông hàng hoá. Địa hình Hà Tây có thể chia ra thành hai vùng khác nhau khá rõ rệt: vùng đồng bằng nằm ở phía Đông và vùng đồi núi thấp nằm dọc theo địa giới phía tây của tỉnh. Đất đai: Hà Tây là một tỉnh có diện tích khá rộng lớn của cả nước, với diện tích đất tự nhiên là 2193,95 km2, đựơc hình thành từ ba vùng sinh thái: vùng núi, gò đồi, vùng đồng bằng. Hà Tây có 4 loại đất chính đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Khí hậu Hà Tây mang sắc thái kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Về mùa hè ở đây rất dễ xảy ra tình trạng úng ngập do tập trung lượng nước mưa lớn và mực nước trên các triền sông chính thường cao hơn mực nước trong đồng nên rất khó tiêu nước. 1.2. Đặc điểm kinh tế. Hà Tây hiện nay là một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông- công nghiệp. Hoạt động nông nghiệp thu hút gần 84% dân số, cung cấp 58,3% tổng sản phẩm xã hội và 69,7% thu nhập quốc dân sản xuất. Sản xuất công nghiệp chiếm 24,1% tổng sản phẩm xã hội và 14,3% thu nhập quốc dân sản xuất. Như vậy hai ngành kinh tế quan trọng nhất này đã thể hiện bộ mặt kinh tế của tỉnh, trong đó sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quyết định đối với đời sống của phần lớn dân số của tỉnh. GDP bình quân đầu người đạt 4,235 triệu đồng/năm (2003). - Về nhóm ngành Nông nghiệp: Tổng giá trị sản lượng lương thực đạt 4.153.000. tỷ đồng. Sản lượng lúa đạt 101,68 tấn. Năng suất lúa đạt 103 tạ/ha (2004). Tỉnh đã đảm bảo cung cấp nhu cầu lương thực cho nhân dân và có dư thừa lương thực. Chăn nuôi: chiếm 29% giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp. Chăn nuôi đang có chiều hướng phát triển. Hà Tây có nhiều viện và trung tâm nghiên cứu về chăn nuôi của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Số lượng gia xúc, gia cầm: Trâu (9.562.000 con), bò (11.334.000 con), lợn (10.768.000 con),ngựa: (8.718.000 con), dê (12.388.000 con). Số lượng gia cầm là 9.203.000 con. - Về nhóm ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 895 tỷ đồng (năm 2004). Thương mại và dịch vụ đóng góp khoảng 20% thu nhập quốc dân (GDP) của tỉnh. Hà Tây là một tỉnh có quy mô và mật độ dân số cao, theo số liệu thống kê năm 2003 của cục thống kê Hà Tây dân số của tỉnh là 2.490.023 người, đứng vị trí thứ 5 so với cả nước. Mật độ dân số vào khoảng 1.134 người/km2 nhưng phân bố không đều giữa các vùng, dân tập trung chủ yếu ở thị xã Hà Đông và Sơn Tây, các vùng miền núi và gò đồi dân cư ít. Dân số Hà Tây sống chủ yếu ở nông thôn chiếm trên 90%, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng trên 1,2 triệu người, trong đó là lao động trẻ, có trình độ văn hoá, gần 30% lao động đã qua các cấp đào tạo ĐH, CĐ, THCN và CNKT . Đây là một lơi thế về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, tốc độ dân số của tỉnh vẫn còn ở mức cao so với cả nước 2.05%(2001) và trên 1,8% (2003) nên đời sống của người dân trong tỉnh nói chung vẫn còn ở mức trung bình, thu nhậpb bình quân đầu người mấy năm gần đây tuy có cao hơn trước nhưng vẫn còn thấp, số người thất nghiệp vẫn còn cao, phân hoá giàu- nghèo ngày càng rõ nét, tình trạng dân cư đổ xô ra Hà Nội kiếm việc làm nhiều đa số là lao động tự do. 1.3. Đặc điểm văn hoá- xã hội và lịch sử. * Về mặt văn hóa -xã hội. - Về giáo dục đào tạo: Tỉnh Hà Tây luôn chú trọng đến sự nghiệp giáo dục và đã đạt được kết quả đáng kể: xoá được nạn mù chữ, phổ cập tiểu học. Tỉnh còn có một số trường Cao Đản, trung học chuyên nghiệp như: trường CĐSP Hà Tây, CĐ cộng đồng Hà Tây, trung học kinh tế, trung học truyền hình … và nhiều trường dạy nghề khác đã thu hút được khá đông học sinh, sinh viên của tỉnh cũng như của một số tỉnh lân cận vào học. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục đào tạo cũng đã đựơc nâng cấp. - Bên cạnh đó thì sự nghiệp y tế cũng đựơc tỉnh rất quan tâm. Toàn tỉnh có 16 bệnh viện cả tuyến tỉnh và tuyến huyện, trong đó có bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện đa khoa Sơn Tây với đội ngũ cán bộ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, đảm bảo cho việc khám chữa bệnh trong nhân dân toàn tỉnh. - Về văn hoá: Hàng năm tỉnh có đã tổ chức rất nhiều lễ hội, tiêu biểu như hội Chùa Hương, chùa Thày, chùa Trầm, hát chèo tàu (Đan Phượng) vào ngày 1-5 âm lịch… Tỉnh đã thường xuyên phát động phong trào toàn dân xây dựng làng văn, gia đình văn hoá. Hiện nay, toàn tỉnh đã có rất nhiều làng văn hoá, gia đình văn hoá đã được công nhận. - Về thông tin truyền hình: Tỉnh có đài phát thanh và truyền hình Hà Tây đảm bảo cung cấp thông tin cập nhật tới mọi người dân trong toàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Hiện nay, mạng lưới điện thoại cũng đã đựơc đưa về các thôn xóm, bình quân 2,5 máy điện thoại/100 dân. - Về giao thông thuỷ lợi, điện: + Giao thông: Hà Tây có mạng lưới giao thông vận tải khá hoàn chỉnh bao gồm đường sắt, đường bộ, đường sông. Tổng chiều dài mạng lứơi đường bộ của tỉnh Hà Tây là 2.994 km, kể cả đường do Trung ương, tỉnh và huyện quản lý trong đó đường quốc lộ và tỉnh lộ là 469 km. Mật độ đường 1,39 km/km2 . Tổng chiều dài đường sông khai thác do Trung ương và địa phương quản lý là 199 km. Tổng chiều dài đường sắt qua tỉnh 42,5 km. + Mạng lưới điện cũng đã được đưa về khắp các huyện thị trong toàn tỉnh. + Thuỷ lợi: Hà Tây có nhiều hồ, đầm tự nhiên và các hệ thống sông, kênh để tiêu và tưới tiêu. Vì vậy đã đảm bảo cho việc tưới tiêu cây hoa màu và lương thực. * Về lịch sử: Hà Tây là một tỉnh có truyền thống cách mạng, người dân có lòng yêu nước, có tinh thần chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân tỉnh ta đã tham gia kháng chiến 12.345 trận đánh, tiêu diệt 34.259 tên địch, 730 xe tăng, xe thiết giáp, xe quân sự, thu được 8.929 súng các loại, vận động đựơc 35. 540 binh lính ra hạng. Lực lượng vũ trang của tỉnh đã được tặng cờ quyết chiến quyết thắng giải thưởng luân lưu của Hồ Chủ Tịch. Trong kháng chiến chống Mỹ (1965-1975): 173.972 thanh niên lên đường đánh giặc. Trung đoàn 12 của tỉnh huấn luyện được 77 tiểu đoàn, chi đoàn chi viện cho chiến trường. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân dân trong toàn tỉnh đã bắn cháy 83 máy bay địch, đựơc thưởng 582 Huân huy chương các loại cờ, quyết tâm đánh thắng giặc mỹ xâm lược theo lời kêu gọi của Bác Hồ Trong qúa trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá , người dân Hà Tây luôn luôn nỗ lực phấn đấu để góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp để xứng đáng với những gì mà cha ông ta đã giành đựơc. 2. Đặc điểm chung của Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây. 2.1. Sơ lược lịch sử thành lập và phát triển. Sở Lao động thương bình và xã hội tỉnh Hà Tây là một đơn vị quản lý Nhà nước trực thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội (Bộ chủ quản) và dưới sự giám sát, chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây đóng tại 144 Trần Phú- Thị xã Hà Đông- Hà Tây. Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đựơc hình thành và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60. Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển tuy có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy chức năng, quyền hạn, tên gọi, và nhiệm vụ khác nhau, song có thể chia thành các giai đoạn chính sau đây: Từ 1960- 1976: Ty lao động Hà Đông. Từ 1976- 1989: Sở lao động Hà Sơn Bình. Từ 1989- 1991: Sát nhập Sở lao động và Sở Thương binh và xã hội Hà Sơn Bình thành Sở LĐ- TB&XH Hà Sơn Bình. Từ 1991- đến nay: Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây. Từ nhiều năm qua Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đã nhận được những phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ, của Bộ LĐ-TB&XH cũng như của UBND tỉnh trao tặng. - Năm 1990- 1991: Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây nhận đựơc bằng khen của Hội đồng Bộ trưởng nay là chính phủ tặng cờ thi đua 2 năm liền. - Năm 1991- 1995: Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đều nhận được bằng khen về công tác lao động thương binh xã hội. - Năm 1996 Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đựơc chủ tịch nứơc trao tặng huân chương lao động hạng nhất. - Năm 1997- 2001: Sở đều hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đều đạt các thành tích trong công tác của ngành và đều nhận được bằng khen của Bộ LĐ- TB&XH. - Năm 2002 chính phủ tặng thưởng huân chương độc lập hạng iii co có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác lao động thương binh xã hội - Ngay từ khi thành lập Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên các lĩnh vực công tác được phân công. Đáp ứng đựơc lòng mong mỏi của nhân dân nói chung cũng như các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội nói riêng. 2.2.Thuận lợi và khó khăn của Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây. * Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự cộng tác giúp đỡ của các cấp chính quyền, đoàn thể; sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mới được ban hành về lĩnh vực công tác của ngành đã được Sở tiếp nhận và đưa vào cuộc sống. Đồng thời sự trưởng thành về mọi mặt của đội ngũ cán bộ công chức toàn ngành. Những điều kiện thuận lợi đó đã tạo điều kiện để ngành lao động thương binh xã hội tỉnh Hà Tây hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế xã hội (các chế độ với người có công- tiền lương, tiền công…). * Khó khăn: Hà Tây là tỉnh đựơc hình thành từ 3 vùng sinh thái đồng bằng đồi gò, vùng núi. Do vậy, Sở đã và đang gặp rất nhiều khó khăn cho việc quản lý lao động tại các cấp chính quyền cơ sở, công tác hoạt động xã hội, nắm bắt tình hình, quản lý và chăm sóc các đối tượng xã hội, theo dõi sự biến động lao động của xã hội của địa phương.Việc xác minh các đối tượng thuộc diện chính sách như thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công… còn gặp những khó khăn và vướng mắc từ cơ sở và các cấp chính quyền địa phương và do bản thân người có công không còn thân nhân hoặc nhân chứng… 2.3. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây. 2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Sở. Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Hà Tây và sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ LĐ- TB&XH. Sở có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây là cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực thương binh xã hội ở địa phương và tổ chức thực hiện một số nghiệp vụ trên địa bàn theo pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện sự hướng dẫn của Bộ LĐ- TB&XH để xây dựng kế hoạch hàng năm của tỉnh về tình hình lao động thương binh và xã hội ở địa phương. Bao gồm nhiệm vụ chính sau: + Thống kê tổng hợp lao động và chính sách xã hội + Hướng dẫn kiểm tra chế độ tiền lương + Hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp các cơ sở dạy nghề và dịch vụ việc làm + Kiểm tra thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội + Tổ chức thực hiện và kiểm tra các ngành, các cấp về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ lão thành cách mạng, thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công, lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam… + Thực hiện chính sách đối với trẻ em mồ côi, ngừơi già yếu không còn nơi nương tựa, các nạn nhân chiến tranh, các đối tượng xã hội khác cần có sự cứu trợ của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ… + Chủ trì và phối hợp cùng các cơ quan liên quan về các mặt điều tra, kết luận các vụ tai nạn lao động, quản lý và tổ chức các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo. + Xem xét giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân lĩnh vực lao động thương binh và xã hội. + Quản lý tổ chức cán bộ và các đơn vị trực thuộc, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công tác trong lĩnh vực lao động thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh. 2.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy chung ở Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây để công tác tổ chức quản lý của ngành LĐ-TB&XH đựơc thực hiện tốt để phù hợp với nhiệm vụ của ngành. Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây có tổ chức bộ máy khá đầy đủ: a. Bán giám đốc Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây Ban lãnh đạo sở gồm: - 01: Giám đốc Sở có nhiệm vụ điều hành công việc chung của toàn Sở - 02: Phó giám đốc: 01: Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc Sở giám sát chỉ đạo công việc thuộc lĩnh vực thương binh, liệt sỹ và người có công, phòng chống TNXH, lĩnh vực tài chính, hành chính tổng hợp. 01: Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc Sở giám sát chỉ đạo việc thực hiện chính sách lao động, an toàn lao động, cứu trợ xã hội, thanh tra chính sách và quản lý đào đạo nghề. b. Các phòng chuyên môn của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tây gồm 9 phòng ban với 55 cán bộ - Phòng tổ chức hành chính tổng hợp - Phòng kế hoạch tài chính - Phòng chính sách thương binh liệt sỹ - Phòng cứu trợ xã hội - Phòng phòng chống tệ nạn xã hội - Phòng quản lý đào tạo nghề - Phòng chính sách lao động - An toàn lao động - Thanh tra sở c. Các đơn vị trực thuộc Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây với 95 cán bộ công nhân viên chức. - Trung tâm nuôi dưỡng đối tượng xã hội (20 người) - Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật (22 người) - Trung tâm nuôi dưỡng người có công (21 người) - Trung tâm giáo dục lao động xã hội (27 người) - Trung tâm dịch vụ việc làm (5 người) 3.3. Hệ thống cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác xã hội ở Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây. Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây thực hiện vai trò quản lý Nhà nước về BHXH về một số lĩnh vực sau: Thực hiện việc tăng cường quản lý chính sách bảo hiểm xã hội cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại Sở. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính BHXH ở những lĩnh vực do minh quản lý. Thực hiện công tác tuyên truyền vận động mọi người tham gia BHXH. Tiếp nhận đơn thư khiếu nại về chế độ BHXH trong phạm vi của mình. 3. Lĩnh vực cứu trợ xã hội. 3.1. Công tác cứu trợ thường xuyên. a. Quy mô cơ cấu đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên của tỉnh Hà Tây. - Trẻ em mồ côi - Người già cô đơn không nơi nương tựa - Người tàn tật nặng không nguồn thu nhập b. Quy trình xét duyệt các đối tượng đựơc hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên. c. Tình hình thực hiện chính sách chế độ xã hội thường xuyên ở Hà Tây d. Nguồn sử dụng và quản lý quỹ cứu trợ xã hội thường xuyên của tỉnh Hà Tây. 3.2. Cứu trợ xã hội đột xuất. - Về hộ gia đình: Có người bị chết do thiên tai, nhà bị đổ, xập, cháy, hỏng nặng, bị mất phương tiện sản xuất lâm vào cảnh thiếu đói. - Về người: Người bị thương nặng do thiên tai, tham gia cứu tài sản. 3.3. Công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở tỉnh Hà Tây. b. Các hoạt động XĐGN và kết quả đạt được của công tác XĐGN tỉnh Hà Tây. 3.4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội. 3.4.1. Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý ở tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng tình hình ma tuý ở tỉnh Hà Tây. Số lượng người nghiện ma tuý: - Giới tính - Độ tuổi - Nghề nghiệp - Loại ma tuý sử dụng b. Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma tuý c. Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý và kết quả đạt được d. Kết quả đạt được trong công tác phòng chống ma tuý. 3.4.2. Công tác phòng chống tệ nạn mại dâm ở tỉnh Hà Tây. a. Thực trạng tình hình mại dâm ở tỉnh Hà Tây. b. Nguyên nhân c. Công tác phòng chống tệ nạn mại dâm và kết quả đạt được. 3.5. Công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn. a. Thực trạng trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây. b. Các hoạt động chăm sóc bảo vệ trẻ em đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hà Tây và kết quả đạt được. 3.6. Công tác trợ giúp người khuyết tật. a. Thực trạng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tây. b. Các hoạt động giúp người khuyết tật và kết quả đạt được. 3.7. Huy động nội lực cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây. 3.8. Những vướng mắc tồn đọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách chế độ cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây. a. Nhận xét đánh giá công tác chỉ đạo cứu trợ xã hội ở tỉnh Hà Tây. b. Những vướng mắc tồn tại. c.Phương hướng và một số biện pháp tháo gỡ, giải quyết. 2.4. Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lao động Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức lao động của Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây là 60 người trong đó có 51 người là cán bộ công chức, 9 người là hợp đồng. Một số chỉ tiêu phân tích tình hình của cán bộ công chức, viên chức lao động trong Sở: - Lao động phân theo giới tính + Nam giới: 41 người chiếm 68,3% + Nữ giới: 19 người chiếm 31,7% - Lao động phân theo trình độ đào tạo: + Trên đại học: 0 người + Đại học: 40 người + Cao đẳng: 06 người + Trung cấp: 05 người + Lao động chưa qua đào tạo: 09 người - Lao động chia theo độ tuổi: + Dưới 30 tuổi: 7 người + Từ 30- dưới 35: 7 người + Từ 35 đến dưới 45: 14 người + Từ 45 đến dưới 50: 23 người + Từ 50 đến dưới 60: 9 người. Hiện nay, Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây có một đội ngũ cán bộ năng động và nhiệt tình trong công việc, những cán bộ công chức hầu hết đã qua đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp. Vì vậy về cơ bản đã đáp ứng được sự đòi hỏi của công việc. Tuy nhiên còn một ít cán bộ chưa được xắp xếp đúng chuyên môn nghiệp vụ nên chưa phát huy được những khả năng có sẵn của cán bộ. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật. 3.1. Cơ sở vật chất - Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây hiện nay đã đựơc xây dựng dãy nhà 3 tầng khang trang sạch đẹp, đảm bảo thuận tiện cho làm việc. - Hiện nay, Sở có 9/9 phòng đã được trang bị bàn ghế, tủ đựng hồ sơ. - Tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống máy vi tính đảm bảo cho việc xử lý thông tin và các văn bản. Trong đó có 02 máy đã được nối mạng. - Hiện sở đã có 03 xe ô tô chuyên chở cán bộ đi công tác. 3.2. Tổ chức xắp xếp, bố trí không gian nơi làm việc. Hiện nay, Sở được xây dựng với 3 tầng: - Tầng 1: Phòng phó giám đốc, phòng tổ chức hành chính tổng hợp, phòng thanh tra, phòng chánh thanh tra, phòng cứu trợ xã hội - Tầng 2: Phòng giám đốc, phó giám đốc, phòng chính sách lao động, quản lý đào tạo nghề, phòng phòng chống tệ nạn xã hội. - Tầng 3: Phòng họp, phòng chính sách thương binh liệt sỹ, phòng lưu trữ hồ sơ người có công thương binh liệt sỹ. 3.3. Nhận xét. Nhờ có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, các trang thiết bị đựơc trang bị đầy đủ đáp ứng kịp thời. Vì vậy, đã góp phần không nhỏ tới hiệu quả công việc của toàn Sở. Tạo điều kiện cho các cán bộ của Sở yên tâm hoàn thành tốt công việc của mình. 3.4. Thành tích của Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây trong những năm qua. Nhờ có sự nỗ lực phấn đấu, khắc phục những khó khăn mà trong những năm qua, Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cấp Uỷ, chính quyền và ngành giao cho. Cụ thể: - Thực hiện tốt chính sách người có công. - Thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. - Thực hiện tốt công tác cứu trợ xã hội. -Thực hiện tốt và có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo - Hoàn thàn tốt công tác chi trả trợ cấp cho các đối tượng. - Giải quyết tốt các vấn đề việc làm cho người lao động. - Nhờ đó Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đã được tặng cờ thi đua xuất sắc và UBND tỉnh tặng bằng khen. II. Thực trạng tình hình, kết quả hoạt động công tác xã hội ở Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây 1. Công tác thương binh liệt lỹ và người có công. Trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lựơc, người dân Hà Tây đã chiến đấu anh dũng, không sợ khó khăn gian khổ để bảo vệ quê hương đất nước với tinh thần “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong các cuộc chiến đấu gian khổ ác liệt ấy trên khắp các chiến trường của tổ quốc, Hà Tây đã có trên 29.000 liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ quê hương đất nước, hơn 23.000 thương bệnh binh đã để lại một phần xương máu, hàng vạn thanh niên xung phong đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ nền độc lập tự do của tổ quốc. 1.1.Quy mô, cơ cấu đối tượng thuộc phạm vi Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đang quản lý. Theo số liệu thống kê đến tháng 7 năm 2005 ngành Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đang quản lý trên 100.000 hồ sơ là đối tượng có công với cách mạng. Trong đó có hơn 29.000 liệt sỹ, hơn 23.000 thương bệnh binh, có 952 bà mẹ được tuyên dương Bà mẹ việt nam anh hùng( trong đó có 142mẹ còn sống), hơn 870 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, có 194 cán bộ lão thành cách mạng và tiền khởi nghĩa, hơn 3000 thanh niên xung phong được hưởng chính sách như thương binh và gần 5000 người con của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được hưởng trợ cấp hàng tháng, gần 9000 người thờ cúng liệt sỹ và gần 70.000 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được hưởng trợ cấp một lần. Từ khi thành lập Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây cho đến nay Ban chỉ đạo phối hợp với các cơ quan ưu đãi người có công đã chỉ đạo ngành LĐ- TB&XH phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan giải quyết bình quân hơn 10.000 người thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Ngành LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây còn đang thực hiện việc chi trả phụ cấp hàng tháng theo NĐ số 210/2004/NĐ- CP có mặt đến tháng 7 năm 2005 là 44.233 người gồm: - Người hoạt động trước tháng 8- 1945 là: 201 người Trong đó: Người hoạt động thoát ly là: 63 người Người hoạt động không thoát ly là: 8 người Người hoạt động tiền khởi nghĩa là: 130 người. - Thương binh người hưởng chính sách như thương binh là: 12.516 người Trong đó: Người MSLĐ từ 21%- 80% là: 11.987 người Người MSLĐ từ 81% trở lên là: 428 người Người MSLĐ từ 81% trở lên và có vết thương đặc biệt nặng là: 101 người - Bệnh binh là: 6.906 người Trong đó: Người MSLĐ từ 61%- 80% là: 6779 người Người MSLĐ từ 81% trở lên là: 82 người Người MSLĐ từ 81% trở lên và có vết thương đặc biệt nặng là: 27 người - Quân nhân bị tai nạn lao động (thương bệnh binh được xác nhận từ 31/12/1993 trở về trước) là: 715 người Trong đó: Người MSLĐ từ 21- 80% là: 686 người Người MSLĐ từ 81% trở lên là: 15 người Người MSLĐ từ 81% trở lên và có vết thương đặc biệt nặng là: 14 người - Người có công giúp đỡ cách mạng là: 45 người Trong đó: Trước tháng 8- 1945 là: 42 người Trong kháng chiến là: 3 người - Quân nhân bị bệnh nghề nghiệp là:2.985 người Trong đó: Người MSLĐ từ 41- 50% là: 2.404 người Người MSLĐ từ 51%- 60% là: 581 người - Người phục vụ: 532 người Trong đó: Người phục vụ thương bệnh binh, quân nhân bị TNLĐ từ 81% trở lên là: 390 người Người phục vụ thương bệnh binh, quân nhân bị TNLĐ từ 81% trở lên và có vết thương đặc biệt nặng là: 142 người - Tuất liệt sỹ là: 19.453 người Trong đó: Tuất 1 liệt sỹ là: 18.272 người Tuất 2 liệt sỹ là: 470 người Tuất nuôi dưỡng là: 711 người - Tuất TBB từ trần là: 798 người Trong đó: Định suất cơ bản là: 797 người Định suất nuôi dưỡng là: 1 người - Tuất lão thành cách mạng là: 64 người Trong đó: Định suất cơ bản là: 41 người Định suất nuôi dưỡng là: 0 người Tuất LTCM có lương hưởng chênh lệch là: 23 người - Bà Mẹ Việt Nam anh hùng là: 142 người Trong đó: Định suất cơ bản là: 135 người Định suất nuôi dưỡng là: 7 người Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây hiện đang quản lý và thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi cho một số đối tượng rất lớn. Vì vậy đây là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi sự cố gắng và lòng quyết tâm của các cán bộ làm công tác thương binh liệt sỹ. 1.2. Tình hình thực hiện chính sách chế độ ưu đãi do Nhà nước quy định đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công. Hiện nay, Sở LĐ- TB&XH tỉnh Hà Tây đã triển khai và thực hiện NĐ 210/NĐ-CP/2004 của chính phủ, tình hình thực hiện chế độ ưu đãi người có công như sau: 1.2.1. Đối với người hoạt động trước cách mạng tháng 8 a. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với cán bộ lão thành cách mạng Hiện nay, Hà Tây có 201 người Trong đó: - Người hoạt động thoát ly là: 63 người + Mức trợ cấp hàng tháng là: 250.000 đồng/tháng +Mức phụ cấp là: 60.000 đồng/1 thâm niên Tổng số tiền hàng tháng chi trả là: 19.530.000 đồng - Người hoạt động không thoát ly là: 8 người + Mức trợ cấp hàng tháng là: 540.000 đồng/tháng + Mức phụ cấp là: 60.000 đồng/1 thâm niên Tổng số tiền chi trả là: 4.800.000đ - Đối với thân nhân chủ yếu của cán bộ LTCM từ trần trước năm 1945 là 64 người + Trợ cấp tuất là 41 người mức chi trả 292.000 đồng/người/tháng Tổng số tiền chi trả là: 11.972.000đ 1.2.2. Người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945 (cán bộ tiền khởi nghĩa) là 201 người + Phụ cấp: 292.000 đồng/người/tháng Tổng số tiền hàng tháng chi trả là:58.692.000đ. 1.2.3. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ a. Đối với liệt sỹ: Hiện nay, Hà Tây có 29.866 liệt sỹ Mức chi trả đối với liệt sỹ như sau: - Chi phí báo tử cho 95 người, mức chi cho mỗi người là: 240.000 đồng/ liệt sỹ Tổng số tiền hàng tháng chi trả là: 22.800.000đ - Công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm thường xuyên được tu bổ, chăm sóc. b. Đối với gia đình liệt sỹ. Hiện nay, Hà Tây có 19.403 người hưởng tuất liệt sỹ. Chế độ trợ cấp của những thân nhân liệt sỹ: -Chi trả trợ cấp lần đầu cho 95 người, mức chi cho mỗi người là 3 triệu đồng. Tổng số tiền hàng tháng chi trả là: 285.000.000đ - Chi trả trợ cấp hàng tháng theo thông tư 05 - Trợ cấp tuất cơ bản cho 18.272 người, mức chi cho mỗi người là 292.000 đồng/người/tháng. Tổng số tiền hàng tháng chi trả là: 5.335.424.000đ - Trợ cấp tuất nuôi dưỡng là: 711 người, mức chi cho mỗi người là: 495.000 đồng/người/tháng. Tổng số tiền hàng tháng chi trả là: 351.945.000đ - Trợ cấp tuất 2 liệt sỹ cho 470 người, mức chi cho mỗi người là 495.000 đồng/người/tháng Tổng số tiền hàng tháng chi trả là: 232.650.000đ Khi người đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng mà không thuộc đối tượng hưởng BHXH thì người lo mai táng sẽ nhận đựơc khoản trợ cấp mai táng là: 240.000đồng. c. Đối với người thờ cúng liệt sỹ (thân nhân chủ yếu của liệt sỹ không còn) . Hà Tây đã chi trả cho gần 9.000 người thờ cúng liệt sỹ với mức trợ cấp 1 lần là 600.000đ/1 liệt sỹ. 1.2.4. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Hà Tây có tất cả 952 Bà mẹ, hiện nay còn 142 bà mẹ còn sống. Các bà mẹ hưởng mức trợ cấp là 710.000 đồng/1 mẹ. Tổng số tiền hàng tháng chi trả cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng là: 100.820.000đ 1.2.5. Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi đối với thương binh và người hưởng chính sách như thương binh. Tỉnh Hà Tây hiện nay đang thực hiện việc chi trả cho 12.516 người theo NĐ 210/NĐ- CP với mức trợ cấp là BẢNG MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH ngưòi hưởng chính sách như thương binh (Theo Nghị định 210 NĐ- CP ngày 20/12/2004 của chính phủ) Đơn vị tính: Nghìn đồng TT Tỷ lệ MSLĐ do thương tật - % Mức trợ cấp TT Tỷ lệ MSLĐ do thương tật- % Mức trợ cấp 1 21% 197 41 61% 573 2 22% 207 42 62% 583 3 23% 216 43 63% 592 4 24% 226 44 64% 602 5 25% 235 45 65% 611 6 26% 244 46 66% 620 7 27% 254 47 67% 630 8 28% 263 48 68% 639 9 29% 273 49 69% 649 10 30% 282 50 70% 658 11 31% 291 51 71% 667 12 32% 301 52 72% 677 13 33% 310 53 73% 686 14 34% 320 54 74% 696 15 35% 329 55 75% 705 16 36% 338 56 76% 714 17 37% 348 57 77% 724 18 38% 357 58 78% 733 19 39% 367 59 79% 743 20 40% 376 60 80% 752 21 41% 385 61 81% 761 22 42% 395 62 82% 771 23 43% 404 63 83% 780 24 44% 414 64 84% 790 25 45% 423 65 85% 799 26 46% 432 66 86% 808 27 47% 442 67 87% 818 28 48% 451 68 88% 827 29 49% 461 69 89% 837 30 50% 470 70 90% 846 31 51% 479 71 91% 855 32 52% 489 72 92% 865 33 53% 498 73 93% 874 34 54% 508 74 94% 884 35 55% 517 75 95% 893 36 56% 526 76 96% 902 37 57% 536 77 97% 912 38 58% 545 78 98% 921 39 59% 555 79 99% 930 40 60% 564 80 100% 940 - Các khoản phụ cấp: + Đối với thương binh MSLĐ từ 81% trở lên (có 428 người): Với mức trợ cấp là 150.000 đồng/người/tháng. Tổng số tiền hàng tháng chi trả là: 64.200.000đ + Đối với thương binh MSLĐ từ 81% trở lên và có vết thương đặc biệt nặng(có 101 người): Với mức trợ cấp là 292.000 đồng/ người/tháng. Tổng số tiền hàng tháng chi trả là: 29.492.000đ - Trợ cấp cho người phục vụ (đối với thương binh MSLĐ từ 81% trở lên điều dưỡng tại gia đình). + Đối với người phục vụ thương binh MSLĐ từ 81% trở lên (có ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT362.doc
Tài liệu liên quan