CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG HẠ TẦNG SÔNG ĐÀ
I. Giới thiệu chung về Công ty CPXDHT Sông Đà
1. Quá trình hình thành và phát triển
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 13/1998/QH10 được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 10, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999.
Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ- CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần.
Căn cứ quyết định số 1270/QĐ – BXD ngày 18/10/2002 và
63 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng đầu tư và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tại công ty xây dựng hạ tầng Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết định số 1653/QĐ- BXD ngày 9/12/2002 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc chuyển trạm bê tông thương phẩm thuộc Công ty Sông Đà 9 – doanh nghiệp nhà nước thuộc TCT Sông Đà thành công ty cổ phần.
Công ty CPXDHT Sông Đà là một doanh nghiệp hoạt động theo đúng Luật doanh nghiệp và Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ của Công ty đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 8 tháng 11 năm 2003, hạch toán độc lập trực thuộc TCT Sông Đà.
Chức năng sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm các linh vực:
Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng: bê tông thương phẩm.
Sản xuất và lắp đặt các cấu kiện bê tông, kết cấu thép.
Kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp.
Sản xuất que hàn.
Sản xuất kinh doanh điện
Tư vấn giám sát và tư vấn thiết kế.
Nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện, các công trình thuỷ lợi, giao thông, đường bộ các cấp, sân bay, bến cảng, cầu cống, các công trình kỹ thuật hạ tầng, đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế đến 110KV.
Thi công san lấp nền móng, xử lý nền đất yếu, các công trình xây dựng cấp thoát nước, lắp đặt các đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh, trang trí nội thất, gia công lắp đặt khung nhôm kính các loại.
Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, vật tư thiết bị, phụ tùng máy xây dựng.
Định hướng phát triển của Công ty các năm tiếp theo là:
Chú trọng đến công tác sản xuất công nghiệp, phát triển kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng và các dự án của Công ty.
Xây dựng Công ty thành Công ty có tiềm năng kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống.
Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Sơ đồ tổ chức SXKD Công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG QUẢN LÝ CƠ GIỚI
PHÒNG QUẢN LÝ KINH TẾ
PHÒNG
TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG
THỊ TRƯỜNG
PHÒNG KINH TÉ
KẾ HOẠCH
BAN KIỂM SOÁT
XN SXBT&
VLXD
XNXL&SXVL
XD số 1
XNHT&XL
số 2
Nhà máy
que hàn
Ban QL các DAĐT
Đội thi công xây lắp số 1-6
II. Vốn đầu tư tại Công ty
1. Cơ cấu vốn đầu tư theo các năm
Trong ba năm từ năm 2003 đến năm 2005 tổng số vốn đầu tư của Công ty là 21.338.589.453 VNĐ. Số vốn này được phân bổ như sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp vốn đầu tư theo các năm 2003 – 2005 (đơn vị: VNĐ)
Năm
Vốn đầu tư
2003
5.259.124.288
2004
14.426.268.198
2005
1.653.196.967
Tổng
21.338.589.453
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2003 đến 2005)
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu đầu tư theo các năm 2003 – 2005
Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư theo các năm chúng ta có thể thấy rằng: cơ cầu đầu tư theo các năm không đồng đều nhau mà có năm Công ty đầu tư nhiều và cũng có năm đầu tư ít. Nếu như trong năm 2003 Công ty chỉ đầu tư 5.259.124.288 VNĐ chiếm 25% tổng vốn đầu tư trong ba năm thì đến năm 2004 Công ty đã đầu tư tới 14.426.268.198 VNĐ chiếm 67% tổng vốn đầu tư trong ba năm. Trong năm 2005 Công ty chỉ đầu tư 1.653.196.967 VNĐ chiếm 8% tổng vốn đầu tư trong ba năm. Nguyên nhân chính của việc đầu tư không đồng đều các năm là do nhu cầu thi công các công trình mà Công ty được TCT giao thực hiện, các công trình mà Công ty tham gia đấu thầu và trúng thầu, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng như: que hàn, bê tông thương phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các đơn vị thành viên trong TCT. Trong năm 2004 Công ty đã thực hiện đầu tư nhiều nhất là do Công ty đã tiếp nhận được việc thi Công một số hạng mục của công trình dự án cụm Khách sạn – Trung tâm hội nghị quốc tế - Siêu thị và cao ốc văn phòng tại số 2 - Nguyễn Tri Phương thành phố Huế, sản xuất bêtông thương phẩm để đáp ứng nhu cầu thi công các hạng mục của khu đô thị Mỹ Đình của các đơn vị thành viên trong TCT.
2. Cơ cấu vốn đầu tư phân bổ theo các đơn vị của Công ty
Trong Công ty CPXDHT Sông Đà hiện nay, bên cạnh các phòng chức năng thì Công ty còn có các Xí nghiệp nằm ở các địa phương khác nhau trực thuộc Công ty như: đội thi công 1-6, Xí nghiệp hạ tầng và xây lắp số 2 ở Mỹ Đình, Nhà máy que hàn Sông Đà - Thượng Hải ở Hà Tây, Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng số 1 ở Nghệ An, Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng ở Hà Tây. Do vậy mà hoạt động đầu tư ở Công ty còn có thể được phân chia theo các đơn vị. Trong ba năm, từ năm 2003 cho đến năm 2005 với tổng vốn đầu tư là 21.338.589.453 VNĐ Công ty đã thực hiện đầu tư ở các đơn vị, cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Tổng hợp vốn đầu tư cho các đơn vị của Công ty
giai đoạn 2003 - 2005(đơn vị: VNĐ)
Tên đơn vị được đầu tư
Vốn đầu tư
Đội thi công xây lắp 1-6
2.430.116.081
Nhà máy que hàn
5.297.889.584
Xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2
3.399.254.830
Xí nghiệp bêtông và vật liệu xây dựng
4.423.732.291
Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng số 1
3.311.028.629
Ban quản lý các dự án
2.477.568.038
Tổng
21.338.589.453
(Nguồn: Tổng hợp từ bảo cáo tài chính các năm 2003 đến 2005)
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu đầu tư theo các đơn vị từ năm 2003 đến năm 2005
Tại mỗi đơn vị được đầu tư thì số vốn đầu tư được phân bổ vào các hoạt động đầu tư chủ yếu là: đầu tư vào máy móc thiết bị, đầu tư vào xây dựng cơ bản, đầu tư vào phương tiện vận tải và vật truyền dẫn. Cụ thể tại từng Xí nghiệp như sau:
Bảng 1.3: Tổng hợp vốn đầu tư tại từng đơn vị theo nội dung đầu tư
(đơn vị: VNĐ)
Tên đơn vị
Đội thi công xây lắp 1-6
Nhà máy que hàn
Xí nghiệp XL và HT số 2
Xí nghiệp SXBT và VLXD
Xí nghiệp XL và SXVLXD số 1
Ban QLDA
Đầu tư MMTB
2.141.205.041
436.211.095
3.154.254.830
1.433.632.969
2.971.028.629
Đầu tư XDCB
4.631.678.489
430.142.172
Đầu tư PTVT và vật truyền dẫn
288.911.040
230.000.000
245.000.000
2.559.957.150
340.000.000
2.477.568.038
Tổng
2.430.116.081
5.297.889.584
3.399.254.830
4.423.732.291
3.311.028.629
2.477.568.038
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2003 đến 2005)
3. Nguồn vốn đầu tư tại Công ty
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tại Công ty dựa vào hai nguồn chủ yếu là: đi thuê tài chính của các đơn vị khác (ngân hàng, các đơn vị thành viên trong TCT) và phần tự đầu tư từ chính nguồn vốn của Công ty (gồm vốn chủ sở hữu, lợi nhuận để lại và phần trích khấu hao) ngoài ra còn có phần vốn do Công ty huy động từ việc bán cổ phần để đầu tư. Trong ba năm với tổng mức đầu tư là 21.338.589.453 VNĐ thì phần vốn mà Công ty đi thuê là 9.010.994.837 VNĐ chiếm 42%, phần do Công ty tự đầu tư là 9.848.875.493 VNĐ chiếm 46%, phần do Công ty tự đầu tư từ nguồn khác (huy động từ bán cổ phần và quỹ đầu tư phát triển của Công ty ) là 2.478.719.123 VNĐ chiếm 12%.
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu vốn đầu tư của Công ty theo hình thức đầu tư
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư của Công ty chúng ta có thể thấy rằng: nguồn vốn đầu tư từ thuê mua tài chính vẫn còn chiếm tỉ lệ cao, chiếm tới 42%, nguồn vốn khác vẫn còn chiếm một tỉ lệ thấp, chỉ có 12%. Đây chính là một hạn chế lớn mà Công ty cần phải khắc phục vì phần vốn đi thuê tài chính lớn sẽ làm cho Công ty không chủ động được trong hoạt động đầu tư và ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty do phải trả lãi lớn. Tuy nhiên thuê mua còn có ưu điểm hơn so với đi vay hoàn toàn vốn để mua đó là sau khi sử dụng Công ty có thể mua lại với giá rẻ hơn, vốn bỏ ra ban đầu để có thể sử dụng thiết bị ít hơn so với vay hoàn toàn để mua.
II. Nội dung hoạt động đầu tư của Công ty trong một số năm qua
Với tiền thân chỉ là một xí nghiệp sản xuất bê tông thương phẩm của Công ty Sông Đà 9, chức năng nhiệm vụ chính của xí nghiệp là sản xuất bê tông thương phẩm. Từ khi thành lập năm 2002, Công ty CPXDHT Sông Đà đã không ngừng mở rộng và đa dạng hoá các ngành nghề, lĩnh vực mới như: sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; sản xuất lắp kết cấu thép; kinh doanh phát triển nhà, khu đô thị và khu công nghiệp; sản xuất kinh doanh que hàn; sản xuất kinh doanh điện; nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, bưu điện …
Trong những năm qua được sự giúp đỡ và chỉ đạo của TCT, sự giúp đỡ của các đơn vị thành viên TCT cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân Công ty, Công ty đã tiếp xúc và nhận thầu được rất nhiều các công trình như: công trình thuỷ điện Bản Vẽ, công trình thuỷ điện Nậm Chiến, các hạng mục của công trình thuỷ điện Sơn La, công trình thuỷ điện Bình Điền; dự án cụm Khách sạn – Trung tâm hội nghị quốc tế - Siêu thị và cao ốc văn phòng tại số 2 - Nguyễn Tri Phương thành phố Huế; các công trình tại khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì; các hạng mục của nhà máy xi măng Hạ Long … Để đáp ứng khả năng thi công các công trình trên và thực hiện mục tiêu trở thành doanh nghiệp đa dạng hoá các ngành nghề, bên cạnh các loại phương tiện máy móc thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn lực sẵn có Công ty đã không ngừng chú trọng mua sắm thêm các loại máy móc thiết bị mới, xây dựng các nhà máy mới, xây dựng và phát triển nguồn lực con người của Công ty.
Đầu tư vào máy móc thiết bị
Năm 2003 Công ty đã đầu tư vào máy móc thiết bị với tổng trị giá là 2.597.909.125 VNĐ trong đó Công ty đã lấy từ quỹ khấu hao năm 2002 và một phần vốn chủ sở hữu để mua mới với giá trị là 1.045.211.095 VNĐ phần còn lại là 1.551.698.030 VNĐ là phần mà Công ty đi thuê tài chính của các đơn vị khác. Với số vốn trích ra từ quỹ khấu hao và lấy từ vốn chủ sở hữu Công ty đã tiến hành mua mới các loại máy móc phục vụ cho hoạt động thi công các công trình và hoạt động sản xuất như: máy xúc lật bánh lốp L-20-2, máy khoan cọc nhồi ED 4000 cho đội thi công xây lắp 1-6 và máy phát điện dự phòng 400 KVA cho nhà máy que hàn. Phần máy móc thiết bị thuê mua tài chính được chia sẻ cho hai thiết bị chính là máy xúc lật V=2,2m3 của Nhật Bản đầu tư cho Xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2 và 3 xi lô 50 tấn đựng xi măng cho Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng.
Bảng 1.5: Tổng hợp thiết bị đầu tư năm 2003 (đơn vị: VNĐ)
TT
Tên máy móc thiết bị
Giá trị đầu tư
Đơn vị được đầu tư
1
Mua mới
1.046.211.095
Máy xúc lật bánh lốp L-20-2
250.000.000
Đội thi công xây lắp số 1- 6
Máy khoan cọc nhồi ED 4000
360.000.000
Đội thi công xây lắp số 1- 6
Máy phát điện dự phòng 40 KVA
436.211.095
Nhà máy que hàn
2
Thuê mua tài chính
1.551.698.030
Máy xúc lật V=2,2m3 của Nhật Bản
1.251.698.030
Xí nghiệp XL và HT số 2
3 xi lô xi măng 50 tấn đựng xi măng
300.000.000
Xí nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng
Tổng (1 + 2)
2.597.909.125
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2003)
Nhận xét: Trong tổng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị thì phần mua mới bằng chính nguồn vốn của Công ty chỉ chiếm khoảng 40% phần còn lại khoảng 60% là đi thuê mua tài chính của các đơn vị khác. Điều này ảnh hưỏng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vì phần trả lãi sẽ nhiều hơn so với việc Công ty mua bằng chính nguồn vốn của mình. Nguyên nhân chính của việc Công ty phải đi thuê mua tài chính nhiều như vậy là vì vốn chủ sở hữu của Công ty còn bị hạn chế, vốn chủ sở hữu của Công ty vào cuối năm 2002 mới chỉ có 2.000.000.000 VNĐ và vào ngày 31/12/2003 là 3.269.348.913 VNĐ. So với nhu cầu đầu tư của Công ty thì Công ty còn thiếu nhiều vốn
Năm 2004 Công ty đã nhận được nhiều công trình mới, đặc biệt là được sự giúp đỡ của TCT và các đơn vị thành viên, Công ty đã tiếp xúc được với dự án cụm công trình: Khách sạn – Trung tâm hội nghị quốc tế - Siêu thị và cao ốc văn phòng số 2 - Nguyễn Tri Phương – Thành phố Huế và rất nhiều dự án khác do Công ty tự tham gia dự thầu và trúng thầu. Do đó trong năm 2004 Công ty đã đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị với tổng trị giá là 6.048.430.470 VNĐ. Trong phần giá trị tài sản thuê mua tài chính là 4.842.337.841 VNĐ, Công ty đã đầu tư nhiều loại máy móc như: máy xúc lật, máy bánh lốp, máy đào đất, máy cẩu …. Và đầu tư vào trạm nghiền đá tại Bản Lả, trạm trộn bê tông …. Phần còn lại có giá trị là 1.206.092.629 VNĐ do Công ty sử dụng nguồn vốn tự có từ vốn chủ sở hữu và vốn khác như: nguồn khấu hao cơ bản năm 2003 để đầu tư vào hai thiết bị là máy bơm bê tông cố định cho Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng số 1 và cần trục KKC 10 cho Xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2.
Bảng 1.6: Tổng hợp máy móc thiết bị đầu tư năm 2004(Đơn vị: VNĐ)
TT
Tên máy móc thiết bị
Giá trị đầu tư
Đơn vị được đầu tư
1
Mua mới
1.206.092.629
Máy bơm bêtông cố định
Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số 1
Cần trục KKC 10
Xí nghiệp XL và HT số 2
2
Thuê mua tài chính
4.842.337.841
Máy cẩu KOBELCO 7065
653.875.000
Đội thi công xây lắp 1-6
Trạm nghiền sàng đá tại Bản Lả
516.436.000
Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số 1
Trạm bê tông ORU Oneday2250
459.696.800
Xí nghiệp XL và HT số 2
Trạm bêtông TP Dạ Lê - Huế
845.000.000
Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số 1
Trạm bêtông 100m3/h Bản Vẽ
680.000.000
Xí nghiệp XL và HT số 2
Máy cẩu đào KH180-3
230.000.000
Xí nghiệp XL và HT số 2
Cẩu NISSAN TADANO 25T
257.330.041
Đội thi công xây lắp 1-6
Máy đào đất MASAGO
540.000.000
Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số 1
Máy xúc lật bánh lốp L20-2
250.000.000
Xí nghiệp XL và HT số 2
Máy xúc lật TCM 29LA-0359
410.000.000
Đội thi công xây lắp 1-6
Tổng (1 + 2)
6.048.430.470
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 2004-2005)
Nhận xét: Năm 2004 trong toàn bộ giá trị tài sản máy móc thiết bị tăng lên thì vốn mà Công ty tự bỏ ra mua mới cũng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ là 20% (1.206.092.629 VNĐ), còn phần lớn là đi thuê mua tài chính chiếm 80% (4.842.337.841 VNĐ).
Năm 2005 bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các công trình mà Công ty đang thực hiện từ các năm trước cũng như những công trình mà Công ty mới nhận được thì Công ty tiếp tục đầu tư vào máy móc, thiết bị với giá trị là 1.489.992.969 VNĐ. Với giá trị thuê mua tài chính là 570.000.000 VNĐ, Công ty tiếp tục thuê mua hai máy khoan cọc nhồi là máy KH 25 cho đội thi công xây lắp 1-6 và máy ED 4000 cho Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng số 1, hai máy này Công ty tiếp tục thuê mua tài chính để phục vụ việc thi công cụm công trình: Khách sạn – Trung tâm hội nghị quốc tế - Siêu thị và cao ốc văn phòng số 2 - Nguyễn Tri Phương – Thành phố Huế, đang thi công dở dang từ năm 2004. Phần giá trị máy móc thiết bị do chính Công ty tự đầu tư mua mới là 919.992.969 VNĐ đã được đầu tư vào hai máy móc thiết bị là máy tách cát cho Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng, máy đào tường trong đất MASAGO của Trung Quốc cho Xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2.
Bảng 1.7: Tổng hợp máy móc thiết bị đầu tư năm 2005 (đơn vị: VNĐ)
TT
Tên máy móc thiết bị
Giá trị đầu tư
Đơn vị được đầu tư
1
Mua mới
919.992.969
Máy tách cát
288.632.969
Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng
Máy đào tường trong đất MASAGO
631.360.000
Xí nghiệp XL và HTsố 2
2
Thuê mua tài chính
570.000.000
Máy khoan cọc nhồi KH 25
210.000.000
Đội thi công xây lắp1-6
Máy khoan cọc nhồi ED 4000
360.000.000
Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số 1
Tổng (1 + 2)
1.489.992.969
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 2004-2005)
Nhận xét: Trong năm 2005 mặc dù đầu tư vào máy móc thiết bị ít hơn so với hai năm trước là năm 2003 và năm 2004 nhưng trong năm 2005 này thì tỉ lệ vốn tự đầu tư mua sắm mới của Công ty đã cao hơn so với phần máy móc thiết bị đi thuê mua tài chính.Trong tổng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị của năm 2005 thì phần thuê mua tài chính chỉ chiếm 39% (570.000.000 VNĐ), phần do Công ty tự đầu tư chiếm 61% (919.992.969 VNĐ).
Xét chung về hoạt động đầu tư của Công ty vào máy móc, thiết bị trong ba năm qua chúng ta có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 1.8: Tổng hợp vốn đầu tư vào máy móc thiết bị 2003 - 2005
theo hình thức đầu (Đơn vị: VNĐ)
Năm
MMTB mua mới
MMTB thuê mua tài chính
Tổng
2003
1.046.211.095
1.551.698.030
2.597.909.125
2004
1.206.092.629
4.842.337.841
6.048.430.470
2005
919.992.969
570.000.000
1.489.992.969
Tổng
3.172.296.693
6.964.035.871
10.136.332.564
Nhận xét chung: Dựa vào bảng tổng hợp trên chúng ta có thể thấy rõ, trong ba năm thì năm 2004 là năm có giá trị đầu tư cao nhất, trong ba năm với tổng mức đầu tư vào máy móc thiết bị là 10.136.332.564 VNĐ thì năm 2004 đã đầu tư tới 6.048.430.470 VNĐ, năm 2005 có mức đầu tư ít nhất với tổng đầu tư là 1.489.992.969 VNĐ.Trong các năm thì phần vốn đầu tư từ thuê mua tài chính vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Đây là hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục.
Biểu đồ 1.8: Giá trị máy móc thiết bị mua mới, thuê mua tài chính và tổng đầu tư trong các năm 2003,2004 và 2005 (đơn vị: VNĐ)
Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng trong tổng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị của Công ty trong ba năm thì phần máy móc thiết bị thuê mua tài chính luôn chiếm một tỉ lệ tương đối cao, năm 2003 chiếm 60%, năm 2004 là 80% và năm 2005 là 38%. Phần máy móc thiết bị mà Công ty tự mua mới bằng chính nguồn vốn của mình còn bị hạn chế một phần là do Công ty mới được thành lập từ năm 2002 nên vốn chủ sở hữu còn nhỏ. Trong ba năm, tổng giá trị máy móc thiết bị tăng thêm của Công ty là 10.136.332.564 VNĐ thì phần giá trị tăng thêm do thuê mua tài chính là 6.964.035.871 VNĐ phần Công ty tự mua mới là 3.172.296.693 VNĐ.
Biểu đồ 1.9: Thể hiện tỉ lệ cơ cấu đầu tư vào máy móc thiết bị trong 3 năm 2003;2004;2005 theo hình thức đầu tư
Trong ba năm qua phần lớn máy móc thiết bị mà Công ty đầu tư đều do thuê mua tài chính (chiếm 69%), phần do Công ty tự bỏ tiền ra mua mới vẫn còn bị hạn chế, chỉ chiếm 31%.
Ưu điểm của hình thức thuê mua tài chính đó là: Đáp ứng ngay được yêu cầu của Công ty trong việc phục vụ sản xuất và thi công các công trình khi Công ty không có đủ tiền để tự mua mới, hơn thế nữa sau khi hết thời hạn thuê, Công ty có thể mua lại với giá rẻ hơn nếu Công ty có nhu cầu hoặc có thể trả lại cho chủ cho thuê mua.
Nhược điểm của hình thức thuê mua tài chính đó là: Công ty sẽ phải thường xuyên trả lãi theo định kỳ ký trong hợp đồng giữa bên cho thuê mua và Công ty, với giá trị đi thuê mua lớn như vậy thì phần trả lãi sẽ không nhỏ và ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó Công ty còn phải lo nguồn trả nợ cho phần thuê mua này khi đến kỳ hạn.
Ưu điểm của hình thức tự mua mới bằng nguồn vốn của Công ty là: Khi Công ty tự mua mới thì Công ty không phải trả lãi cho phần tài sản mà Công ty sử dụng vào hoạt động sản xuất, do đó không ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của Công ty.
Nhược điểm của hình thức mua mới là: Khi không có nhu cầu sử dụng các máy móc này nữa thì Công ty chỉ có thể chuyển nhượng cho các đơn vị khác chứ không thể trả lại như hình thức thuê mua tài chính. Bên cạnh đó khi mua mới thì Công ty sẽ bị giảm một phần vốn tự có của mình và sẽ ảnh hưởng tới phần vốn dành cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh như vốn lưu động.
2. Đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng là một trong những hoạt động nhằm đảm bảo cho khả năng cung ứng các sản phẩm cho chính hoạt động của Công ty cũng như của các đơn vị thành viên của TCT, các sản phẩm như: que hàn, các sản phẩm bê tông thương phẩm, đá dăm ….. nhằm tránh được sự phụ thuộc vào sự cung ứng của các đơn vị khác trên thị trường. Chính vì vậy mà Công ty không ngừng đầu tư các dự án xây dựng các trạm bê tông ở Mỹ Đình - Mễ Trì – Từ Liêm, xây dựng nhà máy que hàn ở Quốc Oai – Hà Tây, xây dựng trạm nghiền sáng đá ở Bản Lả - Nghệ An.Trong các năm 2003, 2004 và 2005, bên cạnh việc mua mới hay thuê mua tài chính các loại máy móc phục vụ cho các dự án này cũng như các hoạt động xây lắp của Công ty như đã trình bày ở phần 1 thì Công ty cũng đã tiến hành xây dựng cơ bản như sau:
Năm 2003, Công ty đã tiến hành xây dựng cơ bản với tổng số vốn là 608.605.824 VNĐ, cho hai công trình chính là: công trình xây dựng nhà điều hành tại trạm bê tông Quốc Oai – Hà Tây cho Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng và Nhà máy que hàn.
Bảng 1.10: Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2003 (đơn vị: VNĐ)
Tên công trình
Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị được đầu tư
Công trình XD nhà điều hành trạm bêtông Quốc Oai – Hà Tây
430.142.172
Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu xây dựng
Nhà máy que hàn
178.463.352
Nhà máy que hàn
Tổng
608.605.524
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2003)
Năm 2004, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty là 4.209.011.139 VNĐ, toàn bộ số vốn này đều được thực hiện cho Nhà máy que hànvới các nội dung cụ thể sau:
Bảng 1.11: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho Nhà máy que hàn năm 2004
(đơn vị: VNĐ)
Đầu tư xây dựng cơ bản cho Nhà máy que hàn
Giá trị đầu tư
Dây truyền thiết bị
3.500.000.000
Phần xây dựng của đội xây dựng số 1
304.866.395
Phần gia công lắp đặt khung nhà thép của nhà máy chế tạo cơ khí Đông Anh
230.449.257
Nhà xưởng nhận bàn giao của Xí nghiệp
254.695.487
Tổng
4.290.011.139
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 2004-2005)
Năm 2005 thì số vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ là 163.203.998 VNĐ và toàn bộ số vốn này được chi cho phân xây dựng của đội xây dựng số 1 thực hiện cho dự án Nhà máy que hàn.
Xét chung về đầu tư xây dựng cơ bản trong 3 năm của Công ty ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 1.12: Tổng hợp vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản năm 2003 – 2005
(Đơn vị: VNĐ)
TT
Xây dựng cơ bản
2003
2004
2005
Tổng
1
C. trình XD nhà điều hành tại trạm BT Quốc Oai
430.142.172
430.142.172
2
Nhà máy que hàn
178.463.352
4.290.011.139
163.203.998
4.631.678.489
Dây truyền thiết bị
3.500.000.000
3.500.000.000
Phần xây dựng của đội XD số 1
178.463.352
304.866.395
163.203.998
646.533.745
PhầnGCLD khung nhà thép của NMCTCK Đông Anh
230.449.257
230.449.257
Nhà xưởng nhận bàn giao của XN
254.695.487
254.695.487
Tổng (1 + 2)
608.605.524
4.290.011.139
163.203.998
5.061.820.661
Như vậy trong cả 3 năm tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty là 5.061.820.661 VNĐ, trong đó năm 2004 vẫn là năm có số vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn nhất với số vốn lên tới 4.290.011.139 VNĐ. Nguyên nhân chính của việc số vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty trong năm 2004 lớn như vậy là vì trong năm 2004 Công ty đã triển khai thực hiện phần lớn các công việc của Nhà máy que hànvới tổng vốn đầu tư là 5.500.000.000 VNĐ. Một đặc điểm nổi bật của đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty trong 3 năm là tất cả số vốn đầu tư xây dựng cơ bản đều là do Công ty tự bỏ ra từ vốn chủ sở hữu và không phải thuê mua tài chính như trong đầu tư vào máy móc thiết bị.
3. Đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý
Đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý cũng là một trong những hoạt động được Công ty chú ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực quản lý.
Năm 2003 tổng giá trị các phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý do Công ty đầu tư tăng thêm là 2.053.609.639 VNĐ, trong đó phần giá trị mà Công ty tự mua mới là 705.152.184 VNĐ (bao gồm phương tiện vận tải truyền dẫn là 360.000.000 VNĐ và thiết bị dụng cụ quản lý là 345.152.184 VNĐ), toàn bộ số vốn mà Công ty tự mua mới đã được đầu tư cho máy phát điện DETROIT- American cho nhà máy que hàn và máy bơm JunJin cho Xí nghiệp xây lắp và hạ tầng số 2. Phần còn lại là do thuê mua tài chính có giá trị là 1.348.457.455 VNĐ, được đầu tư toàn bộ cho phương tiện vận tải truyền dẫn, cụ thể là 3 xe ôtô xe Ford Ranger, xe ôtô CamRy, xe Toyota 29T-7478, cho BQLDA phục vụ việc kiểm tra giám sát chất lượng và tiến độ thi công của các công trình với giá trị như sau:
Bảng 1.13: Tổng hợp vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý năm 2003 (đơn vị: VNĐ)
TT
Tên phương tiện, thiết bị
Giá trị đầu tư
Đơn vị được đầu tư
1
Mua mới
705.152.184
Thiết bị dụng cụ quản lý
345.152.184
BQLDA
Máy phát điện DETROIT- American
115.000.000
Nhà máy que hàn
Máy bơm JunJin
245.000.000
Xí nghiệp XL và HT số 2
2
Thuê mua tài chính
1.348.457.455
Xe Ford Ranger
408.516.571
BQLDA
Xe ôtô CamRy
541.025.845
BQLDA
Xe Toyota 29T- 7478
398.915.039
BQLDA
Tổng (1 + 2)
2.053.609.639
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2003)
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng quản lý theo hình thức đầu tư trong năm 2003
Nhận xét: phần giá trị do Công ty tự đầu tư mua mới vẫn còn bị hạn chế, chỉ chiếm một tỉ lệ là 34% phần còn lại là thuê mua tài chính chiếm 66%.
Năm 2004 thì toàn bộ số vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn là 4.087.826.589 VNĐ trong đó phần thuê mua tài chính là 698.501.511 VNĐ, chiếm 17% và phần do Công ty tự mua mới là 3.389.325.078 VNĐ chiếm 83%.
Bảng 1.14: Tổng hợp vốn đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn
và thiết bị dụng cụ quản lý năm 2004. (đơn vị: VNĐ)
TT
Tên phương tiện, thiết bị
Giá trị đầu tư
Đơn vị được đầu tư
1
Mua mới
3.389.325.078
Xe ôtô Nubira
566.308.572
Ban quan lý dự án
3 xe vận chuyển bêtông hiệu DAEWOO
2.559.957.150
Xí nghiệp sản xuất bêtông và vật liệu x ây dựng
Xe ôtô sơmirơmooc hiệu DAEWOO 25tấn
45.409.529
Đội thi công xây lắp 1-6
Xe U oát 33A-0211
42.857.100
Ban quan lý dự án
Xe ôtô Suzuki
174.792.727
Ban quan lý dự án
2
Thuê mua tài chính
698.051.511
02 xe trộn bêtông HUYNDAI
340.000.000
Xí nghiệp XL và sản xuất VLXD số 1
Máy phát điện DETROIT-American
115.000.000
Nhà máy que hàn
Máy bơm JunJin
243.501.511
Đội thi công xây lắp 1-6
Tổng (1 + 2)
4.087.826.589
(Nguồn:Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 2004-2005)
Như vậy trong năm 2004 Công ty đã đầu tư rất nhiều vào phương tiện vận tải đặc biệt là đầu tư mua mới 3 xe vận chuyển bê tông hiệu DAEWOO với giá trị là 2.559.957.150 VNĐ để phục vụ việc vận chuyển bê tông từ các nhà máy sản xuất bê tông tới các công trình do Công ty thì công đã làm giảm các chi phí và tạo được sự chủ động của Công ty trong thi công.
Năm 2005 Công ty không có đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý mà sử dụng những phương tiện và thiết bị mà Công ty đã đầu tư trong hai năm 2003 và 2004.
Bảng 1.15: Tổng hợp vốn đầu tư vào vào phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý theo hình thức đầu tư trong hai năm 2003 và 2004.
(đơn vị: VNĐ)
Năm
Mua mới
Thuê mua tài chính
Tổng
2003
705.152.184
1.348.457.455
2.053.609.639
2004
3.389.325.078
698.051.511
4.087.826.589
Tổng
4.094.477.262
2.046.958.966
6.141.436.228
Biểu đồ 1.15: Thể hiện đầu tư phương tiện vận tải, truyền dẫn và thiết bị dụng cụ quản lý trong hai năm 2003 và 2004.
Biểu đồ 1.15: Cơ cấu đầu tư vào phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý theo hình thức đầu tư trong hai năm 2003 và 2004.
Như vậy: mặc dù trong năm 2003 phần mua mới của Công ty chỉ chiếm 34% nhưng đến năm 2004 phần mua mới đã chiếm 83% tổng vốn đầu tư điều đó cho thấy Công ty đã chú trọng tới việc mua mới, giảm việc thuê mua tài chính, từ đó giảm phần lãi mà Công ty phải trả, nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty. Xét chung của cả hai năm thì phần mua mới vẫn chiếm tỉ lệ cao là 67% so với phần đi thuê mua tài chính là 33%.
4. Đầu tư vào nguồn nhân lực
Trong quá trình phát triển Công ty đã xác định: Xây dựng và phát triển nguồn lực về con người là mục tiêu quan trọng hàng đầu cần phải được thường xuyên quan tâm chỉ đạo. Trong quá trình thực hiện Công ty đã bám sát vào Nghị quyết TW lần 3 và 7 khoá VII và các quy định của TCT về công tác quản lý cán bộ và tiền lương để xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đảm bảo cho việc mở rộng quy mô về sản xuất, phát triển ngành nghề đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tính đến ngày 31/12/2005 trong toàn Công ty, tổng số cán bộ quản lý kỹ thuật là 134 người trong đó số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 81 người, cao đẳng các loại là 20 người, trung cấp các loại là 32 người và văn thư lưu trữ là 1 người.
Biểu đồ 1.16: Cơ cấu cán bộ quản lý kỹ thuật theo trình độ tính đến ngày 31/12/2005 (đơn vị: người )
Trong tổng số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên (gồm 81 người) thì bao gồm rất nhiều cán bộ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, đáp ứng nhu cầu hoạt động của Công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: kỹ sư xây dựng, kỹ sư thuỷ lợi, kiến trúc sư, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, cử nhân luật, cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh,cử nhân tài chính kế toán,…….. cụ thể được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 1.17: Tổng số cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở lên tính đến hết 31/12/2005 (đơn vị: người )
Tổng số
81
Kỹ sư xây dựng
22
Kỹ sư thuỷ lợi
5
Kỹ sư kinh tế thuỷ lợi
1
Kiến trúc sư
2
Kỹ sư giao thông
2
Kỹ sư máy xây dựng, máy mỏ
2
Kỹ sư cơ khí
2
Kỹ sư điện
1
Kỹ sư KDNN
1
Kỹ sư công nghệ thông tin
1
Kỹ sư kinh tế vận tải sông
1
Kỹ sư vật lý kỹ thuật
1
Cử nhân luật
1
Cử nhân kinh tế, QTKD
14
Cử nhân tài chính kế toán
21
Cử nhân tài chính ngân hàng
1
Cử nhân kinh tế Nông nghiệp
1
Cử nhân quản trị du lịch
1
Cử nhân hành chính
1
(Nguồn: Cân đối nhân lực năm 2005, phòng TC-HC)
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp này chúng ta có thể thấy rằng mặc dù số cán bộ quản lý có trình độ từ đại học trở lên của Công ty tương đối lớn, có tới 81 người, chiếm tới 60% và đa dạng ở các ngành nghề khác nhau nhưng số lượng kỹ sư ở một số ngành nghề còn thiếu như: kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư máy xây dựng, máy mỏ ….. Công ty cần phải đào tạo hay tuyển dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các laọi máy móc, phương tiện phức tạp hay kịp thời sửa chữa các loại máy móc khi có sự cố xảy ra, đảm bảo cho máy móc hoạt động với công suất lớn nhất, đáp ứng yêu cầu đặt ra của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 1.18: Tổng số công nhân của Công ty tính đến ngày 31/12/2005
(đơn vị: người )
Tổng số công nhân
231
Công nhân xây dựng
6
Công nhân cơ khí
92
Công nhân cơ giới
85
Lao động phổ thông
48
(Nguồn: Cân đối nhân lực năm 2005, phòng TC-HC)
Biểu đồ 1.18: Thể hiện cơ cấu công nhân từng loại tính đến ngày 31/12/2005 (đơn vị: người )
Nhìn vào biều đồ chúng ta có thể thấy rằng cơ cấu công nhân của Công ty vẫn còn chưa hợp lý, công nhân xây dựng còn rất ít chỉ chiếm 3%, số lượng lao động phổ thông còn nhiều chiếm tới 21% do đó đòi hỏi Công ty phải tiến hành đào tạo số lượng lao động phổ thông này và tuyển dụng thêm số lượng công nhân xây dựn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DA2036.doc