Tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam: ... Ebook Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc ngo¹i th¬ng
Khoa kinh tÕ vµ kinh doanh quèc tÕ
CHUY£N ngµnh KINH TÕ §èi ngo¹i
--------***-------
Khãa luËn tèt nghiÖp
§Ò tµi:
Thùc tr¹ng ®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi vµo
lÜnh vùc ph©n phèi b¸n lÎ cña viÖt nam
Sinh viªn thùc hiÖn : Ph¹m ThÞ Thóy H»ng
Líp : NhËt 1
Kho¸ : 43
Gi¸o viªn híng dÉn : ThS. Ph¹m ThÞ Mai Khanh
Hµ Néi - 2008
Lêi c¶m ¬n!
Cã ®îc thµnh qu¶ ngµy h«m nay tríc tiªn cho t«i xin göi lêi biÕt ¬n ch©n thµnh tíi Cha, MÑ vµ Gia ®×nh t«i, nh÷ng ngêi ®· sinh thµnh vµ nu«i d¹y t«i, lu«n bªn c¹nh t«i nh÷ng lóc t«i thµnh c«ng còng nh thÊt b¹i, ®Ó gióp ®ì, ®Þnh híng vµ d×u d¾t cho t«i.
TiÕp theo cho t«i xin göi lêi c¶m ¬n ch©n thµnh tíi ThÇy c« gi¸o lµ gi¶ng viªn trêng §¹i häc Ngo¹i Th¬ng Hµ Néi, nh÷ng ngêi ®· trùc tiÕp truyÒn ®¹t nh÷ng kiÕn thøc vÒ Kinh tÕ vµ Ngo¹i th¬ng cho t«i trong suèt bèn n¨m t«i häc tËp t¹i trêng. Xin ®Æc biÖt göi lêi c¶m ¬n tíi c« Ph¹m ThÞ Mai Khanh lµ ngêi ®· trùc tiÕp híng dÉn khãa luËn tèt nghiÖp cho t«i, xin ch©n thµnh c¶m ¬n vÒ sù gióp ®ì, chØ d¹y, rÊt nhiÖt t×nh cña c«.
Qua ®©y còng cho t«i tr©n träng c¶m ¬n tíi Côc ®Çu t níc ngoµi – Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu t; Vô KÕ ho¹ch vµ §Çu t – Bé C«ng Th¬ng; Vô ChÝnh s¸ch thÞ trêng trong níc – Bé C«ng Th¬ng ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i tiÕp xóc víi nguån tµi liÖu ®Ó cã thÓ hoµn thµnh tèt bµi khãa luËn tèt nghiÖp nµy.
Cuèi cïng cho t«i göi lêi c¶m ¬n tíi b¹n bÌ t«i. C¸c b¹n lu«n lµ nguån cæ vò, ®éng viªn tinh thÇn lín lao ®èi víi t«i.
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối 6
Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối 6
Bảng 3: Tổng hợp các chỉ tiêu về mạng lưới chợ trên cả nước đến năm 2006 21
Bảng 4: Tổng hợp số liệu về siêu thị trên cả nước đến năm 2006 23
Bảng 5: So sánh tổng mức bán lẻ hàng hóa với quỹ tiêu dùng cuối cùng thời kỳ 1996-2005 28
Bảng 6: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo thời gian nhận vốn đầu tư 34
Bảng 7: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo đối tác đầu tư tính đến tháng 3/2008 39
Bảng 8: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo địa bàn đầu tư tính đến tháng 3/2008 41
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ 13
Biểu đồ 2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo các khu vực kinh tế giai đoạn 2002- 2005 35
Biểu đồ 3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2002-2005 36
Biểu đồ 4: Các loại hình phân phối bán lẻ của Việt Nam trong giai đoạn 2002 - 2005 62
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Có lẽ cho đến bây giờ các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường vẫn chưa quên câu chuyện của Công ty TNHH Tân Hiệp Phát. Một câu chuyện về sự thất bại trong kinh doanh chỉ vì không chủ động trong kênh phân phối bán lẻ cho sản phẩm của mình. Khi ấy, công ty chuẩn bị tung ra thị trường sản phẩm bia tươi Laser với những bước đầu tư lớn về chất lượng sản phẩm (đầu tư khoảng 3 tỉ đồng để nhập dây chuyền & công nghệ sản xuất), liên tục marketing bằng các mẫu quảng cáo ấn tượng trên truyền hình và đạt yếu tố là sản phẩm lạ (bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam) đã tạo dấu ấn ngay đối với người tiêu dùng và là mối đe dọa của các đại gia nước ngoài. Thế nhưng chỉ sau hơn một tuần xuất hiện, Laser đã không tìm được chỗ đứng, không thể tiếp cận được khách hàng. Hầu hết các cửa hàng, quán bia, đại lý... tại các tỉnh thành lớn như TP. HCM, Bạc Liêu, Vũng Tàu... đều không nhận bán bia Laser. Thậm chí không dám trưng mẫu quảng cáo có hình ảnh bia Laser vì Tiger, Heineken, Bivina đã ký hợp đồng độc quyền với họ, yêu cầu không được bán, trưng bày bất kỳ thương hiệu bia nào khác, đổi lại, họ được nhận một khoản tiền tài trợ hàng trăm triệu đồng. Bia Laser đã không đến được với người tiêu dùng do không có người bán lẻ. Câu chuyện bán lẻ giờ đây không chỉ dành cho nhà môi giới, mà chính các doanh nghiệp cũng phải tự chủ động trong kênh phân phối của riêng mình.
Câu chuyện của 4 năm về trước ấy càng có ý nghĩa hơn trong thời gian hiện tại khi nước ta đang dần mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ theo tiến trình của cam kết gia nhập WTO. Mở cửa thị trường, thu hút vốn FDI là một việc rất cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Tuy nhiên, lĩnh vực phân phối bán lẻ được coi là huyết mạch của nền kinh tế do nó liên quan đến cả sản xuất và tiêu dùng. Nguồn vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ không chỉ tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít những tác động về mặt xã hội ở Việt Nam. Làm thế nào để vừa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này để tận dụng được những ảnh hưởng tích cực lại vừa hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của dòng vốn ấy chính là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế nước ta. Trước câu hỏi đó, người viết chọn đề tài “Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam” làm đề tài khóa luận.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam từ đó đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại
Đưa ra những giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam giai đoạn từ năm 1996 tới đầu năm 2008 trong bối cảnh phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ nói chung.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên các phân tích, đánh giá định lượng và định tính thông qua một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp - phân tích, biểu đồ để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra.
Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chương là:
Chương 1: Khái quát về lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
PHÂN PHỐI BÁN LẺ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN PHỐI BÁN LẺ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Phân phối bán lẻ
Định nghĩa
Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số TN.GNS/W/120 (W/120) của vòng đám phán Uruguay của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp quốc (CPC) định nghĩa:
Dịch vụ bán lẻ là hoạt động bán các hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc các hộ tiêu dùng từ một địa điểm cố định (cửa hàng, kiốt) hay một địa điểm khác (bán trực tiếp) và các dịch vụ phụ liên quan.
Ngoài ra còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ.
Trong cuốn sách “Quản trị Marketing” Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ như sau:
Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống Kê, Hà Nội, trang 628
.
Mọi tổ chức làm công việc bán hàng này, cho dù là người sản xuất, người bán sỉ hay người bán lẻ, đều là làm công việc bán lẻ, bất kể là hàng hóa hay dịch vụ đó được bán như thế nào (trực tiếp, qua bưu điện, qua điện thoại hay máy tự động bán hàng) hay chúng được bán ở đâu ( tại cửa hàng, ngoài phố hoặc tại nhà người tiêu dùng).
Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia đưa ra định nghĩa:
Bán lẻ bao gồm việc bán hàng cho cá nhân hoặc hộ gia đình để họ tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố định mà qua các dịch vụ liên quan
.
Theo cách hiểu nào đi chăng nữa thì nói chung bán lẻ là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất (nhà nhập khẩu), hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình.
Vị trí của bán lẻ
Vị trí của phân phối bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối
Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ phân phối được chia thành 5 tiểu ngành, phân phối bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành đó (5 tiểu ngành đó gồm có: Dịch vụ đại lý hoa hồng; Dịch vụ bán buôn; Dịch vụ bán lẻ; Cấp phép; Các dịch vụ khác).
Tuy nhiên, cũng theo tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 được hầu hết các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam kết, thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối Website WTO – Services sectoral classification list ( )
.
Dịch vụ phân phối
Dịch vụ đại lý ủy quyền
Dịch vụ bán buôn
Dịch vụ bán lẻ
Nhượng quyền
Nguồn: Bảng phân ngành dịch vụ của WTO
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối
Vị trí của bán lẻ trong kênh phân phối
Khi hàng hóa được sản xuất ra, sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối. Dù sử dụng kênh phân phối nào đi chăng nữa thì bán lẻ cũng luôn nằm ở vị trí cuối cùng của kênh phân phối đó. Nói cách khác, người bán lẻ là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng.
Nhà SX (NK)
Nhà SX (NK)
Nhà SX (NK)
Nhà SX (NK)
Nhà bán sỉ
Nhà bán lẻ
Nhà bán sỉ
Người bán sỉ nhỏ
Nhà bán lẻ
Kênh cấp không
Kênh cấp một
Kênh cấp hai
Kênh cấp ba
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng
Nhà bán lẻ
Bảng 2: Vị trí của nhà bán lẻ trong kênh phân phối
Nguồn: Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, HN, trang 596
Như vậy, người bán lẻ sẽ trực tiếp nhận hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hoặc nhà bán sỉ rồi chuyển tới người tiêu dùng. Nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng trong chuỗi giá trị. Vai trò của nhà bán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi vì chính ngay tại điểm bán lẻ người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. Người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
Những kiểu tổ chức phân phối bán lẻ chính
Mạng lưới công ty: Các cửa hàng của mạng lưới là hai hay nhiều cửa hàng cùng thuộc một quyền sở hữu và kiểm soát, có chung một bộ phận thu mua và tiêu thụ tập trung, và bán những chủng loại hàng hóa tương tự nhau. Mạng lưới công ty xuất hiện trong tất cả các loại hình bán lẻ, nhưng phát triển mạnh nhất là ở cửa hàng bách hóa tổng hợp, các cửa hàng tạp hóa, các cửa hàng thực phẩm, cửa hàng dược phẩm, cửa hàng giày dép và cửa hàng trang phục phụ nữ.
Mạng lưới tự nguyện và hợp tác xã bán lẻ: Mạng lưới tự nguyện gồm một nhóm những người bán lẻ độc lập được người bán sỉ bảo trợ thu xếp để mua số lượng lớn hàng hóa và cùng bán. Hợp tác xã bán lẻ, gồm những người bán lẻ độc lập đứng ra thành lập một tổ chức mua hàng tập trung và cùng hợp lực để thực hiện những biện pháp khuyến mại.
Hợp tác xã tiêu thụ: Hợp tác xã tiêu thụ là mọi công ty bán lẻ thuộc quyền sở hữu của chính những khách hàng của nó. Hợp tác xã tiêu thụ do dân cư của một cộng đồng lập ra khi họ cảm thấy rằng những người bán lẻ ở địa phương phục vụ không chu đáo, vì đòi giá cao hay bán những sản phẩm kém chất lượng. Họ chung tiền để mở một cửa hàng của chính mình rồi họ biểu quyết về những chính sách của cửa hàng đó và bầu ra một nhóm người để quản lý nó. Cửa hàng có thể hoặc là định giá thấp, hoặc là bán theo giá bình thường và các xã viên có quyền được chia lợi tức theo số lượng hàng mà họ đã mua.
Tổ chức đặc quyền: Tổ chức đặc quyền là một sự liên kết theo hợp đồng giữa người cấp đặc quyền (nhà sản xuất, người bán sỉ hay tổ chức dịch vụ) và người hưởng đặc quyền (những người kinh doanh độc lập mua quyền sở hữu hay khai thác một hay nhiều đơn vị trong hệ thống đặc quyền). Các tổ chức đặc quyền thường được xây dựng trên cơ sở một sản phẩm, dịch vụ đặc sắc nào đó hay phương pháp kinh doanh hay trên cơ sở tên thượng mại bằng sáng chế hay uy tín mà người đặc quyền đã tạo ra. Việc cấp đặc quyền được áp dụng phổ biến đối với thức ăn nhanh, cửa hàng video, trung tâm phục hồi sức khỏe, hiệu hớt tóc, cửa hiệu cho thuê ô tô, motel, công ty du lịch, bất động sản và hàng chục các sản phẩm cùng lĩnh vực dịch vụ khác.
Tập đoàn bán lẻ: Các tập đoàn bán lẻ là những công ty dạng tự do, kết hợp với một số hướng và hình thức bán lẻ khác nhau dưới quyền sở hữu tập trung với sự nhất thể hóa tới một mức độ nào đó chức năng phân phối và quản lý của mình.
Vai trò của phân phối bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân
Nếu như sản xuất là gốc rễ, cung cấp hàng hóa vật phẩm cho nền kinh tế thì hệ thống phân phối chính là huyết mạch của nền kinh tế ấy. Phân phối bán lẻ đứng vị trí cuối cùng trong hệ thống nên nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa với cơ cấu kinh tế chuyển dần từ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Thứ nhất, phân phối bán lẻ cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Khi phát sinh nhu cầu thì người ta mới có mong muốn về hàng hóa nhưng không phải lúc nào người tiêu dùng có thể đến mua hàng hóa trực tiếp từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn được. Nhà bán lẻ mới thực sự có vai trò nhu cầu và mong muốn đó của người tiêu dùng, cung cấp hàng hóa cho họ đúng thời gian, đúng địa điểm và ở mức giá họ có thể trả. Đây không phải công việc dễ dàng, đặc biệt trong điều kiện hàng hóa và dịch vụ sản xuất ngày càng đa dạng và nhu cầu của khách hàng luôn biến đổi. Nhà bán lẻ phải luôn luôn thu thập những thông tin cần thiết về nhu cầu về thị hiếu của khách hàng… để rồi từ đó làm thỏa mãn khách hàng bằng những sản phẩm và dịch vụ của mình. Như thế bản thân hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa cũng tạo thêm lợi ích cho người tiêu dùng thông qua việc tạo ra sự đa dạng về hàng hóa cung ứng, tạo thuận tiện về địa điểm mua, bán, thuận tiện về các dịch vụ bảo hành và cung cấp thông tin. Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phân phối hàng hóa thì chi phí trong khâu phân phối được chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh trong dịch vụ phân phối hàng hóa sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối và việc giảm giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.
Thứ hai, nhà phân phối bán lẻ có vai trò thu thập thông tin thị trường, phản ánh trở lại nhà sản xuất
Quá trình chuyển dịch hàng hóa tới tay người tiêu dùng thông qua dịch vụ phân phối bán lẻ luôn gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những người sản xuất và người cung ứng hàng hóa để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường, vì thế tạo lập những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó mà tăng cường thương mại hóa và phát triển thị trường cho những sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế đất nước.
Thứ ba, phân phối bán lẻ thúc đẩy sản xuất phát triển
Khi hàng hóa được sản xuất ra thì việc tiếp theo là chúng cần được tiêu thụ. Và ngược lại thì khi hàng hóa được tiêu thụ các doanh nghiệp mới có thể tiếp tục sản xuất. Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tiêu thụ và truyền bá những thông tin về hàng hóa về nhà sản xuất cũng là do họ tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng và hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà bán lẻ sẽ có thể tiếp tục những biện pháp kích thích tiêu thụ của nhà sản xuất, hoặc có thể có phương pháp kích thích tiêu thụ của riêng mình. Các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn thiện từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, nhưng với nhiều mặt hàng nhà bán lẻ cũng đảm nhiệm vai trò phân loại, sắp xếp, sơ chế, đóng gói…để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và dưới hình thức phù hợp nhất từ đó sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa, nhà bán lẻ còn có chức năng thiết lập mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với người mua tiềm ẩn. Các doanh nghiệp có thể lôi kéo thêm được khách hàng cũng một phần không nhỏ là dựa vào nhà bán lẻ. Sản xuất là cái gốc của phân phối bán lẻ và bán lẻ tự nó có thể kích thích sản xuất mở rộng và phát triển. Một doanh nghiệp thành công không chỉ làm tốt nhiệm vụ sản xuất mà còn phải nắm vững được khâu phân phối bán lẻ hàng hóa của mình và ai nắm được khâu phân phối bán lẻ thì qua đó sẽ điều phối cả sản xuất.
Thứ tư, phân phối bán lẻ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động
Thống kê từ năm 2000 trở lại đây cho thấy, tỉ trọng lao động trong ngành dịch vụ phân phối hàng hóa ngày càng gia tăng từ 10,4% (năm 2000) lên 12% (năm 2006). Nếu so sánh với ngành nông nghiệp thì đóng góp của dịch vụ phân phối trong GDP không thấp hơn đáng kể so với ngành nông nghiệp, nhưng lao động của lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa chỉ bằng 1/6 so với ngành nông nghiệp. Xu hướng chung là tỉ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ phân phối sẽ ngày càng gia tăng, còn trong ngành nông nghiệp sẽ ngày càng giảm. Tính đến năm 2006, số lao động đang làm việc trong lĩnh vực phân phối khoảng hơn 5 triệu người. Lĩnh vực phân phối bán lẻ lại là lĩnh vực thu hút nhiều lao động nhất trong ngành dịch vụ phân phối. Theo thống kê của Bộ công thương, Việt Nam hiện tại ước tính có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ cùng với 9.100 chợ truyền thống các loại và khoảng 300 siêu thị phân bố trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Lĩnh vực này đã thu hút một số lượng lao động lớn hoạt động kinh doanh một cách nhỏ lẻ chưa có kiến thức chuyên môn về phân phối bán lẻ Bộ Thương Mại, Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuân khổ,2007
.
Thứ năm, dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa đóng vai trò trong việc tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
Khi quyết định liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ, các nhà sản xuất đã có chiến lược kinh doanh của mình với các quyết định về sản phẩm như về giá bán, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, họ đã chủ động xây dựng mối liên kết với các nhà bán buôn, bán lẻ trong hệ thống phân phối tạo nên sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong dây chuyền tạo giá trị gia tăng, điều đó đã giúp các nhà sản xuất và các nhà bán buôn, bán lẻ tập trung được mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo được năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn và nhờ vậy mà nâng cao hơn sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhờ tham gia vào các liên kết như vậy, mỗi doanh nghiệp đều được hưởng những lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, khi mà mối liên kết giữa nhà sản xuất và nhà bán buôn, bán lẻ ổn định nhà sản xuất sẽ tiếp cận tốt hơn và rẻ hơn thông tin về thị trường, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu cầu ổn định, nâng cao quyền thương lượng đáng kể, tạo hình ảnh, tăng cường khả năng khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh.... nhờ vậy có được lợi thế cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp khác.
Các nhà bán buôn, bán lẻ khi liên kết có hiệu quả với nhà sản xuất đã tạo lập được lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mình trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khi nước ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, vì họ phải mất thời gian và tiền của để tạo lập được mối liên kết này. Mặt khác cùng với các cam kết tự do hóa thương mại và đầu tư để hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước sẽ dỡ bỏ dần các rào cản thuế và phi thuế bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước, khi đó liên kết hiệu quả giữa các nhà bán buôn, bán lẻ và nhà sản xuất sẽ là các rào cản hiệu lực nhất của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ mình trước đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài.
KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Doanh thu và tốc độ tăng trưởng
Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa thị trường, kinh tế đã từng bước phát triển một cách vững chắc. Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân ngày một tăng, nhu cầu cũng ngày một đa dạng. Hàng hóa trên thị trường luôn được thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng. Trong vòng 10 năm từ 1996 tới 2006, doanh thu từ kinh doanh bán lẻ đã tăng gần gấp 3 lần đạt 36.29 tỉ USD vào năm 2006. Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua khá cao, từ năm 2002 tới nay tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 10%/năm:
Biểu đồ 1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực
phân phối bán lẻ
Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế TP Hồ Chí Minh
Với dân số trên 84 triệu người, trong đó có 65% là dân số trẻ, thu nhậpngày càng cao, tốc độ tiêu dùng tăng mạnh mẽ, và là cửa ngõ dẫn tới các thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Lào…, nước ta đang trở thành một trong những nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất của thế giới. Không những thế, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam cũng ở mức cao kỷ lục là 118 điểm và đứng thứ 5 thế giới trong khi mức trung bình của thế giới chỉ là 97 điểm, Việt Nam được tập đoàn tư vấn AT Kearney xếp hạng về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ là vị trí thứ 3 năm 2006 và vị trí thứ 4 năm 2007 A.T. Kearney, Global Retail Development Index, 2006, 2007
. Tiềm năng đầy hứa hẹn đó kết hợp với việc mở cửa thị trường phân phối sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ. Và chúng ta có quyền hy vọng trong một tương lai không xa, Việt Nam sẽ có dịch vụ phân phối bán lẻ chuyên nghiệp, năng động và hiện đại.
Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
Nếu như trước đây nền thương mại chủ yếu là do nhà nước độc quyền thì giờ đây đã chuyển sang một nền thương mại đa thành phần. Sự phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân, sự xuất hiện các nhà đầu tư có vốn nước ngoài và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã làm cho ngành thương mại biến đổi sâu sắc. Đến năm 2004 cả nước có khoảng 54.000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên 1.000 DN có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp FDI và 1,16 triệu hộ gia đình (trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong nước. Ngoài ra, còn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại Bộ Thương Mại, Đánh giá một số tác động về kinh tế và xã hội của việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam trong khuân khổ,2007
…Thêm vào đó là việc hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục triển khai thực hiện những cam kết của mình trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, đặc biệt là những cam kết trong khuôn khổ của WTO. Theo đó, các nhà phân phối nước ngoài sẽ từng bước được tham gia vào thị trường dịch vụ này ở Việt Nam một cách ngày càng rộng rãi hơn. Đến năm 2009, Việt Nam sẽ cơ bản xoá những hạn chế đối với sự tham gia thị trường phân phối đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Với những cam kết khá mạnh mẽ và cởi mở của Việt Nam, chắc hẳn trong thời gian tới sẽ có thêm không ít các tập đoàn phân phối nước ngoài vào kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Để phân tích chi tiết hơn nữa các chủ thể tham gia lĩnh vực này ta xét tới ba chủ thể chính sau:
- Nhóm đối tượng thứ nhất - Các công ty phân phối trong nước, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đây là những nhà phân phối có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới hệ thống phân phối rộng trải đều trên nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Họ có hệ thống phân phối theo chuỗi khá hiện đại: Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh với chuỗi hơn 28 siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi mang tên Saigon Co.op, Công ty XNK INTIMEX với chuỗi 8 siêu thị mang tên INTIMEX, Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ An Phong với chuỗi 5 siêu thị MAXIMARK, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đông Hưng với chuỗi 10 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh mang tên CITIMART, Tổng công ty Dệt may Việt Nam với chuỗi 17 siêu thị và 19 cửa hàng chuyên doanh thời trang mang tên VINATEX…Quá trình thành lập, kéo dài các chuỗi vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển trong những năm tới. Không dừng lại ở đó, các doanh nghiệp còn cùng nhau tạo ra những liên minh mạnh hơn, có quy mô kinh doanh lớn hơn trên cơ sở tích hợp thế mạnh của nhau (vốn, đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu…). Công ty Xây dựng VINACONEX và Công ty Thương mại Tràng Tiền hợp tác xây dựng và vận hành TTTM Tràng Tiền PLAZA, Liên hiệp HTX Thương mại và Dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh liên doanh, hợp tác với một số doanh nghiệp thương mại ở địa phương để xây dựng các siêu thị…Các doanh nghiệp phân phối hàng đầu Việt Nam gồm Satra, Hapro, Saigon Co.op và Tập đoàn Phú Thái liên kết thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) với số vốn lên đến 6.000 tỉ đồng. Với sự tự đổi mới, các doanh nghiệp cũng đã đạt được những thành công đáng kể như chuỗi siêu thị Saigon Co.op đã được bầu chọn nhà nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nằm trong top 500 nhà bán lẻ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Như vậy, có thể nói đây là khu vực có những chuyển biến tích cực nhất trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước nhìn chung có tiềm lực về tài chính và lợi thế về các cơ sở sản xuất hơn nên đóng vai trò vừa là nhà phân phối vừa là nhà sản xuất và thu mua hàng hóa để kinh doanh trong hệ thống phân phối của mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chủ yếu tập trung vào hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối mà thường không tham gia vào hoạt động sản xuất như nhiều doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là một trong những đặc điểm khá đặc thù của Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống phân phối nói riêng và hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa nói chung. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối trong nước còn nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ... so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng hoạt động trong lĩnh vực này.
- Nhóm đối tượng thứ hai - Các tập đoàn phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Trong những năm qua, các tập đoàn phân phối nước ngoài đã bắt đầu tiếp cận, xâm nhập vào thị trường Việt Nam và đã nhanh chóng có những đóng góp không nhỏ tạo nên một thị trường kinh doanh hàng hóa và dịch vụ nội địa của Việt Nam đa dạng, phong phú và có tính cạnh tranh cao hơn. Tính đến nay, đã có 6 tập đoàn bán lẻ, phân phối quốc tế có mặt ở Việt Nam, trong đó có nhiều tập đoàn lớn như Metro Cash & Carry, Parkson, Big C... đã kinh doanh khá thành công và đang đẩy nhanh quá trình củng cố, mở rộng hệ thống phân phối của mình tại Việt Nam.
Nhìn chung, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa ở Việt Nam có những lợi thế nổi trội so với các doanh nghiệp trong nước về năng lực tài chính, công nghệ, áp dụng các phương thức kinh doanh mới và đặc biệt là kinh nghiệm và trình độ tổ chức quản trị kinh doanh. Hầu hết đây đều là những tập đoàn lớn của thế giới, có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này và đã thiết lập được một mạng lưới kinh doanh có tính chất toàn cầu. Vì vậy, sự có mặt của các tập đoàn này một mặt tạo nên áp lực lớn về cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng là cơ hội tốt để hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và tiếp cận được trình độ hiện đại của thế giới.
Do có những lợi thế về năng lực tài chính, trình độ tổ chức kinh doanh... như đã nêu trên nên các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có cách tổ chức hoạt động kinh doanh rất chuyên nghiệp và thường tập trung vào khâu phân phối dựa trên việc ký hợp đồng thu mua sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau (từ các nhà sản xuất trong nước và nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài) mà không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm để phân phối như một số doanh nghiệp trong nước.
- Nhóm đối tượng thứ ba - Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước.
Đây vẫn đang là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam và tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu lao động phổ thông trong cả nước. Tuy nhiên, đặc điểm chung của khu vực đối tượng này là hoạt động kinh doanh mang nặng tính tự phát, thiếu kiến thức và kỹ năng để chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra trên thị trường và hầu hết đây là những lao động phổ thông, gần như không qua bất kỳ trường lớp, khóa đào tạo nào về kỹ năng kinh doanh. Hơn nữa, thông thường ở Việt Nam những hộ kinh doanh cá thể kiểu này lại thường là đối tượng tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Chính vì vậy, những tác động dù nhỏ tới khu vực này cũng có thể dẫn tới ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người khác là thành viên trong gia đình họ.
Hàng hóa lưu thông trên thị trường
Các loại hàng hóa tham gia lưu thông trên thị trường bán lẻ trong nước cũng ngày càng đa dạng, phong phú cả về chủng loại và cấp độ sản phẩm. Bên cạnh những hàng hóa được sản xuất trong nước, cùng với quá trình mở cửa thị trường trong những năm gần đây, rất dễ để nhận ra rằng ngày càng có nhiều loại hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, đã và đang tạo nên một thị trường nội địa hoạt động sôi động, đa dạng và nhiều màu sắc. Trong các trung tâm thương mại lớn như Diamond plaza, Parkson, Zen Plaza, các thương hiệu thời trang nổi tiếng trong và ngoài nước đã tập trung về đây. Trong đó có những thương hiệu lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam như CK (Anh), Mo&Co (Pháp).... đã tạo nên các hiệu ứng không nhỏ đối với người tiêu dùng.
Các hệ thống phân phối bán lẻ
Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên, thị trường hàng hóa trở nên sôi động, các hệ thống bán lẻ cũng tự nó có những chuyển biến một cách rất tích cực để đáp ứng nhu cầu đó. Từ hệ thống bán lẻ truyền thống đến hệ thống hiện đại đều tăng đáng kể về cả số lượng và chất lượng.
Hệ thống chợ truyền thống:
Tính đến năm 2006, trên địa bàn cả nước có 7.676 chợ các loại (không tính các chợ hình thành tự phát). Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 19,1%, vùng Đông Nam Bộ chiếm 14,9%; Tây Bắc Bộ: 3,1%; Bắc Trung Bộ: 15,4%; Duyên hải Nam Trung Bộ: 10,8%; Tây Nguyên: 4,9%: Đông Nam bộ: 11,3%; Đồng bằng sông Cửu Long: 20,5%.
Chợ bán lẻ phục vụ dân sinh ở các xã, phường, thị trấn, thị tứ chiếm tỉ trọng lớn tới 91,5%. Chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I: chiếm 2,3%. Chợ đầu mối bán buôn nông sản; chiếm 0,6% tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và Đông bắc bộ. Chợ biên giới, cửa._. khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu: chiếm 1,9%, nhiều nhất là vùng Đông bắc bộ.
Bình quân chung của cả nước là 0,71 chợ/xã, phường, thị trấn. Khu vực phía Bắc (từ Bắc trung bộ trở ra) và vùng Tây Nguyên có mật độ chợ thấp so với mức chung của cả nước và so với khu vực phía nam.
Trên địa bàn cả nước, bình quân cứ 42,13km2 có một chợ hay bán kính phục vụ trung bình của một chợ là 3,66km. Có sự chênh lệch khá lớn về chỉ tiêu này giữa các vùng, các tỉnh. Vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích phục vụ trung bình một chợ nhỏ nhất, lớn nhất là vùng Đông bắc.
Khối lượng hàng hóa lưu thông qua chợ ở các thành phố lớn chiếm tỉ trọng khoảng 40-50% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn. Ở khu vực nông thôn hàng hóa giao dịch trên chợ chiếm khoảng 60-70%.
Cơ cấu hàng hóa lưu thông khá phong phú và khác nhau trên mỗi chợ. Trung bình có khoảng 70-80% hộ kinh doanh các nhóm hàng chính; nông sản, thực phẩm, tạp hóa, may mặc, giầy dép. Trong đó hàng thực phẩm tươi sống chiếm tỉ trọng 35-40% Bộ thương mại (2006), Dự án quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
.
Lực lượng tham gia kinh doanh trên các chợ chủ yếu là thành phần thương mại tư nhân, thương mại nhà nước, hợp tác xã thương mại và người sản xuất trực tiếp bán hàng. Trong đó, thành phần thương mại tư nhân (dưới hình thức các hộ kinh doanh) đóng vai trò ngày càng quan trọng.
Bảng 3: Tổng hợp các chỉ tiêu về mạng lưới chợ trên cả nước đến năm 2006
Khu vực
Tổng số chợ năm 2005
Chợ/ phường,thị trấn, xã
Diện tích bình quân/chợ (Km2)
Dân số/chợ
Bán kính phục vụ TB một chợ (km)
1. ĐB Sông hồng
1.471
0,65
10,06
12.249,7
1,79
2. Đông bắc bộ
1.146
0,55
55,33
8.120
4,2
3. Tây bắc bộ
243
0,41
153,65
10.543,4
7,0
4. Bắc trung bộ
1.184
0,65
43,47
8.958,68
3,72
5. DH Nam trung bộ
830
0,96
39,46
8.408,16
3,55
6. Tây nguyên
380
0,57
144,11
12.579,5
6,77
7. Đông Nam bộ
828
0,84
39,75
15.391,4
3,56
8. ĐB sông Cửu long
1.594
1,02
25,17
10,927,9
2,83
Toàn quốc
7.676
0,71
42,66
10.759,95
3,69
Nguồn: Vụ kế hoạch và đầu tư - Bộ công thương
Hiện có khoảng hơn 767.776 hộ kinh doanh cố định trên các chợ toàn quốc (chưa kể hộ kinh doanh không thường xuyên) với mức trung bình là 100 hộ kinh doanh cố định trên một chợ. Số hộ kinh doanh cố định bình quân trên một chợ vùng Đông nam bộ cao nhất và gấp 4 lần so với vùng thấp nhất là Tây bắc bộ.
Diện tích được xây dựng kiên cố chỉ đạt 24,5% so với tổng diện tích xây dựng chợ. Đặc biệt tại các Vùng duyên hải miền Trung, Đông Bắc. Tỉ trọng chợ xây dựng bằng lều, lán còn lớn, phổ biến ở các vùng ở mức trên 40%.
Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại
Cùng với sự phát triển của hệ thống chợ, trong thời gian qua hệ thống siêu thị đã bắt đầu được hình thành và phát triển với một tốc độ khá nhanh ở nước ta. Nếu như trước năm 2000, số lượng các siêu thị, trung tâm thương mại chỉ xuất hiện "lác đác" ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì nay đó trở nên phổ biến ở hai thành phố này và được đầu tư khá nhiều ở các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Theo số liệu thống kê đến năm 2006, cả nước có 265 siêu thị, phân bố trên 32 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các siêu thị, đặc biệt là siêu thị có quy mô lớn, vẫn chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (trên 70%), Hải Phòng và Đà Nẵng chiếm số lượng siêu thị tương ứng là 4% và 2%. Các thành phố Thanh Hóa, Cần Thơ, Kiên Giang cũng có siêu thị chiếm 2% tổng số siêu thị trên cả nước Bộ thương mại (2006), Đề án phát triển thương mại trong nước 2006-2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
.
Về tính chất của hoạt động kinh doanh, có thể chia các siêu thị ở Việt Nam hiện nay làm hai loại chủ yếu là: siêu thị kinh doanh tổng hợp như Saigon Coopmart, Intimex, Metro, Big C... với số lượng mặt hàng có thể từ vài nghìn mặt hàng tới vài chục hoặc hàng trăm nghìn mặt hàng; và các siêu thị chuyên doanh như siêu thị dệt may (của Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Vinatex), siêu thị điện máy, siêu thị điện lạnh, siêu thị thời trang...
Về nguồn vốn và chủ thể đầu tư các siêu thị ở Việt Nam thời gian qua cũng rất đa dạng. Nếu như trước năm 2000 chỉ có một vài siêu thị của các nhà đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp lớn của nhà nước tham gia đầu tư kinh doanh siêu thị và các trung tâm mua sắm như Marko, SheiYu, Saigon Coopmart, FiviMart, Intimex... thì đến hết năm 2006 có thể thấy sự hiện diện của hầu hết các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này như các siêu thị Tràng Tiền Plaza, Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm thương mại Thuận Kiều.
Dựa trên tiêu chuẩn phân hạng siêu thị tại Quy chế siêu thị và Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại ban hành năm 2004, phân loại các siêu thị hiện có ở Việt Nam đến năm 2006 thể hiện ở (Bảng 4).
Bảng 4: Tổng hợp số liệu về siêu thị trên cả nước đến năm 2006
Địa phương
Loại I
Loại II
Loại III
Không thuộcloại nào
Tổng
Hà Nội
4
8
60
29
101
Tp. Hồ Chí Minh
12
17
31
28
88
Các địa phương khác
12
6
28
30
76
Tổng
28
31
119
87
265
Tỉ trọng (%)
10,6
11,7
44,7
33
100
Nguồn: Bộ Công Thương
Hệ thống cửa hàng bán lẻ tự chọn
Các loại hình cửa hàng bán lẻ, bán buôn tự chọn cũng tăng về số lượng và quy mô và phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp hơn. Mô hình "chuỗi" cửa hàng đó xuất hiện như các cửa hàng bán lẻ hàng may mặc của May 10, Việt Tiến, cửa hàng Bitis, Bitas bán giày dép... với sự hiện diện ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Ở các đô thị, xu hướng liên kết, sát nhập, mở rộng các cửa hàng nhỏ, lẻ diễn ra khá mạnh. Xu hướng này sẽ tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong quá trình hình thành, tích tụ vốn kinh doanh của các nhà phân phối này từ chỗ huy động đơn lẻ (từng cá thể) sang hình thức góp vốn, vay vốn kinh doanh hay huy động vốn từ thị trường vốn.
Đáng chú ý là các cửa hàng bán lẻ tự chọn và các cửa hàng phân phối, bán lẻ theo phương thức nhượng quyền thương mại trên thực tế đã xuất hiện hơn 10 năm nay ở Việt Nam và ngày càng được giới thương nhân trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Hiện nay, cả nước đã có khoảng 70 hợp đồng nhượng quyền thương mại, trong đó Công ty Cà phê Trung Nguyên rất thành công với hơn 1.000 cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước; Công ty An Nam mới triển khai hoạt động vài năm trở lại đây cũng đã phát triển được 12 cửa hàng theo hình thức nhượng quyền, Công ty Kinh Đô có hàng chục cửa hàng được nhượng quyền kinh doanh bánh Kinh Đô khắp cả nước…
Hiện nay nhiều công ty trong và ngoài nước đang có kế hoạch phát triển mạnh phương thức này trong thời gian tới. Trong đó đáng chú ý nhất là kế hoạch phát triển hệ thống phân phối của Công ty trách nhiệm hữu hạn G7 (G7 Mart). Theo đó, trong năm 2006 sẽ đưa 3.500 cửa hàng tiện lợi vào hoạt động và phấn đấu đến năm 2010 sẽ có tổng cộng 10.000 cửa hàng tiện lợi ra đời theo phương thức nhượng quyền.
Hệ thống các hộ kinh doanh nhỏ lẻ
Hiện tại ở Việt Nam ước tính có khoảng 900 nghìn cửa hàng bán lẻ, kinh doanh theo kiểu hộ cá thể. Hàng hóa kinh doanh của những cửa hàng này thông thường là những mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư. Tuy nhiên, do khả năng về tài chính cũng như mặt bằng kinh doanh hạn chế nên hầu như các cửa hàng này chỉ cung cấp được một số ít hàng hóa có giá trị không cao. Mặc dù vậy, đây vẫn đang là một trong những kênh phân phối hàng hóa quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam trong thời gian qua.
Như vậy, trong thời gian gần đây ở Việt Nam, lĩnh vực phân phối bán lẻ đã có những bước chuyển biến khá mạnh mẽ đã góp phần làm thay đổi cấu trúc và diện mạo thị trường trong nước theo hướng văn minh, hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vẫn chưa cân xứng với tiềm năng của thị trường, hệ thống phân phối bán lẻ trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Loại hình bán lẻ chủ yếu vẫn là các cửa hàng qui mô nhỏ, hoạt động độc lập. Mô hình siêu thị, trung tâm thương mại mới hình thành song tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh với số lượng doanh nghiệp tham gia còn ít, khoảng trên dưới 10 đơn vị, như: Sài Gòn Coop, Intimex, Citimart, Maximark, Fivimart…Đại bộ phận các siêu thị vẫn là qui mô nhỏ. Nếu như tỉ trọng doanh số bán lẻ qua hệ thống siêu thị ở Trung Quốc là 30 - 40 %, Thái Lan trên 40%, Singapore 60 - 70 % và Mỹ trên 90%,…thì ở Việt Nam hàng hoá đến người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống (khoảng 44%), qua hệ thống phân phối hiện đại (TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,..) mới chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng Bộ thương mại (2006), Đề án phát triển thương mại trong nước 2006-2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, lĩnh vực phân phối bán lẻ cần được quan tâm phát triển hơn nữa để thích ứng trong điều kiện mớ cửa nền kinh tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT
SỰ CẦN THIẾT PHẢI MỞ CỬA THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Thực hiện cam kết gia nhập WTO
Cũng như các ngành dịch vụ khác, các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ phân phối thể hiện mức độ mở cửa thị trường và mức độ đối xử quốc gia mà Việt Nam dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ phân phối tại Việt Nam.
Theo phân loại của WTO, dịch vụ phân phối được chia làm 4 phân ngành gồm: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, và dịch vụ nhượng quyền thương mại. Cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO đối với các phân ngành này cụ thể như sau:
Về các sản phẩm thuộc diện loại trừ:
Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường các dịch vụ phân phối đối với các mặt hàng sau: thuốc lá và xì gà, sách, báo và tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quí và đá quí, dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột), thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải.
Ngoài ra, trong từng phân ngành, sẽ có thêm một số sản phẩm khác mà Việt Nam đưa ra những hạn chế nhất định. Cụ thể là: kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng sẽ không được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ đại lý hoa hồng đối với các sản phẩm sau: xi măng và clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu, phân bón. Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, các sản phẩm máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con và xe máy sẽ được loại khỏi danh mục sản phẩm hạn chế này. Và từ ngày 11 tháng 01 năm 2010 trở đi (tức là sau 3 năm kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO), tất cả các sản phẩm trong danh mục hạn chế này sẽ được loại bỏ.
Riêng đối với dịch vụ bán lẻ, Việt Nam đưa ra hạn chế về việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi sẽ được xem xét trên nguyên tắc đánh giá nhu cầu thực tế của Việt Nam. Việc xem xét này sẽ tuân theo một quy trình thủ tục công khai do Việt Nam đưa ra và chủ yếu dựa trên các tiêu chí như số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý...
Về mức độ và thời gian mở cửa thị trường:
+ Kể từ khi gia nhập đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2008: để cung cấp các dịch vụ này tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỉ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%.
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2009: để cung cấp các dịch vụ này, các doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và không bị hạn chế tỉ lệ vốn góp của phía nước ngoài.
+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009: các hạn chế nêu trên sẽ được bãi bỏ.
Có thể nói nước ta đã cam kết mở cửa một cách khá thông thoáng, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tham gia phân phối hầu hết các hàng hóa trên thị trường. Thời gian dành cho các doanh nghiệp Việt Nam để thích nghi với các điều kiện cạnh tranh quốc tế cũng không nhiều. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải nỗ lực hơn nữa để củng cố năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, để hội nhập được sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì việc mở cửa như vậy là điều cần thiết.
Thị trường bán lẻ Việt Nam cần được phát triển hơn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân
Mức sống của dân cư đang được nâng cao đáng kể cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tỉ lệ Quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của nước ta thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%) trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia là 58,2% và Thái Lan là 67,7%.
Bảng 5: So sánh tổng mức bán lẻ hàng hóa với quỹ tiêu dùng cuối cùng thời kỳ 1996-2005
Năm
Quỹ TD cuối cùng (tỉ đồng)
TMBLHH
(tỉ đồng)
Tỉ lệ (%)
1996
225.231
145.874
64,8
1997
250.584
161.899,7
64,6
1998
283.444
185.598,1
65,5
1999
301.690
200.923,7
66,6
2000
321.853
220.410,6
68,5
1996-2000
1.382.802
914.706,1
66,15
2001
342.607
245.315,0
71,6
2002
382.137
280.884,0
73,5
2003
445.221
333.809,3
75,0
2004
511.221
398.500
77,9
2005
584.800
480.300
82,1
2000-2005
2.265.986
1.738.808,3
76,74
Nguồn: Niên giám thống kê
Trong giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số (7,7% so với 1,4%). Tỉ lệ tổng mức bán lẻ hàng hóa so với quỹ tiêu dùng cuối cùng cũng tăng lên nhanh chóng từ 64,8% năm 1996 lên tới 82,1% năm 2005. Trong giai đoạn 1996- 2000, tỉ lệ trung bình là 66,15% thì giai đoạn 2000-2005 đã lên tới 76,74%. Khi thu nhập của người dân đã tăng lên một cách đáng kể, nhu cầu được mua sắm tại các trung tâm mua sắm hiện đại cũng tăng.Tuy nhiên, mua sắm truyền thống lại chiếm phần lớn tổng doanh thu bán lẻ với khoảng 9.266 chợ và 180.000 cửa hàng mặt tiền nhỏ CBRE, từ cửa hàng mặt tiền điến trung tâm mua sắm toàn cảnh thị trường bán lẻ Việt Nam,2007
.Ngay cả thành phố phát triển nhất nước ta là tại thành phố Hồ Chí Minh thì hiện mới chỉ có 13 trung tâm thương mại cung cấp cho thị trường 140.000m2 và Hà Nội 7 trung tâm cung cấp 95.000m2 cho hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại, nếu so sánh với Singapore mới khánh thành 1 trung tâm thương mại với diện tích 100.000m2 thì những con số trên của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được biết đến với hình ảnh những đại siêu thị đang hiện diện rất gần thị trường Việt Nam thì hầu hết cửa hàng truyền thống của Việt Nam đều ở trong tình trạng chung là có diện tích nhỏ, trung bình khoảng 11,8 m2/cửa hàng, trang thiết bị thô sơ và chủ yếu sử dụng lao động phổ thông. Ngay cả doanh nghiệp thương mại trong nước phần lớn cũng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, bình quân 1 doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 18 lao động với số vốn trung bình 6 tỉ đồng. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng hoá và dịch vụ vẫn đóng góp ở mức rất khiêm tốn trong lĩnh vực phân phối bán lẻ.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khi mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào năm 1994, doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ chỉ đạt 446 tỉ đồng, chiếm 0,5% tổng TMBLHH&DV của cả nền kinh tế. Từ đó đến nay, tỉ trọng đóng góp của khu vực này tuy có tăng nhưng chiếm tỉ trọng vẫn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Hơn nữa, hiện nay trên thế giới phương thức giao dịch có sử dụng các phương tiện điện tử đã trở nên phổ biến và thương mại điện tử đã tiếp tục phát triển nhanh khiến cho thương mại truyền thống bị thay đổi. Người bán hàng hóa và người mua có thể liên hệ trực tuyến với nhau trong việc lựa chọn, đặt hàng, thanh toán và giao nhận hàng hóa. Các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài đầu tư vào nước ta trước hết sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhưng dần dần họ sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua Catalogue, điện thoại, internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà… Các hình thức này sẽ được du nhập, từng bước hình thành và phát triển ở nước ta. Các công ty sản xuất trong nước, đặc biệt là các công ty sản xuất và xuất khẩu nông thuỷ sản sẽ phân phối qua thị trường nước ngoài dưới các hình thức mới như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng chọn…. Các phương thức phân phối truyền thống, mua đứt bán đoạn vẫn tồn tại song song với các hình thức phân phối hiện đại nhưng sẽ dần bị thu hẹp và suy yếu. Các nhà phân phối trong nước sẽ trưởng thành và học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hoá hệ thống của các nhà phân phối nước ngoài để từ củng cố hệ thống của mình. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ những cải cách này.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
Hầu hết các nhà bán lẻ nội địa đều đã nhận ra khả năng cạnh tranh khốc liệt với các đại gia nước ngoài trong vài năm nữa. Nhiều nhà bán lẻ nội địa đã sẵn sàng để đón nhận những thách thức cạnh tranh mới từ thị trường trong và ngoài nước. Một mặt các doanh nghiệp lo cải thiện những kênh phân phối sản phẩm ở các thị trường nước ngoài, thúc đẩy sự hình thành kênh phân phối trực tiếp trên những thị trường trọng điểm. Mặc khác, họ đang tích cực cải thiện hoặc xây dựng mạng lưới sản xuất trong nước.
Nếu năm 1996 trên địa bàn cả nước mới có 1 siêu thị ra đời là CitiMart, thì đến thời điểm hiện nay, chỉ tính riêng TPHCM đã có tới hơn 60 siêu thị và trung tâm thương mại. Các hình thức phân phối hiện đại như siêu thị hiện giờ không chỉ tập trung ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội mà đang lan rộng đến các tỉnh có tiềm năng. Maximart là một trong những “người tiên phong” khi mở rộng chuỗi siêu thị đến Nha Trang. Tiếp đến, năm 2003, hệ thống siêu thị Co.opMart khai trương siêu thị ở Quy Nhơn và Cần Thơ. Hiện nay, Co.opMart đang muốn củng cố vị trí của nhà phân phối hàng hóa số 1 tại Việt Nam bằng một chiến lược phát triển cả về chiều sâu và rộng bằng việc hình thành hệ thống các siêu thị. Năm 2010, dự kiến Co.opMart sẽ có 40 siêu thị trên cả nước, đồng thời liên kết siêu thị với các cơ sở sản xuất, kho dự trữ thành một hệ thống liên hoàn từ khai thác, vận chuyển, chế biến đến bán lẻ để gia tăng giá trị sản phẩm.
Thêm vào đó, quá trình tích tụ và tập trung sẽ diễn ra mạnh mẽ giữa các nhà phân phối trong nước tạo thành các chuỗi liên kết với các nhà sản xuất, các ngân hàng để tăng cường sức cạnh tranh (đại lý phân phối độc quyền cho thương hiệu Việt Nam, đặt các điểm giao dịch, máy ATM tại các siêu thị, chợ...). Một số nhà phân phối có tiềm lực sẽ mở rộng hoạt động phân phối hàng hóa ra nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân phối nước ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài.
Lực lượng người Việt Nam kinh doanh ở Nga và các nước Đông Âu cũng sẽ trở thành những mắt xích quan trọng trong hệ thống dây phân phối hàng “made in Viet Nam” nhưng mang thương hiệu quốc tế thay vì hàng Trung Quốc như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp, các hộ nông dân, ngư dân, các làng nghề truyền thống do không đủ khả năng xây dựng hệ thống phân phối riêng sẽ tìm cách vươn ra thị trường thế giới bằng hình thức giao dịch điện tử.
Hạn chế độc quyền trong lĩnh vực phân phối, lành mạnh hoá thị trường, đối phó tốt hơn khi tình hình kinh tế thế giới biến động
Các rào cản về việc gia nhập và rút khỏi hệ thống phân phối sẽ dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế (WTO, BTA, Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt-Nhật, ASEAN+) và các cải cách của chính phủ nhằm tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự thâm nhập ngày càng nhiều các Tập đoàn phân phối đa quốc gia trên thị trường Việt Nam, ngoài Big C, Metro Cash & Carry, Cora; nhiều khả năng sẽ có thêm Wal-mart của Mỹ, Carrefour của Pháp, các tập đoàn phân phối của Nhật, Trung Quốc, ... tạo nên một bức tranh đa dạng trong hệ thống phân phối trong nước. Hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước.
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Từ năm 1987, Việt Nam đã bắt đầu mở cửa nền kinh tế quốc dân và hội nhập vào thị trường khu vực và toàn cầu. Để hỗ trợ, Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi bốn lần theo hướng thúc đẩy và bảo đảm tốt hơn các quyền của nhà đầu tư và đến tháng 11/2005 thì Luật đầu tư nước ngoài đã được chuyển đổi thành Luật đầu tư bảo đảm sự bình đẳng cho tất cả nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bốn mươi mốt (41) hiệp đinh bảo hộ đầu tư và ba mươi tám (38) hiệp đinh tránh đánh thuế hai lần đã được ký kết với nhiều nước và lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã cho phép người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam dưới mọi hình thức, bao gồm cả hình thức 100% vốn nước ngoài trong tất cả các khu vực không bị Chính phủ cấm đoán. Tuy nhiên, cho đến nay, khu vực dịch vụ vẫn còn một số hạn chế. Đối với lĩnh vực phân phối, nước ta mới chỉ mở cửa cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ theo các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam và Nhật Bản theo hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, cùng với một số dự án mang tính thí điểm, thử nghiệm trong khuân khổ hợp tác song phương, đa phương dựa trên những nhu cầu thực tiễn của người sản xuất và tiêu dùng. Tuy đã trở thành thành viên của WTO, nhưng đến 01/01/2009, các tậo đoàn bán lẻ mới được đầu tư vào Việt Nam với 100% vốn FDI, còn hiện tại vẫn trong khuân khổ hợp tác với các đối tác là các doanh nghiệp Việt Nam với 49% vốn FDI. Chính sách hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ đã khiến cho lượng FDI vào lĩnh vực này cho đến nay vẫn còn khá khiêm tốn.
Quy mô vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
Dựa trên cơ sở xem xét hoàn cảnh trong nước, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, nước ta đã xem xét và cấp phép cho 28 dự án (tính đến tháng 3/2008) với tổng vốn đầu tư là 505.545.206 USD, bình quân 18.055.186 USD/ dự án. Dự án đầu tiên được cấp phép là vào ngày 31/8/1996 của Nhật Bản đầu tư vào phân phối hàng hóa nông sản tại huyện Lâm Đồng.
Đơn vị: USD
Bảng 6: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo thời gian nhận vốn đầu tư
Năm
Tổng VĐT
Số dự án
VĐT/dự án
1996
59.000.000
2
29.500.000
1997
65.975.000
1
65.975.000
1998
12.800.700
2
6.400.350
1999
35.000.000
2
17.500.000
2000
0
0
0
2001
121.200.000
3
40.400.000
2002
0
0
0
2003
300.000
1
300.000
2004
72.369.506
3
24.123.168,67
2005
0
0
0
2006
106.450.000
7
15.207.143
2007
13.900.000
4
3.475.000
3/2008
18.550.000
3
6.183.333,333
Tổng
505.545.206
28
18.055.186
Nguồn: Cục đầu nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư
Năm 2006 là năm nhiều dự án nhất đã được phê duyệt với tổng vốn đầu tư lên tới 106.450.000 USD, bình quân là 15.207.143 USD/dự án. Năm 2006 cũng là năm có nhiều tập đoàn bán lẻ nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới đầu tư vào Việt Nam như Lotte của Hàn Quốc, Mitsui của Nhật Bản. Tuy nhiên, năm có tổng vốn FDI lớn nhất vào lĩnh vực này lại là năm 2001 với 121.200.000 USD, bình quân 40.400.000 USD/dự án. Đó là do năm 2001 tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức đã được phê duyệt dự án với 8 trung tâm bán buôn các loại hàng hóa. Tổng vốn đầu tư vào 8 trung tâm này lên tới 120 triệu USD. Tuy là trung tâm bán buôn nhưng tại Việt Nam hoạt động của nó có phần thiên về xu hướng bán lẻ.
Như vậy trong hơn 12 năm có 28 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam, ngoài một vài dự án lớn mới đầu tư trong một vài năm gần đây, nhìn chung quy mô của các dự án còn khá nhỏ. Vì thế, so với tổng lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này thì vốn FDI còn rất khiêm tốn.
Biểu đồ 2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo các khu vực kinh tế giai đoạn 2002- 2005.
Nghìn Tỉ VNĐ
Nguồn: Niên giám thống kê
Năm 2002, khu vực có vốn FDI có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 10.9 nghìn tỉ VNĐ trong tổng số 280.9 nghìn tỉ vốn đầu tư của cả ba khu vực, chiếm 3.9% tổng mức của cả nước. Con số này cũng đã tăng lên theo từng năm và đến năm 2005 thì lượng FDI đã tăng lên gần gấp đôi so với năm 2002. Tuy nhiên xét trong tổng thể đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thì tỉ lệ vốn FDI tăng không đáng kể (từ 3.9% năm 2002 đến 4% năm 2005).
Biểu đồ 3: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
giai đoạn 2002-2005
Nguồn: Niên giám thống kê
Như vậy, xét về tỉ lệ vốn đầu tư của các khu vực vào lĩnh vực phân phố bán lẻ của Việt Nam hiện nay thì có thể thấy sự áp đảo của khu vực tư nhân. Số lượng của các doanh nghiệp phân phối trong nước cũng như các hộ kinh doanh cá thể trong nước so với số lượng các nhà phân phối của nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam có sự chênh lệch khá lớn. Các tập đoàn tham gia vào lĩnh vực này thì nếu như không kể tới các tập đoàn phân phối chuyên doanh như Zen Plaza về thời trang, Lotteria, KFC, BBQ Chicken về đồ ăn, Medicare về sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, sẽ chỉ có khoảng 3 - 4 tập đoàn phân phối bán lẻ hàng hoá tiêu dùng tổng hợp là Metro Cash & Carry của Đức, Bourbon của Pháp và Parkson của Malaysia, Diamond Plaza của Hàn Quốc đang trực tiếp cạnh tranh trên thị trường bán lẻ ở Việt Nam thông qua hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ quy mô lớn. Trong đó, tập đoàn Parkson và Diamond Plaza mặc dù có thực hiện bán lẻ tổng hợp nhiều mặt hàng nhưng cũng chủ yếu là các dòng sản phẩm thời trang, mỹ phẩm, quà tặng cao cấp. Trong khi đó, có tới hàng chục doanh nghiệp trong nước đã và đang tổ chức hoạt động kinh doanh phân phối của mình theo các hệ thống trung tâm thương mại, chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ kiểu này, và chưa kể đến khoảng 900 nghìn hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động ở khắp các vùng miền trong nước. Tuy nhiên, các tập đoàn này đang mở rộng thêm hệ thống của mình. Tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức với hệ thống 8 trung tâm bán buôn quy mô lớn đang hoạt động ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng. Tại Hà Nội, sau khi khi thành công với siêu thị Metro (Cổ Nhuế), Metro Hoàng Mai cũng đã đi vào hoạt động.
- Tập đoàn Bourbon của Pháp với hệ thống 7 đại siêu thị bán lẻ BigC đang hoạt động ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tập đoàn Parkson của Malaysia với 02 trung tâm mua sắm quy mô lớn đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Và cũng đã khánh thành thêm trung tâm tại Hà Nội vào tháng 4/2008 vừa qua.
- Tập đoàn Diamond Plaza của Hàn Quốc với 01 trung tâm mua sắm quy mô lớn đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- KFC tính đến tháng 2/2008 đã có 7 cửa hàng tại Hà Nội và 34 cửa hàng trên toàn quốc và dự định đến cuối năm 2008 sẽ khai trương 45 cửa hàng trên toàn quốc.
- Chuỗi bán hàng ăn nhanh Hàn Quốc, BBQ Chicken, từ cửa hàng đầu tiên vào năm 2007 đến nay đã có 3 cửa hàng tại Hà Nội và sẽ thêm 6 cửa hàng đến giữa năm 2008.
Khi Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường vào 1/2009 thì sẽ có rất nhiều tập đoàn bán lẻ tham gia đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam. Đặc biệt là ba tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh) đã xúc tiến tìm hiểu về Việt Nam và lên kế hoạch đầu tư vào đầu năm 2009.
Cơ cấu vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam
Xét theo đối tác đầu tư
Tính đến đầu tháng 3 năm 2008, đã có 14 nước có dự án đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam. Tuy lượng vốn của các nước còn nhỏ nhưng nó là đòn bẩy quan trọng trong việc phát triển cả hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam.
Đơn vị: USD
Bảng 7: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo đối tác đầu tư tính đến tháng 3/2008
TT
Tên nước
Số dự án
Tổng VĐT
Bình quân
1
Nhật Bản
3
37.800.700
12.600.233,33
2
Pháp
4
161.975.000
40.493.750
3
Đức
1
120.000.000
120.000.000
4
Hàn Quốc
4
51.550.000
12.887.500
5
Hồng Kông
4
26.200.000
6.550.000
6
Đan Mạch
2
1.100.000
550.000
7
Singapore
2
15.000.000
7.500.000
8
Hoa Kỳ
1
800.000
800.000
9
Lào
1
300.000
300.000
10
Đài Loan
1
4.994.506
4.994.506
11
Trung Quốc
2
1.625.000
812.500
12
Anh
1
67.000.000
67.000.000
13
Malaysia
1
200.000
200.000
14
Nga
1
17.000.000
17.000.000
Tổng
28
505.545.206
18.055.186
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư
Như vậy, đã có 3 nước đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam là Pháp, Hàn Quốc, Hồng Kông với (4 dự án mỗi nước). Trong 14 nước đó, Pháp và Đức là những nước có tổng vốn đầu tư lớn nhất với 161,975 triệu USD và 120 triệu USD. Sự có mặt của tập đoàn Bourbon của Pháp và Metro Cash & Carry của Đức đã đánh dấu những bước chuyển mình của thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm qua đồng thời góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy đầu tư, nâng cao chất lượng phục vụ và quản lý của các doanh nghiệp trong nước. Sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp FDI mang lại đã là một giải pháp lớn để phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ của nước ta.
Xét theo địa bàn đầu tư
Việc phân bố các dự án theo vùng lãnh thổ ảnh hưởng lớn đến trình độ phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia. Việc phân bố này sẽ tạo ra sự hài hòa giữa các vùng đồng thời quyết định đến tăng trưởng chung của cả nước. FDI vào phân phối bán lẻ lại là một nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn vì nó tác động đến cả một phong tục mua bán truyền thống, và có vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại trong nước. Vì vậy khi phê duyệt dự án, nhà nước đã phải cân nhắc một cách khá kỹ càng.
Đơn vị: USD
Bảng 8: FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam xét theo địa bàn đầu tư tính đến tháng 3/2008
TT
Địa phương
Số dự án
Tổng VĐT
Bình quân
1
Lâm Đồng
1
5.000.000
5.000.000
2
Lạng Sơn
2
5.375.000
2.687.500
3
Hải Phòng
2
21.000.000
10.500.000
4
Thái Bình
1
4.994.506
4.994.506
5
TP Hồ Chí Minh
9
282.425.000
31.380.560
6
Nghệ An
1
300.000
300.000
7
Thừa Thiên Huế
1
800.000
800.000
8
Hà Nội
7
101.000.700
14.485.810
9
Bình Thuận
1
17.000.000
17.000.000
10
Đồng Nai
1
54.000.000
54.000.000
11
Đà Nẵng
1
12.000.000
12.000.000
12
Cao Bằng
1
1.250.000
1.250.000
Tổng
28
505.545.206
18.0._.các chính sách về thương mại, về đầu tư, về sở hữu trí tuệ…. Điều đó cũng đáp ứng nguyên tắc công khai, minh bạch theo yêu cầu của WTO.
Nhà nước cần có các biện pháp xây dựng và quy hoạch tổng thể về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ
Để thu hút được vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ, bên cạnh việc hoàn thiện và tăng tính hấp dẫn của các văn bản thì việc sớm công bố quy hoạch trở nên cấp bách. Quy hoạch này cần cố gắng đảm bảo độ chuẩn xác cao với tình hình mất cân đối trong việc thu hút vốn đầu tư giữa các vùng, mất cân đối giữa các hình thức đầu tư.
Trong thực tế, thu hút vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ một cách cân bằng giữa các vùng là mong muốn của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện được thì lại rất khó. Các dự án lớn của các tập đoàn bán lẻ đều chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn do họ đều đặt các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu lên hàng đầu. Do đó nhà nước cần có những chính sách ưu đãi tưng xứng để thu hút nguồn vốn FDI về vùng nông thôn nhằm phát triển cân bằng giữa các vùng và góp phần đô thị hóa nông thôn.
Nhà nước cần có các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư
Để tạo sự hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư, việc hoàn thiện môi trường đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng. Giải pháp này cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
Một là, thủ tục xét duyệt và cấp giấy phép cho các dự án FDI
Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư và quyết định tiến độ thực hiện dự án. Thủ tục rườm rà, sách nhiễu sẽ làm giảm độ hấp dẫn đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, gây trở ngại đến việc thu hút đầu tư. Thêm vào đó, Việt Nam sắp tới thời điểm thực sự mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ thì thủ tục xét duyệt và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án FDI lại càng cần phải hoàn thiện. Thêm vào đó, Chính phủ cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những quy định, nguyên tắc về đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét các đề nghị mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng các cam kết trong WTO bảo đảm được lợi ích chung của xã hội.
Hai là, nâng cao chất lượng mặt bằng đồng thời với việc củng cố hạ tầng vật chất kỹ thuật
Đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ thì mặt bằng là một trong những yếu tố quyết định đối với doanh số bán hàng. Vì vậy chính phủ cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp. Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà những mặt bằng đẹp đang được tăng cường tận dụng thì chính phủ nên quy hoạch thống nhất những vị trí có thể đầu tư xây dựng những trung tâm thương mại đảm bảo sự tiện lợi cho việc kinh doanh của các tập đoàn nước ngoài, sự hài lòng của người tiêu dùng Việt Nam đồng thời tạo nên tổng thể hài hòa và phát triển của thành phố. Đối với những tỉnh thành chưa phát triển thì nhà nước tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận được với các mặt bằng đẹp, thuận tiện. Đặc biệt các cơ quan nhà nước tại các tỉnh thành đó cũng cần xem xét hợp lý những dự án xin đầu tư vào địa phương mình để chọn lựa mặt bằng đầu tư phù hợp với hoạt động sau này của dự án. Các tỉnh thành này cần tập trung cho công tác quy hoạch và chính sách phát triển, xử lí và cung cấp thông tin, các hoạt động xúc tiến thương mại, kiểm tra, kiểm soát thị trường
Bên cạnh đó, đối với hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài thì chủ đầu tư luôn muốn đầu tư vào những nơi có môi trường đầu tư thuận lợi mà trước hết là những nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. Lĩnh vực phân phối bán lẻ phụ thuộc khá lớn vào những cơ sở hạ tầng đó vì nó liên quan đến sản xuất, vận chuyển, kho chứa, bến bãi….Do vậy nhà nước cần chú trọng phát triển hệ thống đường bộ, đường biển, đường hàng không, hệ thống thông tin liên lạc…
Trên thực tế, có thể liên kết, hoán đổi mặt bằng để đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại. Hiện có nhiều Tổng công ty nhà nước quản lý một số lượng lớn mặt bằng, nhưng chủ yếu là cho thuê, vì vậy có thể liên kết với các thương nhân kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại để đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại.
Điều này có thể học tập tại Trung Quốc, họ đã hình thành một quỹ gọi là Quỹ phát triển hạ tầng thương mại nội địa. Ban đầu là của Nhà nước, sau đó sẽ có một số doanh nghiệp cùng góp vốn, đầu tư để hình thành và phát triển quỹ này. Chính việc tham gia quỹ này của các doanh nghiệp sẽ kích thích việc đầu tư và mở rộng. Các doanh nghiệp sản xuất cũng tham gia vào quỹ này (tất nhiên sẽ có những cam kết cụ thể). Việc tham gia của những doanh nghiệp sản xuất vào quỹ này sẽ biến nó thành chất kết dính giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sẽ được gắn bó hơn. Ngay bản thân các nhà sản xuất sẽ không phải mất thêm chi phí để xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của mình.
Ba là, đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thị trường bán lẻ là lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm và hấp dẫn. Nhạy cảm vì dễ bị tổn thương và hấp dẫn vì có lãi lớn. Vì vậy, Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay vẫn mong muốn được nhà nước bảo hộ, hạn chế sự mở rộng và đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời có những chính sách đãi ngộ ưu tiên hơn những doanh nghiệp FDI. Có những doanh nghiệp còn hi vọng nhà nước quy định tỉ lệ thị trường nhiều hơn cho các DN trong nước mức lý tưởng là 70/30 còn không là 60/40 hay là việc cần tạo ra hàng rào kỹ thuật để các doanh nghiệp trong nước phát triển như: chúng ta đã cam kết phía nước ngoài được lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài nhưng ta quy định mỗi tập đoàn chỉ được mở một siêu thị thay vì nhiều siêu thị
Điều này chưa chắc đã là một giải pháp tốt để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước mà còn tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường đầu tư nước ta và có thể tạo ra những cản trở trong việc thu hút nguồn vốn FDI làm cho môi trường đầu tư của nước ta kém phần hấp dẫn. Do đó chính phủ cần hạn chế bảo hộ để tạo sức ép cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp lành mạnh, chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả bằng cách phá sản, bán lại, cổ phần hóa. Việc bảo hộ lĩnh vực phân phối bán lẻ một mặt là cần thiết nhưng mặt khác lại làm cho nhiều ngành khác thậm chí cả nền kinh tế bị ảnh hưởng. Phải nhìn nhận rõ tính hai mặt của bảo hộ, không nên lạm dụng bảo hộ mà gây nên tâm lý ỷ lại, trì trệ, chậm đổi mới tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của kinh tế trong nước.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng cần các cơ quan nhà nước của các tỉnh thành đối xử một cách công bằng, tránh tình trạng thích cấp đất cho các doanh nghiệp FDI hơn là các doanh nghiệp trong nước, đồng thời với việc thực hiện quy hoạch, đấu thầu một cách công khai giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bốn là, điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện môi trường luật pháp
Môi trường chính sách cho dịch vụ ở Việt Nam là một hệ thống khá phức tạp với nhiều loại luật, quy định và các văn bản dưới luật do các Bộ, cơ quan và các chính quyền địa phương ban hành. Kết quả là thiếu minh bạch và điều khá phổ biến là các văn bản này thường mâu thuẫn với nhau. Ngay cả người Việt cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với các văn bản này do đó việc tiếp cận và hiểu được các văn bản đó đối với các công ty nước ngoài còn khó khăn hơn nhiều. Trên thực tế, các công ty nước ngoài thường được thông báo về những thay đổi trong các quy định cấp phép và hoạt động chỉ sau khi họ đã chuẩn bị tài liệu theo những quy định trước đó. Thêm vào đó là sự phân chia trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý là tính thiếu nhất quán của môi trường pháp luật. Tại Việt Nam, mỗi Bộ đóng vai trò nhất định đối với khu vực dịch vụ, hoặc là giám sát trực tiếp một ngành dịch vụ, hoặc là xây dựng chiến lược, chính sách,…Đơn cử như đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ, trong khi Vụ chính sách thị trường trong nước – Bộ công thương quản lý thị trường bán lẻ thì Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư có quyền về cấp phép cho các dự án đầu tư mới. Sự phân chia trách nhiệm không rõ ràng giữa các bộ và cơ quan dễ dẫn đến tình trạng trong đó mỗi một cơ quan theo đuổi những lợi ích của riêng mình mà ít chú ý đến sự phát triển tổng thể của nền kinh tế.
Năm là, góp phần tăng cường và định hướng tiêu dùng đồng thời phát triển du lịch thu hút tiêu dùng từ những khách nước ngoài
Đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ, tiêu dùng là nhân tố quyết định đến tính hấp dẫn của thị trường. Nước ta mặc dù năm 2007 xếp thứ 4 về mức độ hấp dẫn nhất của thị trường bán lẻ theo AT Kearney nhưng hiện tại kênh phân phối hiện đại chưa thu hút được nhiều khách hàng do thị phần bán lẻ qua các hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi chỉ chiếm khoảng 10% như đã phân tích ở trên. Nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì chính phủ Việt Nam cũng cần định hướng tiêu dùng, hướng người tiêu dùng sử dụng những hệ thống phân phối hiện đại, dần bỏ thói quen ghé xe vào những chợ hoặc cửa hàng ven đường mua bán. Tổ chức sắp xếp lại hệ thống chợ truyền thống đi liền với việc quy hoạch phát triển các khu trung tâm thương mại, siêu thị một cách hợp lý cần được coi là một công cụ can thiệp chủ yếu của Nhà nước để tạo nên sự dịch chuyển một cách hiệu quả cho thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam.
Bên cạnh việc hướng người tiêu dùng Việt Nam mua sắm tại những hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại, để gia tăng tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn thì gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại chỗ là một giải pháp tốt. Tăng lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam và tăng mức chi tiêu của những du khách này ở các siêu thị, trung tâm thương mại sẽ đảm bảo mức gia tăng doanh thu bán lẻ trên địa bàn. Chính việc tăng cường thu hút du lịch cũng là một biện pháp để phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ. Nhà nước cũng có thể ưu tiên, khuyến khích đối với các dự án đầu tư vào những nơi có cơ sở du lịch nổi tiếng ở nước ta.
Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tiếp cận với nguồn vốn
Một trong những khó khăn lớn nhất của các nhà sản xuất là việc tiếp cận nguồn vốn. Doanh nghiệp nước ta thường là thiếu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư vào máy móc tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý cũng như trình độ của các công nhân sản xuất vì thế nên không ít các cơ sở kinh doanh không thể đáp ứng được yêu cầu của các tập đoàn phân phối nước ngoài. Hỗ trợ các doanh nghiệp này được tiếp xúc với nguồn vốn sẽ giúp nâng cao sản xuất tránh những trường hợp đáng tiếc xẩy ra mà nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư sản xuất.
Hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực phân phối bán lẻ
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ nhà nước cũng cần hỗ trợ để các doanh nghiệp này nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, tránh việc phá sản hàng loạt. Khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước được củng cố thì việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này sẽ không còn bị phản đối một cách gay gắt nữa. Hỗ trợ các doanh nghiệp này, nhà nước có thể áp dụng những biện pháp như sau:
Thứ nhất, công bố và phân tích thông tin về mở cửa thị trường, tự do thương mại
Để tạo sự chủ động để tận dụng những cơ hội và đặc biệt là để vượt qua những thách thức cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ phân phối của Việt Nam trong tiến trình mở cửa thị trường theo các cam kết trong khuôn khổ WTO, Chính phủ Việt Nam cần đóng vai trò chủ đạo và tích cực trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của các đối tượng có liên quan trong lĩnh vực phân phối, trong đó tập trung đặc biệt vào khu vực các doanh nghiệp phân phối và các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ ở trong nước.
Trước hết, những thông tin cụ thể về cam kết của Việt Nam đối với lĩnh vực phân phối cần được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi để bảo đảm mọi đối tượng có liên quan đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Ở đây rất cần lưu ý việc sử dụng các kênh cung cấp thông tin khác nhau một cách đa dạng và linh hoạt để tiếp cận tới những đối tượng khác nhau cho phù hợp. Bên cạnh đó, việc phổ biến thông tin không nên chỉ dừng lại ở việc đăng tải "nguyên văn" những cam kết trong các văn kiện gia nhập của Việt Nam mà cần có sự nghiên cứu, giải thích một cách cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với trình độ tiếp thu của các đối tượng có liên quan trước khi đưa ra phổ biến rộng rãi. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng bảo đảm tính hiệu quả và thiết thực của công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp... thực hiện những nghiên cứu đánh giá tác động, những cơ hội, thách thức có thể đem lại cho các nhà phân phối trong nước khi mở cửa thị trường, thực thi các cam kết trong khuôn khổ WTO về lĩnh vực này để cung cấp cho các nhà phân phối trong nước những thông tin hữu ích trong việc chủ động thích ứng với những thông tin hữu ích trong việc chủ động thích ứng với những thay đổi có thể diễn ra.
Thứ hai, hoàn thiện các chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp
Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ta không tránh khỏi những bỡ ngỡ trước những thay đổi của môi trường kinh doanh mới. Các chính sách định hướng, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp của Chính Phủ sẽ một phần nào nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có những chính sách thực sự cần thiết trong gia đoạn hiện nay như:
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức, quy chế hoạt động của các hiệp hội theo nguyên tắc tự nguyện để thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội, tạo mối liên doanh, liên kết, hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại trong nước, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu…; đồng thời thông qua hiệp hội để kiến nghị và tham gia vào quá trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ hoặc khuyến khích phù hợp để tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể tham gia vào các chuỗi cửa hàng phân phối uy tín trong nước theo kiểu làm đại lý hoặc kiểu nhượng quyền kinh doanh. Nhà nước có thể đứng ra bảo lãnh cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ để được tham gia vào các mối liên kết với các nhà phân phối lớn, mang tính chuyên nghiệp cao, đặc biệt là các nhà phân phối trong nước để từng bước chuyển đổi hoạt động kinh doanh của các hộ cá thể này theo hướng ổn định lâu dài. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần nghiên cứu, xây dựng các chương trình tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể vay vốn chuyển đổi ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác.
- Xây dựng những chính sách quy hoạch một cách công khai các vị trí bán lẻ để các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đấu thầu lành mạnh, tránh các trường hợp mập mờ không công khai đồng thời cũng thực hiện đúng theo quy hoạch tránh thay đổi đột ngột làm cho các doanh nghiệp không chuẩn bị kịp thời.
Thứ ba, hỗ trợ nâng cao kiến thức về lĩnh vực phân phối bán lẻ
Do thời gian trước đây nước ta chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực phân phối bán lẻ cho nên hiện nay các doanh nghiệp nói chung chưa có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và những hộ kinh doanh. Nhà nước nên bố trí ngân sách tập trung theo chương trình để nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình về lĩnh vực phân phối cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề để đào tạo các cán bộ quản lý, các nhân viên có kỹ năng hiện đại cho các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng. Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới trong lĩnh vực phân phối. Triển khai các chương trình đào tạo cho các chủ hộ kinh doanh cá thể về lý thuyết và những kỹ năng cơ bản nhất trong kinh doanh bán lẻ hiện đại để có thể tiếp tục cạnh tranh và phát triển trong phân đoạn thị trường của mình. Trên thực tế, ở nước ta cũng đã tổ chức được những khóa đào tạo như vậy và đạt được những thành công nhất định.Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khoá đào tào về bán lẻ đầu tiên cho 88 học viên đa phần là các tiểu thương, chủ cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Cần Thơ. Tại đây, nhiều học viên cho rằng họ đã bất ngờ "khi nhận ra những điều dễ bỏ qua lại là điều cần nhớ nhất vì đó là nếp văn hoá hết sức cần thiết cho người bán hàng. Những bài học tâm lý trong cách phục vụ khách hàng, những phương cách ứng phó khi đứng trước các tình huống bất lợi... được giảng dạy một cách bài bản trong khoá học này."
Giải pháp về phía doanh nghiệp
Đồng thời với việc thu tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong nước là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ còn yếu kém về nhiều mặt đã tỏ ra chưa thực sự vững vàng và chưa sẵn sàng đương đầu với các thách thức của môi trường cạnh tranh quốc tế. Điều này một phần do cách thức tổ chức của doanh nghiệp còn nhiều bất cập, mang tính tự phát cao, cở sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp còn yếu kém, đội ngũ lao động chưa qua đào tạo... Chính vì vậy, khi tiếp cận môi trường kinh tế phát triển mang tính cạnh tranh cao, có hệ thống những quy định thương mại chặt chẽ thường các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn và lúng túng. Do vậy, bản thân các doanh nghiệp này phải đổi mới khẩu tổ chức quản lý, áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến nhằm điều chỉnh lại hình thức tổ chức kinh doanh, bảo đảm tận dụng hết tiềm năng của người lao động, phối hợp một cách đồng bộ các nguồn lực trong nội bộ công ty, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Doanh nghiệp cần chủ động huy động vốn từ mọi hình thức
Vốn luôn là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động vốn luôn là một yếu tố quan trọng, nguồn vốn càng đa dạng bao nhiêu thì càng san sẻ bớt rủi ro trong quá trình sử dụng vốn.
Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có nhiều doanh nghiệp, tập đoàn có vốn lớn gấp hàng chục, thậm chí là hàng trăm, hàng nghìn lần so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ của ta. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển trong một môi trường kinh doanh mà áp lực cạnh tranh và sự biến động kinh tế là rất lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế cần có sự chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là nguồn vốn. Vì thế doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn vốn để thực hiện đầu tư phát triển. Nguồn vốn có thể là từ vốn tự có của các doanh nghiệp, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế khác thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu, thậm chí có thể huy động vốn từ các nhân viên của doanh nghiệp.
Tận dụng tối đa hiểu biết về thị trường trong nước
Cho dù các tập đoàn bán lẻ có tập trung đầu tư nghiên cứu thị trường thì cũng không thể hiểu hết về thị trường Việt Nam bằng các doanh nghiệp Việt Nam. Tại nước ta đã có những trường hợp của các mô hình cửa hàng tiện lợi như Masan, Daily vốn rất phổ biến trên thế giới nhưng không thích hợp với thị trường Việt Nam nên nhanh chóng bị đào thải ra khỏi thị trường. Sự hiểu biết về thị trường là một thế mạnh rất lớn của các doanh nghiệp trong nước. Nếu như biết tận dụng tốt thế mạnh này thì các doanh nghiệp trong nước có thể vững vàng cạnh tranh cùng các tập đoàn nước ngoài. Điều này đã được chứng minh rất rõ bởi sự thành công của các nhà bán lẻ Hàn Quốc. Và cũng không phải nói ở đâu xa, nước ta hiện nay nếu so sánh tương quan trên thị trường bán lẻ nội địa hiện nay bằng chỉ tiêu doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn đang tỏ ra chủ động và vượt trội trong việc nắm bắt phần lớn các kênh phân phối trên thị trường nội địa. Thành công này phần lớn là nhờ vào cách ứng xử của người tiêu dùng, quyết định bởi thu nhập họ có được, tập quán mua bán truyền thống, kinh nghiệm và sở thích. Trong thời gian tới, để cạnh tranh và giữ được vị thế của mình, ngoài việc khai thác triệt để ưu thế về độ quen thuộc, thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân; để bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thị hiếu tiêu dùng của người dân, vốn rất nhanh nhạy với giá cả, chất lượng dịch vụ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cần nhanh chóng đổi mới theo phương pháp quản lý kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp
Đổi mới khâu tổ chức và quản lý
Thứ nhất, áp dụng công nghệ hiện đại. Nhằm nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phân phối nói riêng, áp dụng công nghệ hiện đại là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cái lợi đầu tiên trong việc đưa công nghệ hiện đại vào quản lý là con người bởi nó làm thay đổi tư duy làm việc của mọi vị trí trong mỗi doanh nghiệp, ứng dụng một hệ thống quản lý hiện đại, ban lãnh đạo doanh nghiệp có được thông tin nhanh chóng và chính xác. Các cấp quản lý có thể tối ưu hóa năng suất tại mỗi công đoạn, hợp lý hóa công việc, giảm chi phí...
Thứ hai, ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa cần coi thương mại điện tử là xu thế khách quan, một giải pháp hữu hiệu nhất nhằm rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian, mở rộng hợp tác, quản lý điều hành kinh doanh nhanh chóng kịp thời với mức chi phí hợp lý nhất. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình chiến lược và kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử phù hợp với hoàn cảnh của từng doanh nghiệp, xây dựng cho mình các website riêng và tăng cường đầu tư cho ứng dụng thương mại điện tử. Việc tham gia vào đúng lúc, đúng thời điểm với sự chuẩn bị đầy đủ sẽ mang lại những đột phá mang tính bước ngoặt cho công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa, đồng thời là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị nội địa đang ngày càng khiến nhiều khách hàng chán nản. Những vụ thanh tra gần đây cho thấy nhiều vi phạm trong hệ thống này như bán hàng quá hạn, hàng chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, hàng không rõ nguồn gốc…Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng và quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO để thực sự mang lại hiệu quả trong quản lý điều hành, xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp không những ở trong nước mà cả trên thế giới. Đối với mặt hàng nông sản, thực phẩm các doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp như kiểm tra thực tế khả năng nuôi trồng của nhà cung cấp, kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp, kiểm tra giấy xét nghiệm định kỳ đối với sản phẩm và lựa chọn những nhà cung cấp chuyên nghiệp, nghiêm túc đảm bảo giúp siêu thị khẳng định uy tín với khách hàng.
Nâng cao chất lượng lao động
Nguồn nhân lực được coi là vấn đề sống còn của mỗi một doanh nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng hóa không nằm ngoại lệ. Vốn quý nhất của doanh nghiệp chính là vốn nhân sự, một đội ngũ lao động được đào tạo gắn kết cùng đồng lòng chia sẻ thuận lợi và vượt qua những thử thách gay go của quá trình kinh doanh là điều hết sức quan trọng. Ngành dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa thu hút một lượng lao động lớn, tuy nhiên do đặc thù của ngành nên lao động đến với ngành này phần lớn chưa qua đào tạo, trong khi nguồn cung lao động của ngành dịch vụ phân phối rất dồi dào, thực hiện hoạt động kinh doanh một cách nhỏ lẻ... điều này gây cho ngành dịch vụ phân phối hàng hóa một áp lực cạnh tranh rất lớn sẽ được tạo ra từ phía các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường này khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ thực hiện các cam kết của WTO. Có thể nói việc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối sẽ không chỉ tạo ra những tác động về mặt kinh tế mà còn tạo ra không ít tác động về mặt xã hội ở Việt Nam . Chính vì vậy, việc nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa. Đặc biệt đối với phân phối bán lẻ, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa về đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên như khả năng giao tiếp giữa người với người, đánh giá nhu cầu, kỹ năng thương lượng, các kỹ năng giải quyết vấn đề. Chính những kỹ năng đó sẽ tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mở rộng thị trường tới khu vực nông thôn
Thị trường nông thôn đang trở thành một thị trường tiềm năng với khoảng 60 triệu dân và thu nhập ở nông thôn cũng ngày một tăng dần, chuyển đổi cơ cấu hiệu quả sẽ bùng phát sức mua tại các khu vực này. Thị trường phân phối bán lẻ ở nông thôn sẽ trở nên sôi động trước hết là ở các nơi có tốc độ đô thị hóa cao. Chỉ cần mỗi ngày một người dân nông thôn tăng mua 1.000 đồng hàng hóa thì tổng mức bán lẻ ở khu vực này tăng thêm 60- 70 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khi mở rộng thị trường tới vùng nông thôn, các doanh nghiệp nước ta không những tránh được các sức ép cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp FDI mang đến mà còn được hưởng lợi rất lớn từ sự ưu tiên về vị trí, về mặt bằng cũng như sự ưu tiên trong các chính sách phát triển của nhà nước.
KẾT LUẬN
Mặc dù nước ta chưa thực sự mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ nhưng kể từ 1996 đến nay đã có một số doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực phân phối và bán lẻ ở Việt Nam. Tuy số lượng nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ hàng hóa chưa nhiều và thời gian đầu tư vào nước ta chưa đủ dài để đánh giá đầy đủ những tác động mà nó mang lại nhưng cũng có thể thấy rằng nguồn vốn FDI này đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế và xã hội của Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó khóa luận đã xác định việc cần thiết phải mở cửa thu hút FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ.
Khóa luận đã phân tích tổng quan về lĩnh vực phân phối bán lẻ ở nước ta và chỉ ra những đóng góp của lĩnh vực này vào sự phát triển chung của đất nước; Khóa luận cũng đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phân phối bán lẻ, chứng minh sự cần thiết phải thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này và chỉ ra những tác động tới kinh tế và xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, khóa luận chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ và kiến nghị những biện pháp nhằm tận dụng tốt nhất dòng vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ trong thời gian sắp tới để phát triển toàn diện hơn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam cũng như trong việc tiếp cận với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Xét cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế, thì nền kinh tế Việt Nam đã và đang phát triển đúng hướng và những tác động tích cực của mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ là hoàn toàn có thể nhận thấy được. Nếu như trước khi có các doanh nghiệp FDI đầu tư, lĩnh vực phân phối nước ta hoàn toàn mang tính chất tự phát, truyền thống thì trong những năm qua, lĩnh vực này đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tiên tiến và hiện đại hơn. Nhưng, khi lĩnh vực này được mở cửa một cách sâu rộng mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng tốt nhất nguồn vốn FDI thì nguy cơ các doanh nghiệp nước ngoài thao túng thị trường nước ta là hoàn toàn có thể xẩy ra. Sau một thời gian nhất định nữa, những mặt tích cực và tiêu cực mà dòng vốn này mang lại sẽ xuất hiện rõ nét hơn. Nếu chúng ta có thể hoàn thiện các cơ chế chính sách, phát triển bền vững thị trường trong nước thì việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực phân phối bán lẻ sẽ hỗ trợ không nhỏ tới công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Bộ kế hoạch và đầu tư (3/2008), Danh mục đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phân phối bán lẻ 1996- 3/2008.
Bộ Thương mại (2006) Đề án phát triển thương mại trong nước 2006-2010, định hướng đến 2020, Hà Nội,
Bộ Thương mại (2006) Dự án quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến 2020, Hà Nội.
Bộ Thương mại và GTZ (2005) dự đoán về môi trường pháp lý cho dịch vụ phân phối ở Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên Hợp quốc (2005), Phát triển các thành phần dịch vụ, chìa khóa cho Việt Nam tăng trưởng bền vững. UNDP, Hà Nội.
GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB Lí luận chính trị.
PGS. TS. Nguyễn Văn Thường, Trương Đình Chiến (1999), Quản trị hệ thống phân phối sản phẩm, NXB Thống kê.
Ủy ban quốc gia và hợp tác kinh tế quốc tế (2006) Tài liệu về Việt Nam gia nhập WTO, Hà Nội.
WTO: “Bảng phân ngành dịch vụ” (1991) WTO, Geneva, (MTN.GNS/W/120).
Viện Nghiên cứu Thương mại (2005), Đề tài tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến hoạt động thương mại Việt Nam. Hà Nội.
Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Athukorala, Prema-chandra, (2006) Trade Policy Reforms and the Structure of Protection in Vietnam. World Economy.
Auffret, Philippe (2003) Trade Reform in Vietnam: Opportunities with Emerging Challenges. World Bank Policy Research Working Paper 3076. World Bank, Washington, D.C.
CBRE Vietnam (2008), Market trends & local opportunities for retailers and developers.
MPI (Ministry of Planning and Investment) and UNDP (United Nations Development Programme), (2005), Services Sector Development: A Key to Viet Nam's Sustainable Growth. UNDP, Hanoi.
Julian Arkell and Michael D C Johnson. SIA of WTO negotiations (2005) Final report for the Distribution services Study. Institute for Developmenet Policy and Management, University of Manchester, UK.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7324.doc