Thực trạng đầu tư phát triển ở Điện lực Nghệ An những năm gần đây

Tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển ở Điện lực Nghệ An những năm gần đây: ... Ebook Thực trạng đầu tư phát triển ở Điện lực Nghệ An những năm gần đây

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển ở Điện lực Nghệ An những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Điện lực Nghệ An là đơn vị thành viên của công ty điện lực 1, được thành lập từ năm 1984. Từ khi thành lập đến nay, điện lực đã phát huy được vai trò hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn tỉnh Nghệ An, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà, đáp ứng được cơ bản nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho sinh hoạt tiêu dùng của nhân dân, tuy nhiên nếu đánh giá một cách toàn diện thì hiệu quả kinh doanh của Điện lực còn thấp, lợi nhuận chưa cao, tỷ suất lợi nhuận trên với đầu tư cũng không cao. Hiện nay và xu thế tương lai, yêu cầu phát triển ngành điện để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và ở Nghệ An nói riêng, xu thế hội nhập đã đặt ra cho ngành điện những cơ hội và những thách thức mới nhằm đưa ngành điện phát triển mạnh mẽ. Những thách thức cơ bản là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nguy cơ thiếu vốn đàu tư phát triển của các công trình điện, nguy cơ xuất hiện nhiều đối thủ tiềm năng được hình thành, nhu cầu sử dụng điện của xã hội ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Về cơ hội đây là điều kiện để ngành điện cải tổ, đổi mới, hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện và hiệu quả trong đầu tư phát triển của Điện Lực là điều kiện quan trọng nhất nhằm đảm bảo cho sự phát triển của ngành điện nói chung và Điện lực Nghệ An nói riêng trong môi trường cạnh tranh, hội nhập. Vì vậy, việc chọn đề tài đầu tư phát triển ở Điện lực Nghệ An hiện nay, thực trạng và giải pháp để nghiên cứu và ứng dụng nhằm tạo điều kiện cũng như cơ sở lý luận để phát triển ngành Điện tại Nghệ An. Bố cục của đề án gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển ở Điện lực Nghệ An những năm gần đây Chương 3: Các giải pháp cho đầu tư phát triển ở Điện Lực Nghệ An Đề tài của em khá phức tạp, cần có kiến thức tổng hợp và sự hiểu biết về nhiều ngành nghề, lĩnh vực đặc thù. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Hồng Minh, các cô, chú tại văn phòng Hành chính- Tài vụ Sở Điện lực Nghệ An đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành bài viết này. Mặc dù có nhiều cố gắng song trình độ và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy giáo, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1.1 Khái niêm, đặc điểm, phân loại đầu tư 1.1.1 Khái niệm đầu tư : Trên góc độ tài chính : Đầu tư là một chuỗi các hoạt độngchi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời. Trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là sự hi sinh mức tiêu dùng hiện tại để thu về một mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. Trên góc độ kinh tế: Đầu tư làm tăng vốn cố định tham gia vào các hoạt động của các doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh nối tiếp. Đó là quá trình làm tăng tài sản cố định cho sản xuất và kinh doanh. Quan điểm kinh tế xem xét đầu tư dưới dạng kết quả. Trên góc độ sản xuất: Đầu tư là việc sử dụng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai. Một cách tổng quát: Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. 1.1.2 Đặc điểm đầu tư Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt đựợc các kết quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực phải hi sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Những kết quả đạt được không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng, trình độ nghề nghiệp và chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ ( để có thu nhập cao, địa vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung nguồn lực có kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao dần trình độ công nghệ và kỹ thuật cho nền sản xuất quốc gia. Phân loại hoạt động đầu tư. Theo mối quan hệ của chủ đầu tư với đối tượng đầu tư thì chia thành Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp - Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người đầu tư bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình vận hành các kết quả đầu tư. - Đầu tư gián tiếp : là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người bỏ vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển. Căn cứ vào nước nhận và sử dụng vốn thì chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: - Đầu tư trong nước: các hoạt động đầu tư được tài trợ từ nguồn vốn tích lũy của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư - Đầu tư nước ngoài: hoạt động đầu tư được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài. Căn cứ theo cấp quản lý chia thành Đầu tư theo các dự án và Đầu tư không theo các dự án.Trong đâù tư theo các dự án thì gồm các dự án nhóm A- nhóm B- nhóm C. Căn cứ vào bản chất của đầu tư thì chia thành Đầu tư tài chính và Đầu tư phát triển : - Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiền tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ) hoặc lãi suất tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty phát hành, loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế ( nếu không xét đến quan hệ quốc tế trên lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân đầu tư. Vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng ( rút tiết kiệm,chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác) , điêù đó khuyến khích người có tiền bỏ tiền ra đầu tư. Loai đầu tư này có tác dụng thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn, tạo kênh huy động vốn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Loại đầu tư này mang hình thức vận động là : T – T’ (T’ > T). - Đầu tư phát triển : là loại đầu tư đem lại không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng thụ, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà của cả nền kinh tế. Ngoài ra còn phải kể đến Đầu tư thương mại . Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu về lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và giá khi bán.Giống đầu tài chính, đầu tư thương mại cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế ( nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa giữa người bán và người đầu tư với khách hàng của họ. Đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối các sản phẩm do kết quả đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích lũy vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất cho xã hội nói chung. Loại đầu tư này mang hình thức vận động là : T- H- T’ ( T’> T). Đầu tư thương mại và đầu tư tài chính là hai loại của đầu tư dịch chuyển. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. 1.3.1 Khái niệm và phân loại đầu tư phát triển. 1.3.1.2 Khái niệm đầu tư phát triển - Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt đông nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất ( nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. - Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đẩu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đâù tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên. Như vậy khi xem xét lưạ chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiêu quả hoat động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia. Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Kết quả cuả đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất ( nhà xưởng, thiết bị …), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật …) và tài sản vô hình ( những phát minh sáng chế, bản quyền…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu qủa của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. - Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lơi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm làm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực… - Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại vấn đề “ độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian đầu tư với thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư ở hiện tại nhưng các kết quả của đầu tư lại thu được ở tương lai. Đặc điểm này của đầu tư cần được quán triệt khi đánh giá kết quả, chi phí hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển. 1.3.1.2 Phân loại đầu tư phát triển. _ Theo bản chất của đối tượng đầu tư: bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất như đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị… Và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất như tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…Trong đó, đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều kiện tất yếu để đảm bảo cho đầu tư các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế- xã hội cao. _ Theo phân cấp quản lý: Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C. _ Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư chia thành đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành. Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định. Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, duy trì sự hoạt động của các cơ sở vật chất- kỹ thuật không thuộc các doanh nghiệp. Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. _ Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội. Có thể phân loại đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, vốn vận động nhanh, độ mạo hiểm thấp do thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dự đoán và dễ đạt độ chính xác cao. Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn, vốn đầu tư lớn, thu hòi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao. Loại đầu tư sản xuất này phải được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, xem xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi vốn đủ và có lãi khi hoạt động đầu tư kết thúc _ Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư: có thể chia thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. Đầu tư dài hạn là việc đầu tư xây dựng các công trình đòi hỏi thời gian đầu tư dài, khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Đó là các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng… Đầu tư dài hạn thường chứa đựng các yếu tố khó lường, rủi ro lớn do đó cần có những dự báo dài hạn. khoa học. Đầu tư ngắn hạn là loại đầu tư tiến hành trong thời gian ngắn, thường do những chủ đầu tư ít vốn thực hiện, đầu tư vào những hoạt động nhanh chóng thu hồi vốn tuy nhiên rủi ro đối với hình thức đầu tư này cũng rất lớn. Trên phạm vi nền kinh tế hai loại đầu tư này luôn hòa quyện, hỗ trợ nhau, nhằm đảm bảo tính bền vững, vì mục tiêu phát triển của công cuộc đầu tư. _ Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: Gồm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp là loại đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư. Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển. Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới ( cả về lượng và chất). Đây là loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để tăng thêm việc làm cho người lao động, là tiền đề để thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch. Đầu tư trực tiếp được thực hiện hiện bởi người trong nước và cả người nước ngoài, được thực hiện ở nước sở tại và cả ở nước ngoài. Do vây, việc cân đối giữa hai luồng vốn đầu tư ra và vào và việc coi trọng cả hai luồng vốn này là hết sức cần thiết. _ Theo nguồn vốn trên phạm vi gia: hoạt động đầu tư được chia thành đầu tư bằng nguồn vố trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài. Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước là bao gồm các hoạt động đầu tư được tài trợ từ nguồn vốn tích lũy của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư… Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài là bao gồm các hoạt động đầu tư được thực hiện bằng các nguồn vốn đầu tư gián tiếp và trực tiếp nước ngoài. _ Theo vùng lãnh thổ thì chia thành đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư phát triển khu vực thành thị và nông thôn… 1.3.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển 1.3.2.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn: Đầu tư phát triển đòi hỏi một khối lượng vốn rất lớn để đáp ứng yêu cầu của quá trình tạo ra những điều kiện vật chất, kĩ thuật cho giai đoạn khai thác, sử dụng sau này như: xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng; mua sắm lắp đặt thiết bị máy móc; tiến hành các hoạt động cơ bản khác… nhằm đảm bảo duy trì ổn định và phát triển xã hội. Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư, chính vì thế chúng ta cần có biện pháp tạo và huy động vốn, sử dụng và phân bố vốn hợp lý đạt hiệu quả cao. Lao động cần sử dụng cho các dự án thường rất lớn, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm quốc gia do đó công tác tuyển dụng, đào tạo , sử dụng, đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư. Có thể nói rằng vốn, vật tư và lao động trong đầu tư phát triển với quy mô lớn như vậy có tầm quan trọng rất lớn trong công tác chuẩn bị, thực hiện và vận hành kết quả đầu tư, nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả đầu tư trước mắt và lâu dài. Một tính toán sai trong khâu chuẩn bị, một sự quản lý sai trong quá trình thực hiện và một chính sách sai trong vận hành sẽ dẫn đến những tổn thất, những thiệt hại to lớn về giá trị vật chất cũng như uy tín trên thị trường của chủ đầu tư. Chính vì thế các nhà quản lý đầu tư phải đặc biẹt chú trọng đến đặc điểm này trong đầu tư phát triển 1.3.2.2 Thời kì đầu tư thường kéo dài Thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Quá trình đầu tư càng dài, việc bỏ vốn đầu tư càng gựp nhièu khó khăn do không dự tính hết được những biến cố bất lợi tác động tới lợi ích của dự án do vậy thời gian thu hồi vốn đầu tư được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, nó là một trong những chỉ tiêu quan trọng của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Do vây để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đâù tư cần phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thời gian càng kéo dài thì rủi ro càng lớn, chi phí càng tăng thêm. Không kịp tiến độ thi công công trình thì chủ đầu tư phải mất thêm một khoản vật chất lớn để bù đắp vào những khoản phát sinh. Kéo dài thời gian thực hiện là kéo thêm một khoản chi phí, tăng thêm những rủi ro bất trắc, mất đi cơ hội cạnh tranh trên thị trường, dẫn đến hiệu quả đầu tư giảm sút. Chính vì vậy buộc các nhà quản lý đầu tư phải đưa ra những chính sách phù hợp, nhằm giảm thiểu tối đa những khó khăn xảy ra. 1.3.2.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư thường kéo dài Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi công trình được đưa vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chiụ sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội,… Để thích ứng với đặc điểm này, công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú ý một số nội dung sau: - Thứ nhất : Cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp vĩ mô và vi mô về nhu câù thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lai, dự kiến khả năng cung từng năm và toàn bộ vòng đời của dự án. -Thứ hai: Quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình. -Thứ ba: Chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm riêng của lĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý hoạt động đầu tư. 1.3.2.4 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay ở tại nơi được tạo dựng nên, do đó quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên một số nội dung sau: Trước tiên, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư và quyết định đầu tư đúng. Đầu tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý… cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên những nghiên cứu khoa học Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý. Để lựa chọn địa điểm thực hiện đầu tư đúng phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hóa… Cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án so sánh để tự lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao: Rủi ro là đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư. Thời gian đầu tư càng kéo dài, khả năng gặp rủi ro càng cao. Ngoài những rủi ro thường gặp như thời tiết, thị trường, cơ hội , , thu nhập và thanh toán ( giá cả, thị hiếu tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh…) các nhà đẩu tư còn phải đối mặt với nhiều rủi ro về bất ổn chính trị- xã hội, bất ổn tài chính… Rủi ro trong đầu tư cũng có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng tóm lại ta có thể xét rủi ro trên hai phương diện sau : Rủi ro chủ quan và rủi ro khách quan. Rủi ro chủ quan thì nguyên nhân thuộc về phía chủ đầu tư, có thể do chủ đầu tư yếu kém về mặt trình độ nên đã lựa chọn phương án không hợp lý, do trình độ quản lý thấp, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… Rủi ro khách quan thì có thể là do thay đổi pháp luật, biến động của thị trường ( giá cả nguyên vật liệu, mặt hàng liên quan), máy móc hư hỏng… Để thực hiện đầu tư tốt, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu, phân loại các rủi ro có thể gặp trong suốt quá trình đầu tư: - Rủi ro chính trị: Do sự thay đổi về thuế theo hướng bất lợi khiến cho dong lợi nhuận của chủ đầu tư giảm trong tương lai. Hay Nhà nước ban hành các chính sách giới hạn thương mại, hạn ngạch thuế quan khiến các doanh nghiệp phải giảm sản lượng, tăng chi phí. Điều này ảnh hưởng đến những tính toán trước khi ra quyết định đầu tư Rủi ro trong quá trình xây dựng hoàn thành công trình: Rủi ro khi chi phí xây dựng vượt quá dự toán. Như vậy công trình sẽ gặp khó khăn trong việc xin cấp phép nguồn vốn bổ sung, gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, ít thì có thể là một vài tháng, nhiều có thể vài năm, thậm chí công trình bị hủy, gây lãng phí nguồn lực. Rủi ro phát sinh cũng có thể là không hoàn thành công trình đúng thời hạn, không giải tỏa được dân cư… - Rủi ro về kỹ thuật vận hành: Khi các thiết bị trong quá trình thực hiện đầu tư gặp vấn đề thì có thể gây thiệt hại kinh tế lớn. Ngoài ra còn có các laọi rủi ro khác như: Rủi ro về môi trường xã hội, rủi ro kinh tế vĩ mô ( lạm phát, tỷ giá hối đoái,…) , vi mô (cung, cầu)… Với những thiệt hại mà rủi ro đem lại cho các hoạt động đầu tư phát triển, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có những nghiên cứu để nhận diện, đánh giá rủi ro, phòng tránh rủi ro để từ đó mới di tới quyết định đúng đắn. Như vây, để quản lý hoạy động đầu tư phát triển hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro bao gồm: Thứ nhất: Nhận diện rủi ro đầu tư. Có nhiều nguyên nhân rủi ro, do vậy xác định đúng nguyên nhân rủi ro sẽ là khâu quan trọng đầu tiên để tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục. Thứ hai: Đánh giá mức độ rủi ro. Rủi ro xảy ra có khi rất nghiêm trọng, nghưng có khi chưa đến mức gây nên những thiệt hại về kinh tế. Đánh giá đúng mức độ rủi ro sẽ giúp đưa ra biện pháp phòng và chống phù hợp. Thứ ba: Xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro. Tùy vào từng loại và mức độ rủi ro nhiều hay ít sẽ có biện pháp phòng và chống tương ứng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra do rủi ro này mang lại. 1.4 Vai trò cuả đầu tư phát triển 1.4.1 Trên góc độ vĩ mô 1.4.1.1 Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc gia tăng quy mô vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản lượng quốc gia và sản lượng bình quân mỗi lao động. Theo mô hình Harrod Domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần. g = (∆Y/Y)= (∆Y/Y). (∆K/∆K)= (∆Y/∆K).( ∆K/Y)= (1/ ICOR).(I/Y) Từ đó có thể suy ra: ∆Y = (1/ICOR).I Trong đó : ∆Y : Mức gia tăng sản lượng ∆K : Mức gia tăng vốn đầu tư I : Mức đầu tư thuần K : Tổng quy mô vốn của nền kinh tế Y : Tổng sản lượng của nền kinh tế ICOR : Là hệ số gia tăng vốn- sản lượng Mối quan hệ đầu tư và tăng trưởng cũng thể hiện rất rõ nét trong tiến trình đổi mới mở cửa nền kinh tế nước ta thời gian qua. Với chính sách đổi mới, các nguồn vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài ngày càng được đa dạng hóavà gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt dược cũng rất thỏa đáng, cuộc sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận dân cư ngày càng được cải thiện. 1.4.1.2 Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư. Nhà nước đưa ra những chính sách như phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như thuế, tín dụng, lãi suất để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý hơn. Nếu có chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo đà cho tăng trưởng và chuyển dịch cho cơ cấu kinh tế. Vốn đầu tư cũng như tỷ trọng vốn đầu tư cho các ngành và các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cũng đồng thời ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Không những thế, giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tếcó mối quan hệ khăng khít với nhau, việc đầu tư vốn nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng nhanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ dẫn đến hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với việc chuyển diạch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư dồi dào, định hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nứơc. Đầu tư phát triển trực tiếp tạo mới và cải tạo chất lượng, năng lực sản xuất, phục vụ của nền kinh tế và của các đơn vị cơ sở. Chính vì vậy, đầu tư cũng là điều kiện tiên quyết cho quá trình đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia. Công nghệ có được là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc tự nghiên cứu và ứng dụng. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua thiết bị linh kiện rồi lắp đặt, mua bằng sáng chế, thực hiện liên doanh…Công nghệ do tự nghiên cứu và triển khai được thực hiện qua nhiều giai đoạn, từ nghiên cứu đến thí nghiệm, sản xuất thử và cuối cùng là đến sản xuất, mất nhiều thời gian và rủi ro cao. Dù nhập hay tự nghiên cứu để có công nghệ thì cũng đều đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn vì thế mỗi nước, mỗi doanh nghiệp khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp trên cơ sở đó đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Đầu tư I là một trong những bộ phận quan trọng tổng cầu: AD= C+ I+ G+ X- M. Do vậy khi quy mô đầu tư thay đổi cũng sẽ tác động trực tiếp đến quy mô của tổng cầu Tuy nhiên, tác động của đầu tư đến tổng cầu là ngắn hạn. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ làm tăng tổng cầu kéo theo sự gia tăng của sản lượng và giá cả các yếu tố đầu vào. Trong dài hạn, khi các thành quả của đầu tư đã được huy động và phát huy tác dụng, năng lực sản xuất và cung ứng dịch vụ gia tăng thì tổng cung cũng sẽ tăng lên khi đó sản lượng tiềm năng sẽ tăng và đạt mức cân bằng trong khi giá cả của sản phẩm sẽ có xu hướng đi xuống. Sản lượng tăng trong khi giá cả giảm sẽ kích thích tiêu dùng và hoạt đống sản xuất cung ứng dịch vụ của nền kinh tế. Trên góc độ vi mô. Đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của các đơn vị vô vị lợi. Để tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra. Đây chính là biểu hiện cụ thể của hoạt động đầu tư. Đối với các đơn vị đang hoạt động, khi cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng cần phải tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn nàyhoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, đó cũng chính là hoạt động đầu tư. Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển. Nội dung đầu tư phát triển bao gồm : đầu tư những tài sản vật chất ( tài sản thực) và đầu tư phát triển những tài sản vô hình. Đầu tư phát triển các tài sản vật chất gồm: - Đầu tư tài sản cố định ( đầu tư xây dựng cơ bản) và đầu tư vào hàng tồn trữ. Đầu tư phát triển tài sản vô hình gồm các nội dung: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học, kỹ thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo… - Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư XDCB bao gồm các hoạt động chính như xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị… hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của đơn vị. - Đầu tư hàng tồn trữ. Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế và doanh nghiệp. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm đẩu tư cho hoạt động đào tạo ( chính qui, không chính qui, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ…) đội ngũ lao động; đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe, y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động… Trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng được xem là hoạt động đầu tư phát triển. - Đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Phát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới đòi hỏi cần đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ. Đầu tư nghiên cứu hoặc nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao. Xuất phát từ quá trình hình thành và thực hiện đầu tư, nội dung đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư, đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư và đầu tư trong giai đoạn vận hành. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển Nguồn lực để thực hiện đầu tư là vốn. Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. Trên phương diện nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ nghững chi phí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất ( tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác. Về cơ bản, vốn đầu tư phát triển mang những đặc trưng chung của vốn như: Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản; Vốn phải vận động sinh lời; Vốn cần được tích tụ và tập trung đến một mức nhất định mới có thể phát huy tác dụng; Vốn phải gắn với chủ sở hữu; Vốn có giá trị về mặt thời gian, vốn luôn vận động sinh lời và giá trị của vốn biến động theo thời gian. Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển trên phạm vi nền kinh tế, bao gồm: _ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. _ Vốn lưu động bổ sung: bao gồm những khoản đầu tư dùng mua sắm nguyên nhiên vật liệu, thuê mướn lao động… làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ của toàn bộ xã hội. _ Vốn đầu tư phát triển khác: là tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân ._.trí, cải thiện chất lượng môi trường. Những bộ phận chính của vốn đầu tư phát triển khác gồm: Vốn chi cho công việc thăm dò, khảo sát, thiết kế, qui hoạch ngành, qui hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng ; Vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục như chương trình phổ cập giáo dục nghiên cứu, triển khai đào tạo, giáo dục… Nguồn vốn đầu tư phát triển là thuật ngữ chỉ các nguồn tích lũy tập trung và phân phối cho đầu tư. Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình sản xuất xã hội. Nguồn vốn đầu tư phát triển, trên phương diện vĩ mô, bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Trên góc độ vi mô, nguồn vốn đầu tư của các cơ sở cũng được hình thành từ hai nguồn: Nguồn vốn tự tài trợ của đơn vị và nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nguồn vốn tự tài trợ bao gồm vốn chủ sở hữu, thu nhập giữ lại và khấu hao tài sản cố định. Đối với nguồn tài trợ từ bên ngoài bao gồm nguồn vốn tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính như các ngân hàng, các tổ chức tín dụng… và nguồn vốn tài trợ trực tiếp qua thị trường tài chính dài hạn như thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng thuê mua… So sánh đầu tư phát triển với đầu tư tài chính Đầu tư phát triển khác về bản chất với đầu tư tài chính.Đầu tư phát triển là loại đầu tư đem lại kết quả không chỉ cho người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế. Đầu tư tài chính ( đầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lợi nhuận tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành ( mua cổ phiếu…). Đầu tư tài sản tài chính là loại đầu tư không trực tiếp làm tăng tài sản thực ( tài sản vật chất) cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng thêm giá trị tài sản tài chínhcho chủ đầu tư. Đầu tư tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán. Đầu tư phát triển, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại là 3 loại đầu tư luôn luôn tồn tại và có quan hệ tương hỗ với nhau. Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích lũy, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Ngược lại, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI ĐIỆN LỰC NGHỆ AN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1 Giới thiệu tổng quát chung về Điện Lực Nghệ An 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Điện Lực Nghệ An Ngành công nghiệp điện hình thành ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ 19, người Pháp lập ra công ty kinh doanh điện năng và xây dựng những nhiệm vụ đầu tiên ở Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn và Vinh… thì đội ngũ công nhân lao động ngành điện cũng ra đời, không ngừng phát triển và lớn mạnh cùng với quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc. Từ khi có Đảng lao động, công nhân ngành điện Nghệ An đã biết siết chặt đội ngũ, dương cao ngọn cò cách mạng làm nên những sự kiện vang dội trong phong trào cách mạng những năm 1930-1931, trong những năm dành chính quyền cách mạng 1945, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và ngày nay đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Ngày 1/1/1957 khởi công xây dựng nhà máy Điện Vinh. Trước đó vào ngày 1/6/1057 đã làm lễ khởi công xây dựng trạm phát điện Diezel tại Bến Thủy có công suất 270 kw để cung cấp điện cho công trường xây dựng nhà máy điện Vinh và phục vụ chiếu sáng cho một phần của thành phố Vinh. Đến đầu năm 1959 nhà máy đi vào sản xuất điện phục vụ cho các nghành kinh tế, chính trị, và các nhu cầu sinh hoạt của nhân dân thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Lúc bấy giờ , cán bộ công nhân viên có trong nhà máy điện Vinh là 349 người, hệ thống đường dây điện gồm: _ ĐZ 35 kv: Tổng choiều dài 54km _ ĐZ 6kv : Tổng chiều dài khoảng 20km ( kể cả cáp ngầm) _ MBA : 2MBA : 2 x 5600 KVA ở Bến Thủy. Sản lượng điện nhà máy sản xuất lúc bấy giờ mới đạt được xấp xỉ 7,5 triệu kwh/năm. Để nhanh chóng phát triển lưới điện, đến năm 1965 nhà máy điện Vinh đã xây dựng đến : 180,5 km đường dây 35kv cấp điện cho huyện Nghi Lộc, Đô Lương, Cửa Lò, Đức Thọ, thị xã Hà Tĩnh. a)Thời kỳ trước năm 1975: Nhà mày vừa phải xây dựng phát triển vừa phải chịu đựng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nhà máy điện Vinh lúc bấy giờ bị phá hỏng nặng nề, khả năng cung cấp điện cho thành phố rất khó khăn, tuy nhiên nhu cầu sử dụng điện trong chiến tranh cũng ít do đó tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Vinh cũng chậm đi rất nhiều. b)Thời kỳ 1975- 1984, mười năm sau chiến tranh. Đất nước giải phóng và bước sang thời kỳ xây dựng và phát triển, nhu cầu sử dụng điện tăng nhanh rõ rệt, trong khi nhà máy, các thiết bị điện, đường dây, TBA đều đã bị bom Mỹ phá hoại hư hỏng nặng, nguồn điện hầu như không đủ để đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất, đây là thời kỳ gian khổ nhất vì thiếu nguồn. Trong những năm này ngành điện Nghệ An được sụ giúp đỡ tận tình của công ty Điện Lực miền Bắc. Tập trung mọi nguồn lực tăng cường nguồn điện cho Nghệ An, xây dựng củng cố và nâng cấp nhà máy nhiệt điện Bến Thủy, nâng công suất của nhà máy điện Vinh lên đến 28000kw. Mặc dù vậy vẫn không đủ điện để cung cấp, mỗi khi nông nghiệp yêu cầu chạy bơm cấp nước thì phải thực hiện sa thải phụ tải hoặc cắt điện luân phiên. Năm 1983 lưới điện Nghệ Tĩnh được nối hòa với lưới điện quốc gia qua đường dây 220 KV Thanh Hóa vào trạm 220 KV Hưng Đông- Thành phố Vinh rồi tỏa đi khắp mọi miền của tỉnh. Giờ đây Vinh có chỗ dựa vững vàng hơn. c) Thời kỳ 1984 đến nay Tháng 8 năm 1984 lịch sử điện Vinh bước sang trang mới đó là việc đổi tên từ nhà máy Điện Vinh sang thành Sở Điện Lực Nghệ Tĩnh và do đó chức năng, nhiệm vụ cũng phải thay đổi theo, nguồn điện lúc này chủ yếu do miền Bắc cung cấp về. Năm 1985 xây dựng thêm nguồn thủy điện Kẻ Gỗ có công suất 2100KW vận hành trong 4 năm phát được 8 triệu kwh góp phần cải thiện điện năng cho Nghệ Tĩnh trong thời gian này. Tháng 10/ 1985 nhà máy nhiệt điện Bến Thủy ngừng hoạt động do thiết bị quá cũ, sản xuất không hiệu quả và Nghệ Tĩnh được tăng cường nguồn điện từ miền Bắc về. Từ đây trở đi nhiệm vụ sản xuất điện không tồn tại nữa và chuyển sang một lĩnh vực mới là kinh doanh điện năng, có nhiệm vụ nhận điện lưới về và bán lại cho tất cả các khách hàng trong toàn tỉnh. Năm 1991 Nghệ Tĩnh được tách ra thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ở Nghệ An nay gọi là Điện Lực Nghệ An, tại thời điểm này điện lực Nghệ An có: _ Tổng giá trị tài sản: 17.090 triệu đồng _ Trạm trung gian và phân phối: 21 trạm _ Trạm biến thế : 1.370 trạm. Tổng công suất: 531.935 KVA _ Đường dây cao trung thế ( 110; 35; 10; 6 KV) là 2.446 Km. Từ năm 1991 trở đi kinh tế đất nước nói chung và của Nghệ An nói riêng đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng, chính sách đổi mới đã đi vào cuộc sống, quan hệ hợp tác kinh tế mở rộng. Điện lực Nghệ An hiện nay là một trong những đơn vị lớn của Công ty Điện Lực 1, được tôi luyện qua nghững năm tháng chiến tranh gian khổ, con người luôn có ý chí quyết tâm, sáng tạo trong lao động sản xuất phục vụ đầy đủ các nhu cầu về điện cho Tỉnh nhà. Đến nay, mô hình Điện Lực Nghệ An là: B¸n Gi¸m ®èc C«ng ®oµn §oµn thanh niªn 19 chi nh¸nh ®iÖn PX. §iÖn PX. C«ng PX. X©y l¾p PX. VËn T¶i TT. ViÔn th«ng §L P. Hµnh chÝnh P.KH P. Tæ chøc P.Kü thuËt P. Tµi vô P. VËt t­ P. QLVD P.Kinh doanh doanh§VT P.an toµn P. Thanh tra P.§iÒu ®é P.ThiÕt kÕ P.ThÈm ®Þnh CN§ Thµnh phè Vinh CN§ H­ng Nguyªn CN§ §« L­¬ng CN§ Anh S¬n CN§ DiÔn Ch©u CN§ Quúnh L­u CN§ Nghi Léc CN§ Cöa Lß CN§ NghÜa §µn CN§ Yªn Thµnh CN§ TÇn Kú CN§ Quú Ch©u CN§ Thanh Ch­¬ng CN§ T­¬ng D­¬ng CN§ Con Cu«ng CN§ Nam §µn CN§ Quú Hîp CN§ Kú S¬n CN§ QuÕ Phon Điện lực Nghệ An nay là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty điện lực 1 có 1300 CBCNV với mục tiêu kinh doanh điện có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, đảm bảo cung cấp điện liên tục ổn định phục nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của toàn tỉnh Nghệ An. 2.1.2 Thực trạng năng lực của lưới điện Nghệ An hiện tại. Toàn địa bàn Nghệ An hiện tại có: _ 1 trạm biến áp 220KV ( Hưng Đông- Vinh) có công suất 125.000 KVA ; 2MBA 110KV có công suất 80.000KVA _ 7 trạm biến áp 110KV có tổng công suất 379.000 KVA Gồm: Tương Dương, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Cửa Lò và Bến Thủy _ Đường dây 110 KV có chiều dài xấp xỉ 300km _ Có 14 TBA trung gian 35/10 KV với tổng công suất 99650 KVA. Gồm : Bắc Vinh, Nam Vinh, Cửa Hội, Châu Hồng, Diễn Châu 1,2, Hoàng Mai, Nam Đàn, Quán Hành, Tân Kỳ, Yên Thành, NM Sợi Vinh, Bến Thủy và Thanh Chương. _ Đường dây 35KV tổng chiều dài 1998km _ Đường dây 22KV tổng chiều dài 95km Cáp ngầm 22KV có chiều dài 64km _ Đường dây 10 KV có tổng chiều dài 260km _ Đường dây 6KV có tổng chiều dài 17,5km _ Trạm biến áp phân phối 35/0.4kv; 22/0.4kv; 6/0.4kv : 2160 trạm Khách hàng mua điện trực tiếp với Điện Lực Nghệ An đến nay gồm có 120000 khách hàng. Với lượng công suất đặt của các TBA 110kv cấp điện cho Nghệ An là 379000 KVA thì có thể nói rằng việc đảm bảo nguồn điện cho sự phát triển kinh tế xã hội cũng như đời sống người dân ở Nghệ An chắc chắn ổn định, an toàn ít nhất cũng đến năm 2015 chưa kể các nguồn mới phát triển sắp tới là trạm 110kv Hưng Hòa 25000KVA, TBA 110kv Diễn Châu 25000KVA; TBA 110kv Thanh Chương 25000KVA và bổ sung máy thứ hai cho các TBA 110kv hiện có. Như vậy có thể khẳng định rằng lưới điện Nghệ An hiện phải có đầy đủ năng lực để cấp điện cho Nghệ An hiện tại và tương lai. Vấn đề quan trọng là phải làm sao, biện pháp như thế nào, để vận hành thật tốt các hệ thống điện năng, nhằm khai thác tối đa năng lực của lưới đảm bảo cho việc kinh doanh điện hiệu quả, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục và chất lượng. Tuy nhiên Nghệ An có 453 xã trong đó có 31 xã miền núi giáp biên giới Lào là chưa có lưới điện quốc gia tới, cũng là do điều kiện đầu tư xây dựng còn rất khó khăn nhất là hiện tại chưa có vốn để triển khai. 2.2 Nội dung hoạt động đầu tư phát triển của Điện Lực Nghệ An hiện nay Điện lực Nghệ An ngày càng phát triển, do vậy ngày càng nhiều dự án cần thực hiện, và nhiều dự án đã đạt hiệu quả cao, điều này thể hiện qua bảng báo cáo thực hiện kế hoạch các công trình đầu tư năm 2007 như sau: BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NĂM 2007 Theo QĐ KH ĐTXD điều chỉnh năm 2007 số 2772/QĐ-PC1-P2 ngày 11/12/2007 & Thông báo bổ sung KH vốn ĐTXD năm 2007 số 5605/CV-PC1-P2 ngày 28/12/2007 Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT Danh mục Kế hoạch điều chỉnh năm 2007 Giá trị khối lượng thực hiện 2007 Giá trị giải ngân 2007 Tổng số XL TB KTCB# Tổng số XL TB Tổng số XL TB KTCB# 1 2 3 4 5 6 13 14 15 13 14 15 TỔNG CỘNG 47,803 31,848 11,168 4,787 53,726 36,453 12,656 46,345,220,065 46,119 30,972 11,034 4,113 A Công trình điện + Khác 38,059 24,295 9,743 4,021 40,580 26,398 10,932 30,566,389,730 37,195 23,973 9,709 3,513 I Các công trình quyết toán 16,164 9,075 5,248 1,841 16,059 9,029 5,234 7,655,068,584 16,118 9,040 5,247 1,831 1 CQT và xóa 12 công tơ tổng thị trấn Tân Kỳ - huyện tân Kỳ 514.7 480.6 17.5 16.6 514.7 480.6 17.5 514.7 480.6 17.5 16.6 2 CQT và xóa 16 công tơ tổng phường Trường Thi - TP Vinh 53.6 53.6 53.6 53.6 53.6 53.6 3 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Quỳnh Hồng - huyện Quỳnh Lưu 56.9 36.3 20.6 56.9 36.3 56.9 36.3 20.6 4 Cấp điện cho khu chung cư cao tầng nam Nguyễn Sỹ sách - TP Vinh 57.6 46 11.6 57.6 46 76,103,804 57.6 46 11.6 5 TBA số 6 thị trấn Dùng - huyện Thanh chương 52.4 5.8 38.6 8 52.4 5.8 38.6 16,010,870 52.4 5.8 38.6 8 6 Đưa điện về xã Lưu Kiền - huyện Tương Dương 314.7 127.4 187.3 314.7 127.4 187.3 (87,081,643) 314.7 127.4 187.3 7 Trạm biến áp Nam Đàn 6 - thị trấn Nam Đàn - huyện Nam Đàn 23.7 15.1 3.4 5.2 23.7 15.1 3.4 (63,291,134) 23.7 15.1 3.4 5.2 8 CQT và xóa 01 công tơ tổng xã Nghi Thu - TX Cửa Lò 112.0 101.1 0.6 10.3 66.0 55.1 0.6 1,398,054 66.2 66.2 9 CQT và XBT 11 công tơ tổng thị trấn Thái Hòa - huyện Nghĩa Đàn 129.6 77.7 48.9 3.0 129.6 77.7 48.9 (90,554,349) 129.6 77.7 48.9 3.0 10 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Quỳnh Thuận - huyện Quỳnh Lưu 54.4 8.3 44.5 1.6 54.4 8.3 44.5 2,511,843 54.4 8.3 44.5 1.6 11 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Quỳnh Bá, Quỳnh Minh - huyện Quỳnh Lưu 88.0 49.7 30.4 7.9 88.0 49.7 30.4 (22,145,738) 88.0 49.7 30.4 7.9 12 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nghi Đức, xã Nghi Vạn - huyện Nghi Lộc 209.8 109.1 88.6 12.1 209.8 109.1 88.6 6,869,636 209.8 109.1 88.6 12.1 13 Chống quá tải ĐZ 971 E15-4 - huyện Đô Lương 29.3 17.3 4.1 7.9 29.3 17.3 4.1 20,096,533 29.3 17.3 4.1 7.9 14 ĐZ trung thế và TBA xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An 159.6 80.6 58.8 20.2 159.6 80.6 58.8 576,546,870 159.6 80.6 58.8 20.2 15 CQT và xóa bán tổng thị trấn Thái Hòa 1, 2, 3 huyện Nghĩa Đàn - tỉnh Nghệ An 146.8 115.7 31.1 146.8 115.7 (104,494,079) 146.8 115.7 31.1 16 Cải tạo và nâng cấp các lộ xuất tuyến 22kV sau trạm 110kV Cửa Lò - tỉnh Nghệ An 660.9 391.6 203.8 65.5 660.9 391.6 203.8 252,627,958 660.9 391.6 203.8 65.5 17 CQT và xóa 3 công tơ tổng thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An 248.3 213.8 20.9 13.6 248.3 213.8 20.9 (122,363,877) 248.3 213.8 20.9 13.6 18 ĐZ trung thế và TBA xã Nghĩa Hòa, huyện Nghĩa Đàn - tỉnh nghệ An 156.9 61.4 67.7 27.8 156.9 61.4 67.7 232,499,722 156.9 61.4 67.7 27.8 19 ĐZ xuất tuyến 10kV trạm TG Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An 144.8 103.4 2.9 38.5 144.8 103.4 2.9 793,492 144.8 103.4 2.9 38.5 20 Nhà giao dịch kinh doanh bán điện khu vực Bắc vinh - Điện lực Nghệ An 132.5 113.8 18.7 132.5 113.8 (42,965,049) 132.5 113.8 18.7 21 ĐZ trung thế và TBA xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An 216.5 92.9 99.5 24.1 216.5 92.9 99.5 18,747,894 216.5 92.9 99.5 24.1 22 Nhà trực tổ tổng hợp khu vực Quang Trung - TP Vinh 172.5 156.1 16.4 172.5 156.1 584,276,096 172.5 156.1 16.4 23 ĐZ trung thế và TBA xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An 0.6 0.6 0.6 525,923 0.6 0.6 24 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An 49.3 16.5 24.6 8.2 49.3 16.5 24.6 43,527,932 49.3 16.5 24.6 8.2 25 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An 61.4 30 31.4 61.4 30 31.4 45,671,070 61.4 30 31.4 26 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An 156.0 110.5 24.1 21.4 156.0 110.5 24.1 9,336,050 156.0 110.5 24.1 21.4 27 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Văn Thành, huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An 37.8 31.5 6.3 37.8 31.5 47,964,998 37.8 31.5 6.3 28 CQT lưới điện xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An 61.6 27.1 25.5 9 61.6 27.1 25.5 9,747,101 61.6 27.1 25.5 9 29 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc- tỉnh Nghệ An 50.2 40.4 7.4 2.4 50.2 40.4 7.4 21,592,913 50.2 40.4 7.4 2.4 30 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An 68.1 30.8 19 18.3 68.1 30.8 19.0 56,654,823 68.1 30.8 19 18.3 31 Nhà Gara xe máy, xe đạp khu nhà ĐHSX Điện lực Nghệ An (mới) 59.8 59.8 59.8 59.8 347,797,708 59.8 59.8 32 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp - tỉnh Nghệ An 41.8 35.7 6.1 41.8 35.7 6.1 21,504,197 41.8 35.7 6.1 33 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Phú Thành, huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An 45.6 26.6 15.2 3.8 45.6 26.6 15.2 54,425,587 45.6 26.6 15.2 3.8 34 ĐZ 35kV và các TBA 35/0,4 kV Đô Lương-Mỹ Thành-Hoa Thành, huyện Yên Thành - Nghệ An 82.2 82.2 82.2 82.2 (62,592,950) 82.2 82.2 35 Nhà ĐHSX chi nhánh điện Thanh Chương - Điện lực Nghệ An 269.6 208.3 61.3 269.6 208.3 (95,991,299) 269.6 208.3 61.3 36 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu - tỉnh Nghệ An 28.7 25.8 2.7 0.2 28.7 25.8 2.7 18,504,980 28.7 25.8 2.7 0.2 37 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Đô Thành, huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An 83.5 61.7 15.1 6.7 83.5 61.7 15.1 46,958,283 83.5 61.7 15.1 6.7 38 CQT trạm TG Tân Kỳ - huyện Tân Kỳ - tỉnh Nghệ An 96.2 96.2 96.2 96.2 22,516,013 96.2 96.2 39 Cấy thệm TBA CQT xã Thạch Giám - huyện Tương Dương - tỉnh Nghệ An 129.9 98.3 24.6 7.0 129.9 98.3 24.6 97,583,440 129.9 98.3 24.6 7.0 40 Nhà ĐHSX chi nhánh điện Quỳ Hợp - Điện lực Nghệ An 143.7 113.2 30.5 143.7 113.2 (6,673,593) 143.7 113.2 30.5 41 Sân đường nội bộ khu nhà ĐHSX Điện lực Nghệ An tại địa điểm mới 163.9 146.9 17 163.9 146.9 423,890,384 163.9 146.9 17 42 Nhà Gara Ôtô khu nhà ĐHSX Điện lực Nghệ An tại địa điểm mới 170.3 149.9 20.4 170.3 149.9 121,230,104 170.3 149.9 20.4 43 Nhà ĐHSX chi nhánh điện Quế Phong - Điện lực Nghệ An 64.0 64.0 64.0 64.0 3,972,547 64.0 64.0 44 ĐZ trung thế và TBA CQT các xã Nghi Long, Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 303.8 171.8 82.2 49.8 303.8 171.8 82.2 196,890,813 303.7 171.8 82.2 49.7 45 Nhà ĐHSX chi nhánh Điện Quỳnh Lưu 274.9 264.6 10.3 274.9 264.6 26,443,700 274.9 264.6 10.3 46 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Hưng Phú, huyện hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An 89.7 13.6 62.6 13.5 89.7 13.6 62.6 10,647,932 89.7 13.6 62.6 13.5 47 CQT lưới điện và xóa 06 công tơ tổng thị trấn Quỳ Châu, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An 59.7 17.1 42.6 59.7 17.1 (382,410,282) 59.7 17.1 42.6 48 ĐZ trung thế và TBA xã Nghi Thạch, huyện nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 93.1 27.6 44.2 21.3 93.1 27.6 44.2 69,840,142 93.1 27.6 44.2 21.3 49 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nam Tân huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An 105.3 39.7 27.1 38.5 105.3 39.7 27.1 58,881,373 105.3 39.7 27.1 38.5 50 ĐZ trung thế và TBA CQT các xã Nghi Ân, Nghi Hưng huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An 186.7 142.0 22.1 22.6 186.7 142.0 22.1 171,308,638 186.7 142.0 22.1 22.6 51 Nhà trực vận hành khu vực huyện Tương Dương - Điện lực Nghệ An 100.8 92.2 8.6 100.8 92.2 434,872 100.8 92.2 8.6 52 Lát gạch Block vỉa hè tuyến đường bao quanh khu vực nhà ĐHSX Điện lực nghệ An 196.0 191.9 4.1 196.0 191.9 195,966,886 196.0 191.9 4.1 53 ĐZ trung thế và TBA CQT xóm Khe Đỗ, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 99.3 45.5 48.5 5.3 99.3 45.5 48.5 99,284,091 99.3 45.5 48.5 5.3 54 CQT và xóa bán tổng 02 công tơ tổng BQL điện thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 34.3 34.3 34.3 34.3 5,828,062 34.3 34.3 55 CQT trạm trung gian Diễn Châu 2, tỉnh Nghệ An 198.0 18.8 137.5 41.7 198.0 18.8 137.5 15,419,220 198.0 18.8 137.5 41.7 56 ĐZ 35 kV và TBA 35/0,4kV Giát - Lạch Quèn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 1,047.9 612.3 190.4 245.2 1,047.9 612.3 190.4 771,680,008 1,047.9 612.3 190.4 245.2 57 CQT lưới điện và xóa 06 công tơ tổng thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương - Nghệ An 154.4 83.7 41.2 29.5 154.4 83.7 41.2 85,649,040 154.4 83.7 41.2 29.5 58 Thay OD-KZ bằng máy cắt SF6 trạm 110 kV Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 199.6 133.8 55.8 10.0 199.6 133.8 55.8 (215,730,529) 199.6 133.8 55.8 10.0 59 Thay OD-KZ bằng máy cắt SF6 trạm 110 kV Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 40.0 7.4 21.1 11.5 40.0 7.4 21.1 (447,403,137) 40.0 7.4 21.1 11.5 60 Nâng công suất trạm trung gian Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An 87.4 6.2 70.7 10.5 87.4 6.2 70.7 (69,132,575) 87.4 6.2 70.7 10.5 61 Đưa điện về khu kinh tế mới Căn Bòng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 866.1 461.6 119.0 285.5 866.1 461.6 119.0 342,479,536 866.1 461.6 119.0 285.5 62 Hiện đại hóa trung gian Cửa Hội, huyện Nghi lộc, tỉnh Nghệ An 18.4 18.4 18.4 18.4 (47,870,742) 18.4 18.4 63 Cấp điện cho xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 7.3 7.3 7.3 (141,512,043) 7.3 7.3 64 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 36.8 26.1 10.7 36.8 26.1 7,220,218 36.8 26.1 10.7 65 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 14.0 4.4 9.6 14.0 4.4 (20,103,378) 14.0 4.4 9.6 66 Nhà ĐHSX chi nhánh điện Kỳ Sơn 169.5 146.0 16.7 6.8 169.5 146.0 16.7 95,379,304 169.5 146.0 16.7 6.8 67 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 467.4 313.5 99.1 54.8 467.4 313.5 99.1 158,315,342 467.4 313.5 99.1 54.8 68 Nhà ĐHSX chi nhánh điện Nghi Lộc 181.7 165.5 16.2 181.7 165.5 174,402,967 181.7 165.5 16.2 69 CQT và xóa 06 công tơ tổng thị trấn Dùng - huyện Thanh Chương 767.8 692.7 38.0 37.1 767.8 692.7 38.0 186,915,920 767.8 692.7 38.0 37.1 70 Xưởng mã kẽm - Điện lực Nghệ An 578.9 194.9 360.9 23.1 578.9 194.9 360.9 (304,705,187) 578.9 194.9 360.9 23.1 71 ĐZ 35 kV & các TBA đến Cửa khẩu Nậm Cắn - huyện Kỳ Sơn 431.5 431.5 431.5 431.5 135,647,986 431.5 431.5 72 Trang bị 02 xe Ôtô UAZ cho các Chi nhánh Điện Nghi Lộc và Yên Thành - Điện lực Nghệ An 498.8 472.8 26 498.8 472.8 498,727,272 498.8 472.8 26 73 Cấp điện cho TX Cửa Lò- tỉnh Nghệ An 487.0 487 487.0 487.0 (194,912,585) 487.0 487 74 Đấu nối cấp điện 35kV cho thủy điện Bản Vẽ qua ĐZ 110kV Đô Lương - Tương Dương (khắc phục sự cố bão lụt ) 14.5 7.6 6.9 14.5 7.6 165,519,836 14.5 7.6 6.9 75 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Tiến Thủy - huyện Quỳnh Lưu 132.2 89.6 15.2 27.4 132.2 89.6 15.2 119,099,553 132.2 89.6 15.2 27.4 76 Hệ thống thông tin liên lạc và mạng máy tính nhà ĐHSX Điện lực Nghệ An (địa điểm mới) 447.8 143.7 276.9 27.2 447.8 143.7 276.9 1,493,010,078 447.8 143.7 276.9 27.2 77 Lắp đặt 2 điểm đo đếm ranh giới CNĐ Quỳ Châu - Quế Phong và Tương Dương - Kỳ Sơn 18.0 12.0 6.0 18.0 12.0 15,284,124 17.8 12.0 5.8 78 Lắp tụ bù trên lưới điện tỉnh Nghệ An năm 2006 375.5 115.7 232.8 27 375.5 115.7 232.8 375,418,196 375.5 115.7 232.8 27 79 ĐZ 22 kV đường Xô Viết Nghễ Tĩnh 703.1 642.7 60.4 703.1 642.7 697,393,042 703.1 642.7 60.4 80 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An 207.7 64.5 117.9 25.3 207.7 64.5 117.9 196,305,707 207.7 64.5 117.9 25.3 81 Trang bị 04 xe Ôtô bán tải Vinaxuki phục vụ SXKD Điện lực Nghệ An 864.3 819.3 45 810.0 810.0 864,259,052 864.3 819.3 45 82 Mua 01 máy tính xách tay loại Thinkpad T43 1871-4AA-XP Pro phục vụ SXKD Điện lực Nghệ An 5.0 5.0 27,792,381 4.8 4.8 ĐZTT và TBA -CQT Nghi phong-Nghi lộc 21,351,800 Đưa điện về tổng đội TNXP 4 tân kỳ 49,645,600 Xuất tuyến 35kV MBA T2 trạm 110kV Bến thuỷ 125,942,133 Nhà ĐHSX CN điện Anh sơn (92,181,016) CTNC lộ 973 TG Cửa lò lên 22kV (357,154,659) ĐZXT 10kV trạm TG Diễn châu 2 (26,185,292) Lắp tụ bù trên lưới điện tỉnh Nghệ An năm 2004 12,252,071 II Các công trình hoàn thành hoặc chuyển tiếp sang 2007 7,660 6,500 560 600 8,453 7,596 822 7,904,289,919 7,319 6,467 504 348 1 Cấp điện cho khu CN Nam Cấm - huyện Nghi Lộc 530 500 30 291 291 1,087,159,948 530 500 30 2 Trạm cắt đầu nguồn khu CN Bắc Vinh 300 300 (19,213,416) 300 300 3 Nhà ĐHSX Điện Lực Nghệ An (địa điểm mới) 400 200 200 (1,213,342,187) 216 166 50 4 CQT và xóa 16 công tơ tổng xã Hưng Đông, phường Đông Vĩnh - TP Vinh 1,600 1,500 100 1,988 1,988 1,965,728,001 1,550 1,500 50 5 CQT và xóa 09 CTơ tổng xã Nghi Phú, phường Hà Huy Tập - TP Vinh 1,800 1,700 100 2,925 2,770 155 2,778,420,552 1,785 1,700 85 6 ĐZ trung thế và TBA xã Diễn Hồng - huyện Diễn Châu 260 250 10 300 300 290,389,528 242 242 7 ĐZ trung thế và TBA xã Đà Sơn - huỵện Đô Lương 150 100 40 10 250 250 178,871,889 143 100 33 10 8 ĐZ trung thế và TBA nâng cao chất lượng cung cấp điện cho các phụ tải hạ thế kết hợp chiếu sáng TP Vinh 1,050 1,000 50 710 422 288 550,622,262 1,050 1,000 50 9 Nhà ĐHSX chi nhánh điện Nghĩa Đàn 200 200 100 100 223,830,449 200 200 10 ĐZ trung thế và TBA xã Thanh Xuân - huyện Thanh Chương 820 700 70 50 1,250 1,050 200 1,220,623,780 783 705 55 23 11 ĐZ trung thế và TBA xã Nghĩa Hợp 550 250 250 50 639 425 179 501,324,177 520 220 250 50 Điện khí hoá Kim liên-Nam đàn (GĐ2) 25,000,000 Điện KH Hưng thông-Hng nguyên (881,813,896) CQT và xoá 6 Ctơ tổng TT Quỳ hợp 1,171,752,998 Lắp đo đếm PCRG Anh sơn-Con cuông 21,240,000 CQT trung gian Hoàng mai 3,695,834 III Các công trình khởi công 13,985 8,720 3,935 1,330 15,987 9,773 4,876 14,879,824,905 13,677 8,466 3,958 1,253 1 Cấp điện cho khu làm việc của Tỉnh Ủy và UBND tỉnh Nghệ An 2,550 2,000 450 100 2,431 2,088 343 2,209,660,173 2,500 2,000 450 50 2 Thang máy số 2 nhà ĐHSX Điện lực Nghệ An ( địa điểm mới ) 560 50 500 10 808 13 795 740,241,408 550 50 500 3 ĐZ trung thế và TBA xã Diễn Cát - huyện Diễn Châu 170 70 80 20 155 59 86 198,314,004 125 108 17 4 Cấp điện cho Công ty xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng 99 500.0 450 50 692 646 628,581,533 500.0 450 50 5 CQT lưới điện và xóa 6 công tơ tổng thị trấn Quỳ Hợp - huyện Quỳ Hợp (gđ2) 300.0 300 452 452 624,750,833 300.0 300 6 Nhà ĐHSX CNĐ Vinh 850.0 600 250 671 454 615,737,094 850.0 600 250 7 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Khai Sơn - huyện Anh Sơn 300 250 30 20 535 291 221 483,896,677 295 250 30 15 8 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nam Thành - huyện Yên Thành 255 160 75 20 448 187 239 405,386,257 255 160 75 20 9 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nam Anh - huyện Nam Đàn 230 140 75 15 333 169 147 300,934,455 230 140 75 15 10 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nam Trung - huyện Nam Đàn 285 190 75 20 383 240 117 374,649,038 282 190 72 20 11 ĐZ trung thế và TBA CQT HTX Khánh Sơn 2, xã Khánh Sơn - huyện Nam Đàn 235 140 75 20 346 182 147 314,001,718 235 140 75 20 12 ĐZ trung thế và TBA CQT HTX Xuân Lâm 2, xã Xuân Lâm - huyện Nam Đàn 300 200 75 25 390 262 101 352,788,465 300 200 75 25 13 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Diễn Hải - huyện Diễn Châu 255 160 75 20 408 198 187 369,796,388 255 160 75 20 14 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Diễn Thọ - huyện Diễn Châu 160 70 75 15 289 91 185 261,162,058 160 70 75 15 15 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Khánh Thành - huyện Yên Thành 315 200 75 40 694 416 229 628,562,238 313 200 73 40 16 Xây dựng TBA Trung gian Lạch Quèn - huyện Quỳnh Lưu 540 400 100 40 660 508 130 562,375,875 540 400 100 40 17 Nâng cấp cải tạo lộ 971 Trung gian Kỳ Sơn lên 35 kV 650 450 150 50 135 123,148,932 650 450 150 50 18 Nâng cấp cải tạo lộ 675 Trung gian Nam Vinh lên 22 kV 420 200 150 70 96 87,151,634 420 200 150 70 19 Cải tạo lộ 671 Trung gian Bắc Vinh từ 6 kV lên 22 kV 420 270 100 50 130 102,443,908 420 270 100 50 20 Nhà khách Điện lực Nghệ An 440 400 40 679 652 617,311,891 440 400 40 21 Lắp đặt tụ bù trung, hạ thế kế hoạch 2007 2,330 700 1,450 180 2,150 600 1,450 2,054,031,022 2,146.3 516.3 1,450 180 22 ĐZ trung thế và TBA CQT CN điện Hưng Nguyên 200 100 75 25 300 135 125 272,997,641 200 100 75 25 23 ĐZ trung thế và TBA CQT CN điện Quỳnh lưu 60 50 10 91 77 82,666,050 60 50 10 24 ĐZ trung thế và TBA CQT CN điện Vinh 50 40 10 64 55 57,790,217 46 40 6 25 ĐZ TT và TBA CQT xã Nghi Thịnh – H. Nghi Lộc 225 100 100 25 339 157 157 308,443,253 225 100 100 25 26 ĐZ TT và TBA CQT xã Hồng Thành - H. Yên Thành 290 100 150 40 405 133 217 367,936,523 290 100 150 40 27 ĐZ TT và TBA CQT xã Minh Hợp – H Quỳ Hợp 140 100 40 209 154 189,214,517 140 100 40 28 ĐZ TT và TBA CQT HTX Lam hồng , xã Ngọc Sơn huyện Thanh Chương 60 50 10 133 116 120,471,127 60 50 10 29 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Thanh Tiên - Thanh Chương 120 100 20 195 171 176,507,380 120 100 20 30 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Nghĩa Dũng - Tân Kỳ 65 50 15 129 108 116,773,737 65 50 15 31 ĐZ trung thế và TBA CQT xã Ngọc Sơn - Quỳnh Lưu 140 100 40 241 184 218,718,927 140 100 40 32 ĐZ trung thế và TBA ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6280.doc
Tài liệu liên quan