Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương

LỜI MỞ ĐẦU Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước hàng năm Nhà nước dùng hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào các ngành các lĩnh vực xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việc quản lý sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả chống lãng phí thất thoát, tiêu cực tham nhũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như mọi công dân rất quan tâm. Quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, đặc bi

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt trong điều kiện môi trường pháp lý các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta. Hải Dương là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, thu không đủ chi. Trong khi đó còn phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển hàng năm quá lớn. Do đó nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết đó là nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Xuất phát từ thực tế đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương” Đề tài gồm 2 chương: Chương I - Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương Chương II - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức về lĩnh vực đầu tư còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Ái Liên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện đề tài này. CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế -xã hội của tỉnh Hải Dương ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1 Điều kiện tự nhiên –xã hội của tỉnh Hải Dương Điều kiện tự nhiên Hải Dương nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 1662 km2. Vị trí địa lí thuận lợi, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường song thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, về đất đai thì phải kể đến diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập, thích hợp với cây lạc, đậu tương, ... Về tài nguyên thiên nhiên : có khối lượng tài nguyên tương đối lớn thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp đặc biệt công nghiệp xây dựng có thể kể đến : Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm. - Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ. - Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa. - Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%. Điều kiện xã hội Cơ sở hạ tầng kĩ thuật +Hệ thống giao thông Hệ thống giao thông thuận lợi và đa dạng kể cả đường bộ, đường sông, đường sắt. Đặc biệt có tuyến quốc lộ 5A từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa. Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km. Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, qui mô cấp I đồng bằng Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn- Kiếp Bạc. Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng. Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Đường huyện có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.có thể nói rằng chất lượng giao thông của tỉnh ngày một được nâng cao rõ rệt đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của việc phát triển kinh tế. Một số tiến bộ khoa học kĩ thuật được phổ biến và áp dụng trong lĩnh vực quản lý và xây dựng giao thông. Và tỉnh Hải Dương vẫn đã và đang tiếp tục huy động các nguồn lực tập trung đầu tư cho việc phát triển giao thông để thật sự tạo ra môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư. +Hệ thống điện Hiện nay mạng lưới điện đã đến 100% số xã và tất cả các thôn xóm các vũng sâu vùng xa 99% số hộ có điện sinh hoạt. Điện thương phẩm cung cấp cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và không ngừng tăng lên. Phụ tải công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện, đồng thời tỉnh sẽ kéo điện đến tận chân hàng rào cho tất cả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động. Hệ thống điện chiếu sáng thị trấn thị tứ, thành phố đang được cải thiện, nhằm làm đẹp cảnh quan đô thị và cũng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch và các nhà đầu tư. + Hệ thống cấp thoát nước Các khu đô thị, khu công nghiệp đã có đủ nước sạch phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt. Hệ thống thóat nứơc thường xuyên được quan tâm đầu tư nâng cấp để đảm bảo cho phát triển bền vững đồng thời đảm bảo đời sống cho nhân dân và đảm bảo vệ sinh môi trường. Cơ sở hạ tầng xã hội +Y tế Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành y tế từ tỉnh xuống cơ sở đã và đang ngày càng được củng cố, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu phòng bệnh chữa bệnh cho nhân dân. Đồng thời sẵn sàng cung cấp tốt các dịch vụ về y tế cho lực lượng lao động đang ngày càng tăng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. + Giáo dục Hoàn thành phổ cập giáo dục giáo dục tiểu học ,phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong đó phường thị trấn đạt 100% xã đạt 90 %. Hệ thống giáo dục gồm : 282 trường mầm non, 278 trường tiểu học, 270 trường THCS, 42 trường THPT, 12 Trung tâm GDTX huyện và 1 TTGDTX tỉnh, 5 trường chuyên nghiệp, 1 trường nghiệp vụ thuộc tỉnh và 1 Công ty Sách-Thiết bị trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Tỉnh Hải Dương đã và đang triển khai các đề án nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. +Văn hoá – thông tin thể dục thể thao Là một địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia như : Đền Kiếp Bạc gắn với tên tuổi Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chùa Côn Sơn với anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Đền thờ nhà giáo Chu Văn An ...và nhiều di tích lịch sử quan trọng khác và hàng năm có hàng ngàn khách trong và ngoài nước đến nghiên cứu tham quan. Gắn liền với đó là một sân gofl 36 lỗ mang tầm cỡ khu vực tạo thành khu du lịch nổi tiếng hấp dẫn. +Về bưu chính viễn thông : đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các trung tâm thiết bị cho các trung tâm bưu điện của tỉnh, huỵên tương đối hiện đại nâng cao chất lượng phục vụ của ngành bưu điện đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, đầu tư cho ngành phát thanh truyền hình ,phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo của các doanh nghiệp. Theo tính toán của niên giám thống kê thì trong năm 2006. Trong đó có 38 nghìn thuê bao điện thoại cố định có dây, 15 nghìn thuê bao điện thoại cố định không dây, 13 nghìn thuê bao di động trả sau và hơn 88 nghìn thuê bao di động trả trước. Đây là năm có mức phát triển thuê bao mới cao nhất, tăng gần gấp rưỡi so với năm 2005. Nhờ vậy, toàn tỉnh đã đạt bình quân 23,5 máy điện thoại/100 dân, tăng gần 5 máy/100 dân so với năm 2005. Trong lĩnh vực thể dục thể thao, Hải Dương là một tỉnh đạt thành tích cao trong các môn bơi lội, bóng chuyền bóng bàn. + Hệ thống quản lí nhà nước Tỉnh Hải Dương có chế độ thu hút và sử dụng nhân tài để tăng cường cán bộ giỏi cho mọi lĩnh vực phát triển kinh tế của tỉnh. + Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường Thường xuyên chú trọng các đề tài khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống, đồng thời tập trung giải quyết các vấn đề về môi trường khi phát triển công nghiệp + Cơ sở hạ tầng cho các ngành dịch vụ Cơ sở vật chất cho ngành thương mại dịch vụ luôn được củng cố tăng cường và phát triển, hình thành các khu trung tâm thương mại dịch vụ, chợ đầu mối, khu sinh thái nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư đến làm ăn + Hệ thống ngân hàng tài chính kho bạc Thường xuyên tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống ngân hàng của tỉnh thành phố, huyện xã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính trong nền kinh tế thị trường. +Tiềm năng về dân số, lao động Hải Dương là một trong những tỉnh có dân số đông 1.723.452 mật độ dân số cao 1320 người /km2. Nguồn lao động dồi dào. Trong đó độ tuổi lao động khoảng gần 1 triệu lao động đây chính là lợi thế của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư. 1.1.2 Những thuận lợi và khó khăn tồn tại trong phát triến kinh xã hội của tỉnh Hải Dương 1.1.2.1 Những thuận lợi của tỉnh Hải Dương trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Hải Dương nằm trong trung tâm công nghiệp và du lịch lớn của miền Bắc, nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế vùng Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông nối liền với hệ thống giao thông quốc gia, có ưu thế hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, khu vực và quốc tế. Hải Dương cũng nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), các tỉnh này đều có những điểm du lịch hấp dẫn, hằng năm thu hút lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài lớn, sự giao lưu giữa 3 địa danh này tạo nên hoạt động du lịch sôi động và đều có sự lưu thông qua Hải Dương. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dầy, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ pH từ 5 - 6,5; tưới tiêu chủ động, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày. Hiện nay, tỉnh Hải Dương đang tích cực phát triển các nghành công nghiệp, tạo ra một môi trường đầu tư tốt, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp. Hiện nay, tỉnh này đã có 8 khu công nghiệp bao gồm : KCN Đại An, Tân Trường, Việt Hòa, Lai Vũ, Phú Thái và KCN Cộng Hòa với tổng diện tích quy hoạch là 1621 ha, mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt tới con số 11 KCN. Tính đến cuối tháng 8 năm 2007, các KCN của tỉnh Hải Dương đã thu hút được 65 hạng mục đầu tư của nước ngoài với số tiền thỏa thuận đầu tư đạt 955 triệu USD  Nguồn tài nguyên du lịch sinh thái của vùng đồng bằng, cái nôi của nền văn minh lúa nước với cảnh quan, hệ sinh thái độc đáo đặc biệt là vùng sinh thái phía Bắc (Chí Linh, vùng núi An Phụ Kinh Môn), nổi tiếng là khu Côn Sơn, núi An Phụ, dãy núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ cùng quần thể các hang động khu sinh học thuộc các xã Duy Tân, Minh Tân, Tân Dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho khai thác, phát triển du lịch. Những lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh rất phong phú: là nơi địa linh nhân kiệt có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống hiếu học và còn lưu giữ nhiều di tích, lịch sử có giá trị, nhiều làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm. Các di tích lịch sử văn hóa có kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, mỗi di tích lại gặp với lễ hội truyền thống, làm phong phú thêm bản sắc dân tộc và là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch đặc sắc, phù hợp với lợi thế của tỉnh. Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, lực lượng trong độ tuổi lao động năm 2002 có gần 92 vạn người, chiếm 54,6% dân số trong tỉnh; lao động làm nông nghiệp chiếm 83%; lao động trong độ tuổi từ 18 - 30 chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 - 20%, lao động phổ thông có trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 60 - 65%; người lao động cần cù, năng động, tiếp thu nắm bắt kỹ thuật nhanh. Như vậy, với những điều kiện thuận lợi mà tỉnh Hải Dương đang có tỉnh sẽ tích cực tháo gỡ mọi rào cản về thủ tục hành chính, thực hiện nhất quán chính sách về đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp một bước cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, trước hết là hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt). Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận Hải Dương. Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh gắn liền với việc phát triển các khu cụm công nghiệp, các điểm du lịch. 1.1.2.2 Những khó khăn tồn tại trong phát triến kinh xã hội của tỉnh Hải Dương Hải Dương là một tỉnh mới được tái lập và đi vào hoạt động từ năm 1997. Với xuất phát điểm còn thấp hơn nữa, thời gian phát triển còn ngắn do đó bước đầu tỉnh đã gặp nhiều khó khăn thử thách. Tuy nền kinh tế có tốc đọ tăng trưởng khá, giai đoạn 1996-2000 đạt tốc độ tăng GDP bình quân 9,2%/năm nhưng cơ cấu kinh tế còn lạc hậu: giá trị nông –lâm- thủy sản chiếm 34,8%, công nghiệp-xây dựng-dịch vụ 28%. Trong nông nghiệp việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa rõ nét.. Nông dân chưa quen với sản xuất hàng hóa, thiếu kiến thức khoa học kĩ thuật, thiếu vốn, chưa đầu tư mạnh dạn cho sản xuất. Công nghiệp địa phương chiếm tỉ trọng nhỏ, xuất phát điểm thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc đầu tư cho phát triển công nghiệp nói chung đúng hướng tuy nhiên một số dự án chưa được tính toán kĩ, chưa chuẩn xác về lựa chọn công nghệ, thiết bị kĩ thuật, thị trường,… Trang thiết bị kĩ thuật, công nghệ sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã cũ kĩ lạc hậu. Thời gian qua tuy có đưa một số công nghệ mới tiên tiến vào nhưng do thiếu vốn và điều kiện cơ sở hạ tầng nên cũng chỉ ở mức trung bình. Công nghiệp chỉ tập trung vào 1 số sản phẩm chế biến quen thuộc: thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, da giày, may mặc… Ngành dịch vụ thương mại ở Hải Dương giai đoạn này còn hạn chế: tổng mức lưu chuyển hàng hóa va dịch vụ xã hội chỉ đạt 10.076 tỷ, tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này chỉ là 162 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các nông sản qua chế biến sơ chế, mặt hàng có hàm lượng kĩ thuật cao hầu như không có. Hoạt động du lịch đơn điệu, hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ còn nhỏ bé, tản mạn tự phát, du lịch chủ yếu là trong nước, nước ngoài còn ít. Như vậy có thể thấy được rằng Hải Dương là 1 tỉnh nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa dạng nhiều ngàn bao gồm cả công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Tuy nhiên trước những năm 2001 kinh tế xã hộ tỉnh còn hạn chế về nhiều mặt. GDP có tăng trưởng cao nhưng tổng GDP vẫn ở mức thấp. Công nghiệp chủ yếu là công nghiệp chế biến, sản xuất hóa chất,… phần lớn dựa vào công nghiệp của trung ương trong khi đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không nhiều. Các nhà máy hầu hết là kĩ thuật công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công còn lớn, không đủ cạnh tranh. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội các mặt còn nghèo nàn, lạc hậu từ hệ thống giao thông, điện, nước… đến các dịch vụ thông tin liên lạc, ngân hàng tín dụng đều chưa đáp ứng yêu cầu của người dân. Tất cả những hạn chế trên có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do thiếu vốn đầu tư. Thiếu vốn đầu tư đã hạn chế rất nhiều khả năng nâng cao năng lực của các ngành, lĩnh vực, thêm vào đó là hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất. như vậy trở thành rào cản lớn của tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư tới địa bàn. Trước những khó khăn và hạn chế của tỉnh, trước những nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước đòi hỏi giai đoạn tới tỉnh cần có giải pháp và chính sách đầu tư hợp lý đăc biệt là đầu tư XDCB để nâng cao cơ sở hạ tầng kĩ thuật tạo điều kiện thuận lợi mở đường thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển và nâng cao. Thực trạng đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2002- 2008 1.2.1 Tình hình đầu tư phát triển của tỉnh Hải Dương 1.2.1.1 Quy mô vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương Vốn đầu tư có vai trò quan trọng góp phần vào việc hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Hải Dương huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư khối lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm.Với các chính sách linh hoạt nhạy bén mà tình hình đầu tư của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn đặc biệt là trong thu hút vốn đầu tư nước ngòai. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 1.1 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 3211 3546 4082 5525 6251 8397 10146 14675 Tốc độ tăng liên hoàn % - 10,43 15,11 35,35 13,14 34,33 20,83 44,63 Tốc độ tăng định gôc % - 10,43 27,12 72,06 94,67 161,5 215,97 357,02 Tổng vốn đầu tư cả nước Tỷ đồng 101973 114738 126558 139831 161635 185102 208100 580000 %Vốn đầu tư Hải Dương/ cả nước % 3,15 3,09 3,22 3,95 3,87 4,54 4,87 2,53 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương Biểu 1: Bảng so sánh tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương với cả nước Tổng vốn đầu tư từ năm 2001-2008 đạt 58.833 tỷ đồng tăng gấp 8,6 lần so với thời kỳ 1991-1995 và gấp 3 lần sơ với giai đoạn 1996-2000, bình quân đạt 6697,13 tỷ đồng/ năm. Có thể nói đây là một bước phát triển đáng ghi nhận mà toàn tỉnh bước vào thực hiện thời kỳ kế hoạch của tỉnh 2005- 2010. Quy mô vốn đầu tư toàn tỉnh có xu hướng gia tăng theo thời gian năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn sau caohơn giai đoạn trước. Có thể thấy vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Hải Dương tăng cùng với tốc độ tăng của cả nước, tỷ trọng vốn đầu tư Hải Dương / cả nước tăng dần qua các năm tăng nhanh nhưng đến năm 2008 giảm 2,34% so với năm 2007. Nhìn chung, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư của cả nước. Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua cho thấy vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh qua các năm có thể thấy như năm 2008 tăng 4529 tỷ đồng so với năm 2007 tức là tăng 44,63 %. Để đạt những thành tích trên là do thời gian qua tỉnh Hải Dương đã tập trung sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư trong toàn xã hội. Với cơ chế đầu tư thông thoáng và ưu đãi đầu tư đầy hấp dẫn đã và đang làm tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra. 1.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương Vốn đầu tư vào Hải Dương bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngòai bao gồm đầu tư trực tiếp và một số nguồn vốn tài trợ khác như ODA, JIBIC, NGO được thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển nhà nước…Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm: -Vốn ngân sách nhà nước -Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước -Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước -Vốn dân doanh -Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương Đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3211 100 3546 100 4082 100 5525 100 6251 100 8397 100 10146 100 14675 100 1.VĐTNSNN 499 15,54 585 16,5 912 22,34 1052 19,04 777 12,43 1054 12,55 1000 9,86 1169 7,96 2. Vốn tín dụng ĐT ĐPTNN 2177 67,79 2059 58,06 1310 32,09 1433 25,93 912 14,59 1068 12,72 1466 14,45 2896 19,73 3. VĐTDNNN 92 2,87 130 3,67 190 4,65 205 3,71 435 6,96 418 4,98 300 2,76 500 3,4 4.Dân doanh 325 10,12 400 11,28 800 19,59 1485 26,88 2855 45,67 4117 49,03 4350 42,87 5610 38,23 5.Đầu tư trực nước ngòai 118 3,68 372 10,49 870 21,33 1350 24,44 1272 20,35 1686 2072 3050 30,06 4500 30,68 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương Có thể thấy trong qua bảng số liệu trên nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2001 chiếm 67,79% nhưng đã giảm dần qua các năm đến 2008 tỷ trọng giảm xuống còn 19,73%. Trong khi đó có thể thấy nguồn vốn dân doanh và nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh qua các năm, như là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2001 chỉ là 3,68 % nhưng đến năm 2008 là 30,68 % tăng 8,3 lần trong 8 năm, bên cạnh đó nguồn vốn dân doanh tăng 10,12 năm 2001 đến 38,23 năm 2008 tăng 3,8 lần. Nguyên nhân dẫn đến hai nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong những năm qua là do cơ chế chính sách mở cửa cũng như môi trường đầu tư hấp dẫn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài mạnh dạn đầu tư bỏ vốn. Bảng 1.3 Bảng so sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 3211 3546 4082 5525 6251 8397 10146 14675 Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Tỷ đồng 499 585 912 1052 777 1054 1000 1169 Tốc độ tăng liên hoàn nguồn vốn NSNN % - 17,23 55,89 15,35 -26,14 35,64 -5,4 16,9 Vốn Đầu tư NSNN/ toàn hội xã hội % 15,54 16,49 22,34 19,04 12,43 12,55 9,85 7,96 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương Biểu 2 : Bảng so sánh vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội Cùng với thu ngân sách nhà nước tăng lên qua các năm kéo theo đó là chi ngân sách nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư phát triển nói chung của tỉnh Hải Dương trong những năm qua cũng không ngừng tăng lên qua các năm, nếu chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (không kể tín dụng đầu tư phát triển nhà nước và vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước) năm 2001 là 499 tỷ đồng thì đến năm 2008 con số này lên gấp đôi và đạt 1169 tỷ đồng, bình quân đạt 881 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng thì cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm cả nguồn ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung uơng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội tương đối ổn định và ít biến động, bình quân chiếm khoảng 14,53 % so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Mặc dù vậy, thực tiễn cho thấy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua nguồn vốn ngân sách nhà nước ngày càng quan trọng, nó quyết định đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh. Bởi trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá chung của cả nước thì đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản tạo lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, xây dựng các cụm khu công nghiệp, xây dựng cầu đường…là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết. Với vai trò định hướng đầu tư phát triển cho các nguồn vốn khác nên hàng năm vốn ngân sách tập trung được huy động khá lớn. Năm 2001 số vốn này là 499 tỷ đồng, tăng mạnh vào năm 2008 là 1169 tỷ đồng. Nhiều công trình sự nghiệp, xã hội đã và đang được xây dựng từ nguồn vốn này: nâng cấp sân thể thao các huyện, các khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc, Đền thờ Nguyễn Trãi,… được nâng cấp, tu bổ; xây dựng nhiều trường học, trạm xá phường, xã… Vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu được phân bổ theo các chương trình mục tiêu dài hạn như chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình giáo dục đào tạo, chương trình nước sạch nông thôn… do đó số vốn này được cấp phát tương đối ổn định hàng năm, vì thế khi tổng số vốn đầu tư XDCB tăng lên thì tỉ trọng của nguồn vốn này cũng tăng ở mức không đáng kể, thậm chí giảm sút. Có thể giải thích cho việc đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tăng nhanh qua các năm là do hoạt động thu ngân sách của tỉnh tăng mạnh. Nhìn vào bảng thu ngân sách sau ta có thể thấy : Bảng 1.4 Hoạt động thu ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương Đơn vị: tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng thu 1277 1310 1709 1831 2510 2925 Thu nội địa (không kể thu dầu thô) 913 956 1337 1452 2000 2347 Thu từ dầu thô - - - - - - Thu từ xuất nhập khẩu 214 236 311 367 510 578 Thu từ viện trợ 150 118 61 12 - - Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương Qua bảng trên tổng thu ngân sách nhà nước tăng dần qua các năm năm 2008 tăng 2,57 lần so với năm 2003 từ 913 tỷ đồng lên 2925 tỷ đồng, trong đó thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu ngân sách nhà nước trung bình khoảng 80%. Thu từ xuất khẩu chiếm tỷ trọng ước khoảng 19% và thu từ viện trợ có xu hướng giảm dần qua các năm đến năm 2007 và 2008 thì bằng không. Qua đó thấy được sự nỗ lực của tỉnh trong tăng thu ngân sách bằng chính nội lực không ỷ lại trông vào viện trợ nước ngoài. Năm 2008 kết quả thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 800 tỷ đồng, vượt 30% dự toán năm, tăng 29% so với năm 2007; thu từ khu vực công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh 150 tỷ đồng, vượt 26,4%, tăng 26%; thu thuế chuyển quyền sử dụng đất 32 tỷ đồng, vượt 88%, tăng 65,8%; thu lệ phí trước bạ 75 tỷ đồng, vượt 63%, tăng gần 29%; thuế thu nhập cá nhân 130 tỷ đồng, vượt 271% tăng hơn 2 lần; thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương 600 tỷ đồng, vượt 80%...Qua đó thấy sự nỗ lực của ngành tỉnh trong việc bám sát chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương; phối hợp tốt với các ngành chức năng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh.         Trong những năm qua tỉnh đã bắt đầu tiếp cận với nguồn vốn đầu tư nước ngoài tuy nhiên khối lượng vốn này dành cho đầu tư xây dựng cơ bản không nhiều Số vốn nước ngoài để đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu là vốn ODA của các tổ chức thế giới như WB,ADB… tuy nhiên tỉ trọng không cao. Đây là nguồn vốn mồi làm tiền đề thu hút nguồn vốn khác. Do đó những năm tới cần có kế hoạch và giải pháp cụ thể để thu hút nguồn vốn này đặc biệt là FDI góp phần khai thác các tiềm năng kinh tế của tỉnh. 1.2.2 Quy mô đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương 1.2.2.1 Quy mô đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương Trong cơ cấu chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước được chia làm 2 phần: Đầu tư xây dựng cơ bản và chi đầu tư phát triển khác. Quy mô chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua không ngừng tăng Bảng 1.5 Cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương theo lĩnh vực Đơn vị : tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Qui mô(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Qui mô(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Qui mô(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Qui mô(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Qui mô(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Qui mô(tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Đầu tư phát triển từ NSNN 912 100 1052 100 777 100 1054 100 1000 100 1169 100 Đầu tư xây dựng cơ bản 906,8 99,43 1045,37 99,37 706,37 90,91 934,26 88,64 819,6 81,96 952,5 81,5 Chi đầu tư phát triển khác 5,2 0,57 6,63 0,63 70,63 9,09 119,74 11,36 180,4 18,04 216,5 18,5 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương Qua bảng số liệu trên có thể thấy quy mô chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua không ngừng tăng từ 906,8 tỷ đồng lên 952,5 tỷ đồng năm 2008 tăng 198,96 tỷ đồng chi bình quân đầu tư xây dựng cơ bản bình quân 919,69 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, chi đầu tư phát triển khác(khoản chi lớn, bảo trì bảo dưỡng các công trình hạ tầng cơ sở, thực hiện các mục tiêu chương trình, các công trình nghiên cứu khoa học…) cũng tăng lên qua các năm, năm 2003 là 5,2 tỷ đồng đến năm 2008 216,5 tỷ đồng bình quân ước đạt 74,3 tỷ đồng/năm. Như vậy trong cơ cấu đầu tư từ ngân sách nhà nước thì đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn, bình quân khoảng 92,05%, còn lại là 7,95% là chi cho hoạt động đầu tmo phát triển khác (chủ yếu là sử dụng cho hoạt động duy tu bảo dưỡng, bảo trì…) Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tập trung chủ yếu vào các công trình trọng điểm của các ngành nông nghiệp, giao thông vận tải, công nghiệp và các công trình xây dựng hạ tầng xã hội( trường học bệnh viện, cơ sở chăm sóc khám chữa bệnh, công trình giữ gìn bảo vệ môi trường, công trình phúc lợi xã hội khác…) Tuy nhiên, xét về xu hướng thì tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng giảm xuống và chi cho hoạt động sự nghiệp có tính chất tăng lên. Điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tạo lập xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương đã từng bước đi vào ổn định và bắt đầu quan tâm đến các hoạt động đầu tư phi vật chất, thực hiện các chương trình mục tiêu xã hội như xoá đói giảm nghèo, nâng cao sức khoẻ nhân dân, nghiên cứu khoa học, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo việc làm… Trong những năm qua tỉnh đã tập trung bỏ vốn đầu tư xây dựng một số công trình lớn phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn như hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hà, xây dựng trạm biến áp ở Chí Linh, Lai Khê, Nghĩa An,...đến năm 2005 khi công trình xây xong thì vốn đầu tư của ngân sách lại giảm. Có thể nói đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình đầu tư phát triển của tỉnh bởi nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn cấp phát vốn nên có xu hướng chung là tăng về khối lượng nhưng lại giảm về tỷ trọng, có như vậy mới tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội và phát huy được tính chủ động và tích cực của tỉnh trong việc thu hút các nguồn vốn khác phục vụ quá trình phát triển của tỉnh. Tuy nhiên có thể thấy rằng mặc dù tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm nhưng nó vẫn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh. Đây vẫn là một nguồn vốn vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.Tỉnh đã tận dụng nguồn vốn này cho các dự án kết cấu hạ tầng, an ninh quốc phòng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Với vai trò quan trọng của mình thì trong thời gian tới đây nguồn vốn ngân sách nhà nước vẫn sẽ là một nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu huy động của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung. Trong những năm qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Hải Dương bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.6 : Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2000-2007 Đơn vị: tỷ đồng STT L._.ĩnh vực đầu tư Vốn TW Vốn NS ĐP Vốn ĐTNN Vốn tín dụng Tổng vốn ĐT Tổng số 3345 2690 1248 4596 11879 I Nông-lâm-thủy lợi 186 429 200 383 1198 1 Nông nghiệp 20 37 0 85 142 2 Lâm nghiệp 16 4 0 28 48 3 Thủy lợi 150 388 200 270 1008 II Giao thông 1161 767 520 1216 3664 1 Đường sắt 555 0 0 0 555 2 Quốc lộ 400 0 200 865 1465 3 Tỉnh lộ 0 327 120 321 768 4 Huyện lộ và đô thị 0 260 0 0 260 5 Giao thông nông thôn 145 130 100 30 405 6 Đường thủy 61 50 100 0 211 III Hệ thống điện 650 60 130 298 1138 1 Điện lực 450 0 0 288 738 2 Điện chiếu sáng đô thị 0 45 20 0 65 3 Điện nông thôn 200 15 110 10 335 IV Y tế 98 62 10 4 174 1 bệnh viện tuyến tỉnh 89 35 10 4 138 2 Bệnh viện tuyến huyện 6 20 0 0 26 3 Trạm y tế xã 3 7 0 0 10 4 Phòng khám tư nhân 0 0 0 0 0 V Giáo dục đào tạo 50 159 10 115 334 1 Nhà trẻ mẫu giáo 0 2 0 0 2 2 Khối THCS, Tiểu học 20 40 0 15 75 3 Khối PTTH 0 82 0 30 112 4 T.chuyên nghiệp, dạy nghề 30 35 10 70 145 VI Văn hóa xã hội-TDTT 78 143 20 155 396 1 Văn hóa 21 23 0 45 89 2 Xã hội 10 30 20 0 60 3 Thông tin 15 10 0 0 25 4 TDTT 32 80 0 110 222 VII Quản lý nhà nước 120 337 0 0 457 VIII KHCN và Bảo vệ MT 13 30 12 0 55 IX Cấp thoát nước 39 99 266 350 754 1 Cấp thoát nước đô thị 0 99 266 150 515 2 Nước sạch và VSMT nông thôn 39 0 0 200 239 X Hạ tầng công nghiệp 18 95 0 550 663 1 Hạ tầng khu CN 6 78 0 400 484 2 Hạ tầng cụm CN 0 17 0 150 167 3 Hạ tầng làng nghề 12 0 0 0 12 XI Xây dựng đô thị và nhà ở 0 349 0 960 1309 1 Xây dựng đô thị và nhà ở 0 349 0 910 1259 2 Xây dựng nhà ở 0 9 0 50 59 XII An ninh quốc phòng 10 25.8 0 0 35.8 XIII Các ngành dịch vụ 922 85 80 565 1652 1 thương mại, dịch vụ, du lịch 75 70 0 395 540 2 Dịch vụ vận tải 135 15 0 120 270 3 Dịch vụ bưu chính viễn thông 522 0 30 50 602 4 NH thương mại và tổ chức TD 190 0 50 0 240 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2006 Trong những năm qua, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã tập trung vào những công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế xã hội trong tỉnh trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế;nông nghiệp, công nghiệp cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải. Bên cạnh đó, cũng giành phần vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, chăm sóc nhân dân, giữ gìn môi trường và các chương trình mục tiêu. Đây cũng là những lĩnh vực đầu tư tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng toàn diện và bền vững. 1.2.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương theo lĩnh vực Bảng 1.7 Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương theo ngành Đơn vị : tỷ đồng Năm 2003 Tỷ trọng (%) 2004 Tỷ trọng (%) 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) Tổng cộng 912 100 1052 100 777 100 1054 100 1000 100 1169 100 Nông nghiệp 213,34 23,4 276,78 26,3 215,15 27,7 194,87 18,5 233,21 23,3 239,16 20,5 Công nghiệp 192,7 21,1 295,63 28,1 145,67 18,8 293,48 27,8 175,41 17,5 187,13 16 GTVT 215,67 23,6 268,15 25,5 156,71 20,16 247,45 23,5 294,54 29,4 354,28 30,33 Y tế 30,56 3,3 50,12 4,8 60,36 7,8 60,13 5,7 45,63 4,5 90,93 7,7 Giáo dục 38,92 4,2 40,13 3,8 59,73 7,7 90,43 8,6 80,65 8,1 76,87 6,5 VHTT 19,23 2,1 14,63 1,4 8,95 1,1 17,93 1,7 20,71 2,1 21,65 1,9 Công cộng đô thị 3,96 0,4 9,51 0,9 15,41 1,9 10,53 1,0 9,67 0,97 12,81 1,1 Quản lý nhà nước 31,31 3,4 25,61 2,4 30,61 3,9 40,25 3,8 78,93 7,9 79,59 6,8 Quy hoạch để chuẩn bị đầu tư 5,98 0,6 4,48 0,4 4,96 0,6 10,63 1,01 8,96 0,9 12,59 1,08 Hỗ trợ DN 12,63 1,3 15,67 1,5 8,97 1,2 15,83 1,49 18,33 1,8 20,99 1,8 Hỗ trợ xã khoá khăn 2,5 0,2 6,5 0,6 13,48 1,7 0 0 0 0 23 1,97 Thanh toán nợ Kho bạc 79 8,6 30,11 2,8 28,11 3,74 72,47 6,9 20 2 36,5 3,17 Khác 66,2 7,8 14,38 1,5 28,89 3,7 0 0 13,96 1,4 13,5 1,15 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2000-2008 tổng mức vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chi là 11.050,183 tỷ đồng. Trong đó chi đầu tư phát triển 3.565,957 tỷ đồng như hoạt động giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp các công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương, +xây kè đắp đê, đánh bắt nuôi trồng. Xuất phát từ đặc trưng tỉnh Hải Dương là một tỉnh nông nghiệp cho nên trong những năm qua đầu tư từ ngân sách nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn bình quân chiếm khoảng 23,3% và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, có thể thấy đầu tư giao thông vận tải chiếm tỷ trọng tương đối lớn trung bình khoảng 25,4%/năm. Trong năm 2003- 2008 tỉnh đã sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nền kinh tế và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn với tổng vốn là 1536,8 tỷ đồng. Nguồn vốn nhà nước tập trung đầu tư theo 4 hướng: Thứ nhất, đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, khôi phục và phát triển mạnh làng nghề. Trong nông nghiệp, với 331 tỷ đồng vốn đầu tư, hệ thống kênh mương tưới, hệ thống điện, máy bơm, trại giống, chương trình dồn ô đổi thửa, phát triển giống cây trồng và vật nuôi đều phát huy hiệu quả, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm diện tích lúa, tăng diện tích cây trồng có giá trị cao, đặc biệt là cây ăn quả như vải thiều. Trong lĩnh vực thuỷ lợi, Tỉnh đầu tư 606 tỷ đồng tập trung chủ yếu cho việc phát triển hạ tầng, đắp được trên 2.475.000 m3 đê gia cố hơn 180.000 m đê khoan sâu, kè trên 132.500 m31 cải tạo và xây mới gần 100 điếm canh đê, nhà quản lý đê, xây dựng trạm bơm,... Cùng với đó, nhiều làng nghề truyền thống được đầu tư khôi phục và phát triển như: gốm, sứ, sản xuất giày, chạm khắc gỗ, thêu ren, tơ tằm... tạo nhiều việc làm cho nhân dân, nhất là lao động nông nhàn. Thứ hai, đầu tư chiều sâu, tăng cường bổ sung từng bước thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành sản xuất công nghiệp; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung. Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 642,75 ha và 8 cụm công nghiệp tập trung với diện tích 504,97ha. Các cụm công nghiệp đã thu hút được 102 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1797 tỷ đồng, dự kiến thu hút khoảng 23.000 lao động. Thứ ba, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tập trung vào các lĩnh vực giao thông, thông tin bưu điện, hạ tầng đô thị, nông thôn, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái. Coi hệ thống giao thông là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế- xã hội. Tỉnh đã đầu tư 2.584 tỷ đồng để phát triển giao thông toàn tỉnh, trong đó riêng giao thông nông thôn là 1.148 tỷ đồng, bê tông hoá, cứng hoá được 7.100 km đường giao thông nông thôn. Đầu tư cho phát triển đô thị và nhà ở đạt 1.813 tỷ đồng, tiêu biểu là 2 khu đô thị mới của Công ty Đầu tư và Xây dựng đô thị Nam Cường với diện tích khoảng 500ha và Khu đô thị- thương mại và du lịch Hà Hải ở phía đông nam thành phố Hải Dương... Thứ tư, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; các chương trình về văn hoá- xã hội, thể dục thể thao. Tổng vốn đầu tư cho mục tiêu này ước đạt 425 tỷ đồng. Cơ sở vật chất và điều kiện học tập tốt đã góp phần đảm bảo 100% số học sinh tiểu học được đi học đúng độ tuổi, 10% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, toàn tỉnh có 100 trường tiểu học và 12 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia,... 1.2.2.3 Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương theo huyện, thành phố Trong thời gian qua nhờ huy động tốt các nguồn lực khối lượng vốn đầu tư tăng nhanh cho phép tỉnh bố trí một khối lượng vốn tương đối lớn phân bổ cho các huyện thành phố. Dưới đây là bảng tổng hợp nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương cho các huyện, thành phố. Bảng 1.8 Bảng tổng hợp nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương theo huyện, thành phố Đơn vị : Tỷ đồng Huyện thành phố 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Qui mô Tỷ trọng (%) Tổng số 912 100 1052 100 777 1054 100 1000 100 1169 100 Hải Dương 142,52 15,63 165,32 15,71 101,23 13,02 159,23 15,1 123,63 12,36 175,23 14,9 Chí Linh 79,13 8,67 124,44 11,83 98,15 12,63 115,69 10,97 76,81 7,68 83,96 14,9 Kim Thành 57,63 6,32 45,93 4,36 31,13 4,0 67,83 6,43 59,78 5,98 79,63 6,81 Kinh Môn 96,51 10,6 101,36 9,63 96,12 12,37 101,29 9,61 95,97 9,6 89,93 7,7 Nam Sách 90,42 9,91 104,65 9,95 98,23 12,64 115,32 10,94 86,13 8,61 101,29 8,75 Thanh Hà 68,71 7,53 75,61 7,18 60,14 7,74 79,83 7,6 83,29 8,33 86,27 7,38 Cẩm Giàng 40,27 4,41 85,28 8,1 90,23 11,61 80,56 7,64 101,83 10,18 95,29 8,15 Bình Giang 69,87 7,7 63,48 6,03 40,21 5,17 70,81 6,71 90,11 9,1 99,63 8,52 Tứ Kỳ 50,11 5,5 59,13 5,62 30,11 3,87 39,21 3,72 95,46 9,55 101,23 8,66 Gia Lộc 49,87 5,45 64,53 6,13 54,21 6,9 50,65 4,8 67,54 6,75 79,83 6,83 Ninh Giang 69,78 7,65 93,16 8,85 31,11 4,0 93,71 8,9 90,68 9,06 102,65 8,78 Thanh Miện 98,18 10,63 69,11 6,61 46,13 6,05 79,87 7,58 28,6 2,8 74,09 6,34 Nguồn : Sở Tài Chính Hải Dương Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp trên cho ta thấy việc quản lý sử dụng vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được cải thiện đáng kể qua các năm, việc lập kế hoạch vốn đầu tư cũng đã từng bước phù hợp với yêu cầu thực tế và vốn đầu tư thực hiện cũng bám sát với kế hoạch vốn đầu tư được phê duyệt đầu năm. Trong giai đoạn từ 2003 -2008 Hải Dương đã phân bổ 5964 tỷ đồng cho các huyện, thành phố trung bình khoảng 994 tỷ đồng/ năm/huyện, thành phố. Có thể thấy, một lượng vốn lớn ngân sách nhà nước phân bổ cho thành phố Hải Dương trung bình khoảng 14,5%/năm. Bởi đây là trung tâm kinh tế, văn hoá của cả tỉnh nên dành được nhiều ưu tiên phát triển hơn so với các huyện. Bên cạnh đó, phân bổ cho các huyện như Nam Sách, Kinh Môn, Chí Linh, Cẩm Giàng chiếm tỷ trọng khá lớn ước khoảng 10%/năm/huyện, bởi các huyện này có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Có thể kể đến một số khu công nghiệp như KCN Nam Sách, Đại An, Phúc Điền, Phú Thái, Tân Trường. Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung xây dựng các công trình trọng điểm đặc biết là các khu công nghiệp. Còn như một số huyện như Thanh Miện, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang là huyện thuần nông cho nên việc phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng rất thấp xấp xỉ khoảng 5%/năm/huyện trong tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ về cho các huyện, thành phố. Việc phân bổ hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước giúp cho các huyện hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng các công trình quan trọng như : các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, cầu cống, trạm bơm hạ tầng du lịch được đưa vào khai thác sử dụng phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, mở rộng nâng cấp các công trình giao thông vận tải. Nhiều dự án, công trình mới được khởi công xây dựng trong đó có thể kể đến như Cầu Ràm, cầu Bía, hệ thống thoát nước TP Hải Dương (vốn ODA Cộng hòa Liên bang Đức) và Nhà máy Chế biến rác hữu cơ (vốn ODA Tây Ban Nha). Trong đó, dự án cầu Ràm và cầu Bìa đang được hoàn chỉnh. Dự án thoát nước TP Hải Dương đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và dự án Nhà máy Chế biến rác hữu cơ đang tổ chức đấu thầu quốc tế. Một số khu vực đạt kết quả thực hiện đầu tư khá là hệ thống đê, kè, cống khoảng 20 tỷ đồng, tăng gấp đôi kế hoạch. Hệ thống thủy nông, trạm bơm hơn 8 tỷ đồng, tăng 137,7%. Hệ thống giáo dục hơn 18 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần. Tỉnh ta tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Hợp Thanh, cầu và đường 188, hệ thống đường gom ven quốc lộ 5A, đường 17A, cầu Vạn và một số tuyến đường chuyển tiếp của các huyện như đường 20A (Ninh Giang), đường nội thị trấn Cẩm Giàng, Thanh Hà và Nam Sách… Bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước các huyện thành phố đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các cụm khu công nghiệp. Tổng số vốn đầu tư hạ tầng trong các khu công nghiệp đã thực hiện đến nay là 1.219 tỷ đồng (dự kiến tổng vốn đầu tư là 2.044 tỷ đồng), đạt 60%. Bên cạnh đó, ngân sách tỉnh đã chi khoảng trên 50 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp như hệ thống điện, thoát nước, đường gom... Đã có 6 khu cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, các khu còn lại đang khẩn trương hoàn thành để thu hút đầu tư. Trong hoạt động đầu tư UBND tỉnh chỉ quản lý toàn diện đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và tạo khung pháp lý cùng chính sách hỗ trợ cần thiết cho các nhà đầu tư. UBND tỉnh không trực tiếp quyết định đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư của thành phần kinh tế khác. Thực hiện cơ chế kiểm tra giám sát đánh giá quản lý đầu tư theo quy hoạch để thực hiện tốt hơn hoạt động đầu tư, giảm bớt thất thoát lãng phí trong đầu tư. Tăng cường vai trò của các cấp coi trọng sự giám sát của cộng đồng và tổ chức xã hội. 1.3 Đánh giá đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương 1.3.1 Các kết quả đã đạt được và nguyên nhân của các kết quả đã đạt được 1.3.1.1 Các kết quả đã đạt được Về giá trị tài sản mới tăng thêm các ngành lĩnh vực Vốn đầu tư phát triển ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản tạo lập các công trình cơ sở hạ tầng, khối lượng tài sản cố định huy động qua các năm đều tăng phục vụ một cách tích cực và trực tiếp cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bảng 1.9 Giá trị tài sản cố định mới tăng thêm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 2772900 3822040 4024822 4880256 5044383 5501445 Nông nghiệp và Lâm nghiệp 88825 331937 101276 126592 280000 300100 Thủy sản 8248 83084 15006 130635 7500 8600 Công nghiệp khai thác mỏ 62491 31169 46044 37350 25000 30000 Công nghiệp chế biến 497642 841103 1122479 1355452 1900224 2100280 SX và phân phối điện, nước 643231 430000 424970 300191 300000 321000 Xây dựng 533028 740821 728082 609474 326965 625350 Thương nghiệp, sửa chữa 163068 70420 139717 346160 200280 150000 Khách sạn và nhà hàng 11015 21208 34136 24626 7810 6100 Vận tải kho bãi và t.tin liên lạc 214166 731168 796535 698599 456191 828400 Tài chính tín dụng 47532 7525 3130 40000 - 75000 HĐ khoa học và công nghệ 2792 5000 1350 1400 - 16780 HĐ KDTS và dịch vụ tư vấn 201269 225000 - 6151 - 12545 Quản lý Nhà nước và ANQP 29820 11741 57142 71088 30300 35200 Giao dục và đào tạo 36799 11370 24535 10000 34538 47890 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 10278 1819 13560 13975 49800 45500 Hoạt động văn hóa thể thao 13958 7233 46900 50000 59775 60,000 HĐ Đảng, đoàn thể và hiệp hội 5710 3000 5000 3000 6000 11000 HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 203028 268442 464960 1055581 1360000 838,700 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương Nhờ thực hiện tốt đầu tư từ ngân sách nhà nước đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản mà giá trị tài sản cố định của nền kinh tế cũng tăng lên đáng kể. Có thể thấy giá trị tài sản cố định tăng gấp đôi từ năm 2002 chỉ có 2772 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 tăng 5501tỷ đồng. Do có độ trễ trong hoạt động đầu tư nên giá trị tài sản cố định tăng thêm không phản ánh được hoàn toàn chính xác số vốn đã bỏ ra đầu tư. Tuy nhiên trong giai đoạn 2001-2007 thì giá trị tài sản cố định cho tất cả các ngành các lĩnh vực trong nền kinh tế đã tăng đáng kể. Tác động tác động đến tăng trưởng kinh tế Với tổng lượng vốn đầu tư tăng liên tục qua các năm đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước nhờ đó mà tổng sản phẩm GDP của toàn tỉnh giai đoạn qua đã có những bước tăng trưởng đáng kể, GDP năm 2007 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2000, nếu năm 2000 tốc độ tăng trưởng chỉ là 9,5% / năm thì năm 2008 là 12,5%/ năm. Bảng 1.10 Tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưởng GDP theo 3 khu vực kinh tế( theo giá so sánh năm 1994) Năm Đơn vị 1997 2000 2002 2004 2007 2008 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội Tỷ đồng 1597 2911 3546 5525 8397 10146 Vốn đầu tư từ NSNN Tỷ đồng 220 415 585 1052 1000 1169 Tốc độ tăng trưởng (% năm trước =100) GDP % 12,3 9,5 12,2 9,2 11,5 12,5 Nông lâm thủy sản % 5,8 4,9 5,2 4,3 3,2 2,1 Công nghiệp xây dựng % 10,7 16,5 19,6 11,3 14,6 17,5 Dịch vụ % 14,8 5,6 9,1 10,5 14 18 Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Hải Dương Khu vực nông nghiệp nông thôn đã chuyển biến theo hướng tích cực : diện tích năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng lên đáng kể. Diện tích vụ đông đạt 46%. Năng suất lúa trung bình đạt từ 111 tạ/ha lên 123 tạ sản lượng lương thực bình quân đầu người là 502kg/năm( tăng 4kg/người) sản lượng rau gấp 1,7 lần, giá trị sản xuất trên 1ha đất đạt 37 triệu đồng. Chăn nuôi thủy sản phát triển khá; giá trị sản xuất bình quân tăng 10%/ năm trong đó chăn nuôi tăng 8,9%/ năm, thuỷ sản tăng 14,4%/năm. So với năm 2000, năm 2008 đàn lợn tăng 60,23% bình quân tăng 7,4% / năm đàn bò tăng 72,1% bình quân tăng 5,7%/năm đàn gia cầm tuy bị ảnh hưởng khá nặng nề của dịch cúm gia cầm vẫn tăng 11,4% bình quân tăng 1,8%. Sản lượng thịt năm 2008 tăng 153,7% so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng 9,1%/năm. Sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước đạt 34,9 ngàn tấn, tăng 149,8% so với năm 2000, bình quân mỗi năm tăng 15,8% trong đó sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng bình quân 17,3%; sản lượng thuỷ sản đánh bắt tăng bình quân 4,8%/năm. Cơ cấu sản lượng đã có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng sản lượng nuôi trồng từ 82,8% năm 2000 lên 95,4% năm 2008. Sản xuất chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ tận dụng sản phẩm phụ sang chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Các loại giống cho năng suất cao được nuôi trồng ngày càng nhiều và phổ biến như tôm càng xanh, chép lai, các chim trắng, ,,, Khu vực công nghiệp xây dựng phát triển với tốc độ cao: Bằng ngùôn vốn ngân sách nhà nước trong những năm qua tỉnh Hải Dương đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tăng cường vốn cho sản xuất công nghiệp. Công nghiệp khai thác đạt 19%/năm ( so với 6%/năm mục tiêu đề ra) Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm đạt 22,7%/năm(so với 10%mục tiêu đề ra) Công nghiệp cơ khí điện tử gia công kim khí đạt 41,2% (so với 17%mục tiêu đề ra) Công nghiệp vật liệu xây dựng đạt 11,4% (so với 12%mục tiêu đề ra) công nghiệp dệt may da giày đạt 23,7% so với (25%) Công nghiệp điện nước đạt 27,9% (so với 12%mục tiêu đề ra) Khu vực dịch vụ có chuyển biến tích cực: Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tăng bình quân 11,1%/năm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 377,9 triệu USD tăng 18%/năm (mục tiêu là 300 triệu USD) tổng mức bán lẻ tăng bình quân 8,7%/năm. Hoạt động du lịch ngày càng có chuyển biến tốt doanh thu bình quân tăng 20,1%/năm. Hoạt động vận tải có những dấu hiệu khả quan đáng mừng, giá trị sản xuất ngành vận tải tăng bình quân 16,6%/năm trong đó vận tải đường bộ tăng 19,5%. Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, giá trị sản xuất tăng 11,5%/năm, doanh thu tăng 31,7%/năm. Hoạt động tín dụng ngân hàng được đổi mới lành mạnh hoá. Vốn huy động trên địa bàn tăng bình quân 24,2%/năm. Dịch vụ ngân hàng ngày càng phong phú đa dạng đáp ứng được với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, các nguồn vốn cho vay trung và dài hạn, xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được quan tâm thoả đáng. Tổng dư nợ tín dụng tăng bình quân28,6%/năm. Đặc biệt hoạt động kinh doanh bất động sản và tư vấn bước đầu đi vào phát triển và ổn định. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhờ đầu tư có trọng điểm có quy hoạch có chất lượng, ưu tiên tập trung các ngành các lĩnh vực đem lại hiệu quả kinh tế cao, có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà cơ cấu kinh tế của tỉnh thời gian qua đã có những bước chuyển biến tích cực. Tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản giảm từ 34,8% năm 2000 xuống còn còn 25,5% năm 2007; khu vực công nghiệp- xây dựng tăng từ 36,6% lên 42% năm 2008; khu vực dịch vụ tăng từ 28,0% lên 38,5% năm 2008. Bảng 1.11 Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế Đơn vị: % Năm Chỉ tiêu 2000 2003 2006 2007 2008 Nông-lâm-thuỷ sản 34,8 30,0 26,8 25,5 19,5 Công nghiệp-xây dựng 37,2 41,5 43,7 44 42 Dịch vụ 28,0 28,5 29,5 30,5 38,5 Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Dương Sự chuyển dịch này không chỉ diễn ra trên toàn bộ nền kinh tế mà còn diễn ra trong nội bộ các ngành :Cụ thể là Trong khu vực nông - lâm -thuỷ sản Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, chăn nuôi thuỷ sản tăng;tỷ trọng GTSX nông nghiệp từ 95,5% năm 2000 xuống còn 90,6% năm 2008 tương ứng tỷ trọng lâm nghiệp từ 0,45% giảm xuống còn 0,3% và tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 3,9% lên 9,5%. Sản xuất nông nghiệp bước đầu đã chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá. Xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có tác động đến tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Năm 2000, cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt chăn nuôi- dịch vụ nông nghiệp là 75,8%-22,1%-2,1%; năm 2008 là 63%-32,7%-4,3%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có tốc độ tăng bình quân là 7,5%/năm ngành trông trọt tăng 2,6%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn biến chủ yếu từ trồng trọt sang chăn nuôi. Trong lĩnh vực thuỷ sản, tỷ trọng nuôi trồng thâm canh tăng, tỷ trọng đánh bắt giảm dần. Nuôi trồng thuỷ sản đã trở thành phong trào và phát triển khá là mạnh mẽ những mô hình kinh tế hàng hoá với sự tham gia của các loại hình và các thành phần kinh tế. Trong khu vực công nghiệp Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp diễn ra theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác; công nghiệp điện nước tương đối ổn định. Cơ cấu các ngành công nghiệp khai thác- chế biến- điện nước chuyển từ 2,6%- 73,8%- 23,57% sang 2,28%-75%. Tuy nhiên sự chuyển dịch nhìn chung còn chậm. Trong khu vực dịch vụ Khu vực này tuy đã có bước phát triển nhưng chưa thực sự phát huy được chức năng điều tiết vĩ mô. Trong những năm qua tuy số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng vẫn thường xuyên tăng lên những tỷ trọng của khu vực này còn tương đối thấp chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Năm 2007 chỉ tăng 2,5% so với năm 2000 quá thấp so với cả nước, tỷ trọng của các ngành như khách hàng du lịch, nhà hàng, vận tải bưu điện, viễn thông, tư vấn xúc tiến sản xuất, công nghệ thông tin, xuất khẩu dịch vụ.. phát triển còn tương đối chậm, hoạt động kinh doanh bất động sản im ắng trong mấy năm nay. Tác động đến môi trường đầu tư Ngân sách nhà nước tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nên môi trường đầu tư của tỉnh đã và đang được cải thiện một cách rõ rệt, mạng lưới giao thông đường bộ được phân bố tương đối hợp lý. Trong nhiều năm qua, tỉnh Hải Dương đã tập trung đầu tư để nâng cấp đường giao thông do tỉnh, huyện quản lý rải nhựa thường xuyên duy tu sửa chữa được nhiều tuyến đường liên hệ liên xã, liên thôn. Đường giao thông nông thôn được tập trung chỉ đạo xây dựng và cải tạo khá nhanh các đường trục xã được nâng cấp rải nhựa bê tông xi măng và vỉa gạch nghiêng.Toàn tỉnh hiện có 2.159 km đường giao thông, trong đó: đường do Trung ương quản lý là 110 km, chiếm 5,09%; đường do tỉnh quản lý là 258 km, chiếm 11,94%; đường do huyện quản lý là 415 km, chiếm 19,22% và đường do xã, thị trấn quản lý là 1.376 km, chiếm 63,73% . Về chất lượng đường: Ðường nhựa chiếm 25,5%, còn lại là đường cấp phối và đường đất. Nhờ có môi trường đầu tư đã được thay đổi và liên tục được cải thiện đáp ứng được yêu cầu phát triển khuyến khích các thành phần kinh tế chủ động tự tin trong việc bổ vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Có thể thấy bộ mặt xã hội ngày càng được cải thiện, điều kiện sinh hoạt của người dân ngày một được nâng cao: 100% số xã có điện lưới; 100% số xã có ôtô đến trung tâm xã, nhiều xã thị trấn đã có nước sạch phục vụ sinh hoạt. Ngoài các yếu tố trên, cùng với kết cấu hạ tầng như trường học, trạm xá, đài phát thanh, truyền hình,.. được đầu tư lớn cũng làm thay đổi bộ mặt xã hội của tỉnh Hải Dương. Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tỉnh Hải Dương đã phối hợp với các công ty để mở rộng dung lượng POP, phát triển mạng lưới mới các dịch vụ thế hệ mới NGN, các dịch vụ 1719, 1800, 1900 Mega Wan, Mega VNN để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt là hệ thống Mega VNN đã giúp cho các doanh nghiệp các nhà đầu tư thực hiện tốt các chương trình quản lý truyền số liệu và phương tiện hệ thống. Nhờ có môi trường đầu tư đã được thay đổi và liên tục được cải thiện đáp ứng yêu cầu phát triển đã khuyến khích được các thành phần kinh tế chủ động tự tin trong việc bỏ vốn sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế cá thể tăng dần qua các năm, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước giảm dần ( năm 2000 là 37,9%, năm 2007 là 19,8%) tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn giữ mức trên 50%; tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, năm 2000 là 4,3% năm 2007 lên 14,1%. Tính đến hết năm 2008 trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 187 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn 2 tỷ 174 triệu USD. Trong những năm gần đây, các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tăng lên đáng kể; hiện có 20 doanh nghiệp hoạt động trong trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tập trung chủ yếu tại các Khu công nghiệp, với số vốn đầu tư 620,1 triệu USD, chiếm 28,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn. Các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin tập trung vào Công nghiệp phần cứng - điện tử, chủ yếu đến từ các quốc gia như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Nhìn chung, các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn đều tích cực triển khai đầu tư. Các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ 2007 trở về trước đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, một số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đầu năm 2008 đang triển khai xây dựng. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh tương đối ổn định như Công ty TNHH Sumidenso, Công ty TNHH Brother, Công ty TNHH UMC, IQLinks…Do vậy trong thời gian qua chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI) Hải Dương đã cải thiện đáng kể như sau: Bảng 1.12 : Điểm PCI 2007 và 2006 của Hải Dương so với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Tỉnh Điểm PCI 2007 Thứ hạng PCI 2007 ĐiểmPCI 2006 Thay đổi điểm PCI 2007 so với PCI 2006 Hải Dương 52,23 37 49,82 3,37 Hà Nội 57,63 27 50,14 6,59 TP Hồ Chí Minh 64,83 10 64,75 0,08 Nguồn : VCCI, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2006 và năm 2007 Bên cạnh đó việc giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng được cải thiện đáng kể. Trong 5 năm 2002-2006 tổng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Hải Dương được giải ngân trên 5,1 triệu USD tăng gấp 3 lần so vơi giai đoạn 1996-2000. Nguồn vốn ODA được giải ngân chủ yếu từ cá dự án như : nâng cấp cải tạo quốc lộ 37, quốc lộ 38, hoàn thành các nút giao thông cầu vượt, dự án nâng cao hiệu quả sử dụng khai thác quốc lộ 5A, đầu tư nâng cấp 101km đường tỉnh, đầu tư xây dựng 171km đường huyện thị và thành phố, đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường Tây Nam, và đường vành đai phía Nam thành phố Hải Dương. Xây dựng hệ thống điện như mở rộng trạm biến áp Đồng Niên, xây dựng trạm biến áp 110KV Chí Linh, Lai Khê, Nghĩa An… và một số trạm biến áp khác. Đầu tư xây dựng hệ thống chiếu sáng các tuyến đường nội thị thành phố Hải Dương, thị trấn Nam Sách, Thanh Hà, Sặt, Phú Thái, Sao Đỏ…tập trung xây dựng mới 642km và cải tạo 302 km đường dây trung thế, 1500 km đường dây hạ thế, xây dựng 112 km đường cao thế 110-220KV. Đến nay hệ thống điện của tỉnh đã có 6 trạm biến thế 110/35 KV với tổng dung lượng 247.600 KVA,13 trạm trung gian 35/10KV với tổng dung lượng 35.260 KVA, 1.274 trạm biến áp phụ tải dung lượng 358.610 KVA, 125,9 km đường dây 110KV; 1.300 km đường dây 35KV và 10 KV . Bằng nguồn vốn ODA tỉnh Hải Dương đã cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp thoát nước của thành phố, đưa vào sử dụng 36 trạm cấp nước, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân ở các vùng nông thôn. Về giải quyết việc làm Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cùng với sự quan tâm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tỉnh Hải Dương đã thực hiện đầu tư quy hoạch xây dựng các khu và cụm công nghiệp tập trung với tỷ lệ lấp đầy cao như khu công nghiệp Phúc Điền, Nam Sách, Việt Hoà –Kenmax,… đã đem lại hàng ngàn việc làm mỗi năm góp phần giải quyết vấn đề lao động, việc làm tại các địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 5% và tăng thời gian lao động nông thôn lên 80,5% vào năm 2007. Chỉ tính riêng các doanh nghiệp FDI cuối năm 2001 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo 5455 việc làm trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp .Riêng năm 2006 các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đã giải quyết việc làm cho trên 9000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tại địa phương và không ngừng nâng cao mức thu nhập bình quân vào khoảng 90-95 USD /tháng. Không chỉ tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động mà nhờ hoạt động đầu tư đúng hướng, đúng trọng điểm mà cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế cũng có sự chuyển hướng tích cực. Bảng 1.13 : Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế Đơn vị tính: % Năm 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Nông- lâm- thuỷ sản 80,3 77,1 73,9 70,5 67,5 65,7 Công nghiệp- xây dựng 10,5 12,0 13,5 15,8 18,2 18,7 Dịch vụ 9,2 10,9 12,6 13,7 13,7 13,9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương Cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp giảm từ 80,3% năm 2000 xuống._. tế đặc biệt là các dự án đầu tư XDCB có vốn từ ngân sách nhà nướcthì khâu thẩm định dự án đầu tư XDCB càng đóng vai trò quan trọng. Việc thẩm định, phân tích các khía cạnh về quy hoạch xây dựng, phương án kiến trúc công nghệ, sử dụng tài nguyên, đất đai, tính khả thi và hiệu quả,… đảm bảo cho quán tình sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi cho nền kinh tế cũng như chủ đầu tư. Bởi thế nâng cao chất lượng công tác thẩm định là vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quản quản lý đầu tư XDCB. Việc thẩm định chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các cán bộ, chuyên gia trục tiếp thực hiện công tác này do đó chất lượng của công tác thẩm định phụ thuộc phần lớn ở năng lực, trình độ chuyên môn của những người làm công tác thẩm định. Cần thường xuyên cập nhật các thông tin về văn bản pháp luật mới, đưa cán bộ đi học tập kiến thức mới, kinh nghiệm mới trên Bộ Kế hoạch Đầu tư và các tỉnh bạn. Từ đó mới có thể tham mưu đề xuất với UBND thành phố để đưa ra các quyết định đầu tư chính xác đảm bảo hiệu quả đồng vốn đầu tư bỏ ra. Xây dựng hệ thống quy trình thẩm định rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan trên cơ sở bám sát theo các tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Hướng dẫn các chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ trình duyệt dự án chính xác rõ ràng để giảm thiểu công việc và làm dễ dàng hơn cho công tác thẩm định. Trong thời gian qua đã có rất nhiều trường hợp hồ sơ dự án mắc nhiều lỗi sai thuật ngữ, chủ đầu tư cố tình thêm chi tiết để được cấp thêm vốn,… gây khó khăn cho cán bộ thẩm định. Cần có sự phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các cơ quan ban ngành chuyên môn như Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc thẩm định các dự án thuộc chuyên ngành họ quản lý. Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật Trong những năm qua, hệ thống chỉ tiêu định mức đơn giá được bổ sung sửa đổi cho phù hợp với thực tế xây dựng. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống giá cả biến động liên tục, để đảm bảo cho quản lý được chi phí đầu tư xây dựng Nhà nước cần: Sửa đổi bổ sung những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lạc hậu không phù hợp, nghiên cứu ban hành hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phục vụ cho việc xác định chi phí dự án như suất vốn đầu tư xây dựng công trình. Hoàn thiện định mức đơn giá hiện hành theo hướng phù hợp thực tế thi công và thông lệ quốc tế, tiến tới hội nhập với thông lệ quốc tế, thực hiện giá cả xây dựng theo thị trường. 2.2.4 Quản lý tốt việc cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư Cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Việc cấp phát vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình phù hợp với tiến độ thi công của các hạn mục công trình, tránh tình trạng cấp phát vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Việc cấp phát vốn tràn lan thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xâu dựng công trình đó, nhưng lại thiếu vốn cho công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng không thanh quyết toán được công trình nới thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng ăn trước trả sau) dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ. Đây là hiện tượng xin ứng trước vốn khi mà khối lượng công trình thực hiện chưa đảm bảo chưa thực hiện nghiệm thu. Nghiệm thu khối lượng nới lỏng gây nên thất thoát lãng phí và chất lượng công trình kém hiệu quả. Nghiệm thu công trình nới lỏng có thể do trình độ năng lực yếu kém của cán bộ quản lý, hoặc cũng có thể do có sự liên kết giữa các bên thi công và bên nghiệm thu để ăn bớt khối lượng công trìn, chất lượng công trình thì không đảm bảo, không đúng thiết kế nhưng vẫn nghiệm thu. Công tác cấp phát vốn đầu tư có thể theo hướng cụ thể như sau để đảm bảo vốn cho các công trình có thể thực hiện theo đúng tiến độ: Dành 40% để thanh toán nợ xây dựng cơ bản hoàn thành Dành 45% để phân bổ cho các công trình chuyển tiếp Dành 15% để phân bổ cho các công trình mới đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định Đảm bảo đủ vốn để hoàn thành công trình nhóm C trong 2 năm công trình nhóm B trong 4 năm kể từ khi khởi công. Mặt khác, cần nâng cao chuyên môn của các cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đề cao phẩm chất của cán bộ quản lý, đảm bảo cho công tác nghiệm thu công trình đúng với thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình đưa vào sử dụng, qua đó nâng cao chất lượng thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện bảo hành công trình theo đúng quy định của nhà nước về quản lý và đầu tư xây dựng. 2.2.5 Đổi mới cơ chế giám sát, thanh tra kiểm toán đối với hoạt động đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luật Ngân sách nhà nước cũng như các văn bản pháp quy có liên quan đến đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đã quy định rất chặt chẽ quy trình, cơ chế quản lý đầu tư từ khâu lập kế hoạch, xét duyệt, thẩm định kế hoạch, dự án đến khâu cấp pháp quản lý vốn và quyết toán. Nói chung quy trình thủ tục đại bộ phận các cơ quan đơn vị liên quan đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Nhiều khi còn mang tính chất hình thức, đầu tư còn dàn trải theo cảm tính, thất thoát còn lớn, hiện tượng tiêu cực, tham nhũng còn xảy ra, nguồn vốn ngân sách nhà nước chưa được sử dụng có hiệu quả. Do đó cần hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước như sau: Thứ nhất, đổi mới công tác kiểm tra đối với hoạt động đầu tư từ ngùôn vốn ngân sách nhà nước: Kiểm tra là chức năng chủ yếu của quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng là vũ khí để đảm bảo chất lượng công việc, chống thất thoát tiêu cực trong đầu tư. Ngăn ngừa phát hiện những sai sót trong lập kế hoạch dự toán đầu tư, bảo đảm chất lượng đầu tư, chống tiêu cực tham nhũng.Thuc đẩy việc khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Bảo đảm thi hành đúng đắn nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong đầu tư, sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Góp phần thúc đẩy việc thực hiện kỷ cương trật tư trong đầu tư và sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, làm lành mạnh hoá các quan hệ tài chính. Cần thực hiện kiểm tra ngay từ khâu sáng kiến dự án đầu tư, lập kế hoạch đầu tư, khâu kế hoạch hoá, khâu thi công, kiểm tra chất lượng vật liệu, công trình theo thiết kế, kiểm tra quyết toán. Thứ hai, đổi mới công tác giám sát quá trình thi công thực hiện đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cần thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu vào đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Giám sát khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. Đặc biệt trong cơ chế giám sát cần kiên quyết thực hiện khi dự án chưa làm rõ hiệu quả và tính khả thi không phê duyệt, không điều chỉnh dự án, nội dung đầu tư khi chưa có sự giám sát chặt chẽ và phân tích kỹ các yếu tố điều kiện thay đổi. Không cấp phát vốn tuỳ tiện khi chưa có sự phân tích giám sát chặt chẽ nghiêm sự tuân thủ quy chế. Thứ ba, đổi mới hoạt động thanh tra trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Cần kết hợp với cơ quan thanh tra các cấp, các loại hình thanh tra đối với hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cần thay đổi nhận thức đối với công tác thanh tra. Coi đây là công việc quản lý nhằm chống tiêu cực tham nhũng, chống thất thoát lãng phí, do đó mà nó cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình thi công kết hợp với thanh tra thường xuyên với thanh tra đột xuất, thanh tra toàn diện với thanh tra cục bộ. Cần phải có thái độ cương quyết, nghiêm túc trung thực thẳng thắn trong công tác thanh tra. Thứ tư, tăng cường hoạt động kiểm toán đối với đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Kiểm toán nhà nước có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ vai trò của kiểm toán mà trước tiên chúng ta cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động kiểm toán nhà nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi để Kiểm toán nhà nước được báo cáo quyết toán các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nếu có thể thực hiện kiểm toán cả dự toán kế hoạch và quyết toán. Mặt khác, cần nâng cao nhận thức và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy chế lập, thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách nhà nước. Cần đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên đồng thời xây dựng phương pháp kiểm toán tiên tiến hiện đại và trang bị phương tiện hiện đại cho kiểm toán viên. 2.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư xây dựng trong các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước Công tác thanh tra kiểm tra giám sát đánh giá đầu tư xây dựng là một nhiệm vụ cần thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện uốn nắn những sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng để đảm bảo công tác đầu tư xây dựng đem lại hiệu quả cao. Do vậy, thanh tra kiểm tra giá sát trong đầu tư xây dựng phải thực hiện thường xuyên liên tục ở tất cả các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, và đến khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Thanh tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả của công trình dự án sau này, tránh lãng phí kho mà dự án không khả thi, việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu quả của dự án, công trình địa điểm thực hiện dự án xây dựng công trình. Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tư cần tiến hành thường xuyên liên tục kết hợp với kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất kỳ khi thấy có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ dự án cũng như chất lượng công trình được đảm bảo đúng thiết kế và dự toán được duyệt. Thanh tra kiểm tra ở giai đoạn vận hành, khai thác công trình cần tập trung vào việc xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án, công trình qua đó nhận định và giải quyết kịp thời những phát sinh ảnh hưởng tới hiệu quả trong khai thác công trình. Trước hết, UBND tỉnh cần phải kiện toàn lực lượng thanh tra kiểm tra công tác đầu tư xây dựng đủ mạnh, có chuyên môn nghiệp vụ và là những chuyên gia giỏi của các lĩnh vực đầu tư xây dựng cán bộ phải có phẩm chất đạo đức có uy tín và trung thực. Tỉnh cần có kế hoạch thanh tra thường xuyên và bất kỳ đối với tất cả các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của mình nhằm đảm bảo việc vận hành khai thác các công trình đó mang lại hiệu quả như dự tính. Cụ thể là: Thanh tra tỉnh cần xây dựng kế hoạch thanh tra kiểm tra trên phạm vi toàn tỉnh trình UBND phê duyệt. Thanh tra huyện, ngành cần có kế hoạch thanh tra kiểm tra trong phạm vi ngành và địa phương mình. Các đơn vị cơ sở xây dựng tự kiểm tra công tác đấu tư xây dựng. Định kỳ 6 tháng sơ kết 1 lần và tổng kết vào cuối năm kế hoạch. Kiên quyết xử lý những vi phạm như tham ô lợi dụng chức quyền làm thất thoát vốn đầu tư xây dựng, thiếu trách nhiệm quản lý làm tổn hại đến chất lượng công trình xây dựng. Chống thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản là nhiệm vụ khó khăn phức tạp không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ thanh tra mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Trách nhiệm của ngành các cấp là phải nâng cao ý thức trách nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện cùng lực lượng thanh tra của tỉnh thực hiện. Do đó cần tiếp tục hoàn thiẹn công tác thanh tra kiểm tra trên tất cả các dự án sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tăng cường tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ thanh tra cho các cán bộ. Sử dụng cơ chế thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực kiểm tra chất lượng sản phẩm của tổ chức tư vấn. Việc kiểm tra này sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn, chống được hiện tượng thông đồng móc ngoặc giữa chủ đầu tư và tư vấn. Thành lập mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng trong phạm vi toàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng xây dựng công trình và trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. Ban hành các văn bản pháp quy về chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, làm căn cứ để tiến hành triệt để rộng rãi chiến lược chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. `2.2.7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban quản lý dự án Ban quản lý dự án là người được đại diện cho chủ đầu tư nhưng không phải là chủ đầu tư đích thực do đó có thể thiếu đi sự ràng buộc về trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động, từ đó dẫn đến việc buông lỏng quản lý là một trong những nguyên nhân gây nên thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB. Chính vì vậy cần có các biện pháp tổ chức lại ban quản lý dự án, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn đầu tư và quản lý tài sản khi dự án kết thúc. Trong điều kiện trình độ khoa học và kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, sự lạc hậu về công nghệ và tri thức là khó có thể tránh khỏi nên cần phải kiện toàn việc tổ chức ban quản lý dự án gắn với việc nâng cao trình độ quản lý cho các thành viên trong ban quản lý. Đối với mỗi dự án, công trình có đặc thù khác nhau do đó trong mô hình tổ chức ban quản lý dự án cần linh hoạt tránh sự râp khuôn cứng nhắc, áp dụng mô hình của tổ chức dự án này cho các dự án khác không tương thích. Cần có sự thanh tra kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của ban quản lý dự án tránh tình trạng lợi dụng quyền hạn để tham ô, tham nhũng tài sản của công. 2.2.8. Cải cách thủ tục nâng cao chất lượng công tác thanh quyết toán Để chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật quyết toán công trình, dự án hoàn thành cần quy định chế độ trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với công tác này trên các mặt; đôn đốc và chỉ đạo làm công tác quyết toán cả về nội dung và thời gian, thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt. Đối với quá trình cấp phát vốn thanh toán và tiến hành thanh toán cần có các biện pháp sau: - Xây dựng và công khai quy trình kiểm soát vốn đầu tư. Đây là giải pháp hữu hiệu để thực hiện tiết kiệm, ngăn ngừa tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiện và thanh toán vốn. Khi cấp phát vốn cho các dự án đầu tư để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện, cơ quan cấp phát cho vay phải kiểm tra chặt chẽ tính pháp lý của hồ sơ xin cấp phát. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm từng khâu, từng cấp, từng đơn vị có liên quan một cách cụ thể, có chế độ thưởng phạt rõ ràng. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch để khắc phục tình trạng tỷ lệ vốn thanh toán so với giá trị khối lượng vốn thực hiện cao hơn tỷ lệ thanh toán so với kế hoạch. Muốn thế các dự án đầu tư phải xong bước trước mới ghi kế hoạch cho bước sau. Bên cạnh đó cần quy định trách nhiệm cụ thể về thời gian cho chủ đầu tư để thúc đẩy công tác nghiệm thu và làm thủ tục thanh toán. Rà soát, kiểm tra, xác minh các khoản nợ đọng vốn đầu tư XDCB trên cơ sở đó bố trí nguồn vốn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán - Nâng cao chất lượng của công tác tư vấn thiết kế tránh tình trạng phát sinh tăng vốn đầu tư trong quá trình thi công thực hiện hay do yêu cầu mở rộng quy mô dự án. - Các chủ đầu tư cần chủ động xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng, phương án đền bù và tái định cư, triển khai thực hiện thi công theo kế hoạch được giao, đảm bảo tiến độ thanh toán vốn từ những tháng đầu năm không nên tập trung vào những tháng cuối gây nhiều khó khăn cho công tác giải ngân vốn tại Kho bạc nhà nước. - Kho bạc nhà nước cần thường xuyên chuẩn bị, sẵn sàng các nguồn vốn để có thể thanh toán ngay khi khối lượng XDCB hoàn thành đủ điều kiện thanh toán. - Đơn giản hóa thủ tục thanh toán, cải tiến các mẫu biểu, chứng từ, sử dụng hệ thống máy móc thanh toán hiện đại, để đảm bảo công tác thanh quyết toán được khẩn trương nhanh chóng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ linh hoạt giữa kho bạc nhà nước- Sở tài chính vật giá và Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Xây dựng, chủ đầu tư để tổ chức tập huấn về công tác giải ngân vốn cho chủ đầu tư, thực hiện thanh toán vốn theo chế độ một cửa, đúng quy trình, thông thoáng, nhanh chóng và chặt chẽ. 2.3 Nhóm giải pháp về đổi mới thu chi Ngân sách nhà nước 2.3.1 Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách Trong những năm qua, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có những bước tiến vượt bậc tuy nhiên thu ngân sách vẫn chưa đáp ứng chi. Do đó cần có giải pháp khai thác động viên kịp thời đầy đủ để nguồn thu ngân sách nhà nước tăng cường tiềm lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Công tác quản lý thu Ngân sách cần đổi mới theo các nội dung sau: Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh chống thất thu quản lý chặt chẽ khai thác tốt tất cả các nguồn lực hiện có. Đối với doanh nghiệp tư nhân hộ kinh doanh cá thể cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế, khi lập bộ thuế cán bộ thuế phải đảm bảo quản lý hết đối tượng thực tế có sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phấn đấu đạt thu thuế 100% số hộ kinh doanh. Nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hướng các thành phần này thực hiện tốt chế độ kế toán thống kê theo quy định để có căn cứ xác định tính thuế sát với kết quả kinh doanh. Tăng cường kiểm tra tính hợp pháp hợp lý của các chứng từ. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước tăng cường kiểm tra công tác hạch toán kế toán kịp thời phát hiện những trường hợp doanh nghiệp cố tình hạch toán chi phí sai nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành chế độ ghi chép sổ sách hạch toán kế toán việc hạch toán chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế để hạn chế các trường hợp hạch toán khống sai chi phí giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực hiện giao đất để tăng nguồn thu tiền cấp quyền sử dụng đất cải cách các thủ tục hành chính đơn giản hoá thủ tục cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất để khai thông thị trường bất động sản đang đóng băng hiện nay nhằm tạo nguồn thu ngân sách nhà nước. Áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu đầy đủ kịp thời các khoản tiền đất mà doanh nghiệp lợi dụng cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư mà không đầu tư xây dựng và không chịu nộp thuế và lệ phí đất. Thứ hai, chú trọng xây dựng các nguồn thu mới khuyến khích thu hút nguồn thu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Tạo cơ chế chính sách hợp lý thông thoáng để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong tỉnh đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là những ngành nghề giải quyết nhiều lao động có số thu nộp ngân sách lớn để tăng thu ngân sách tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các chính sách ưu đãi tối đa để thu hút đầu tư nhằm tạo nguồn thu ngân sách lớn làm thay đổi cơ cấu thu ngân sách, tăng tỷ trọng thu từ lĩnh vực công nghiệp dịch vụ trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Thứ ba, cải cách phương thức quản lý thuế đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế các doanh nghiệp tự tính tự khai tự nộp thuế tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đi đôi với việc đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm về thuế nhằm thu hồi đẩy đủ các khoản thuế bị gian lận đảm bảo môi trường thuế khai bình đẳng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh.Tiếp tục cải tiến phương pháp thu, triệt để chống thất thu, trốn lậu thuế. Quản lý, khai thác tốt các nguồn thu, nhất là nguồn thu từ khu vực NQD và các khoản thu từ: hoạt động buôn bán lớn, mua bán bất động sản, thuế nhà đất... Đẩy mạnh phân cấp nguồn thu cho cơ sở. Thứ tư, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ tư vấn pháp luật thuế cho cộng đồng xã hội đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức cá nhân nộp thuế theo hướng thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế để có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp. Đối với các tổ chức cá nhân chưa hiểu rõ về pháp luật thuế tăng cường đối thoại tập huấn chính sách chế độ thuế và các thủ tục hành chính thuế giải quyết kịp thời vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế. Đối với các đối tượng nộp thuế có dấu hiệu kê khai thiếu trốn chây ỳ cần phải báo cáo với chính quyền địa phương để có những biện pháp xử lý thích hợp. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế, đi đôi với hướng dẫn, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh chấp hành kê khai thuế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục thông quan, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu làm thủ tục thông quan tại Hải quan Hải Dương nhanh chóng và thuận tiện. Rà soát lại quá trình hoạt động của Cảng ICD Hải Dương, để đáp ứng yêu cầu số thu về thuế xuất, nhập khẩu Trung ương giao. Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền để giải quyết kịp thời mọi vướng mắc khó khăn tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời tạo tiền đề kiên quyết để hoàn thành vượt mức thu ngân sách nhà nước. 2.3.2 Đổi mới công tác quản lý chi Ngân sách Quản lý chi ngân sách nhà nước là vấn đề quyết định hiệu quả hoạt động đầu tư cần đổi mới chính sách phân phối ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý tăng mức và tỷ trọng ngân sách nhà nước đầu tư cho con người nhằm phát triển toàn diện bền vững. Thứ nhất, đổi mới thứ tự ưu tiên trong bố trí cơ cấu chi ưu tiên bố trí chi đầu tư phát triển trước chi thường xuyên Thứ hai, cần đổi mới cơ cấu chi đầu tư phát triển Hiện nay, nội dung chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi các dự án tạo năng lực sản xuất mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất đã có và tài trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước. Trong giai đoạn tới cần đổi mới phương thức bố trí quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm trang thiết bị góp phần đấu tranh có hiệu quả với tình trạng đầu tư xây dựng không đúng quy hoạch, thất thoát lãng phí.. nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và của toàn xã hội. Tập trung vốn đầu tư những công trình hạ tầng lớn khả năng thu hồi vốn thấp. Các công trình như công trình giao thông nông thôn kiên cố hoá kênh mương …nên chuyển sang hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Hạn chế tối đa xây dựng trụ sở mới, mua sắm xe công,.. nhằm tiết kiệm chi cho ngân sách đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan cùng khối. Ngoài ra, cùng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương phải tiếp tục tăng cường công tác cổ phần hoá giao bán, khoán cho thuê doanh nghiệp nhà nước qua đó tạo nguồn vốn để các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và làm ăn có hiệu quả hơn. Đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn vốn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Cho phép các doanh nghiệp thực hiện khấu hao nhanh tài sản cố định đến mức tối đa phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị để nhanh thu hồi vốn đầu tư nhằm đổi mới trang thiết bị dây chuyển sản xuất, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Thứ ba, đổi mới cơ chế chi thường xuyên Bố trí cơ cấu chi vẫn phải ưu tiên phát triển con người tăng tỷ trọng chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực xã hội trong đó phải ưu tiên rõ rệt đối với lĩnh vực y tế giáo dục và bảo vệ môi trường.Công tác quản lý chi ngân sách cần đổi mới theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan chủ thể trong quản lý chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện chi trả thanh toán trực tiếp từ kho bạc nhà nước cho người hưởng lương, tránh tình trạng chi sai không rõ ràng. Từng bước thiết lập cơ chế phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu nhiệm vụ đồng thời thực hiện cơ chế tổ chức đánh giá thẩm định khối lượng chất lượng đã thực hiện thay cho cơ chế phân bổ ngân sách theo đầu vào. Do đó, cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát chi ngân sách nhà nước nâng cao tính công khai minh bạch dân chủ trong quản lý tài chính ngân sách. KẾT LUẬN Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là hoạt động rất quan trọng, góp phần tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế xã hội góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của đất nước nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng. Trong thời gian qua tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tỉnh đã huy động được khối lượng khá lớn vốn đầu tư và thực hiện kế hoạch phân bổ cho các ngành góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Đồng thời cũng tạo ra những năng lực sản xuất phục vụ nhất định, phát triển kinh tế và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Song hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Với đề tài: “ Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương”, đề tài đã tập trung vào đánh giá thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Hải Dương đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hy vọng một số giải pháp chủ yếu nêu trên sẽ góp một phần nhỏ vào công tác quản lý hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng trong những năm tới. Có như vậy, mới tạo động lực thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, đưa Hải Dương trở thành một trong những trung tâm kinh tế xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS Từ Quang Phương, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 2. PGS.TS Từ Quang Phương, Giáo trình quản lý dự án, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân. 3. Niêm giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2006 4. Website : www.haiduong.gov.vn 5. Luận văn các khóa 44-46 6.Luật Ngân sách nhà nước 7.Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương từ 2001- 2008 8.Niên giám thống kê từ 2001-2007 Cục thống kê Hải Dương 9.Quy định phân công phân cấp quản lý điều hành ngân sách từ 2001-2008 của UBND tỉnh Hải Dương 10.Thanh Huyền- “Đổi mới tài chính ngân sách phát triển kinh tế xã hội “ Tạp chí nghiên cứ tài chính kế toán số 12/2005 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng Nội dung Trang Bảng 1.1 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương 10 Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương 12 Bảng 1.3 Bảng so sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 12 Bảng 1.4 Hoạt động thu ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương 15 Bảng 1.5 Cơ cấu đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương theo lĩnh vực 16 Bảng 1.6 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2000-2007 18-19 Bảng 1.7 Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương theo ngành 20-21 Bảng 1.8 Bảng tổng hợp nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương theo huyện, thành phố 23 Bảng 1.9 Giá trị tài sản cố định mới tăng thêm 25 Bảng 1.10 Tăng trưởng GDP và đóng góp vào tăng trưởng GDP theo 3 khu vực kinh tế( theo giá so sánh năm 1994) 27 Bảng 1.11 Cơ cấu kinh tế theo khu vực kinh tế 29 Bảng 1.12 Điểm PCI 2007 và 2006 của Hải Dương so với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 32 Bảng 1.13 Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế 34 Bảng 1.14 Bảng chỉ tiêu hiệu quả tài chính 34-35 Biểu 1 Bảng so sánh tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương với cả nước 10 Biểu 2 Bảng so sánh vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 13 Danh mục viết tắt STT Chữ viết tắt Nghĩa 1 XDCB Xây dựng cơ bản 2 UBND Uỷ ban nhân dân 3 CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 4 CN Công nghiệp 5 TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên 6 ODA Viện trợ phát triển chính thức 7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 KCN Khu công nghiệp 9 KHCN Khoa học công nghệ 10 THCS Trung học cơ sở 11 THPT Trung học phổ thông 12 NSNN Ngân sách nhà nước 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh 15 GO Giá trị sản xuất NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21677.doc
Tài liệu liên quan