Lời nói đầu
Lao động một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong qúa trình sản xuất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động tới tăng trởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của
38 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng đào tạo và sử dụng lao động kỹ thuật của VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội đều do con ngời tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Trong một xã hội dù lạc hậu hay hiện đại cũng cân đối vai trò của lao động, dùng vai trò của lao động để vận hành máy móc.Lao động là một yếu tố đầu vào của mọi qúa trình sản xuất không thể có gì thay thể hoàn toàn được lao động.
Với Việt Nam là một nước đang phát triển và muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế thì cần đề cao vai trò của lao động đặc biệt là lao động kỹ thuật trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những lý do trên là cơ sở của đề tài: “Thực trạng đào tạo và sử dụng lao động kỹ thuật của VN trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Nội dung của đề tài là phân tích thực trạng của lao động kỹ thuật Việt Nam hiện nay và phương hướng giải quyết để phát huy cao nhất lao động kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.
Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ của giảng viên Phan Thị Nhiệm. Khoa KTPT- ĐHKTQD-HN.
Chương 1
Sự cần thiết của lao động kỹ thuật trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế
Khái quát về thị trường lao động việt nam:
Thị trường lao động Việt Nam: Còn nhiều bất ổn,bởi nguồn nhân lực dồi dào, VN đang có những lợi thế nhất định về nhân công. Người VN được đánh giá là cần cù, chịu khó và ham học hỏi. Tuy nhiên, lao động VN có nhược điểm là ít dám chịu trách nhiệm, dẫn đến hạn chế tính chủ động và sáng tạo. Đây cũng là điều mà nhiều DN FDI gặp phải khi tuyển dụng lao động VN.Với sự tăng trưởng kinh tế một cách ấn tượng (trung bình khoảng 8%/năm) trong thời gian qua, VN đang tạo ra sự hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Sức hút đối với các nhà sản xuất và đầu tư quốc tế bắt nguồn từ chính giá trị nội tại và tương lai tươi sáng của VN. Lực lượng lao động trẻ từ 18 - 34 tuổi chiếm 45% và hàng năm tiếp tục được bổ sung mới thêm khoảng 1,5 triệu người.
Thực trạng:VN hiện có khoảng 45 triệu người trong độ tuổi lao động. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và đi cùng với nó là sự gia tăng số lượng các DN mới - khoảng 30.000 DN mỗi năm - đó làm giảm đáng kể số người thất nghiệp. Theo thống kê chính thức, số lượng người thất nghiệp, tính chung cho toàn quốc vào khoảng 5.3% - số liệu thực tế có thể cao hơn chút ít. Khoảng 10% số người lao động đang công tác trong các cơ quan, đoàn thể nhà nước, 88% trong các DN ngoài quốc doanh và 2% trong các doanh nghiệpcos vốn đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực nông nghiệp vẫn đang thu hút nhiều lao động nhất (57%), tiếp đến là dịch vụ (25%), công nghiệp (17%).
Tuy vậy, thị trường lao động VN đang phải đối mặt với nhiều bất cập. Về mặt số lượng, các nhà đầu tư có quá nhiều lựa chọn đối với công nhân hay nhân viên văn phòng, nhưng chất lượng của họ không phải lúc nào cũng đáp ứng. Đặc biệt, nhân sự cao cấp, các chuyên gia có kinh nghiệm và khả năng quản lý đang ở trong tình trạng cung thấp xa so với cầu. Lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật cũng như các chuyên gia thực thụ trong hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều người lao động chưa có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc. Trên thực tế, tình trạng này thời gian qua đó có những tiến bộ nhất định thông qua việc ngày càng có nhiều người nước ngoài đến VN và ngày càng có nhiều người VN ở nước ngoài trở lại quê hương.
Tuy nhiên, ở VN hiện không có các cơ quan nhà nước chuyên giới thiệu việc làm mang tính hệ thống và liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, người tìm việc có thể tham khảo thông tin đăng tải trên báo chí hoặc một số website như www.vietnam-german-know-how.com hay www.vietnamworks.com. Ngoài ra họ có thể đến các trung tâm giới thiệu việc làm (hoạt động riêng lẻ) hoặc thông qua các quan hệ cá nhân để tìm được việc làm.
Liên quan đến vấn đề lương tối thiểu, cũng như nhiều nước khác, VN tính toán các mức lương dựa trên quan hệ giữa giá cả và mức cần thiết để đảm bảo cuộc sống. Hiện tại, có 3 mức lương tối thiểu khác nhau, phụ thuộc vào loại hình DN (nhà nước, ngoài quốc doanh hay DN có vốn đầu tư nước ngoài) cũng như khu vực hoạt động (thành thị hay nông thôn). Nhìn chung, mức lương tối thiểu của người lao động trong các DN ở miền Nam thường cao hơn miền Bắc, mức lương tối thiểu cao, nhất là trong DN có vốn FDI (khoảng 60 USD/tháng). Nhưng một phần không nhỏ trong mức lương này sẽ được sử dụng để đóng bảo hiểm xã hội.
Việc trả lương theo trình độ đó được áp dụng tại VN. Một công nhân chưa qua đào tạo trong khối sản xuất công nghiệp hiện có mức lương trung bình 75 USD/tháng cộng thêm tiền bảo hiểm xã hội và tiền làm thêm giờ. Họ cũng có cơ hội phát triển nghề nghiệp và học tập nâng cao. Ngoài ra, Luật Lao động đó quy định thời gian làm việc 8 tiếng/ngày, hệ số lương làm thêm giờ là 1,5 đối với ngày thứ bảy và 2,0 đối với ngày chủ nhật cũng như những quy định khác theo chuẩn quốc tế về giới hạn tổng số thời gian làm thêm giờ và quy định về thời gian thử việc. Mặt khác, việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn cùng những khoản bồi thường trong trường hợp này cũng được đề cập đến trong Luật Lao động.
Hướng phát triển: VN vẫn được coi là nơi sản xuất với chi phí thấp trong khi hiệu quả lao động đang dần được nâng cao. Tuy nhiên, VN đang thiếu chuyên gia và công nhân lành nghề với chỉ khoảng 27% người lao động đó qua đào tạo. Bởi vậy các nhà tuyển dụng cần lưu ý rằng trong thời gian đầu người lao động sẽ rất bỡ ngỡ, họ thực sự chưa được chuẩn bị cho công việc sắp làm. Một hệ thống đào tạo vừa học vừa thực hành như ở Đức cũng chưa có mặt tại VN. Để nâng cao hiệu suất lao động VN cần cân đối tỷ lệ người lao động đó qua đào tạo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Ví dụ, trong khi tỷ lệ kỹ sư - cán bộ kỹ thuật - công nhân lành nghề ở Malaysia là 1 - 4 - 10, thì ở VN do chưa có một thị trường lao động thực thụ tỷ lệ này là 1 - 1 - 3. Điều này dẫn đến hệ lụy là chi phí lương trong một số ngành công nghiệp sẽ bị đội lên cao một cách bất hợp lý.
Vì vậy, các DN VN trước mắt vừa phải quan tâm đến việc đào tạo và gắn kết các lao động trẻ có năng lực, lại vừa phải tìm cách giữ chân họ khi họ đó trưởng thành. Điều đó đòi hỏi DN vừa phải có vốn, vừa phải có tầm nhìn và khả năng quản trị tốt. Mặt khác, chất lượng đào tạo tại VN cần được nâng lên và cần phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Đây cũng chính là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, chỉ quốc gia có chất lượng nguồn nhân lực cao mới có thể phát triển.
Ngoài ra, việc hoàn thiện khung pháp lý về thị trường lao động cũng như đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định và thoả ước trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng cần được đặc biệt quan tâm. Suy cho cùng, hiệu suất lao động chỉ có thể đạt được dựa trên nền tảng của tình yêu lao động, ý thức trách nhiệm trong công việc cũng như lợi ích hài hoà của các chủ thể tham gia lao động
Vai trò của lao động kĩ thuật hiện nay:
1. Một số khái niệm cơ bản.
Lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người.Lao động là một hành động diễn ra giữa người và giới tự nhiên.Trong quá trình lao động con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình,sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất tự nhiên,biến đổi vật chất đó,làm cho chúng có ích cho đời sống của mình.Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người,là một sự tất yếu vĩnh viễn là môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người.Lao động chính là việc sử dụng sức lao động.
Nguồn lao động(lực lượng lao động): Là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Nguồn lao động được biểu hiện trên hai mặt số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động. Đó là những người lao động không có việc làm, nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm; những người đang đi học, nhữngngười đang làm nội trợ trong gia đình và những người thuộc tính khác(nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Dân số hoạt động kinh tế:là những người trong độ tuổi lao động, đang làm việc hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người khác trong độ tuổi lao động không thuộc nhóm hoạt động kinh tế. bộ phận này bao gồm: những người không có khả năng làm việc do tàn tật ốm đau mất sức kéo dài. Những người chỉ làm công việc nội trợ của chính gia đình mình và không được trả công; học sịnh , sinh viên trong độ tuổi lao động những người khong hoạt động kinh tế vì những lý do khác
Tỷ lệ người có việc làm:
Tỷ lệ người có việc làm là phần trăm của số người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế: x 100
Tỷ lệ người thất nghiệp:
Tỷ lệ người thất nghiệp là phần trăm của số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế.
Tỷ lệ người thất nghiệp = x 100
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng lao động kĩ thuật.
2.1. Ảnh hưởng đến số lượng lao động kĩ thuật:
Dưới góc độ kinh tế học,lực lượng lao động phản ánh số lượng lao động mà các hộ gia đình sẵn sàng đem trao đổi trên thị trường.trong nền kinh tế,số lượng lao động nói chung và lao động kỹ thuật nói riêng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- dân số:
+ biến động dân số tự nhiên:do tác động của sinh đẻ và tử vong.Tỷ lệ sinh đẻ và tử vong phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành công của chính sách kiểm soát dân số . Các nước đang phát triển có tỷ lệ sinh cao hơn so với các nước phát triển do vậy cũng có tốc độ tăng dân số tự nhiên là cao hơn.
+biến động cơ học:do tác động của di dân(di cư). ở các nước đang phát triển,di dân là một trong những nhân tố rất quan trọng tác động đến quy mô và cơ cấu lao động. Vì dân số và lao động chuyển từ nông thôn ra thành thị là biểu hiện chính của xu hướng di dân trong nước. làm tăng cung lao động ở thành thị,đặc biệt lao động trẻ:
Tỷ suất nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng, 2005 và 2006
Vùng
Tỷ suất di cư trong 12 tháng trước ngày 1/4/2005
Tỷ suất di cư trong 12 tháng trước ngày 1/4/2006
Tỷ lệ di cư (‰)
Tỷ suất xuất cư (‰)
Tỷ suất di cư thuần (‰)
Tỷ lệ di cư (‰)
Tỷ suất xuất cư (‰)
Tỷ suất di cư thuần (‰)
Toàn quốc
3.4
3.4
0.0
4.0
4.0
0.00
Đồng bằng sông hồng
2.5
3.1
-0.6
2.5
2.7
-0.2
Đông bắc
1.8
2.9
-1.1
1.9
3.2
-1.3
Tây bắc
1.9
1.6
0.3
2.1
2.4
-0.3
Bắc trung bộ
2.2
4.6
-2.4
1.9
6.3
-4.4
Duyên hải nam trung bộ
1.8
4.6
-2.8
1.7
5.1
-3.4
Tây nguyên
4.7
4.9
-0.2
6.5
5.1
-3.4
Đông nam bộ
10.3
3.1
7.2
13.5
3.1
10.4
Đồng bằng sông cửu long
0.8
2.6
-1.8
1.1
4.7
-3.6
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động:dân số trong độ tuổi lao động phản ánh khả năng lao động của nền kinh tế. Tuy nhiên không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều là những người tham gia lực lượng lao động.cung lao động sẽ phụ thuộc và số lượng dân số trong độ tuổi tham gia lao động và được xem xét qua chỉ tiêu “tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao đông”.tỷ lệ tham gia có thể khác nhau giữa các nhóm tuổi, giữa nam và nữ.yếu tố tác động đến tỷ lệ tham gia lao động là yếu tố kinh tế,xã hội và văn hóa.
Ngoài ra lao động kỹ thuật còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như tỷ lệ tham gia vào lao động kỹ thuật ,yếu tố kinh tế,văn hóa, trình độ kỹ thuật…
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động kĩ thuật:
Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khoẻ của người lao động, nhờ việc bố trí điều kiện lao động tốt hơn.
Giáo dục được coi là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của con người theo nhiều nghĩa khác nhau. Yêu cầu chung đối với giáo dục là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông,con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục rất có ích cho bản thân mình và con cháu họ. Bằng trực giác, mọi người có thể nhận thấy mối quan hệ giữa giáo dục và mức thu nhập. Mặc dù không phải tất cả những người, ví dụ như đã tốt nghiệp hết cấp III có thu nhập cao hơn những người mới chỉ tốt nghiệp cấp I, nhưng đa số là như vậy, và mức thu nhập của họ đều cao hơn nhiều.Nhưng để đạt được trình độ nhất định cần phải chi phí khá nhiều, kể cả chi phí của gia đình và quốc gia. Đó chính là khoản chi phí đầu tư cho con người. ở các nước đang phát triển giáo dục được được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn cho mọi người.
Kết quả của giáo dục làm tăng lực lượng lao động có trinh độ tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Công nghịêp thay đổi càng nhanh càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích lũy kiến thức.
Phân bố phần trăm những người đang đi học phổ theo theo cấp học, theo vùng và nơi cư trú
Cấp đang học
Tiểu học
Phổ thông cơ sở
Phổ thông trung học
Tổng số
42,1
37,4
20,5
- Thành thị
40,2
35,7
24,1
- Nông thôn
42,6
37,9
19,5
Đồng bằng sông Hồng
37,8
38,1
24,2
Đông Bắc
40,8
37,1
22,1
Tây Bắc
45,9
37,9
16,2
Bắc Trung bộ
37,4
39,8
22,8
Duyên hải Nam Trung bộ
41,7
38,9
19,4
Tây Nguyên
48,1
35,0
16,8
Đông Nam bộ
43,9
36,0
20,1
Đồng bằng sông Cửu Long
47,5
35,9
16,6
3. Vai trò của lao động kĩ thuật trong tăng trưởng và phát triển kinh tế.
a.Vai trò hai mặt của lao động trong quá trình phát triển kinh tế
Lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản suất. Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho đến cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người.
b. Lao động với tăng trưởng kinh tế.
Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ người lao động và sự kết hợp giữa lao động và các yếu tố đầu vào khác. Các chỉ tiêu này được thể hiện tập trung qua mức tiền công của người lao động. Khi tiền công của người lao động tăng có nghĩa chi phí sản suất tăng, phản ánh khả năng sản suất tăng lên. Đồng thời khi mức tiền công tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu của người tiêu dùng tăng. ở các nước đang phát triển, mức tiền công của người lao động nói chung là thấp, do đó ở những nước này lao động chưa phải là động lực mạnh cho sự phát triển. Để nâng cao vai trò của người lao động trong phát triển kinh tế cần thiết có các chính sách nhằm giảm bớt lượng cung lao động, đồng thời tạo ra các nguồn lực khác một cách đồng bộ.
Chương2:thực trạng đào tạo và sử dụng lao động kỹ thuật của việt nam hiện nay.
1. Khái quát về tình hình phát triển chung của lực lượng lao động:
ở VN có 25% lao động qua đào tạo.Năm 2005, lực lượng lao động có việc làm là 43,46 triệu người, chiếm 97,9% lực lượng lao động cả nước.Tỉ lệ tăng trưởng việc làm 2,67%; cơ cấu việc làm tiếp tục chuyển dịch tích cực: Lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 25,33%; công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%; nông nghiệp chiếm 56,79%…Lao động qua đào tạo chiếm khoảng 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề.
a. Số lượng lao động:Việt Nam là một nước có tổng số dân số thuộc loại cao trên thế giới. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã cố gắng giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên và đã đạt được những thành công đáng kể. Đó là giảm được tốc độ tăng dân số từ trên 2%/năm xuống còn 1,7%/năm vào năm 1999 và 1.6% năm 2001. Tuy nhiên với tình hình dân số đông như vậy vẫn là một áp lực lớn cho toàn xã hội. Ta hãy xét bảng sau để đánh giá tình hình dân số cũng như lực lượng lao động của Việt Nam:
Bảng 1: Dự báo dân số việt Nam 1/4 năm 1999-2010
Đơn vị : Nghìn người
Nhóm tuổi
1999
2004
2010
0 - 9
16592,5
15780,5
15320,0
10 - 14
8853,3
8270,1
8112,5
Dân số trong tuổi lao động
44470,2
50656,3
55606,0
60-64
1704,9
1678,3
1868,1
65-
4168,0
4537,2
4752,7
Dân số cả nước
76787,1
82004,2
87218,1
Tỷ lệ % so với dân số
57,91
61,77
63,76
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Như vậy, nhìn vào bảng trên ta có thể thấy giai đoạn 2001-2005 , hay cụ thể hơn vào năm 2004, dân số nước ta là 82004,5 nghìn người, trong đó dân số ở độ tuổi lao động là 50656,3 nghìn người, chiếm 61,77% so với dân số. Đây là một áp lực lớn cho xã hội trong việc giải quyết việc làm .Năm 2005, theo bảng trên sẽ có khoảng 8853,3 nghìn người bước vào độ tuổi lao động và đây là con số đủ khả năng cung cấp nhu cầu lao động của xã hội.
Nhìn vào bảng trên ta cũng thấy dân số trong độ tuổi lao động liên tục tăng qua các năm . Cụ thể ,, năm 1999 chiếm 57,91% và năm 2004 sẽ chiếm khoảng 61,77%. Con số này cho chúng ta biết tỷ lệ tăng trưởng dân số tuy đã hạ xuống nhưng vẫn ở mức cao, áp lực công việc nặng nề, nếu không có những phương pháp giải quyết thích hợp sẽ dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp cao.
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao cũng cho chúng ta thấy một khả năng dồi dào về lao động, có đủ khả năng giải quyết mọi công việc. Trên thực tế, năm 1998, cả nước có khoảng 45,2 triệu lao động, Đây là kết quả của tốc độ tăng dân số tương đối cao và ổn định của những năm trước. Trong đó số lao động có khả năng lao động cũng tăng từ 83,7% năm 1995 lên 84,4% năm 1998. Năm 1996, lực lượng lao động nước ta là 35,9 triệu người. Tốc độ tăng bình quân 2,95%/năm.Với số lao động mới tăng thêm, 4 triệu người, số lao động thất nghiệp hoàn toàn chưa được giải quyết việc làm năm 1996 là 0,7 triệu người, năm 1997 là 1,05 triệu người; số lao động dôi ra do chuyển dịch cơ cấu kinh tế dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sắp xếp lại doanh nghiệp phải tìm việc làm mới cho khoảng 3 triệu người; yêu cầu của việc nâng quỹ thời gian lao động trong nông thôn đã được sử dụng 72,11% năm 1996 lên 75% năm 2000. Trong 4 năm (1996-2000) đã có 8 triệu người cần được giải quyết việc làm.
2.1. đào tạo lao động kỹ thuật trước nhu cầu hội nhập wto.
Hội nhập đồng nghĩa với rất nhiều cơ hội nhưng thực tế cũng cho thấy, cơ hội chỉ đến khi chúng ta đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập và phát triển. Trong nhiều hội thảo về thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời gian qua, các chuyên gia kinh tế đều quan ngại tình trạng "vừa yếu vừa thiếu" của lực lượng lao động kỹ thuật trẻ - nhân tố trực tiếp tham gia vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau khi gia nhập WTO, lợi thế nhân công giá rẻ sẽ không còn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, thay vào đó là sự đòi hỏi một nguồn lực nhân công có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật trẻ ở Việt Nam hiện nay.Thực hiện chủ trương đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đến nay nước ta đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ. Trở thành thành viên chính thức của WTO, lực lượng lao động Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn.
Trước hết, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra một "dòng chảy" về vốn và công nghệ, dịch vụ từ các nước phát triển vào Việt Nam. Khi gia nhập WTO nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam đang có một "làn sóng đầu tư thứ hai" với diện rộng và cường độ lớn. Tiêu biểu là việc Nhật Bản đầu tư vào khu công nghệ cao Hoà Lạc( Hà Tây) với tổng số vốn lên đến 1 tỉ USD, Hoa Kỳ đã có 298 dự án đầu tư vào nước ta với tổng số vốn đăng kí trên 2 tỉ USD ( riêng tập đoàn Intel đầu tư 1 tỉ USD). Đã có 16/21 nền kinh tế thành viên của APEC đầu tư vào Việt Nam với 5681 dự án và tổng số vốn đăng kí 41,7 tỉ USD ( vốn thực hiện trên 20 tỉ USD). Dự báo từ năm 2007 trở đi sẽ có thêm nhiều công ty, các tập đoàn kinh tế đến đầu tư làm ăn tại nước ta với quy mô ngày càng lớn trên nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Như vậy, để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư chúng ta phải tập trung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động, đây cũng là yếu tố quyết định tới sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam phát huy lợi thế so sánh, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các công ty trong và ngoài nước cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để giành năng suất lao động cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Việc đầu tư vào công nghệ sản xuất tiên tiến và trình độ quản lí sản xuất hiện đại đang và sẽ là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Muốn tồn tại và phát triển trong một " thế giới phẳng" nhưng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, vư ợt lên trên lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lí chính là yếu tố chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng nó một cách tốt nhất. Thực tế cho thấy, một số nước như Hàn Quốc, Singapor, Hồng Kông... nhờ có sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động trẻ nói riêng mà chỉ trong một thời gian ngắn họ đã nhanh chóng trở thành những "con rồng" châu Á. Ở các nước có trình độ tiên tiến, sự đóng góp của tri thức đang ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong GDP (ở Mĩ: 50%, Anh: 48,5%, Pháp: 45,1%). Riêng ở Việt Nam, yếu tố này còn thấp, sự tăng trưởng kinh tế có tới 60% là do yếu tố vốn mang lại. Hiện nay, tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta mới đạt 27%, các nước đang phát triển trong khu vực là 50% đến 60%, còn đối với các nước phát triển thì hầu như 100% lực lượng lao động đã được qua đào tạo. Để cạnh tranh có hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, chúng ta chỉ có thể tập trung đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động. Thứ ba, hội nhập kinh tế, Việt Nam sẽ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hoá. Sau khi gia nhập WTO, thị trường sức lao động ở nước ta sẽ có những biến động lớn, vận động theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực và đứng trước sự cạnh tranh rất gay gắt. Với khoảng 83 triệu dân ( đứng 13 thế giới) trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động ( hơn 30 triệu trong độ tuổi thanh niên),Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn lao động dồi dào và rất trẻ. Song thực tế lao động nước ta có sức cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực, giá nhân công rẻ là yếu tố duy nhất được đánh giá cao (rẻ hơn Trung Quốc 20-30%). Tuy nhiên, hiện nay, tại các khu công nghiệp, 75% lao động mới có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống. Ở khu kinh tế Dung Quất đang có tình trạng máy móc "nằm chờ" công nhân có tay nghề cao vận hành. Lao động Việt Nam không chỉ yếu về kĩ năng nghề nghiệp, thiếu hiểu biết về pháp luật mà phần đông hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Một bộ phận vẫn còn thói quen và tập quán của người sản xuất nhỏ, chưa có ý thức và kỷ luật của lao động công nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới dự tham gia của lao động Việt Nam trong việc phân công lao động quốc tế ngay tại thị trường trong nước ( khi có sự tham gia của các doanh nghiệp liên doanh, của các công ty đa quốc gia). Điều đó cho thấy, để cạnh tranh được trên thị trường sức lao động trong nước cũng như quốc tế, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải tăng cường đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật nước ta đủ khả năng đáp ứng với yêu cầu của các ngành sản xuất. Một số giải pháp đào tạo lao động kĩ thuật trẻ:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ:" Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động". Theo định hướng lớn trên, để đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật trẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay chúng ta cần tập trung vào các giải pháp sau:Một là, đổi mới nhận thức xã hội về lao động kỹ thuật, nhất là nhận thức của thanh niên trong xác định xu hướng nghề nghiệp, khắc phục tâm lý xem nhẹ, hạ thấp vai trò của lao động kỹ thuật trong xã hội.Đặc điểm nổi bật của người dân Việt Nam là tâm lí trọng khoa cử, trọng bằng cấp. Thông thường, học sinh bậc trung học phổ thông dù có học lực thế nào cũng đăng kí dự thi vào một trường đại học nhất định, rất ít học sinh ngay từ đầu lựa chọn giải pháp học nghề. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, việc lập nghiệp của thanh niên không chỉ là vào học ở các trường đại học, mà học nghề, đào tạo nghề đang và sẽ là hướng đi đúng đắn. Khi nước ta đã gia nhập WTO sẽ có thêm nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư và có nhiều doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế được thành lập. Điều đó cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ rất cao, người lao động dù ở bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào nếu có trình độ, kĩ năng nghề nghiệp đều có cơ hội rất lớn tìm được việc làm và có thu nhập thoả đáng. Thực tế hiện nay, học viên ở các trường dạy nghề sau khi tốt nghiệp về cơ bản có việc làm ổn định trong khi đó phần đông sinh viên các trường đại học khó tìm được việc hoặc làm trái với chuyên môn đào tạo. Thực tiễn sinh động trên đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các bậc phụ huynh và học sinh trong lựa chọn nghề nghiệp. Hai là, đổi mới một cách cơ bản và toàn diện hệ thống các trường đào tạo nghề (đặc biệt là lao động nông nghiệp, nông thôn khi Việt Nam gia nhập WTO). Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương, gắn với tạo việc làm, giảm thất nghiệp. Cần quan tâm đào tạo nghề cho lực lượng thanh niên nông thôn và bộ đội xuất ngũ. Phát triển hệ thống đào tạo nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Cần sớm hiện thực hoá đề án " Quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020" của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phấn đấu đến năm 2010, có 90 trường cao đẳng nghề, 270 trường trung cấp nghề ( trong đó có 40 trường chất lượng cao, 3 trường tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới).Ba là, thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh để đáp ứng yêu cầu về số lượng và nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường đào tạo nghề.Kết quả của một số khảo sát mà Bộ Giáo dục-Đào tạo chuẩn bị cho hội nghị "Đào tạo theo nhu cầu xã hội" cho thấy, tỷ lệ nguồn nhân lực các trình độ cung cấp cho nhu cầu phát triển xã hội mất cân đối nghiêm trọng. Số lao động trình độ cao đẳng, kỹ thuật viên chỉ chiếm 4,5%, lao động giản đơn đang được sử dụng trong các khu chế xuất và khu công nghiệp ở một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 60%. Một số liệu khác từ điều tra của Dự án giáo dục Đại học cho thấy có sự mất cân đối giữa các ngành đào tạo. Cụ thể, sinh viên nhóm ngành kinh tế và quản lý chiếm tỷ trọng cao nhất với 29,86%; trong khi số sinh viên ngành kỹ thuật công nghệ chỉ chiếm 15,29%. Thực tế ấy cho thấy vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng làm tốt công tác phân luồng học sinh để tạo nguồn đào tạo lao động kỹ thuật hợp lý. Theo dự kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến năm 2010 số lượng trường dạy nghề sẽ tăng nhanh chóng, do đó ngay từ bây giờ chúng ta cần phải làm tốt công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Thực hiện phân luồng học sinh một mặt sẽ góp phần giải quyết vấn đề số lượng và chất lượng đầu vào cho các trường đào tạo nghề từ đó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường sức lao động hiện nay và các năm tiếp theo. Mặt khác, thực hiện thành công việc phân luồng học sinh sẽ giảm được áp lực thi cử, một vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm trong thời điểm hiện nay. Chủ động trong công tác này, các trường dạy nghề cần đổi mới mô hình tổ chức đào tạo, tăng cường đào tạo liên thông, đa cấp học, đa ngành học phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ở nước ta.Bốn là, tăng cường hợp tác đào tạo với các nước có trình độ tiên tiến để phát triển lực lượng lao động kĩ thuật cao đủ sức cạnh tranh khi hội nhập WTO. Thời gian qua, nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong đào tạo nhân lực xuất khẩu lao động, tạo hướng mở quan trọng trong tăng cường hợp tác đào tạo với các nước có trình độ tiên tiến để phát triển lực lượng lao động kĩ thuật cao đủ sức cạnh tranh khi hội nhập WTO. Năm 2006, Việt Nam đã đưa được hơn 78.800 lao động sang nước ngoài làm việc và mục tiêu cho năm 2007 sẽ là 80.000 lao động. Tuy nhiên, mục tiêu cần đặt ra là phải chú trọng hợp tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả "nội địa" và xuất khẩu. Trước mắt, trong triển khai đưa lao động sang các thị trường truyền thống như: Nga, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, hướng tới các thị trường mới như: Úc, Canada, Macao, Mỹ; nghiên cứu giải pháp mở lại thị trường Cộng hoà Síp, Cộng hoà Séc..., Việt Nam cần tăng cường mở rộng các hình thức đào tạo nghề liên kết với các trường danh tiếng của nước ngoài, trước mắt cần tập trung vào đào tạo đội ngũ giáo viên trẻ cho một số ngành nghề đòi hỏi kĩ thuật cao. Khuyến khích, và tạo điều kiện để các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia tích cực vào quá trình đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật. Theo chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho hoạt động đào tạo nghề giai đoạn từ nay đến năm 2010, nhằm khắc phục tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong thời gian vừa qua đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, hệ thống các trường dạy nghề cũng sẽ được nâng cấp để đến năm 2010 sẽ có khoảng 40 trường chất lượng cao, 3 trường tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và cung cấp cho thị trường khoảng 7,5 triệu lao động có tay nghề. Hy vọng, đây sẽ là một bước đột phá quan trọng trong tăng cường hợp tác đào tạo với các nước có trình độ tiên tiến
2.2 số lượng lao động tăng nhanh nhưng chất lượng vẫn còn thấp: Số lượng lao động tăng nhanh
Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng chưa từng thấy của lực lượng lao động. ở hầu hết các nước, trung bình mỗi năm số người tìm việc làm tăng từ 2%trở lên. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc gia tăng dân số. Dự báo ở nước ta mỗi năm bình quân tăng thêm hơn một triệu lao động dẫn đến sức ép rất lớn về việc làm.
b. Phần lớn lao động làm việc tr._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6005.doc