Thực trạng công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình (chương 2)

Chương II Thực trạng công tác thống kê đất đai tạI huyện đông hưng tỉnh thái bình I. Tổng quan về tình hình thống kê đất đaI ở nước ta. 1. Quy định của nhà nước về thống kê đất đai Ngay từ thời xa xưa trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thì đất đai được con người hết sức quan tâm. Do đặc điểm đất đai là có hạn, nên người ta không thể tuỳ ý muốn của mình tăng diện tích đất đai lên bao nhiêu cũng được. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu quản lý đất đai phải chặt chẽ cả về số

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác thống kê đất đai tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình (chương 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lượng lẫn chất lượng đất. Để làm tốt những yêu cầu này trước hết cần phải nắm được tình hình cũng như thực trạng sử dụng đất. Nên công tác thống kê đất đai không thể thiếu trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Do vậy, công tác này đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đến từ những năm trước đây. Chính vì thế, mà từ năm 1964 đến nay Nhà nước ta đã có rất nhiều văn bản, quy định về vấn đề này: *Liên bộ Nông nghiệp, lâm nghiệp đã ra thông tư số 1 TT/LB ngày 13-3-1964 hướng dẫn các địa phương tiến hành thống kê toàn bộ ruộng đất. *Ngày 16 - 6-1966 Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 161 –TTg giao cho hai ngành nông nghiệp (Quản lý ruộng đất ) và tổng cục thống kê tổ chức điều tra đất đai *Ngày 24-6-1977 Hội đồng Chính phủ ra quyết định 169/ CP tiến hành điều tra, thống kê cơ bản tình hình đất đai trong cả nước. *Ngày 10 –11- 1980 có chỉ thị 299/TTg về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất *Để hướng dẫn các địa phương thực hiện, Tổng cục Địa chính đã ra quyết định 56/ĐKTKngày 4/11/1981 ban hành quy định về thủ tục đăng ký thống kê đất trong cả nước và hệ thống biểu mẫu, sổ sách *Quyết định 375 QĐ/ĐC ngày 16 – 5 – 1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính về chế độ báo cáo thống kê đất đai: Trong quyết định đã quy định : - Chế độ báo cáo thống kê đất đai định kỳ hàng năm và kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm. - Thống kê đất đai định kỳ được thực hiện theo đơn vị hành chính các cấp: xã, huyện, tỉnh cả nước Xã, phường, thị trấn là vị trí cơ bản thống kê đất định kỳ. Tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm cung cấp kịp thời đầy đủ, chính xác các thông tin đất đai của mình và các tài liệu, số liệu có liên quan theo đúng nội dung, thời hạn quy định - Báo cáo thống kê đất đai định kỳ hàng năm bao gồm: số liệu diện tích đất đai, báo cáo thuyết minh số liệu. Số liệu diện tích đất đai được thống kê theo các chỉ tiêu của biểu mẫu thống kê Báo cáo thuyết minh số liệu phải thể hiện những nội dung sau: +Phương pháp thống kê và nguồn gốc số liệu tổng hợp, đánh giá chất lượng và số liệu báo cáo +Đánh giá tình hình sử dụng quỹ đất thông qua phân tích các chỉ tiêu cơ bản sau: Cơ cấu sử dụng quỹ đất cho các mục đích và cho từng đối tượng sử dụng đất. Tình hình biến động mỗi loại đất giữa 2 thời kỳ báo cáo và xác định rõ nguyên nhân của những biến động. Tính toán chỉ tiêu bình quân của mỗi loại đất chính theo nhân khẩu, hộ gia đình; biến động của các chỉ tiêu này giữa hai thời kỳ báo cáo và nguyên nhân của những biến động. +Kết luận, đề xuất kiến nghị về các biện pháp, nhiệm vụ quản lý sử dụngđất đai - Các tài liệu số liệu trong báo cáo thống kê định kỳ phải đảm bảo trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm báo cáo. Chính xác về con số và đầy đủ cơ sở pháp lý theo quy định Số liệu đất đai của mỗi địa phương sau khi được UBND cấp mình duyệt, là số liệu hợp pháp duy nhất về đất đai:Cơ quan Địa chính mỗi cáp có trách nhiệm giúp UBNDcấp mình quản lý và cung cấp cho nhu cầu của các ngành và các cấp sử dụng. - Thời điểm và thời hạn báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ ở các cấp: + Thời đểm thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ trong tất cả các xã, phường, thị trấn của cả nước từ ngày 01 tháng 10 hàng năm.. +Thời hạn hoàn thành và nộp báo cáo ở các cấp: Cấp xã: Khoá sổ khai báo biến động đất đai từ ngaỳ 01- 10, tổng hợp diện tích biến động, lập biểu thống kê mới, làm báo cáo thuyết minh, báo cáo kết quả về UBND cấp huyện trước ngày 1 tháng 11 hàng năm. Cấp huyện: Tổng hợp và gửi báo cáo về UBND cấp tỉnh ( sở địa chính) truớc ngày 15 tháng 12. Cấp tỉnh : Tổng hợp và gửi báo cáo về tổng Tổng cục Địa chính trước ngày 31 tháng 1 năm sau. Tổng cục Địa chính: -Tổng hợp kết quả thống kê đất đai năm trước để báo cáo Chính phủ trong tháng 3 năm sau. -Tổng hợp kết quả kiểm kê đất đai, định kỳ 5 năm để báo cáo chính phủ trong tháng 6 năm sau(đối với nhưng năm thực hiện chu kỳ kiểm kê) Lập hồ sơ báo cáo và kết quả thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ: Nội dung hồ sơ Số lượng hồ sơ lập ở mỗi cấp Lập theo biểu thống kê Xã Phường, thị trấn Huyện ,Thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quận Tỉnh TP trực thuộc TƯ Biểu thống kê diện tích 1 Tổng diện tích đất theo địa giới hành chính 2 Diện tích đất dân cư nông thôn 3 Diện tích đất đô thị 4 Diện tích đất nông nghiệp 3 3 0 3 3 0 0 3 3 3 3 3 3 0 0 3 3 3 3 3 01-TK 01-TK 01-TK 02-TK - Hàng năm UBND các cấp có trách nhiệm nộp báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ trong năm lên UBND cấp trên trực tiếp theo đúng thời hạn: + Cấp xã báo cáo về cấp huyện: Các loại biểu mẫu thống kê diện tích đất đã được lập cho các xã, phường, thị trấn, mỗi loại 2 bản và báo cáo thuyết minh số liệu . +Cấp huyện báo cáo về cấp tỉnh: Các loại biểu thống kê diện tích đất tổng hợp toàn huyện hoặc thị xã, quận thành phố thuộc tỉnh, mỗi loại 2 bản; Các loại biểu thống kê diện tích đất của từng đơn vị cấp xã, mỗi loại 1 bản và báo cáo thuyết minh về số liệu toàn huyện +Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo về Tổng cục Địa chính: Các loại biểu thống kê diện tích đất tổng hợp toàn tỉnh, mỗi loại 1bản; các loại biểu thống kê diện tích của từng huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, mỗi loại 1 bản và báo cáo thuyết minh số liệu - UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thưc hiện chế độ thống kê đất đai, định kỳ hàng năm và kiểm kê đất đai theo đúng thời điểm, thời hạn và nội dung. Ký duyệt để công bố và báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê lên UBND cấp trên trực tiếp. - Cơ quan địa chính các cấp chịu trách nhiệm giúp UBND cấp mình triển khai thực hiện việc thống kê, tổng hợp kết quả thống kê trình uỷ ban nhân dân phê duyệt, tổ chức quản lý lưu giữ, và khai thác có hiệu quả toàn bộ các tài liệu, số liệu thống kê. *Quyết định số 27 / QĐ-ĐC ngày 20/ 2/ 1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa Chính ban hành biểu mẫu thống kê diện tích đất đai *Quyết định số 507/1999/QĐ-TCĐC ngày 12-10-1999 của TCT-TCĐC ban hành biểu mẫu thống kê Trong quy định biểu mẫu thống kê bao gồm: +Biểu thống kê cơ bản: -Biểu 01 – TK: Thống kê diện tích đất đai -Biểu 02 – TK: Thống kê diện tích đất nông nghiệp -Biểu 03 - TK: Thống kê dện tích đất chuyên dùng -BIểu 04 - TK: Thống kê diện tích dất chưa sử dụng +Biểu tổng hợp phân tích: -Biểu 05 – TK:Thống kê diện tích đất đai theo đơn vị hành chính -Biểu 06 – TK:Cơ cấu diện tích loại đất và đối tượng sử dụng -Biểu 07- TK: Cơ cấu diện tích loại đất theo đơn vị -Biểu 08-TK: So sánh diện tích các loại đất năm 2000với năm 1995, 1990 -Biểu 09- TK: Phân tích nguyên nhân tăng giảm diện tích đất nông nghiệp -Biểu 10 – TK: chỉ tiêu bình quân diện tích các loại đất năm 2000 2. Tình hình thống kê đất đai ở nước ta những năm qua a. Trước khi có Luật Đất đai: * Từ năm 1954 đến năm 1975 miền Bắc nước ta sau khi tiến hành cải cách ruộng đất đã đi theo con đường tập thể hoá nông nghiệp. Công tác thống kê đất đai bước đầu được thực hiện để phục vụ kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân và làm cơ sở cho công tác quản lý ruộng đất của Nhà nước. * Năm 1958: Mặc dầu chưa đo đạc nhưng do yêu cầu xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đã tiến hành thống kê ruộng đất bằng phương pháp khai báo. Trong những năm từ 1963 về trước nhiều ngành tuỳ theo yêu cầu của ngành mìmh đã tổ chức điều tra thống kê từng phần đất đai theo phương pháp trực tiếp (đo đạc lập bản đồ đất đai) hoặc theo phương pháp gián tiếp (thống kê ruộng đất qua tự khai báo) như: - Ngành Quản lý ruộng đất (trong Bộ nông nghiệp) tổ chức đo đạc thống kê ruộng đất ở các xã để tiến hành quản lý ruộng đất ở nông thôn. - Ngành nông trường đo đạc đất đai của nông trường để tiến hành quy hoạch và quản lý đất đai của nông trường - Ngành Lâm nghiệp điều tra đất đai thuộc lâm nghiệp quản - Nghành kiến trúc đo đạc đất trong nội thành, nội thị. - Nghành thống kê đã tổ chức thống kê đất nông nghiệp qua tự báo Những số liệu diện tích đất đai nói trên không cùng thời đIểm điều tra và phương pháp điều tra cũng khác nhau *Năm 1963, Tổng cục Lâm nghiệp và bộ Nông nghiệp (trực tiếp là là Vụ Quản lý ruộng đất) đã phối hợp tiến hành việc điều tra thống kê và phân phối đất đai theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Do gặp nhiều khó khăn, cuộc điều tra không hoàn thành được toàn bộ và đã bỏ dở. Tuy nhiên nhờ cuộc điều tra này, vụ quản lý ruộng đất đã tập hợp được số liệu đất đai cần thiết từ các ngành các tỉnh báo cáo lên để tổng hợp xây dựng lên biểu tổng hợp thống kê diện tích đất toàn miền Bắc năm 1964- 1965 * Năm 1964: ngành quản lý ruộng đất đã đo đạc trên 4000 xã, ngành lâm nghiệp đã tiến hành quy hoạch ở 1500 xã trung du và miền núi. Dựa vào thành quả đó, liên bộ nông nghiệp, lâm nghiệp đã ra thông tư số 1TT/LB ngày 13-3-1964 hướng dẫn các địa phương tiến hành thống kê toàn bộ ruộng đất. Đây là lần đầu tiên ở miền Bắc nắm được toàn bộ ruộng đất. Phong trào khoanh vùng đổi ruộng, xây dựng đồng ruộng phát triển làm biến đổi mạnh mẽ tình hình ruộng đất. Ngày 10-6-1966 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số 161-TTg giao cho hai ngành nông nghiệp (quản lý ruộng đất) và Tổng cục Thống kê tổ chức điều tra. *Năm 1967 Thực hiện chỉ thị số 161/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp (Vụ quản lý ruộng đất) và Tổng cục Thống kê (Vụ nông nghiệp) đã tổ chức điều tra thống kê đất sử dụng trong nông nghiệp nhằm mục đích phục vụ chỉ đạo kế hoạch sản xuất nông nghiệp. Cuộc điều tra này tiến hành từ cơ sở hợp tác xã nông nghiệp, chỉ tiêu thống kê cơ bản như cuộc đièu tra thống kê năm 1964; kết quả có 24/26 tỉnh có báo cáo số liệu. Cuộc điều tra này còn tồn tại là: Diện tích bị hụt nhiều so với năm 1964: Đất đồng cỏ, đất canh tác hàng nămđều giảm nhưng vì chỉ đIều tra thống kê các chỉ tiêu trong đất nông nghiệp nên không giải thích được lý do giảm. *Sau năm 1967 không thực hiện được thống kê đất hàng năm. Cuộc điều tra đất năm 1969 theo thông tư 500bị thất bại chỉ có 6/ 26tỉnh tiến hành *Năm 1971 Uỷ ban Nông Nghiệp trung ương chủ trương tiến hành thống kê dịnh kỳ hàng năm đối với đất nông nghiệp và đất có khả năng nông nghiệp theo hệ thống chỉ tiêu cơ bản như thống kê trước đây, chủ trương này thực hiện 5 năm, năm nhiều nhất có 25 tỉnh và năm ít nhất có 15/26 tỉnh, thành báo cáo số liệu về vụ QLRĐ. Đất cây hàng năm các tỉnh đồng bằng, trung du chủ yếu dựa trên số liệu đo đạc chỉnh lý bản đồ giải thửa. Các loại đất còn lại và các tỉnh miền núi chủ yếu dựa trên cơ sở khai báo đIều chỉnh ở các huyện. Chưa thống kê được thành phần kinh tế. Tuy chất lượng số liệu chưa cao, nhưng đã có tác dụng nhất định trong việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. ở miền Nam công tác thống kê đất đai trước ngày giải phóng chưa được chú ý. Không có cơ quan nào dược giao trách nhiệm tổ chức thống kê hàng năm và cũng không tiến hành 1 cuộc điều tra thống kê đất nào. Vì vậy không có số liệu thống kê diện tích các loại đất như miền Bắc * Ngày 24-6-1977 hội đồng Chính phủ ra quyết định 169/ CP tiến hành điều tra, thống kê tình hình cơ bản về đất trong cả nước và giao nhiệm vụ này cho các ngành: bộ nông nghiệp ( quản lý ruộng đất, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp ), bộ lâm nghiệp, tổng cục thống kê, cục đo đặc và bản đồ Nhà nước chỉ đạo công tác này. Đây là phạm vi điều tra rộng. Thời gian tiến hành kéo dài ( từ tháng 9-1977 đến cuối năm 1980 ) mới tổng hợp xong và báo cáo với cả nước. So với các lần thống kê trước lần này số đơn vị báo các đầy đủ nhất ( các đợt trước chỉ có từ 65% đến 81% giử báo cáo ). Những số liệu theo quyết định 169/ CP bước đầu đã đem lại hiệu quả và tác dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực như kế hoạch, quy hoạch, thuế nghĩa vụ, lương thực và phục vụ chỉ đạo sản xuất. Tuy vậy số liệu theo quyết định169/ CP vẫn còn một số tồn tại cần được bổ xung và hoàn chỉnh để nâng cao chất lượng phục vụ các ngành có kết quả hơn. *Đăng ký thống kê đất đai theo chỉ thị 299/TTgngày 10/11/1980: Để tăng cường quản lý chặt chẽ và thống nhất được đất đai trong cả nước và đáp ứng yêu cầu của các ngành các cấp, ngày 10/11/1980 Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 299/TTgvề công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước nước đối với toàn bộ đất đai Để hướng dẫn các địa phương thực hiện, Năm 1980 Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính đã ra quyết định 56/ĐKTK ban hành qui định về thủ tục đăng ký thống kê đất trong cả nước và hệ thống biểu mẫu, sổ sách. Sau 5 năm thực hiện đến giữa năm 1986 cả nước đã có 64% số xă tổ chức xong việc đăng ký thống kê đất; 41% diện tích tự nhiên và 65% diện tích đất nông nghiệp đựoc đăng ký. Dựa trên kết quả thực hiện chỉ thị 299/TTg, các đơn vị hành chính các cấp đã lập biểu tổng hợp thống kê diện tích ruộng đất. Mặc dù chưa đạt yêu cầu của chỉ thị, song cuộc điều tra lần này đẵ tiến hành một cách công phu,trên cơ sở quy trình kỹ thuật thống nhất có đăng ký nhận ruộng của chủ sử dụng, xét duyệt của hội đồng đăng ký ruộng đất xã, công nhận của uỷ ban nhân dân nên chất lượng và độ tin cậy của số liệu đạt cao hơn cả so với tất cả các cuộc điều tra trước.Mỗi cơ sở (hợp tác xã, xã, huyện tỉnh) đã có được bộ số liệu mới về ruộng đất chính xác và đầy đủ hôn trước đây. Biểu tổng hợp thống kê ruộng đất lập theo mẫu số 8 ban hành theo quyết định 65/ĐKTK, biểu có 80 chỉ tiêu loại ruộng đất và 18 chỉ tiêu thống kê theo thành phần kinh tế sử dụng. * Năm 1990: tiến hành tổng kiểm kê đất đai trong cả nước, đã đạt được những thành quả to lớn. Các số liệu thống kê- kiểm kê chính xác và đủ độ tin cậy. b. Sau khi có Luật Đất đai: Từ khi có Luật Đất đai năm 1993, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp hạn chế được những tồn tại và nâng cao ý thức sử dụng đất của người dân. Thống kê, kiểm kê đất đai cũng đã đi vào định kỳ (Thống kê 1 năm/lần, kiểm kê 5 năm /lần). Năm 1995: Song song với sự phát triển kinh tế, công tác quản lý đất đai cũng có những thay đổi không ngừng. Cùng với Luật đất đai ra đời năm 1993, Tổng cục Địa chính được thành lập ngày 22-10-1994 đã có những thay đổi cơ bản trong quan hệ đất đai và yêu cầu cần thiết phải tăng cường công tác quản lý đất đai cả ở hai mức vi mô và vĩ mô. Trong tình hình đó, cùng với những thay đổi nhằm tăng cường và kiện toàn tổ chức ngành Địa chính, các công tác điều tra, đo đạc lập bản đồ, đăng ký đất đai, đăng ký lập hồ sơ sử dụng đất, thống kê kiểm kê đất đai ở các cấp đều được đẩy mạnh. Vì vậy, thống kê kiểm kê đất đai năm 1999 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác thống kê kiểm kê trong những năm qua. Thống kê kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đất đã được tiến hành đồng bộ và chi tiết đến bốn cấp ( xã, huyện, tỉnh và cả nước ). Năm 2000: Tiến hành tổng kiểm kê đất đai trong cả nước theo Chỉ thị 24/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Theo thông tin mới nhất từ Ban chỉ đạo của Tổng cục Địa chính về Tổng kiểm kê Đất đai năm 2000, vào ngày 1/1/2000 tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đồng loạt triển khai tổng kiểm kê đất đai trên địa bàn cấp xã theo đúng thời gian quy định. Đến ngày 15/3/2000, kết quả cụ thể ở các địa phương là như sau: - Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kon Tum đã cơ bản hoàn thành công tác điều tra khảo sát thực địa, khoanh vẽ bản đồ ở cấp xã; Các tỉnh Cần Thơ, Long An, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bình Thuận, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Phú Thọ đạt 70-90%. Các tỉnh An Giang, Thái Bình, Ninh Thuận,Quảng Trị, Hà Nam, Sơn La... đạt từ 50-70%. Trong đó số đó có các tỉnh đạt trên 50% số xã hoàn thành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội. - Các tỉnh niềm núi Bắc Bộ: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn do địa hình miền núi, canh tác phức tạp, diện tích tự nhiên xã lớn, giao thông liên lạc khó khăn, kinh phí, phương tiện và tư liệu thiếu... nên công tác điều tra, khảo sát thực địa trên địa bàn cấp xã triển khai chậm. - Đối với các tỉnh Trung bộ như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định thì ở các huyện, xã bị ảnh hưởng của lũ lụt năm 1999 việc triển khai chậm 15-20 ngày so với quy định, các xã miền núi tiến độ chậm do có nhiều khó khăn tương tự như các xã miền núi Bắc Bộ. Sau thời gian trực tiếp kiểm tra tình hình thực hiện Tổng kiểm kê đất đai tại các địa phương, 7 đoàn công tác của Tổng cục đã kịp thời nắm bắt các phát sinh và vướng mắc, một số đã được đoàn cùng địa phương xử lý ngay tại chỗ để duy trì tiến độ công tác, còn lại một số vấn đề được Ban chỉ đạo tập hợp và được Lãnh đạo Tổng cục cho ý kiến chỉ đạo để kịp thời giải quyết trong thực tế triển khai ở 50 tỉnh, thành phố. Ban chỉ đạo của Tổng cục đã gửi công văn báo Thủ tướng Chính phủ về tiến độ và tình hình thực hiện công tác Tổng kiểm kê đất đai trên cả nước. II. ĐIều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện đông hưng tỉnh thái bình. 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Đông Hưng có tổng diện tích tự nhiên là 19.840 ha, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Thái Bình, được bao bọc bởi 5 huyện và thị xã Thái Bình, có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. - Phía Nam giáp huyện Vũ Thư, thị xã Thái Bình và huyện Kiến Xương. - Phía Đông giáp huyện Thái Thuỵ. - Phía Tây giáp huyện Hưng Hà. Đông Hưng có 35 km đường quốc lộ, 11 km đường tỉnh lộ. Quốc lộ 10 và Quốc lộ 39 chạy qua huyện tạo sự liên hoàn hệ thống giao thông, là điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế-xã hội. Hệ thống đường bộ kết hợp với đường thuỷ như Tiên Hưng, Thuyền Quan, Sa Lung tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế với các huyện trong Tỉnh và với các tỉnh trong toàn quốc mà đặc biệt là vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi là điều kiện để huyện phát triển kinh tế năng động, đa dạng, giao lưu hoà nhập với việc phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật trong tỉnh và toàn quốc. b. Địa hình Địa hình của Đông Hưng tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, độ dốc nhỏ hơn 1%/1km, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 - 1,5m. Địa hình của Đông Hưng được xếp vào loại khu vực có độ chia cắt phức tạp, đây là vùng tương đối cao, trừ vùng phía Bắc của sông Trà Lý. Đất đai được hình thành sớm, chịu ảnh hưởng của phù sa sông Thái Bình, phía Nam của huyện có địa hình thấp. Địa hình của Đông Hưng cũng có độ chia cắt, hình thành những tiểu vùng khác nhau về độ cao, thấp, tạo nên vùng thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng và hệ thống thuỷ lợi cũng có thuận lợi và hạn chế nhất định. c. Khí hậu - Đông Hưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa rõ rệt: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ và mùa đông là hai mùa chính, mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp. - Mùa hạ: Từ tháng 4 đến tháng 6: + Mưa: Mùa hạ là mùa mưa, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm + Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên 260C, cao nhất là 39,20C. + Gió: Thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 2 - 4m/giây.. Mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, có năm có 6 cơn bão. + Độ ẩm không khí: Mùa hạ độ ẩm rất cao, có ngày lên tới 90%, nhưng nếu gió Tây Nam tràn về độ ẩm xuống thấp dưới 30%. - Mùa đông: Từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng Giêng năm sau: + Mưa chiếm lượng nhỏ, khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. + Nhiệt độ trung bình là 220C, nhiệt độ tối thấp là 4,10C. + Gió: Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông. Tuy gió không mạnh nhưng hay gây ra lạnh đột ngột. + Độ ẩm không khí: Lượng bốc hơi trong mùa đông thường gặp, thời tiết khô hanh, nồm, nắng nóng; Ngày khô hanh độ ẩm thấp; Độ bốc hơi cao thường xuất hiện vào đầu mùa, trong thời kỳ này hay gặp hạn. - Các mùa chuyển tiếp thể hiện sự thay đổi của 2 hệ thống gió mùa: Đông bắc (mùa đông) và Tây nam (mùa hè). Do đó các đặc tính khí tượng, thời tiết rất không ổn định. Song hai mùa chuyển tiếp có nhiều tính chất gần với mùa hè. Như vậy khí hậu Đông Hưng là khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song tính biến động mạnh mẽ với nhiều hiện tượng thời tiết như bão, dông, gió Tây Nam, gió bấc v.v... cũng đòi hỏi phải có biện pháp phòng tránh úng, hạn, bão, lụt. d. Thuỷ văn Nhìn chung nguồn nước của Đông Hưng dồi dào, nước tưới lấy từ sông Trà Lý và sông Luộc qua các cống dưới đê như Hậu Thượng, Đồng Cống, Bến Hộ, Quan Hoả, Thuyền Quan... Đông Hưng có 3 sông lớn chảy qua: - Phía Nam có sông Trà Lý, là ranh giới với huyện Vũ Thư, thị xã Thái Bình và huyện Kiến Xương. Đoạn chảy qua huyện dài khoảng 20 km. Hệ thống trong đê có 2 sông chính là sông Tiên Hưng và sông Sa Lung. - Sông Tiên Hưng chảy xuyên qua huyện, có chiều dài 28,5 km, rộng trung bình 120m, chia huyện thành hai vùng rõ rệt: phía Bắc và phía Nam sông Tiên Hưng. - Sông Sa Lung có chiều dài 18 km, rộng trung bình 50m. - Sông Thống Nhất kéo dài từ Cống Vực đến xã Đông Giang, dài 16 km, chiều rộng trung bình 40 m. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt và nhiều hồ, đầm lớn. Đặc điểm chung của các sông là đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển, có độ dốc mặt nước nhỏ, tiêu thoát nước chậm. Do đó về mùa mưa lũ, mực nước các sông lớn gây úng và xói lở cục bộ vào đất canh tác ngoài đê, Đông Hưng có hệ thống đê sông dài khoảng 26 km, ngăn lụt trong mùa mưa lũ. Đặc điểm nổi bật của chế độ thuỷ văn của huyện là được phân thành 2 vùng rõ rệt, do con sông Tiên Hưng tạo ra: Vùng phía Bắc sông Tiên Hưng là 11 xã, tưới tiêu kém hơn 35 xã phía Nam sông Tiên Hưng. Nhìn chung, thuỷ văn của huyện thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, kể cả trong mùa khô, bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê và một số vùng trong đê. Mặt hạn chế là hàng năm phải đầu tư sức người, sức của vào việc tu bổ đê điều, nạo vét kênh mương. Chế độ thuỷ văn của huyện phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông Trà Lý và được phân thành hai múi rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mực nước ngoài sông luôn lớn hơn trong đồng nên rất thuận lợi cho việc lấy nước phù sa tưới cho các cánh đồng, chỉ có 1 - 2 tháng vào mùa đông là mực nước ngoài sông thấp hơn trong đồng. Nhìn chung, Đông Hưng có hệ thống sông ngòi dày đặc, có nguồn nước phong phú, có lượng phù sa lớn tạo nên sự bồi tụ phù sa màu mỡ, phì nhiêu, đồng thời đáp ứng đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích đất canh tác. 1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất Đất Đông Hưng thuộc loại phù sa trẻ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ. Tầng đất nông nghiệp dày 60 - 80 cm, nằm trên xác sú vẹt, vỏ sò, vò hến, tầng canh tác dày 13 - 15 cm. Theo nguồn gốc phát sinh, đất đai của Đông Hưng được chia làm 2 nhóm đất chính là: + Đất phèn (S): Đất phèn của huyện thuộc loại đất phèn trung bình và ít, chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ, tập trung ở những xã phía Đông của huyện. + Đất phù sa: Gồm đất ngoài đê được bồi tụ thường xuyên và trong đê không được bồi tụ do đó biến đổi theo hướng glây hoá, loang lổ đỏ vàng, glây ở địa hình thấp, đỏ vàng ở địa hình cao. Đất phù sa hầu như độ phì nhiêu thực tế được thể hiện rõ qua thâm canh khai thác. Do bồi tụ của 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình hoặc 2 hệ phủ lên nhau nên chia thành nhiều loại, trong đó phù sa là chủ yếu. Đất phù sa của Đông Hưng chia thành 7 loại sau: - Đất phù sa không bồi tụ không glây hoặc glây yếu của sông Hồng (Ph). - Đất phù sa không bồi tụ không glây hoặc glây yếu phủ trên nền phù sa của sông Đông Hưng (Pht ). - Đất phù sa không được bồi tụ không glây hoặc glây yếu của sông Đông Hưng (Pt). - Đất phù sa không được bồi tụ, không glây phủ trên nền cát (Ptc ). - Đất phù sa không được bồi tụ, glây trung bình hoặc mạnh của sông Hồng (Phg). - Đất phù sa không được bồi, glây trung bình hoặc mạnh phủ trên nền phèn (P hgs ). - Đất phù sa không được bồi tụ glây trung bình hoặc mạnh phủ trên nền phèn (Ptgs). Đất Đông Hưng do hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp tuy là đất phù sa nhưng có tính chất và đặc điểm rất khác nhau. Đất phù sa sông Hồng thường có màu nâu tươi, kết cấu đất tơi xốp thành phần cơ giới phần lớn là thịt nhẹ đến trung bình. Địa hình nghiêng từ phía sông vào nội đồng, đất ít chua hơn đất phù sa sông Thái Bình, các yếu tố thường từ trung bình đến tốt. Đất phù sa sông Thái Bình đa số có màu nâu nhạt hoặc hơi xám, thành phần cơ giới thường trung bình đến thịt nặng, địa hình rất gồ ghề nghiêng dần về phía hạ lưu. Đất thường chua nhiều, lân và kali nghèo, các yếu tố dinh dưỡng khác từ nghèo đến trung bình. Cơ cấu diện tích các loại đất của Đông Hưng như sau: * Theo phân cấp địa hình: Cao : Chiếm 7,3% Vàn cao : Chiếm 26,50%. Vàn : Chiếm 48%. Vàn thấp : Chiếm 16%. Thấp : Chiếm 2,2%. * Theo thành phần cơ giới: Đất cát : Chiếm 0,5%. Đất cát pha : Chiếm 2,86% Đất thịt nhẹ : Chiếm 28,35% Đất thịt trung bình: Chiếm 37,20%. Đất thịt nặng : Chiếm 31,09% * Theo hàm lượng dinh dưỡng trong đất: - Hàm lượng đạm dễ tiêu NH4: Nghèo (<2,5 mg/100 gam đất) : Chiếm 79,3%. Trung bình (2,5-7,5 mg/100 gam đất): Chiếm 20,25%. Giàu (>7,5 mg/100 gam đất): Chiếm 0,45%. - Hàm lượng lân dễ tiêu P2O5: Nghèo (5 - 20mg/100 g đất): Chiếm 79,45%. Trung bình (10 - 20 mg/100 g đất): Chiếm 18,8%. Giàu (>20 mg/100 g đất): Chiếm 1,75%. - Mức độ mặn Cl-: Mặn vừa (0,15 - 0,25%): Chiếm 0,7%. ít mặn (0,05 - 0,15%): Chiếm 37,2%. Không mặn (<0,05%): Chiếm 62,1%. b. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: Đông Hưng có 3 sông lớn là sông Tiên Hưng, sông Sa Lung, sông Trà Lý cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt kết hợp với hệ thống đầm, hồ, ao phong phú. Do đó nguồn nước mặt của huyện khá dồi dào, cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt của nhân dân và nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nguồn nước ngầm: mực nước nông và khối lượng lớn song việc khai thác sử dụng mới ở mức hạn chế để phục vụ nước sạch ở nông thôn. Trong tương lai nguồn nước ngầm sẽ được khai thác nhiều hơn để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân. Vì nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, do sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hoá học và nước thải sinh hoạt ở đô thị và nông thôn. 1.3. Cảnh quan môi trường Cảnh quan của Đông Hưng mang đặc trưng cơ bản của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, đặc điểm thuần nông với địa hình bằng phẳng, đồng ruộng và làng xóm phân bố hài hoà, hạ tầng phát triển tạo một cảnh quan hấp dẫn cho việc du lịch sinh thái. Môi trường không khí và nguồn nước ở Đông Hưng ít bị ảnh hưởng do ô nhiễm của khí thải công nghiệp, nước thải công nghiệp cũng như rác thải sinh hoạt của dân cư vì Đông Hưng chưa có những khu công nghiệp tập trung và những khu dân cư tập trung Trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy nền kinh tế của Huyện tăng trưởng thì việc phát triển công nghiệp trên địa bàn Huyện là điều tất yếu. Đồng bộ với phát triển công nghiệp, các nhà đầu tư và các nhà lãnh đạo cần có những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm khói thải, nước thải công nghiệp. Đây chính là hướng phát triển một nền kinh tế toàn diện, bền vững. 2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Diện tích tự nhiên của Huyện là 19.840,04 ha, với dân số 252.600 người, mật độ dân số 1.273 người/km2, là huyện có mật độ dân số cao trong Tỉnh. Đất hẹp, người đông, bình quân diện tích đất canh tác/đầu người thấp, nền kinh tế thuần nông. Trong những năm qua nhân dân Đông Hưng đã đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, đời sống của nhân dân đã được nâng lên đáng kể, hạ tầng cơ sở phát triển như giao thông, thuỷ lợi, trường học, bệnh viện, trạm xá và các công trình văn hoá phúc lợi, sức khoẻ và trình độ dân trí được nâng lên. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Đông Hưng đứng trước nhiều thử thách để phát triển hoà nhập với nhịp độ phát triển kinh tế trong Tỉnh và cả nước. 2.1.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế. Tổng giá trị sản xuất năm 2000 so với năm 1999 tăng 3,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Huyện qua 5 năm 1995 - 2000 đạt 4,25%, trong đó giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 0,8% (tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 3,5%); Giá trị sản xuất ngành CN-TTCN tăng 4,4% (tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,1%); Giá trị sản xuất ngành thương mại và dịch vụ tăng 9,1% (tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 8,45%). Cơ cấu kinh tế năm 2000 của Huyện như sau: Ngành nông nghiệp chiếm 63,9%; Ngành CN-XDCB chiếm 19,8%; Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 16,3%. Giá trị sản xuất bình quân/đầu người năm 2000 đạt 3,9 triệu đồng, tăng hơn 0,3 triệu đồng/người/năm so với năm 1995. Giá trị sản xuất/1 ha canh tác năm 2000 đạt 28,7 triệu đồng/ha. 2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. a. Giao thông. Diện tích giao thông của huyện hiện nay là 875,5 4ha, chiếm 27.74% tổng diện tích đất chuyên dùng toàn huyện. Hệ thống giao thông đường bộ huyện khá phát triển, có 35 km đường quốc lộ, 11 km đường tỉnh lộ, các tuyến đường huyện dài 101 km,; Đường giao thông nông thôn dài 514 km, trong đó đã láng nhựa 2 km, bê tông + gạch vỉa được 212 km. Cầu có chiều dài 15 - 30m có 8 cái, cầu có chiều dài 2 - 10m có 37 cái. Chiều rộng của hai tuyến Quốc lộ 10 và 39 là 9 m, phần lớn mặt đường đã bị xuống cấp. Các tuyến đường huyện của Đông Hưng được xây dựng sớm so với các huyện trong Tỉnh. Hầu hết được xây dựng vào năm 1992 và 1993. Kết cấu mặt đường dày 12 - 15 cm, không có lớp móng, nền đường trũng, bị ngập nước khi mưa lớn. Bề rộng mặt đường của các tuyến phổ biến là 3m nên các phương tiện không chuyển làn được. Mặt khác, trong những năm qua, các phương tiện giao thông phát triển ồ ạt, phần lớn các phương tiện quá tải vào tuyến hoạt động làm phát sinh ổ gà, rạn nứt mặt nhựa, phá huỷ mặt đường. Các tuyến đường xã xây dựng vào năm 1990, chủ yếu vào năm 1991 - 1993, nền đường rộng từ 3,5 - 4m, mặt đường rộng từ 1,8 - 2,5m, không có lớp móng. Các phương tiện như công nông qua lại không chuyển làn được gây ra tải trọng trùng phục lún hai vệt bánh xe, làm hỏng đường. Bến bãi của Đông Hưng gồm 13 bến, phục vụ trung chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá từ các sông lên. Có 17 bến đò, trong đó trên sông Trà Lý có 8 bến, sông Diêm hộ có 5 bến và sông Tiên Hưng có 4 bến. Nhìn chung, các bến đò đang ở trong tình trạng trung bình. b. Thuỷ lợi: Hệ thốn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33881.doc