Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - Dịch vụ tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Tài liệu Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - Dịch vụ tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam: ... Ebook Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - Dịch vụ tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

doc110 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - Dịch vụ tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu, sơ đồ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 3 1.1. Giới thiệu chung về SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam và công tác thẩm định dự án tại SGD 3 1.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Ngoại Thương và SGD 3 1.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Ngoại thương và SGD 3 1.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD 4 1.1.1.3. Tổng quan về hoạt động của SGD những năm qua 8 1.1.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD 16 1.1.2.1. Quy định của Vietcombank đối với hình thức cho vay dự án tại SGD 16 1.1.2.2. Thẩm quyền về thời hạn cho vay đối với dự án đầu tư tại SGD 19 1.1.2.3. Tình hình thẩm định các dự án tại SGD 20 1.2. Công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 22 1.2.1. Đặc điểm của ngành du lịch - dịch vụ Việt Nam 22 1.2.2. Tổ chức công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 28 1.2.2.1. Quy trình thẩm định dự án 28 1.2.2.2. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng 30 1.2.3. Phương pháp thẩm định dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 30 1.2.3.1. Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu 30 1.2.3.2. Phương pháp phân tích độ nhạy 31 1.2.3.3. Phương pháp đánh giá rủi ro 31 1. 2.3.4. Phương pháp thẩm định theo trình tự 32 1. 2.4. Nội dung thẩm định các dự án nghành du lịch - dịch vụ tại SGD 32 1. 2.5. Ví dụ minh hoạ: Dự án: Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shore Hoàng Đạt 40 1.3. Đánh giá về công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 71 1. 3.1. Những kết quả đạt được 71 1.3.1.1. Về quy trình thẩm định 71 1.3.1.2. Về nội dung thẩm định 72 1.3.1.3. Về phương pháp thẩm định 72 1.3.1.4. Về thu thập xử lý thông tin 73 1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 73 1.3.2.1. Quy trình thẩm định 73 1.3.2.2. Nội dung thẩm định 74 1.3.2.3. Chất lượng và số lượng thông tin phục vụ cho công tác thẩm định còn chưa chính xác 75 1.3.2.4. Dòng tiền của dự án chưa được tính toán hợp lý 75 1.3.2.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được sử dụng riêng rẽ mà chưa có sự kết hợp hệ thống các chỉ tiêu 76 1.3.3. Nguyên nhân những hạn chế 76 CHƯƠNG II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD 78 2.1.Định hướng phát triển của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 78 2.1.1. Mục tiêu phát triển của SGD NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 78 2.1.2. Định hướng của SGD trong công tác thẩm định các dự án ngành du lịch dịch vụ 79 2.1.2.1. Định hướng công tác thẩm định nói chung của SGD 79 2.1.2.2. Định hướng của SGD trong công tác thẩm định các dự án ngành du lịch dịch vụ 81 2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án ngành du lịch dịch vụ 82 2.2.1. Xây dựng một quy trình thẩm định riêng cho các dự án ngành du lịch dịch vụ 82 2.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều hành của SGD đối với công tác thẩm định dự án ngành du lịch - dịch vụ 86 2.2.3. Tiến hành phân tích độ nhạy đa chiều, luôn đảm bảo số liệu tính toán tài chính của dự án trong trạng thái động 86 2.2.4. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định 87 2.2.5. Nâng cao chất lượng và số lượng thông tin 88 2.2.6. Đầu tư đổi mới hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho việc thẩm định dự án 89 2.3. Một số kiến nghị 89 2.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước 89 2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 90 2.3.3. Kiến nghị với NHTMCP Ngoại Thương 91 2.3.4 Kiến nghị với chủ đầu tư 91 KẾT LUẬN 93 Danh mục các tài liệu tham khảo Phụ Lục DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SGD Sở giao dịch NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần VCB Vietcombank NHNT Ngân hàng Ngoại Thương VND Việt Nam đồng TCKT Tổ chức kinh tế HSC Hội sở chính Cty TNHH Công ty trách nhiện hữu hạn TDTG&TD Tín dụng trả góp và tiêu dùng NHNT TW Ngân hàng Ngoại Thương trung ương TCDL Tổng cục du lịch QHKH Quan hệ khách hàng ĐTDA Đầu tư dự án TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu Tổ chức TD Tổ chức tín dụng GHTD Gia hạn tín dụng DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức tại SGD 4 Bảng 1: Tình hình huy động vốn của SGD năm 2008 9 Bảng 2: Số liệu về hoạt động bán ngoại tệ năm 2008 13 Bảng 3: Số liệu về hoạt động bảo lãnh 15 Bảng 4: Kết quả kinh doanh 16 Bảng 5: Thẩm quyền về thời hạn cho vay vốn với dự án đầu tư tại SGD 19 Bảng 6: Dư nợ tín dụng năm 2006, 2007, 2008 20 Bảng 7: Giá trị hợp đồng tín dụng dự án năm 2007 21 Bảng 8: Một số dự án SGD thẩm định và cho vay năm 2008 22 Bảng 9: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1995 đến 2003 23 Bảng 10: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004 24 Bảng 11: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2009 26 Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định đầu tư 29 Bảng 12: Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đồi vốn 34 Bảng 13: Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán 34 Bảng 14: Các chỉ tiêu về khả năng lợi nhuận và năng lực hoạt động 34 Bảng 15: Các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận 35 Bảng 16: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1999 – 2006 47 Bảng 17: Các khu nghỉ dưỡng sẽ được đầu tư 52 Bảng 18: Đơn giá một số khu nghỉ dưỡng tại Quảng Nam – Đà Nẵng 54 Bảng 19: Tiến độ thực hiện dự án 63 Bảng 20: Các khoản chi đã thực hiện 63 LỜI MỞ ĐẦU Nếu như trước kia, hai nhóm ngành chính luôn được coi trọng và ưu tiên phát triển đó là Nông nghiệp và Công nghiệp thì hiện nay, trong quá trình đổi mới, chuyển dịch nền kinh tế nhằm đưa nền kinh tế nước ta trở thành một nền kinh tế thị trường Đảng và Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ để phát triển ngành du lịch - dịch vụ. Thực tế cho thấy, ngành du lịch - dịch vụ của nước ta hiện nay đang trên đà phát triển và là một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp bên cạnh đó là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, Việt Nam đã thu hút ngày càng đông khách du lịch trên thế giới đến tham quan, du lịch. Tuy nhiên, ngành du lịch - dịch vụ của nước ta chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có. Một nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ hiện vẫn còn thiếu vốn để tiến hành đầu tư phát triển, vốn Ngân sách cấp thì chỉ dành cho các doanh nghiệp quốc doanh, vốn tự có thì còn rất hạn chế, quy mô vốn nhỏ. Bởi vậy nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng là một nguồn quan trọng, thúc đẩy cho sự phát triển của ngành du lịch - dịch vụ nước ta. Tại SGD NHTMCP Ngoại Thương, cũng như tại các ngân hàng khác, công tác thẩm định dự án luôn giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Trong quá trình thực tập tại SGD, tôi nhận thấy rằng số dự án thuộc ngành du lịch - dịch vụ được thẩm định tại SGD tương đối nhiều và số vốn cho vay cũng lớn. Nhận thấy tầm quan trọng của ngành du lịch - dịch vụ trong nền kinh tế, cũng như vai trò của công tác thẩm định trong hoạt động của ngân hàng, tôi đã chọn đề tài: “Công tác thẩm định dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” Kết cấu đề tài gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD Do kiến thức về công tác thẩm định cũng như về nghiệp vụ tín dụng trong thực tế còn nhiều hạn chế nên trong qua trình nghiên cứu chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, do đó tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa Đầu tư để có thể hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn: Giáo viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Ái Liên và tập thể cán bộ phòng Đầu tư dự án, Sở giao dịch VCB đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 1.1. Giới thiệu chung về SGD NHTMCP Ngoại thương và công tác thẩm định dự án tại SGD 1.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam và SGD Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Ngoại thương và SGD 1/4/1991 Sở giao dịch NHNT Việt Nam thành lập theo nghị quyết 125/NQ-NHNT.HĐQT nhưng vẫn trực thuộc Vietcombank trung ương. Ngày 28/12/2005 theo quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT quyết định của Hội đồng quản trị NHNT Việt Nam, SGD NHNT VIệt Nam tách ra hoạt động độc lập. Sở giao dịch là một đơn vị trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, là một chi nhánh của Vietcombank. Trước đây, một ngân hàng thương mại có thể có nhiều sở giao dịch nhưng theo quyết định mới nhất của chính phủ thì 1 ngân hàng thương mại hiện nay chỉ có thể có duy nhất một Sở giao dịch và phải đặt tại tỉnh, thành phố mà trụ sở chính đặt trụ sở. Là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Vietcombank, Sở giao dịch không có tư cách pháp nhân: không có tài sản riêng, tài sản của SGD do Hội sở chính cung cấp, hoạt động theo uỷ quyền của Hội sở chính, tuy nhiên vẫn có con dấu riêng và bảng cân đối kế toán riêng. Ngày 30/10/2008, Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức khai trương trụ sở hoạt động mới tại địa chỉ 31-33 Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, đồng thời tổ chức hội nghị khách hàng năm 2008. Điểm giao dịch mới của SGD nằm ngay giữa trung tâm thủ đô, thuận lợi về giao thông, với mật độ dân cư lớn, hệ thống doanh nghiệp và cơ quan dày đặc, cùng với sự xuất hiện của rất nhiều ngân hàng, sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ và là một lợi thế để Sở giao dịch Vietcombank phát huy tốt hiệu quả hoạt động với thế mạnh về vốn và các hoạt động nghiệp vụ chuyên biệt của một ngân hàng đối ngoại, cũng như các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nhiều sản phẩm mới hướng đến khách hàng cá nhân mà Sở giao dịch đang triển khai. Cơ cấu tổ chức của SGD Bộ máy tổ chức: Sở giao dịch gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các phòng giao dịch. Cụ thể, SGD có 24 phòng ban tại trụ sở chính (31 – 33 Ngô Quyền và tầng 1 đến tầng 3 toà nhà Vietcombank Tower 198 Trần Quang Khải). Mỗi phòng tại SGD đều có chức năng nhiệm vụ riêng. 15 phòng giao dịch thuộc SGD nằm rải rác trên địa bàn thành phố Hà Nội. SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI SGD Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Tổng giám đốc SGD Kiểm tra nội bộ Phòng bảo lãnh Phòng đầu tư dự án Phòng HCQT Phòng hối đoái Phòng kinh tế giao dịch Phòng kinh tế tài chính Phòng quản trị rủi ro Phòng ngân quỹ Phòng quản lý nhân sự Phòng thanh toán XNK Phòng thanh toán thẻ Phòng quản lý nợ Phòng QH khách hàng Phòng tín dụng TG&TD Phòng tin học Phòng vốn và kd ngoại hối Phòng vay nợ viện trợ Chức năng của SGD SGD là một chi nhánh lớn của Vietcombank, nên nó có những chức năng chủ yếu sau: Huy động vốn + Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng VND và ngoại tệ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu Cho vay: cho vay bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo quyền hạn và hạn mức được Tổng giám đốc Vietcombank uỷ quyền Bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước trong phạm vi quyền hạn và phân cấp uỷ quyền. Thanh toán quốc tế: Mở L/C, nhờ thu kèm chứng từ, chiết khấu, dịch vụ ngân hàng đối ngoại Cung cấp dịch vụ cất giữ, bảo quản tài sản có giá Cung cấp các phương tiện thanh toán và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi hộ, nhờ thu, dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh về tiền gửi, tiền vay theo quy chế quản lý vốn của Vietcombank. Lập báo cáo tài chính Thực hiện công tác quản lý ngân quỹ theo quy định Thống kê báo cáo số liệu hoạt động Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Thực hiện công tác tổ chức quản lý cán bộ Ngoài ra trong từng thời kỳ, SGD có thể được Tổng Giám Đốc Vietcombank giao thêm chức năng khác. Phòng bảo lãnh: cung cấp các sản phẩm về bảo lãnh, tái bảo lãnh của SGD cho khách hàng là tổ chức. Các loại bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đối ứng, tái bảo lãnh. Phòng đầu tư dự án: Cấp tín dụng trung và dài hạn dành cho các dự án đầu tư, xây dựng các công trình lớn Phòng kế toán tài chính: Hạch toán các khoản chi tiêu tài chính, quản lý các tài sản cố định, hạch toán các chi phí, một phần của doanh thu. Đặc biệt có chức năng thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ. Cân đối các tài khoản kế toán, phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp cho các phòng nghiệp vụ. Phòng kế toán giao dịch: Có chức năng phục vụ khách hàng tổ chức, cả cư trú và không cư trú, có quan hệ với SGD. Cung cấp các sản phẩm thanh toán cho đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế: dịch vụ phát hành séc, trả lương qua tài khoản… Phòng khách hàng đặc biệt: Cung cấp các sản phẩm dành cho khách hàng là cá nhân, là những khách hàng đặc biệt (có số dư hoạt động lớn như gửi tiền nhiều, các quan chức của các bộ, ngành, cán bộ lãnh đạo của các tổ chức kinh tế). Phòng này có chức năng xây dựng chính sách về khách hàng đặc biệt ví dụ như: ưu đãi lãi suất, kỳ hạn… Phòng kiểm tra nội bộ: Phòng kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật của các phòng nghiệp vụ. Phòng hành chính quản trị: Gồm 2 bộ phận + Hành chính: Văn thư, lễ tân, đống dấu, chuyển công văn, có chức năng văn phòng đối với ban giám đốc + Quản trị: Duy trì hệ thống điện nước, điều hoà, đảm bảo cơ sở vật chất cho SGD có thể hoạt động Phòng hối đoái: Cung cấp các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân, kể cả cá nhân cư trú hoặc không cư trú nhưng chỉ là các sản phẩm thanh toán (Sản phẩm tiền gửi tài khoản thanh toán, thanh toán trong nước, quốc tê, bán các loại séc quốc tế, séc du lịch quốc tế …) Phòng ngân quỹ: Thực hiện thu chi, cân đối ngân quỹ tại SGD Phòng quản lý nhân sự: Tham mưu cho ban giám đốc về bộ máy và về quản lý cán bộ nhân viên. + Tham mưu cho ban giám đốc về bộ máy: Thành lập mới, giải thể, chia tách các đơn vị bộ máy của SGD. + Quản lý cán bộ nhân viên: Chủ yếu quản lý hợp đồng lao động, quản lý về bố trí điều động cán bộ, thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội cho người lao động, đề xuất chương trình đào tạo nhân viên, quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý tiền lương. Phòng thanh toán nhập khẩu: Cung cấp các sản phẩm ngân hàng phục vụ hoạt động nhập khẩu: Mở L/C, chuyển tiền… Phòng thanh toán xuất khẩu: Cung cấp các dịch vụ ngân hàng phục vụ xuất khẩu: nhận L/C từ nước ngoài, kiểm tra theo dõi tính hợp lý, hợp lệ của L/C, nhận các chứng từ xuất hàng cho khách hàng, chiết khấu các chứng từ hàng xuất. Phòng thanh toán thẻ: Phát hành thẻ ( Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) + Thẻ ghi nợ trong nước gồn: Connect 24, SG24. Thẻ ghi nợ quốc tế: MTV, VCB Visa…Đối với thẻ ghi nợ thì tiền phải có sẵn trong tài khoản + Thẻ tín dụng: Khách hàng có thể chi tiêu trong hạn mức của thẻ. Ví dụ: Thẻ có hạn mức 20 triệu đồng thì sẽ được chi tối đa 20 triệu đồng trong tháng, cuối tháng sẽ có hoá đơn gửi về và phải thanh toán. + Hoạt động thanh toán thẻ: đảm bảo hệ thống các máy ATM và các điểm chấp nhận thanh toán thẻ hoạt động tốt. Có thể thanh toán tiền mặt thẻ: đến trực tiếp ngân hàng để rút tiền. + Phát triển khách hàng: Triển khai các hoạt động thẻ của ngân hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp thị sản phẩm tới khách hàng. Phòng khách hàng: Cấp tín dụng ngắn hạn, tín dụng vốn lưu động cho khách hàng là doanh nghiệp. Bán sản phẩm của ngân hàng khác cho khách hàng (bán chéo). Cung cấp các dịch vụ tín dụng: mua nhà trả góp, cho vay cầm cố… Phòng tin học: Đảm bảo hệ thống thông tin, mạng hệ thống hoạt động thông suốt, lập trình các chương trình theo yêu cầu của các phòng khác. Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ: Thực hiện quản lý vốn của SGD theo quy chế quản lý vốn của VCB. Phòng kinh doanh ngoại tệ: Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng. Trong ngày mua được bao nhiêu ngoại tệ thì phải bán hết hoặc gần hết số ngoại tệ đó. Ngoài ra phòng này còn có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về chính sách ưu đãi, huy động, tỷ giá… Phòng quản lý quỹ ATM: Quản lý máy rút tiền ATM và xử lý các sự cố của các máy ATM. Phòng vay nợ viện trợ: Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại, sử dụng các khoản vay, viện trợ. Triển khai và giải ngân nguồn vốn, tham mưu cho ban giám đốc về nhận nguồn vốn ODA. Phòng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cung cấp các sản phẩm tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phòng quản lý nợ: Là bộ phận quản lý các hồ sơ vay vốn, theo dõi thanh toán, thu hồi lãi, thu hồi gốc, tiến độ giải ngân (không có chức năng cấp tín dụng). Tổ Đảng Đoàn: Theo dõi các công tác Đảng Đoàn. Các phòng giao dịch: Huy động vốn, phục vụ khách hàng là thể nhân, cá nhân. Cung cấp các sản phẩm huy động vốn: phát hành giấy tờ có giá bằng VND hoặc ngoại tệ, mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán các loại thẻ thương mại, tín dụng quốc tế, chi trả kiều hối…Cho vay không có tài sản đảm bảo của cán bộ nhân viên. Tổng quan về hoạt động của SGD những năm qua 1.1.1.3.1. Huy động vốn Tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ ước tính đến 31/12/2008 đạt 40.500,75 tỷ đồng, tăng 21,07% so với cùng kỳ năm 2007 trong đó, vốn huy động bằng VNĐ ước đạt của tổ chức kinh tế và vốn huy động bằng ngoại tệ quy USD ước đạt 893,22 triệu USD, giảm 16,56% so với cuối năm 2007. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế quy VNĐ đến 31/12/2008 ước đạt 29.125,36 tỷ đồng, tăng 7866,28 tỷ đồng (37,00%) so với cuối năm 2007 trong đó tiền gửi VNĐ tăng 9.768,28 tỷ đồng (81,79%) (riêng từ nguồn IPO VCB của SCIC là 5.650 tỷ đồng) và tiền gửi ngoại tệ quy USD giảm 129 triệu USD (22,33%) so với 31/12/2007. Tiền gửi của dân cư giảm cả ở VNĐ và USD. Ước đến 31/12/2008, tiền gửi của dân cư chỉ đạt 3.9990,83 tỷ đồng và 447,25 triệu USD; giảm tương ứng 5,02% và 9,83% so với cuối năm 2007. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của SGD năm 2008 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Ước TH 31/12/2008 Tăng / giảm so với 31/12/2007 VNĐ USD Quy VNĐ VNĐ USD Quy VNĐ Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền II.HĐ từ nền KT 25.701,51 896,33 40.500,75 9.557,50 59,20 -177,87 -16,56 7.047,21 1.TG của TCKT 21.710,68 449,08 29.125,36 9.768,28 81,79 129,10 -22,33 7.866,28 1.1.TG KKH 3.559,88 344,39 9.246,02 -631,00 -15,06 -176,70 -33,91 -3.341,62 1.2.TG CKH 18.150,81 104,69 19.879,34 10.399,28 134,16 47,60 83,38 11.207,90 2.TG của cá nhân 3.990,83 447,25 11.375,39 -210,77 -5,02 -48,77 -9,83 -819,06 2.1.TK KKH 731,88 15,42 986,50 -447,63 -37,95 -11,42 -42,55 -625,54 2.2.TKCKH<12T 1.823,27 186,72 4.906,18 138,54 8,22 56,19 43,05 1.118,08 2.3.TKCKH>12T 1.435,68 245,11 5.482,71 98,31 7,35 -93,54 -27,62 -1.311,61 1.1.1.3.2 Sử dụng vốn a.Cho vay nền kinh tế Tổng dư nợ quy VNĐ đến 31/12/2008 ước đạt 4.667 tỷ đồng tăng 30,53% so với 31/12/2007 trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt 1.607,77 tỷ đồng và 185,89 triệu USD. Trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc tăng trưởng tín dụng của SGD trên 30% là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng lưu động thường luân chuyển nhanh. Do đó, trong thời gian tới, SGD sẽ tập trung để nâng dần tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ bằng cách tiếp cận các dự án lớn, hiệu quả. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 39,47% tổng dư nợ của SGD. Dư nợ cho vay thể nhân chiếm 12,13% tổng dư nợ của SGD. Tình hình xử lý nợ xấu và nợ đã xử lý bằng quỹ DPRR Tính đến quý IV/2008, theo báo cáo phân loại nợ: Đơn vị: đồng Tổng nợ xấu 487.987.279.157,00 Tổng dư nợ rủi ro nội bảng 4.405.920.386.520,00 Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ TTNB (%) 11,08 Nợ xấu của SGD ước tính đến 31/12/2008 là 550 tỷ đồng, chiếm khoảng 11,2% tổng dư nợ, trong đó, riêng nợ xấu của Công ty CP Container Vinashin là 359 tỷ đồng, chiếm 65% tổng nợ xấu của toàn đơn vị như Công ty CP Cung ứng dịch vụ hàng không, Vinatranco và một số đơn vị có nợ quá hạn khác như: Cty TNHH MTV Thiết bị lưới điện, Cty TNHH Công nghệ & Thiết bị hàn, Cty CP DV & TM Hàng không… b.Tiền gửi tại NHNT TW Đến 31/12/2008, ước tính số dư tiền gửi của SGD tại NHNT TW bằng VNĐ là 20.485,5 tỷ VNĐ và bằng ngoại tệ quy USD là 645,8 triệu USD. SGD vẫn thực hiện vay NHNT TW một số ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. 1.1.1.3.3 Dịch vụ a. Vay viện trợ Năm 2008, SGD được giao làm Ngân hàng phục vụ cho 18 dự án mới ký vay năm 2008 với tổng kim ngạch khoảng 1.267 triệu USD tăng 80 triệu USD (7%) so với năm 2007. Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 So với năm 2007 Tuyệt đối Tương đối (%) Vay Chính phủ và các tổ chức quốc tế Mở L/C 241,21 151,8 89,41 58,9 Nhận vay 800 756,35 43,65 5,46 Trả nợ 376,97 326,89 50,08 13,28 Nhận & Sử dụng viện trợ 14,07 10,15 3,92 27,86 Doanh số nhận viện trợ và rút vốn giải ngân các khoản viện trợ Chính phủ tại SGD tăng so với năm trước 3,92 triệu USD, tương ứng là 27,86%. Trong năm 2008, doanh số chuyển tiền của SGD ước tính giảm 79,92 tỷ VND (91,51%) và tăng 34,18 triệu USD (5,25%). Đơn vị: triệu USD, tỷ VND Nguồn vốn Năm 2008 Năm 2007 So với năm 2007 Tuyệt đối Tương đối (%) VND 87,12 166,84 -79,72 -91,51 USD 651 616,82 34,18 5,25 Thanh toán xuất nhập khẩu Thanh toán xuất khẩu Năm 2008, doanh số thông báo L/C và thanh toán đếu có sự giảm sụt về khối lượng giao dịch song giá trị giao dịch lại tăng khá mạnh so với năm 2007. Sự tăng trưởng này chủ yếu là doanh số của Coalimex, công ty chiếm tới hơn 80% thị phần thanh toán xuất khấu của SGD. Tuy nhiên, 2 tháng cuối năm 2008 doanh số hoạt động của Coalimex đã bị giảm sút rất nhiều do giá than trên thế giới giảm nên công ty không ký được hợp đồng với khách nước ngoài. Dự báo nếu thời gian tới tình hình này không được cải thiện thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán xuất khẩu của SGD. Về hoạt động thông báo L/C, trong năm 2008 SGD thực hiện 1.516 món, giảm 206 món (11,96%) so với năm 2007. Doanh số thông báo đạt 341,88 triệu USD, tăng 107,33 triệu tương đương 45,76% so với năm 2007. Về thanh toán L/C và nhờ thu, trong năm 2008 doanh số thanh toán ước tính đạt khoảng 385,65 triệu USD, tăng 38,54% so với năm 2007 (đạt 258,87 triệu USD, trong đó Vinafood 1 chiếm 61,7 triệu USD tương đương với 82% so với năm 2007. Về số lượng chứng từ xuất trình, năm 2008 có khoảng 1.724 bộ chứng từ xuất trình thanh toán theo L/C và nhờ thu, giảm 404 bộ tương đương giảm 18,98% so với năm 2007. Tuy nhiên, trị giá xuất trình của năm 2008 đạt 311,11 triệu USD, tăng 63,34 triệu USD, tương đương 25,56% so với năm 2007 (đạt 247,77 triệu USD). Về chiết khấu chứng từ, năm 2008 doanh số chiết khấu chứng từ đạt 14,18 triệu USD, giảm 10,42 triệu tương đương 42,36% so với năm 2007 (đạt khoảng 24,6 triệu USD). Nguyên nhân là do một số khách hàng thường xuyên chiết khấu của SGD như công ty Bitexco Nam Long chuyển về thanh toán và chiết khấu tại VCB Thái Bình, Công ty TNHH Tùng Lâm giảm doanh số xuất khẩu và giảm giao dịch tại SGD. Về chuyển tiền năm 2008, doanh số chuyển tiền đạt khoảng 202,07 triệu USD, giảm 12,23 triệu tương đương 5,3% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do không còn các khoản chuyển tiền đến của công ty Quang Điện Tử, 1 trong 2 công ty (cùng với Vietnam airlines) thực hiện chuyển tiến đến SGD. Thanh toán nhập khẩu Năm 2008 tổng kim ngạch thanh toán nhập khẩu của cả 3 phương thức tại SGD đạt 2975,96 tr.USD, tăng 413,19 tr.USD (16,12%) so với năm 2007. Trong đó thanh toán bằng nhờ thu và chuyển tiền đều tăng tương ứng là 13,33% và 31,19% nhưng thanh toán bằng L/C giảm 3,09% so với năm trước.\ Hối đoái Doanh số bán ngoại tệ tiền mặt cho khách hàng đi công tác, chữa bệnh, du lịch, xuất khẩu lao động tại SGD được điều chỉnh theo nhu cầu trên thị trường nhưng doanh số ngoại tệ bán ra tại SGD nhìn chung tăng so với năm ngoái. Số liệu dưới bảng thống kê là số liệu chung của toàn SGD. Bảng 2: Số liệu về hoạt động bán ngoại tệ năm 2008 Đơn vị: món, 1.000 USD Chỉ tiêu Năm 2008 So với năm 2007 Số món Số tiền Số món Số tiền Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thanh toán séc nhờ thu 2.431 8.095,29 -728 -23,05 3.103,85 62,18 Phát hành bankdraft 206 249,16 -159 -43,56 93,31 59,87 Đổi tiền 10.523 89.317,60 -8,390 -44,36 16.415,83 22,52 Khách vãng lai 16.790,79 -3.475,46 -17,15 Đại lý 10.523 72.526,81 2,745 35,29 19.891,28 37,79 Bán ngoại tệ tiền mặt 1.703 3.642,64 1,011 146,10 2.931,52 412,24 Thẻ Doanh số thanh toán và phí thu được từ thẻ tín dụng quốc tế đều tăng so với năm trước và tương ứng là 6,4 tr.USD (5,7%) và 0,08 tr.USD (2,81%). Hoạt động cho vay thanh toán thẻ tín dụng luôn đảm bảo an toàn và không phát sinh nợ khó đòi. Trong năm 2008, số lượng thẻ ATM phát hành giảm khoảng 9.435 thẻ (19,01%) so với năm 2007 do trong năm 2008 thẻ ghi nợ quốc tế có nhiều chương trình khuyến mại nên khách hàng chuyền từ việc phát hành thẻ ATM sang thẻ ghi nợ quốc tế vì hiện nay giao dịch vẫn chưa bị thu phí. Tuy vây, doanh số hoạt động của thẻ ATM tăng mạnh là 1.723,53 tỷ VND (24,68%). Kinh doanh ngoại tệ , SGD thường xuyên bám sát tình hình thị trường và chỉ đạo của TW cũng như NHNN để đưa ra các quyết định về tỷ giá và đối tượng khách hàng phục vụ thích hợp. Mặc dù vậy, trong năm 2008, SGD luôn cố gắng cao nhất để đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng để thanh toán và trả nợ đồng thời hỗ trợ bán ngoại tệ cho khách hàng của một số chi nhánh VCB trên cùng địa bàn. Doanh số bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu xăng dầu là 356,54 tr.USD. Bảo lãnh Năm 2008, ước tính lượng giao dịch bảo lãnh của SGD vẫn được đảm bảo duy trì mức độ tăng trưởng ổn định. Bảng 3: Số liệu về hoạt động bảo lãnh Đơn vị: món, tỷ VND, tr.USD Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 So vói năm 2007 Tuyệt đối Tương đối (%) Số món phát hành 3.015 2.610 405 15,52 Doanh số phát hành 1.435 1.410 25 1,77 Phí thu được 15,07 14,91 0,16 1,07 Trong năm 2008, bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng là 95,99% doanh số bảo lãnh tại SGD và bảo lãnh nước ngoài chiếm tỷ trọng là 4,01%. Kết quả kinh doanh Năm 2008, ước tính kết quả kinh doanh của SGD đạt 653,43 tỷ VND lợi nhuận thuế tăng 103,61 tỷ VND (18,85%) so với năm 2007. Trong đó, tổng doanh thu tăng 967,16 tỷ VND (38,04%) và tổng chi phí tăng 807,73 tỷ VND (40,53%) so với năm 2007. Trong năm 2008, SGD điều chỉnh giảm lợi nhuận theo biên bản kiểm toán năm 2007 là 55,813 tỷ VND. Bảng 4: Kết quả kinh doanh Đơn vị: tỷ VND STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 So với năm 2007 Tuyệt đối Tương đối (%) 1 Thu lãi cho vay 407,14 242,02 165,12 68,23 2 Thu về kinh doanh ngoại tệ 149,32 83,63 65,69 78,55 3 Thu dịch vụ ngân hàng 166,68 152,19 14,49 9,52 4 Thu lãi tiền gửi tại TW 2.707,30 1.973,44 733,86 37,19 5 Thu khác 79,51 91,52 -12,01 -13,12 Tổng doanh thu 3.509,95 2.542,80 967,15 38,03 1 Trả lãi tiền gửi khách hàng 2.039,39 1517,76 521,63 34,37 2 Chi dịch vụ ngân hàng 545,19 332,02 213,17 64,20 3 Chi thuê tài sản 86,10 61,22 24,88 40,64 4 Chi phí quản lý VP và đào tạo 16,78 10,76 6,02 55,95 5 Chi cho CBNV 68,03 48,52 19,51 40,21 6 Chi khác (thuế, lệ phí) 38,85 21,78 17,07 78,37 7 Chi trả lãi vay TW 6,37 0,93 5,44 584,95 Tổng chi phí 2.800,71 1992,99 807,72 40,53 Đ/c giảm LN năm 2008 theo BB Kiểm toán năm 2007 55,81 Lợi nhuận trước thuế 653,43 549,82 103,61 18,85 Công tác khác Ngân quỹ Trong năm 2008, số lượng tiền giả SGD đã phát hiện và tịch thu gồm: VND: 106.240.000 VND giảm 155,4 tr.VND ((59,39%) USD: 2.160 USD, 120 EUR giảm tương ứng 0,82% và 38 % so với năm 2007. Năm 2008, đã trả lại 102 tr.VND tiền thừa cho khách hàng. Thu tiền mặt VND năm 2008 tăng 12,5% so với năm 2007, chủ yếu là lĩnh vực tiền từ NHNN về nhập quỹ để phục vụ nhu cầu khách hàng. Năm 2008, lượng chi tiền mặt tăng 13,5% so với năm 2007 chủ yếu là tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. Trong đó, tổng thu ngoại tệ tăng 63% chủ yếu là ngoại tệ nhập từ nước ngoài tăng 24% so với năm 2007; chi ngoại tệ tăng 62% (trong đó chủ yếu chi lưu thông mà khách hàng gửi kiều hối chiếm khoảng 58%). Phát triển mạng lưới SGD đã thực hiện tốt việc đàm phán thuê các địa điểm đặt máy ATM mới và điều chuyển máy sao cho mật độ phân bố đều toàn thành phố mà hiệu quả sử dụng cao,trên cơ sở máy ATM được phân bổ trong năm và đánh giá lại các địa điểm cũ. Cụ thể đã tiến hành đặt máy tại các địa điểm: 57 Khâm Thiên, 20 Lê Trọng Tấn, bệnh viện Xanh pôn, Trung tâm thương mại Ruby,319 Tây Sơn, Khách sạn Cầu Giấy, Khách sạn Nikko, Toà nhà Syrena, 201 Khâm Thiên. Đã ký hợp đồng và tiến hành các việc liên quan để đặt 12 máy ATM và hiện nay đã lắp đặt hoàn thành 8 máy ATM. 1.1.2. Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD Quy định của Vietcombank đối với hình thức cho vay dự án tại SGD Đối tượng cho vay Tất cả các Dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ hoặc các dự án đầu tư phục vụ đời sống, trừ những nhu cầu vốn không được cho vay, hạn chế cho vay sau: Vietcombank không cho vay các nhu cầu vốn: (i) để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; (ii) để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; (iii) để đáp ứng nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. Vietcombank hạn chế cho vay các nhu cầu vốn: (i) góp vốn thành lập doanh nghiệp; (ii) cho vay nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; (iii) cho vay kinh doanh chứng khoán thực hiện theo quy định riêng của Vietcombank; (iv) cho vay đảo nợ, thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Vietcombank; Khách hàng Mọi tổ chức kinh tế có dự án đầu tư phù hợp với đối tượng cho vay của Vietcombank Cụ thể như: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị kinh doanh có đăng ký kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp doanh. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cơ quan, đơn vị trực thuộc các tổ chức trên. Vốn cho vay Số tiền cho vay có thể lên đến 85% chi phí đầu tư Dự án và không giới hạn quy mô dự án Lãi suất cho vay cạnh tranh, hợp lý Loại tiền cho vay đa dạng: VND, USD hoặc ngoại tệ mạnh khác tùy theo quy định của Vietcombank từng thời kỳ Thời hạn cho vay linh hoạt (từ 1 năm đến tối đa 15 năm), thời gian ân hạn và trả nợ hợp lý phù hợp với dòng tiền của dự án và doanh nghiệp H._.ình thức cho vay phong phú trên cơ sở kinh nghiệm, uy tín và năng lực của Vietcombank (cho vay độc lập hoặc hợp vốn, đầu mối thu xếp tài chính và quản lý đồng tài trợ, cho vay song song “club-deal’’, cho vay ủy thác…) Có chính sách ưu đãi trong từng thời kỳ áp dụng đối với khách hàng dựa theo các tiêu chí như có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, sử dụng các dịch vụ ngân hàng tổng thể của Vietcombank (bao gồm dịch vụ tiền gửi, cho vay, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ….), ưu đãi cho từng ngành nghề (hoạt động xuất khẩu, …) Điều kiện vay vốn cơ bản Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, không thuộc những nhu cầu vốn Vietcombank không cho vay, những trường hợp Vietcombank hạn chế cho vay sẽ thực hiện theo quy định riêng. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ Vietcombank đủ và đúng thời hạn cam kết Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Vietcombank Có một mức vốn tự có nhất định theo quy định của Vietcombank tham gia vào Dự án đầu tư xin vay vốn. Tài sản bảo đảm tiền vay Toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có của Dự án đầu tư. Khách hàng có thể dùng các tài sản khác ngoài Dự án (như đảm bảo bằng số dư tài khoản tiền gửi, các giấy tờ có giá, động sản, bất động sản khác không thuộc Dự án, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba) làm biện pháp bảo đảm tiền vay bổ sung cho vốn vay Vietcombank. Hồ sơ vay vốn Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp Hồ sơ tài chính doanh nghiệp Hồ sơ pháp lý và kinh tế kỹ thuật Dự án Thẩm quyền về thời hạn cho vay đối với dự án đầu tư tại SGD Bảng 5: Thẩm quyền về thời hạn cho vay đối với dự án đầu tư tại SGD Nhóm Loại Dự án Thời hạn cho vay tối đa (năm) 1 Phát triển cơ sở hạ tầng (cầu, đường, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, hạ tầng khu công nghiệp) 15 2 Xây dựng, phát triển khách sạn, tổ hợp gồm chung cư, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại, trụ sở hoạt động, nhà xưởng phục vụ sản xuất, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp 12 Xây dựng, phát triển nhà máy phát điện, mạng truyền tải điện Xây dựng, phát triển nhà máy lọc dầu, xây dựng đường ống dẫn dầu, khí. Đầu tư hạ tầng khai thác dầu, khí 3 Dự án mua tàu biển, máy bay 10 Sản xuất, chế tạo nguyên vật liệu đầu vào: sắt, thép, xi măng, phân bón… 4 Dự án sản xuất hàng điện tử tiêu dùng, điện tử văn phòng, thiết bị điện 5 Dự án sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, vật liệu mới 5 Các dự án thuộc lĩnh vực khác 7 Nguồn: Ban hành theo quyết định số 245/QĐ – NHNT ngày 22/7/2008 Tình hình thẩm định các dự án tại SGD Tuy mới chỉ được thành lập kể từ khi SGD tách ra hoạt động riêng từ năm 2006 nhưng thông qua báo cáo về dư nợ tín dụng và nợ xấu của SGD thì có thể đánh giá rằng hoạt động của phòng Đầu tư dự án trong việc tiếp cận, thẩm định và cho vay dự án là tương đối hiệu quả. Sở dĩ như vậy vì thông qua bảng Dự nợ tín dụng và bảng Nợ xấu dưới đây thì dư nợ cho vay ngày càng tăng qua các năm bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng giảm Bảng 6:Dự nợ tín dụng năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị: tỷ VND Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Số tiền % Số tiền % Dư nợ cho vay 2.501,39 3.612,01 4.677,00 1.110,62 44,40 1.064,99 29,48 1.Dư nợ CV NH 2.071,07 2.581,18 3.141,56 510,11 24,63 560,38 21,71 2.Dư nợ CV TDH 367,47 701,14 924,24 333,67 90,80 223,10 31,82 3.Dư nợ CV ĐTT 226,79 329,43 610,93 102,64 45,26 281,50 85,45 Nợ quá hạn 64,41 36,40 36,40 -28,01 -43,49 0,00 0,00 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD 2006, 2007, 2008 Tỷ lệ nợ xấu Đơn vị: đồng Tổng nợ xấu 552.123.320.847 Tổng dư nợ rủi ro nội bảng 4.710.955.310.230,50 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ TTNB(%) 11,72 Nguồn: Báo cáo phân loại nợ SGD 2006, 2007, 2008 Theo số liệu do phòng Đầu tư dự án cung cấp thì trong năm 2007, phòng Đầu tư dự án của SGD đã tiếp nhận và thẩm định 32 dự án và đã kí hợp đồng tài trợ cho 15 dự án với tổng giá trị hợp đồng tín dụng là khoảng 440 tỷ VND. Một số dự án có giá trị hợp đồng lớn được thực hiện trong năm 2007: Bảng7 : Giá trị hợp đồng tín dụng dự án năm 2007 Tên dự án Giá trị hợp đồng tín dụng Giá trị hợp đồng tín dụng quy VND Toà nhà Artexport 32,200 triệu đồng 32,200 triệu đồng Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shore Hoàng Đạt 30.000.000 USD 480,000 triệu đồng Nhà máy cán và luyện thép không rỉ của công ty TNHH Thuần Thuý 40,000 triệu đồng 40,000 triệu đồng Đầu tư xây dựng khách sạn 3 sao An Phú Hưng của CTCP An Phú Hưng 23,000 triệu đồng 23,000 triệu đồng Trung tâm sát hạch xe cơ giới của công ty TNHH Việt Thanh 10,000 triệu đồng 10,000 triệu đồng Trụ sở làm việc công ty truyền thông đa phương tiện 10,000 triệu đồng 10,000 triệu đồng Trường dạy nghề thuộc Công ty Cung ứng dịch vụ hàng không 18,000 triệu đồng 18,000 triệu đồng Tính đến cuối tháng 11/ 2007, phòng Đầu tư dự án đang quản lý 31 khoản vay đầu tư dự án với tổng giá trị cam kết quy VND là hơn 2000 tỷ với tổng dư nợ đạt hơn 700 tỷ VND. Năm 2008, các doanh nghiệp trong nước nói chung cũng như các khách hàng truyền thống của ngân hàng nói riêng đã gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như tiệp cận nguồn tín dụng từ phía ngân hàng do nền kinh tế suy giảm và mặt bằng lãi suất lại cao. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm 2008, nhằm thực hiện được tốt chính sách thắt chặt tiền tệ và các chỉ đạo của Hội Sở chính, SGD đã tập trung vốn vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, phục vụ nhu cầu thiết yếu như lĩnh vực xăng dầu, nông nghiệp nông thôn, cho vay xuất khẩu, hạn chế đầu tư vốn vào lĩnh vực phi sản xuất; phân loại khách hàng dựa trên tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp tăng, giảm dư nợ cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và theo đúng lộ trình tăng trưởng tín dụng. Tính đến cuối tháng 12/2008, phòng Đầu tư dự án đang quản lý 37 khoản vay đầu tư dự án với tổng giá trị cam kết quy VND là hơn 4000 tỷ đồng với tổng dư nợ đạt hơn 900 tỷ đồng. Bảng 8: Một số dự án SGD thẩm định và cho vay năm 2008 Tên dự án Giá trị hợp đồng tín dụng Giá trị hợp đồng tín dụng quy VND Xây dựng thuỷ điện Srêpok 3 463.000 triệu VND 463.000 triệu VND Dự án của công ty CPTM bưu chính viễn thông 487.937,84 triệu VND 487.937,84 triệu VND Nhà máy Hanel PT 18.900 triệu VND 18.900 triệu VND Khách sạn 5 sao Bitexco 110.000 triệuVND 110.000 triệuVND Đầu tư dây truyền công nghệ của công ty TNHH hoá chất Petrolimex 108.521,81 triệu VND 108.521,81 triệu VND Nhà máy in Nhân Dân 250.000 USD 4.015 triệu VND Dây chuyền sản xuất bánh kẹo (CT bánh kẹo Hữu Nghị) 400.000 USD 6.427 triệu VND Hệ thống máy may công nghiệp của công ty CP may Thăng Long 10.030,44 triệu VND 10.030,44 triệu VND 1.2. Công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tạo SGD Đặc điểm của ngành du lịch - dịch vụ Việt Nam Ngày 9/7/1960 Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định số 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đánh dấu sự ra đời của ngành Du lịch Việt Nam. Sau 50 năm phát triển, ngành du lịch ở nước ta hiện nay đã có những thành tựu đáng kể. Với rất nhiều phong cảnh đẹp được các tổ chức quốc tế công nhận như Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha…cùng với đó là một đường bờ biển dài chạy dọc đất nước từ Bắc tới Nam, một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, tất cả những điều đó đã và đang là những thế mạnh của Việt Nam trong việc phát triển ngành du lịch dịch vụ. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng. Bảng 9 : Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1995 đến 2003 Đơn vị: Nghìn người 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 TỔNG SỐ  1351,3 1607,2 1715,6 1520,1 1781,8 2140,1 2330,8 2628,2 2429,6 Theo thị trường  Đài Loan 222,1 175,5 154,6 138,5 170,5 210,0 199,6 211,1 208,1  Nhật Bản 119,5 118,3 122,1 95,3 110,6 142,9 205,1 279,8 209,6  Pháp 118,0 73,6 67,0 68,2 68,8 88,2 99,7 111,5 86,8  Mỹ 57,5 43,2 40,4 39,6 62,7 95,8 230,4 259,9 218,8  Anh 52,8 40,7 44,7 39,6 40,8 53,9 64,7 69,7 63,3  Thái Lan 23,1 19,6 18,3 16,5 19,3 20,8 31,6 41,0 40,1  CHND Trung Hoa 62,6 377,6 405,4 420,7 484,0 492,0 675,8 723,4 693,0 Theo mục đích  Du lịch 610,6 661,7 691,4 598,9 837,6 1138,9 1222,1 1462,0 1238,5  Công việc 308,0 364,9 403,2 291,9 266,0 419,6 401,1 445,9 468,4  Thăm thân nhân  432,7 273,8 371,8 301,0 337,1 400,0 390,4 425,4 392,2  Mục đích khác 306,8 249,2 328,3 341,1 181,6 317,2 294,9 330,5 Theo phương tiện  Đường không 1206,8 939,6 1033,7 873,7 1022,1 1113,1 1294,5 1540,3 1394,8  Đường biển 21,7 161,9 131,5 157,2 187,9 256,1 284,7 309,1 241,5  Đường bộ 122,8 505,7 550,4 489,3 571,8 770,9 751,6 778,8 793,3 Nguồn: Tổng cục du lịch Trong tháng 12 năm 2004, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 283.626 lượt người. Cả năm 2004, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2.927.876 lượt người, tăng 20,5% so năm 2003. Bảng 10: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2004 Đơn vị tính: Nghìn người Theo thị trường Thị trường Lượt khách So với cùng kỳ 2003 Trung Quốc 778.431 + 12,3% Mỹ 272.473 + 24,5% Nhật Bản 267.210 + 27,5% Ðài Loan 256.906 + 23,4% Hàn Quốc 232.995 + 79,1% Úc 128.661 + 37,9% Pháp 104.025 + 19,9% Campuchia 90.838 + 11,2% Anh 71.016 + 12,1% Đức 56.561 + 26,8% Các thị trường khác 668.760 - Theo phương tiện Phương tiện Lượt khách So với cùng kỳ 2003 Đường hàng không 1.821.595 + 30,6% Đường biển 263.362 + 9,0% Đường bộ 842.919 + 6,3% Theo mục đích Mục đích Lượt khách So với cùng kỳ 2003 Du lịch, nghỉ ngơi 1.583.985 + 27,9% Công việc 521.666 + 11,4% Thăm thân nhân 467.404 + 19,2% Mục đích khác 354.821 + 7,4% Nguồn: Tổng cục du lịch Trong tháng 12/2005 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 308.257 lượt. Trong cả năm 2005 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.467.757 lượt, tăng 18,4% so với năm 2004.Tổng cộng trong 12 tháng năm 2006 lượng khách quốc tế ước đạt  3.583.486 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2005.Trong tháng 12/2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 354.000 lượt. Tổng cộng trong cả năm lượng khách quốc tế ước đạt 4.171.564 lượt, tăng 16,0% so với năm 2006.Trong tháng 12/2008 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 375.995 lượt. Tổng cộng trong cả năm 2008 lượng khách quốc tế ước đạt 4.253.740 lượt, tăng 0,6% so với năm 2007. Từ những số liệu trên có thể thấy rằng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng qua từng năm tuy nhiên giá trị tương đối lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào tính tráng khủng hoảng. Điều này thể hiện ró nét nhất ở số liệu thống kê lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2009 ước đạt 303.489 lượt. Tính chung 3 tháng đầu năm 2009, lượng khách quốc tế đạt 992.242 lượt, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2008. Bảng 11: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2009 Đơn vị tính: Nghìn người Ước tính tháng 3/2009 3 tháng năm 2009 3/2009 so với tháng trước (%) 3/2009 so với 3/2008 (%) 3 tháng  so với cùng kỳ 2008 (%) Tổng số 303.489 992.242 88,5 73,2 83,9 Theo phương tiện Đường không 257.729 856.265 86,0 82,4 90,2 Đường biển 7.460 17.852 69,9 27,1 40,8 Đường bộ 38.300 118125 98,3 51,7 62,5 Theo mục đích Du lịch, nghỉ ngơi 197.074 600.521 99,3 73,6 81,1 Đi công việc 54.822 162.494 89,5 65,0 74,2 Thăm thân nhân 34.735 164.019 59,7 88,1 99,0 Các mục đích khác 16.858 65.208 67,6 74,3 114,9 Một số thị trường Mỹ 31.368 120.838 78,9 79,8 117,2 Trung Quốc 33.873 105.964 81,4 60,5 76,4 Hàn Quốc 32.572 102.747 82,9 68,0 74,3 Nhật 31.619 98.909 91,1 81,8 88,3 Đài Loan (TQ) 21.572 70.945 73,3 78,1 88,4 Úc 15.274 64.801 83,1 82,3 104,8 Pháp 18.547 49.794 115,5 88,1 102,0 Malaysia 13.193 39.259 92,9 91,9 91,3 Thái Lan 13.581 39.107 110,9 61,4 69,2 Canađa 7.051 29.578 70,4 76,0 111,1 Các thị trường khác 84.839 270.300 97,3 71,0 72,5 Nguồn: Tổng cục du lịch Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ du lịch thông thường như nghỉ dưỡng ở miền biền, tham quan các danh lam thắng cảnh, ngành du lịch Việt Nam còn chủ động cung cấp thêm các loại hình du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc của Việt Nam như: phát triển du lịch văn hoá gắn với các lễ hội truyền thống dân tộc, phát triển du lịch làng nghề…Bên cạnh đó, để chất lượng dịch vụ ngày càng tố hơn, Tổng cục du lịch, cơ quan chủ quản ngành du lịch Việt Nam, đã tổ chức những hoạt động hữu ích như: Tổ chức các cuộc thi chuyên ngành, tổ chức các hội thi toàn quốc về Hướng dẫn viên du lịch, về Lễ tân, ẩm thực. Đồng thời, hàng năm đều tổ chức bình chọn các doanh nghiệp du lịch (lữ hành, khách sạn) và trao giải cho 10 doanh nghiệp lữ hành, 10 khách sạn hàng đầu của Ngành, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch…Nói đến du lịch thì không thể không nói đến dịch vụ khách sạn hay còn gọi là cơ sở lưu trú. Theo thống kê của Vụ Khách sạn – TCDL thì hiện nay có 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bến Tre, Gia Lai, Đắk Nông, Quảng Ngãi, Lâm Đồng và Tp. Hồ Chí Minh.  Như vậy, tính đến 31/05/2008 trên địa bàn cả nước có 9.343 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 184.831 buồng; trong đó: - Hạng 5 sao: có 25 cơ sở lưu trú du lịch, với 7.167 buồng - Hạng 4 sao: có 85 cơ sở lưu trú du lịch, với 10.367 buồng - Hạng 3 sao: có 166 cơ sở lưu trú du lịch, với 12.051 buồng - Hạng 2 sao: có 645 cơ sở lưu trú du lịch, với 25.610 buồng - Hạng 1 sao: có 745 cơ sở lưu trú du lịch, với 16.973 buồng - Hạng đạt tiêu chuẩn: có 3.042 cơ sở lưu trú du lịch, với 45.942 buồng Từ số liệu trên có thể thấy rằng số lượng cơ sở lưu trú chất lượng cao ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Trong khi trên thực tế, mức sống của người dân không những ở nước ngoài mà cả ở trong nước ngày càng được nâng cao bởi vậy mà nhu cầu được sử dụng những dịch vụ có chất lượng cao cũng tăng lên. Chính vì vậy, để phát triển ngành du lịch trong nước thì ngoài việc tổ chức thêm nhiều tour du lịch mới, đầu tư nâng cấp các điểm du lịch thì cần phải chú trọng hơn đến đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Tổ chức công tác thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD Quy trình thẩm định dự án Bước 1: Phòng Đầu tư dự án sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề xuất tín dụng do phòng QHKH lập trên cơ sở khi tiếp xúc với khách hàng Bước 2: Cán bộ phòng ĐTDA sẽ kiểm tra sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành. Bước 3: Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng Bước 4: Thẩm định chi tiết và lập báo cáo thẩm định Bước 5: Trình trưởng/ phó phòng Đầu tư dự án phê duyệt Bước 6: Thông báo kết quả thẩm định và quyết định cho vay hay không Đối với nhiều ngân hàng khác công việc xét duyệt cho vay phải qua Tổng giám đốc nhưng đối với SGD thì Trưởng/ phó phòng ĐTDA có thẩm quyền phê duyệt cho vay. Khách hàng Phòng Đầu tư dự án Phòng Quan hệ khách hàng Nhận và kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đề xuất tín dụng Kiểm tra sự phù hợp với các chính sách, quy trình tín dụng hiện hành Cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng Thẩm định chi tiết Lập báo cáo thẩm định Thông báo kết quả thẩm định Sơ đồ 2: Quy trình thẩm định đầu tư = 5 tỷ Đối với những dự án dưới 5 tỷ, phòng Đầu tư dự án sẽ trực tiếp gặp mặt khách hàng, đảm bảo cả việc thu thập thông tin khách hàng, lập đề xuất tín dụng. Còn đối với dự án trên 5 tỷ, việc thu thập những thông tin về khách hàng, lập đề xuất tín dụng sẽ do Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện rồi được chuyển xuống phòng Đầu tư dự án thẩm định chi tiết và lập báo cáo thẩm định (Khác với những chi nhánh khác không có phòng Đầu tư dự án thì công việc thẩm định và lập báo cáo thẩm định sẽ do Phòng Quản lý rủi ro thực hiện). Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết thì Phòng Đầu tư dự án có thể đề nghị phòng quản lý rủi ro cung cấp bổ sung các thông tin liên quan đến rủi ro ngành nghề , mặt hàng của dự án đang đề cập hoặc sự phù hợp của việc đầu tư dự án so với các chúnh sách quản lý rủi ro hiện hành của NHNT. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng Những dự án dưới 5 tỷ sẽ do Phòng Đầu tư dự án tiếp nhận và trưởng/phó phòng sẽ phê duyệt ra quyết định cấp tín dụng. Còn những dự án trên 5 tỷ sẽ được thông qua và đánh giá sơ bộ tại Phòng Quan hệ khách hàng sau đó được chuyển xuống phòng Đầu tư dự án xem xét và việc phê duyệt cấp tín dụng. Đối với tất cả các dự án có tổng các khoản đề xuất tín dụng có giá trị vượt quá 10% vốn tự có của NHNT đều phải được hội đồng quản trị xem xét phê duyệt. Tuy nhiên tuỳ thẩm quyền phê duyệt sẽ theo phân cấp của tổng giám đốc trong từng thời kỳ. Một dự án được coi là được phê duyệt cấp tín dụng khi thoả mãn một trong 3 trường hợp sau: Thứ nhất có đủ chứ ký của người có thẩm quyền phụ trách khách hàng và người có thẩm quyền phụ trách rủi ro trên báo cáo thẩm định. Thứ hai: trường hợp một trong hai người có thẩm quyền đi vắng thì người có mặt được ký phê duyệt với điều kiện khoản tín dụng đã có ý kiến chấp thuận đồng thời của trưởng/phó Phòng quan hệ khách hàng và trưởng/phó phòng Đầu tư dự án. Thứ ba: có phê duyệt của hội đồng tín dụng. Phương pháp thẩm định dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu là phương pháp đơn giản, thường được sử dụng trong thẩm định dự án đâu tư. Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở so sánh đối chiếu các nội dung của dự án với các chuẩn mực, quy định của luật pháp, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp, các thông lệ trong nước và quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế của cán bộ thẩm định để tìm ra phương án tối ưu. Một số chỉ tiêu thường được sử dụng khi tiến hành sử dụng phương pháp này: Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng , tiêu chuẩn về cấp công trình hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được do Nhà nước quy định. Tiêu chuẩn về công nghệ thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc tế, quốc gia. Tiêu chuẩn đối với sản phẩm của dự án theo đòi hỏi của thị trường Định mức sản xuất về tiêu hao năng lượng, nguyên liệu nhân công, tiền lương, chi phí quản lý…của ngành theo các định mức kinh tế kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế Phương pháp phân tích độ nhạy Phương pháp phân tích độ nhạy thường được sử dụng trong công tác thẩm định tài chính của dự án. Nó được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư (lợi nhuận, thu nhập thuần …). Phương pháp này được tiến hành bằng cách giả định một hay nhiều yếu tố thay đổi, từ đó xem xét nó ảnh hưởng đến dự án như thế nào. Qua đó cũng xác định được yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ảnh hưởng ít để từ đó đề ra những phương án quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Phương pháp đánh giá rủi ro Rủi ro là không thể tránh khỏi trong bất kỳ hoạt động đầu tư nào vì vậy dự báo, nhận định được những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đâu tư là hết sức cần thiết để có những phương án phòng tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Rủi ro thường xuất hiện trong hai giai đoạn: một là trong giai đoạn thực hiện dự án. Trong giai đoạn này gồm một số rủi ro chính: rủi ro do chậm tiến độ thực hiện dự án, rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật, rủi ro về tài chính, rủi ro bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt…; hai là trong giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động gồm các rủi ro như: rui ro về cung cấp các yếu tố đầu vào, rủi ro về quản lý điều hành… Để hạn chế rủi ro, hiện nay một số biện pháp bắt buộc phải áp dụng như: thực hiện đấu thầu, mua bảo hiểm xây dựng, phải có bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng…Ngoài ra để đánh giá, hạn chế được rủi ro ở mức cao nhất thì việc thu thập và xử lý thông tin là hết sức cần thiết. Thông tin càng nhiều, càng đầy đủ, việc xử lý thông tin càng cẩn thận chính xác bao nhiêu thì rủi ro càng được đánh giá, quản lý tốt bấy nhiêu. Phương pháp thẩm định theo trình tự Phương pháp này có nghĩa là việc thẩm định sẽ được tiến hành theo trình tự, đi từ thẩm định tổng quát đến thẩm định chi tiết, kết luận trước là tiền đề, cơ sở cho kết luận sau. Thẩm định tổng quát sẽ xem xét tổng quan các nội dung của dự án mà không đi vào xem xét chi tiết các nội dung, từ đó ta sẽ có được cái nhìn chung nhất về dự án, xác định được nội dung nào thiếu, nội dung nào là không cần thiết… và sẽ quyết định xem dự án có thể được thẩm định ở mức cao hơn hay sẽ bị bác bỏ Thẩm định chi tiết sẽ được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Trong phần thẩm định này, cán bộ tín dụng sẽ xem xét chi tiết từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến thẩm định các điều kiện kĩ thuật và tài chính, tổ chức quản lý… mỗi nội dung đều phải đưa ra ý kiến đồng ý hay không, cần phải bổ sung sửa đổi gì không. Nội dung thẩm định các dự án ngành du lịch - dịch vụ tại SGD Thẩm định khách hàng a1. Thông tin cơ bản về khách hàng - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Địa chỉ của khách hàng - Lĩnh vực hoạt động chủ yếu - Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp Cơ cấu vốn chủ sở hữu hiện tại (nếu khách hàng có nhiều hơn 1 chủ sở hữu): vốn góp của từng thành viên là bao nhiêu? Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp + Chức vụ (CT HĐQT, TGĐ/ GĐ, PTGĐ/ PGĐ, Kế toán trưởng…) + Họ tên + Tuổi + Trình độ + Số năm công tác trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ + Thời gian bổ nhiệm a2. Phân tích hoạt động kinh doanh và năng lực của khách hàng Phân tích chất lượng quản lý Đánh giá cơ cấu tổ chức, phương thức quản trị Chất lượng báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, tài chính…. Đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo (trình độ học vấn, kinh nghiệm, thành tích, danh tiếng, hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý…) Kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý đối với dự án đầu tư Phân tích tình hình tài chính kinh doanh Tăng trưởng (doanh thu, lợi nhuận, tài sản, VCSH…) Khả năng sinh lời Cấu trúc tài chính (hệ số đòn bẩy tài chính, các hệ sô trả nợ…) Thanh khoản (dòng tiền, các chỉ số thanh khoản, chất lượng khoản phải thu/ trả…) Chất lượng tài sản (chất lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả…) Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu Trên cơ sở báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu và các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Về mặt lý thuyết có 4 loại chỉ tiêu tài chính như sau: + Các chỉ tiêu cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đối vốn, còn được gọi là chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính (leverage ratios), cho thấy mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp Bảng 12: Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn hoặc khả năng cân đồi vốn STT Tên chỉ tiêu Cách tính 1 Hệ số nợ tổng tài sản Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản 2 Hệ số nợ vốn cổ phần Tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu 3 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Lợi nhuận trước thuế + lãi vay)/Lãi vay 4 Hệ số cơ cấu tài sản TSCĐ hoặc TSLĐ/Tổng tài sản 5 Hệ số cơ cầu nguồn vốn Tổng vốn CSH/Tổng nguồn vốn Hệ số nợ tổng tài sản còn được gọi là hệ số nợ, xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường, tỷ lệ này thấp sẽ cho thấy một tình hình tài chính lành mạnh hơn với doanh nghiệp + Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán, còn được gọi là các chỉ tiêu thanh khoản (liquidity ratios) cho thấy khả năng thanh toán nhanh, bằng tiền mặt của doanh nghiệp Bảng 13: Các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán STT Tên chỉ tiêu Cách tính 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn 2 Hệ số thanh toán nhanh (Vốn bằng tiền + các khoản phải thu)/Nợ ngắn hạn 3 Hệ số thanh toán tức thời Vốn bằng tiền/Nợ đến hạn + Các chỉ tiêu về khả năng lợ nhuận và năng lực hoạt động (profitability ratios) Bảng 14: Các chỉ tiêu về khả năng lợi nhuận và năng lực hoạt động STT Chỉ tiêu Cách tính 1 Hệ số sinh lợi doanh thu Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 2 Hệ số sinh lợi của tài sản (Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả)/Tổng tài sản 3 Hệ số sinh lợi vốn CSH Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH 4 Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho 5 Vòng quay vốn lưu động Doanh thu thuần/TSLĐ 6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu thuần/TSCĐ 7 Hiệu suất sử dụng tổng TS Doanh thu thuần/Tổng TS 8 Kỳ thu tiền bình quân Các khoản phải thu/Doanh thu bp mỗi ngày + Các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận cho thấy doanh nghiệp được các nhà đầu tư đầu tư đánh giá ở mức độ như thế nào (Áp dụng đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá) Bảng 15: Các chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận STT Chỉ tiêu Cách tính 1 Thu nhập cổ phần Lợi nhuận sau thuế/Số lượng cổ phiếu thường 2 Cổ tức Lợi nhuận đem chia/Số lượng cổ phiếu thường 3 Tỷ lệ trả cố tức Cổ tức/Thu nhập cổ phiếu Mỗi dự án có một đặc thì riêng vì vậy khi tiến hành thẩm định thì không nhất thiết phải xem xét tất cả các chỉ tiêu trên, mà phải linh hoạt phù hợp với từng dự án Quan hệ của khách hàng với VCB Lịch sử giao dịch của khách hàng với VCB trong tất cả các loại sản phẩm trong thời gian qua (số dư hiện tại, số dư và doanh số bình quân tháng…) Đánh giá uy tín của khách hàng trong giao dịch với VCB Quan hệ của khách hàng với các tổ chức TD khác Tên của tổ chức TD GHTD Dư nợ hiện tại Tỷ lệ % GHTD Biện pháp bảo đảm tín dụng Phân tích, so sánh với các khách hàng khác tương đương cùng ngành Khách hàng VCSH Doanh thu Lợi nhuận ROE (%) XHTD gần nhất GHTD hiện tại Thẩm định dự án đầu tư Sự cần thiết phải đầu tư dự án Hồ sơ pháp lý dự án Liệt kê hồ sơ hiện có theo danh mục đính kèm Nhận xét: Hồ sơ đầy đủ hay cần bổ sung những vấn đề gì vào thời điểm nào, hồ sơ có đủ điều kiện thực hiện thẩm định không? Thị trường đầu ra của sản phẩm dự án Nhu cầu thị trường về loại hình dịch vụ mà dự án cung cấp hiện tại và tương lai tại địa điểm mà dự án xây dựng. Nguồn cung cấp loại hình dịch vụ mà dự án cung cấp hiện tại và tương lai tại nơi dự án được xây dựng. So sánh cung cầu và dự báo triển vọng Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án Đối với dự án thuộc ngành du lịch dịch vụ thì thường không sử dụng công nghệ quá phức tạp. Bên cạnh đó các dự án này đa số là xây dựng khách sạn, trung tâm vui chơi giải trí, khu du lịch…nên chủ yếu thẩm định về các nội dung chính sau - Công suất của dự án - Địa điểm thực hiện dự án - Giải pháp xây dựng công trình của dự án (chủ yếu thẩm định nhà thầu xây dựng và nhà thầu thiết kế của dự án). - Đánh giá khả năng cung cấp điện, nước, lao động cho dự án cũng như là giá cả, chất lượng của nguồn cung cấp đó. Kế hoạch và tiến độ triển khai dự án: Đánh giá sự phù hợp và tính khả thi của kế hoạch triển khai dự án, khả năng quản lý giám sát thực hiện đầu tư Dự án. Hiệu quả tài chính của dự án - Tổng mức đầu tư dự án - Cơ cấu tổng mức đầu tư Dự án: Tính hợp lý, đầy đủ của các hạng mục trong tổng mức đầu tư + Vốn đầu tư cố định + Chi phí đền bù, giải phòng mặt bằng + Chi phí xây lắp + Chi phí thiết bị + Lãi vay trong thời gian xây dựng + Chi phí khác + Dự phòng phí + Vốn lưu động cho dự án - So sánh suất đầu tư Dự án với các Dự án tương tự đã hoặc đang thực hiện - Cơ cấu nguồn vốn: Tính cân đối của các nguồn vốn và tính khả thi, tiến độ thu xếp các nguồn vốn + Vốn tự có + Vốn vay tín dụng phát triển nhà nước (nếu có) + Vốn vay nước ngoài (nếu có) + Vốn vay thương mại trong nước: tổng số tiền vay, phương thức vay (ĐTT?), NHĐM, các NH tham gia, trong đó vốn vay NHNT? + Các nguồn vốn khác như vốn tạm ứng của nhà thầu, vốn ứng trước của người mua… (nếu có) Thẩm định kế hoạch cung cấp sản phẩm của dự án, quan trọng nhất là xác định được công suất có thể đạt được trong thời gian vay nợ của ngân hàng. Đánh giá tính đầy đủ và hợp lý của các hạng mục được đưa vào đề tính toán hiệu quả Dự án; Kết quả tính toán hiệu quả Dự án tại phương án cơ sở: NPV, IRR, Thời gian hoàn vốn vay, cân đối dòng tiền trả nợ… Xây dựng các trường hợp khác nhau có thể xảy ra trong trường hợp thay đổi doanh thu, chi chí, tăng giảm công suất hiện hành… (tín toán độ nhạy của Dự án) Xem xét khả năng trả nợ + Nguồn trả nợ vay = Số khấu hao cơ bản + Phần lợi nhuận ròng dùng để trả nợ + Các nguồn khác (thuế, lợi tức được để lại, lợi nhuận kinh doanh phụ khác…) Cách tính lợi nhuận ròng dùng để trả nợ Thu - Chi = Lãi gốp Lãi gộp - Thuế lợi tức = Lợi nhuận ròng + Tính thời gian trả nợ + Tính thời gian thu hồi vốn đầu tư Phân tích điểm hoà vốn: Các chỉ tiêu cần xem xét gồm + Xác định sản lượng hoà vốn + Xác định doanh thu hoà vốn + Điểm hoà vốn trả nợ Xem xét về các chỉ tiêu tài chính + Tính giá trị hiện tại ròng NPV Đối với chủ đầu tư thì NPV càng lớn càng tốt, nếu NPV của dự án =0 Đối với ngân hàng thì để đảm bảo an toàn khả năng trả nợ, các cán bộ thẩm định sẽ tính thêm NPV với thời gian t bằng thời gian vay vốn ngân hàng của dự án. Trường hợp NPV < 0 thì dự án sẽ không có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy chủ đầu tư phải giải trình dùng các nguốn khác để bù đắp trả nợ, hoặc ngân hàng sẽ không cho vay + Hệ số thu hồi vốn nội tại IRR Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy đối với dự án (dùng phương pháp tính độ nhạy) Rủi ro và các biện pháp giảm thiểu Phân tích và đánh giá những rủi ro cho Dự án và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đối với những dự án thuộc ngành du lịch dịch vụ thì rủi ro chủ yếu liên quan đến thời tiết, biến động kinh tế, dịch bệnh. Tóm tắt kết quả các phương án phân tích độ nhạy Biện pháp bảo đảm tín dụng Trường hợp đảm bảo tiền vay: Có thể có những hình thức như cầm cố, ._.ược thực hiện trong một khoảng thời gian dài nên sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố lạm phát trượt giá, từ đó giá thành sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận của dự án sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy trong quá trình tính toán các chỉ tiêu, cán bộ thẩm cần phải tuân thủ các nguyên tắc như: lãi suất phải tính đến cả yếu tố lạm phát, lãi suất danh nghĩa chỉ dùng để tính lợi nhuận danh nghĩa, còn lợi nhuận thực tế thì phải sử dụng lãi suất thực tế để tính toán. Đối với giá bán sản phẩm cũng phải tiến hành dự báo dựa vào xu hướng phát triển của thị trường, vào thị hiếu của người tiêu dùng, dựa vào khả năng xuất hiện sản phẩm thay thế trong tương lai… để có thể có được giá sản phẩm sát với thực tế Trong việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, các cán bộ thẩm định cần tính toán yếu tố bình quân của các chỉ tiêu đó chứ không nên chỉ dừng lại việc tính các chỉ tiêu cho đến cuối đời dự án. Việc đó sẽ giúp cho cán bộ thẩm định so sánh đối chiếu giữa các dự án trong cùng một lĩnh vực. Ngoài các chỉ tiêu cơ bản như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn T, cần bổ sung tính toán thêm các chỉ tiêu B/C, PP và cũng cần phải phân tích các chỉ tiêu tính toán được. Thẩm định tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là căn cứ quan trọng để xác định giá trị cho vay bởi vậy việc đánh giá tài sản đảm bảo cũng là một nội dung quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, SGD mới chỉ tiến hành đánh giá tài sản đảm bảo thông qua những tài liệu mà khách hàng cung cấp. Để đánh giá được đúng giá trị của tài sản đảm bảo, cán bộ cần phải đi kiểm tra thực tế tài sản đó, cần phải xác minh xem tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của khách hàng hay không, tài sản đó có thể bán được đúng như giá trị mà khách hàng đưa ra hay không. Đối với tài sản đảm bảo là dây truyền công nghệ, máy móc hiện đại thì cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia để đánh giá giá trị của tài sản. Ngân hàng thường quan tâm đến những tài sản đảm bảo là những vật hữu hình như nhà xưởng, máy móc…Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi nó dễ kiểm soát, đánh gía và tính an toàn cao. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng có tài sản đảm bảo là những vật hữu hình, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch dịch vụ thì tài sản đảm bảo của họ đôi khi lại chính là uy tín, thương hiệu của họ. Bởi vậy SGD cần linh động trong việc xác định cũng như đánh giá tài sản đảm bảo, với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau thì cần phải có tiêu chí đánh giá riêng. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều hành của SGD đối với công tác thẩm định dự án ngành du lịch dịch vụ Mỗi một dự án thuộc lĩnh vực khác nhau thì lại có những đặc điểm khác nhau. Vì vậy việc bổ nhiệm phân công cán bộ tham gia thẩm định dự án phải dựa vào năng lực, kinh nghiệm kiến thức của mỗi người. Đồng thời phải gắn trách nhiệm của người thẩm định với kết quả thẩm định. Đối với những dự án đơn giản, SGD đã tiếp nhận nhiều thì chỉ cần giao cho một hoặc hai cán bộ thẩm định dự án. Nhưng đối với những dự án có quy mô lớn, tính chất kĩ thuật phức tạp thì SGD cần phải thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định dự án. Trong hội đồng thẩm định ngoài những cán bộ thẩm định có kinh nghiệm tham gia vào công tác thẩm định thì cần phải có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực mà dự án đầu tư. Có như vậy công tác thẩm định mới được tiến hành nhanh và chính xác. Tiến hành phân tích độ nhạy đa chiều, luôn đảm bảo số liệu tính toán tài chính của dự án trong trạng thái động. Thông thường để đơn giản và tiện cho việc tính toán thì cán bộ thẩm định chỉ phân tích độ nhạy dựa trên sự thay đổi của một yếu tố, đa số là cho giá của hàng hoá thay đổi, từ đó tính toán lại các chỉ tiêu tài chính. Việc tính toán như vậy sẽ gây ra những thiếu xót lớn do doanh thu của dự án không chỉ bị tác động bởi giá bán sản phẩm mà còn bị tác động bởi nhiều yếu tố như nhu cầu của thị trường, giá mua các nguyên vật liệu đầu vào…Do đó để đảm bảo việc thẩm định khía cạnh tài chính dự án được chính xác thì cần phải tiến hành phân tích độ nhạy đa chiều, có nghĩa là tính toán lại các chỉ tiêu tài chính của dự án dựa trên sự thay đổi của nhiều yếu tố. Bên cạnh đó sự thay đổi của các yếu tố này thì phải đảm bảo đã tính đến tác động của trượt giá, lạm phát. Trượt giá và lạm phát tác động rất lớn đến giá cả, tỷ lệ chiết khấu vì vậy trong quá trình tính toán, lãi suất sử dụng phải là lãi suất thực. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thẩm định Nhờ những tiến bộ của khoa học công nghệ mà việc thực hiện những giao dịch ngân hàng và quản lý ngày càng dễ dàng nhưng biến đổi nhanh theo sự biến đổi của công nghệ. Vì vậy, đội ngũ nhân viên của ngân hàng ngoài việc nắm vững nghiệp vụ thì cần phải được thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ. Mở những lớp đào tạo cho nhân viên mới. Nhân viên mới thường là những sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm chưa có nhiều vì vậy cần phải đào tạo nghiệp vụ để có thể sẵn sàng áp dụng những kiến thức đã học tại nhà trường vào thực tế. Có như vậy thì hiệu quả làm việc mới cao. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên đang làm việc. Ngoài việc tổ chức những lớp đào tạo tại SGD thì cần tổ chức cho những nhân viên giỏi được đi học tập kinh nghiệp, nghiệp vụ ở nước ngoài, những nước có hệ thống ngân hàng tốt. Ngoài việc đầu tư cho việc đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, cần phải có chế độ đãi ngộ người lao động, khuyến khích họ làm việc có hiệu quả hơn như tổ chức cho nhân viên những hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của SGD, quan tâm đến người nhà, gia đình của người lao động, tổ chức những kỳ nghỉ cho người lao động và gia đình họ… Có chế độ tiền lương, tiền thưởng cho người lao động hợp lý. Bên cạnh chế độ đãi ngộ hợp lý, cũng cần phải xây dựng chế tài xử lý nghiêm khắc cán bộ vi phạm. Tuỳ từng mức độ vi phạm mà có những hình thức xử lý khác nhau. Xây dựng một đội ngũ cán bộ, ngoài những hiểu biết chung khái quát về tất cả các lĩnh vực thì còn có thể có hiểu biết sâu rộng về đặc điểm, tính chất của một ngành nhất nhằm thực hiện công tác thẩm định đạt hiệu quả cao hơn. Muốn vậy thì cần phải tiến hành cử cán bộ đi học, nghiên cứu về ngành đó. Có như vậy thì mới có thể chuyên môn hoá được công tác thẩm định và chất lượng thẩm định sẽ được nâng cao. Nâng cao chất lượng và số lượng thông tin Thông tin luôn là cơ sở quan trọng của công tác thẩm định. Mọi quyết định cấp tín dụng hay không đều phụ thuộc phần lớn vào những thông tin trong hồ sơ tín dụng. Nếu thông tin sai lệch thì rất dễ dẫn đến những quyết định sai lầm. Chính vì vậy, ngoài những thông tin do chủ dự án cung cấp, cán bộ tín dụng cần chủ động tìm kiếm thêm thông tin từ nhiều nguồn khác. Tuy nhiên cần phải biết chọn lọc thông tin tìm ra được những thông tin quan trọng cần thiết. Bởi nếu nhiều thông tin quá thì sẽ gây “loãng” và khiến cho công tác thẩm định sẽ gặp nhiều khó khăn. + Lưu trữ thông tin: Thông tin cần thiết cho công tác thẩm định một dự án là rất lớn. Trong quá trình hoạt động, SGD không phải chỉ thẩm định và cho vay một dự án vì vậy lượng thông tin về các dự án mà SGD có được là vô cùng nhiều. Mà thông tin về các dự án cũng như khách hàng không thể huỷ đi sau khi đã hoàn tất các thủ tục giao dịch, chúng cần phải được giữ lại để phục vụ cho công tác thẩm định các dự án tương tự khác cũng như để giữ được mối quan hệ với khách hàng. Vì thế lưu trữ thông tin một cách khoa học cũng là một phương pháp có thể nâng cao chất lượng và số lượng thông tin của SGD. Ta có thể phân chia thông tin theo ngành nghề lĩnh vực,ngoài việc lưu trữ bằng văn bản thì cần phải lưu trữ thành các file tài liệu trên máy vi tính. Thường xuyên sàng lọc loại bỏ những thông tin đã quá cũ, không còn phù hợp với thực tế và bổ sung thêm những thông tin mới + Cập nhập thông tin về các ngành kinh tế, định mức kinh tế kĩ thuật của ngành, quy định của nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày nay, các ngành kinh tế luôn có biến đổi kéo theo đó là sự biến đổi của các định mức kinh tế kĩ thuật. Vì vậy cần cập nhập thường xuyên những thông tin này để có được những tiêu chuẩn đúng đắn cho công tác thẩm định + Kết nối với hệ thống thông tin của Ngân Hàng Nhà Nước, Tổng cục thống kê và các cơ quan chức năng khác của nhà nước nhằm tiếp cận một cách nhanh nhất những số liệu mới của các ngành cũng như những quy định của nhà nước. + Trên thực tế thường xảy ra trường hợp một doanh nghiệp có thể gửi dự án của mình lên nhiều ngân hàng để xin vay vốn. Vì vậy cần phải hình thành mối quan hệ, thường xuyên trao đổi thông tin với các ngân hàng để có thể tránh được tình trạng hai ngân hàng cùng tiến hành cho vay 1 dự án, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. + Đối với những thông tin mà khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn thì cần phải xác minh tính chính xác của thông tin đó. Bên cạnh đó cần phải chủ động thu thập thêm thông tin từ những nguồn bên ngoài như thông tin về quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các định chế tài chính khác, thông tin về uy tín của doanh nghiệp, về tất cả các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động… Đầu tư đổi mới hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho việc thẩm định dự án Nâng cao cơ sở vật chất và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Cơ sở vật chất và công nghệ có được cải thiện thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng thẩm định dự án một cách nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ công việc. Đồng thời công nghệ hiện đại cũng giúp cho việc tính toán được thực hiện hiệu quả hạn chế những sai xót . Để có thể hiện đại hoá công nghệ ngân hàng thì SGD cần phải có kế hoạch, trích lập một quỹ phục vụ cho công tác đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc. Bên cạnh đó cần đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên thuộc phòng Tin học và phòng Hành chính quản trị bởi những phòng này có chức năng phục vụ, đảm bảo cho hoạt động của hệ thống thông tin của ngân hàng được thông suốt. Một số kiến nghị Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước Bằng các công cụ quản lý vĩ mô, Nhà nước cần tạo lập và duy trì môi trưòng pháp lý, môi trường kinh tế xã hội ổn định, đặc biệt là những quy chế luật pháp có liên quan đến đầu tư. Điều này làm cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và kinh doanh, giúp ngân hàng có cơ sở pháp lý để xử lý những vấn đề thẩm định có liên quan. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục thống kê… xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản… làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án. Công khái các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xây dựng theo ngành, vùng, lãnh thổ để các ngân hàng thương mại có kế hoạch cho vay vốn đầu tư vừa đảm bảo đúng với quy hoạch của nhà nước, vừa đảm bảo hiệu quả của hoạt động cho vay. Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án. Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với kết quả thẩm định. Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán băt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. Ban hành những chế tài xử lý những vi phạm của chủ đầu tư khi cung cấp thông tin không chính xác từ đó có thể giảm được rủi ro thông tin. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước NHNN cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các NHTM và nâng cao nghiệp vụ thẩm định đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. Đề nghị bộ phận thẩm định các NHTM Việt Nam phối hợp với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Đặc biệt, xu hưóng hiện này là các ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng trong việc thẩm định. Kiến nghị với NHTMCP Ngoại thương Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo tiền vay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo tiền vay. Ngoài ra cần phân loại, đánh giá lại tài sản thế chấp và phải theo dõi định kỳ để phát hiện kịp thời những rủi ro phát sinh đối với tài sản này. Đẩy mạnh hoạt động đồng tài trợ giữa các ngân hàng thương mại. Thiết lập tổ chuyên trách thông tin và xử lý thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định dự án nói riêng và các nghiệp vụ ngân hàng nói chung. Tổ chức các buổi tổng kết báo cáo thẩm định để rút kinh nghiệm. Xây dựng một quy trình thẩm định dự án khoa học hơn 2.3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư Chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập các dự án đầu tư ( trước khi tiến hành đầu tư cần nghiên cứu rõ khía cạnh thị trường, kỹ thuật, công nghệ .. của dự án, nếu không tự thực hiện được thì có thể thuê chuyên gia lập). Đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong Thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng và thẩm định dự án. Chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả. Các dự án phải được xác định đầu tư đúng tổng số vốn theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng làm với khối lượng nhiều nhưng tính toán ít để dễ được phê duyệt. Cần cung cấp chính xác và chi tiết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và nội dung xin vay vốn. Các TCTNN cũng cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý dự án đầu tư để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí ngày càng diễn ra trầm trọng trong các TCTNN hiện nay. KẾT LUẬN Từ những nghiên cứư phân tích ở trên, ta có thể khẳng định một lần nữa vai trò đặc biệt quan trọng của công tác thẩm định các dự án nói chung và các dự án thuộc ngành du lịch dịch vụ nói riêng trong hoạt động của ngân hàng. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng của công tác thẩm định các dự án tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là rất cần thiết. Hiện nay công tác thẩm định dự án tại SGD NHTMCP Ngoại Thương đã đạt nhiều kết quả tốt cả về chất lượng thẩm định và số lượng các dự án được thẩm định thể hiện ở số lượng các dự án cho vay ngày càng tăng và tỉ lệ nợ khó đòi ngày càng giảm. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD cùng với việc đi sâu nghiên cứu một dự án đã được thẩm định tôi nhận thấy bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định trong công tác thẩm định. Những tồn tại này không chỉ xuất phát từ phía SGD mà còn phụ thuộc vào những nguyên nhân khách quan khác như từ phía khách hàng, môi trường pháp lý, kinh tế…Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng thẩm định thì nỗ lực của SGD là chưa đủ mà cần phải có sự tham gia hợp tác giữa các ngành, các cấp. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ thẩm định phòng Đầu tư dự án của Sở giao dịch NHTMCP Ngoại thương Việt Nam và Giáo viên hướng dẫn – Th.S Nguyễn Thị Ái Liên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế đầu tư - Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS Từ Quang Phương Giáo trình Ngân hàng thương mại - Chủ biên PGS.TS Phan thị Thu Hà Khoá luận tốt nghiệp: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại SGD Ngân hàng ngoại thương, thực trạng và giải pháp. – SV: Nguyễn Tiến Định - Lớp Kinh tế đầu tư 46A Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 của SGD Ngân hàng ngoại thương Quy trình thẩm định đối với khách hàng tổ chức do Vietcombank quy định Quy trình quản lý rủi ro cho vay dự án do Vietcombank quy định Một số dự án xin vay vốn đã được thẩm định tại SGD Webside : www.vietcombank.com.vn Webside : www.vietnamtourism.gov.vn PHỤ LỤC Các bảng phân tích tài chính dự án: “Trung tâm Du lịch và Giải trí quốc tế Silver Shore Hoàng Đạt” b¶ng 1: th«ng sè dù ¸n I Tæng vèn ®Çu t 92.659.939 IV Th«ng sè khai th¸c dù ¸n 1 Vèn cè ®Þnh 87.659.939 1 - BiÕn ®éng CS phßng KS n¨m ®Çu 0% a - Chi phÝ thuª ®Êt 3.600.000 2 - BiÕn ®éng CS villa n¨m ®Çu 0% b - X©y l¾p 22.728.072 3 - BiÕn ®éng SL kh¸ch casino n¨m ®Çu 0% d - ThiÕt bÞ 40.833.094 4 - Gi¸ phßng kh¸ch s¹n trung b×nh 160 $ ngµy ®ªm e - Chi phÝ kh¸c 3.611.228 5 - Gi¸ biÖt thù trung b×nh 350 $ ngµy ®ªm f - D.phßng, VL§ ho¹t ®éng thö 3.869.779 6 - DT casino/ngêi trung b×nh 200 $ ngµy g - L·i vay trong TGTC 6.490.112 7 - LN ®Ó l¹i tr¶ nî 100% LNST h - VAT 6.527.654 8 - TrÝch KHCB tr¶ nî 100% KH n¨m 2 Vèn lu ®éng ban ®Çu 5.000.000 9 - B¶o hiÓm TSC§ 0,30% CF XD + TB II CÊu tróc vèn cè ®Þnh Kh«ng VAT 10 - CF thay thÕ TSC§ n¨m 1 2,00% DT 1 - Vèn tù cã 28.132.285 34,67% 11 - CF thay thÕ TSC§ n¨m 2 3,00% DT 2 - Vèn vay NH th¬ng m¹i 53.000.000 65,33% 12 - CF thay thÕ TSC§ tõ n¨m 3 4,00% DT Tæng vèn ®Çu t cè ®Þnh 81.132.285 100,00% 13 - PhÝ qu¶n lý c¬ b¶n 2,00% DT 14 - PhÝ qu¶n lý thëng 6,00% LN ho¹t ®éng III L·i suÊt, thêi gian ©n h¹n, tr¶ nî 15 - §ãng gãp hÖ thèng hç trî nhãm 4,00% DT phßng 1 - L·i suÊt (sibor 6m + 2,1%)/n¨m 6,90% 16 - PhÝ nghiªn cøu ®é hµi lßng nh©n viªn 8 $/employee 2 - Thêi gian ©n h¹n 3,00 17 - PhÝ nghiªn cøu ®é hµi lßng kh¸ch hµng 4.505 /year 3 - Thêi gian tr¶ nî gèc 9,00 18 - ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 28% TN chÞu thuÕ 4 - L·i suÊt vèn lu ®éng 6,10% b¶ng 2: KÕ ho¹ch khÊu hao cña dù ¸n Kho¶n môc Thêi gian Nguyªn gi¸ QIII, IV 2009 N¨m 2010 N¨m 2011 N¨m 2012 N¨m 2013 N¨m 2014 N¨m 2015 N¨m 2016 N¨m 2017 N¨m 2018 N¨m 2019 N¨m 2020 N¨m 2021 N¨m 2022 N¨m 2023 - Chi phÝ thuª ®Êt 25 3.600.000 36.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 144.000 - X©y l¾p 25 22.728.072 227.281 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 909.123 - ThiÕt bÞ 10 40.833.094 1.020.827 4.083.309 4.083.309 4.083.309 4.083.309 4.083.309 4.083.309 4.083.309 4.083.309 4.083.309 3.062.482 - Chi phÝ kh¸c 5 3.611.228 180.561 722.246 722.246 722.246 722.246 541.684 - D.phßng, VL§ ho¹t ®éng thö 5 3.869.779 193.489 773.956 773.956 773.956 773.956 580.467 - L·i vay trong TGTC 5 6.490.112 324.506 1.298.022 1.298.022 1.298.022 1.298.022 973.517 Tæng trÝch KH n¨m N/A 81.132.285 1.982.664 7.930.656 7.930.656 7.930.656 7.930.656 7.232.100 5.136.432 5.136.432 5.136.432 5.136.432 4.115.605 1.053.123 1.053.123 1.053.123 1.053.123 B¶ng 3: KÕ ho¹ch vay nî cña dù ¸n Kho¶n môc N¨m 2008 QI, II 2009 QIII, IV 2009 N¨m 2010 N¨m 2011 N¨m 2012 N¨m 2013 N¨m 2014 N¨m 2015 N¨m 2016 N¨m 2017 N¨m 2018 N¨m 2019 D nî ®Çu kú - 17.379.070 43.447.674 46.631.783 46.631.783 41.450.474 36.269.165 31.087.855 25.906.546 20.725.237 15.543.928 10.362.618 5.181.309 L·i ph¸t sinh trong kú 599.578 899.367 1.553.871 3.217.593 3.038.838 2.681.328 2.323.817 1.966.307 1.608.797 1.251.286 893.776 536.266 178.755 Tr¶ nî trong kú 599.578 899.367 1.553.871 3.217.593 8.220.147 7.862.637 7.505.126 7.147.616 6.790.106 6.432.595 6.075.085 5.717.575 5.360.064 Tr¶ gèc - - - - 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 Tr¶ l·i 599.578 899.367 1.553.871 3.217.593 3.038.838 2.681.328 2.323.817 1.966.307 1.608.797 1.251.286 893.776 536.266 178.755 D nî t¨ng thªm 17.379.070 26.068.605 3.184.109 - - - - - - - - D nî cuèi kú 17.379.070 43.447.674 46.631.783 46.631.783 41.450.474 36.269.165 31.087.855 25.906.546 20.725.237 15.543.928 10.362.618 5.181.309 (0) b¶ng 4: KÕ ho¹ch kinh doanh vµ lîi nhuËn cña dù ¸n Kho¶n môc Ghi chó QIII, IV 2009 N¨m 2010 N¨m 2011 N¨m 2012 N¨m 2013 N¨m 2014 N¨m 2015 N¨m 2016 N¨m 2017 N¨m 2018 N¨m 2019 N¨m 2020 N¨m 2021 N¨m 2022 N¨m 2023 Doanh thu kh¸ch s¹n 5 sao N¨m 2009 chØ h® quý IV 792.000 9.504.000 9.694.080 9.887.962 10.085.721 10.287.435 10.493.184 10.703.048 10.917.109 11.135.451 11.358.160 11.585.323 11.817.029 12.053.370 12.294.437 C«ng suÊt cho thuª T¨ng 2%/n¨m ®Õn 75% 10% 30,00% 30,60% 31,21% 31,84% 32,47% 33,12% 33,78% 34,46% 35,15% 35,85% 36,57% 37,30% 38,05% 38,81% Sè lîng phßng cho thuª 550 550 550 550 550 550 550 550 550 550 550 550 550 550 550 Doanh thu khu biÖt thù 3.704.400 3.778.488 3.854.058 3.931.139 4.009.762 4.089.957 4.171.756 4.255.191 4.340.295 4.427.101 4.515.643 4.605.956 4.698.075 4.792.036 C«ng suÊt cho thuª T¨ng 2%/n¨m ®Õn 75% 30,00% 30,60% 31,21% 31,84% 32,47% 33,12% 33,78% 34,46% 35,15% 35,85% 36,57% 37,30% 38,05% 38,81% Sè lîng biÖt thù 98 98 98 98 98 98 98 98 98 98 98 98 98 98 Doanh thu casino N¨m 2009 chØ h® quý IV 1.620.000 9.720.000 10.224.000 10.728.000 11.232.000 11.808.000 12.384.000 13.032.000 13.680.000 14.400.000 15.120.000 15.912.000 16.704.000 17.568.000 18.432.000 Sè lîng ngêi tham gia/ngµy T¨ng 5%/n¨m 90 135 142 149 156 164 172 181 190 200 210 221 232 244 256 Tæng doanh thu 2.412.000 22.928.400 23.696.568 24.470.019 25.248.860 26.105.197 26.967.141 27.906.804 28.852.300 29.875.746 30.905.261 32.012.966 33.126.985 34.319.445 35.518.474 PhÝ qu¶n lý c¬ b¶n 48.240 458.568 473.931 489.400 504.977 522.104 539.343 558.136 577.046 597.515 618.105 640.259 662.540 686.389 710.369 KhÊu hao TCS§ 1.982.664 7.930.656 7.930.656 7.930.656 7.930.656 7.232.100 5.136.432 5.136.432 5.136.432 5.136.432 4.115.605 1.053.123 1.053.123 1.053.123 1.053.123 Chi phÝ thay thÕ TSC§ 48.240 458.568 710.897 978.801 1.009.954 1.044.208 1.078.686 1.116.272 1.154.092 1.195.030 1.236.210 1.280.519 1.325.079 1.372.778 1.420.739 Chi phÝ l¬ng 518.700 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 2.074.800 §ãng gãp hÖ thèng hç trî nhãm 31.680 528.336 538.903 549.681 560.674 571.888 583.326 594.992 606.892 619.030 631.410 644.039 656.919 670.058 683.459 PhÝ nghiªn cøu ®é hµi lßng nh©n viªn 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 6.888 PhÝ nghiªn cøu ®é hµi lßng kh¸ch hµng 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 4.505 Chi phÝ b¸n hµng, qu¶n lý doanh nghiÖp kh¸c 1.332.108 6.588.039 6.895.816 7.191.731 7.728.184 8.913.875 11.293.252 11.942.075 12.594.764 13.302.007 15.034.099 18.862.559 19.632.723 20.457.764 21.287.160 Tæng chi phÝ ho¹t ®éng 3.973.025 18.050.361 18.636.396 19.226.462 19.820.639 20.370.368 20.717.232 21.434.101 22.155.420 22.936.206 23.721.623 24.566.692 25.416.577 26.326.305 27.241.044 (%/Doanh thu) 164,72% 78,72% 78,65% 78,57% 78,50% 78,03% 76,82% 76,81% 76,79% 76,77% 76,76% 76,74% 76,72% 76,71% 76,70% Lîi nhuËn ho¹t ®éng (1.561.025) 4.878.039 5.060.172 5.243.557 5.428.220 5.734.829 6.249.909 6.472.703 6.696.880 6.939.539 7.183.637 7.446.274 7.710.408 7.993.140 8.277.430 Chi phÝ qu¶n lý thëng 292.682 303.610 314.613 325.693 344.090 374.995 388.362 401.813 416.372 431.018 446.776 462.624 479.588 496.646 L·i vay vèn cè ®Þnh 3.052.815 3.217.593 3.038.838 2.681.328 2.323.817 1.966.307 1.608.797 1.251.286 893.776 536.266 178.755 - - - - L·i vay vèn lu ®éng 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 305.000 Chi phÝ thuª ®Êt cßn l¹i 316.800 USD/n¨m (10 n¨m) 316.800 316.800 316.800 316.800 316.800 316.800 316.800 316.800 316.800 316.800 Lîi nhuËn tríc thuÕ (5.235.641) 745.964 1.095.924 1.625.816 2.156.910 2.802.632 3.644.318 4.211.255 4.779.492 5.365.101 6.268.864 6.694.498 6.942.784 7.208.552 7.475.784 ThuÕ TNDN - 208.870 306.859 455.229 603.935 784.737 1.020.409 1.179.151 1.338.258 1.502.228 1.755.282 1.874.459 1.943.979 2.018.395 2.093.220 Lîi nhuËn sau thuÕ (5.235.641) 537.094 789.065 1.170.588 1.552.975 2.017.895 2.623.909 3.032.103 3.441.234 3.862.873 4.513.582 4.820.038 4.998.804 5.190.157 5.382.565 b¶ng 5: Kh¶ n¨ng tr¶ nî cña dù ¸n Kho¶n môc Ghi chó QIII, IV 2009 N¨m 2010 N¨m 2011 N¨m 2012 N¨m 2013 N¨m 2014 N¨m 2015 N¨m 2016 N¨m 2017 N¨m 2018 N¨m 2019 N¨m 2020 KhÊu hao 1.982.664 7.930.656 7.930.656 7.930.656 7.930.656 7.232.100 5.136.432 5.136.432 5.136.432 5.136.432 4.115.605 1.053.123 Lîi nhuËn sau thuÕ (100%) (5.235.641) 537.094 789.065 1.170.588 1.552.975 2.017.895 2.623.909 3.032.103 3.441.234 3.862.873 4.513.582 4.820.038 Nguån hoµn thuÕ VAT 6.527.654 Tæng nguån tr¶ nî 3.274.677 8.467.750 8.719.721 9.101.244 9.483.631 9.249.996 7.760.341 8.168.536 8.577.666 8.999.305 8.629.187 5.873.161 Tr¶ nî gèc - 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 5.181.309 - Thõa thiÕu nguån 3.274.677 8.467.750 3.538.412 3.919.935 4.302.322 4.068.686 2.579.032 2.987.227 3.396.357 3.817.996 3.447.878 5.873.161 TÝch luü sau tr¶ nî 3.274.677 11.742.428 15.280.840 19.200.774 23.503.096 27.571.783 30.150.815 33.138.041 36.534.398 40.352.394 43.800.272 49.673.433 Tæng gi¸ trÞ tÝch lòy sau khi tr¶ nî xong 43.800.272 b¶ng 6: Kh¶ n¨ng tr¶ nî cña dù ¸n theo sè lîng kh¸ch vui ch¬i n¨m ®Çu vµ c«ng suÊt kh¸ch s¹n n¨m ®Çu DiÔn biÕn cña tÝch lòy dßng tiÒn sau tr¶ nî khi Sè lîng kh¸ch vui ch¬i n¨m ®Çu biÕn ®éng vµ C«ng suÊt cho thuª kh¸ch s¹n n¨m ®Çu biÕn ®éng 43.800.272 -50,00% -45,00% -40,00% -35,00% -30,00% -25,00% -20,00% -15,00% -10,00% -5,00% -2,50% -50% (46.525.502) (41.029.349) (35.533.196) (30.037.043) (24.540.890) (19.044.737) (13.548.583) (8.052.430) (2.592.218) 2.711.683 5.277.173 -45% (42.073.582) (36.577.429) (31.081.276) (25.585.123) (20.088.970) (14.592.816) (9.096.663) (3.600.510) 1.725.176 6.891.878 9.372.754 -40% (37.621.662) (32.125.509) (26.629.356) (21.133.203) (15.637.050) (10.140.896) (4.644.743) 733.458 5.951.716 10.944.277 13.344.547 -35% (33.169.742) (27.673.589) (22.177.436) (16.681.283) (11.185.129) (5.688.976) (258.261) 5.006.242 10.042.534 14.873.713 17.200.141 -30% (28.717.822) (23.221.669) (17.725.516) (12.229.363) (6.733.209) (1.249.980) 4.059.133 9.136.985 14.002.609 18.681.624 21.005.296 -25% (24.265.902) (18.769.749) (13.273.596) (7.777.442) (2.281.289) 3.067.414 8.231.437 13.131.505 17.839.433 22.457.333 24.707.971 -20% (19.813.982) (14.317.829) (8.821.676) (3.325.522) 2.075.696 7.300.802 12.260.401 16.997.243 21.639.368 26.140.644 28.334.641 -15% (15.362.062) (9.865.909) (4.369.756) 1.083.977 6.355.329 11.382.092 16.155.052 20.802.398 25.322.679 29.717.331 31.860.962 -10% (10.910.142) (5.413.989) 82.165 5.401.371 10.476.544 15.312.862 19.960.208 24.504.714 28.918.855 33.192.893 35.296.941 -5% (6.458.222) (962.069) 4.409.652 9.570.995 14.447.629 19.118.017 23.686.749 28.120.379 32.410.014 36.576.690 38.595.187 0% (2.006.302) 3.417.934 8.649.888 13.576.525 18.275.827 22.868.784 27.321.902 31.627.135 35.805.539 39.821.269 41.810.771 b¶ng 7: Kh¶ n¨ng tr¶ nî cña dù ¸n theo sè lƯỢng kh¸ch vui ch¬i n¨m ®Çu vµ c«ng suÊt Villa n¨m ®Çu DiÔn biÕn cña tÝch lòy dßng tiÒn sau tr¶ nî khi Sè lîng kh¸ch vui ch¬i n¨m ®Çu biÕn ®éng vµ C«ng suÊt cho thuª kh¸ch s¹n n¨m ®Çu biÕn ®éng 43.800.272 -50,00% -45,00% -40,00% -35,00% -30,00% -25,00% -20,00% -15,00% -10,00% -5,00% -2,50% -50% (19.216.670) (13.720.517) (8.224.364) (2.728.210) 2.659.249 7.870.867 12.804.277 17.528.408 22.158.073 26.659.349 28.841.128 -45% (17.495.633) (11.999.480) (6.503.327) (1.007.174) 4.327.852 9.449.527 14.321.664 18.997.354 23.579.527 28.034.856 30.216.022 -40% (15.774.596) (10.278.443) (4.782.290) 687.341 5.974.280 11.016.324 15.818.954 20.466.299 25.000.980 29.409.749 31.567.221 -35% (14.053.559) (8.557.406) (3.061.253) 2.355.943 7.591.475 12.555.897 17.287.899 21.921.158 26.422.311 30.781.656 32.896.467 -30% (12.332.523) (6.836.369) (1.340.216) 4.024.546 9.188.167 14.073.284 18.756.845 23.342.612 27.797.205 32.110.902 34.225.713 -25% (10.611.486) (5.115.333) 380.821 5.693.148 10.754.964 15.578.445 20.225.790 24.764.066 29.172.098 33.440.148 35.538.259 -20% (8.890.449) (3.394.296) 2.052.637 7.312.084 12.307.518 17.047.390 21.684.244 26.184.660 30.539.772 34.769.394 36.822.256 -15% (7.169.412) (1.673.259) 3.721.240 8.926.807 13.824.905 18.516.336 23.105.698 27.559.554 31.869.018 36.055.351 38.093.331 -10% (5.448.375) 47.778 5.389.842 10.493.604 15.337.936 19.985.281 24.527.152 28.934.447 33.198.265 37.339.348 39.332.478 -5% (3.727.338) 1.749.331 7.032.692 12.059.138 16.806.881 21.447.330 25.947.009 30.297.888 34.521.542 38.582.123 40.571.624 0% (2.006.302) 3.417.934 8.649.888 13.576.525 18.275.827 22.868.784 27.321.902 31.627.135 35.805.539 39.821.269 41.810.771 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2228.doc
Tài liệu liên quan