Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________________ Nguyễn Thị Diễm Hằng THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC TP. Hồ Chí Minh - năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thị Diễm Hằng THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TR

pdf123 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6821 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ ĐÌNH QUA TP. Hồ Chí Minh - năm 2011 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng Khoa học công nghệ & Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô giảng viên lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 20 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các giáo viên mầm non của các trường mầm non quận Bình Tân; các anh chị học viên lớp Cao học Quản lý giáo dục Khóa 20 và gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn TS Ngô Đình Qua đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tác giả MỤC LỤC 0TLỜI CẢM ƠN0T ........................................................................................................... 3 0TMỤC LỤC0T ................................................................................................................ 4 0TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT0T ...................................................................... 6 0TMỞ ĐẦU0T ................................................................................................................... 7 0T1. Lý do chọn đề tài0T ........................................................................................................ 7 0T2. Mục đích nghiên cứu0T .................................................................................................. 8 0T3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu0T ............................................................................. 8 0T4. Giả thuyết0T ................................................................................................................... 9 0T5. Nhiệm vụ nghiên cứu0T .................................................................................................. 9 0T6. Phương pháp nghiên cứu0T ........................................................................................... 9 0TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON0T .............. 11 0T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T ..................................................................................... 11 0T1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu0T ............................................. 13 0T1.2.1. Quản lý0T ............................................................................................................. 13 0T1.2.2. Quản lý giáo dục0T ............................................................................................... 15 0T1.2.3. Quản lý nhà trường0T ........................................................................................... 16 0T1.2.4. Quản lý giáo dục mầm non0T ............................................................................... 18 0T1.2.5. Bệnh béo phì0T ..................................................................................................... 18 0T1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến trường mầm non[4] 0T .................................... 19 0T1.3.1. Trường mầm non 0T .............................................................................................. 19 0T1.3.2. Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 0T ............ 19 0T1.3.3. Các loại hình trường mầm non 0T .......................................................................... 20 0T1.3.4. Nhiệm vụ trường mầm non 0T ............................................................................... 21 0T1.3.5. Nội dung, chương trình giáo dục mầm non0T ....................................................... 22 0T1.3.6. Tổ chức và quản lý trường mầm non 0T ................................................................. 22 0T1.4. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì0T ........ 25 0T1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở trẻ0T .................................................... 25 0T1.4.2. Nguyên nhân của bệnh béo phì0T ......................................................................... 26 0T1.4.3. Cách phát hiện trẻ bị bệnh béo phì0T .................................................................... 28 0T1.4.4. Những tác hại của bệnh béo phì đối với trẻ mầm non0T ........................................ 29 0T1.4.5. Quản lý việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non 0T ........... 31 0TCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI QUẬN BÌNH TÂN TPHCM0T .................................................................................. 39 0T2.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội, giáo dục mầm non ở Quận Bình Tân0T .................. 39 0T2.1.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội quận Bình Tân0T ........................... 39 0T2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giáo dục và đào tạo quận Bình Tân0T..................... 40 0T2.1.3. Khái quát tình hình phát triển giáo dục mầm non quận Bình Tân0T ...................... 41 0T2.2. Thực trạng về bệnh béo phì của trẻ mầm non ở một số trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh0T .................................................................... 44 0T2.3. Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ tại các trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh0T ................................. 47 0T2.3.1. Mô tả công cụ0T ................................................................................................... 47 0T2.3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM0T ...................................................................................................... 48 0T2.3.3. Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ tại các trường mầm non tại quận Bình Tân Thành phố Hồ Chí Minh xét theo các chức năng quản lý0T ....................................................................................................................... 51 0T2.4. Nhận xét thực trạng0T ............................................................................................... 62 0T2.4.1. Mối liên hệ giữa điểm trung bình thực trạng quản lý với điểm trung bình thành tích phòng, chống bệnh béo phì0T .................................................................................. 62 0T2.4.2. Ưu điểm0T ............................................................................................................ 63 0T2.4.3. Hạn chế0T ............................................................................................................ 65 0T2.5. Đề xuất giải pháp quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM0T ........................................................................ 66 0T2.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp0T ................................................................................... 66 0T2.5.2. Các giải pháp quản lý0T ....................................................................................... 68 0T2.6. Trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 0T .... 81 0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T ................................................................................ 84 0T1. Kết luận0T ..................................................................................................................... 84 0T2. Kiến nghị 0T ................................................................................................................... 86 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ..................................................................................... 90 0TPHỤ LỤC0T ............................................................................................................... 92 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ CBQL Cán bộ quản lý BGH Ban giám hiệu CSVC Cơ sở vật chất ĐTB Điểm trung bình GDMN Giáo dục mầm non GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVMN Giáo viên mầm non NXB Nhà xuất bản QLGD Quản lý giáo dục TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh YDHDT Y dược học dân tộc MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuổi trẻ là mùa xuân của đời người. Trẻ em là tương lai của đất nước. Một thế hệ trẻ khỏe mạnh là điều kiện cần để xây dựng một đất nước giàu mạnh. Chính vì vậy, chăm sóc và giáo dục con người từ tuổi ấu thơ là việc làm cần thiết và quan trọng. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra ở các nước đang phát triển kéo theo những thay đổi trong cách ăn uống và lối sống đã ảnh hưởng không ít đến tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em. Đặc biệt ở các nước Châu Á, mặc dù tỉ lệ béo phì trong số người lớn còn thấp nhưng xu hướng gia tăng của béo phì trẻ em rất rõ rệt. Vì vậy, béo phì ở trẻ em đang là một trong những vấn đề sức khỏe ưu tiên trong chiến lược y tế dự phòng tại các nước này và đang được xem là một trong những thách thức của vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe. Bệnh béo phì được Tổ chức Y tế Thế giới coi là một thách thức của thiên niên kỷ và là một trong “tứ chứng nan y” của loài người: AIDS, ung thư, béo phì và ma túy. Điều này chứng tỏ đây là một bệnh khó trị. Bệnh béo phì thường dẫn đến những bệnh tật khác như: tăng huyết áp, tiểu đường, viêm xương khớp... Ngoài ra, bệnh béo phì còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sự sáng tạo và sự phát triển của trẻ. Điều 6 của Luật Bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em nêu rõ: “Trẻ em phải được chăm sóc và giáo dục nhằm phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non (0 – 6 tuổi) là thời kỳ đầu tiên của con người với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng, đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người mai sau. Nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ phát triển nhanh, khỏe mạnh và thông minh.” [5] Hiện nay tình hình bệnh béo phì đang tǎng lên với tốc độ đáng báo động không những ở các 0TUnước phát triểnU0T mà cả ở các 0TUnước đang phát triểnU0T cũng vậy. Tại các nước đang phát triển, bệnh béo phì tồn tại song song với tình trạng thiếu dinh dưỡng và thường gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Tỉ lệ béo phì của trẻ em trên toàn thế giới là 3,3%. Tại Mỹ, tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên béo phì là 17,1% (2003 – 2004), trong khi tại Trung Quốc tỉ lệ này gia tăng từ 1,5% (1983) đến 12,6% (1997). Tại Việt Nam, bên cạnh tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn khá cao, số trẻ em bị béo phì cũng đang gia tăng ở mức báo động, nhất là tại các thành phố lớn. Theo số liệu điều tra của trung tâm Dinh dưỡng TPHCM vào năm 1999, chỉ khoảng 2,2% trẻ dưới năm tuổi bị bệnh béo phì nhưng sau đó tỉ lệ này tăng dần qua các năm: 2000 là 2,7%; năm 2002 là 3,6% và lên đến 6,3% vào năm 2005, 10,9% vào năm 2008. Một nghiên cứu khác ở học sinh 6 – 11 tuổi tại các trường tiểu học ở quận I TPHCM năm 1997 cho thấy 12,2% học sinh tại đây bị béo phì. Tại Hà Nội, cũng vào năm 1997, hai cuộc điều tra ở học sinh tiểu học tại một số trường tiểu học có điều kiện kinh tế khá giả ở quận Hoàn Kiếm cho thấy: có từ 4,1 đến 7,4% học sinh bị béo phì. Thực trạng trên đã làm thức tỉnh các nhà dinh dưỡng, các thầy cô giáo, các giáo viên mầm non, các bậc phụ huynh cũng như của cộng đồng về việc cần cảnh giác với hiện tượng béo phì đang gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ em. Tại các trường mầm non, nếu công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì được thực hiện tốt sẽ góp phần kéo giảm tỷ lệ phần trăm trẻ bị bệnh béo phì. Nhưng thực trạng công tác quản lý này tại các trường mầm non Quận Bình Tân TPHCM hiện nay ra sao, chưa có ai nghiên cứu. Chính vì vậy, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM.” 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. 3. Khách thể - đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý tại trường mầm non. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM. 4. Giả thuyết Công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân bên cạnh những thành tựu còn có những hạn chế như: công tác tổ chức, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chưa được tốt và thường xuyên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài. - Khảo sát thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở phương pháp luận  Quan điểm hệ thống - cấu trúc Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc, người nghiên cứu thấy thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân bao gồm những yếu tố sau đây: - Mục tiêu quản lý: + Phòng chống bệnh béo phì ở các trường mầm non; + Phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ (đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực...). - Nội dung quản lý: Quản lý việc phòng ngừa và chữa trị bệnh béo phì: + Quản lý việc trang bị kiến thức cho giáo viên, phụ huynh và cho trẻ; + Quản lý chế độ dinh dưỡng, vận động của trẻ (giờ ăn, ngủ, chế độ sinh hoạt, vui chơi của trẻ); + Quản lý việc khám sức khỏe định kỳ của trẻ. - Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường mầm non Quận Bình Tân. - Kết quả quản lý: + Nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ; + Trẻ phát triển khỏe mạnh, hài hòa cân đối; + Tỉ lệ % trẻ béo phì năm sau thấp hơn năm trước.  Quan điểm thực tiễn Xuất phát từ thực trạng quản lý của hiệu trưởng nhằm phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân còn gặp nhiều khó khăn… Do đó, cần tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất các biện pháp để thực hiện tốt công tác này. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phân tích và tổng hợp lý luận về công tác quản lý nói chung cũng như quản lý việc phòng chống bệnh béo phì; - Lý luận về bệnh béo phì. 6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.2.1. Phương pháp quan sát Đối tượng quan sát: Cán bộ quản lý, cô giáo mầm non, trẻ mầm non. Nội dung quan sát: công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở một số trường mầm non tại quận Bình Tân. 6.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn: Ban giám hiệu, các cô giáo mầm non, đội ngũ cấp dưỡng các trường; Nội dung phỏng vấn: công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở một số trường mầm non những năm gần đây và trong năm học 2009 – 2010. 6.2.2.3. Phương pháp điều tra Đối tượng điều tra: Cán bộ quản lý, cô giáo mầm non, phụ huynh. Nội dung điều tra: Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC PHÒNG, CHỐNG BỆNH BÉO PHÌ CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Béo phì là chứng bệnh thường dẫn đến những chứng bệnh khác như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường. Trẻ mầm non là mùa xuân của đời người, nếu mắc phải chứng béo phì và không điều trị khỏi sẽ có một sức khỏe tương lai không mấy tốt đẹp. Vì vậy, từ trước đến nay, ở nước ta cũng như trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể, ở trong nước, chúng tôi có thể điểm qua một số công trình như: Đề tài “Khảo sát khuynh hướng béo phì và các yếu tố nguy cơ ở trẻ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non nội thành TPHCM năm 2005” do bác sỹ Phạm Thị Ngân Hà làm chủ nhiệm đã đưa ra những kết luận như: khuynh hướng trẻ bệnh béo phì ngày càng tăng do điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, đặc biệt là trẻ ở nội thành dễ bệnh béo phì hơn trẻ ở nông thôn. Hội nghị khoa học “Thừa cân – béo phì, mối nguy cơ của các bệnh thời đại” do trung tâm Dinh dưỡng và Viện Y dược học dân tộc TPHCM tổ chức năm 2007, đã cho thấy bệnh béo phì có mối quan hệ chặt chẽ với một số bệnh như bệnh đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới tính. Ngoài ra, bệnh béo phì dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ, làm tăng nguy cơ của các bệnh lý như viêm tụy, xương khớp… Đề tài “Thừa cân – béo phì, gánh nặng của dinh dưỡng và sức khỏe hiện nay” của tác giả Lê Thị Kim Qui – Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TPHCM đã nêu lên được những yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì; hậu quả, chiến lược dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì. Đề tài “Mười năm xây dựng phương pháp điều trị béo phì tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM”, tác giả Lê Thúy Tươi đã cho thấy được quy trình xây dựng phương pháp điều trị thừa cân, béo phì. Qua đó cho thấy được cái nhìn tổng thể về việc điều trị bệnh béo phì hiện nay là nhu cầu của cộng đồng mà ngành y tế cần quan tâm giải quyết. Đề tài cũng cho thấy số bệnh nhân bệnh béo phì ở nội thành TPHCM chiếm hơn 50% trong tổng số bệnh nhân đến điều trị, trong đó phái nữ chiếm trên 80%. Đề tài “Béo phì – căn bệnh của thời đại, các hiểu biết mới và một số nghiên cứu ở Huế” của tác giả Trần Hữu Dàng – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y dược Huế đã nêu lên được những nguy cơ bệnh tật do béo phì gây ra như: bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và có thể một số loại ung thư. Đề tài “Béo phì và ung thư” của tác giả Quan Vân Hùng – Trưởng khoa nội II Viện YDHDT đã đưa ra những nghiên cứu về số lượng người chết vì ung thư có liên quan đến béo phì. Tác giả cũng đưa ra kết luận rằng những người nặng cân có tỷ lệ tử vong do ung thư cao hơn so với người có cân nặng bình thường. Đề tài “Đặc điểm trẻ thừa cân – béo phì có gan nhiễm mỡ tại khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2005 – 2006” của tác giả Hoàng Thị Tín – Bệnh viện Nhi đồng 1 đã đưa ra những kết luận như: có mối liên quan giữa gan nhiễm mỡ với giới nam, tuổi tác và mức độ béo phì; nhóm trẻ có gan nhiễm mỡ có trung bình chiều dài vòng eo, tỷ số vòng eo/vòng hông, đường huyết, insulin máu cao hơn nhóm không có gan nhiễm mỡ. Đề tài “Kết quả lượng giá hồ sơ béo phì trẻ em tại phòng khám trung tâm Dinh dưỡng TPHCM năm 2005 – 2006” của tác giả Lê Thị Kim Qui - Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TPHCM đã đưa ra những kết luận như: bệnh béo phì xảy ra với tần suất cao ở trẻ của những gia đình khá giả tại các đô thị lớn; trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ và muốn điều trị béo phì thành công đòi hỏi phải có sự quan tâm theo dõi, chăm sóc liên tục của gia đình trẻ. Ở Mỹ, năm 1994 bác sĩ Jeffrey Fridman (Đại học Rockefeller ở New York) khám phá ra một gien gọi là OB ở loài chuột béo phì. Tại mô mỡ của loài chuột này xuất hiện chất có tên là leptin, một protein gồm 146 acid amin được gọi là hormon điều chỉnh cân nặng. Leptin làm nhiệm vụ truyền lên não thông tin về sự no, thiếu leptin con vật ăn mãi mà không có cảm giác no gây ra béo phì. Vài tháng sau đó, cũng nhóm nghiên cứu này tìm được gien tương ứng ở người, cũng gọi là OB, nằm ở nhiễm sắc thể số 7. Thực tế, các nhà khoa học ước đoán có gần 200 gien liên quan đến béo phì. Các nhà khoa học Thụy Điển thuộc Đại học Goteborg đã phát hiện ở chuột một gien giúp chúng ăn chất béo thoải mái mà vẫn có thân hình thon thả. Gien này có tên là FOXC2. Họ hy vọng sẽ dùng gien này để điều trị béo phì cho người. Các nhà khoa học Anh, Mỹ, Australia đã tìm ra hormon peptide YY – 36 hay còn gọi là PYY nằm ở thành ruột có tác dụng chống cảm giác thèm ăn. Các nhà khoa học Thụy Điển thuộc đại học Goteborg còn phát hiện ra một gen có tên là FOXC2 có tác dụng chống hấp thu chất béo và làm giảm số lượng các tế bào mỡ. Hướng nghiên cứu tác động vào gen gây béo phì vẫn đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm. Hiện nay, qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chưa có tác giả nào nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại Quận Bình Tân TPHCM” là cần thiết và phù hợp với công tác quản lý giáo dục trong tình hình thực tế hiện nay ở Quận Bình Tân TPHCM. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý Quản lý là một hoạt động được hình thành từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động, con người có sự hợp tác với nhau hoặc cùng nhau hoạt động với những mục đích chung nào đó. Quản lý rất cần thiết cho tất cả mọi lĩnh vực hoạt động đời sống của con người. Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lý, dù đó là nhóm nhỏ, nhóm lớn, nhóm chính thức, nhóm không chính thức và bất kể nội dung hoạt động nhóm đó là gì. Có thể nói quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. K.Marx đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất… Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. [19] Điều đó cho thấy rằng hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động của xã hội loài người, nhằm đạt mục đích nhất định. Đây chính là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng để đạt mục tiêu đề ra. Hoạt động quản lý còn là hoạt động lao động để điều khiển lao động, một loại lao động có ý nghĩa tất yếu và vĩnh hằng với chức năng điều khiển mọi hoạt động xã hội về kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục. Có nhiều tác giả với những phát biểu khác nhau về quản lý, cụ thể như: W.Taylor, người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động đã nêu: “Quản lý là một nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất và rẻ nhất”. [17] H.Koonts cho rằng “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt được những mục đích của nhóm. Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được những mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.[12] Nhà lý luận quản lý kinh tế người Pháp H.Fayon viết “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.[9] Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và lý. Đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn (quản) và sửa sang, sắp xếp (lý) để cho cộng đồng theo sự phân công hợp tác lao động được ổn định và phát triển.[1] Tác giả Nguyễn Thị Liên Diệp cho rằng “Quản lý là một hoạt động cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức, nhằm đạt được những mục tiêu chung. Như vậy, hoạt động quản lý là hoạt động chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành một tập thể”.[8] Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu: o Quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động. o Quản lý là một hệ thống xã hội trên nhiều phương diện (Quản lý hành chính, Quản lý văn hóa, Quản lý sản xuất...) o Quản lý là một nghệ thuật tác động vào một hệ thống. o Quản lý là một tổ hợp phương pháp tạo nên vận hành của hệ nhằm thực hiện các mục tiêu. o Quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm hai phân hệ chủ thể quản lý và khách thể quản lý. o Đối tượng quản lý chủ yếu vẫn là con người. Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hoạt động, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra. [21] 1.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội. Khái niệm QLGD được hiểu khá rộng trong nhiều phạm vi, từ vĩ mô đến vi mô cũng có những định nghĩa sau: QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống giáo dục quốc dân. [34] QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT đến trường), nhằm mục đích đảm bảo giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của chủ nghĩa xã hội cũng như những quy luật khách quan của quá trình dạy học – giáo dục, của sự phát triển về thể chất, về tinh thần của các thế hệ. [22] QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động giáo dục của những người làm công tác giáo dục (khách thể quản lý) nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục đặt ra. [26] Như vậy, các nhà nghiên cứu QLGD đều thống nhất quan niệm: QLGD nói chung (quản lý trường học nói riêng) là hệ thống những tác động có mục đích, có khoa học, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. [22] QLGD cũng là thực hiện các chức năng quản lý trong công tác giáo dục, bao gồm kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá các quá trình giáo dục. Thực chất QLGD là quá trình tổ chức, điều chỉnh các yếu tố cơ bản sau: + Đường lối, chiến lược và chính sách giáo dục của đất nước. + Tập thể các nhà sư phạm (Cán bộ QLGD, giáo viên), trẻ em, gia đình, các đoàn thể và xã hội... + Điều kiện cơ sở vật chất (bàn ghế, trường lớp, đồ dùng trang thiết bị dạy học, đồ chơi...). Tóm lại, QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được kết quả mong muốn (mục tiêu) một cách có hiệu quả nhất. 1.2.3. Quản lý nhà trường Quản lý, lãnh đạo nhà trường là quản lý, lãnh đạo hoạt động của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh trong trường. Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục – đào tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục.[20] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường, mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới.[25] Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”.[11] Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng. Quản lý nhà trường khác với các loại quản lý xã hội, được quy định bởi bản chất hoạt động sư phạm của người giáo viên, bản chất của quá trình dạy học, giáo dục, trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà trường là nhân cách của người học được hình thành trong quá trình học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận.[20] Hoạt động quản lý nhà trường là hoạt động quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách thế hệ trẻ một cách hợp lý, hợp quy luật, khoa học và hiệu quả. Hiệu quả giáo dục trong nhà trường phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường, kể cả các lực lượng hỗ trợ như các đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Muốn có hiệu quả trong công tác quản lý, người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú trọng đến việc cải tiến công tác quản lý giáo dục. Công tác quản lý nhà trường bao gồm: Quản lý giáo viên, quản lý học sinh; Quản lý quá trình dạy học và giáo dục; Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; Quản lý tài chính trường học; Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng. Công tác quản lý nhà trường nhằm đưa nhà trường từ trạng thái đang có tiến lên một trạng thái phát triển mới, bằng phương thức xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực giáo dục và hướng các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng cường chất lượng giáo dục.[20] Trọng tâm của công tác quản lý nhà trường là: - Chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn theo hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục cao hơn. Thực hiện đúng chương trình và phương pháp giáo dục để chất lượng giáo dục ngày một nâng cao. Quản lý phải sát sao bằng các công việc như kiểm tra, thanh tra kịp thời để giúp đỡ, uốn nắn, tạo điều kiện cho các hoạt động được thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra. - Xây dựng đội ngũ giáo viên, công nhân viên và tập thể học sinh dạy tốt, học tốt; tạo bầu không khí sư._. phạm vui vẻ, thoải mái, đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Quản lý tốt việc học tập của học sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Quản lý cả thời gian và chất lượng học tập. Quản lý học sinh tốt thì chất lượng sẽ cao. - Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập, giáo dục học sinh. Thường xuyên kiểm tra, bổ sung thêm những thiết bị mới theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục. - Quản lý nguồn tài chính hiện có của nhà trường theo đúng quy tắc tài chính của nhà nước và của ngành giáo dục; đồng thời biết động viên, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng, mua sắm thêm thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học. - Quản lý việc thi đua khen thưởng và việc đề bạt cán bộ kế cận, nâng bậc lương cho giáo viên. Các hoạt động này phải được công khai minh bạch trước hội đồng sư phạm nhà trường. Luôn luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ giáo viên, công nhân viên. Phải tạo một phong trào thi đua liên tục trong nhà trường “Thầy dạy tốt – Trò học tốt”. Thầy trò cùng hướng đến một chất lượng giáo dục của trường ngày một nâng cao. Tóm lại, quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập giáo dục của nhà trường đạt kết quả tốt nhất. 1.2.4. Quản lý giáo dục mầm non QLGD mầm non là hệ thống những tác động có mục đích, có khoa học của các cấp quản lý đến các cơ sở GDMN, nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo: Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non.[7] 1.2.5. Bệnh béo phì 0TU ổ chức Y tế thế giớiU0T định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy 0TUmỡU0T quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng. Thường thường một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân nặng của họ dao động trong giới hạn nhất định. Hiện nay, tổ chức Y tế thế giới thường dùng 0TUchỉ số khối cơ thểU0T (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. Để có chỉ số khối cơ thể (BMI), người ta dùng công thức sau đây: W = Cân nặng (kg) H = Chiều cao (m) Chỉ số BMI bình thường nên có ở giới hạn 20 - 25, trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Đó là chỉ số dành cho người Châu Âu và Châu Mỹ. Đối với người Châu Á, BMI bình thường có giới hạn từ 18.5 - 23. 1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến trường mầm non[4] 1.3.1. Trường mầm non Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.[14, tr 15] 1.3.2. Vị trí, vai trò của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân Cũng như ở các bậc học khác, GDMN luôn có mục đích là phát triển con người toàn diện. Lứa tuổi mầm non (trẻ từ 0 đến 6 tuổi) là lứa tuổi còn non nớt trong cuộc sống. Ngay từ khi mới ra đời, sự phát triển của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào người lớn và phát triển nhanh nhất, mạnh nhất ở giai đoạn này. Vì vậy, nhiều nhà tâm lý, nhà giáo dục đã khẳng định rằng, nếu không giáo dục trẻ trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời một cách khoa học và kịp thời thì rất khó có thể phát triển con người tốt ở các giai đoạn sau. Nhân dân ta thường nhắc đến câu châm ngôn: “Uốn cây từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn thơ ngây” Nghiên cứu sâu sắc về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ, nhà giáo dục học Xô Viết Ma-ca-ren-cô đã viết: “Những cơ sở cơ bản của việc giáo dục đã có từ trước 5 tuổi. Tất cả những điều dạy trẻ trong thời gian ấy chiếm 90% toàn bộ trình tự giáo dục của trẻ. Về sau, sự giáo dục con người vẫn tiếp tục, nhưng lúc ấy là lúc bắt đầu nếm quả, còn những nụ hoa thì đã vun trồng trong 5 năm đầu tiên”. Vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ bắt đầu từ lứa tuổi mầm non là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT, sự nghiệp trồng người. Vì tương lai của dân tộc, đất nước và văn minh của nhân loại, Bác Hồ cũng đã từng căn dặn Đảng ta, nhân dân ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Bác đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhỏ, Bác nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa, muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải nuôi, dạy con người ngay từ lúc mới lọt lòng. Đó là công việc tỉ mỉ, lâu dài” và “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã dành nhiều thời gian bàn về công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại các cuộc hội nghị lớn. Nghị quyết 140 CP ngày 15/7/1971 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường và quản lý công tác nhà trẻ đã nêu rõ: “Việc nuôi nấng và dạy dỗ trẻ em trong thời kỳ trứng nước có tác dụng khá lớn đối với sự hình thành và phát triển thế hệ tương lai của dân tộc và có ý nghĩa rất sâu xa đối với tiền đồ của đất nước”. Nghị quyết về cải cách giáo dục của Bộ chính trị cũng đã nêu rõ vai trò to lớn của công tác GDMN: “Càng làm tốt công tác GDMN thì càng có điều kiện thuận lợi để đạt chất lượng cao trong việc giáo dục phổ thông và mở rộng sự nghiệp giải phóng phụ nữ”. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển ngành học mầm non, mỗi một cán bộ, giáo viên, các bậc cha mẹ và toàn thể xã hội đều thấm thía câu nói mộc mạc, giản dị nhưng đầy ý nghĩa sâu rộng của Bác Hồ: “Mẫu giáo tốt là mở đầu một nền giáo dục tốt”. Nuôi dạy trẻ tốt có ý nghĩa vô cùng to lớn, trước mắt đã góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Con cái được nuôi, dạy tốt là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn của người cha, người mẹ, của gia đình và của toàn xã hội. Đó cũng là động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi người hăng say học tập, lao động, sản xuất để xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. GDMN ngày càng được xác định vị trí, vai trò to lớn trong sự nghiệp GD&ĐT. Tuy nhiên, hiện nay ngành học mới đạt được những kết quả khiêm tốn. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ làm chưa nhiều, chưa thường xuyên. Do đó, toàn Đảng, toàn dân cần quan tâm đến bậc học này nhiều hơn nữa, đặc biệt trước hết là đội ngũ cán bộ, giáo viên cần phải thấy hết vai trò, vị trí của mình, ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để đáp ứng sự nghiệp trồng người mà Đảng, Bác Hồ đã đề ra và toàn nhân loại đang vươn tới. 1.3.3. Các loại hình trường mầm non Trường mầm non, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo (gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình công lập, dân lập, tư thục. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng CSVC, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng CSVC, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng CSVC và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. * Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo. + Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau: Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ + Đối với lớp mẫu giáo: Gồm những trẻ từ 3 – 6 tuổi. Số trẻ tối đa trong một lớp được quy định như sau: Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 25 trẻ Lớp mẫu giáo 4– 5 tuổi: 30 trẻ Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 35 trẻ 1.3.4. Nhiệm vụ trường mầm non Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu chương trình giáo dục đào tạo. Quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ em gửi vào trường mầm non. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật. Kết hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức và các cá nhân trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em. Tuyên truyền, hướng dẫn những kiến thức khoa học về nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Tổ chức cho cán bộ và giáo viên, nhân viên tham gia vào các hoạt động xã hội. 1.3.5. Nội dung, chương trình giáo dục mầm non Nội dung, chương trình GDMN nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt thể, trí, đức, thẩm mỹ và lao động, ngoài ra còn cung cấp cho trẻ những tình cảm và hiểu biết phù hợp với bản chất vận động của tự nhiên và xã hội, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Nội dung, chương trình nhằm đảm bảo các yêu cầu:  Về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ: + Hoạt động ăn, ngủ: trẻ được ăn đủ chất, ngủ đủ giấc. + Vệ sinh: trẻ biết giữ gìn vệ sinh bản thân và vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. + Trẻ được chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn.  Về giáo dục và phát triển: + Trẻ biết yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, yêu kính Bác Hồ, những người lao động... Trẻ biết quan tâm, thông cảm, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, những người gần gũi. Trẻ hiểu được những lời nói, việc làm nào của mình, của bạn bè là tốt, xấu, biết nhận lỗi, sửa lỗi. + Trẻ có nhu cầu tham gia vào các hoạt động có chủ đích, nhận ra được vẻ đẹp và thể hiện cảm xúc của mình trong các hoạt động đó. + Trẻ biết quan sát, tập trung chú ý, nhận xét những đặc điểm, những mối liên hệ, sự biến đổi của sự vật, hiện tượng xung quanh. + Trẻ hồn nhiên, mạnh dạn, biết tự tổ chức những hoạt động mà trẻ ưa thích; biết diễn đạt những ý kiến, nhận xét của mình rõ ràng, mạch lạc. + Trẻ thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp...) và một số nề nếp thói quen để thích nghi với hoạt động học tập khi bước vào lớp 1. 1.3.6. Tổ chức và quản lý trường mầm non 1.3.6.1. Hiệu trưởng Là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. Hiệu trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của trưởng phòng GD&ĐT. Hiệu trưởng phải có trình độ được đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một trường khác lân cận theo yêu cầu điều động. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. 1.3.6.2. Phó hiệu trưởng Là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng. Mỗi trường có từ một đến hai phó hiệu trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với trường công lập; công nhận đối với trường dân lập, tư thục theo đề nghị của trưởng phòng GD&ĐT. Phó hiệu trưởng phải có trình độ được đào tạo từ cao đẳng sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục mầm non, có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có năng lực quản lý nhà trường. 1.3.6.3. Tổ chuyên môn Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó, cùng với các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác. 1.3.6.4. Giáo viên mầm non Bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục; tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đánh giá và quản lý trẻ em; chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của hiệu trưởng. 1.3.6.5. Trẻ mầm non Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi được nhận vào trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập và được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định và được lập kế hoạch giáo dục cá nhân. 1.3.6.6. Cơ sở vật chất và quan hệ xã hội * Cơ sở vật chất Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1 km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km. Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12mP2P cho một trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8mP2 Pcho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã. Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định. * Quan hệ xã hội Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập chủ động đề xuất biện pháp với cấp ủy và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các biện pháp giáo dục trẻ em và quan tâm giúp đỡ những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp với cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm: + Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. + Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 1.4. Một số vấn đề lý luận về công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì 1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở trẻ 1.4.1.1. Yếu tố kinh tế - xã hội Béo phì được biết đến như là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh không chỉ tồn tại ở những nước phát triển mà còn đang có xu hướng tăng nhanh ở những nước đang phát triển. Thừa cân, béo phì xuất hiện song hành với sự thay đổi về ăn uống và lối sống trong quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa diễn ra một cách chóng mặt. Mặt khác, do điều kiện sống, điều kiện lao động đã có nhiều thay đổi như phương tiện đi lại (trước đây chủ yếu là xe đạp, nay chủ yếu là xe máy, ô tô, phương tiện công cộng), điều kiện làm việc (tĩnh tại)… đã góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh béo phì. 1.4.1.2. Yếu tố gia đình Hầu như các bậc cha mẹ thấy con thiếu gì thì bổ sung đó hoặc chạy theo những lời quảng cáo mà quên những yếu tố tác động đến sự phát triển lâu dài. Cha mẹ thường mong con mình cao to và bụ bẫm nên thường có tâm lý muốn đạt điều này thật nhanh. Thực ra, cân nặng và chiều cao là những giá trị phát triển thể chất dễ quan sát nhất nhưng chưa đánh giá hết sự phát triển về trí tuệ, miễn dịch và những yếu tố khác trong sự phát triển toàn diện của trẻ. 1.4.1.3. Yếu tố trường Mầm non Sân chơi dành cho trẻ mầm non còn nhiều hạn chế. Nhiều trường mầm non tư thục, nhóm trẻ gia đình không hề có khu vực cho trẻ vui chơi, chạy nhảy. Ngoài ra, lực lượng giáo viên mầm non hiện nay đang thiếu, trong khi đó sĩ số trẻ trong lớp quá đông cũng làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Cường độ lao động trong một ngày của giáo viên mầm non từ 9 – 10 tiếng và liên tục trong 5 ngày/tuần, do đó, các cô ít có điều kiện tiếp xúc, trao đổi với phụ huynh trẻ để thực hiện tốt việc phối hợp với gia đình về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Đa số giáo viên mầm non nắm vững nội dung, phương pháp về chăm sóc giáo dục trẻ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số cô mới qua lớp đào tạo sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo do đó còn hạn chế về năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 1.4.1.4. Sự liên kết giữa gia đình và nhà trường Giữa gia đình và nhà trường chưa có sự phối hợp, liên kết thật chặt chẽ để tiến hành các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhiều trường mầm non chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc, nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ. 1.4.2. Nguyên nhân của bệnh béo phì Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa nǎng lượng do thức ǎn cung cấp và nǎng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tǎng lên có thể do chế độ ǎn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao nǎng lượng. Khi vào cơ thể, các chất 0TUproteinU0T, 0TUlipidU0T, 0TUgluxitU0T đều có thể chuyển thành 0TUchất béoU0T dự trữ. Vì vậy, không nên coi ǎn nhiều thịt, nhiều mỡ mới gây béo mà ǎn quá thừa chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Tóm lại có thể chia nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh của béo phì như sau:  Khẩu phần ǎn và thói quen ǎn uống Nǎng lượng (calorie) đưa vào cơ thể qua thức ǎn, thức uống được hấp thu và được oxy hóa để tạo thành nhiệt lượng. Nǎng lượng ǎn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. Chế độ ǎn giàu chất béo (lipid) có liên quan chặt chẽ với gia tǎng tỉ lệ béo phì. Các thức ǎn giàu chất béo thường ngon nên người ta ǎn quá thừa mà không biết. Vì vậy, khẩu phần nhiều mỡ, dù số lượng nhỏ cũng có thể gây thừa calorie và tǎng cân. Không chỉ ǎn nhiều mỡ, thịt mà ǎn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Việc thích ǎn nhiều đường, ǎn nhiều món xào, rán, những thức ǎn nhanh nấu sẵn và miễn cưỡng ǎn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì. Thói quen ǎn nhiều vào bữa tối cũng là một điểm khác nhau giữa người béo và không béo.  Hoạt động thể lực kém Cùng với yếu tố ǎn uống, sự gia tǎng tỉ lệ béo phì đi song song với sự giảm hoạt động thể lực trong một lối sống tĩnh tại hơn, thời gian dành cho xem tivi, đọc báo, làm việc bằng máy tính, nói chuyện qua điện thoại nhiều hơn. Kiểu sống tĩnh tại cũng giữ vai trò quan trọng trong béo phì. Những người hoạt động thể lực nhiều thường ǎn thức ǎn giàu nǎng lượng, khi họ thay đổi lối sống, ít hoạt động nhưng vẫn giữ thói quen ǎn nhiều cho nên bị béo. Điều này giải thích béo ở tuổi trung niên, hiện tượng béo phì ở các vận động viên sau khi giải nghệ và công nhân lao động chân tay có xu hướng béo phì khi về hưu.  Yếu tố di truyền Yếu tố di truyền có vai trò nhất định đối với bệnh béo phì. Theo nhà khoa học Gran và Clark (Mỹ), trẻ có cha mẹ béo phì thường cũng bị béo phì. Một nghiên cứu ở Thái Lan trên trẻ 6 – 13 tuổi (1996) cho thấy tỉ lệ con cái có cha mẹ béo phì bị béo phì nhiều gấp 3,1 lần so với những trẻ có cha mẹ không béo phì. Trong số trẻ béo phì, khoảng 80% có cha hoặc mẹ béo phì, 30% có cả cha và mẹ béo phì. Gia đình có nhiều cá nhân bị béo phì, nguy cơ béo phì cho những thành viên khác càng lớn. Tuy nhiên, trên cộng đồng, vai trò của yếu tố di truyền này không lớn. Ngoài ra, có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những trẻ em và thiếu niên không luyện tập khi còn nhỏ thì các em sẽ có chiều hướng tăng cân gấp đôi sau 30 năm. Khi những dịch bệnh xảy ra nhiều hơn, sức đề kháng của trẻ giảm và trẻ phải học hành nhiều hơn thì trẻ em có nguy cơ “ngồi yên” hầu hết thời gian các em có và ít có cơ hội sinh hoạt ngoài trời. Vì hệ thống giáo dục của chúng ta ngày nay vẫn xem môn TDTT là một môn phụ nên con em của chúng ta ít có các tiết học thể dục hiệu quả. Sau một ngày dài ngồi ở trường, trẻ trở về nhà lại tiếp tục giải trí bằng ti vi với nhiều các kênh truyền hình cáp, đĩa DVD và các trò chơi điện tử. Trẻ ăn uống vội vã rồi lại bắt đầu giải quyết bài tập cho ngày hôm sau. Tất cả những áp lực này cộng thêm việc trẻ không được vận động sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ ngày càng giảm sút. 1.4.3. Cách phát hiện trẻ bị bệnh béo phì Trẻ ở mỗi độ tuổi có một mức tăng cân phù hợp, trung bình là 800 – 1000g/tháng ở trẻ dưới 6 tháng, 400 – 600g/tháng ở trẻ 6 – 12 tháng, 300 - 500g/tháng ở trẻ 1 – 2 tuổi, và sau đó mỗi năm trung bình 2 kg. Tốt nhất là nên cân trẻ hàng tháng để cảnh giác ngay khi trẻ tăng cân nhanh trong 3 –5 tháng liên tục, đừng chờ đến khi trẻ đã béo phì thật sự và thói quen ăn uống đã định hình mới can thiệp. Hiện nay tiêu chuẩn để đánh giá béo phì ở trẻ em chủ yếu dựa vào chỉ số cân nặng so với chiều cao của tổ chức Y tế thế giới. Tiêu chuẩn này áp dụng cho trẻ trai có chiều cao không quá 145cm và trẻ gái có chiều cao không quá 137cm. Đối với những trẻ có chiều cao vượt quá giới hạn trên, hay trẻ ở tuổi dậy thì, thì áp dụng chỉ số BMI theo tuổi, dành cho người từ 9 đến 24 tuổi. Ngoài ra, đối với trẻ dưới 5 tuổi, sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi đường biểu diễn cân nặng hàng tháng của trẻ cũng có thể phát hiện béo phì sớm dù không chính xác bằng 2 phương pháp trên.  Dựa vào bảng chỉ tiêu cân nặng/chiều cao: Nếu cân nặng/chiều cao của trẻ nằm trong khoảng từ – 2SD đến + 2SD là trẻ bình thường. Nếu cân nặng/chiều cao của trẻ dưới – 2SD là trẻ suy dinh dưỡng. Nếu cân nặng/chiều cao của trẻ trên + 2SD đến dưới +3SD là trẻ bị thừa cân. Nếu cân nặng/chiều cao của trẻ từ +3SD trở lên là trẻ bị béo phì. Ví dụ: Bé trai, 4 tuổi, nặng 21kg, cao 100cm Với chiều cao 100cm, cân nặng tương ứng với chiều cao này lý tưởng nhất là 15,7kg nhưng cân nặng của trẻ là 21kg, lớn hơn mức cân ở + 3SD là 20,3kg. Vậy trẻ đã bị béo phì.  Dựa vào bảng BMI theo tuổi: BMI là chữ viết tắt của Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể). Chỉ số này thường được sử dụng ở người lớn, ở trẻ nhỏ ít dùng chỉ số này do cấu trúc cơ thể trẻ chưa ổn định mà thay đổi liên tục.  Dựa vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ dưới 5 tuổi: Trên biểu đồ có 4 đường cong, chia thành các kênh như sau: Kênh A: giữa đường cong thứ nhất và thứ 2, tính từ trên xuống. Cân nặng của trẻ nằm trong kênh này là bình thường. Kênh B: ngay dưới kênh A. Kênh C: ngay dưới kênh B. Kênh D: ngay dưới kênh C. Nếu đường biểu diễn cân nặng của trẻ nằm trong kênh A, đi lên song song với đường cong tăng trưởng chuẩn: trẻ phát triển tốt. Nếu đường cân nặng của trẻ vẫn trong kênh A, hay nằm ngay ở phía trên kênh A nhưng đi dốc lên trên so với đường cong chuẩn: trẻ đã tăng cân quá nhiều so với chuẩn. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong 2 – 3 tháng, mà không phải do trẻ tăng cân bù sau một đợt bệnh, thì đây chính là dấu hiệu cho biết trẻ có khả năng bị béo phì nếu không kịp thời ngăn chặn. 1.4.4. Những tác hại của bệnh béo phì đối với trẻ mầm non Béo phì có các tác hại và nguy cơ cụ thể là:  Mất thoải mái trong cuộc sống Người béo phì thường có cảm giác khó chịu về mùa hè do lớp mỡ dày như một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi chung toàn thân, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.  Giảm hiệu suất lao động Người béo phì làm việc chóng mệt nhất là ở môi trường nóng. Mặt khác, do khối lượng cơ thể quá nặng nề nên để hoàn thành một động tác, một công việc trong lao động, người béo phì mất nhiều thì giờ hơn và mất nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt hơn so với người thường.  Kém lanh lợi Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn người bình thường trong sinh hoạt cũng như trong lao động. Hậu quả là rất dễ bị tai nạn xe cộ cũng như tai nạn lao động. Hai nguy cơ rõ rệt ở người béo phì • Tỷ lệ bệnh tật cao: Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mãn tính không lây như bệnh mạch vành, đái tháo đường không phụ thuộc insulin, sỏi mật. Ở phụ nữ mãn kinh, các nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú và tử cung tǎng lên ở những người béo phì, còn ở nam giới béo phì, bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt hay gặp hơn. • Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn, nhất là trong các bệnh kể trên.  Thừa cân và béo phì còn làm giảm vẻ đẹp của mọi người. 2TĐối với trẻ mầm non: o 2TVề thể chất:2T Trẻ bị tăng các nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, sỏi thận, sỏi mật, rối loạn chuyển hóa lipid, các bệnh lý về xương như viêm khớp, cột sống, các biến dạng ở chân… o 2TVề tâm lý:2T Trẻ bị bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, trở nên dễ tự ti, cô độc thậm chí có hiện tượng thoái lùi về tâm lý, coi thường bản thân mình, thường các tổn thương tâm lý này kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. o 2TVề xã hội:2T Trẻ béo phì thường thụ động, ít hoạt động, khó hòa nhập và ít thành đạt trong tương lai hơn cả về sự nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư. Để thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ, nhà quản lý cũng như phụ huynh cần phải: - Thực hiện chế độ nuôi con bằng sữa mẹ. - Thực hiện nhu cầu dinh dưỡng hợp lý: cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu sinh lý hoặc giảm chút ít, vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng (sữa, thịt, trứng, đậu), cho trẻ ăn các thức ăn ít dầu mỡ, đường. Không nên để trẻ đói mà nên cho trẻ ăn các thức ăn ít năng lượng, nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, tàu hủ, uống sữa đậu nành, sữa chua, sữa bột không béo. - Tăng cường thức ăn nhiều chất xơ như gạo lức, khoai, bắp, rau xanh, trái cây. - Giảm bớt các thức ăn giàu năng lượng, hạn chế uống các loại nước ngọt, các món chiên, quay, xào nhiều dầu mỡ. - Biết nhận thức đúng đắn về bệnh béo phì và tác hại của bệnh. - Tăng cường vận động thể lực cho trẻ, hạn chế các phương tiện kỹ thuật đối với trẻ nhỏ: xem ti vi, chơi điện tử… 1.4.5. Quản lý việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non 1.4.5.1. Khái niệm Quản lý việc phòng chống bệnh béo phì là quá trình thực hiện các chức năng quản lý như hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của bậc học mầm non trong giai đoạn hiện nay là đào tạo ra những con người khỏe mạnh, năng động, sáng tạo, phát triển toàn diện về các mặt: đức, trí, thể, mỹ thì một trong những nhiệm vụ quan trọng người quản lý cần quan tâm là công tác quản lý phòng, chống bệnh béo phì tại trường. Muốn như vậy điều cần thiết là phải thực hiện tốt các chức năng quản lý nêu trên. 1.4.5.2. Chủ thể và đối tượng quản lý * Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường mầm non Quận Bình Tân. * Đối tượng quản lý: Công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non. * Lực lượng tham gia: Hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn, hiệu phó bán trú, GVMN, cấp dưỡng, phụ huynh trẻ và trẻ mầm non. 1.4.5.3. Nội dung công tác phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non Để phòng bệnh béo phì cho trẻ mầm non, hiệu trưởng các trường cần thực hiện những nội dung sau: + Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ cấp dưỡng Hiệu trưởng nên thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên, đội ngũ cấp dưỡng về tầm quan trọng cũng như những biện pháp phòng bệnh béo phì cho trẻ mầm non. Đội ngũ cấp dưỡng cần có kiến thức về dinh dưỡng, chế biến các món ăn sao cho đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển toàn diện. + Xây dựng điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí Tận dụng tất cả CSVC sẵn có của trường, đồng thời biết khai thác tiềm năng CSVC của xã hội để tổ chức hoạt động cho học sinh. Có những trang thiết bị tối thiểu để thực hiện công tác phòng bệnh béo phì cho trẻ như: sân bãi, dụng cụ TDTT, nhạc cụ,… + Thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ Cải tiến nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp tâm lý, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của trẻ mầm non, đổi mới hình thức hoạt động để trẻ hứng thú, tự nguyện tham gia. Các hoạt động phải phù hợp, nhẹ nhàng, vui tươi, phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ, tránh sáo mòn đơn điệu. + Phối hợp với gia đình, các lực lượng ngoài nhà trường Hiệu trưởng cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình của trẻ nhằm thực hiện công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con khoa học đến tất cả phụ huynh trong toàn trường để công tác phòng bệnh béo phì cho trẻ mầm non đạt được hiệu quả tốt nhất. * Đối với trẻ đã bệnh béo phì, hiệu trưởng các trường mầm non cần phải: + Phân công và chỉ đạo GVMN tăng cường lịch vận động cho trẻ. + Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ bệnh béo phì theo nguyên tắc giảm lượng béo, đường, tăng lượng rau củ, trái cây, những thực phẩm giàu chất xơ, sử dụng các loại sữa không béo. + Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức đến các đối tượng có liên quan như: GVMN, phụ huynh và trẻ mầm non. 1.4.5.4. Các chức năng quản lý việc phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầ._.ỉ đạo cụ thể, rõ ràng: Khá - Hiệu trưởng chỉ đạo nhưng không giải thích: Trung bình - Hiệu trưởng chỉ đạo không phù hợp: Chưa đạt Thứ Tự Các biện pháp Kết quả thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 3.1 Hiệu trưởng chỉ đạo bằng lời hoặc bằng văn bản cho giáo viên thực hiện kế hoạch xác định số lượng trẻ béo phì ở mỗi lớp trong thời gian xác định và nộp báo cáo kết quả. 3.2 Hiệu trưởng chỉ đạo bằng lời hoặc bằng văn bản cho giáo viên thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non thông qua các tài liệu, tranh ảnh sưu tầm từ sách, báo... 3.3 Hiệu trưởng chỉ đạo bằng lời hoặc bằng văn bản cho hiệu phó bán trú theo dõi và giám sát giáo viên trong việc tuyên truyền đến phụ huynh kiến thức phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non tại trường qua các giờ đón và trả trẻ. 3.4 Hiệu trưởng chỉ đạo bằng lời hoặc bằng văn bản cho hiệu phó bán trú thường xuyên nắm vững tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các trò chơi vận động để bổ sung khi cần thiết. 3.5 Hiệu trưởng chỉ đạo hiệu phó bán trú xây dựng thực đơn hàng ngày phù hợp với trẻ béo phì nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. 3.6 Hiệu trưởng chỉ đạo bằng lời hoặc bằng văn bản cho hiệu phó phối hợp cùng y tế tại địa phương đến khám sức khỏe định kỳ cho trẻ béo phì hàng tháng hoặc hàng quý. 3.7 Hiệu trưởng chỉ đạo bằng lời hoặc bằng văn bản cho giáo viên xây dựng lịch tổ chức trò chơi vận động cho trẻ béo phì hàng ngày. Phần IV: CÔNG TÁC KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ Các mức: Tốt, Khá, Trung bình, Chưa đạt được hiểu như sau: - Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra, đánh giá rõ ràng, cụ thể và phổ biến cho toàn trường : Thực hiện tốt. - Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra, đánh giá rõ ràng, cụ thể và chỉ phổ biến cho giáo viên: Khá - Hiệu trưởng có kế hoạch kiểm tra, đánh giá rõ ràng, cụ thể nhưng không phổ biến: Trung bình. - Hiệu trưởng không có kế hoạch kiểm tra, đánh giá rõ ràng, cụ thể: Chưa đạt. Thứ Tự Các biện pháp Kết quả thực hiện Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 4.1 Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch xác định số lượng trẻ béo phì ở mỗi lớp sau thời gian qui định bằng cách đọc báo cáo của giáo viên và quan sát thực tế. 4.2 Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức phòng chống bệnh béo phì cho trẻ của giáo viên thông qua tổ chức các cuộc thi đố vui hoặc qua việc sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh qua đó đánh giá kết quả đạt được. 4.3 Hiệu trưởng kiểm tra và đánh giá công tác tuyên truyền của giáo viên với phụ huynh trong việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ thông qua các phiếu thăm dò hoặc các buổi tọa đàm, trò chuyện.... 4.4 Hiệu trưởng kiểm tra và đánh giá tình hình mua sắm trang thiết bị vào 1 thời điểm nhất định trong năm học, tiến hành kịp thời những yêu cầu bổ sung, sửa chữa hoặc thay thế những thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết. 4.5 Hiệu trưởng kiểm tra và đánh giá việc xây dựng thực đơn hàng ngày cho trẻ béo phì của hiệu phó bán trú thông qua việc quan sát trẻ ăn, trò chuyện cùng trẻ hoặc nếm thử thức ăn của trẻ. 4.6 Hiệu trưởng kiểm tra và đánh giá việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ thông qua báo cáo của giáo viên và quan sát thực tế tại mỗi lớp. 4.7 Hiệu trưởng kiểm tra và đánh giá việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ béo phì của giáo viên thông qua quan sát thực tế hoạt động vui chơi của trẻ hàng ngày và báo cáo của giáo viên. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý cô. Xin cô vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non: Thuận lợi ........................................................................................................ ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Khó khăn ........................................................................................................ ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Đề xuất một số ý kiến để công tác phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non đạt hiệu quả .................................................................................................................. ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý cô. 2TPHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Kính gửi quý cô, Nhằm thu thập thông tin để nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non tại quận Bình Tân TPHCM”, chúng tôi xin kính gửi đến quý cô phiếu trưng cầu ý kiến này và xin quý cô vui lòng 2Tcho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu chéo (X) vào ô mà mình chọn lựa. 2TXin chân thành cám ơn quý cô. 2TPHẦN 1: Thông tin cá nhân. - 2TChức vụ: Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng GVMN 2TPHẦN 2: Nội dung Thầy cô hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý việc phòng chống bệnh béo phì cho trẻ ở các trường mầm non của hiệu trưởng (bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng) TT Biện pháp đề xuất Ý kiến đánh giá (%) Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Sử dụng biểu đồ tăng trưởng trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ. 2 Khám sức khỏe, tẩy giun định kỳ cho trẻ. 3 Tăng cường tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ béo phì, trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho các trò chơi vận động. 4 Quản lý việc xây dựng khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ. 5 Tăng cường quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm. 6 Nâng cao trình độ nhận thức về dinh dưỡng đối với đội ngũ GVMN, đội ngũ cấp dưỡng, can thiệp dinh dưỡng vào các trường mầm non. 7 Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng và phòng, chống bệnh béo phì cho trẻ đến phụ huynh. 8 Đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Xin chân thành cám ơn quý cô. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON BẰNG CHỈ SỐ CÂN NẶNG THEO CHIỀU CAO (Theo quần thể tham khảo NCHS) HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BẢNG - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo giới tính (trai và gái) - Đối chiếu tương ứng theo hàng ngang của hai cột chiều cao (cm) và cân nặng (kg). SD là độ lệch chuẩn, độ lệch so với cột trung bình. + Chiều cao tương ứng với cân nặng trong giới hạn từ - 2SD đến +2SD là BÌNH THƯỜNG. + Chiều cao tương ứng với cân nặng dưới -2SD là SUY DINH DƯỠNG. + Chiều cao tương ứng với cân nặng trên +2SD đến +3SD là THỪA CÂN độ 1. + Chiều cao tương ứng với cân nặng +3SD trở lên là THỪA CÂN độ 2 = BÉO PHÌ. + Chiều cao tương ứng với cân nặng trong từ -1SD đến +1SD là TẦM VÓC CÂN ĐỐI. CÂN NẶNG THEO CHIỀU CAO: TRAI CHIỀU CAO (cm) CÂN NẶNG (Kg) Giới hạn TRUNG BÌNH BÉO PHÌ +3SD -2SD -1SD Trung bình +1SD +2SD 55.0 55.5 56.0 56.5 57.0 57.5 58.0 58.5 59.0 59.5 60.0 60.5 61.0 61.5 62.0 62.5 63.0 63.5 64.0 64.5 65.0 65.5 66.0 66.5 2.8 2.9 3.1 3.2 3.4 3.5 3.7 3.8 4.0 4.1 4.3 4.4 4.5 4.7 4.8 4.9 5.1 5.2 5.3 5.5 5.6 5.7 5.8 6.0 3.6 3.7 3.9 4.1 4.2 4.4 4.5 4.7 4.8 5.0 5.1 5.3 5.4 5.6 5.7 5.9 6.0 6.1 6.3 6.4 6.5 6.7 6.8 6.9 4.3 4.5 4.7 4.9 5.0 5.2 5.4 5.5 5.7 5.9 6.0 6.2 6.3 6.5 6.6 6.8 6.9 7.1 7.2 7.3 7.5 7.6 7.7 7.9 5.6 5.7 5.9 6.1 6.2 6.4 6.6 6.7 6.9 7.1 7.2 7.4 7.5 7.7 7.8 8.0 8.1 8.3 8.4 8.6 8.7 8.9 9.0 9.1 6.7 6.9 7.1 7.3 7.4 7.5 7.8 7.9 8.1 8.2 8.4 8.6 8.7 8.9 9.0 9.2 9.3 9.5 9.6 9.8 9.9 10.1 10.2 10.4 7.9 8.1 8.3 8.4 8.6 8.8 9.0 9.1 9.3 9.4 9.6 9.8 9.9 10.1 10.2 10.4 10.6 10.7 10.9 11.0 11.2 11.3 11.5 11.6 67.0 67.5 68.0 68.5 69.0 69.5 70.0 70.5 71.0 71.5 72.0 72.5 73.0 73.5 74.0 74.5 75.0 75.5 76.0 76.5 77.0 77.5 78.0 78.5 79.0 79.5 80.0 80.5 81.0 6.1 6.2 6.3 6.4 6.6 6.7 6.8 6.9 7.0 7.1 7.2 7.4 7.5 7.6 7.7 7.8 7.9 8.0 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 8.7 8.8 8.9 9.0 9.1 7.0 7.2 7.3 7.4 7.5 7.7 7.8 7.9 8.0 8.1 8.2 8.3 8.5 8.6 8.7 8.8 9.9 9.0 9.1 9.2 9.3 9.4 9.6 9.7 9.8 9.9 10.0 10.1 10.2 8.0 8.1 8.3 8.4 8.5 8.6 8.8 8.9 9.0 9.1 9.2 9.3 9.5 9.6 9.7 9.8 9.9 10.0 10.1 10.2 10.4 10.5 10.6 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 11.2 9.3 9.4 9.5 9.7 9.8 9.9 10.1 10.2 10.3 10.4 10.6 10.7 10.8 10.9 11.0 11.2 11.3 11.4 11.5 11.6 11.8 11.9 12.0 12.1 12.2 12.3 12.4 12.6 12.7 10.5 10.7 10.8 10.9 11.1 11.2 11.4 11.5 11.6 11.8 11.9 12.0 12.1 12.3 12.4 12.5 12.7 12.8 12.9 13.0 13.2 13.3 13.4 13.5 13.6 13.8 13.9 14.0 14.1 11.8 11.9 12.1 12.2 12.4 12.5 12.7 12.8 12.9 13.1 13.2 13.4 13.5 13.6 13.8 13.9 14.0 14.2 14.3 14.4 14.5 14.7 14.8 14.9 15.1 15.2 15.3 15.4 15.5 81.5 82.0 82.5 83.0 83.5 84.0 84.5 85.0 85.5 86.0 86.5 87.0 87.5 88.0 88.5 89.0 89.5 90.0 90.5 91.0 91.5 92.0 92.5 93.0 93.5 94.0 94.5 95.0 95.5 9.2 9.3 9.4 9.5 9.6 9.7 9.8 9.9 10.0 10.1 10.2 10.3 10.4 10.5 10.6 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 11.2 11.3 11.4 11.5 11.6 11.7 11.8 11.9 12.0 10.3 10.4 10.5 10.6 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 11.2 11.3 11.5 11.6 11.7 11.8 11.9 12.0 12.1 12.2 12.3 12.4 12.5 12.6 12.8 12.9 13.0 13.1 13.2 13.3 11.3 11.5 11.6 11.7 11.8 11.9 12.0 12.1 12.2 12.3 12.5 12.6 12.7 12.8 12.9 13.0 13.1 13.3 13.4 13.5 13.6 13.7 13.9 14.0 14.1 14.2 14.3 14.5 14.6 12.8 12.9 13.0 13.1 13.2 13.3 13.5 13.6 13.7 13.8 13.9 14.0 14.1 14.3 14.4 14.5 14.6 14.7 14.8 15.0 15.1 15.2 15.3 15.4 15.6 15.7 15.8 15.9 16.1 14.2 14.3 14.5 14.6 14.7 14.8 14.9 15.0 15.1 15.3 15.4 15.5 15.6 15.7 15.8 16.0 16.1 16.2 16.3 16.4 16.5 16.7 16.8 16.9 17.0 17.2 17.3 17.4 17.5 15.7 15.8 15.9 16.0 16.1 16.2 16.4 16.5 16.6 16.7 16.8 16.9 17.1 17.2 17.3 17.4 17.5 17.6 17.8 17.9 18.0 18.1 18.3 18.4 18.5 18.6 18.8 18.9 19.0 96.0 96.5 97.0 97.5 98.0 98.5 99.0 99.5 100.0 100.5 101.0 101.5 102.0 102.5 103.0 103.5 104.0 104.5 105.0 105.5 106.0 106.5 107.0 107.5 108.0 108.5 109.0 109.5 110.0 12.1 12.2 12.4 12.5 12.6 12.7 12.8 12.9 13.0 13.1 13.2 13.3 13.4 13.6 13.7 13.8 13.9 14.0 14.2 14.3 14.4 14.5 14.7 14.8 14.9 15.0 15.2 15.3 15.4 13.4 13.5 13.7 13.8 13.9 14.0 14.1 14.3 14.4 14.5 14.6 14.7 14.9 15.0 15.1 15.2 15.4 15.5 15.6 15.8 15.0 16.1 16.2 16.3 16.5 16.6 16.8 16.9 17.1 14.7 14.8 15.0 15.1 15.2 15.4 15.5 15.6 15.7 15.9 16.0 16.2 16.3 16.4 16.6 16.7 16.9 17.0 17.1 17.3 17.4 17.6 17.7 17.9 18.0 18.2 18.3 18.5 18.7 16.2 16.3 16.5 16.6 16.7 16.9 17.0 17.1 17.3 17.4 17.5 17.7 17.8 18.0 18.1 18.3 18.4 18.5 18.8 18.9 19.1 19.2 19.4 19.5 19.7 19.9 20.1 20.3 20.4 17.7 17.8 17.9 18.1 18.2 18.4 18.5 18.6 18.8 18.9 19.1 19.2 19.4 19.5 19.7 19.9 20.0 20.2 20.4 20.5 20.7 20.9 21.1 21.3 21.4 21.6 21.9 22.0 22.2 19.2 19.3 19.4 19.6 19.7 19.9 20.0 20.2 20.3 20.5 20.6 20.8 20.9 21.1 21.3 21.4 21.6 21.8 22.0 22.2 22.4 22.5 22.7 22.9 23.1 23.4 23.6 23.9 24.0 110.5 111.0 111.5 112.0 112.5 113.0 113.5 114.0 114.5 115.0 115.5 116.0 116.5 117.0 117.5 118.0 118.5 119.0 119.5 120.0 120.5 121.0 121.5 122.0 122.5 123.0 123.5 124.0 124.5 15.6 15.7 15.9 16.0 16.1 16.2 16.4 16.6 16.7 16.9 17.1 17.2 17.4 17.5 17.7 17.9 18.0 18.2 18.4 18.5 18.7 18.9 19.1 19.2 19.4 19.6 19.8 20.0 20.2 17.2 17.4 17.5 17.7 17.8 18.0 18.1 18.3 18.5 18.6 18.8 18.9 19.1 19.3 19.5 19.6 19.8 20.0 20.2 20.4 20.6 20.7 20.9 21.1 21.3 21.5 21.7 21.9 22.1 18.8 19.0 19.1 19.3 19.5 19.6 19.8 20.0 20.2 20.3 20.5 20.7 20.9 21.1 21.2 21.4 21.6 21.8 22.0 22.2 22.4 22.6 22.8 23.0 23.2 23.4 23.6 23.9 24.1 20.6 20.8 21.0 21.2 21.4 21.6 21.8 22.0 22.2 22.4 22.6 22.8 23.0 23.2 23.5 23.7 23.9 24.2 24.4 24.6 24.9 25.1 25.4 25.5 25.9 26.2 26.4 26.7 27.0 22.4 22.6 22.8 23.1 23.3 23.5 23.7 24.0 24.2 24.4 24.7 24.9 25.2 25.4 25.7 26.0 26.2 26.5 26.8 27.1 27.4 27.6 27.9 28.3 28.6 28.9 29.2 29.5 29.9 24.2 24.5 24.7 24.9 25.2 25.4 25.7 25.9 26.2 26.5 26.8 27.0 27.3 27.6 27.9 28.2 28.5 28.8 29.2 29.5 29.8 30.2 30.5 30.9 31.2 31.6 32.0 32.4 32.7 125.0 125.5 126.0 126.5 127.0 127.5 128.0 128.5 129.0 129.5 130.0 130.5 131.0 131.5 132.0 132.5 133.0 133.5 134.0 134.5 135.0 135.5 136.0 136.5 137.0 137.5 138.0 138.5 20.4 20.5 20.7 20.9 21.1 21.3 21.5 21.7 21.9 22.1 22.5 22.6 22.7 22.9 23.1 23.3 23.6 23.8 24.0 24.2 24.4 24.6 24.8 25.0 25.3 25.5 25.7 25.9 22.3 22.5 22.8 22.0 23.2 23.4 23.6 23.8 24.1 24.3 24.5 24.8 25.0 25.2 25.5 25.7 26.0 26.2 26.5 26.7 27.0 27.2 27.5 27.8 28.1 28.4 28.6 28.9 24.3 24.5 24.8 25.0 25.2 25.5 25.7 26.0 26.2 26.5 26.8 27.0 27.3 27.6 27.8 28.1 28.4 28.7 29.0 29.3 29.6 29.9 30.2 30.6 30.9 31.2 31.6 31.9 27.2 27.5 27.8 28.1 28.4 28.7 29.0 29.3 29.7 30.0 30.3 30.7 31.0 31.3 31.7 32.1 32.4 32.9 33.2 33.6 33.9 34.3 34.7 35.1 35.5 36.0 36.4 36.5 30.2 30.5 30.9 31.2 31.6 32.0 32.3 32.7 33.1 33.5 33.9 34.3 34.7 35.1 35.5 36.0 36.4 36.9 37.3 37.9 38.2 38.7 39.2 39.7 40.2 40.7 41.2 41.7 33.1 33.5 33.9 34.4 34.9 35.2 35.6 36.1 36.5 37.0 37.5 37.9 38.4 38.9 39.4 39.9 40.4 40.9 41.5 42.0 42.5 43.1 43.7 44.2 44.8 45.4 46.0 46.6 CÂN NẶNG THEO CHIỀU CAO: GÁI CHIỀU CAO (cm) CÂN NẶNG (Kg) Giới hạn TRUNG BÌNH BÉO PHÌ +3SD -2SD -1SD Trung bình +1SD +2SD 55.0 55.5 56.0 56.5 57.0 57.5 58.0 58.5 59.0 59.5 60.0 60.5 61.0 61.5 62.0 62.5 63.0 63.5 64.0 64.5 65.0 65.5 66.0 66.5 3.0 3.1 3.2 3.4 3.5 3.6 3.8 3.9 4.0 4.1 4.3 4.4 4.5 4.6 4.8 4.9 5.0 5.1 5.2 5.4 5.5 5.6 5.7 5.8 3.6 3.8 3.9 4.1 4.2 4.4 4.5 4.7 4.8 5.0 5.1 5.3 5.4 5.5 5.7 5.8 6.0 6.1 6.2 6.3 6.4 6.6 6.7 6.8 4.3 4.5 4.7 4.8 5.0 5.2 5.3 5.5 5.7 5.8 6.0 6.2 6.3 6.4 6.6 6.7 6.9 7.0 7.1 7.3 7.4 7.5 7.7 7.8 5.5 5.7 5.9 6.0 6.2 6.4 6.6 6.7 6.9 7.0 7.2 7.3 7.5 7.6 7.8 8.0 8.1 8.2 8.4 8.5 8.6 8.8 8.9 9.0 6.7 6.9 7.1 7.3 7.4 7.6 7.8 7.9 8.1 8.3 8.4 8.6 8.7 8.9 9.0 9.2 9.3 9.4 9.6 9.7 9.8 10.0 10.1 10.2 7.9 8.1 8.3 8.5 8.6 8.8 9.0 9.1 9.3 9.5 9.6 9.8 9.9 10.1 10.2 10.4 10.6 10.7 10.8 10.9 11.1 11.2 11.3 11.5 67.0 67.5 68.0 68.5 69.0 69.5 70.0 70.5 71.0 71.5 72.0 72.5 73.0 73.5 74.0 74.5 75.0 75.5 76.0 76.5 77.0 77.5 78.0 78.5 79.0 79.5 80.0 80.5 81.0 81.5 5.9 6.1 6.2 6.3 6.4 6.5 6.6 6.7 6.8 6.9 7.1 7.2 7.3 7.4 7.5 7.6 7.7 7.8 7.9 8.0 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 8.7 8.8 8.9 9.0 6.9 7.0 7.2 7.3 7.4 7.5 7.6 7.7 7.9 8.0 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 8.7 8.8 8.9 9.0 9.1 9.2 9.3 9.4 9.5 9.7 9.8 9.9 10.0 10.1 7.9 8.0 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 8.8 8.9 9.0 9.1 9.2 9.3 9.4 9.5 9.6 9.7 9.8 10.0 10.1 10.2 10.3 10.4 10.5 10.6 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 9.1 9.3 9.4 9.5 9.6 9.8 9.9 10.0 10.1 10.2 10.3 10.5 10.5 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 11.2 11.3 11.5 11.6 11.7 11.8 11.9 12.0 12.1 12.2 12.3 12.4 10.4 10.5 10.6 10.7 10.9 11.0 11.1 11.2 11.4 11.5 11.6 11.7 11.8 11.9 12.1 12.2 12.3 12.4 12.5 12.6 12.7 12.8 13.0 13.1 13.2 13.3 13.4 13.5 13.6 13.8 11.6 11.7 11.9 12.0 12.1 12.2 12.4 12.5 12.6 12.7 12.8 13.0 13.1 13.2 13.3 13.4 13.6 13.7 13.8 13.9 14.0 14.1 14.3 14.4 14.5 14.6 14.7 14.8 15.0 15.1 82.0 82.5 83.0 83.5 84.0 84.5 85.0 85.5 86.0 86.5 87.0 87.5 88.0 88.5 89.0 89.5 90.0 90.5 91.0 91.5 92.0 92.5 93.0 93.5 94.0 94.5 95.0 95.5 96.0 9.1 9.2 9.3 9.4 9.5 9.6 9.7 9.8 9.9 10.0 10.1 10.2 10.3 10.4 10.5 10.6 10.7 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 11.2 11.3 11.4 11.5 11.6 11.7 11.8 10.2 10.3 10.4 10.5 10.6 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 11.2 11.3 11.4 11.5 11.6 11.7 11.8 11.9 12.0 12.1 12.2 12.3 12.4 12.5 12.6 12.8 12.9 13.0 13.1 11.2 11.3 11.4 11.5 11.6 11.7 11.8 11.9 12.0 12.2 12.3 12.4 12.5 12.6 12.7 12.8 12.9 13.0 13.2 13.3 13.4 13.5 13.8 13.7 13.9 14.0 14.1 14.2 14.3 12.5 12.6 12.8 12.9 13.0 13.1 13.2 13.3 13.4 13.6 13.7 13.8 13.9 14.0 14.1 14.2 14.4 14.5 14.6 14.7 14.9 15.0 15.1 15.2 15.4 15.5 15.6 15.8 15.9 13.9 14.0 14.1 14.2 14.3 14.4 14.6 14.7 14.8 14.9 15.1 15.2 15.3 15.4 15.6 15.7 15.8 15.9 16.1 16.2 16.3 16.5 16.6 16.7 16.9 17.0 17.2 17.3 17.5 15.2 15.3 15.4 15.6 15.7 15.8 15.9 16.1 16.2 16.3 16.4 16.6 16.7 16.8 17.0 17.1 17.3 17.4 17.5 17.7 17.8 18.0 18.1 18.3 18.4 18.6 18.7 18.9 19.0 96.5 97.0 97.5 98.0 98.5 99.0 99.5 100.0 100.5 101.0 101.5 102.0 102.5 103.0 103.5 104.0 104.5 105.0 105.5 106.0 106.5 107.0 107.5 108.0 108.5 109.0 109.5 110.0 110.5 11.9 12.0 12.1 12.2 12.3 12.4 12.5 12.7 12.8 12.9 13.0 13.1 13.2 13.3 13.4 13.5 13.7 13.8 13.9 14.0 14.1 14.3 14.4 14.5 14.6 14.8 14.9 15.0 15.2 13.2 13.3 13.4 13.5 13.7 13.8 13.9 14.0 14.1 14.3 14.4 14.5 14.6 14.7 14.9 15.0 15.1 15.3 15.4 15.5 15.7 15.8 15.9 16.1 16.2 16.1 16.3 16.6 16.8 14.5 14.6 14.7 14.9 15.0 15.1 15.2 15.4 15.5 15.6 15.8 15.9 16.0 16.2 16.3 16.5 16.6 16.7 16.9 17.0 17.2 17.3 17.5 17.6 17.8 17.9 18.1 18.2 18.4 16.0 16.2 16.3 16.5 16.6 16.7 16.9 17.0 17.2 17.3 17.5 17.6 17.8 17.9 18.1 18.2 18.4 18.5 18.7 18.0 19.0 19.2 19.3 19.5 19.7 29.8 20.0 20.2 20.4 17.6 17.8 17.9 18.1 18.2 18.4 18.5 18.7 18.8 19.0 19.1 19.3 19.5 19.6 19.8 20.0 20.1 20.3 20.5 20.7 20.9 21.0 21.2 21.4 21.6 21.8 22.0 22.2 22.4 19.2 19.3 19.5 19.7 19.8 20.0 20.1 20.3 20.5 20.7 20.8 21.0 21.2 21.4 21.6 21.7 21.9 22.1 22.3 22.5 22.7 22.9 23.1 23.3 23.5 23.7 23.9 24.1 24.3 111.0 111.5 112.0 112.5 113.0 113.5 114.0 114.5 115.0 115.5 116.0 116.5 117.0 117.5 118.0 118.5 119.0 119.5 120.0 120.5 121.0 121.5 122.0 122.5 123.0 123.5 124.0 124.5 125.0 15.3 15.5 15.5 15.7 15.9 16.0 16.2 16.3 16.5 16.6 16.8 16.9 17.1 17.3 17.4 17.6 17.7 17.9 18.1 18.3 18.4 18.6 18.8 19.0 19.1 19.3 19.5 19.7 19.9 16.9 17.1 17.2 17.4 17.5 17.7 17.8 18.0 18.2 18.4 18.5 18.7 18.9 19.0 19.2 19.4 19.6 19.8 20.0 20.1 20.3 20.5 20.7 20.9 21.1 21.3 21.6 21.8 22.0 18.5 18.7 18.9 19.0 19.2 19.4 19.5 19.7 19.9 20.1 20.3 20.4 20.6 21.8 21.0 21.2 21.4 21.6 21.8 22.0 22.2 22.5 22.7 22.9 23.1 23.4 23.6 23.9 24.1 20.6 21.7 20.9 21.1 21.3 21.5 21.7 21.9 22.1 22.3 22.5 22.7 23.0 23.2 23.4 23.7 23.9 24.1 24.4 24.7 24.9 25.2 25.6 25.8 26.1 26.4 26.7 27.0 27.3 22.6 22.8 23.0 23.2 23.4 23.6 23.8 24.1 24.3 24.5 24.8 25.0 25.3 25.6 25.8 26.1 26.4 26.7 27.0 27.3 27.6 27.9 28.3 28.6 29.0 29.3 29.7 30.1 30.5 24.6 24.8 25.0 25.2 25.5 25.7 26.0 26.2 26.5 26.8 27.0 27.3 27.6 27.9 28.2 28.5 28.9 29.2 29.6 29.9 30.3 30.7 31.1 31.5 31.9 32.3 32.8 32.2 33.7 125.5 126.0 126.5 127.0 127.5 128.0 128.5 129.0 129.5 130.0 130.5 131.0 131.5 132.0 132.5 133.0 133.5 134.0 134.5 135.0 135.5 136.0 136.5 137.0 20.1 20.2 20.4 20.6 20.8 21.0 21.2 21.4 21.6 21.8 22.1 22.2 22.5 22.7 22.9 23.1 23.4 23.6 23.8 24.0 24.2 24.5 24.7 25.0 22.2 22.4 22.7 22.9 23.1 23.3 23.6 23.8 24.1 24.3 24.6 24.8 25.1 25.4 25.6 25.9 26.2 26.5 26.8 27.0 27.3 27.6 27.9 28.2 24.3 24.5 24.9 25.1 25.4 25.7 25.9 26.2 26.5 26.8 27.1 27.4 27.7 28.0 28.4 28.7 29.0 29.4 29.7 30.1 30.4 30.9 31.1 31.5 27.6 28.0 28.3 28.6 29.0 29.4 29.7 30.1 30.5 30.9 31.3 31.8 32.2 32.6 33.1 33.6 34.0 34.5 35.0 35.5 36.0 36.5 37.1 37.6 30.9 30.3 31.7 32.2 32.6 33.1 33.6 34.0 34.5 35.1 35.6 36.1 36.7 37.2 37.8 38.4 39.0 39.7 40.3 41.0 41.6 42.3 43.0 43.7 34.2 34.7 35.3 35.7 36.2 36.8 37.4 37.9 38.6 39.2 39.8 40.5 41.1 41.8 42.6 43.3 44.0 44.6 45.6 46.4 47.2 48.1 49.0 49.9 THỰC ĐƠN TUẦN TỪ NGÀY 06 - 10/12/2010 THỨ TÊN THỰC ĐƠN SÁNG TRƯA XẾ Hai 6 - Súp cua - Uống sữa Vinamilk UCanh:U Cải ngọt nấu tôm tươi, thịt heo UMặnU: Nấm rơm xào thịt, tôm tươi UTráng miệngU: Dưa hấu không hạt - Phở bò - Chè chuối chưng Ba 7 - Bún miến - Uống sữa Vinamilk UCanh:U Bầu cá lóc UMặnU: Tôm, mực xào chua ngọt UTráng miệngU: Chuối cau - Hủ tíu nam vang - Nước cam Tư 8 - Cháo thịt bò - Uống sữa Vinamilk UCanh:U Súp bông cải, cà rốt, su su thịt bò UMặnU: Thịt kho đậu hủ. UTráng miệngU: Đu đủ chín. - Mì trứng thịt bò - Nước mát Năm 9 - Nui sao tôm thịt, rau củ. - Uống sữa Vinamilk UCanhU: cải thảo tôm thịt UMặn:U Cá bông lau kho UTráng miệngU: Thanh long - Bánh canh tôm - Rau câu Sáu 10 - Cháo hải sản - Uống sữa Vinamilk UCanh:U Khoai mỡ tôm, thịt heo UMặnU: Bò xào hành tây UTráng miệngU:Quýt - Súp - Nước tắt TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG THỰC ĐƠN TUẦN TỪ NGÀY 13 - 17/12/2010 THỨ TÊN THỰC ĐƠN SÁNG TRƯA XẾ Hai 13 - Cháo cá lóc - Uống sữa Vinamilk UCanh:U Cải thìa nấu tôm tươi, thịt heo UMặnU: Nấm rơm xào thịt, tôm tươi UTráng miệngU: Dưa hấu không hạt - Súp cua - Chè chuối chưng Ba 14 - Bún miến - Uống sữa Vinamilk UCanh:U Bầu cá lóc UMặnU: Tôm, mực xào chua ngọt UTráng miệngU: Chuối - Hủ tíu thịt heo - Nước cam Tư 15 - Cháo thịt bò - Uống sữa Vinamilk UCanh:U Súp bông cải, cà rốt, su su thịt bò UMặnU: Thịt kho đậu hủ, su su, đậu que UTráng miệngU: Đu đủ chín. - Mì trứng thịt bò - Nước mát Năm 16 - Nui sao thịt heo, rau củ. - Uống sữa Vinamilk UCanhU:Tần ô, tôm thịt UMặn:U Cá bông lau kho UTráng miệngU: Thanh long - Bánh canh tôm - Rau câu Sáu 17 - Hủ tíu thịt heo - Uống sữa Vinamilk UCanh:U Khoai mỡ tôm, thịt heo UMặnU: Bò xào hành tây, càrốt, đậu que UTráng miệngU: Nho - Cháo tôm thịt - Nước tắt TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG THỰC ĐƠN TUẦN TỪ NGÀY 20 - 24/12/2010 THỨ TÊN THỰC ĐƠN SÁNG TRƯA XẾ Hai 20 Mì nấu tôm thịt. -Uống sữa Vinamilk UCanh:U Bầu, cá lóc. UMặnU:Tôm tươi xào củ sắn UTráng miệngU: Thanh long -Chè đậu xanh, bột bán, nước dừa. -Cháo tôm thịt, cải đỏ, susu. Ba 21 - Bún riêu. -Uống sữa Vinamilk UCanh:U Cải ngọt tôm tươi. UMặnU:Cá thu, cải đỏ, đậu trắng, đậu que. UTráng miệngU: Đu đủ chín. -Nước cam -Nui thịt heo, giá, cải đỏ. Tư 22 - Súp cua. -Uống sữa Vinamilk UCanh:U Khoai mỡ, cá lóc. UMặnU:Thịt kho đậu hủ. UTráng miệngU: Chuối cau -Nước mát. -Cháo đậu xanh. Năm 23 -Bánh canh. -Uống sữa Vinamilk UCanhU: Bí đỏ, tôm tươi. UMặn:U Gà nấu đậu. UTráng miệngU: Dưa -Nước tắc. -Hủ tiếu nam vang Sáu 24 -Cháo hải sản. -Uống sữa Vinamilk UCanh:U Cá ba sa nấu ngót UMặn:U Tôm xào hành tây. UTráng miệngU: Quýt - Chè chuối chưng, bột bán, nước dừa -Súp hải sản. TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG THỰC ĐƠN TUẦN TỪ NGÀY 29./11 - 03./12/2010 THỨ TÊN THỰC ĐƠN SÁNG TRƯA XẾ Hai 29 Súp hải sản. -Uống sữa Vinamilk UCanh:U Cải bó xôi, thịt bò. UMặnU:Thịt gà nấu đậu UTráng miệngU: Đu đủ chín -Chè đậu đen bột bán nước dừa. Cháo thịt heo Ba 30 - Hủ tiếu nam vang -Uống sữa Vinamilk UCanh:U Súp bông cải cà rốt tôm thịt UMặnU:Cá sốt cà. UTráng miệngU: Dưa hấu. -Rau câu dừa. -Nui rau củ tôm thịt Tư 1 - Cháo hải sản. -Uống sữa Vinamilk UCanh:U Khoai mỡ, cá lóc. UMặnU:Tôm tươi xào hành tây UTráng miệngU: Chuối hương. -Nước cam. -Súp cua Năm 2 -Phở bò -Uống sữa Vinamilk UCanhU: Cải ngọt UMặn:U Thịt heo xào củ sắn, cà rốt. UTráng miệngU: thanh long -Nước tắc. -Bún miến tôm thịt Sáu 3 -Cháo cá lóc. -Uống sữa Vinamilk UCanhU: Chua cá lóc UMặn:U Thịt heo xào củ sắn, cà rốt. UTráng miệngU: Chuối cau -Nước mát. -Bún Riêu TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG Một số hình ảnh về công tác phòng chống bệnh béo phì cho trẻ mầm non. Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cùng các bạn. Trẻ tham gia vận động theo nhạc. Trẻ tham gia trò chơi vận động cùng cô. Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời cùng cô và các bạn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5900.pdf
Tài liệu liên quan