LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của thuế trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt động giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mặt khác thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mà nguồn thu ngân sách hàng năm chiếm 18% đến 20% GD
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3277 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng (GTGT) của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P. Do vị trí quan trọng của thuế, đòi hỏi phải thu đúng,thu đủ, chống thất thu có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.
Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Cùng với sự ra đời của hệ thống thuế mới, luật thuế GTGT được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ II và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, thay thuế cho luật thuế doanh thu.
Từ khi áp dụng luật thuế GTGT đến nay, đã đem lại những thành công bước đầu là: số thu ngân sách tăng lên, sản xuất tăng, khắc phục được thu trùng lặp của thuế doanh thu, giảm được nhiều mức thuế suất xuống còn 3 mức thuế suất tạo thuận lợi cho công tác quản lý đồng thời hạn chế được một phần vấn đề về chốn lậu thuế…
Tuy có nhưng thành công bước đầu, nhưng do thuế GTGT là loại thuế mới, lần đầu được đưa vào áp dụng ở Việt Nam, trong đó có những nội dung quy định với luật thuế doanh thu trước kia và cũng không hoàn toàn giống nhu thuế GTGT với các nước khác. Chính vì vậy, vấn đề quản lý thuế GTGT cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt đối với các doanh nghiệp, đây là những thành phần kinh tế quan trọng của đất nước đồng thời đây cũng là nguồn thu quan trọng của NSNN. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực bị thất thu cao nhất. Do yêu cầu của thực tiễn, trong quá trình thực tập tại cục thuế tỉnh Bắc Giang cùng với những kiến thức đã được học tập tại trường và sự giúp đỡ của thầy giáo – Thạc sĩ Nguyễn Sỹ Văn, các cô chú cán bộ của cục thuế tỉnh Bắc Giang, em đã tìm hiểu nghiên cứu công tác quản lý thu thuế GTGT và chọn đề tài “Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
Mục đích của đề tài: Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ năm 2005đến 2007. Trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đua ra những giải pháp, kiến nghị để công tác quản lý thu thuế GTGT được hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ và kịp thời về cho NSNN. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương1 : Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng và sự cần thiết tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp
Chương2 : Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chương3 : Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trong giai doạn hiên nay
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo – Thạc sỹ Nguyễn Sỹ Văn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em rất trân trọng và biết ơn tập thể Ban lãnh đạo Cục thuế tỉnh Bắc Giang, cùng các cô chú và các anh chị tại các các phòng nghiệp vụ chức năng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được thực tập và tiếp cận với nghiệp vụ của ngành thuế Bắc Giang
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT.
Khái niệm và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
1.1.1.1.Khái niệm
Gía trị gia tăng là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng
Thuế GTGT còn được gọi là thuế VAT ( Value Added Tax) là một loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tổng số thuế thu được ở các khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cuối cùng cho người tiêu dùng.
1.1.1.2. Đặc điểm
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu ( không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh ) được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua mỗi khâu của quá trình sản xuất lưu thông.
Thuế GTGT do các cơ sở sản xuất- kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ nộp hộ người tiêu dùng, thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả cho người bán. Người tiêu dùng là người chịu thuế.
Về thực chất, thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào thu nhập của người tiêu dùng nhằm động viên một phần thu nhập thông qua đóng góp của người tiêu dùng
Đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế và đối tượng nộp thuế GTGT
1.1.2.1. Đối tượng chịu thuế GTGT
Là hàng hoá, dịch vụ ( kể cả dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài ) dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam ( trừ những hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT theo qui định của pháp luật ).
1.1.2.2. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có 28 đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT. Những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT có các đặc điểm:
Là sản phẩm của một số ngành sản xuất kinh doanh trong những điều kiện khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên, sản phẩm được sản xuất ra lại dùng cho chính người sản xuất và cho đời sống xã hội
Là sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu toàn xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất văn hoá không ngừng tăng lên của con người
Là sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận
Là sản phẩm, dịch vụ mà theo thông lệ quốc tế không thu thuế GTGT
Là các sản phẩm, dịch vụ được ưu đãi vì mang tính xã hội và tính nhân đạo cao
Các sản phẩm hàng hoá, các dich vụ do Nhà nước quy định không thu thuế GTGT
Cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp dưới mức lương tối thiểu quy định áp dụng cho công chức Nhà nước
1.1.2.3. Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt ngành, nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
Các tổ chức sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp nhà nước và luật hợp tác xã
Các tổ chức kinh hoá của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức đơn vị sự nghiệp khác
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Các cá nhân, hộ gia đình sản xuất – kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác
Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
Gía tính thuế
Giá tính thuế là giá chưa có thuế GTGT. Gía tính thuế là căn cứ quan trọng để xác định số thuế phải nộp
- Đối với hàng hoá, dich vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT
- Đối với hàng hoá nhập khẩu giá tính tính thuế là giá nhập tại của khẩu, với dịch vụ nhập khẩu thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng
Gía tính thuế = Gía nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB ( nếu có )
Đối với hoạt động cho thuê tài sản ( nhà xưởng, bến bãi …) thì giá tính thuế là giá cho thuê chưa có thuế. Nếu tiền thuê trả trước một lần cho nhiều kỳ thì giá tính thuế là số tiền thu được
Đối với hoạt động gia công hàng hoá, giá tính thuế là giá gia công chưa có thuế , bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công do bên nhận gia công phải chịu
Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để biếu tặng, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh hoạt động này
Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán trả 1 lần chưa có thuế GTGT, không bao gồm lãi trả góp, không bao gồm tính theo số tiền trả định kỳ
Đối với hàng hoá có tính đặc thù được dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số… thì giá ghi trên các chứng từ đó là giá đã có thuế GTG và giá chưa có thuế GTGT được xác định như său:
Gía chưa có thuế GTGT = Gía thanh toán ( ghi trên chứng từ )/ 1+ thuế suất thuế GTGT
Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá vận tải chưa có thuế ( Dịch vụ vận tải quốc tế không chịu thuế GTGT )
Đối với dịch vụ cầm đồ giá tính thuế là tiền phải thu từ hoạt động này
Đối với sách tạp chí ( Thuộc diện chịu thuế GTGT ) bán đúng giá phát hành thì giá đó được xác định là đã có thuế GTGT. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì gia tính thuế GTGT là giá bán ra
Đối với hoạt động kinh doanh bất đọnh sản gắn với đất, gia tính thuế GTGT được trừ giá đất theo quy định tại thời điểm bán bất độnh sản
Đối với dich vụ in, giá tính thuế không bao gồm tiền giấy in
Thuế suất thuế GTGT
Có 3 mức thuế suất khác nhău: 0%, 5%, 10% được áp dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ – sản xuất kinh doanh trong nước hoặc nhập khẩu. Việc quy định các mức thuế suất khác nhău nhằm thể hiện chính sách điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng đối với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhău
Thuế suất 0% : Được áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng hoá gia công xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu. Khi áp dụng mức thuế suất 0% tức là nhà nước đã tài trợ cho các doanh nghiệp
Thuế suất 5% : Mức thuế suất này được áp dụng đối với các hàng hoá, dich vụ thiết yếu cần khuyến khích, hoặc sản xuất kinh doanh còn đang gặp nhiều khó khăn
Thuế suất 10%: Là mức thuế suất phổ biến , áp dụng cho các loại hàng hoá dịch vụ thông thường còn lại, không quy định trong các mức thuế suất 0%, 5%. Đây là mức thuế suất tạo ra nguồn thu lớn cho Nhà nước.
Các phương pháp tính thuế GTGT
Các cơ sở nộp thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Đối tượng áp dụng và thuế phải nộp được xác định theo từng phương pháp sau
Phương pháp khấu trừ ( phương pháp gián tiếp )
Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng cho các đơn vị, hoạt động tổ chức kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị tổ chức cá nhân khác có đủ điều kiện mua bán có hoá đơn chứng từ, sổ sách theo dõi, hoạch toán đầy đủ thuế đầu ra, đầu vào
Khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, các đơn vị khi bán hàng thì phải tính và thu thuế GTGT của dịch vụ đó. Cơ sở để lập hoá đơn ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế và số tiền người mua phải thanh toán. Nếu không ghi rõ giá chưa có thuế và thuế GTGT thì giá của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn đó.
Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT phải nộp như său:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra = Gía tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra X Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng dùng để sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế hoặc số thuế GTGT ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu
Căn cứ để xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ ( bao gồm cả TSCĐ ) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT
Số thuế GTGT ghi trên cứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu
Số thuế GTGT nộp thay cho phía nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT ( phương pháp trực tiếp )
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT được áp dụng cho các cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức cá nhân người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá dơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ và các cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quí, ngoại tệ
Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT như său:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT x Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ tương ứng
Trong đó :
GTGT của hàng hoá, dich vụ chịu thuế GTGT = Gía thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra – giá vốn của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng
+ Gía thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế, bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phụ phí, thu thêm mà bên mua phải trả
+ Gía vốn của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng ( với hàng hoá, dịch vụ bán ra ) được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào bao gồm cả thuế GTGT mà cơ sở đã dùng để sản xuất hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra
1.2. KHÁI QUÁT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
1.2.1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang từ năm 2005-2007.
Trong những năm qua , chủ yếu từ năm 2005 trở lại đây. Do thực hiện luật doanh nghiệp, việc mở rộng và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi khuyến khích thu hút vốn đầu tư được cải thiện nên đã có nhiều doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập và đi vào hoạt động, khu vực doanh nghiệp nhà nước do trung ương, địa phương quản lý cơ bản thực hiện xong cổ phần hoá và chuyển đổi hình thức sở hữu. Tính hết ngày 31/12/2007 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có 1.184 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã được cấp mã số thuế đang hoạt động, trong đó: Doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi của cả Trung ương và địa phương là106 doanh nghiệp. Công ty TNHH và Công ty cổ phần là892 doanh nghiệp; Doanh nghiệp tư nhân là 142 doanh nghiệp; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 44 doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển là động lực khơi dậy mọi tiềm năng về vốn, tri thức, lao động, đất đai… trong nhân dân nhằm sử dụng các tiềm năng này vào mục đích phát triển kinh tế, điều này có ý nghĩa to lớn trong điều kiện hiện nay
Các loại hình doanh nghiệp phát triển đã và đang góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là tầng lớp người lao động giản đơn có trình độ học vấn thấp
1.2.2. Những đặc điểm của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác quản lý thu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều có quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu có quy mô nhỏ công nghệ lac hậu, vốn ít, năng lực quản lý trình độ tay nghề công nhân còn thấp, khả năng xúc tiến thương mại và thị trường tiêu thụ còn hạn chế. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, thời gian đầu tư kéo dài, phát huy đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế.
Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật về thuế, tự giác kê khai và thực hiện đầy đủ các khoản thuế phải đóng góp với nhà nước, song vẫn còn một số doanh nghiệp chấp hành không đầy đủ chính sách pháp luật về thuế, không tự giác kê khai thuế theo quy định, thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơn chốn thuế, một số doanh nghiệp dây dưa, trây ỳ trong việc nộp thuế, để nợ đọnh thuế kéo dài, thậm trí tìm mọi cách để chốn thuế, gian lận thuế
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG.
2.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA BẮC GIANG TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC THU THUẾ VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ .
Một nét về địa lý dân số.
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi nằm ở phía đông bắc của tổ quốc, phía bắc giáp với 2 tỉnh là Thái Nguyên và Lạng Sơn, phía đông giáp với tỉnh Quảng Ninh,. Nơi đây cộng đồng gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, với truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ quê hương trong xuốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam.
- Tổng diện tích đất tự nhiên : 382.331,34 ha
Trong đó: + Đất nông nghiệp : 260.906,57 ha
+ Đất phi nông nghiệp : 90.709,88 ha
+ Đất chưa sử dụng : 30.714,89 ha
Dân số : 1.596.696 người
Trong đó : + Dân tộc kinh chiếm : 75,59%
+ Một số dân tộc anh, em khác chiếm : 24,41%
Đơn vị hàng chính : 10 Huyện, thành phố gồm:
+ TP Bắc Giang
+ Huyện Lục Ngạn
+ Huyện Lục Nam
+ Huyện Sơn Động
+ Huyện Yên Thế
+ Huyện Hiệp Hoà
+ Huyện Lạng Giang
+ Huyện Tân Yên
+ Huyện Việt Yên
+ Huyện Yên Dũng
Tình hình kinh tế
Trước đây kinh tế Bắc Giang chủ yếu là Nông – Lâm nghiệp thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp thương nghiệp chủ yếu là bán lẻ, sản xuất hàng hoá chưa phát triển.
Nhưng từ năm 2000 cho tới nay cùng với sự phát triển của cả nước thì nền kinh tế của tỉnh Bắc Giang liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân hàng năm 8,4%; GDP bình quân đầu người đạt 305 USD/ người ( năm 2005 ) . Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hết năm 2008 dự kiến tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản còn 43,5% ( giảm 6,3% so với năm 2000 ); công nghiệp xây dựng chiếm 22,0%; dịch vụ chiếm 34,5%. Có được sự phát triển trên là do những năm qua đã có nhiếu cơ chế chính sách liên quan được xây dựng bổ xung theo hướng thông thoáng, hấp dẫn hơn, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư tăng nhanh: Các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch xây dựng, các ngành nghề nông thôn được quan tâm đầu tư phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật,kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được cải thiệt; quốc phòng an ninh được tăng cường, trật tự xã hội ổn định.v.v.
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG.
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Từ 1990, với nỗ lực cải cách thuế trong đó có cải cách bộ máy quản lý thuế, Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) đã quy định việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Theo nghị định 281/HĐB (nay là chính phủ) và thông tư hướng dẫn thi hành nghị định 281/HĐBT , Cục thuế Hà Bắc là một bộ phận trong hệ thống thuế của nhà nước. Cục thuế Hà Bắc ra đời và chịu sự quản lý theo nguyên tắc song trùng trực thuộc đó là chịu sự quản lý của Tổng cục thuế và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Bắc.
Từ ngày 1/1/1997, thực hiện nghị quyết của Quốc Hội về việc chia tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Cũng từ đây Cục thuế tỉnh Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 1132/TC/QĐ/TCCB ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và có trụ sở tại, đường Xương Giang, phường Trần Phú, TP Bắc Giang. Hiện nay theo luật quản lý thuế mới được ban hành ngay 1/1/2007 thì cục thuế Bắc Giang chịu sự quản lý của Tổng cục thuế, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ phối hợp với Tổng cục thuế trong công tác thu.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuế Tỉnh Bắc Giang.
Là một đơn vị hành chính trực thuộc Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế nên Cục thuế Bắc Giang cũng có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được qui định đối với các cục Thuế theo luật quản lý thuế mới được ban hành ngày 01/01/2007.
* Chức năng.
Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước ( gọi chung là thuế ) trên địa bàn tỉnh thành phố theo qui định của pháp luật.
* Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế
- Quản lý thông tin về người nộp thuế
- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến qui trình nghiệp vụ quản lý thuế
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước trên địa bàn
- Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng qui định của pháp luật
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế
- Trực tiếp thanh tra thuế, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu lại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế
- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật
- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, cơ quan Nhà nước, các tổ, chức cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế
- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, giữ bí mật thông tin của người nộp thuế…
- Giám địn để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động của cục thuế
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao thuế quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý thu của cục thuế Bắc Giang
Cán bộ công chức ngành thuế Bắc Giang tính đến ngày 31/12/2007 là 546 người được bố trí như său:
- Văn phòng cục: 102 người
- 10 Chi cục: 444 người
* Văn phòng cục gồm có:1 cục trưởng và 2 phó cục trưởng 11 Phòng nghiệp vụ, chức năng
Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán
Phòng Kê khai và kế toán thuế
Phòng Kiểm tra nội bộ
Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Phòng Tổ chức cán bộ
Phòng Kiểm tra thuế
Phòng Hành chính -Tài vụ- Ân chỉ
Phòng Thanh tra thuế
Phòng Tin học
Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân
- 10 Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế Bắc Giang:
Chi cục thuế TP Bắc Giang
Chi cục thuế Tân Yên
Chi cục thuế Việt Yên
Chi cục thuế Yên Thế
Chi cục thuế Hiệp Hoà
Chi cục thuế Lục Nam
Chi cục thuế Yên Dũng
Chi cục thuế Lục Ngạn
Chi cục thuế Lạng Giang
Chi cục thuế Sơn Động
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Theo quyết định số 728/ QĐ-TCT ngày 18/6/2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục thuế, cụ thể là:
1. Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý.
2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
4. Phòng kiểm tra thuế: Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.
5. Phòng Thanh tra thuế: Triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế ; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế; gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý
6. Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật
7. Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán: Giúp Cục trưởng cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước
8. Phòng Kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế ; giải quyết khiếu lại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng cục thuế.
9. Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp cục trưởng tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ thuế
10. Phòng Hành chính – Quản trị – Tài vụ – ấn chỉ: Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị quản lý ấn chỉ thuế trong toàn cục thuế
11. Phòng Tin học: Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế va hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng tin học trong công tác quản lý.
2.2.4. Quản lý đối tượng nộp thuế tại cục thuế Bắc Giang.
Hàng năm, trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đối tượng sản xuất kinh doanh, cơ quan thuế tiến hành đang ký đối tượng nộp thuế và trên cơ sở đó tiến hành quản lý và thu thuế đối với đối tượng này. Có 2 phương thức đăng ký đói tượng nộp thuế thường được áp dụng tại cục thuế Bắc Giang là:
Một là: Đăng ký đối tượng nộp thuế theo phương thức thủ công. Theo phương pháp này mỗi đối tượng nộp thuế được cấp một sổ đăng ký thuế riêng, các thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế được phản ánh và lưu trữ trong sổ này. Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp số lượng đối tượng nộp thuế ít và khá tập trung, điều kiện cho việc cơ giới hoá công tác quản lý thuế chưa được thực hiện.
Hai là: phương thức quản lý bằng mạng vi tính. Theo phương pháp này, trong phạm vi cả nước, mỗi đối tượng nộp thuế được gắn một mã số duy nhất, mọi thông tin về đối tượng nộp thuế được nạp vào máy với một file riêng với tên file là mã số của đối tượng nộp thuế. Đây là phương thức quản lý hiện đại hiện đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
2.3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THU NGÂN SÁCH CỦA CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM 2005-2007.
Bảng 1.1. Số thu nộp ngân sách nhà nước từ năm 2005-2007 của cục thuế tỉnh Bắc Giang.
Đơn vị tính:tỷ đồng
STT
Năm
Dự toán
Thực hiện
% so với dự toán
% so với cùng kỳ
1
2005
295,000
475,240
161,1%
113,5%
2
2006
500,000
708,355
141,7%
142,4%
3
2007
607,000
757,580
124,8%
106,9%
Qua bảng 1.1 ta có thể thấy rằng: Dự toán thu Trung ương giao cho tỉnh Bắc Giang tăng dần theo thời gian. Dự toán giao thu năm 2007 là 607 tỷ, cao hơn năm 2006 là 107 tỷ và cao hơn năm 2005 là 312 tỷ.
Điều đó đã cho thấy nền kinh tế của Bắc Giang đã, đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phat triển
Cũng theo bảng trên ta có thể thấy trong 3 năm số thu nộp ngân sách hàng năm của Cục thuế tỉnh Bắc Giang luôn đạt và vượt kế hoạch được giao, số thu năm sau đều cao hơn năm trước: Kết quả thu năm 2005 là 475,240 tỷ đã vượt 61,1% so với dự toán; năm 2006 có kết quả thu tăng mạnh và đạt được 708.355 tỷ tăng so với dụ toán là 41,7% và với cùng kỳ đã tăng 42,4 %; năm 2007 tuy số thu nộp ngân sách của Cục thuế Bắc Giang không tăng mạnh như năm 2006 nhưng vẫn tăng 24,8% so với dự toán và tăng 6,9% so với năm 2006.
Để có được kết quả trên bên cạnh xự chỉ đạo kịp thời của Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự chủ động phối hợp của các cơ sở ban ngành, đoàn thuể trong tỉnh và sự nỗ lực của bản thân mỗi cán bộ viên chức thuộc ngành thuế tỉnh Bắc Giang. Ngành thuế Bắc Giang đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cho ngân sách nhà nước
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách ngành thuế đã tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các luật thuế các chính sách thuế để các tổ chức cá nhân nộp thuế tự giác chấp hành và sử lý nghiêm các trương hợp cố tình chốn lậu thuế. Biểu dương kịp thời các Doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có số thuế nộp nhiều cho ngân sách Nhà nước. Việc triển khai nhiệm vụ thu ngân sách trong năm được Cục cụ thể hoá cho từng phòng từng Chi cục ngay từ cuối năm trước và thực tế phát sinh trong từng tháng từng quý, để đề ra các biện pháp cụ thể, thu đúng thu đủ thu kịp thời tiền thuế vào ngân sách Nhà nước, hạn chế nợ đọng phát sinh, chống thất thu ngân sách. Một phần khác là do đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của một số ngành nghề tương đối ổn định và phát triển, ý thức chấp hành chính sách thuế của người nộp thuế đã được nâng cao. Doanh nghiệp quan tâm chú trọng hơn trong công tác hoạch toán kế toán, kê khai hoá đơn chứng từ. Vì vậy số thu nộp cho ngân sách nhà nước hàng năm của Cục thuế tỉnh Bắc Giang luôn vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách được giao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
2.4.1. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế
Các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Bắc Giang quản lý được phân theo 4 khu vực chính là : Các Doanh nghiệp nhà nước trung ương, các Doanh nghiệp nhà nước địa phương, các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Bảng 2.2 : Số thu nộp thuế GTGT theo từng loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính : tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
So sánh
2006/2005
2007/2006
Gía trị
Tỷ lệ
Gía trị
Tỷ lệ
Các DNNN- TW
49,458
47,331
45,680
-2,127
-4,3%
-1,651
- 3,5%
Các DNNN- ĐP
16,486
20,192
22,667
3,706
20%
2,479
12%.
Các DN có vốn ĐTNN
2,535
2,793
5,580
0,258
10%
2,780
99,8%
Các DN NQD
16,830
25,892
42,013
9,062
54%
16,121
62%
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7861.doc