Thực trạng công tác Quản lý tài chính ngân sách xã và Hoàn thiện công tác Quản lý tài chính ngân sách xã và phát triển nguồn thu tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình

LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc đổi mới theo nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là kể từ khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ ngày càng ổn định, các thành tựu đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, đó là sự cố gắng của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, của toàn thể nhân dân lao động trong việc thực hiện mục tiêu : “ Dân giàu nước mạnh, xã h

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 9315 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác Quản lý tài chính ngân sách xã và Hoàn thiện công tác Quản lý tài chính ngân sách xã và phát triển nguồn thu tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng đã đề ra trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước là khâu chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời ngân sách Nhà nước là công cụ quan trọng để Nhà nước điều khiển vĩ mô nền kinh tế, giữ gìn an ninh quốc phong, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam. Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách Nhà nước, tương đương với ngân sách xã là ngân sách phường, thị trấn. Trong đó, xã là một cấp chính quyền cơ sở trong các cấp chính quyền nhiệm vụ của chính quyền xã là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế xã hội , an ninh quốc phòng phát triển kinh tế thực hiện nhiệm vụ chính trị , văn hoá, giáo dục và các chức năng khác mà chính quyền xã phải thực hiện trên địa bàn xã. Khi thực hiện các nhiệm vụ đó xã là nơi trực tiếp sử dụng kinh phí và thực hiện các nhiệm vụ của một đơn vị dự toán nhằm duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền xã, các hoạt động đoàn thể, các sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn xã nhằm bảo đảm cho chính quyền xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải có nguồn lực tài chính nhất định hình thành các quỹ tiền tệ phục vụ cho việc duy trì hoạt động của chính quyền xã và thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền xã thông qua các hoạt động thu, chi tài chính Trong những năm qua xã Đông Lĩnh luôn là xã ổn định về chính trị an ninh xã hội được đảm bảo ,kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng khá Đảng Bộ và Chính quyền xã luôn luôn được công nhận là trong sạch vững mạnh , nhân dân trong xã luôn tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước chấp hành tốt quy định của địa phương nhất là công tác giao nộp sản phẩm cho nhà nước và tập thể . Hoạt động tài chính ngân sách xã ngày càng trở lên đa dạng và phong phú ,các khoản thu không chỉ phản ánh thu ngân sách Nhà nước mà nội dung các khoản chi cũng ngày một đa dạng và phức tạp. Vì vậy yêu cầu quản lý tài chính đòi hỏi phải cần có những thông tin kinh tế tài chính Mặc dù vậy trong quá trình thu, chi tài chính ngân sách UBND xã còn gặp nhiều khó khăn do nguồn thu hạn chế chưa biết khai thác hết và nuôi dưỡng nguồn thu, cán bộ tài chính năng lực còn hạn chế trong quá trình thực hiện và điều hành thu chi còn chưa linh hoạt do đó hiệu quả công việc thực hiện chưa cao Vì vậy để góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính ngân sách xã nhằm đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Từ những kiến thức đã được học tập tại trường gắn với thời gian tìm hiểu thực tế tại địa phương từ đó tìm ra những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm còn tồn tại cần khắc phục để tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương có những giải pháp tốt nhất trong quản lý thu, chi ngân sách xã . Bên cạnh đó có sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bộ môn khoa kinh tế , đặc biệt là cô Nguyễn Thị Kim Lý và Cô giáo Đào Thị Đàn vì vậy em đã chọn đề tài : “Thực trạng công tác quản lý tài chính ngân sách xã và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ngân sách xã và phát triển nguồn thu tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình”sau khi báo cáo tốt nghiệp được sự chỉ đạo của nhà trường cũng như nhu cầu cần thiết của đề tài bản thân em được phép nâng cấp đề tài báo cáo tốt nghiệp thành luận văn tốt nghiệp. Luận văn gồm ba phần: Phần một : Cơ sở lý luận chung về quản lý tài chính ngân sách xã Phần hai : Thực trạng về công tác quản lý nguồn thu ngân sách xã tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình giai đoạn 2005- 2007 Phần ba : Những giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện công tác quản lý tài chính ngân sách xã , phát triển nguồn thu tại xã Đông Lĩnh -Đông Hưng - Thái Bình giai đoạn 2007-2010 PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH XÃ KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH XÃ 1- Khái niệm : Theo luật ngân sách sửa đổi năm 2002 ở đâu có tổ chức HĐND và UBND thì ở đó có cấp ngân sách tương dương .Do đó hệ thống ngân sách Nhà nước ta gồm có Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương ( gọi là ngân sách địa phương ). Ngân sách xã phường thị trấn ( gọi chung là ngân sách xã ) : là cấp ngân sách cơ sở gắn liền với chính quyền Nhà nước cấp xã và nó bị chi phối rất lớn bởi vị trí, chức năng nhiệm vụ và bộ máy chính quyền Nhà nước cấp xã . Như vậy ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong qua trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm thực hiện cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước cấp xã trong phạm vi đã được phân cấp quản lý. 2- Vị trí, vai trò của tài chính ngân sách xã 2.1. Vị trí : Xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống Nhà nước ta, chính quyền xã không chỉ có nhiệm vụ quản lý phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế trên vùng lãnh thổ mà còn là nơi trực tiếp liên hệ với dân giải quyết công việc của dân , do dân, vì dân gắn bó đời sống với nhân dân. Giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với nhân dân bằng pháp luật do đó nhiệm vụ của chính quyền xã là rất rộng, để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình thì cần phải có nguồn lực tài chính nhất định để hình thành lên các quỹ tiền tệ phục vụ cho việc duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền xã phải đảm nhận thông qua tài chính xã. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Hệ thống ngân sách Nhà nước Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Ngân sách Tỉnh Ngân sách Huyện Ngân sách xã 2.2 Vai trò của tài chính ngân sách xã - Ngân sách xã được xác định là một cấp ngân sách quan trọng gắn với chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã và để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chín quyền xã. Do đó trước hết ngân sách xã là phương tiện đảm bảo các điều kiện vật chất cho chính quyền Nhà nước cấp xã hoạt động Xuất phát từ sự hình thành mối quan hệ giữa ngân sách xã với chính quyền xã, ngân sách xã là công cụ của Nhà nước cấp xã. Do vậy hoạt động của ngân sách cấp xã trước hết phải hướng vào việc đảm bảo : + Đảm bảo kinh phí cho hoạt động của bộ máy chính quyền xã + Chăm lo lợi ích công cộng mà thuộc xã quản lý như : Đê điều, thuỷ lợi nhỏ, giao thông nông thôn, văn hoá thể dục thể thao, y tế, giáo dục, chính sách xã hội do xã quản lý. + Phải đảm bảo chăm lo môi sinh, môi trường và an toàn xã hội. - Mặt khác ngân sách xã còn góp phần to lớn trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, hướng dẫn nó phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước - Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên thì chính quyền xã và ban tài chính xã phải thực hiện nghiêm túc luật ngân sách trên các mặt hoạt động, đồng thời thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trong mọi lĩnh vực. - Ngân sách xã không chỉ đơn thuần là một cấp ngân sách mà nó còn thể hiện là một đơn vị dự toán cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách, thực hiện các nhiệm vụ tài chính kế toán, quản lý tài sản, quản lý quỹ tiền mặt, quản lý các hoạt động kinh tế, dịch vụ mặt khác ngân sách xã không có đơn vị dự toán cấp dưới như các cấp ngân sách khác . Các trạm trại, ban ngành đều thuộc UBND xã do vậy mọi hoạt động thu chi tài chính ngân sách xã đều do chủ tịch UBND xã quyết định - Bằng các nhiệm vụ chi của mình ngân sách xã có tác động tích cực thúc đẩy mạnh mẽ mọi hoạt động trên mọi lĩnh vực, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các khoản đầu tư về cơ sở hạ tầng, giao thông thuỷ lợi góp phần tăng trưởng kinh tế và thiết lập cơ cấu kinh tế cân đối giữa các vùng trong xã. 3- Nội dung thu ngân sách xã theo quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của tỉnh Thái Bình cho ngân sách xã ( theo luật ngân sách Nhà nước ) Nội dung kinh tế các khoản thu ngân sách xã Các khoản phí và lệ phí Tiền sử dụng đất công ích và hoa lợi công sản Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự nghiệp thu Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân Thu kết dư ngân sách Lệ phí trước bạ nhà đất Thuế sử dụng đất nông nghiệp Tiền sử dụng đất Quỹ ngày công lao động công ích Các khoản thu khác Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100% Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % Thuế môn bài Thuế chuyển quyền sử dụng đất Các khoản thu khác theo quy định Lệ phí trước bạ Thuế giá trị gia tăng Thu bổ sung để cân đối ngân sách Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Thu bổ sung để thực hiện các chương trình mục tiêu 3.1 Nội dung các khoản thu ngân sách xã : 3.2 Nhiệm vụ chi của ngân sách xã : Nhiệm vụ chi ngân sách xã Các khoản chi thường xuyên Các khoản chi đầu tư phát triển Chi công tác XH, hoạt động văn hoá thông tin, TDTT Chi sự nghiệp y tế Chi sự nghiệp giáo dục Chi bảo dưỡng duy tu các công trình phúc lợi , đường giao thông , nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá thông, Chi hoạt động cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp xã Chi hoạt động công tác Đảng của tổ chức Đảng Chi sinh hoạt phí ,kinh phí hoạt động cho tổ chức chính trị Chi đóng BHXH , BHYT theo chế độ quy định cho cán bộ xã Chi công tác dân quân tự vệ Chi khuyến khích phát triển kinh tế như khuyến nông, lâm, ngư Chi nuôi dưỡng phát triển nguồn thu của xã Hỗ chợ sự nghiệp có thu của xã như chợ , đò, bến, bãi Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Chi đầu tư để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội theo sự phân cấp của Tỉnh Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển 4-. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND - UBND 4.1- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND xã trong việc quản lý tài chính ngân sách xã Khoản 2 điều 29 luật tổ chức HĐND - UBND ngày 26/11/2003 quy định HĐND xã có nhiệm vụ giám sát quá trình lập, chấp hành và thực hiện dự toán ngân sách HĐND xã quyết định dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn, dự toán thu, dự toán chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, các chủ trương biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương theo đúng quy định của pháp luật 4.2- Nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã - Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tái chính cấp trên trực tiếp quản lý - Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối kết hợp với cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã và báo cáo về ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật - Quản lý và sử dụng hợp lý có hiệu quả quỹ đất 5% công ích, xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện nước theo quy định của pháp luật - Huy động sự đóng góp của các tổ chức cá nhân để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã theo nguyên tắc dân chủ tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp phải công khai có kiểm tra , kiểm soát và đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật. 5. Yêu cầu quản lý thu, chi ngân sách xã Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương chính quyền nhà nước cấp xã còn phải được thực hiện các yêu cầu về quản lý thu- chi ngân sách xã như sau : - Nắm vững tuân thủ pháp luật đặc biệt là luật kinh tế tài chính - Biết dựa vào dân, vì dân trong việc động viên các nguồn thu và chi tiêu đúng chế độ, chính sách hợp lòng mong muốn của dân - Sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả nhất trên cơ sở nuôi dưỡng, khai thác tốt các nguồn thu tại xã, tiến tới cân đối thu chi - Chính quyền xã phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, trước cấp trên và nhân dân về quản lý thu- chi ngân sách và quản lý tài sản của Nhà nước - Đội ngũ cán bộ chuyên môn phải có trình độ và tổ chức bộ máy quản lý tài chính Ngân sách xã phải phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính Nhà nước trong cơ chế thị trường 6. Những quy định cụ thể : - Ngân sách xã là một bộ phận của ngân sách Nhà nước do UBND xã xây dựng quản lý và HĐND xã quyết định giám sát thực hiện - Ngân sách xã được xây dựng bằng các nguồn thu được phân cấp để thực hiện nhiệm vụ của chính quyền xã theo quy định của luật ngân sách . - Mọi khoản thu, chi ở xã phải được phản ánh vào ngân sách xã để HĐND thảo luận quyết định kiểm tra thực hiện - Ngân sách xã được ổn định tỷ lệ % phân chia các nguồn thu và bổ sung từ ngân sách cấp trên từ 3-5 năm, thời gian cụ thể của từng thời kỳ do thủ tướng chính phủ quy định khi giao dự toán ngân sách Nhà nước của năm đầu thời kỳ ổn định - Cân đối ngân sách xã phải đảm bảo nguyên tắc chi không vượt quá số thu quy định kể cả số thu từ ngân sách cấp trên + Chi thường xuyên được cân đối với các nguồn thu được phân cấp ( không kể các nguồn thu để chi cho một số mục tiêu cụ thể như : thu nhân dân đóng góp, ngày công lao động công ích, thu kết dư ) Nếu thiếu ngân sách cấp trên cấp bổ sung + Chi đầu tư phát triển : cân đối chủ yếu từ nguồn thu nhân dân đóng góp , thu lao động công ích, thu kết dư sau khi đã cân đối đủ chi thường xuyên - Quản lý ngân sách xã theo nguyên tắc dân chủ, công khai : + Dự toán quyết toán ngân sách xã hàng năm đã được cấp có thẩm quyền quyết định, các chương trình, dự án do Nhà nước tổ chức cá nhân đầu tư trực tiếp cho xã các khoản tiềm năng , uỷ quyền cho xã thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra phải thông báo cho dân biết + Dự án huy động sử dụng các khoản đóng góp của dân cho ngân sách xã để xây dựng CS HT trước khi trình HĐND xã và cơ quan có thẩm quyền quyết định, phải lấy ý kiến của dân , sau khi thực hiện phải thông báo kết quả cho dân biết. - Ban tài chính xã có nhiệm vụ giúp UBND xã xây dựng và thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và lập báo cáo ngân sách xã và quyết toán ngân sách xã , tổ chức quản lý tài sản, tài chính Nhà nước trên địa bàn xã 7- Cơ cấu ban tài chính xã bao gồm : + Kế toán tài chính xã + Thủ quỹ ( kiêm nhiệm ) - Ngoài ra xã còn có nhiệm vụ quản lý tài sản không chỉ của xã mà cả tài sản của Nhà nước, tài sản vắng chủ trên địa bàn xã PHẦN HAI THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH - ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 -2007 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ ĐÔNG LĨNH -ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH 1- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý Đông Lĩnh là một xã trong 46 xã , thị trấn của huyện Đông Hưng , cách trung tâm huyện 15 Km về phía đông -Phía Bắc giáp xã Đông Tân -Phía Đông Giáp xã Thái Giang -Phía Nam giáp xã Thái Hà - Phía Tây giáp xã Đông Phong -Đông Huy 1.2 Điều kiện tự nhiên Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 420,48 ha trong đó ; - Đất nông nghiệp : 322,5 ha - Đất hai lúa : 283,3 ha -Đất trồng cây lâu năm :12,1 ha - Đất nuôi trồng thuỷ sản : 26,24ha 2- Đặc điểm kinh tế - xã hội Tổng dân số trong xã là 4.201 nhân khẩu trong đó nam là :2.060 nữ là :2.141,tín đồ tôn giáo là :410. Tổng số người trong độ tuổi lao động là :1.729 Phát triển kinh tế : CƠ CẤU KINH TẾ CỦA XÃ TỪ NĂM 2005 – 2007 Biểu số 01 stt Chỉ tiêu Năm 2005 năm 2006 năm 2007 1 Nông nghiệp 50% 45% 40% 2 CN-TTCN 30% 33% 35% 3 TM dịch Vụ 20% 22% 25% Đảng và Chính quyền xã đã tập trung sự sự lãnh đạo chỉ đạo trong sản xuất nông nghiệp , tiểu thủ công nghiệp ,phát triển thương mại và dịch vụ Về nông nghiệp : Thực hiện NQ-01 của huyện uỷ Đông Hưng về cấy lúa ngắn ngày có chất lượng gạo cao nhằm nâng tổng giá trị sản xuất tuy bước đầu còn gặp khó khăn nhưng đã đạt được kết quả đáng kể năng suất bình quân cả năm 2006 đạt 128 tạ /ha =3626 tấn /năm Thực hiện NQ –02 của tỉnh uỷ về sản xuất cây màu cây vụ đông toàn xã đã gieo trồng được 44 ha trong đó đậu tương 8,9 ha ,ngô 3,2ha khoai tây 1,3 ha các loại rau màu khác 30,6 ha Về chăn nuôi : Tổng giá trị thu nhập năm 2006 là :5.784.100.000(đ) Đàn lợn thịt là 1.600 con , lợn nái 400 con đàn trâu bò 136 con tăng so với năm 2005là 13.2% đàn gia cầm là 25 .000 con chủ yếu là gà ,vịt đẻ ,ngan,bồ câu - Hoạt động dịch vụ - thương mại phát triển nhanh, đa dạng hoá các loại hình và hoạt động có hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống. Đó là dịch vụ phân bón ,vật liệu hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân .Tổng giá trị thu nhập của hoạt động dịch vụ năm 2006 đạt 6.443.113.000 đồng / năm chiếm tỷ trọng 22% trong tổng giá trị sản xuất - Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp : Đảng bộ lãnh đạo phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp , khuyến khích, động viên nhân dân duy trì ngành nghề hiện có. Tích cực tìm và du nhập nghề mới vào địa phương nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng đều, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập nâng cao đời sống nhân dân . Năm 2006 giá trị sản xuất nghề tiểu thủ công nghiệp bình quân đạt 9.664.670.000 đồng/ năm đạt tỷ trọng 33% bao gồm : cơ khí, may mặc, nghề mộc, nghề xây, hàn xì ,xã có 12 thuyền lấy cát trọng tải lớn có 300 lao động làm nghề mây tre đan móc hộp dệt chiếu có thu nhập bình quân trong lúc nông nhàn là 300.000(đ) –400.000(đ)/tháng có 400-500 lao động làm ăn xa ,72 lao động đi lao động ở nước ngoài có 02 làng nghề được tỉnh công nhận là Đông an và Xuân Phong Xây dựng kết cấu hạ tầng : Xã được ngân sách cấp trên đàu tư xây dựng vùng nuôi trồng thuỷ sản 40 ha tại nằm trên diện tích của 03 thôn Tân phương -Đông an –Xuân phong tổng mức vốn trên 03 tỷ đồng Năm 2005 xã tổ chức Phi chính phủ của Mỹ tài trợ xây dựng 01 nhà trẻ tổng giá trị 260.000.000(đ) Năm 2007 xã được tổ chứcAHF tài trợ xây dựng 01 trạm ytế 2 tầng tổng giá trị 650.000.000(đ) Hoạt động quản lý ngân sách : UBND xã xây dựng kế hoạch quản lý khai thác các nguồn thu cho ngân sách. Tăng cường quản lý thu- chi đảm bảo nguyên tắc chế độ quản lý tài chính và các quy định của Nhà nước, thực hiện nghiêm luật ngân sách . Nhìn vào chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp năm 2007 ta thấy : xã vẫn xác định sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì vậy phải tập trung khai thác moi tiềm năng thế mạnh , tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi , nhưng đặc biệt chú trọng phát triển chăn nuôi như tạo điều kiện cho một số hộ có khả năng chăn nuôi tốt vay vốn để lập gia trại nuôi gà, nuôi lợn, nuôi ngan . Vì vậy mà ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao hơn ngành trồng trọt * Nhận xét : Qua nghiên cứu tình hình đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương , xã Đông Lĩnh có một số thuận lợi như sau: - Diện tích đất nông nghiệp lớn, nhân dân có truyền thống thâm canh cho nên có thể đua các loại cây trồng có năng suất, chất lượng cao vào canh tác - Có vị trí địa lý thuận lợi để có thể tiếp cận được với thị trường rộng lớn đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên địa phương cũng đứng trước một số khó khăn không nhỏ như : nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế còn quá thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa đồng đều, tính kế hoạch chỉ đạo chưa rõ, mô hình đạt giá trị kinh tế cao còn ở quy mô nhỏ chưa bền vững, việc tiếp thu giống mới cây con có hiệu quả kinh tế cao và quy trình công nghệ tiên tiến còn chậm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp dịch vụ tuy đã phát triển nhưng quy mô còn nhỏ , việc khuyến khích mở rộng nghề, du nhập nghề mới vào địa phương đầu tư còn nhiều hạn chế chưa tạo được bước đột phá. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH XÃ TẠI XÃ ĐÔNG LĨNH - ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2005 – 2007 Cơ cấu tổ chức bộ máy , và điều hành của Ban tài chính xã. Ban tài chính xã có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND xã xây dựng và thực hiện dự toán thu - chi NSX, lập báo cáo NSX và quyết toán NSX, tổ chức quản lý tài sản và tài chính Nhà nước trên địa bàn xã. Cơ cấu ban tài chính xã gồm: - Kế toán NSX - Thủ quỹ (thường là kiêm nhiệm) 1.1. Chức năng nhiệm vụ của đồng chí kế toán NSX. - Tính toán ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác mọi khoản thu, chi ngân sách và các quỹ của xã, các loại thu của dân, các loại tài sản vật tư của xã. - Kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu - chi NSX, tình hình chấp hành các tiêu chuẩn định mức, tình hình quản lý sử dụng các loại vật tư tài sản tiền quỹ, tình hình sử dụng thực hiện kinh phí của các bộ phận trực thuộc. - Lập các báo cáo kế toán và quyết toán NSX để trình ra HĐND xã, phê duyệt phục vụ cho việc công khai tài chính trước dân và gửi phòng tài chính huyện để tổng hợp vào ngân sách Nhà nước. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của thủ quỹ. -Có chức năng quản lý thu và xuất nhập bằng tiền mặt khi có phiếu thu, chi đã được chủ tài khoản phê duyệt . - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt được phản ánh trên sổ quỹ tiền mặt theo quy định; đúng thứ tự thời gian. - Cuối tháng đối chiếu số liệu với sổ kế toán, khoá sổ quỹ hàng tháng. 1.3. Tổ chức điều hành công tác tài chính ngân sách xã của Ban tài chính xã. - Căn cứ vào tình hình đặc điểm của xã , của từng nguồn thu, nhiệm vụ chi cả năm đã được HĐND xã phê chuẩn . Ban tài chính đã lập dự toán thu , chi theo quý, tháng để điều hành ngân sách thực hiện nhiệm vụ chính trị KT-VHXH ở địa phương , đối với các khoản thu của nhân dân được chia thành 02 vụ : Vụ xuân và vụ mùa .Trước khi thu sản phẩm “công tác 03 thu” luôn là nhiệm vụ quan trọng đã được triển khai trên các hội nghị Cấp uỷ ,Ban ngành mở rộng .UBND xã ra quyết định thành lập đoàn thu xuống cơ sở 05 thôn ,thông qua công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh trước kỳ hạn thu từ 3 - 5 ngày, UBND xã thông báo từng khoản thu đến từng hộ gia đình bằng các tờ rơi . Ban tài chính nắm chắc từng nguồn thu, đối tượng nộp kết hợp với các Ban ngành đoàn thể, các đồng chí Trưởng ,phó thôn Trưởng khu dân cư vận động nhân dân giao nộp sản phẩm thu kịp thời.Nhìn chung trong những năm qua cán bộ nhân dân trong xã luôn chấp hành tốt việc giao nộp sản phẩm hoàn thành 95-98 % chỉ tiêu đóng góp cho nhà nước và tập thể . 1. Nguồn thu hiện taị của xã: Nguồn thu hiện tại của xã Các khoản thu xã hưởng 100% Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên Thuế môn bài Các khoản phí, lệ phí Quỹ đất công ích 5% và hoa lợi công sản Thu từ HĐSN Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân Thu kết dư ngân sách Thu khác Thuế nhà đất Thuế sử dụng đất nông nghiệp Lệ phí trước bạ nhà đất Thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp Tiền sử dụng đất Thu bổ sung để cân đối ngân sách Thu bổ sung theo mục tiêu Đóng góp của nhân dân theo quy định 2. Kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách xã Đông Lĩnh từ năm 2005 – 2007 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THU NGÂN SÁCH XÃ ĐÔNG LĨNH -ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 Biểu số 02 STT Nội dung thu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán Thực hiện So sánh % Dự toán ƯThực hiện So sánh % TỔNG THU NGÂN SÁCH XÃ 1.856.700 1.917.953 103.3 1.250.000 1.068.251 85.5 1.149.300 993.312 86.4 I Các khoản thu hưởng 100% 658.598 677.872 177.700 134.218 116.400 71.000 1 Thu phí, lệ phí 3.000 1.060 3.000 1.625 4.000 3.000 Thu từ quỹ đất công ích và đất công 54.000. 22.153 51.100 31.471 51.200 38.000 Thu quỹ đất 5% 46.400 10.155 48.100 13.384 42.200 15.000 Thu hoa lợi công sản , 7.600 11.998 3.000 18.086 9.000 24.000 Thu từ HĐ sự nghiệp 1.800 750 1.800 550 1.700 600 Thu đóng góp của nhân dân theo quy định 3.600 22.215 21.600 20.738 13.500 Thu đóng góp tự nguyện của các TC cá nhân 73.000 122.746 25.000 21.201 25.000 5.400 Thu kết dư ngân sách 508.198 508.198 54.200 54.232 19.000 Thu khác 15.000 750 21.000 4.400 21.000 4.000 II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 727.202 643.755 88.5 456.000 247.739 54.3 321.300 51.512 16.0 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 2.000 1.624 2.000 2.000 870 Thuế nhà đất 16.000 17.439 21.100 22.377 28.500 21.512 Thuế môn bài từ hộ cá nhân 1.400 1.700 1.400 1.900 1.400 1.850 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 800 1.700 1.600 1.600 Lệ phí trước bạ 1.000 9.471 2.000 3110 4.000 680 Thuế GTGT và TNDN 2.600 1.643 - 2.800 2.631 3.800 5.000 Tiến sử dụng đất 703.402 611.877 - 425.000 217.721 280.000 20.000 III Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 470.900 596.326 126.6 616.300 686.293 111.4 711.600 870.800 122.3 Bổ sung cân đối 460.900 540.820 606.200 644100 704.600 820.500 Bổ sung có mục tiêu 10.000 55.506 10.100 42.193 7.000 50.300 Nhìn tổng quát vào bảng tổng hợp kết quả thu ngân sách xã tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình ta có thể thấy được công tác quản lý tài chính ngân sách xã đã có nhiều cố gắng . Các nguồn thu chủ yếu đã thực hiện đủ và vượt chỉ tiêu so với dự toán đã đề ra , tuy nhiên còn một số nguồn thu không đạt so với dự toán đó là: Tiền sử dụng đất do xã năm 2007 xã Chưa thực hiện tiếp Được QĐ 372 Đạt 5 % xã Là xã nội đồng thuần nông nguồn thu chủ yếu là từ trợ cấp của NS cấp trên tăng 22,3 % so với dự toán đầu năm Khoản thu về quỹ đất 5% không đạt là do sau dồn điền đổi thửa diện tích bị thu hẹp để quy hoạch ,xã phải cắt 01 phần diện tích để quy hoạch vùng thuỷ sản 40 ha như mương thoát nước đường giao thông . Biểu 03 Kết quả thu ngân sách xã năm 2005 – 2007 Chỉ tiêu năm 2005 năm 2006 năm 2007 Tổng thu ngân sách xã 1.917.953 1.068.251 1.150.000 Các khoản thu 100% 677.872 134.218 45.000 Các khoản thu theo tỷ lệ 643.755 247.739 50.800 Thu bổ sung từ NS cấp trên 596.326 686.293 860.000 Biểu 04 3. Phân tích kết quả thu ngân sách của 1 số khoản thu chủ yếu của xã 3.1 Thu từ quỹ đất 5% Đây là nguồn thu có tính ổn định lâu dài, là khoản thu thể hiện được nội lực của địa phương và nguồn thu này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng thu NSX. Biểu 05 Bảng kết quả thu quỹ đất 5% Chỉ tiêu Năm 2005 năm 2006 Năm 2007 Quỹ đất 5% 10.155 13.384 15.000 Ta thấy khoản thu này nhìn chung ổn định tuy có tăng nguyên nhân là do điều chỉnh giá theo từng năm theo QĐ của UBND tỉnh đây là khoản thu chiếm tỷ trọng không nhỏ trong khoản thu 100% của xã Từ đây ta tìm hiểu được thực trạng của quá trình quản lý và sử dụng, trước tiên muốn tìm hiểu được thực trạng của nguồn thu này ta phải hiểu muốn tăng từ thu quỹ đất 5% vào tổng thu NSX thì ta phải làm tăng giá trị của một diện tích đất canh tác để từ đó xây dựng định mức thu sao cho phù hợp. Trong những năm qua Đông Lĩnh đã và đang đổi mới phương thức quản lý NSX làm tăng nguồn thu và đặc biệt là nguồn thu từ quỹ đất 5%. Những năm gần đây đã và đang cố gắng khai thác triệt để nguồn thu này và đạt đựoc kết quả đáng khích lệ. Xã đã có những giải pháp và hướng đi thích hợp như ngay từ đầu năm xã đã rà soát lại các hợp đồng giao khoán, thực hiện kiểm kê lại ruộng đất, ao hồ mời thầu công khai và kí hợp đồng cho thầu từng năm hoạc tối đa là 5 năm cho các hộ cá nhân và những người có nhu cầu thầu khoán các diện tích đất đai ao hồ, vùng trũng chân tre . *Thực trạng thứ nhất: Diện tích quỹ đất 5% ngày càng giảm do tổng diện tích nông nghiệp giảm, nguyên nhân là do xã đã quy hoạch bán đất theo chương trình “đổi đất lấy công trình” của UBND tỉnh và quy hoạch vùng thuỷ sản 40 ha được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Biểu 06 : Diện tích quỹ đất 5% qua 3 năm 2005-2007: (ĐVT: Ha ) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng diện tích 16,2 15,5 13,0 Đất hạng 1 0 0 0 Đất hạng 2 1.0 1.0 1.0 Đất hạng 3 2.0 2.0 1.5 Đất hạng 4 5.2 4.5 2.5 Đất hạng 5 0 0 0 Đất hạng 6 8.0 8.0 8.0 Biểu 07 Tổng diện tích quỹ đất 5% qua 3 năm Quỹ đất 5% của xã cũng nằm trong tình trạng chung của nhiều xã trong huyện, diện tích này rải rác trên 5 thôn rất manh mún và phân bổ không đều : Thôn Đông an chiếm 6% diện tích Thôn Xuân Phong chiếm 9%diện tích Thôn Vạn Toàn chiếm 13% diện tích Thôn Tân Phương chiếm 66.7%diện tích Thôn Vạn Minh 5,3% diện tích Diện tích này phân bổ không đều, gây trở ngại lớn cho công tác quản lý. Mặt khác quỹ đất 5% của Đông Lĩnh còn có thực trạng là chất đất ở từng nơi khác nhau, chỗ đất tốt, chỗ đất xấu, đất cát đất khó canh tác làm giảm giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Có tác động tiêu cực tới nguồn thu ngân sách của xã, làm giảm tỷ trọng thu từ quỹ đất công ích 5% trên tổng thu NSX được hưởng 100%. *Thực trạng thứ hai: Từ thực trạng đất manh mún chất đất kém gây khó khăn cho công tác giao nhận giữa chính quyền xã với các hộ nông dân. Do diện tích đất manh mún nằm rải rác giữa các thôn làm cho các hộ không muốn nhận vì quá ít diên tích để giao, chính vì vậy làm nguồn thu từ đây giảm nghiêm trọng làm thất thoát nguồn thu và dẫn đến không có định mức thu cụ thể. *Thực trạng thứ ba : Những loại cây trồng có giá trị đã được đưa vào thâm canh như cây đậu tương , cây ngô cây ,rất thích hợp với vùng đất cao của thôn Xuân Phong nhưng diện tích còn hạn chế, làm giảm nguồn thu cho người dân cũng như làm ảnh hưởng lớn tới tổng thu NSX. Mặt khác Đông Lĩnh chưa hình thành được vùng chuyên canh để sản xuất được những loài cây có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu của địa phương cũng như xuất khẩu . Vùng đất bãi thuộc thôn Tân phương đang chuyển đổi một phần sang trồng măng bát độ ,điềm trúc đã cho sản phẩm nhưng chưa có thị trường tiêu thụ lớn chủ yếu là cung cấp nhỏ lẻ dẫn đến sản phẩm bị hư hỏng, không có giá trị kinh tế cao *Thực trạng thứ tư: Nhận thức về chuyển đổi cây trồng của một bộ phận nông dân còn nhiều hạn chế người dân vẫn giữ lối canh tác cũ, đại bộ phận người dân chưa thấy hết được ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi. Sự nhận thức còn hạn chế đây cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến việc đưa cây con giống mới vào sản xuất, tăng năng xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác, không phát huy được tiềm năng của đất và từ đây cũng bộc lộ những yếu kém trong công tác quản lý của đội ngũ cán bộ xã là chưa tuyên truyền sâu rộng các hình thức như: Trên loa truyền thanh, mở lớp tập huấn cho nông dân ... nhằm mục đích giúp họ có thể thấy rõ ý nghĩa của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, để nâng cao hiệu quả và giá trị sử dụng đất là điều kiện cần để nâng cao thu nhập và ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7765.doc