Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà (40tr)

Lời nói đầu Tài chính – kế toán là một công cụ hết sức quan trọng trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh,một mặt nó đóng vai trò quản lý, giám sát và theo dõi mọi biến động trong quá trình vận động của đồng vốn mà người sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mặt khác nó có thể đưa ra các số liệu chính xác, kịp thời phuc vụ đắc lực cho công tác lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định quan trọng. Với những hiểu biết còn hạn chế của một sinh viên và thời gian tìm hiểu thực tế không nhiề

doc191 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà (40tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u, trong phạm vi báo cáo này, em muốn giới thiệu một cách khái quát về Công ty Việt Hà và tình hình thực hiện công tác Tài chính- kế toán của Công ty trong năm 2004 Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng tài chính kế toán Công ty Việt Hà và đặc biệt là cô giáo Lê Thị Chuyên đã giúp đỡ em trong kỳ thực tập tìm hiểu thực tiễn làm giầu thêm kiến thức lý thuyết đã thu nhận và vận dụng trở lại vào thực tế.để hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Báo cáo của em gồm hai phần: Phần 1: Những nét tổng quan về công ty Việt Hà Phần 2: Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà. Phần thứ nhất Những nét tổng quan về Công ty Việt Hà. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Việt Hà : 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Việt Hà Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà, tiền thân là Hợp tác xã Ba Nhất, chuyên sản xuất tương, dấm, đậu phụ… Tháng 6 năm 1966, Hợp tác xã Ba Nhất chuyển từ sở hữu tập thể lên sở hữu toàn dân và đổi tên thành " Xí nghiệp nước chấm" trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội theo Quyết định số 1379/QĐ-TCCQ của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội với chức năng sản xuất magi, tương dấm phục vụ nhân dân thủ đô Hà Nội. Các sản phẩm đều sản xuất theo chỉ tiêu, kế hoạch pháp lệnh, giao nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu. Tồn tại và phát triển được 16 năm, ngày 4 tháng 5 năm 1982 " Xí nghiệp nước chấm" đổi tên thành " Nhà máy thực phẩm Hà nội " theo Quyết định số 1652/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội với chức năng sản xuất: bánh kẹo, rượu màu, magi, xì dầu, dấm, trong đó có một số mặt hàng xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu như magi, kẹo lạc bọc đường. Khi Đông Âu biến động, những mặt hàng chính của Nhà máy không thể xuất khẩu được, nhà máy gặp khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Trước tình hình đó, nhờ sự năng động, sáng tạo của Đảng uỷ, Giám đốc, tập thể cán bộ công nhân viên, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành Trung ương và Hà Nội, Nhà máy đã chủ động vay vốn, thay đổi toàn bộ hệ thống thiết bị, nhà xưởng, đầu tư lắp đặt dây truyền công nghệ sản xuất bia hộp Halida và bia hơi Việt Hà. Tháng 6 năm 1992, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Bia Việt Hà thuộc Liên hiệp thực phẩm vi sinh theo Quyết định số 1224/QĐUB có nhiệm vụ sản xuất nước uống có độ cồn như: bia hộp, bia hơi và nước uống không có độ cồn như Vinacola, nước khoáng. Sản phẩm bia lon Halida của Nhà máy được người tiêu dùng ưa chuộng và đạt được nhiều giải thưởng trong nước cũng như quốc tế. Chỉ sau 3 tháng, bia Halida đã xâm nhập thị trường và khẳng định chỗ đứng của mình. Song song với việc phát triển sản phẩm, công ty đã tìm kiếm đối tác kinh doanh. Sau một thời gian cân nhắc lựa chọn Nhà máy đã đi đến quyết định dùng dây chuyền sản xuất bia lon Halida, bản quyền nhãn hiệu bia Halida và quyền sử dụng đất để liên doanh với hàng bia nổi tiếng Carlberg vào ngày 1 tháng 4 năm 1993. Tháng 10/1993, Liên doanh này chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Nhà máy bia Đông Nam á , phần vốn góp của Nhà máy bia Việt Hà là 72,67 tỉ đồng, chiếm 40% tổng số vốn liên doanh. Ngày 2/11/1994, Nhà máy bia Việt Hà đổi tên thành Công ty Việt Hà. Sản phẩm của Công ty luôn được nâng cao, máy móc thiết bị luôn được đổi mới, Công ty đã giải quyết việc làm cho gần 350 lao động. Công ty Việt Hà bao gồm: Phân xưởng 1: 57 Quỳnh Lôi Phân xưởng 2: 254 Minh Khai Trung tâm thể dục thể thao: 493 Trương Định Phân xưởng sản xuất nước khoáng Opal: Nam Định Nhà máy dấm Vivi: đang xây dựng Ngày 15/9/1998, theo Quyết định số 35/98 QĐUB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Công ty tiến hành cổ phần hoá phân xưởng 1 tại 57 Quỳnh Lôi thành công ty cổ phần theo chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước lấy tên là Công ty cổ phần Việt Hà . Công ty Việt Hà giữ số cổ phần chi phối 20%. Ngày 29/12/1999, theo Quyết định số 5775/QĐUB của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà nội, Công ty tiến hành cổ phần tiếp Trung tâm thể dục thể thao tại số 493 Trương Định thành Công ty cổ phần Nam Hà Nội, Công ty Việt Hà giữ 37% số vốn điều lệ. Sau đó một thời gian, Công ty cổ phần Việt Hà và Công ty cổ phần Nam Hà Nội sáp nhập với nhau lấy tên công ty là Công ty cổ phần Việt Hà. Công ty Việt Hà chiếm 28% số vốn điều lệ. Tháng 7/1999, Liên hiệp thực phẩm vi sinh sáp nhập vào Sở Công nghiệp Hà Nội và từ đó đến nay, Công ty Việt Hà là một đơn vị trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. Đầu quý III/2002, Công ty Việt Hà sáp nhập với Công ty kinh doanh thương mại và mỹ phẩm Hà nội. Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng, đòi hỏi phải điều chỉnh để phù hợp với quy mô của Công ty, ngày 4/9/2002, " Công ty Việt Hà " được đổi tên thành " Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà " trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Việt Hà Kể từ khi đổi tên thành " Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà ", chức năng và nhiệm vụ của Công ty cũng có nhiều thay đổi, cụ thể: 2.1. Chức năng Sản xuất kinh doanh các loại bia: bia lon, bia hơi, bia chai và các loại nước giải khát có ga, nước khoáng. Hợp tác với các đơn vị cơ khí, điện lạnh để thiết kế chế tạo thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, nước khoáng cho các đơn vị có nhu cầu. Xuất khẩu các sản phẩm của Công ty và sản phẩm liên doanh; nhập khẩu nguyên liệu, hoá chất, thiết bị cho nhu cầu của Công ty và thị trường. Sản xuất kinh doanh các loại bao bì thuỷ tinh, carton, nhựa PP, PE, PET phục vụ cho các ngành thực phẩm, dược phẩm, và các ngành khác. Dịch vụ du lịch, kinh doanh khách sạn. Liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước làm đại lý, đại diện, mở cửa hàng dịch vụ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của Công ty và sản phẩm của liên doanh. 2.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty tập chung vào sản xuất bia hơi và từng bước đưa sản phẩm nước khoáng vào thị trường. Do đó đòi hỏi Công ty phải từng bước cụ thể hoá nhiệm vụ chủ yếu này theo các bước : 1-Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm bia hơi. 2-Từng bước chiếm lĩnh thị trường không những trong địa bàn Hà nội mà còn mở rộng ra các tỉnh phụ cận . 3-Từng bước nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ CNV để lắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của Công ty. Mặc dù qua nhiều biến động và thăng trầm, đến nay Công ty đã phát triển không ngừng và trở thành một trong những đơn vị lớn của Sở Công nghiệp Hà Nội. Tính đến nay, Công ty gồm bốn bộ phận chính: Nhà máy bia Việt Hà : sản xuất bia hơi Việt Hà Nhà máy nước khoáng Opal: sản xuất nước khoáng Opal Nhà máy dấm Vivi: đang xây dựng, mục đích là sản xuất dấm trắng II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và HOạT ĐộNG SảN XUÂT KINH DOANH của Công ty việt Hà 1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Bộ máy quản lí của công ty được được thực hiện theo mô hình kết hợp (trực tuyến – chức năng). Với mô hình này, những quyết định quản lí do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất với thủ trưởng. Khi được thủ trưởng thông qua biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Giám đốc PGĐ tổ chức hành chính PGĐ Kĩ thuật PGĐ tài chính, kinh doanh Phòng hành chính Phòng tổ chức Phòng bảo vệ Phòng KT, KCS P. kế hoạch kho VT Phòng Thị trường Phòng TC-KT Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty Việt Hà - Giám đốc là người có quyền cao nhất trong Công ty, có trách nhiệm quản lí, điều hành mọi hoạt động của Công ty trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách, chế độ Nhà nước, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó giám đốc kĩ thuật có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo và giám sát thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban phân xưởng bao gồm: phòng kĩ thuật - KCS, phòng kế hoạch - kho - vận tải, Nhà máy bia Việt Hà (đóng tại Công ty, 254 Minh Khai), những công việc liên quan đến công tác sản xuất, kĩ thuật và chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm. Phó giám đốc hành chính - tổ chức có nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của các phòng ban bao gồm phòng hành chính quản trị, phòng tổ chức nhân sự, phòng bảo vệ, những công tác liên quan đến công tác hành chính, tổ chức nhân sự, bảo vệ, phong trào thi đua… Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ theo dõi chỉ đạo và giám sát thực hiện công tác nghiệp vụ của các phòng ban bao gồm phòng tài chính, phòng kế hoạch - kho - vận tải, phòng bán hàng marketing, ban điều hành vận tải, cửa hàng dịch vụ giới thiệu sản phẩm, những công việc liên quan đến công tác tài chính và kinh doanh. Các phòng ban chức năng chịu sự điều hành trực tiếp của các Phó giám đốc. Ngoài việc thực hiện các chức năng của mình các phòng ban còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm kiểm tra, đối chiếu số liệu và giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau: Phòng KT - KCS có nhiệm vụ kiểm tra nguyên nhiên vật liệu trước khi mua về nhập kho, trước khi đưa vào sản xuất; kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống máy móc thiết bị sản xuất; kiểm tra việc chấp hành quy trình kĩ thuật phương pháp thao tác của công nhân, kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi tiêu thụ. Phòng tổ chức có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty, theo dõi lao động tiền lương, xem xét nâng bậc lương cho CBCNV theo chế độ quy định, theo dõi thi đua, chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể, làm các chế độ về huân huy chương. Phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ sắp xếp lịch công tác, hội nghị của công ty; tiếp khách đối nội, đối ngoại của công ty; sắp xếp, điều hành xe ôtô con phục vụ công tác; tiếp nhận công văn cũng như mọi yêu cầu, kiến nghị của CBCNV trong Công ty và báo cáo giám đốc giải quyết; kết hợp với công đoàn tạo điều kiện cho CBCNV trong phòng tích cực tham gia các phong trào thi đua trong Công ty, phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn nơi làm việc; lập dự trù chi phí hành chính hàng tháng và thực hiện theo kế hoạch được duyệt; quản lí tài liệu lưu trữ cũng như các trang thiết bị hành chính trong Công ty; tổ chức quản lí nhà ăn và bộ phận y tế phục vụ CBCNV. Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ phát hiện nhu cầu vật tư, kiểm kê số vật tư tồn kho, mua sắm vật tư, nhập kho và bảo quản vật tư, cấp phát vật tư. Phòng bán hàng - marketing có nhiệm vụ thu thập các thông tin về thị trường, hoạch định các chính sách sản phẩm, hoạch định các chính sách về giá cả, hoạch định chính sách phân phối, hoạch định chính sách hỗ trợ tiêu thụ. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp, tham mưu cho cấp trên các vấn đề về tài chính như tạo vốn, sử dụng vốn, quản lý vốn (chủ yếu là quản lý lưu thông, thanh toán, các quan hệ tín dụng) và kế toán sổ sách, tính toán chi phí - thu nhập, lỗ lãi, lập các Báo cáo tài chính. 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Việt Hà là một doanh nghiệp sản xuất, mặt hàng chủ yếu hiện nay là bia hơi. Quy trình công nghệ sản xuất bia hơi là quá trình sản xuất đơn giản liên tục, sản xuất sản phẩm nhiều. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm Malt, hoa Hublon, gạo tẻ và các phụ gia khác. Gạo tẻ Malt Xay nghiền,ngâm Xay nghiền Nước Nấu Dịch hoá Đường hoá Lọc Hoa hublon Nấu hoa Lọc trong Lên men phụ Men giống Lên men chính Bia thành phẩm Sơ đồ số 06: Quy trình sản xuất bia tại Công ty Việt Hà Nguồn vốn hoạt động của Công ty là do Nhà nước cấp, các hoạt động sáp nhập, giải thể, liên doanh…là thực hiện theo quyết định của Nhà nước. Là một doanh nghiệp Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm nhưng không vì vậy mà Công ty Việt Hà hoạt động trì trệ, kém hiệu quả. Cụ thể: do công việc kinh doanh có hiệu quả, cho nên trong khoảng 3, 4 năm trở lại đây, Công ty không phải xin Nhà nước cấp vốn mà chủ yếu tăng vốn và mở rộng sản xuất dựa trên phần lợi nhuận kinh doanh mang lại. Thị trường tiêu thụ là nội thành Hà Nội và một số vùng lân cận. Mô hình tiêu thụ chủ yếu là dựa vào các đại lý, có 4 cấp đại lý với sản lượng tiêu thụ giảm dần từ cấp 1 đến cấp 4 (cấp 1 là các đại lý lớn, cấp 4 chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ). Phương thức bán hàng của Công ty là theo phương thức mua đứt bán đoạn , không được phép bán chịu( khách hàng chủ yếu là các đại lý và cá nhân trực tiếp đến Công ty mua bia hơi ), các đại lý không được hưởng hoa hồng đại lý mà chỉ lấy lợi nhuận từ phần chênh lệch giá mua và giá bán. Tuy nhiên, đại lý của Công ty cũng có một số các quyền lợi như: được ưu tiên nhận quà khuyến mại, được nhận quà tặng của công ty nhân các dịp lễ tết, được Công ty trang bị các thiết bị cần thiết cho việc kinh doanh như bàn ghế, thùng lạnh, cốc, biển hiệu…. Hiện nay, Công ty chủ yếu dựa vào hơn 200 đại lý các cấp và lòng tin của khách hàng để tiêu thụ sản phẩm chứ chưa tiến hành quảng caó rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như Tivi, đài, băng rôn…Mối quan hệ giữa Công ty chính và bộ phận ( nhà máy dấm vivi, nước Opal, …) là mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ, mọi quyết định đều do Công ty chính ở trên đưa ra và các bộ phận có nhiệm vụ thực hiện đúng các quyết định đó. Biểu đô số1:Biểu đồ _thị trường bia hơi Hà Nội Đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty không ngừng lớn mạnh, lực lượng kĩ sư và công nhân đã được rèn luyện, trưởng thành, hoàn toàn có khả năng làm chủ khoa học nghệ để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Mặt hàng sản xuất chủ đạo của Công ty hiện nay vẫn là bia hơi. Mặc dù chưa có con số thống kê chính xác nhưng có thể xác định một cách tương đối thì bia hơi Việt Hà chiếm khoảng 35% thị trường bia hơi ở Hà Nội. Do mặt hàng kinh doanh là bia hơi nên thị trường của Công ty chủ yếu là nội thành Hà Nội và một số vùng lân cận. Thực tế, đối với các doanh nghiệp sản xuất thì cơ sở hạ tầng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của họ. Đầu tư, duy trì và có kế hoạch nâng cấp hàng năm về cơ sở hạ tầng luôn được Ban Giám đốc Công ty Việt Hà đặt lên hàng đầu: cơ sở sản xuất của Công ty đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm với một dây chuyền thiết bị khép kín theo công nghệ sản xuất bia tiên tiến của Đan Mạch, các thiết bị trên dây chuyền được chế tạo bằng Inox và có chế độ vệ sinh thường xuyên, các phương tiện đo, kiểm tra đầy đủ theo quy trình công nghệ. Đồng thời, Công ty cũng xây dựng đội xe vận chuyển bia đến các đại lý và luôn có ý thức tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng. Bộ phận kĩ thuật có trách nhiệm đề xuất và lên phương án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, với nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn bộ cán bộ công nhân viên, Công ty Việt Hà đã xây dựng được một môi trường làm việc thuận lợi cho CBCNV nhưng cũng đảm bảo phù hợp với yêu cầu của dây chuyền sản xuất bia. Cụ thể: Công nhân viên làm việc trực tiếp trên dây truyền sản xuất được trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết vừa giúp đảm bảo về sức khoẻ cho CNV vừa bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm sản xuất Đặc biệt, Công ty luôn cố gắng tạo ra sự công bằng, bình đẳng giữa các bộ phận, các phòng ban, các nhân viên. Theo quy định của Công ty, công nhân sản xuất bia làm việc theo ca, ngày có 3 ca. Các cán bộ văn phòng làm việc 8h/ngày. Vì tính chất công việc của công nhân sản xuất là vất vả hơn nên họ được nghỉ trưa từ 11h, còn các cán bộ văn phòng nghỉ trưa lúc 12h. Toàn bộ nhân viên trong Công ty quay trở lại công việc lúc 1h30' chiều.Thực tế đó cho thấy Công ty Việt Hà đã tạo được một môi trường làm việc nghiêm túc và rất hợp lý. Các CBCNV trong Công ty đều hài lòng với điều kiện làm việc hiện tại của họ. III. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán của Công ty Việt Hà 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Việt Hà Bộ máy kế toán của Công ty Việt Hà được tổ chức theo hình thức bộ máy kế toán tập trung, theo đó, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản tài khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế...đều được tập trung ở phòng kế toán của Công ty. Tất cả các hoạt động kinh doanh diễn ra tại nhà máy nước Opal và nhà máy bia hơi Việt Hà (vì nhà máy dấm Vivi đang được xây dựng chưa tiến hành sản xuất kinh doanh, còn Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ mỹ phẩm mới được sáp nhập vẫn đang trong quá trình thanh toán nốt số hàng tồn kho chưa tiến hành sản xuất kinh doanh mới) đều được tập trung chứng từ và báo cáo lên phòng kế toán của Công ty. ở nhà máy nước Opal ở Nam Định không có phòng kế toán riêng, tại đây chỉ tổ chức khâu ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần thiết cho sự chỉ đạo phục vụ cho sự chỉ đạo hàng ngày tại nhà máy. Kế toán trưởng Thu ngân Phần hành kế toán Tài chính - Sử dụng vốn - Nguồn vốn - Cân đối thu chi ( Do kế toán trưởng đảm nhiệm ) 2 Thu ngân 1 Thủ quỹ 1 quản lý chứng từ hoá đơn 1 KT viên - Tiền mặt - Công nợ - NVL & CC - Lương & phân bổ lương Phó phòng (kiêm KT tổng hợp) - TSCĐ - Giá thành - Lập BC tài chính 1 KT viên - TGNH - D thu - Thành phẩm - Thuế Sơ đồ số 07: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Việt Hà Tổ chức bộ máy kế toán như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, bởi lẽ: Thứ nhất là về số lượng nhân viên kế toán và số lượng các phần hành kế toán, một kế toán đảm nhận 4 phần hành kế toán, điều đó làm giảm số lượng lao động, giúp cho bộ máy kế toán không bị cồng kềnh. Thứ hai, một nhân viên kế toán đảm nhận một số các phần hành kế toán nhưng vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm và tạo ra gian lận trong công tác kế toán vì các phần hành kế toán này lại liên quan đến các phòng ban khác, ví dụ như một kế toán viên thực hiện các phần hành : tiền mặt, công nợ, nguyên vật liệu, lương nhân viên. Phần hành tiền mặt thì liên quan đến thủ quỹ thu chi tiền, phòng kinh doanh bán hàng ghi hoá đơn( do Phó giám đốc tài chính quản lý ), Giám đốc kí phiếu thu, phiếu chi. …Phần hành công nợ và nguyên vật liệu thì có quan hệ với phòng kế hoạch vật tư ( trực thuộc sự quản lý của cả Phó giám đốc kĩ thuật lẫn Phó giám đốc tài chính ), hợp đồng kinh tế do giám đốc hoặc phó giám đốc tài chính kí. Phần hành tiền lương thì do phòng tổ chức tính lương (do Phó giám đốc tổ chức hành chính quản lý ), và thủ quỹ chi trả lương. Do vậy, mặc dù các phần hành kế toán này trên lý thuyết là có quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng thực tế tại Công ty bia Việt Hà thì không thể tạo nên bất kì một sự gian lận nào vì chúng nằm dưới sự giám sát của toàn bộ các cán bộ lãnh đạo trong Công ty. 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán của Công ty Việt Hà * Đặc điểm công tác kế toán Chế độ kế toán được áp dụng theo chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam do Nhà nước ban hành đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là tiền Việt Nam (VND) Niên độ kế toán được áp dụng từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm Kỳ hạch toán được tiến hành theo quý . Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên được dùng để theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, nguyên vật liệu ( vì đặc điểm kinh doanh của mặt hàng bia hơi là sản xuất ra sản phẩm để bán luôn, không thể để tồn kho nên doanh nghiệp không có hàng tồn kho là thành phẩm ). Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: vì Công ty tiến hành hạch toán theo quý nên TSCĐ tăng (giảm) của quý này thì quý sau mới tính (thôi tính) khấu hao. Mức khấu hao của mỗi quý được xác định như sau: Mức khấu hao ( quý ) = Nguyên giá x 3 Số năm sử dụng x 12 Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Nguyên vật liệu nhập được tính theo giá thực tế mua: Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua vật liệu theo hoá đơn + Các chi phí thu mua Giá xuất vật liệu là giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, cuối mỗi qúy mới xác định được giá xuất vật liệu: Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân Đơn giá thực tế bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kì và nhập trong kì Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kì và nhập trong kì Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang là phương pháp sản lượng ước tính tương đương. * Tổ chức bộ sổ kế toán : Với đặc điểm công tác kế toán nêu trên và căn cứ vào quy mô và loại hình doanh nghiệp mà Công ty Việt Hà đã quyết định áp dụng hình thức Nhật kí - chứng từ để tổ chức ghi sổ kế toán. Hiện nay, kỹ thuật tin học phát triển rộng rãi và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Việc sử dụng phương tiện hiện đại trong công tác kế toán là một yêu cầu cấp thiết, nhằm đáp ứng kịp thời về thông tin cần thiết cho lãnh đạo trong quá trình quản lý. Không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của xã hội, Công ty Việt Hà cũng tiến hành sử dụng kế toán máy trong công tác kế toán của Công ty. Phần mềm kế toán này do nhân viên trong Công ty trực tiếp viết. Quy trình thực hiện việc ghi sổ sách được thực hiện đúng theo chế độ quy định đối với hình thức Nhật kí - chứng từ, tuy nhiên có một số sự cố máy tính gây hiện tượng trùng lặp số liệu được Công ty xử lý như sau: Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán các phần hành căn cứ vào chứng từ gốc vào sổ kế toán chi tiết của phần hành đó, ví dụ như với nghiệp vụ dùng tiền mặt để mua nguyên vật liệu. Thực tế thì kế toán tại Công ty Việt Hà lập mẫu sổ chi tiết trên máy tính rồi hàng tháng in ra một bản lưu thành sổ chi tiết dùng thay cho sổ chi tiết viết bằng tay là cơ sở để kiểm tra, kiểm toán. Sau khi vào sổ chi tiết, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết này để đưa số liệu vào các phần hành kế toán như kế toán tiền mặt thì vào số liệu trên phần hành Tiền mặt, còn kế toán nguyên vật liệu thì vào số liệu trên phần hành Nguyên vật liệu.Tuy vậy, sẽ xuất hiện hiện tượng trùng lặp giữa phần hành Tiền mặt và Nguyên vật liệu. Do vậy, để khắc phục, phần mềm kế toán của công ty được thiết lập theo phương pháp sử dụng tài khoản trung gian, với nghiệp vụ như trên thì kế toán sử dụng tài khoản trung gian là TK 1511 - Hàng mua đang đi đường. Khi đó, tại phần hành tiền mặt trên máy tính, kế toán định khoản: Nợ TK 1511 - Hàng mua đang đi đường Có TK 111 - Tiền mặt Còn phần hành Nguyên vật liệu, kế toán lại phản ánh: Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu Có TK 1511 - Hàng mua đang đi đường Tài khoản 1511 luôn có số dư cuối kì bằng 0 ( vì thực tế các nghiệp vụ mua hàng và nhập kho đều do phòng KH-K-VT thực hiện, sau khi xong xuôi việc nhập kho và có đầy đủ chứng từ thì chuyển qua phòng Tài chính kế toán để tiến hành ghi sổ, do vậy trong khi hạch toán kế toán không hề sử dụng TK 151 - Hàng đang đi đường với nghĩa gốc mà chỉ sử dụng nó làm TK trung gian nhưng vẫn dùng tên gọi đó ) Kế toán cũng thực hiện tương tự như vậy với một số nghiệp vụ khác có khả năng gây trùng như rút TGNH về quĩ tiền mặt hoặc gửi tiền mặt vào tài khoản trong ngân hàng (dùng TK 113 - Tiền đang chuyển làm trung gian ) và nghiệp vụ mua TSCĐ ( dùng TK 2411 làm TK trung gian) Tiếp đó máy được lập trình tự động thực hiện các bước tiếp theo như cách thức ghi sổ bằng tay thông thường của hình thức Nhật kí - chứng từ. Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty bia việt hà Báo cáo tài chính Chứng từ gốc và bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp chi tiết Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối quý : Quan hệ đối chiếu Phần thứ 2 Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Công Ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ việt hà I. kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khá có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Theo quy định hiện hành của Nhà nước thì những TLLĐ có giá trị > 5 triệu và thời gian sử dụng > 1 năm được gọi là TSCĐ. TSCĐ là cơ sở vật chất rất quan trọng, là một bộ phận đáng kể trong tổng số vốn của Doanh nghiệp. TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẩn không thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ sẽ bị hao mòn dần và giá trị hao mòn được chuyển dần vào tổng sản phẩm hay chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao. Đặc biệt trong xu thế hiện nay với sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật nó đóng vai trò quan trọng trong nâng cao NSLĐ, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.Chất lượng TSCĐ và kết cấu TSCĐ sẽ làm cho sản xuất tiến hành thuận lợi hay khó khăn quyết định đến chất lượng sản phẩm cao hay thấp . TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và không thay đổi hình thái vật chất ban đầu. Trong quá trình sử dụng , TSCĐ sẽ bị hao mòn dần, giá trị cao hay thấp. Về mặt chi phí do trang bị máy móc ngày càng hiện đại nên chi phí TSCĐ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Về mặt vốn, vốn cố định là loại vốn không thể thiếu được trong quá trình sản xuất , nó thường chiếm tỷ trọng lớn nhưng vòng quay chậm qua nhiều chu kỳ sản xuất do đó đòi hỏi phải quản lý tốt không những đầu tư đúng, hợp lý, tái tạo được TSCĐ mà còn đổi mới được TSCĐ.Từ những đặc điểm trên đạt tới yêu cầu trong việc quản lý TSCĐ cần chú ý cả 2 mặt: Quản lý số lượng (hiện vật) đồng thời quản lý cả giá trị còn lại của TSCĐ. 1. Cách đánh giá các loại TSCĐ và phương pháp hạch toán TSCĐ ở Công Ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ việt hà TSCĐ của Công Ty bao gồm: Máy móc thiết bị , phương thiện vận tải, nhà cưa vật kiến trúc, thiết bị dụng cụ quản lý,tài sản cố định phúc lợi… Việc quản lý sử dụng và tổ chức hạch toán TSCĐ tại công ty tuân thủ theo quyết định số 166/ 1999/ QĐ - BTC của bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ Quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ tại công ty Việt Hà : Chứng từ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ Sổ chi tiết nhập vật tư Bảng kê chi tiết bút toán 627,641,642 Bảng phân bổ KHTSCĐ Bảng kê số4 Sổ cái TK 214,211 NKCT số 7 Báo cáo tài chính a. Phương pháp hạch toán TSCĐ : Để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của TSCĐ theo nghiệp vụ kế toán sử dụng: Chứng từ, thủ tục kế toán: + Biên bản giao nhận TSCĐ + Thẻ TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ + Biên bản đánh giá lại TSCĐ Sổ sách kế toán: + Sổ theo dõi TSCĐ + Sổ cái TK 211 + Nhật ký- chứng từ số 9 + Bảng tính khấu hao TSCĐ Tài khoản kế toán: Kế toán sử dụng TK 211 “TSCĐ hữu hình “ để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm TSCĐ hữu hình theo Nguyên giá. Kết cấu của TK 211: Bên Nợ: Các nghiệp vụ làm tăng Nguyên giá (mua sắm, xây dựng, cấp phát, bổ sung,…) Bên Có: Các nghiệp vụ làm giảm Nguyên giá ( thanh lý, nhượng bán, điều chuyển,…) b. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình Công Ty Việt Hà là Doanh nghiệp nhà nước TSCĐ của Doanh nghiệp tăng do nhiều nguyên nhân như: Mua sắm, xây dựng trong thời gian qua chủ yếu là tăng TSCĐ do mua sắm mới. Nguyên giá được xác định như sau: Nguyên giá TSCĐ mua mới = Giá mua + Các chi phí trước khi dùng(Vận chuyển, lắp đạt, chạy thử,…) + Thuế (nhập khẩu,GTGT) Trường hợp tăng TSCĐ hữu hình do mua sắm: Nợ TK 211 Có TK 111,112, 331,... Trường hợp tăng TSCĐ do nhận bàn xây dựng cơ bản Nguyên giá TSCĐ là giá công trình được duyệt quyết toán kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 241 Nguyên giá Ghi tăng vốn kinh doanh( Nếu đầu tư bằng vốn chủ sở hữu), kế toán ghi: Nợ TK 414, 413, 441 Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh Trong tháng có một số nghiệp vụ phát sinh như sau: Nghiệp vụ 1:Ngày 23/11,công ty mua 1 chiếc máy in HP (Singgapo) của cửa hàng số 81 Minh Khai –HN, giá mua chưa thuế là. 23.000.000, thuế VAT 10%, chi phí lắp đặt chạy thử bên mua chịu 56.000. Toàn bộ số tiền mua TSCĐ và chi phí Công Ty đã thanh toán bằng TGNH, máy được đặt tại phòng kinh doanh và đưa vào sử dụng ngày 25/11/2004.Tài sản này được đầu tư bằng quỹ phát triển kinh doanh. Căn cứ vào hợp đồng mua bán, kế toán TSCĐ sẽ lập Biên bản giao nhận và định khoản như sau: Nguyên giá = Giá mua + chi phí mua = 23.000.000 + 56.000 = 23.056.000đ a. Nợ TK 211:23.056.000 Nợ TK 133(2) : 2.300.000 Có TK 411: 25.356.000 b. Nợ TK 414: 25.356.300 Có TK 411: 25.356. 000 Mẫu biên bản giao nhận TSCĐ được lập như sau: Công Ty bia VIệt Hà Phòng tài chính 254Minh Khai-Hà Nội Mẫu số: 01- TSCĐ Ban hành theo Quyết định Số 1141 - TC/QĐ/CĐKT Biên bản giao nhận TSCĐ Ngày 23/11/2004 Căn cứ vào Quyết định số 02 ngày 24/11/2004 của Giám Đốc Công Ty bia Việt Hà về việc bàn giao TSCĐ. Ban giao nhận gồm: +Bà:Nguyễn Thị Tuyết + Bà: Nguyễn thị Hồng Phòng kế toán Chủ của hàng Đại diện bên nhận Đại diện bên giao Địa điểm giao nhận: Công Ty bia Việt Hà-địa chỉ :254Minh Khai -HN Xác nhận việc giao nhận như sau: STT Tên, ký hiệu, quy cách, cấp hàng TSCĐ Số hiệu tài sản CĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Công suất thiết kế Tính nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ hao mòn Tài liệu kỹ thuật Giá mua Chi phí liên quan Nguyên giá 1. Máy in HP T11 Singapo 2004 1200 23.000.000 56.000 23.056.000 Đại diện bên nhận (Ký, họ tên) Đại diện bên giao (Ký, họ tên) Biểu số 1:Biên bản giao nhận TSCĐ Từ các chứng từ tăng TSCĐ kế toán vào sổ chi tiết nhập vật tư -Loại TSCĐ (Biểu số 2) Sổ chi tiêt nhập vật tư Loại vật tư:TSCĐ Từ ngày 01/10/2004 Đến ngày 31/12/2004 Chứng từ Tài khoản Tên vật tư Mã vật tư ĐVT Số lượng Thành tiền Ngày Số CT Nợ Có 23/11/04 31/12/04 010 TS 211 211 112 138 Máy in HP Tăng TS tại 96 Hàng Trống T11 TS Cái 1 25.356.545 745.694.874 Cộng 771.051.419 Biểu số 2:Sổ chi tiết nhập vật tư Từ sổ chi tiết Nhập vật tư kế toán vào sổ chi tiết TSCĐ (Biểu số 3) Từ Sổ chi tiêt TSCĐ và các chứng từ liên quan khác kế toán vào sổ cái TK 211 (Biểu số 4) Sổ cái TK 211 Năm 2004 Số dư đầu năm Nợ Có 30.695.826.719 Đơn vị: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này … Quý 4 Cộng 112 25.356.545 25.356.545 138 745.694.874 745.694.874 Cộng phát sinh Nợ 771.051.419 Có Số dư cuối quý Nợ 31.466.878.138 Có Biểu 4 : Sổ cái TK211 2. Kế toán khấu hao TSCĐ: Công tác hạch toán khấu hao TSCĐ được tiến hành theo quyết định 166/1999/QĐ- BTC của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Khấu hao TSCĐ là việc xác định tính toán phần giá trị hao mòn của TSCĐ để chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc trích khấu hao TSCĐ của Công Ty ddược tính và trích theo năm và được thực hiện theo đúng quy định của ._.nhà nước là TSCĐ tăng (hoặc giảm) trong tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao ( hoặc thôi không trích khấu hao ), những tài sản đã khấu hao hết thì thôi không tính khấu hao nữa nhưng vẫn tiếp tục huy động vào sản xuất. Trong sản xuất kinh doanh của Công Ty thì đối tượng để tính khấu hao là sản xuất chung, bộ phận bán hàng và quản lý. Kế toán lập danh sách TSCĐ với thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao tương ứng để nộp lên cục quản lý vốn và tài sản, nếu được Công Ty chấp nhận thì đó là căn cứ để tính khấu hao tháng, quý hoặc năm. Công Ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân, phương pháp này căn cứ vào nguyên giá và số năm sử dụng của TSCĐ. Theo phương pháp này thì khấu hao được tính như sau: Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Mức khấu hao quý = Mức khấu hao 1năm 4 Mức khấu hao quý = Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ 12 Số năm sử dụng x 12 Số khấu hao phải trích trong kỳ = Số khấu hao đã trích kỳ trước + Số khấu hao phải trích tăng trong kỳ - Số khấu hao giảm trong kỳ Kết cấu: TK 214 + Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm hao mòn của TSCĐ (Nhượng bán, thanh lý TSCĐ ) + Phản ánh giá trị hao mòn tăng do trích kkhấu hao DDư có: Phản ánh giá trị hao mòn hiện có TK sử dụng:TK 214 “ Hao mòn TSCĐ” Trình tự hạch toán: Hàng tháng, Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao. Kế toán ghi: Nợ TK 627 – Chi phí sản xuát chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 214 Đồng thời ghi đơn trên TK 009 “ Mức khấu hao cơ bản” Trong kỳ có nghiệp vụ phát sinh: Ngày 23/11/2004 Công Ty mua 1 máy in HP trị giá ghi trên hoá đơn là 23.000.000 chi phí lắp đặt chạy thử là 56.000. Tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, Doanh nghiệp dự kiến thời gian sử dụng là 3 năm, TSCĐ được đưa vào sử dụng ngay. Cách xác định mức khấu hao như sau: Nguyên giá TSCĐ = 23.000.000 + 56.000 = 23.056.000 Mức khấu hao bình quân năm = 23.056.000 3 = 7.685.333 Mức khấu hao 1 tháng cho năm 2004 là: Mức khấu hao hàng tháng = 7.685.333 = 640.444 12 Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất gồm toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình phục vụ cho dây chuyền sản xuất bia hơi. Căn cứ vào số khấu hao đã trích quý trước và tình hình tăng giảm TSCĐ trong quý kế toán xác định số khấu hao phải trích trong quý. Cuối quý máy tính lập Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất gồm toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình phục vụ cho dây chuyền sản xuất bia hơi. Căn cứ vào số khấu hao đã trích quý trước và tình hình tăng giảm TSCĐ trong quý kế toán xác định số khấu hao phải trích trong quý. Cuối quý, máy tính lập Bảng kê chi tiết TK 627 ghi rõ bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất chung (ghi Nợ TK 6274). Đồng thời máy tính lập Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ:(biểu số 5) Bảng kê chi tiết bút toán TK 627(Trang 79 ) Bảng kê số 4 (trích ở trang 80) và NKCT số 7 (trích ở trang 81 ) Từ Bảng phân bổ KH TSCĐ,NKCT số 7,bảng kê số 4,kế toán vào sổ cái TK 214 Sổ cái TK 214 Năm 2004 Số dư đầu năm Nợ Có 18.276.346.764 Đơn vị: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này … Quý 4 Cộng 627 657.460.294 657.460.294 641 123.700.173 123.700.173 642 109.480.957 109.480.957 241 0 0 Cộng phát sinh Nợ Có 1.290.641.424 Số dư cuối quý Nợ Có 19.566.988.188 Biểu 6 : Sổ cái TK214 II.kế toán nguyên vật liệu -ccdc tại công ty việt hà. Trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu thường chiếm một tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sản xuất… Các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu để từ đó có kế hoạch bổ sung, dự trữ kịp thời cho kịp quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm cũng như các nhu cầu khác của doanh nghiệp. Nguồn nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng, quy cách, chủng loại, đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất được liên tục và ngăn ngừa các hiện tượng hao hụt, mất mát, lãng phí vật liệu ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Qua đó, giảm được mức tiêu hao vật liệu, giảm chi phí cho nguyên vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra không những có chất lượng cao mà giá thành hạ sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chứng từ nguyên liệu, vật tư Bảng phân bổ số 2 Sổ chi tiết TK 331 Bảng kê 4, 5, 6 NKCT số 7 Sổ cái TK 152, 153 Bảng kê 3 NKCT liên quan NKCT 5 Báo cáo kế toán Sơ đồ số 08 : Quy trình ghi sổ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà Cuối kì, kế toán tổng hợp căn cứ vào số liệu tại các phần hành để lập các báo cáo cần thiết. Các loại sổ sách được sử dụng để hạch toán nguyên vật liệu trong Công ty Việt Hà là: Sổ chi tiết vật tư Thẻ kho Bảng kê chi tiết nhập vật tư Bảng kê chi tiết xuất vật tư Bảng kê số 3, 4 Bảng phân bổ số 2 Nhật kí chứng từ số 1, 2, 5, 6,7 Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư, 1. Chứng từ và kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà 1.1.Tính giá nguyên vật liệu nhập kho Giá nguyên liệu, vật tư nhập kho là giá thực tế và được xác định cụ thể trong một số trường hợp như sau: + Nguyên vật liệu mua trong nước: Giá thực tế nguyên liệu, vật tư = Giá mua có thuế GTGT + Chi phí thu mua - Khoản giảm giá ( nếu có ) + Nguyên vật liệu nhập khẩu: Giá thực tế nguyên liệu, vật tư = Giá ghi trên hoá đơn (có thuế GTGT) + Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu - Khoản giảm giá (nếu có) Trong đó: Thuế nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, phí bảo quản, bảo hiểm, hao hụt hợp lí trên đường đi, tiền thuê kho bãi,…. Khoản giảm giá (nếu có ) là khoản giảm giá phát sinh sau khi nhận hàng và xuất phát từ việc giao hàng không đúng quy cách, thời hạn…đã ký kết. Giá nguyên vật liệu của Công ty bao gồm cả thuế GTGT đầu vào bởi vì sản phẩm của Công ty là bia hơi, đây là mặt hàng phải nộp thuế TTĐB nên Công ty không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của những nguyên vật liệu dùng để sản xuất bia hơi. Hình thức Công ty thu mua nguyên vật liệu là trọn gói nên nguyên vật liệu mua về nhập kho là kế toán có thể tính ngay giá trị thực tế của chúng. Các NVKT phát sinh trong kỳ: Ví dụ: Ngày 27/9/2004, Malt Đan Mạch do Công ty Việt Hà mua của Công ty Danbrew - Đan Mạch đã về nhập kho cùng với các chứng từ liên quan. Danbrew Co., Ltd 25 Enfield Street Copenhaghen Denmark Commercial Invoice ( Hoá đơn thương mại ) Customer Copy ( Liên 2: Giao cho khách hàng ) Series No: AA/03T Invoice No: 00279 Date: 21/09/2004 Customer/Khách hàng: Viet Ha Company Customer Code/Mã khách hàng: CC 01111 Address/Địa chỉ: 254 Minh Khai Ha noi - Viet nam V.A.T Code/MST: 0100103721-1 Salesperson I.D/Mã NVBH: Contract/Hợp đồng: C3112 Delivery Address/Nơi giao: Stock 1 - 254 Minh Khai Ha noi - Viet nam No. STT Description (Tên hàng hoá) Item Code (Mã hàng) Unit (ĐVT) Quantity (Số lượng) Unit Price (Đơn giá) Amount Value (Thành tiền) 1 Malt 121020 Kg 80.000 0.35 USD 28.000 USD This payment would be made by bank transfer to Danbrew Co.,Ltd Acc. in Vietcombank: 001.100.00.2711 (Thanh toán qua Ngân hàng ngoại thương Việt Nam) Grant Total(Tổng tiền phải trả):28.000 USD Amount in words(Viết bằng chữ): Thirty five thousand and seven US dollars. Customer (Người mua) Stock Keeper (Thủ kho) Chief Accountant (Kế toán trưởng) Manager (Giám đốc) Biểu số 7: Hoá đơn thương mại Đồng thời phòng KCS cũng tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng của nguyên vật liệu, lập Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hoá ( Biếu số 05 ), nếu có sai lệch về số lượng, chất lượng, thông số kĩ thuật thì báo cáo ngay cho giám đốc, xin ý kiến phản ánh hoặc khiếu nại nhà cung cấp Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hoá Mặt hàng: Malt Số lượng : Nhập kho : Kho 1 Quy cách đóng gói : bọc hộp xốp chống ẩm Nguồn nhập: Công ty Danbrew - Đan Mạch Ngày lấy mẫu : 2711/2004 Kết quả kiểm tra Chỉ tiêu kiểm tra Kết quả kiểm tra Chỉ tiêu hoá lí: Extract ( sự cô đặc ) Mùi Mốc mọt Bao bì 85% à Đạt Mùi thơm đặc trưng Không có Nguyên vẹn Biểu số 08: Phiếu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu Căn cứ vào hoá đơn của người bán, Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hoá và số lượng hàng hoá thực nhập, nhân viên thống kê của phòng KT-K-VT lập, bảo quản và lưu trữ các Phiếu nhập kho ( Biểu số 06 ). Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên: Liên 1 : do phòng KT-K-VT giữ Liên 2 : giao trả cho người giao hàng Liên 3 : giao cho thủ kho để ghi Thẻ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán để ghi sổ kế toán Đơn vị: Công ty Việt Hà Phiếu nhập kho Ngày 27 tháng 11 năm 2004 Mẫu số 01-VT (QĐ số 1141-TC/CĐKT ngày1-11-1995 của BTC) Họ và tên người giao hàng: Anh Thảo Theo hoá đơn số 279 ngày 21 tháng11 năm 2004 của Công ty Danbrew Nhập tại kho : Kho 1 của Công ty Việt Hà Số: 054 Nợ : TK 1521 Có : TK 112 Đơn vị tính: đồng Số TT Tên sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Malt Đan Mạch N01 Kg 80.000 80.000 6270 501.600.000 Cộng 80.000 80.000 501.600.000 Viết bằng chữ: Sáu trăm hai mươi triệu, không trăm ba chín nghìn, năm trăm linh năm đồng chẵn. Nhập, ngày 27 tháng 11năm 2004 Phụ trách cung tiêu (kí, họ tên) Người giao hàng (kí, họ tên) Thủ kho (kí,họ tên) Kế toán trưởng (kí, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (kí, đóng dấu) Biểu số 09: Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho phải đảm bảo đầy đủ năm chữ kí: phụ trách cung tiêu, người giao hàng, thủ kho, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. Các quyển Phiếu nhập kho được nhân viên thống kê đánh số thứ tự theo mã hàng hoá và theo năm. Viết lần lượt theo thứ tự, hết quyển này mới sang quyển khác và được lưu trữ trong 5 năm. Nguyên vật liệu nhập kho được thủ kho sắp xếp vào đúng chỗ quy định, đảm bảo khoa học hợp lý cho việc bảo quản nguyên vật liệu, thuận tiện cho việc theo dõi và xuất kho. 1.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. Một điểm đặc biệt ở Công ty Việt Hà là các chứng từ xuất vật tư do phòng cung ứng vật tư lập có ghi rõ mã vật liệu xuất, sau đó được chuyển sang phòng kế toán, kế toán nguyên vật liệu sẽ căn cứ vào các chứng từ xuất vật liệu này để nhập vào máy tính. Cuối quý, máy tính sẽ tự động căn cứ vào các mã vật liệu và số tổng tồn, tổng nhập trên Sổ chi tiết vật tư ( Biểu số 03 ) để tự động tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này thì giá thực tế vật liệu xuất kho được xác định như sau: Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân Đơn giá thực tế bình quân = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kì và nhập trong kì Lượng thực tế vật liệu tồn đầu kì và nhập trong kì Đơn vị: Công ty Việt Hà Phiếu xuất kho Ngày 30 tháng 11 năm 2004 Mẫu số 02-VT (QĐ số 1141-TC/CĐKT ngày1-11-1995 của BTC) Họ và tên người nhận hàng: Anh Hàn Lý do xuất kho: xuất nguyên vật liệu chính để sản xuất bia Xuất tại kho : Kho 1 của Công ty Việt Hà Số: 040 Nợ : TK 621 Có : TK 1521 Đơn vị tính: đồng Số TT Tên sản phẩm, hàng hoá Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 2 Malt Đan Mạch Gạo tẻ N01 N02 Kg Kg 111.150 50.450 111.150 50.450 6270 3428 696.910.500 172.942.600 Cộng 161.600 161.600 869.853.100 Viết bằng chữ : Tám trăm sáu chín triệu ,tám trăm năm mươi ba nghìn ,một trăm đồng. Xuất, ngày 30 tháng 11 năm2004 Phụ trách cung tiêu (kí, họ tên) Người nhận hàng (kí, họ tên) Thủ kho (kí,họ tên) Kế toán trưởng (kí, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (kí, đóng dấu) Biểu số 10: Phiếu xuất kho 2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu Nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà được hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả hiện vật, không chỉ theo từng kho mà chi tiết theo từng loại vật liệu và tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập kho, xuất kho. Nhằm tiến hành công tác ghi sổ, thẻ kế toán đơn giản, rõ ràng, dễ kiểm tra, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót trong việc ghi chép và quản lý, kế toán vật tư tiến hành hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Phiếu nhập Sổ kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp Phiếu xuất Thẻ kho Bảng tổng hợp N-X-T Sơ đồ số 08: Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song tại Công ty Việt Hà Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Đối chiếu, kiểm tra. Nguyên tắc hạch toán: Tại kho : ghi chép về mặt số lượng ( hiện vật ). Hàng ngày thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất do phòng kế hoạch gửi xuống thì ghi số lượng vật tư thực nhập, thực xuất vào Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho đồng thời lập Thẻ kho ( Biểu số 11 ). Thẻ kho được thủ kho lập và sắp xếp theo loại, nhóm vật liệu để tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn ghi trên Thẻ kho với số tồn thực tế. Hàng ngày sau khi ghi Thẻ kho xong, thủ kho phải chuyển những chứng từ nhập, xuất cho phòng kế toán, kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập. Đơn vị: Công ty Việt Hà Thẻ kho Tên kho: Kho 1 Tên vật tư: Malt Đan Mạch Mã số : N01 Đơn vị tính: Kg TT Chứng từ Diễn giải Ngày nhập xuất Số lượng Xác nhận của kế toán SH NT Nhập Xuất Tồn A B C D E 1 2 3 4 PN-066 PX-040 PN-072 PX-043 PN-085 PX-050 27/11/04 30/11/04 30/11/04 30/11/04 31/12/04 31/12/04 Tồn đầu quí Thảo nhập Hàn PX Thảo nhập Hàn PX Thảo nhập Hàn PX 27/11/04 30/11/04 30/11/04 30/11/04 31/12/04 31/12/04 80.000 185.509 150.000 111.150 81.250 66.750 16.041 Cộng 415.509 309.150 122.400 Biểu số 11: Thẻ kho Tại phòng kế toán: Hàng ngày, khi nhận chứng từ nhập, xuất do thủ kho gửi lên kế toán kiểm tra chứng từ ghi đơn giá, tính thành tiền ( hoàn chỉnh chứng từ ), phân loại chứng từ sau đó ghi vào Sổ chi tiết vật tư ( Biểu số 12). Sổ chi tiết vật tư được mở cho từng loại vật tư, theo dõi số lượng và giá trị nhập xuất trong kỳ và số tồn kho cuối kỳ. Sổ chi tiết vật tư Tên kho: Kho 1 Tên vật liệu: Malt Đan mạch Mã số: N01 Tài khoản: 1521 Đơn vị tính :Đồng Chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn Số hiệu Ngày Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền 066 040 072 043 085 050 27/11/04 30/11/04 30/11/04 30/11/04 31/12/04 31/12/04 Tồn đầu kì Nhập kho Xuất kho Nhập kho Xuất kho Nhập kho Xuất kho 80.000 185.509 150.000 501.600.000 1.163.141.430 940.500.000 111.150 81.250 66.750 696.910.500 509.437.500 418.522.500 16.041 100.555.252 Cộng PS 415.509 2.605.241.430 309.150 1.938.370.500 Tồn kho 31/12 122.400 767.426.182 Biểu số 12 : Sổ chi tiết vật tư Cuối quý, sau khi ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ nhập, xuất vào sổ, kế toán tiến hành cộng sổ tính ra tổng số nhập, tổng số xuất và số tồn kho của từng loại vật tư. Sau đó, kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên Thẻ kho với Sổ chi tiết vật tư nếu thấy số liệu chính xác thì kế toán ký xác nhận vào Thẻ kho. Sau đó, kế toán căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết để lập Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu ( Biểu số 13). Bảng tổng hợp N - X -T được lập cho tất cả các loại vật tư, mỗi loại vật tư được ghi trên một dòng trong bảng này. Từ sổ kế toán chi tiết vật tư, kế toán tính ra số tổng nhập, tổng xuất và số tồn cuối kì của mỗi loại vật tư để đưa lên một dòng trên Bảng tổng hợp N - X - T nguyên vật liệu. 3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Việt Hà Kế toán tại Công ty Việt Hà tiến hành kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư trên tài khoản kế toán và sổ kế toán. 3.1. Kế toán nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu Công ty Việt Hà tiến hành mua nguyên vật liệu theo phương thức mua hàng trực tiếp: Đối với những nguyên vật liệu có giá trị lớn thì Công ty đặt hàng trực tiếp với nhà cung cấp và trả bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc nợ. Đối với những vật tư có giá trị không lớn lắm thì nhân viên thu mua tự trả tiền sau đó mang hoá đơn và vật tư về Công ty để thanh toán. Hạch toán nghiệp vụ mua này như mua hàng trực tiếp bằng tiền mặt. Kế toán căn cứ vào Hoá đơn, Phiếu nhập kho, Phiếu chi ( đối với vật liệu mua bằng tiền mặt ), Giấy báo Nợ của Ngân hàng ( đối với vật liệu mua bằng TGNH ) để ghi vào Bảng kê chi tiết nhập vật tư, Sổ chi tiết Tiền mặt và Sổ chi tiết TGNH. Bảng kê chi tiết nhập vật tư ( Biểu số 10 ) được lập hàng tháng để tiện cho việc quản lý nguyên vật liệu nhưng đến cuối quý thì phải lập 1 Bảng kê chi tiết nhập vật tư cho cả quý. Bảng kê này ghi lần lượt theo thứ tự Phiếu nhập kho, mỗi Phiếu nhập kho được ghi vào 1 dòng trong Bảng kê chi tiết nhập vật tư Công ty Việt Hà Phòng Tài chính - Kế toán Bảng kê chi tiết nhập vật tư Từ ngày 1/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Đơn vị tính: đồng Số TT Chứng từ TKĐƯ Nội dung Số tiền Ngày Số hiệu 27/11/2004 30/11/2004 14/12/2004 22/12/2004 25/12/2004 28/12/2004 30/12/2004 30/12/2004 31/12/2004 31/12/2004 31/12/2004 31/12/2004 31/12/2004 31/12/2004 31/12/2004 … 066 067 074 075 076 077 078 079 080 081a 081b 082 083 084 085 … 1511 1511 331 1511 1511 331 1511 1511 1511 331 331 331 331 1511 1511 … Anh Thảo Anh Long Quân Anh Sơn Anh Tuấn Anh Sơn Sơn Hàn thu hồi sx T11 Tuấn Anh Long Anh Quân Anh Thảo Anh Tuấn Hàn PX thu hồi Anh Thảo … 501.600.000 58.102.500 1.950.000 16.383.398 21.612.000 117.290.250 61.425.000 0 56.306.000 22.033.000 20.475.000 11.735.216 4.211.260 0 940.500.000 … Cộng 3.281.445.653 Biểu số 13: Bảng kê chi tiết nhập vật tư Bảng kê này được sử dụng để lên Bảng tổng hợp nhập vật tư ( Biểu số 14 ) dùng để đối chiếu, kiểm tra với Sổ chi tiết của kế toán chi tiết. Đơn vị: Công ty Việt Hà Phòng Tài chính - Kế toán Bảng tổng hợp nhập vật tư Từ ngày 1/10/2004 đến 31/12/2004 Đơn vị tính: đồng kho TK ghi Có TK ghi Nợ 111 112 331 … Cộng 1 2 3 ... 1521 1522 1523 ... 49.683.476 1.236.423.210 157.308.216 200.462.158 … 2.203.751.872 10.000.000 0 … … … … … 3.847.759.226 349.232.874 225.621.135 … Cộng Nợ TK 152 648.398.873 1.296.797.747 1.336.249.033 3.281.445.653 Biểu số 14 : Bảng tổng hợp nhập vật tư Đồng thời, kế toán căn cứ vào số liệu tổng cộng ở Sổ chi tiết tiền mặt, TGNH với báo cáo quỹ và các chứng từ gốc để vào Nhật kí chứng từ số 1, số 2 đối ứng Nợ TK 151. Hai nhật kí này được mở hàng tháng để theo dõi cập nhập tình hình luân chuyển vốn bằng tiền trong Công ty. Bút toán sử dụng: Nợ TK 151- Hàng đang đi đường Có TK 111, 112 - Tiền mặt, TGNH Nhật kí chứng từ số 6 được dùng để theo dõi TK 151, trong đó ghi: Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu Có TK 151 - Hàng đang đi đường Đối với nghiệp vụ mua chưa trả tiền nhà cung cấp : kế toán sử dụng Sổ chi tiết TK 331 - Phải trả người bán . Sổ này được mở hàng quý và dùng để theo dõi công nợ với người bán về việc thu mua vật tư của Công ty với từng người bán và ghi theo bút toán: Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu Có TK 331 - Phải trả người bán Khi thanh toán các khoản nợ, kế toán căn cứ vào các phiếu chi, UNC…để phản ánh tình hình thanh toán nợ với người bán vào Sổ chi tiết TK 331(biểu số15) Nợ TK 331 - Phải trả người bán Có TK 111, 112, … Đơn vị: Công ty Việt Hà Phòng Tài chính - Kế toán Sổ chi tiết TK 331 Từ ngày 1/10/04 đến ngày 31/12/04 Tên nhà cung cấp: Công ty CP Việt Hà Đơn vị tính: đồng Chứng từ Tài khoản Nội dung Số tiền SH NT Nợ Có Nợ Có Unc Unc Unc Unc 085 01/10/04 02/10/04 02/10/04 24/10/04 30/10/04 31/12/04 331 331 331 331 1521 112 112 112 112 331 Số dư đầu kì Trả tiền bia BTP-CT CPVH Trả tiền mua Malt-CT CPVH Chi mua bia BTP-CT CPVH Trả tiên mua Malt-CT CPVH Mua Malt úc 429.188.760 628.254.000 410.563.230 448.305.000 1.916.310.990 940.500.000 Tổng cộng Số dư cuối kì 1.916.310.000 940.500.000 940.500.000 Biểu số 15 : Sổ chi tiết TK 331 Cuối tháng, tổng hợp số liệu và lên Nhật kí chứng từ số 5 ghi Có TK 331 và đối ứng Nợ TK 152. Nhật kí chứng từ số 5 (Biểu số 16) thể hiện tình hình công nợ của Công ty nên cần được lập hàng tháng nhằm kịp thời có những biện pháp cần thiết đối với những khoản nợ. 3.2. Kế toán nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu Cuối quí, sau khi tính được giá xuất kho vật tư, kế toán tiến hành hoàn chỉnh phiếu xuất kho vật tư ( vào số liệu cột đơn giá và thành tiền ) Căn cứ vào Phiếu xuất kho vật tư, kế toán phân loại và tổng hợp vật tư xuất dùng theo từng loại, từng đối tượng sử dụng bằng việc lập Bảng kê chi tiết xuất vật tư (biểu số 17) Bảng kê chi tiết xuất vật tư có ý nghĩa như một loại sổ chi tiết dùng để thống kê toàn bộ các chứng từ xuất kho vật liệu để ghi tài khoản Nợ cho từng Phiếu xuất kho. Bảng kê này được mở theo từng quí, trong đó mỗi Phiếu xuất kho ghi một dòng, lần lượt ghi theo thứ tự thời gian phát sinh chứng từ. Đơn vị: Công ty Việt Hà Phòng Tài chính - Kế toán Bảng kê chi tiết xuất vật tư Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Đơn vị tính: đồng STT Chứng từ TKĐƯ Nội dung Số tiền Ngày Số hiệu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 10/10/2004 16/10/2004 26/10/2004 30/10/2004 10/11/2004 25/11/2004 30/11/2004 05/12/2004 30/12/2004 30/12/2004 30/12/2004 30/12/2004 30/12/2004 31/12/2004 31/12/2004 036 037 038 040 041 042 043 044 045 046 047 048 049 050 051 6211 3388 6211 6211 6211 6211 6211 6211 6211 6211 6211 632 6211 6211 6211 Chị Hiến Opal Thảo trả tạm nhập Chị Hiến Opal Hàn PX chị Hiến Opal Anh Lê KCS Hàn PX Chị Hiến Opal Hàn PX Chị Hiến Opal Hiền KCS Chị Bắc CTCP Việt Hà Chị Hiến Opal Hàn PX Hiến Opal 1.950.000 313.500.000 18.847.560 940.784.038 23.488.056 12.589.956 676.216.102 11.020.000 40.163.970 17.518.762 12.589.957 0 6.364.000 563.402.128 643270.152 Cộng 2.702.767.681 Biểu số 17 : Bảng kê chi tiết xuất vật tư Trong nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu, kế toán thực hiện như bút toán xuất bán thành phẩm, hàng hoá,tức là thực hiện 2 bút toán: BT1: Ghi nhận doanh thu Nợ TK 111, 112 - Số tiền thu về Có TK 511 - Doanh thu bán nguyên vật liệu Có TK 3331 - Thuế GTGT đầu ra cho hàng hoá không chịu thuế TTĐB BT2: Kết chuyển giá vốn Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán Có TK 152 - Nguyên vật liệu Kế toán lấy số liệu từ bảng kê này để lập Bảng phân bổ số 2 (Biểu số 18) và Bảng kê tổng hợp số 3 (biểu số 19) Cuối quí, Bảng phân bổ số 2 được lập làm căn cứ để tập hợp chi phí cho từng bộ phận và tính giá thành cho từng sản phẩm. Đồng thời số tổng cộng trong bảng phân bổ này được dùng để lên số liệu tại dòng Xuất dùng trong kì trên Bảng kê tổng hợp số 3. Bảng kê tổng hợp số 3 được dùng để tính giá thành thực tế nguyên vật liệu nhập, xuất và tồn trong quý. Số liệu trên bảng kê số 3 được tập hợp từ các NKCT và bảng phân bổ số 2 Công ty Việt Hà Phòng tài chính Bảng phân bổ Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ lao động Từ ngày 1/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Đơn vị: đồng Số TT Ghi Có TK Đối tượng SD (ghi Nợ TK) TK 152 TK 153 Giá thực tế Giá thực tế 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 TK621-Chi phí sản xúât chung -Phân xưởng bia hơi -Phân xưởng Opal TK 622-Chi phí nhân công trức tiếp -Phân xưởng bia hơi -Phân xưởng Opal TK 627- chi phí sản xuất chung -Phân xưởng bia hơi -Phân xưởng nước Opal TK642-Chi phí quản lý doanh nghiệp TK641-Chi phí bán hàng TK241-XDCB dở dang TK138-Phải thu khác TK3388-Phải trả,phải nộp khác TK142-Chi phí trích trước TK642-Giá vốn hàng bán 2.764.599.334 2.580.955.899 183.643.435 31.033.166 859.701.058 56.736.600 356.566.000 19.955.000 13.958.160 42.188.820 16.072.649 26.116.171 21.051.227 11.170.544 Tổng cộng 4.120.549.318 74.410.591 Hà Nội,ngày 31 tháng 12 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng Biểu 17 : Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ. công ty bia việt hà phòng tài chính Bảng kê số 3 Tính giá thành thực tế vật liệu, công cụ, dụng cụ (tk 152, 153) Từ ngày :01/10/2004 Đến ngày31/12/2004 S tt Chi tiêu TK 152 TK 153 Giá thực tế Giá hạch toán 1 I. Số dư đầu kỳ 3.569.427.664 116.812.586 2 II. Số phát sinh trong tháng 3 Từ NKCT số 1 ( ghi có TK 111) 72.415.621 4 Từ NKCT số 2 ( ghi có TK 112) 5 Từ NKCT số 3 ( ghi có TK 151) 2.414.974.314 6 Từ NKCT số 4 ( ghi có TK 311) 7 Từ NKCT số5 (ghi có TK 331) 1.336.249.033 8 Từ NKCT số 5(ghi có TK) 179.177.300 9 Từ NKCT số7(ghi có TK154) 11.998.160 10 Từ NKCT khác(ghi có TK 333) 11 III.Cộng dư đầu kỳ và phát sinh 3.492.298.807 72.415.621 12 V. Xuất dùng trong tháng 4.102.549.318 74.410.591 13 VI. Tồn kho cuối tháng (III – V ) 3.409.277.153 114.817.607 Ngày 31/12/2004 Kế toán trưởng ( ký, họ tên ) Người lập biểu ( ký, họ tên ) Biểu số 18: Bảng kê số 3 Từ Bảng kê tổng hợp số 3, và bảng phân bổ NVL CCDC kế toán vào sổ kế toán tổng hợp TK 152 Sổ tổng hợp tài khoản 152 được dùng để tổng hợp các tài khoản đối ứng với tài khoản 152 phát sinh trong kì. Sổ này là cơ sở để kế toán vào Sổ cái TK 152 . Tại Công ty Việt Hà, Sổ Cái được lập và ghi theo năm. Công ty Việt Hà Phòng tài chính-kế toán Sổ kế toán tổng hợp TK 152 Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Đơn vị: đồng Số TT Tên các tài khoản đối ứng TKĐƯ Số tiền Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 Số dư đầu kì Hàng đang đi đường CF sản phẩm dở dang Phải trả nhà cung cấp Phải thu phải trả khác CP NVL trực tiếp CP bán hàng Chi phí QLDN Giá vốn hàng bán 621 641 642 632 151 154 331 338 3.569.427.664 2.414.974.314 11.998.160 1.336.249.033 179.177.300 2.764.599.334 859.701.058 31.033.166 13.958.160 Tổng cộng phát sinh Số dư cuối kì 3.942.398.807 3.409.277.153 4.102.549.318 Biểu 19: sổ tổng hợp TK152 Từ sổ kế toán tổng hợp TK 152 kế toán vào sổ cái TK 152(biểu số 20) Sổ cái TK 152 Năm 2004 Số dư đầu kỳ Nợ Có 3.569.427.664 Đơn vị: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này … Quý 4 Cộng 151 2.414.947.314 2.414.947.314 154 11.998.160 11.998.160 331 338 1.336.249.033 179.177.300 1.336.249.033 179.177.300 Cộng phát sinh Nợ 3.942.398.807 3.942.398.807 Có 4.102.549.318 4.102.549.318 Số dư cuối quý Nợ 3.409.277.153 Có Biểu 20 : Sổ Cái TK 152 Sổ cái TK 153 Năm 2004 Số dư đầu năm 116.812.586 Đơn vị: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này … Quý 4 Cộng 111 72.415.621 72.415.621 Cộng phát sinh Nợ 72.415.621 72.415.621 Có 74.410.591 74.410.591 Số dư cuối quý Nợ 114.817.607 Có Biểu21 : Sổ cái TK 153 Ngoài ra để quản lý chặt chẽ hơn việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng bộ phận, kế toán tiến hành lập thêm : Bảng kê số 4 ( tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng ) dùng để tập hợp số phát sinh bên Có TK 152,153, 241,… đối ứng Nợ với các TK 621, 627,…và được tập hợp theo từng phân xưởng, nhà máy và chi tiết cho từng sản phẩm. Cơ sở để ghi vào Bảng kê số 4 là căn cứ vào bảng phân bổ số 2, các bảng kê và các NKCT liên quan để ghi vào các cột và các dòng phù hợp của bảng kê số 4. Bảng kê số 5 ( tập hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ) dùng để tổng hợp số phát sinh Có TK 152, 153, 142,…đối ứng Nợ với các TK 641, 642, 241. Trong từng tài khoản chi tiết theo yếu tố và nội dung chi phí: chi phí vật liệu, dụng cụ, nhiên liệu,…Kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ số 2, các bảng kê và các NKCT có liên quan để lập Bảng kê số 5. Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 4 và Bảng kê số 5 sau khi khoá sổ vào cuối quý được dùng để ghi NKCT số 7 và Sổ kế toán tổng hợp TK 152 Nhật ký chứng từ số 7 được dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu ghi trên NKCT số 7 được lấy từ các bảng phân bổ, các bảng kê và các NKCT khác có liên quan. III. kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tiền lương là phần thù lao lao động biểu hiện bằng tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động căncứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành của họ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiền lương được coi như đoàn bẩy kinh tế kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động. Do đó việc hạchtoán tiền lương phải được tập hợp một cách chính xác và đầy đủ. Ngoài tiền lương, công nhân viên chức còn đượchưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi và xã hội đó là trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). áp dụng chế độ tài chính kế toán hiện hành, hiện nay quỹ BHXH của Công ty được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kì hạch toán. Người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh, còn 5% trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ). Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại Công ty trong những trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân viên nghỉ đẻ hoặc thai sản…được tính toán trên cơ sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập “Bảng thanh toán BHXH” để làm cơ sở thanh toán với quỹ BHXH. 1. Phương pháp tính lương Công ty thực hiện trích quỹ BHYT 3% trên số thu nhập tạm tính của người lao động, trong đó Công ty chịu 2% (tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh) còn người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của họ). Kinh phí công đoàn của Công ty được trích theo tỉ lệ 1% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh). Theo quy định của Công ty, lương cơ bản (LCB) của công nhân sản xuất tính theo thang bảng lương của Nhà nước còn lương công việc ngày (lương cv ngày) do Công ty xây dựng, mức lương cv ngày của từng công nhân được Công ty xây dựng dựa trên trình độ tay nghề cũng như thâm niên làm việc của họ. Tương tự như vật dựa vào thâm niê._. lợi nhuận được chia 6. Lãi bán ngoại tẹ , chênh lệch tỉ giá 7. Lãi bán hàng trả chậm 8. Chiết khấu thanh toán được hưởng 9. Doanh thu tài chính khác 12.717.823.552 488.518.665 286.562.015 4.545.455 5- Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trang tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp : Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm nay Năm trước 1 2 3 4 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1.Bố trí cơ cấu tài sản : - Tài sản cố định/Tổng tài sản - Tài sản lưu động /Tổng tài sản 1.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn - Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 2. Khả năng thanh toán 2.1.Khả năng thanh toán hiện hành 2.2.Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2.3.Khả năng thanh toán nhanh 2.4.Khả năng thanh toán nợ dài hạn 3. Tỷ suất sinh lời 3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu 3.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng TS - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng TS 3.3.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu % % % % lần lần lần lần % % % % % 74,91 25,09 9,47 90,53 10,61 2,83 2,01 8,91 6,53 2,79 2,04 2,07 82,75 17,25 5,73 94,27 17,46 3,01 1,77 13,00 8,84 0,77 0,52 0,56 6- Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu : 7- Các kiến nghị : Ngày 31 tháng 12 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (ký,họ tên) (ký ,họ tên) Kết quả hoạt động kinh doanh Quý: III Năm 2004 Phần I : Lãi ,Lỗ Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Kỳ trước Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) +Chiết khấu thương mại +Giảm giá hàng bán +Hàng bán bị trả lại +Thuế TTĐB ,thuế xuất nhập khẩu phải nộp 1-Doanh thu thuần về bán hàng(10=01-03) 2-Giá vốn hàng bán 3-Lợi nhuận gộp về bán hàng (20=10-11) 4-Doanh thu hoạt động tài chính 5-Chi phí tài chính -Trong đó: lãi vay phải trả 6- Chi phí bán hàng 7- Chi phí quản lý doanh nghiệp 8-Lợi nhuận thuần tử hoạt động kinh doanh [ 30 = 20+(21-22)-(24+25) ] 9-Thu nhập khác 10-Chi phí khác 11-Lợi nhuận khác (40=31-32) 13-Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 14-Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 15-Lợi nhuận sau thuế sau thuế (60=50-51) 01 03 04 05 06 07 10 11 20 21 22 23 24 25 30 31 32 40 50 51 60 13.206.342.217 3.885.249.000 3.885.249.000 9.321.093.217 5744.023.260 3.577.069.957 291.107.470 61.942.000 61.942.000 1.927.934.086 1.800.130.242 78.171.099 878.480 878.480 79.049.579 25.295.865 53.753.714 20.726.626.903 6.565.699.000 6.565.699.000 14.160.927.903 10.749.870.412 3.411.057.491 140.481.062 45.019.000 45.019.000 1443.740.357 1747.976.115 314.803.081 134.784.668 93.269.350 41.515.318 356.318.399 114.021.888 368.173.824 48.098.616.627 15.340.937.066 15.340.937.066 32.757.679.541 23.435.376.477 9.322.303.073 9.699.859.869 126.566.000 126.566.000 2.615.128.949 3.741.751.147 3.797.716.850 269.246.842 173.044.902 96.201.940 3.972.968.369 1.101.446.013 2.792.226.491 Phần II-Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Mã số Số còn phải nộp đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm Số còn phải nộp cuối kỳ Số phải nộp Số đã nộp Số phải nộp Số đã nộp 1 2 3 4 5 6 7 8=3+4-5 I-Thuế 1-Thuế GTGT hàng nội địa 2-Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3-Thuế tiêu thụ đặc biệt 4-Thuế xuất ,nhập khẩu 5-Thuế thu nhập doanh nghiệp 6-Thu trên vốn 7-Thuế tài nguyên 8-Thuế nhà đất 9-Tiền thuê đất 10-Các loại thuế khác II-Các khoản phải nộp khác 1-Các khoản phụ thu 2-Các khoản phí , lệ phí 3-Các khoản phải nộp khác 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 7.967.902 1.860.687.832 -1.410.171.777 90.347.096 690.546.080 1.327.109.969 112.173.978 3.885.249.000 1.126.741.878 38.755.570 3.428.548.166 100.616.000 141.892.097 19.226.186.066 1.126.741.878 400.000.000 4.036.980 144.558.922 17.868.383.399 784.344.089 103.322.000 1.400.000 81.386.310 2.263.388.666 -283.429.899 90.374.096 690.546.080 1327109.969 Tổng cộng (40 =10+30 ) 40 2.556.514.102 5.124.164.856 3.621.919.736 20.898.857.021 18.902.008.410 4.068.759.222 Tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang năm nay : Trong đó :thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu Mã số Số tiền Kỳ này Luỹ kế từ đầu năm 1 2 3 4 I. Thuế GTGđược khấu trừ 1.Số thuế GTGT còn được khấu trừ,còn được hoàn lại đầu kỳ 2. Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh 3. Số tuế GTGT đã được khấu trừ hoàn lại(12=13+14+15+16) Trong đó a- Số thuế GTGT đã khấu trừ b- Số thuế GTGT đã hoàn lại c- Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá hàng hàng mua d- số thuế GTGT không được khấu trừ 4.Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lạicuối kỳ(17=10+11-12) II.Thuế GTGT được hoàn lại 1.Số thuế GTGT còn được hoàn lại 2. Số thuế GTGT được hoàn lại phát sinh 3. Số thuế GTGT đã hoàn lại 4. Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ(23=20+21-22) III. Thuế GTGT được giảm 1. Số thuế GTGT được miễn giảm đầu kỳ 2. Số thuế GTGT được giảm phát sinh 3. Số thuế GTGT được giảm 4. Số thuế GTGT được giảm cuối kỳ(33=30+31-32) IV-Thuế GTGT hàng bán nội địa 1-Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ 2-Thuế GTGT đầu ra phát sinh 3-Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ 4-Thuế GTGT hàng bán bị trả lại , bị giảm giá 5-Thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế phải nộp 6-Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách nhà nước 7-Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ (46=40+41-42-43-44-45) 10 11 12 13 14 15 16 17 20 21 22 23 30 31 32 33 40 41 42 43 44 45 46 19.675.579 19.675.579 19.675.579 7.967.902 131.849.557 19.657.579 38.755.570 81.386.310 180.092.282 180.092.282 180.092.282 321.984.379 180.092.282 144.558.922 Lập ngày 31 tháng 12 năm 2004 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Mục lục 39 Công ty Việt Hà Phòng Tài chính - Kế toán Bảng tổng hợp Nhập - xuất - tồn vật tư Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Số TT Tên vật tư Mã VT ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 … Mal Đan Mạch Gạo tẻ Hoa Hublon Khí CO2 Thuốc chống váng Men giống Phôi chai Thùng catton Opal Bia nướ BTP … N01 N02 N03 N05 N06 N07 N14 N15 N17 … Kg Kg Kg Kg Kg ống Cái Thùng Lít … 16.041 9.890 560 1,9 770.840 6.040 ... 100.555.252 33.820.331 25.865 426.327.656 415.509 109.350 1.507,3 10.700 2 8.680 17.387 ... 2.605.241.430 374.933.950 156.512.568 25.179.931 27.619.760 40.163.970 .... 309.150 116.400 1.570,3 11.260 2 145.536 10.680 17.387 ... 1938.370.500 399.019.200 156.512.568 25.179.931 80.481.408 7.276.800 40.163.970 .... 122.400 2.840 1.9 625.304 761.104 ... 767.426.182 9.735.081 25.865 345.846.248 ... Cộng 1.823.904,4 629.399.132 867235,3 3.257.884.193 1.164.808,3 3.700.817.681 1.526.081.4 1.186.465.104 Biểu số 13: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư Đơn vị: Công ty Việt Hà Phòng Tài chính - Kế toán Nhật kí chứng từ số 7 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Từ ngày 01/10/2004 đến 31/12/2004 Đơn vị tính: đồng STT TK ghi Có TK ghi Nợ 152 … TK thuộc các NKCT khác Tổng cộng chi phí NKCT số 1 … 1 2 3 4 5 6 Tài khoản 621 Tài khoản 622 Tài khoản 627 Tài khoản 152 Tài khoản 154 Tài khoản 155 2.764.599.334 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 2.767.144.334 532.284.814 1.088.403.406 3.942.398.807 4.787.832.554 5.126.421.449 13 Cộng nhóm A 2.764.559.334 18.244.485.374 14 15 16 Tài khoản 641 Tài khoản 642 Tài khoản 632 859.701.058 31.033.166 13.958.160 1.927.934.086 1.807.943.795 5.744.023.260 17 Cộng nhóm B 159.922.753 9.479.901.141 18 Tổng cộng ( A+B) 3.655.333.558 27.724.386.515 Biểu số : trích NKCT số 7 bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Đơn vị tính: đồng Số TT TK ghi Có TK ghi Nợ … 152 153 Các TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng cộng chi phí NKCT số 1 … 1 Tài khoản 621 2 - Nhà máy bia hơi 2.580.955.899 2.583.500.899 3 - Nhà máy nước Opal 183.643.435 183.643.435 4 Cộng TK 621 2.764.599.334 2.767.144.334 5 6 7 8 9 .... Tài khoản 622 Tài khoản 627 -Nhà máy bia -Nhà máy nước Opal Cộng TK 627 ......... .... 16.072.649 26.116.171 42.188.820 … 966.326.752 122.076.654 1.088.403.406 Tổng cộng … 2.764.599.334 42.188.820 … 9.175.665.114 Bảng kê số 5 Tập hợp chi phí đầu tư XDCB, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Đơn vị tính: đồng Số TT TK ghi có TK ghi nợ 152 153 … TK phản ánh ở các NKCT khác Tổng cộng NKCT số 1 … 1 TK 241 - CP đầu tư XDCB … 2 TK 641 - CP bán hàng 859.701.058 11.171.544 1.927.934.086 3 - Chi phí vật liệu, DC 861.592.474 11.170.544 1.156.851.230 4 - Nhiên liệu 43.108.584 771.082.856 ....... 14 TK642-CP quản lý 31.033.166 21.051.277 1.807.943.795 15 -Chi phí vạt liệu, DC 883.542 210.741.777 16 -Nhiên liệu động lực 30.149.624 309.450 ........ Tổng cộng 890.734.224 32.211.771 3.735.867.881 Biểu số17 : trích Bảng kê số 5 61 Công ty Việt Hà Phòng tài chính Bảng phân bổ Tiền lương và bảo hiểm xã hội Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Đơn vị: đồng S TT Ghi Có TK Đối tượng SD (ghi nợ các TK) TK 334 Phải trả CNV TK 338 - Phải trả phải nộp khác Tổng cộng KPCĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) Cộng có TK 338 1 2 3 4 5 6 7 8 … TK 622 - CP NCTT - Phân xưởng bia hơi - Phân xưởng nước Opal TK 627-Chi phí sản xuất chung -Phân xưởng bia hơi -Phân xưởng nước Opal TK 641-Chi phí bán hàng TK 642-Chi phí quản lý DN 489.289.428 437.404.860 51.884.568 65.931.995 65.931.995 91.161.879 438.267.426 10.249.045 9.162.230 1.086.815 1.381.064 1.381.064 1.930.496 9.160.168 32.746.341 30.180.666 2.565.675 2.216.250 2.216.250 1.582.749 116.493.248 42.995.386 39.342.896 3.652.490 3.597.314 3.597.314 3.513.245 125.653.416 532.284.814 476.747.756 55.537.058 69.529.309 69.529.309 94.675.124 563.920.842 Tổng cộng 1.084.650.728 22.720.773 153.038.588 175.759.361 1.260.410.089 Biểu 25: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Cuối quý, từ các số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH máy sẽ ghi vào Bảng kê 4 và Nhật kí số 7. 26 Công ty Việt Hà Phòng tài chính Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Đơn vị: đồng Số TT Chỉ tiêu Nơi SD Toàn DN TK 627- chi phí sản xuất chung TK 641 TK 642 TK 241 NG Số KH PX bia PX Opal 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị, dụng cụ QL TSCĐ phúc lợi TSCĐ chờ thanh lí 7.911.444.344 18.237.547.061 3.521.548.081 1.272.068.714 524.269.938 159.441.005 563.203.993 127.328.304 40.668.122 88.708.512 477.966.606 485.122 17.066.225 73.233.829 14.332.214 11.104.208 97.899.204 364.547 39.334.054 899.350 29.429.100 39.818.453 … Tổng cộng 31.466.878.138 890.641.424 567.160.240 90.300.054 123.700.173 109.840.957 Biểu 5: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 60 Bảng thanh toán lương Số: 21 Tháng 11 năm 2004 Đơn vị: PX bia – Tổ máy lạnh S TT Họ và tên Lương cv/ng Lương cb/ng Lương chính Số NC Phép Lương cơ bản (LCB) BHYT, BHXH (6% LCB) Lương phụ Tổng lương Phí công đoàn Đã lĩnh tạm ứng Khấu trừ truy lĩnh Còn lĩnh SN Lương CN Thành tiền ĐH Thành tiền 1 Ng. Công Lập 23.875 35.600 59.475 23 0 0 783.300 47.000 0 0 21 73.500 1.441.500 14.000 600.000 0 780500 2 Ng. Công Quân 20.416 23.800 44.216 23 0 0 522.900 31.400 0 0 22 77.000 1.094.000 11.000 500.000 0 551.600 3 Ng. Mậu Cường 20.416 35.600 56.016 23 0 0 783.300 47.000 0 0 21 73.500 1.361.900 13.000 600.000 0 701.900 4 Lê Minh Hải 20.416 23.800 44.216 23 0 0 522.900 31.400 0 0 21 73.500 1.090.500 11.000 500.000 0 548.100 5 Đoàn Văn Tiến 20.416 35.600 56.016 23 0 0 783.300 47.000 0 0 25 87.500 1.375.900 13.000 600.000 20.000 735.900 6 Ng. Tuấn Phương 20.416 23.800 44.216 23 0 0 522.900 31.400 0 0 19 66.500 1.083.500 11.000 500.000 0 541.100 7 Đỗ Văn Thành 20.416 19.500 39.916 23 0 0 428.400 25.700 0 0 18 63.000 981.100 10.000 500.000 0 445.400 8 Trịnh Đức Điều 20.416 19.500 39.916 23 0 0 428.400 25.700 0 0 21 73.500 991.600 10.000 500.000 0 455.900 9 Ng. Huy Hoà 20.416 35.600 56.016 23 0 0 783.300 47.000 0 0 20 70.000 1.358.400 13.000 600.000 0 698.400 Tổng cộng 333.600 658.000 10.778.400 106.000 4.900.000 20.000 5.458.800 Tổng cộng số tiền còn lĩnh của đơn vị là: 5.458.800 đồng Bằng chữ: Năm triệu bốn trăm năm mươi tám ngàn tám trăm đồng chẳn. Ngày 30 tháng 7 năm 2004 Giám đốc Phòng tài chính Lao động tiền lương Biểu 24 : Bảng thanh toán lương và BHXH 59 bảng thanh toán lương Tháng 11 năm 2004 Đơn vị: Phòng Maketting Đơn vị tính :đồng S TT Họ và tên Mức lương 1 ngày công Số NC Lương phép Tổng lương BHXHvà YT Phí công đoàn Đã lĩnh tạm ứng lần 1 Khấu trừ truy lĩnh Còn lĩnh Lương CB Lương CV Tổng lương SN TL Lương CB Tỷ lệ 6% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 N-T- Tùng T-T-Dũng Trần-T- Sơn Vũ-V-Phong Lưu-H-Ninh Bùi-V-Phương Hoàng-Thái Đoàn-Vĩnh Hải- Sơn Thái Bảo N_V_Huy Lê Minh Sơn 44.291 55.232 34.800 34.932 34.932 26.232 26.23240.205 33.887 23.727 100.400 79.000 61.000 50.455 50.455 23.684 23.684 23.684 23.684 20.455 20.445 20.445 100.400 79.000 105.291 105.687 85.255 58.792 58.792 50.096 50.096 60.660 54.332 44182 23 23 23 23 23 23 23 23 23 23 23 23 2.309.200 1.817.000 2.421.700 2.430.800 1.960.900 1.352.300 1.352.300 1.152.200 1.152.2001.395.200 1.249.600 1.016.200 0 0 974.400 1.215.100 765.600 768.500 768.500 577.100 577.100884.500 745.300 522.000 58.500 72.900 45.900 46.100 46.100 34.600 34.600 43.100 44.700 31.300 23.000 18.000 28.000 29.000 22.000 20.000 20.000 15.000 15.000 16.000 17.000 16.000 1.000.000 0 1.000.000 1.000.000 800.000 600.000 600.000 600.000 600.00060600.000 600.000 500.000 0 0 464.000 585.800 324.800 665.400 665.400 421.800 421.800 300.000 537.800 578.400 1.286.200 1.799.200 1.799.200 1.914.700 1.417.800 1.351.600 1.351.600 924.400 924.400 1.626.100 1.125.700 1.047.300 Tổng cộng 19.606.600 7.798.100 467.800 239.000 6300.000 4.965.200 17.568.000 . Ngày 30 tháng 11 năm 2004 Giám đốc Phòng tài chính Lao động tiền lương 81 Nhật kí chứng từ số 7 Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/09/2004 Đơn vị:đồng Số TT TK ghi Có TK ghi Nợ 141 153 214 334 338 627 NKCT số1 NKCT số 2 NKCT số 5 Tổng cộng chi phí … 7 TK 627 48.576.000 42.188.820 657.460.294 65.931.995 3.597.314 62.629.598 24.263.000 183.765.385 1.088.403.406 8 - Phân xưởng bia hơi 48.576.000 16.072.649 576.160.240 65.931.995 33.464.615 24.263.000 183.765385 966.326.752 9 - Phân xưởng Opal 26.116.171 90.300.054 29.164.983 122.076.654 … 12 Tài khoản 154 1.448.403.406 4.787.832.554 … Cộng nhóm A 253.264.876 74.410.591 890.641.424 1.084.650.728 354.936.661 5.138.419.690 62.629.598 24.763.000 183.765.385 18.244.485.374 Biểu 46: Nhật kí chứng từ số 7 101 bảnG kê số 8 Nhập xuất tồn kho thành phẩm(TK155) Từ ngày 01/10/2004 Đến ngày 31/12/2004 STT Chứng từ Diễn giải Ghi nợ TK155,ghi có các TK Ghi có TK155,ghi nợ các TK Số Ngày TK 154 Cộng nợ TK155 632 Cộng Số lượng Giá thành Tổng giá thành Số lượng Giá thành Tổng giá thành 1 2 3 4 ... 36 017 015 016 018 xb 30/10/04 31/10/04 05/11/04 30/11/04 31/12/04 Nước Opal thùng Nước Opal bình Bia hơi Bia hơi .... Bia hơi 1.685 2.358 1.021.422,5 751.155,5 .... 36.778 40.299 1922 1922 ... 61.969.361 95.138.478 1.962.842.607 1.443.720.871 ... 61.969.361 95.138.478 1.962.842.607 1.443.720.871 ... 2.426.684 1922 4.663.755.210 4.663.775.210 Tổng cộng 5.126.421.449 5.126.421.449 4.663.755.210 4.663.755.210 Biểu số 60: Bảng kê số 8 102 BảnG kê số 8 Nhập xuất tồn kho hàng gửi bán (TK157) Từ ngày 01/10/2004 Đến ngày 31/12/2004 STT Chứng từ Diễn giải Ghi nợ TK157,ghi có các TK Ghi có TK157,ghi nợ các TK Tồn Số Ngày TK 155 Cộng nợ TK155 632 Cộng có TK 157 Số lượng Giá thành Tổng giá thành Số lượng Giá thành Tổng giá thành ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 ... 008 008 012 012 014 014 016 016 gb gb cn ... 05/11 05/11 30/11 30/11 30/11 30/11 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 Tồn đầu kỳ ... Nước Opal Nước Opal Nước Opal Nước Opal Nước Opal Nước Opal Nước Opal Nước Opal Opal thùng500ml Opal bình5GL Opal thùng ... 1.665 2.359 1.602 1.659 55 28 2.785 2.012 ... 36.778 40.299 36.778 40.299 36.778 40.299 36.778 40.299 ... 61.371.900 95.064.418 59.049.720 66.856.041 2.027.300 1.128.372 102.655.100 81.081.588 ... 61.371.900 95.064.418 59.049.720 66.856.041 2.027.300 1.128.372 102.655.100 81.081.588 6.328 5.447 61 36.778 40.299 36778 232.730.192 219.521.979 2.256.960 232.730.192 219.521.979 2.256.960 186.841.316 Tổng cộng 469.234.439 469.234.439 454.509.131 454.509.131 201.566.624 Biểu số 61: Bảng kê số 8 103 BảnG kê số 8 Nhập xuất tồn kho thành phẩm(TK156) Từ ngày 01/10/2004 Đến ngày 31/12/2004 STT Chứng từ Diễn giải Ghi nợ TK156,ghi có các TK Ghi có TK156,ghi nợ các TK Số Ngày TK 331 Cộng nợ TK156 632 Cộng Số lượng Giá thành Tổng giá thành Số lượng Giá thành Tổng giá thành 1 003 dc 05/10/04 31/12/04 Hoa Huplon 8% Hoa Huplon 8% 606.068.775 32.128.568 606.086.775 32.128.568 Tổng cộng 638.179.343 638.179.343 Biểu số 60: Bảng kê số 8 114 Nhật ký chứng từ số 1 ghi có TK111 - Tiền mặt Tư 01/10/2004 Đến 31/12/2004 STT Ngày Ghi có tài khoản 111, Ghi nợ các tài khoản Cộng 113 133 141 151 334 338 431 627 635 641 642 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 .... 01/10/04 02/10/04 04/10/04 07/10/04 08/10/04 09/10/04 11/10/04 14/10/04 15/10/04 16/10/04 17/10/04 21/10/04 22/10/04 23/10/04 25/10/04 28/10/04 29/10/04 31/10/04 ..... 724.000.000 25.000.000 684.000.000 507.000.000 757.000.000 804.000.000 518.000.000 814.000.000 ....... 785.452 ...... 23.000.000 10.000.000 16.000.000 8.000.000 15.000.000 10.000.000 10.000.000 15.000.000 ........ 7.854.528 309.450 ...... 300.000 192.501.000 150.000 75.000 1.300.000 184.333.657 ...... 15.958.289 ...... 16.041.400 7.500.000 ....... 13.557.301 ...... 14.501.000 ..... 16.705.000 30.228.000 2.435.000 3.346.330 786.600 ...... 885.420 2.506.300 6.036.000 849.000 7.307.000 1.800.000 2.000.000 4.675.652 503.387 ...... 885.420 40.207.300 756.741.000 8.490.000 25.000.000 864.300.000 16.000.000 30.228.000 213.365.301 523.800.000 765.000.000 2.000.000 846.164.380 10.000.000 29.743.391 518.530.387 27.346.330 185.135.257 ....... Cộng 9.841.000.000 1.591.052 519.040.703 72.804.564 1.136.038.662 62.872.692 139.038.400 65.920.000 61.942.000 724.317.252 178.108.153 12.903.476.733 Biểu số 72: Nhật ký chứng từ số 1 113 Bảng kê số 1 ghi nợ TK111 - Tiền mặt Từ 01/10/2004 Đến 31/12/2004 STT Ngày Ghi có tài khoản 111, Ghi nợ các tài khoản Cộng 131 141 3331 3382 3383 3388 5111 5112 5113 5115 642 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 03/10/04 07/10/04 08/10/04 09/10/04 10/10/04 11/10/04 13/10/04 15/10/04 16/10/04 18/10/04 21/10/04 22/10/04 23/10/04 25/10/04 28/10/04 29/10/04 31/10/04 ..... 2.700.000 17.663.000 972.000 420.000 1.450.000 ........ 4.25.000 5.306.051 11.773.147 9.568.104 8.084.075 5.000.000 147.604.762 1.382.697.000 220.836.000 166.839.000 210.074.000 757.000.000 397.516.000 447.000.000 94.775.000 548.450.000 385.000.000 337.600.000 3.748.000 870.000 4.536.000 660.000 3.360.000 620.550 10.800.000 2.962.000 2.900.000 5.008.000 7.127.949 11.090.000 11.661.987 4.256.400 1.594.254 870.000 7.236.000 660.000 1.382.697.000 225.518.000 166.839.000 3.360.000 216.668.252 767.188.654 415.179.000 457.800.000 2.962.000 97.675.000 5.592.450.000 397.854.000 348.996.000 229.104.665 Cộng 46.356.000 220.505.335 60.011.240 18.990.784 27.691.038 46.200.000 482.508.665 11.641.707.000 294.257.450 13.978.660 7.813.555 12.864.565.180 Biểu số 71: Bảng kê số 1 115 Bảng kê số 2 Ghi nợ TK 112-tiền gửi ngân hàng Từ 01/10/2004 Đến 31/12/2004 STT Chứng từ Diễn giải Ghi nợ TK 112, ghi có các TK ... Cộng Số CT Ngày 113 ... 131 3331 3384 3388 413 5111 5113 ... 1 2 3 14 17 ... Unc Gnt Gnt .... Unc Gnt ... 01/10 04/10 09/10 .... 18/10 22/10. ... Trả tiền Opal T7 Gửi tiền vào NH Gửi tiền vào NH ....... Thuế GTGTnước opal Gửi tièn vào NH ...... 724.000.000 684.000.000 804.000.000 900.000 520.000 900.000 724.000.000 684.000.000 520.000 Cộng 9.841.000.000 132.400.751 67.921.534 4.701.200 432.000 550.492.051 6.010.000 67.146.136 28.693.716.836 Biểu số 73: Bảng kê số 2 116 Nhật ký chứng từ số 2 Ghi có TK 112-tiền gửi ngân hàng Từ 01/10/2004 Đến 31/12/2004 STT Chứng từ Diễn giải Ghi Có TK 112, ghi Nợ các TK ... Cộng Số CT Ngày 133 151 331 333 338 627 641 642 ... 1 2 3 14 17 18 ... 28 Unc Gnt ... Unc Unc UN UN .... Unc Gnt ... 04/10 04/10 ... 09/11 24/11 24/11 24/11 .... 30/12 31/12. ... BHXH tạm tính Q4 .Tiền thuê đất tại MK ... Nộp tiền điện T10 Cước ĐT cố địnhT11 Chi đại tu máy B/áp Chi phí TT quảng cáo Trả tiền mua Mal Thuế GTGT đầu vào ........ 198.780 940.500.000 18.330.895 80.800.000 70.000.000 23.153.000 22.727.273 11.417 70.000.000 80.800.000 18.330.895 11.417 23.153.000 22.727.273 940.500.000 198.780 Cộng 13.564.295 2.233.042.374 3.160.910.041 3.619.522.468 315.044.629 24.263.000 54.454.546 67.146.136 27.531.083.059 Biểu số 74: Nhật ký chứng từ số 2 58 Đơn Vị: Bộ phận :Phòng Marketting Bảng chấm công Tháng 11 năm 2004 STT Họ Và Tên Cấp bậc lương hoạc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 3 4 5 6 7 8 ... Số công hưởng lương sản phẩm Sốcông hưởng lươngthời gian Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng 100% lương Số công nghỉ việc ngừng việc hưởng ....% lương Số công hưởng BHXH Ký hiệu chấm công A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 ... 32 33 34 35 36 37 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 N-T- Tùng T-T-Dũng Trần-T- Sơn Vũ-V-Phong Lưu-H-Ninh Bùi-V-Phương Hoàng-Thái Đoàn-Vĩnh Hải- Sơn Thái -Bảo N-V-Huy Lê-Minh-Sơn + + p + + CN + CN + + + + L + L + + + L + + + + + + CN P + + + + + CN + + + + + P CN CN + + + + + + + + + P + + + + CN CN + + + + + P CN + + CN + + + + + + CN P + + CN + CN + + + + CN + CN + + + + CN + + + + 23 23 23 23 23 23 23 23 23 23 23 23 Lương SP: K Lương thời gian: + ốm,điều dưỡng: Ô con ốm : Cô Thai sản: TS Nghỉ phép: P Hội nghị,họctập: H Nghỉ bù: NB Nghỉ không lương:Ro Ngừng việc:N Tai nạn : T Lao động nghĩavụ:LĐ Cộng Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) 45 Công ty việt Hà Phòng tài chính-Kế toán Nhật ký chứng từ số 5 Ghi có TK331-Phải trả cho người bán Từ 01/10/2004 Đến 31/12/2004 Đơn vị tính: đồng Stt Tên đơn vị SDĐK Ghi Có TK 331, ghi Nợ các TK khác Ghi Nợ TK 331 SDCK Nợ Có TK 152 627 642 Cộng Có TK 111 TK112 Cộng Nợ Nợ Có 1 2 3 … Bia Việt Hà-mua nvl Công ty CP Việt Hà Điện lực Hai Bà Trưng Công ty Thủ đô … 4.785.000 … 1.076.559.000 … 25.179.931 940.500.000 … 183.765.385 20.418.376 25.179.931 940.500.000 … ... 25.179.931 1.961.310.990 .... 25.179.931 1.961.310.990 … 4.785.000 … 940.500.000 204.183.761 … Tổng cộng 22.160.800 2.947.640.727 1.336.249.033 183.765.385 20.418.376 1.540.432.794 2.245.000 3.160.910.041 3.165.155.041 100.051.210 1.400.631.890 Biểu số 16 : trích NKCT số 5 129 Công ty việt Hà Phòng tài chính-Kế toán Nhật ký chứng từ số 5 Ghi có TK338-Phải trả,phải nộp khác Từ 01/10/2004 Đến 31/12/2004 Đơn vị tính: đồng Stt Tên đơn vị SDĐK Ghi Có TK 338, ghi Nợ các TK khác Ghi Nợ TK 338 SDCK Nợ Có 111 112 622 ... Cộng Có TK 111 TK112 152 Cộng nợ Nợ Có 1 2 3 … Kinh phí công đoàn Bảo hiẻm xã hội Bảo hiểm y tế Tạm nhập NVL … 24.425.803 2.681.797 12.530.868 3.556.000 … 18.990.784 27.961.038 … 4.701.200 10.249.045 32.746.341 41.711.557 180.729.626 4.701.200 179.300 … 15.958.289 2.741.403. 15.958.289 178.936.340 .... 356.566.000 31.916.578 181.677.743 356.566.000 34.220.782 1.733.680 17.232.068 179.177.300 Tổng cộng 1.684.250.337 92.881.822 5.133.200 42.177.300 .... 1.540.432.794 62.872.692 315.044.629 356.566.000 735.361.801 735.361.801 Biểu số 83 : trích NKCT số 5 125 Công ty việt Hà Phòng tài chính-Kế toán Bảng kê số 11 Ghi nợ TK131-Phải thu của KH Từ 01/10/2004 Đến 31/12/2004 SốTT Tên đơn vị Số dư đầu kỳ Ghi nợ TK 131, ghi có các TK Ghi có TK 131, ghi nợ các TK Dư cuối kỳ 333 511 Cộng nợ 111 112 Cộng có 1 2 3 GOSHI-ThăngLong Công ty CP Việt Hà Kách sạn Vị Hoàng ..... 22.770.000 102.332.561 1.450.000 ... 1.380.000 .... 13.800.000 .... 15.180.000 ..... 18.081.000 1.450.000 .... 84.251.651 .... 102332.561 1.450.000 .... 37.950.000 ... 395.212.862 3.916.783 53.207.217 57.124.000 46.356.000 132.400.751 178.756.751 273.580.111 Biểu số: 79 Trích bảng kê số 11 130 Công ty việt Hà Phòng tài chính-Kế toán Bảng kê số 11 Ghi nợ TK 138-Phải thu khác Từ 01/10/2004 Đến 31/12/2004 SốTT Tên đơn vị Số dư đầu kỳ Ghi nợ TK 138, ghi có các TK Ghi có TK 138, ghi nợ các TK Dư cuối kỳ 111 112 152 Cộng nợ 211 Cộng có 1 2 3 4 5 6 7 Trả lãi cho dây truyền bia hộp Pải thu NVL và các khoản khác Tiền điện tại 493 TĐ Tiền cược vỏ két chai-M.Thu Chi cho đề tài NCKH -KCO5 Tiền điện tại 96 Hàng Trống Giá trị nhà 96 Hàng Trống đã TT 4.120.650.969 235.136.024 18.867.695 1.041.000 4.950.000 745.694.874 7.202.844 20.843.097 56.736.600 56.736.600 20.843.097 7.202.844 745.694.874 745.694.874 4.120.650.969 291.872.624 39.710.792 1.041.000 4.950.000 7.202.844 0 ... 5.126.340.562 7.202.844 20.843.097 56.736.600 84.782.541 745.694.874 745.694.874 4.465.428.229 Biểu số: 83 Trích bảng kê số 11 127 Công ty việt Hà Phòng tài chính-Kế toán Bảng kê số 6 Tập hựp chi phí trả trước-TK142 Từ 01/10/2004 Đến 31/12/2004 SốTT Tên đơn vị Số dư đầu kỳ Ghi nợ TK 142, ghi có các TK Ghi có TK 142, ghi nợ các TK Dư cuối kỳ Nợ Có 152 Cộng nợ 641 Cộng có 1 2 3 Bom bia CP SC thùng men Tủ bảo quản bia 19.955.000 19.955.000 9.977.500 9.977.500 9.977.500 Cộng 19.955.000 19.955.000 9.977.500 9.977.500 9.977.500 Biểu số: 81 Bảng kê số 6 133 Công ty việt Hà Phòng tài chính-Kế toán Nhật ký chứng từ số 10 Ghi có TK141-Thanh toán tam ứng Từ 01/10/2004 Đến 31/12/2004 Đơn vị tính: đồng Stt Tên đơn vị SDĐK Ghi Có TK 141, ghi Nợ các TK khác Ghi Nợ TK 141 SDCK Nợ Có 111 133 151 331 .... Cộng có 111 Cộng Nợ Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 .. … Phòng kế hoạch vật tư Nguyễn Văn Quân Nguyễn Đình Thảo Lê Khắc Huy Phòng hành chính Tạ Văn Tân Tần Mai Vân Bùi Thế bình Lê Giao Qùynh .... 8.711.658 7.641.683 10.000.000 100.000.000 7.400.000 5.000.000 89.964.000 448.335 94.070.000 7.400.000 35.000.000 17.675.000 273.200 4.247.032 69.258.210 72.883.799 2.195.000 73.466.410 81.230.831 448.335 94.070.000 7.400.000 35.000.000 17.675.000 80.000.000 88.589.148 56.951.555 120.000.000 48.000.000 80.000.000 88.589.148 56.951.555 120.000.000 48.000.000 15.245.248. 15.000.000 67.399.890 5.930.000 0 90.000.000 120.289.000 Tổng cộng 375.608.079 220.040.703 4.520.232 149.270.009 2.195.000 ......... 629.755.452 519.040.703 519.040.703 246.893.330 Biểu số 87 : trích NKCT số 10 22 Công Ty bia Việt Hà Phòng tài chính Sổ chi tiết Tài sản cố định Loại tài sản: TSCĐ hữu hình Từ ngày 01/10/2004 Đến ngày 31/12/2004 Đơn vị tính: Đồng STT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, ký hiệu, quy cách Nước sản xuất Năm đưa vào sd Số hiêu TS CĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm TSCĐ SH NT Tỷ lệ KH (%) Mức KH SH NT 1 010 23/11 Máy in HP Singgapo 2004 T11 25.356.000 2 TS 31/12 Tăng TS tại 96 H- Trống Việt Nam 2001 TS 745.694.874 Cộng 771.051.419 Biểu số :3 Sổ chi tiết TSCĐ 80 Bảng kê số 4 Tập hợp chi phí sản xuất theo PX dùng cho các TK 154, 621, 622, 627 Từ ngày 01/07/2004 đến ngày 30/07/2004 Số TT TK ghi Có TK ghi Nợ 141 153 214 334 335 338 627 NKCT số1 NKCT số 2 NKCT số 5 Tổng cộng chi phí 1 TK 154 - Phân xưởng biahơi 1.338.739.188 10.606.669.012 - Phân xưởng Opal 149.664.188 400.036.038 Cộng TK 154 1.488.403.406 4.787.832.554 2 TK 627 - Phân xưởng biahơi 48.756.000 42.188.820 657.460.294 65.531.995 800.000.000 3.597.314 33.464.615 24.263.000 183.765.385 966.326.752 - Phân xưởng Opal 16.072.659 90.300.054 29.164.983 24.263.000 122.076.654 Cộng TK 627 48.756.000 26.116.171 890.641.242 65.931.995 800.000.000 3.597.314 62.629.598 24.263.000 183.765.385 1.088.403.406 … Tổng cộng 48.756.000 74.410.591 1.982.460.294 1.107.956.823 44.429.763 354.936.661 1.488.403.406 62.629.598 24.263.000 183.765.385 9.175.665.095 Biểu 45: Bảng kê số 4 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT602.doc
Tài liệu liên quan