BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Ngọc Thảo
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
HUYỆN MỎ CÀY, TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Thị Ngọc Thảo
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở
HUYỆN MỎ CÀY, TỈNH BẾN TRE
Chuyên ngành: QUẢ
138 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4255 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo duc đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ VĂN NAM
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô Ban Giám hiệu trường Đại học sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh, quí Thầy, Cô ở phòng sau đại học, Thầy , Cô trong khoa Tâm lý-giáo dục, quý
Thầy Cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục Khoá 19 của trường Đại học sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành .ăn. Đặc biệt chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với
người hướng dẫn khoa học:
TS. Võ Văn Nam, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên chúng tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Gíáo dục và đào tạo Bến Tre, lãnh đạo huyện Mỏ
Cày; xin cảm ơn Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp thuộc 6 trường trung học phổ thông huyện
Mỏ Cày – Bến Tre, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn huyện Mỏ Cày
đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp dữ liệu, cho ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong
nghiên cứu thực tế để làm luận văn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn luận văn không sao tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, của quí
thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011
Tác giả
LÊ THỊ NGỌC THẢO
MỤC LỤC
3TLỜI CẢM ƠN3T ...................................................................................................................... 3
3TMỤC LỤC3T ............................................................................................................................ 4
3TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT3T .................................................................................. 9
3TMỞ ĐẦU3T ............................................................................................................................ 10
3T1. Lí do chọn đề tài:3T ............................................................................................................................... 10
3T2. Mục đích nghiên cứu:3T ......................................................................................................................... 11
3T .Khách thể và đối tượng nghiên cứu:3T .................................................................................................... 11
3T4. Nhiệm vụ nghiên cứu:3T ....................................................................................................................... 11
3T5. Giả thuyết khoa học:3T .......................................................................................................................... 11
3T6.Phương pháp nghiên cứu:3T .................................................................................................................... 12
3T7.Những đóng góp mới của luận văn:3T ..................................................................................................... 12
3T8. Cấu trúc của luận văn:3T ........................................................................................................................ 13
3TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG3T .......................................... 14
3T1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:3T .............................................................................................................. 14
3T1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài:3T .................................................................................................. 14
3T1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:3T .................................................................................................... 16
3T1.2. Một số khái niệm cơ bản:3T ................................................................................................................ 19
3T1.2.1. Đạo đức:3T .................................................................................................................................. 19
3T1.2.2. Giáo dục:3T ................................................................................................................................. 21
3T1.2.3. Giáo dục đạo đức:3T .................................................................................................................... 22
3T1.2.4. Quản lý:3T ................................................................................................................................... 23
3T1.2.5. Quản lý giáo dục:3T ..................................................................................................................... 24
3T1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức:3T ....................................................................................... 25
3T1.3. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT:3T ..................................... 26
3T1.3.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT.3T ........................................................................................ 26
3T1.3.1.1. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ3T...................................................................................... 26
3T1.3.1.2. Sự phát triển của tự ý thức3T ................................................................................................ 26
3T1.3.1.3. Sự hình thành thế giới quan3T .............................................................................................. 27
3T1.3.1.4. Trong giao tiếp và đời sống tình cảm3T ................................................................................ 27
3T1.3.2. Ý nghĩa và mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay.3T ........................................ 28
3T1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT:3T ....................................................................... 29
3T1.3.4. Các con đường , phương tiện và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh:3T ......................... 31
3T1.3.5. Kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT3T ................................................... 32
3T1.3.6. Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT:3T........................................... 32
3T1.3.6.1. Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT:3T ..................................... 32
3T1.3.6.2. Nội dung quản lý công tác GD đạo đức cho học sinh THPT:3T ............................................ 33
3T1.3.6.3. Quản lý việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục :Nhà trường -Gia đình -Xã hội:3T .......... 36
3T1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đạo đức ở trường THPT:3T .......................................... 37
3T1.4.1. Tính kế hoạch hoá trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức:3T .................................................. 37
3T1.4.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên ( đặc biệt là năng lực sư phạm) tham gia công tác giáo dục đạo
đức.3T ................................................................................................................................................... 37
3T1.4.3. Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh:3T ................................................................................ 37
3T1.4.4. Mức độ xã hội hoá giáo dục trong trong lĩnh vực giáo dục đạo đức:3T ........................................ 38
3T1.4.5. Hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội liên hiệp thanh niên:3T .................................................. 38
3T1.4.6. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường3T .................................................................... 39
3TChương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH THPT Ở HUYỆN MỎ CÀY, TỈNH BẾN TRE.3T ....................... 41
3T2.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, dân số, kinh tế, văn hóa , xã hội của huyện Mỏ Cày.3T................................. 41
3T2.1.1. Vị trí địa lý huyện Mỏ Cày:3T ...................................................................................................... 41
3T2.1.2. Đặc điểm về kinh tế:3T ................................................................................................................ 41
3T2.1.3. Đặc điểm về văn hóa , xã hội, giáo dục:3T ................................................................................... 42
3T2.1.4. Khái quát về giáo dục và đào tạo huyện Mỏ Cày:3T ..................................................................... 42
3T2.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh
Bến Tre.3T ................................................................................................................................................. 43
3T2.2.1. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:3T ............................................................................... 44
3T2.2.2. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức:3T ............................................................ 45
3T2.2.2.1.Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn thực hiện giáo dục đạo đức:3T .......................... 45
3T2.2.2.2.Chỉ đạo GVCN thực hiện công tác giáo dục đạo đức:3T ........................................................ 47
3T2.2.2.4. Công tác phối hợp với CMHS và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:3T ...................... 63
3T2.2.3. Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng trong công tác giáo dục đạo đức:3T ........................................... 65
3T2.2.3.1. Việc qui định nhiệm vụ và tiêu chuẩn đánh giá giáo viên tham gia giáo dục đạo đức.3T ....... 65
3T2.2.3.2. Việc kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng:3T ................................................. 68
3T2.2.4. Hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.3T ......... 69
3T2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác GD đạo đức HS ở các trường THPT huyện Mỏ
Cày, Bến Tre.3T .................................................................................................................................... 73
3T2.2.5.1. Những ưu điểm và hạn chế.3T .............................................................................................. 73
3T2.2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.3T ...................................................................... 74
3TChương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở
TRƯỜNG THPT HUYỆN MỎ CÀY, BẾN TRE3T ............................................................. 77
3T .1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp.3T ................................................................................................. 77
3T .2. Một số giải pháp quản lý công tác GD đạo đức HS ở các trường THPT huyện Mỏ Cày, Bến Tre.3T .... 77
3T .2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ - giáo viên và CMHS về công tác GD đạo đức.3T .......... 77
3T .2.1.1. Mục tiêu của giải pháp.3T ..................................................................................................... 78
3T .2.1.2. Nội dung của giải pháp.3T .................................................................................................... 78
3T .2.1.3. Cách tiến hành giải pháp.3T .................................................................................................. 78
3T .2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.3T ......................................................................................... 80
3T .2.2. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường.3T .................................................... 80
3T .2.2.1. Mục tiêu của giải pháp.3T ..................................................................................................... 80
3T .2.2.3. Biện pháp thực hiện.3T ......................................................................................................... 81
3T .2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.3T .......................................................................................... 83
3T .2.3. Tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”, “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.3T .................... 83
3T .2.3.1. Mục tiêu của giải pháp.3T ..................................................................................................... 83
3T .2.3.2. Nội dung của giải pháp.3T .................................................................................................... 84
3T .2.3.3. Cách tiến hành giải pháp.3T .................................................................................................. 84
3T .2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.3T .......................................................................................... 86
3T .2.4. Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường.3T ...... 86
3T .2.4.1. Mục tiêu của giải pháp.3T ..................................................................................................... 86
3T .2.4.2. Nội dung của giải pháp.3T .................................................................................................... 86
3T .2.4.3. Cách tiến hành giải pháp.3T ................................................................................................. 87
3T .2.4.3. Điều kiện tiến hành giải pháp.3T .......................................................................................... 88
3T .2.5. Tích cực đổi mới công tác chủ nhiệm lớp.3T ................................................................................ 89
3T .2.5.1. Mục tiêu của giải pháp.3T ..................................................................................................... 89
3T .2.5.2. Nội dung của giải pháp.3T .................................................................................................... 89
3T .2.5.3. Cách tiến hành giải pháp.3T .................................................................................................. 89
3T .2.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.3T .......................................................................................... 92
3T .2.6. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.3T........................................ 92
3T .2.6.1. Mục tiêu của giải pháp.3T ..................................................................................................... 92
3T .2.6.2. Nội dung của giải pháp.3T .................................................................................................... 93
3T .2.6.3. Cách tiến hành giải pháp.3T .................................................................................................. 93
3T .2.6.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.3T .......................................................................................... 95
3T .2.7. Đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra , đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức . Xây dựng chế độ
khen thưởng , trách phạt hợp lý.3T ......................................................................................................... 95
3T .2.7.1. Mục tiêu của giải pháp:3T ..................................................................................................... 95
3T .2.7.2.Nội dung giải pháp:3T ........................................................................................................... 95
3T .2.7.3.Cách tiến hành giải pháp:3T................................................................................................... 96
3T .2.7.4. Điều kiện thực hiện giải pháp:3T .......................................................................................... 97
3T .2.8.Đẩy mạnh việc phối hợp ba môi trường GD: Nhà trường- Gia đình- Xã hội trong công tác GD
đạo đức cho học sinh.3T ........................................................................................................................ 97
3T .2.8.1.Mục tiêu của giải pháp:3T...................................................................................................... 97
3T .2.8.2.Nội dung giải pháp:3T ........................................................................................................... 97
3T .2.8.3.Cách tiến hành giải pháp:3T................................................................................................... 98
3T .3. Mối quan hệ giữa các giải pháp.3T ...................................................................................................... 99
3T .4. Kết quả thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.3T ...................................................... 100
3TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3T ......................................................................................... 104
3T1.Kết luận.3T ........................................................................................................................................... 104
3T2. Kiến nghị.3T ........................................................................................................................................ 105
3TPHỤ LỤC3T ......................................................................................................................... 109
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH : Ban giám hiệu
CB-GV : Cán bộ - giáo viên
CB-GV-NV : Cán bộ - giáo viên - nhân viên
CBQL : Cán bộ quản lý
CMHS : Cha mẹ học sinh
CLB : Câu lạc bộ
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
ĐTB : Điểm trung bình
ĐTN : Đoàn thanh niên
GD : Giáo dục
GDCD : Giáo dục công dân
GDĐĐ : Giáo dục đạo đức
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
HS : Học sinh
HĐNGLL : Hoạt động ngoài giờ lên lớp
NXB : Nhà xuất bản
QLGD : Quản lý giáo dục
SHDC : Sinh hoạt dưới cờ
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TDTT : Thể dục thể thao
XHHGD : Xã hội hóa giáo dục
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong năm nhiệm vụ quan trọng của giáo dục toàn diện.
Ngày 21 tháng 10 năm 1964, khi về thăm trường đại học sư phạm Hà Nội, Bác Hồ đã dạy:“Công tác
giáo dục đạo đức trong nhà trường là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục
trong nhà trường xã hội chủ nghĩa. Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả đức lẫn tài. Đức là đạo
đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng”.
Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết
tha gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có chí kiên cường xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát
huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo,
có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là
những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng , vừa chuyên”.
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam lại càng trở nên đặc
biệt quan trọng. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mặt trái của cơ chế thị trường đã
tác động mạnh mẽ đến thế hệ trẻ.Các tệ nạn xã hội tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của học
sinh phổ thông, không ít học sinh đã sa vào các tệ nạn xã hội, sống tùy tiện ,cẩu thả, như Đảng ta đã
nhận định trong Nghị Quyết Trung ương II, khóa VIII:“Đặc biệt đáng lo ngại là trong một bộ phận
sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng,
thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”.Vì vậy trong những năm
tới cần “Tăng cường giáo dục công dân , giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-
Lênin...tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa-thể thao phù hợp với lứa tuổi
và yêu cầu giáo dục toàn diện”.
Các nghiên cứu lý luận cho thấy trong trường học nói chung và trường trung học phổ thông
(THPT) nói riêng, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là yếu tố ảnh hưởng mang tính
quyết định đến chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.Thế hệ học sinh trung học phổ
thông đang trong độ tuổi mà tâm sinh lý có sự chuyển biến mạnh mẽ, rất thích cái mới nhưng chưa
đủ tri thức và bản lĩnh nên dễ bị ảnh hưởng của các tác động tiêu cực trong đời sống xã hội, nhất là
sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường.Do đó, việc giáo dục đạo đức và quản lý công tác giáo
dục đạo đức cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách đối với tất cả các trường nói
chung.Thực tiễn ở huyện Mỏ Cày , tỉnh Bến Tre cho thấy, tình trạng học sinh THPT sa sút về mặt
đạo đức ngày càng có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó, công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức còn nhiều hạn chế, cần được nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm để tìm ra những vấn đề cần giải
quyết và xác định những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên , tác giả chọn “Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre” làm đề tài luận văn
Thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu:
-Xác định thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
-Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện Mỏ
Cày, tỉnh Bến Tre trong giai đoạn hiện nay.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
-Khách thể: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh trường
THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre .
-Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học phổ thông.
-Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường
THPT huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
-Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trong huyện
Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
5. Giả thuyết khoa học:
Giả thuyết 1: Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng các trường
THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre thực hiện khá tốt việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức;
công tác kiểm tra , đánh giá được tiến hành thường xuyên, kịp thời.
Giả thuyết 2: Việc quản lý của Hiệu trưởng vẫn còn hạn chế ở công tác tổ chức, chỉ đạo và
phối hợp các lực lượng giáo dục; phương pháp,hình thức và phương tiện giáo dục chưa phong phú
và còn thiếu tính thực tiễn .
6.Phương pháp nghiên cứu:
-Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích , tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa , khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài
nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học phổ thông.
-Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: tiến hành khảo sát thực tế tại các trường THPT ở
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre thông qua trò chuyện, trao đổi đối với Cán bộ quản lý, giáo viên và
học sinh để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh .
+Phương pháp quan sát:quan sát các kế hoạch và các hoạt động của nhà trường: kế hoạch
GD đạo đức, họp hội đồng giáo dục, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Đoàn thanh niên, sinh hoạt chủ
nhiệm lớp, ngoại khóa...
+Phương pháp điều tra bằng Ankét : sử dụng hệ thống câu hỏi mở và câu hỏi kín để tìm
hiểu các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu.Cụ thể :
*Khảo sát 100% Cán bộ quản lý của 6 trường THPT trong huyện Mỏ Cày (gồm 6 hiệu trưởng
và 13 phó hiệu trưởng ).
*Khảo sát 100% giáo viên chủ nhiệm của 3 trường đại diện cho 3 vùng:1 trường thuộc vùng
sâu (THPT Nguyễn Thị Minh Khai, 1 trường thuộc vùng ven thị trấn (THPT Ngô Văn Cấn) và 1
trường tại trung tâm thị trấn Mỏ Cày (THPT Chêguevara), gồm có 95 GVCN.
*Khảo sát 290 học sinh tại 3 trường thuộc 3 vùng : vùng sâu, vùng ven thị trấn và tại trung
tâm thị trấn.
+Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: nhằm thu thập những thông tin khoa học, những nhận
định, đánh giá của các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong công tác
giáo dục đạo đức ở trường THPT .
-Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm thống kê SPSS 11.5 nhằm xử lý các
kết quả đã khảo sát.
7.Những đóng góp mới của luận văn:
-Góp phần bổ sung cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
cấp THPT.
-Đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức ở các trường THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
-Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre .
8. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận
văn được chia thành 3 phần như sau:
UChương I:U Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh THPT.
UChương IIU: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở
huyện Mỏ Cày , tỉnh Bến Tre.
UChương IIIU: Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện
Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc,yêu
cầu,chuẩn mực, qui tắc điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với
tự nhiên, xã hội, lao động của con người. Nó được hình thành rất sớm trong lịch sử nhân loại và
được mọi xã hội, mọi tầng lớp, mọi thời đại quan tâm. Con người của thời đại nào thì phục vụ cho
sự nghiệp và sự phát triển của thời đại đó, của xã hội đó.Vì vậy, giáo dục đạo đức là một vấn đề
thiết thực và quan trọng góp phần trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh .Đây là
vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo dục trong và ngoài nước quan tâm từ lâu nay.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài:
Những vấn đề về giáo dục đạo đức đã xuất hiện từ rất lâu ở cả phương Đông lẫn phương Tây.
Ở phương Đông , thời cổ đại, Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà triết học nổi tiếng của Trung
Quốc đồng thời là nhà đạo đức học khai sinh Nho giáo. Ông coi trọng vai trò của giáo dục đạo đức
và quan niệm có tính hệ thống về phương pháp giáo dục cũng như về tâm lý giáo dục. Nội dung và
mục tiêu chủ yếu của GD Nho giáo được ghi trong Tứ thư và Ngũ kinh.Nhưng cụ thể và tập trung
nhất là nêu trong Luận ngữ (sách ghi lời nói, việc làm của Khổng tử và của một số môn đồ) là bồi
dưỡng những người có2T đức nhân2T, người “quân tử” có đủ phẩm cách và năng lực thi hành “đạo lớn”
theo tôn chỉ của Nho gia. Khổng tử quan niệm sự hiểu biết không phải là sinh ra đã có sẵn mà phải
được tích lũy qua quá trình học tập, rèn luyện khá công phu.Các đức tính như 2Tnhân, trí, tín, trực,
dũng, cương2T cần phải học tập rèn luyện thì mới có thể phát triển đúng hướng, ứng dụng hoàn hảo.
Kết hợp chặt chẽ việc truyền thụ tri thức văn hóa với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức. Ở mức độ
nhất định, có thể nói Khổng tử chủ trương coi việc rèn luyện đạo đức là ưu tiên số một. Ông từng
căn dặn các học trò rằng:2T Ở nhà thì ăn ở hiếu thuận với cha mẹ, ra ngoài xã hội thì kính trọng
nhường nhịn các bậc huynh trưởng; nên ít lời và đã nói thì phải thành thực, nên thân yêu rộng khắp
mọi người. 2TKhổng tử đặt lên hàng đầu nhân cách và đạo đức của người dạy, sự làm gương quan
trọng hơn lời giảng (Thân giáo trọng ư ngôn giáo). Ông xây dựng học thuyết “Nhân-Trí-Dũng”,
trong đó, “ Nhân” là lòng thương người-là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con
người.Đứng trên lập trường coi trọng giáo dục đạo đức, ông có chủ trương nổi tiếng truyền lại đến
ngày nay “ Lễ trị”. Lấy “Lễ” để ứng xử ở đời. Muốn vậy , mỗi người phải biết tu thân làm gốc.[33]
Ở phương Tây, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho rằng cái gốc của đạo đức là tính
thiện. Bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện ấy được lan toả thì con người sẽ có hạnh phúc.
Theo ông, muốn xác định được chuẩn mực đạo đức phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp
khoa học .
Aristoste (384-322 TCN) xem đạo đức là cái thiện của cá nhân, còn chính trị là cái thiện của xã
hội.
Thế kỷ XVII, Komenxky (1592-1670)- Nhà giáo dục vĩ đại của Tiệp Khắc đã có nhiều đóng
góp cho công tác giáo dục đạo đức qua tác phẩm “ Khoa sư phạm vĩ đại”. Ông đã đề ra nhiều biện
pháp cụ thể trong việc giáo dục làm cơ sở cho nền giáo dục hiện đại sau này. Komensky có khả
năng như là bẩm sinh trong việc nắm bắt tâm lý trẻ em và hiểu được cả những khía cạnh tinh vi nhất
của tâm hồn trẻ. Ông nhấn mạnh việc tôn trọng con người phải bắt đầu từ ý thức tôn trọng trẻ em,
bởi trẻ em như những cây non trong vườn ươm: “Để cây đó lớn lên một cách lành mạnh, nhất thiết
phải được sự quan tâm, chăm sóc, tưới bón, tỉa tót…”.Komensky có một quan niệm triết lý nổi bật
về sự hòa nhập giữa con người và thế giới tự nhiên và ông cực lực phản đối việc dùng bạo lực đối
với trẻ em. Ông kêu gọi các bậc cha mẹ, các nhà giáo và tất cả những ai làm nghề nuôi dạy trẻ:
“Hãy mãi mãi là một tấm gương trong đời sống, trong mọi sinh hoạt để trẻ em noi theo và bắt
chước mà vào đời một cách chân chính…”. Ông coi những trẻ em yếu kém về học tập và hạnh kiểm
như là những trái chín muộn, nếu ta biết cách giáo dục và kiên trì giáo dục thì cũng sẽ đem lại kết
quả tốt đẹp. Nhà giáo bằng thái độ trân trọng, kiên nhẫn, hoàn toàn có thể xóa bỏ ở học sinh những
thói xấu, những mặc cảm và khơi dậy những tiềm năng của các em. [24]
._.Sau Komenski có nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu và bàn về vấn đề đạo đức, nhân cách học
sinh, như Jean Jacques Russeau (1712-1778), Petxtalogi (1746-1827).
Theo quan niệm học thuyết Mac-Lênin: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có nguồn gốc từ
lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội .
Nếu tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo. Do vậy đạo đức mang tính lịch sử, tính
giai cấp và tính dân tộc.
Thế kỷ XX , một số nhà giáo dục nổi tiếng Xô Viết cũng nghiên cứu về giáo dục đạo đức học
sinh ,các nghiên cứu của họ đã đặt nền tảng cho việc giáo dục đạo đức mới trong giai đoạn xây dựng
CNXH ở Liên Xô.
-A.C.Macarenco: Trong tác phẩm Bài ca sư phạm, đã khái quát các vấn đề giáo dục người
công dân (giáo dục trẻ em phạm pháp và không gia đình) đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo
dục đạo đức và các biện pháp giáo dục đúng đắn như sự nêu gương, nguyên tắc giáo dục bằng tập
thể và thông qua tập thể.
- V.A Xukhomlinxky, nhà giáo dục lớn người Nga cũng rất quan tâm đến những biện pháp
quản lý đạo đức cho học sinh, đóng góp nhiều lí luận, kinh nghiệm giáo dục thế hệ trẻ.Với kinh
nghiệm giảng dạy và giáo dục ở trường nông thôn Pavlush ông cho rằng: dạy học trước hết là sự
giao tiếp về tâm hồn giữa thầy và trò “dạy trẻ phải hiểu trẻ, thương trẻ và tôn trọng trẻ…”. Trong
quá trình giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh, ông quan tâm đặc biệt tới sự cân đối hài hòa
giữa sự phát triển xúc cảm, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ với sự phát triển trí tuệ, thể chất,
năng lực hoạt động xã hội, giao tiếp, kỹ năng lao động nghề nghiệp, kỹ thuật, ý thức công dân
XHCN. Ông đã có nhiều kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và tự giáo
dục, chủ đạo tác động của nhà sư phạm với chủ động, tự quản rèn luyện của học sinh và tập thể học
sinh, giải quyết hợp lí giữa giáo dục tập thể và giáo dục cá nhân. Ông đã nêu lên nhiều kinh nghiệm
phối hợp các lực lượng giáo dục xã hội, gia đình, nhà trường, tận dụng những điều kiện xã hội, tự
nhiên vào quá trình giáo dục thế hệ trẻ. Những tác phẩm về giáo dục đạo đức như "Giáo dục con
người chân chính như thế nào", "Giáo dục cộng sản đối với lao động" vẫn được sử dụng và có giá trị to
lớn trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Phải khẳng định rằng đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách. Vì vậy việc giáo
dục đạo đức cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, các nhà giáo dục và của toàn xã
hội. Việt Nam là đất nước có truyền thống dân tộc với nhiều giá trị tốt đẹp, đã trở thành những giá
trị triết học Việt Nam. Đó là phương châm: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng
chung một giàn”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, là
“Tiên học lễ, hậu học văn”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, là “Cái nết đánh chết cái đẹp”... Từ các triều
đại phong kiến trước đây, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được lưu vào sử sách, trở
thành những nội dung giảng dạy trong các trường học thời bấy giờ.
Đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nước ta có nhiều sách dạy về luân lý, dạy làm
người, dạy giao tiếp. Đó là của các tác giả: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Đỗ Thận, Tản Đà,
Trần Trọng Kim, Trần Hữu Độ, Lê Văn Siêu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng... Các tác phẩm được dùng làm sách giáo khoa, sách dùng cho người dạy, sách đọc ở nhà...
Trong đó có “Phong hóa điều hành”, “Cờ bạc nha phiến”, “Huấn nữ ca” (dịch), “Gia huấn ca” (dịch)
của Trương Vĩnh Ký; “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu; “Đạo đức và luân lý” của Phan Chu
Trinh. [37].
Phan bội Châu, trong tác phẩm “Khổng học đăng”, với quan điểm tiến bộ đã đúc kết những
tinh hoa của Khổng học, chắt lọc tính nhân bản sâu sắc, phát huy những phẩm chất cao cả của con
người nhằm phục vụ bản thân và xã hội. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, liêm là những đức tính cần
phải được mọi người trau dồi, học tập, nhất là thế hệ thanh niên.
Phan Chu Trinh, với “Đạo đức và luân lý” (Bài nói chuyện sau in thành sách năm 1927) đã
đề cao sức mạnh đạo đức, nhân cách, bản lĩnh con người. Theo ông, một dân tộc muốn đứng lên
không bị người ta chèn ép thì phải có một nền đạo đức vững chặt, đó là cái tính chất của dân tộc đã
trải qua hàng ngàn năm lịch sử... [37].
Như vậy, mặc dù dựa trên các quan điểm tiếp cận khác nhau, từ các nhà lãnh đạo đến các học
giả, các sĩ phu yêu nước, những nhà nghiên cứu đều rất coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ
trẻ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến đạo đức và giáo dục đạo đức cho cán
bộ và học sinh. Bác cho rằng đạo đức cách mạng là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Quan
điểm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đạo đức mà coi nhẹ
mặt tài năng. Đức là gốc , nhưng đức và tài phải kết hợp , phẩm chất và năng lực phải đi đôi , không
thể có mặt này mà thiếu mặt kia.Chính vì vậy, cùng với việc giáo dục nâng cao trình độ hiểu biết
của bản thân cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến
việc giáo dục đạo đức cho mọi người.Bác còn căn dặn Đảng ta phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho đoàn viên và thanh niên, học sinh thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa
“hồng” vừa “chuyên”.Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức cách
mạng là: trung với nước , hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư ; yêu thương con người;
có tinh thần quốc tế trong sáng.[4]
Đến năm 1979 Bộ chính trị BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết về cải cách
giáo dục và Uỷ ban cải cách giáo dục trung ương đã ra quyết định số 01 về cuộc vận động tăng
cường giáo dục đạo đức cách mạng trong trường học. Quyết định ghi rõ: “ Nội dung đạo đức cần
được giáo dục cho học sinh từ mẫu giáo đến đại học, nội dung chủ yếu dựa vào năm điều Bác Hồ
dạy”.[35]
Trong hội nghị lần thứ II của BCH TW Đảng khóa VIII, xuất phát từ mục tiêu đào tạo con
người trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá ,Đảng ta đã cụ thể bằng văn kiện mang ý nghĩa
chỉ đạo sâu sắc là “ Mục tiêu chủ yếu là giáo dục toàn diện, đức dục , trí dục, mỹ dục ở tất cả các
bậc học, hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách , khả năng tư duy sáng tạo và năng
lực thực hành”.[35]
Nghị quyết TW II còn nhấn mạnh “ Phải coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cơ bản quan trọng
nhất cho sự toàn diện của đất nước, coi trọng nhân cách , lý tưởng và đạo đức, trí lực và thể lực, gắn
học với hành”. [35]
Rõ ràng với tư tưởng này, Đảng và Nhà nước ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến
lược phát triển kinh tế xã hội.Thấm nhuần quan điểm này, nhà trường chúng ta đã coi nhiệm vụ giáo
dục đạo đức cho học sinh trở thành một trong những nhiện vụ trọng tâm. Lý tưởng giáo dục của nhà
trường không ngoài mục đích hình thành và phát triển nhân cách cao đẹp cho học sinh. Đó là con
đường tham gia tích cực vào sự tiến bộ của xã hội.
Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạn khá công phu.Tiêu biểu
như giáo trình của Trần Hậu Kiêm; giáo trình đạo đức học, GS-TS Nguyễn Ngọc Long- chủ biên,
Phạm Khắc Chương- Hà Nhật Thăng; Giáo trình đạo đức học Mác-Lê nin, PGS-TS Vũ Trọng Dung
chủ biên.
Vấn đề giáo dục đạo đức cũng được rất nhiều tác giả nghiên cứu:
-Thứ trưởng Võ Thuần Nho viết bài “ Một số vấn đề lý luận và tư tưởng về giáo dục đạo đức
cách mạng trong trường học”. Báo nghiên cứu giáo dục số 6/1980;
-Đặc trưng của đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ( Hoàng An-1982);
-Giáo dục đạo đức trong nhà trường (Hà Thế Ngữ-Đặng Vũ Hoạt,1988);
-Tác giả Đặng Vũ Hoạt với bài “Đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục
đạo đức cho học sinh”. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 8/1992;
-Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường (Thái
Duy Tuyên, chủ biên,1994);
-Các nhiệm vụ giáo dục đạo đức ( Nguyễn Sinh Huy, 1995);
-Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên (Phạm Minh Hạc-1997 );
-Tác giả Phạm Khắc Chương-Thiều Thị Hường với bài “ Thực trạng và một số giải pháp giáo
dục đạo đức cho thanh niên –sinh viên hiện nay”.Báo đại học-giáo dục chuyên nghiệp số 2/1997;
-Giáo dục đạo đức- hệ thống giá trị tư tưởng nhân văn (Hà Nhật Thăng, 1998);
-Tác giả Trần Thị Minh Hiển viết bài “ Cải tiến hình thức sinh hoạt tập thể để nâng cao việc
giáo dục đạo đức cho học sinh”. Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 9/1998;
-Tác giả Hồng Quân viết bài “ Giáo dục đạo đức công dân được xếp hạng chín trên mười môn
học”. Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 13/9/1999;
-Tác giả Trần Quang viết bài “Dạy đạo đức trong trường học”.Báo giáo dục thời đại số
18/1999;
-Một số vấn đề về đạo đức, lối sống, chuẩn giá trị xã hội (Huỳnh Khải Vinh-2001);
-Tác giả Hà Nhật Thăng với bài “Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của thanh
niên-học sinh-sinh viên”.Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 39/ 2002;
-Một số nguyên tắc giáo dục nhân cách có hiệu quả trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Thị
Kim Dung, 2005);
-Nhóm nghiên cứu của giáo sư Hoàng Đức Nhuận tìm hiểu về “ Vai trò của nhà trường trong
việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam.”
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong thời kì đổi mới, một số nhà quản lý giáo
dục đã nghiên cứu về quản lý công tác giáo dục đạo đức. Có thể kể đến một số đề tài như:
-Từ Thanh Nguyên với đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và tổ chức văn hoá-giáo
dục “Những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng các trường
THPT tỉnh Trà Vinh”, năm 2003;
-Nguyễn Thị Đáp với đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý và tổ chức văn hoá-giáo
dục “ Thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Long Thành và một số
giải pháp”, năm 2004;
-Nguyễn Văn Trung với đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục: “Công tác quản lý của Hiệu
trưởng trong việc tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Châu Thành,
Đồng Tháp” , năm 2006;
-Lê Quang Tuấn với đề tài luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục : “Một số giải pháp công tác
quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện Cẩm Xuyên-Hà Tĩnh”, năm 2008.
…
Nhìn chung, trong những năm qua giáo dục đạo đức trong nhà trường của nước ta được quan
tâm rất nhiều.Các công trình trên đã phân tích vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, rất đa dạng ,
phong phú và có chiều sâu. Các hội thảo khoa học về giáo dục đạo đức cho học sinh trung học, cho
sinh viên đại học đã được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành. Tuy nhiên, ở tỉnh
Bến Tre nói chung và huyện Mỏ Cày nói riêng về lý luận và thực tiễn vấn đề này chưa được nghiên
cứu một cách có hệ thống dựa trên đặc điểm đặc thù của địa phương.Vì vậy qua đề tài này chúng tôi
mong rằng sẽ giúp cho hiệu trưởng các trường THPT tìm ra được nhiều giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường phổ thông trong tỉnh nhà.
1.2. Một số khái niệm cơ bản:
1.2.1. Đạo đức:
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức:
Đạo đức là một phạm trù lịch sử có tính giai cấp thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, là một bộ
phận của thượng tầng kiến trúc, có cơ sở tồn tại xã hội.
Theo tác giả Trần Hậu Kiêm:“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ
thống các quan điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời,tồn tại và biến đổi từ nhu
cầu xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích , hạnh
phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá
nhân với xã hội” [23].
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin:“Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội ,có nguồn
gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã
hội”[13].
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là sự thống nhất trong tư tưởng và phong
cách.Người có đạo đức là người biết kính yêu nhân dân, khiêm tốn, thật thà , thẳng thắn, có thái độ
cầu thị, làm việc chí công vô tư, không kiêu ngạo, không giấu dốt. Ở người, đạo đức đóng vai trò
như lẽ sống thấm sâu vào tư tưởng và chỉ đạo hành động, lối sống [4].
Theo hai tác giả Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt thì đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là
một mặt hoạt động xã hội của con người và là một hình thái chuyên biệt của quan hệ xã hội, thực
hiện chức năng xã hội hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội. Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu của xã hội điều hoà và thống nhất các mâu thuẫn giữa
lợi ích chung (của tập thể ,của xã hội) và lợi ích riêng (của cá nhân) nhằm bảo đảm trật tự xã hội và
khả năng phát triển xã hội và cá nhân. Để giải quyết các mâu thuẫn đó, một trong những phương
thức của xã hội là đề ra các yêu cầu dưới dạng những chuẩn mực giá trị, được mọi người công nhận
và được củng cố bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, dư luận , lương tâm…[29].
Từ những quan niệm trên ,chúng ta có thể hiểu khái quát khái niệm đạo đức ở hai góc độ:
-Góc độ xã hội: Đạo đức là những hình thái ý thức xã hội được phản ánh dưới dạng những
nguyên tắc, yêu cầu,chuẩn mực, qui tắc điều chỉnh hành vi của con người trong các mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên, xã hội, lao động và con người với chính bản thân mình.
-Góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất nhân cách của con người, phản ánh ý
thức, tình cảm, ý chí , hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con
người với xã hội, giữa bản thân với người khác và với chính bản thân mình.
Quá trình hình thành và phát triển đạo đức của con người là quá trình tác động qua lại giữa xã
hội và cá nhân để chuyển hoá những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực,giá trị đạo đức xã hội thành
những phẩm chất đạo đức cá nhân, làm cho cá nhân đó trưởng thành về mặt đạo đức , công dân và
đáp ứng yêu cầu xã hội.
Đạo đức có các chức năng cơ bản là:
-Chức năng nhận thức;
-Chức năng giáo dục;
-Chức năng điều chỉnh hành vi.
Ba chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau: có nhận thức đúng về xã hội, về những quan
điểm , những hành vi, những chuẩn mực đạo đức thì mới giúp con người định hướng được lý tưởng,
tình cảm, thái độ ứng xử với cộng đồng và môi trường, mới hình thành được những quan điểm,
những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được xã hội chấp nhận, mới thấy được giá trị của
nó.Từ đó, con người mới có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện tượng đạo đức xã hội
cũng như tự đánh giá những suy nghĩ, những hành vi của bản thân mình để điều chỉnh hành vi của
mình theo đúng chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Như vậy, đạo đức tồn tại trong mọi dạng ý thức, hoạt động và giao lưu ,trong toàn bộ hoạt
động sống của con người trong suốt thời gian tồn tại và phát triển của họ, dù diễn ra trong hoàn cảnh
và điều kiện nào, mọi hình thái ý thức hoạt động và giao lưu nếu được ý thức đầy đủ và định hướng
rõ rệt về tính chất và nội dung của quan hệ đạo đức đều có khả năng ảnh hưởng đến sự hình thành
mặt đạo đức của nhân cách.
Chính vì vậy, trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực hiện nay, với nền kinh tế mở cửa, vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đạo đức cũng có
những thay đổi nhất định về tư duy nhận thức, về quan niệm và cách nhìn của từng thành viên trong
xã hội. Nhiều người đã có những quan niệm lệch lạc, không biết chọn lọc những giá trị tốt đẹp của
những chuẩn mực đạo đức xã hội mà học đòi , lai căng. Do vậy, định hướng giá trị đạo đức hiện nay
phải theo đúng đường lối lãnh đạo của Đảng là sự kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
với sự tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới.
1.2.2. Giáo dục:
Con người từ khi xuất hiện, qua quá trình lao động, cải tạo tự nhiên đã phát hiện và nhận thức
được các qui luật phát sinh, tồn tại và phát triển của thế giới khách quan và cũng qua quá trình này
con người đã tích luỹ được kinh nghiệm sống, lao động và những hiểu biết của quá trình phát triển
của xã hội.Những tri thức và kinh nghiệm của thế hệ đi trước tích luỹ được thế hệ sau lĩnh hội, kế
thừa có chọc lọc và phát triển. Đây là hiện tượng đặc thù chỉ xuất hiện ở xã hội loài người- hiện
tượng giáo dục. Hiện tượng này xuất hiện, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người, là hiện tượng tất yếu và vĩnh hằng.
Giáo dục có đặc trưng là tổ chức định hướng theo những mục đích và chuẩn mực nhất định,
được lựa chọn nội dung, phương pháp , hình thức tổ chức và diễn ra mang dấu ấn của từng thời kì
lịch sử nhất định trong quá trình phát triển của từng xã hội.Vậy giáo dục là hoạt động có mục đích
được tổ chức có kế hoạch, được lựa chọn về nội dung, phương pháp thực hiện có hệ thống nhằm tác
động đến đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất và năng lực
như yêu cầu đề ra.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, giáo dục
tồn tại và vận động, phát triển theo sự tồn tại ,vận động và phát triển của xã hội. Giáo dục là một
hiện tượng xã hội chịu sự chi phối và qui định bởi nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Mặt khác, sự phát triển của giáo dục và sự hoàn thiện về chất lượng giáo dục là yếu tố then chốt tạo
ra sự phát triển của xã hội, của nền văn minh nhân loại.
Hiểu theo nghĩa rộng, giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức
có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người
được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm của xã hội loài người .
Theo nghĩa hẹp:giáo dục là hoạt động chuyên biệt nhằm hình thành những phẩm chất,quan
điểm,niềm tin cho con người về các phương diện đạo đức, thể chất , thẩm mỹ, lao động. [22]
Trong luận văn này , giáo dục được hiểu như một quá trình sư phạm tổng thể: là hoạt động có
kế hoạch, có nội dung, bằng các phương pháp khoa học trong các cơ sở giáo dục tác động đến học
sinh nhằm phát triển đức, trí, thể, mỹ…cho học sinh.
*Các chức năng của giáo dục:
-Chức năng văn hoá tư tưởng
-Chức năng kinh tế- sản xuất
- Chức năng chính trị- xã hội.
*Các con đường giáo dục:
-Giáo dục thực hiện qua các giờ dạy chính khoá trên lớp.
-Giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
1.2.3. Giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức trong nhà trường là một quá trình giáo dục bộ phận của quá trình sư phạm
tổng thể. Nó có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục bộ phận khác như : giáo dục trí tuệ,
giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục hướng nghiệp…
Giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của
nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có kế hoạch , có
sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với vai trò chủ
đạo của nhà giáo dục.Từ đó, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan
hệ giữa cá nhân với cá nhân, với cộng đồng - xã hội, với lao động, với tự nhiên…Nội dung phẩm
chất đạo đức, tư tưởng của con người bao gồm lập trường chính trị, thế giới quan và phẩm chất đạo
đức. Do đó giáo dục đạo đức mà ta nói đến bao gồm giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan , giáo
dục tư tưởng chính trị và giáo dục các phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người mới cho học sinh.
Như vậy, giáo dục đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục chính trị , tư tưởng và giáo dục
pháp luật. Đó một quá trình lâu dài, liên tục về thời gian, rộng khắp về không gian, từ mọi lực lượng
xã hội; trong đó, nhà trường giữ vai trò rất quan trọng.
Bản chất của giáo dục đạo đức là chuỗi tác động có định hướng của chủ thể giáo dục và yếu tố
tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh chuyển những chuẩn mực, qui tắc, nguyên tắc đạo đức… từ
bên ngoài xã hội vào bên trong thành cái của riêng mình, mà mục tiêu cuối cùng là hành vi đạo đức
phù hợp với những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội. Giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở việc
truyền thụ những khái niệm, những tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn hết là kết quả giáo dục phải
được thể hiện qua tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, giáo dục bản
sắc văn hoá dân tộc và sự kế thừa, tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại; giúp cho học sinh
thấy được và biết giữ gìn những thành quả Cách mạng. Vì thế, giáo dục đạo đức trong nhà trường
chỉ có được kết quả khi nhà giáo dục biết tổ chức phù hợp,hình thức đa dạng, phong phú , khơi dậy
được tính tích cực, chủ động sáng tạo và tự giáo dục của người học. Người học biết chuyển hoá
những cái tốt đẹp đó thành phẩm chất nhân cách của mình, phục vụ cho cuộc sống xã hội.
Như vậy, giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống và
có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho họ những phẩm
chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu của xã hội.[22]
1.2.4. Quản lý:
Thuật ngữ “ Quản lý “ ( tiếng Việt gốc Hán ) lột tả bản chất của hoạt động này trong thực tiễn.
Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau. Quá trình “ Quản “ gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng
thái “ ổn định “; quá trình “ lý “ gồm sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế “ phát triển ”.[39]
Quản lý là khái niệm được xem xét theo hai gốc độ:
-Theo góc độ chính trị -xã hội: quản lý được hiểu là sự kết hợp giữa tri thức với lao động. Vận
hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế đúng, hợp lý thì xã hội phát triển,
ngược lại thì xã hội phát triển chậm hoặc rối ren.
-Theo góc độ hành động: quản lý được hiểu là chỉ huy, điều khiển , điều hành.
Theo C. Mác,quản lý là chức năng được sinh ra từ tính chất xã hội hóa lao động, nó có tầm
quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông
qua quản lý .C. Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những
hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ
chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần
phải có nhạc trưởng”. [42]
Từ những cơ sở lý luận trên, ta có thể đi đến định nghĩa như sau:
“Quản lý là tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều
hành hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung
và phù hợp với qui luật khách quan”. [42]
Với định nghĩa trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:
-Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các
tác động của chủ thể quản lý ,các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác
động có thể liên tục nhiều lần.
-Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể
quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng.
-Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế chủ thể phải hiểu
đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.
-Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con người (một hoặc
nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.
Quản lý còn có tác dụng định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu và
hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, của tổ chức vào mục tiêu chung đó.Tổ chức, điều hòa, phối hợp
và hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong tổ chức, giảm độ bất định nhằm đạt mục tiêu quản lý
đã xác định. Tạo ra động lực cho hoạt động bằng cách kích thích, đánh giá, khen thưởng, trách phạt,
tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và tổ chức, đảm bảo phát triển ổn
định, bền vững và có hiệu quả.
1.2.5. Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là một bộ phận thuộc quản lý nhà nước, chịu sự chi phối bởi mục tiêu quản
lý nhà nước. giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, nhằm tạo điều kiện cho mọi người được học tập.
Quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống
giáo dục quốc dân.
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý
giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và
với từng học sinh” [18].
“Quản lý giáo dục thực chất là tác động một cách khoa học đến nhà trường làm cho nó tổ
chức được tối ưu quá trình dạy học, giáo dục thể chất, theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng, quán triệt được những tính chất trường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng
cách đó tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [ 19 ].
Qua các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các
khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành
tối ưu, đảm bảo sự phát triển mở rộng về cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu giáo
dục.
Hệ thống giáo dục là hệ thống mở, luôn vận động và phát triển theo quy luật chung của sự
phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự quy định của kinh tế - xã hội. Vì vậy quản lý giáo dục cũng
phải luôn được đổi mới, đảm bảo tính năng động, khả năng tự điều chỉnh và thích ứng của giáo dục
đối với sự vận động và phát triển chung của xã hội.
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức:
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể
quản lý nhằm giúp hoạt động giáo dục đạo đức đạt được kết quả mong muốn, làm cho tất cả mọi
người trong xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác giáo dục
đạo đức trong xã hội.Đạo đức là thành tố quan trọng nhất của nhân cách, là nền tảng để xây dựng
thế giới tâm hồn của mỗi con người. Chính vì vậy, hình thành trong họ ý thức, tình cảm và niềm tin
đạo đức, có những thói quen, hành vi đạo đức đáp ứng yêu cầu của toàn xã hội là trách nhiệm của
nhà quản lý.
Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển ý thức, tình cảm , niềm tin, hành vi và
thói quen đạo đức của học sinh dưới những tác động có mục đích, có kế hoạch được lực chọn về nội
dung phương pháp, phương tiện phù hợp với đối tượng giáo dục và sự phát triển kinh tế xã hội nhất
định. Giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT là một quá trình giáo dục bộ phận trong tổng thể cả
quá trình giáo dục có quan hệ biện chứng với các bộ phận giáo dục khác như:giáo dục trí tuệ, thẩm
mỹ, thể chất, giáo dục lao động và hướng nghiệp , giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách
toàn diện. Quá trình giáo dục đạo đức giống như các quá trình giáo dục khác là có sự tham gia của
chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục.
Như vậy, chúng ta có thể định nghĩa công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là sự tác
động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý bằng các biện pháp hiệu quả nhất nhằm
đưa hoạt động giáo dục đạo đức đạt tới kết quả mong muốn.
1.3. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT:
1.3.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh THPT.
Trong tâm lý học lứa tuổi, các nhà tâm lý học đã đưa ra nhiều lý thuyết khác nhau về tuổi
thanh niên. Trong đó, học sinh THPT từ 15 đến 18 tuổi thuộc giai đoạn đầu của tuổi thanh niên. Ở
giai đoạn này, các em đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém
so với người lớn. Tâm lý có sự thay đổi mạnh mẽ, có tác động lớn đến quá trình học tập và sinh
hoạt.
1.3.1.1. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
Ở tuổi đầu thanh niên, tính chủ định phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức, thể hiện
ở các mặt sau đây:
- Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và
toàn diện hơn.
- Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ; ghi nhớ logic trừu tượng,
ghi nhớ ý nghĩa có vai trò ngày càng tăng.
- Hoạt động tư duy có sự thay đổi quan trọng. Tư duy chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán
hơn. Tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Đó chính là cơ sở để hình thành thế giới quan.
Tuy nhiên, không phải học sinh phổ thông nào cũng đạt đến mức tư duy đặc trưng cho lứa
tuổi như vậy.Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường
mà trực tiếp là các giáo viên. Đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học là việc làm phải tiến
hành thường xuyên, liên tục để giúp học sinh hoàn thiện về trí tuệ và nhân cách.
1.3.1.2. Sự phát triển của tự ý thức
Sự phát triển của tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh
THPT. Đây là một quá trình phong phú và phức tạp, trong đó nổi lên những đặc điểm cơ bản sau:
- Ở tuổi đầu thanh niên các em đã có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý
của mình theo quan điểm về mục đích và hoài bão của mình. Vì vậy các em học sinh THPT quan
tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực cá nhân.
- Hai là, các em đã có sự nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai là các em sẽ trở
thành người như thế nào, làm thế nào để tốt hơn.
- Ba là, các em có thể hiểu rõ mình về phẩm chất nhân cách lộ rõ, cũng như những phẩm chất
phức tạp, biểu hiện trong quan hệ nhiều mặt của nhân cách. Điều đó thể hiện ở các em về tinh thần
trách nhiệm, lòng tự trọng và nghĩa vụ công dân.
- Bốn là, nhu cầu đánh giá và tự đánh giá ở các em được tăng cường hơn học sinh trung học
cơ sở. Tuy nhiên không tránh khỏi xu hướng tự đánh giá ._. thời sự
9 Tổ chức các hoạt động : văn nghệ, kể chuyện, đọc báo,
thể thao…
10 Tổ chức các trò chơi theo chủ đề đạo đức
11 Phối hợp với BGH, ĐTN, GVBM
12 Phối hợp với CMHS
13 Tổ chức phân công , giao việc , rèn luyện, tập thói quen
tốt cho HS
14 Giáo dục tư tưởng , đạo đức cho học sinh
15 Công việc khác………………………………….
…………………………………………………..
Câu 2: Em hãy cho biết ý kiến về các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường và Đoàn thanh
niên tổ chức.
TT CÁC HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
RẤT
THÍCH
THÍCH KHÔNG
THÍCH
1 Sinh hoạt dưới cờ
2 Phổ biến tình hình thời sự, chính trị
3 Nghe nói chuyện , thi tìm hiểu về các chủ đề: ATGT, phòng
chống ma túy, bảo vệ môi trường…
4 Câu lạc bộ: Văn, Toán , Lý, Hóa, Anh văn…
5 Các hoạt động xã hội như: cứu trợ, khuyến học, giúp đỡ bạn
bè khó khăn, xây dựng quĩ đền ơn đáp nghĩa…
6 Tổ chức cắm trại, tham quan du lịch
7 Tổ chức thi đấu TDTT, văn nghệ…
8 Hướng nghiệp, dạy nghề
9 Tư vấn tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, TCCN
10 Tổ chức các hoạt động về nguồn thăm các di tích lịch sử, các
bà mẹ Việt Nam anh hùng
11 Tổ chức phong trào thi đua giữa các lớp
12 Tham quan thực tế
13 Tổ chức các hoạt động giao lưu
14 Hoạt động khác…………………………………….
……………………………………………………..
Câu 3: Em hãy đánh giá mức độ học sinh ở trường thực hiện nội qui của nhà trường về các
vấn đề sau đây:
3.1. Tình trạng đi học muộn
a. Không có
b. Thỉnh thoảng
c. Rất nhiều
3.2 Tình trạng bỏ tiết học
a. Không có
b. Thỉnh thoảng
c. Thường xuyên
3.3.Hiện tượng HS đánh nhau trong nhà trường
a. Phổ biến
b. Thỉnh thoảng
c. Không có
3.4.Hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề:
a. Không có
b.Một số ít
c. Rất nhiều
3.5. Hiện tượng HS hút thuốc lá trong trường
a.Rất nhiều
b.Một số ít
c.Không có
3.6. Hiện tượng HS dùng các chất có nguồn gốc ma túy
a.Rất nhiều
b.Một số ít
c.Không có
3.7.Việc chấp hành luật giao thông
a. Không vi phạm
b.Thỉnh thoảng có vi phạm
c.Thường xuyên vi phạm
3.8. Tham gia các trò chơi ăn tiền ( Chơi đánh bài, cá độ…)
a. Không tham gia
b. Thỉnh thoảng
c. Thường xuyên
3.9.Tham gia lao động , vệ sinh trường ,lớp
a.Thường xuyên
b.Thỉnh thoảng
c.Không có
3.10.Việc trao đổi với bạn bè trong quá trình học tập và các lĩnh vực khác
a. Không có
b. Thỉnh thoảng
c. Thường xuyên
3.11.Hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử:
a. Không có
b. Thỉnh thoảng
c. Thường xuyên
3.12. Hiện tượng trộm cắp trong nhà trường
a. Không có
b. Thỉnh thoảng
c. Thường xuyên
PHỤ LỤC 4
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, mong quí
Thầy /Cô giúp đỡ bằng đánh dấu (x) vào ô trống về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp
xung quanh công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh .
Xin chân thành cảm ơn!
Xin Thầy / Cô cho biết một số thông tin cá nhân:
-Họ và tên:…………………………………………………
-Đơn vị công tác:…………………………………………..
-Giới tính: Nam: ; Nữ:
-Học vị:
+Cử nhân:
+Thạc sĩ:
+Tiến sĩ:
-Chuyên ngành:……………..
TT
Các giải pháp
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Ít
cần
thiết
Không
cần
thiết
Khả
thi
Ít
khả
thi
Không
khả thi
01
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB-
GV, HS và CMHS về công tác GD đạo
đức.
-Thường xuyên tác động về nhận thức,
nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm
của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường.
-Quán triệt các chủ trương, đường lối
của Đảng, Nhà nước các qui định về
công tác GD đạo đức
02
Xây dựng môi trường sư phạm lành
mạnh trong nhà trường.
-Xây dựng tập thể SP gương mẫu, đoàn
kết.
-Xây dựng cảnh quan môi trường khang
trang, sạch sẽ, thân thiện.
-Xây dựng nền nếp, kỷ luật ,kỷ cương
nghiêm túc. Tạo mối quan hệ tốt đẹp
giữa các thành viên trong và ngoài nhà
trường.
03
Tiếp tục quán triệt và triển khai có
hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thầy cô
giáo là tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo”.
-Xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn về
đạo đức nhà giáo.
-Tích cực đổi mới phương pháp dạy học,
quản lý, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao
tính sáng tạo của CBGV, nêu gương tốt
cho HS
04
Nâng cao vai trò, vị trí và chất
lượng giảng dạy môn Giáo dục công
dân trong nhà trường
-Nâng cao vai trò và tầm quan trọng của
môn GDCD đối với công tác GD đạo
đức
-Đổi mới phương pháp giảng dạy và
kiểm tra , đánh giá môn GDCD
05
Tăng cường công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật trong nhà trường.
-Quán triệt các văn bản qui định pháp
luật liên quan đến việc học tập và rèn
luyện HS
-Đẩy tuyên truyền , giáo dục về an toàn
GT và các tệ nạn XH
-Xây dựng tủ sách pháp luật trong thư
viện trường
06
Tích cực đổi mới công tác chủ nhiệm
lớp
-Xây dựng KH chủ nhiệm đảm bảo tính
chất lượng và khả thi.
-Tìm hiểu và nắm vững tình hình HS:
tâm lý , hoàn cảnh gia đình...
-Tăng cường phối hợp với các lực lượng
GD trong và ngoài nhà trường
-Phát huy vai trò tự quản của HS, nâng
cao ý thức tự GD
-Đổi mới việc đánh giá xếp loại hạnh
kiểm HS trên tinh thần khách quan, công
bằng, đúng thực chất.
07
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong
công tác GD đạo đức cho học sinh.
-Phối hợp với các ngành chức năng tổ
chức các hoạt động ngoại khóa cho HS.
-Phối hợp với các cơ quan, ban ngành có
liên quan tham gia vào việc sưu tầm,
cung cấp tư liệu, biên soạn các tài liệu có
tác dụng GD đạo đức HS.
Đổi mới công tác quản lý việc kiểm tra
, đánh giá hoạt động GD đạo đức.
08
-Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiêu
chuẩn đánh giá tiết học, tiêu chuẩn thi
đua hàng tuần , hàng tháng và từng học
kì.
-Xây dựng qui trình đánh giá xếp loại
lớp và hạnh kiểm học sinh.
-Qui định các danh hiệu thi đua cũng
như các hình thức kỷ luật trong nhà
trường sao cho phù hợp với thực tiễn.Cụ
thể hóa các tiêu chuẩn thi đua, trách
phạt.
PHỤ LỤC 5
T-Test
Independent Samples Test
Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
95%
Confidence
Interval of the
Difference
F Sig. t df
Sig.
(2-
tailed)
Mean
Differe
nce
Std.
Error
Differe
nce Lower Upper
Câu 1.1:
Tuyên
truyền rộng
rãi cho GV,
HS và
CMHS về
công tác GD
đạo đức
Equal variances
assumed
41.889 .000
14.20
4
272 .000 .795 .056 .685 .906
Equal variances
not assumed
13.60
0
202.
519
.000 .795 .058 .680 .911
Câu 1.2: Xây
dựng kế
hoạch GD
đạo đức cụ
thể năm ,
tháng, tuần
Equal variances
assumed
203.67
2
.000 4.728 272 .000 .289 .061 .169 .410
Equal variances
not assumed
4.153
134.
580
.000 .289 .070 .152 .427
Câu 1.3: Chỉ
đạo các bộ
phận trong
trường đặc
biệt là tổ
chuyên môn
và GV thực
hiện GD đạo
đức
Equal variances
assumed
76.304 .000 9.231 330 .000 .508 .055 .399 .616
Equal variances
not assumed
7.999
158.
740
.000 .508 .063 .382 .633
Câu 1.4: Chỉ
đạo, bồi
Equal variances
assumed
19.599 .000
13.23
2
402 .000 .762 .058 .649 .875
dưỡng và tổ
chức thực
hiện công tác
của GVCN
Equal variances
not assumed
12.05
2
173.
548
.000 .762 .063 .637 .887
Câu 1.5:
Phối hợp và
tạo điều kiện
cho các hoạt
động của
Đoàn
TNCSHCM
Equal variances
assumed
10.704 .001
21.06
4
402 .000 1.298 .062 1.177 1.419
Equal variances
not assumed
22.64
0
242.
415
.000 1.298 .057 1.185 1.411
Câu 1.6: Xây
dựng tốt môi
trường sư
phạm
Equal variances
assumed
.131 .718
18.01
9
402 .000 1.044 .058 .930 1.158
Equal variances
not assumed
17.36
5
192.
140
.000 1.044 .060 .926 1.163
Câu 1.7:
Phối hợp với
các lực lượng
giáo dục
ngoài nhà
trường đặc
biệt là
CMHS để tổ
chức các
hoạt động
GD đạo đức
cho HS
Equal variances
assumed
.205 .651
12.01
9
402 .000 .811 .068 .679 .944
Equal variances
not assumed
11.69
0
195.
600
.000 .811 .069 .675 .948
Câu 1.8:
Thực hiện
XHHGD về
mặt GD đạo
đức
Equal variances
assumed
.856 .355
13.75
1
402 .000 .914 .066 .783 1.044
Equal variances
not assumed
13.63
9
203.
374
.000 .914 .067 .782 1.046
Câu 1.9: Qui
định nhiệm
vụ và tiêu
chuẩn cụ thể
để đánh giá
GV tham gia
việc GD đạo
đức
Equal variances
assumed
3.009 .084
13.86
9
402 .000 .958 .069 .822 1.094
Equal variances
not assumed
13.12
7
185.
779
.000 .958 .073 .814 1.102
Câu 1.10:
Kiểm tra ,
đánh giá ,
rút kinh
nghiệm việc
tổ chức hoạt
động GD đạo
đức, động
viên, khen
thưởng kịp
thời
Equal variances
assumed
7.814 .005
12.97
2
402 .000 .951 .073 .807 1.095
Equal variances
not assumed
13.77
2
235.
640
.000 .951 .069 .815 1.087
Câu 1.11:
Tạo điều
kiện về
CSVC, tài
chánh phục
vụ cho công
tác GD đạo
đức .
Equal variances
assumed
2.662 .104 9.249 402 .000 .599 .065 .471 .726
Equal variances
not assumed
8.554
178.
180
.000 .599 .070 .461 .737
Câu 1.12:
Chỉ đạo việc
thực hiện các
HĐNGLL
Equal variances
assumed
5.591 .019
17.81
1
401 .000 1.116 .063 .993 1.239
Equal variances
not assumed
18.39
6
221.
866
.000 1.116 .061 .996 1.236
Câu 2.1: Xây
dựng và thực
hiện KH chủ
nhiệm theo
năm/ tháng/
tuần
Equal variances
assumed
.021 .885
17.58
3
402 .000 .982 .056 .873 1.092
Equal variances
not assumed
17.94
0
215.
729
.000 .982 .055 .874 1.090
Câu 2.2: Có
biện pháp
GD học sinh
chưa ngoan
Equal variances
assumed
.286 .593 8.431 402 .000 .455 .054 .349 .561
Equal variances
not assumed
8.007
186.
942
.000 .455 .057 .343 .567
Câu 2.3: Tổ
chức các
biện pháp tự
quản của lớp
Equal variances
assumed
25.835 .000
19.10
4
402 .000 1.070 .056 .960 1.180
Equal variances
not assumed
16.78
1
163.
602
.000 1.070 .064 .944 1.196
Câu 2.4: Tổ
chức tiết
Equal variances
assumed
.329 .566
15.06
4
402 .000 .991 .066 .862 1.121
SHL có nội
dung phong
phú , đa
dạng, hấp
dẫn
Equal variances
not assumed
14.72
3
197.
471
.000 .991 .067 .858 1.124
Câu 2.5: Tổ
chức phong
trào thi đua
trong lớp. Có
tổng kết,
khen thưởng,
xử phạt
nghiêm
minh, kịp
thời
Equal variances
assumed
.458 .499
22.59
6
402 .000 1.347 .060 1.229 1.464
Equal variances
not assumed
23.38
9
222.
592
.000 1.347 .058 1.233 1.460
Câu 2.6:
Phối hợp với
BGH, Đoàn
TN và
GVBM để tổ
chức các
hoạt động
cho lớp
Equal variances
assumed
4.827 .029
17.44
3
402 .000 1.147 .066 1.018 1.276
Equal variances
not assumed
16.97
8
195.
872
.000 1.147 .068 1.014 1.280
Câu 2.7:
Nhân điển
hình tiên tiến
trong các
hoạt động
tập thể
Equal variances
assumed
.191 .662
15.07
1
402 .000 .903 .060 .785 1.021
Equal variances
not assumed
14.62
6
194.
761
.000 .903 .062 .781 1.025
Câu 2.8:
Phối hợp
chặt chẽ với
CMHS để
giáo dục HS
Equal variances
assumed
76.988 .000
12.46
7
402 .000 .639 .051 .538 .740
Equal variances
not assumed
10.71
9
158.
336
.000 .639 .060 .521 .757
Câu 2.9: Tạo
điều kiện cho
Equal variances
assumed
22.868 .000 7.623 272 .000 .573 .075 .425 .721
HS bày tỏ
quan điểm,
nguyện vọng
của các em
Equal variances
not assumed
7.216
191.
955
.000 .573 .079 .416 .730
Câu 2.10:
Thực hiện
chương trình
HĐNGLL
theo qui
định.
Equal variances
assumed
9.127 .003
27.32
9
272 .000 1.563 .057 1.451 1.676
Equal variances
not assumed
28.14
1
264.
760
.000 1.563 .056 1.454 1.673
Câu 2.11:
Phát hiện và
giáo dục kịp
thời HS có
nguy cơ sa
sút về đạo
đức
Equal variances
assumed
.035 .852
15.30
7
272 .000 1.044 .068 .910 1.178
Equal variances
not assumed
15.33
7
245.
235
.000 1.044 .068 .910 1.178
Câu 2.12:
Tìm hiểu
hoàn cảnh
gia đình và
tâm lý học
sinh
Equal variances
assumed
5.279 .022 8.836 272 .000 .666 .075 .517 .814
Equal variances
not assumed
8.556
213.
253
.000 .666 .078 .512 .819
Câu 2.13:
Đánh giá kịp
thời những
chuyển biến
về đạo đức
của HS
Equal variances
assumed
2.254 .134
16.97
5
357 .000 1.037 .061 .917 1.158
Equal variances
not assumed
16.58
0
208.
215
.000 1.037 .063 .914 1.161
Câu 2.14:
Lựa chọn và
bồi dưỡng
cho cán bộ
lớp về các
hoạt động
giáo dục tập
thể
Equal variances
assumed
.093 .760 7.787 402 .000 .459 .059 .343 .575
Equal variances
not assumed
7.363
185.
439
.000 .459 .062 .336 .583
Câu 3.1:
Đoàn TN
Equal variances
assumed
13.870 .000
18.98
1
402 .000 1.192 .063 1.069 1.316
phối hợp với
Hiệu trưởng,
GVCN,
GVBM
Equal variances
not assumed
20.16
3
235.
902
.000 1.192 .059 1.076 1.309
Câu 3.2: Kế
hoạch,
chương trình
công tác
Đoàn gắn với
kế hoạch nhà
trường
Equal variances
assumed
2.994 .084
25.23
0
402 .000 1.692 .067 1.560 1.824
Equal variances
not assumed
28.95
3
284.
012
.000 1.692 .058 1.577 1.807
Câu 3.3:
Phát huy vai
trò nòng cốt
của tổ chức
Đoàn trong
mọi hoạt
động
Equal variances
assumed
13.171 .000
20.09
4
402 .000 1.189 .059 1.073 1.305
Equal variances
not assumed
19.35
6
191.
980
.000 1.189 .061 1.068 1.310
Câu 3.4: Lựa
chọn ,bồi
dưỡng năng
lực công tác
cho Cán bộ
Đoàn, Đoàn
viên HS,HS
cốt cán
Equal variances
assumed
.423 .516
24.11
5
402 .000 1.596 .066 1.466 1.726
Equal variances
not assumed
24.10
4
206.
603
.000 1.596 .066 1.466 1.727
Câu 3.5: Tổ
chức phong
phú , đa
dạng các
hoạt động
ngoại khóa
thu hút HS
tham gia
Equal variances
assumed
2.510 .114
12.52
6
402 .000 .785 .063 .662 .908
Equal variances
not assumed
11.94
3
188.
309
.000 .785 .066 .655 .915
Câu 3.6: Chủ
động tổ chức
các phong
trào thi đua,
khen thưởng
Equal variances
assumed
21.046 .000
24.01
4
402 .000 1.483 .062 1.361 1.604
Equal variances
not assumed
24.17
2
209.
630
.000 1.483 .061 1.362 1.604
Câu 3.7: Có
tổ chức đánh
giá, rút kinh
nghiệm cụ
thể sau các
hoạt động
Equal variances
assumed
.012 .912 4.800 307 .000 .594 .124 .351 .838
Equal variances
not assumed
4.485
20.0
74
.000 .594 .132 .318 .870
Câu 3.8: Nêu
gương người
tốt việc tốt
Equal variances
assumed
535.43
8
.000
12.23
7
402 .000 .461 .038 .387 .535
Equal variances
not assumed
8.532
123.
498
.000 .461 .054 .354 .568
Câu 4.1:
Không có
chuẩn đánh
giá đạo đức
học sinh
Equal variances
assumed
6.473 .011
47.76
8
402 .000 2.818 .059 2.702 2.934
Equal variances
not assumed
45.13
9
185.
202
.000 2.818 .062 2.695 2.941
Câu 4.2:
Không có kế
hoạch giáo
dục đạo đức
Equal variances
assumed
196.16
8
.000
20.90
1
402 .000 1.761 .084 1.595 1.926
Equal variances
not assumed
15.01
5
127.
088
.000 1.761 .117 1.529 1.993
Câu 4.3:
Phẩm chất
đạo đức , lối
sống và năng
lực sư phạm
của giáo viên
Equal variances
assumed
568.15
9
.000
29.22
4
402 .000 2.106 .072 1.964 2.247
Equal variances
not assumed
20.25
2
122.
809
.000 2.106 .104 1.900 2.311
Câu 4.4: Chỉ
đạo thực
hiện và kiểm
tra, đánh giá
thường
xuyên của
chủ thể quản
lý
Equal variances
assumed
111.85
9
.000 8.857 402 .000 .642 .073 .500 .785
Equal variances
not assumed
6.855
137.
727
.000 .642 .094 .457 .828
Câu 4.5:
Điều kiện cơ
sở vật chất
thiếu thốn
Equal variances
assumed
280.62
5
.000
18.84
2
402 .000 1.462 .078 1.310 1.615
Equal variances
not assumed
14.93
0
141.
689
.000 1.462 .098 1.268 1.656
Câu 4.6:
Thời gian
sinh hoạt
dưới cờ
Equal variances
assumed
352.41
9
.000
53.15
4
402 .000 2.615 .049 2.518 2.712
Equal variances
not assumed
73.28
4
401.
290
.000 2.615 .036 2.545 2.685
PHỤ LỤC 6
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN
(Trao đổi , phỏng vấn với CBQL về các nội dung
liên quan đến công tác GD đạo đức cho HS THPT).
-Thời gian: ngày 18 tháng 6 năm 2011
-Địa điểm: tại 6 trường THPT ở huyện Mỏ Cày.
-Thành phần:
+Tác giả đề tài: Lê Thị Ngọc Thảo
+Nguyễn Văn Xuyên- Bí thư ĐTN -trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
+Hiệu trưởng của 6 trường THPT ở huyện Mỏ Cày.
-Nội dung trao đổi:
Xin Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề có liên quan tới công tác quản lý
hoạt động GD đạo đức cho HS THPT. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung trao đổi Ý kiến của CBQL
1. Xin Thầy / Cô vui lòng cho
biết ý kiến về hiệu quả các biện
pháp giáo dục HS chưa ngoan
của GVCN ở trường ?
Phần lớn Hiệu trưởng các trường cho rằng công tác GD HS
chưa ngoan chưa mang lại hiệu quả cao với nhiều lí do ,
trong đó có nguyên nhân do GVCN không nắm vững hoàn
cảnh gia đình và tâm lý HS.Các HS này chuyển biến còn
chậm
2. GVCN thường phối hợp với
các bộ phận nào trong nhà
trường để giáo dục đạo đức và
đánh giá hạnh kiểm HS?
Đa số GVCN thực hiện tốt việc phối hợp với BGH và ĐTN
để tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các phong trào thi
đua ở trường, phối hợp nhắc nhở, giáo dục học sinh thường
xuyên vi phạm nội qui. Tuy nhiên , một số trường thì việc
phối hợp với GVBM chỉ ở mức độ thỉnh thoảng.GVCN ít
trao đổi với GVBM về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh.
Vì vậy mà GVCN đôi khi không nắm rõ những biểu hiện của
từng học sinh trong những môn học cụ thể để từ đó có biện
pháp tác động , giáo dục đạt hiệu quả
3.Việc lựa chọn và bồi dưỡng
cho Cán bộ lớp của GVCN đạt
hiệu quả như thế nào?
Hiệu trưởng các trường thống nhất cho rằng GVCN làm khá
tốt khâu lựa chọn cán bộ lớp, đặc biệt là lớp trưởng và lớp
phó có năng lực quản lý lớp.Tuy nhiên, việc bồi dưỡng cho
các em năng lực tổ chức và quản lý các hoạt động tập thể vẫn
còn nhiều hạn chế. Biểu hiện cụ thể là cách tổ chức các biện
pháp tự quản lớp chưa tốt, học sinh tham gia tổ chức các hoạt
động tập thể chưa nhiều, tính tự giác tích cực khi tham gia
các hoạt động tập thể chưa cao.Nhìn chung các em chưa có
nhiều kỹ năng tổ chức và quản lý tập thể do chưa được bồi
dưỡng kịp thời.
4.Việc phối hợp giữa nhà trường
–gia đình- xã hội để GD đạo đức
cho HS thường gặp những khó
khăn gì?
5/6 hiệu trưởng cho rằng :
-Một số CMHS ít quan tâm đến việc học tập rèn luyện của
con em (do hoàn cảnh gia đình)nên việc phố hợp gặp nhiều
khó khăn;
-Nhà trường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương
cùng các ban ngành đoàn thể , tạo điều kiện cho học sinh
tham gia các hoạt động tập thể, tham gia công tác xã hội khi
có yêu cầu , ở một số trường trong huyện việc phối hợp với
Người lập biên bản
Nguyễn Văn Xuyên
các lực lượng bên ngoài nhà trường để xây dựng tốt môi
trường giáo dục cũng chưa thật tốt, vẫn còn nhiều địa điểm
gần trường còn kinh doanh các trò chơi giải trí thu hút nhiều
HS tham gia mà chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
5.Hiệu trưởng có ban hành văn
bản qui định tiêu chuẩn đánh giá
GV tham gia GD đạo đức
không? Việc kiểm tra, đánh giá
và khen thưởng tiến hành thường
xuyên không?
-Đa số các trường chưa có văn bản qui định tiêu chuẩn cụ
thể.
-Việc kiểm tra , đánh giá được tiến hành tập trung theo từng
chủ điểm trong năm, kiểm tra việc học sinh thực hiện nền
nếp, nội qui của trường tiến hành thường xuyên.
-Công tác khen thưởng cho các cá nhân, tập thể thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục đạo đức chưa được quan tâm đúng mức.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN
(Trao đổi , phỏng vấn với giáo viên về các nội dung
liên quan đến công tác GD đạo đức cho HS THPT).
-Thời gian: ngày 18 tháng 6 năm 2011
-Địa điểm: tại 6 trường THPT ở huyện Mỏ Cày.
+Tác giả đề tài: Lê Thị Ngọc Thảo
+Nguyễn Văn Xuyên- Bí thư ĐTN -trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
-Thành phần: 6 giáo viên của 6 trường THPT ở huyện Mỏ Cày.
-Nội dung trao đổi:
Xin Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề có liên quan tới công tác quản lý hoạt động
GD đạo đức cho HS THPT. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung trao đổi Ý kiến của giáo viên
1.Thầy cô vui lòng cho
biết: GVBM thực hiện
nhiệm vụ GD đạo đức
thông qua môn học bằng
những hình thức nào?
Việc kiểm tra, đánh giá
thực hiện nhiệm vụ này
có thường xuyên không?
Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện giáo
dục đạo đức thông qua giảng dạy bộ môn đặc biệt là các bộ môn khoa
học xã hội (môn giáo dục công dân, ngữ văn ,lịch sử...) bằng các hình
thức như tích hợp , giáo dục lồng ghép và qua các hoạt động chuyên
đề chuyên môn , qua đó giáo dục ý thức, thái độ , hành vi đúng đắn
cho học sinh.
Tuy nhiên , một số trường chưa quan tâm nhiều đến các môn khoa
học tự nhiên vì cho rằng các môn học này ít có vai trò trong việc giáo
dục đạo đức. Đối với bộ môn Giáo dục công dân cũng chưa được
quan tâm đúng mức với vai trò then chốt trong việc GD đạo đức
thông qua môn học. Phần lớn các trường đều xem đây là môn học phụ
nên việc kiểm tra , đánh giá giáo viên thực hiện nhiệm vụ GD đạo
đức qua môn học cũng chưa được thường xuyên, phần đông HS đều
không thích học môn này.
2.GVCN thường gặp
những khó khăn gì khi
phối hợp với CMHS để
GD đạo đức cho HS?
GV các trường thống nhất cho rằng: GVCN thường gặp gỡ trực tiếp
với CMHS thông qua các lần đại hội CMHS vào đầu học kì và cuối
năm nhưng thường thì số lượng phụ huynh tham dự các buổi họp
không đầy đủ, đa số là gia đình của HS có học lực khá giỏi tham dự
,các HS thực hiện chưa tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện thì phụ
huynh ít tham dự nên công tác phối hợp đôi lúc chưa kịp thời.
Bên cạnh đó,việc liên lạc với CMHS thông qua sổ liên lạc gia đình
chưa thường xuyên. Một bộ phận học sinh chưa ngoan thường rơi vào
trường hợp cha mẹ li dị, gia đình không hạnh phúc hoặc kinh tế gia
đình khó khăn phải đi làm ăn ở xa, học sinh phải sống với ông bà ,
thậm chí chỉ sống một mình. Một bộ phận CMHS còn phó thác cho
nhà trường , không quan tâm đến việc giáo dục học sinh.Vì thế
GVCN gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp để có biện pháp giáo
dục học sinh đạt hiệu quả
3.Thầy/ cô nhận xét như
thế nào về vai trò của
ĐTN trong việc tổ chức
các hoạt động để GD đạo
đức cho HS?
Đa số GVCN ở các trường cho biết : Tuy chương trình, kế
hoạch Đoàn có gắn với kế hoạch của trường nhưng hiệu trưởng chưa
thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch ,chương
trình của Đoàn thanh niên. Ở một số mảng công tác của Đoàn chưa
đem lại hiệu quả thiết thực, biểu hiện qua việc HS chưa tích cực tham
gia các hoạt động tập thể. Dựa vào hiệu quả giáo dục của các phong
trào do ĐTN tổ chức , GVCN đánh giá chưa cao vai trò nòng cốt của
ĐTN.
4.Thầy /cô có nhận xét gì
về nội dung, hình thức tổ
chức tiết SHDC ở trường?
việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong tiết SHDC luôn được quan
tâm.Tuy nhiên nội dung phổ biến chưa phong phú ,việc phổ biến tình
hình chính trị , thời sự và một số hoạt động giáo dục tập thể ít được
thực hiện trong tiết SHDC
Người lập biên bản
Nguyễn Văn Xuyên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN
(Trao đổi , phỏng vấn với Bí thư đoàn thanh niên về các nội dung
liên quan đến công tác GD đạo đức cho HS THPT).
-Thời gian: ngày 18 tháng 6 năm 2011
-Địa điểm: tại 6 trường THPT ở huyện Mỏ Cày.
-Thành phần:
+Tác giả đề tài: Lê Thị Ngọc Thảo
+Nguyễn Văn Xuyên- Bí thư ĐTN -trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
+Bí thư ĐTN của 5 trường trong huyện Mỏ Cày
-Nội dung trao đổi:
Xin Thầy/ Cô vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề có liên quan tới công tác quản lý hoạt động
GD đạo đức cho HS THPT. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung trao đổi Ý kiến của Bí thư ĐTN
1. Qua khảo sát, một số
mảng công tác Đoàn
được đánh giá chưa
mang lại hiệu quả cao.
Xin Thầy/ Cô cho biết
nguyên nhân của những
hạn chế trên là gì?
Bí thư đoàn các trường thống nhất cho rằng :Một số trường còn
thiếu cán bộ đoàn nhiệt tình và có kinh nghiệm trong công tác, hiệu
quả hoạt động của Đoàn ở một số lĩnh vực chưa thật sự nổi trội.Việc tổ
chức đánh giá rút kinh nghiệm sau các hoạt động cũng chưa tiến hành
thường xuyên .
3.Việc phối hợp tổ chức
các hoạt động ngoài giờ
lên lớp thường gặp
những khó khăn gì? Hiệu
quả như thế nào?
Hình thức các hoạt động chưa phong phú, hấp dẫn nên hiệu quả GD
chưa cao. Một số hoạt động chưa duy trì thường xuyên tùy vào điều
kiện từng trường.Cụ thể:
-Hoạt động câu lạc bộ các bộ môn chưa được duy trì thường xuyên,
một số trường chỉ tổ chức theo một vài chủ điểm trong năm nên mức
độ đầu tư cho hoạt động này không nhiều, học sinh còn chi phối nhiều
cho thời gian học chính khóa nên chỉ một số ít học sinh khá, giỏi tham
gia , điều đó cho thấy hoạt động này cũng chưa mang lại hiệu quả cao
do hình thức tổ chức chưa hấp dẫn , chưa lôi cuốn học sinh tham gia
- Các hoạt động cứu trợ, đền ơn đáp nghĩa :nhà trường có tổ chức
nhưng thường chỉ bằng hình thức vận động ủng hộ bằng tiền, ít có
điều kiện cho học sinh đi thực tế.Chỉ có 1/6 trường tổ chức được
phong trào “Áo lụa tặng bà” và tổ chức cho học sinh đến thăm ,chúc
Tết các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách nhân dịp Tết
hàng năm.
- Hoạt động về nguồn thăm các di tích lịch sử :một số trường ít tổ chức
hoạt động này , số còn lại cũng chưa duy trì thường xuyên, phạm vi tổ
chức thường chỉ ở tại địa phương, ít tổ chức ngoài tỉnh. Nguyên nhân
chủ yếu là do hạn chế về nguồn kinh phí.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu : đa số đơn vị chỉ tổ chức hoạt
động giao lưu cho học sinh giữa các đơn vị thông qua các hội thao do
huyện , tỉnh tổ chức. Hình thức giao lưu với các cơ sở sản xuất thì hầu
như không thực hiện. Nguyên nhân: địa bàn huyện Mỏ Cày phần lớn
thuộc vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, rất ít khu công
nghiệp và làng nghề truyền thống nên điều kiện tổ chức cho học sinh
giao lưu với các cơ sở sản xuất kinh tế thường phải đi xa. Mặt khác
nguồn kinh phí và thời gian tổ chức của các trường còn khó khăn nên
hoạt động này chưa được đầu tư đúng mức.
Người lập biên bản
Nguyễn Văn Xuyên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN
(Trao đổi , phỏng vấn với học sinh về các nội dung
liên quan đến công tác GD đạo đức cho HS THPT).
-Thời gian: ngày 18 tháng 6 năm 2011
-Địa điểm: tại 3 trường THPT ở huyện Mỏ Cày.
+Tác giả đề tài: Lê Thị Ngọc Thảo
+Nguyễn Văn Xuyên- Bí thư ĐTN -trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
-Thành phần: 6 học sinh là cán bộ lớp ở 3 trường thuộc 3 vùng: vùng sâu ( Trường
THPT Nguyễn Thị Minh Khai), vùng ven thị trấn ( Truờng THPT Ngô Văn Cấn), Thị trấn ( Trường
THPT Chuêguevara )
-Nội dung trao đổi:
Mong các em vui lòng cho biết ý kiến về một số vấn đề có liên quan tới công tác quản lý hoạt động
GD đạo đức cho HS THPT. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung trao đổi Ý kiến của HS
1.Các em hãy cho biết
nhận xét của mình về
hình thức tổ chức và hiệu
quả hoạt động ngoài giờ
lên lớp mà nhà trường tổ
chức?
Đa số học sinh cho rằng : Nội dung, hình thức của một số hoạt động
ngoài giờ lên lớp chưa phong phú, hấp dẫn , chưa tạo sự thu hút đối
với HS .Cụ thể:
-Tổ chức giờ SHDC còn đơn điệu về hình thức và nội dung phần lớn
các em cho rằng hình thức tổ chức như vậy cứ lặp lại nên rất dễ nhàm
chán, một số học sinh còn cúp tiết sinh hoạt này .
-Các trường cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá
nhân các chủ điểm lớn trong năm. Hoạt động hướng nghiệp được các
trường phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức thường xuyên,
Tuy nhiên một số trường tổ chức chưa đa dạng về hình thức ,các
trường thuộc vùng sâu và vùng ven thị trấn do điều kiện khó khăn nên
một số hoạt động chưa duy trì thường xuyên. Bên cạnh đó học sinh
còn bị chi phối bởi thời gian học tập nên tham gia các phong trào
TDTT chưa đông đảo. Phong trào văn nghệ thì chỉ có 2 /6 trường tổ
chức thường xuyên .Các trường còn lại còn gặp nhiều khó khăn do
nhân sự có năng khiếu văn nghệ còn hạn chế , không đủ điều kiện về
vật chất, phương tiện nên không tổ chức với qui mô lớn.
2. Việc GVCN tìm hiểu
hoàn cảnh gia đình và
tâm lý HS có những ưu
điểm và hạn chế gì?
học sinh cho rằng một số GVCN chưa thật sự sâu sát, gần gũi học
sinh , ít tiếp xúc với gia đình học sinh để có thể nắm bắt những thông
tin cần thiết về hoàn cảnh gia đình và tâm lý các em. GVCN ít quan
tâm đến từng học sinh do còn chi phối nhiều bởi giờ dạy hoặc công
việc gia đình, thể hiện qua việc GVCN không nhớ hết tên học sinh của
lớp chủ nhiệm, không hiểu tâm lý các em và chưa linh hoạt trong ứng
xử đối với từng đối tượng học sinh.Vì vậy , GVCN chưa có những
biện pháp giáo dục hiệu quả , một bộ phận học sinh chưa ngoan chưa
có những chuyển biến tích cực, vẫn thường xuyên vi phạm nội qui nhà
trường.
Người lập biên bản
Nguyễn Văn Xuyên
PHỤ LỤC 7
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA GIÁO DỤC
T
T
Họ và tên Học vị Chuyên
ngành
Chức vụ Đơn vị công tác
Tiến
sĩ
Thạc
sĩ
Cử
nhân
01 Hồ Văn Liên x Giáo dục
học
Trường ĐHSP.TPHCM
02 Trần Thị Hương x Giáo dục
học
Trường ĐHSP.TPHCM
03 Ngô Đình Qua x Giáo dục
học
Trường ĐHSP.TPHCM
04 Võ Thị Bích Hạnh x Giáo dục
học
Trường ĐHSP.TPHCM
05 Đoàn Văn Nam x Vật lý Hiệu
trưởng
Trường THPT Nguyễn
Thị Minh Khai
06 Trần Minh Trí x Toán Phó hiệu
trưởng
Trường THPT Nguyễn
Thị Minh Khai
07 Hồ Hữu Nhứt x Giáo dục
chính trị
Hiệu
trưởng
Trường THPT An Thới
08 Phan Văn Đoàn x Địa lý Hiệu
trưởng
Trường THPT An
Thạnh
09 Nguyễn Thị Kim Liên x Toán Hiệu
trưởng
Trường THPT
Chuêguevara
10 Nguyễn Văn Hảo x Toán Hiệu
trưởng
Trường THPT Ngô Văn
Cấn
11 Nguyễn Thị Bé Mười x Địa lý Hiệu
trưởng
Trường THPT Lê Anh
Xuân
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5741.pdf