Lời nói đầu:
Ngành xây dựng ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Đặc biệt trong con đường đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Những năm gần đây, khoa học và công nghệ không ngừng phát triển, ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên trong đời sống, nó không chỉ giới hạn một quốc gia mà nó còn mở rộng trên phạm vị toàn thế giới. Điều này làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh nhau dữ dội để nhằm mục tiêu phục vụ cho đời sống của người dân được sống cuộc sống hiện đại.
Ng
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1416 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty xây dựng số 3 - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành công nghiệp xây dựng Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành cung cấp nhà ở, đường xá, cầu cảng, đường giao thông thiết yếu cho nhiều người lao động.
Những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành xây dựng Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng, trong đó kể đến việc phát triển của công ty Xây dựng số 3 Hà Nội, chuyên ngành xây dựng .
Và để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển và kinh doanh của công ty em xin trình bày 2 chương .
Chương I: Thực trạng công tác quản lý dự án tại công ty Xây dựng số 3 Hà Nội.
Chương II: Một số giải pháp nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty Xây dựng số 3 Hà Nội.
CHƯƠNG I: Thực trạng công tác quản lý tại công ty xây dựng số 3 hà nội.
I: Giới thiệu chung về công ty Xây dựng số 3 Hà Nội
Tên công ty: Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội
Đại chỉ: Số 14 Láng Hạ quận Ba Đình Hà Nội.
Giám đốc: Ông Phạm Quang Quy
Điện thoại: 7.720960 7.720964
Fax: 7.720968
Mã số thuế: 0100106151- 1
Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội thành lập ngày 15/6/1976 theo quyết định số 736 QĐ/UB và được thành lập lại theo quyết định 675/QĐ-UB ngày 13-2-1993 của UBND thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến tháng 1 năm 2000 công ty là ssơn vị thuộc Sơ xây dựng Hà Nội. Từ tháng 2/2000 Công ty là thành viên của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội( Theo quyết định số 78/1999- QĐUB ngày 21/9/ 1999 của UBND thành phố Hà Nội). Hiện nay công ty là doanh nghiệp Nhà nước hạng I.
Qua 30 năm hoạt động và phát triển công ty đã có 1 truyền thống vẻ vang, là 1 trong những đơn vị xây dựng hàng đầu của thành phố, nhiều năm đạt thành tích cao về sản xuất kinh doanh và đạt các danh hiệu thi đua xuất sắc của ngành xây dựng Hà Nội. Công ty luôn luôn đảm bảo uy tín của 1 doanh nghiệp Nhà nước, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, trong cơ chế thị trường.
1991: Công ty đã được nhận huân chương lao động hạng ba
1994: được Bộ xây dựng và Công đoàn xây dựng Việt Nam tặng bằng khen Đơn vị chất lượng cao các công trình sản phẩm xây dựng Việt Nam và tặmg cờ chất lượng năm 1994.
2004: Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng hai.
*Khả năng của công ty:
- Lập và quản lý, thực hiện các dự án đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, các khu đô thị và khu công nghiệp
- Nhận thầu xây dựng, cải tạo công trình nhà ở, biệt thự, khách sạn, các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông thuỷ lợi vừa và nhỏ: sàn, nền, đào đắp đất đá, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các đường dây và trạm biến áp đến 35KVA
- Nhận tư vấn thiết kế các công trình có qui mô dự án nhóm B,C
Qua 30 năm công ty đã xây dựng nhiều công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nhiều công trình có chất lượng tốt, thời gian thi công nhanh, giá cả hợp lý, đảm bảo uy tín với các chủ đầu tư, một số công trình tiêu biểu như:
Nhà học và giảng đường trường đại học tài chính kinh tế Hà Nội
Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua
Khu biệt thự số 3-5 phố Thành Công Hà Nội
Trụ sở UBMTTQ thành phố Hà Nội
Toà nhà 14 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội
Nhà sản xuất công ty xe đạp VIA- Hà Nội
Trung tâm thể dục thể thao quận Cầu Giấy Hà Nội
Trường tiểu học Xuân La quận Tây Hồ Hà Nội
Khu du lịch Tản Đà- Sơn Tây
Văn phòng cho thuê số 18 phố Trần Hưng Đạo - Hải Phòng
Nhà điều hành dự án xây dựng cầu Thanh Trì
Trung tâm thể dục thể thao quận Tây Hồ- Hà Nội
Chung cư cao tầng B11D khu đô thị Nam Trung Yên
Trung tâm thể dục thể thao thị xã Cửa lò – Nghệ An
Khu du lịch giải trí Hưng Yên
Trong đó có nhiều công trình được Bộ xây dựng tặng huy chương vàng về chất lượng.
Công ty đã là chủ đầu tư nhiều dự án phát triển nhà và đô thị
Khu nhà ở bán cho dân: 120 Thành Công - Đống Đa - Hà Nội
Khu nhà ở bán cho dân: Hoàng Cầu - Đống Đa - Hà Nội
Khu biệt thự cho người nước ngoài thuê:số 3-5 Thành Công Hà Nội
Khu nhà ở bán cho dân: ngõ 61 Lạc Trung – Hai Bà Trưng- Hà Nội
Văn phòng cho thuê: 14 Láng Hạ - Hà Nội
Nhà kiêủ biệt thự bán cho dân: 58 Nam Tràng Hà Nội
Nhà chung cư: 27 Lê Thánh Tông – Hoàn kiếm - Hà Nội
Nhà chung cư: phường Thịnh Quan- Đống Đa - Hà Nội
Khu đô thị Sài Đồng – Long Biên - Hà Nội
Tổ hợp văn phòng và chung cư cao cấp: D11 khu đô thị mới Cầu Giấy
Với mục tiêu ngày càng nâng cao trình độ quản lý và chất lượng các công trình, công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9001: 2000. Tháng 7 -2005 tô chức TUV cộng hoà liên bang Đức đã đánh giá và cấp giấy chứng nhận
*Năng lực sản xuất
Tổng vốn kinh doanh: 32.344.945.386đ
Tổng số cán bộ công nhân viên: 727 người
Bao gồm trình độ:
- Trên đại học: 3 người
- Đại học: 121 ngừơi
- Trung học: 22 người
- CN kỹ thuật: 443 người
- Lao động: 86 người
- Trực tiếp: 52 người
Lực lượng công nhân kỹ thuật có đủ các ngành nghề: nề, mộc, sắt, pêtông, sơn vôi, điện nứơc, trang trí nội thất,…, có đủ khả năng thi công công trình tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng công trình hoặc dự án.
Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty điều hành trực tiếp các đơn vị trực thuộc: có 9 xí nghiệp xây lắp, 1 xí nghiệp thi công cơ giới và 1 xí nghiệp pêtông xây dựng, 1 trung tâm tư vấn thiết kế và xây dựng, 1 bán quản lý toà nhà 14 Láng Hạ Hà Nội và các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Giúp việc cho ban giám đốc có 6 phòng chuyên môn
Phòng tổ chức lao động
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng quản lý dự án đầu tư
Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng tài chính kế toán
Phòng hành chính quản trị
*Năng lực thiết bị xe máy của công ty
Thiết bị xe máy lớn(ô tô vận tải, cần cẩu, máy đào, máy ép cọc, vận thăng chở ngươì, cốp pha định hình, giàn giáo) được công ty đầu tư trang bị, giao cho xí gnhiệp xây dựng xây nghiệp tự quản lý
Ngoài ra các thiết bị phục vụ cho công tác đo đạc, thí nghiệm giao cho phòng kỹ thuật chất lượng quản lý và phục vụ chung. Nhóm máy , thiết bị thi công, công ty đã liên kết với 1 số doanh nghiệp chuyên ngành thi công cơ giới để có điều kiện huy động năng lực phương tiện máy móc thiết bi hiện đại cho công trình
Trong quá trình hoạt động công ty luôn luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, kinh doanh tạo hiệu quả cao và đảm bảo uy tín với khách hàng, đồng thời không ngừng đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển sản xuất, mở rộng các hình thức kinh doanh khai thác tìm kiếm việc làm đảm bảo đời sống cán công nhân. Song song với việc nhận thầu xây lắp, công ty đồng thời mở rộng hình thức dầu tư xây dựng, nhận tổng thầu các công trình và các dự an khu đô thi, khu công nghiệp , liên doanh liên kết, thu hút vốn đầu tư nứơc ngoài. Năm 1994 đựơc phép của UBND thành phố Hà Nội và Bộ kế và đầu tư, công ty đã liên doanh với công ty Fujita- Nhật Bản đầu tư xây dựng khu biệt thự cho ngươì nước ngoài thuê tại số 3 -5 Thành Công băng nguồn vốn tự có của công ty và nguồn vốn gop của CBCNV trong công ty, đồng thời hình thành công t y cổ phần thành công
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng
Các phòng ban chức năng tham mưu cho ban giám đốc theo lĩnh vực được phân công, theo dõi, đôn đốc thực hiện tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng công trình, lập các kế hoạch về quản lý, tổ chức nhân sự, nhu cầu thị trường: cung cấp các thông tin số liệu cần thiết, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty giúp ban giám đốc có biện pháp lãnh đạo quản lý thích hợp.
2.1. Phòng Kế hoạch tổng hợp (KHTH)
2.1.1. Chức năng:
Phòng KHTH là bộ phận chức năng giữ một vị trì quan trọng trong mắt xích hoạt động SXKD, trên bất kỳ lĩnh vực nào của bất cứ Công ty nào .
Phòng KHTH được coi như xương sống trong một cơ thể sống, trong mọi hoạt động sống từ cấp vi mô đến cấp vĩ mô, từ cấp công ty đến cấp ngành hay hơn nữa.
Phòng KHTH vừa xác định mục tiêu vừa xây dựng chiến lược phát triển, vừa thực hiện nhiệm vụ trực tiếp của vai trò quản lý.
Tất cả các chức năng trên không ngoàI một mục tiêu là giúp việc cho ban lãnh đạo điều hành SXKD một cách hiệu quả nhất.
2.1.2. Nhiệm vụ
Lĩnh vực xây dựng cơ bản là một lĩnh vực tổng hợp, rộng lớn và có quan hệ gắn bó với mọi ngành, mọi nghề của xã hội.
Một Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản muốn tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt ngoài việc cần có một Ban lãnh đạo sáng suốt, tài năng, cũng cần có một bộ phận Kế Hoạch Tổng Hợp giúp việc hiệu quả qua đó giúp cho Ban lãnh đạo có những quyết định đúng đắn, tức thời đem lại lợi thế trong hoạt động SXKD của Doanh nghiệp.
Nhiệm vụ chính của Phòng KHTH :
* Xây dựng Kế hoạch :
Căn cứ, tổng hợp những dữ liệu thông tin chủ quan và khách quan để xây dựng chiến lược phát triển lâu dài.
Căn cứ vào khả năng thực hiện SXKD của Công Ty và chỉ tiêu sản lượng được giao từ cấp trên để xây dựng kế hoạch SXKD giao cho mỗi đơn vị trực thuộc trong năm kế hoạch.
Lưu giữ và xử lý các dữ liệu thông tin, liên kết các mối liên hệ nhằm đề xuất, báo cáo nhanh chóng kịp thời cho cấp trên cũng như điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp để đạt được mục tiêu Doanh nghiệp đã đề ra
* Thực hiện Kế Hoạch:
Quản lý thực hiện tiến độ, chất lượng xây lắp thông qua công tác hướng dẫn, kiểm tra.
Quản lý, kiểm tra kiểm soát giá trị xây lắp kinh doanh thông qua công tác thẩm định giá trị xây lắp kinh doanh.
Kết hợp với các bộ phận chức năng khác đề xuất, xử lý các yếu tố kỹ thuật và phi kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả SXKD.
Quản lý, kiểm soát các yếu tố đầu vào ( Hồ sơ TKKT, Dự toán .. ) và các yếu tố giá trị đầu ra ( Hồ sơ quyết toán, Hoàn công .. ).
Quản lý, theo dõi thực hiện hợp đồng cấp công ty, xí nghiệp…
Tham gia quá trình lập và thẩm định dự án nhằm kiểm soát chất lượng cũng như góp phần xách định giá trị thực của dự án.
Báo cáo kế hoạch và công tác thực hiện kế hoạch lên cấp trên và các cấp có thẩm quyền theo trình tự thời gian hoặc yêu cầu.
2.2.Phòng kỹ thuật chất lượng:
2.2.1. Chức năng.
- Hướng dẫn các nhà thầu phụ nội bộ lập biên pháp thi công, biện pháp an toàn - bảo hộ lao động- vệ sinh môi trường khi tham gia đấu thầu.
- Tổ chức tha gia duyệt biện pháp thi công, biện pháp an toàn bảo hộ lao động – vệ sinh môi trường khi công trình bắt đầu khởi công
- Đề xuất cán bộ trực tiếp giám sát công trình
- Tổ chức công tác quản lý kỹ thuật chất lượng, an toàn lao động trên các công trình
- Điều hành công việc của phòng khi trưởng phòng đi vắng
2.3. Phòng tổ chức lao động:
2.3.1. Nhiệm vụ:
Phụ trách chung công việc của phòng, tham mưu với giám đốc công ty về việc bố trí sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng lao động hiện có và kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo tuyển dụng bổ sung lực lượng lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công ty, quản lý tiền lương các đơn vị theo chế độ chính sách và quy định nội bộ của công ty. Phổ biến hướng dẫn cán bộ công nhân viên thực hiện điều lệ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tổ chức thu, nộp và làm các thủ tục thanh toán đúng luật quy định đảm bảo cho nguời lao động được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội
2.4. Phòng tài chính kế toán.
2.4.1. Chức năng.
Kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu đúng với chế độ quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài chính.
Đảm bảo việc bảo toàn với nhà nước
Tổ chức công tác kiểm toán thống kê và bộ máy kế toán thông kê phù hợp với tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty
Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các phòng ban xí nghiệp các đơn vị thành viên, thu nhận hồ sơ, chứng từ để phục vụ công tác thanh quyết toán, thu hồi vốn.
Xác định và phản ánh công tác kịp thời đúng chế độ tình hình và kết quả hoạt động của công ty. Lập đầy đủ gửi đúng hạn các báo cáo kế toán thống kê và quýêt toán của xí nghiệp đúng chế độ quy định
Thông qua công tác tài chính kế toán tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý kinh doanh nhằm khai thác tiềm năng, khai thác và sử dụng có hiệu quả đồng vốn đảm bảo và phát triển trình tự chủ tài chính của đơn vị
2.4.2.Nhiệm vụ.
- Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh công tác trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thu chi tài chính, kế hoạch vốn của công ty.Pháp hiện và đề xuất biện pháp ngăn ngừa kịp thời những hành vi tham ô, lãng phí và vi phạm chính sách chế độ nhà nước.
- Thường xuyên đối chiếu với các xí nghiệp, đội trực thuộc trong công ty
- Nghiêm cứu tổ chức thực hiện việc tính toán giao vốn cho các đơn vị thành viên và quản lý sử dụng vốn cũng như thu hồi vốn cho công ty sao cho phù hợp với chế độ quy định
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính kế toán nhà nước và các quy định của cấp trên về thống kê kinh tế và các thông tin kinh tế cho các đơn vị thực hiện
- Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của các bộ phận kinh tế trong công ty
2.5.Phòng quản lý dự án
2.5.1. chức năng :
Thẩm định các báo cáo đầu tư của công ty theo phân cấp, quản lý hướng dẫn các đơn vị trực thuộc công ty, thực hiện các cơ chế chính sách liên quan dư án đầu tư
2.5.2. Nhiệm vụ:
Quản lý theo dõi các dự án của công ty, tìm hiểu thông tin nghiên cứu quản lý khai thác dự án nội bộ và bên ngoài . Kiểm tra các phương án kinh tế đầu tư trong các dự án, kiểm tra các hợp đồng kinh tế đầu tư, hợp đồng tư vấn dự án, kiểm tra và bóc tách hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư, để thực hiện dự án của toàn công ty. Trực tiếp thực hiện dự án được phân công tham gia giúp đỡ đơn vị thực hiện thủ tục cơ bản đầu tư( nếu cần) lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo nhiệm vụ được phân công.
*Kết quả giá trị sản xuất kinh doanh giai đoạn 2003- 2005
chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tổng giá trị SXKD(trđ)
110128
130189
155177
Trong đó: Sản lượng từ dự án do công ty làm chủ đầu tư
26128
33012
42000
Tỷ trọng so với tổng giá trị SXKD(%)
23,73
25,36
27,07
Sản lượng từ nhận thầu xây lắp
69959
80000
92722
Tỷ trọng so với tổng giá trị SXKD(%)
63,53
61,45
59,75
Sản lượng từ kinh doanh khác
14041
17177
20455
Tỷ trọng so với tổng giá trị SXKD(%)
12,75
13,19
13,18
Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị SXKD(%)
20
20,8
II.Thực trạng công tác quản lý tại công ty
1. Ví dụ minh hoạ dự án khu đô thị mới Sài Đồng Long Biên Hà Nội
Để thấy rõ được công tác quản lý của công ty đối với dự án đầu tư trong giai đoạn hiện nay em xin lấy dự án khu đô thị Sài Đồng Long Biên Hà Nội làm ví dụ phân tích. Công tác quản lý dự án bao gồm các nội dung sau:
1.1.Hệ thống tổ chức và phân cấp quản lý dự án tại công ty.
Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Do vậy có sơ đồ quản lý dự án như sau:
Biểu 1: Sơ đồ quản lý dự án tại công ty
Các phó giám đốc
Giám đốc
Tài chính – kế toán
Kế hoach tổng hơp
Tổ chức –hành chính
Ban quản lý dự án
đơn vị thi công
Tư vấn thiết kế
Dự
án
Tư vấn giám sát
Chức năng của các cấp:
- Giám đốc: Theo dõi kiểm soát bao quát chung tình hình thực hiện dự án .
- Phòng kế hoạch tổng hợp: +Tổ chức triển khai thực hiện dự án .
+Quản lý kiểm tra, thẩm định giá trị xây lắp.
- Phòng tài chính kế toán: +Quản lý vốn cho dự án, thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán đối với các đơn vị tham gia .
- Phòng tổ chức –hành chính: Điều phối nguồn lực cho dự án
- Ban quản lý dự án: + Giám sát thực hiện dự án từ đầu cho đến khi kết thúc dự án.
+ Kiểm soát khối lượng, kiểm tra chất lượng, xử lý kỹ thuật và các phát sinh khác
-Xí nghiệp xây lắp:Tổ chức thực hiện xây lắp, lập dự toán, lập hồ sơ quyết toán trình cấp trên.
-Tư vấn giám sát: Thực hiện giám sát đảm bảo đúng quy trình quy phạm của nhà nước, theo thiết kế nghiệm thu cônh trình.
- Tư vấn thiết kế: Khảo sát, thiết kế kỹ thuật ,thẩm định thiết kế kỹ thuật
1.2. Lập kế hoạch tổng quan.
Bất kỳ một dự án nào ngay từ khi ra đời, công ty đều phải đưa ra được một kế hoạch tổng quát liên quan đến nó như: nguồn vốn ,tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện, phạm vi của dự án và một số vấn đề khác.
Đối với dự án khu đ ô th ị m ới S ài Đ ồng, kế hoạch tổng quan được thể hiện như sau :
+Về nguồn vốn:
Nguồn vốn của dự án được huy động bởi 3 nguồn cụ thể:
Bảng2: Nguồn vốn của dự án
Đơn vị :đồng
Vốn tự có của công ty (5 %)
14950000000
Vốn huy động (70%)
209300000000
Vốn vay của quỹ phát triển nhà (25%)
74750000000
Trong đó :
Vốn đến hết tháng 12/2004
Vốn đến hết tháng 3/2005
Vốn đến hết tháng 6/2005
Vốn đến hết tháng 9/2005
Vốn đến hết tháng 12/2005
31.347.467.741
74.548.494.225
22.559.623.204
20.303.241.426
80.234.008.030
+Về tổng mức đầu tư : 299.000.000.000 đồng
Bao gồm:
- Chi phí xây lắp: 228.992.843.626 đồng
- Chi phí thiết bị : 23.435.670.648 đồng
- Chi phí khác : 11.773.485.726 đồng
- Chi phí chuyển nhượng hạ tầng trên mặt đất : 4.898.000.000 đồng
- Dự phòng phí : 29.900.000.000 đồng
+Về thời gian thực: Dự kiến khởi công ngày 25/10/2003đến tháng 12/2005
thì hoàn thành dự án đưa vào sử dụng.
+Phạm vi của dự án:
Diện tích đất xây dựng 1276 m2
Tổng diện tích sàn xây dựng 1750 m2
Quy mô công trình: 15 tầng.
+Về nguồn nhân lực dự kiến sử dụng hai đơn vị thực hiện thi công. Dự án xây dựng nhà chung cư do công ty x ây d ựng s ố 3 Hà Nội làm chủ đầu tư và trực tiếp quản lý thực hiện dự án thông qua việc lựa chọn hai trong 10 đội xây dựng trực thuộc công ty triển khai thi công.
Như vậy, đối với dự án này thì nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu về nhà ở (chiếm 70%). Trong tổng vốn đầu tư, chi phí cho xây lắp chiếm tỷ lệ cao .Do đó mà công tác xây lắp sẽ giữ vai trò hết sức quan trọng đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ càng tránh để xảy ra sai sót.
Với những thông tin về dự án trong kế hoạch tổng quản, giúp các chủ thể có liên quan hình dung một cách sơ bộ về dự án để từ đó phân tích đánh giá lựa chọn phương án tốt nhất để quản lý dự án.
1.3. Quản lý chất lượng:
Không giống như các ngành khác, sản phẩm trong ngành xây dựng có tác động tới tất cả các mặt trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế chất lượng công trình xây dựng luôn được quan tâm ở vị trí hàng đầu. Tuy nhiên quản lý chất lượng dự án lại là một vấn đề hết sức phức tạp, nó biểu hiện ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị một công cuộc đầu tư cho đến khi kết thúc công cuộc đầu tư đó. Như vậy trong quá trình quản lý chất lượng dự án sẽ phải đòi hỏi rất nhiều người tham gia. Với mục đích công tác quản lý chất lượng dự án được thực hiện một cách đồng bộ thống nhất, thông thường chủ dầu tư sẽ đưa ra một tiêu chuẩn chung buộc các chủ thể tham gia phải tuân theo. Tại công ty, tiêu chuẩn đó là tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam và Quốc tế ( nếu có liên quan)
Công tác quản lý chất lượng của công ty được thể hiện qua một số lĩnh vực sau:
1.3.1. Công tác giám sát tư vấn.
Công tác tư vấn bao gồm các loại hình sau:
+Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi
+Tư vấn thẩm định.
+Tư vấn lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công
Do hàng loạt các yếu tố khách quan và chủ quan (thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn) nên đa số các chủ đầu tư nói chung và công ty nói riêng đều quyết định lựa chọn một tổ chức tư vấn độc lập có đầy đủ uy tín, năng lực, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của từng dự án cụ thể dể tiến hành công tác tư vấn.
Song vì kết quả của công tác tư vấn ảnh hưởng bao trùm lên toàn bộ chất lượng của dự án cho nên tổ chức tư vấn được lựa chọn phải thoả mãn các điều kiện sau:
-Khi lập dự án đầu tư, khảo sát và thiết kế công trình phải tuân thủ quy phạm xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, các văn bản pháp quy hiện hành của nhà nước và các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tổ chức tư vấn phải có hệ thống đảm bảo chất lượng của mình, thực hiện kiểm tra chất lượng chặt chẽ trong quá trình thực hiện hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về chất lượngđối với các sản phẩm của mình.
Tài liệu khảo sát thiết kế phải đảm bảo:
+Phù hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Nhà Nước và của ngành xây dựng cơ bản.
+Hồ sơ khảo sát xây dựng phải được xác định đúng tại vị trí xây dựng công trình, phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng, địa hình địa chất thuỷ văn. Trước khi tiến hành công tác khảo sát phải được thiết kế và công ty nghiệm thu để sử dụng đúng quy trình kỹ thuật.
+Phù hợp với nội dung của từng giai đoạn thiết kế công trình, có thuyết minh và chỉ dẫn kỹ thuật thi công, thuyết minh về sử dụng và bảo dưỡng công trình.
Có quy định về chất lượng của vật liệu xây dựng (xi măng, cát vàng) thiết bị công nghệ sử dụng vào công trình.
Mặt khác, tổ chức tư vấn thiết kế phải thực hiện giám sát trong suốt quá trình thi công xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình đưa vào khai thác sử dụng.
Trước khi khởi công xây dựng công trình, công ty phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về thẩm định và xét duyệt dự án đầu tư, thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹ thuật theo đúng quy định hiện hành của nhà nước (tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ Xây Dựng ban hành)
Đối với dự án khu đ ô th ị S ài Đ ồng,vai trò tư vấn được thực hiện :
Biểu3: Các đơn vị tư vấn tham gia dự án đô thị mới Sài Đồng
Đơn vị tư vấn
Sản phẩm tư vấn
Viện kiến trúc Nhiệt Đới –Trường ĐHKTHN
-Khảo sát thu thập số liệu, lập BCKT
-Khảo sát lập thiết kế kỹ thuật
-Thiết kế bản vẽ thi công
Công ty tư vấn Xây dựng dân dụng-BXD
Thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán.
Tổng công ty chủ quản
-Thẩm định tổng mức đầu tư
-Thẩm định BCNCKT
1.3.1. Công tác xây lắp
Thực hiện công tác xây lắp bao gồm các bước sau:
-Thứ nhất: Bước chuẩn bị cho công tác xây lắp.
ở bước này tuỳ từng dự án, công ty sẽ tiến hành hoặc là đấu thầu lựa chọn các nhà thầu bên ngoài hoặc giao cho các đội, xí nghiệp xây dựng trực thuộc của mình theo hình thức chỉ định ,tuyển chọn.
*Với những dự án sử dụng nhà thầu bên ngoài:
Công ty tổ chức đấu thầu theo hìh thức chỉ định thầu, đấu thầu cạnh tranh hạn chế …để lựa chọn nhà thầu thực sự có năng lực có hồ sơ dự thầu đáp ứng được tốt nhất các yêu đưa ra trong hồ sơ mời thầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, về giá. Thông thường nhà thầu tham gia và trúng thầu phải thoả mãn yêu cầu:
+Các đơn vị xây lắp phải có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề xây dựng mới được hành nghề và phải chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây lắp công trình (theo hợp đồng giao nhận) do đơn vị mình thực hiện.
+Đơn vị xây dựng chỉ được nhận thầu thi công xây lắp những công trình tương ứng với điều kiện và năng lực được xác nhận trong chứng chỉ hành nghề xây dựng và hợp đồng cho nhận thầu xây dựng, phải chịu sự giám sát kiểm tra chất lượng của công ty, cơ quan thiết kế và cơ quan giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng .
+Đơn vị xây dựng phải tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng công trình của mình để thực hiện chế dộ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây lắp
+Vật liệu cấu kiện xây dựng do đơn vị xây dựng sử dụng vào công trình phải có chứng chỉ xuất xưởng, trước khi sử dụng phải tiến hành kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của nhà nước.
*Trong trường hợp công ty tự nhận thấy các đội xây dựng trực thuộc có đủ năng lực để đảm nhận công tác xây lắp, công ty tiến hành giao cho các đội (trường hợp này thường được công ty áp dụng) bằng hình thức lựa chọn như sau:
Yêu cầu mỗi đội tự trình bày và bảo vệ các phương án thi công của mình theo thiết kế đã được duyệt cùng với dự toán thi công tương ứng, sau đó trình lên phòng chức năng của công ty xem xét so sánh và lựa chọn các đội có khả năng thực hiện công tác xây lắp tốt nhất
Trong phương án tổ chức thi công của các đội sẽ có những nội dung chủ yếu:
-Nhận xét chung về dự án.
-Biện pháp tổ chức thi công.
+Tổ chức mặt bằng.
+Chuẩn bị vật tư, thiết bị thi công: nêu rõ cụ thể từng loại vật tư dược lựa chọn đạt tiêu chuẩn nào và nguồn gốc ở đâu.
+Sử dụng nguồn nhân lực
-Biện pháp kỹ thuật thi công tổng thể (phân tích kỹ biện pháp thực hiện từng công tác)
-An toàn lao động, phòng cháy nổ và công tác bảo hiểm cho công trình
-Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường
-Những kiến nghị của đội thi công.
Dự án xây dựng khu đô thị mới Sài Đồng, cũng được thực hiện theo hình thức giao cho các đội xây dựng của công ty. Do dự án được thiết kế gồm hai nguyên đơn cho nên sau khi xem xét và đánh giá công ty quyết định chọn hai đội đó là đội xây dựng số 1 và đội xây dựng số 9 trong tổng số 10 của công ty để thực hiện dự án. Mỗi đội sẽ đảm nhiệm nửa phần công việc của dự án.
-Thứ hai: Bước thực hiện công tác xây lắp.
Trong thời gian thi công công trình công ty bố trí cán bộ kỹ thuật hoặc thuê tổ chức tư vấn có chứng chỉ hành nghề (ở dự án này công ty giao cho ban quản lý của mình) thực hiện giám sát chất lượng của vật liêụ vật tư đầu vào, tính pháp lý của các đơn vị cung cấp hoặc tham gia tiến trình thực hiện, giám sát kỹ thuật xây dựng đảm bảo các đơn vị thi công phải thực hiện đúng theo thiết kế được duyệt tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của nhà nước và các điều khoản hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Đồng thời các đơn vị xây lắp cũng phải có biện pháp đảm bảo chất lượng công trình như:
-Khi bắt đầu triển khai thi công phải mở sổ nhật ký công trình ghi chép đầy đủ khối lượng từng phần việc thực hiện công trình.
-Trong quá trình thi công các hạng mục công việc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm, từ vật tư đến vật liệu, thiết bị máy móc đến quá trình tổ chức thi công cho đến khi hoàn thành các hạng mục công trình.
-Kết thúc từng hạng mục, từng phần và toàn bộ công trình đơn vị thi công cho tiến hành lập hồ sơ hoàn công để làm căn cứ cho công tác nghiệm thu kỹ thuật từng giai đoạn thi công trên. Hồ sơ hoàn công phải phản ánh đúng thực trạng thi công và được lưu giữ trong hồ sơ bàn giao công trình.
*Công tác thi công dự án khu đô thị mới Sài Đồng tuân thủ các điều kiện sau:
-Vữa xây dựng TCVN 4318-36.
-Thi công và nghiệm thu công tác về móng TCVN79-80
-Gạch đất sét nung TCVN1451-86
-Cát xây dựng TCVN1770-86
-Đá dăm TCVN 1771-86.
-Công tác hoàn thiện trong xây dựng TCVN 5674-92
-Xi măng Poóc –lăng TCVN 2674-92.
-Nước cho bê tông TCVN4560-87.
-Kết cấu gạch đá TCVN 4085-85
-Hoàn thiện mặt bằng xây dựng TCVN 4516-88
1.3.2. Công tác nghiệm thu chất lượng công trình.
Ban quản lý dự án của công ty phối hợp với các tổ chức tư vấn có trách nhiệm tổ chức công tác giám sát nghiệm thu kịp thời khối lượng và chất lượng các hạng mục công trình xây dựng do các đơn vị xây dựng thực hiện được thể hiện bằng hệ thống biên bản nghiệm thu theo quy định của nghị định 17 về quản lý chất lượng do BXD ban hành. Nếu phát hiện ra những yếu tố sai sót Ban quản lý dự án phải thương thảo ngay với đơn vị thi công để làm rõ cácvấn đề và đưa ra các biện pháp hạn chế sai sót. Mặt khác, công việc nào không đạt chất lượng Ban quản lý dự án có quyền yêu cầu tổ chức sửa chữa theo quy định hoặc từ chối nghiệm thu.
*Căn cứ để nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình xây dựng gồm:
+Tài liệu thiết kế được duyệt
+Các quy chuẩn xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà sản xuất về bảo quản sử dụng vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ.
+Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm khối lượng và chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng
+Những điều khoản quy định về khối lượng và chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng.
*Công tác nghiệm thu công trình tại công ty:
-Nghiệm thu kỹ thuật từng hạng mục sau khi đã được thi công xong.
-Nghiệm thu chuyển giai đoạn: phần móng lên phần thân, phần thân lên phần mái, phần thô sang phần hoàn thiện.
-Cuối cùng là nghiệm thu kỹ thuật tổng thể và nghiệm thu bàn giao công trình.
1.3.3. Bảo hành công trình.
Việc bảo hành chất lượng công trình xây dựng là một việc làm bắt buộc đối với tất cả các nhà thầu xây dựng tham gia xây dựng công trình và luôn được ghi rõ trong hợp đồng xây lắp ký kết giữa công ty và nhà thầu. Thời hạn và mức tiền bảo hành được quy định cụ thể trog nghị định 52/1999 /NĐ-CP và quy chế bảo hành QĐ số 35/1999/ QĐ-BXD ngày 12 tháng 11 năm 1999. Đối với dự án khu đô thị mới Sài Đồng, đơn vị thi công có trách nhiệm bảo hành công trình trong 12 tháng.
Biểu 4 Sơ đồ quản lý chất lượng tại công ty
Tư vấn
Chủ đầu tư
BCNCKT
Thiết kế kỹ thuật và dự toán
Cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt
(Cơ quan chủ quản)
Cấp có chức năng thẩm định
Cấp có thẩm quyền phê duyệt
Đơn vị có chức năng giám sát chất lượng
Đơn vị xây lắp
Xây lắp công trình
Ban quản lý dự án
P.KHTH
Giao thầu thi công dự toán
Thi công cụ thể dự án khu đô thị Sài Đồng, quy trình quản lý chất lượng cụ thể như sau:
Chủ đầu tư là Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội thuê tổ chức tư vấn là Viện kiến trúc Nhiệt Đới thuộc trường đại học Kiến Trúc Hà Nội thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Báo cáo này được trình lên cho tổng công ty chủ quản phê duyệt. Sau khi báo cáo khả thi được phê duyệt, Viện kiến trúc Nhiệt Đới tiếp tục lập thiết kế kỹ thuật và dự toán. Bản này sẽ được hai cơ quan có thẩm quyền và chức năng thẩm định đó là Tổng công ty và Công ty tư vấn dân dụng Việt Nam –BXD phê duyệt. Thiết kế kỹ thuật và dự toán được phê duyệt được đưa về cho chủ đầu tư xem xét nghiên cứu để lựa chọn đơn vị thi công phù hợp (đơn vị số 1và 9). Trong quá trình thi công công trình sẽ có sự tham gia và giám sát của các bên: phòng kế hoạch tổng hợp, ban quản lý dự án,Tư vấn giám sát –BXD (Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng)
1.4. Quản lý thời gian và tiến độ dự án
Quản lý tiến độ thời gian là một quá trình xuyên suốt, nhất quán theo một trình tự chặt chẽ bao gồm việc thiết lập mạng công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và việc lập kế hoạch quản lý tiến độ thực hiện dự án .
1.4.1 Phương pháp lập mạng công việc.
Nhìn chung, các dự án do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện quản lý hầu hết là các dự án xây dựng nhà và xây dựng khu đô thi mới.
Đối với dự án xây dựng nhà có 3 công việc cơ bản : +Phần móng.
+Phần thân.
+phần hoàn thiện
Đối với dự án khu đô thị mới bao gồm : +Phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
+Phần xây dựng thượng tầng.
Như vậy, với mỗi dự án cụ thể, các công việc hạng mục không có sự chồng chéo và sự phức tạp về kỹ thuật cho nên để dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng của từng công việc và toàn bộ dự án, trong quá trình thực hiện quản lý tiến độ dự án công ty thường chọn phương pháp lập mạng công việc theo sơ đồ Gantt. Trên sơ đồ Gantt sẽ phản ánh:
+Thời gian làm việc của mỗi công việc.
+Mối quan hệ trước sau giữa các công việc
+Biểu thời gian các công ._.việc trên sơ đồ.
1.4.2 Xác định thời gian thực hiện từng công việc.
Thực tế cho thấy rằng không thể dự báo được một cách chính xác thời hạn hoàn thành thực tế của một dự án tại thời điểm bắt đầu của nó bởi vì khi đó chưa thể có đầy đủ thông tin cần thiết. Mặc dù vậy, song các nhà quản lý hoàn toàn có thể ấn định được thời gian dự kiến hoàn thành dự án (thời hạn mục tiêu) để từ đó làm căn cứ cho việc quản lý tiến độ dự án ở giai đoạn sau.
Một số cơ sở mà công ty dựa vào để xác định thời gian dự kiến dự án sẽ hoàn thành:
-Năng suất bình quân của lao động
-Giới hạn về nguồn lực.
-Định mức chi phí sử dụng máy.
-Tổ chức dây chuyền sản xuất và yêu cầu kỹ thuật của từng phần việc
-Mối quan hệ giữa chi phí –thời gian-chất lượng.
Thời gian thực hiện dự án khu đô thị mới Sài Đồng dự kiến như sau:
-Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: từ tháng 6/2003 đến tháng9/2003:
+Khảo sát đo đạc khu đất.
+Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
+Thẩm địnhk báo cáo nghiên cứu khả thi
-Giai đoạn thực hiện đầu tư và đi vào bàn giao: Bắt đầu ngày 25/10/2003. Được thể hiện cụ thể qua sơ đồ:
1.4.3 Quản lý tiến độ thi công.
Quản lý tiến độ thi công là một việc rất quan trọng và cần thiết, nó là cơ sở để quản lý và giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công việc của dự án. Tiến độ thực hiện dự án kéo dài sẽ làm phát sinh chi phí và nhiều khi làm giảm chất lượng công trình và ngược lại muốn đẩy nhanh tiến trình thì phải tăng chi phí thực hiện. Quá trình quản lý tiến độ thi công tại các dự án của công ty được thực hiện thông qua sự phối hợp của ba chủ thể tham gia đó là: chủ đầu tư –tổ chức tư vấn- đơn vị thi công.
*Chủ đầu tư (công ty): Ngoài việc thu ê các tổ chức tư vấn giám sát chuyên nghiệp theo dõi quản lý tiến độ, còn phải có bộ phận riêng (ban quản lý dự án) theo dõi trực tiếp về tiến độ để nắm bắt tình hình thực hiện. Quản lý tiến độ và kịp thời đưa ra những quyết sách đối với tư vấn giám sát và các đơn vị xây dựng nhằm đảm bảo tiến độ.
*Tổ chức tư vấn: Trong thành phần cơ cấu của tổ chức bao gồm một bộ phận quản lý tiến độ đó là một hay nhiều kỹ sư xây dựng làm nhiệm vụ chuyên trách về quản lý tiến độ gọi là kỹ sư giám sát tiến độ. Kỹ sư giám sát tiến độ phải theo dõi sát sao tiến độ thực hiện các công việc trên công trường, có quyền đưa ra những ý kiến về cách xử lý, điều hành tiến độ cho các nhà thầu xem xét và thực hiện để công việc không bị chậm trễ. Hàng ngày họ phải nhận được báo cáo tình hình thực hiện tiến độ bằng văn bản của các nhà thầu, để làm cơ sở so sánh với tiến độ kế hoạch và báo cáo với cấp trên. Là người đại diện cho chủ đầu tư để quản lý tiến độ trong suốt thời gian thi công. Khi tiến độ bị chậm quá mức có thể ảnh hưởng tới thời hạn hoàn thành công trình thì kỹ sư giám sát tiến độ phải đưa ra những đề xuất phù hợp, để chủ đầu tư có biện pháp xử lý đối với các đơn vị xây dựng.
*Đơn vị thi công: Xác định rõ việc hoàn thành tiến độ thi công là nhiệm vụ chính.Tất cả mọi việc, mọi khâu phải chủ động tiến hành không chờ đợi ỷ vào tư vấn giám sát hay chủ đầu tư hoặc dựa vào những rủi ro trong quá trình thi công để kéo dài thời hạn hoàn thành. Để quản lý tốt tiến độ thi công, đơn vị xây dựng thực hiện quy trình quản lý tiến độ sau:
-Từ tiến độ kế hoạch, đơn vị xây dựng giao cho nhóm tiến độ lập tiến độ thi công, bao gồm tiến độ tổng hợp, tiến độ hạng mục, tiến độ phân nhỏ, phiếu giao việc.
-Dựa vào tiến độ phân nhỏ cho 3 tuần liên tiếp tiến hành thực hiện, sau một tuần kiểm tra lại để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công và đưa ra tiến độ lần một, phải kiểm tra đánh giá so sánh với tiến độ kế hoạch, nếu đạt tiếp tục thực hiện tiến độ, nếu không đạt thì sử dụng các biện pháp xử lý tiến độ và đưa ra tiến độ lần 2.Tương tự cũng làm phép so sánh với tiến độ kế hoạch nếu đạt được cho thực hiện, nếu không đạt được tiếp tục xử lý. Trường hợp bất khả kháng (tiến độ bắt buộc phải kéo dài) thì phải được sự thống nhất giữa chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng và đây lại coi như tiến độ kế hoạch mới.
Mặc dù có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia, song quản lý thời gian là công việc khó khăn bởi vì có nhiều sự cố bất ngờ trong quá trình thi công có thể làm cho dự án diễn ra chậm tiến độ. Dự án nhà chung cư khu đô thị mới Sài Đồng cũng là dự án có sự chậm trễ về tiến độ (dự án hoàn thành vào tháng 4/2006). S ự chậm trễ này là do một số nguyên nhân sau:
+Thực hiện việc giải ngân vốn chậm do:
-Dự án sử dụng vốn vay của quỹ phát triển nhà (25%) song để không bị thất thoát vốn của nhà nước các tổ chức tín dụng không cho vay toàn bộ số tiền vay một lần tại một thời điểm (ban đầu) mà dùng phương pháp giải ngân theo tiến độ thực hiện do đó nguồn vốn nhận được chậm hơn so với nhu cầu.
-Dự án sử dụng phần lớn là vốn huy động tư trong dân (70%). Đó là số tiền do khách hàng đăng ký mua các căn hộ, sau khi ký hợp đồng phải đóng 60% giá trị của hợp đồng nhằm đầu tư xây dựng phần thô. Và đóng tiếp 30% giá trị theo tiến độ thực hiện. Cuối cùng đóng nốt 10% giá trị còn lại tại thời điểm bàn giao công trình. Tuy vậy, trong thực tế khi công bố giá bán lượng khách hàng đăng ký mua chỉ đạt 45% số lượng căn hộ. Điều này xảy ra là do nguyên nhân :
Thứ nhất, trước đây khi lập dự án mới chỉ chú trọng tính toán vấn đề giải quyết kỹ thuật mà chưa quan tâm đến việc nếu sử dụng các biện pháp thông thường thì sẽ ảnh hưởng đến các công trình lân cận. Chính vì thế trong quá trình thực hiện phải áp dụng công nghệ mới, xây lắp tiên tiến: cọc khoan nhồi, sàn không dầm… cho nên giá thành cao hơn mặt bằng chung .Mặt khác cũng trong quá trình lập dự án thi trường nhà chung cư cao tầng là tương đối mới mẻ, với mục đích để sản phẩm của công ty có mặt kịp thời trên thị trường nhằm phục vụ mục tiêu chính trị, khuyếch trương uy tín của công ty nên vấn đề tiến độ thực hiện công trình cũng được đặt lên hàng đầu do đó yếu tố giá thành trên 1 m2 của sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức.
Với việc giải ngân vốn chậm đã làm ảnh hưởng lớn tới công tác tích luỹ nguyên vật liệu (giá cả và thị trường biến động không ổn định, khi có tiền thì hàng hoá lại khan hiếm, giá cao và ngược lại) thêm vào đó ảnh hưởng cả đến công tác thanh toán một phần cho đơn vị xây lắp góp phần quan trọng vào sự chậm trễ của công trình.
+Các sản phẩm xây lắp đã thực hiện của công ty phần lớn là hạ tầng, công trình dân dụng cao đến 5 tầng. Do đó việc xây dựng công trình chung cư Sài Đồng là lần đầu tiên công ty thực hiện cho nên trong quá trình xây dựng phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, điều này làm cho tiến độ bị kéo dài.
+ Ngoài ra còn chiu ảnh hưởng của sự thay đổi các quy định, nghị điịnh về điều chỉnh tiền lương, hệ số điều chỉnh cho các công tác quản lý dự án
1.4.4 Quản lý nguồn lực.
Nguồn lực huy động cho dự án bao gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Với một nguồn lực hạn chế, đòi hỏi người quản lý phải có biện pháp quản lý, phân bổ thích hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả của từng nguồn lực đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ và các yêu cầu khác đã đặt ra cho dự án.
Mặc dù, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của đơn vị cũng như yêu cầu của dự án mà người quản lý sẽ có biện pháp quản lý nguồn lực riêng. Song có thể hình dung phương pháp quản lý nguồn lực của công ty thông qua dự án nhà chung cư khu đô thị Sài Đồng như sau:
*Về nguồn lực: Với nhận định dự án chung cư khu đô thị Sài Đồng là công trình quan trọng có yêu cầu cao về kỹ mỹ thuật. Hơn nữa lại là công trình cao tầng lần đầu tiên công ty thi công. Cho nên cần có tay nghề cao, có ý thức kỷ luật và đã trực tiếp thi công các công trình có chất lượng cao.
Phương án huy động nguồn nhân lực cho dự án được thể hiện:
-Một Phó Giám Đốc kỹ thuật phụ trách theo dõi xây dựng.
-Bộ phận quản lý:
+Chỉ huy trưởng công trường: 1 kỹ sư xây dựng .
+Chỉ huy phó công trường: 1 kỹ sư xây dựng .
+Cán bộ kỹ thuật : 3 kỹ sư xây dựng .
+Cán bộ quản lý kinh tế: 1 kỹ sư kinh tế.
+Cán bộ cung ứng vật tư : 1 kỹ sư vật liệu xây dựng.
+Thủ kho : 1 người.
+Bảo vệ 2 người
-Các tổ đội sản xuất :
+Tổ sắt : 24 người.
+Tổ bê tông : 10 người
+Tổ mộc cốt pha: 20 người .
+Tổ nề : 12 người .
+Tổ hoàn thiện : 8 người .
+Tổ vận hành máy : 2 người .
+Tổ điện nước : 4 người.
Lao động thủ công tuỳ theo tiến độ để điều động.
Phương pháp phân bổ điều động nguồn lực sẽ dựa vào khối lượng và tính chất kỹ thuật của từng công việc được thực hiện. Kế hoạch phân bố lao động được thể hiện qua biểu đồ c ụ th ể:
* Về máy móc thiết bị : Việc huy động và bố trí máy móc thiết bị phụ thuộc vào tiến độ điều hành của dự án .Song toàn bộ công trình sẽ sử dụng các loại máy móc thiết bị sau :
+Ô tô vận tải IFA: 3 cái.
+Máy vận thăng :2 cái.
+Máy nén khí PDS 655: 1 cái.
+Máy xúc Hitachi: 1 cái
+Máy trộn bê tông V 250l :1 cái.
+Máy trộn bê tôngV 150l :1 cái.
+Máy trộn vữa V150l:1 cái.
+Máy hàn 20 KVA :2 cái.
+Đầm cóc : 2 cái
+Máy đầm bàn :4 cái.
+Máy đầm dùi :5 cái.
+Máy bơm nước HONĐASEH50X 3 cái
+Máy uốn thép :1 cái
+Máy cắt thép :2 cái
+Máy kinh vĩ :1 cái.
+Máy thuỷ bình:1 cái
+Cẩu tháp 1 cái
+Máy bơm bê tông :2 cái
+Xe bơm bê tông SCHWING công suất150 m3/h tầm với 34 m:1 cái.
+Ôtô vận chuyển trộn BT Tartra815 :6 cái.
+Máy phát điện DIAZEN 50 kwa: 1 cái.
*Về nguyên vật liệu, dụng cụ xây dựng :
-Dàn giáo thép, cây chống, cốp pha, tôn định hình tổ hợp Hoà Phát 850 m.
-Tổ chức cung ứng vạt tư: Bám sát tiến độ thi công để cung ứng vật tư kịp thời đúng chủng loại đảm bảo chất lượng.
Xi măng: Hợp đồng với nhà máy máy xi măng Nghi Sơn, Bút Sơn.
Thép: Hợp đồng với nhà máy thép, liên doanh thép Việt Hàn chở về công trình.
Gạch: Hợp đồng với nhà máy gạch Đại La chơ về sử dụng xây dựng công trình.
Các loại vật tư khác: Cát vàng, đá dăm, các đen, gỗ tổng hợp đồng với các đại lý bến bãi cung ứng cho công trình.
-Tổ chức vận chuyển vật tư: Vận chuyển vật tư bằng các loạ ôtô tải trọng tải >5 tấn .Dàn giáo, cốt chống, cốt pha định hình, thiết bị cấp điện, nước cho thi công lấy ở kho của nhà thầu.
1.5 Quản lý chi phí.
Cùng với các công tác quản lý về chất lượng, thời gian… công tác quản lý chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là đối với công ty (các dự án do công ty đầu tư và tổ chức đều sử dụng vốn tự có, vốn vay, vốn huy động), nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển. Bởi vậy, bên cạnh việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước, đảm bảo quyền lợi của các tổ chức tư vấn và đơn vị thi công xây lắp đồng thời phải có phương pháp quản lý chi phí sao cho có hiệu quả nhất.
Để quản lý chi phí, công ty tiến hành quản lý theo các phương thức như: quản lý theo giai đoạn của quá trình đầu tư, quản lý theo hạng mục công trình.
1.5.1 Sơ đồ công tác quản lý chi phí của công ty:
Biểu 5- sơ đồ quản lý chi phí dự án tại công ty
Phòng tài chính- kế toán
Phòng kế hoạch tổng hợp (áp giá)
Cán bộ kỹ thuật (nghiệm thu, xem xét khối lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật)
Tư vấn giám sát (Nghiệm thu)
Đơn vị thi công
+Bộ phận quản lý kỹ thật và chất lượng xây lắp kiểm soát về mặt khối lượng thực hiện và đơn giá theo quy định của nhà nước đồng thời cũng kiểm soát khối lượng phat sinh hợp lý.
+Phòng tài chính –kế toán thực hiện kiểm soát tất cả các hoá đơn đầu vào và các thủ tục khác để thực hiện việc thanh toán, quyết toán.
*Phương thức tạm ứng, thanh quyết toán.
Trước hết, để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác xây lắp và thanh quyết toán quản lý chi phí, chủ đầu tư sẽ ký kết hợp đồng đối với các đợn thi công. Như vậy phương thức tạm ứng, thanh toán sẽ được thoả thuận trong hợp đồng kinh tế.
+Thông thường nếu công trình có giá trị lớn, từng hạng mục sẽ được ứng trước 30% ngay sau khi ký kết hợp đồng. Khi đơn vị thi công hoàn thành công trình xây lắp và được nghiệm thu (căn cứ vào hồ sơ hoàn công và quyết toán) từng hạng mục, chủ đầu tư sẽ tạm ứng tiếp 40%giá trị đã thực hiện của hạng mục, phần còn lại chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán và lấy giá trị phê quyệt là căn cứ thanh toán.
Mặt khác, trước khi triển khai xây lắp, đơn vị thi công được nghiên cứu hồ sơ thiết kế và lập biện pháp thi công, dự toán thi công nhằm phát hiện những chi tiết công tác mà trong hồ sơ thiết kế chưa đề cập tới hoặc chưa phù hợp với thực tế. Dựa vào đó kiểm soát được những phát sinh cùng với chủ đầu tư thống nhát giá trị quyết toán sau này.
+Đối với công trình có giá trị nhỏ, đơn vị thi công thực hiện hoàn tất công tác xây lắp sau đó lập hồ sơ hoàn công và quyết toán trình chủ đầu tư phê duyệt thẩm định và thanh toán.
1.5.2 Quản lý chi phí heo hạng mục công trình:
Để dự toán chi phí được thực hiện một cách chính xác nhất, dự án được chia thành các hạng mục nhỏ .Sau đó tuỳ vào tính chất của từng hạng mục sẽ tiến hành tính toán chi phí đúng theo định mức nhà nước ban hành. Như vậy, tổng dự toán bao gồm chi phí của tất cả các hạng mục thuộc công trình đó. Có thể miêu tả được điều này qua bản chi phí từng hạng mục của dự án nhà chung cư khu đô thị Sài Đồng nh ư sau:
Biểu6: Chi phí từng hạng mục của dự án nhà chung cư khu đô thị mới Sài Đồng
TT
Tên hạng mục
Dự toán (đồng)
Thực hiện (đồng)
Tỉ lệ TH/DT (%)
A
Chi phí chuyển nhượng hạ tầng trên đất
19884000000
19884000000
100
B
Chi phí xây lắp
93070674326
96901168659
108.9
1
Phần ngầm
34389952779
35385064715
106.9
2
Phần kết cấu
25031734593
26322508400
108.6
3
Phần kiến trúc
10618272437
20493826077
109.1
4
Phần nước
2305044204
2522772667
116.7
5
Phần điện
2725670313
376996800
116.56
C
Phần thiết bị
3563937500
4237397750
88
1
Máy phát điện
5415000000
6415000000
100
2
Thang máy
4520400000
4454775000
95.68
3
Thông tin liên lac, vô tuyến điện
820380000
975329900
60.5
4
Chi phí PCCC
357657500
432657325
211
D
Chi phí khác
7410940637
7448981169
101.115
1
Lập dự án khả thi
227520769
254471831
121.13
2
Chi phí khoan khảo sát địa chất
507595000
504700000
99
3
Chi phí thẩm định BCNCKT
62586596
64017609
111.37
4
Chi phí pa nô quảng cáo
16500000
18150000
110.
5
Chi phí khởi công
70000000
71000000
102
6
Chi phí đo đạc
40000000
48000000
96
7
Chi phí thí nghiệm
900000000
915000000
101.875
8
Thiết kế phí
983265376
982392999
101
9
Thẩm định thiết kế kỹ thuật
52677497
52677497
100
10
Thẩm định tổng dự toán
29426359
30426359
101
11
Tư vấn giám sát thi công xây dựng
314816732
324307615
102.3
12
Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị
12366920
12737038
93.27
13
Chi phí ban quản lý dự án
1170092088
1108585363
90.4
14
Chi phí bảo hiểm CT
1135605339
1124954388
92.14
15
Lập hồ sơ hoàn công và nghiệm thu bàn giao
188326538
189239300
101
16
Thẩm định và duyệt quyết toán
236141424
23321170
92.14
17
Kiểm định đánh giá chất lượng
1297000000
1300000000
101
E
Dự phòng phí
9899803149
8830494333
78.170
Qua bảng trên ta thấy rằng chi phí cho xây lắp chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn đầu tư. Trong quá trình thực hiện các chi phí xây lắp và chi phí cho thiết bị máy móc có sự thay đổi lớn. Cụ thể: chi phí xây lắp tăng cao, đó là do sự thay đổi chính sách của nhà nước. Tại thời điểm lập dự toán và thời điểm thực hiện sử dụng các văn bản khác nhau như:
Thời điểm lập dự toán sử dụng các văn bản:
-Đơn giá XDCB24/1999/QĐ-UB
-Định mức 1242/1999/QĐ-UB
Thông báo 735/TBVL-LS 2001
Thông tư 09/2000/TT-BXD
-Thông tư 03/2001/TT-BXD
Thời điểm thực hiện sử dụng các văn bản:
-Đơn giá XDCB24/1999/QĐ-UB
-Định mức 1242/1999/QĐ-UB
-Thông báo 01/02/TBVL-LS 2002
-Thông tư 09/2000/TT-BXD
-Thông tư 04/2002/TT-BXD
Vì vậy, có sự thay đổi một số chi tiết sau :
Thông tư 03/2001 Thông tư 04/2002
(Mức lương tối thiểu: 180000đ/tháng 210000đ/tháng)
-Hệ số chi phí nhân công: 1.46 1.89
-Hệ số chi phí máy TC: 1.07 1.12
-Hệ số chi phí khảo sát XD: 1.00 1.13
TB735/2001 TB 02/2002
-Xi măng pc300/kg 681 724
-Gạch chỉ /viên: 555 581
-Gạch 2 lỗ/viên: 330 335
-Cát vàng/m3: 42000 41270
-Sơn nội thất/kg: 11129 12500
-Sơn ngoại thất/kg: 40752 45000
-Thép hình TN/kg: 3950 4381
-Thép trònTN/kg: 3950 4381
-Thép gai TN/kg: 4060 4324
-Dây điện T.P/m: 1.00 1.05
-ống Vinapipe/m: 1.00 1.14
Chi phí mua máy móc thiết bị giảm do chính sách xuất nhập khẩu, thuế suất thay đổi
Còn các hạng mục khác được chi phí hợp lý nên không có sự thay đổi lớn trong quá trình thực hiện so với dự toán.
1.5.3 Quản lý chi phí theo giai đoạn đầu tư.
Trong ba giai đoạn đầu tư thì rõ ràng chi phí cho giai đoạn thực hiện đầu tư là rất lớn. Chính vì vậy, quản lý chi phí theo giai đoạn đầu tư giúp công ty có biện pháp phân bổ vốn hợp lý và có phương pháp quản lý riêng đối với từng giai đoạn đầu tư.
Biểu 6: Chi phí theo các giai đoạn đầu tư của dự án khu đ ô th ị S ài Đ ồng
STT
Giai đoạn
Dự toán (đồng)
Thực hiện (đồng)
Tỷ lệ TH/DT
(%)
1
Chuẩn bị đầu tư: Lập dự án khả thi , chi phí khoan khảo sát, chi phí thẩm định...
5464202365
891339440
16
2
Thực hiện đầu tư: xây lắp, máy móc thiết bị, chi phí khác
228156069849
237720518559
104,2
3
Kết thúc đầu tư: lập hồ sơ hoàn công, nghiệm thu bàn giao, thẩm định và phê duyệt QT..
65379727786
60388142001
92,37
Như vậy thấy rằng chi phí của tất cả cá giai đoạn của quá trình đầu tư đều tăng đặc biệt là ở giai đoạn thực hiện đầu tư. Điều này xảy ra không phải là do công ty sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích, phân bổ không hợp lý mà lý do chính là sự khác nhau về thời điểm lập dự toán so với thời điểm thi công đã có sự biến đổi lớn trong chính sách của nhà nước. Đây là một thực tế, mà tự công ty khong thể lường trước được đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan hữu quan của nhà nước .
1.6 Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro dự án là quá trình cho phép phân tích và quản lý các rủi ro liên quan đến dự án. Nếu làm tốt việc này thì sẽ đảm bảo được sự thành công của dự án.
Rủi ro trong dự án đầu tư là các yếu tố bất lợi phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nói một cách khác khi yếu tố không chắc chắn cộng với các yếu tố bất lợi, rủi ro sẽ xảy ra.
*Quy trình để thực hiện quản lý rủi ro:
+Xác định mục tiêu: Làm rõ mục tiêu cần phải quản lý rủi ro là gì.
+Xác định các rủi ro, bước này bao gồm:
-Miêu tả các rủi ro.
-Xác định các yếu tố liên quan.
_Dự báo ảnh hưởng của rủi ro.
-Dự báo các khả năng xảy ra của rủi ro.
+Lượng hoá các rủi ro: Phân tích chất lượng và số lượng rủi ro nhằm xác định các nguyên nhân và các hệ số rủi ro chính.
Thônh thường, trong quản lý dự án của công ty thường gặp phải một số rủi ro sau:
+Rủi ro về chậm vốn và thiếu vốn.
+Rủi ro về chế độ, qui định của nhà nước.
+Rủi ro do thời tiết.
+Rủi ro do thiết kế kỹ thuật và nghiên cứu khả thi chưa kỹ.
+Rủi ro do lập kế hoạch chưa sát với thực tế.
Hơn nữa, tại công ty quá trình quản lý rủi ro được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý dự án:
-Giai đoạn nghiên cứu khả thi: ở giai đoạn này quản lý và phân tích rủi ro sẽ đưa ra các điều chỉnh, thay đổi để giảm rủi ro, đồng thời giảm chi phí cho dự án. Nó cũng góp phần quyết định chọn lựa các phương án khác nhau của dự án.
-Giai đoạn phê duyệt dự án: Quản lý và phân tích rủi ro giúp cho cấp có thẩm quyền quýet định đầu tư xem xét tình trạng rủi ro liên quan đến dự án và kiểm tra các phương án phòng tránh rủi ro. Nếu đã tiến hành phân tích số lượng thì chr đầu tư có thể biết được cơ hội đạt được mục tiêu của dự án.
-Giai đoạn thi công công trình: Quản lý rủi ro giúp cho nhà thầu xác định được các rủi ro, lập ra kế hoạch dự phòng hoặc kiểm tra tình trạng rủi ro của họ, từ đó có thể cân nhắc để chuyển giao rủi ro cho các công ty bảo hiểm hoặc cân nhắc để phân bố rủi ro trong các hợp đồng.
Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là quản lý rủi ro sẽ giúp các nhà thầu lập được dự toán chi phí dự phòng rủi ro một cách chính xác, cả về tiền vốn (chi phí) thời gian, chất lượng công trình.
Dự án chung cư khu đ ô th ị S ài Đ ồng trong quá trình thực hiện đã gặp một số rủi ro :
+Rủi ro về lập BCKT chưa sát
+Rủi ro về trượt giá.
+Rủi ro về quá trình nhập khẩu máy móc kéo dài
+Huy động vốn chậm
+Thời tiết
+Cung cấp nguyên vật liệu chậm
1.7 Quản lý các lĩnh vực khác
1.7.1 Quản lý hợp đồng
Đó là bao gồm các công tác soạn thảo hợp đồng và đảm bảo buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết
Một số hợp đồng mà công ty thường có là:
Hợp đồng lập dự án khả thi
Hợp đồng tư vấn thẩm định
Hợp đồng giải phóng mặt bằng
Hợp đồng vay tín dụng
Hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào.
Hợp đồng về các hạng mục xây dựng với các đơn vị thi công
Một số hợp đồng khác…
Trong quá trình quản lý hợp đồng, cả hai bên đều thoả thuận để di đến cam kết mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Đồng thời, công ty sử dụng lực lượng tư vấn tiến hành giám sát, kiểm tra sự thực hiện của bên đối tác đảm bảo họ thực hiện đúng hợp đồng tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu. Nếu bên kia vi phạm hợp đồng công ty có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, ngược lại công ty tiến hành giao nhận và thanh toán hợp đồng theo như thoả thuận của hai bên.
Bảng 7 Dự án nhà chung cư có các hợp đồng chính sau
tt
Hợp đồng
Đối tác
Vi phạm
Hợp đồng tư vấn lập BCNCKT và thiết kế
Viện kiến trúc Nhiệt Đới
không
Hợp đồng vay vốn
Quỹ dầu tư phát triển nhà Hà Nội
không
Hợp đồng mua xi măng
Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bút Sơn
chậm
Hợp đồng mua gạch
Nhà máy gạch Đại La
không
Hợp đồng mua thép
Liên doanh thép Việt Hàn
chậm
Hợp đồng tực hiện xây lắp
Đơn vị thi công số 1và 9
không
Hợp đồng tư vấn giám sát
Công ty tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng
không
Hợp đông tư vấn thẩm định
Công ty tư vấnxây dựng dân dụng Việt Nam-BXD
không
Với các hợp đồng này, căn cứ vào từng đặc điểm riêng biệt và yêu cầu về đặc tính kỹ thuật mà chủ đầu tư đặt ra những điều kiện rằng buộc đối tác trên cơ sở pháp luật cho phép và có lợi cho chủ đầu tư. Nếu đối tác vi phạm thì sẽ phải phạt từ 2%-5% giá trị hợp đồng. Song trong thực tếđã xảy ra tình trạng đầu tư trong khu vực diễn biến nhanh nên các đối tác cung cấp nguyên vật liêụ chậm nhưng không áp dụng phạt (bởi vì nguyên nhân có mang tính khách quan) mà áp dụng hình thức chậm thanh toán với thời hạn không xác định nhằm thúc đẩy việc cung cấp được đầy đủ, kịp thời
1.7.2 Quản lý về thông tin
Thông tin đống vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và đối với việc quản lý dự án nó càng trở lên cần thiết hơn lúc nào hết, có thể nói thông tin quyết định đến sự thành bại của dự. Bởi một khi thông tin được truyền đi không chính xác và kịp thời sẽ dẫn đến các vấn đề phát sinh không được giải quyết ổn thoả gây lên tình trạng chậm trễ về tiến độ cũng như sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu kỹ thuật đã được thiết kế phê duyệt
Đối với các dự án được thực hiện ở công ty, quản lý thông tin thường quan tâm đến các đầu mối chuyển thông tin đảm bảo cho thông tin chính xác và truyền đi kịp thời bằng cách: Một mặt, ban quản lý dự án của công ty trực tiếp theo dõi công tác thực hiện dự án của đơn vị thi công sau định kỳ hàng tuần sẽ thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án cho phòng ban cấp trên (cụ thể là phòng kế hoạch tổng hợp), mặt khác đơn vị thi công cũng có thể trực tiếp báo cáo phản ánh các sự cố phát sinh trong quá trình thi công cho ban quản lý dự án hoặc cho phòng có chức năng giải quyết để từ đó các cấp có thẩm quyền nắm được thông tin và có quyết định phản hồi.
2. Đánh giá chung về công tác quản lý dự án đầu tư.
2.1 Một số kết quả đạt được trong quản lý dự án
Công ty được nhận huân chương lao đông hạng II kết quả của công tác quản lý dự án được thể hiện cụ thể qua các công tác sau:
- Lập kế hoạch tổng quan:
công tác lập kế hoạch tổng quan chi tiết đã giúp cho công ty quản lý tốt từng dự án, các hạng mục trong dự án. Bởi khi lập kế hoạch đã phát hiện các yếu tố có thể phát sinh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc thực hiện dự án từ đó đưa ra phương án điều chỉnh dự án kịp thời mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-Công tác quản lý chất lượng:
+ Hệ thống và phương pháp quản lý ngày càng được bổ sung và rút kinh nghiệm qua quá trình quản lý thực tế và áp dụng những tiến bộ quản lý khoa học. Đặc biệt từng cán bộ kỹ thuật hiểu được trách nhiệm của mình phải hoàn thành tốt công việc trong phạm vi được phân cấp quản lý.
+ Sản phẩm của đơn vị tư vấn ngày càng có chiều hướng được đầu tư theo chiều sâu, được chuyên môn hoá cao, hàm lượng chất sám, sức lực, mang tính công nghệ và hoạt động đúng theo năng lực thực sự có, làm tốt công tác giám sát tác giả và đưa ra ý kiến đóng góp cho dự án để cùng các chủ thể khác thực hiện dự án đạt chất lượng
+ Thực hiện nghiêm túc theo quy trình quản lý chất lượng do nhà nước ban hành, áp dụng những phương thức sản xuất hiện đại, sử dụng vật liệu mới do đó mà công trình đạt chất lượng cao được các ban ngành công nhận ngày càng tăng
+ Nhóm tư vấn giám sát của công ty thường xuyên có mặt tại hiện trường, vừa công tác vừa học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị tư vấn giám sát có trình độ chuyên môn chuyên sâu ngay tại trên công trường
- Công tác quản lý chi phí:
+ Có các phương pháp huy động vốn hiệu quả và hợp lý.
+ Chi phí được xây dựng xác lập một cách khoa học, có căn cứ dựa trên bản định đơn giá của nhà nước
+ Việc phân chia dự án thành các hạng mục nhỏ tương đối hợp lý dễ dàng tính được chi phí cho từng hạng mục với độ chính xác cao
Kết quả của công tác quản lý trên làm cho hầu hết các dự án có mức chi phí được duyệt kết toán không vượt quá mức đầu tư hoặc tổng đầu tư dự toán được duyệt trừ những dự án mà yếu tố khách quan thay đổi ảnh hưởng tới mà tự công ty không thể quản lý được như: sự thay đổi quy chế, chính sách của nhà nước
-Công tác quản lý thời gian:
+ Để hoàn thành tốt tiến độ đặt ra trong dự án xây dựng là một điều hết sức khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên rất nhiều dự án của công ty ngày càng đạt được tiến độ kế hoạch đã đề ra. Điều này thể hiện công tác lập kế hoạch về thời gian thực hiện dự án ngày càng khoa học hợp lý và chặt chẽ
+ Có sự kết hợp chặt chẽ và phân công phù hợp các công việc cho từng chủ thể tham gia dự án, như vậyviệc thực hiện dự án được khoa học do đó rút ngắn được thời gian thực hiện
- Công tác quản lý hợp đồng:
Các hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên có nội dung khá chặt chẽ, có cơ sở pháp lý để giàng buộc bắt các bên phải chấp hành nghiêm túc đúng các điều khoản trong hợp đồng.
Các biên bản nghiệm thu bàn giao sản phẩm, thanhlý hợp động được thực hiện đúng quy trình, quy định
- Quản lý nguồn lực:
+ Thường xuyên được bổ sung và đào tạo do vậy lực lượng nguồn nhân lực ngày càng có trình độ kỹ thuật cao
+ Máy móc thiết bị luôn được kiểm tra định kỳ và được quan tâm đầu tư mua mới phục vụ cho việc thực hiện dự án
+ Dự đoán được sự thay đổi được của các yếu tố đầu vào từ đó có sự tích trữ đúng mức cho từng dự án
2.2 -Một số tồn tại trong công tác quản lý dự án
Mô hình tổ chức của ccông ty nói chung và cơ cấu tổ chức của dự án nói riêng không còn phù hợp với sự phát triển của công ty hiện nay.
Với cơ cấu tổ chức đang thực hiện có 3 đặc điểm tồn tại sau:
+ Một bộ phận cán bộ phải đảm nhiêm nhiều chức năng khác nhau do vậy không có điều kiện chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể
+ Mối quan hệ giữa các bộ phận chưa được trực tiếp mà phải đi theo đường vòng
+ Các cán bộ của ban quản lý phần lớn là các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành nên khi tham gia vào công tác quản lý không tránh khỏi hạn chế thiếu sót
* Công tác lập kế hoạch tổng quan chưa được chú trọng chủ yếu phụ thuộc vào tổ chức tư vấn lập nên. Vì vậy trong quá trình thực hiện có sự thay đôỉ lớn về thời gian và vốn đầu tư
* Công tác quản lý chất lượng tuy đã đạt được một số thành tựu giúp tạo ra một số uy tín của công ty trên thị trường song hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập cần được giải quyết
+ Công tác tư vấn:
- Các tổ chức tư vấn hiện nay ở nước ta vẫn chưa phát triển để đạt đến trình độ đáp ứng được yêu cầu chung, hầu hết ở các tổ chức tư vấn, cán bộ tư vấn là những người còn rất trẻ (có khi mới ra trường) nên thiếu kinh nghiệm trong công việc, vì vậy việc lập báo cáo khả thi, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công còn nhiều thiếu sót làm cho trong quá trình thi công phát sinh ra nhiều sự cố công việc không có trong thiết kế đòi hỏi phải nghiên cứu tìm tòi lại
- Việc lựa chọn các tổ chức tư vấn không được tìm hiểu kỹ lưỡng nhiều nhà tư vấn không được lựa chọn thiếu tính thực tiễn hoặc không đủ năng lực thẩm định
+ Công tác thi công chất lượng một số công trình chưa được cao nguyên nhân là do:
-Nhiều công trình có kỹ thuật phức tạp đòi hỏi phải có phương thức thực hiện tiên tiến cùng với việc sử dụng máy móc hiện đại. Song do điều kiện của công ty chưa thể trang bị được vì vậy vẫn phải thi công theo phương pháp cũ làm cho chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn không cao và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện
- Đa số lực lượng kỹ sư, công nhân xây dựng chưa được đào tạo đúng mức, không tương xứng với công việc phải làm, không được trang bị vê kiến thức để hiểu về công trình. Đặc biệt là lực lượng công nhân lao động trực tiếp tại các đơn vị xây lắp là lao động mang tính chất thời vụ do vậy chất lượng sản phẩm không được cao, trong quá trình thi công còn có hiện tượng làm ẩu không đúng với bản vẽ thi công.
- Lựa chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu thiếu độ tin cậy, hơn nữa trong quá trình thực hiện xử dụng nguyên vật liệu không đúng như quy định, vẫn xảy ra hiện tượng bớt xén nguyên vật liệu
- Công tác giám sát thi công, giám sát tác giả chưa diễn ra sâu sát mang tính chất hình thức là chủ yếu.
+ Giám sát nghiệm thu sản phẩm
Công tác giám sát nghiệm thu không được tiến hành theo một quy trình cụ thể, việc thực hiện mang tính chất hình thức, hời hợt tạo điều kiện cho các đơn vị thi công qua mặt. Nguyên nhân nổi bật là do lực lượng tư vấn giám sát chưa được chuyên môn hoá, chưa đủ trình độ để giám sát
* Về công tác quản lý thời gian:
Thực tế thường cho thấy tiến độ thời gian bao giờ cũng kéo dài hơn việc lập kế hoạch đã đặt ra ngay khi hình thành dự án. Hiện tượng chẫm trễ này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, có thể liệt kê một số nguyên nhân chính:
- Khi lập kế hoạch chỉ chú ý đến khối lượng công việc, tính chất công việc mà chưa bám sát vào năng lực về nhân sự, nguyên vật liệu...có đủ điều k._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32795.doc