Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp

Tài liệu Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp: ... Ebook Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp

doc123 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môc lôc LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...3 Ch­¬ng I. Thùc tr¹ng c«ng t¸c lËp dù ¸n t¹i c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p………………………………….4 1.1. Tæng quan vÒ c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p…4 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty CP thi công cơ giới xây lắp...............................................................................................4 1.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp.............................……………………………………………………………….5 1.2. Thùc tr¹ng c«ng t¸c lËp dù ¸n t¹i c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p …………………………………………………………18 1.2.1. Công tác tổ chức thực hiện lập dự án tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp….……………………………………………...………………………….18 1.2.2. Quy trình lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp………19 1.2.3. Phương pháp lập dự án.......................................................................................27 1.2.3.1. Phương pháp phân tích độ nhạy......................................................................27 1.2.3.2. Phương pháp dự báo........................................................................................28 1.2.4. Nội dung công tác lập dự án của Trung tâm tư vấn đầu tư và xây dựng… .29 1.2.4.1. Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội tổng quát của dự án đầu tư…….29 1.2.4.2. Nghiên cứu thị trường….……………………………………………......30 1.2.4.3. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án…………………………………..30 1.2.4.4. Nghiên cứu khía cạnh tài chính….……………………………………….33 1.2.4.5. Nghiên cứu kinh tế - xã hội….……………………………………...……33 1.3. nghiªn cøu dù ¸n ®iÓn h×nh “Tæ hîp nhµ ë – v¨n phßng vµ dÞch vô 25 l¹c trung – hµ néi”…………………………………………….33 1.3.1. Những căn cứ, cơ sở xây dựng dự án………………………………………….35 1.3.2. Các chính sách kinh tế xã hội, các quy hoạch, định hướng chiến lược liên quan đến phát triển ngành có dự án và bản thân dự án……………………………41 1.3.3. Phân tích thị trường….……………………………………………...…….42 1.3.4. Công nghệ và kỹ thuật của dự án….………………………………………50 1.3.5. Giải pháp xây dựng, quản lý và bảo vệ môi trường. ………………...……66 1.3.6. Tổ chức nhân lực dự án….……………………………………………...…77 1.3.7 Xác định lượng vốn và nguồn vốn cho dự án….……………………………79 1.3.8. Phân tích hiệu quả tài chính….……………………………………………80 1.3.9. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội….……………………………………….91 1.3.10. Thời gian chính thực hiện đầu tư, xác định chủ đầu tư……………………97 1.3.11. Hình thức quản lý thực hiện dự án, mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến dự án. ….……………………………………………...…98 1.3.12. Kết luận và kiến nghị….……………………………………………...…100 1.4. ®¸nh gi¸ chung vÒ c«ng t¸c lËp dù ¸n t¹i c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p….……………………………………………103 1.4.1. Những kết quả mà công ty đạt được….…………………………………..103 1.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân….………………………………………..104 CH­¬ng Ii. Mét sè gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸c lËp dù ¸n t¹i c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p.107 2.1. §ÞNH h¦íNG ph¸t triÓn cña c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p trong thêi gian tíi.............................................................105 2.1.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư của C«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p. ….……………………………………………..105 2.1.2. Định hướng cho công tác lập dự án của công ty….………………………105 2.2. mét sè gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸c lËp dù ¸n t¹i c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p........................................107 2.2.1. Hoàn thiện quy trình lập dự án đầu tư............................................................107 2.2.2. Hoàn thiện phương pháp lập dự án đầu tư.....................................................110 2.2.2. Hoàn thiện nội dung lập dự án đầu tư ............................................................114 2.2.3. Đầu tư nguồn nhân lực cho công tác lập dự án...............................................117 2.2.4. Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ phục vụ cho công tác lập dự án...........119 2.2.5. Đầu tư hệ thống sơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án. ...................120 2.2.6. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý.................................................................120 KÕt luËn...................................................................................................................122 Tài Liệu Tham Khảo....................................................................................................123 LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn về phát triển kinh tế và xã hội, cũng như hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, đất nước ta đã vượt qua nghèo đói, đạt được mức thu nhập trung bình của thế giới, là thành viên của AFTA và đặc biệt là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO),... Trong đó hoạt động đầu tư đã góp phần rất to lớn vào thành quả chung của đất nước, hoạt động đầu tư đã giúp cho đất nước tăng thêm thu nhập, phát triển nhanh về mặt công nghệ, học hỏi được nhiều phương pháp quản lý,... Đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những yêu cầu chiến lược của công cược công nghiệp hoá hiện - đại hoá đất nước. Thời gian qua ngành xây dựng với nỗ lực phấn đấu không ngừng đã đạt được những thành tựu rất lớn, đã xây dựng lên những công trình làm thay đổi bộ mặt của đất nước: Những khu đô thị mới hiện đại, những khu công nghiệp, Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhà máy đầu tiên của Việt Nam, Đường hầm qua đèo Hải Vân, Đường Hồ Chí Minh, Thuỷ điện Sơn La,... Bên cạnh những khó khăn về vốn, công nghệ yếu kém, trình độ quản lý còn nhiều yếu kém giá cả phụ thuộc nhiều vào thế giới, thiếu nguyên vật liệu, tình hình bất ổn của thế giới, thiên tai, lũ lụt,... nhưng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, cộng với sự nỗ lực của ngành, ngành xây dựng đã vượt qua khó khăn, thách thức liên tục đạt mức tăng trưởng cao nhiều năm. Sau thời gian học tập hơn 03 năm tại Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và trong quá trình công tác trong ngành xây dựng cơ bản. Sinh viên nhận thấy vai trò quan trọng của ngành xây dựng đối với sự phát triển của đất nước. Do đó sinh viên xin thực tập tại Công ty CP thi công cơ giới xây lắp - Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Để nắm bắt được các vấn đề về hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, kiểm tra, quản lý hợp đồng kinh tế được thực hiện đảm bảo có hiệu quả, đúng pháp luật và nghiệm thu các hạng mục cụng trình đảm bảo chất lượng, sinh viên xin về phòng dự án-đầu tư để thực tập tốt nghiệp, nghiên cứu và nâng cao kiến thức đã học đựơc về đầu tư xây dựng. Ch­¬ng I. Thùc tr¹ng c«ng t¸c lËp dù ¸n t¹i c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p 1.1. Tæng quan vÒ c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty CP thi công cơ giới xây lắp Công ty cổ phần Thi công cơ giới xây lắp, tiền thân là Đội máy thi công được thành lập từ năm 1959. Ngày 14/2/1961, Công ty chúng tôi đã được vinh dự nhận Huân chương lao động hạng 3 do Chủ tịch HỒ Chí Minh - Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trao tặng. Công ty Thi công cơ giới xây lắp được ra đời theo quyết định thành lập doanh nghiệp số 147A/BXD-TCLĐ ngày 26/03//993 và ngày 28/12/2004, công ty được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Thi công cơ giới xây lắp theo quyết định số 2075/QĐ- BXD của Bộ Xây dựng. Với đà phát triển và hội nhập của đất nước, Công ty cổ phần Thi công cơ giới xây lắp đã trở thành một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực thi công xử lý nền móng và xây dựng các công trình xây dựng, công nghiệp và giao thông vận tải, đặc biệt là các công trình thi công gia cố nền móng từ các phương pháp đơn giản như cọc ván thép, cọc bê tông cốt thép đến các phương pháp hiện đại như cọc cát, cọc xi măng, cọc khoan nhối, cọc Banette, tường trong đất Với đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân được đào tạo chính qui, giàu kinh nghiệm và hệ thống thiết bị máy móc thi công hiện đại cũng như công nghệ thi công mới nhất của các quốc gia tiên tiến như Đức, Nhật Bản, Italia, nhiều năm qua chúng tôi đã thi công rất nhiều công trình trên đĩa bàn cả nước và được sự tín nhiệm của các Chủ Đầu tư. Gần đây, nắm bắt được nhu cầu và những cơ hội mới của thị trường, Công ty cũng đã mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, tham gia vào các dự án đầu tư về hạ tầng và đô thị như khu chung cư và văn phòng 54 Hạ Đình. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở sinh thái bền vững Quế Võ. Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội. Dự án khu nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái Hòn Rớ - Nha Trang. Trong những năm qua Công ty cổ phần Thi công cơ giới xây lắp tự hào là đơn vị đã và đang được tham gia thi công nhiều công trình lớn, có ý nghĩa quan trọng về xã hội, kinh tế, kỹ thuật trên địa bàn cả nước. Qua đó góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước như các công trình: Xây dựng Rạp xiếc Trung ương; Cải tạo Nhà hát lớn; Cải tạo Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh; Phòng họp Trung ương Đảng; Dự án thoát nước CP7A; Cải tạo nâng cấp QL 18; Xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia; Xây dựng Trụ sở Bộ Công an. Các công trình do Công ty chúng tôi thi công luôn nhận được sự đánh giá cao của Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các đơn vị bạn về chất lượng, tiến độ và giá thành. Bằng năng lực và thành quả tích luỹ được trong thời gian qua, Chúng tôi luôn tự tin cam kết sẽ cung cấp cho quý Cơ quan những công trình chất lượng cao - Đảm bảo tiến độ - Giá thành hợp lý. * Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP Tên giao dịch: MECHANIZED CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: MCC.JC * Địa chỉ Trụ sở chính: 2A ngõ 85 - Hạ Đình - Thanh Xuân Trung - Thanh Xuân - Hà Nội. Điện thoại: (04) 8584146 - 8584836 - 8586605 Fax: (04) 85851 09 * Năm thành lập Công ty Thi công cơ giới xây lắp là thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, được thành lập từ năm 1959. Quyết định thành lập doanh nghiệp số 147A/BXD-TCLĐ ngày 2610311993. Chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty Thi công cơ giới xây lắp thành Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp theo quyết định số 20751 QĐ-BXD ngày 28/12/2004 của Bộ Xây dựng 1.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp * Các ngành kinh doanh chính: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103006775 cấp ngày 18/02/2005 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội: Thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Thi công các công trình giao thông. Thi công các công trình nền móng và hạ tầng. Thí công các công trình thủy lợi. Thi công các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. Xây dựng và lắp đặt các trạm biến thế và đường dây tải điện. Sản xuất, kinh doanh vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng. Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp khu kinh tế mới. Trang trí nội ngoại thất công trình. Tư vấn đầu tư xây dựng . Sản xuất phụ tùng phụ kiện kim loại xây dựng Gia công- sửa chữa phụ tùng xe máy. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ, vật liệu xây dựng. * Quản lý chất lượng Để nâng cao chất lượng sản phẩm xây dựng và dịch vụ, từ năm 2003 công ty đã tiến hành áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về quản lý chất lượng quốc tế lS09001 :2000 và đã được GLOBAL CERTIFICATION LIMITED cấp chứng chỉ chứng nhận ngày 11/9/2005 * Năng lực chung Xếp hạng doanh nghiệp: Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp là doanh nghiệp Nhà nước hạng I * Kinh nghiệm hoạt động Thi công gia cố nền móng, làm đường từ 1959 Sửa chữa phục hồi máy xây dựng từ 1959 Xây đựng công trình dân dụng từ 1964 Xây dựng công trình công nghiệp từ 1964 Hoàn thiện xây dựng, lắp đặt thiết bị, trang trí nội thất từ 1964 Lắp đặt điện nước từ 1964 Gia công lắp ráp cấu kiện thép từ 1968 Xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ từ 1992 Xây dựng đường tới cấp 111, cầu, cảng, sân bay loại nhỏ từ 1992 Khoan cọc nhồi, đóng ép cọc bê tông từ 1992 Kinh doanh nhà, bất động sản, vật liệu xây dựng từ 1993 Sản xuất phụ tùng phụ kiện xây dựng từ 1 993 Sửa chữa gia công phụ tùng xe máy từ 1993 Đầu tư xây dựng nhà Ở và công trình công nghiệp từ 2002 Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ, vật liệu XD từ 2003 * Năng lực cán bộ công nhân viên Công ty hiện có trên 200 cán bộ có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học, bao gồm các ngành chuyên môn như kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư thủy lợi, kỹ sư máy, kỹ sư cơ khí, cử nhân kinh tế, cử nhân luật, cử nhân tin học trong đó có nhiều người có thâm niên công tác từ 10 đến 20 năm trở lên. Công ty có hàng trăm công nhân có tay nghề bậc cao. TT NGÀNH NGHỀ SỐ LƯỢNG Đội ngũ cán bộ 228 1 Thạc sỹ 5 2 Kiến trúc sư 15 3 Kỹ sư xây sựng 30 4 Kỹ sư cầu đường 20 5 Kỹ sư thuỷ lợi 10 6 Kỹ sư kinh tế xây dựng 15 7 Kỹ sư khoan 8 8 Kỹ sư máy 10 9 Kỹ sư điện 5 10 Kỹ sư nước 5 11 Kỹ sư cơ khí 5 12 Kỹ sư trắc địa 5 13 Cử nhân kinh tế 15 14 Cử nhân luật 5 15 Cử nhân tin học 5 16 Cao đẳng các chuyên ngành 40 17 Trung cấp các chuyên ngành 700 Đội ngũ Công nhân 700 18 Công nhân xây dựng bậc cao 300 19 Công nhân làm đường bậc cao 200 20 Công nhân cơ khí bậc cao 50 22 Công nhân làm nghề khác 100 * Số liệu về tài chính * Tài sản có và tài sản nợ trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính đã được kiểm toán trong vòng 3 năm tài chính vừa qua. Đơn vị: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng số tài sản có 121.620 162.620 267.709 2. Tài sản có lưu động 98.672 125.383 223.430 3. Tổng số tài sản nợ 121.095 162.260 267.709 4. Tài sản nợ lưu động 104.144 132.085 234.906 5. Lợi nhuận trước thuế 1.571 2.871 5.598 6. Lợi nhuận sau thuế 1.571 2.469 4.811 * Tín dụng và hợp đồng: - Tên và địa chỉ Ngân hàng cung cấp tín dụng: + Ngân hàng công thương Thanh Xuân- Hà Nội Số tài khoản: 102 010 000 054 689 + Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội Số tài khoản: 21110 00 0000 201 - Thông tin tài chính: Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng (Hai mươi tỷ đồng) Vốn tín dụng: 120.000.000.000 ( Một trăm hai mươi tỷ đồng) * Sản lượng, doanh thu trong 3 năm gần đây: Đơn vị: Đồng Năm Doanh thu Sản lượng 2006 2007 2008 125.338.213.356 162.651.796.604 253.833.276.330 180.425.000.000 214.402.000.000 324.526.000.000 * Sơ đồ tổ chức Công Ty. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG VĂN PHÒNG PHÒNG KỸ THUẬT - VT - TB PHÒNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.TỔNG GIÁM ĐỐC P.TỔNG GIÁM ĐỐC P.TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC HỘi ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT Xí nghiệp xây lắp số 3 Xí nghiệp hạ tầng số 4 Xí nghiệp xây lắp số 5 Xí nghiệp nền móng số 6 Xí nghiệp nền móng số 7 Xí nghiệp xây lắp số 8 Xí nghiệp xây lắp số 9 Xí nghiệp cơ giới Xí nghiệp dịch vụ CT CP ĐTXL Hợp Tiến BQL DA khu nhà ở Xuân Đình CT TNHH BĐS Hà Nội Nha Trang * Phân cấp quản lý trong công ty - Tổng giám đốc công ty Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, Nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức mọi hoạt động của công ty theo Luật doanh nghiệp Nhà nước đã ban hành. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo điều lệ công ty, các nội quy, quy chế, Nghị quyết được ban hành trong công ty dựa trên các chế độ, chính sách của Nhà nước. - Các phó tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc được phân công giúp tổng giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, trước pháp luật những công việc được phân công. Các phó tổng giám đốc là người trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật, vật tư, thiết bị đảm bảo sản xuất kinh doanh trong công ty có hiệu quả trong từng thời kỳ phù hợp với công việc chung. Căn cứ vào điều lệ, các quy chế của công ty, các phó tổng giám đốc thường xuyên hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc và báo cáo tổng giám đốc tình hình công việc được phân công. - Các phòng ban + Phòng dự án đầu tư Phòng dự án đầu tư là phòng có vai trò quan trọng trong công ty. Chủ động, tham mưu cho tổng giám đốc tìm kiếm cơ hội đầu tư, tiếp xúc, quan hệ với các Sở ban ngành, các đối tác liên doanh làm thủ tục giấy tờ chuẩn bị đầu tư. Tổ chức tự thẩm định đối với những dự án có quy mô nhỏ, tổ chức thuê các đơn vị tư vấn thẩm định các dự án có quy mô lớn và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị tư vấn thẩm định dự án. Tổ chức thuê tư vấn khảo sát địa chất, thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán xây dựng công trình Tổ chức lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, tự tổ chức hoặc thuê đơn vị tư vấn mở thầu và chấm thầu, trình tổng giám đốc ra quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu. Kết hợp với các phòng ban lập kế hoạch quản lý dự án, lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn, quản lý hợp đồng dự án. + Phòng kinh tế kế hoạch Phòng kế hoạch có nhiệm vụ lập quản lý kế hoạch kinh doanh của công ty. Chủ động tham mưu cho tổng giám đốc các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo tháng, quý, năm. Kết hợp với văn phòng tham mưu cho tổng giám đốc về kế hoạch tiền lương, đảm bảo công ăn việc làm và đời sống của người lao động, tăng thu nhập cho người lao động; phấn đấu ngày càng nõng cao năng suất lao động, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Kiểm tra, theo dõi hợp đồng kinh tế được thực hiện theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế Nhà nước ban hành, đảm bảo có hiệu quả, đúng pháp luật và chịu trách nhiệm pháp lý về những nội dung của hợp đồng kinh tế. Kết hợp với phòng kỹ thuật kiểm tra dự toán, quyết toán, lên kế hoạch nghiệm thu các công việc, hạng mục công trình, nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng các công trình xây dựng cơ bản cùng với các sản phẩm công nghiệp. Kết hợp với phòng dự án đầu tư lên kế hoạch đầu tư, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Giúp các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch đúng với kế hoạch được tổng giám đốc giao. + Phòng kỹ thuật - Vật tư - Thiết bị - Về phần kỹ thuật. Phòng Kỹ thuật – Vật tư – Thiết bị được giao nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị thực hiện đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, thường xuyên giám sát hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế đã được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các thiệt hại trong các sản phẩm, công trình do sai sót về kỹ thuật. Tổ chức nghiệm thu vật tư, sản phẩm, công trình đối với các đơn vị sản xuất theo quy định của các công trình, chủ đầu tư nhằm xác định chất lượng, khối lượng sản phẩm công nghiệp, công trình hàng tháng, quý. Hàng tháng, quý, năm, tập hợp các báo cáo về chất lượng sản phẩm, công trình xây lắp của các đơn vị. Lập kế hoạch, tổ chức hội nghị kỹ thuật của công ty Kết hợp với các đơn vị lập biện pháp thi công, các biện pháp an toàn đối với các công trình xây dựng: hướng dẫn, giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện biện pháp đề ra đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động cho công nhân. - Về vật tư, thiết bị. Lập kế hoạch cho sản xuất, trực tiếp mua sắm vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất đảm bảo đúng chất lượng, kịp tiến độ. Quản lý, điều phối mọi nguồn vật tư thiết bị, phụ tùng trong công ty. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào sản phẩm công trình (thép, cát, đá, xi măng,...) nhằm đánh giá chất lượng lô sản phẩm, công trình và lưu giữ trong hồ sơ hoàn công. Lập hồ sơ lý lịch máy móc thiết bị để theo dõi và hướng dẫn các đơn vị thực hiện. - Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán là phòng quản lý công tác tài chình trong công ty theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước, các nguyên tắc về quản lý tài chính của chuyên ngành tài chính và Pháp luật ban hành để tránh lãng phí, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy, những người làm công tác tài chính phải thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác tài chính, nắm vững nghiệp vụ, xử lý đúng, chính xác các thông tin kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ chỉ đạo việc hạch toán theo đúng quy chế công ty đã ban hành và nguyên tắc tài chính của nhà nước, tạo vốn, điều vốn, theo dõi việc sử dụng vốn, tổ chức thu hồi vốn đối với khách hàng. Tổ chức thanh toán nhanh, kịp thời với các bộ phận, đơn vị thành viên trong từng tháng, quý. Thực hiện mối quan hệ thanh toán với ngân sách, ngân hàng, các đơn vị cá nhân có liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ đạo các đơn vị lập báo cáo kế toán để tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác phục vụ quyết toán định kỳ gửi cơ quan Ngân hàng, Thuế... Phản ánh chính xác, kịp thời kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình luân chuyển vốn, biến động về tài sản, về bảo toàn vốn của công ty. - Văn phòng Văn phòng chịu trách nhiệm trong việc tham mưu cho tổng giám đốc trong việc thành lập, chia tách, sát nhập các đơn vị thành viên, các phòng ban nghiệp vụ để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất và ngày càng phát triển. Quản lý cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển và làm cáng tác hợp đồng lao động theo bộ Luật Lao động Nhà nước đó ban hành. Tham mưu cho tổng giám đốc về quỹ tiền lương tháng và cách chi trả các quỹ tiền lương, tiền thưởng kịp thời, đúng chế độ chính sách, công bằng và đúng pháp luật. Hàng năm tham mưu cho tổng giám đốc thực hiện nâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên theo hướng dẫn của ngành, Nhà nước. Quản lý, kiểm tra đôn đốc đơn vị thành viên thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động và quản lý hồ sơ của cán bộ nhân viên trong toàn công ty. Tham mưu cho tổng giám đốc về thực hiện chế độ quản lý tài sản chung của toàn công ty bao gồm đất đai, trụ sở làm việc, nhà xưởng sản xuất, trang thiết bị văn phòng, điện, nước... phục vụ sản xuất và công tác điều hành. Thực hiện pháp lệnh của Nhà nước, của ngành, của công ty về quản lý và sử dụng con dấu của công ty, cấp phát giấy giới thiệu ... Tổ chức mua sắm, phương pháp quản lý trang thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm, bảo chì, quản lý và điều hành việc phục vụ công tác tiếp khách và tổ chức các hội nghị. Quản lý, điều hành y tế công ty trong việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, quản lý hồ sơ sức khoẻ, mua thẻ bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên hàng năm, thực hiện và hướng dẫn việc sử dụng thẻ khám chữa bệnh theo quy định: thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn y tế các đơn vị thành viên trong việc thực hiện vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường,... Tổ chức điều hành công tác thường trực bảo vệ cơ quan, đảm bảo trật tự an toàn trong công ty, đơn vị. - Các đơn vị trực thuộc Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong công ty, tổng giám đốc công ty thành lập các xí nghiệp, BQL dự án, các công ty thành viên. Do vậy giám đốc các xí nghiệp, trưởng ban quản lý dự án, giám đốc các đơn vi thành viên là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế trên các mặt công tác. - Công tác quản lý kế hoạch. Trên cơ sở các quy định giữa công ty với các xí nghiệp, BQL dự án, các công ty thành viên cùng các phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật – vật tư – thiết bị, văn phòng triển khai và thực hiện nghiệm túc các điều khoản trong hợp đồng. Hàng tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc điểm dừng kỹ thuật, các xí nghiệp, xưởng sản xuất, tổ dịch vụ kết hợp với các phòng ban kiểm kê, xác định chất lượng, nghiệm thu chất lượng sản phẩm hoặc công trình. Kết hợp với phòng Kế hoạch, Phòng tài chính kế toán, Phòng Kỹ thuật – Vật tư – Thiết bị quyết toán và thanh lý hợp đồng sản xuất hoặc công trình xây dựng với chủ hàng, chủ đầu tư và tổ chức cung cấp sản phẩm đúng tiến độ. - Công tác kỹ thuật chất lượng. Là công tác trọng tâm, đảm bảo sự phát triển và tồn tại của công ty vì vậy nó đòi hỏi những người làm công tác này phải thực hiện nghiêm túc các quy trình, quy phạm kỹ thuật đã đề ra. Thực hiện chế độ nghiệm thu, kiểm nghiệm vật tư đưa vào sản xuất, chế độ ghi nhật ký sản xuất, nhật ký công trình. Đối với các công trình xây dựng thì những người làm công tác này phải chỉ đạo thi công đúng hồ sơ thiết kế, có các biện phap thi công, biện pháp an toàn đã được duyệt. Kết hợp chặt chẽ với Phòng Kỹ thuật – Vật tư – Thiết bị để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. - Công tác tài chính. Hàng tháng, quý, năm phải quyết toán với phòng tài chính kế toán. Đối với các công trình xây dựng phải thực hiện nghiêm túc thủ tục xây dựng cơ bản (hồ sơ quyết toán, hồ sơ hoàn công, hoá đơn mua vật tư, vật liệu, hợp đồng lao động thời vụ) theo quy chế của công ty ban hành. Thực hiện chế độ trích nộp theo quy chế của công ty. Thu và chuyển kinh phí bảo hiểm xó hội, bảo hiểm y tế của người lao động thuộc đơn vị mình quản lý về công ty theo quy định của điều lệ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. - Công tác quản lý nhân lực. Chịu trách nhiệm trước công ty về quản lý cán bộ công nhân viên theo quy chế của công ty, lập danh sách cán bộ công nhân viên theo sự hướng dẫn của Văn phòng. Bố trí tổ trưởng, tổ phó sản xuất dây chuyền sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ công trình theo kế hoạch được giao, được phép ký hợp đồng ngắn hạn (dưới 3 tháng) và báo danh sách về công ty qua Văn phòng nếu lực lượng lao động của đơn vị mình không đáp ứng đủ kế hoạch sản xuất. Hàng năm (vào quý I) kết hợp với văn phòng, phòng Kỹ thuật – Vật tư – Thiết bị tổ chức cho cán bộ công nhân viên học tập bảo hộ lao động và an toàn lao động, thực hiện nghiêm túc chế bộ bảo hộ lao động đối với công nhân viên chức. Hàng năm kết hợp với Văn phòng thi nâng bậc lương cho công nhân viên. Lập kế hoạch bảo hộ lao động của đơn vị mình báo cáo phòng Kỹ thuật – Vật tư – Thiết bị để trình tổng giám đốc công ty duyệt theo đúng quy định. * Hồ sơ kinh nghiệm của công ty - Tổng số năm kinh nghiệm Loại hình công trình xây dựng Số năm kinh nghiệm 1. Xây dựng dân dụng - Xây dựng công trình dân dụng 2. Xây dựng chuyên dụng - Xây dựng công trình công nghiệp - Hoàn thiện, thi công nội thất - Thi công đường và các công trình thuỷ lợi - Khoan cọc nhồi, ép, đóng cọc bê tông,... 3. Dự án đầu tư 50 năm 50 năm 50 năm 20 năm 16 năm 8 năm - Các dự án đầu tư đã và đang đầu tư Tên dự án Địa điểm DA khu nhà ở và làm việc 54 Hạ Đình-Thanh Xuân-HN Dự án khu nhà ở Xuân Đỉnh-Từ Liêm-Hà Nội DA khu nghỉ dưỡng và biệt thự sinh thái Hòn Rớ-Nha Trang DA khu nhà ở sinh thái bền vững Quế Võ-Bắc Ninh DA nhà máy gạch Hợp Tiến-Mỹ Đức Thanh Xuân –Hà Nội Xuân Đỉnh-Hà Nội Nha Trang-Khánh Hoà Quế Võ-Bắc Ninh Mỹ Đức-Hà Nội - Bộ phận thực tập - Nơi thực tập: Phòng Dự Án Đầu Tư - Người phụ trách thực tập: Ths. Vũ Đoàn Chung – Trưởng phòng Dứ Án Đầu Tư. - Người trực tiếp giúp sinh viên thực tập: Ths. Vũ Đoàn Chung – Trưởng phòng Dứ Án Đầu Tư. 1.2. Thùc tr¹ng c«ng t¸c lËp dù ¸n t¹i c«ng ty cæ phÇn thi c«ng c¬ giíi x©y l¾p 1.2.1. Công tác tổ chức thực hiện lập dự án tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các phòng ban trong công ty cùng nhau tìm kiếm cơ hội đầu tư. Sau khi lập báo cáo cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và nhận được quyết định phê duyệt của hội đồng quản trị, thì phòng dự án cùng với các phòng ban chức năng khác tổ chức lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình. Tuỳ thuộc đặc điểm, phân loại dự án, tính chất phức tạp của dự án và trình độ chuyên môn của cán bộ soạn thảo dự án, báo cáo đầu tư xây dựng công trình sẽ phòng dự án đầu tư của công ty làm chủ trì và phối hợp các phòng ban khác, tiến hành khảo sát thiết kế và lập dự án. Tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, phòng dự án chịu trách nhiệm tổ chức lập dự án cùng với các phòng chuyên môn khác. Cán bộ tham gia soạn thảo dự án chủ yếu là thuộc phòng dự án đầu tư, phòng kỹ thuật, phòng kinh tế - kế hoạch, phòng tài chính kế toán. Nhóm soạn thảo dự án bao gồm: ·Nhóm phụ trách về tài chính - kinh tế: Nhóm này là các thành viên của phòng dự án đầu tư, phòng kinh tế - kế hoạch và phòng tài chính kế toán. Công việc của nhóm là tất cả các hoạt động liên quan đến khía cạnh kinh tế và tài chính của dự án, dựa trên những thiết kế kỹ thuật sơ bộ họ sẽ đi vào phân tích hiệu quả dự án đầu tư, đề xuất phương án huy động vốn đầu tư, phương án trả nợ, nguồn vốn đầu tư, tổng mức đầu tư,... Thành viên nhóm này gồm khoảng từ 5 đến 6 người là các kỹ sư kinh tế, cử nhân kinh tế được đào tạo trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, kế toán, kế hoạch... · Nhóm phụ trách về kỹ thuật: Đây là nhóm chịu trách nhiệm phân tích và lựa chọn kỹ thuật và công nghệ cho dự án, tiến hành thiết kế sơ bộ cho dự án. Thông thường nhóm này gồm 6 người (tuỳ qui mô dự án có thể có nhiều hơn), các thành viên trong nhóm này là kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, cơ khí, thuỷ lợi.... tuỳ thuộc vào tính chất và lĩnh vực của dự án. · Nhóm phụ trách lĩnh vực khác: Nhóm này chịu trách nhiệm cung cấp những văn bản pháp luật, các quy định, nghị định của nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực của dự án. Thông thường nhóm này chỉ gồm 2 người, là cử nhân luật, cử nhân văn thư lưu trữ. 1.2.2. Quy trình lập dự án đầu tư tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp Thuyết minh Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch trình thời gian và địa điểm xác định để tạo mới mở rộng hoặc cải tạo cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu chất lượng trong tương lai. Do vậy công tác lập dự án đầu tư phải trải qua nhiều công đoạn và liên quan đến các bộ phận khác nhau. Nhận thức được vấn đề này, công tác lập dự án phải được tiến hành lập dự án theo một quy trình, rõ ràng cụ thể. Mỗi một công ty có một quy trình lập dự án riêng mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của dự án. Tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, công ty đã tiến hành lập dự án theo quy trình mà công ty đưa ra phù hợp với mục tiêu tính chất của dự án. Có hai loại quy trình lập dự án mà công ty thường áp dụng trong công tác lập dự án là quy trình thông thường và quy trình theo cấp độ nghiên cứu. Tuỳ theo từng loại dự án mà sử dụng quy trình cho phù hợp. 1.2.2.1. Quy trình thông thường Đây là quy trình được áp dụng hầu hết với dự án lập tại công ty bởi vì dự án nào để được phê duyệt cũng phải trải qua các bướ từ nhận nhiệm vụ, đến lập kế hoạch chi tiết, thực hiện lập dự án, trình duyệt, ký kết hợp đồng... Thông qua quy trình này, các dự án sẽ được tiến hành lập theo từng bước một. Cụ thể như sau: Bước 1: Nhận nhiệm vụ và thu thập thông tin Chủ nhiệm dự án sẽ tiến hành nhận nhiệm vụ theo sự phân công của Ban giám đốc. Đồng thời nhận các tài liệu, bản vẽ thiết kế và thông tin cần t._.hiết của dự án từ lãnh đạo công ty giao cho cán bộ chịu trách nhiệm lập dự án. Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết thực hiện Chủ nhiệm dự án cùng với các thành viên lập kế hoạch dự án trình Ban giám đốc phê duyệt. Dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu thiết kế cơ sở thì việc lập hồ sơ thiết kế cơ sở phải thực hiện theo hướng dẫn của nhóm kỹ thuật. Bước 3: Thực hiện Sau khi kế hoạch dự án được duyệt, Chủ nhiệm dự án sẽ tiến hành giao các nhiệm vụ cho cán bộ chịu trách nhiệm lập dự án. Các cá nhân đơn vị được giao nhiệm vụ tiến hành thực hiện công việc theo kế hoạch dự án. Bước 4: Chuẩn bị lập dự án Sau khi cán bộ lập dự án nhận nhiệm vụ từ Chủ nhiệm dự án thì tiếp đó các cán bộ lập dự án sẽ chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho quá trình lập dự án của mình như: Chuẩn bị văn bản pháp luật liên quan đến dự án, nhận các tài liệu từ Chủ nhiệm dự án, nhận các bản vẽ từ các bộ môn, và chuẩn bị các phần mềm để lập dự án. Bước 5: Lập dự án Sau khi đã chuẩn bị cho công tác lập dự án xong, người lập dự án sẽ tiến hành công tác lập dự án thông qua các tài liệu đã được chuẩn bị ở bước trên. Bằng kinh nghiệm và kỹ năng của mình, trong suốt quá trình thực hiện phải đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng và báo cáo Chủ nhiệm dự án. Bước 6: Trình ban giám đốc, hội đồng quản trị Sau khi hoàn thành thuyết minh dự án, sản phẩm phải được Chủ nhiệm dự án kiểm tra chất lượng theo các tiêu chí sau đây: tuân thủ pháp luật, tuân thủ các yêu cầu đề ra. Sau đó trình dự án cho ban giám đốc, hội đồng quản trị xem xét thẩm định dự án. Nếu dự án chưa đáp ứng được yêu cầu của ban giám đốc, hội đồng quản trị thì phải sửa đổi và bổ sung lại bằng báo cáo điều chỉnh nghiên cứu khả thi cho đến khi dự án được chấp thuận. Bước 7: Ban giám đốc, hội đồng quản trị ký duyệt Dự án sẽ trình lên ban giám đốc, hội đồng quản trị sẽ lập ra nhóm độc lập tự thẩm định dự án. Nếu dự án không đạt yêu cầu thì ban giám đốc, hội đồng quản trị sẽ trả lại cho cán bộ lập dự án sửa đổi và bổ sung lại. Bước 8: Nghiệm thu và lưu trữ hồ sơ Dự án sau khi được Ban giám đốc, hội đồng quản trị ký duyệt sẽ được nghiệm thu, triển khai thực hiện dự án và lưu hồ sơ tại phòng dự án của công ty. Tại công ty việc lập dự án theo quy trình thông thường này được tiến hành đầy đủ các bước. Đây là quy trình thường được áp dụng trong công tác lập dự án tại công ty. Mỗi bước đều có tầm quan trọng riêng và có mối liên quan lẫn nhau do đó các cán bộ có liên quan đến công tác lập dự án luôn hoàn thành tốt cá bước lập dự án từ đó tạo thành một dự án đầu tư hoàn chỉnh. 1.2.2.2. Các cấp độ nghiên cứu trong quy trình soạn thảo Dự án đầu tư Mặc dù các dự án được lập tại công ty được tiến hành theo truy trình cụ thể như trên nhưng nếu xem xét theo các cấp độ nghiên cứu thì quy trình của dự án đầu tư được lập gồm 3 cấp độ nghiên cứu. Các cấp độ nghiên cứu được thực hiện theo hướng ngày càng chính xác hơn, chi tiết hơn, chi phí cho việc nghiên cứu tốn kém hơn, thời gian cần thiết cho việc hoàn thành các công việc nghiên cứu dài hơn và do đó mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu này càng cao hơn. Các cấp độ nghiên cứu đó là: - Nghiên cứ và phát hiện các cơ hội đầu tư. - Nghiên cứu tiền khả thi - Nghiên cứu khả thi Tuy nhiên, do đặc điểm của dự án lập tại công ty là những dự án xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật... mà thuộc các dự án nhóm A, B, C... Nên giai đoạn nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư cũng như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi được tiến hành ít hơn mà chủ yếu là giai đoạn nghiên cứu khả thi. a. Nghiên cứu các cơ hội đầu tư Ở giai đoạn này, công ty tiến hành nghiên cứu trên phương diện vĩ mô không tuân thủ theo đầy đủ các bước của quy trình lập dự án ở trên. Bởi đây là giai đoạn hình thành nên dự án và bước nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưutiên trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước. Nội dung của việc nghiên cứu các cơ hội đầu tư là xem xét nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành một công cuộc đầu tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được khi thực hiện đầu tư. Cần phân biệt hai cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư. Cơ hội đầu tư chung và cơ hội đầu tư cụ thể: Cơ hội đầu tư chung là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ ngành, vùng hoặc cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư chung nhằm phát hiện những lĩnh vực, những bộ phận hoạt động kinh tế - xã hội cần và có thể đầu tư trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng, đất nước hoặc từng loại tài nguyên thiên nhiên của đất nước, từ đó hình thành các dự án sơ bộ. Các cấp quản lý kinh tế, các cấp chính quyền, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có liên quan đến dự án sẽ tham gia ở mức độ khác nhau vào quá trình nghiên cứu và sàng lọc dự án, chọn ra một số dự án thíchhợp với tình hình phát triển và khả năng củanền kinh tế, với thứ tự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước hoặc chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành và sẽ đem lại hiệu quả khả quan. Cơ hội đầu tư cụ thể là các cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm phát hiện những lĩnh vực, những giải pháp kinh tế kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đơn vị cần và có thể được đầu tư trong từng thời kỳ kế hoạch, để vừa phục vụ cho việc thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của ngành, vùng, đất nước. Để phát hiện các cơ hội đầu tư cần xuất phát từ những căn cứ sau: - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vùng, của đất nước, hoặc chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ của ngành, của cơ sở. Đây là định hướng lâu dài cho sự phát triển. - Nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới về các mặt hàng hoặc hoạt động dịch vụ cụ thể nào đó. - Thực trạng của sản xuất và cung cấp các mặt hàng và hoạt động dịch vụ đó trong nước và trên thế giới còn thị phần trong một thời gian tương đối dài, ít nhất cũng vượt thời gian thu hồi vốn đầu tư. - Những tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, lao động, tài chính, quan hệ quốc tế... có thể khai thác để có thể chiếm lĩnh được chỗ trống trong sản xuất và tiến hành các hoạt động dịch vụ trong nước và trên thế giới. Những lợi thế so sánh so với thị trường ngoài nước, so với các địa phương, các đơn vị khác trong nước. - Những kết quả đạt được về tài chính, kinh tế, xã hội sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư. Mục tiêu của việc nghiên cứu các cơ hội đầu tư là xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khả năng đầu tư dựa trên các thông tin cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm cho người có khả năng đầu tư phải cân nhắc xem xét. Và quyết định có triển khaitiếp các giai đoạn nghiên cứu sau hay không. Bản chất của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là khá sơ sài. Việc xác định đầu vào, đầu ra và hiệu quả tài chính kinh tế - xã hội của cơ hội đầu tư thường dựa vào các ước tính tổng hợp, hoặc các dự án tương tự đang hoạt động ở trong nước hoặc ngoài nước. Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư ở mọi cấp độ phải được tiến hành thường xuyên để cung cấp các dự án sơ bộ cho nghiên cứu tiền khả thi và khả thi, từ đó xác định được danh mục các dự án đầu tư cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch. Tại công ty các dự án mà các công ty lập chủ yếu là các dự án mà vốn là tự có và tự huy động. Dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội cụ thể, từ đó công ty có kế hoạch đầu tư vào các địa bàn hay các lĩnh vực cụ thể. b. Nghiên cứu tiền khả thi Đây là bước tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng đã được lựa chọn. Cơ hội đầu tư này thường có quy mô đầu tư lớn hơn, các giải pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hồi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất định tác động. Bước này nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chắn, nhằm tiếp tục lựa chọn, sàng lọc để khẳng định lại cơ hội đầu tư đã lựa chọn có đảm bảo tính khả thi hay không. Tại công ty Chủ nhiệm dự án sẽ bắt đầu nhận nhiệm vụ từ ban giám đốc và nhận các tài liệu, bản vẽ ban giám đốc. Sau đó, Chủ nhiệm dự án tiến hành lập kế hoạch chi tiết và tiến hành giao nhiệm vụ cho cán bộ lập dự án theo đúng quy trình lập dự án thông thường. Người lập dự án cũng phải nhận tài liệu Chủ nhiệm dự án, nhận bản vẽ thiết kế, chuẩn bị các phần mềm để tiến hành soạn thảo sơ bộ. Sau khi hoàn thành, sản phẩm là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được Chủ nhiệm dự án cùng nhóm soạn thảo xem xét thông qua mà không cần trình lên Ban giám đốc hội đồng quản trị phê duyệt. Nội dung của việc nghiên cứu trong giai đoạn này bao gồm nghiên cứu các vấn đề sau: - Các bối cảnh chung về kinh tế - xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành, khai thác dự án: xem xét các điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, vùng có liên quan đến dự án, các điều kiện pháp lý... để đưa ra các căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư. Tại công ty khía cạnh này rất được chú trọng khi tiến hành lập dự án là các dự án liên quan nhiều đến hiệu quả xã hội. - Nghiên cứu thị trường: Phân tích thị trường, dự báo khả năng thâm nhập thị trường về sản phẩm của dự án. - Nghiên cứu kỹ thuật bao gồm các vấn đề: lựa chọn các hình thứ đầu tư, quy mô và phương án sản xuất, quy trình công nghệ, lựa chọn và dự tính nhu cầu, chi phí các yêu cầu đầu vào, các giải pháp cung cấp đầuvào, địa điểm thực hiện dự án. - Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án: Tổ chức phòng ban, số lượng lao động trực tiếp, gián tiếp, chi phí đào tạo tuyển dụng, chi phí hàng năm. - Nghiên cứu khía cạnh tài chính: dự tính tổng mức đầu tư, nguồn vốn, điều kiện huy động vốn, một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án như lợi nhuận thuần, thời gian hoàn vốn của dự án. - Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội: dự tính một số chỉ tiêu phản ánh sự đóng góp của dự án cho nền kinh tế xã hội, gia tăng số lao động có việc làm, tăng thu ngân sách, tăng thu ngoại tệ... Tuy nhiên không phải bất cứ một dự án đầu tư nào tại công ty phải thực hiện nghiên cứu tiền khả thi. Công ty thực hiện công việc nghiên cứu tiền khả thi với những dự án lớn, dự án quan trọng quốc gia để từ đó sàng lọc và lựa chọn dự án có tính khả thi hay không. Đối với các dự án mà có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt kỹ thuật và triển vọng đem lại hiệu quả rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu này và đi vào giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án. c. Nghiên cứu khả thi (lập dự án đầu tư) Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi hay không. Có vững chắc, có hiệu quả hay không. Ở bước nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu cũng tương tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Tất cả các bước trong quy trình lập dự án thông thường được tiến hành theo trình tự. Trong giai đoạn này, công tác chuẩn bị cho lập dự án được cán bộ lập dự án tiến hành tốt hơn, đầy đủ hơn giai đoạn trước. Cán bộ sẽ tiếp tục nhận thêm các tài liệu, bản vẽ, chuẩn bị các văn bản pháp luật, các phần mềm soạn thảo dự án rõ ràng đầy đủ; tiến hành thu thập thông tin; sử dụng các phương pháp cần thiết cho quá trình soạn thảo dự án. Sau đó tiến hành soạn thảo dự án. Nội dung nghiên cứu ở giai đoạn này cũng tương tự giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, gồm những vấn đề sau: - Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư. - Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ của dự án. - Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án. - Phân tích khía cạnh tài chính của dự án. - Nghiên cứu khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Kết quả nghiên cứu các nội dung trên được cụ thể hoá trong báo cáo nghiên cứu khả thi (lập dự án đầu tư). Ở giai đoạn này công ty tiến hành nghiên cứu là chủ yếu nên kết quả của nó là báo cáo nghiên cứu khả thi với nội dung đầy đủ và chính xác đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư để hình thành nên dự án đầu tư. Báo cáo nghiên cứu khả thi (lập dự án đầu tư) sẽ được trình ban giám đốc, hội đồng quản trị xem xét thẩm định và chỉnh sửa cho phù hợp. Saukhi đã đạt yêu cầu thì báo cáo nghiên cứu khả thi (lập dự án đầu tư) được trình lên Ban giám đốc, hội đồng quản trị ký duyệt dự án rồi tiến hành triển khai thực hiện đầu tư và lưu trữ hồ sơ đúng như quy trình sạon thảo dự án ở trên. Như vậy trong công tác lập dự án công ty đã sử dụng đồng thời cả hai quy trình trên. Mỗi quy trình đều có những đặc trưng riêng nhưng giữa hai quy trình có mối liên hệ lẫn nhau. Tuỳ dự án mà áp dụng quy trình này hoặc quy trình kia hay áp dụng cả hai quy trình sao cho phù hợp với tính chất và mục tiêu của dự án. 1.2.3. Phương pháp lập dự án Hiện nay tại công ty phương pháp lập dự án thường sử dụng là phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp dự báo. 1.2.3.1 Phương pháp phân tích độ nhạy Đầu tư phát triển là hoạt động mang tính chất lâu dài, các kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đã được dự báo trong soạn thảo dự án. Mỗi yếu tố đó ở một mức độ khác nhau đều có mức không chắc chắn nhất định. Để đánh giá được độ an toàn của các kết quả tính toán trước sự biến đổi của các yếu tố khách quan có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, cần phải tiến hành phân tích độ nhạy cảm của dự án. Phân tích độ nhạy cảm của dự án: Là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ...) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay nói một cách khác, phân tích độ nhạy cảm nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Phân tích độ của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói một cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác phân tích độ nhạy cảm của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo những chiều hướng không có lợi. Phân tích độ nhạy cảm của dự án được thực hiện theo các phương pháp sau: Phương pháp 1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Trong trường hợp này, phương pháp phân tích gồm các bước như sau: Xác định các biến chủ yếu (những yếu tố liên quan) của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án. - Tăng giảm mỗi yếu tố đó theo cùng một tỉ lệ % nào đó. - Tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét. - Đo lường tỉ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố nào cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động xấu, phát huy các tác động tích cực đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét. Khi các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn nhất định theo hướng bất lợi nếu chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét vẫn đạt hiệu quả (chẳng hạn NVP > 0, IR > giới hạn) thì dự án xem xét được coi là có độ an toàn cao. Phương pháp 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tó (trong các tình huống tốt ấu khác nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh goá độ an toàn của dự án. Phương pháp 3: Cho các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và quản lý dự án chấp nhận được. Mỗi một sự thay đổi ta có một phương án. Lần lượt cho các yếu tố thay đổi ta có hàng loạt các phương án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của người đầu tư hoặc quản lý để lựa chọn phương án có lợi nhất. Phương án 4: Sử dụng độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy. Theo phương pháp này, cần thực hiện các bước tính toán sau: - Tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho các phương án xem xét ở các tình huống: Tốt nhất, bình thường và xấu nhất. - Dự tính xác suất xảy ra ở các tình huống trên. - Tính kỳ vọng toán của chi tiêu hiệu quả ứng với các xác xuất dự tính. Công thức tính kỳ vọng toán như sau: EV = qi: Xác suất xảy ra ở tình huống i: pi: Trị số của chỉ tiêu hiệu quả ở tình huống i: - Xác định độ lệch chuẩn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét. Độ lệch chuẩn () được xác định theo công thức sau: Phương án nào có độ lệch chuẩn nhỏ hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó độ an toàn hơn. Trong trường hợp kỳ vọng toán học phương án khác nhau phải sử dụng chỉ tiêu hệ số biến thiên để xem xét. - Xác định hệ số biến thiên (V) Công thức xác định hệ số biến thiên: V = Hệ số biến thiên của phương án nào nhỏ hơn thì độ nhạy bé hơn và do đó an toàn hơn. 1.2.3.2 Phương pháp dự báo Công ty lấy những dự án do công ty đã thực hiện tương tự sử dụng số liệu có hiệu chỉnh để áp tổng mức đầu tư cho dự án đang lập tương tự. Kết hợp với suất đầu tư do nhà nước ban hành có xem xét đến yếu tố trượt giá và biến động của kinh tế vĩ mô. 1.2.4. Nội dung công tác lập dự án của Trung tâm tư vấn đầu tư và xây dựng Khi đã có kế hoạch hay chủ trương đầu tư được nhà nước giao cho các Bộ, Ngành, cơ quan thì Bộ, Ngành, cơ quan sẽ thuê Trung tâm tư vấn đầu tư đứng ra lập dự án thì người làm công tác soạn thảo tại Trung tâm sẽ tiến hành dự án theo sự phân công của CNDA. Nội dung của công tác lập dự án tại Trung tâm bao gồm các vấn đề sau đây: 1.2.4.1. Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội tổng quát của dự án đầu tư Tình hình kinh tế xã hội tổng quát thể hiện khung cảnh của đầu tư, có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến dự án đầu tư từ lúc quyết định cho đầu tư. Trung tâm tư vấn đầu tư và xây dựng sẽ cùng với chủ đầu tư tiến hành đi khảo sát, nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội tổng quát và các yếu tố có liên quan đến dự án và xem xét cho chủ đầu tư có nên đầu tư cho dự án hay không. - Điều kiện về địa lý, tự nhiên: địa hình, khí hậu, địa chất... Những yếu tố này ảnh hưởng đến sản xuất, phân bố dân cư, kết cấu xây dựng. - Dân số và lao động: Dữ kiện này cần thiết để ước tính số cầu sản phẩm và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm trong dân cư, tính theo tuổi tác và thu nhập. - Tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương (tốc độ gia tăng GDP, tỷ lệ đầu tư so với GDP, GDP/đầu người...) có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và sự phát huy hiệu quả của dự án. Dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các vùng, của đất nước mà nhà nước sẽ có chủ trương để đầu tư hay nhà nước giao cho các cơ quan trực thuộc của mình đề xuất các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng và địa phương theo chủ trương chính sách của nhà nước. - Tình hình ngoại hối: bao gồm các dữ kiện, cán cân thanh toán ngoại hối, dự trữ ngoại hối... - Các chính sách phát triển, cải cách cơ cấu kinh tế, nhằm đánh giá trình độ nhận thức, đổi mới tư duy và môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nếu nhà nước có các cơ chế chính sách thuận lợi, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Khi có ý tưởng đầu tư, công ty tiến hành lập dự án. - Thực trạng kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân: thời hạn dài ngắn, mức độ sâu rộng, các mục tiêu, các ưu tiên, các công cụ tác động vào nền kinh tế. Tại công ty thì hầu như phần tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, địa phương, điều kiện về tự nhiên như khí hậu, địa lý... không được nêu ra và phân tích cụ thể. 1.2.4.2. Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là sự nghiên cứu tỉ mỉ, có khoa học xuất phát từ nghiên cứu nhu cầu của thị trường quyết định nên sản xuất kinh doanh sản xuất sản phẩm dịch vụ gì, cách thức và chất lượng như thế nào với khối lượng như thế nào, tiếp thị như thế nào để sản phẩm của dự án có chỗ đứng trên thị trường ở hiện tại và trong tương lai. Hay nói cách khác thị trường là nhân tố quyết định lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án. Do vậy nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn. Nghiên cứu thị trường cho phép người soạn thảo, đánh giá cung cấp thị trường ở hiện tại và dự báo cung cầu thị trường trong tương lai về loại sản phẩm của dự án. Để nghiên cứu thị trường cho kết quả chính xác phục vụ cho việc xác định thị phần và quy mô của dự án, nghiên cứu thị trường phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án. - Thông tin đảm bảo độ chính xác và tin cậy. - Sử dụng phương pháp phân tích phù hợp. Các dữ liệu thông tin cần thiết để nghiên cứu thị trường sản phẩm trong tương lai bao gồm: - Các dự kiện về kinh tế tổng thể. - Các dự kiện về thông tin thị trường sản phẩm. 1.2.4.3. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án Do đặc điểm về lập dự án tại công ty là các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật nên nội dung nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật là nội dung chủ yếu và được tiến hành soạn thảo rất kỹ lưỡng. Việc phan tích được tiến hành theo một quy trình chung nhất định và theo chuẩn mực do ngành xây dựng đặt ra. Theo đó sẽ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng và điều kiện tự nhiên, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, các giải pháp quy hoạch, kiến trúc xây dựng, biện pháp thi công chủ yếu, hình thức quản lý dự án và tiến độ thực hiện dự án. a. Lựa chọn Qui mô dự án, hình thức điện thoại Trong phần này người lâp dự án thường đề cập đến các yếu tố sau: Tổng diện tích xây dựng, công trình được thiết kế theo hình dáng nào, bao nhiêu tầng, xác định thể loại công trình, công trình có thể là công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật... thuộc dự án quan trọng quốc gia hay dự án nhóm A, B, hay C. b. Địa điểm xây dựng công trình và hiện trạng khu đất - Địa điểm xây dựng Địa điểm xây dựng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của dự án. Quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng chính là lựa chọn quy hoạch, kế hoạch phát triển của vùng, ngành, địa phương, và của chủ đầu tư... Nhìn chung thì nội dung này, hầu như tất cả các dự án được lập tại công ty đều được trình bày chi tiết đầy đủ thể hiện vị trí và hiện trạng khu đất. · Điều kiện tự nhiên Nghiên cứu về tình hình địa hình, địa chất công trình. Hầu hết các dự án đều được các cán bộ đi thực tế đo đạc nghiên cứu lấy số liệu. · Hiện trạng khu đất Ở nội dung này, thông thường các cán bộ lập dự án sẽ viết về hiện trạng sử dụng đất, tình hình dân cư, hiện trạng các công trình kiến trúc, hiện trạng các công trình hạ trạng kỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án trình bày khá sơ sài như các dự án vừa và nhỏ, vấn đề này còn trình bày khá sơ sài. c. Các giải pháp về quy hoạch kiến trúc · Các giải pháp về quy hoạch Thông thường các dự án lớn thường chia ra các nội dung nhỏ hơn: quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch về giao thông, các công trình công cộng nhưng vẫn tập trung phân tích chủ yếu là vấn đề quy hoạch vùng, quy hoạch sử dụng đất. · Giải pháp về kiến trúc Giải pháp này được tính toán để đảm bảo các chỉ tiêu thiết kế theo quy định của Sở kế hoạch kiến trúc cũng như đảm bảo về công năng cho một công trình hiện đại. · Các giải pháp về kết cấu xây dựng Đây cũng là nội dung quan trọng nằm trong phần giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kỹ thuật của dự án. Thông thường việc tính toán giải pháp kết cấu cụ thể được cán bộ làm công tác dự án dự toán công trình tính toán và chuyển cho cán bộ làm công tác lập dự án. · Giải pháp về kỹ thuật Đây là một nội dung rất quan trọng và luôn luôn có trong BCNCKT của dự án. Các giải pháp kỹ thuật chủ yếu là: San nền, giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện, điều hoà không khí, thông tin liên lạc, hệ thống chống sét, phòng cháy chữa cháy... · Phương án đền bù giải phóng mặt bằng Việc đền bù giải phóng mặt bằng thực hiện căn cứ theo quy định chung của nhà nước. Căn cứ pháp lý như sau: Nghị định 197/2004/NĐ-CP, thông tư 116/2004/TT-BTC, các quyết định của Tỉnh (Thành phố) nơi thực hiện dự án về việc đền bù, giải phóng mặt bằng... · Hình thức quản lý và tiến độ thực hiện dự án Thông thường các dự án mà công ty lập được tổ chức thực hiện dưới hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Tuỳ theo dự án cụ thể mà Chủ đầu tư của dự án là khác nhau. Tiến độ thực hiện dự án là tuỳ mỗi dự án cụ thể quy định. 1.2.4.4. Nghiên cứu khía cạnh tài chính Nghiên cứu tài chính dự án là một nội dung rất quan trọng cho công tác soạn thảo dự án và là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội. Phân tích tài chính đối với các dự án đầu tư nói chung là đánh giá tính khả thi của dự án thông qua việc xem xét tất cả các mặt về tổng mức đầu tư, phương án tài trợ vốn, kế hoạch hoạt động và hiệu quả của dự án. - Xác định tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án và chi phí khác, chi phí dự phòng. Ta có thể thấycách tính toán qua dự án dưới đây: 1.2.4.5. Nghiên cứu kinh tế - xã hội Tại công ty khi thực hiện nghiên cứu khía cạnh này, người lập dự án đã tập trung tất cả các tài liệu liên quan đến các chính sách, chủ trương và đường lối, quy hoạch phát triển của đất nước, của vùng địa phương. Từ đó chỉ ra các tác dụng mà dự án mang lại cho vùng hay địa phương mà dự án thực hiện. 1.3. nghiªn cøu dù ¸n ®iÓn h×nh “Tæ hîp nhµ ë – v¨n phßng vµ dÞch vô 25 l¹c trung – hµ néi” Những năm gần đây, công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã tiến hành lập nhiều dự án đầu tư, trong đó chủ yếu là các dự án của công ty. Chuyên đề này sinh viên xin đưa ra một dự án cụ thể để minh hoạ cho công tác lập dự án tại công ty. 1.3.1. Những căn cứ, cơ sở xây dựng dự án 1.3.1.1.Xuất xứ và các căn cứ pháp lý hình thành dự án · Căn cứ Công văn số 410/STM-KHTH ngày18 tháng 02 năm 2003 của Sở Thương mại Hà Nội về việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại và Căn hộ chung cư 25 phố Lạc Trung; · Căn cứ công văn số 692/UB-KT ngày 14 tháng 3 năm 2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc báo cáo về địa điểm xin đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại và Căn hộ chung cư 25 phố Lạc Trung; · Căn cứ công văn số 131/VQH-X1 ngày 21 tháng 3 năm 2003 của Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội về việc cấp số liệu kỹ thuật tại 25 phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; · Căn cứ công văn số 141/QHKT-P1 ngày 23 tháng 4 năm 2003 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về việc báo cáo về việc xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại và căn hộ tại 25 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; · Căn cứ công văn số 1493/UB-KT ngày 19 tháng 5 năm 2003 của UBND thành phố Hà Nội về việc xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại và căn hộ chung cư tại 25 phố Lạc Trung; · Căn cứ công văn số 1465/QHKT-P1 ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về việc thoả thuận Kiến trúc - Quy hoạch tại 25 phố lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; · Căn cứ công văn số 2050/STM-KHTH ngày 15 tháng 9 năm 2003 của Sở Thương mại Hà Nội về việc xin điều chỉnh nội dung dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại tại 25 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; · Căn cứ công văn số 3892/UB-CV ngày 08 tháng 12 năm 2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Tổ hợp trung tâm thương mại tại 25 phố Lạc Trung; · Căn cứ công văn số 207/QHKT-P1 ngày 10 tháng 02 năm 2004 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về việc thoả thuận Kiến trúc - Quy hoạch tại 25 phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; · Căn cứ công văn số 689/STM-KHTH ngày 18 tháng 3 năm 2004 của Sở Thương mại Hà Nội về việc thực hiện QĐ123/2001/QĐ-UB cho các dự án có nhà ở của các doanh nghiệp thuộc Sở thương mại; · Căn cứ công văn số 976/QHKT-P1 ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về việc thoả thuận Kiến trúc - Quy hoạch tại 25 phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; · Căn cứ quyết định số 2885/QĐ/UB ngày 17 tháng 11 năm 1992 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập công ty vải sợ may mặc Hà Nội thuộc Sở Thương nghiệp Hà Nội; · Căn cứ quyết định số 4104/QĐ-UB ngày 16 tháng 8 năm 2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc đổi tên doanh nghiệp; · Căn cứ Hợp đồng thuê đất số 13-24599/ĐC-HĐTĐ ngày 06 tháng 01 năm 1999 giữa Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội với công ty vải sợi may mặc Hà Nội (nay là công ty Thương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội) thuê 9.400 m2 đất tại địa điểm 25 phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; · Căn cứ quy hoạch chi tiết quận Hai Bà Trưng (phần quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông tỷ lệ 1/2000) đã được UBND Thành phố phê duyệt tại quyết định số16/2000/QĐ-UB ngày 14 thág 02 năm 2004. · Căn cứ bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500 do Công ty Khảo sát đo đạc, Sở địa chinh - Nhà đất Hà Nội lập tháng 11/2002; · Căn cứ bản vẽ chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập tháng 3 năm 2003 đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận ngày 13 tháng 3 năm 2003; · Căn cứ công văn số3378/UB-NNĐC ngày 28 tháng 10 năm 2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc cơ cấu căn hộ phục vụ di dân giải phóng mặt bằng; · Căn cứ bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng (QH 01) và phương án thoả thuận Kiến trúc - Quy hoạch do công ty Tư vấn - Đầu tư xây dựng và Phát triển nhà Hà Nội lập tháng 3 năm 2004 đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận kèm theo công văn số 976/QHKT-P1 ngày 18 tháng 5 năm 2003; · Căn cứ Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ. 1.3.1.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng dự án. a. Đ._. Nhà nước cần có một cơ chế chính sách phù hợp thì mới có thể phát triển lĩnh vực này. Đây là một vấn đề cấp bách trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. CHƯƠNG II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP. 2.1. ĐỊNH HUỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP TRONG THỜI GIAN TỚI 2.1.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty cổ phần thi công cơ giới xây láp. Trước những yêu cầu của công tác lập dự án và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt với các đối thủ khác cùng lĩnh vực, công ty chủ động sáng tạo xây dựng kế hoạch phát triền với phương châm mở rộng thêm các lĩnh vực tư vấn nâng cao năng lực tài chính và quy mô hoạt động của công ty. Xây dựng công ty phát triển bền vững với những mục tiêu được định hướng cụ thể như sau: 2.1.1.1. Xác định ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty xác định lĩnh vực đầu tư xây đựng các dự án về bất động sản là ngảnh nghề chủ yếu mà công ty tập trung phát triển. Bên cạnh đó, công ty còn phát triển hơn nữa các loại hình tư vấn như: Tư vấn kiểm định đánh giá chất lượng công trình, kinh doanh vật liệu xây dựng - Thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản mà hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty hoạch định, hoàn thành tốt các yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước các chủ đầu tư qua đó có thể quảng bá thương hiệu của mình trong môi trường ngày càng cạnh tranh như hiện nay. - Trong xu thế toàn cầu hoá, cạnh tranh ngày khốc liệt, công ty phải tăng cường hợp tác để nâng cao khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng ngoài nước, tạo các mối quan hệ rộng rãi, lâu bền với các đơn khác để mở rộng thị trường của công ty tạo đà cho công ty ngày càng phát triển. 2.1.1.2. Định hướng về sản xuất kinh doanh - Mục tiêu chiến lược của Công ty là phát huy và phát triển bền vững những thế mạnh vốn có, kết hợp với tăng cường, bổ sung những mặt thiếu sót, những định hướng mới trong ngành nghề đăng ký kinh doanh nhằm ổn định và phát triển công ty hơn nữa. Bên cạnh đó, công ty sẽ kiện toàn bộ máy theo hướng tinh gọn, chất lượng. - Công ty chủ động công tác bổ sung kiến thức cần thiết cho cán bộ đáp ư ứng yêu cầu trong cơ chế mới, đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, đào tạo đón đầu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện việc nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ có đủ năng lặc lãnh đạo công ty. - Thu hút lao động có năng lực. Sử đụng tối đa số lượng lao động trong công ty, song vẫn đảm bảo trưởng các bộ phận phái thực sự có năng lực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý công ty. - Để định vị được thương hiệu của mình trên thị trường công ty đã đưa ra những chiến lược định hướng nhằm phát huy thế mạnh của mình và bổ sung thêm một số lĩnh vực mới như: - Công tác tư vấn lập dự án: + Lập các dự án đầu tư đã được Bộ, ngành phân công giao cho thực hiện + Lập các dự án cho các cá nhân là các chủ đầu tư có nhu cầu thuê công ty lập + Thấm định dự an đầu tư, Lập hồ sõ kế hoạch đấu thầu, hay tư vấn kiểm định đánh giá chất lượng công trình. - Công tác thiết kế, quy hoạch: + Thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán các công trình hạng mục công trình. + Lập quy hoạch các dự án, địa bàn, vùng, xã trên địa bàn cả nước. - Công tác khảo sát địa hình, địa chất; Khảo sát địa hình, địa chất phục vụ công tác thiết kế kỹ thuật của dự án. 2.1.2. Định hướng cho công tác lập dự án của công ty Nhiệm vụ chủ yếu của công ty trong lĩnh vực lập dự án là báo cáo nghiên cứu khả thi đến thiết kế kỹ thuật thi công các dự án xây dựng che khu nhà ở là chủ yếu, công trình hạ tâng kỹ thuật, các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,cấp thoát nước, san nền điện trên phạm vi cả nước cũng đang được quan tâm. Là một thành viên của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cũng như từng bước nâng cao vị thế của mình trên địa bàn cả nước. 2.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP Trong xu thế hội nhập hiện nay của các công ty tư vấn đầu tư, để có thể hoàn thành tốt những mục tiêu của mình và khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng thì công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp phải hoàn thiện mình hơn nữa. Và một trong các công tác cần hoàn thiện đó là công tác lập dự án. Trên cơ sở nghiên cứu về công tác lập dự án tại công ty, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó sinh viên mạnh dạn đưa ra một số nghị nhằm nâng cao công tác lập dự án tại công ty. 2.2.1. Hoàn thiện quy trình lập dự án đầu tư Quy trình lập dự án tại công ty hiện nay nói chung là phù hợp với xu hướng chung, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên đối với từng dự án riêng thì cũng cần có một trình tự lập dự án riêng. Đối với một số dự án có quy mô nhỏ có thể bỏ qua bước không cân thiết, nhưng đối với các dự án có quy mô lớn thì cần phải phân tích rõ ràng, chi tiết trong từng bước lập. Cần thiết phải xem xét dự án trên nhiều khía khác nhau và làm rõ những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự thành công của dự án. Theo quy trình đã nêu ra ở trên thì mỗi bước lập dự án đều gắn liền với trách nhiệm của các phòng ban trong công ty, gắn liền với từng cá nhân cụ thể. Chính điều này đã làm cho công tác lập dự án được chuyên món hoá hơn với sự hợp tác chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đây cũng là điểm yếu của quy trình lập dự án bởi vì khó có sự thống nhất trên mục tiêu đặt ra. Hiện nay các phòng ban trong công ty phối hợp là chưa cao, chưa tập trung hết khả năng làm việc của toàn bộ công ty, khi tiến hành các công việc, đặc biệt là công tác lập dự án thì điều này càng quan trọng hơn vì đây là công việc đòi hỏi sự nỗ lực của cả công ty. Làm việc không tập trung cũng là một nguyên nhân gây cản trở công việc tính hiệu quả của việc điều hành tập trung. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác lập dự án và hơn nữa có thể gây ra lãng phí thời gian và cơ hội đầu tư Vì vậy để công tác lập dự án ở công ty ngày càng được hoàn thiện thì quy trình lập dự án tại công ty cũng cần phải được hoàn thiện. Cần phải đổi mới cơ chế quản lý của công ty, cụ thể là đổi mới cách thức làm việc. Phải có một sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban để dự án được lập ra có chất lượng tốt hơn. Theo sõ đồ tổ chức của công ty khi tiến hành lập một dự án, thì Ban giám đốc giao cho trưởng phòng Đã án đầu tư, Trưởng phòng Dự án đầu tư làm chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và các thành viên, ngược lại các thành viên cũng phải chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm dự án về công việc được giao, tiếp đó là Phòng dự án. Dự án sẽ đưa lên Ban giám đốc xem xét và Ban Giám đốc sẽ trình lên Hội đồng quản trị xét duyệt, nếu có sai sót hay bổ sung thì dự án sẽ được đưa về phòng dự án để tiếp tục hoàn thiện cho đến khi nào dự án được Ban giám đốc, Hội đồng quản trị phê duyệt. 2.2.2. Hoàn thiện về mặt phương pháp lập dự án Những phương pháp mà công ty sử để lập dự án là phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo. Công ty nên sử dụng kết hợp thêm một số phương pháp sau. 2.2.2.1. Phương pháp toán xác suất Phương án được sử dụng trong phân tích, đánh giá dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro. Phương pháp này cho phép lượng hoá được những biến cố ở tương lai trong điều kiện bất định của các biến cố, đặc biệt là trong trường hợp sự xuất hiện của một biến cố nào đó sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất kỳ biến cố nào khác. Trong quá trình lập và phân tích các dự án đầu tư, chúng ta phải dự đoán mọi đầu ra, đầu vào của dự án kể từ khi dự án được bắt đầu đi vào thực hiện cho đến cuối đời thực hiện của dự án. Do đó, việc vận dụng phương pháp toán xác suất để lượng hoá là rất quan trọng. Bằng việc tính kỳ vọng toán của các biến cố, người đầu tư có thể cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu trong các phương án có thể có. Nếu ta gọi qi là xác suất của biến cố i, pi là giá trị của biến cố i, hay 100% thì kỳ vọng toán (ký hiệu EV) sẽ là: EV = EV ở đây có thể hiểu là thế cân bằng tin cậy hoặc mức độ trung bình của giá trị biến số. Việc sử dụng chỉ tiêu kì vọng toán của các biến cố chỉ có ý nghĩa để chủ đầu tư xem xét đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro chứ không phản ánh đúng giá trị thực của các biến cố. 2.2.2.2. Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo Đây là phương pháp phân tích kết quả của dự án dưới sự tác động đồng thời của các yếu tố trong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và giá trị có thể của các biến số yếu tố đó. Phương pháp mô phỏng của Monte Carlo có ưu điểm hơn các phơng pháp trên là xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố, có tính tới mối quan hệ của các yếu tố đó. Bởi vậy đây là phương pháp khác phức tạp đòi hỏi người phân tích phải có kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện tốt với sự trợ giúp kỹ thuật của máy tính. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo bao gồm: - Lựa chọn các biến làm biến quan trọng đưa vào mô hình phân tích (dựa trên cơ sở phân tích độ nhạy để đưa vào các yếu tố có ảnh hưởng lớn tới dự án). - Xác định mô hình biến động của các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan hệ của chúng với biến ngẫu nhiên. - Xác định các xác suất. - Sử dụng mô hình mô phỏng xác định các kết quả phân tích. Các kết quả này giúp cho việc đánh giá dự án được chính xác. Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế: Đó là Khó ước lượng về xác suất xảy ra. Điều này dẫn đến kết quả là việc sử dụng cá xác suất chủ quan là khó có thể tránh được. Mặt khác, mối quan hệ giữa các biến có thể rất phức tạp. Mặc dù đây là phương pháp hay nhưng nó đòi hỏi một lượng thông tin rất lớn về dự án xem xét. Bởi vậy nếu sử dụng phương pháp này phải tốn nhiều chi phí và thời gian. 2.2.2.3. Phân tích dự án trong trường hợp có trượt giá và lạm phát Trượt giá được coi là yếu tố khách quan, dự án không thể khắc phục được. Lạm phát đã tác động trực tiếp lên các khoản chi phí vốn đầu tư. Nếu mức lạm phát càng cao thì nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện thi công xây lắp các công trình trong tương lai càng cao so với lượng tính theo thực tại. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình thực hiện đầu tư được thuận lợi, việc dự tính mức vốn đầu tư cần huy động phải tính đến yếu tố trượt giá và lạm phát nếu có. Lạm phát ảnh hưởng đến việc cân đối tiền mặt. Khi lạm phát cần phải tính đến lượng tiền mặt cần bổ sung để đủ cân đối về tài chính. Lạm phát càng tăng làm nhu cầu tiền mặt tăng và do đó hiệu quả dự án càng thấp. Lạm phát còn ảnh hưởng đến các khoản phải thu tăng (bán chịu nhiều) và khoản phải trả ngày càng giảm (mua chịu ít) thì không có lợi cho dự án. Lạm phát tác động gián tiếp đến tiền lãi, đến thuế, đến hàng tồn kho và chi phí sản xuất. Trượt giá và lạm phát là yếu tố khách quan tác động đến các khoản thu chi và mức lãi xuất thực trrs của dự án. Bởi vậy đánh giá đúng hiệu quả tài chính của dự án trong trường hợp có trượt giá và lạm phát cần phải tiến hành theo các phương pháp sau: Phương pháp 1: - Tiến hành điều chỉnh các khoản thu chi của dự án theo tỷ lệ % trượt giá nhằm phản ánh đúng các khoản thu, chi thực tế của dự án. - Điều chỉnh tỷ suất chiết khấu r theo tỷ lệ lạm phát bằng công thức sau: r1f = (1 + r) (1 + f) - 1 r: Tỷ suất chiết khấu khi chưa có lạm phát: f: Tỷ lệ lạm phát; r1f: Tỷ suất chiết khấu có tính đến yếu tố lạm phát. Tỷ suất chiết khấu điều chỉnh này được sử dụng để chuyển các khoản thu chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian Như vậy, với việc sử dụng tỷ suất chiết khấu có điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát đã loại bỏ được yếu tố lạm phát ra khỏi các khoản thu chi của dự án. Phương pháp 2: Điều chỉnh các khoản thu chi của dự án theo tỷ lệ % trượt giá và loại trừ ảnh hưởng của yếu tố lạm phát ra khỏi các khoản thu chi của dự án. Loại trừ yếu tố lạm phát ra khỏi tỷ suất chiết khấu (nếu tỷ suất chiết khấu đã bao hàm cả yếu tố lạm phát). Việc điều chỉnh tỷ suát chết khấu để loại trừ yếu tố lạm phát được tiến hành theo công thức sau: r = r1f: Tỷ suất chiết khấu đã bao hàm yếu tố lạm phát; f: Tỷ lệ lạm phát: r: Tỷ suất chiết khấu đã loại trừ yếu tố lạm phát. Sử dụng tỷ suất chiết khấu này để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian. 2.2.3. Hoàn thiện nội dung lập dự án đầu tư Qua khảo sát ở trên cho thấy rằng các nội dung trong dự án mà công ty lập đã khá đầy đủ nhưng cũng có nhiều nội dung chưa phân tích sâu, thậm chí còn bị bỏ qua ví dụ như phân tích khía cạnh tài chính, phân tích thị trường. Do đó, cần có các giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn các khía cạnh nghiên cứu này. 2.2.2.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án Với mỗi dự án thì đây là nội dung phân tích không thể thiếu được. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng dự án mà nội dung này có thể được trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi hay không. Phân tích tình hình kinh tế xã hội tổng quát bao gồm các nội dung nghiên cứu sau: nghiên cứu về tình hình vĩ mô, môi trường chính trị và pháp luật, môi trường văn hoá xã hội, môi trường chính trị và pháp luật, kế hoạch phát triển vùng có liên quan đến dự án, môi trường tự nhiên và các quy hoạch. Trong công tác lập dự án các vấn đề: Điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất thuỷ văn, khí hậu, là rất quan trọng không thể không đề cập đến. Một số dự án có mục tiêu xã hội nên nội dung tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương cần được phân tích sâu. Qua thực trạng công tác lập dự án tại công ty ta có thể thấy tuy các nội dung được thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết như sau: Một số dự án nội dung nghiên cứu về tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình tỉ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người ... chưa đề cập đến. Mặt khác khi nghiên cứu các nội dung về điều kiện tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu... vẫn còn sõ sài do dự án không lớn việc nghiên cứu đôi khi còn bất cập. Để nâng cao chất lượng nội dung nghiên cứu này trong quá trình soạn thảo dự án công ty cần tiến hành tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ sư khảo sát địa hình địa chất công trình của khu vực dự án được xây dựng. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu, xử lý thông tin dữ liệu có liên quan đến dự án cần tổ chức nghiên cứu về vùng dự án và đồng thời liên kết địa phương để thực hiện tốt. Nhưng vấn đề đặt ra là công tác phí cho cán bộ lập dự án hiện nay còn chưa phù hợp và chưa thoả đáng. Chính vì vậy chủ nhiệm dự án cần có các đề xuất lên Ban giám đốc điều chỉnh mức công tác phí cho phù hợp, khuyến khích động viên cho cán bộ lập dự án, tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ làm công tác lập dự án. 2.2.3.2. Phân tích tình hình thị trường Tất cả các dự án đều mang tính chất là kế hoạch, là dự báo cho tương lai. Mỗi dự án khi lập ra đều chưa được thực hiện ngay mà đó chỉ mới là các hướng đi ban đầu sau một thời gian phải được xem xét và thẩm định thì mới được thực hiện. Do đó việc nghiên cứu thị trường của dự án chủ yếu là dự đoán, dự báo, ngoại suy dựa vào dự báo từ các trường hợp tương tự hay là các dự án trong quá khứ. Để có thể phân tích và dự báo thị trường tốt nhất cần có sự tìm hiểu kỹ về nội dung nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát như: Kinh tế. chính trị, môi trường, pháp luật, văn hoá, xã hội... Qua nghiên cứu thực trạng về công tác lập dự án phần nội dung này có đề cập nhưng ở mức còn qua loa, kinh phí nghiên cứu cho nội dung này là chưa nhiều. Mặt khác như đã đề cập trong các phần trước là các dự án mà công ty lập ra vì mục tiêu phát triển phát triển kinh tế xã hội nên nội dung thị trường chỉ được phân tích khá sơ sài có khi là không được đề cập đến. Trong thời gian tới công ty cần phải chú ý nghiên cứu các nội dung này: lập ra một đội ngũ các bộ chuyên trách về phân tích khía cạnh thi trường. Có như vậy, khi thực hiện các dự án mà đòi hỏi phân tích sâu khía cạnh này cán bộ sẽ làm tốt được công việc này. Tăng cường thu thập thông tin bằng cách sử dụng Intemet, hiện đại hoá máy móc, trang thiết bị, đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này. Để thu thập dữ liệu có thể tìm hiểu tình hình thực tế mà dự án đã thực hiện, thu thập thông tin từ các phương tiện sách báo, tạp chí... Nghiên cứu thị trường phải mang tính khách quan không dựa vào các thông tin chủ quan, do vậy khi công ty tiến hành lập các dự án đòi hỏi phải đi sâu phân tích khía cạnh thì trường thì có thể tăng kinh phí cho công tác, hoặc có thể sử dụng biện pháp mua thông tin từ các chuyên gia và bên cạnh đó là quản lý chống thất thoát, lãng phí. 2.2.3.3. Phân tích khía cạnh kỹ thuật Khía cạnh kỹ thuật được phân tích khá đầy đủ tỉ mỉ khi tiến hành lập dự án. Qua phân tích thực trạng công tác lập dự án, ta có thể thấy được các nội dung phân tích kỹ thuật: Xác định quy mô dự án, lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng và hiện trạng khu đất, các giải pháp về quy hoạch kiến trúc, kiến trúc công trình, kết cấu công trình, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, đánh giá tác động môi trường, hình thức quản lý và tiến độ thực hiện dự án. Tuy nhiên có những nội dung ở từng dự án khác nhau tiến hành phân tích chưa đầy đủ như nội dung giải pháp về quy hoạch, xác định hiện trạng khu đất, phương án đền bù giải phóng mặt bằng,... Do đó biện pháp đưa ra là cần bổ sung thêm đội ngũ kỹ sư khảo sát, kỹ sư kỹ thuật để tiến hành phân tích các nội dung kỹ thuật chính xác hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn. Cần bổ sung thêm một số giải pháp nữa có tác dụng rất lớn đối với phân tích kỹ thuật đó là trong quá trình phân tích đưa ra nhiều phương án kỹ thuật để được lựa chọn. Phân tích kỹ thuật là khâu rất quan trọng, nó là tiền đề cho các bước tiếp theo, dự án sẽ hiệu quả và tránh thất thoát cho dự án đầu tư. 2.2.3.4.Phân tích tài chính dự án Dự án tại công ty là các dự án mang tính chất sản xuất kinh doanh, Các chỉ tiêu như NPV. IRR, B/C. Cũng được đề cập đến, tuy nhiên các nội dung này vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nội dung đánh giá về mặt an toàn tài chính dự án vẫn chưa được sử dụng nhiều trong công tác soạn thảo dự án, do vậy để có thể hoàn thiện công tác lập dự án cũng là nâng cao chất lượng công lác lập dự án thì trong thời gian tới cần nên bổ sung thêm nội dung này - An toàn về nguồn vốn: Nguồn vốn huy động phải được đảm bảo không chỉ đủ về mặt số lượng mà còn phải phù hợp với tiến độ cần huy động vốn; đảm bảo tính pháp lý và cơ sở thực tiễn chắc chắn của các nguồn vốn huy động, xem xét điều kiện cho vây vốn, đảm bảo tỷ lệ vốn tự có/ vốn đi vay > = 1 - An toàn về khả năng trả nợ: Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ phải trả hàng năm của dự án; được tính bằng tỉ số nguồn nợ hàng năm của dự án/ Nợ phải trả hàng năm. Một dự án mà khía cạnh tài chính được phân tích đầy đủ và chính xác sẽ giúp thuyết phục không chỉ Hội đồng quản trị, Ban giám đốc mà cả các cơ quan thẩm định, cho vay vốn góp phần đưa dự án sớm vận hành. 2.2.3.1. Nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội Đối với công ty và tổ chức tín dụng cho vay vốn thì quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh tài chính của dự án và coi đây là căn cứ quan trọng đánh giá tính khả thi của dự án, còn đối với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thì khi ra quyết định đầu tư thì căn cứ chủ yếu là vào phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án. Tại công ty các dự án chủ yếu là vốn tự có nên các nội dung này được phân tích không sâu, không tỉ mỉ. Nhưng dự án sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn nếu nó có thực sự đóng góp cho xã hội và cũng như đáp ứng được các các yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên các khía cạnh phân tích kinh tế xã hội còn mang tính chất đỉnh tính, một số dự án chưa mang tính định lượng như: Giá trị tăng thuần (NVA), giá trị hiện tại ròng kinh tế, tỷ số lợi ích chi phí kinh tế,(B/Ce). Vì vậy trong thời gian gần tới đây công ty cần bổ sung thêm yếu tố này để thuyết phục các cơ quan nhà nước phê duyệt dự án. 2.2.4. Đầu tư nguồn nhân lực cho công tác lập dự án Con người là nhân tố quan trọng nhất cho hoạt động của công ty, con người là yếu tố quyết định đến kết quả và hiệu quả công việc. Trong công tác lập dự án con người cũng vậy, bới vì dự án là một sản phẩm do con người lạo ra, muốn có một sản phẩm dự án tốt thì cần phải có một đội ngũ cán bộ lập đạt trình độ chuyên môn cao, có năng lực. Đầu tiên là phải nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ lập dự án. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác soạn thảo và chất lượng lập dự án. Vì vậy mà công ty cần tạo điều kiện cả về thời gian và chi phí cho cán bộ đi học tập trong nước cũng như ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập dự án và chất lượng dự án được lập. Có thể chỉ ra một số hoạt động như: đào tạo, đào tạo lại, tổ chức các khoá học tại cơ quan sở hoặc cử cán bộ tham gia các khoác học ngắn hạn, dài hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện cho những cán bộ, nhân viên có nhu cầu học hỏi thêm, nâng cao trau dồi kiến thức... Công tác đào tạo cần được lập thành kế hoạch thường niên của công ty dựa trên tình hình thực tế của công ty, nhu cầu nguyện vọng của cán bộ, nhân viên và nguồn ngân sách của công ty. Ngoài việc đào tạo chuyên môn cho cán bộ thì công ty cần phải khuyến khích các cán bộ của công ty nâng cao trình độ về ngoại ngữ. tin học phục vụ tốt nhất cho công ty. Hiện nay ngoại ngữ và tin học là hai công cụ đắc lực nhất trong mọi công việc. Hai công cụ này là phương tiện vô cùng thiết yếu cho cán bộ của công ty có thể tiếp cận nguồn thông tin dữ liệu, hoàn định mọi công việc một cách nhanh chóng như thiết kế, lập dự án đều hoàn toàn thực hiện bằng máy tính. Ngoại ngữ là phương tiện để công ty có thể giao dịch với các đối tác quốc tế, từ đó phát triển lên một tầm cao mới. Song song với công tác đào tạo, công ty cần phải chú trọng đến công tác tuyển dụng lao động có chất lượng tốt. Để có thể tuyển dụng lao động làm việc tại các phòng, bộ phận của công ty, công ty cần thông báo tuyển dụng, thi tuyển công khai những cán bộ có đẩy đủ năng lực chuyên môn trình độ khả năng. Vấn đề tuyển dụng cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty vì chỉ có cán bộ tốt thì hoạt động công ty mới phát triển và công tác lập dự án mới đạt hiệu quả. Ngoài ra cần phân công bố trí lao động cho phù hợp với cơ cấu tổ chức, với trình độ chuyên môn. Chỉ khi có cơ cấu tổ chức thống nhất và hợp lý thì mọi hoạt động mới có thể phát triển tốt được. 2.2.5. Đầu tư đổi mới khoa học công nghệ phục vụ cho công tác lập dự án Công ty hiện nay các máy móc thiết bị để phục vụ cho công tác lập dự án được trang bị khá đấy đủ gồm có các máy tính nối mạng Internet, mạng nội bộ máy in, điện thoại cố định giữa các phòng ban, máy fax... Điều đó vẫn chưa đủ, các nhân viên trong phòng dự án phải thường xuyên cập nhật những phần mềm mới phục vụ cho việc lập dự án. Để nâng cao chất lượng công tác lập dự án, cũng như nâng cao hiệu quả của công ty, công ty cần đầu tư hơn nữa vào hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác lập dự án như: Thay thế các máy tính cũ bằng các máy tính hiện đại, máy tính xách tay, công ty cần mua sắm thêm các dụng cụ máy tính, máy in, máy phôtô phục vụ cho công tác lập dự án bởi khối lượng công việc của công ty ngày càng lớn hơn và trong điều kiện môi trường ngày càng cạnh tranh ngay ngắt hơn với các đối thủ khác. Mặt khác, do nhu cầu thường xuyên phải đi công tác xa để thu thập số liệu phục vụ cho công tác lập dự án. Do đó trong thời gian tới công ty cần xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm thêm phương tiện cho ban dự án của công ty. Đầu tư cho các nhân viên trong công ty sử dụng tết các phần mềm hỗ trợ cho việc lập và quản lý dự án đầu tư cũng là một giải pháp vô cùng cần thiết. Hiện nay, trong công tác lập dự án có rất nhiều các phần mềm hỗ trợ cho công việc này, các phần mềm phổ biến là: Microson Excel, Word, Project, phần mềm dự toán...Cán bộ lập dự án cần phải có kỹ năng sử dụng tốt các phần mềm này. Vì vậy mà công ty cần tổ chức các tập huấn, thuê các chuyên gia lập dự án hướng dẫn cán bộ dự án về cách sử dụng, ứng dụng trang thiết bị phần mềm. 2.2.6. Đầu tư hệ thống sõ sở dữ liệu phục vụ cho công tác lập dự án. Cơ sở dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác lập dự án. Thông tin là một yếu tố đầu vào tạo nên dự án. Yếu tố này sẽ đánh giá xem xét các thông tin đã có đủ điều kiện tiến hành lập một dự án khả thi hay không khả thi. Những thông tin thu thập được thường là các đánh giá, báo cáo, dự báo,... về dự án đang lập. Có càng nhiều dữ liệu thông tin thì dự án lập có chất lượng càng cao. Vì vậy, để nâng cao chất lượng lập dự án cần phải xây dựng hệ thống dữ liệu hoàn chỉnh Hệ thống cơ sở dữ liệu này phải bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án đầu tư như: Luật đầu tư, luật xây dựng, luật đất đai, thuế, hợp đồng kinh tế… Công ty tiến hành trang bì các thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác thu thập thông tin. Với hệ thống này quá trình thu thập, lưu trữ phân tích thông tin sẽ được tiến hành một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng nhất cho từng dự án. Xây dựng mạng lưới thu thập thông tin cho từng dự án từ các nguồn thu thập khác nhau như: Thông tin từ Bộ kế hoạch và đầu tư, sở kế hoạch và đầu tư, UBNĐ tỉnh. thành phố, Chủ đầu tư. các dự án tương tự. mạng lntemet, báo chí... Các tài liệu về kỹ thuật có thể tham khảo sách báo kỹ thuật trong các thư viện. các đơn vị kinh tế liên quan, các Viện nghiên cứu, hoặc từ các nhà cung cấp máy móc, thiết bị. 2.2.7. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Lập dự án là một hoạt động với khối lượng công việc tương đối lớn và quan trọng nên cần có đầy đủ cán bộ tham gia quản lý mới có thể hiệu quả được. Đổi mới và nâng cao hiệu quả sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty trong mọi hoạt động cũng như hiệu quả làm việc của cán bộ làm công tác lập dự án, tăng cường sự phối hợp giữa các thành viên trong công ty sẽ nâng cao chất lượng công tác lập dự án. Một công ty sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bất kỳ nào muốn hoạt động tốt trước hết phải có đội ngũ quản lý lãnh đạo tốt. Nếu chức năng lãnh đạo của công ty được đảm bảo và phù hợp thì hoạt động của công ty sẽ có hiệu quả cao. Trong công ty hiện nay có Tổng giám đốc và 03 phó tổng giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo công tác chung. Ban giám đốc luôn sát sao các hoạt động của công ty cũng như phải xây đựng các chiến lược, kế hoạch, mục tiêu phân công công tác cho từng bộ phận hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Bên cạnh đó để có thể lập tốt dự án đầu tư cần bố trí, luân chuyển cán bộ giữa các phòng ban một cách hợp lý. Thời gian tới công ty nên bổ sung thêm nhân lực có trình độ chuyên môn tốt cho công tác lập dự án tại công ty. Về vấn đề tổ chức quản lý là vấn đề rất quan trọng, nếu được tổ chức quản lý hợp lý thì có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiết kiệm thời gian chi phí, sức lực con người trong công tác lập dự án. Phải có sự thống nhất về công việc giữa các phòng ban, mỗi phòng ban có nhiệm vụ riêng nhưng giữa các phòng ban cần có sự thống nhất và có liên hệ với nhau về sự thống nhất mục tiêu và thực hiện công việc. KẾT LUẬN Từ khi hình thành xây dựng và phát triển Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt cả về quy mô, cơ cấu lĩnh vực ngành nghề, tổ chức lẫn chức năng nhiệm vụ, đời sống vật chất và tinh thần cửa cán bộ, công nhân viên ngày càng được nâng cao. Thời gian qua công ty đã đạt được nhiều thành tích trong công tác lập dự án cũng như trong công tác quản lý dự án. Để đạt được nhũng thành tích trên, toàn thế cán bộ công nhân viên công ty luôn phải không ngừng nỗ lực làm việc hết mình và làm việc một cách hiệu quả tất cả các khâu từ công tác lập dự án, thực hiện dự án, quản lý dự án. Trong đó, công tác lập dự án luôn được thực hiện khá tốt, hoàn thành vai trò của mình, công ty đã thực hiện thành công rất nhiều dự án được giao. Các dự án của công thực hiện đúng quy định về công tác quản lý chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Những dự án do công ty thực hiện các mục tiêu của công ty cũng như của Nhà nước, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của các Bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh những mặt đã làm được, kết quả đầu tư còn có những hạn chế, cần khắc phục như: Trình độ cán bộ làm công tác lập dự án chưa tốt, nội dung công tác lập dự án chưa được hoàn thiện thường xuyên, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho dự án hiệu quả chưa cao... Vì vậy trong nội dung chuyên đề bên cạnh những phân tích đánh giá thực trạng công tác lập dự án đầu tư tại công ty, tinh viên đã đề xuất một sồ giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp. Do hạn chế về trình độ và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề không thề tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, bổ sung cửa các thầy giáo, cô giáo và các anh chị ở cơ quan sinh viên thực tập để chuyên đề thực tập được hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, các anh chị tại công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp đã giúp đỡ sinh viên trong thời gian thực tập vừa qua! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, giáo trình Lập dự án đầu tư Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB thống kê, 2005. 2. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, Báo cáo kế hoạch năm 2008. 3. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, Báo cáo thành tích năm 2008. 4. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, hồ sơ năng lực nhà tư vấn năm 5. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, Báo cáo tài chính năm 2005, năm 2006 năm 2007, năm 2008. 6. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA khu nhà ở và làm việc 54 Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội. 7. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, Dự án khu nhà ở Xuân Đỉnh-Từ Liêm - Hà Nội. 8 . Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA khu nghỉ đường và biệt thự sinh thái Hòn Rớ - Nha Trang. 9. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA khu nhà ở sinh thái bền vững Quế Võ - Bắc Ninh. 10. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA tổ hợp nhà ở - Văn phòng dịch vụ 25 Lạc Trung - Hà Nội. 11. Công ty cổ phần thi công cơ giới xây lắp, DA nhà máy gạch Hợp Tiến - Mỹ Đức. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31430.doc
Tài liệu liên quan