Thực trạng công tác kiểm toán ở nước ta hiện nay và một số ý kiến đề xuất

Lời nói đầu Nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường. Do đó cần phải có những công cụ thích hợp phù hợp với nền kinh tế thị trường để cho nền kinh tế thị trường phát huy hiệu quả của nó. Một trong những công cụ đề cập ở chuyên đề này là công tác kiểm toán. Xét trên tầm vĩ mô, kiểm toán là một công cụ có hiệu lực giúp Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế -xã hội và kết quả của hoạt động kiểm toán thực sự là một căn cứ thực tiễn quan trọn

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác kiểm toán ở nước ta hiện nay và một số ý kiến đề xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g để Chính phủ xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội. Xét trên tầm vĩ mô kiểm toán giúp đơn vị đánh giá đúng kết quả sản xuất kinh doanh tránh được những thiếu sót trong công tác hạch toán kiểm toán. Xuất phát từ những vấn đề trên kinh tế thị trường phát triển, đặc biệt là trong nền kinh tế của nước ta là hết sức quan trọng. Ngoài nời nói đầu và kết luận bài viết gồm 2 phần: Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán Phần 2: Thực trạng công tác kiểm toán ở nước ta hiện nay và một số ý kiến đề xuất Phần i: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm toán I. khái niệm và các loại kiểm toán * Khái niệm Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập. * Kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán để xem xét và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị. Tính hiệu lực là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu của đơn vị. Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. * Kiểm toán tuân thủ là loại kiểm toán xem xét đơn vị có tuân thủ các thủ tục, các nguyên tắc các quy chế mà các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chức năng của nhà nước đã đề ra. Vì vậy kiểm toán tuân thủ còn gọi là kiểm toán tính quy tắc nhằm xác nhận việc chấp hành các chính sách, chế độ và cơ chế quản lý kinh tế tài chính. * Kiểm toán báo cáo tài chính Là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực và tính hợp lý của báo cáo tài chính b. Phân loại theo chủ thể kiểm toán * Kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành nhằm rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan, kiểm tra lại các thông tin tác nghiệp và các thông tin tài chính soát xét lậi việc tính toán và phân những thông tin này, thẩm định cụ thể các khoản mục cần thiết, về mặt tổ chức kiểm toán nội bộ thường trực thuộc giám đốc ở các đơn vị quy mô có thể trực thuộc hội đồng quản trị. * Kiểm toán nhà nước là công việc kiểm toán do các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước và cơ quan kiểm toán nhà nước chuyên trách tiến hành nhằm xem xét việc chấp hành các chính sách chế độ của nhà nước ở các đơn vị có sử dụng vốn và kinh phí do nhà nước cấp. Ngoài ra còn thực hiện kiểm toán hoạt động để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các đơn vị đó. Kiểm toán nhà nước nhận xét, đánh giá và xác nhận việc chấp hành các chính sách chế độ kinh tế tài chính, chế độ kế toán ở các đơn vị được kiểm toán sửa chữa các sai phạm, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các sai phạm. * Kiểm toán độc lập -Là việc kiểm toán do các kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp chuyên nghiệp tiến hành kiểm toán độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, các cuộc kiểm toán độc lập được tiến hành theo lời mời của đơn vị được kiểm toán, có hợp đồng kiểm toán và đơn vị được kiểm toán phải thanh toán tiền chi phí kiểm toán. -Thực chất kiểm toán độc lập là một loại hoạt động dịch vụ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện theo thoả thuận giữa công ty kiểm toán với đơn vị được kiểm toán là một hoạt động được pháp luật bảo hộ, thừa nhận nên kiểm toán độc lập có tính pháp lý cao. ii. trình tự tiến hành kiểm toán Các cuộc kiểm toán khác nhau ở những đơn vị khác nhaau thì trình tự tiến hành kiểm toán thường được tiến hành qua ba bước như sau: 1. Lập kế hoạch kiểm toán Đây là bước đầu tiên cần thiết cho mọi cuộc kiểm toán trong bước này việc lập kế hoạch kiểm toán phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau: -Đạt được sự hiểu biết về hệ thống kế toán, chế độ kế toá và quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị mời kiểm toán. -Xác định được độ tin cậy dự kiện vào kiểm soát nội bộ. -Lập chương trình và xác định nội dung, thời gian, phạm vi của các biện pháp kiểm toán sẽ thực hiện. -Tổ chức phối hợp các bước công việc. 2. Thực hành kiểm toán Trong bước này kiểm toán viên triển khai thực hiện các công việc đã ghi trong kế hoạch kiểm toán trong đó gồm công 3 nội dung như sau: -Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các quy định . 3. Kết thúc công việc kiểm toán Trong bước này kiểm toán viên phải làm những công việc cuối cùng để hoàn tất cuộc kiểm toán theo hợp đồng trong đó bao gồm để để hoàn tất cuộc kiểm toán theo hợp đồng trong đó bao gồm: -Lập báo cáo kiểm toán -Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán -Giải quyết các sự việc phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo kiểm toán (nếu có). Trong quá trình báo cáo kiểm toán phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau: + Tiêu đề: thông thường người ta lấy tiêu đề báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên. + Địa chỉ người nhận (địa chỉ của khách hàng mời kiểm toán) + Xác nhận báo cáo tài chính được kiểm toán + Các chuẩn mực và thông lệ kiểm toán đã tuân theo. + Nhận xét của kiểm toán viên: nhận xét của kiểm toán viên phải rõ ràng, ngắn gọn thể hiện ý kiến của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, những ý kiến này không được để bị suy diễn, thông thường cụm từ kiểm toán viên hay dùng để diễn đạt ý kiến nhận xét của mình là trung thực và hợp lý, kiểm toán viên không bao giờ cho rằng báo cáo tình hình của mình là trung thực và hợp lý, kiểm toán viên không bao giờ cho rằng báo cáo tình hình của doanh nghiệp là chính xác và đầy đủ. Ngoài những nội dung trên trong báo cáo kế toán còn có tên, chữ ký của kiểm toán viên, địa chỉ ngày ký và báo cáo kiểm toán, xác nhận của công ty kiểm toán. III. Phương pháp kiểm toán Trong quá trình tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên nghiên cứu vận dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp. 1. Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát Phương pháp này dựa trên cơ sở các tỷ lệ, các mối quan hệ tài chính để xác định những tích chất hay những sai lệch không bình thường trong các báo cáo tài chính. 2. Phương pháp kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và các số dư tài khoản. Phương pháp này thích hợp để kiểm toán ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản và thường chủ yếu dựa trên cơ sở kiểm tra mẫu của các nghiệp vụ cùng loại. 3. Phương pháp kiểm toán tuân thủ. Phương pháp này lập các thủ tục và kỹ thuật kiểm toán được thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm tra đều dựa vào quy chế kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. 4. Phương pháp theo dấu hiệu chỉ dẫn Phương pháp này dựa vào các dấu hiệu khả thi kiểm toán viên định hướng cuộc kiểm toán, thu nhập các bằng chứng kiểm toán bằng khả năng chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên phân tích và đưa ra kết luận trong đó có thể tim ra sự gian lận gia công chế biến số liệu đã được nguỵ trang che dấu hoặc có thể tìm được sự giải thích số liệu kế toán của doanh nghiệp là trung thực. Qua nghiên cứu lý luận về kiểm toán giúp cho chúng ta phân biệt giữa kiểm tra công tác kế toán và hoạt động kiểm toán. Kiểm tra công tác kế toán là nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp còn tổ chức công tác kiểm toán nhằm xác nhận tính trung thực và hợp lý của số liệu kế toán, xem xét và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị, xem xét đơn vị có tuân theo các thủ tục, các nguyên tắc, các quy chế mà các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan chức năng của nhà nước đã đề ra. Ngoài ra qua nghiên cứu lý luận về kiểm toán còn cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng của kiểm toán đối với hoạt động của các doanh nghiệp cũng như đối với hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Phần ii: thực trạng công tác kiểm toán ở nước ta hiện nay và những ý kiến đề xuất nhằm phát triển công tác kiểm toán. i. ưu điểm Tuy hoạt động kiểm toán mới thâm nhập vào nước ta nhưng cũng đã phát huy được vai trò tích cực của mình. Thông qua sự hoạt động của cơ quan kiểm toán như kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập và đặc biệt là sự hoạt động của kiểm toán nhà nước. Cho đến nay kiểm toán nhà nước đã hoạt động được trên 5 năm, với sự hoạt động của mình kiểm toán nhà nước đã góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, cùng với các cơ quan thuộc khối kiểm tra, kiểm soát vĩ mô, đã góp phần đáng kể vào việc lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý các hoạt động kinh tế tài chính, nhất là là ở các đơn vị đã được kiểm toán. Sau hơn 5 năm hoạt động cơ quan kiểm toán nhà nước đã không ngừng lớn mạnh. Tính đến hết năm 1999 kiểm toán nhà nước đã thực hiện gần 3000 cuộc kiểm toán có quy mô lớn nhỏ khác nhau tại các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước trên hầu hết các lĩnh vực hoạt động của nhà nước. thông qua kết quả kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị tăng thu, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, trong đó đáng kể nhất là kiến nghị truy thu thuế, các khoản chi sai chế độ, để ngoài quyết toán ngân sách. Qua hoạt động kiểm toán đã phát hiện ra được những đơn vị hoạt động kém hiệu quả, phát hiện được những vi phạm trong việc tuân thủ các chế độ chính sách của nhà nước để từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó sự hoạt động tích cực của bộ phận kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, các tổ chức kiểm toán độc lập đã góp phần làm lành mạnh tình trạng tài chính của doanh nghiệp, các tổ chức kiểm toán độc lập đã góp phần làm lành mạnh tình trạng tài chính của doanh nghiệp, phát hiện ra được những gian lận tài chính, tìm ra được những sự gia công, chế biến số liệu từ đó thu hồi lại vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó chúng ta bước đầu cũng đã xây dựng được một đội ngũ kiểm toán viên có bản lĩnh chính trị tốt, cần cù chịu khó tìm tòi, học hỏi trong công việc bước đầu đã tạo lập được một số yêu cầu trước mắt. Đã tiến hành xây dựng được hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán tuy chưa được hoàn thiện. Một ví dụ cụ thể: Công ty 28 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng cục hậu cần - Bộ quốc phòng hoạt động trên các lĩnh vực: sản xuất - kinh doanh - xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, kinh doanh bất động sản, kinh doanh các công trình hạ tầng khu công nghiệp va dân dụng. Trong đó nhiệm vụ chính của trung tâm là sản xuất quân trang phục vụ quân đội. Công ty có tổng số 2600 cán bộ công nhân việc tại công ty và đơn vị trực thuộc. Mạng lưới các đơn vị trực thuộc bao gồm 2 chi nhánh công ty tại Hà Nội và Đông Nai, 4 xí nghiệp may, một xí nghiệp thương mại, 1 đơn vị đóngg tại Vũng Tàu và vănhà nước phòng đại diện tại Liên Bang Nga, công ty đã tiến hành thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính các năm 1994-1995-1996. Riêng năm 1997, đã tiến hành kiểm toán 2 kỳ. Việc kiểm toán được tiến hành từ các đơn vị thành viên trực thuộc đến công ty. Tất cả các công trình đầu tư cũng đều được kiểm toá, nhờ đó mà công ty đã thu lại được một khoản tiền đáng kể. Qua các kỳ kiểm toán đã giúp cho Đảng uỷ doanh nghiệp và Ban giám đốc khắc phục được những thiếu sót, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nó chung và quản lý tài chính nói riêng, nhất là góp phần vào sự tăng trưởng vốn của công ty lên gấp 5,7 lần kể từ năm 1992 đến năm 1997. ii. nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm của mình thì hoạt động kiểm toán ở nước ta hiện nay còn không ít những nhược điểm đặc biệt là đối với kiểm toán nhà nước. Cơ cấu tổ chức bộ máy của kiểm toán nhà nước chưa hoàn thiện và phát triển, hệ thống kiểm toán nhà nước chưa được mở rộng và phát triển đồng bộ. Về số lượng, đội ngũ cán bộ và các chức danh kiểm toán viên hiện nay đang còn thiếu trầm trọng, cho đến nay tổng số mới có 450 cán bộ kiểm toán nhà nước. Xét về mặt chất lượng, trình độ kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán viên còn thấp, kinh nghiệm thực tế còn ít, đội ngũ công chức kiểm toán nhà nước (từ lãnh đạo quản lý đến các kiểm toán viên) phần lớn chưa được bồi dưỡng cơ bản và bài bản. Về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các kiến thức có liên quan, đặc biệt với cơ chế bổ nhiệm như hiện nay, thêm vào đó là đội ngũ công chức kiểm toán nhà nước chủ yếu là được điều động từ các bộ, ngành và các cơ quan khác đến chưa tuân thủ những đòi hỏi hỏi nhất định. Mặc dù được đào tậo chính quy chuyên ngành về kế toán, tài chính và một số chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác, họ có kinh nghiệm về công tác kế toán, tài chính .. nhưng cũng chính đội ngũ công chức đó hiện tại chưa được trang bị đầy đủ những tri thức cần thiết để thích ứng với cơ chế mới, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và những đòi hỏi khá cao và nghiêm ngặt đối với một chức kiểm toán, điều đó thể hiện trên các mặt sau: Một là, những kiến thức về kiểm toán, kiểm toán là một loại hình hoạt động nghề nghiệp, đòi hỏi phải có sự đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, kỹ năng, kỹ xảo thành thục trước khi đảm đương, thực thi nhiệm vụ. Việc thâm hũtn tri thức và nghiệp vụ thuộc công nghệ kiểm toán có thể nói là một rào cản lớn khi kiểm toán viên thực thi nhiệm vụ. Trong khi đó, cho đến nay kiểm toán nhà nước vẫn chưa có được chương trình đào tạo nghiệp vụ riêng cho các kiểm toán viên, kiểm toán viên nhà nước, việc mở lớp lâu nay chủ yếu là để đáp ứng yêu cầu khẩn trương trước mắt. Hai là, những kiến thức về pháp luật. Do trong một quá trình dài và đặc biệt là cho chuyển sang một cơ chế mới, chúng ta chưa có những điều kiện xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh phù hợp. Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, kinh tế, chủ yếu dựa vào các văn bản dưới luật. Phần đông kiểm toán viên hiện có được đào tạo từ các trường kinh tế từ thời kỳ trước, nên đội ngũ công chức kiểm nhà nước chưa được trang bị căn bản và hoàn chỉnh mảng tiêu thức về luật pháp, bao gồm các ngành luật chung và nhất là luật điều chỉnh các hoạt động kiểm toán cũng như điều chỉnh hoạt động của các đối tượng kiểm toán. Ba là, bước sang cơ chế mới, nhiều vấn đề mới xuất hiện đặc biệt là những phạm trù kinh tế vi mô và vai trò của nhà nước trong việc quản lý vi mô đối với nền kinh tế thị trường (ở giai đoạn Đại học trước kiểm toán viên chưa được học đầu đủ). Bốn là, những tri thức ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong kiểm toán chưa được đáp ứng. Hiện nay một mặt nhà nước chưa đủ kinh phí trang bị hiện đại và phương tiện máy tính cho kiểm toán viên, kiểm toán viên nhà nước cũng chưa được đào tạo để thích ứng với yêu cầu kiểm toán trong môi trường máy vi tính. Năm là, sự tiếp cận với kiểm toán quốc tế để tìm hiểu nghiên cứu về kinh nghiệm kiểm toán của các nước trên thế giới còn hạn chế. Những phương thức tổ chức, điều hành và chuẩn mực kiểm toán còn nhiều mặt chưa theo kịp với tiến trình hội nhập của kiểm toán quốc tế. Nhìn chung chất lượng của các cuộc kiểm toán còn thấp, những kết quả đạt được của kiểm toán nhà nước so với yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ đặt ra và yêu cầu của nền kinh tế thị trường còn rất khiêm tốn. Nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, tệ tham ô, lãng phí đục khoét tài sản công vẫn còn diễn ra. Đa số các doanh nghiệp chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ, các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp chưa được phát triển. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do nước ta mới chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường. Đảng uỷ, giám đốc và kế toán trường doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của kiểm toán đối với doanh nghiệp. Mặtt khác hoạt động kiểm toán mới phát triển ở nước ta trong những năm gần đây cho nên chưa có đủ thời gian để nó hoàn thiện. iii. ý kiến đề xuất + Hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước được hình thành là cơ quan trực thuộc Chính phủ, giúp Thủ tướng Chính phủ tiến hành kiểm toán trong các cơ quan kinh tế của nhà nước. Những lĩnh vực hoạt động của kiểm toán nhà nước rất rộng, yêu cầu kiểm toán rất cao nhưng cũng không ít khó khăn phức tạp, do vậy ngoài tổ chức kiểm toán nhà nước đóng tại thủ đô Hà Nội, cần thiết có chiến lược và kế hoạch phát triển về tổ chức kiểm toán nhà nước ở khu vực Miền Nam, Miền Trung và trong một số vùng, thành phố, tỉnh lớn quan trọng. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế cần tính toán bước đi cho phù hợp, vững chắc để từng bước tạo thành hệ thống kiểm toán của các cơ quan và tổ chức kinh tế nhà nước, bảo đảm cho hoạt động kiểm toán nhà nước được khách quan, trung thực, chính xác và kịp thời. +Tổ chức nâng cao trình độ, đào tạo lại và đào tạo mới một đội ngũ cán bộ kiểm toán nhà nước đủ về số lượng và có chất lượng cao. Cán bộ kiểm toán nhà nước có vai trò quyết định quyết định đến số lượng, chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động kiểm toán nhà nước. Do vậy muốn hoàn thành được chức năng và nhiệm vụ, kiểm toán nhà nước cần phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức kiểm toán nhà nước của các nước trong khu vực và trên thế giới, tranh thủ học hỏi những kinh nghiệm tiên tiến và sự giúp đỡ về chuyên môn của các tổ chức quốc tế, bè bạn. Chúng ta cần có đầu tư đúng mức cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ kiểm toán nhà nước theo hướng đảm bảo đồng bộ về ngành nghề và trình độ. Đội ngũ cán bộ kiểm toán nhà nước phải có trình độ. Đội ngũ cán bộ kiểm toán nhà nước phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm kiểm toán giỏi, hiểu biết rộng chuyên môn về các lĩnh vực kinh tế xã hội , đặc biệt là kinh tế tài chính, vững vàng về chính trị, có hiểu biết đầy đủ về mộtt nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN,. +Chuẩn bị tích cực các nội dung và bảo đảm có tính chất lượng dự thảo pháp lệnh kiển toán nnn để trình Thường vụ quốc hội thông qua. Đó là công cụ pháp lý để quản lý các hoạt động kiểm toán nhà nước, đưa hoạt động kiểm toán nhà nước vào nề nếp, chính quy và hiện đại. Để đảm bảo được chất lượng và tính khả thi cao của pháp lệnh, cần thực hiện các nhiệm vụ. a. Nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm kiểm toán nhà nước của các nước, đặc biệt là các nước có điều kiện và hoàn cảnh tương đồng với ta, lựa chọn các vấn đề phù hợp để áp dụng vào Việt Nam. b. Tổng kết đánh giá đầy đủ về mọi hoạt động của tổ chức kiểm toán nhà nước trong những năm qua, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đã phát triển thành dự thảo, pháp lệnh. c. Tiến hành dự thảo luật có chất lượng, có tính khả thi tranh thủ ý kiến các ngành, các chuyên gia về lĩnh vực kiểm toán. d. Trình Chính phủ thông qua pháp lệnh và trình thường vụ quốc hội quyết định công bố. Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh để sớm đưa pháp lệnh vào thực tiễn cuộc sống. e. Tuyên truyền, giáo dục cho mọi cán bộ, công nhân viên chức của ngành kiểm toán nắm vững để tổ chức thực hiện. Phối hợp chặt chữ với các ngành hữu quan để thực hiện nghiêm túc pháp lệnh được ban hành. + Có chính sách đầu tư và khuyến khích đúngg mức cho kiểm toán nhà nước phát triển. Để phát triển được ngành kiểm toán nhà nước và hr tổ chức kiểm toán nhà nước. Nhà nước cần: a. Đầu tư ngân sách đúng mức cho mọi ngành mới ra đời, còn non trẻ, nhưng rất quan trọng và đang có nhiều khó khăn như cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc, nghiên cứu và bồi dưỡng cán bộ tăng cường bộ máy… b. Có chính sách tiền lương và tiền thưởng hợp lý, đúng mức để cán bộ làm việc có chất lượng, có hiệu quả, bảo quản khách quan trung thực, đúng đắn về những kết luận của kiểm toán nhà nước. c. Củng cố và phát triển sự hợp tác với các tổ chức kiểm toán nhà nước của các nước để tranh thủ sự giúp đỡ của họ đối với ngành kiểm toán nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phương tiện điều kiện, kinh nghiệm làm việc… d. Phát triển các hoạt động có thu trong lĩnh vực chuyên môn của mình để tăng thêm nguồn thu hỗ trợ cho sự phát triển của tổ chức kiểm toán. + Nhà nước cần phải tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp hình thành và phát triển. + Phải xây dựng một hệ thống chuẩn mực kiểm toán công phu và đầy đủ, làm chỗ dựa hành nghề cho kiểm toán viên. Chuẩn mực này phải là một hệ thống các tiêu chuẩn khoa học, khách quan, phù hợp với môi trường pháp lý và điều kiện quản lý của Việt Nam lại phù hợp với chuẩn mực chung đã được quốc tế thừa nhận. Các ứng cử viên muốn trở thành kiểm toán viên phải trải qua một chương trình đào tạo chặt chẽ, bao gồm đào tạo chính quy, một giai đoạn học nghề và một kỳ thi chuyên môn. +Coi trọng và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của mỗi kiểm toán viên. Mỗi kiểm toán viên cần phải là một người có đạo đức và một công ty kiểm toán cần phải là một cộng đồng các kiểm toán viên có đạo đức. Nhưng đòi hỏi về đạo đức đối với kiểm toán viên cần phải được xác định rõ ràng và được công bố để bắt tất cả các kiểm toán viên có thể học và tuân thủ. + Cần tạo ra một khung pháp lý với mức độ quyền lực cần thiết để cho nghề kiểm toán hoạt động, bơir vậy cần phải có một luật ban hành… nghị định hiến chương và một số các văn bản pháp lý khác được dành cho nghề kiểm toán. + Nhà nước cần phải làm thế nào để đáp ứng, giám đốc vaf kế toán trưởng doanh nghiệp nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của kiểm toán đối với doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, trước hết phải tự mình tổ chức kiểm toán theo quy định và chủ động xây dựng tổ chức kiểm toán nội bộ trong đoưn vị mình. +Cần biên chế bắt buộc chuyên viên kiểm toán nội bộ đối với các công ty, tổng công ty có từ 4 đơn vị thành viên trở lên hoạt động sản xuất và kinh doanh. + Cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn về công tác kiểm toán nội bộ cho các doanh nghiệp. + Các báo cáo tài chính thường niên cần có xác nhận của kiểm toán nội bộ ( đối với các đơn vị thành viên của công ty và Tổng công ty), nếu là báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải có xác nhận của kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập như điều 36 của nghị định 59/CP ngày 03/10/1996 quy định. Thực trạnh chung ở các doanh nghiệp : Một cách mô phỏng qua nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi thâsy ở các doanh nghiệp công tác kiểm toán vẫn chưa được chú trọng, các doanh nghiệp vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm toán cho nên các doanh nghiệp vẫn chưa có một sự đầu tư thích hợp cho hoạt động kiểm toán. Kết luận Qua đề tài này với vốn kiến thức và hiểu biết của mình chúng tôi đã trình bày được tính cấp thiết của đề tài, lý luận về kiểm toán và chúng tôi cũng đã đưa ra được những phương hướng biện pháp chủ yếu có tính thời sự nhằm phát triển công tác kiểm toán ở nước ta nhằm đưa công tác kiểm toán của nước ta hoà nhập và theo kịp trình độ kiểm toán của các nước trong khu vực và trên thế giới và cũng thông qua sự phát triển của hoạt động kiểm toán để nhằm đưa đất nước chúng ta tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên đề tài cũng cần phải được nghiên cứu sâu hơn, đưa ra những phương hướng, giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa . Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2000 Tài liệu tham khảo -Giáo trình kiểm toán - Tạp chí kiểm toán số 1/2000, số 4/1999, số 6/1999, số 8/1999. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29346.doc
Tài liệu liên quan