Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Tài liệu Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước: ... Ebook Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. Chi đầu tư XDCB và sự cần thiết của kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm của chi đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước. 1.1.1.1. Khái niệm. Chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là các khoản chi để đầu tư xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng thu hồi vốn, các công trình của các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư theo kế hoạch được duyệt, các dự án quy hoạch vùng và lãnh thổ. Chi đầu tư xây dựng cơ bản có thể được thực hiện theo hình thức đầu tư xây dựng mới hoặc theo hình thức đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các tài sản cố định và năng lực sản xuất hiện có.Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư thì chi đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm chi xây lắp, chi thiết bị và chi khác. Thực chất chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất tài sản cố định nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân. 1.1.1.2. Đặc điểm. Thứ nhất : Chi ngân sách nhà nước (NSNN) trong đó có chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là một khoản chi lớn trong tổng cầu của nền kinh tế. Mức độ chi, mục đích chi sẽ có tác động rất lớn và tức thì tới các hoạt động trong nền kinh tế. Cụ thể chi NSNN cho đầu tư XDCB thường có tác động lớn đến tổng chi NSNN, đến quan hệ cân đối giữa thu ngân sách - chi ngân sách và do đó đến các chính sách về thuế, vay nợ, cũng như ảnh hưởng đến các chính sách xã hội khác. Thứ hai : Nguồn hình thành nên NSNN chủ yếu là từ nguồn thu thuế của các chủ thể trong nền kinh tế, nguồn vay nợ của Chính phủ nên chi NSNN cho đầu tư XDCB có mối quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Thứ ba : Do sản phẩm của chi NSNN cho đầu tư XDCB là các sản phẩm XDCB với những đặc trưng riêng, như có thời gian tồn tại lâu dài, chi phí lớn, tác động trên phạm vi rộng đến hoạt động kinh tế xã hội vùng dự án, nên chất lượng dự án cũng như chi phí thực hiện dự án sẽ có tác động trực tiếp và lâu dài đến hoạt động kinh tế xã hội vùng thực hiện dự án. 1.1.2. Nội dung chi đầu tư XDCB từ NSNN. Trong cơ cấu chi của NSNN, chi đầu tư XDCB thường là khoản chi chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý, có thể phân loại chi đầu tư XDCB theo các tiêu thức khác nhau: *Nếu xét theo tính chất công trình, chi đầu tư XDCB bao gồm: - Chi xây dựng mới : Là các khoản chi để xây dựng các công trình chưa có trong nền kinh tế quốc dân. Kết qủa của quá trình này là sự hình thành các tài sản cố định mới của nền kinh tế, góp phần làm tăng số lượng và chất lượng tài sản cố định của nền kinh tế, tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế. - Chi để cải tạo, mở rộng và đổi mới kỹ thuật : Là các khoản chi để phát triển thêm quy mô sản xuất, tăng thêm công suất, năng lực và hiện đại hoá tài sản cố định hiện có. - Chi khôi phục tài sản cố định : Là các khoản chi để xây dựng lại toàn bộ hay từng phần của những tài sản cố định đang phát huy tác dụng nhưng bị tổn thất do các yếu tố khách quan hoặc chủ quan. *Nếu xét theo cấu thành vốn đầu tư, chi đầu tư XDCB bao gồm : - Chi về xây dựng : Là những khoản chi để xây dựng các công trình kiến trúc trong các ngành kinh tế quốc dân, như nhà máy, hầm mỏ, bệnh viện, trường học. . . kể cả giá trị và chi phí lắp đặt các thiết bị gắn với công trình xây dựng như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng. . - Chi về lắp đặt : Là những khoản chi để lắp đặt các thiết bị dây chuyền công nghệ. Như vậy, các chi phí về tiền công lắp đặt, chi phí về vật liệu phụ và chi phí chạy thử có tải và không tải máy móc thiết bị hợp thành chi phí về lắp đặt. - Chi về mua sắm máy móc thiết bị : Là những khoản chi hợp thành giá trị của máy móc thiết bị mua sắm, như chi phí giao dịch; giá trị máy móc thiết bị ghi trên hoá đơn; chi phí vận chuyển, bốc dỡ . . . Chi về mua sắm máy móc thiết bị có ý nghĩa quyết định đến việc làm tăng thêm năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ hiện nay, khoản chi này ngày càng tăng lên trong tổng chi đầu tư XDCB. - Chi xây dựng cơ bản khác : Là những khoản chi nhằm đảm bảo điều kiện cho quá trình xây dựng các công trình, như chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí khảo sát thiết kế, chi phí xây dựng đường giao thông, lán trại tạm thời phục vụ thi công, phi phí đền bù đất đai, hoa màu trên mặt bằng thực hiện dự án, chi cho bộ máy quản lý của đơn vị chủ đầu tư, chi phí thuê chuyên gia, tư vấn, giám sát xây dựng công trình. . . Khoản chi này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi đầu tư XDCB. *Nếu xét theo trình tự XDCB, chi đầu tư XDCB bao gồm: - Chi chuẩn bị đầu tư : Là những khoản chi phục vụ cho nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư dự án, xác định quy mô đầu tư, tiến hành tiếp xúc, điều tra thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng, . . . để lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. - Chi chuẩn bị thực hiện đầu tư: Là những khoản chi về khảo sát thiết kế, lập, thẩm định tổng dự toán, dự toán công trình, chi giải phóng mặt bằng, chi chuẩn bị xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng, như các công trình nước, đường đi, bãi chứa, lán trại . . .Chi đào tạo công nhân vận hành, chi cho ban quản lý công trình . . . - Chi thực hiện đầu tư : Là tất cả các khoản chi hợp thành giá trị công trình được nghiệm thu bàn giao và đã được quyết toán, bao gồm: Chi xây dựng công trình; chi mua sắm, gia công, vận chuyển, lắp đặt thiết bị; chi phí lập, thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, và một số khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình thực hiện đầu tư. Xét nội dung chi theo trình tự XDCB có ý nghĩa lớn về quản lý thời hạn xây dựng, đảm bảo quản lý chất lượng kỹ thuật của công trình, đảm bảo phương hướng đầu tư đúng đắn, sử dụng vốn tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư. 1.1.3. Tính tất yếu phải kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Thứ nhất : Chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi rất khó xác định chính xác, vì không có một khung chi phí thống nhất cho các dự án. Hai dự án có quy mô công suất như nhau nhưng thực hiện tại các địa điểm khác nhau, thậm chí trên cùng một địa điểm có thể có chi phí khác nhau vì xây dựng cơ bản là hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm địa chất, khí hậu, thời tiết…nơi thực hiện dự án. Thứ hai : Do thời gian thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài nên chi phí đầu tư XDCB thường biến động do sự biến động của giá nguyên nhiên vật liệu, lao động…. Thứ ba : Do quá trình đầu tư XDCB là một quá trình bao gồm rất nhiều khâu, tính chất công việc của các khâu không giống nhau nên các chi phí phát sinh thường khó kiểm soát. Thứ tư: Chi NSNN cho đầu tư XDCB có những đặc điểm riêng so với các loại hình chi NSNN khác: Trong chi NSNN, các khoản chi thường xuyên (chi lương, chi trợ cấp …) là những khoản chi có tính chất tương đối ổn định, có thể xác định trước-các khoản chi “theo thoả thuận từ trước”, hơn nữa đây là những khoản chi có tác động xã hội rất lớn nên khả năng thất thoát, lãng phí các khoản chi này (vì lý do năng lực hay trục lợi ) rất khó xẩy ra. Ngược lại, chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi rất dễ dẫn tới lãng phí vì những đặc điểm riêng có của khoản chi này. Thứ năm: Kho bạc nhà nước (KBNN) là cơ quan kiểm soát chi vốn đầu tư, đây là khâu cuối cùng để đưa vốn ra khỏi NSNN, do đó tăng cường kiểm soát chi vốn đầu tư qua KBNN một lần nữa khẳng định và đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, hạn chế những thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đã và đang xảy ra như hiện nay. Mặc dù, việc kiểm soát chi đã được thực hiện qua rất nhiều khâu đến trước khâu thanh toán (như việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thẩm định, phê duyệt dự toán, tổng dự toán, . . .thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác) nhưng trong quá trình thực hiện vẫn xuất hiện nhiều vấn đề phát sinh mà chỉ cơ quan cấp vốn (KBNN) mới có thể kiểm tra, xử lý được. Những vấn đề có thể phát sinh dẫn tới lãng phí, thất thoát vốn đầu tư là : - Chủ đầu tư và các nhà thầu móc ngoặc để nâng giá, tăng khối lượng nghiệm thu thanh toán, hoặc nghiệm thu khống khối lương. Điều này sẽ khiến cho việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhằm tiết kiệm chi phí không có tác dụng. - Qúa trình giám sát thi công không chặt chẽ dẫn tới việc nhà thầu sử dụng không đúng chủng loại vật tư, ăn bớt vậy tư, nguyên nhiên liệu dẫn tới chất lượng công trình không đảm bảo như thiết kế đã được duyệt. - Việc thực hiện dự án không đúng tiến độ đề ra khiến cho vốn ngân sách luôn trong trạng thái chờ khối lượng, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư. 1.2. Khái niệm, vai trò của kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. 1.2.1. Khái niệm kiểm soát chi đầu tư XDCB. Kiểm soát chi không phải là công cụ quản lý riêng có của Nhà nước, mà bất kỳ thanh phần kinh tế nào, trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng đều phải kiểm soát để đảm bảo chi đúng nguyên tắc, đúng chế độ, tiết kiệm chi phí với mục đích cuối cùng là sử dụng tốii ưu hiệu quả nguồn vốn. Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc cơ quan cấp phát kinh phí NSNN cho đầu tư XDCB thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động, các khoản chi từ NSNN cho đầu tư xây dựng công trình, mua sắm, lắp đặt thiết bị gắn với công trình XDCB . . . đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục tiêu của dự án đã được duyệt, các khoản chi phải tuân thủ đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành, đúng định mức, đơn giá XDCB được cấp có thẩm quyền ban hành. 1.2.2. Ý nghĩa, vai trò của kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN. 1.2.2.1. Khái quát về KBNN. Hệ thống kho bạc nhà nước (KBNN) là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước (bao gồm cả quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước); quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. * Quá trình hình thành và phát triển của KBNN: Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công cùng với sự ra đời của Chính phủ Cách mạng nước Việt nam dân chủ cộng hoà, ngày 28 tháng 8 năm 1945 ngành Tài chính của nước Việt nam chính thức thành lập. Ngân khố quốc gia lúc bấy giờ chưa chính thức thành lập nhưng có một bộ phận thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ của ngân khố quốc gia, góp phần quan trọng giải quyết những khó khăn về tài chính – tiền tệ trong những ngày đầu của chính quyền cách mạng. Để có một cơ quan chuyên môn đặc trách giải quyết các vấn đề tài chính tiền tệ, ngày 29 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75?SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền cho Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách nhà nước, quản lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng quốc gia Việt nam, đồng thời giải thể Nha ngân khố và Nha Tín dụng sản xuất thuộc Bộ Tài chính, giao cho Ngân hàng quốc gia Việt nam làm nhiệm vụ cho vay phát triển sản xuất và quản lý quỹ NSNN. Để cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ NSNN; ngày 20 tháng 7 năm 1951, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 107/TTg, tại Điều 1 của quyết định ghi rõ “ Để thi hành chính sách thu - chi tài chính quốc gia nay lập ra Kho bạc Nhà nước (gọi tắt là Kho bạc) đặt trong Ngân hàng quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính, có nhiệm vụ thu chi cho Ngân quỹ quốc gia”. Từ sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1955, nhiệm vụ quyền hạn KBNN có được quy định lại cụ thể hơn, nhưng vẫn trực thuộc Ngân hàng quốc gia và cơ chế này vẫn tiếp tục cho đến trước năm1990. Vào những năm cuối của thập kỷ 90, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước đã diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành 2 cấp : Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ – tín dụng, các Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng. Do đó nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN được chuyển giao từ Ngân hàng nhà nước sang Bộ Tài chính. Do dó, ngày 04 tháng 01 năm 1990 Hội đồng bộ trưởng ký quyết định số 07/HĐBT về việc thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính, và kể từ đó (ngày 1/4/1990) hệ thống KBNN là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính đã chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước. Qua quá trình hoạt động và phát triển, để tiếp tục khẳng định vai trò vị trí của KBNN trong nền kinh tế, theo Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển và Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống KBNN thì kể từ ngày 1/1/2000 hệ thống KBNN được giao thêm nhiệm vụ : Kiểm soát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp. * Chức năng, nhiệm vụ về kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN: - Nghiên cứu, xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của Kho bạc nhà nước về công tác kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp. - Tham gia ý kiến với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng chính sách, chế độ về quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. - Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị Kho bạc nhà nước trong việc thực hiện chế độ kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp. - Thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng cho Kho bạc nhà nước tỉnh. - Lập nhu cầu thanh toán vốn đầu tư báo cáo Bộ Tài chính và chuyển vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiêp có tính chất đầu tư và xây dựng cho Kho bạc nhà nước tỉnh. - Tổng hợp báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp. - Tổng hợp quyết toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn NSNN các cấp. 1.2.2.2.ý nghÜa, vai trß cña kiÓm so¸t thanh toán vốn ®Çu t­ XDCB qua hệ thống KBNN. Xuất phát từ đặc điểm riêng có của các sản phẩm đầu tư XDCB mà tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư có thể xảy ra mọi giai đoạn của quá trình thực hiện dự án đầu tư. Do đó, việc kiểm soát chi đầu tư XDCB phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án. Ý nghĩa, vai trò của kiểm soát chi đầu tư XDCB của KBNN thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, thông qua kiểm soát chi sẽ đảm bảo nguồn vốn NSNN cho đầu tư XDCB được sử dụng đúng mục đích, và có hiệu quả. Do chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi NSNN, nên chi đầu tư XDCB có tác động rất lớn đến chính sách tài khoá của một quốc gia. Kiểm soát chi sẽ đảm bảo chi đầu tư XDCB từ NSNN đúng mục đích, phát huy hiệu quả của chính sách tài khoá. Tính hiệu quả của vốn đầu tư XDCB thể hiện ở chỗ với mức chi phí thấp nhất vẫn có thể đạt được kết quả mong muốn. Bởi vì, thông qua kiểm soát chi sẽ loại bỏ những chi phí bất hợp lý, lựa chọn được đơn vị có khả năng cung ứng vật tư, thiết bị có chất lượng tốt cho công trình, đảm bảo sự hợp lý về vốn cho các đơn vị thi công, giảm chi phí về lãi vay ngân hàng, qua đó giảm giá thành xây dựng. Thứ hai, kiểm soát chi góp phần thức đẩy tiến độ thực hiện dự án đầu tư, hạn chế các chi phí phát sinh không cần thiết của chủ đầu tư. Bởi vì vốn được bố trí kế hoạch hàng năm theo tiến độ thực hiện dự án, từ đó buộc chủ đầu tư phải có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện dự án theo tiến độ đã đề ra, tránh phát sinh thêm các khoản chi phí do kéo dài thời gian thực hiện. Thứ ba, kiểm soát chi góp phần thúc đẩy thực hiện chế độ kế toán, hạch toán chính xác, minh bạch và rõ ràng, góp phần làm lành mạnh tài chính đơn vị, từ đó làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. 1.2.3. Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN. Kiểm soát thanh toỏn vốn đầu tư XDCB của KBNN được thực hiện qua hai bước: *Thứ nhất là kiểm tra hồ sơ ban đầu, nội dung kiểm tra gồm: - Kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ: Đủ về số lượng các loại hồ sơ theo quy định. - Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: Hồ sơ phải được lập đúng mẫu quy định (trường hợp có mẫu được cấp có thẩm quyền ban hành); Chữ ký, đóng dấu của người, cấp có thẩm quyền; Các hồ sơ phải được lập, ký duyệt theo đúng trình tự đầu tư XDCB - chỉ tiêu này được phản ảnh về mặt thời gian trên các hồ sơ. - Kiểm tra tính thống nhất về nội dung giữa các hồ sơ, đảm bảo sự trùng khớp các hạng mục, nội dung đầu tư trong trong dự toán chi phí với các hạng mục đầu tư trong báo cáo khả thi/báo cáo đầu tư đã được phê duyệt. - Kiểm tra việc áp dụng định mức đơn gía XDCB trong dự toán công trình. Đây là khâu quan trọng, là cơ sở để thanh toán từng lần được nhanh chóng, đảm bảo đúng thời gian quy định. Đối với những nội dung chưa có định mức, đơn giá thì phải được Bộ Xây dựng thoả thuận về định mức đơn giá xây dựng và phê duyệt dự toán. *Thứ hai là kiểm tra hồ sơ từng lần tạm ứng hoặc thanh toán: Ngoài việc kiểm tra sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ thì tuỳ từng nội dung tạm ứng hoặc thanh toán (như chi xây lắp, mua sắm thiết bị, đền bù giải phóng mặt bằng, chi hội nghị, đào tạo, tập huấn, hoặc các khoản chi phí khác) mà nội dung kiểm tra khác nhau. Nhưng nói chung, việc kiểm tra hồ sơ tạm ứng hoặc thanh toán từng lần được thực hiện thông qua: - Kiểm tra nội dung tạm ứng xem có đúng đối tượng được tạm ứng; Kiểm tra mức vốn tạm ứng (tỷ lệ tạm ứng %) phù hợp với chế độ tạm ứng theo quy định. - Kiểm tra nội dung thanh toán, tức là kiểm tra xem các hạng mục, công trình, các nội dung chi có đúng với dự toán, đúng với báo cáo khả thi hay báo cáo đầu tư đã được duyệt không. Việc kiểm tra này để đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục đích đã đề ra. - Kiểm tra số vốn đề nghị thanh toán trên nguyên tắc, số vốn đề nghị thanh toán phải phù hợp với khối lượng XDCB hoàn thành được nghiệm thu; kiểm tra số học (phép cộng, tính tỷ lệ %) có đúng không; Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong bảng chiết tính khối lượng hoàn thành có đúng chế độ không. - Kiểm tra, xác định số vốn đã ứng để thu hồi (chuyển vốn đã ứng sang thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành). - Kiểm tra các chế độ mà dự án được hưởng tại thời điểm lập, phê duyệt dự toán, cũng như khi nghiệm thu khối lượng hoàn thành thanh toán. - Kiểm tra danh mục, chủng loại thiết bị có đúng với dự toán được duyệt, kế hoạch đầu tư năm đã giao. Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC. 2.1 Khái quát tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua hệ thống KBNN. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước được xác định là “vốn mồi” để thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Hàng năm, ngân sách nhà nước dành một khoản chi rất lớn cho đầu tư xây dựng cơ bản và không ngừng gia tăng qua các năm, thể hiện qua số liệu thống kê từ năm 2004 đến hết năm 2007: Bảng 2.1: Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN giai đoạn 2004 - 2007 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm 2004 2005 2006 2007 Tổng số 62.894 75.666 83.324 99.765 Vốn trong nước 56.023 69.009 75.604 90.178 Vốn ngoài nước 6.871 6.658 7.720 9.587 I Ngân sách trung ương 14.860 17.354 18.588 22.067 Vốn trong nước 9.709 12.571 12.618 15.427 Vốn ngoài nước 5.150 4.784 5.970 6.641 III Ngân sách địa phương 48.034 58.312 64.735 77.698 Vốn trong nước 46.314 56.438 62.985 74.752 Vốn ngoài nước 1.720 1.874 1.750 2.947 Nguồn: Theo báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư hàng năm của KBNN Cùng với việc gia tăng chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua các năm, trong giai đoạn 2004 - 2007, cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản cũng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện.Công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ động và hiệu quả hơn, đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm; triển khai thực hiện dự án đầu tư, quyết toán vốn đầu tư khi dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng của các chủ đầu tư, nhà thầu và các tổ chức tư vấn; quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước. Các chính sách, chế độ mới về đầu tư và xây dựng cơ bản, định mức chi tiêu được ban hành cùng với thực hiện các quy trình quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đã góp phần quản lý chi tiêu có hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế các khoản chi sai chế độ...nhiều dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả như dự án đường quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cà Mau, dự án đường Hồ Chí Minh, dự án đường quốc lộ 10, quốc lộ 18; dự án khôi phục thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng... và gần đây nhất là dự án Trung tâm hội nghị quốc gia đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần vào sự thành công của Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tuy nhiên, tình hình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể như sau: Một là, tình trạng phê duyệt quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng không hợp lý, hiệu quả thấp hoặc phải di dời đi nơi khác gây lãng phí vốn đầu tư. Điển hình là việc quy hoạch chi tiết chưa phù hợp với quy hoạch tổng thể, chưa dựa trên quy hoạch tổng thể của ngành, khu vực. Quy hoạch mang tính cục bộ của từng địa phương, nên dẫn đến tình trạng địa phương nào cũng muốn có cảng biển, cảng hàng không mặc dù vị trí địa lý các cảng này rất gần nhau nên không phát huy hết công suất thiết kế dẫn đến lãng phí vốn đầu tư và khôngmang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Ví dụ điển hình là việc xây dựng một số cảng cá chưa hợp lý về vị trí, quy mô công trình và mua sắm thiết bị chưa phù hợp với nhu cầu thực tế đã gây lãng phí như cảng cá Thuận An (Thừa Thiên Huế) được đầu tư xây dựng với tổng giá trị 24,094 tỷ đồng; cảng cá Cát Lở (Bà Rịa Vũng Tàu) có tổng mức đầu tư trên 13 triệu đô la Mỹ; cảng cá Cà Mau, Trần Đề (Sóc Trăng), Tắc Cậu (Kiên Giang)... Hai là, nhiều dự án sai lầm về chủ trương đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, không phù hợp với quy hoạch, có dự án sau khi có quyết định đầu tư đã bị đình, hoãn, giãn tiến độ thi công. Công tác tư vấn lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế dự toán, thẩm định, phê duyệt thiết kế, tổng dự toán của cấp có thẩm quyền chất lượng chưa cao, còn tuỳ tiện, đơn giản trong khâu phê duyệt chủ trương, nhiều hạng mục của dự án chỉ là tạm tính để cho tổng mức đầu tư thấp. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án đã vượt tổng mức đầu tư khá lớn như dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn I tổng mức đầu tư ban đầu là 5.300 tỷ đồng, sau đó đã phải điều chỉnh lên 6.852 tỷ đồng (vượt 29%) và tiếp tục điều chỉnh lên 13.435 tỷ đồng (vượt 253%). Hoặc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt do công tác tư vấn, thiết kế dự toán các hạng mục chậm, chất lượng hồ sơ chưa đảm bảo, phải chỉnh sửa nhiều lần làm ảnh hưởng đến việc thẩm định, phê duyệt và tiến độ thi công công trình, dự kiến tổng dự toán công trình phải điều chỉnh từ 2.679 tỷ đồng lên 3.960 tỷ đồng (vượt 48%)... Ba là, việc lập dự toán, bố trí vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư còn phân tán, dàn trải. Dẫn đến nhiều dự án nhóm B (theo quy định phải hoàn thành trong 4 năm), dự án nhóm C (theo quy định phải hoàn thành trong 2 năm) đã không đủ vốn để thực hiện dự án, làm cho dự án phải kéo dài thời gian thi công. Cơ chế điều hành kế hoạch hoá đầu tư trong thời gian qua đã từng bước thay đổi cùng với công tác cải cách hành chính nhà nước, nhưng còn bộc lộ nhiều nhược điểm như: bố trí danh mục kế hoạch các dự án quá phân tán, dàn trải, bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm còn mang nặng tính bao cấp, bình quân, không đồng bộ. Đối với dự án ODA, chưa bố trí đủ vốn đối ứng, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án công trình. Nhiều dự án thiếu thủ tục, điều kiện quy định nhưng vẫn được bố trí kế hoạch vốn hàng năm hoặc kế hoạch vốn thấp không phù hợp với khối lượng thực hiện, không có nguồn vốn để thanh toán, gây ra tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Chỉ tính riêng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong năm 2004 có 156 dự án nhóm C với tổng mức đầu tư 890,1 tỷ đồng bố trí kế hoạch vốn quá 2 năm; 31 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư 1.135 tỷ đồng bố trí kế hoạch vốn vượt quá thời gian theo quyết định đầu tư; phân bổ kế hoạch vốn cho 167 dự án chưa đủ điều kiện, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản với kế hoạch vốn 219,4 tỷ đồng... Từ việc lập dự toán, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phân tán, dàn trải như trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. Bốn là, tình trạng phổ biến các dự án đầu tư chậm tiến độ, phải kéo dài là do công tác chuẩn bị xây dựng và đền bù giải phóng mặt bằng không kịp thời; làm tăng lãi vay trong quá trình đầu tư (nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức), làm tăng phí vốn đầu tư, qua thanh tra 17 dự án năm 2004 - 2005 đã thống kê được số vốn đầu tư lãng phí do kéo dài dự án mà chủ yếu là công tác chuẩn bị đầu tư và đền bù giải phóng mặt bằng chậm đã làm tăng chi phí tư vấn, tăng chi phí quản lý dự án, tăng lãi vay ngân hàng là 187,9 tỷ đồng. Năm là, từ khi có cơ chế đấu thầu (Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về Quy chế đấu thầu, đến nay là Luật Đấu thầu - có hiệu lực từ ngày 01/4/2006) đã chứng tỏ sự phù hợp với nền kinh tế thị trường, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, thúc đẩy sự hoàn thiện của bản thân các nhà thầu cả về năng lực và tổ chức điều hành. Tuy nhiên, tình trạng tiêu cực trong công tác đấu thầu còn diễn ra phổ biến, nhiều trường hợp đấu thầu chỉ là hình thức, nhiều trường hợp nhận thầu bằng mọi giá kể cả giảm giá thầu đến 20% - 50% so với dự toán hoặc giá mời thầu. Khi thi công thì tìm mọi cách bớt xén vật liệu, thay đổi chủng loại vật tư hoặc phổ biến là làm tăng khối lượng phát sinh để trình duyệt đơn giá mới; chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, thông đồng trong đấu thấu, sử dụng quân xanh, quân đỏ trong đấu thầu... Ví dụ: dự án Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có 7 hạng mục thuộc diện đấu thầu nhưng không tổ chức đấu thầu mà chỉ định thầu; dự án Cảng Sài Gòn, dự án xi măng Hải Phòng đấu thầu không tuân thủ trình tự, thủ tục; dự án quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Lạng Sơn giá trị trúng thầu 4 hợp đồng xây lắp tuyến chính là 850,2 tỷ đồng, giá trị khối lượng phát sinh, bổ sung tăng thêm là 322,4 tỷ đồng; đoạn Vinh - Đông Hà giá trị trúng thầu 4 hợp đồng xây lắp tuyến chính là 847,6 tỷ đồng, giá trị khối lượng phát sinh, bổ sung tăng thêm là 326,6 tỷ đồng,... Sáu là, công tác định giá và quản lý giá trong đầu tư xây dựng cơ bản đã ngày càng hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp. Thành phần, nội dung và cơ cấu của giá trị dự toán xây dựng qua từng thời kỳ đã bám sát và gắn liền với sự phát triển của ngành xây dựng cũng như của đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, công tác định giá, quản lý giá còn nhiều nội dung công việc chưa có định mức, đơn giá hoặc có định mức đơn giá nhưng lại không phù hợp với thực tế làm cho công tác quản lý, kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước gặp nhiều khó khăn. Bảy là, quá trình thực hiện các dự án còn có nhiều sai phạm do một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án năng lực còn hạn chế, một số dự án đầu tư có khối lượng thực hiện nhưng chưa đủ thủ tục thanh toán do chủ đầu tư và nhà thầu ký kết hợp đồng tổ chức thi công xây dựng trước khi thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc dự án chưa đủ thủ tục khởi công xây dựng theo quy định nhưng chủ đầu tư vẫn tổ chức khởi công xây dựng. Tám là, trách nhiệm quyết toán và phê duyệt quyết toán dự án công trình hoàn thành thuộc về chủ đầu tư và các bộ, ngành, địa phương, nhưng trong thời gian qua nhiều dự án công trình đã hoàn thành nhưng chưa được phê duyệt quyết toán. Theo thống kê của Kho bạc Nhà nước tính đến hết tháng 9 năm 2006 còn 49.444 dự án, công trình đã hoàn thành nhưng chưa tất toán được tài khoản với số vốn còn dư trên tài khoản cấp phát do Kho bạc Nhà nước quản lý là 70.509 tỷ đồng. Điều này đã làm cho công tác quản lý của Kho bạc Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, hạch toán, kế toán và quyết toán vốn đầu tư hàng năm theo Luật Ngân sách nhà nước và giải trình với các cơ quan chức năng. Nguyên nhân của việc chậm phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành chủ yếu do sự quan tâm, chỉ đạo của các bộ, ngành và địa phương trong công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án, công trình hoàn thành. Nhiều dự án, công trình sau khi hoàn thành thì ban quản lý dự án hoặc chủ đầu tư đã giải thể, hoặc nhiều dự án bàn giao qua nhiều đơn vị làm chủ đầu tư cũng gây khó khăn trong việc thẩm tra phê duyệt quyết toán… Công tác ghi thu ghi chi vốn ngoài nước rất chậm. Nhiều dự án đã giải ngân cho người thụ hưởng, nhưng phải hàng quí hoặc thậm chí đến hàng năm, Bộ Tài chính mới thông báo ghi thu ngân sách, ghi chi cho đầu tư xây dựng cơ bản làm ảnh hưởng đến việc theo dõi và quyết toán ngân sách. Chín là, một số văn bản luật và hướng dẫn luật về đầu tư xây dựng cơ bản đã có hiệu lực thi hành như Luật Xây dựng, Luật Đấu thấu, Luật Đầu tư, các nghị định, thông tư, quyết định hướng dẫn thực hiện các luật này, nhưng trong thực tế thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc do việc luật ban hành thường là luật khung, nhiều điều khoản không rõ ràng hoặc chưa quy định lộ trình thực hiện, thời gian chuyển đổi, chuyển tiếp từ cái cũ sang cái mới nên gây khó khăn lúng túng cho các đối tượng thực hiện. Cá biệt, có những điều khoản mâu thuẫn với nhau như các thuật ngữ về tên gọi báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đầu ._.tư của Luật Đấu thầu, mâu thuẫn với báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình của Luật Xây dựng, hoặc thuật ngữ “xây dựng” của Luật Xây dựng với “xây lắp” của Luật Đấu thầu, hoặc chưa có luật về đầu tư công quy định chi tiết đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước… Từ những tồn tại trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý, kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. 2.2. Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN qua hệ thống KBNN. 2.2.1. Nội dung công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc nhà nước. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm các quy trình sau: - Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước (ban hành theo Quyết định số 601/QĐ/KB/TTVĐT ngày 28/10/2003 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước); - Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư ngoài nước (ban hành theo Quyết định số 602/QĐ/KB/TTVĐT ngày 28/10/2003 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước); - Quy trình kiểm soát thanh toán vốn chương trình mục tiêu (ban hành theo Quyết định số 291 KB/QĐ-KHTH ngày 19/4/2004 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước); - Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc xã, thị trấn (ban hành theo Quyết định số 218/QĐ/KB/TTVĐT ngày 26/3/2003 của Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản và luân chuyển chứng từ của Kho bạc Nhà nước Lãnh đạo KBNN Cán bộ thanh toán Chủ đầu tư Cán bộ kiểm tra Kế toán Nhà thầu (4) (7) (5) (4) (3) (6) (2) (7) (1) Nhà thầu đề nghị chủ đầu tư thanh toán; Chủ đầu tư gửi hồ sơ, chứng từ thanh toán cho cán bộ thanh toán; Cán bộ thanh toán chuyển hồ sơ cho cán bộ kiểm tra thực hiện kiểm tra; Cán bộ kiểm tra sau khi xem xét, trình lãnh đạo phòng, lãnh đạo Kho bạc ký duyệt và chuyển cho cán bộ thanh toán; Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cán bộ thanh toán lập phiếu giá/bảng kê thanh toán trình lãnh đạo phòng, lãnh đạo Kho bạc ký duyệt; Trường hợp cán bộ thanh toán trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm tra thì bỏ bước chuyển cán bộ kiểm tra. Căn cứ phiếu giá/bảng kê thanh toán đã được ký duyệt, cán bộ thanh toán chuyển chứng từ sang bộ phận kế toán; Bộ phận kế toán kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán trình lãnh đạo ký duyệt và làm thủ tục chuyển tiền cho nhà thầu. Nội dung cơ bản của công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB được thực hiện theo các giai đoạn: 2.2.1.1 Kiểm soát hồ sơ ban đầu Giai đoạn này chính là kiểm soát trước, sau khi được phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm, chủ đầu tư phải đến mở tài khoản giao dịch và gửi hồ sơ tài liệu của dự án cho phòng hoặc bộ phận thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước. Hồ sơ tài liệu bao gồm: - Đối với vốn quy hoạch: Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch; dự toán chi phí công tác quy hoạch được duyệt hoặc giá trúng thầu; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền; hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. - Đối với vốn chuẩn bị đầu tư: Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư; dự toán chi phí chuân bị đầu tư được duyệt hoặc giá trúng thầu; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền; hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. - Đối với vốn chuẩn bị thực hiện dự án: Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo dự án đầu tư; dự toán chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự toán được duyệt hoặc giá trúng thầu; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền; hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. - Đối với vốn thực hiện dự án: Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo dự án đầu tư; quyết định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán kèm theo tổng dự toán;quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền; dự toán chi tiết được duyệt cho từng hạng mục công trình (trường hợp chỉ định thầu) hoặc giá trúng thầu (trường hợp đấu thầu); hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị nhận thầu. 2.2.1.2. Kiểm soát chi từng lần tạm ứng, thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành Tuỳ theo nội dung tạm ứng, thanh toán từng lần mà chủ đầu tư gửi đến Kho bạc Nhà nước các hồ sơ tạm ứng, thanh toán cho phù hợp với từng nội dung công việc trong từng giai đoạn của dự án đầu tư. Ngoài hồ sơ đã gửi ban đầu, từng lần tạm ứng hoặc thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành hồ sơ gồm: - Trường hợp tạm ứng: Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư. - Trường hợp thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành: Biên bản nghiệm thu, bản tính giá trị khối lượng hoàn thành, phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán, giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (nếu có thanh toán hoàn trả vốn đã tạm ứng), giấy rút vốn đầu tư. Đối với các công việc như mua sắm hàng hoá, thiết bị không thực hiện đấu thầu thì phải có hoá đơn mua sắm hàng hoá, thiết bị. Nội dung kiểm tra, kiểm soát: - Đối với các khoản tạm ứng: kiểm tra, kiểm soát nội dung tạm ứng xem có đúng đối tượng được tạm ứng; mức vốn tạm ứng (tỷ lệ tạm ứng %) phù hợp với chế độ tạm ứng theo quy định. - Đối với các khoản thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành, kiểm tra, kiểm soát theo dự toán được duyệt (đối với công việc không tổ chức đấu thầu) hoặc theo giá trúng thầu (đối với các công việc tổ chức đấu thầu). + Thanh toán theo dự toán: Kiểm tra, kiểm soát nội dung thanh toán với dự toán được duyệt về khối lượng thanh toán phải phù hợp với khối lượng trong dự toán, kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá, lỗi số học. Số vốn thanh toán tối đa bằng dự toán được duyệt. + Thanh toán theo giá trúng thầu bao gồm: Hợp đồng trọn gói là hợp đồng theo giá khoán gọn và không điều chỉnh giá trong quá trình thực hiện, khống chế mức vốn thanh toán theo hợp đồng, kiểm tra các khoản phát sinh trên nguyên tắc phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn giá theo đơn giá trúng thầu, trường hợp phát sinh theo đơn giá trúng thầu hoặc đơn giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hợp đồng có điều chỉnh giá thực hiện kiểm tra, kiểm soát khối lượng hoàn thành tại từng thời điểm, các chính sách chế độ dự án được hưởng tại mỗi thời điểm để áp dụng đơn giá phù hợp, kiểm tra công thức xác định đơn giá điều chỉnh. Thời gian tạm ứng, thanh toán: - Thời gian tạm ứng vốn quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư cho đơn vị nhận thầu tối đa là 4 ngày làm việc; vốn chuẩn bị thực hiện dự án và vốn thực hiện dự án tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ tạm ứng hợp lệ của chủ đầu tư. - Thời gian thanh toán khối lượng hoàn thành tối đa là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ của chủ đầu tư. Trường hợp cần thiết cán bộ thanh toán của Kho bạc Nhà nước có thể kiểm tra tại hiện trường nơi thực hiện dự án, để đảm bảo việc thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản là có cơ sở. 2.2.1.3 Kiểm soát chi quyết toán dự án, công trình hoàn thành được phê duyệt Khi dự án, công trình hoàn thành được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra đối chiếu số vốn đã thanh toán cho dự án, công trình. Nếu số vốn đã thanh toán nhỏ hơn số vốn quyết toán được duyệt thì Kho bạc Nhà nước căn cứ vào kế hoạch vốn bố trí cho dự án để thanh toán chi trả cho các đơn vị thụ hưởng. Nếu số vốn đã thanh toán lớn hơn số vốn quyết toán được duyệt thì Kho bạc Nhà nước phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn đã thanh toán cho các đơn vị nhận thầu. 2.2.2. Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn ®Çu t­ XDCB qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Một dự án đầu tư phải tuẩn thủ đầy đủ trình tự đầu tư và xây dựng, bao gồm 3 giai đoạn : Giai đoạn chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Tương ứng với các giai đoạn này, Nhà nước giao kế hoạch vốn đầu tư hàng năm có chia ra : - Kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư, trong đó bố trí đủ vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư của dự án - Kế hoạch vốn thực hiện đầu tư, trong đó bố trí đủ vốn để thanh toán cho công tác chuẩn bị thực hiện dự án, và vốn cho thực hiện dự án theo tiến độ thi công, bao gồm vốn cho công tác xây lắp (để xây dựng và lắp đặt thiết bị); mua sắm máy móc thiết bị; vốn thanh toán tiền đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí hoạt động của Ban quản lý dự án, và một số khoản chi phí khác phục vụ cho quá trình thi công công trình, chi phí cho công tác quyết toán khi công trình hoàn thành đi vào khac thác sử dụng. Thực hiện Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, các văn bản chế độ tài chính của nhà nước, KBNN đã tổ chức triển khai nhiệm vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN các cấp theo quy trình thanh toán vốn đầu tư trong nước ban hành kèm theo quyết định số 601/QĐ/KB/TTVĐT ngày (thay thế quyết định số 1127/QĐ/KB/TTVĐT ngày 29/12/2000). Theo đó trình tự kiểm soát chi vốn đầu tư được xây dựng nhằm kiểm soát toàn bộ các chi phí đầu tư theo kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm của dự án. Để có cơ sở thực hiện kiểm soát chi, thanh toán vốn cho các dự án đầu tư được NSNN bố trí trong kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm, các Ban quản lý dự án phải mở tài khoản tại KBNN nơi thuận tiện cho việc giao dịch của Ban quản lý dự án. Hồ sơ mở tài khoản gồm: (i) Kế hoạch vốn năm được giao; (ii) Quyết định thành lập Ban quản lý dự án, bổ nhiệm kế toán trưởng. 2.2.1. Kiểm soát thanh toán vốn chuẩn bị đầu tư: Chi phí công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: (i) Chi phí khảo sát, điều tra thu thập tài liệu, phân tích, lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, lựa chọn phương án xây dựng, địa điểm xây dựng . . . để lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư ; (ii) Chi phí thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Khi dự án được Nhà nước giao kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán vốn đầu tư của KBNN những hồ sơ sau: + Văn bản của cấp thẩm quyền cho phép tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư + Dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư được duyệt. + Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu + Kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư năm Cán bộ thanh toán kiểm tra ngay sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ, trả lời chủ đầu tư và yêu cầu chủ đầu tư bổ sung (nếu còn thiếu). Tạm ứng vốn chuẩn bị đầu tư : Chủ đầu tư được tạm ứng để thực hiện các công việc thuộc đối tượng được tạm ứng theo chế độ hiện hành. Đối với các hợp đồng tư vấn, mức vốn tạm ứng tối thiểu là 25% giá trị hợp đồng, nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn cả năm bố trí cho công việc tư vấn. Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN : Giấy đề nghị tạm ứng VĐT, kèm Giấy rút VĐT . Thanh toán khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành: Khi có khối lượng công tác chuẩn bị đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN : + Phiếu giá thanh toán + Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành hoặc Báo cáo kết quả công việc hoàn thành kèm Bảng tính giá trị khối lượng được nghiệm thu. + Giấy rút vốn đầu tư Sau khi kiểm soát xong, cán bộ thanh toán làm thủ tục thanh toán cho đơn vị. Khi thanh toán khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành, đồng thời thu hồi số vốn đã tạm ứng, vốn tạm ứng được thu hồi vào từng lần cấp vốn thanh toán và được thu hồi hết trong năm kế hoạch. Vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi trong giai đoạn này là: Chất lượng công tác tư vấn ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư của một số dự án chưa cao, công tác điều tra khảo sát còn sơ sài, một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu chưa sát với yêu cầu về quy mô dự án. Một số nội dung chi chưa có định mức, như đánh giá tác động môi trường, mua tài liệu địa chất thuỷ văn, số ngày công định mức cho một công việc tại hiện trường . . .các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm soát chi vốn chuẩn bị đầu tư. 2.2.2. Kiểm soát thanh toán vốn thực hiện dự án : Khi dự án được Nhà nước giao kế hoạch vốn thực hiện dự án, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN những hồ sơ sau: + Báo cáo Nghiên cứu khả thi, hoặc Báo cáo đầu tư và Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. + Tổng dự toán kèm theo Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán. . + Dự toán chi tiết được duyệt cho các Hạng mục công trình ( đối với trường hợp chỉ định thầu), hoặc Dự toán trúng thầu ( trường hợp đấu thầu ) + Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu ( trường hợp đấu thầu ) hoặc Quyết định chỉ định thầu với gói thầu có giá trị từ 100 triệu trở lên (trường hợp chỉ định thầu). + Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và nhà thầu + Kế hoạch vốn đầu tư năm (Các hồ sơ trên đây ngoài kế hoạch vốn đầu tư năm, chủ đầu tư chỉ gửi một lần, trừ khi có bổ sung, điều chỉnh) Khi nhân được các hồ sơ nói trên, cán bộ thanh toán hoặc bộ phận kiểm tra thực hiện kiểm tra ( tuỳ theo sự phân công của các KBNN tỉnh ). Nội dung kiểm tra gồm : - Đối với dự án đấu thầu : Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu; nắm chắc các chỉ tiêu như các hạng mục công trình chính, tiến độ xây dựng, tiến độ cấp vốn, các loại nguồn vốn tham gia đầu tư dự án, cơ cấu vốn đầu tư, nội dung cơ bản của hợp đồng kinh tế. . . - Đối với dự án chỉ định thầu : Ngoài các nội dung kiểm tra như dự án đấu thầu, còn phải kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong dự toán theo các quy định hiện hành, phát hiện những lỗi về số học . . . Đây là khâu quan trọng, là cơ sở để thanh toán từng lần được nhanh chóng, đảm bảo đúng thời gian quy định. Đối với những nội dung chưa có định mức, đơn giá thì phải được Bộ Xây dựng thoả thuận về định mức đơn giá xây dựng và phê duyệt dự toán. * Kiểm soát vốn xây lắp: Kiểm soát vốn tạm ứng xây lắp: - Đối tượng được cấp tạm ứng: Dự án đầu tư (hoặc gói thầu) tổ chức đấu thầu theo quy định. - Điều kiện tạm ứng: Các dự án phải có Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và nhà thầu; Giấy Bảo lãnh tạm ứng (trường hợp do nhà thầu nước ngoài thực hiện). - Mức vốn tạm ứng : Tuỳ theo nội dung, công việc mà mức tạm ứng được quy định khác nhau, nhưng không vượt kế hoạch vốn cả năm của gói thầu hoặc cho công việc đó. Cụ thể : Gói thầu xây lắp có giá trị dưới 10 tỷ đồng được tạm ứng 20% giá trị hợp đồng; Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ được tạm ứng 15% giá trị hợp đồng, và gói thầu xây lắp có giá trị trên 50 tỷ thì mức tạm ứng là 10% giá trị hợp đồng. Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN nhưng hồ sơ, như : Giấy đề nghị tạm ứng VĐT kèm Giấy rút VĐT Thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành: Khi có khối lượng xây lắp hoàn thành, trong thời hạn 10 ngày làm việc chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu và gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN : + Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm Bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu. + Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành + Giấy rút vốn đầu tư Trong thời hạn 5 ngày làm việc, cán bộ thanh toán phải kiểm tra theo nội dung: - Đối với dự án (gói thầu) thực hiện chỉ định thầu : Khối lượng đề nghị thanh toán phải có trong dự toán được duyệt, đúng định mức, đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành và có trong kế hoạch được giao. - Đối với dự án (gói thầu) thực hiện đấu thầu : Khối lượng đề nghị thanh toán phải có trong dự toán trúng thầu, có trong kế hoạch được giao. Việc thanh toán được thực hiện theo tiến độ và theo giá trúng thầu ( đối với hợp đồng trọn gói ) hoặc thanh toán theo đơn giá trúng thầu và các điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng (đối với hợp đồng có điều chỉnh giá ). - Xác định số vốn tạm ứng được thu hồi (chuyển vốn tạm ứng sang thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành) theo nguyên tắc phải được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán đạt 80% giá trị khối lượng theo hợp đồng. Tuy nhiên: + Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do gói thầu chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định trên nhưng dự án không được ghi tiếp kế hoạch hoặc bị đình chỉ thi công, Chủ đầu tư phải giải trình với KBNNvề tình hình sử dụng vốn tạm ứng chưa được thu hồi, đồng thời báo câo cấp có thẩm quyền xử lý. + Trường hợp cấp vốn tạm ứng mà gói thầu không triển khai thi công theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, chưa thu hồi hết chuyển sang năm sau, nhưng dự án không được ghi kế hoạch, Chủ đầu tư phải giải trình với KBNN và có trách nhiệm hoàn trả số vốn đã tạm ứng. Kiểm tra xong, cán bộ thanh toán phải báo cáo Trưởng phòng để trình Lãnh đạo KBNN ký văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết về những khoản từ chối thanh toán (nếu có), thống nhất số liệu và kết quả tính toán với chủ đầu tư, xác định số vốn cần phải thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi và cán bộ thanh toán ghi đầy đủ chỉ tiêu vào phiếu giá, phân định theo mục lục ngân sách, trình lãnh đạo ký duyệt. Sau khi được duyệt, phòng Thanh toán VĐT gửi phòng Kế toán: Phiếu giá, Giấy rút VĐT. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kế toán làm thủ tục chuyển tiền thanh toán cho đơn vị thu hưởng. *Kiểm soát thanh toán mua sắm thiết bị: Kiểm soát vốn tạm ứng mua sắm thiết bị. - Đối tượng cấp tạm ứng: Tất cả các dự án, gói thầu mua sắm thiết bị - Điều kiện tạm ứng: Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu ( trường hợp đấu thầu ), Quyết định chỉ định thầu ( trường hợp chỉ định thầu); Có Hợp đồng mua sắm thiết bị, đối với thiết bị nhập khẩu phải có phê duyệt hợp đồng của cấp có thẩm quyền. - Mức vốn tạm ứng: Tạm ứng theo qui định của hợp đồng. Vốn tạm ứng được dùng để trả tiền đặt cọc, mở L/C ( trường hợp phải ký quĩ mở L/C ); Thanh toán theo tiến độ thanh toán đã được xác định trong hợp đồng; Thanh toán triền vận chuyển, bảo quản, thuế nhập khẩu. Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN: Giấy đề nghị tạm ứng VĐT; Giấy bảo lãnh tạm ứng ( đối với nhà thầu nước ngoài); Giấy rút VĐT. Mức vốn tạm ứng trên là số tiền mà Chủ đầu tư phải thanh toán theo Hợp đồng, nhưng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn trong năm. Trường hợp kế hoạch vốn bố trí không đủ nhu cầu vốn để thanh toán theo hợp đồng, Chủ đầu tư có trách nhiệm tìm nguồn vốn bổ sung. Kiểm soát thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành: Khối lượng thiết bị hoàn thành được thanh toán là khối lượng thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư ( đối với thiết bị không cần lắp đặt ) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp ). Chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN: + Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho ( đối với thiết bị mua trong nước). + Bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập khẩu): + Các chứng từ có liên quan khác như biên lai thu thuế nhập khẩu, phí bảo quản, phí lưu kho, bảo hiểm, vận chuyển . . .( đối với trường hợp chưa được tính trong giá trúng thầu ). + Phiếu giá thanh toán (đối với thiết bị cần lắp) kèm Biên bản nghiệm thu khối lượng lắp đặt thiết bị hoàn thành + Bảng kê thanh toán kèm theo Phiếu nhập kho (đối với thiết bị không cần lắp). + Giấy rút vốn đầu tư Cán bộ thanh toán kiểm tra: - Danh mục thiết bị phải phù hợp với Quyết định đầu tư và có trong kế hoạch đầu tư được giao, Có trong Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và nhà thầu - Đã được Chủ đầu tư nhập kho ( đối với thiết bị không cần lắp đặt ) hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị cần lắp ). - Vốn tạm ứng mua sắm thiết bị được thu hồi vào từng lần thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành. *Kiểm soát thanh toán chi phí khác. Chi phí khác trong XDCB là chi phí không trực tiếp cấu thành vào giá trị công trình, nhưng được phân bổ vào từng công trình, hạng mục công trình khi quyết toán công trình hoàn thành. Chi phí khác được xác định theo 2 nhóm: + Nhóm chi phí được xác định theo tỷ lệ % hoặc bảng giá cụ thể như: Chi phí khảo sát XD, Thiết kế, quản lý dự án, thẩm tra dự án, thẩm tra quyết toán, Bảo hiểm. . . + Nhóm chi phí được xác định bằng cách lập dự toán như : Chi đền bù giải phóng mặt bằng, chi chuyên gia, vận hành, chi đào tạo, tập huấn . . . Kiểm soát tạm ứng chi phí khác. - Đối tượng được tạm ứng là các công việc phải thuê tư vấn, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí Ban quản lý dự án, chi phí cấp đất, thuế đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất. - Điều kiện tạm ứng: Đối với công tác đền bù giải phóng mặt bằng phải có phương án đền bù và dự toán được duyệt; Công tác Thiết kế, lập Tổng dự toán có Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, hoặc Quyết định chỉ định thầu và Hợp đồng kinh tế; Đối với chi phí cấp đất, thuế đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất phải có Thông báo của cơ quan chuyên môn yêu cầu chủ đầu tư nộp tiền; Chi phí Ban quản lý dự án phải có dự toán được duyệt. - Mức vốn tạm ứng: Tạm ứng theo nhu cầu, theo tiến độ thực hiện, nhưng nhiều nhất không dược vượt kế hoạch vốn cả năm bố trí cho nội dung, công việc đó. Riêng đối với Hợp đồng phải thuê tư vấn thì mức vốn tạm ứng ít nhất là 25% giá trị hợp đồng và không vượt kế hoạch vốn năm. Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN những hồ sơ : Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy rút vốn đầu tư Thanh toán khối lượng chi phí khác hoàn thành : Để được thanh toán khối lượng chi phí khác hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến Phòng Thanh toán VĐT của KBNN các hồ sơ, chứng từ sau : + Bảng kê thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành + Giấy rút vốn đầu tư Ngoài ra tuỳ từng loại chi phí mà chủ đầu tư còn gửi thêm các hồ sơ, chứng từ : Đối với lệ phí cấp đất xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, thuế đất hoặc thuế chuyển quyền sử dụng đất phải có Hoá đơn, chứng từ hợp lệ của cơ quan thu tiền; Đối với chi phí đền bù, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng phải có Phương án đền bù và dự toán được duyệt; Bản xác nhận khối lượng đền bù đã thực hiện; Đối với chi phí hoạt động Ban quản lý dự án phải có Dự toán chi phí được duyệt.; Các chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động của Ban quản lý được thanh toán như đối với phần xây lắp, thiết bị. Trước khi làm thủ tục thanh toán theo 3 hình thức nói trên, hồ sơ thanh toán phải được kiểm soát để đảm bảo việc thanh toán là đúng đối tượng được hưởng, đúng chính sách chế độ của Nhà nước, . . công tác KSTTVĐT được thực hiện theo 3 giai đoạn : Kiểm soát trước, trong và sau khi thanh toán như đó trỡnh bày ở mục 2.2.1. 2.3. Đánh giá về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN giai đoạn 2004- 2007. 2.3.1 Kết quả đạt được Trong giai đoạn 2004 - 2007 KBNN đã đạt được những kết quả nhất định về quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất, quy định cụ thể về điều kiện và thủ tục mở tài khoản cấp phát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu tư được mở tài khoản cấp phát thanh toán vốn đầu tư tại Kho bạc Nhà nước nơi thuận tiện cho việc giao dịch của chủ đầu tư. Thực hiện quy chế một cửa trong công tác quản lý, kiểm soát chi, cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thứ hai, đã ban hành và công khai quy trình quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án đầu tư thuộc các nguồn vốn trong nước, ngoài nước thuộc các cấp ngân sách trung ương, ngân sách địa phương. Trong đó, quy định cụ thể về các tài liệu chủ đầu tư phải gửi đến Kho bạc Nhà nước, trình tự và thủ tục giải quyết công việc, quy trình luân chuyển chứng từ, thời gian giải quyết công việc và trách nhiệm của của từng bộ phận nghiệp vụ. Hướng dẫn và thực hiện chế độ hạch toán kế toán, quyết toán, tất toán tài khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm soát chi, cấp phát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đây thực sự là bước đột phá, là cuộc cách mạng trong quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước. Thứ ba, Kho bạc Nhà nước đã giải đáp đầy đủ, kịp thời những thắc mắc, khiếu nại của các chủ đầu tư liên quan đến nội dung quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hướng dẫn kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, làm căn cứ để Kho bạc Nhà nước các cấp giải quyết các trường hợp cấp phát thanh toán cụ thể. Thứ tư, hàng năm hoặc tuỳ theo tình hình cụ thể đã tổ chức các buổi tọa đàm về giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản với các chủ đầu tư, cơ quan chủ quản đầu tư để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư để có những giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư. Thứ năm, Kho bạc Nhà nước thường xuyên và chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn của các bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Báo cáo kịp thời tình hình giải ngân vốn đầu tư để phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp và các cơ quan chức năng trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thông qua công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước đã góp phần nâng cao chất lượng của công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án, dự toán, công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, quá trình thực hiện, thanh toán, quyết toán vốn công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản của các cấp, các ngành. Kết quả kiểm soát, cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2004 - 2007 được thể hiện tại bảng 2.2 dưới đây: Bảng 2.2: Tình hình giải ngân vốn đầu tư XDCB qua KBNN giai đoạn 2004- 2007. tt chØ tiªu n¨m 2004 n¨m 2005 n¨m 2006 n¨m 2007 Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Kế hoạch Vốn TT Tổng số 62,893 54,184 75,667 66,450 83,323 69,682 99,765 81,708 Vốn TN 56,023 47,409 69,009 58,937 75,603 62,457 90,178 74,856 Vốn NN 6,870 6,775 6,658 7,513 7,720 7,225 9,587 6,852 I Ngân sách TW 14,859 13,630 17,355 17,005 18,588 17,195 22,067 16,706 Vốn TN 9,709 8,266 12,571 10,775 12,618 11,203 15,427 12,316 Vốn NN 5,150 5,364 4,784 6,230 5,970 5,992 6,641 4,390 II Ngân sách ĐP 48,034 40,554 58,312 49,445 64,735 52,487 77,698 65,002 Vốn TN 46,314 39,143 56,438 48,162 62,985 51,254 74,752 62,540 Vốn NN 1,720 1,411 1,874 1,283 1,750 1,233 2,947 2,462 2.3.2 Tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, thể hiện qua những nội dung sau: 2.3.2.1 Tồn tại về phân bổ kế hoạch và chuyển vốn đầu tư xây dựng cơ bản Về kế hoạch vốn đầu tư hàng năm: do việc phân bổ, bố trí kế hoạch vốn cho các dự án chưa có đầy đủ thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch trong năm diễn ra rất chậm, đặc biệt là những tháng đầu năm. Tình trạng vốn chờ dự án vẫn còn nhiều, trong khi nhiều dự án có khối lượng thực hiện hoặc đã triển khai thi công nhưng lại không được bố trí đủ vốn để thanh toán. Khi điều chỉnh kế hoạch vốn cho sát với tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư, thì các cơ quan chức năng lại không làm việc với Kho bạc Nhà nước để xác định số vốn đã cấp phát thanh toán cho dự án, công trình, dẫn đến tình trạng nhiều dự án điều chỉnh kế hoạch vốn thấp hơn số vốn Kho bạc Nhà nước đã thanh toán gây khó khăn cho công tác kế toán, quyết toán và quản lý của Kho bạc Nhà nước. Về chuyển nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Công tác thông báo mức vốn theo quy định hiện hành chưa tạo điều kiện chủ động thực sự cho Kho bạc Nhà nước trong điều hành nguồn vốn để đáp ứng với nhu cầu thanh toán của các dự án đầu tư. Tại từng thời điểm trong niên độ kế hoạch năm thường xảy ra tình trạng khi mức vốn thông báo cho các Kho bạc Nhà nước địa phương không đủ để thanh toán cho dự án, trong khi đó các nguồn vốn khác còn dư (chưa dùng đến), nhưng không thể dùng để thanh toán cho các dự án có đủ điều kiện nhưng thiếu nguồn. Hoặc cuối năm điều chỉnh, điều hoà kế hoạch vốn từ của các dự án đầu tư làm cho mức vốn thông báo cho các Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố nơi thì thừa mức vốn phải chuyển về trung ương, nơi thì thiếu mức vốn trung ương phải chuyển bổ sung làm mất rất nhiều thời gian trong việc điều hoà, điều chỉnh mức vốn trong hệ thống Kho bạc Nhà nước và ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án đầu tư đã có đủ điều kiện cấp phát thanh toán. Tại một số địa phương, cơ quan tài chính vẫn thực hiện chuyển vốn đích danh cho từng dự án, công trình gây ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt mức vốn giả tạo làm ảnh hưởng đến công tác cấp phát thanh toán, kế toán, quyết toán vốn đầu tư theo Luật Ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước. 2.3.2.2 Tồn tại, hạn chế của quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Một là, đối với phạm vi, nội dung, phương pháp kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được quy định trong quy trình nhưng chưa đầy đủ, chưa chi tiết, có nội dung còn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho cán bộ thanh toán và các bộ phận nghiệp vụ trong quá trình tác nghiệp. Về phạm vi kiểm soát chi: Trong quy trình chưa quy định cụ thể và chi tiết phạm vi kiểm soát các khoản chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, dẫn đến một số Kho bạc Nhà nước địa phương kiểm soát quá phạm vi và chức năng của Kho bạc Nhà nước, kiểm soát cả bản vẽ thiết kế (bóc tiên lượng từ bản vẽ sau đó so sánh với khối lượng trong dự toán được duyệt) hoặc kiểm tra cả đơn giá trúng thầu đối với các gói thầu thi công xây dựng, làm kéo dài thời gian kiểm soát và trùng lắp với công việc của các cơ quan, tổ chức khác đã được nhà nước phân giao nhiệm vụ. Những công việc này đã được các cơ quan chuyên môn thẩm định và trình người có thẩm quyền phê duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và phê duyệt của mình (được quy định trong các._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33027.doc