Phần I: Thực trạng hoạt động kế toán tại công ty cổ phần LILAMA Hà Nội.
1. Khái Quát chung về công ty cổ phần lilama hà Nội.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần LILAMA Hà nội tiền thân là Công ty Lắp Máy và Xây Dựng Hà Nội (Viết tắt là LILAMA Ha Noi) là Doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam (LILAMA), được chuyển từ Công ty Lắp máy và Xây dựng Hà nội thành Công ty cổ phần LILAMA Hà nội tháng 2 năm 2005, có giấy phép đăng ký kinh doanh số 01
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác kế toán tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
03007179, do Uỷ ban Kế hoạch Thành phố Hà Nội cấp.
LILAMA Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng tại ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch theo điều lệ tổ chức hoạt động của công ty đã được Tổng công ty và Bộ Xây dựng phê duyệt.
Trụ sở của Công ty đóng tại số 52 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai , thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 04.8625813.
Hình thành trong thời kỳ bao cấp và trưởng thành trong nền kinh tế thị trường, quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm 4 giai đoạn cơ bản:
Từ 1960 đến 1975: Trong thời kỳ này hoạt động của công ty chủ yếu theo kế hoạch của nhà nước và phục vụ chiến tranh, hiệu quả kinh tế chưa được coi trọng.
Từ 1975 đến 1988: Đất nước mới được giải phóng, niềm vui Nam Bắc sum vầy giấy lên trong cả nước không khí thi đua tăng gia sản xuất . Tuy nhiên, do một số hạn chế về nhận thức, áp dụng mô hình kinh tế của Liên xô một cách máy móc, nền kinh tế chúng ta lâm vào khủng hoảng. Hầu hết các công ty nhà nước làm ăn không có hiệu quả hoặc đạt hiệu quả thấp do thiếu tính tự lập. Tuy nhiên công ty vẫn đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức theo kế hoạch của nhà nước.
Từ 1989 đến tháng 2 năm 2005: Đất nước mở cửa và hội nhập. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung được thay thế bằng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế trong nước có những chuyển biến tích cực. Vai trò của lắp máy và xây dựng ngày càng được khẳng định và trở thành một trong những lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế quốc dân.Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, Công ty đã từng bước khắc phục được khó khăn, tạo được uy tín trên thị trường và từng bước làm ăn có hiệu quả.
Từ tháng 2 năm 2005 đến nay: Trong xu thế hội nhập, chúng ta đã tham gia vào APTA và tiến tới là WTO. Đó vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là các thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp. Để tạo động lực cho các doanh nghiệp, tăng cường tính độc lập, tự chủ và sáng tạo, các công ty nhà nước được khuyến khích cổ phần hoá. Công ty lắp máy và Xây dựng HN cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tháng 2 năm 2005, Công ty tiến hành cổ phần hoá và chính thức trở thành Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội theo giấp phép thành lập 0101007179 do uỷ ban Kế hoạch thành phố Hà Nội cấp. Sự chuyển đổi hình thức công ty như vậy nhằm tạo điều kiện cho công ty thích ứng với những đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ của công ty trong thời kỳ mới. Đồng thời nó cũng khẳng định sự trưởng thành của công ty trong quá trình phát triển. Công ty tiến hành cổ phần hoá trong điều kiện thuận lợi, nhưng cũng có một số khó khăn tồn tại đó là mô hình tổ chức quản lý công ty Cổ phần chưa có hình mẫu phù hợp để vận dụng. Qua hơn một năm chuyển đổi hình thức sở hữu, với kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005, phần nào cho thấy chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng, nó cũng khẳng định được vị trí của công ty trong ngành Xây dựng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, với những kinh nghiệm tích luỹ được, với sự phấn đấu bền bỉ không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, LILAMA Hà Nội đã xây dựng cho mình được một tên tuổi không chỉ với bạn bè trong nước mà còn với bạn bè quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp công nghiệp. Sự tín nhiệm của các bạn bè, niềm tin của Đảng và Nhà nước với công ty thể hiện qua hàng chục những tấm Huân chương và Bằng khen được Nhà nước trao tặng và hàng trăm công trình xây dựng trên mọi miền đất nước được đánh giá cao: như công trình Nhà máy sợi Nha trang, Huế, dệt 8/3, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà máy nhiệt điện Uông bí... đó là những phần thưởng vô giá mà tập thể cán bộ công nhân viên của công ty đã nhận được .
Năm 2005, công ty cũng đã đầu tư và chính thức đưa vào sản xuất nhà máy sản xuất thép mạ màu LILAMA tại khu công nghiệp Quang Minh tỉnh Vĩnh Phúc, cách trung tâm Hà Nội 20km trên đường cao tốc Thăng Long Nội Bài. Với công nghệ hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức, Italia, hoạt động với công suất 130.000 tấn/năm. Sản phẩm là thép mạ kẽm, galfan, mạ màu với chất lượng tiêu chuẩn tốt nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Công ty luôn luôn theo đuổi mục tiêu không những đảm bảo chất lượng công trình mà còn cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư những sản phẩm trọn gói, chất lượng ngày càng cao hơn, từ khâu thiết kế, chế tạo kết cấu thép, lắp đặt, xây dựng cho đến cung cấp những sản phẩm thép mạ màu tới mọi công trình trong và ngoài nước. Hiện nay công ty đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và tiến tới sẽ là thị trường các nước trong khu vực ASEAN và thị trường Châu âu.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty.
1.2.1. Chức năng của công ty.
Theo giấy phép kinh doanh và theo điều lệ hoạt động, LILAMA Hà Nội có chức năng sau:
Xây dựng các công trình và lắp đặt máy công nghiệp, sản xuất tấm thép mạ màu và một số hoạt động khác đã đăng ký kinh doanh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh và tổ chức hoạt động có hiệu quả các hoạt động đó sau khi có sự phê duyệt của Tổng công ty.
1.2.2. Nhiệm vụ.
Công ty có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ công ty thực hiện. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty và nhu cầu của thị trường.
Chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; hoàn thiện và hiện đại hoá cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu của xây dựng trong thời kỳ mới, bảo vệ môi trường.
Quản lý và chỉ đạo đối với các đơn vị trực thuộc theo chế độ hiện hành của Nhà nước, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và của Tổng công ty.
Thực hiện nghiêm túc chế độ hạch toán kế toán của Nhà nước: Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác theo quy định.Thực hiện chế độ tiền lương, BHXH, bảo hộ lao động theo bộ luật lao động đối với toàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Kê khai và báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Quyền hạn.
Công ty có quyền quản lý và sử dụng vốn do các cổ đông đóng góp, đất đai, tài sản được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi. Công ty có quyền sử dụng lợi nhuận còn lại sau khi đã hoàn thành xong các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Được mở TK tại ngân hàng và được thê chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của công ty để vay vốn phục vụ nhiệm vụ kinh doanh của công ty; phát hành, chuyển nhượng, bán cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật và luật tổ chức công ty Cổ phần. Được hưởng các ưu đãi về thuế với các công ty mới cổ phần hóa của Nhà nước. Tuyển, thuê, sử dụng lao động, thực hiện các hình thức trả lương, thưởng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh và phù hợp với các quy định của Bộ luật lao động.
1.3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh , quy trình công nghệ và quy trình tổ chức thi công một dự án xây dựng .
1.3.1. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội là đơn vị SXKD với đặc điểm cơ bản là tạo ra TSCĐ thông qua các hoạt động xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nhà cửa, đường xá ...
Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, hạng mục công trình, vật kiến trúc ... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài, được sản xuất theo đơn đặt hàng. Các mẫu công trình hoặc HMCT thường được khách hàng hợp đồng trước thông qua thiết kế kỹ thuật. Giá trị công trình, HMCT được xác định dựa trên định mức chi phí và giá trị dự toán. Chính từ đặc điểm đó đòi hỏi việc quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp phải lập dự toán ( dự toán thiết kế, dự toán thi công). Trong quá trình thi công phải luôn so sánh giữa giá dự toán và thực tế để có những điều chỉnh kịp thời, tiết kiệm tối đa chi phí cho thi công nhưng vẫn luôn phải đảm bảo chất lượng công trình. Và do xây lắp có rủi ro lớn cả cho công nhân thi công và bản thân công trình nên nhất thiết nên mua bảo hiểm cho các công trình có giá trị lớn.
Sản phẩm xây lắp luôn được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc theo giá thoả thuận với khách hàng, hoặc với nhà đầu tư (giá đấu thầu) nên tính chất hàng hoá không được thể hiện rõ (vì đã có giá cả, người mua, người bán trước khi có sản phẩm xây lắp thông qua hợp đồng giao nhận thầu ...).
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn công nhân, máy móc thiết bị, vật liệu phải di chuyển theo địa điểm thi công nên công tác quản lý, hạch toán vật tư, tài sản, nhân công rất phức tạp, nhất là trong trườn hợp công trình thi công lâu dài, hoặc phải ngừng nghỉ do thiên tai, bão, lũ ...
Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng thường rất dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công được chia ra làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia ra thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này lại thường diễn ra ngoài trời chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm:
+ Các nhân tố thuộc về lực lượng sản xuất của doanh nghiệp.
+ Các nhân tố thuộc về tư tưởng tổ chứcvà chỉ đạo thi công.
+ Các nhân tố thuộc về thời tiết thiên nhiên và các nhân tố khác.
Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý và giám sát công trình phải rất chặt chẽ để làm sao đảm bảo đúng thiết kế vì các nhà thầu luôn luôn giữ lại một phần giá trị công trình trong thời gian bảo hành ( Khoảng 5% giá trị công trình ).
1.3.2. Quy trình công nghệ.
Quy trình công nghệ của công ty đó là toàn bộ các công việc cần thiết phải tiến hành từ khi bắt đầu xem xét các thư mời thầu của các nhà đầu tư cho đến khi ký kết hợp đồng, thi công công trình, bàn giao và bảo hành sản phẩm.
Khi có được thư mời thầu (gọi thầu) của các nhà đầu tư, phòng kinh tế kỹ thuật của công ty sẽ xem xét các thông số kỹ thuật của công trình, tiến hành lập dự toán chi phí cho công trình, hoặc cho từng hạng mục công trình. Dự toán chi phí đấu thầu được lập trên cơ sở tổng hợp thông tin về chi phí nguyên vật liệu, nhân công tại thời điểm đó, đồng thời kết hợp cả với các chi phí giao dịch, rủi ro, chi phí cơ hội khác, lãi định mức... Giá dự toán này sẽ là căn cứ để công ty đưa ra giá thầu.
Giá trị dự toán từng Giá thành dự toán
công trình, hạng mục = từng công trình, hạng + Lãi định mức
công trình mục công trình
Nếu công ty trúng thầu, hai bên sẽ chính thức ký kết hợp đồng kinh tế, thoả thuận thời gian thi công, thời điểm giao sản phẩm, kế hoạch bảo hành công trình và các thảo thuận khác giữa hai bên.
Như vậy có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty như sau:
Hợp đồng
Dự toán
Thi công
1.3.3. Quy trình tổ chức thi công một dự án xây dựng.
Chuẩn bị về mặt tổ chức: về phía công ty, sau khi có quết định trúng thầu, giám đốc công ty sẽ bổ nhiệm người làm chủ nhiệm công trình, người này sẽ có trách nhiệm thay mặt công ty giải quyết tất cả các vấn đề trên công trường.
Trên cơ sở bàn bạc đề xuất với ban lãnh đạo, Chủ nhiệm công trình sẽ thành lập một bộ máy công trường, lựa chọn các đội trưởng, các các bộ kỹ thuật, thủ kho, trắc đạc thợ máy, bảo vệ... là những người sẽ trực tiếp tham gia thi công trên công trường.
Trên cơ sở tiến độ và mặt bằng thi công công trình, Chủ nhiệm công trình cùng các đội trưởng sẽ phác thảo chuẩn bị nhân lực tham gia giai đoạn đầu thi công và dự kiến các tổ, đội sẽ tham gia giai đoạn hoàn thiện công trình.
Chuẩn bị biện pháp thi công: Bên cạnh việc chuẩn bị về cán bộ quản lý và nhân lực thi công trên công trường, Chủ nhiệm công trình sẽ chỉ đạo việc lập biện pháp thi công chi tiết. Người tiến hành lập biện pháp thi công phải là cán bộ kỹ thuật, họ tiến hành nghiên cứu bản vẽ kỹ thuật và trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp thi công cũng như các loại nguyên vật liệu tốt nhất cho thi công công trình, đặc biệt là các công trình thi công trên cao hoặc dưới sâu.(Các biện pháp thi công phải trình bên A trước khi tiến hành thi công).
Chuẩn bị vật tư và thiết bị thi công: Dựa vào biện pháp thi công mà cán bộ kỹ thuật lựa chọn, dựa vào đặc điểm thực tế của từng công trình, Chủ nhiệm công trình và các đội trưởng sẽ lựa chọn các loại vật tư và các máy thi công cho phù hợp (gỗ, ván, cốt pha gỗ, cốt pha thép, các loại giáo, các loại cây chống, các phụ kiện kèm theo khác, cẩu tháp, máy xúc, máy ủi ... ). Thợ máy có trách nhiệm phải kiểm tra lại tình trạng máy móc, các giàn giáo để tránh xảy ra các tai nạn cũng như đảm bảo tiến độ thi công trên công trường.
Chuẩn bị về vật liệu: Dựa vào yêu cầu của bên A và dựa vào bản vẽ kỹ thuật, các bộ kỹ thuật lựa chọn và tính toán khối lượng vật liệu cần thiết để thi công công trình, sau đó lựa chọn các nhà thầu cung cấp vật liệu nếu như vật liệu đó công ty không tự sản xuất được. Công ty cũng phải chuẩn bị các loại chững chỉ vật liệu để trình bên A .
Chuẩn bị tài liệu ban đầu: Chuẩn bị các loại báo cáo để báo cáo với công ty về tiến đọ thi công công trình, chuẩn bị các chứng chỉ vật liệu, chuẩn bị các mẫu dùng để nghiệm thu công trình, hạng mục công trình, chuẩn bị các mẫu công văn, thư từ... cần sử dụng, chuẩn bị hợp đồng lao động, bản thu hoạch an toàn lao động.
Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động: Mũ, áo, khẩu trang, găng tay...
Chuẩn bị mặt bằng thi công: Trước khi bắt tay vào thi công công trình, chủ nhiệm công trình tiến hành khảo sát thực địa để xem xét các thuận lợi cũng như khó khăn sẽ gặp phải khi thi công công trình để có sự chuẩn bị cho chu đáo (Chẳng hạn như địa hình khó khăn cho đi lại vận chuyển vật tư thì cần có kế hoạch tập kết vật tư trước hoặc có giải pháp để vận chuyển vật tư đúng theo thời gian quy định, hoặc khó khăn về nguồn nước, nguồn điện sử dụng, địa hình xây dựng công trình bằng phẳng hay phải san ủi,...). Khi có được những thông tin cơ bản đó, Chủ nhiệm công trình có những phác thảo và trình bên A duyệt, mặt bằng thi công phải bố trí sao cho khoa học, hợp lý từ khu vực để vật liệu, máy thi công... đến khu vực văn phòng cho cán bộ quản lý.
Chuẩn bị về cơ cấu tổ chức: Đối với các công trình chỉ có một đơn vị tham gia thi công thỉ Chủ nhiệm công trình sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề cũng như công tác điều hành trên công trường.
Tuy nhiên, nếu như có nhiều đơn vị thi công cho từng hạng mục công trình thì nhất thiết phải lập ra một ban điều hành chung cho công trường.
Ban điều hành chung này thường xuyên họp giao ban theo thời gian hợp lý nhất( ngày, tuần...).
Ban quản lý công trường chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết tất cả các vấn đề trên công trường, kể cả các vấn đề nảy sinh không nằm trong dự tính. Các công việc cụ thể có thể phân cho từng cá nhân đảm trách, họ sẽ chịu trách nhiệm về phần hành của mình trước ban quản lý và trước công ty. Công tác bố trí lao động và kiểm tra chất lượng công trình đặc biệt coi trọng. Nhân công phải sử dụng cho phù hợp, tránh lẵng phí không cần thiết còn chất lượng lượng công trình phải kiểm tra thường xuyên và có văn bản lưu trữ.
Bảo quản và bàn giao công trình: sau khi công trình hoàn thành, công ty tiến hành bàn giao cho bên A, lưu giữ những tài liệu cần thiết trong thời gian bảo hành, sửa chữa các yêu cầu theo yêu cầu của khách hành nếu đó là lỗi do công ty.
Trong thời gian bảo hành, công ty phải cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra công trình, xem xét các thông số kỹ thuật, kiểm tra về độ lún công trình và so sánh với thiết kế.
Hết thời gian bảo hành, công ty tiến hành thanh lý hợp đồng.
1.4. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty.
Theo giấy phép kinh doanh, Công ty sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau:
Lắp đặt đường dây tải điện, trạm biến áp 220KV, hệ thống điều hoà không khí, điện lạnh, điện dân dụng.
Sản xuất và kinh doanh thép mạ kẽm, mạ màu.
Thi công các công trình kỹ thuật hạ tầng.
Xây dựng công trình công nghiệp, lắp ráp thiết bị máy móc cho các công trình.
Lắp đặt thiết bị và cấu kiện các công trình kể cả công trình điện nhóm B và các công trình dân dụng.
Lắp đặt cơ, điện, nước công trình .
Xây dựng nhà ở, trang trí nội thất.
Lắp đặt thang máy.
Chế tạo và lắp đặt nồi hơi.
Sản xuất phụ tùng, cấu kiện kim loại cho xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
Khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng.
Tư vấn, thiết kế các dây truyền sản xuất vật liệu xây dựng, các dây truyền công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm.
Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp,
đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà ở.
1.5. Bộ máy quản lý.
Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây lắp, từ mô hình hoạt động của công ty, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức vừa phải đảm bảo phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng và linh động của công ty,vừa phải tinh giảm gọn nhẹ tránh lãng phí và dư thừa lao động.
1.5.1. Nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc điều hành trực tiếp. Mỗi chức danh, bộ phận được giao một số nhiệm vụ, quyền hạn và thực giải quyết các công việc trong phạm vi quyền hạn của mình. Tổ chức quản lý như vậy vừa giảm bớt các thủ tục hành chính khi làm việc (tránh phải trình báo nhiều lần mà chỉ làm việc với cấp trên) mà còn phân công phân nhiệm rõ ràng, nâng cao hiệu quả công việc.
1.5.2. Mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận.
Khái quát chung về bộ máy quản lý của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc điều hành công ty.
Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. ĐHCĐ có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đông quản trị, thành viên Ban kiểm soát; xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty; quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; thông qua định hướng phát triển của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 5 thành viên bao gồm : Chủ tịch, phó chủ tịch và các uỷ viên.
Giám đốc điều hành : Là người đại diện pháp nhân của công ty, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo quy định của điều lệ. Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông và trước pháp luật về trách nhiệm quản lý, điều hành công ty.
Giúp việc giám đốc có 3 phó giám đốc, kế toán trưởng do chủ tịch HĐQT hoặc Tổng giám đốc giới thiệu, Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty do HĐQT uỷ quyền.
Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.
Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn bằng hình thức bổ phiếu trực tiếp, theo nguyên tắc đa số tính theo cổ phần, trong đó có một thành viên có trình độ đại học kế toán tài chính.
Giúp đỡ ban quản lý quản lý các xí nghiệp, tổ, đội xây dựng là các phòng ban chức năng. Mỗi phòng, ban được giao một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, các phòng phối hợp làm việc cùng nhau, nhằm đạt hiệu quả làm việc cao nhất.
Sơ đồ 1:
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty
Đại Hội cổ đông
Hội đồng
quản trị
Giám đốc điều hành
Pgđ kỹ thuật
Pgđ kinh doanh
Pgđ - pt sx tại quang minh
p.kinh tế-kỹ thuật
p. TàI chính - kế toán
p. kinh doanh -xnk
p. kế hoạch & đầu tư
p. cung ứng vật tư
p. tổ chức
p. quản lý máy
p. hành chính
Xn xây lắp cơ điện
Nm thép mạ kẽm mạ màu liliama
Nm chế tạo tb & kc thép
p.kỹ thuật
p. cung ứng vật tư
p. qa - qc
Dây truyền mạ kẽm
Dây truyền mạ màu
p. tài chính - kế toán
p. cung ứng vật tư
p. qa - qc
p. kỹ thuật
p. hành chính
X. sửa chữa bảo dưỡng
Ban kiểm soát
Xn hàn
1.6. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty.
1.6.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm gần đây.
Bảng 1:
Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu thuần
124122212647
130215419537
135539872120
Giá vốn HB
116319552139
120637928112
121941537943
Lợi nhuận gộp
7802660508
9577491425
13598334177
DT HĐ tài chính
465660870
625916327
715927315
CP HĐ tài chính
3123111478
415637219
4166579822
Cp quản lý DN
4314074100
4351123570
435569989
LN từ HĐ KD
831135800
5436646963
9712111681
TN khác
928311436
1025637860
1256987522
Cp khác
691100000
712536912
812659555
LN khác
237201436
313100948
444327967
Tổng LN trước T
1068337236
1338738808
1701315489
Thuế TN DN
341867916
374846866.2
476368336.9
LN sau thuế
726469320
963891941.8
1224947152
Như vậy trong các năm quan công ty luôn làm ăn có lãi, đảm bảo trả lương cho người lao động, và nộp thuế đầy đủ cho ngân sách Nhà nước.
1.6.2. Một số chỉ tiêu tài chính khác.
+ Hiện nay tổng vốn chủ sở hữu của công ty là 13 tỷ đồng.
+Thu nhập bình quân của công nhân trực tiếp là 1.200.000 đ/ tháng, thu nhập bình quân của nhân viên các phòng ban là 1.500.000- 2.000.000đ/ tháng.
+Tỷ lệ TSCĐ trong công ty là trên 50%, điểu này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất của công ty. (Thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng; vừa sản xuất các sản phẩm phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp của doanh nghiệp, vừa cung cấp các sản phẩm cho các bạn hàng khác ).
+ Các tỷ suất tài chính khác như khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn, hiện hành, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ vốn lưu động trên vốn cố định, vòng quay của vốn lưu động, đều đạt ở mức hợp lý; vốn cố định không chiếm tỷ lệ quá cao trên tổng nguồn vốn, vòng quay của vốn lưu động không quá dài tăng khả năng sinh lời của vốn, tỷ suất khả năng sinh lợi đạt ở mức khá cao.
(Nguồn bảng cân đối kế toán năm 2005)
1.7. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty.
LILAMA Hà Nội là doanh nghiệp hoạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch.
1.7.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
1.7.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội là đơn vị xây lắp, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trên địa bàn rộng chính vì vậy đã ảnh hưởng đến công tác kế toán tại đơn vị. Hơn nữa, công ty lại có nhiều đơn vị trực thuộc nên việc chuyển các báo cáo, số liệu của các đơn vị trực thuộc, các công trình về công ty hàng ngày là điều rất khó khăn. Để khắc phục nhược điểm này, công ty đã tổ chức các phòng kế toán và nhân viên kế toán tại các khu vực này, tuy nhiên, các phòng kế toán này chỉ có nhiệm vụ tập hợp số liệu rồi gửi về phòng kế toán trung tâm chứ không có nhiệm vụ ghi chép và hạch toán. Về cơ bản, công ty vẫn áp dụng mô hình kế toán tập trung.
Phòng kế toán tại công ty có nhiệm vụ xử lý tất cả các thông tin kế toán tại đơn vị từ khâu đầu đến khâu cuối.
Thu thập số liệu kế toán từ các đơn vị trực thuộc và từ các công trình về công ty để tiến hành ghi sổ, tính toán chi phí kinh doanh, lập các báo cáo chung cho công ty theo quy đinh của pháp luật cũng nhu các báo cáo quản trị, các báo cáo cần thiết theo yêu cầu của các nhà quản lý.
Phòng kế toán tại công ty con, các tổ đội xây dựng có nhiệm vụ tập trung các số liệu liên quan hàng ngày của đơn vị mình chuyển về công ty định kỳ, thực hiện một số công việc theo quy định của công ty.
Sơ đồ 02:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ
phận
KT
TSCĐ
Bộ phận
KT
tổng
hợp
Bộ
phận
KT
tiền
lương
Bộ
phận
thủ
quỹ
Bộ
phận
KT
thanh
toán
Kế toán trưởng
Bộ
phận
KT
vật
tư
Nhân viên kinh tế ở các đội, các phòng của các đơn vị trực thuộc
1.7.1.2. Nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán.
Với mô hình tổ chức như trên, phòng kế toán được biên chế gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra. Nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
Kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng kế toán ): Kế toán trưởng là người chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán – tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ chế tài chính kế toán của Nhà nước đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế – tài chính của Nhà nước tại đơn vị. Kế toán trưởng phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc điều hành đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của cơ quan tài chính cùng cấp. Kế toán trưởng đồng thời phải chịu trách nhiệm đào tạo đội ngũ nhân viên kế toán của phòng.
Kế toán TSCĐ: Kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi tình hình biến động TSCĐ tại công ty.
Kế toán tiền lương: Bộ phận kế toán tiền lương có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên kế toán tại các xí nghiệp, công ty trực thuộc theo dõi nhân công của đơn vị mình, ghi chép ngày công, bậc lương, các khoản trợ cấp được hưởng, thưởng nếu có.
Bộ phận kế toán tổng hợp: Là công ty xây lắp với hoạt động kinh doanh chính là sản xuất và xây dựng. Tuy nhiên, phần hành kế toán chi phí và giá thành sản phẩm không được hạch toán riêng mà được thực hiện tại bộ phận kế toán tổng hợp.
Kế toán tổng hợp tại công ty có trách nhiệm xác định các đối tượng hạch toán chi phí và các đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định giá thành từng công trình và hạng mục công trình.
Bộ phận kế toán tổng hợp còn có trách nhiệm quản lý doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu của công ty cũng như các báo cáo bắt buộc theo luật kế toán Việt Nam.
Bộ phận Kế toán vật tư: Kế toán vật tư chịu trách nhiệm hướng dẫn các kho lập các tài liệu ban đầu về vật tư; kiểm tra việc chấp hành các quy chế về bảo quản ; theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư tại công ty, báo cáo tình hình tồn kho vật tư cho các phòng ban có liên quan.
Bộ phận Kế toán thanh toán: Kế toán thanh toán chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, thanh toán với các nhà cung cấp, và các khoản thanh toán với Nhà nước, và các khoản nợ, khoản vay khác - chi tiết theo từng đối tượng công nợ.
Thủ quỹ: Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi về tiền mặt tại quỹ công ty, các khoản thu, chi tiền mặt, tiền mặt tồn quỹ; tiền gửi ngân hàng, số dư tiền gửi ngân hàng.
1.7.2. Mối quan hệ giữa bộ máy kế toán và với cấp trên và cấp dưới.
Phòng kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Do vậy, phòng kế toán công ty có nhiệm vụ điều hành chung tất cả các bộ phận kế 7oán ở các đơn vị trực thuộc, hướng dẫn thu thập số liệu, ghi chép...chuyển số liệu về công ty.
Còn đối với các phòng ban khác trong công ty, có thể sử dụng số liệu của các phòng ban này để hỗ trợ cho công việc của mình, chẳng hạn có thể dùng danh sách nhân công do phòng Tổ chức quản lý để tiến hành trả lương, tránh bỏ sót... Phòng kế toán cũng có nhiệm vụ cung cấp các thông tin cho các phòng ban khác khi có yêu cầu.
Đối với cấp trên, phòng kế toán chịu sự điều hành trực tiếp của các cấp trên, cung cấp các số liệu khi có yêu cầu.
1.7.3. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại đơn vị.
1.7.3.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Trước đây, Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội là một công ty nhà nước, trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Vì vậy, chế độ kế toán công ty áp dụng là chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Sau khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, công ty vẫn áp dụng chế độ kế toán này. Cụ thể:
- Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đơn vị tiền tệ:
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VND
+ Nguyên tắc chuyển đổi đồng tiền khác: theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Công thương công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
- Phương pháp kế toán TSCĐ:
+ Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: theo nguyên tắc giá phí; nguyên giá TSCĐ được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế hình thành tính từ thời điểm TSCĐ chính thức vận hành và tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: theo chế độ hiện hành, công ty áp dụng hình thức khấu hao tuyến tính (theo đường thẳng). Tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định trên cơ sở thời gian sử dụng của từng TSCĐ.
- Phương pháp kế toán HTK:
+ Nguyên tắc định giá HTK: theo phương pháp giá phí
+ Phương pháp xác định giá trị HTK cuối kỳ:
Cuối kỳ = đầu kỳ + nhập trong kỳ – xuất trong kỳ.
+ Phương pháp hạch toán HTK: thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ thuế, thuế suất cụ thể cho mỗi loại sản phẩm hàng hoá theo quy định của Nhà nước.
(Nguồn: Thuyết minh Báo cáo tài chính 2005)
1.7.3.2. Hệ thống tài khoản.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống chế độ kế toán của doanh nghiệp. Bắt đầu từ ngày 1/1/1999 tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện việc áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 1864/ QĐ-BTC ngày 16/12/1198 và đã sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/ 2002/ TT-BTC của Bộ tài chính.
Hệ thống TKDN được sắp xếp và phân loại theo nguyên tắc đảm bảo tính cân đối giữa TS và NV, tính cân đối và phù hợp giữa chi phí và thu nhập trong HĐKD; sắp xếp TS căn cứ vào mức lưu động giảm dần của TS; đảm bảo tính nhất quán về nội dung kinh tế của các loại TK và từng TK kế toán ( TK kế toán được ký hiệu và mã hoá theo nguyên tắc thống nhất ).
Mặc dù đã chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần, tuy nhiên LILAMA Hà Nội vẫn áp dụng hệ thống TK kế toán tài chính doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành và chi tiết các TK theo quy định về mã hoá TK của công ty.
Một số tài khoản mà công ty không sử dụng là TK113, TK144, TK151, TK161, TK212, TK213,TK222, TK 623...
TK 152 không chi tiết theo từng loại, TK 154 được chi tiết theo từng công trình.
1.7.3.3. Hệ thống chứng từ.
Công ty Cổ phần LILAMA Hà Nội là doanh nghiệp có quy mô lớn, ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32743.doc