Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long

Lời nói đầu Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất thể hiện dưới dạng vật hoá, nó là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, hơn nữa chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất thì việc quản

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý và hạch toán nguyên vật liệu sao cho có hiệu quả cũng là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu đó mà kế toán nguyên vật liệu ra đời, và là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý nguyên vật liệu. Kế toán là một bộ phận quan trọng có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động tài chính doanh nghiệp.Tăng thu nhập cho doanh nghiệp và đời sống người lao động không ngừng được cải thiện. Việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả trong việc quản lý và kiểm soát tài sản của doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần XD số 2 Thăng Long, Em nhận thức được tầm quan trọng của vật liệu. Em đã đi sâu vào nghiên cứu chuyên đề “Thực trạng công tác kế toán NVL “Công ty cổ phần XD số 2 Thăng Long” Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng với toàn thể công nhân viên Công ty cổ phần XD số 2 Thăng Long đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập này.Với những hạn chế nhất định về kiến thức lý luận và thực tiễn, báo cáo tốt nghiệp của em còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I Các vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu I. kháI niệm, đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu Vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như sắt thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, bông trong doanh nghiệp dệt, vải trong doanh nghiệp may mặc…đó là tài sản cố định thuộc khâu dự trữ cho sản xuất kinh doanh. Trong các doanh nghiệp, vật liêu được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp. Khác với tư liệu lao động vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị của vật liệu kết chuyển hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Trong quá trình tham gia vào hoạt dộng sản xuất kinh doanh thì vật liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn. vật liệu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn liên doanh, vốn góp của các thành viên tham gia công ty…trong đó, chủ yếu là do doanh nghiệp mua ngoài. Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của vật liệu bị tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo nên giá trị sản phẩm dịch vụ. Vật liệu thuôc tài sản lưu động năm tuỳ khâu dự trữ của doanh nghiệp, vật liệu thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy mà việc quản lý vật liệu nói chung cũng như vật liệu dùng cho sản xuất kinh doanh nói riêng có tác động trực tiếp đến những chi tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp như chi tiêu sản lượng, chất lượng sản phẩm, giá thành, lợi nhuận… II. phân loại và đánh giá và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu. 1. Phân loại nguyên vật liệu: Có nhiều cách phân loại vật liệu. Nhưng nếu căn cứ vào vai trò, tác dụng của vật liệu thì được chia thành: - Nguyên vật liệu chính (1521) - Nguyên vật liệu phụ (1522) - Nhiên liệu (1523) - Phụ tùng thay thế (1524) - Thiết bị xây dựng cơ bản (1525) - Vật liệu khác 2. Phương pháp đánh giá và cách đánh giá NVL. a. Nguyên tắc đánh giá NVL. NVL hiện có ở các doanh nghiệp được phản ánh trong sổ sách kế toán theo giá thực tế. Giá thực tế NVL trong từng trường hợp có thể khác nhau tuỳ thuộc vào nguồn và giai đoạn nhập xuất NVL, vì vậy khi hạch toán phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong cách tính giá NVL. b. Cách đánh giá NVL nhập kho. NVL nhập kho có thể là do nhiều nguồn khác nhau như tự sản xuất thuê ngoài gia công chế biến, kiểm kê phát hiện thừa … nhưng nguồn phổ biến nhất là do mua ngoài. Với NVL mua ngoài dùng cho hoạt động kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ theo giá NVL được tính là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán cộng với chi phí thu mua khác và thuế nhập khẩu ( nếu có ) trừ đi các khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại được hưởng. c. Cách đánh giá NVL xuất kho. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán mà lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp cho doanh nghiệp mình. Theo chuẩn mực kế toán số 02 “hàng tồn kho ban hành theo quyết định 149/2001/ btc ngày 31/12/2001” ta có thể sử dụng một trong các phương pháp sau : Phương pháp nhập trước, xuất trước; phương pháp nhập sau, xuất trước; phương pháp đơn giá bình quân có ba cách tính : giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước, giá đơn vị bình quân mỗi lần nhập; phương pháp đích danh và phương pháp hạch toán. 3. Nhiệm vụ. Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng và giá thực tế của vật liệu nhập kho. Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng và giá trị vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao vật liệu. Phân bổ hợp lý giá trị vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa mức thiệt hại có thể xảy ra. III. thủ tục quản lý nhập - xuất kho nvl và các chứng từ kế toán liên quan. 1. Thủ tục nhập – xuất kho. a. Thủ tục nhập kho: Khi có giấy báo nhận hàng, hàng về đến nơi phải lập ban kiểm nghiệm ( về số lượng, quy cách …). Ban kiểm nghiệm lập biên bản kiểm nghiệm, bộ phận cung ứng lập phiếu nhập kho dựa trên hoá đơn mua hàng, giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận rồi chuyển cho thủ kho. b. Thủ tục xuất kho: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của đơn vị sản xuất, nhân viên phòng tổng hợp lập phiếu xuất kho. Sau khi có phiếu xuất kho công nhân đội sản xuất cần đến kho lĩnh nguyên vật liệu. Thủ kho ghi số thực xuất vào thẻ kho rồi chuyển phiếu xuất kho cho bộ phận kế toán làm thủ tục ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp xuất nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho ghi làm ba liên: 1 liên thủ kho giữ, 1 liên người lập phiếu xuất kho giữ và 1 liên người lĩnh vật tư giữ. 2. Các chứng từ cần thiết. - Phiếu nhập kho ( 01-VT ) - Phiếu xuất kho ( 02-VT ) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( 03/VT-3LL) - Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( 08-VT ) - Ban kiểm nghiệm ( 05-VT ) - Thẻ kho ( 06-VT) - Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( 07-VT ) - Biên bản kiểm kê hàng hoá ( 08-VT ) - Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý ( 04/XKĐL-3LL) Ngoài ra các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm chứng từ hướng dẫn như: Phiếu xuất vật tư theo vật tư theo hạn mức ( 04-VT ) IV. kế toán chi tiết tổng hợp nguyên vật liệu. 1.Kế toán chi tiết NVL Theo chế độ kế toán hiện hành thì kế toán chi tiết vật liệu hiện nay ở nước ta các doanh nghiệp đang áp dụng 1 trong 3 phương pháp sau: a.Phương pháp thẻ song song. b.phương pháp thẻ đối chiếu luân chuyển. c.phương pháp sổ số dư. Phương pháp thẻ song song: Thẻ hoặc sổ chi tiết NVL Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn NVL Kế toán tổng hợp Phiếu xuất kho Thẻ kho Phiếu nhập kho Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Phiếu nhập kho Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Kế toán tổng hợp Thẻ kho Phiếu nhập kho Bảng kê xuất Phương Pháp Sổ Số Dư Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho Sổ Số Dư Kế Toán Tổng hợp Giải Thích: Ghi Hàng Ngày Ghi cuối thá Quan Hệ đối chiếu 2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.1 Các Tài khoản sử dụng. Tài khoản 152 “nguyên liệu, vật liệu” Tài khoản 151 “hàng đang đi trên đường” Tài khoản 331 “phải trả cho người bán” Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK133, TK111, 112... 2.2 Hạch toán tình hình biến động tăng NVL đối với các doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Đối với các cơ sở kinh doanh đã có đầy đủ điều kiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu vào được tách riêng không ghi vào giá thực tế của NVL. Như vậy khi mua hàng trong tổng giá thanh toán phải trả cho người bán, phần giá mua chưa có thuế được ghi vào sổ được khấu trừ. Nghiệp vụ kế toán chủ yếu nhất là tăng NVL mua ngoài được hạch toán như sau: 2.2.1 Trường hợp mua ngoài hàng, hoá đơn cùng về: a. Trường hợp hàng về đủ so với hoá đơn: Kế toán ghi. Nợ TK 152: Giá mua + chi phí mua NVL Nợ TK 133:Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK 331:Tổng giá thanh toán b.Trường hợp hàng về thiếu so với hoá đơn: Kế toán chỉ ghi tăng số NVL thực nhận, số phiếu phải căn cứ vào biên bản kiểm nhận cho bên bán cùng giải quyết. Nợ TK 152: Giá trị số thực nhập kho Nợ TK 138: Giá trị số thiếu không có thuế GTGT Nợ TK 133: GTGT theo hoá đơn Có TK 331: Giá thanh toán theo hoá đơn - Nếu người bán giao tiếp hàng thiếu. Nợ TK 152 (chi tiết NVL): Số thiếu đã nhận. Có TK .138 (1381): Xử lý số thiếu. - Nếu người bán không còn hàng. Nợ TK 331: Ghi giảm số tiền phải trả người bán Có TK 138 (1382): xử lý số thiếu Có TK 133 (1331): Thuế gTGT tương ứng số hàng thiếu. - Nếu cá nhân làm mất phải bồi thường: Nợ TK 138 (1388); 334: Cá ssnhân bồi thường. Có TK 133 (1331): Thuế GTGT tương ứng số hàng thiếu cá nhân bồi thường Có TK 138 (1381): Xử lý số thiếu. c. Trường hợp hàng về thừa so với hoá đơn: Kế toán hạch toán - Nếu nhập toàn bộ thì ghi tăng giá trị NVL: Nợ TK 152: Giá mua + chi phí mua NVL chưa có thuế. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 331: Tổng giá thanh toabns theo hoá đơn. Có TK 338: Giá trị hàng thừa theo giá mua chua thuế. - Nếu trả lại hàng thừa: Nợ TK 338(3381): Giá trị thừa đã xử lý. Có TK 152(chi tiết): Trả lại số thừa - Nếu mua tiếp số thừa: Nợ TK 338(3381): Trị giá hàng thừa . Có TK331:Tổng giá thanh toán số hàng thừa. - Nếu không rõ nguyên nhân thì ghi tăng thu nhập bất thường. Nợ TK 338(3381): Trị giá hàng thừa . Có TK 711: số thừa không rõ nguyên nhân. 2.2.2 Hàng về hoá đơn chưa về. Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ “Hàng chưa có hoá đơn”. Nếu trong tháng có hoá đơn về thì ghi sổ bình thường, còn nếu cuối tháng, hoá đơn chưa về thì ghi sổ theo giá tạm tính bằng bút toán: Nợ TK 152 ( chi tiết vật liệu): Ghi tăng giá trị vật liệu nhập kho Nợ TK 153 ( chi tiết từng loại): Ghi tăng giá trị dụng cụ nhập kho Có TK 331: Ghi tăng số tiền phải trả theo giá tạm tính Sang tháng sau, khi hoá đơn về, sẽ tiến hành điều chỉnh theo giá thực tế bằng một trong ba cách: Cách 1: Xoá giá tạm tính bằng bút toán đỏ, rồi ghi hía thực tế bằng bút toán thường. Cách 2: Ghi số chênh lệch giữa giá tạm tính với giá thực tế bằng bút toán đỏ ( giá tính > giá thực tế ) hoặc bằng bút toán thường ( giá thực tế > giá tạm tính) Cách 3: dùng bút toán đảo ngược để xoá bút toán theo giá tạm tính đã ghi, ghi lại giá thực tế bằng bút toán đúng như bình thường. 2.2.3 Hoá đơn về hàng chưa về Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “ Hàng mua đang đi đường”. Nếu trong tháng, hàng về thì ghi sổ bình thường, còn nếu cuối tháng vẫn chưa về thì ghi: Nợ TK 151: Giá mua theo hoá đơn ( không có thuế GTGT) Nợ TK 133( 1331): Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK liên quan ( 331, 111, 112, 141…) Sang tháng sau khi hàng về ghi: Nợ TK liên quan ( 152, 153, 1561- chi tiết từng loại ): nếu nhập kho vật liệu, dụng cụ, hàng hoá. Nợ TK 621, 627, 641, 642: Nếu chuyển giao trực tiếp cho các bộ phận sử dụng, không qua kho. Có TK 151: Hàng đi đường kỳ trước đã về. 2.3 Hạch toán biến động tăng, giảm NVL: Việc hạch toán tăng, giảm NVL trong các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp tương tự như doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ngoài ra còn việc hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ nhưng khuôn khổ báo cáo có hạn nên em xin phép trình bày kỹ hơn ở chương sau. 2.4 Vào sổ sách kế toán: Tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán kế toán áp dụng trong từng doanh nghiệp để lựa chọn mà vào sổ sách kế toán cho phù hợp: - Sổ ( thẻ ) kho - Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết NVL - Sổ đối chiếu luân chuyển - Sổ số dư - v v ... Chương Ii Thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long. I. uá trình phát triển của doanh nghiệp. 1.Sự ra đời của công ty. Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long là doanh nghiệp cổ phần nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng – Cổ Nhuế – Từ Liêm – Hà Nội. Tiền thân của công ty là xí nghiệp xây lắp Thăng Long được thành lập ngày 10/12/1966, với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình phục vụ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng sau hoà bình. Ngày 17/09/2001 Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định số 1057/ QĐ/ Bộ GTVT về việc chuyển công ty xây dựng số 2 Thăng Long thành công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long trực thuộc tổng công ty xây dựng Thăng Long, có tư cách pháp nhân, quyền hạn hạch toán độc lập, tự tổ chức đấu thầu, tìm nhận công trình xây dựng. Do có những sự cố gắng hết mình của cán bộ công nhân viên trong công ty, mà công ty cổ phần xây dựng số 2 đã hoàn thành tốt kế hoạch sản lượng của năm 2005 Tổng sản lượng dự kiến đạt được năm 2006 là: 83.112.000.000 ( đồng). Đó là những thành quả mà công ty đạt được trong ba năm gần đây, bên cạnh còn công trình đã và đang thi công và sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. 1.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty. - Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước (bao gồm: cầu, đường, sân bay, bến cảng, san lấp mặt bằng...). - Xây dựng các công trình công nghệ, dân dụng, thuỷ lợi và công trình điện đến 35 KV. - Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền, đào đắp công trình . - Đầu tư xây dựng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, đô thị giao thông vận tải . - Khai thác khoáng sản và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện thép, cấu kiện bê tông đúc sẵn và bê tông nhựa . - Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị . - Sửa chữa, máy móc thiết bị thi công công trình phục vụ cho xây dựng, gia công cơ khí . - Tư vấn thiết bị, thí nghiệm vật liệu, tư vấn giám sát các công trình không do công ty thi công. - Kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn. 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long có bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ và năng động, có hiệu quả.Việc tổ chức thành các đội thi công giúp cho công ty quản lý và phân công lao động thành nhiều vị trí thi công khác nhau với nhiều công trình khác nhau một cách có hiệu quả. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo nhiều cấp. Trong bộ máy quản lý, mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình trong mối quan hệ thống nhất.Bộ máy của công ty gồm có : Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần XD số 2 Thăng Long như sau: 2. Khái quát về công tác kế toán của công ty. 2.1 Tình hình tổ chức công tác kế toán và hình thức sổ kế toán Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt, thuế Kế toán giao dịch, phải thu khách hàng KTTL, BHXH,BHYT , nợ phải trả khác Thủ quỹ, kế toán TSCĐ, CCDC Kế toán tổng hợp Thống Kê Đội *. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long. Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long tổ chức công tác kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Tức là toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán công ty, các đội, các đơn vị sản xuất trực thuộc công ty không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên thống kê kế toán đội làm nhiệm vụ: thu thập, phân loại, kiểm tra các chứng từ, vào sổ chi tiết vật tư, lao động máy móc, tập hợp chứng từ gốc vào bảng tổng hợp chứng từ gốc vào bảng tổng hợp chứng từ. Thông thường công ty quy định 10 ngày thì thống kê kế toán phải gửi các tài liệu thu được lên công ty một lần nhưng đối với các công trình ở xa công ty thì công ty có quy định cụ thể thời gian gửi chứng từ về phòng Tài chính- kế toán . Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ(thẻ) kế toán chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : : Ghi cuối tháng. : Quan hệ đối chiếu. 2.2 Hình thức hạch toán chi tiết vật liệu Công ty cổ phần XD số 2 Thăng Long đã áp dụng phương pháp ghi thẻ song song. Sau đây là nội dung của phương pháp: *. ở kho: Thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất ghi số lượng vật liệu thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Thủ kho thường xuyên đối chiếu số tồn kho trên thẻ kho với số tồn vật liệu thực tế, hàng ngày (định kỳ) sau khi giao thẻ xong thủ kho phải chuyển những chứng từ nhập xuất kho cho phòng kế toán kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập. *. ở phòng kế toán: Mở sổ hợăc thẻ chi tiết vật liệu cho đúng với thẻ kho của tong kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kỳ khi nhận chứng từ và ghi vào cột đơn giá thành tiền(hoàn chỉnh chứng từ), phân loại chứng từ sau đó ghi vào sổ chi tiết. Cuối tháng kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho với sổ chi tiết vật liệu. Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song. Phiếu nhập kho Thẻ Kho Phiếu Xuất kho Bảng tổng Hợp Nhập, Xuất, Tồn NVL Kế toán tổng hợp Thẻ Hoặc Sổ Chi tiết nguyên Vật liệu Giải Thích: : Ghi Hàng Ngày : Ghi cuối tháng : Quan Hệ đối chiếu II. thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng số 2 thăng long. 1.Phân loại nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. Vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh của công ty là hoạt động chủ yếu theo phương thức nhận thầu, chuyên thi công các công trình: Đường, cầu cống, nhà ở. Toàn bộ giá trị vật liệu sử dụng vào việc sản xuất thi công công trình, hạng mục công trình không tính giá trị vật liệu xuất dùng cho máy thi công và dùng cho quản lý tổ đội, quản lý doanh nghiệp. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán, cần phải tiến hành phân loại vật liệu. Căn cứ vào nội dung kinh tế và vai trò trong quá trình kinh doanh vât liệu được chia làm các loại sau: - Nguyên vật liệu chính: Là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm bao gồm nhiều loại khác nhau như: Gạch; Xi măng Đá: Bao gồm đá hộc và đá 1*2 Cát : Cát vàng Việt Trì, cát đen… - Nguyên vật liệu phụ: Sơn, xăng dầu… - Phụ tùng: Phụ tùng máy xây dựng 2. Phương pháp tính giá NVL nhập – xuất kho áp dung tại công ty. *. Phương pháp tính giá vật liệu nhập kho. Hiện nay vật liệu của công ty chủ yếu là nhập trong nước, căn cứ nhu cầu vật tư cho từng công trình phòng thiết bị vật tư mua nguyên vật liệu về nhập kho nhưng thực tế không qua kho mà xuất thẳng cho công trình. Nguyên vật liệu mua nhập kho và xuất dùng theo yêu cầu dự toán thi công riêng cho từng công trình, hạng mục công trình, mặt khác giá trị vật tư xuất dùng cho từng công trình có số lượng không lớn, nên công ty tính theo giá thực tế đích danh của từng lô nguyên vật liệu. *. Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho. Những vật liệu nhập kho khi xuất kho tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Những vật tư mua chuyển thẳng tới chân công trình được tính theo giá đích danh do vậy trị giá của nguyên vật liệu xuất kho của công ty được tính theo công thức: Giá tri vật tư mua chuyển Giá mua thực Chi phí vận chuyển, thẳng đến công trình, = tế chưa có + bốc xếp tới chân hạng mục công trình thuế GTGT công trình 3. Thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu. 3.1 Thủ tục nhập vật liệu. Căn cứ vào nhu cầu hàng tháng hợăc quý. Phòng vật tư lên kế hoạch mua sắm vật tư, trình duyệt phù hợp với kế hoạch tài chính của phòng kế toán và tiến hành mua sắm: Có thể mua dần hoặc mua nhiều dự trữ tuỳ thuộc vào tính toán của công ty. Nhưng khi mua sắm mang về đến kho kèm theo hoá đơn GTGT (nếu có) thì phải làm thủ tục nhập trên phiếu nhập có cột đề xuất và cột thực nhập, số nhập kho là số thực nhập. Sau khi xác nhận đúng thủ kho ký vào phiếu nhập và tiến hành vào thẻ kho theo số lượng thực nhập. 3.2 Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu và cách tính NVL xuất kho. Khi có nhu cầu sản xuất yêu cầu xuất được lãnh đạo công ty duyệt. Phòng vật tư viết phiếu xuất, trên phiếu xuất có cột yêu cầu xuất và cột thực xuất. Số lượng thực xuất sẽ ghi ở cột thực xuất đồng thời người nhận ký vào phiếu xuất. Thủ kho căn cứ số lượng thực xuất và phiếu xuất vào thẻ kho ghi ở cột xuất. Số tồn trên thẻ kho là số dư của ngày hôm trước cộng với số nhập trong ngày. Số dư trên thẻ kho là căn cứ để kiểm kê thực tế hàng tồn trong kho.Mỗi thẻ kho chỉ được ghi một loại hàng hoá. Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ = Giá trị thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ chia cho số lượng thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ. 4. Kế toán chi tiết vật liệu. Cuối ngày thủ kho giao toàn bộ phiếu nhập – xuất kho cho kế toán nguyên vật liệu. Sau khi đối chiếu các phiếu nhập – xuất mà thủ kho nộp với số lượng ghi tên thẻ kho kế toán xác nhận vào thẻ kho số tồn nguyên vật liệu. ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hinh nhập, xuất, tồn của từng loại vật liệu ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng, thẻ kho do kế toán lập và ghi sổ đăng ký thẻ kho trước khi giao cho thủ kho ghi chép. ở phòng kế toán: Định kỳ khi nhận được các chứng từ, bảng kê chi tiết phiếu nhập, xuất kho do thủ kho gửi đến kế toán kiểm tra rồi hoàn chỉnh chứng từ, sau đó căn cứ vào các chứng từ để ghi vào sổ kế toán chi tiết vật liệu, mỗi loại vật liệu được mở chi tiết theo dõi hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho theo số lượng và giá trị. Sau đó kế toán vật liệu lập bảng kê chi tiết vật liệu nhập, xuất kho. Căn cứ vào bảng kê chi tiết nhập, xuất kế toán lập bảng tổng hợp nhập - xuất – tồn. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết vật liệu tính ra số tồn kho của từng loại để đối chiếu với thủ kho. Hai số liệu này phải khớp nhau. 5. Kế toán tổng hợp vật liệu tại công ty cổ phần XD số 2 Thăng Long. Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản kế toán phản ánh, kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế ở dạng tổng quát, nên công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán nghiệp vụ nhập, xuát vật liệu. Và phản ánh tổng quát tổng hợp nhập, xuất công ty đã sử dụng các tài khoản: *. Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” Ngoài ra công ty còn sử dụng một số tài khoản như: 141, 621, 623, …… Về việc sử dụng sổ: Như đã trình bày ở trên, Công ty cổ phần XD số 2 Thăng Long đã áp dụng hình thức chứng tử ghi sổ. Nên trong quá trình nhập, xuất vật liệu kế toán sử dụng các sổ sau: Chứng từ ghi sổ số 7, 8, 9, 10, 11, 12 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Các sổ , thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Số liệu trong tổng hợp chứng từ gốc là căn cứ để ghi vào sổ Chứng từ ghi sổ theo đúng định khoản kế toán của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Riêng số liệu chi phí NVL trực tiếp được ghi vào sổ Chứng từ ghi sổ theo định khoản: (1) Nợ TK 621: 632.187.206 Có TK 152: 632.187.206 (2) Nợ TK 623 : 59.938.384 Có TK 152 : 59.938.384 (3) Nợ TK 152 : 692.125.590 Có TK 331 : 692.125.590 Sau đó lấy số liệu trên sổ Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Cái các tài khoản tương ứng theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đồng thời với việc ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, sổ Chứng rừ ghi sổ, sổ Cái các TK kế toán căn cứ vào các tờ kê chi tiết phân bổ NVL để ghi vào sổ chi tiết TK 621 theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Trích sổ cái TK 621 ( Xem mẫu số 11). Ta trích các chứng từ ghi sổ số như sau: CHƯƠNG III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán vật liệu Tại công ty cổ phần xd số 2 thăng long I. Đánh giá chung về công tác quản lý, và kế toán vật liệu tại công ty cổ phần XD số 2 Thăng Long. Qua 40 năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long đã trải qua nhiều thách thức, gặp không ít khó khăn nhưng công ty vượt qua để đứng vững và phát triển ngày càng lớn mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước . Công ty có được như ngày nay là quá trình phấn đấu liên tục, không mệt mỏi của lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh những thành công là chủ yếu vẫn còn những vấn đề cần phải tiếp tục không ngừng cải tiến và hoàn thiện. Trong thời gian qua dưới góc độ một sinh viên thực tập tìm hiểu và tiếp cận với công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và cong tác ké toán vật liệu nói riêng, em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của ban Giám đốc cũng như cán bộ phòng kế toán. Trên cơ sở những kiến thức đã được học và tình hình thực tế của công ty em xin được trình bày những suy nghĩ chân thành của mình như sau: *ưu điểm: - Về công tác quản lý của công ty: Nhìn chung hệ thống quản lý của công ty có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các phòng ban chức năng trong công ty, các phòng ban được tổ chức bố chí phù hợp với quy mô hoạt động, đặc điểm, tính chất ngành nghề kinh doanh. - Về hệ thống chứng từ kế toán: Việc tổ chức luân chuyển hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán được diễn ra một cách khoa học và chặt chẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa các bộ phận kế toán, đảm bảo cho việc quản lý và hạch toán vật liệu được thuận lợi giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt tình hình vật liệu Công ty. Quá trình lập các sổ sách báo cáo đúng thời hạn, theo đúng quy định của Bộ tài chính. - Về khâu sử dụng vật liệu: Việc sử dụng vật liệu đựợc sử dụng cho các công trình, hạng mục công trình đúng mục đích. Tình hình nhập xuất nguyên vật liệu được phản ánh thường xuyên, kịp thời theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho phép tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất cho các đối tượng liên quan, hiúp cho nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu một cách chính xác từ đó có những quyết định đúng đắn, kịp thời thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Về tổ chức hệ thống sổ kế toán vật liệu: Hệ thống chứng từ sổ sách mà công ty áp dụng là rất đầy đủ, việc ghi chép và mở sổ chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin kinh tế nội bộ của công ty, đúng với quy định của chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó cũng có những thay đổi phù hợp với thực tế của công ty. - Phương pháp kế toán: Công ty thực hiện kế toán vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này phù hợp với tính chất và đặc điểm của ngành XDCB, cho phép công ty có thể kiểm soát được vật liệu cho việc tính giá thành thuận lợi và chính xác, hạn chế được tình trạng thất thoát và sử dụng lãng phí vật tư tiền vốn. * Nhược điểm: - Về địa bàn hoạt động: Công ty có địa bàn hoạt động rộng nhưng lại tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Các bộ phận ở xa phòng kế toán của công ty có cách nhiệm lập và nộp về phòng kế toán theo định kỳ nhất định. Tuy nhiên do thường ở xa nên thường nộp chậm. Hoặc có sai sót, nhầm lẫn làm ảnh hưởng không tốt tới việc hạch toán vật liệu. Hơn nữa việc mã hoá các đối tượng quản lý còn phức tạp, khó hiểu gây ra những khó khăn nhất định trong việc hạch toán. - Về công tác đánh giá vật liệu: Trong công tác kế toán vật liệu còn bộc lộ một số điểm chưa sát với thực tế. Công ty áp dụng giá thực tế của vật liệu xuất kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Do đó chỉ đến cuối tháng mới tính được trị giá thực tế của vật liệu xuất kho và như thế háng ngày chỉ theo dõi được lượng xuất kho chứ không theo dõi được chi tiêu giá trị. Do vậy không thấy được sự biến động về giá trị của tong loại vật liệu xuất kho để có cách điều chỉnh phù hợp. - Công ty không tiến hành trích trước chi phí phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Khi sửa chữa lớn máy móc thiết bị thì toàn bộ chi phí sửa chữa đó hạch toán vào chi phí sử dụng máy móc cho công trình, hạng mục công trình đang sử dụng máy móc thiết bị đó. Có kỳ công ty không phát sinh chi phí sửa chữa lớn nhưng có kỳ lại phát sinh quá nhiều, điều này dẫn đến sự biến động về giá thành sản phẩm trong các kỳ đối với máy móc thiết bị kỳ này thi công công trình này, kỳ sau thi công công trình khác và việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình không chính xác. - Các chủ đầu tư thường thanh toán chậm, kéo dài thời gian thanh toán với công ty do vậy công ty phải tiến hành vay Ngân hàng, chi phí lãi vay lớn làm lợi nhận của công ty giảm. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long. Sau thời gian ngắn thực tập tìm hiểu thực tế công tác kế toán vật liệu ở công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long, em nhận thấy công tác kế toán của công ty được tổ chức khoa học hợp lý, thực hiện tương đối nề nếp, tiến hành hiệu quả, phù hợp với điều kiện của công ty và có tính đến yêu cầu của công tác quản lý. Song em xét từng vấn đề của công tác kế toán em thấy còn một số khía cạnh cần hoàn thiện hơn. Sau khi tìm hiểu thực tế tại công ty kết hợp với những kiến thức đã được trang bị trường, mặc dù còn rất nhiều hạn chế về thời gian và kiến thức em vẫn mạnh dạn trình bày một số ý kiến đề xuất với mong muốn góp một phần nhỏ khắc phục hạn chế để công tác kế toán ở công ty nói chung và công tác kế toán vật liệu nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn. Chi phí nguyên vật liệu trong công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long chiếm khoảng hơn 70%. Vì vậy việc quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu là vấn đề chủ chốt giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm. Công ty cần xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nguyên vật liệu một cách tiên tiến, phù hợp với công ty và đặc điểm kinh tế kỹ thuật cho phép làm cơ sở cho việc quản lý kiểm tra chặt chẽ, đánh giá từng loại vật tư đưa vào sử dụng. Ngoài ra, để tránh bị thất thoát vật tư công ty nên sắp xếp mặt bàng thi công để có bãi chứa vật liệu rộng, có bạt che và có vật bao quanh để nguyên vật liêu không bị trôi khi trời mưa, làm như vậy công ty tránh bị mất mát hay hư hỏng vật tư. Kết luận Qua nghiên cứu và tìm hiểu về lý luận cũng như thực tiễn về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán vậ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32680.doc