Chương 1
Lý luận chung về tổ chức kế toán
các khoản nợ phải trả trong doanh nhgiệp
Sự cần thiết phải tổ chức kế toán các khoản nợ phải trả.
Nội dung các khoản nợ phải trả.
Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý
Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩ
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác Kế toán các khoản nợ phải trả tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác…
Vay ngắn hạn:Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm kể từ ngày nhận tiền vay.
Nợ dài hạn đến hạn trả: Là các khoản nợ vay dài hạn, nợ dài hạn sẽ phải trả cho chủ nợ trong niên độ kế toán hiện hành.
Phải trả cho người bán: Là các khoản phải trả của doanh nghiệp cho người cung cấp vật tư hàng hoá , người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp chính phụ … theo hợp đồng kinh tế đã ký kết
Thuế và các khoản phải nộp NSNN: Là các khoản thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, .. mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước
Phải trả công nhân viên: Là các khoản thu nhập doanh nghiệp phải trả công nhân viên như tiền lương, tiền thưởng, BHXH, và các khoản khác.
Chi phí phải trả: Là khoản chi phí được thừa nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh, để đảm bảo cho chi phí khi phát sinh không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh. Thuộc loại chi phí phải trả bao gồm các khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí trong thời gian ngừng sản xuất theo mùa vụcó thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất, chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá …
Phải trả nội bộ: Là những khoản phát sinh trong quan hệ thanh toán giữa cấp trên, cấp dưới hay các đơn vị thành viên khác như các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp hoặc đã chi, đã thu hộ nhau.
Phải trả phải nộp khác: Là những khoản phải trả phải nộp ngoài những nội dung đã nêu gồm:
+ Giá trị tài sản thừa
+ Tình hình trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ.
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương của CNV
+ Các khoản phải trả cho các đơn vị bên ngoài do nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
+ Các khoản lãi phải trả cho các bên tham gia liên doanh, cổ tức phải trả cho các cổ đông.
+ Các khoản đi vay, đi mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời.
+ Số tiền thu trước của khách hàng trong nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản, cơ sở hạ tầng.
+Các khoản phải trả phải nộp khác
- Vay dài hạn: Là các khoản tiền mà doanh nghiệp vay có thời hạn hoàn trả trên một năm
Nợ dài hạn:Là khoản tiền mà DN nợ các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các cá nhân có thời hạn trên một năm như nợ thuê TSCĐthuê tài chính hoặc các khoản nợ dài hạn khác
Nhận ký quỹ ký cược dài hạn: Là khoản tiền mà đơn vị nhận ký quĩ ký cược của các đơn vị cá nhân bên ngoài với thời hạn trả từ một năm trở lên, để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện đúng như hợp đồng kinh tế đã ký kết
1.1.2 Nhiệm vụ kế toán các khoản nợ phải trả.
1.1.2.1 Yêu cầu quản lý các khoản nợ phải trả
Do tính chất, phạm vi và thời hạn của các khoản nợ phải trả khác nhau, mặt khác trong quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp, các khoản nợ phải trả luôn biến động, do đó cần phải quản lý một cách chặt chẽ,sử dụng đúng mục đích,có hiệu quả
Cuối niên độ kế toán trước (hoặc đầu niên độ kế toán hiện hành),phải phân loại các khoản nợ phải trả thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn , căn cứ vào thời hạn thanh toán của từng khoản nợ phỉa trả, đảm bảo thanh toán đúng thời hạn ,chính xác, an toàn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp với bạn hàng.
Các khoản nợ phải trả phải được theo dõi chi tiết số nợ phải trả, số nợ đã trả cho, số nợ còn phải trả cho từng chủ nợ
1.1.2.2 Nhiệm vụ kế toán các khoản nợ phải trả.
Để đáp ứng được yêu cầu đó, kế toán các khoản nợ phải trả cần hoàn thành những nhiệm vụ sau:
Theo dõi một cách chi tiết số phải trả, số đã trả trong kỳ,số tăng thêm trong kỳ và số còn phải thanh toán với từng chủ nợ ,nhằm tránh sự nhầm lẫn trong thanh toán các khoản nợ và tránh tồn đọng các khoản nợ quá hạn.
Kiểm tra, đối chiếu tình hình công nợ ,bao gồm các khoản nợ đã phát sinh,các khoản nợ đã thanh toán và số nợ còn lại phải thanh toán có xác nhận cụ thể của từng chủ nợ
Lập các báo cáo,sổ sách tổng hợp, chi tiết nhằm phân tích đánh giá tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp ,từ đó xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao khả năng tài chính cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp .
1.2 Tổ chức kế toán các khoản nợ phải trả.
1.2.1 Nguyên tắc chung hạch toán kế toán các khoản nợ phải trả
Hạch toán các khoản nợ phải trả cần tôn trọng những nguyên tắc sau đây:
Mọi khoản nợ cuả doanh nghiệp phải được theo dõi chi tiết số nợ phải trả số nợ đã trả cho từng chủ nợ. Tổng số nợ phải trả của của mỗi khoản nợ bằng tổng số nợ phải trả của các khoản nợ cùng chủ nợ.
Các khoản nợ phải trả của các doanh nghiệp phải được phân loại thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn căn cứ vào thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả
Nợ phải trả bằng vàng bạc kim khí đá quí được kế toán chi tiết cho từng chủ nợ, theo chỉ tiêu số lượng giá trị theo giá qui định
Các khoản nợ, vay bằng ngoại tệ hoặc trả bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và qui đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNNVN công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ vay và trả nợ vay để ghi sổ kế toán. Bên nợ TK 311(vay ngắn hạn) hoặc TK 341(vay dài hạn) được đổi ngoại tệ ra đồng VN theo tỷ giá trên sổ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính sẽ được hạch toán vào thu nhập hoăc chi phí trong năm tài chính .
Những chủ nợ mà doanh nghiệp có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ phải trả lớn, bộ phận kế toán phải kiểm tra đối chiếu về tình hình công nợ đã phát sinh với từng khách hàng và định kỳ phải có xác nhận bằng văn bàn với các chủ nợ
1.2.2 Chứng từ sử dụng trong hạch toán kế toán các khoản nợ phải trả
Trong hạch toán kế toán các khoản vay, các chứng từ liên quan gồm có:hợp đồng vay, khế ước vay, đơn xin vay, …
Trong hạch toán kế toán các khoẳn phải trả người bán, các chứng từ gồm có: hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, hợp đồng,phiếu kiểm tra chất lượng, …
Trong hạch toán kế toán các khoản thuế và các khoản phải nộp vào NSNN các chứng từ gồm có: giấy nộp tiền vào NSNN, thông báo thuế, …
Trong hạch toán kế toán các khoản phải trả CNV các chứng từ gồm có: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, BHXH…
Các chứng từ khác liên quan: phiếu thu,phiếu chi, giấy báo nợ , giấy báo có,UNC, biên bản giao nhận, các thông báo, quyết định của cấp trên…
1.2.3 TK sử dụng trong kế toán các khoản nợ phải trả
- TK 311 ‘Vay ngắn hạn’ phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền vay ngân hàng, vay của các tổ chức , cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp.
- TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” phản ánh các khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả trong kỳ kế toán và tình hình thanh toán các khoản nợ đó
TK 331 ‘Phải trả người bán’ phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng đã ký kết, hoặc phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ.
TK 333 ‘Thuế và các khoản phải nộp NSNN’ TK này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác, phản ánh nghĩa vụ và tình hình thanh toán của doanh nghiệp với nhà nước trong kỳ
TK 333 có 9 TK cấp hai từ TK 3331 đến TK 3339 phản ánh chi tiết từng loại thuế, phí, lệ phí như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK, thu trên vốn, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, các loại thuế , phí lệ phí khác.
- TK 334’Phải trả CNV’ phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho CNV của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng BHXH, và các khoản khác thuộc về thu nhập của CNV và lao động thuê ngoài
TK 335’Chi phí phải trả’ phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động SX,KD trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ kế toán sau.
TK 336’Phải trả nội bộ’ phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp độc lập với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập về các khoản phải trả phải nộp phải cấp, về các khoản mà các đơn vị trogn doanh nghiệp độc lập đã chi đã thu hộ cấp trên, cấp dưới hoặc đơn vị thành viên khác.
TK 338’Phải trả phải nộp khác’ phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả phải nộp khác ngoài những nội dung đã phản ánh ở những TK khác. TK này cũng phản ánh doanh thu chưa thực hiện về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.
TK 338 có 6 TK cấp 2 phản ánh các khoản tài sản thừa chờ xử lý, KPCĐ,BHXH,BHYT,doanh thu chưa thực hiện và các khoản phải trả phải nộp khác.
TK 341’Vay dài hạn’ Phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của doanh nghiệp (những khoản tiền vay có thời hạn trả trên một năm)
TK 342’Nợ dài hạn’ Phản ánh các khoản nợ dài hạn như nợ thuê tài chính TSCĐ, hoặc các khoản nợ dài hạn khác có thời hạn trả trên 1 năm.
TK 344’Nhận ký quĩ ký cược dài hạn’Phản ánh các khoản tiền mà đơn vị nhận ký quĩ ký cược của các đơn vị, cá nhân bên ngoài với thời hạn từ 1 năm trở lên để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện đúng như hợp đồng kinh tế đã ký kết. Các trường hợp nhận ký quĩ ký cược dài hạn bằng hiện vật được theo dõi ở TK ngoài bảng CĐKT
1.2.4 Trình tự kế toán các khoản nợ phải trả
1.2.4.1 Trình tự kế toán khoản vay ngắn hạn Sơ đồ 1
TK 111,112 TK 311 TK 111,112
Thanh toán tiền vay Vay ngắn hạn bằng TM,TG
TK 635
TK 515 TK 315, 331,333,
Chênh lệch TG lúc
Thanh toán tăng Vay ngắn hạn để trả nợ người
bán trả nợ tiền vay trước đó
Chênh lệch TG lúc TT giảm
TK 311 TK 151,152,153
Vay ngắn hạn để TT các khoản vay mua vật liệu,CCDC,…
Vay ngắn hạn
TK 133
TK 121,128,131 thuế VAT TK 121,128
đầu vào
TT tiền vay bằng CK, bù trừ vay đầu tư CK ngắn hạn
TK 515 TK 635
Chênh lệch tỷ giá giảm Chênh lệch TG tăng
cuối niên độ cuối niên độ
1.2.4.2 Trình tự kế toán khoản nợ dài hạn đến hạn trả : Sơ đồ 2
TK 111,112 TK 315 TK 341,342
Thanh toán khoản nợ dài hạn Xác định số nợ dài hạn
đến hạn trả đến hạn trả
TK 635
TK 515 chênh lệch TG
tăng lúc TT
TK 635
Chênh lệch TG giảm lúc TT
(và khi đánh giá lại cuối niên độ)
TK 121,128,311… Chênh lệch TG tăng
cuối niên độ
TT khoản nợ dài hạn đến hạn trả
bằng chứng khoán, TT bù trừ
1.2.4.3 Trình tự kế toán khoản phải trả người bán Sơ đồ 3
TK 111,112,311… TK 331 TK 111,112
Thanh toán bằng tiền mặt, tiền đặt trước hoặc trả thừa
Tiền gửi, tiền vay… được ngườibán trả lại
TK 511
TK 151,152,…
TK 3331 TT bằng sản phẩm Giá trị NVL, CCDC, mua chịu
hàng hoá,DV (chưa có thuếGTGT)
TK 627,641
TK 131
Giá trị tài sản mua ngoài,…
Thanh toán bù trừ
TK 152,153 ,211 TK 133
Giảm gía hàng mua Thuế GTGT đầu vào
hàng mua trả lại được khấu trừ
TK 133 TK 621,627,641,
Thuế GTGT đầu vào
tương ứng
Dịch vụ mua chịu sử dụng
cho sản xuất kinh doanh
. TK 515
. Số chiết khấu thanh toán khi
mua hàng được hưởng
Trong trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, giá mua hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT đầu vào
1.2.4.4 Trình tự kế toán thuế,phí, lệ phí và các khoản phải nộp NSNN
Sơ đồ 4
TK 133 TK 333 TK 111,112
Số thuế GTGT đã được khấu trừ thuế GTGT đầu ra phải nộp
TK 511,512
TK 133
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
TK 111,112 (PPKT)
nộp thuế vào NSNN TK 211,152,153
thuế GTGT hàng NK
(PPTT)
TK 632,711,511 TK 511,512
Số thuế được hoàn lại,trừ vào Thuế GTGT(PPTT),
số thuế phải nộp thuế TTĐB, thuế XK
TK 111,112
số thuế được hoàn lại TK 4212
bằng tiền
TK 4211 Thuế TNDN,thu trên vốn
Phải nộp theo thông báo
Số thuế TNDN, thu trên vốn
Nộp thừa TK 4211
thuế TNDN, thu trên vốn
nộp bổ sung
TK 5114 TK 211,627,6425
Trợ cấp trợ giá được NN thuế trước bạ, thuế TN
duyệt trong kỳ thuế nhà đất, thuế môn bài
TK 334
Thuế TNCN phải nộp
TK 111, 112
Trợ cấp trợ giá được NN
duyệt đã nhận
1.2.4.5 Trình tự kế toán khoản phải trả CNV Sơ đồ 5
TK 141,138 TK 334 TK 622,627…
Các khoản khấu trừ vào Phần trích vào chi phí SXKD
thu nhập của CNV
TK 335
TK 3383,3384 Lương thực tế Trích trước lương
BHXH,BHYT do phải trả CNV nghỉ phép của CN SX
CNV đóng góp
TK 4311
TK 111,112 Tiền thưởng cho CNV
từ quỹ khen thưởng
Các khoản thanh toán TK 3382,3383,3384
cho CNV
Trích BHXH,BHYT..
Vào chi phí(19%)
TK 111,112
Nộp KPCĐ,BHXH, BHYT
Cho cơ quan quản lý số KPCĐ,BHXH
được hoàn trả
1.2.4.6 Trình tự kế toán khoản chi phí phải trả. Sơ đồ 6
TK 334 TK 335 TK 622
tiền lương nghỉ phép thực tế Trích trước tiền lương nghỉ phép
phải trả của CN SX
TK 2413 Trích bổ sung
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ TK 627,641,642..
Thực tế phát sinh
TK 111,112 Trích trước chi phí sửa chữa lớn
TSCĐ,chi phí bảo hành
Lãi tiền vay dài hạn đến hạn trả, Trích bổ sung
các chi phí khác…
TK 154,336 TK 241
Chi phí bảo hành Trích trước lãi tiền vay vốn XDCB
sản phẩm hàng hoá…
Trích bổ sung
TK111,152,241
Chi phí bảo hành hàng hoá nếu TK 635
DNkhông có bộ phận BH độc lập Trích trước lãi tiền vay vốn dài hạn
TK 711
Trích bổ sung
K/C chênh lệch chi phí trích thừa
1.2.4.7 Trình tự kế toán khoản phải trả nội bộ
Quan hệ thanh toán
Kế toán tại cấp trên hay đơn vị được thu hộ trả hộ
Kế toán tại cấp dưới hay đơn vị thu hộ trả hộ
1.Cấp dưới phải nộp cấp trên về lợi nhuận
Nợ TK 1368
Có TK 421
Nợ TK 421
Có TK 336
2.Cấp dưới phải nộp cấp trên về các quĩ XN
Nợ TK 1368
Có TK414,415,416,431..
Nợ TK414,415,416,431..
Có TK 336
3 Cấp dưới phải nộp cấp trên về kinh phí quản lý
Nợ TK 1368
Có TK 451
Nợ TK 642
Có TK 336
4.Cấp trên phải cấp bù cho cấp dưới về quĩ xí nghiệp ,về LN
Nợ TK 414, 415 ,416 ,431 , 451,421…
Có TK 336
Nợ TK 1368
Có TK 414, 415, 416, 431, 451,…
5. Khấu hao đã nộp cấp trên (nếu không hoàn lại)
Nợ TK 111,112
Có TK 411
Nợ TK 411
Có TK 111,112…
(Nợ TK 009)
6.Khấu hao đã nộp cấp trên (nếu có hoàn lại)
Nợ TK 111,112..
Có TK 336
Nợ TK 1368
Có TK 111,112..
(Nợ TK 009)
7. Số chi hộ trả hộ lẫn nhau
Nợ TK 311,331,333,338
Có TK 336
Nợ TK 1368
Có TK 111,112,331
8.Số thu hộ giữ hộ lẫn nhau
Nợ TK 1368
Có TK131,138,144,128..
Nợ TK 111,112
Có TK 336
9. Thanh toán khoản chi hộ trả hộ lẫn nhau
Nợ TK 336
Có TK 111,1122
Nợ TK 111,112
Có TK 1368
10.Thanh toán khoản giữ hộ thu hộ nhau
Nợ TK 111,112
Có TK 1368
Nợ TK 336
Có TK 111,112
Sơ đồ 7
1.2.4.8.Trình tự kế toán khoản phải trả phải nộp khác
1.2.4.8.1 Trình tự kế toán tài sản thừa chỡ xử lý
Sơ đồ 8
TK 111 TK 3381 TK 211
Giá trị chênh lệch của TSCĐ
số tiền mặt thừa trả lại khách hàng thừa chờ xử lý
TK 331 TK 111
Mua tiếp số hàng Số tiền mặt thừa chờ xử lý
người bán giao thừa
TK 152,153
Số lượng CCDC trả lại
Khách hàng
TK 711
tăng thu nhập khác TK 152,153,155,156
TK 411,441 số vật tư hàng hoá thừa
chờ xử lý
tăng vốn kinh doanh
1.2.4.8.2. Trình tự kế toán thanh toán BHXH,BHYT,KPCĐ
Sơ đồ 9
TK 334 TK 338(2,3,4) TK 622,627,641,642
Số BHXH phải trả Trích KPCĐ,BHXH,BHYT tính
trựctiếp cho CNV vào chi phí kinh doanh(19%)
TK 334
TK 111,112 trích BHXH,BHYT trừ vào
thu nhập của CNV(19%)
Nộp KPCĐ,BHXH,BHYT
cho cơ quan quản lý quĩ TK 111,112
Chi tiêu KPCĐ tại cơ sở Số BHXH,KPCĐ được hoàn trả
1.2.4.8.3 Trình tự kế toán doanh thu chưa thực hiện Sơ đồ 10
TK 515 TK 3387 TK 111,112,131
K/C doanh thu tiền lãi bán hàng
trả chậm,trả góp trong kỳ Chênh lệch giá bán trả chậm,
trả góp với giá bán trả ngay
TK 511
K/C doanh thu của hoạt động
cho thuê hoạt động TS trong kỳ
TK 111,112,3388
Số tiền trả lại cho khách hàng Số tiền nhận trước về hoạt động
vì hoạt động cho thuê TS không cho thuê TS hoạt động
được thực hiện
1.2.4.8.4 Trình tự kế toán khoản phải trả phải nộp khác.
Sơ đồ 11
TK 111,112 TK 3388 TK 111,112
Thanh toán các khoản phải trả Số tiền nhận ký quĩ ký cược
khác bằng tiền mặt,tiền gửi ngắn hạn của đối tác
Số tiền vay tạm thời của
cá nhân, tập thể
TK 511,512
Số tiền thu hộ giữ hộ
Thanh toán các khoản phải
trả khác bẳng hiện vật
TK 635,531,532,521
Số CK thanh toán, CK thương mại,
TK 711 giảm giá hàng bán,hàng bán trả
lại chấp nhận cho khách hàng
tiền thu được phạt trừ vào tiền TK 421
nhận ký quĩ ký cược ngắn hạn
hoặc không ai đòi(tăng TN # Số thu nhập được chia cho các đối
tác tham gia góp vốn liên doanh
1.2.4.9. Trình tự kế toán khoản vay dài hạn
Sơ đồ 12
TK 111,112 TK 341 TK 111,112
Trả nợ tiền vay Vay dài hạnbằng tiền mặt tiền gửi
(VNĐ,ngoại tệ)
TK 635
TK 515
CL tỷ giá tăng TK 341,342,331
lúc TT
Vay dài hạn để trả nợ
chênh lệch TG giảm lúc TT
TK 315
Chuyển số vay dài hạn TK 211,213,241
đã đến hạn thanh toán
vay dài hạn để mua sắm TSCĐ
đầu tư XDCB
TK 131,136
Thanh toán tiền vay bằng cách TK 133
thu hồi nợ
thuế GTGT đầu vào(nếu có)
TK 515
TK 221,222
Tỷ gía ngoại tệ giảm 228,244
cuối niên độ
Vay dài hạn để đầu tư TC dài hạn
, ký quĩ, góp vốn liên doanh
TK 635
Tỷ giá ngoại tệ tăng
cuối niên độ
1.2.4.10 Trình tự kế toán khoản nợ dài hạn
Sơ đồ 13
TK 111,112 TK 342 TK 212
Trả nợ tiền vay dài hạn Nợ dài hạn thuê TSCĐ tài chính
TK 635
CL tỷ giá tăng
lúc thanh toán TK 133
Thuế GTGT
Lãi tiền thuê phải đầu vào néu có
trả kỳ này
TK 515
TK 635
CL tỷ giá giảm lúc thanh toán
TK 315 Phí cam kết sử dụng vốn
Xác định số nợ dài hạn đến hạn CL tỷ giá tăng
trả trong niên độ KT tiếp theo cuối niên độ
TK 515
Chênh lệch tỷ giá giảm
cuối niên độ
1.2.4.11 Trình tự kế toán khoản nhận ký quĩ ký cược dài hạn
Sơ đồ 14
TK 111,112 TK 344 TK 111,112
Hoàn trả tiền ký quĩ ký cược
dài hạn
Nhận tiền ký quĩ ký cược dài hạn
TK 711
Phạt vi phạm HĐKT,khấu trừ
vào tiền ký quĩ ký cược
1.2.5 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán các khoản nợ phải trả
Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán các khoản nợ phải trả được phản ánh trên các sổ kế toán phù hợp. Trong hình thức NKCT(hình thức mà NMTLTL áp dụng), kế toán các khoản nợ phải trả sử dụng những sổ kế toán sau:
- Sổ chi tiết TK 311,331,333,338
Các bảng kê liên quan
NKCT số 5, 7, 10, 1,2,4…
Sổ cái TK 311,315,331,333…
Sơ đồ luân chuyển giữa các sổ tổng quát như sau:
Hoá đơn, hợp đồng, phiếu thu, phiếu chi, bảng phân bổ số 1… .…….
NKCT số 4, số 5, số 7, số 10….
sổ kể toán chi tiết TK 311,331,315,333,334,336,338 ….
Bảng kê số 1, số 2…
Sổ cái TK 311, 331, 315, 333, 334, 336, 338 341….
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chương 2
Thực trạng công tác kế toán các khoản nợ phải trả
Tại Nhà máy thuốc lá thăng long
2.1 Tổng quan về Nhà máy Thuốc lá Thăng Long
2.1.1 Lịch sử hình thành Nhà Máy
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương lớn cho miền Nam. Đồng bào miền Bắc bước vào xây dựng khôi phục nền kinh tế với muôn vàn khó khăn và thiếu thốn. Mục tiêu của Đảng đặt ra là cần nhanh chóng khôi phục và xây dựng một số công xưởng thuộc công nghiệp nhẹ, bỏ vốn ít mà hiệu quả thu được nhanh để giải quyết những vấn đề cấp thiết cho đời sống nhân dân.
Cuộc sống của nhân dân có biết bao nhu cầu, trong đó nhu cầu thuốc lá là nhu cầu thiết yếu, thường ngày. Song trên thực tế việc trồng và sản xuất thuốc lá ổ miền Bắc chủ yếu được hình thành tự phát, tồn tại trong thế khép kín, hạn hẹp không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của nhân dân. Bên cạnh đó một số nhà sản xuất thuốc tư nhân lại nắm độc quyền sản xuất, kinh doanh tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho đời sống của nhân dân.
Để giải quyết những vấn đề bất cập đó cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, vào cuối năm 1955, theo quyết định 2990/QĐ của Thủ tướng Chính Phủ, một số cán bộ được cử ra để khảo sát tình hình, lập hồ sơ nghiên cứu để nhanh chóng xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh. Nhóm khảo sát nhanh chóng bắt tay vào công việc, vừa tìm địa điểm sản xuất vừa nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc lá.
. Sau một thời gian tìm kiếm cơ sở, nhà máy Diêm cũ (số 139 đường Bà Triệu, nay là nhà máy Cơ Khí Trần Hưng Đạo) được chọn làm địa điểm sản xuất thử. Tại đây việc sản xuất thử thuốc lá diễn ra theo cách thủ công, chưa có máy móc hiện đại: từ việc cắt lá thuốc đến việc cuốn điếu. Tuy vậy chính trong thời gian thử nghiệm này cán bộ nhà máy đã có những hình dung cơ bản về quy trình sản xuất thuốc lá. Bằng niềm say mê, sự khéo léo và tinh thần trách nhiệm, một đội ngũ kỹ thuật viên đã được hình thành, những điếu thuốc đầu tiên đã ra đời.
Cuối năm 1957 Bộ Công Nghiệp quyết định lấy địa điểm Thượng Đình xây dựng khu công nghiệp, trong đó nhà máy thuốc lá Thăng Long được giành một phần đất bên đường quốc lộ Hà Nội - Hà Đông để xây dựng nhà máy. Ngày 22 tháng 12 năm 1958 lễ khởi công xây dựng nhà máy đã được tổ chức một cách trọng thể. Thời gian từ 1958 - 1959 là thời gian công nhân nhà máy vừa hăng say sản xuất, vừa tiếp tục xây dựng nhà máy mới ở phường Thượng Đình. Tháng 1 năm 1960, Thăng Long chính thức đi vào hoạt động ở địa điểm mới 235 đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội .
Trải qua 47 năm xây dựng và trưởng thành đến nay nhà máy đã có một cơ sở hạ tầng khang trang với lực lượng công nhân và cán bộ hùng mạnh
2.1.1.2 Xu hướng phát triển của NMTLTL
Trong những năm qua nhờ sự cố gắng nỗ lực không ngừng ấy mà thành tình hình của nhà máy luôn có chiều hướng tăng dần, tăng qui mô sản xuất,doanh thu, lợi nhuận đều tăng nhờ đó mà thu nhập bình quân của toàn cán bộ CNV Nhà máy đều tăng
Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của Nhà máy :
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Doanh thu
Tỷ
603.7
611.5
688
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ
17.5
18.4
17.6
Các khoản phải nộp NS
Tỷ
220
223
230
Số lượng CNV
Người
1 200
1220
1225
Thu nhập bình quân
Triệu đồng
1.65
1.72
1.85
Số lượng sản phẩm
Triệu bao
208
224
258
Vốn kinh doanh
Tỷ
115
118
120
Trong những năm sắp tới Nhà máy sẽ gặp phải những khó khăn khó tránh khỏi của cạnh tranh và sự thay đổi mang tính tất yếu của nhu cầu tiêu dùng. Một trở ngại không nhỏ là lượng cầu về thuốc lá ngày càng có xu hướng giảm, Nhà máy lại không được quảng cáo sản phẩm thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, NMTLTL là một doanh nghiệp nhà nước, trong thời đại này cũng không tránh khỏi những vướng mắc thường thấy ở một đất nước đang chuyển mình,phát triển
Dù phải đối mặt với những thách thức ấy nhưng toàn thể CBCNV Nhà máy luôn giữ vững và phát huy tinh thần hăng hái sản xuất, hoàn thành những mục tiêu đề ra
Một số mục tiêu chất lượng của Nhà máy :
Tỷ lệ thuốc lá mốc sau bảo quản dưới 2%
Tỷ lệ sản phẩm mới thu hồi về dưới 0.2%
Định mức tiêu hao vật tư giảm 0.1%so với năm 2002
Số sáng kiến cải tiến tăng 5% so với năm 2002
Thời gian ngừng máy để sửa chữa giảm 5% so với năm 2003
Doanh thu so với năm 2002 tăng ít nhất 3%
Sơ đồ 15: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng thị trường
XDCB
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách quản lý
Phòng KHVT
Phòng KTCĐ
Phòng KCS
Phòng KTCN
Phòng tàivụ
Phòng TCLĐTL
Phòng NL
Phòng tiêu thụ
Phòng HC
Kho NL
Kho TP
Văn phòng
Nhà ăn
Nhà nghỉ
Y tế
Nhà trẻ
PX sợi
PX bao mềm
PX bao cứng
PX Dunhill
PX Cơ điện
PX 4
Đội bốc xếp
Đội bảo vệ
Đội xe
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở Nhà máy
Nhà máy tổ chức sản xuất theo phân xưởng dưới phân xưởng là các tổ . Mỗi phân xưởng đảm nhiệm một chức năng riên
- Phân xưởng sợi : Có nhiệm vụ sản xuất ra sợi thuốc lá cung cấp cho cả 3 phân xưởng , PX bao mềm , PX bao cứng , PX Dunhill. Quy trình công nghệ của phân xưởng sợi bắt đầu từ khi nguyên liệu là thuốc lá lá đến khi chế biến thành sợi thuốc lá.
- Phân xưởng bao mềm, phân xưởng bao cứng, phân xưởng Dunhill là các phân xưởng cuốn điếu, đóng bao. Nhiệm vụ của các phân xưởng này là từ sợi thuốc lá cuốn thành các điếu thuốc lá có đầu lọc và không có đầu lọc. Sau đó đóng thành các bao thuốc, tút thuốc, kiện thuốc. Phân xưởng bao mềm cho ra sản phẩm là các bao thuốc lá vỏ mềm. Phân xưởng bao cứng cho ra sản phẩm là các bao thuốc lá vỏ cứng. Riêng phân xưởng Dunhill là phân xưởng hợp tác giữa nhà máy với hãng Rothman của Singapo để sản xuất thuốc Dunhill. Toàn bộ máy móc, nguyên liệu lá mua từ Singapore thông qua Công ty XNK Thuốc lá. Và sản phẩm thuốc lá cũng được xuất khẩu đi thông qua công ty này.
Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ cung cấp chi tiết, phụ tùng, điện, hơi cho sản xuất.
Phăn xưởng 4: Có nhiệm vụ cung cấp vật tư phụ liệu
Ngoài ra còn có các đôị xe, đội bảo về, độibốc xếp phục vụ sản xuất và tiêu thụ thuốc lá
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh
Đứng đầu Nhà máy là Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động ,là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Nhà máy trước pháp luật và cơ quan chủ quản.
Giúp việc cho Giám đốc là 2 phó Giám đốc và các phòng ban chức năng
Phó Giám đốc phụ trách quản lý đảm nhận khâu kỹ thuật , chất lượng sản phẩm ,lập kế hoạch sử dụng vật tư. Các phòng ban chức năng trực thuộc sự quản lý của phó giám đốc phụ trách quản lý gồm:
+ Phòng KHVT có trách nhiệm lập kế hoạch thu mua vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất trong từng thời kỳ.
+ Phòng kỹ thuật cơ điện: quản lý toàn bộ thiết bị cơ khí của Nhà máy , quản lý lò hơi quản lý kỹ thuật , lập kế hoạch cho phân xưởng , theo dõi và quản lý điện nước cho toàn Nhà máy .
+ Phòng KCS giám sát toàn bộ quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Nhà máy theo yêu cầu kỹ thuật,quản lý giám sát các loại vật tư , nguyên liệu theo yêu cầu chất lượng ,phát hiện những vi phạm trong quá trình sản xuất , cung cấp vật tư nguyên liệu của Nhà máy .
+ Phòng kỹ thuật công nghệ quản lý các quy trình công nghệ của toàn Nhà máy ,nghiên cứu thiết kế những sản phẩm mới , cải tiến mẫu mã ,bao bì, nhãn thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh phụ trách khâu thị trường và tiêu thụ của Nhà máy , chịu trách nhiệm quản lý phòng tiêu thụ và phòng thị trường
+ Phòng thị trường nghiên cứu , tìm hiểu về nhu cầu thị trường điều tra ý kiến khách hàng , tham mưu cho ban Giám đốc về các biện pháp làm tăng khối lượng bán ,đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
+ Phòng tiêu thụ : quản lý thành phẩm , ký kết các hợp đồng tiêu thụ với khách hàng . Cung cấp thông tin cho phòng KHVT để lên kế hoạch sản xuất cho sát với nhu cầu thị trường
Các phòng ban khác chịu sự quản lý của Giám đốc gồm:
+ Phòng tài vụ : quản lý toàn bộ hoạt động tài chính kế toán ,quản lý vốn ,theo dõi giá thành sản phẩm, chi trả lương ,thưởng cho cán bộ công nhân viên và các khoản chi trả của Nhà máy .
+ Phòng tổ chức lao động tiền lương quản lý toàn bộ lao động của Nhà máy , thực hiện các chính sách đối với người lao động. Quản lý hồ sơ nhâ sự , an toàn lao động, bảo hiểm thân thể,..
+ Phòng nguyên liệu đầu tư và thu mua nguyên liệu, tổ chức bảo quản nguyên liệu
+ Phòng hành chính chịu trách nhiệm chăm lo đời sống cho CNV thực hiện đối nội đối ngoại ,tổng hợp thi đua khen thưởng của nhà máy, phụ trách văn thư , quản lý thông tin liên lạc…
Giám đốc chỉ đạo trực tiếp đối với các phân xưởng sản xuất và các đội phục vụ sản xuất .
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy
2.1.4.1 Cơ cấu bộ máy kế toán
Tại phòng tài vụ có 14 cán bộ kế toán với sự phân công phân nhiệm như sau:
Trưởng phòng kế toán : phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt đông của phòng cũng như các hoạt động khác có liên quan, tổ chức công tác kế toán – thống kê trong Nhà máy phù hợp với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước , kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng, tổ chức công tác kiểm kê định kỳ theo quy định , trực tiếp kiểm tra giám sát cán bộ thống kê -kế toán ,thực hiện kế toán tổng hợp, quản lý các quỹ.
Phó phòng kế toán giúp việc cho Trưởng phòng , thay mặt Trưởng phòng giải quyết các công việc khi Trưởng phòng đi vắng ,chịu trách nhiệm với Trưởng phòng về các công việc được giao đảm nhiệm công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, thanh toán với ngân sách, trích nộp quỹ Tổng Công ty
Kế toán thanh toán với người bán và XDCB: kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ khi mua hàng, thanh toán, kết chuyển số liệu của kế toán NVL, kế toán thanh toán , in các sổ sách, báo cáo kế toán liên quan, theo dõi các khoản công nợ với người bán ,kiểm tra các khoản thanh quyết toán các công trình và hạng mục công trình về XDCB
Kế toán thanh toán với người mua : kiểm tra tính đúng đắn của hoá đơn bán hàng, kết chuyển số liệu của phòng tiêu thụ khi bán hàng, kết chuyển số liệu của kế toán tiền mặt, tiền gửi, theo dõi chi tiết từng khách hàng mua về số lượng hàng, giá trị tiền cũng như thời gian thanh toán công nợ với từng khách hàng, in ra các sổ sách, báo cáo kế toán liên quan
Kế toán NVL được chia thành:
+Kế toán nguyên liệu chính có trách nhiêm theo dõi về số lượng giá cả NVL thuốc lá lá qua các hợp đồng,theo dõi tình hình công nợ với người bán nguyên liệu, theo dõi tình hình N.X.T kho nguyên liệu và hạch toán theo quy định
+ Kế toán vật tư : theo dõi việc N.X.T các loạivật tư thuộc kho vật liệu ,kho Dunhill, kho vật liệu xây dựng ,kho cơ khí
Kế toán TSCĐ,thanh toán các khoản tạm ứng, kế toán các khoản phải thu phải trả khác.
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ thanh toán tiền lương thưởng,các khoản phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của Giám đốc lập bảng phân bổ tiền lương , hạch toán lương theo đúng quy định
- Kế toán tiền mặt và các khoản ký quỹ : kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ trước khi lập phiếu thu chi . Cùng với thủ quỹ kiểm tra số dư tồn quỹ giữa sổ sách và thực tế .
Cán bộ theo dõi đôn đốc các khoản công nợ trả chậm khó đòi
Kế toán TGNH có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch với ngân hàng về các khoản vay hay thanh toán qua ngân hàng
Thủ quỹ : chịu trách nhiệm trong công tác thu chi tiền mặt và tồn quỹ của Nhà máy .Quản lý hồ sơ gốc của tài sản thế chấp ,bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị như._. tiền, các khoản ký quỹ.
Kỹ sư tin học : chịu trách nhiệm xây dựng và bảo trì các hệ thống quản lý trên các thiết bị tin học trong toàn Nhà máy .Cài đặt hướng dẫn vận hành các phần mềm ứng dụng phù hợp với từng công việc. Theo dõi quá trình sử dụng các thiết bị của máy tính ở tất cả các đơn vị của Nhà máy .Soạn thảo quy định và kiểm tra việc sử dụng máy vi tính , bảo mật dữ liệu.
2.1.4.2 Hình thức tổ chức công tác kế toán
công tác kế toántại nhà máy được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung.Nhà máy chỉ có một bộ máy kế toán duy nhất, mở một bộ sổ kế toán, thực hiện toàn bộ các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng kế toán trung tâm của Nhà máy thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. ở dưới phân xưởng chỉ có nhân viên thống kê làm nhiệm vụ ghi chép, nhập liệu ban đầu, cuối tháng gửi về phòng kế toán để xử lý.
2.1.4.3. Về phần mềm kế toán Thăng Long
Phần mềm kế toán Thăng Long được thiết kế riêng cho Nhà máy để phù hợp với đặc điểm đặc thù tại Nhà máy. Chứng từ được kế toán đưa vào máy rất thuận tiện cho viẹc xem xét đối chiếu một cách tổng hợp đồng thời kế toán cũng lưu lại chứng từ đó ở ngoài để có cơ sở pháp lý cho các số liệu chứng từ trên máy.
Ngoài các đặc điểm chung so với các phần mềm kế toán khác, phần mềm Thăng Long có những đặc điểm riêng sau:
Việc mã hoá cho các đối tượng:
Các danh mục trong phần mềm được thiết kế phù hợp để có thể quản lý được các hoạt động của Nhà máy. các danh mục đã được thiết kế trong máy là danh mục TSCĐ, danh mục vật tư sản phẩm hàng hoá, danh sách các CBCNV ….
Danh mục vật tư: Vật tư được quản lý theo nhóm 3 số, trong nhóm quản lý theo mã gồm 5 số
Nhóm
Mã
Tên VT
ĐVT
01Z
00001
Sợi gia công
Kg
01Z
00002
Sợi nhập khẩu
Kg
…
….
…
…
.Danh mục sản phẩm : Danh mục SP được quản lý trên các đặc tính phục vụ cho mục đích liên quan đến thuế TTĐB, tiền lương trích vào giá thành…
Mã
Tên SP
Tên in
đơn giá
Tl thuế
Mức thuế
Hệ số
10101
DUNHILL
Dunhill
8 200
65
165
0,9
10102
DUNHILL(CH GTSP)
Dun CHGT
8 500
65
165
0,9
…
…
…
…
..
…
…
Danh mục khách hàng: Phần mềm này không có một danh mục khách hàng chung như các phần mềm khác. mỗi KTV sẽ quản lý danh mục khách hàng riêng tương ứng với mục đích quản lý của từng phần hành
MĐV
Tên đơn vị
địa chỉ
Mã số thuế
Shtk
Mã tỉnh
Các ĐL phía bắc
1*
…
…
…
…
..
…
Bán lẻ Hà Nội
1**
…
…
…
…
..
…
Danh mục khách hàng của kế toán tiêu thụ:
Dạnh mục khách hàng của kế toán phải trả người bán:
Mã ĐV
Tên đơn vị
địa chỉ
Mã số thuế
Shtk
Số HĐ
101
NMin và VHP Phúc Yên
Phúc Yên
01 00530956-1
421425-00002
01
…
…
…
…
…
…
Chứng từ kế toán:
Phần mềm này không có một màn hình nhập liệu chung như Effect. Mỗi phần hành có một màn hình nhập liệu riêng tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của từng phần hành. Chứng từ được các nhân viên kế toán chuyên trách từng phần hành tiến hành nhập liệu. Chứng từ trên máy tương ứng có đầy đủ các yếu tố bắt buộc, cần thiết theo đúng chế độ yêu cầu.
Hệ thống TK kế toán
Ngoài việc sử dụng các TK cấp 1 cấp 2 theo đúng nội dung phương pháp ghi chép đã được qui định, Nhà máy còn mở thêm TK chi tiết cấp 3 cấp 4 cho phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp, quản lý vật tư, TSCĐ…
Hệ thống sổ kế toán
Nhà máy áp dụng hình thức kế toán NKCT. Do đó hệ thống sổ kế toán,trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán diễn ra theo đúng nguyên tắc trình tự hình thức NKCT của kế toán thủ công. Tuy nhiên qui trình xem , in các sổ kế toán được tự động hoá,không hoàn toàn phù hợp với qui trình ghi sổ kế toán thủ công mà chế độ kế toán đã qui định.
Hệ thống sổ sử dụng trong Nhà máy gồm có:
-Các bảng kê số 1, số 2, số 11…
-Nhật ký chứng từ số 1,số 2, số 5, số 7, số 10
-Các bảng phân bổ số 1, số 2, số 3
- Các sổ kế tóan tổng hợp, chi tiết
- Sổ cái các TK
….Các mẫu sổ kế toán của Nhà máy được áp dụng đúng mẫu của vụ chế độ kế toán có sửa đổi điều chỉnh phù hợp với các nghiệp vụ và tình hình phát sinh tại Nhà máy ‘
Sơ đồ kế toán theo hình thức NKCT trên máy:
Chứng từ gốc
Nhập dữ liệu vào máy vi tính
Chứng từ tương ứng trên máy
Máy xử lý và các thao tác trên máy
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính liên quan
Trình bày và cung cấp thông tin
Với phần mềm này, người sử dụng có thể dễ dàng lọc từ chương trình để lấy ra các báo cáo kế toán, các sổ sách kế toán.
Ngoài các báo cáo theo qui định của BTC Nhà máy phải báo cáo một số chỉ tiêu cho tổng công ty theo mẫu biểu sau:
Biểu số B01- TCKT- ‘Báo cáo tiêu thụ lãi lỗ từng mặt hàng’
Biểu số B02- TCKT- ‘Báo cáo giá thành đơn vị chủ yếu’
Biểu số B03- TCKT- ‘Báo cáo tình hình công nợ’
Biểu số B04- TCKT- ‘Báo cáo tình hình đầu tư XDCB’
Biểu số B05- TCKT- ‘Báo cáo thanh toán với tổng công ty ‘
Biểu số B06- TCKT- ‘Báo cáo tăng giảm TSCĐ và nguồn vốn CSH’
Biểu số B07- TCKT- ‘Báo cáo N-X-T kho nguyên liệu ’
Quản trị người dùng
Với cơ cấu bộ máy kế toán gồm các nhân viên chịu trách nhiệm về các phàn hành khác nhau, phần mềm TL được thiết kế đảm bảo tính bảo mật dữ liệu cao. Công việc được chuyên môn hoá, phân quyền nhập liệu cũng như quyền in ra sổ sách báo cáo kế toán cho từng nhân viên kế toán.
Việc cài đặt hệ thống password cho từng KTV đảm bảo thông tin kế toán mà KTV phụ trách không bị xem, sửa nếu không được phép
Tổ chức bộ máy kế toán
Nhà máy thực hiện nối mạng nội bộ. Các phòng ban có chức năng hoạt động liên quan đến nhau đều được nối mạng. Do đó việc xử lý theo dõi kết chuyển được dễ dàng,tránh hiện tượng trùng lắp hay bỏ xót khi xử lý thông tin, tiết kiệm được thời gian và nâng cao tính khoa học cho công tác kế toán.
2.2 Thực trạng công tác kế toán các khoản nợ phải trả tại Nhà máy Thuốc Lá Thăng Long.
Nhà máy TLTL là một doanh nghiệp hoạt động khá tự chủ, quay vòng vốn nhanh nên trong quá trình sản xuất kinh doanh không phát sinh các khoản vay dài hạn, nợ dài hạn
Tại Nhà máy, công nhân sản xuất hưởng lương theo sản phẩm, do đó Nhà máy không phải trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính. Các chi phí khác phát sinh khá đều đặn , do vậy không phát sinh khoản chi phí phải trả
Qua kết quả kiểm kê hàng tồn kho trong kỳ, hoặc kiểm tra đối chiếu số liệu tiền măt, tiền gửi, nếu thấy phát hiện số liệu không thống nhất giữa thực tế với số liệu trên sổ kế toán các bộ phận được phép xử lý ngay nên không phát sinh khoản tài sản thừa chờ xử lý.
Nhà máy không cho thuê TSCĐ thuê tài chính , hoặc bán hàng trả góp hay những hoạt động tương tự nên doanh thu không được hạch toán vào TK 3387-doanh thu chưa thực hiện.
Nhà máy không đi thuê TSCĐ thuê tài chính. Số TSCĐ trang bị trong Nhà máy là do Ngân sách NN cấp hoặc tự trang bị,do đó không phát sinh khoản nợ dài hạn
Trong quá trình hợp tác với các đối tác kinh doanh, Nhà máy chủ trương coi trọng chữ tín, việc trao đổi kinh doanh khá thuận lợi do đó không phát sinh các khoản nhận ký quĩ ký cược dài hạn.
Do đó , tại Nhà máy chỉ phát sinh những khoản nợ phải trả sau:
-Vay ngắn hạn
Phải trả người bán
Thuế và các khoản phải nộpNSNN
Phải trả CNV
Phải trả nội bộ
Phải trả phải nộp khác
2.2.1 Kế toán khoản vay ngắn hạn
2.2.1.1 Đặc điểm đặc thù
Nhà máy thường xuyên có quan hệ giao dịch với ngân hàng Nông nghiệp Hà nội –Số hiệu TK 431101-000003 và Ngân hàng Công thương Thanh Xuân-số hiệu TK 710A-00235
Do có quan hệ lâu dài và thường xuyên nên khi phát sinh khoản vay, Nhà máy không phải thế chấp tài sản mà chỉ vay tín chấp, lãi suất theo giá thị trường.Hợp đồng vay ngắn hạn của Nhà máy thường chỉ là1 đến 3 tháng và Nhà máy thường trả nợ trước hạn theo hợp đồng. Nếu qua hạn Nhà máy sẽ chịu lãi suất phạt.
Ngân hàng chỉ cho vay trong trường hợp Nhà máy có hợp đồng mua hàng cấn phải thanh toán và ngân hàng trực tiếp kiểm tra hợp đồng này. Nhà máy không được phép vay ngân hàng với mục đích trả thuế, hoặc rút tiền mặt về quĩ hoặc các mục đích khác
Để phản ánh nghiệp vụ vay ngắn hạn, kế toán sử dụng TK 311-vay ngắn hạn. Các TK chi tiết như sau:
TK 3111 Vay ngắn hạn Ngân hàng
TK 31111 Vay bằng tiền VN
TK 31112 Vay bằng ngoại tệ
TK 3112 Vay các đơn vị, công ty
TK 31121 Vay bẳng tiền VN
TK 31122 Vay bằng ngoại tệ
Trong quá trình hoạt động Nhà máy chỉ sử dụng TK 3111’Vay ngắn hạn ngân hàng’, không vay các đơn vị tổ chức khác.
2.2.1.2 Chứng từ và qui trình luân chuyển chứng từ
Khi có nhu cầu vay ngắn hạn ngân hàng, khi được phép, bộ phận kế toán tiền gửi ngân hàng sẽ làm hồ sơ vay trình KTT, GĐ duyệt , hồ sơ gồm có các chứng từ sau:
-Đơn xin vay
-Hợp đồng vay
-Hợp đồng mua bán
……..
Bộ hồ sơ này chuyển cho ngân hàng,ngân hàng sẽ xem xét mục đích vay,số tiền vay , thời hạn trả nợ,…nếu chấp nhận sẽ thông báo cho Nhà máy
Kế toán tiền gửi khi được phép sẽ viết UNC chuyển cho KTT, GĐký sau đó chuyển cho ngân hàng.
Ngân hàng ký UNC và chuyển trả tiền cho đơn vị hưởng tiền (là khách hàng của Nhà máy ),đưa khách hàng1 liên, trả lại cho Nhà máy 1 liên ,kèm theo giấy báo số dư TK làm cơ sở nhập liệu và lưu chứng từ.
Khi số dư TK tiền gửi của Nhà máy đủ để thanh toán tiền vay, được sự đồng ý của KTT,GĐ, kế toán tiền gửi sẽ thông báo cho ngân hàng số tiền trả nợ vay. Ngân hàng sẽ tự động rút số tiền gửi của Nhà máy tại ngân hàng để thanh toán số nợ , bao gồm cả lãi.
Cuối ngày, ngân hàng sẽ viết giấy báo số dư TK cho Nhà máy đồng thời viết giấy thanh toán liên ngân hàng gửi cho Nhà máy làm cơ sở nhập liệu và lưu chứng từ.
Căn cứ vào số tiền trả và chứng từ của ngân hàng, kế toán tiền gửi sẽ nhập dữ liệu vào máy theo đúng chứng từ tương ứng (UNC, giấy thanh toán liên ngân hàng)
Cuối tháng kế toán tiền gửi sẽ in ra các sổ sách kế toán liên quan.
2.2.1.3 Qui trình nhập liệu và hệ thống sổ kế toán liên quan
Căn cứ vào số tiền vay , kế toán tiền gửi viết UNC
Chọn : ‘Số liệu’/ ‘viết UNC’ , xuất hiện màn hình nhập liệu: (biểu 1)
Khi nhận được giấy báo số dư khách hàng, kế toán TGNH sẽ nhập liệu. Chọn : “ Số liệu “/ chọn “ Nhập chứng từ ngân hàng”, xuất hiện màn hình nhập liệu : ( biểu số 2) . Số liệu này sẽ tự động chuyển vào bên nợ TK 331 , có TK 311 của NKCT và bảng kê số 4. Bộ phận kế toán thanh toán với người bán sẽ kết chuyển số liệu này để theo dõi phần thanh toán của mình.
Khi trả tiền vay cho ngân hàng, kế toán căn cứ vào giấy thanh toán liên ngân hàng do ngân hàng gửi đến gồm cả số tiền vay, lãi trả để nhập dữ liệu vào máy. Màn hình nhập liệu tương tự biểu số 2 với :
‘Loại chứng từ ‘ : ‘ Giấy thanh toán liên ngân hàng’
TK nợ :311, TK có: 1121
Số liệu này sẽ tự động chuyển vào bên nợ TK 3111, có TK 112 trên NKCT và bảng kê số 4 (số tiền lãi sẽ được phản ánh trên sổ kế toán khác)
Muốn in ra Nhật ký chứng từ và bảng kê số 4 ( biểu số 3), kế toán TGNH vào phần hành của mình chọn:
‘Báo cáo’/’nhật ký chứng từ và bảng kê số 4’/ Máy sẽ hỏi :”Có muốn in không C/K” nhấn “C”. xuất hiện hộp thoại: (chọn “Tổng hợp”)
In báo cáo theo tháng : 10 năm 2002
Tổng hợp Chi tiết
NH:
Muốn in ra sổ cái TK 311 ( biểu số 5 ), kế toán chọn “ Tổng hợp”/ chọn “ in sổ cái” / Chọn “ sổ cái TK 311” / chọn Tháng 10 ( hoặc cả năm)
Với hợp đồng vay số 10, trả tiền hàng cho côngty nguyên liệu bắc ,số tiền 3000 000 000 . Kế toán TGNH nhập tiến hành viết UNC
Biểu số:1 Viết UNC
UNC
Số chứng từ : 05 Lập ngày : 4/9/2002
Tên đơn vị trả tiền : NMTLTL
Tại ngân hàng : Nông nghiệp TP Hà Nội
Số TK : 431101-000003
Mã đơn vị : 701
Tên đơn vị nhận tiền : Công ty nguyên liệu bắc Số HĐ :10
Số TK : 710A- 00745
Tại NH : Sở GD NHCT – VN
Nội dung : Trả tiền hàng Số tiền :3 000 000 000
Ghi
In
Nhập
Trước
Sau
Sửa
Xoá
Thoát
Biểu số:2 Nhập chứng từ ngân hàng
Nhập chứng từ ngân hàng
Ngân hàng : Nông nghiệp Hà Nội Số chứng từ : 03
Loại chứng từ : UNC Ngày chứng từ : 5/9/2002
Số hợp đồng : 10
Tên đơn vị : công ty nguyên liệu bắc MĐV : 701
Nội dung : trả nợ tiền hàng
Số tiền : 3 000 000 000
TK nợ : 331 TK có : 311
Ghi
In
Nhập
Trước
Sau
Sửa
Xoá
Thoát
Nhật ký chứng từ và bảng kê số 4
Biểu số 3.a Tháng 9/2002
Ghi nợ TK 3111, ghi có TK
Ghi có TK 3111,ghi nợ các TK
TK
ST
TK
ST
Dư đầu tháng
_
Phát sinh trong tháng
331
3 000 000 000
Cộng phát sinh
3 000 000 000
Dư cuối tháng
3 000 000 000
Biểu số 3.b Nhật ký chứng từ và bảng kê số 4
Tháng 10/2002
Ghi nợ TK 3111, ghi Có TK
Ghi có TK 3111, Nợ các TK
TK
Số tiền
TK
Số tiền
Dư đầu tháng
3 000 000 000
Phát sinh trong tháng
1121
3 000 000 000
Cộng phát sinh: 3 000 000 000
-
Dư cuối tháng
-
Muốn xem chi tiết các lần thanh toán, kế toán TGNH vào’ Báo cáo’/bảng kê chi tiết TK 112’/ chọn “TK nợ 3111, TK có 112”/chọn ‘ngân hàng Nông nghiệp’/tháng 10/ máy sẽ hỏi “ có muốn in không C/K” nhấn “C”
Bảng kê chi tiết TK 1121- Ngân hàng Nông nghiệp
Ghi có TK 1121- Nợ các TK khác
Từ ngày 01/12/2002 đến ngày 31/12/2002
Biểu số 4
Chứng từ
Tên đơn vị
Nội dung
TK
ĐƯ
Số tiền
Số
Ngày
Loại
Ngày 14/10/2002
14/10/02Cộng PS
Giấy thanh toán liên NH
NH NNHN
Trả nợ tiền vay
3111
2 000 000 000
Ngày 17/10/2002
17/10/02
Giấy thanh toán liên NH
NH NNHN
Trả nợ tiền vay
3111
1 000 000 000
Tổng cộng 3 000 000 000
biểu số: 5
NMTL TL
Phòng Tài Vụ
Sổ Cái TK 311
Tháng 10/2002
Số dư đầu năm
Nợ
Có
4 000 000 000
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK 311
Tháng 10
TK 1121
3 000 000 000
Cộng PS Nợ
3 000 000 000
Cộng phát sinh có
-
Số dư cuối tháng
Nợ
-
Có
-
2.2.2 Kế toán các khoản phải trả người bán
2.2.2.1 Đặc điểm đặc thù các khoản phải trả người bán
Sản phẩm của Nhà máy là các loại thuốclá, là mặt hàng chịu thuế TTĐB (trừ sản phẩm cơ khí). Do đó các loại vật tư hàng hoá mua về không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào,giá mua trên hoá đơn là tổng giá thanh toán.
Các khoản phải trả người bán của Nhà máy theo hợp đồng thường được thanh toán sau 30 ngày. Nhà máy thường thanh toán đúng thời hạn trên hợp đồng
Nhà máy có quan hệ trao đổi hàng đổi hàng với nhiều đối tác. Quan hệ trao đổi được phản ánh thông qua 2 TK 131 và TK 331
TK 331 còn được dùng để phản ánh các quan hệ phát sinh với một số đơn vị thành viên khác trực thuộc Tổng công ty thuốc lá VN như Công ty XNK thuốc lá, nhà máy in bao bì và phụ liệu thuốc lá
TK sử dụng: 331, TK chi tiết như sau:
TK 3311 khoản phải trả người bán
TK 33111 người bán trong nước
TK 33112 Người bán nước ngoài
TK 33113 người bán là thành viên của Tổng công ty
TK 3312 khoản phải trả cho nhà cung cấp lao vụ dịch vụ
TK 33121 Nhà cung cấp trong nước
TK 33122 Nhà cung cấp nước ngoài
TK 33123 Nhà cung cấp là thành viên Tổng công ty
TK 3313 khoản phải trả cho nhà thầu về XDCB
TK 33131 Nhà thầu trong nước
TK 33132 Nhà thầu nước ngoài
2.2.2.2 Chứng từ và qui trình luân chuyển chứng từ
Các chứng từ liên quan và là cơ sở để kế toán phải trả người bán nhập liệu là: -Phiếu kiểm tra chất lượng
Hoá đơn bán hàng
Hợp đồng mua bán
Hoá đơn GTGT
Khi vật tư, hàng hoá mua về, ban kiểm nghiệm sẽ lập phiếu kiểm tra chất lượng về số vật tư hàng hoá mua về, phòng kế hoạch vật tư viết phiếu nhập kho, đưa cho bộ phận kho ghi vào chỉ tiêu số thực nhập.
Hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu kiểm tra chất lượng, hợp đồng… được chuyển lên cho kế toán NVL
Kế toán nguyên liệu căn cứ vào phiếu nhập kho sẽ nhập dữ liệu vào máy
Do được nối mạng nội bộ nên bộ phận kế toán phải trả người bán sẽ kết chuyển phần nhập của kế toán NVL và căn cứ vào hoá đơn bán hàng (hoá đơn GTGT) bổ sung thêm phần thiếu.
Khi thanh toán, kế toán tiền mặt, tiền gửi sẽ nhập chứng từ chi tiền vào máy(phiếu chi, UNC…). Kế toán phải trả người bán sẽ kết chuyển số liệu này, máy sẽ tự động xử lý để chuyền vào các sổ kế toán liên quan khi có lệnh.
2.2..2.3 Qui trình nhập liệu và hệ thống sổ kế toán
Cập nhật
Báo cáo
1. Vào chứng từ
1. NKCT 5
2. Kết chuyển số liệu
2. Tổng hợp các đơn vị
3. Sửa chứng từ 331
3. Chi tiết từng đơn vị
4. cập nhật MĐV
4. Giá vật tư chủ yếu
5. Cập nhật Mã VT
5. Lưu giữ từng đơn vị
6. Theo TK từng đơn vị
Để kết chuyển phiếu nhập ,kế toán chọn :’kết chuyển số liệu’/chọn ‘Kết chuyển phiếu nhập’/chọn tháng 10. Sau đó vào phần ‘sửa chứng từ 331’, khi đó sẽ xuất hiện màn hình nhập liệu: (biểu số: 7)
Để in ra sổ chi tiết 331 ( biểu số 8), kế toán chọn ‘ Chi tiết từng đơn vị’/chọn Mã đơn vị’.máy sẽ hỏi ‘ có muốn in không C/K? ‘, nhấn ‘C’
Muốn in ‘bảng phát sinh chi tiết 331‘ ( biểu số 9) và ‘Bảng chi tiết 331’(biểu số 10), chọn ‘tổng hợp các đơn vị ‘,muốn in NKCT số 5 (biểu số 11), chọn ‘ NKCT 5’, thao tác in tương tự .
Muốn in sổ cái TK 331 (biểu số 12), quay ra phần ‘tổng hợp ‘trên giao diện chọn ‘ in sổ cái’ chọn ‘sổ cái 331’/ chọn tháng10 ( hoặc toàn bộ)
Biểu số 6
Mẫu số 01 GTGT –3 LL
LQ/ 01- N
NO 080573
Hoá đơn GTGT
Liên 2 ( Giao khách hàng)
Ngày 30/10/2002 Số 2689
Đơn vị bán hàng : Nhà máy in và VHP Phúc Yên……………………….
Địa chỉ : Phúc Yên ……. Số TK………….
Điện thoại : ……………………… Mã số 01- 00125621-1………………
Họ tên người mua hàng : Trần Văn Chiến……………………………………
Đơn vị: Nhà máy Thuốc lá Thăng Long………………………………………
Địa chỉ : 235 Nguyễn trãi – Thanh Xuân – Hà Nội………………………….
Mã số : 01 – 00100054 -1
Hình thức thanh toán : Thanh toán chậm
p
STT
Tên hàng hoá , dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 =1*2
1
Nhãn ĐB đầu lọc bao mềm
Cái
300 000
32.73
9 819 000
2
Tút ĐB cứng bao mềm
Cái
30 000
381,82
11 454 600
Cộng tiền hàng 21 273 600
Thuế suất GTGT 10% ; Tiền thuế GTGT 2 127 360
Tổng cộng tiền thanh toán 2 400 960
Số tiền viết bằng chữ : hai triệu bốn trăm chín mưoi sáu đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Biểu số 7
Chương trình quản lý thanh toán với người bán
Số phiếu nhập: 107
Ngày 30/10/2002
Kho vật liệu
Nhóm VT: 07 Z TK nợ : 1522
Mã VT : 02102 TK có : 331
Tên VT : Nhãn ĐB đầu lọc bao mềm
SLPN : 300 000 Tiền PN: 10 800 900
Page : 01 Mã ĐV: 101
Số hợp đồng : 01 Tên ĐV: NM in và VHP PY
Số hoá đơn : 2689 Ngày hoá đơn : 30/10
Số lượng hoá đơn : 300 000 Tiền hoá đơn : 10 800 900
Có nhập tiếp không ? C/ K
Sau khi nhập xong 1 loại vật tư, nhấn ‘C’ để nhập tiếp loại vật tư thứ 2 với : Nhóm vật tư: 08Z
Mã VT: 02102
Tên VT: Tút ĐB cứng bao mềm
Số lượng (trên hoá đơn, phiếu nhập ):30 000
Số tiền ( trên Hoá đơn , PN) : 12 600 060
Sau khi nhập xong nhấn ‘ Ctrl+ W’ để thoát
Sổ chi tiết
TK 331
Bảng PS chi tiết TK 331
Bảng chi tiết TK 331
NKCT số 5
Sổ cái TK 331
Hệ thống sổ kế toán phản ánh khoản phải trả người bán được thiết kế dựa trên nguyên tắc sau :
Biểu số 8 Sổ chi tiết TK 331
Đơn vị : Nhà máy in và VHP Phúc Yên( Mã ĐV 101)
Số HĐ
Số PN
Ngày
Nhóm
VT
MVT
Tên VT
TK
SL
Thành tiền
Số HĐ
Ngày
SL
Thành tiền
01
107
30/10
07Z
02102
Nhãn ĐB đầu lọc BM
1522
300 000
10 800 900
2689
30/10
300 000
10 800 900
30/10
08Z
02102
Tút ĐB cứng BM
1522
30 000
12 600 060
2689
30/10
30 000
12 600 060
01
120
31/10
07Z
02102
Nhãn ĐB đầu lọc BM
1522
600 000
21 601 800
2690
31/10
600 000
21 601 800
08Z
02102
Tút ĐB cứng BM
1522
60 000
25 200 120
2690
31/10
60 000
25 200 120
01
58
19/10
07Z
02101
Tút ĐB 70
1522
2 001 000
32 015 000
2656
17/10
2 001 000
32 015 000
02102
Nhãn ĐB đầu lọc BM
1522
1 998 000
71 927 400
2656
17/10
1 998 000
71 927 400
02101
Tút ĐB 70
1522
200 000
21 800 020
2656
17/10
200 000
21 800 020
02102
Tút ĐB cứng BM
1522
198 000
83 496 397
2656
17/10
198 000
83 496 397
( Tháng 10/2002)
1. Dư đầu kỳ : Nợ - Có : 111 026 060
Phát sinh trong kỳ :
Mua hàng ( Ghi Có TK 331, Nợ các TK liên quan )
b. Thanh toán( Ghi Nợ TK 331, Có TK liên quan)
Bảng phát sinh theo TK
Có TK 331, Nợ các TK
Nợ TK 331, Có các TK
1522
Cộng có 331
1121
Cộng Nợ 331
279 441 697
279 441 697
222 052 120
222 052 120
Số hợp đồng
Số PC
Ngày
TK
Số tiền
01
1001
18/10/2002
1121
111 026 060
01
1202
25/10/2002
1121
111 026 260
Cộng
222 052 120
3. Dư cuối kỳ : -Nợ : - Có: 168 415 637
Số HĐ
Vật Tư
Vật Tư Nhập Trong Tháng
Luỹ Kế Vật Tư Nhập
Nhóm
Mã
Tên
SL
ĐG
TT
SL
ĐG
TT
01
07Z
02101
Nhãn ĐB 70
2 001 000
19,99
32 015 000
16 648 000
15,98
266 035 140
01
02102
Nhãn ĐB đầu lọc BM
2 898 000
36
104 330 100
19 689 000
36
708 804 000
02101
Tút ĐB 70
200 000
109
21 800 020
1 577 000
108,99
171 877 230
02102
Tút ĐB cứng BM
288 800
420
121 296 577
1 937 080
420
813 513 600
Biểu số :9 Bảng chi tiết TK 331
Tháng 10/2002 Trang 01
STT
Mã
Tên ĐV
Số HĐ
Số dư đầu kỳ
PS trong kỳ
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
1
101
Nhà máy in vàVHP PY
01
111 026 060
222 052 120
279 441 697
168 415 637
2
102
Công ty in NN
01
98 110 210
65 000 000
119 003 000
152 113 210
3
103
XN in bao bì và PLTL
01
4
104
Công ty XNK thuốc lá
01
35 000 000
179 540 600
144 540 000
5
105
Công ty Chí Thành 2
01
115 980 000
146 050 000
262 030 000
…
.
….
..
….
…
…
…
…
…
Cộng
80 560 200
26 256 123 450
22 540 560 450
29 800 650 200
33 435 635 000
Biểu số : 10 Bảng phát sinh chi tiết TK 331
Tháng 10 / 2002 Trang 01
STT
MĐV
Số HĐ
Nợ TK 331, Có TK
Có TK 331, Nợ TK
1111
1121
1311
1121
1331
15212
1522
15311
1
101
01
222 052 120
279 441 697
102
01
65 000 000
119 003 000
103
01
104
01
179 540 600
105
01
146 050 000
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
215 563 150
20 150 460 210
2 174 537 090
13 980 900 650
15 800 468 100
19 281 450
Biểu số : 11 Nhật ký chứng từ số 5
Tháng 10/2002
TKĐƯ
Nợ
TKĐƯ
Có
Số dư đầu kỳ
112 560 656
48 942 135
Phát sinh trong kỳ
1111
1 406 157 368
1111
5 400 000
1121
32 938 147 692
1121
111 026 060
1311
1 239 904 710
1388
47 875 684
3111
3 000 000 000
15211
7 621 450 702
1522
13 420 142 324
15228
69 019 531
1523
318 198 690
1524
249 308 023
1525
10 659 598
1531
2 547 500
15311
15 214 700
1543
1 280 000
62771
343 277 437
64181
12 500 000
64271
18 067 207
64274
280 000
64293
27 405 000
64296
6 615 000
64297
5 200 000
Tổng Phát sinh :
38 584 209 770
50 718 632 841
Dư cuối kỳ :
222 838 067
61 187 010 617
NMTLTL
Phòng tài vụ
Sổ Cái TK 331
Biểu số : 12 Tháng 10/2002
Số dư đầu năm
Nợ
Có
15 456 352 451
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng 10
TK 1111
1 406 157 368
TK 1121
32 938 147 692
TK 1311
1 239 904 710
TK 3111
3 000 000 000
Cộng phát sinh nợ
38 584 209 770
Cộng phát sinh có
50 718 632 841
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
60 964 172 550
2.2.3 Tổ chức công tác thuế và các khoản phải nộp NSNN
2.2.3.1 các khoản nộp vào NSNN
Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất lớn, hàng năm Nhà máy đóng góp vào NSNN một lượng thuế lớn, góp phần không nhỏ để tăng nguồn thu cho NS.
Việc nộp thuế vào NSNN được thực hiện qua ngân hàng, mã số thuế của Nhà máy : 01 00100054-1
Trong năm, Nhà máy phải nộp vào NSNN những loại thuế sau:
- Thuế TTĐB: Đây là loại thuế phát sinh nhiều nhất trong kỳ của Nhà máy. Các loại thuốc lá của Nhà máy chịu 3 mức thuế suất thuế TTĐB:
Thuế suất 25%: đối với sản phẩm không có nguyên liệu ngoại
Thuế suất 45%: đối với những sản phẩm có nguyên liệu ngoại dưới 50% số nguyên liệu chế biến
Thuế suất 65% : đối với sản phẩm có nguyên liệu ngoại trên 50% số nguyên liệu chế biến.
Thuế GTGT: đây là loại thuế phát sinh ít,đánh trên các hoạt động phụ của Nhà máy như nhượng bán phế liệu, cho thuê mặt bằng, doanh thu bán thành phẩm ở kho cơ khí.
Thuế TNDN: được kê khai và nộp theo đúng chế độ qui định
Thuế nhà đất: Phải nộp một số cố định trong năm.
Thuế thu nhập cá nhân: tính và nộp theo chế độ qui định
Nhà máy có phát sinh nghiệp vụ nhập, xuất sợi và thành phẩm thuốc lá. việc xuất, nhập khẩu được thực hiện qua công ty XNK thuốc lá, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuốc lá. Do vậy Nhà máy không phải hạch toán loại thuế này
2.2.3.2 Qui trình kê khai , nộp thuế.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, đầu năm Nhà máy phải nộp tờ khai thuế. Căn cứ để kê khai là kết quả sản xuất, kinh doanh của năm trước và khả năng kinh doanh của năm nay. Căn cứ vào tờ khai thuế cục thuế chia số thuế phải nộp cả năm ra từng tháng để ra thông báo nộp thuế cho Nhà máy , số thuế sẽ được quyết toán theo quí.
Đối với thuế TTĐB, thuế GTGT Nhà máy phải tạm nộp theo ngày và quyết toán theo tháng. Định kỳ 5 đến 10 ngày, Nhà máy phải tạm nộp thuế GTGT, thuế TTĐB . Kế toán TGNH sẽ viết giấy nộp tiền vào NSNN, chuyển cho ngân hàng, ngân hàng ký nhận và trả lại cho Nhà máy liên gốc, làm cơ sở nhập liệu và lưu chứng từ. Ngân hàng sẽ trích số tiền gửi của Nhà máy vào NSNN. Ngày nộp thuế được tính từ ngày ngân hàng chuyển TGNH vào NSNN.
Cuối tháng kế toán lập tờ khai thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp gửi cho cục thuế kiểm tra, xác nhận và ra thông báo thuế. Căn cứ vào số thuế đã tạm nộp trong tháng, số thuế phát sinh trong tháng, cục thuế sẽ quyết toán thuế với Nhà máy
Đối với thuế thu nhập cá nhân, hàng tháng, dựa trên số thu nhập bình quân của năm trước, kế toán tiền lương sẽ tính số thuế tạm thu của CBCNV. Sau khi thanh toán số lương cho CVCNV kế toán tiền mặt sẽ viết phiếu thu để tạm thu số thuế này. Cuối năm,căn cứ vào tổng thu nhập trong năm, kế toán sẽ tính số thuê phải nộp cả năm, đối chiếu với số thuế đã tạm thu trong từng tháng. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân vào NSNN được thực hiện vào cuối năm, sau khi quyết toán với CNV.
Đối với thuế nhà đất, Nhà máy phải nộp một số thuế cố định hàng năm. kế toán thuế tính bình quân hàng tháng để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong từng tháng. Việc nộp thuế vào NSNN được thực hiện theo quí.
2.2.3.3 Qui trình nhập liệu và hệ thống sổ kế toán.
Đối với thuế GTGT, khi bán hàng hoá là đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán tiêu thụ nhập hoá đơn GTGT vào máy. Trên hoá đơn có đầy đủ số tiền chưa thuế, tiền thuế GTGT đầu ra. Cuối tháng, số liệu này sẽ tự động chuyển vào NKCT số 10-TK 333 phần Nợ TK 1311, (hoặc nợ TK 1111), có TK 3331
Đối với thuế TTĐB, khi bán hàng ,trên hoá đơn bán hàng là số tiền đã có thuế TTĐB. Trên hoá đơn ghi loại sản phẩm đã được cài đặt sẵn trong máy mức thuế suất thuế TTĐB của từng loại sản phẩm (danh mục sản phẩm). Máy sẽ tự động tính số thuế:
Giá tính thuế
Doanh thu
=
TTĐB
1 + thuế suất
Thuế
Giá tính thuế
=
*
Thuế suất
TTĐB
TTĐB
Cuối tháng số thuế này sẽ được tự động chuyển vào NKCT số 10- TK 333, phần Nợ TK 511/ Có TK 3332
Với thuế thu nhập doanh nghiệp, sau khi tự động tính ra tổng số lãi trong tháng, phần mềm sẽ tự động tính ra số thuế thu nhâp doanh nghiệp phát sinh trong tháng bằng 32% tổng số lãi trong tháng, và sẽ chuyển vào bên nợ TK 4212/ Có TK 3334 trên NKCT 10- TK 333
Thuế nhà đất được cài đặt là một số cố định , tính vào chi phí quản lý trong tháng
Thuế thu nhập cá nhân, khi tạm thu thuế thu nhập cá nhân của CBCNV trong tháng, kế toán tiền mặt viết phiếu thu. Cuối tháng, số liệu này sẽ tự động chuyển vào NKCT số 10- TK 333 phần nợ TK 111/có TK 3338
Khi thanh toán các khoản thuế, kế toán TGNH sẽ căn cứ vào giấy nộp tiền vào NSNN để nhập dữ liệu vào máy( chọn “nhập dữ liệu ngân hàng –biểu số 2). Số liệu này sẽ tự động chuyển vào phần nợ TK 333/có TK 1121trên NKCT số 10 TK 333
Để in ra tờ khai thuế TTĐB, thuế GTGT,kế toán tiêu thụ vào :
‘Tiêu thụ thành phẩm’/chọn ‘ Khai thuế TTĐB’/’Báo cáo thuế TTĐB’ chọn: ‘Báo cáo thuế TTĐB tháng’ (biểu số 14)
hoặc ‘ Báo cáo thuế GTGT’/ chọn tháng 10 ( biểu số 13)
Máy sẽ hỏi ‘ có muốn in không’ C/K chọn ‘C’
Muốn in NKCT số 10 TK 333 , kế toán chọn ‘ NKCT 10’( biểu số 14), các thao tác tương tự
Muốn in sổ cái TK 333, kế toán vào phần ‘ tổng hợp’/ chọn ‘ in sổ cái’/ chọn ‘sổ cái 333’/chọn tháng 10(hoặc toàn bộ các tháng)( biểu số 15)
Biểu số : 13 Bảng kê doanh thu chịu thuế GTGT
Mức (%)
Nội dung
Doanh thu
Thuế GTGT
05
Phế liệu nhượng bán
9 467 569
473 381
Thành phẩm cơ khí
53 894 466
2 694 473
Cộng (5%)
63 362 035
3 168 109
10
Thuốc lá gia công
9 951 852
995 183
Phế liệu nhượng bán
25 976 816
2 597 683
Cho thuê mặt bằng
2 954 545
295 455
Cộng (10%)
38 883 183
388 822
Cộng
102 245 218
7 056 431
Biểu số: 14 Tờ khai thuế TTĐB
MS:01 001 00054-1
Tên cơ sở: NMTLTL
Địa chỉ: 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
STT
Tên sản phẩm
Số lượng
Giá bán
Doanh thu
Giá tính thuế
Thuế suất
Thuế TTĐB
Hàng bán
Chào hàng
Tiếp khách
1
Dunhill
993 000
200
8 200
8 144 240 000
4 935 903 030
65%
3 208 336 970
2
Dunhill GT
100
8 500
850 000
515 152
65%
334 849
…
15
Hồng Hà
8 660
915
4 750
45 481 250
31 366 379
45%
14 114 871
16
Thăng Long hộp
19 960
20
4 680
9 500
231 230 000
159 468 966
45%
71 761 034
17
Thăng Long BC
2 720
240
500
4 650
2 327 960
1 605 490
45%
722 470
……………….
Đống Đa
101 000
7 200
800
86 560 000
69 248 000
25%
17 312 000
Cộng
24 390 210
556 391
14 180
61 977 997 510
20 801 181 266
Biểu số 15.a Sổ cái TK 3331 – Thuế GTGT
Tháng 10/2002
Số dư đầu năm
Nợ
Có
9 562 231
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng 10
TK 1331
20 805 695
Cộng phát sinh nợ
20 805 695
Cộng phát sinh có
7 056 431
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
4 516 000
Biểu số: 15.b Sổ cái TK 3332- Thuế TTĐB
Tháng 10/2002
Số dư đầu năm
Nợ
Có
`10 899 436 725
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng 10
1121
20 000 000 000
Cộng phát sinh nợ
20 000 000 000
Cộng phát sinh có
20 801 181 266
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
11 700 617 990
Biểu số 15.c Sổ cái TK 3334- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tháng 10/2002
Số dư đầu năm
Nợ
Có
`1 426 318 918
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng 10
Cộng phát sinh nợ
-
Cộng phát sinh có
1 000 795 828
Dư cuối kỳ
Nợ
-
Có
2 427 114 746
Biểu số 15.d Sổ cái TK 3337- thuế nhà đất
Tháng 10/2002
Số dư đầu tháng
Nợ
Có
-
-
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng 10
Cộng phát sinh nợ
-
Cộng phát sinh có
70 000 000 000
Dư cuối kỳ
Nợ
-
Có
70 000 000 000
Biểu số 15.e Sổ cái TK 3338- Thuế thu nhập cá nhân
Tháng 10/2002
Số dư đầu năm
Nợ
Có
-
170 759 100
Ghi có các TK đối ứng nợ với TK này
Tháng 10
Cộng phát sinh nợ
-
Cộng phát sinh có
10 680 500
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
181 439 600
2.2.4. Kế toán các khoản phải trả CNV
2.2.4.1 Nộid._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0306.doc