Tài liệu Thực trạng công tác hạch toán Kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ phần du lịch & thương mại hàng không- Airseco: Lời mở đầu
Kế toán là một trong những thực tiễn quan trọng nhất trong quản lý kinh tế. Mỗi nhà đầu tư hay một cơ sở kinh doanh cần phải dựa vào công tác kế toán để biết tình hình và kết quả kinh doanh.
Hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Công tác quản lý kinh tế đang đứng trước yêu cầu và nội dung quản lý có tính chất mới mẻ, đa dạng và không ít phức tạp.Là một công cụ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin v... Ebook Thực trạng công tác hạch toán Kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ phần du lịch & thương mại hàng không- Airseco
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác hạch toán Kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ phần du lịch & thương mại hàng không- Airseco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề các hoạt động kinh tế cho nhiều đối tượng khác nhau bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, nên công tác kế toán cũng phải trải qua những cải biến sâu sắc, phù hợp với thực trạng nền kinh tế.Việc thực hiện tốt hay không tốt đều ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý.
Công tác kế toán của công ty có nhiều khâu, nhiều phần hành ,giữa chúng có mối liên hệ gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống quản lý có hiệu quả.Mặt khác, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là một trong những cơ sở quan trọng trong việc điều hành, chỉ đạo sản xuất kinh doanh.
Qua quá trình học tập môn kế toán và tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty Cổ phần du lịch và thương mại hàng không- Airseco, đồng thời được sử chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của PGS.TS.Nguyễn Minh Phương cũng như các anh chị kế toán thuộc Ban Tài chính kế toán và các phòng ban liên quan thuộc Công ty Cổ phần du lịch và thương mại hàng không- Airseco, em đã chọn đề tài :
“Thực trạng công tác hạch toán kế toán tổng hợp tại Công ty Cổ phần du lịch và thương mại hàng không- Airseco”
Báo cáo gồm 3 phần :
Phần I : Tổng quan về Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không _Airseco
Phần II : Bộ máy kế toán và hạch toán kế toán trong Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không_Airseco
Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của Công ty.
Do thời gian kiến tập có hạn và khả năng bản thân còn hạn chế nên báo cáo kiến tập không tránh khỏi thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Phần I : Tổng quan về Công ty cổ phần dịch vụ &thương mại
Hàng không _Airseco
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại hàng không _airseco.
1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hàng không_Airseco.
Chi nhánh Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không được thành lập năm 2003 với tên gọi là Trung tâm Xuất khẩu lao động và thương mại.đến ngày 17/09/2005 chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không_airseco theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103019614 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Tên giao dịch: AIR SERVICE AND TRADING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : AIRSECO.,JSC
Trụ sở chính : phòng số 6,7 tầng 12,tòa tháp B-VINCOM
191 Bà Triệu,phường Lê Đại Hành,quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội
Điện thoại : 04-9742733;Fax: 04-9742732;Email:dlhangkhong@hn.vnn.vn
Ngành nghề kinh doanh:
xuất khẩu lao động.
Du lịch lữ hành quốc tế và nội địa
Đại lý vé máy bay Vietnam Airlines
Vận chuyển.
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Là một dơn vị hoạt động trên nhiều lĩnh vực như : Tổ chức du lịch quốc tế và nội địa,khách sạn,nhà hàng,cung ứng bán vé máy bay trong và ngoài nước,xuất khẩu lao động và hàng hóa.Đặc biết trong lĩnh vực du lịch, Airseco là một trong những đợn vị có phong cách tổ chức du lịch chuyên nghiệp.Với chức năng chính là:
Tổ chức các tours du lịch quốc tế và nội địa;
Tổ chức các tours nghiên cứu,học tập khảo sát thị trường tìm đối tác bạn hàng theo chuyên đề và kết hợp tham quan;
Chuyên tổ chức các hoạt động giao lưu,gặp mặt và các sự kiện theo chuyên đề;
Tư vấn làm thủ tục hộ chiếu,visa;
Dịch vụ đặt phòng khách sạn trong nước và quốc tế;
Tổ chức hội nghị hội thảo và hội họp;
Cung ứng vé máy bay trong nước và quốc tế ;
Cho thuê xe ôtô du lịch với đội xe đời mới đẹp từ 4 đến 45 chỗ,lái xe nhiệt tình,chuyên nghiệp;
Xuất khẩu lao động tới các nước : Các nước Trung Đông,Nhật bản,Balan và malaysia.
3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
3.1.Ban Tổng Giám Đốc
. Tổng Giám Đốc: Ông Nguyễn Xuân Vui
. Phó Tổng Giám Đốc:
Bà: Nguyễn Thị Hồng Vân
Ông : Nguyến Hùng
Bà : Đới Thị Hồng
Là ban đại diện có tư cách pháp nhân của công ty,chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.
3.2.Ban Tài chinh kế toán( Trên cơ sở Phòng tài chính kế toán):
. Trưởng ban- Kế toán trưởng: Bà Võ Thị Xuân
. Phó Trưởng ban: bà Lê Thị Thu Hằng và 12 nhân viên viên khác.
Có nhiệm vụ quản lý tài sản ,tiền vốn của công ty và giám sát kiểm tra sổ sách chứng từ,hạch toán sổ sách của công ty theo đúng quy đinh chế độ của Nhà nước.
3.3.Ban Nhân sự (trên cơ sở Phòng Tổ chức-Hành chính):
. Giám đốc nhân sự: Lê Thị Hải Thành và 7 nhân viên.
Có nhiệm vụ tuyển dụng,sắp xếp lao động,phân bổ chỉ tiêu tiền lương…cho toàn bộ nhận viên công ty. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ văn thư ,tiếp khách.
3.4. Văn phòng Đại diện nước ngoài:
có tất cả 8 nhân viên,trong đó:
. Văn phòng Dubai:Giám Đốc : bà Đào Thị Hường
. Văn phòng Malaysia: Giám đốc : bà Vũ Thị Kim Oanh
. Văn phòng Qatar: Giám đốc : Nguyến Ngọc Phương
Chịu trách nghiệm về hoạt đông kinh doanh ở nước ngoài ,xúc tiến thương mại và ngoại giao trong việc Xuất khẩu lao động, và lữ hành quốc tế; phụ trách các khách du lịch nội địa và các khách du kịch quốc tế,có nhiệm vụ ký kết hợp đồng theo các chương trình du lịch theo yêu cầu khách hàng:thường xuyên theo dõi thị trường du lịch để nắm bắt các xu thế thế thị trường Du lịch nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng.
3.5. Chi nhánh trong nước(thành lập mới):
. Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Giám đốc: ông Đào Xuân Từ
. Chi nhánh TP Đà Nẵng (đang thành lập)
Có nhiệm vụ lập chương trình, cung cấp các tours du lịch cho khách hàng Việt Nam trong nước và nước ngoài,tổ chức cho khách hàng nước ngoài sinh sống ở Việt Nam đi du lịch trong nước.
3.6.Thị trường Châu Á:
Giám đốc: bà Trần Thu Quỳnh
. Thị trường Trung Đông
. Thị trường Đài Loan
. Thị trường Malaysia
. Thị trường Nhật bản
Nhiệm vụ giống Thị trường quốc tế nhưng chỉ phụ trách khu vực Châu Á.
3.7. Thị trường Châu Âu :
Giám Đốc: bà Nguyễn Thị Hải Yến
. Thị trường Balan
. Thị trường Czech
. Thị trường Liên Bang Nga
Nhiệm vụ giống thị trường quốc tế nhưngc hỉ phụ trách khu vực Châu Âu.
3.8. Trung tâm lữ hành quốc tế: Giám đốc: PGĐ Nguyễn Thị Hồng Vân
3.9. Ban phát triển nguồn nhân lực quốc tế: PTGĐ : Nguyễn Hùng
3.10. Đại lý vé Vietnam Airlines: Trưởng đại lý: Trần Thị Phượng
3.11. Đội xe: Đội trưởng: Lê Trọng thủy
3.12. Trung tâm đào tạo( trung tâm 1 và 2)
Sơ đồ tổ chức bộ máy
1.Ban nhân sự.
2.Ban Kế hoạch tài chính.
3.Thị trường Châu Á.
4.Văn phòng đại diện nước ngoài.
Tổng Giám Đốc
Hội đồng quản trị
PTGĐ.Nguyễn Hồng Vân
PTGĐ.Nguyễn Hùng
PTGĐ.Đới Thị Hồng
1.TT lữ hành quốc tế.
2.Đội xe.
3.Đại lý vé Vietnam Airlines.
4.TT đào tạo.
Phụ trách ban phát Triển Nguồn lao động quốc tế.
Phụ trách kế hoạch đầu tư của Công ty.
4.Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây .
Trong lĩnh vực hoạt động của công ty, thị trường luôn được xác định là khâu đầu tiên và khâu quan trọng chi phối các hoạt động của Công ty, đặc biệt là kinh doanh lữ hành và xuất khẩu lao động.Vì lẽ đó việc chiếm lĩnh thị phần đã trở thành sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức.Công ty đã có sự đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền quảng bá để thu hút khách.Các hội chợ quốc tế lớn đều có mặt để tăng cường sự hợp tác chặc chẽ với các bạn hàng quen thuộc, đông thời nghiên cứu, thiết lập quan hệ tốt với các bạn hàng mới.
Với sự phát triển không ngừng của kinh tế Việt nam, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006 đã mở ra một bước ngoặc mới cho nền kinh tế Việt Nam , đặc biệt là du lịch.Nhận thức rõ điều đó, Công ty đã chủ động nắm bắt được các khó khăn, thách thức cũng như những cơ hội phát triển đưa Công ty ngày càng lớn mạng và đứng vững trên thị trường.Ta có thể thấy sự phát triển của Công ty qua bảng số liệu dưới đây về tình hình thực hiện một số chỉ tiêu của năm 2005, 2006 và 2007 :
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Vốn cố định
5.300.000.000
5.700.000.000
6.490.000.000
Vốn lưu động
12.400.889.000
13.208.000.000
15.100.700.000
Tổng quỹ tiền lương
4.140.000.000
5.490.148.000
9.220.080.000
Tiền lương bình quân
34.500.000
38.552.000
55.660.980
Doanh thu
20.282.000.000
24.000.674.000
34.000.400.000
Lợi nhuận
648.900.000
776.570.000
980.908.000
Qua một số chỉ tiêu trên ta có nhận xét sau :
Trong 3 năm (2005, 2006, 2007) ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày cáng phát triển.Cụ thể, Vốn cố định của Công ty chiếm 30% tổng số vốn của doanh nghiệp tăng lên hàng năm : năm 2006 so với 2005 tăng 400.000.000 đồng, tương ứng tốc độ tăng là 7,5% ; năm 2007 so với 2006 tăng 790.000.000 đồng ,tương ứng tốc độ tăng 13,8%.Trong khi đó, Vốn lưu động chiếm 70% tổng số vông của Công ty cũng tăng lên không ngừng : năm 2006 so với 2005 tăng807.111.000 đồng tương ứng tốc độ tăng 6,5% ; năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.892.700.000 đồng, tương ứng tốc độ tăng 14,3%.Điều này chứng tỏ vốn của Công ty được bổ sung hàng năm, tức tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Quỹ tiền lương cho cán bộ công nhân viên cũng tăng nhanh theo từng năm, kéo theo là sự tăng lên trong thu nhập bình quân một năm của cán bộ công nhân viên như bảng trên đã chỉ rõ.Thu nhập cán bộ công nhân viên tăng lên là điều kiện tốt vừa đảm bảo đời sống cho họ , vừa khuyến khích họ đóng góp hết khả năng của mình cho sự phát triển chung của toàn Công ty.
Tổng doanh thu mà Công ty đạt được trong 3 năm gần đây tăng như sau : năm 2006 so với 2005 tăng 3.718.674.000 đồng tương ứng tốc độ tăng 18,3% ;năm 2007 so với 2006 tăng 9.999.726.000 đồng tương ứng tốc độ tăng 41,6%.Doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận hàng năm cũng tăng : năm 2006 so với 2005 tăng 127.670.000đồng tương ứng tốc độ tăng 19% ;năm 2007 so với 2006 tăng 204.338.000đồng tương ứng tốc độ tăng 26.3 %.
Qua các chỉ tiêu trên ta dễ dàng nhận thấy rằng Công ty đang phát triển vững, nhanh và mạnh.Tất cả các chỉ tiêu đều tăng lên ,đặc biệt có sự tăng vượt vào năm 2007.Lý do chính cho sự phát triển này là do Việt Nam gia nhập WTO ,lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam tăng ồ ặt ,đạt khoảng 3, 94 triệu du khách (số liệu của Tổng cục du lịch ).Thêm vào đó, lượng lao động xuất khẩu sang các nước trên thế giới cũng tăng nhanh, đặc biệt là Đài Loan (gần 24 ngàn lao động năm 2007), Malaysia (26.704 lao động năm 2007) và Quatar,…Do tận dụng tốt cơ hội ,tăng cường hợp tác và giao lưu với các đối tác trong và ngoài nước nên Công ty đã không ngừng phát triển , tăng nhanh doanh thu cũng như thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Phần II : Bộ máy kế toán và hạch toán kế toán trong Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không_Airseco.
I.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty.
1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không_airseco là công ty hoạt động về lĩnh vực du lịch và xuất khẩu lao động,bán vé máy bay.Xuất phát từ đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh,đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức tập trung.Toàn bộ công tác kế toán,công tác tài chính và công tác thống kê được tập trung ở Ban kế hoạch Tài chính của công ty.
Trong công ty,Ban kế hoạch tài chính là một ban rất quan trọng với chức năng quản lý về tài đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành kế hoạch hàng năm của Công ty,có thể nói Ban kế hoạch tài chính là nơi ghi chép thu thập tổng hợp thông tin về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty một cách chính xác đầy đủ và kịp thời để hỗ trợ động lực cho ban lãnh đạo của Công ty trong việc đưa ra các quyết định quản lý.
Ban kế hoạch tài chính của Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không_Airseco gốm 14 thành viên,tất cả đều đại học và trên đại học,mỗi người có chức năng riêng.
*.Kế toán trưởng : là người giúp Tổng giám đốc công ty tổ chức thực hiên toàn bộ công tác kế toán ,thống kê,tài chính của công ty đồng thời thực hiện việc kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế,tài chính của doanh nghiệp.Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của Công ty,đảm bảo bộ máy gọn nhẹ,phù hợp với tổ chức kinh doanh và yêu cầu quản lý của công ty.Kế toán trưởng thường thực hiện kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép tính toán ban đầu,chấp hành chế độ báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán theo quy định, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ .Kế toán trưởng là người lập các báo cáo tài chính hàng năm.
*Phó ban: Kế toán tổng hợp:có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng trong việc thực hiện các công tác kế toán như : tổng hợp kết quả của các bộ phận để vào sổ tổng hợp và lên báo cáo cuối kỳ hoặc cuối niêm độ kế toán.
*Kế toán phụ trách công nợ Xuất khẩu lao động: có trách nhiệm theo dõi toàn bộ công nợ liên quan tới xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
* Kế toán thanh toán: theo dõi toàn bộ hoạt đông liên quan tới các phương thức thanh toán và hoạt động thanh toán của công ty,theo dõi từng đối tượng công nợ phải thu,phải trả và tổng hợp tình hình thanh toán trước khi lập báo cáo tài chính.
* Kế toán khâu lữ hành và bán vé : chịu trách nhiệm về thu ,chi trong khâu bán vé và lữ hành quốc tế, trong nước.ghi chép sổ sách làm cơ sở vào sổ kế toán tổng hợp của công ty.
* Kế toán tiền và Tài sản cố định : có nhiệm vụ viết phiếu thu.phiếu chi để hàng tháng lên Nhật biên tiền mặt (nhật biên thu chi tiền mặt trong quý).Đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ,trích khấu hao và lập bảng tổng hợp khấu hao.
* Thủ quỹ : theo dõi quỹ, tránh xảy ra việc mất mát, đồng thời phản ánh kịp thời dòng tiền ra vào trong từng ngày và từng tháng theo quy định thông qua việc ghi chép sổ quỹ.Cuối kỳ hoặc cuối niên độ, thủ quỹ phải báo cáo với kế toán trưởng và kế toán tổng hợp về tình hình tồn quỹ để kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu với các phần hành liên quan, qua đó kế toán trưởng cũng biết được lượng tiền mặt hiện còn để có quyết định phù hợp.
* Kế toán lương : theo dõi tình hình công nhân viên, lập bảng chấm công, bảng lương và phân bổ lương, trích Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và bảng thanh toán lương.
2.Đặc điểm tổ chức hình thức ghi sổ kế toán của công ty.
Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, Công ty cổ phần dịch vụ và thương mại Hàng không_Airseco,ngoài các bộ phận của Công ty, Công ty còn mở thêm 2 chi nhánh ở TP HCM và TP Đà Nẵng, vì thế để có thể hạch toán và phản ánh được toàn bộ hoạt động của công ty, tại các trung tâm công ty đã sử dụng hình thức sổ nhật biên,cuối tháng trung tâm sẽ hình thành các bảng kê chi tiết từ các nhật biên theo dõi hàng ngày.Bảng kê được chuyển về Công ty để tiếp tục các công việc tiếp theo.Tại công ty sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để hạch toán.Để đảm bảo công tác đối chiếu và so sánh kế toán cần sử dụng đến các sổ kế toán như :sổ chi tiết các tài khoản, sổ TSCĐ, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng…
Trình tự chung trong hạch toán kế toán các phần hành theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại công ty theo sơ đồ sau :
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Chúng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Sổ ,thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú : Ghi ngày tháng
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
3.Hệ thống báo cáo kế toán .
Công ty Cổ phần du lịch và thương mại hàng không-Airseco sử dụng các báo cáo tài chính theo quy định gồm :
- Bảng cân đối tài sản.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo được lập theo quý, nơi gửi là Cục thuế, cơ quan Kiểm toán, Ngân hàng.
* Trình tự ghi sổ :
- Hàng ngày hay định kỳ căn cứ vào số chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lệ để phân loại rồi lập Chứng từ ghi sổ.Các chứng từ gốc cần ghi chi tiết đồng thời ghi vào Sổ kế toán chi tiết.
- Các chứng từ thu chi tiền mặt hàng ngày thủ quỹ ghi vào Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ cuối ngày rồi chuyển cho kế toán tiền mặt.
- Các chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào Sổ cái.
- Cuối tháng kiểm tra đối chiếu Sổ cái với bảng tổng hợp số liệu chi tiết, giữa bảng cân đối số phát sinh các tài khoản với Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào số liệu cân đối phát sinh các tài khoản và bảng tổng hợpc chi tiết để lập Báo cáo Tài chính.
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào hai sổ kế toán tổng hợp một cách riêng rẽ : Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
- Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.Tổng số dư nợ và dư có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.
4.Chế độ kế toán sử dụng tại công ty :
Căn cứ vào pháp lệnh kế toán tài chính,chế độ kế toán công ty do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ/CĐKT ngày20/03/2006.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng (VND).
Phương pháp tính khấu hao : phương pháp đường thẳng.
Phương pháp tính thuế GTGT : Phương pháp khấu trừ.
Không lập các khoản dự phòng.
II.Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu trong doanh nghiệp.
1.Kế toán Tài sản cố định.
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, xuất khẩu lao động là chủ yếu nên Tài sản cố định (TSCĐ) của Công ty chủ yếu tồn tại dưới dạng TSCĐ hữu hình, phần lớn là các phương tiện vận tải,chủ yếu vẫn trong tình trạng hoạt động tốt và các TSCĐHH khác như : nhà cửa,vật kiến trúc,máy móc thiết bị và các TSCĐHH khác.
Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ,công ty tiến hành đánh giá TSCĐ ngay khi đưa vào sử dụng. Tùy từng loại TSCĐ mà công ty có cách đánh giá khác nhau.
Việc quản lý và hạch toán TSCĐ luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc đầy đủ và tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ gốc bao gồm: Hóa dơn giá trị gia tăng ,biên bản thanh lý TSCĐ,biên bản quyết toán.Căn cứ vào chứng từ gốc và các tài liệu khác mà bộ phận kế toán tiến hành lập sổ và theo dõi trên thẻ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết tăng giảm TSCĐ, bảng khấu hao TSCĐ rồi tiến hành hạch toán chi tiết, ghi vào sổ chi tiết và Sổ cái TK 211 và các TK liên quan, làm cơ sở lên các Báo cáo tài chính.
1.1.Hạch toán tăng giảm TSCĐ.
1.1.1. Hạch toán tăngTSCĐ.
Bộ phận sử dụng mua TSCĐ sẽ tiến hành lập thẻ TSCĐ và gửi lên phòng kế toán biên bản giao nhận TSCĐ, căn cứ vào chứng từ để lập Hóa đơn giá trị gia tăng và phản ánh bút toán :
+Trường hợp mua ngoài sử dụng ngay:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ mua ngoài đưa vào sử dụng.
Nợ Tk 133 : thuế VAT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 111,112 : nếu thanh toán ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Có TK 331 : nếu chưa thanh toán.
Có TK 311,341 : thanh toán bằng tiền vay ngân hàng.
Đồng thời phản ánh bút toán đơn :
Có TK 009: nguyên giá TSCĐ mua vào( mua bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản)
Bút toán kết chuyển nguồn :
Nợ TK 414 : TSCĐ đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
Nợ TK 431 : TSCĐ đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
Có TK 411 : ghi tăng nguồn vốn kinh doanh.
+ Trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm phải qua lắp đặt :
Khi koàn thành bàn giao TSCĐ, kế toán căn cứ vào chứng từ có liên quan đến để hoàn thành ghi sổ. Trước khi vào sổ kế toán phải tập hợp lại chứng từ cho khoản chi phí đầu tư, thuế trước bạ, giấy đăng ký khám xe, dầu mỡ chạy thử…
Bút toán 1:
Nợ TK 2411 : tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt thực tế phát sinh.
Nợ TK 133 : Thuế VAT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 311.331…: Giá thanh toán cho người bán.
Bút toán 2: Kết chuyển ghi tăng nguyên giá TSCĐ khi lắp đặt hoàn thành bàn giao:
Nợ TK 211 : Nguyên giá TSCĐ tăng.
Có TK 2411 : chi phí mua sắm , lắp đặt chạy thử.
Đồng thời phản ánh các bút toán ghi đơn TK 009 và kết chuyển nguồn hình thành TSCĐ như trên.
Kế toán mở sổ đăng ký TSC Đ và sổ chi tiết TSCĐ.Nội dung chính của sổ phán ánh chi tiết các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh.Số hiệu trên sổ cung cấp các chi tiết về tình hình tài sản và là căn cứ lập báo cáo.
Công ty CP DV& TM
Hàng không
Sổ đăng ký TSCĐHH
Tháng 12 năm 2003.
STT
Tên TSCĐHH
Nước sản xuất
Nguyên giá
Năm sử dụng
Số khấu hao năm
Số khấu hao 1
năm
Ghi chú
1
Xe ca 29H-4869
Hàn
389.760.000
2003
8
48.720.000
2
Xe ca 29L-3890
Hàn
380.400.000
2003
8
47.550.000
3
Xe ca 29I-2450
Hàn
360.468.000
2003
8
45.058.500
4
Xe ca 29X-3686
Hàn
359.090.800
2003
8
44.886.350
5
Xe 4chỗ 29X-3489
Nhật
290.450.000
2003
8
36.306.250
….
….
….
Sau đó kế toán tổng hợp số liệu để lập bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐHH của Công ty.Bảng tổng hợp này được dùng để kiểm tra đối chiếu số liệu với Sổ cái tài khoản 211. Kế toán căn cứ vào 2 sổ trên để vào bảng sau :
Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐHH
Chứng từ
Tên TSCĐHH
Đơn vị tính
Số lượng
TSCĐHH tăng
SH
NT
Nguyên giá
Nguồn hình thành
Bộ phận sủ dụng
19
10/12/03
Xe ca 29H-4869
Chiếc
01
389.760.000
NS
Vận chuyển
T1
10/12/03
Xe ca 29L-3890
Chiếc
01
380.400.000
NS
Vận chuyển
28
10/12/03
Xe ca 29I-2450
Chiếc
01
360.468.000
NS
Vận chuyển
32
10/12/03
Xe ca 29X-3686
Chiếc
01
359.090.800
NS
Vận chuyển
34
10/12/03
Xe 4chỗ 29X-3489
Chiếc
01
290.450.000
NS
Vận chuyển
…
….
….
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.Hàng ngày, tháng căn cứ vào chứng từ gốc về TSCĐHH phát sinh. Kế toán vào chứng từ ghi sổ theo mẫu sau :
Chứng từ ghi sổ
Ngày 15 tháng 12 năm 2003
Số : 21
Diễn giải
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Nhập xe ô tô 29H-4869
211
2411
389.760.000
Mua xe ô tô 29L-3890
211
112
380.400.000
Mua xe ô tô 29I-2450
211
111
360.468.000
Mua xe ô tô 29X-3686
211
111
359.090.800
Mua xe ô tô 29X-3489
211
2411
290.450.000
Tổng cộng
1.780.168.800
Kèm theo :05chứng từ gốc.
Người lập Kế toán trưởng
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Năm 2003.
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
SH
NT
20
30/11
….
21
15/12
1.780.168.800
…
….
Cộng
….
Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các chứng từ ghi sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên chứng từ ghi sổ với các sổ chi tiết TSCĐ, bảng tổng hợp TSCĐ và lấy số liêu vào Sổ cái.
1.1.2.Hạch toán giảm TSCĐ.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ dẫn đến một số TSCĐ bị cũ, hao mòn lạc hậu không sử dụng nữa nên bị loại bỏ. Công ty Cổ phần du lịch và thương mại hàng không do mới thành lập nên TSCĐ còn mới và thời gian sử dụng còn dài.Tuy vậy nhiều tài sản của Công ty khi không còn lợi ích trong kinh doanh , trong khi xông ty lại cẩn vốn cho việc cải tiến mua sắm máy móc mới nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.Do vậy,công ty cần thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ để thu hồi vốn nhanh.
Khi công ty muốn thanh lý TSCĐ đã cũ và hoạt động kém hiệu quả,công ty phải lập “Tờ trình xin thanh lý TSCĐ” gửi lên Đại hội đồng cổ đông gồm các nội dung chính sau:
lý do xin thanh lý, nhượng bán.
Các loại TSCĐ xin thanh lý, nhượng bán.
Sau khi Tờ trình được duyệt, công ty thành lập hội đồng thanh lý.Hội đông thanh lý chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng, giá trị còn lại của tài sản đó, xác định gíá trị thu hồi, xác định chi phí thanh lý.
Các chứng từ liên quan đến thanh lý TSCĐ :
tờ trình xin thanh lý
biên bản xác định hiên trạng
quyết định cho phép thanh lý
biên bản thanh lý TSCĐ
Các chứng từ trên là cơ sở cho kế toán ghi giảm TSCĐ.
+ Bút toán 1 : Xóa sổ TSCĐ :
Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn TSCĐ.
Nợ TK 811 : Giá trị còn lại TSCĐ.
Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ.
+ Bút toán 2 : Phản ánh các khoản thu từ thanh lý, nhượng bán :
Nợ TK 111, 112, 131 :theo giá thanh toán.
Có Tk 711 : Ghi theo thu nhập khác.
Có TK 3331 : thuế VAT đầu ra ( nếu có).
+ Bút toán 3 : chi phí bỏ ra khi thanh lý, nhượng bán :
Nợ TK 811 : Chi phí khác.
Nợ TK 133 : Thuế VAT đầu vào (nếu có)
Có TK 111,112, 331, 338…: chi phí bỏ ra nhượng bán thanh lý.
Chứng từ ghi sổ
Ngày 15 tháng 12 năm 2003.
Số : 22
Diễn giải
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
Giảm TSCĐ do thanh lý ,nhượng bán
1.Thanh lý xe ô tô W50 đã dụng lâu năm
214
811
211
211
85.000.000
90.500.000
2.Nhượng bán xe ô tô W 50 29L-1180
214
811
211
211
46.649.000
65.500.000
Tổng cộng
287.649.000
Kèm theo : chứng từ gốc.
Người lập Kế toán trưởng
Từ số liệu của chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ :
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Năm 2003.
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
SH
NT
20
30/11
….
21
15/12
1.780.168.800
22
15/12
287.649.000
…
…
….
Sổ cái
Năm 2003
Tên TK: TSCĐ Số hiệu :211
NT ghi sổ
CTGS
Diễn giải
Số hiệu TK ĐƯ
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
….
16/12
21
15/12
Nhập xe ô tô 29H-4869
2411
389.760.000
16/12
21
15/12
Mua xe ô tô 29L-3890
112
380.400.000
16/12
21
15/12
Mua xe ô tô 29I-2450
111
360.468.000
16/12
21
15/12
Mua xe ô tô 29X-3686
111
359.090.800
16/12
21
15/12
Mua xe ô tô 29X-3489
2411
290.450.000
16/12
22
15/12
Thanh lý xe ô tô W50 đã dụng lâu năm
214
811
85.000.000
90.500.000
16/12
22
15/12
.Nhượng bán xe ô tô W 50 29L-1180
214
811
46.649.000
65.500.000
…
….
…
…
Cộng số phát sinh
…
…
Số dư cuối tháng
…
…
1.2.Hạch toán sửa chữa TSCĐ.
Khi phát sinh các nghiệp vụ sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ,nếu là phương tiện vận tải và các TSCĐ khác phục vụ nhu cầu kinh doanh của đội xe và lữ hành bán vé thì chi phí sửa chữa được công ty tính vào chi phí bán hàng của hoạt động bộ phận đó,nếu là TSCĐ phục vụ quản lý công ty thì chi phí sửa chữa tính vào chi phí quản lý của công ty khi sửa cữa hoàn thành.
+ Khi tiến hành trích trước chi phí sữa chữa TSCĐ vào chi phí từng bộ phận theo dự toán ,kế toán ghi :
Nợ TK 641 : Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận kinh doanh.
Nợ TK 642 : Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ ở bộ phận quản lý.
Có TK 335 : “Chi phí phải trả”.
+ Khi công việc sửa chữa diễn ra, tập hợp chi phí sửa chữa TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ Tk 2413 : Chi phí sửa chữa TSCĐ.
Nợ TK 133 : Thuế VAT đầu vào (nếu có).
Có TK 111, 112,214, 334, 338,..: Yếu tố chi phí.
+ Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành ,kế toán tính giá thành thực tế của công việc sửa chữa và tiến hành kết chuyển :
Nợ TK 335 : Giá thành dự toán đã trích trước.
Nợ TK 641, 642 : Phần dự toán thiếu.
Có TK 2413 : Giá thành thực tế.
Nếu trích thừa :
Nợ TK 335
Có TK 641, 642 : Phần dự toán thừa.
Quá trình sửa chữa sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Để TSCĐ được sửa chữa cho tốt và mang tính hợp pháp đối với các chế độ kế toán mới, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ sau :
Biên bản xác định tình trạng kỹ thuật máy.
Căn cứ vào biên bản kiểm tra sửa chữa.
Căn cứ vào phương án dự toán sữa chữa.
Căn cứ vào quyết định sữa chữa.
Căn cứ vào hợp động kinh tế.
Căn cứ vào quyết toán sửa chữa xe.
Sau khi phản ánh các bút toán trên, căn cứ các chứng từ hợp lệ kế toán vào sổ nhật ký chứng từ và đăng ký chứng từ các TK 641, 641, 335, 2413 và các TK liên quan cũng như vào Sổ cái các TK trên.
1.3.Hạch toán khấu hao TSCĐ.
Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại hàng không tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Tất cả các TSCĐHH hiện có của Công ty tham gia quá trình kinh doanh , quản lý đều phải tính khấu hao và phân bổ dần vào chi phí.
Việc tính khấu hao dựa trên hai cơ sở : nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng.
Nguyên giá của TSCĐ
Mức khấu hao năm =
Số năm sử dụng dự kiến
Chi tiết TSCĐHH trích khấu hao năm 2007
STT
Tên TSCĐ trích khấu hao
Nguồn vốn
Nguyên giá
Mức tính khấu hao
Giá trị còn lại
I
Nhà cửa,vật kiến trúc
2.426.381.000
597.684.086
1.828.696.914
II
Máy móc thiết bị
143.864.300
24.954.800
118.909.500
1
Máy photocopy
36.095.000
784.000
35.311.000
2
Máy điều hòa National
33.090.000
11.586.000
21.504.000
3
Máy điều hòa LG
14.421.000
1.923.000
12.498.000
4
Máy điều hòa 12000PTU
21.778.000
2.903.000
18.875.000
5
Máy vi tính
14.710.300
245.000
14.875.000
6
Máy in
11.030.000
3.862.000
7.168.000
7
Máy đếm tiền
12.740.000
3.651.800
9.088.200
III
Phương tiện vận tải
5.270.619.400
2.790.129.000
2.480.490.400
1
Xe ca
4.990.619.400
2.602.891.000
2.387.728.400
2
Xe con
280.000.000
187.238.000
92.762.000
Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng tính khấu hao tiến hành phân bổ khấu hao vào chi phí của bộ phận sử dụng TSCĐ.Ở Công ty Cổ phàn dịch vụ và thương mại hàng không, để thuận tiện cho việc theo dõi và hạch toán, kế toán phân bổ khấu hao của tất cả các TSCĐ của Công ty vào chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán phản ánh :
Nợ TK 642 : chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 214 : khấu hao TSCĐ.
Đồng thời, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ , kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ và đăng ký chứng từ ghi sổ của TK 214 ,642 , từ đó đưa vào Sổ cái TK 214 và TK 642.
2.Kế toán vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền của công ty hiện nay chủ yếu tồn tại dươi hai dạng là : Tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng.
2.1.Hạch toán tiền mặt tại quỹ.
Việc thu, chi tiền mặt tại quỹ phải có lệnh thu, lệnh chi.Lệnh thu, lênh chi phải có chữ ký của giám đốc (hoặc người được ủy quyền) và kế toán trưởng. Trên cơ sở lệnh thu, lệnh chi ,kế toán tiền mặt tiến hành lập phiếu thu, phiếu chi. Thủ quỹ nhận được phiếu thu, phiếu chi sẽ tiến hành thu, chi theo các chứng từ đó và có ký tên đóng dấu “._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10731.doc