Thực trạng công tác hạch toán Kế toán tổng hợp tại Công ty Cao su Sao vàng

Phần I Tổng quan về Công ty Cao su Sao vàng 1.1. Vài nét về công nghiệp cao su Ngay từ xa xưa, con người đã biết đến cao su là nguyên liệu hết sức lý tưởng mà chưa có nguyên liệu nào có thể thay thế để sản xuất săm lốp như : sức bền lớn, ít bị mài mòn, không thấm khí, thấm nước…Cho nên nói đến cao su trước hết phải nói đến công nghiệp sản xuất săm lốp. Công nghiệp cao su thực sự ra đời từ thế kỉ 19 với phương pháp lưu hoá cao su bằng lưu huỳnh của Goodyear (năm 1839), tiếp đến là phát minh củ

doc144 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác hạch toán Kế toán tổng hợp tại Công ty Cao su Sao vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Dunlop (năm 1888) về chế tạo lốp bánh hơi. Những phát minh nói trên đã được áp dụng rộng khắp trên thế giới và không ngừng được phát triển ở Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia được đánh giá là có nguồn cao su dồi dào và nhu cầu về săm lốp để phục vụ cho quốc phòng và tiêu dùng là rất lớn. Chính từ xuất phát điểm trên, ngành công nghiệp gia công các sản phẩm cao su của Việt Nam đã ra đời. Nó hứa hẹn một chân trời rộng mở cho Công ty Cao su Sao vàng của chúng ta vươn lên. . Sơ lược về sự ra đời và lịch sử hình thành, phát triển của Công ty 1.2.1. Sơ lược về sự ra đời của Công ty Công nghiệp cao su thâm nhập vào Việt Nam năm 1956 với sự ra đời xưởng Indoto của quân đội Pháp tại số 2 Đặng Thái Thân. Xưởng hoạt động trong vòng 4 năm, chủ yếu chỉ là đắp vá săm lốp ô tô và được coi là tiền thân của nhà máy Cao su Sao vàng sau này. Theo Quyết định số 1714 của Bộ Công nghiệp nặng, ngày 23/5/1960 nhà máy Cao su Sao vàng, biểu tượng hữu nghị của tình đoàn kết keo sơn Việt_Trung, chính thức được thành lập với mục đích chủ yếu là sản xuất săm lốp xe đạp, ô tô phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhà máy được coi là một xí nghiệp quốc doanh lớn nhất, lâu đời nhất và duy nhất của sản phẩm săm lốp ô tô, con chim đầu đàn của ngành công nghiệp chế taọ các sản phẩm cao su Việt Nam. Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn song nhà máy đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra và được Nhà nước tặng nhiều cờ và bằng khen. Từ những thành tích vẻ vang đó, ngày 27/08/1992 nhà máy được chuyển thành Công ty Cao su Sao vàng theo QĐ số 645/CNNg của Bộ Công nghiệp nặng. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 108462 ngày 15/5/1993 và chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp Nhà nước. Công ty được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được quyền kí kết các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, liên doanh trong sản xuất và bán sản phẩm cho nước ngoài. Về mặt kinh doanh cho phép các xú nghiệp có quyền hạn rộng hơn đặc biệt trong quan hệ đối ngoại. Điều này tạo điều kiện cho Công ty mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam như: sản xuất các mặt hàng cao su trong nước, đặc biệt là săm lốp xe máy, xe đạp, ô tô và sản xuất hàng cao su cho các bạn hàng nước ngoài. 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Từ lúc ra đời cho đến thời điểm hiện nay, Công ty đã và đang trải qua nhiều khó khăn thử thách. Quá trình phát triển của Công ty có thể chia thành những giai đoạn sau: Giai đoạn 1960 -1987, nhịp độ sản xuất của nhà máy luôn tăng trưởng, số lao động tăng không ngừng (Năm 1986 là 3260). Tuy nhiên do chịu tác động trực tiếp của cơ chế hành chính bao cấp nên nhìn chung sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, ít được cải tiến vì khiing có đối tượng cạnh tranh, bộ máy quản lý cồng kềnh, người đông song hoạt động trì trệ, hiệu quả kém, thu nhập người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Giai đoạn 1988-1989, đây là thời kỳ quá độ, chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường đầy thách thức, nan giải. Nó quyết định đến sự tồn vong của một doanh nghiệp Xã hội Chủ nghĩa. Song với tư cách là ngành công nghiệp cao su hàng đầu, nhà máy luôn kiên định con đường lựa chọn cùng sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ lao động tài năng và giàu kinh nghiệm tiến hành tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, từng bước vượt qua những khó khăn gian khổ nhất, từ đó vững bước đi lên. Từ năm 1990 đến nay, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình: là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả, có doanh thu, các khoản nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao độnh được nâng cao, sản phẩm của doanh nghiệp được đánh giá cao về chất lượng(3 năm liên tiếp: 1996, 1997, 1998 được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao). Hiện nay, Công ty có 6 chi nhánh và trên 200 đại lý phân bổ rải rác ở 31 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Vừa qua, Công ty tự hào đón nhận chứng chỉ ISO 9002 của tập đoàn BVQI Vương Quốc Anh. Từ những thành tích to lớn đã đạt được, Công ty xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp cao su, vị trí nòng cốt của kinh tế Nhà nước trong tiến trình hội nhập nền kinh tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 1.3.1. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Theo sự phân công của Tổng công ty Hoá chất, Công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng cao su trong nước và sản xuất cao su cho các bạn hàng nước ngoài.Việc xem xét ngành nghề của Công ty rất có ý nghĩa đối với việc hoạch định chiến lược phát triển và công tác kế toán. Nếu ngành nghề càng phong phú thì công tác kế toán càng trở nên khó khăn, phức tạp và ngược lại. 1.3.2. Loại sản phẩm Là một doanh nghiệp chuyên gia công, chế biến các sản phẩm cao su phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và làm tư liệu sản xuất, các sản phẩm chính của Công ty chủ yếu là: Săm, lốp xe đạp, xe máy, ô tô, yếm ô tô và pin các loại. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Công ty đã thử nghiệm chế tạo thành công lốp máy bay dân dụng và quốc phòng cùng các mặt hàng cao su kĩ thuật cao cấp khác như: Băng tải các loại, lô cao su, gioăng cao su, ống cao su, ủng cao su… Công ty đã có sự nỗ lực không ngừng trong việc đa dạng hoá các sản phẩm chế từ cao su (Năm 1960 chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm: săm xe đạp và lốp xe đạp), cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao, giá cả phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người tiêu dùng. 1.3.3. Quy mô hoạt động Cũng như sản phẩm của Công ty, quy mô hoạt động của Công ty tăng lên theo từng năm. Năm 1960, khi mới thành lập doanh nghiệp chủ yếu hoạt động dưạ trên nguồn ngân sách Nhà nước và khoản viện trợ không hoàn lại. Những năm gần đây, quy mô cũng như cơ cấu nguồn vốn đã có những thay đổi đáng kể. Cụ thể: Biểu 1: Quy mô hoạt động Đơn vị: 1.000.000 đồng Chỉ tiêu 31/12/00 31/12/01 31/12/02 2001 so với 2000 2002so với 2001 % Chênh lệch % Chênh lệch Vốn lưu động 116.312 127.411 141.401 109,5 11.099 111,0 13.990 Vốn cố định 152.340 178.558 194.754 117,2 26.218 109,1 16.196 Tổng 268.652 305.969 336.155 113,9 37.317 109,9 30.186 1.3.4. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất Có thể nói khó có một doanh nghiệp nào sánh kịp tầm vóc về máy móc thiết bị của Công ty với hàng trăm loại khác nhau như máy luyện, máy cán tráng, máy dập tanh, máy cắt vải, … Máy móc thiết bị được đầu tư bằng 3 nguồn, trong đó nguồn vay 50%, ngân sách 25% và tự bổ sung 25%. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, Công ty đã từng bước cải tiến, đổi mới trang thiết bị. Đồng thời, mạnh dạn đầu tư có chiều sâu vào một số công đoạn sản xuất bằng cách thay thế những máy móc cũ bằng máy móc tự động và bán tự động của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật, Nga. Đặc biệt trong thời gian gần đây, có sự tham gia của các trang thiết bị do Công ty tự chế tạo như máy thành hình, máy cắt vải, khuôn lốp và rất nhiều công cụ lao động khác. Điều này không những tạo ra công ăn việc làm cho người lao động mà còn nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường quốc tế. Đối với công nghệ sản xuất: Công ty Cao su Sao vàng chuyên sản xuất các loại săm lốp trên quy trình công nghệ khép kín từ khâu sơ chế đến khâu chế biến. Sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến, bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau. Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của Công ty thành 2 giai đoạn chế biến như sau: Giai đoạn 1: Từ các nguyên liệu ban đầu là cao su sống và một số loại hoá chất, cao su được luyện như mong muốn của các nhà sản xuất để cung cấp cho giai đoạn sau tiếp tục chế biến. Trước đây, giai đoạn này được thực hiện tại chỗ. Để giảm độ ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn than đen sản xuất lốp ô tô nên một bộ phận cao su được chuyển lên Xuân Hoà để luyện. Giai đoạn 2: Là giai đoạn thành hình và lưu hoá cao su để tạo sản phẩm hoàn thành. Nguyên vật liệu dùng cho giai đoạn này là vải mành, dây thép tanh và bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang. Công nghệ này đã được Công ty áp dụng trong nhiều năm và đem lại cho thị trường những sản phẩm có chất lượng cao được khách hàng tín nhiệm. Tuy nhiên, Công nghệ sản xuất chưa mang tính đồng bộ cao giữa các sản phẩm, đòi hỏi phải thay thế dần những công nghệ cũ bằng công nghệ hiện đại hơn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nguyên vật liệu Cao su ống Các hoá chất Sàng, sấy Cắt, sấy tự nhiên Định hình lốp Sơ luyện Thí nghiệm nhanh Cán hình mặt lốp ốp Thành hình lốp Đóng gói Hỗn luyện Nhiệt luyện Lưu hoá lốp Cắt ba via thành vòng tanh Lồng ống nối dập tanh Ren răng hai đddđffffđđđđầu Cắt tanh Phối liệu Kiểm tra thành phẩm (KCS) Lưu hoá cốt hơi Vải mành Cán tráng Xé vải Sấy Đảo tanh Dây thép tanh Cắt cuốn vào ống sắt Nhập kho Thành hình cốt hơi Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất lốp xe đạp Cao su sống Hoá chất Sơ luyện Gắn van Nối đầu Thử chân không Nhập kho Hỗn luyện Nhiệt luyện ép suất Lồng ống Định hoá Lưu hoá Đóng gói Mài dầu Phết keo Kỹ thuật ràng rẩy Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất săm xe đạp 1.3.5. Nguyên vật liệu Dựa trên công nghệ sản xuất tiên tiến cùng với sự kết hợp giữa nguyên vật liệu chính là cao su và một số hoá chất đặc thù, những sản phẩm mang nhãn hiệu cao su sao vàng được khách hàng ưa chuộng đã ra đời. Tuy nhiên, mỗi một sản phẩm có những đặc thù khác nhau nên nguyên vật liệu tham gia cũng hết sức phức tạp và đa dạng. Để phục vụ cho việc hạch toán chi phí, nguyên vật liệu được chia thành 5 nhóm: Nhóm 1: Nguyên vật liệu chính bao gồm than đen, các loại phòng lão, chất phòng tư liệu, tanh các loại, cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, vải mành, các loại hoá chất và xúc tiến… Nhóm 2: Nguyên vật liệu phụ như màng quấn lốp, túi ni lông... Nhóm 3: Nhiên liệu, động lực như than, dầu, xăng. Nhóm 4: Phụ tùng thay thế bao gồm Bulông, êcu, dao cắt… Nhóm 5: Van các loại. Thời gian vừa qua, Công ty không ngừng nghiên cứu, sáng tạo nhằm tìm ra những nguyên vật liệu hữu ích phục vụ cho việc sản xuất. Việc đưa sợi nilông vào sản xuất thay thế sợi bông đã tạo hiệu quả bất ngờ: Sản phẩm (lốp) trở nên nhẹ hơn, bền hơn mà giá thành lại thấp hơn. Với những đóng góp không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên của Công ty, săm lốp cao su sao vàng ngày càng chiếm ưu thế so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Nói đến nguyên vật liệu không thể không nói đến nguồn cung ứng, một trong những nhân tố tác động lớn đến sự hưng thịnh của Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty có 2 nguồn cung cấp chính sau: Một là nguồn trong nước: Hàng năm Công ty phải mua một khối lượng lớn cao su thiên nhiên và một số nguyên vật liệu khác như ôxit kiềm, xà phòng, dầu nhựa thông, vải lót của thị trường trong nước, đặc biệt từ các tỉnh miền Trung và miền Nam. Hai là nguồn nước ngoài: Ngoài những nguyên liệu kể trên, Công ty phải nhập phần lớn từ nước ngoài mà chủ yếu từ Nhật, Triều Tiên, Liên Xô, úc. Do phải nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu quan trọng nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn: bị phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, giá thành sản phẩm có tính cạnh tranh không cao. 1.3.6. Tình hình lao động và tiền lương Theo chức năng, Công ty chia lao động thành 2 loại là lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Trong đó lao động trực tiếp là những người tham gia trực tiếp vào quá trình chế tạo sản phẩm và thực hiện những lao vụ, dịch vụ khác trong Công ty. Lao động gián tiếp là những lao động phục vụ cho nhân công trực tiếp hay chỉ tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, những nhân công tham gia vào hoạt động bán hàng tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường và bộ phận nhân công tham gia vào quá trình tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp. Cách phân loại lao động như vậy là chưa phù hợp với quy định. Doanh nghiệp cần theo dõi riêng cho lao động gián tiếp, lao động thực hiện chức năng lưu thông, tiếp thị và lao động quản lý hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho phòng kế toán tập hợp và phân bổ chi phí được chính xác và nhanh chóng. Về lao động: Xuất phát điểm là một nhà máy có tầm cỡ, doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh qua các thời kì, kéo theo đó đội ngũ lao động lớn cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ 262 người năm 1960 (bao gồm 3 phân xưởng sản xuất và 6 phòng ban nghiệp vụ, về trình độ không có ai tốt nghiệp đại học, chỉ có 2 cán bộ tốt nghiệp trung cấp) đến 3260 người năm 1986 (gồm 11 phòng ban). Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này không tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp bởi lẽ hầu hết lao động có trình độ tay nghề thấp, năng suất lao động hạn chế và thiếu trách nhiệm trong sản xuất. Khi chuyển sang cơ chế tự hạch toán kinh tế, Công ty đã mạnh dạn tinh giảm bộ máy quản lý và giảm thiểu một số lượng lớn lao động dư thừa. Đội ngũ lao động được tinh giảm từ 3260 người năm 1986 còn 2916 năm 2002 Chất lượng lao động đang dần được cải thiện.Tuy nhiên, lao động lớn tuổi của Công ty khá đông, lao động nữ chiếm đa số chưa có đủ điều kiện về sức khoẻ và trình độ đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp nặng. Về tiền lương: Lao động trực tiếp hưởng lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt. Lao động gián tiếp được trả theo thời gian. Biểu 2: Cơ cấu lao động theo giới tính, trình độ và phương thức làm việc Phân loại 2000 2001 2002 2003 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tổng lđ 2069 2629 2916 2854 Theo giới tính _Nam 1286 62% 983 37% 1031 35% 1006 _Nữ 783 38% 1646 63% 1885 65% 1848 Theo trình độ _ ĐH và trên ĐH 207 10% 309 12% 309 11% 315 _ Trung cấp 73 4% 184 7% 190 7% 294 _ PTTH, PTCS 1789 86% 2136 81% 2417 83% 2245 Theo hình thức lv _ Lđ gián tiếp 280 14% 325 16% 272 9% 261 _ Lđ trực tiếp 1789 86% 2304 111% 2644 91% 2593 1.3.7. Tình hình về thị trường tiêu thụ sản phẩm Hiện nay, một khối lượng lớn các sản phẩm cao su đặc biệt là săm lốp xe các loại đến tay người tiêu dùng trong nước thông qua 5 chi nhánh và hơn 200 đại lý trên toàn quốc. Thị trường miền Bắc là thị trường trọng điểm của Công ty. Tại đây Công ty chiếm thị phần lớn cả về thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối. Công ty đã và đang từng bước mở rộng thị trường ở miền Bắc và miền Nam. Đây thực sự là bài toán hóc buá đối với doanh nghiệp khi có sự cạnh tranh quyết liệt của các sản phẩm săm lốp cao su Đà Nẵng, cao su Miền Nam và các mặt hàng ngoại nhập từ Nhật, Thái Lan và Trung Quốc. Đứng trước những khó khăn thách thức ấy đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự cải tiến quy trình công nghệ sản phẩm, đổi mới trang thiết bị phù hợp, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, tìm ra nguyên vật liệu thay thế để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh, từ đó hướng tới xuất khẩu. Trước những năm 1988, sản phẩm của Công ty xuất khẩu sang một số nước như: CuBa, Anbani, Mông Cổ, nhưng đầu những năm 90 khi Liên bang Xô Viết và một số nước XHCN ở Đông âu tan rã thì việc xuất khẩu không còn tiếp tục nữa. Đây là một bài học đắt giá đối với việc cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã và giá thành sau này. Sản phẩm của Công ty hiện nay chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Rumani và Lào. Tuy nhiên, với những tiềm lực hiện có, trong tương lai không xa sản phẩm của Công ty sẽ có vị thế trên thị trường khu vực và quốc tế, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp Việt Nam. 1.3.8. Tình hình kinh tế tài chính Biểu 3: Tình hình kinh tế tài chính qua một số chỉ tiêu Đơn vị :1.000.000 đồng Chỉ tiêu KH TH TH/KH 01/00 KH TH TH/KH 02/01 KH TH Năm 2001 TH 2002 TH 2003 Giá trị TSL 303.896 332.894 109,5% 118,7% 334.505 335.325 100,25% 100,73% 393.755 337.000 Doanh thu 310.000 335.706 108% 122,3% 340.687 340.878 100,06% 101,54% 400.000 364.800 Nộp NS 16.864 36.115 214% 192,5% 17.650 17.867 101,23% 49,47% 12.220 10.081 Lợi nhuận 2.400 2.500 104% 70,6% 1.031 1.057 102,52% 42,28% 518 502 Thu nhập bq 1,336 1,376 103% 0,1% 1,079 1,186 109,92% 86,19% 1,094 1,007 Về giá trị tổng sản lượng: Qua biểu trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra rất thuận lợi. Giá trị tổng sản lượng tăng lên rõ rệt, cụ thể: năm sau cao hơn năm trước và đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Điều này cho thấy năng lực sản xuất của Công ty ngày càng tăng lên. Năm 2003, chỉ tiêu giá trị sản lượng kế hoạch được đưa ra tuy khá cao nhưng phù hợp với tiềm lực về thị trường và năng lực sản xuất hiện có của Công ty. Về doanh thu: Doanh thu của Công ty cũng từng bước được nâng cao. Doanh thu năm nay cao hơn năm trước. Nguyên nhân chính là do việc tăng giá trị tổng giá trị sản lượng sản phẩm tiêu thụ và việc điều chỉnh giá bán hợp lý nhưng không làm ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ. Điều này cho thấy chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện, được thị trường ngày càng mến mộ. Uy tín của Công ty vì thế mà ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu có xu hướng giảm do tính chất cạnh tranh trên thị trường quá cao. Về nộp ngân sách cho Nhà nước: Hàng năm, Công ty đã nộp cho ngân sách Nhà nước hàng nghìn triệu đồng. Đây quả là những nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên Công ty Cao su Sao vàng. Song mức nộp ngân sách trong 5 năm trở lại đây có nhiều biến động: Năm 1999 là 17368 triệu đồng, năm 2000 là 18765 triệu đồng, năm 2001 (36115 triệu đồng) tăng vọt so với năm 1999 và năm 2000, năm 2002 tăng cao xấp xỉ bằng năm 1999. Năm 2001 Đến năm 2003, kế hoạch nộp ngân sách chỉ là 12220 triệu đồng, thấp nhất từ trước đến nay. Thực tế này cho thấy hoạt động của Công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường miền Trung và miền Nam. Bởi lẽ thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số thuế nộp ngân sách Nhà nước. Về lợi nhuận: Hàng năm, Công ty đều hoàn thành chỉ tiêu về lợi nhuận do Tổng cục Hoá chất đề ra. Tuy nhiên, lợi nhuận trong những năm vừa qua có xu hướng giảm sút. Lợi nhuận năm sau chỉ bằng phân nửa lợi nhuận năm trước. Năm 2003, lợi nhuận đề ra đối với Công ty chỉ là 518 triệu đồng. Lợi nhuận giảm nên điều kiện tái sản xuất có phần hạn chế, đời sống công nhân viên không được nâng cao. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Công ty luôn cố gắng đem lại những điều kiện sản xuất tốt nhất và những lợi ích tốt nhất cho người lao động trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay. Các xí nghiệp chủ động hơn trong việc tìm bạn hàng đối với những sản phẩm cao su kỹ thuật nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời tận dụng được cao su loại ra từ sản xuất góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn đưa ra biện pháp đồng loạt nhằm giảm mức chi phí từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho tới khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty còn có một mạng lưới tiêu thụ dày đặc có khả năng nắm bắt sự biến động của thị trường, từ đó ra quyết định sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiêụ quả nhất. Để làm được việc này là cả nỗ lực không ngừng của phòng tiếp thị bán hàng nói riêng và toàn thể cán bộ công nhân viên nói chung. 1.3.9. Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây Hàng năm, hàng loạt các sản phẩm săm lốp 'Sao vàng' và vô số sản phẩm cao su kỹ thuật khác được Công ty tung ra thị trường. Trong đó, các sản phẩm truyền thống vẫn là những mặt hàng tiêu thụ chủ yếu và có tính chất quyết định nhất đối với doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty. Biểu sau cho thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ qua các năm: Biểu 4: Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty Đơn vị : Chiếc Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 KH TH TH/KH KH TH TH/KH KH Lốp xe đạp 7.200.000 7.095.229 98,5% 6.500.000 6.780.503 104,3% 6.500.000 Săm xe đạp 7.700.000 7.423.377 96,4% 7.000.000 7.462.346 106,6% 7.000.000 Lốp ô tô các loại 140.000 136.680 97,6% 178.000 175.827 98,8% 210.000 Trđ: Từ 750-20 trở lên 65.990 81.758 Lốp xe máy 1.000.000 1.105.119 110,5% 850.000 883.782 104,0% 1.200.000 Săm xe máy 2.100.000 2.126.040 101,2% 2.500.000 2.622.545 104,9% 1.800.000 Pin các loại 45.100.000 45.470.191 100,8% 50.000.000 48.084.354 96,2% 55.000.000 Lượng tiêu thụ săm lốp xe đạp trong những năm gần đây vì thế có xu hướng giảm. Nguyên nhân chính là nhu cầu đi lại bằng phương tiện xe đạp không còn phổ biến nữa. Tuy nhiên, Công ty đã không ngừng nắm bắt thông tin và xâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng như khu vực nông thôn. Nhờ đó, lượng tiêu thụ sản phẩm săm lốp xe đạp dần sẽ được cải thiện. Từ năm 1998, khi xe máy Trung Quốc ồ ạt vào nước ta với giá rẻ thì thị trường tiêu thụ xe máy trở nên sôi động. Nhiều năm liền Công ty đạt khối lượng tiêu thụ khổng lồ. Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng mến mộ và được bình chọn là sản phẩm có chất lượng cao. Pin con sóc do chi nhánh cao su Xuân Hoà sản xuất là sản phẩm mới ra mắt thị trường năm 1997 song đạt tốc độ tiêu thụ lớn. Năm 2004 hứa hẹn khả năng tiêu thụ lớn của pin Xuân Hoà. 1.4 Chính sách kinh tế tài chính Công ty đang áp dụng Công ty Cao su Sao vàng là một trong những doanh nghiệp chủ chốt của ngành công nghiệp nặng. Vì vậy, mọi hoạt động kinh tế tài chính đều được thực hiện nghiêm chỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Trên cơ sở đó, Công ty xây dựng chính sách cho phù hợp với chiến lược và đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể: Chính sách giá: Công ty không áp dụng mức giá thống nhất cho tất cả thị trường. Mức giá được quy định như sau: Từ Hà Tĩnh trở ra có một mức giá; Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Phú Yên có một mức giá và các tỉnh phía Nam có một mức giá riêng. Trong đó, mức giá ở miền Trung và miền Nam là thấp nhất nhằm cạnh tranh với sản phẩm của Cao su Đà nẵng và Cao su Mina. Chính sách tiền lương, chính sách đối với người lao động và chính sách phân phối lợi nhuận được Công ty áp dụng như quy định của Bộ Tài Chính. 1.5. Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 1.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cao su Sao vàng chịu sự lãnh đạo của Đảng, chịu sự quản lý của công đoàn thông qua văn phòng Đảng uỷ và văn phòng Công đoàn, đông thời chịu sự chỉ đạo điều hành của Giám đốc Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc Công ty, do Nhà nước bổ nhiệm, có chức năng lãnh đạo chung toàn bộ máy quản lý và sản xuất của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi mặt hoạt động của Công ty. Bộ máy giúp việc của ban Giám đốc gồm 5 Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty trong từng phần việc cụ thể: Phó giám đốc phụ trách sản xuất và bảo vệ sản xuất: Điều hành các đơn vị cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như công tác bảo vệ an toàn cho sản xuất. Giúp Giám đốc Công ty điều hành mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng. Phó giám đốc Công ty phụ trách kinh doanh, đời sống:Có nhiệm vụ xem xét tồn kho và yêu cầu sản xuất. Kí hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng, duyệt nhu cầu mua nguyên vật liệu, duyệt danh sách nhà thầu phụ được chấp nhận, ký đơn hàng, ký hợp đồng mua nguyên vật liêu (khi được uỷ quyền). Tìm hiểu thị trường, tiến hành tổ chức tham gia các hội chợ,xem xét tổ chức quảng mã sản phẩm, xem xét và quyết định mở các đại lý. Kiểm tra nội dung phê duyệt tài liệu có liên quan đến công tác kinh doanh (khi được uỷ quyền).Quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, giúp cho họ an tâm sản xuất. Phó giám đốc Công ty phụ trách kĩ thuật và xuất khẩu: Có nhiệm vụ năng lực tìm hiểu thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công ty, xem xét nhu cầu và năng lực đáp ứng của Công ty về các sản phẩm xuất khẩu, giúp Giám đốc Công ty điều hành công việc có liên quan đến công tác kĩ thuật. Phó giám đốc Công ty phụ trách công tác xây dựng cơ bản: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản, kiểm tra nội dung, phê duyệt tài liệu có liên quan đến xây dựng cơ bản (khi được uỷ quyền). Phó Giám đốc Công ty phụ trách công tác xây dựng cơ bản tại Chi nhánh Cao su Thái Bình kiêm Giám đốc chi nhánh này: có nhiệm vụ điều hành các công việc có liên quan đến công tác xây dựng cơ bản, điều hành các công việc liên quan đến công tác sản xuất, công tác bảo vệ sản xuất. Văn phòng Đảng uỷ Phòng Kĩ thuật cơ năng Phòng Kĩ thuật cao su Phòng Đối ngoại XNK Văn phòng Công đoàn Phòng Đời sống Phòng Thí nghiệm trung tâm Phòng kiểm tra chất lượng (KCS) Phòng Xây dựng cơ bản Phòng Tổ chức hành chính Phòng Điều độ sản xuất Phòng Quân sự bảo vệ Phòng Kĩ thuật an toàn Chủ tịch công đoàn pgđ sản xuất, bảo vệ sx pgđ kĩ thuật, xuất khẩu pgđ kinh doanh, đời sống pgđ xdcb tại công ty pgđ xdcb tại Thái Bình Phòng Kế hoạch vật tư Phòng Kho vận Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tiếp thị bán hàng Các đơn vị sản xuất, kinh doanh Xí nghiệp cao su số 1 Xí nghiệp cao su số 2 Xí nghiệp cao su số 3 Xí nghiệp cao su số 4 Xí nghiệp năng lượng Xí nghiệp Cơ điện Xưởng kiến thiết bao bì Chi nhánh cao su Thái Bình Nhà máy pin - cao su Xuân Hoà Xí nghiệp luyện cao su Xuân Hoà Nhà máy Cao su Nghệ An Bí thư đảng uỷ Giám đốc công ty Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng Sau ban giám đốc là các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về những phần việc cụ thể: Phòng Tổ chức Hành chính: tổ chức, sắp xếp, bố trí công nhân viên hợp lý trong toàn Công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Phòng Tài chính Kế toán: Có nhiệm vụ thông tin kiểm tra tài sản của Công ty với hai mằt của nó là vốn và nguồn hình thành tài sản đó, nắm vững thực trạng tài chính, khả năng thanh toán cũng như khả năng chi trả của Công ty với bạn hàng. Phòng Kế hoạch Vật tư: Có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm và thực hiện theo dõi vật tư, thiết bị cho sản xuất tiêu thụ hàng hóa bán ra. Căn cứ vào nhu cầu thông trên thị trường mà phòng có thể đưa ra kế hoạch giá thành, sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm thu lợi cao nhất. Bảo đảm cung ứng vật tư, quản lý kho và cấp phát vật tư cho sản xuất. Phòng Đối ngoại - Xuất nhập khẩu: Nhập khẩu các vật tư, hàng hóa công nghệ cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất mà không đạt yêu cầu và xuất khẩu các sản phẩm của Công ty. Phòng Kĩ thuật Cao su: Chịu trách nhiệm về phần kĩ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm mới, đồng thời có nhiệm vụ xây dựng hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật kiểm tra chất lượng thông qua các thí nghiệm nhanh trong sản xuất. Phòng Kĩ thuật cơ năng: Phụ trách hoạt động cơ khí, năng lượng, động lực. Phòng Xây dựng cơ bản: Tổ chức thực hiện các đề án đầu tư xây dựng cơ bản theo chiều rộng và chiều sâu. Phòng thí nghiệm trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới theo yêu cầu của thị trường. Phòng kho vận có nhiệm vụ quản lý và kiểm tra kiểm soát vật tư, hàng hoá nhập xuất qua kho Công ty . Phòng kĩ thuật an toàn phụ trách mảng an toàn lao động. 1.5.2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tổ chức theo các xí nghiệp, mỗi xí nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất những loại sản phẩm khác nhau: Xí nghiệp cao su số 1: Sản xuất chủ yếu là săm lốp xe máy, lốp xe đạp, băng tải,dây cuaroa, các mặt hàng cao su kĩ thuật. Xí nghiệp cao su số 2: Chuyên sản xuất lốp xe đạp các loại, ngoài ra còn có tổ sản xuất tanh xe đạp. Xí nghiệp cao su số 3: Sản phẩm chính là săm, yếm, lốp ô tô, lốp máy bay. Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất săm các loại và cao su kĩ thuật. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức các xí nghiệp phụ trợ phục vụ cho xí nghiệp sản xuất chính như: Xí nghiệp năng lượng: Cung cấp hơi nén, hơi nóng và nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn Công ty. Xí nghiệp cơ điện: Chế tạo phụ tùng thay thế, chế tạo khuôn mẫu, sửa chữa thiết bị và cung cấp điện năng cho toàn Công ty. Xí nghiệp vận tải: Có nhiệm vụ chuyển vật liệu về kho Công ty, rồi vật liệu từ kho Công ty về kho của xí nghiệp và vận chuyển phục vụ khâu bán hàng. Xưởng kiến thiết nội bộ: Nhiệm vụ chính là xây dựng, sửa chữa các công trình kiến thiết cơ bản, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch đẹp trong các đơn vị, xí nghiệp trong Công ty. Cách thức tổ chức bộ máy sản xuất của các xí nghiệp cũng giống như một công ty thu nhỏ. Tuỳ vào nhiệm vụ sản xuất của mỗi xí nghiệp mà mỗi xí nghiệp có cách thức tổ chức sản xuất đặc thù. Xem mô hình tổ chức bộ máy của xí nghiệp cao su số 4 trang bên: 1.6. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2005 Công ty CSSV đã vượt qua những khó khăn thử thách ban đầu trở thành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Đó là những tín hiệu đáng mừng cho công ty. Nhằm thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước về đổi mới kinh tế trong thời gian tới công ty có phương hướng cụ thể là tăng cường đầu tư mới máy móc thiết bị sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã, giảm thiểu chi phí. Từ năm 2002-2005 công ty đưa ra mục tiêu tăng trưởng mỗi năm tăng bình quân 8-10% về doanh thu. Nếu đạt được mục tiêu này thì thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên sẽ tăng lên. Mặt khác công ty mở rộng quan hệ buôn bán, liên doanh liên kết với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp tục đẩy mạnh công tác thị trường, hoàn thiện công tác bán hàng, tăng cường tiêu thụ mở rộng đại lý nhằm tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. II/ Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán là một trong những công cụ quan trọng và hiệu quả nhất để quản lý kinh tế của tổ chức. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là điều kiện cần thiết để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của hạch toán kế toán, đảm bảo chất lượng hiệu quả của công tác kế toán ở Công ty.Nhận thức được tầm quan trọng ấy, Công ty đã không ngừng tìm kiếm cách thức tổ chức bộ máy hiệu quả._. nhất. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, phân cấp quản lý, năng lực chuyên môn cuả đội ngũ kế toán, trình độ trang thiết bị và địa bàn hoạt động. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu nửa tập trung nửa phân tán. Trong đó, Công ty tổ chức bộ máy tập trung tại Công ty Cao su Sao vàng trụ sở tại Hà Nội. Nghĩa là, Công ty không tổ chức kế toán riêng tại xí nghiệp. Hàng ngày, nhân viên kế toán xí nghiệp có nhiệm vụ thống kê, tổng hợp và kiểm tra chứng từ ban đầu và định kỳ lập báo cáo chuyển cho phòng kế toán, đồng thời thực hiện công tác tài chính trong phạm vi đơn vị mình. Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu của xí nghiệp, tổ chức sổ sách kế toán dựa trên báo cáo ban đầu của xí nghiệp gửi lên và thực hiện công việc kế toán phát sinh ở phòng (ban) trực thuộc Công ty. Đối với chi nhánh Cao su Thái Bình, nhà máy Cao su Nghệ An và nhà máy pin Xuân Hoà, bộ máy kế toán được tổ chức phân tán và thực hiện hạch toán theo kiểu phụ thuộc. Điều này có nghĩa là các đơn vị tổ chức bộ máy kế toán riêng có nhiệm vụ phân loại, ghi chép, đối chiếu và phản ánh các nghiệp cụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán của xí nghiệp nhưng không được hạch toán lỗ lãi mà phải gửi báo cáo kết quả và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị về Công ty để lập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ toàn Công ty. Hiện nay, bộ máy kế toán Công ty không kể 4 đơn vị trực thuộc gồm 17 người với 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 14 nhân viên kế toán phần hành. Được khái quát qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Phó phòng kế toán phụ trách kế toán tiêu thụ Kế toán tài sản cố định Kế toán tiền mặt Kế toán tiền gửi ngân hàng Kế toán huy động vốn CNVC Kế toán theo dõi công trình xddd Kế toán NVL Kế toán tiền lương Kế toán tập hợp chi phí Kế toán giá thành Kế toán tiêu thụ Phó phòng kế toán Phụ trách kế toán tổng hợp Thủ quỹ Trưởng phòng kế toán đơn vị trực thuộc Kế toán các phần hành Cụ thể:  _ 1 Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán, do Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật và là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác tài chính kế toán của Công ty trước Giám đốc và Nhà nước. Nhiệm vụ của kế toán trưởng là: Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh để điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị; thay mặt Nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về thể lệ cũng như lĩnh vực tài chính. Ngược lại, kế toán trưởng có quyền phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện về chuyên môn; ký duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định, có quyền yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý của Công ty cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan đến bộ phận chức năng đó. - 1 Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện các phần hành còn lại mà chưa phân công cho ai như hoạt động tài chính, hoạt động khác, kế toán BHYT và các khoản dự phòng…; thực hiện các nghiệp vụ nội sinh; kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận kế toán khác chuyển sang để phục vụ cho việc khoá sổ kế toán, vào sổ cái tất cả các tài khoản và lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn phải lập báo cáo nội bộ khi có yêu cầu của cấp trên. - 1 Phó phòng kế toán kiêm kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ quản lý phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - 1 kế toán tiền mặt: chịu trách nhiệm thu, chi tiền mặt. - 1 kế toán tiền gửi ngân hàng: chịu trách nhiệm thu, chi tiền gửi ngân hàng. Đồng thời, kế toán tiền mặt và kế toán tiền gửi có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền (tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng); kế toán chi tiết và tổng hợp các khoản tiền vay và nguồn vốn chủ sở hữu; giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và lập báo cáo nội bộ cho các khoản công nợ và nguồn vốn. - 1 kế toán tài sản cố định theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định và điều chuyển nội bộ trên sổ sách kế toán dựa trên báo cáo của phòng kỹ thuật cơ năng; tập hợp đầy đủ chính xác chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định theo từng công trình và kết chuyển kịp thời khi công trình hoàn thành bàn giao; tính khấu hao và lập báo cáo kế toán nội bộ về tình hình tăng giảm tài sản cố định. - 1 kế toán huy động vốn công nhân viên chức theo dõi tình hình vay và trả vốn công nhân viên chức trong nội bộ Công ty. Đồng thời theo dõi chi tiết và tổng hợp tài khoản 141'Tạm ứng' và tài khoản 1388 'Phải thu khác'. - 1 kế toán theo dõi sự biến động của công trình xây dựng dở dang. - 2 kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: 1 kế toán theo dõi tình hình nhập và thanh toán với người bán, 1 kế toán theo dõi tình hình xuất vật liệu, công cụ dụng cụ; phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; tính trị giá vốn vật liệu xuất kho; lập báo cáo về nguyên vật liệu nhập xuất tồn trong tháng và tiến hành kiểm kê vật tư vào mỗi quý. - 1 kế toán tiền lương chịu trách nhiệm tính tiền lương gián tiếp hành chính và bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động trong Công ty…nhưng không vào sổ sách kế toán tiền lương. - 1 kế toán tập hợp chi phí có nhiệm vụ chủ yếu là tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ, đồng thời tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm - 1 kế toán tính giá thành kiêm kế toán tiền lương có nhệm vụ ghi chép kế toán chi tiết và tổng hợp tiền lương, quỹ BHXH và KPCĐ; tính giá thành sản xuất sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang; thực hiện kế toán quản trị chi phí trực tiếp và giá thành sản xuất; đồng thời lập báo cáo phục vụ cho yêu cầu nội bộ. - 3 kế toán tiêu thụ trong đó 1 kế toán viết hoá đơn, chịu trách nhiệm phần khuyến mại, 1 kế toán theo dõi công nợ với khách hàng, đối chiếu kho thành phẩm và 1 kế toán phụ trách sổ nhập xuất tồn thành phẩm. - 1 thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý ngân quỹ. Trên đây chỉ trình bày công việc trong quá trình hệ thống hoá thông tin kế toán. Ngoài ra, kế toán phần hành còn phải thực hiện chức năng của kế toán như: kiểm tra tiến trình và tiến độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, kiểm tra việc quản lý, bảo quản và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp, phòng (ban) trong Công ty. Điển hình, kế toán tiền lương và phòng Tổ chức hành chính; ke toán nguyên vật liệu, kế toán giá thành Phần II Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Công ty cao su sao vàng hà nội Thực trạng hạch toán tại Công ty cao su sao vàng Hà nội Gồm có 12 phần mỗi phần ngành được hạch toán riêng biệt và chúng được phân biệt theo một trình tự nhất định Kế toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ. 1. Nguyên tắc chung hạch toán TSCĐ. TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác chúng có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao. Khác với đối tượng lao động, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho tới lúc hỏng. Với đối tượng hạch toán TSCĐ là những tài sản riêng biệt có kết cấu độc lập và thực hiện một chức năng nhất định hoặc tổ hợp nhiều bộ phận cùng thực hiện một chức năng. Trên cơ sở đối tượng TSCĐ đã xác định cần xây dựng số hiệu của từng đối tượng TSCĐ nhằm thuận tiện và tránh nhầm lẫn trong hạch toán và quản lý TSCĐ. Do đặc điểm như vậy cho nên việc quản lý TSCĐ cần chú ý tới cả 2 mặt là: Quản lý số lượng hiện vật. Quản lý giá trị còn lại của TSCĐ. 1.1 Đánh giá TSCĐ . TSCĐ của xí nghiệp gồm có: Nhà cửa vật kiền trúc; máy móc thiết bị động lực, công tác; phương tiện vận tải; thiết bị dụng cụ quản lý. Việc quản lý, sử dụng và tổ chức hạch toán TSCĐ của xí nghiệp thực hiện theo thông tư 1062/TC của bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ theo nguyên giá và giá trị còn lại. Do đó việc ghi sổ phải đảm bảo phản ánh được cả 3 chỉ tiêu -Nguyên giá . Giá trị hao mòn. Giá trị còn lại. TSCĐ đánh giá lần đầu có thể được đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Nguyên giá TSCĐ . Nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng hoặc mua sắm TSCĐ kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và các chi phí cần thiết khác trước khi sử dụng. *. Cách xác định nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể sau: - Đối với TSCĐ mua sắm ( kể cả mới hoặc cũ ) : Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + các chi phí (vận chuyển, chạy thử…) – các khoản giảm giá. Đối với TSCĐ xây dựng : Nguyên giáTSCĐ = giá thực tế của công trình XDCB + các chi phí liên quan. Đối với TSCĐ nhận góp vốn liên doanh : Nguyên giá TSCĐ là giá trị do hội đồng liên doanh đánh giá. Đối TSCĐ được tặng biếu : Nguyên giá TSCĐ là giá trị thị trường của những tài sản tương đương. *. Quy định thay đổi nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau : + + Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của nhà nước. + Trang bị thêm hay tháo bớt một số bộ phận của TSCĐ . + Điều chỉnh lại do tính toán trước đây. b) Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại : Giá trị còn lại của TSCĐ thực chất là vốn đầu tư cho việc mua sắm, xây dựng TSCĐ còn phải tiếp tục thu hồi trong quá trình sử dụng TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định trên cơ sở nguyên giá TSCĐ và giá trị hao mòn của TSCĐ . Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị đã hao mòn. 1.2. Phương pháp hạch toán TSCĐ . Để theo dõi và phản ánh tình hình hiện có và sự biến động của TSCĐ theo nghiệp vụ, việc sử dụng TSCĐ như thế nào, kế toán dùng : - Tài khoản sử dụng: + TK 211: Tài sản cố định hữu hình. + TK 213: Tài sản cố định vô hình. Bên Nợ : Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ theo nguyên giá . Bên Có : Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ theo nguyên giá. Dư Nợ : Phản ánh nguyên giá TSCĐ hiện có. + TK 214: Hao mòn tài sản cố định. + TK 411, 111, 133, 112, 331, 333... - Chứng từ sổ sách áp dụng: + Biên bản giao nhận tài sản cố định mẫu số 01-TSCĐ. Biên bản này do bên giao và bên nhận TSCĐ lập làm 2 niên mỗi bên 1 bản làm căn cứ ghi sổ kế toán. + Biên bản thanh lý tài sản cố định do Hội đồng thanh lý lập khi tiến hành thanh lý tài sản cố định. + Biên bản kiểm kê tài sản cố định. + Biên bản đánh giá lại tài sản cố định. + Biên bản giao nhận tài sản sửa chữa lớn đã hoàn thành là căn cứ (nếu thuê ngoài) đồng thời là căn cứ để ghi vào sản xuất kinh doanh. + Mở thẻ tài sản cố định cho từng tài sản cố định, thẻ này theo dõi tài sản cố định từ khi đưa vào tài sản cố định cho đến khi xuất tài sản cố định. + Sổ tài sản theo đơn vị sử dụng. + Sổ tài sản cố định theo dõi tài sản cố định của toàn Xí nghiệp nhưng chi tiết theo từng loại tài sản. + Ghi sổ cái tài khoản 211, 212, 213 theo hình thức nhật ký chứng từ - Sơ đồ trình tự ghi sổ: TK211, 213 SD: *** Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ TK111,112,341... TK411 TK111,112,341... Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới) TK1332 TK331 Thuế VAt được khấu trừ Trả tiền cho người bán Phải trả người bán TK414,431,441... Nhận cấp phát, tặng thưởng, liên doanh Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu Các trường hợp tăng khác (nhận lại vốn góp liên doanh, đánh giá tăng,... Sơ đồ hạch toán tổng quát tăng TSCĐ Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ TK 211, 213 TK 214 TK 1381 TK 222,128 TK 412 TK 411 SD:*** Nguyên giá TSCĐ giảm do các nguyên nhân khác Giá trị hao mòn của TSCĐ giảm do các nguyên nhân Giá trị thiệt hại do thiếu, mất (theo giá trị còn lại) Giá trị vốn góp được liên doanh xác nhận Khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại lớn hơn giá trị vốn góp Trả lại vốn góp liên doanh, vốn cổ phần, vốn cấp phát... Sơ đồ hạch toán giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý TK211,213 SD: *** TK214 TK821 TK111,112,152,131... TK111,112,331... TK721 TK33311 Nguyên giá tài sản cố định giảm do nhượng bán, thanh lý Các khoản phải thu liên quan đến nhượng bán, thanh lý Giá trị hao mòn Giá trị còn lại Các chi phí liên quan đến nhượng bán, thanh lý Thuế VAT phải nộp 3.Trích lập một số nghiệp vụ. TSCĐ của Công ty tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là tăng do mua sắm trực tiếp và tăng do XDCB hoàn thành. Mọi trường hợp biến động tăng giảm TSCĐ đều được kế toán theo dõi và hạch toán chi tiết cho từng đối tượng sử dụng *Ví dụ 1: Ngày 05/12/2003 Công ty dùng tiền mặt mua một máy vi tính của cửa hàng số 37 Bà Triệu theo giá mua thoả thuận cả thuế là 9.700.000 (đồng) chi phí lắp đặt chạy thử do bên mua chịu là 53.000 (đồng) Máy được đặt tại phòng kế toán và đưa vào sử dụng ngày 10/12/2002 Căn cứ vào hợp đồng mua bán kế toán TSCĐ sẽ lập biên bản giao nhận và đinh khoản như sau BT1) Nợ TK 211 : 9.753.000 BT 2: Nợ TK 414: 9.753.000 Có TK 111 : 9.753.000 CóTK411: 9.753.000 Trên cơ sở đó kế toán sẽ phản ánh chi tiết vào sổ chi tiết TK 211 và định kỳ ghi sổ cái TK 211, 411. Mẫu biên bản TSCĐ được lập như sau: Công ty cao su sao vàng Hà nội Mẫu số: 01- TSCĐ Ban hành theo quyết định số:1141- TC/QĐ/CĐKT Biên Bản giao nhận tài sản cố định Ngày 05/12/2003 Số 27 Nợ TK 211 Có TK 111 Căn cứ vào quyết định số 04 ngày 15/05/2003 của Giám đốc Công ty Cao su Sao Vàng Hà nội về việc bàn giao TSCĐ Biên bản giao nhận gồm có : Ông Nguyễn Đức Thịnh - Phó phòng quản lý vật tư : Đại diện bên nhận Ông Lân Thanh Hà : Đại diện bên giao Địa điểm giao nhận : Công ty Cao su Sao Vàng Hà nội – xác nhận việc giao nhận như sau Đơn vị : 1000 (đồng) S T T Tên Ký Hiệu Quy cách Cấp Hạch TSCĐ Số Hiệu TSCĐ Năm đưa vào Sử dụng Nước SX Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ hao mòn Tài liệu kỹ thuật Giá mua Chi phí liên quan Nguyên giá 1 Máy vi tính 327 2003 Nhật 9.700 53 9.753 Tổng cộng 9.700 53 9.753 Ví dụ 2: Ngày 20 / 12 / 2003 Công ty dùng tiền gửi ngân hàng mua một máy Cán Lốp hãng Gongzeng (Trung quốc) giá cả thuế là 102.000.000 (đồng) TSCĐ trên được đầu tư từ quỹ đầu tư phát triển 50.000.000 (đồng) còn lại từ nguồn vốn đầu tư XDCB Căn cứ vào các nghiệp vụ kế toán ghi: a) Nợ TK 211 : 102.000.000 Có TK 112 : 102.000.000 b) Nợ TK 414: 50.000.000 Nợ TK 441: 52.000.000 Có TK 411: 102.000.000 Trên cơ sở đó kế toán chi tiết TSCĐ ở phòng TCKT Công ty cao su sao vàng sẽ phản ánh trên sổ chi tiết tăng TSCĐ: TK 211 “TSCĐ “. Sổ chi tiết tăng TSCĐ Tháng 12/2003 ĐVT: 1000 (đồng) T T Loại và Tên TSCĐ Nước SX Năm Sdụng ĐV Sdụng Số lượng Tổng N.Giá Nguồn vốn N.Sách T. có Vay 1 Máy vi tính Nhật 2002 VPQL 1 9.753 2 Máy cán lốp China 2002 XNCSII 1 102.000 Tổng cộng 2 111.753 Đối với TSCĐ giảm kế toán phải ghi rõ nguyên nhân và hạch toán chi tiết trong quá trình theo dõi sự biến động giảm TSCĐ như các khoản chi về thanh lý nhượng bán thì được coi là thu nhập bất thường ( hay được gọi là thu nhập khác sử dụng TK 711) VD 1: Công ty thanh lý một xe HUYNDAI nguyên giá là: 217.700.000, số hao mòn luỹ kế là 217.700.000 chi phí thanh lý bằng tền mặt là 1.800.000. Kế toán định khoản các nghiệp vụ thanh lý như sau: Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt số 104 ngày 20/11/2003 kế toán ghi số tiền chi về thanh lý như sau. Nợ TK 821: 1.800.000 Có TK 111: 1.800.000 Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ số 21 ngày 23/11/2003 kế toán ghi giảm TSCĐ. Nợ TK 214: 217.700.000 Có TK 211: 217.700.000 Công ty cao su sao vàng Hà Nội Nguyễn Trói – Thanh xuõn - Hà Nội Mẫu số: 01 – TSCĐ Theo QĐ số 1141 – TC/QĐ/CĐKT Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày 23/11/2003 Số 121 Nợ… Có... Căn cứ vào quyết định số 34 ngày 19/11/2003 của Giám Đốc Công ty Cao su Sao Vàng Hà nội về việc thanh lý TSCĐ. I: Ban thanh lý gồm Ông Nguyễn Thiện ái – Giám đốc Công ty - Trưởng ban Bà Bùi Thị Thanh: Kế toán trưởng- uỷ viên Ông Hoàng Xuân Hồng : uỷ viên II: Tiến hành thanh lý TSCĐ. Tên, ký hiệu, quy cách TSCĐ: Xe ôtô HUYNDAI Năm đưa vào sư dụng: 1994 Nguyên giá: 217.700.000 Giá trị hao mòn tính đến thời điểm thanh lý: 217.700.000 Giá trị còn lại: 0. III: Kết luận của ban thanh lý. Xe HUYNDAI đã cũ, cần phải thanh lý để đầu tư mới Ngày 20 tháng 10 năm 2003 Trưởng ban thanh lý (Ký, họ tên) IV: Kết quả thanh lý TSCĐ. Chi phí Thanh lý TSCĐ: 1.800.000 Giá trị thu hồi : 16.800.000 Ngày 20 tháng10 năm 2003 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Ký, họ tên,đóng dấu) (Ký, họ tên) VD2: Công ty nhượng bán một máy photocopy nguyên giá 25.425.000 số hao mòn luỹ kế 17.657.000 giá nhượng bán được người mua chấp nhận là 9.000.000 chi phí sửa chữa tận dụng trước khi nhượng bán là 1.000.000 Công ty đã trả bằng tiền mặt, số tiền nhận dược do nhượng bán Công ty nhập quỹ tiền mặt. Căn cứ vào định khoản trên kế toán định khoản như sau: Nợ TK 821 : 1.000.000 Có TK 111 : 1.000.000 Căn cứ vào biên bản nhượng bán kế toán ghi Nợ TK 821 : 7.768.000 Nợ TK 214 : 17.657.000 Có TK 211 : 25.425.000 Căn cứ vào phiếu thu 318 kế toán ghi Nợ TK 111 : 232.000 Có TK 721 : 232.000 Số lãi được tính như sau: Số lãi = Dthu nhượng bán – Chi phí nhượng bán =9.000.000 – 1.000.000 – 7.768.000 = 232.000 Kế toán phản ánh tình hình trên vào sổ sách tương tự như thanh lý TSCĐ đã nêu ở trên. Sau đây là một số mẫu sổ sách quý III năm 2003 về tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty: Trích Nhật ký chứng từ số 9 Ghi có TK 211 – “TSCĐ” Quý IV / 2003 STT Chứng từ Diễn giảI Ghi có TK 211 – Nợ TK khác Cộng có TK 211 Số NT 214 821 ... ... 1 2 3 23/11 Thanh lý xe ôtô HUYNDAI Thanh lý dây truyền SX Nhượng bán máy photocopy 217.700 5.300 17.657 0 2.300 7.678 217.700 28.300 25.425 Đã ghi sổ cái Ngày...tháng...năm 2003 Kế toán ghi sổ Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sổ cái TK 211 " TSCĐ hữu hình " Quý IV - năm 2003 Dư đầu kỳ Nợ: 27.548.965.182 Có: 0 Ghi có các TK đối ứng SHTK Quý I … Quý IV Tiền mặt 111 640.042.038 Tạm ứng 141 Thanh toán với người bán 331 309.189.872 Cộng phát sinh Nợ 949.231.910 Có 0 Dư cuối kỳ Nợ: 28.498.197.092 Có: 0 2. Kế toán khấu hao TSCĐ. Công tác hạch toán khấu hao TSCĐ ở Công ty được tiến hành theo Quyết định số 166/1999/QĐ - BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Khấu hao TSCĐ là việc xác định tính toán phần giá trị hao mòn của TSCĐ để chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc trính khấu hao TSCĐ của Công ty cao su sao vàng Hà Nội được tính và trích theo quý, được thực hiện theo đúng quy định chung là TSCĐ tăng (giảm) trong tháng thì tháng sau mới trích khấu hao hoặc thôi không trích khấu hao. Những TSCĐ đã khấu hao hết thì không trích khấu hao nữa nhưng vẫn tiếp tục huy động vào sản xuất kinh doanh. Trong Công ty cao su sao vàng Hà Nội, đối tượng để tính khấu hao là bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp. Hàng quý, kế toán lập danh sách TSCĐ với thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao tương ứng nộp lên Cục quản lý vốn và tài sản, nếu được chấp nhận thì đó là căn cứ để trích khấu hao tháng, quý hoặc năm. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân, phương pháp này căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, và số năm sử dụng của TSCĐ. Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCD Số năm sử dụng Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao năm 12 tháng Ví dụ: Công ty mua một máy điều hoà với giá trị trên hoá đơn là 16.000.000đ, chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử là 200.000đ. Tuổi thọ kỹ thuật là 18 năm, doanh nghiệp dự kiến thời gian sử dụng là 15 năm, TSCĐ được đưa vào sử dụng ngày 30 tháng 01 năm 2003. Cách xác định khấu hao như sau: Nguyên giá TSCĐ = 16.000.000 + 200.000 Mức khấu hao 16.200.000 = =1.080.000 trung bình năm 15 = 16.200.000 Mức khấu hao hàng tháng = 1.080.000 = 90.000 12 Trên cơ sở mức trích khấu hao thực tế xảy ra trong kỳ và mưc trích khấu hao tăng giảm trong kỳ kế toán tiến hành xác định như sau: + Mức khấu hao tăng trong quý do nhiều nguyên nhân do mua sắm mới, nhận cấp phát là: 283.414.862 + Mức khấu hao giảm trong quý do nhượng bán như sau: 327.600.000 Mức khấu hao trích trong quý IV thực tế là: Số khấu hao quý này = Số khấu hao quý trước + Số khấu hao tăng - Số khấu hao giảm = 3.345.117.960 + 283.414.862 - 327.600.000 = 3.300.932.823 Sau đó kế toán phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng của doanh nghiệp. Nợ TK 627: 1.693.993.993 Nợ TK 641: 967.175.080 Nợ TK 642: 639.763.750 Có TK 214: 3.300.932.823 ( Số liệu lấy từ bảng phân bổ và khấu hao TSCĐ ) Sổ cái TK 214 " Khấu hao TSCĐ " Quý IV - Năm 2003 Dư đầu kỳ Nợ: 0 Có: 16.485.017.589 Ghi có các TK đối ứng SHTK Quý I … Quý IV Cộng phát sinh Nợ 0 Có: 998.869.044 Dư cuối kỳ Nợ: 0 Có: 20.273.354.081 3. Kế toán sửa chữa TSCĐ. Tài sản cố định là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Vì vậy để TSCĐ của Công ty hoạt động tốt, đều đặn trong suốt quá trình sử dụng thì Công ty phải có kế hoạch sửa chữa và nâng cấp. * Sửa chữa thường xuyên. Việc sửa chữa thường xuyên TSCĐ nhằm duy trì bảo dưỡng cho TSCĐ hoạt động bình thường, chi phí sản xuất ít tốn kém nên khi phát sinh đến đâu tập hơp trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh đến đó. Nợ TK 627, 641, 642. Có TK 152, 111, 112, 331 *Sửa chữa lớn TSCĐ. Khi tiến hành sửa chữa kế toán sử dụng TK 241"Xây dựng cơ bản dở dang"để theo dõi. Nợ TK 241 "Chi phí xây dựng dở dang" Có TK 111, 112, 152, 331. Sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho các đối tượng sử dụng. Nợ TK 627, 641, 642. Có TK 241 Ví dụ : Kế hoạch sửa chữa TSCĐ quý IV/2003 đựơc kế toán tập hợp như sau : + Tập hợp chi phí Nợ TK 241: 443.042.749 Có TK 331: 251.042.075 Có TK111: 156.114.960 Có TK112: 35.885.714 +Khi sửa chữa lớn hoàn thành kế toán tiến hành phân bổ TSCĐ cho các đối tượng sử dụng. Nợ TK 627: 43.042.749 Nợ TK 642: 400.000.000 Có TK 241: 443.042.749 Sơ đồ hạch toán tổng quát sửa chữa TSCĐ . TK 111,112,152,334 TK 627,641,642 CF sửa chữa lặt vặt TK 2413 TK 1421 Tập hợp chi phí sửa chữa lớn Kết chuyển giá thành sửa chữa Tự làm ngoài KH phân bổ dần TK 331 TK 335 Trong KH trích trước Thuê ngoài TK1331 TK211 nâng cấp Thuế VAT CF sửa chữa lặt vặt II. Kế toán thu mua, nhập xuất và dự trữ nguyên vật liệu, chi phí vật liệu trong sử dụng. Vật liệu là những đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, vật liệu chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được kết chuyển 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do vậy vật liệu thuộc TSLĐ, giá trị vật liệu thuộc vốn lưu động dự trữ của doanh nghiệp , vật liệu thường chiếm 1 tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Do vật liệu có nhiều loại và thường xuyên biến động nên khi hạch toán nguyên vật liệu phải tiến hành phân loại vật liệu. + Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu hình thành sản phẩm như: bột màu… + Nguyên vật liệu phụ: Là những đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng nó làm cho sản phẩm bền, đẹp hơn: Nhãn mác bao bì… + Nhiên liệu: Có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất: Xăng, dầu chạy máy… 1. Hạch toán vật liệu . Để hạch toán nguyên vật liệu, Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên phản ánh tình hình biến động tăng, giảm của nguyên vật liệu. * Chứng từ sổ sách áp dụng: + Phiếu nhập kho. + Phiếu xuất kho + Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa. + Biên bản kiểm kê. + Hoá đơn GTGT. + Và các chứng từ khác có liên quan. Về nguyên tắc kế toán nhập, xuất vật liệu được phản ánh theo giá thực tế. * Nhập kho vật liệu: Nguyên vật liệu của Công ty sử dụng do mua ngoài mà có nên giá thực tế là giá mua ghi trên hoá đơn cộng các chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bảo quản…) trừ đi các khoản giảm giá, chiết khấu (nếu có). Vật liệu xuất kho: Khi xuất vật liệu kế toán phải tính chính xác giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau. Giá thực tế xuất kho nguyên vật liệu được áp dụng tại Công ty là giá nhập trước xuất trước (FIFO) Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. Hạch toán chi tiết vật liệu là công việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán đòi hỏi phản ánh cả về mặt giá trị, số lượng, chất lượng của từng vật liệu nhằm quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu. Hiện nay, tại Công ty việc hạch toán chi tiết vật liệu giữa kho và phòng kế toán thực hiện theo phương pháp thẻ song song. ở kho: Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất ghi số lượng vào thẻ kho. Thẻ kho được mở cho từng loại vật liệu. Định kỳ thủ kho tiến hành tổng cộng số nhập, xuất, tính ra số tồn kho về mặt số lượng theo từng loại vật liệu đối chiếu số lượng thực tế tại kho với số tại phòng kế toán. * ở phòng kế toán: Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất để ghi vào thẻ chi tiết (sổ chi tiết) vật tư, hàng hóa, sản phẩm theo số lượng và số tiền. Việc ghi chép trên thẻ hay sổ chi tiết vật liệu dựa trên những chứng từ nhập, xuất vật liệu do thủ kho chuyển đến. Một số chứng từ sử dụng trong hạch toán chi tiết vật liệu tại Công ty trong quý IV Công ty cao su sao vàng Hà nội Phiếu nhập kho Ngày 20 tháng11 năm 2003 Họ tên người giao: Công ty thương mại vật tư VTC Theo hoá đơn số …35214.... ngày 19 tháng 11 năm 2003 Nhập tại kho: Số I Mã số : 1002364961 Số TT Tên nhãn hiệu…sản phẩm, hàng hoá Mã Số ĐV. tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo c.từ Thực nhập 11 Cao su BTP 56S KKg 35.800 35.800 7.900 282.820.000 22 Cao su BTP 51S KKg 5.040 5.040 22.900 115.416.000 33 Vai phin trang cao su KKg 6.270 6.270 13.632 85.472.640 Cộng 507.894.072 Tổng tiền: 507.894.072 Thuế GTGT (5%): 25.394.703,6 Cộng: 533.288.775,6. Viết bằng chữ : Năm trăm ba ba triệu hai trăm tám tám nghìn bảy trăm bảy bảy sáu đồng. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ kho (ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Công ty cao su sao vàng Hà nội Phiếu xuất kho Ngày 12 tháng 12 năm 2003 Kho xuất hàng: ...Tại kho của Công ty............................................. Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Cảnh............................. Bộ phận : SX phân xưởng lốp ụtụ ....................................................... Số Tên hàng MS ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền TT Theo c.từ Thực xuất 1 Săm honda225/250-17 TR4A Lit 182.710 182.710 3.680 672.372.800 12 Săm su zu ky 275-17 TR4A Kg 30.000 30.000 7.900 237.000.000 Cộng 909.372.800 Người mua ký Kế toán trưởng Thủ kho thẻ kho Tháng 12 - 2003 Tên vật tư: CS BTP 56S Đơn vị tính: Kg Số TT Chứng từ Diễn giải Số lượng Chữ ký SH NT Nhập Xuất Tồn Số dư đầu kỳ 1.898 1 Mua nguyên vật liệu 35.800 Xuất cho sản xuất 30.000 Tồn cuối tháng 7.698 Sau khi nhận được phiếu nhập kho, xuất kho kế toán vào sổ chi tiết từng loại vật tư, cuối kỳ lập bảng tổng hơp nhập, xuất , tồn kho vật liệu theo nhóm. Hạch toán tổng hợp vật liệu. Vật liệu là đối tượng lao động, là tài sản lưu động của doanh nghiệp, được nhập xuất kho thường xuyên và do đặc điểm vật liệu của từng doanh nghiệp mà có các phương pháp kiểm kê khác nhau. Nguyên vật liệu trong kho của Công ty gồm nhiều chủng loại khác nhau và chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, chiếm 80 – 90%. Do đó Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để quản lý và bảo quản nguyên vật liệu. Để tiến hành kế toán tổng hợp vật liệu, kế toán sử dụng TK 152- “Nguyên liệu, vật liệu”, chi tiết thành: TK 1521 - " Nguyên vật liệu chính " TK 1522 - " Nguyên vật liệu chính " TK 1523 - " Nhiên liệu, động lực " TK 1524 - " Phụ tùng thay thế " TK 1525 - " Vật liệu do xây dựng cơ bản " TK 1527 - " Bao bì đóng gói " Và một số TK liên quan: TK 331 , 151 , 111 , 112. - Trình từ ghi sổ: Sơ đồ hạch toán tổng quát VL, dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) TK 152, 153 TK 621 TK 627,641,642 TK 128,222 TK 154 TK 1381,642... TK 412 TK 1331 TK 331,111,112,141,311... TK 151 TK 411 TK 642,3381 TK 128,222 SD:*** Tăng do mua ngoài VAT được khấu trừ Hàng đi đường kỳ trước Nhận cấp phát, tặng thưởng, vốn góp liên doanh Thừa phát hiện khi kiểm kê Nhận lại vốn góp liên doanh Xuất chế tạo sản phẩm Xuất cho chi phí SXC, bán hàng, quản lý, XDCB... Xuất góp vốn liên doanh Xuất thuê ngoài gia công chế biến Thiếu phát hiện qua kiểm kê Đánh giá giảm Đánh giá tăng Kế toán vật liệu Căn cứ vào hoá đơn , biên bản kiểm nghiệm và phiếu nhập kế toán ghi: Nợ TK 152: Trị giá mua nguyên vật liệu Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào Có TK 331: tổng tiền thanh toán. Khi mua nguyênvật liệu bất kể Công ty nào trả tiền mua ngay hay chưa kế toán đều ghi qua TK 331. Do đó có bút toán. Nợ TK 331: Có TK 111, 112… VD : Tháng 12/2003 anh Toàn phòng TCTCKS dùng tiền mặt mua vật liệu với trị giá là 5.145.500 đ,trong đó thuế GTGT là 432.975 đ. Căn cứ hoá đơn và các chứng từ thu mua kế toán ghi : + Nợ TK 152 : 4.712.525 Nợ TK 1331: 432.975 Có TK 331 : 5.145.500 + Nợ TK 331: 5.145.500 Có TK 111: 5.145.500 * Kế toán tổng hợp xuất vật liệu. Vật liệu xuất kho chủ yếu sử dụng cho việc chế tạo sản phẩm, quản lý và phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm đó. Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán vật liệu xuất kho cho quá trình sản xuất sản phẩm, hoặc các đối tượng sử dụng. Cuối quý kế toán sử dụng bảng phân bổ công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu để phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất kho, phân bổ cho các đối tượng sử dụng và ghi vào sổ cái TK 152. Định khoản như sau: Nợ TK 621 Nợ TK 627 Nợ TK 642 Có TK 152 3. Hạch toán công cụ dụng cụ. Công cụ dung cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào TSCĐ vì vậy mặc dù công cụ dụng cụ có đặc điểm như TSCĐ nhưng lại được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu Để theo dõi và phản ánh nhập xuất tồn kho công cụ dụng cụ kế toán sử dụng TK 153 "Công cụ dụng cụ " Ví dụ: Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ. Nợ TK 6271 : 607.883.609 Nợ TK 6421 ._.n sách Nhà nước và các khoản phải nộp khác trong một khoảng thời gian nhất định. Báo cáo tài chính gồm hai phần: + Phần I: Lãi – lỗ. Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này được trình bày số liệu kỳ trước tổng số phát sing trong kỳ baó cáo để so sánh và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. + Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Kết quả hoạt động kinh doanh. Quý IV- năm 2003. Phần I- Lãi- Lỗ Chỉ tiêu mã số Quý trước Quý này Luỹ kế đầu năm 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.Các khoản giảm trừ(03=04+05+06+07) Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lạI Thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phảit nộp 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-03) 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20=10-11) Doanh thu từ hoạt động tài chính Chi phí tàI chính Trong đó : Lãi vay phải trả 6.Chi phí bán hàng 7.Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20-21-22) 9.Thu nhập khác 10.Chi phí khác 11.Lợi nhuận khác 12.Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 13.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 14.Lợi nhuận sau thuế(60=50-51) 01 03 04 05 06 07 10 11 20 21 22 47.358.076.457 47.358.076.457 42.922.038.395 4.436.038.062 25.047.273 515.630.305 515.630.305 370.594.848 2.012.181.026 1.562.679.156 0 0 0 1.562.67.156 500.057.330 1.062.621.826 45.463.175.210 45.463.175.210 37.966.146.576 7.497.028.634 23.694.577 549.888.173 549.888.173 1.008.466.762 4.679.193.2731.283.172.003 0 0 0 1.283.175.003 436.000.009 847.174.594 179.012.381.415 0 0 0 0 0 179.012.381.415 157.540.515.677 21.471.865.738 89.208.804 2.625.130.716 2.625.130.716 2.216.679.078 10.703.316.540 6.015.948.208 0 0 0 6.015.948.208 1.950.487.834 4.065.460.374 Phần III Thuế GTGT được khấu trừ, Thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được miễn giảm, Thuế GTGT hàng bán nội địa Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu MS Số tiền kỳ này Luỹ kế từ ĐN I.Thuế GTGT được khấu trừ 1.Số thuế GTGT còn được khấu trừ, còn được hoàn lại đầu 2.Số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh 3.Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã hoàn lại thuế GTGT hàng mua trả lại, và không được khấu trừ Trong đó a/ Số thuế GTGT đã khấu trừ b/ Số thuế GTGT đã hoàn lại c/ Số thuế GTGT hàng mua trả lại, giảm giá mua hàng d/ Số thuế GTGT không được khấu trừ 4.Số thuế GTGT cón được khấu trừ, còn được hoàn lại cuối II. Thuế GTGT được hoàn lại 1.Số thuế GTGT sòn được hoàn lại đầu kỳ 2.Số thuế GTGT còn được hoàn lại phát sinh 3.Số thuế GTGT đã hoàn lại 4.Số thuế GTGT còn được hoàn lại cuối kỳ III. Thuế GTGT được miễn giảm 1Số thuế GTGT còn được miễn giảm đầu kỳ 2.Số thuế GTGT được giảm phát sinh 3.Số thuế GTGT được giảm 4.Số thuế GTGT còn được giảm cuối kỳ IV. Thuế GTGT hàng bán nội địa 1.Số thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ 2.Số thuế GTGT đầu ra phát sinh 3.Số thuế GTGT đầu vào phát sinh 4.Số thuế GTGT hàng bán bị trả lại 5.Thuế GTGT giảm trừ vào thuế phải nộp 6.Thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách nhà nước 7.Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp cuối kỳ ( 46 = 40+41-42-43-44-45 ) 10 11 12 13 14 15 16 17 20 21 22 23 30 31 32 33 40 41 42 43 44 45 46 0 3.270.152.193 3.270.152.193 3.270.152.193 0 13.195.934.267 13.195.934.267 13.195.934.267 Người lập biểu Kế toán trưởng Ngày 12 tháng 2 năm 2003 Giám đốc Thyết minh báo cáo tài chính Năm 2003 1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Hình thức sở hữu vốn: Nhà nước Lĩnh vực kinh doanh: Săm, Lụp cỏc loại Tổng số CNV: 520 người Trong đó: Nhân viên quản lý 20 người Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo: Không 2. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Niên độ kế toán: Từ 1/1 đến 31/12 Đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán và nguyên tắc: phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Đồng Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ phương pháp kế toán Tài sản cố định - Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình Nguyên giá = giá mua + Chi phí lắp đặt chạy thử và chi phí khác nếu có - Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt - Khấu hao theo thời gian hữu dụng của tài sản Phươmg pháp kế toán hàng tồn kho. - Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo giá gốc - Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp Nhập trước, xuất trước. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ). Kê khai thường xuyên. Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng: Không Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo Tài chính: Chi phí SXKD theo yếu tố: Yếu tố chi phí Số tiền 1.Chi phí nguyên liệu, vật liệu 2.Chi phí nhân công 3.Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Tổng cộng 141.652.384.853 13.288.806.239 3.788.336.492 1.779.229.598 7.801.517.699 168.310.274.881 Một số chỉ tiêu chi tiết về hàng tồn kho Chỉ tiêu Mã số Số tiền 1.Giá gốc của tổng số hàng tồn kho 2.Giá trị hoàn nhập dự phòng giá hàng tồn kho 3.Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (giá gốc – dự phòng giảm giá hàng tồn kho ) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ vay 21.642.1121.639 0 21.642.1121.639 Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Tình hình thu nhập của công nhân viên Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Kỳ này Kỳ trước 1.Tổng quĩ tiền lương 2.Tiền thưởng 3.Tổng thu nhập 4.Tiền lương bình quân 5.Thu nhập bình quân 12.069.000.000 1.235..280.000 11.856.000.000 1.702.038 1.900.000 12.557.981.411 1.304.176.359 12.335.200.000 1.770.997 1.980.000 9.248.445.000 1.610.703.000 9.482.400.000 1.544.000 1.800.000 Lý do tăng giảm: - Tổng quĩ tiền lương tăng do sản lượng tiêu thụ tăng - Doanh thu tăng 3.5 – Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuốikỳ I. Nguồn vốn kinh doanh Trong đó: Vồn ngân sách cấp II. Các quỹ 1.Qũi đầu tư phát triển 2.Quỹ nghiên cứu Khoa học và đào tạo 3.Quỹ dự phòng tài chính III. Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.Ngân sách cấp 2.Nguồn khác IV. Quỹ khác 1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm Tổng cộng 15.351.442.315 5.028.942.293 1.815.856.243 213.053.617 1.602.802.626 1.595.218.911 761.515.047 833.703.864 1.307.578.438 2.293.708.893 1.911.424.078 382.284.815 1.783.188.263 1.592.045.855 191.142.408 0 1.506.561.438 1.488.472.438 18.089.000 786.051.000 786.051.000 0 16.659.020.753 5.028.942.293 2.603.003.698 636.005.257 0 0.966.988.441 2.592.356.174 1.567.509.902 1.024.846.272 Lý do tăng, giảm: 1.Vốn kinh doanh tăng 1.307.578.348 Là do dùng quỹ PTKD mua sắm TSCĐ 2.Quỹ PTKD tăng 1.911.424.078 - Tạm trích từ lợi nhuận năm 2003 1.912.035.687 - Phân phối lợi nhuận năm 2002 theo biên bản kiểm tra của TC thuế -611.609 3.Quỹ PTKD giảm 1.488.472.438 +Nộp Tổng Công ty 10% 180.894.000 +Mua sắm TSCĐ 1.307.578.438 5.Quy dự phòng tài chính tăng 382.284.815 +Trích từ lợi nhuận năm 2003 382.407.137 +Phân phối lợi nhuận năm 2002 theo Biên bản kiểm tra của TC thuế -122.322 6.Quỹ dự phòng tài chính giảm 18.089.000 Nộp Tổng công ty 5% 18.089.000 -Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tăng 191.142.408 trích từ lợi nhuận năm 2003 191.203.569 Phân phối lại lợi nhuận năm 2002 theo biên bản kiểm tra của TC thuế -61.161 -Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm giảm 0 -Quỹ khen thưởng và phúc lợi tăng 1.592.045.855 +Trích từ lợi nhuận năm 2003 1.338.424.981 +Bổ xung từ tthuế thu trên vốn năm 2003 241.389.000 -Phân phối lại lợi nhuận năm 2002 theo biên bản kiểm tra của TC thuế -428.126 -Thu tiền vé ôtô tháng của CBCNV 12.660.000 -Quỹ khen thưởng và phúc lợi giảm 786.051.000 -Nộp Tổng Công ty 2% 25.325.000 -Mua vé ô tô tháng 73.450.000 -Chi thưởng cho CBCNV 687.276.000 Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư khác: Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ Kết quả đầu tư I.Đầu tư ngắn hạn 1.Đầu tư vào chứng khoán 2.Đầu tư vào liên doanh II.Đầu tư dài hạn 1.Đầu tư vào chứng khoán 2.Đầu tư vào liên doanh 3.Đầu tư dài hạn khác Tổng cộng 0 300.000.000 300.000.000 0 300.000.000 300.000.000 Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động SXKD Chỉ tiêu Số tiền 1.Doanh thu bán SP hàng hoá Trong đó: Doanh thu trao đổi SPHH 2.Doanh thu cung cấp dịch vụ Trong đó: Doanh thu trao đổi cung cấp dịch vụ 3.Lãi tiền gửi, tiền cho vay 4.Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu 5.Cổ tức lợi nhuận được chia 6.Lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá 7.Lãi bán hàng trả chậm 8.Triết khấu thanh toán được hưởng 9.Doanh thu tài chính khác 178.468.402.639 0 543.978.776 0 89.208.804 0 0 0 0 0 0 Chương III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty cao su sao vàng Hà nội . Một số nhận xét về công tác tổ chức kế toán tại Công ty cao su sao vàng Hà nội. Công ty cao su sao vàng Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước có bề dày kinh nghiệm và những truyền thống rất đáng tự hào. Trải qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển, Công ty đã và đang vươn lên khẳng định vị trí của mình trong nến kinh tế quốc dân. Sản phẩm của Công ty ngày một phong phú và đa dạng, chất lượng ngày càng cao. Trong nhiều năm qua sản phẩm của công ty đã chiếm được lòng tin của giới tiêu dùng. Để đạt được những kết quả đáng tự hào ấy phải kể đến sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất trình độ tay nghề của người lao động không ngừng dược nâng cao. Em xin có nhận xét về công tác hạch toán tại Công ty như sau: 1.Về tổ chức bộ máy kế toán. Nhìn chung bộ máy kế toán của Công ty cao su sao vàng Hà nội được tổ chức một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm của sản xuất kinh doanh và đảm bảo được yêu cầu quản lý. Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, các nghiệp vụ kinh tế tài chính diễn ra thường xuyên và khối lượng lớn nhưng các cán bộ phòng tài chính kế toán đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đội ngũ kế toán có trình độ tay nghề cao, lại được phân công rõ ràng theo từng phần hành kế toán phù hợp với khả năng và trình độ nên đã phát huy hiệu quả tốt. Mặt khác, cùng với sự hiểu biết cộng với kinh nghiệm thu được sau nhiều năm làm kế toán, kế toán trưởng đã cùng với nhân viên trong phòng thực hiện cơ giới hoá kế toán nên dã giảm bới khối lượng công việc , tiết kiệm chi phí giảm bới hoạt động của nhân viên kế toán. Công ty đã trang bị máy vi tính vào công tác hạch toán kế toán. Vì vậy viec theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện một cách chính xác, ngắn gọn, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin một cách kịp thời cho các đối tượng sử dụng. Về hình thức sổ kế toán, chứng từ kế toán. Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán theo mô hình tập trung trực tuyến với hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ. Công tác kế toán nói chung được thực hiện tốt, phản ánh và cung cấp kịp thời về tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính, từ đó giúp lãnh đạo Công ty có quyết định đúng đắn kịp thời trong các phương án kinh doanh. Đồng thời giảm bớt khối lượng công việc ghi chép kế toán… tạo điều kiệncho công tác quản lý chi phí và tính giá thành thuận tiện và chặt chẽ. Hệ thống chứng từ khá đầy đủ. Các chứng từ kế toán được tổ chức luân chyển một cách khoa học, hợp lý đảm bảo cho công tác kế toán dược tiến hành một cách hiệu quả. 3. Về công tác bảo quản và lưu trữ chứng từ. Chứng từ hạch toán ban đầu được quản lý nghiêm chỉnh và sắp xếp có khoa học. Chứng từ dụng trong đơn vị vừa đảm bảo tính hợp pháp, vừa đảm bảo chế độ kế toán do Nhà nước ban hành. Việc sắp xếp chứng từ nhanh chóng kịp thời đã giúp cho công tác kế toán trong các giai đoạn kế tiếp được tiến hành nhanh gọn. Thêm vào đó là giúp ích cho cán bộ nhân viên trong phòng có thể tìm thấy nhanh chóng thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho công việc kế toán hạch toán và lập báo cáo. Hệ thống tài khoản. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và hạch toán,trên cơ sở hệ thống tài khoản do Bộ tài chính ban hành, kế toán công ty còn mở rộng chi tiết các cấp loại tài khoản…góp phần tạo nên sự thuận lợi cho công tác quản lý của Công ty. Mặc dù có nhiều ưu điểm trong công tác kế toán tuy nhiên còn một số tồn tại cần khắc phục và hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán kế toán tịa Công ty cao su sao vàng Hà nội. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty cao su sao vàng Hà nội. 1.Hệ thống sổ kế toán. Kế toán công ty tổ chức hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ song còn chưa phù hợp lý. Biểu hiện ở chỗ +Chưa sử dụng một số mẫu nhật ký như quy định. + Thiếu một số mẫu cần thiết như bảng kê khai thuế GTGT, bảng tổng hợp.. Do đó Công ty cần phải chú trọng hơn nữa về các mẫu sổ và loại sổ nhằm đảm bảo cung cấp số lượng cần thiết tránh tình trạng chắp vá sổ, thiếu các chỉ tiêu cơ bản, thừa các chỉ tiêu không hợp lý. Vì vậy sổ sách đầy đủ là cơ sở tốt nhất và thuận lợi cho công tác ghi sổ được thực hiện nhanh chóng rõ ràng. 2.Về các khoản dự phòng . Là Công ty làm ăn kinh doanh lớn nên tình tình biến động tài sản và nguồn vốn rất lớn và xảy ra thường xuyên. Do đó Công ty nên trích lập một số tài khoản dự phòng đối với hàng tồn kho và trích lập dự phòng tài chính. Kết luận Để trở thành công cụ quản lý có hiệu lực, kế toán phải luôn không ngừng cải tiến và hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ chi phí vào sổ sách kế toán mọi chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là đã thực sự tiết kiệm hay còn lãng phí trong qua trình sản xuất sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, phát huy cao độ vai trò của kế toán, giám đốc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp một cách thường xuyên, liên tục, toàn diện, có hệ thống nhằm phát hiện và khai thác kịp thời khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, tăng cường và thúc đẩy việc hạch toán kế toán. Công ty cao su sao vang Hà nội hiện nay công tác hạch toán kế toán đã có nhiều ưu điểm, mặc dù còn một số điểm hạn chế song đã góp phần tích cực đối với công tác quản lý của doanh nghiệp. Một số ý kiến và giải pháp đã nêu trên nhằm hoàn thiện thêm một bước và cũng là để góp phần đổi mơí công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện và áp dụng những giải pháp đề xuất chắc chắn sẽ làm cho việc tính toán, hạch toán kế toán được chính xác hơn. Với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp, với khả năng trình độ của cán bộ, nhân viên phòng kế toán của doanh nghiệp cộng với sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo, tin tưởng rằng trong thời gian tới công tác hạch kế toán sẽ đáp ứng được đòi hỏi trong điều kiện cơ chế thị trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty cao su sao vang Hà nội được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kế toán cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thay Hoang Van Tuong đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này. Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp vì trình độ, thời gian có hạn nên báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót em mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến các phòng ban và thầy cô giáo. Phụ lục 1: Bộ máy tổ chức quản lý công ty Cao su Sao Vàng Giám đốc Công ty Bí thư Đảng uỷ Chủ tịch công đoàn PGĐ kinh doanh, đời sống PGĐ XDCB tại công ty PGĐ XDCB tại Thái Bình PGĐ kỹ thuật xuất khẩu PGĐ sản xuất, bảo vệ sản xuất Văn phòng Đảng uỷ Phòng kỹ thuật cơ năng Phòng kỹ thuật cao su Phòng kiểm tra chất lượng (KCS) Phòng xây dựng cơ bản Phòng thí nghiệm trung tâm Phòng tổ chức hành chính Phòng an toàn điều độ Phòng quân sự Phòng kế hoạch vật tư Phòng kho vận Phòng tiếp thị bán hàng Phòng tài chính kế toán Phòng đối ngoại XNK Văn phòng công đoàn Phòng quản trị bảo vệ Phụ lục 2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất lốp xe đạp Nguyên vật liệu Ren răng hai đầu Cắt ba via thành vòng tanh Lồng ống nối và dập tanh Cắt tanh Kiểm tra thành phẩm (KCS) Đảo tanh Dây thép tanh Định hình lốp Lưu hoá lốp Thành hình lốp Cán hình mặt lốp Thí nghiệm nhanh Sơ luyện Cắt, sấy tự nhiên Cao su ống Đóng gói Thành hình cốt hơi Lưu hoá cốt hơi Nhiệt luyện Hỗn luyện Phối liệu Sàng, sấy Các hóa chất Nhập kho Cắt cuộn vào ống sắt Xé vải Cán tráng Sấy Vải mành Phụ lục 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất của công ty Cao Su Sao Vàng. Giám đốc công ty Phó giám đốc sản xuất Xí nghiệp cao su số 1 Xí nghiệp cao su số 2 Xí nghiệp cao su số 3 Xí nghiệp cao su số 4 Xưởng kiến thiết bao bì Xí nghiệp năng lượng Xưởng luyện cao su BTP Xuân Hoà Chi nhánh cao su Thái Bình NM Pin cao su Xuân Hoà Bộ phận kiểm định XN cơ điện Nhà máy cao su Nghệ An Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cao Su Sao Vàng. Phụ lục 4: Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán tài chính) Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt Kế toán TGNH Kế toán huy động vốn Kế toán TL $ BHXH Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Kế toán giá thành Kế toán tiêu thụ Thủ quỹ Kế toán sản xuất phụ, công trình XDCBDD, nguồn vốn Các tổ kế toán ở các đơn vị phụ thuộc Kế toán Kế toán tiền lương Kế toán TSCĐ Kế toán vật tư Phụ lục 8 Tổng công ty hoá chất Việt Nam Nhật ký chứng từ số 7 Công ty cao xu Sao Vàng Tháng 08 nám 2002 TK ghi có 1521 1 523 15241 15242 1525 1527 1531 15211 TK ghi nợ 154 2.780.251.904 573.948.043 627P 165.665.232 938.979 576.516.617 46.289.078 43.971.513 627C 161.279.447 3.221.600 210.661.268 255.593.023 641 285.000 642 3.211.000 413.360 484.565 6.777.757 335 621 21.621.070.061 544.332.463 675.134.337 622 142 2413 2411 154 CĐ Cộng 2.780.251.904 21.621.070.061 874.773.142 942.614.416 576.516.617 257.434.911 675.134.337 306.342.293 573.948.043 Phụ lục 8 (tiếp) Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 08 nám 2002 TK ghi có 15213 2142ttc 2142khcb 335scl 331 2411 3342 3343ccn TK ghi nợ 154 12.764.707.263 627P 136.403.785 34.703.011 410.182.983 333.300.742 10.642.000 627C 63.624.902 1.543.987.662 324.249.838 1.042.705.629 331.045.504 11.864.000 641 23.117.393 7.111.379 685.221 68.967.677 1.006.000 642 106.405.460 12.233.045 23.188.326 491.181.879 12.738.000 335 40.680.232 621 622 2.518.262.295 59.249.000 142 2413 40.185.000 2411 8.892.000 154 CĐ Cộng 12.764.707.263 63.624.902 1.809.914.300 378.297.273 1.476.762.159 - 3.832.515.329 95.499.000 Phụ lục 8 (tiếp) Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 08 nám 2002 TK ghi có 3383 3382 3384 6221 622 Cơm ca 622bhyt 622 bhxh 622 kpcđ 1368 TK ghi nợ bhxh kpcđ bhyt 154 2.518.262.295 59.249.000 28.454.480 136.696.393 50.365.246 627P 29.391.166 6.666.015 6.809.054 627C 21.232.527 6.620.910 8.793.134 5.531.438 641 3.790.547 1.379.354 642 35.741.993 11.440.942 7.918.584 335 621 622 136.696.393 50.365.246 28.454.480 142 2413 2411 154 CĐ Cộng 226.852.626 75.471.467 51.975.252 2.518.262.295 59.249.000 28.454.480 136.696.393 50.365.246 5.531.438 Phụ lục 8 (tiếp) Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 08 nám 2002 TK ghi có 1111 1121 336 5112 627p 627c 141 2421 3337 TK ghi nợ 154 2.465.057.984 4.411.911.179 627P 155.643.940 37.890.367 1.885.682 61.510.250 627C 179.722.876 9.967.250 83.883.712 112.047.495 4.800.000 48.744.733 641 920.228.855 203.186.443 92.553.991 93.998.000 642 230.412.045 89.619.439 64.108.995 59.854.093 20.311.704 70.000.000 335 621 622 142 2413 2411 154 CĐ Cộng 1.486.007.716 302.773.132 37.890.367 242.432.380 2.792.467.822 4.411.911.179 25.111.704 48.744.733 70.000.000 Phụ lục 8 (tiếp) Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 08 nám 2002 TK ghi có 6212 6213 6217 Cộng TK ghi nợ 154 21.062.586.459 544.332.463 675.134.337 48.070.957.046 627P 2.996.450.891 627C 4.429.576.948 641 1.416.309.860 642 1.246.041.187 335 40.680.232 621 22.840.536.861 622 2.793.027.414 142 - 2413 40.185.000 2411 8.892.000 - - 154 CĐ - - - Cộng 21.062.586.459 544.332.463 675.134.337 83.882.657.439 Phụ lục 5 chi sản xuất phụ - tk 627 phụ tháng 8/2002 TK Đơn vị 1523 15241 Dầu 15242 Than 1525 1531 3342 3343 ccn 3383 382 3384 Năng lượng (6276) 78.586.148 936.742.956 575.626.141 24.896.500 500.000 158.808.270 4.750.000 13.775.710 3.176.765 3.451.307 Cơ điện (6277) 87.079.084 2.236.500 890.476 21.392.578 43.471.513 132.233.241 3.308.000 9.184.851 2.644.665 2.042.502 Vận tải (6278) 12.672.031 520.000 1.444.200 253.441 Kiến thiết NB (6279) 29.587.200 2.064.000 4.986.405 591.744 1.315.245 Cộng 165.665.232 938.979.456 576.516.617 46.289.078 43.971.516 333.300.742 10.642.000 29.391.166 6.666.015 6.809.054 Phụ lục 5 (tiếp) chi sản xuất phụ - tk 627 phụ tháng 8/2002 TK Đơn vị 214 335 331 1111 112 336 5112 627 Tổng cộng nợ 627 p Năng lượng (6276) 104.255.807 25.125.368 294.520.532 17.052.305 61.510.250 2.402.777.459 Cơ điện (6277) 12.512.898 6.153.487 9.674.196 15.723.926 37.890.367 1.885.682 388.323.966 Vận tải (6278) 17.242.498 2.880.864 27.552 120.495.969 155.536.555 Kiến thiết NB (6279) 2.392.582 543.292 5.960.703 2.371.740 49.812.911 Cộng 136.403.785 34.703.011 410.182.983 155.643.940 - 37.890.367 1.885.682 61.510.250 2.996.450.891 Phụ lục 6 tổng công ty hoá chất vn chi phí sản xuất chung - tk 627 chính công ty cao su sao vàng xí nghiệp cao su số 2 tháng 8/2002 XN cao su số 2 Chỉ tiêu 1523 1524 1525 1531 1368 1111 112 2141 Tiền lương Vật liệu 53.998.932 Phụ tùng 37.415.000 Công cụ 43.301.333 Khấu hao TSCĐ 97.690.148 Trích KHSCL Ca 3 độc hại 29.219.455 Dịch vụ mua ngoài 3.519.349 Tiền điện Chi phí bằng tiền 16.913.346 Sửa chữa nhỏ Cộng 53.998.932 - 37.415.000 43.301.333 - 49.652.150 - 97.690.148 Phần giảm trừ 11.090.508 Cộng 53.998.932 - 37.415.000 43.301.333 - 38.561.642 - 97.690.148 Phụ lục 6 (tiếp) Chỉ tiêu 627p 3384 2142ttc 141 Cộng tháng LK tháng trước LK tháng này Tiền lương 3.312.182 86.308.578 426.499.404 512.807.982 Vật liệu 63.264.209 144.828.003 208.092.212 Phụ tùng 37.415.000 116.579.031 153.994.031 Công cụ 10.516.204 53.817.537 239.639.883 293.457.420 Khấu hao TSCĐ 97.690.148 540.568.786 638.258.934 Trích KHSCL 21.007.321 265.122.528 286.129.849 Ca 3 độc hại 29.219.455 89.873.345 119.092.800 Dịch vụ mua ngoài 3.519.349 20.538.869 24.058.218 Tiền điện 116.127.375 462.358.230 578.485.605 Chi phí bằng tiền 16.913.346 39.072.936 55.986.282 Sửa chữa nhỏ - 8.727.344 8.727.344 - - - - - - Cộng 525.282.318 2.353.808.359 2.879.090.677 Phần giảm trừ 11.090.508 59.417.500 70.508.008 Cộng 10.516.204 3.312.182 514.191.810 2.294.390.859 2.808.582.669 Phụ lục 6 (tiếp) Chỉ tiêu 335 331 3342 3343 3383 3382 2421 5112 Tiền lương 70.700.618 1.880.000 9.001.766 1.414.012 Vật liệu Phụ tùng 9.265.277 Công cụ Khấu hao TSCĐ Trích KHSCL 21.007.321 Ca 3 độc hại Dịch vụ mua ngoài Tiền điện 116.127.375 Chi phí bằng tiền Sửa chữa nhỏ Cộng 21.007.321 116.127.375 70.700.618 1.880.000 9.001.766 1.414.012 - 9.265.277 Phần giảm trừ Cộng 21.007.321 116.127.375 70.700.618 1.880.000 9.001.766 1.414.012 - 9.265.277 Sổ Cái TK 621 Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 8/2002 1522 3.010.926.632 1523   55.180.396 15241 1525 1531 # Cộng phát sinh Nợ 3.066.101.028 Có Số dư cuối tháng Nợ Có Sổ Cái TK 622 Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 8/2002 3382 10.397.498 3383 21.860.380 3384 6.493.790 334 496.358.122 Cộng phát sinh Nợ 535.109.790 Có Số dư cuối tháng Nợ Có Phụ lục 9 (tiếp) Sổ Cái TK 627 Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này Tháng 8/2002 152 91.413.932 153 43.301.333 331 116.127.375 334 72.580.618 338 13.727.960  214 97.690.148 335 21.007.321 Cộng phát sinh Nợ 455.848.687 Có Số dư cuối tháng Nợ Có Số dư đầu năm Sổ Cái TK 154 Nợ Có 7.098.890 Ghi Có các TK đối ứng với Nợ TK này  Tháng 8/2002 621  2.502.229.155 622  570.456.551 627  802.220.765 152 2.515.151.687 Cộng phát sinh Nợ 6.390.058.158 Có Số dư cuối tháng Nợ 6.273.356 Có  Sổ chi tiết TK 154 Tháng 8/2002 STT Tên sản phẩm Cộng dư đầu kỳ 152.1 621.2 NLC 621.3 621.7 Tổng chi phí chung Tiền lương Cơm C.Nghiệp BHXH Cộng nợ 154 Dư cuối kỳ Có 154 Nợ 1521 Có 154 Nợ 155 Có 154 Nợ 152.11 Có 154 Nợ 152.13 XNCS II Luyện 1.673.774.951 1.673.774.951 1.673.774.951 1 Lốp XĐ 37-584 (650 đen) 130.712 77.878.927 23.881.965 1.299.742 - 21.195.428 14.838.175 337.650 1.108.816 140.540.703 39.181 - 140.632.234 2 Lốp XĐ 37-584 (650 đỏ) 72.517 1.746.670.970 535.625.403 40.518.890 - 494.267.927 345.836.800 7.869.681 25.843.443 3.196.633.114 76.018 - 3.196.629.613 3 Lốp XĐ 37-584 (650) Đ/V 9.685 134.224.979 41.160.762 3.687.939 - 41.911.007 37.064.239 843.414 2.769.844 261.662.184 274.116 - 261.397.753 4 Lốp XĐ 37-584 (650) Đ/T 29.844 - - - - - - - - - 29.844 - - 5 Lốp XĐ 37-590 (660 đen) 15.234 - - - - - - - - - 15.234 - - 6 Lốp XĐ 37-590 (660 đen) ĐB 62.172 429.610.863 131.742.323 6.799.790 - 195.277.288 92.029.132 2.094.167 6.877.086 864.430.649 95.427 - 864.397.394 7 Lốp XĐ 32-622 (680) Đ/V 36.493 6.754.975 2.071.447 217.365 - 2.145.890 1.984.247 45.152 148.285 13.367.361 38.239 - 13.365.615 8 Lốp XĐ 32-622 (680 đen) 91.037 49.766.585 15.261.172 1.434.701 - 23.600.582 13.271.992 302.010 991.828 104.628.870 11.645 - 104.708.262 9 Lốp XĐ 37-590 (660) Đ/V 15.077 - - - - - - - - - 15.077 - - 10 Lốp XĐ 37-590 (660) Đ/T 1.403.040 - - - - - - - - - 1.403.040 - - 11 Lốp XĐ 50-559 Đ/V MTB 963.407 - - - - - - - - - 963.407 - - 12 Lốp XĐ 50-559 Đ/V MTB XK 3.762.288 - - - - 82.700 144.762 3.294 10.818 241.574 2.891.388 - 1.112.474 13 Lốp XĐ 37-540 (T/ đen) 62.654 - - - - - - - - - 62.654 - - 14 Lốp XĐ 40-406 (Đỏ) 85.105 - - - - - - - - - 85.105 - - 15 Lốp XĐ 40-406 (Đ/T) 84.434 - - - - - - - - - 84.434 - - 16 Lốp XĐ 37-630 (đen) 72.284 28.861.822 8.850.622 531.346 - 8.314.118 6.582.702 149.884 492.219 53.786.713 - - 53.858.997 17 Lốp xe thồ 38-584 TT1 30.025 39.393279 12.080.146 474.381 - 14.462.997 7.581.322 172.517 486.147 74.650.789 15.655 - 74.665.149 18 Lốp xe xích lô 45-700 129.555 - - - - - - - - - 129.555 - - 19 Lốp xe thồ 38-584 TĐB 43.327 - - - - - - - - - 43.327 - - 20 Cao su BTP 56S - 2.816.210 - - 416.356 83.600 1.902 23.182 3.341.250 - - - 3.341.250 21 Cốt hơi Bu tuyn-BTP 45 1.989.287 - - - 546.472 453.912 10.329 - 3.000.000 - - - 3.000.000 Cộng XN số II 7.098.890 2.515.151.687 2.447.265.001 54.964.154 0 802.220.765 519.874.883 11.830.000 38.751.668 6.390.058.158 6.273.356 1.675.774.951 4.710.767.491 6.341.250 0 Cộng toàn công ty 3.346.238.177 16.118.907.210 21.062.586.459 544.332.463 675.134.337 6.876.969.163 2.518.262.295 59.249.000 215.516.119 48.070.957.046 3.448.237.264 2.976.389.925 30.748.760.363 14.226.131.757 17.675.914 TK154 = 47.968.957.959 Bảng tính giá thành thực tế Tháng 8/2002 STT Tên sản phẩm Sản lượng NVL chính NVL phụ Tiền lương Cơm C.Nghiệp Bảo hiểm Khấu hao Sửa chữa lớn Hơi nóng, khí nén Điện năng Chi phí chung Tổng Z thực tế Z thực tế đơn vị XNCS II Luyện 1 Lốp XĐ 37-584 (650 đen) 11.890 101.839.904 1.300.969 14.838.175 337.650 1.108.816 2.981.193 641.346 6.371.780 3.325.335 7.887.066 140.632.234 11.827,77 2 Lốp XĐ 37-584 (650 đỏ) 277.123 2.282.292.721 40.518.991 345.836.800 7.869.681 25.843.443 69.511.125 14.947.842 143.474.148 77.509.130 183.825.726 3.196.629.613 11.535,06 3 Lốp XĐ 37-584 (650) Đ/V 19.800 175.155.249 3.683.119 37.064.239 843.414 2.769.844 4.966.423 1.068.000 10.608.289 5.537.898 19.701.278 261.397.753 13.201,91 4 Lốp XĐ 37-590 (660 đen) ĐB 67.040 561.325.282 6.799.538 92.029.132 2.094.167 6.877.086 14.088.335 3.029.655 101.681.290 23.898.274 52.574.636 864.397.394 12.839,76 5 Lốp XĐ 32-622 (680) Đ/V 1.060 8.824.583 217.435 1.984.247 45.152 148.285 244.008 52.542 522.268 272.380 1.054.715 13.365.615 12.609,44 6 Lốp XĐ 32-622 (680 đen) 7.090 65.087.942 1.436.259 13.271.992 302.010 911.828 1.532.516 340.441 11.428.075 2.685.185 7.582.014 104.708.262 14.768,44 7 Lốp XĐ 50-559 Đ/V MTB XK 100 855.000 900 144.762 3.294 10.818 1.800 600 10.500 2.100 82.700 1.112.474 11.124,74 8 Lốp XĐ 37-630 (đen) 4.550 37.775.185 532.363 6.586.702 149.334 492.219 1.078.926 232.158 2.306.791 1.203.682 3.501.087 53.858.997 11.837,14 9 Lốp xe thồ 38-584 TT1 4.050 51.434.729 474.519 7.581.322 172.517 486.147 2.954.462 635.440 6.312.313 4.581.859 2.981.841 74.665.149 18.435,84 10 Cộng XN số II 392.703 3.284.640.595 54.964.093 519.337.371 11.817.769 38.728.486 97.408.786 20.948.031 287.715.454 116.015.843 279.191.063 4.710.767.491 11 Cộng 4 xí nghiệp 1.379.291 21.442.667.350 535.438.616 2.318.637.869 48.098.393 181.312.781 1.313.189.936 245.584.817 2.466.873.470 667.887.396 1.529.069.735 30.748.760.363 Phụ lục 13: Bảng tính giá thành thực tế tháng 8 năm 2002 Tên sản phẩm: .... Sản lợng tính: ... Đơn vị: Đồng Khoản chi phí Tổng số Chi tiết chi phí Chỉ tiêu CFNVLTT CFNCTT CFSXC I.CFSXDDĐK II.CFSXFS 1, CFNVLTT 2, CFNCTT 3, CFSXC III.GS giảm Z IV. Tổng CFSX V.CFSXĐCK VI.Z sản phẩm 1, Tổng Z 2, Z đơn vị sản phẩm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0541.doc
Tài liệu liên quan