Thực trạng công tác bảo hộ lao động ở Công ty Dệt kim Đông Xuân

Lời nói đầu Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. Trong quá trình lao động con người phải chịu tác động của nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bởi vậy bảo vệ con người tránh được những tác động của điều kiện làm việc có hại là một vấn đề thiết yếu. Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp vì vậy trong những năm gần đây, nền công nghiệp nước ta c

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng công tác bảo hộ lao động ở Công ty Dệt kim Đông Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó nhiều bước tiến mang lại nhiều thành tựu đáng kể cho đất nước. Tuy nhiên sự phát triển Khoa học kĩ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ KHKT và công nghệ mới vào các ngành sản xuất cũng làm nảy sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc cũng như sức khoẻ người lao động. Do đó việc bảo vệ sức khoẻ cho người lao động càng phải được chú trọng hơn. BHLĐ mà nội dung chủ yếu là công tác An toàn lao động, vệ sinh lao động là một yêu cầu tất yếu khách quan gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ con người, yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất. Vì vậy chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của công tác BHLĐ . Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta là đưa công tác BHLĐ thực sự trở thành vấn đề quan tâm của các nhà quản lí, người sử dụng lao động và người lao động. Công tác BHLĐ được thực hiện tốt sẽ góp phần bảo vệ sức khoẻ người lao động, đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế. Trong thời gian thực tập tại Công ty Dệt kim Đông xuân được sự hướng dẫn của TS: Nguyễn Đức Trọng và các bác, các chú trong phòng kĩ thuật thuộc công ty đã giúp em phần nào hiểu được tình hình thực tế của công ty, quá trình sản xuất của công ty và đặc biệt là công tác BHLĐ . Trong thời gian thực tập tại công ty, mặc dù đã rất cố gắng, song em còn hạn chế nhiều về mặt kiến thức thực tế chắc chắn bản báo cáo của em cũng thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, của các chú trong phòng Kĩ thuật, các bạn sinh viên để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. ! Hà Nội ngày... tháng ....năm... Sinh viên thực hiện. Trần Thị Thu. Phần I: Những vấn đề cơ bản của công tác bảo hộ lao động I. Một số khái niệm cơ bản I.1. Bảo hộ lao động Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã coi việc cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động là một trong những quan tâm và hoạt động chủ yếu của mình. ILO đã có hàng chục công ước và khuyến nghị đề cập đến vấn đề này trong đó có công ước 155 ra đời năm 1981 đề cập đầy đủ và tổng quát đến vấn đề an toàn - vệ sinh lao động. ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước, công tác Bảo hộ lao động rất được quan tâm. Cụ thể: trong sắc lệnh 29/SL là sắc lệnh đầu tiên về lao động do Hồ Chủ Tịch ký đã có những điều quy định về an toàn - vệ sinh lao động. Và trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản luật pháp về Bảo hộ lao động. Hoạt động Bảo hộ lao động luôn gắn liền với hoạt động lao động sản xuất và công tác của con người. Bảo hộ lao động mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn - vệ sinh lao động là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Hoạt động Bảo hộ lao động phát triển phụ thuộc vào nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi nước. Bảo hộ lao động là một yêu cầu tất yếu khách quan để bảo vệ người lao động, yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất. I.2. Điều kiện lao động Là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động. Tổng hoà các biểu hiện trên tạo nên một điều kiện lao động cụ thể, có thể rất tiện nghi, thuận lợi song cũng có thể rất xấu, là nguyên nhân của các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. I.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại I.3.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong lao động Đó là những yếu tố điều kiện lao động xấu, là nguy cơ gây tai nạn lao động đối với người lao động. + Các bộ phận truyền động và chuyển động: những trục máy, bánh răng, dây đai truyền và các loại cơ cấu truyền động khác; sự chuyển động của bản thân máy móc như ô tô, máy trục, tàu biển, sà lan, đoàn tàu hoả, đoàn goòng…tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt…Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết. + Nguồn nhiệt: ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn…tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ… + Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập diện…làm tê liệt hệ thống hô hấp, hệ tim mạch… + Vật rơi, đổ sập: thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng, đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm, đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp, cây đổ, đổ hàng hoá trong sắp xếp kho tàng… + Vật văng bắn: thường gặp là phoi của các máy gia công như máy mài, máy tiện, đục kim loại, máy tiện gỗ ở các máy gia công gỗ, đá văng trong nổ mìn… + Nổ: bao gồm nổ vật lý, nổ hoá học,nổ chất nổ, nổ kim loại lỏng. Nổ vật lý xảy ra khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hoá lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng, bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm định. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn lao động cho mọi người xung quanh. Nổ hoá học là sự biến đổi về mặt hoá học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra một lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn làm huỷ hoại các vật cản gây ra tai nạn cho người lao động khi họ ở trong phạm vi nổ. Các chất có thể gây nổ hoá học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hoá học ngày càng tăng. Nổ vật liệu nổ có đặc điểm là sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định. Nổ của kim loại nóng chảy xảy ra khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ… I.3.2. Các yếu tố có hại đối với sức khoẻ trong lao động Là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khoẻ của người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Đó là vi khí hậu xấu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi khí độc, các sinh vật có hại. + Vi khí hậu xấu: là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người. Cụ thể như sau: Khi nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc, thiết bị… Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Còn khi nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh… Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi. Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người. + Tiếng ồn và rung động Tiếng ồn là những âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm… Rung động thường do các dụng cụ cầm tay hoặc khí nén, do các động cơ nổ… tạo ra. Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung động vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc nghề nghiệp, điếc viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén…Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ…Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh. Tất cả những tình trạng trên rất dễ dẫn đến tai nạn lao động. I.3.3. Bức xạ và phóng xạ + Người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực do bức xạ hồng ngoại, đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng do bức xạ tử ngoại và dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Phóng xạ là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một sốnguyên tố và khả năng ion hoá vật chất. Các tia phóng xạ gây ra tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, rối loạn chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng, rộp đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong… I.3.4. Chiếu sáng không hợp lý Trong đời sống và lao động, mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ mắt, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tăng năng suất lao động. Tuỳ thuộc vào mỗi công việc mà cường độ ánh sáng được quy định khác nhau. Khi chiếu sáng không đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định thì ngoài tác hại làm giảm năng suất lao động ra về mặt kỹ thuật an toàn còn thấy khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do không nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật, do loá mắt… I.3.5. Bụi Là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí. Bụi nguy hiểm nhất là bụi có kích thước 0,5-5mm, khi hít phải bụi này sẽ có 70-80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. VD: Bệnh bụi phổi bông là bệnh phổ biến nhất. Bệnh này còn được gọi là bệnh hen của thợ dệt. Bệnh này xuất hiện ở công nhân ngành dệt. họ tiếp xúc với các loại bụi bông hình thành từ những sợi bông, lá và cây bông. Những công nhân cán, xé bông, đóng kiện, se sợi và dệt… đều có thể mắc bệnh này. Theo điều tra bệnh bụi phổi silic có 33,7% gặp ở ngành than, 30,6% ở ngành cơ khí luyện kim, 9,7% ở ngành xây dựng, 7,5% ở ngành công nghiệp nhẹ, 2,6% ở ngành giao thông vận tải, 1,7% ở ngành hoá chất….Bềnh bụi phổi silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do hít phải bioxyt (SiO2) hoặc silic tự do. Bệnh này gây xơ hoá và phát triển các hạt ở hai phổi gây cho bệnh nhân khó thở và phổi bị tổn thương đặc biệt. I.4. Tai nạn lao động Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết người hoặc làm tổn thương, phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phần nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xân nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc hại, có thể gây chết người ngay tức thì gọi là nhiễm độc cấp tính, và cũng được coi là tai nạn lao động. Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số tần suất tai nạn lao động K. Với n: số tai nạn lao động. N: tổng số người lao động. K được tính cho một đơn vị, một địa phương, một ngành hoặc chung cho cả nước nếu n và N được tính cho đơn vị, địa phương, ngành hoặc chung cho cả nước tương ứng. Theo thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTB-XH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26 tháng 3 năm 1998 Bộ lao động thương binh xã hội, Bộ Y Tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn về khai báo, điều tra tai nạn lao động, tai nạn lao động được chia thành 3 loại: Tai nạn lao động chết người. Tai nạn lao động nặng. Tai nạn lao động nhẹ. K là hệ số tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ nếu n là sô tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ. I.5. Bệnh nghề nghiệp Theo thông tư liên bộ số 08/TTLB ngày 19-5-1976 của Bộ y tế, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Tổng Công đoàn Việt Nam: Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thưoừng xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh. ( Những trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc hoá chất gây nên tại nơi làm việc thì coi như tai nạn lao động). Tại mỗi quốc gia đều công nhận những bệnh nghề nghiệp của nước mình và ban hành chế độ đền bù hoặc bảo hiểm bềnh nghề nghiệp. ở nhiều quốc gia có bao nhiêu bệnh nghề nghiệp thì có bấy nhiêu bệnh được bảo hiểm. Và Việt Nam hiện nay đã có 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Đó là các bệnh sau: Theo thông tư liên bộ số 08/TTLB-19/5/1976 Bệnh do bụi: Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi silíc Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi amiăng. Bệnh do hoá chất: Bệnh nhiễm độc chì và hợp chất chì. Bệnh nhiễm độc benzen và các đồng đẳng của benzen. Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân. Bệnh nhiễm độc mangan và hợp chất của mangan. Bệnh do yếu tố vật lý: Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ. Bệnh điếc do tiếng ồn. Căn cứ kết quả đề tài nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 58A và đề tài cấp bộ về Bảo hộ lao động và tình hình thực tế ở Việt Nam, Liên Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định bổ sung 8 bệnh nghề nghiệp sau: Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc. Bệnh sạm da. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp. Bệnh bụi phổi bông . Bệnh lao nghề nghiệp. Bệnh viêm gan do virut nghề nghiệp. Bệnh do Leptospira nghề nghiệp. Bệnh nhiễm độc TNT. Quyết định 167/QĐ-4/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bổ sung 5 bệnh nghề nghiệp vào danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm: Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp. Bệnh nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp. Bệnh giảm áp nghề nghiệp. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp. I. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác Bảo hộ lao động II.1. Mục đích của công tác Bảo hộ lao động Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc thiết bị hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một qúa trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu không được phòng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Vì vậy việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế công tác Bảo hộ lao động luôn được Đảng và nhà nước ta coi là một lĩnh vực công tác lớn. Mục tiêu của công tác Bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thích nghi, thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng hiệu quả và năng suất lao động. Ta có thể nhận định rằng công tác Bảo hộ lao động có vị trí rất quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. II.2. ý nghĩa của công tác Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Chính vì vậy, công tác Bảo hộ lao động phải được tiến hành đồng thời với quá trình sản xuất. Có nghĩa là đi đôi với việc đề ra kế hoạch sản xuất thì ta phải làm kế hoạch Bảo hộ lao động, đồng thời với chiến lược kinh tế - xã hội phải có một chính sách về Bảo hộ lao động. Ta có thể nói rằng: Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế - xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Nói cụ thể hơn, một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khoẻ mạnh không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển. Bảo hộ lao động tốt là góp phần tích cực vào việc chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước ta. Mặt khác, Bảo hộ lao động được phát triển trước hết vì yêu cầu tất yếu, khách quan của sản suất, của sự phát triển kinh tế, đồng thời nó cũng vì sức khoẻ và hạnh phúc của con người nên nó mang ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân đạo sâu sắc. II.3. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động II.3.1. Tính luật pháp Tính chất này của công tác Bảo hộ lao động được thể hiện rất rõ ở chỗ : muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp về tổ chức, xã hội về Bảo hộ lao động được thực hiện thì điều tất yếu là phải thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Đồng thời phải tiến hành thanh kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và xử phạt nghiêm minh, kịp thời thì công tác Bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực. II.3.2. Tính khoa học kỹ thuật (KHKT) Bảo hộ lao động gắn liền với sản xuất. Khoa học kỹ thuật về Bảo hộ lao động gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất. Người lao động sản xuất trực tiếp trên dây chuyền phải chịu ảnh hưởng của bụi, hơi khí độc, tiếng ồn, rung động…và những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động. Muốn khắc phục được những nguy hiểm đó không có cách nào khác là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động là khoa học tổng hợp dựa trên tất cả các thành tựu khoa học của các môn khoa học cơ bản: cơ, lý, hoá…và gồm tất cả các ngành kỹ thuật như kỹ thuật cơ khí, điện… Vì vậy muốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động thì phải tổ chức nghiên cứu khoa học bảo hộ lao động gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất, gắn liền với việc nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất. Công tác bảo hộ lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ cộng nghệ sản xuất của mỗi xã hội. Trình độ công nghệ sản xuất phát triển cộng với nền kinh tế phát triển sẽ góp phần tạo ra các điều kiện lao động ngày một tốt hơn. Thực chất của tiến bộ khoa học công nghệ là việc sử dụng máy móc để thay thế lao động sống bằng lao động quá khứ. ở trình độ cao của kỹ thuật công nghệ sản xuất là tự động hoá tổng hợp các quá trình sản xuất và sử dụng người máy công nghiệp. Như vậy, quá trình phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất chính là quá trình thay đổi về chất lao động của con người. Lao động của con người dần được giảm nhẹ, tiến tới loại bỏ điều kiện lao động nguy hiểm độc hại. Bảo hộ lao động mang tính KHKT, các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đến cơ thể người lao động cho đến các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, các giải pháp đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động…đều là những hoạt động khoa học, sử dụng các dụng cụ, phương tiện khoa học và do các cán bộ KHKT thực hiện. II.3.3. Tính quần chúng Bảo hộ lao động mang tính chất quần chúng rộng rãi. Nó không chỉ thể hiện ở một người mà nó có liên quan tới nhiều người cả trong và ngoài sản xuất. Từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Quần chúng lao động là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình và các biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện lao động…Vì vậy chỉ có quần chúng tự giác thực hiện thì hiệu quả ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mới cao. Người lao động trực tiếp làm việc, tiếp xúc với quá trình sản xuất, với thiết bị máy móc và đối tượng lao động. Và chính họ là người có khả năng phát hiện những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, để đề xuất các biện pháp giải quyết hoặc tự mình giải quyết để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, công tác Bảo hộ lao động chỉ có thể được thực hiện tốt khi có sự tham gia của mọi người, mọi cấp quản lý. II.3.4. Tính quốc tế Công tác Bảo hộ lao động không chỉ có ở một địa phương, một quốc gia mà nó có ở trên khắp thế giới. Đây là hoạt động mang tính hợp tác quốc tế sâu sắc. Nó là hoạt động hướng về cơ sở và vì con người và trước hết là người lao động. Như vậy, ta có thể nói rằng: Bảo hộ lao động là sự nghiệp của quần chúng, là sự nghiệp của toàn nhân loại. II.4. Các lĩnh vực hoạt động của công tác Bảo hộ lao động Công tác Bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: ** Nội dung khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động Đây là nội dung chiếm vị trí quan trọng, thông qua đó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là lĩnh vực khoa học tổng hợp và liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau từ khoa học tự nhiên (Toán, lý, hoá…), khoa học kỹ thuật chuyên ngành ( y học lao động, độc chất học, kỹ thuật thông gió, kỹ thuật chiếu sáng, vật lý kiến trúc, kỹ thuật điện, cơ ứng dụng, chế tạo máy, tự động hoá…) đến các ngành khoa học về kinh tế và xã hội học( kinh tế lao động, luật học, xã hội học, tâm lý học…). Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của khoc học kỹ thuật bảo hộ lao động rất rộng, song cũng rất cụ thể, gắn liền với điều kiện khí hậu, đặc điểm thiên nhiêm và con người cũng như điều kiện sản xuất và tình hình kinh tế của mỗi nước. Nội dung chính của khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động 1. Kỹ thuật an toàn Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật trong sản xuất đối với người lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động . Chính vì thế, muốn đảm bảo an toàn trong lao động, đạt được mục đích phòng ngừa tác động xấu của các yếu tố nguy hiểm đối với người lao động thì ngay từ khi thiết kế, xây dựng hoặc chế tạo thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ chúng ta phải quán triệt các biện pháp về kỹ thuật an toàn. Và trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn. Những biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu chuẩn, các văn bản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn. Những nội dung chính của kỹ thuật an toàn: + Xác định vùng nguy hiểm. + Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn. + Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo vệ cá nhân. Việc áp dụng các thành tựu mới của tự động hoá, điều khiển học để thay thế taho tác, cách ly người lao độngkhỏi những nơi nguy hiểm độc hại cũng là một phương hướng hế sức quan trọng của kỹ thuật an toàn. 2. Vệ sinh lao động và kỹ thuật vệ sinh Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa được điều đó trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp về vệ sinh lao động. Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động gồm: + Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh. + Xác định các yếu tố có hại tới sức khoẻ. + Biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khoẻ, tuyển dụng lao động. + Biện pháp về vệ sinh học, vệ sinh các nhân, vệ sinh môi trường. + Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, điều hoà nhiệt độ, chống bụi, khí độc, chống ồn, rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, điện từ trường… Lưu ý: Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh cũng phải được chú trọng ngay từ khâu thiết kế xây dựng các công trình, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo các máy móc thiết bị, quá trình công nghệ. Và trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh của các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Ta phải thấy rằng mỗi một giải pháp kỹ thuật vệ sinh, chống ô nhiễm, cải thiện môi trường lao động cũng sẽ góp phần tích cực vào việc chống ô nhiễm cải thiện và bảo vệ môi trường xung quanh. Bởi vậy bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường là hai khâu của một quá trình, gắn bó mật thiết với nhau. 3.Phòng chống cháy nổ Những năm gần đây, trong hầu hết các công ty, xí nghiệp đều rất quan tâm đến vấn đề này. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đi kèm với nó là hàng loạt các nguy cơ về cháy, nổ có thể xảy ra. Chính vì thế, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi xí nghiệp, công ty đều rất chú trọng đến công tác phòng chống cháy nổ. Chúng ta đã có hàng loạt các văn bản pháp luật ra đời nhằm hướng dẫn thực hiện công tác này. Luật phòng cháy chữa cháy (29/06/2001) đã chỉ ra rất rõ đối tượng áp dụng, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy đói với các cơ sở, ban quản lý và đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở. Cụ thể như sau: Điều 5: Trách nhiện phòng cháy và chữa cháy 3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động, phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy. Tại khoản 1 Điều 20 Luật phòng cháy chữa cháy đã quy định chi tiết công tác phòng cháy đối với cơ sở. Điều 44 hướng dẫn việc thành lập, quản lý, chỉ đạo đội dân phòng và đội phòng cháy chữa cháy cơ sở. Đây là một nội dung quan trọng trong công tác bảo hộ lao động mà các đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng như các đơn vị hành chính sự nghiệp cần đặc biệt quan tâm. 4. Ecgonomi Cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều ngành khoa học kỹ thuật mới ra đời và đã được ứng dụng ngay vào bảo hộ lao động. Ngoài những ngành khoa học về điện tử, tin học…đã được ứng dụng rộng rãi trong khi giải quyết các vấn đề về bảo hộ lao động, ngành khoa học Ecgonomi cũng đã đi sâu vào giải quyết các vấn đề về bảo hộ lao động. Ngành khoa học mới mẻ này đã đi vào nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với thiết bị máy móc, môi trường để sao cho con người làm việc trong điều kiện tiện nghi và thuận lợi hơn. Và nó đã nhanh chóng trở thành một ngành khoa học rất phát triển trong bảo hộ lao động. Ecgonomi là môn khoa học liên ngành kết hợp giữa khoa học sinh học người và khoa học kỹ thuật để tạo ra sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật, môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, bảo vệ sức khỏe, an toàn, tiện nghi cho con người. Ecgonomi được hình thành từ nhiều ngành khoa học khác nhau, vừa mang tính khoa học vừa mang tính kỹ thuật. Nó sử dụng kiến thức giải phẫu học trong các môn Nhân trắc học và Cơ sinh học…ứng dụng vào kỹ thuật, Ecgonomi tập trung vào thiết kế các hệ thống, thiết kế chỗ làm việc, thiết kế môi trường, thiết kế giao diện ( thông tin giữa người và máy) và thiết kế chế độ lao động. Việc áp dụng các thành tựu về Ecgonomi để nghiên cứu và đánh giá thiết bị, công cụ lao động, chỗ làm việc, môi trường lao động và áp dụng các chỉ tiêu tâm sinh lý Ecgonomi, các dữ kiện nhân trắc người lao động để thiết kế công cụ, thiết bị, tổ chức chỗ làm việc đã thực sự cải thiện rõ rệt điều kiện lao động, tăng các yếu tố thuận lợi, tiện nghi và an toàn trong lao động, giảm nhẹ nặng nhọc, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. ** Nội dung giáo dụng, huấn luyện về bảo hộ lao động và tổ chức vận động quần chúng làm tốt công tác bảo hộ lao động Các văn bản pháp luật, chế độ, quy định về bảo hộ lao động là nhằm thể hiện đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo hộ lao động. Vì vậy, để thực hiện các biện pháp khoa học kỹ thuật, các luật lệ, chế độ, quy định có hiệu quả thì phải làm sao để mọi người từ cán bộ quản lý, người sử dụng lao động đến đông đảo người lao động có nhận thức đầy đủ, thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình để tự giác thực hiện. Song song với việc xây dựng và ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật, phổ biến và quán triệt chúng, Nhà nước còn tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và ban hành các chế tài khen thưởng, xử lý các hành Hệ thống luật pháp về bảo hộ lao động ở nước ta được trình bày tóm tắt ở sơ đồ sau: Hiến pháp Luật lao động Các luật khác có liên quan đến BHLĐ Các nghị định khác có liên quan đến AT-VSLĐ Nghị định Hệ thống tiêu chuẩn quy phạm về ATLĐ - VSLĐ Thông tư Chỉ thị Các văn bản pháp luật chủ yếu về bảo hộ lao động Tháng 3/1947, trong sắc lệnh 19/SL, sắc lệnh về lao động đầu tiên của nước ta có các điều khoản về an toàn vệ sinh lao động đã nêu rõ: “ Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân”, “ nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời”. Ngày 18/12/1964, Hội đồng Chính phủ đã có nghị định 181/CP ban hành điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động nhằm quản lý tốt công tác an toàn vệ sinh lao động trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đây là văn bản tương đối toàn diện về bảo hộ lao động. Nó đề câp tới các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động trong 6 chương, 38 điều. Và chính thức được thi hành từ đó đến cuối năm 1991. Tháng 10/1991, Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố ba._.n hành pháp lệnh bảo hộ lao động và có hiệu lực từ ngày 01/01/1992. Liên Bộ lao động, thương binh và xã hội, Bộ y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành thông tư liên bộ số 17/TT-LB ngày 26/12/1991 hướng dẫn thực hiện pháp lệnh bảo hộ lao động. Pháp lệnh gồm 10 chương, 46 điều nêu rõ trách nhiệm chính và trực tiếp trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động là của người sử dụng lao động. Pháp lệnh cũng quy định các chế độ áp dụng cho lao động nữ, người chưa thành niên, người tàn tật, quy định về quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác bảo hộ lao động. Từ 01/01/1995, Bộ luật lao động của nước ta bắt đầu có hiệu lực trong cả nước. Trong Bộ luật lao động cũng có chương IX gồm 14 điều nói về an toàn lao động - vệ sinh lao động. Và cũng có một số điều có liên quan đến bảo hộ lao động. Đây là văn bản pháp luật chủ yếu của nước ta về bảo hộ lao động. Ngày 20/01/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn vệ sinh lao động. Đồng thời Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Thông tư số 07/TT-TLĐ ngày 06/02/1995 hướng dẫn triển khai các điều của Bộ luật lao động và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động-vệ sinh lao động trong các cấp Công đoàn. Ngoài ra còn một số văn bản khác có các điều, khoản có nội dung liên quan đến bảo hộ lao động: + Luật Công đoàn(1990) và Nghị định 133/HĐBT ngày 24/04/1991. + Pháp lệnh phòng cháy chữa cháy(1961). + Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân(1989). + Luật bảo vệ môi trường(1993). Các Chỉ thị, Nghị quyết, Thông tư, Văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các ngành có liên quan về bảo hộ lao động Đã có hàng trăm văn bản của Hội đồng bộ trưởng, của Liên bộ hoặc của các Bộ lao động, Bộ y tế, của Tổng Liên đoàn cũng như của một số Bộ, Ban Ngành có liên quan đến Bảo hộ lao động. Ta có thể đề cập đến các văn bản chủ yếu sau: Nghị quyết số 01/NQ-TLĐ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ra ngày16/01/1997 về việc tăng cường hoạt động của các cáp Công đoàn trong công tác Bảo hộ lao động. Nghị quyết số 45/LB-QĐ ngày 20/03/1982 của Liên Bộ lao động, Bộ y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam quy định về việc khai báo, điều tra và thống kê báo cáo tai nạn lao động. Nghị định 06/CP (20/01/1995) của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộluật Lao động về an toàn lao động-vệ sinh lao động. Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/04/1995 của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động. Văn bản số 3272/LĐTBXH-BHLĐ (27/09/1999) của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội về việc huấn luyện và cấp thẻ An toàn. Thông tư liên tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 26/03/1998 của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội- Bộ Y tế hướng dẫn về khai báo, điều tra tai nạn lao động. Thông tư số 23/LĐTBXH-TT ngày 18/11/1996 của Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ tai nạn lao động. Thông tư số 13/BYT-TT ngày 21/10/1996 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp. Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/03/1999 của Bộ lao động-Thương binh-Xã hội-Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/04/1998 hướng dẫn thực hiện các quy định vê bệnh nghề nghiệp. Nghị định số 133-HĐBT ngày 24/04/1991. Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm cụ thể của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Bộ lao động-Thương binh-Xã hội- Bộ Y tế-Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác Bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. ** Ngoài ra còn rất nhiều các Văn bản, Thông tư, Chỉ thị, Nghị quyết có liên quan đến công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động: kiểm tra về bảo hộ lao động, khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, hướng dẫn việc khai báo, đăng ký, xin cấp giấy phép sử dụng các loại máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn (có phụ lục kèm theo), hướng dẫn việc quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp…… Hệ thống luật pháp, chế độ, chính sách về Bảo hộ lao động của Nhà nước ta tương đối hoàn chỉnh. Nó là cơ sở pháp lý, là chỗ dựa vững chắc của công tác Bảo hộ lao động trong từng ngành, từng cơ sở sản xuất. Việc tuyên truyền, phổ biến luật pháp chế độ chính sách Bảo hộ lao động còn nhiều hạn chế. Và ý thức chấp hành luật pháp chế độ chính sách về bảo hộ lao động chưa đáp ứng được với yêu cầu. ** Nội dung tuyên truyền giáo dục và vận động quần chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động Muốn cho các biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như các chế độ chính sách, luật lệ, quy định về Bảo hộ lao động được thực hiện tốt, có hiệu quả thì trước hết là phải làm sao cho mọi người từ các cán bộ quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động nhận thức đầy đủ, thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình để tự giác thực hiện. Người lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc thực hiện công tác Bảo hộ lao động. Họ vừa là người vận động vừa là chủ thể của các hoạt động về Bảo hộ lao động. Chính vì thế, để làm tốt công tác này, nội dung công tác giáo dục, huấn luyện về Bảo hộ lao động và tổ chức vận động quần chúng bao gồm những hoạt động chủ yếu sau: Phải bằng mọi hình thức, tuyền truyền giáo dục cho người lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo an toàn trong sản xuất, phải phổ biến và huấn luyện cho họ có những hiểu biết về an toàn và vệ sinh lao động để họ biết tự bảo vệ mình…Trong các nội dung huấn luyện, cần đặc biệt coi trọng việc phổ biến để họ quán triệt đầy đủ pháp luật về Bảo hộ lao động, đặc biệt là cho họ thấy nghĩa vụ và quyền lợi trong công tác Bảo hộ lao động, đồng thời huấn luyện cho người lao động thành thạo tay nghề và nắm vững các yeu cầu về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, biết sử dụng thành thạo, bảo quản và sử dụng hợp lý các phương tiện bảo vệ cá nhân. Giáo dục ý thức lao động có kỷ luật, bảo đảm các nguyên tắc an toàn, thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn, quy định, nội quy an toàn, chống làm bừa, làm ẩu. Vận động đông đảo quần chúng phát huy sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất để từ đó tự cải thiện điều kiện làm việc, biết sử dụng tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo quản và giữ gìn chúng. Tổ chức tốt hoạt động tự kiểm tra Bảo hộ lao động tại chỗ làm việc, tại từng cơ sở sản xuất, đơn vị công tác. Xây dựng và củng cố mạng lưới An toàn vệ sinh viên, đưa mạng lưới này vào hoạt động một cách thiết thực và có hiệu quả tại các tổ sản xuất, phân xưởng. Chúng ta không thể không nói tới tầm quan trọng của tổ chức Công đoàn - là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn nhất của người lao động. Tổ chức Công đoàn Việt Nam đã tổ chức, chỉ đạo phong trào quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động. Đặc biệt phong trào “ Xanh, sạch, đẹp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động do Công đoàn phát động trong cả nước và được đông đảo công nhân lao động, các cán bộ và nhiều cơ sở, địa phương tham gia. Kèm theo đó là hàng loạt các văn bản được đưa ra để chỉ đạo và hướng dẫn kiểm tra, đánh giá phong trào trong cả nước ( thông tư 08/TT-LB do LiênBộ Lao động-Bộ Y tế-Bộ Nội vụ và Tổng Liên đoàn Lao độngViệt Nam ban hành). Tiếp theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trương tổ chức hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi từ cơ sở đến địa phương, ngành và trong toàn quốc (từ năm 1997). Và tháng 8/1998 lần đầu tiên ở nước ta, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức thành công hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi toàn quốc và đưa hoạt động quần chúng về Bảo hộ lao động lên một bước mới. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức tuần lễ Quốc gia về An toàn và Vệ sinh lao động với nhiều hoạt động phong phú và đã thành công tốt đẹp. Kể từ đó, tuần lễ quốc gia về An toàn-vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ sẽ được tổ chức ở nước ta vào quý I hằng năm. Chương II Đặc điểm tình hình của công ty dệt kim đông xuân. I Tóm tắt sơ lược quá trình hoạt động của công ty. Công ty Dệt kim Đông xuân mà tiền thân là nhà máy dệt kim Đông xuân được thành lập vào năm 1959 với tổng diện tích mặt bằng là 30.000 m2. Là một trong những nhà máy dệt đầu tiên của nước ta kể từ sau khi hoà bình lập lại10/1954 với công nghệ được xây dựng theo thiết kế của Trung Quốc. Máy móc và thiết bị chế tạo tại Trung Quốc và trong nước. Năm 1992, nhà máy được chuyển đổi tổ chức và hoạt động thành công ty dệt kim Đông xuân.Với thời gian hoạt động gần 40 năm, công ty đã vượt qua rất nhiều khó khăn , thử thách cả trong chiến tranh và trong hoà bình để hoàn thành nhiệm vụ phục vụ sản xuất và chiến đấu. Hiện nay hầu hết các máy móc chủ lực đã được thay thế dần bằng máy móc được sản xuất từ rất nhiều nước, đa số thuộc thế hệ từ những năm 1980 để tăng năng suất, chất lượng và tăng thêm tính phong phú của sản phẩm. Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn duy trì được các phong trào thi đua cả trong lao động sản xuất và hoạt động văn hoá tinh thần, công ty đã đạt được danh hiệu thi đua cao nhất của quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và Bộ công nghiệp nhẹ ( nay là Bộ công nghiệp.) Mặt bằng nhà xưởng. Công ty Dệt kim Đông xuân có tổng diện tích mặt bằng 30.000m2 gồm 3 cơ sở: Cơ sở I đặt tại 67- Ngô Thì Nhậm. có diện tích 16.474 m2 gồm các khu sản xuất và hành chính có vị trí như sau: - Về phía Đông có: XN cơ khí động lực, tổ mộc và tổ in hoa của XN xử lí hoàn tất vải. Phía Tây có : Nhà văn phòng 4 tầng, XN may I , XN xử lí hoàn tất vải., trạm điện, khu kho phụ tùng, phế liệu tạp phẩm. Phía Nam có : Một phần nhà văn phòng 4 tầng , tram y tế, kho . Phía Bắc có Hai dãy nhà 3 và 4 tầng, XN dệt kim, kho sợi, trạm điện, kho vải mộc, kho hoá chất, kho xăng, hội trường Cơ sở II – 250- Minh Khai. có diện tích 4.726 m2 gồm 1 dẫy nhà 3 tầng của XN may II. Cơ sở III –524 – Minh Khai. có diện tích 6.907 m2. + Phía Đông gồm 1 dãy nhà và 2 lò đốt than, 1 lò đốt dầu thuộc XN xử lí hoàn tất. + Phía Tây có hai dãy nhà 2 tầng thuộc XN Dệt. + Phía Nam có 1 dãy nhà văn phòng 3 tầng. + Phía Bắc có 1 dãy nhà 3 tầng thuộc XN may III. II Đặc điểm về kinh tế – kĩ thuật. 1.Đặc điêm về sản phẩm và thị trường sản phẩm của công ty. 1.1.Sản phẩm: Theo truyền thống sản phẩm của công ty là vải và quần áo dệt kim sản xuất trên thiết bị dệt kim tròn,quần áo mặc lót , mặc ngoài trong các hoạt động văn hoá du lịch thể thao. Hình thức sản phẩm phong phú bao gồm các mặt hàng tẩy trắng, nhuộm,màu, in thêu. Đây là sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì dễ sử dụng trong cả mùa hè và mùa đông, quần áo lạị nhẹ dễ thấm nước và dễ giặt. 1.2. Thị trường tiêu thụ: Dệt Kim Đông Xuân là một công ty chuyên sản xuất hàng dệt kim , công ty đã có một vai trò quan trọng trong thị trường hàng dệt kim ở Việt Nam và có chỗ đứng nhất định trong khối các công ty dệt may trong khu vực. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ở cả trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài . Hiện nay công ty đang thực hiện việc thoả thuận hợp tác 20 năm ( 1989- 2009) với đối tác là Nhật bản, mở rộng thị trường ở các nước EU và tiếp cận thị trường Mỹ. Ngoài ra công ty còn đang phát triển thị trường ở các khu vực khác, phát triển mạng lưới tiêu thụ trong nước. 2. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất 2.1 Nguyên liệu Nguyên liệu chình là sợi , sợi bông chải kỹ có nhiều loại khắc nhau về chỉ số sơọi kim loại . Sợi các loại hàng năm sử dụng là 700 tấn -Nguyên liệu phụ là hoá chất và nước. Các loại hoá chất như : Các chất trợ tẩy và trợ nhuộm , thuốc nhuộm trực tiếp , hoật tính ,phân tán . Các loại thuốc in, hoá chấy NaOH, H202 , Na2CO3, NaCl ... 2.2 Quy trình sản xuất Công ty sản xuất hàng dệt kim từ nguyên liệu sợi bông với các sản phẩm : Hàng trắng , hàng nhuộm màu , và hàng in hoa .Về công nghệ có 3 loại hinhf chủ yếu +Dệt +Xử lý hoàn tất +May Nguyên liệu ban đầu là sợi cô tông được đưa vào bộ phận chuẩn bị sợi . Sợi được đem đi đánh ống tại phân xưởng đánh ống . Sau đó sợi được mắc vào các máy dệt kim của phân xưởng dệt để dệt thành vải gọi là vải mộc Công nghệ xử lý hoàn tất Vải mộc từ xí nghiệp dệt được đưa sang xi nghiệp hoàn tất . Tại đây vải có thể cho qua giai đoạn kiềm bóng hoặc không tuỳ thuộc vào yêu cầu sản phẩm + Công đoạn kiềm bống : Sử dụng hoá chất : NaOH , Na2CO3 , NaOH . Trong quá trình này , nồng độ NaOH của dung dịch làm bóng cần khống chế thichs hợp .t0kiềm=1800C - Khi nồng độ NaOH trong dung dịch làm bóng giảm , cần bổ xung NaOH để nồng độ kiềm đạt tới yêu cầu của quy trình . Lượng H2O sử dụng trong quy trình 1800-6000l/mẻ vải + Công đoạn tiền xử lý : Đây là công đoạn xử lý vải mộc làm vải trắng , mềm mại , loại bỏ các tạp chất như dầu, mỏ , hợp chất bám trên sợi vải để tăng khả năng thấm ướt ,tăng khẳ năng hấp phụ thuốc nhuộm của vải Vải được nấu trong nồi nấu . H2O có nhiệt độ 1200C pha NaOH và chất ngấm trong khoảng 1h. Trong quá trình nấu , dung dịch kiềm được bơm tuần hoàn liên tục qua các lớp vải . Kết thúc quấ trình dung dịch được thải bỏ . Vải được giặt sạch trong nồi bằng nước nóng , nước lạnh rồi đưa sang tẩy +Tẩy nhuộm : công đoạn này sẽ tạo cho vải có màu sắc yêu cầu . Với hàng vải trắng là công đoạn tẩy trắng , với hàng vải màu là công doạn tẩy nhuộm quy trình tẩy trắng : gồm 2 lần tẩy , 1 lần và làm mềm + Tẩy lần 1: - Hoá sử dụng : NaOH, Cotoclarin, tiloclarit, H2O2 -Nhiệt độ của công đượn tẩy 98C -Thời gian xử lý vải : 1h Sau đó vải được đưa sang công đoạn giặt nóng (800C) rồi giăt lạnh ở nhiệt độ bình thường + Tẩy lần 2: - Hoá sử dụng : Cotoclarin KD, H2O2 , Tinoclarit GS Securon 540 , NaOH -Nhiệt độ của công đượn tẩy 98 0C -Thừi gian xử lý vải : 1h 30' Sau đó vải được làm sạch hoá chất dư bằng Na2S2O3 ở 800C Khử : dùng hoá chất Na2SO3 tiến hành ở 80C trong thời gian là 30' Lơ : hoá chất sử dụng Iheminal BGF được tiến hành ở 98C , rồi giặt ấm ở 50C. Thời gian xử lý vải 30' Làm mềm : Hoá chất sử dụng Bensoft, Benfarin TVE . Công được này được tiến hành ở 45C trong thời gian 30' Quy trình tẩy nhuộm : Trong công đoạn này , vải được xử lý trong các máy nhuộm cao áp qua nhiều giai đoạn hập phụ thuốc nhuộm lên vải , cầm màu và một số lần giặt. Trình tự quy trình này như sau : Nấu : -Hoá chất sử dụng NaOH , chất ngấm -Nhiệt độ của H2O là 1200C -Thời gian nấu 1h Vải được tách bỏ tạp chất như : sáp, glucort, pectin và tăng độ mao dẫn , tạo điều kiện tốt cho công đoạn tiếp theo . Sau khi nấu xong , vải được giặt sạch , đem tẩy. - Tẩy: -Hoá chất sử dụng H2O2, NaOH, chất ngấm ổn định -Nhiệt độ dung dịch là 95C -Thời gian tẩy lá 1h Sau khi tẩy , vải được giặt sạch và trung hoà bằng CH3COOH rồi được giặt sạch bằng nước sạch . -Nhuộm: Sau khi tẩy xong vải được đưa sang giai đoạn nhuộm màu -Hoá chất sử dụng : thuốc nhuộm, levafix, Dirimaren, proxior... -Nhiệt độ của công đoạn nhuộm phụ thuộc từng loại màu và từng loại thuốc. -Thời gian nhuộm khoảng 1h cho các màu nhạt ,khoảng 1h30' cho các màu đậm . Sau đó vải được giặt xà phòng (chất giặt ) r ồi chuyển sang cầm màu . - Cầm màu : Hoá chất sử dụng : chất cầm màu, sandofix. Công đoạn được tiến hành ở 40°C. Thời gian sử lý 30' Sau đó vải được giặt lạnh , rồi chuyển sang công đoạn tiếp theo Tách nước và làm mềm : Sauu khi nhuộm màu xong vải được chuyển qua công đoạn làm mềm , mở khổ để tạo cho vải có tính chất mềm , thấm ướt , dễ may.Vải chạy qua máy làm mềm với tốc độ 25m / phút. + Hoá chất sử dụng : Belsod, BelgarinTVA. +Lượng nước sử dụng : 10lít nước cho một kg vải , nhiệt độ dung dịch là 45 °C. Sau khi làm vải được cho qua máy vắt ly tâm để tách nước . Vải khi ra khỏi máy đã gần khô và chuyển sang máy sấy . Máy vắt ly tâm có khẳ năng vắt nước khá triệt để , cứ 100 kg vải ướt sau khi vắt sẽ thành 50 kg vải khô , phần còn lại là nước khá sạch được tách ra khỏi vải . Sấy : trong công đoạn này vải được sấy khô , tạo điều kiện tốt cho công đoạn tiếp theo . Cán nguội : Do tính chất của mặt hàng dệt kim là hay nhăn , nhàu , do đó phải cán cho phẳng trước khi đem đi kiểm tra . Kiểm tra :Công đoạn này nhằm phát hiện lỗi của vải , đánh giá và phân loại . Cán nóng : Trong công đoạn này , ta cán cho phẳng vải và làm cho vải khô. Quá trình này đẻ thay thế cho 2 quá trình sấy và cán nguội In hoa : Vải hàng trắng hoặc hàng nhuộm được in hoa theo yêu cầu sản phẩm để trang điểm thêm cho mặt vải Sau khi in song, vải được đem đi sấy rồi được đem đi bao gói hoacj chuyển sang máy cong nghệ may .Tại công đoạn này , vải được đưa cắt , may và in theo thiết kế . Sau đó sản phẩm ( vải hoặc quần áo ) được kiểm tra , là phẳng và được gói bọc để bảo vệ khỏi bụi bẩn hoặc rắch trong quá trình bảo quản hoặc vận chuyển. 3. Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, có thể đứng vững trong sự cạnh tranh. Công ty Dệt kim Đông Xuân đã có bước chuyển đổi trong cơ cấu tổ chức và điều hành quản lí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay công ty đang áp dụng mô hình quản lí vừa tham mưu vừa trực tiếp. Mô hình này có ưu điểm là có thể đáp ứng kịp thời các thông tin, số liệu cho các cấp lãnh đạo và ngược lại các mệnh lệnh từ các cấp lãnh đạo sẽ trực tiếp và kịp thời tới tổ chức thực hiện. Sơ đồ của bộ máy tổ chức. Y tế Nhà trường Kth PTGĐ ĐHSX Tài chính Kế toán PTGĐ KTTM Trợ lý Tổng giám đốc HC NV QLCL XN Thànhviên Hiện nay công ty có một Tổng Giám Đốc, hai Phó TGĐ phụ trách về KT- TM và điều hành sản xuất, các trợ lí chuyên môn của TGĐ.Phòng ban có PKT, Phòng quản lí chất lượng, phòng TC- KT, Phòng nghiệp vụ và phòng hành chính. Các XN thành viên có XN Dệt,XN cơ khí sửa chữa, XN xử lí hoàn tất và các XN may. Tổng Giám Đốc: Phụ trách điều hành chung đặc trách về các vấn đề kinh doanh, tài chính, tổ chức hành chính và đầu tư phát triển. Phó TGDD KT- TM: Phụ trách kĩ thuật và thị trường tiêu thụ, đàm phám với khách hàng và nắm bắt mọi diễn biến xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty. Xây dựng phương hướng đổi mới thiết bị và công nghệ hiện đại, đa dạng hoá mặt hàng. Phó TGĐ điều hành SX : Phụ trách điều hành chung quá trình sản xuất, các vấn đề về đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Trợ lý : Có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu giúp cho lãnh đạo về công tác tổ chức, đào tạo và công tác đầu tư phát triển cùng với một số công việc khác. Phòng KT: Có nhiệm vụ quản lí kĩ thuật bao gồm các quy trình công nghệ của toàn bộ dây truyền sản xuất. Quản lí tình hình sử dụng máy móc của toàn công ty, Phòng KT có nhiệm vụ tham gia đàm phán với khách hàng về phương diện kĩ thuật như kiểu mẫu dệt, màu sắc, kích thước, kiểu dáng của sản phẩm, các yêu cầu kĩ thuật đối với mặt hàng để từ đó ban hành công nghệ sản xuất tiêu chuẩn, phân loại chất lượng sản phẩm, định mức chất lượng và số lượng cụ thể và hơn 80 % thị trường là do KT quyết định. Phòng KT là nơi nghiên cứu, tiếp thu những thông tin công nghệ mới và hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động và cải tiến chất lượng, kiểu dáng sản phẩm. Đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân. Phòng QLCL : Có nhiệm vụ kiểm tra và thực hiện tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm . Nghiên cứu, đề ra các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và cũng là nơi kiểm nghiệm tất cả các tiêu chuẩn đặt ra từ nhiên liệu là sợi cho đến sản phẩm, kích thước, màu sắc cho đến độ bền. Phòng HC: Có nhiệm vụ đảm bảo các chức năng văn phòng như : Văn thư đánh máy, phục vụ tiếp khách, hộinghị..... bảo vệ tuần tra canh gác tài sản thiết bị cũng như góp phần giữ nguyên kỉ luật lao động . Đồng thời cũng là đơn vị đảm bảo thực hiện các chế độ ngân sách nhà nước. Phòng TCKT : Có nhiệm vụ tính toán và theo dõi tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Đánh giá kết quả của quá trình lao động sản xuất, hạch toán lỗ lãi và phân phối ăn chia theo lao động. Đồng thời cũng là đơn vị đảm bảo thực hiện các chế độ ngân sách nhà nước. Phòng NV: Có nhiệm vụ cung cấp nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất, tìm thị trường xuất, nhập khẩu, cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm, lên kế hoạch sản xuất từng tháng, và điều phối năng suất sản lượng cho các XN, tính công lao động tiền lương cho công nhân viên, ngoài ra phòng có nhiện vụ tổ chức, đào tạo, phát triển nguồn nhân sự cho công ty. Các XN thành viên: Mỗi XN đều có chức năng riêng để dây truyền sản xuất có thể hoạt động với năng suất và chất lượng cao nhất. Các XN có nhiệm vụ phân công công tác cho các cán bộ KT của Xí nghiệp,các tổ sản xuất và trực tiếp đến mỗi công nhân để hoàn thành các kế hoạch sản xuất cũng như đảm bảo tiêu chuẩn,chất lượng của sản phẩm. 4. Đặc điểm về máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị là bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với bất kì một đơn vị sản xuất nào. Số lượng,chất lượng máy móc thiết bị của một doanh nghiệp phản ánh năng lực hiện có, trình độ KHKT, mức độ hiện đại hoá của doạnh nghiệp đó . Nó là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm , Giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Các thiết bị của công ty đều được lựa chọn,tính toán đápứng nhu cầu cống suất của nhà máy,bao gồm các thiết bị được di chuyển , lựa chọn, nâng cấp, lắp đặt lại, kết hợp với các thiết bị đầu tư mới, nên hoạt động rất hiệu quả, năng suất sản xuất cao. Danh mục các thiết bị sử dụng của công ty (hình vẽ) Danh mục sử dụng thiệt bi tại công ty TT Tên máy hãng sản năm sản xuất Công dụng Số lượng 1 Rib+Iterlar Nhật + Đức 1985á1999 Dệt 113 2 Single Hàn + Đức 1985á1999 Dệt 42 3 Dệt kim móc Trung Quốc 1980á1995 Dệt 46 4 Máy dệt phẳng Nhật 1985á1995 Dệt 16 5 Máy chun cổ Đức 1985 Dệt 3 6 Kiềm bóng Nam T.T 1992 Làm bóng 2 7 Cao áp fucôka Nhật 1995 Tẩy nhuộm 1 8 Cao áp cuman Đài Loan 1993 Tẩy nhuộm 1 9 Cao áp Bunhan Hàn Quốc 1992 Tẩy nhuộm 1 10 winich liên hoàn Nhật 1993 Tẩy nhuộm 2 11 Winich Đông á Hàn Quốc 1990 Tẩy nhuộm 2 12 Winich MKR-1 Liên xô cũ 1994 Tẩy nhuộm 2 13 Cao áp TWRU-HA Đài Loan 1986 Tẩy nhuộm 1 14 Vắt ly tâm Đức 1998 Vắt nước vải 3 15 Calator Nhật 1998 Mở khổ vải 1 16 Tách nước Nhật-Việt Nam 1990 Tách nước làm mềm 2 17 Sấy thùng Đức 1992 Sấy khô vải 2 18 Cán nguội ý-Tiệp 1992 Cán phẳng vải 4 19 KSDA6/10 Đức 1995 In tự động 1 20 Hrrisson Đức 1996 In bán tự động 3 21 THR-195 Nhật 1992 Làm nổi bình sấy khô vải 1 22 Lò đốt than Trung Quốc 1982 Cung cấp hơi 2 23 Lò đốt dầu Nhật 1990 Cung cấp hơi 1 Trên đây là danh mục các thiết bị trực tiếp phục vụ quy trình sản xuất của công ty. Ngoài ra do quy trình sản xuất của công ty cần sử dụng nhiệt nên nhà máy còn có ba lò hơi để tạo hơi, cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất. Hai lò hơi đốt than có công suất thực tế 2,5 tấn hơi/ giờ. Một lò hơi đốt dầu có công suất 6 tấnhơi/ giờ. 5. Tình hình sử dụnglao động của công ty. Hiện nay tổng sốlao động của công ty là 1171 người.Trong đó số lao động nữ chiếm tới 80 %. Các cán bộ công nhân viên trong công ty có độ tuổi trung bình từ 25 – 35 tuổi, đều nằm trong độ tuổi lao động có sức khoẻ tốt để làm việc. Trình độ : Trên đại học : 1 người trình độ đại học và cao đẳng: 175 người. Công nhân : 996 người. 2.1 Tình hình sử dụng lao động của công ty TT Tên phòng ban, phân xưởng sản xuất Số lượng lao động Thời gian làm việc Bậc thợ trung bình Tuổi trung bình Giới tính Nam/Nữ Đại học/Cao đẳng Công nhân Số ca/ngày Số ngày/năm 1 Xí nghiệp dệt 8 89 3 306 5 35 46/51 2 Xí nghiệpXLHT 13 73 3 306 5 34 79/7 3 Xí nghiệp may I 6 198 1 tuần 306 4 26 4/200 4 Xí nghiệp may II 6 220 1 tuần 306 3 22 3/223 5 Xí nghiệp may III 7 220 1 tuần 306 3 24 4/223 6 Xí nghiệp CKSC 8 66 3 ca 306 6 30 68/6 7 Phòng TCKT 18 66 Hành chính 306 28 1/17 8 Phòng nghiệp vụ 40 21 Hành chính 306 30 32/29 9 Phòng quản lý chất lượng 6 38 Hành chính 306 32 24/20 10 Văn Phòng 7 36 Hành chính+3ca 306 30 9/34 11 Y tế + nhà trẻ 18 36 Hành chính 306 35 3/15 12 Phòng kỹ thuật 27 5 Hành chính 306 33 28/4 13 Bảo vệ 30 30 24/6 14 Phòng hoá chất 5 306 28 3/2 Tổng số 175 996 328/837 Chương III . Thực trạng công tác BHLĐ của công ty. 1. Tổ chức bộ máy làm công tác BHLĐ của công ty. Nhận thức được vai trò to lớn của công tác BHLDD nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và sức khoẻ tính mạng người lao động trong quá trình sản xuất, ban lãnh đạo công ty quyết định thành lập Hội đồng BHLĐ theo TT14/1998/TTLT ngày 30/10/1998 –LĐTB – XH-BYT –TLĐLĐVN chịu trách nhiệm về công tác BHLĐ trong toàn công ty. Cơ cầu hội đồng BHLDD của công ty bao gồm: Chủ tịch hội đồng BHLĐ: Đồng chí Phó TGĐ KT- SX. Phó chủ tịch hội đồng : Chủ tịch Công Đoàn. Các uỷ viên : bao gồm các đơn vị chức năng. Hai cán bộ chuyên trách KTAT-BHLĐ 1 cán bộ chuyên trách công tác PCCC. Mạng lưới an toàn VSV : 60 người. Có 160 đội viên bán chuyên trách về PCCC thuộc các XN thành viên trong công ty. Hội đồng BHLDD của công ty đã thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nội dung của công tác BHLĐ là : Hàng năm lập kế hoạch BHLĐ, trang cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân , phối hợp với tổ chức lao động xây dựng nội quy, quy chế quản lí công tác BHLĐ, xây dựng thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các nội quy, quy phạm về ATLĐ , phòng cháy chữa cháy, lam cho công nhân có ý thức kỉ luật tốt về công tác BHLĐ. Hội đồng BHLĐ có trách nhiệm tham gia,phối hợp các hoạt động xây dựng quy chế quản lí chương trình hành động , kế hoạch BHLĐ và các biện pháp ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động và phòng ngừa TNLĐ, BNN. Định kì 6 tháng và hàng năm. Hội đồng BHLĐ tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác BHLĐ ở các đơnvị kĩ thuật và nghiệp vụ trong công ty, đánh giá tình hình , lập phương án tham gia vào kế hoạch và công tác BHLĐ của công ty. Trong kiểm tra nếu phát hiện thấy có nguy cơ thiếu an toàn có quyền yêu cầu người quản lí thực hiện các biện pháp loại trừ các nguy cơ đó. Công tác BHLĐ đã được lãnh đạo công ty đặc biệt coi trọng, để phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty trong từng thời kì cụ thể, công ty quyết định đầu tư tăng cường bộ máy làm công tác BHLĐ chuyên môn, phân giao nhiệm vụ và triển khai thực hiện công tác ATLĐ và VSLĐ, trong đó quy định cụ thể từng phòng ban,phân xưởng. Trong hoạt động BHLĐ có các bộ phận chuyên trách về công tác BHLĐ , bộ phận này phải thường xuyên đi các đơn vị sản xuất giám sát, kiểm tra các nơi dễ xảy ra tai nạn, đôn đốc việc thực hiện công tác BHLĐ của công nhân. Có thể nói hội đồng BHLĐ của công ty hoạt động tương đối hiệu quả, với số lượng đông đảo thành viên đều có chuyên môn và nghiệp vụ cao nên việc đánh giá và nhận định vấn đề đều đạt hiệu quả cao Hội đồng BHLĐ chỉ đạo xuống các phân xưởng tổ chức kèm cặp,hướng dẫn các biện pháp về ATLĐ đối với người lao động mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến phân xưởng làm việc. + Bố trí người lao động đúng ngành, nghề đào tạo đã được huấn luyện và qua sát hạch kiến thức về ATVSLĐ. + Tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoach BHLĐ, kiểm tra, xem xét các kiến nghị về các tổ sản xuất, của người lao động. Thực hiện điều tra khai báo TNLĐ xảy ra trong phân xưởng theo qui định của nhà nước và theo phân cấp của công ty. + Phối hợp với chủ tịch Công Đoàn bộ phận định kì kiểm tra các vấn đề thực hiện BHLĐ ở công ty, tạo điều kiện để mạng lưới ATVSLĐ làm việc có hiệu quả. Đối với các tổ trưởng sản xuất: Có trách nhiệm hướng dẫn thường xuyên kiểm tra , đôn đốc công nhân chấp hành đúng quy trình,biện pháp làm việc an toàn. Tổ chức nơi làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh , kết hơpj với ATVSV kiểm tra phát hiện xử lí kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an toàn và sức khoẻ người lao động phát sinh trong quá trình sản xuất. Báo cáo cấp trên kịp thời các hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất mà không thể giải quyết được. Kiểm tra đánh giá tình trạng ATVSLĐ , kiểm định tình hình lao động sản xuất của tổ . Bộ phận kĩ thuật: Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cưú cải tiến kĩ thuật, thiết bị hợp lí hoá sản xuất và các biện pháp về kĩ thuật ATVSLĐ trong lao động để đưa vào kế hoạch BHLĐ . + Biên soạn sửa đổi bổ sung hoàn thiện các quy trình, các biện pháp KTAT, biên soạn các giáo trình giảng dạy công tác BHLĐ , phối hợp với các biện pháp huấn luyện người lao động. +Tham gia kiểm tra định kì về ATVSLĐ và tham gia điều tra TNLĐ có liên quan đến KTAT. + Phối hợp với các bộ phận BHLĐ theo dõi việc quản lí , đăng kí xin cấp giấy phép sản xuất thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ , chế độ thử nghiệm đối với trang thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo vệ cá nhân. Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ tham gia vào việc lập kế hoạch BHLĐ , tổng hợp và cung cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch BHLĐ đầy đủ, đúng thời hạn. Bộ phận y tế Có trách nhiệm mua sắm, bảo quản cấp phát đầy đủ , kịp thời những vật liệu , dụng cụ phương tiện baỏ vệ cá nhân , khắc phục sự cố trong sản xuất để đảm bảo kế hoạch BHLĐ . + Tổ chức huấn luyện người lao động cách sơ cứu, tổ chức quản lí tủ thuốc, hôpj cấp cứu theo ca làm việc, nắm rõ tình hình ốm đau, theo dõi sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kì , kiểm tra chấp hành điều lệ vệ sinh, phối hơp với bộ phận BHLĐ cùng hoạt động. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Đây là hình thức hoạt động của người lao động được thành lập theo sự thoả thuận giữa người lao động và ban chấp hành Công đoàn. Thông qua mạnglưới này, Công đoàn mới nắm bắt được tình hình công tác BHLĐ một cách chặt chẽ, thấy rõ được những thiếu sót cần khắc phục. Nhiệm vụ của mạng lưới này là đôn đốc nhắc nhở mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATLĐ , VSLĐ đã ghi trong nội quy của công ty. Tổng hơpj các ý kiến của công nhân trong tổ tham gia vào việc cải tiến thiết bị an toàn, cải thiện điều kiện làm việc, nhắc nhở tổ trưởng thực hiện kế hoạch BHLĐ . Cùng mọi người tham gia cấp cứu người bị TNLĐ 2. Tổ chức C._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34386.doc
Tài liệu liên quan