Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội và các giải pháp hỗ trợ các DNN&V của Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, sự tồn tại nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều loại hình doanh nghiệp với những quy mô, trình độ khác nhau là tất yếu. Việc tập trung sản xuất ở quy mô nhỏ sẽ khai thác tối đa lợi thế về tính đa dạng hóa của sản phẩm, đáp ứng từng phân khúc rất nhỏ của thị trường, giúp các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro do biến động của thị trường.

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội và các giải pháp hỗ trợ các DNN&V của Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy mô gọn nhẹ nên khả năng thu hút vốn trong dân dễ dàng và nhanh chóng, phát huy được nội lực trong nền kinh tế. Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNNVV. Phát triển khu vực kinh tế các DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự ra đời của Luật Doanh Nghiệp 2005, Luật Đầu Tư 2005 đã có những tác động tích cực đến quá trình phát triển doanh nghiệp của Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Việc phát triển DNNVV góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế. DNNVV còn góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho hàng triệu lao động. Với tỷ trọng hơn 96% trong tổng số các doanh nghiệp là DNNVV, DNNVV đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, các chính sách của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển là hết sức cần thiết. Thời gian qua, thông qua hàng loạt các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị về các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của các DNNVV được ban hành chứng tỏ Nhà nước ta đã đánh giá đúng vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn như : sự phân biệt đối xử về hành chính giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn hoạt động hạn chế, cơ hội tiếp cận với các nguồn tài trợ còn gặp nhiều trở ngại, khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém,… Do đó , việc hỗ trợ các DNN&V là hết sức cần thiết và cấp bách.Việc hỗ trợ hiệu quả các DNN&V sẽ là nguồn lực lớn nhất thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô cũng như của đất nước. 2. Mục đích của đề tài : Xuất phát từ vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau : - Nghiên cứu các vấn đề về DNNVV, đặc điểm, vai trò của DNNVV. - Nghiên cứu thực trạng về sự tồn tại, phát triển và những khó khăn mà DNNVV trên địa bàn Hà Nội gặp phải trong quá trình phát triển - Nghiên cứu định hướng về phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội và các chính sách hỗ trợ cho các DNNVV phát triển. Từ đó, đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng hình thành, tồn tại và phát triển của các DNNVV ở Hà Nội. Đồng thời đưa ra một số giải pháp tài giúp cho các DNNVV phát triển trong giai đoạn từ nay đến 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Các biện pháp hỗ trợ DNN&V trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: Các DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội 4. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu sử dụng được vận dụng tổng hợp từ các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, suy luận logic. - Nguồn thông tin dữ liệu từ nhiều nguồn như từ các khảo sát, nghiên cứu khoa học về DNNVV của các nhà nghiên cứu, các dữ liệu từ Tổng cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư, Niên giám thống kê, các kết quả khảo sát về DNNVV của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các bài báo, tạp chí, báo điện tử, nhận định của các chuyên gia về các vấn đề của DNNVV,… 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu : Nhìn nhận, đánh giá đúng thực tiễn vai rò của DNN&V trên địa bàn thành phố Hà Nội giúp đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời sẽ giúp các DNN&V phát triển mạnh mẽ hơn, từ đó thúc đẩy kinh tế thành phố đi lên , đóng góp chung vào sự phát triển của kinh tế việt Nam 6. Kết cấu của luận văn : Luận văn gồm ba chương cùng với phần mở đầu và kết luận như sau : Phần mở đầu - Chương 1 : Cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa - Chương 2 : Thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội và các giải pháp hỗ trợ các DNN&V của Hà Nội - Chương 3 : Một số giải pháp tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội từ nay đến 2015 Kết luận CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa - Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia trên thế giới DNNVV hay SMEs (Small and Medium enterprises) nói chung là những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở dưới một mức giới hạn nào đó.Từ viết tắt SMEs được dùng phổ biến ở Cộng đồng các nước Châu Âu và các tổ chức quốc tế như World Bank, United Nation, WTO. SMEs được sử dụng nhiều nhất là ở Mỹ. Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu truyền thống có cách định nghĩa về SMEs của riêng họ, ví dụ như ở Đức, SMEs được định nghĩa là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người, trong khi đó ở Belgium là 100 người. Nhưng cho đến nay EU đã bắt đầu có khái niệm về SMEs chuẩn hóa hơn. Những doanh nghiệp có dưới 50 lao động thì được gọi là doanh nghiệp nhỏ và những doanh nghiệp có dưới 250 lao động được gọi là doanh nghiệp vừa. Ngược lại, ở United States doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa là những doanh nghiệp có dưới 100 lao động và doanh nghiệp vừa là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người. Trong hầu hết các nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số. Ở EU, SMEs chiếm khoảng 99% và số lao động lên đến 65 triệu người. Trong một số khu vực kinh tế, SMEs giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc cải tạo và là động lực phát triển của nền kinh tế. Trên toàn cầu SMEs chiếm 99% số doanh nghiệp và 40% đến 50% trong tổng GDP. Ở Mỹ, cách định nghĩa về SME có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội tại của SME. Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có những cách định nghĩa riêng và các định nghĩa này khác nhau ở các quốc gia. EU thì sử dụng định nghĩa về SME chuẩn như trên. Sự khác nhau về định nghĩa SME ở các quốc gia này làm cho các nghiên cứu về SME trở nên khó khăn hơn.Ở New Zealand, SMEs có một sự đóng góp đáng kể cho nền kinh tế cả về số lượng các doanh nghiệp và tỷ lệ % lực lượng lao động. Tầm quan trọng của SME ở New Zealand ngày càng gia tăng với các cơ hội toàn cầu hóa và sự phát triển khoa học kỹ thuật. Theo số liệu thống kê tháng 02/2006, hầu hết các doanh nghiệp ở New Zealand là SMEs, số lượng SMEs chiếm 96% trên tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế, SMEs sử dụng 30% trên tổng số lượng lao động, từ năm 2001 đến 2006 SMEs tạo ra 59% việc làm mới cho nền kinh tế, SMEs tạo ra 39% trên tổng giá trị đầu ra của nền kinh tế. Theo kết quả các báo cáo cho thấy SMEs ở New Zealand là những doanh nghiệp có số lao động nhỏ hơn 19 người. Tuy nhiên, theo báo cáo với cơ quan thuế thì các doanh nghiệp cũng được chia theo số lao động như sau : 1.Không thuê lao động; 2. 1-5 người; 3. 6-19 người; 4. 20-49 người; 5. 50-99 người; 6. 100-499 người; 7. Từ 500 người trở lên Việc xác định qui mô DNN&V trên thế giới chr mang tính chất tương đối vì nó chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của một nước , tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định hay mục đích phân loại doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.Nhìn chung, trên thế giới việc xác định một doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp vừa hay nhỏ không tuỳ thuộc và hai nhóm tiêu thức phổ biến là Tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng Các tiêu chí để xác định thế nào là một DNN&V trong các nước trên thế giới là tương đối rõ ràng. Trong đó các tiêu chí định lượng thường có một vai trò hết sức quan trọng để xác định qui mô của một DN. Tại những thời điểm khác nhau thì các tiêu thức này rất khác nhau giữa các nước, giữa các ngành nghề mặc dù vẫn có những nét chung nhất định. Bản than trong một nước tì các tiêu thức để xác định DNN&V cũng là không cố định mà được thay đổi tuỳ theo trình độ phát triển của từng thời kỳ nhất định. Dưới đây là một số tiêu thức phân loại DNN&V ở các nước khác nhau trên thế giới . Bảng 1.Tiêu thức xác định DNN&V của một số nước trên thế giới Nước Phân loại Số lao động Số vốn Doanh thu A.Các nước phát triển 1. Mỹ Tất cả các ngành 0-500 Không quan trọng Không quan trọng 2.Nhật Bản Chế tác 1-300 300 triệu Yên Bán buôn 1-100 0-100 triệu Yên Bán lẻ 1-50 0-50 Dịch vụ 1-100 1-100 3.EU DN cực nhỏ <10 Không quan trọng DN nhỏ <50 7 triệu Ecu DN vừa <250 27 triệu Ecu 4. Australia Chế tác nhỏ <100 Không quan trọng Không quan trọng Chế tác vừa 100-199 Dịch vụ nhỏ <20 Dịch vụ vừa 20-199 5.Canada Chế tác nhỏ <100 Không quan trọng <5 triệu CND$ Chế tác vừa 100-500 5-20 Dịch vụ nhỏ <50 <5 triệu CND$ Dịch vụ vừa 50-500 5-20 6.New Zealand Các ngành 0-50 7.Hàn Quốc Chế tác 0-300 20-80 tỉ Won K.mỏ & vận tải 0-300 Không quan trọng Không quan trọng Xây dựng 0-200 TM và DV 0-20 8. Đài loan Chế tác 0-200 80 triệu NT$ Không quan trọng Nông lâm ngư và dịch vụ 0-50 Không 100 triệu NT$ B. Các nước đang phát triển 1. Thái Lan Sản xuất nhỏ Không quan trọng 0-50 Tr. Baht Không quan trọng Sản xuất vừa 50-200 Bán buôn nhỏ 0-50 Bán buôn vừa 50-100 Bán lẻ nhỏ 0-30 Bán lẻ vừa 30-60 2. Malaysia Chế tác 0-150 Không quan trọng 0-25 RM 3. Mêxico Dn cực nhỏ 0-15 Không quan trọng Không quan trọng DN nhỏ 16-100 DN vừa 101-250 4.Pêru Các ngành Không quan trọng Không quan trọng <17 triệu USD 5. Philippine DN nhỏ 10-99 1,5-15 triệu Pêxô Không quan trọng DN vừa 100-199 15-60 triệu 6.Inđônêxia DN nhỏ Không quan trọng 0-20.000USD 0-100.000USD DN vừa 100-199 20.000-100.000$ 100.000-500.000$ 7.Brunêi Tất cả các ngành 1-100 Không quan trọng Không quan trọng C. Các nước cố nền kinh tế đang chuyển đổi 1. Nga DN nhỏ 1-249 Không quan trọng Không quan trọng DN vừa 249-999 2.Trung Quốc DN nhỏ 50-100 DN vừa 101-500 3.Hungary DN cực nhỏ 1-10 DN nhỏ 10-50 DN vừa 50-250 4.Balan DN nhỏ <50 DN vùa 51-200 5.Slovakia DN nhỏ 1-24 DN vừa 25-100 6.Rumani DN nhỏ 1-20 7.Bungary DN nhỏ <50 20 triệu BGL 8.Uzbekistan DN nhỏ <300 Không quan trọng DN vừa 300-1000 9.Acmênia DN cực nhỏ <5 DN nhỏ 6-50 tuỳ ngành DN vừa 51-100 tuỳ ngành Nguồn : (1) Hồ sơ các DNN&V của Apec,1998,(2) Định nghĩa DNN&V của các nước đang chuyển đổi UN_EC,1999;(3) Tổng quan các DNN&V của OECD,2000 - Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Tháng 6 năm 1998, Chính phủ đã ban hành một công văn để xác định tiêu thức cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam. Theo công văn số 681/CP-KTN do chính phủ Việt Nam ban hành ngày 20/6/1998, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghiệp là các doanh nghiệp phải có vốn điều lệ dưới 5 tỉ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 300 người. Trong thương mại dịch vụ là những DN có vốn dưới 3 tỷ đồng và số lao động dưới 200 người . Trong đó, DN có vốn dưới 1 tỷ đồng và số lao động dưới 50 người trong công nghiệp và dưới 30 người trong dịch vụ thương mại là DN nhỏ. Tiêu chí này dựa trên hai căn cứ là tổng số vốn và số lao động. Các tiêu thức về DNN&V trong công văn này đã trở thành một căn cứ pháp lý quan trọng đầu tiên để chính thức xác định các đối tượng là DNN&V Việt Nam. Theo các tiêu thức này, các DN không tính đến hình thức sở hữu là các doanh nghiệp quốc doanh hay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Do đó, nếu căn cứ theo các tiêu chuẩn này thì trên 90% các DN Việt Nam thuộc loại DNN&V. Ngày 23 tháng 11 năm 2001, chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP định nghĩa NNVV là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Theo nghị định này, đối tượng được xác định là doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: Các DN thành lập và hoạt động theo luật DN Các DN thành lập và hoạt động theo luật DN nhà nước Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của chính phủ về đăng ký kinh doanh. Theo định nghĩa này tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh và thoả mãn hai tiêu thức lao động và vốn đưa ra trong nghị định này đều được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam. Theo cách phân loại này, số DNN&V chiếm khoảng 93% trong tổng số DN hiện có tại Việt nam. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, Chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. DNNVV ở Việt Nam có những đặc điểm khác với DNNVV ở các nước. Ở các nước Châu Âu, doanh nghiệp có một vài ngàn công nhân và nhân viên, quy mô vài chục triệu USD cũng được xem là DNNVV, nhưng có khi không có nhiều công nhân vẫn được xem là doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nano, công nghệ cao, không nhất thiết phải có đông công nhân. - Cơ cấu tổ chức và quản lý của DNN&V Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức và quản lý DNN&V (nguồn : Trung tâm thông tin DN) 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.2.1. Đặc điểm về vốn - DNNVV có nguồn vốn hạn chế, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng qui mô đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị được thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín dụng không chính thức như vay, mượn bạn bè, người thân hay từ các tổ chức tài chính và phi tài chính trong xã hội. - DNNVV thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, dung lượng thị trường lớn, nên huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân. 1.1.2.2. Đặc điểm về lao động - Phần lớn các DNNVV sử dụng nhiều lao động giản đơn, trình độ tay nghề chưa cao, đa số là sử dụng lao động hộ gia đình, thuê và tuyển dụng ở các tỉnh. - Đội ngũ quản lý còn thiếu trình độ, kỹ năng quản lý, sử dụng kinh nghiệm là chủ yếu chưa có chuyên môn. - Qui mô lao động nhỏ. Lực lượng lao động ở nước ta dồi dào, tuy nhiên số lao động tập trung ở các doanh nghiệp rãi rác, mang tính chất nhỏ lẻ, kinh tế tập thể, cá thể, hộ gia đình tự tổ chức sản xuất kinh doanh. 1.1.2.3.Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị Công nghệ và máy móc thiết bị của các DNNVV thường lạc hậu do chi phí đầu tư công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại cao nên thường vượt quá khả năng của các DNNVV với qui mô vốn hạn chế. 1.2.Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Vai trò của các DNN&V ở nhiều nước được biết đến như là các cơ sở sản xuất – kinh doanh có khả năng (1) Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp; (2) cung cấp cho xã hội khối lượng đáng kể hàng hoá và dịch vụ và làm tăng GDP cho nền kinh tế; (3) tăng cường kỹ năng quản lý và đổi mới công nghệ; (4) góp phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập trong xã hội, xoá đói giảm nghèo và tăng sự công bằng trong nền kinh tế; (5) tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư của dân cư địa phương làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn; (6) cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia của DNN&V được thể hiện ở mức độ thu hút lao động, vốn đầu tư, tạo ra giá trị gia tăng, góp phần tăng trưởng kinh tế. Số lượng thống kê của các nước cho thấy, tỷ trọng thu hút lao động, tạo ra giá trị gia tăng của các DNN&V là rất đáng kể : Bảng 2. Vai trò của DNN&V ở một số nước Nước % trong số DN % trong tổng số lao động % trong tổng giá trị gia tăng của khu vực TN % trong xuất khẩu Các nước kinh tế phát triển 1. Mỹ(1999) 99,7 52 51 31 2.Nhật(1998) 99,7 72,7 55,6 13,5(1997) 3.Anh(1999) 99,8 55,4 51 4.Pháp(1998) 99 47 26(1996) 5. Australia(1997) 99,8 50,2 6.NewZealand(1998) 96 42 33 7.Hàn Quốc(1997) 99,1 77,4 46,3 43 8. Đài Loan(1999) 97.7 76,39 47,58 47 9.Singapore(1998) 91,5 51,8 34,7 16 Các nước đang phát triển 1.Thái Lan(1998) 97,9 70 50,4 50 2.Indonesia(1996) 98 88,3 38,9 18,4 3.Philippine(1997) 99,48 66,21 68,2 60 4.Malaysia(1996) 84 12,17 19,13 15 Các nước đang chuyển đổi 1.Trung Quốc(1998) 99 84,3 64,99 40-60 2.Hungary(1999) 99,8 70,2 64,8 3.Balan(1997) 99 60,6 40 4.Slovakia(1998) 99 59,4 58 5.Cộng hoà Séc(1997) 43,6 40 (nguồn: (1)Hồ sơ các DNN&V của APEC,1998; (2) Phát triển DNN&V của các nước đang chuyển đổi,UN_ÊC,1999; (3) Tổng quan các DNN&V của OEDC,2000; (4) APEC và chính sách DNN&Vvf các tài liệu khác) Trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, vai trò của các DNN&V được thể hiện trên các khía cạnh sau : 1.2.1. Đóng góp vào kết quả hoạt động kinh tế, góp phần làm tăng GDP Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế các DNNVV đã khơi dậy một sức sản xuất rất lớn và giải quyết được một số lượng lớn lao động xã hội, kể cả ở vùng sâu vùng xa. Năng lực sản xuất hàng hóa của thành phần này tăng mạnh, đóng góp đáng kể vào GDP.DNN&V đã đóng góp từ 25% - 28% vò tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của cả nước Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, các xí nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) đang chiếm khoảng 60% GDP và 70% lực lượng lao động tại những nước có tổng thu nhập quốc dân (GNP) từ 100-500 USD/năm/người, đóng góp 50% GDP và chiếm 65% lực lượng lao động tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). 1.2.2. Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước Với một lực lượng doanh nghiệp hùng hậu hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị mà nó mang lại cho nền kinh tế là rất lớn, là nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua các chính sách quản lý, điều hành của Nhà nước như chính sách thuế. Trong thời gian qua, ở Việt Nam, DNNVV đóng góp khoảng 17.46% tổng thu Ngân sách nhà nước. 1.2.3. Góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, các vấn đề xã hội Đặc điểm chung của các DNN&V là ít vốn và hoạt động chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Do đó, DNN&V ở tất cả các nước có thể tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Bảng 2 trên cho thấy , tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển. DNN&V là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất. Khi các DNN&V phát triển thì sẽ tạo ra nhiều cơ hội tăng việc làm, thu hút lao dộng và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế qua đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư kể cả người thất nghiệp, phụ nữ và người tàn tật.Với tính chất sản xuất nhỏ, chi phí để tạo ra một chỗ làm việc thấp, các DNN&V Việt nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra và tăng thêm việc làm cho nền kinh tế, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và ổn định xã hội bằng cách thu hút nhiều lao động với chí phí thấp và chủ yếu là bằng vốn của dân. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các DNNVV ở các thành phố, địa phương, các vùng nông thôn góp phần giải quyết vấn đề lao động dôi dư, nhàn rỗi trong xã hội và ổn định kinh tế - xã hội.. Theo thống kê, có tới 90% việc làm mới được tạo ra từ khu vực này, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển đồng đều giữa các vùng, khu vực trong cả nước. - DNNVV còn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp lớn. DNNVV còn là tiền đề tạo ra những doanh nghiệp lớn, Với những doanh nghiệp thành công, quy mô của các doanh nghiệp được mở rộng và nhiều doanh nghiệp trong số này dần dần trở thành những doanh nghiệp lớn. - DNNVV cũng góp phần không nhỏ vào xuất khẩu, DNNVV cũng là một lực lượng rất quan trọng trong việc tăng cường xuất khẩu. 1.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ cho các DNN&V 1.3.1.Do sự yếu thế của những DNN&V trên thị trường bị các DN lớn cạnh tranh quyết liệt Hầu hết các DNNVV chưa xây dựng được thương hiệu, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Khả năng liên kết của các DNNVV còn có những hạn chế do tư tưởng mạnh ai nấy làm. Ở nhiều nước, doanh nghiệp nhỏ chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu cho những doanh nghiệp vừa và những doanh nghiệp này lại cung ứng cho những doanh nghiệp lớn hơn, tạo thành một chuỗi cung ứng hiệu quả. Mặc dù chất lượng hàng hóa chưa cao nhưng giá rẻ hơn nhiều cũng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các DNNVV. Cơ cấu quản lý gọn nhẹ, linh hoạt, dễ dàng trong chuyển đổi cơ chế hoạt động, linh hoạt trong thực tế vốn đầy phức tạp của kinh tế thị trường. Các công ty nhỏ và vừa là những công ty bám sát thị trường nhất, đồng thời có thể điều chỉnh phương hướng kinh doanh của mình với tốc độ nhanh nhất. Về mặt quản lý, so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các tập đoàn lớn, việc ra quyết định kinh doanh của những công ty nhỏ không cần qua nhiều cấp, nên khi gặp khó khăn sẽ nhanh chóng được giải quyết. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn. Tuy vậy, nhưng các DNN&V cũng chỉ có thể hoạt động trên quy mô nhỏ. Đối với các DN lớn mà nói thì việc các DNN&V cạnh tranh là không đáng kể.Với một DN lớn bao giờ thị phần của họ cũng nhiều hơn các DN nhỏ,hoạt động trên quy mô rộng hơn nhiều.Hơn nữa, DN lớn thuận lợi về mọi điều kiện như : môi trường kinh doanh quen thuộc, lòng tin của người dân đối với thương hiệu, hoạt động quảng cáo rầm rộ…Chính những điều đó khiến cho khả năng cạnh tranh của các DN lớn mạnh hơn , gây khó khăn cho các DNN&V.Các DNN&V chỉ có thể gửi sản phẩm của mình tại các đại lý để có thể tiếp cận người tiêu dùng. 1.3.2.Do khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực * Khó khăn về khoa học kỹ thuật, thiết bị máy móc DNNVV do qui mô về vốn nhỏ nên khả năng đầu tư, trang bị máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại rất hạn chế. Năng lực ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản lý ở các DNNVV còn yếu. Công nghệ tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, sản xuất ra được các sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và giảm bớt chi phí sản xuất, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh. Công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới sẽ làm hạn chế khả năng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế năng suất và sản lượng, chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến môi trường. Trong một số trường hợp thì doanh nghiệp không nâng cao khoa học công nghệ là do doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của nó, một số doanh nghiệp thì nhận thức được và muốn đổi mới công nghệ nhưng khả năng về vốn không đáp ứng được. Mức độ đầu tư vào tài sản cố định của các doanh nghiệp dân doanh chiếm tỷ lệ thấp so với các thành phần kinh tế khác. Tỷ lệ này có tăng qua các năm nhưng so với các thành phần kinh tế khác thì tỷ lệ này còn thấp từ 8-21%. Sự gia tăng đáng kể về số lượng các DNNVV là một dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên về chất lượng thì còn nhiều hạn chế và yếu kém. Đặc điểm chung của các DNNVV Việt Nam là vốn ít, máy móc công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin, trình độ quản lý chiến lược thấp, chủ yếu hoạt động trong các ngành nghề thâm dụng lao động, chi phí cao, năng suất và hiệu quả thấp, tỷ suất lợi nhuận bình quân không cao, khả năng tích lũy vốn thấp… Hầu hết các DNNVV quá nhỏ bé, chưa thể là lựa chọn của các đối tác, các tập đoàn lớn. Khi lựa chọn các đối tác cung ứng dịch vụ và thiết bị phụ trợ, không chỉ các tập đoàn lớn nước ngoài mà ngay cả các doanh nghiệp lớn trong nước thường coi trọng năng lực doanh nghiệp cung ứng. Do hạn chế về vốn, công nghệ nên DNNVV rất khó tham gia những dự án lớn. * Khó khăn về nguồn nguyên liệu Nguyên vật liệu là nhu cầu tối cần thiết đối với một DN, là thành phần chính cốt lõi tạo ra sản phẩm. Nhưng việc tìm nguyên vật liệu ở đâu cho bảo đảm chất lượng và giá cả luôn là một bài toán khó đối với các DNN&V. Trong điều kiện mới thành lập, các mối quan hệ rất ít ỏi, số vốn eo hẹp…do vậy các DNN&V khó khăn trong việc chi trả khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển mà các nguồn nguyên liệu thường ở xa nơi sản xuất. *Khó khăn về nguồn vốn sản xuất kinh doanh Ta có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế lạm phát cao, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, NHNN giới hạn tăng trưởng tín dụng của các NHTM không quá 30%, các NHTM cũng đã hạn chế cho vay hay cho vay cầm chừng. Từ đầu năm 2008 đến nay, tỷ lệ lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng Nhà nước quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại mua trái phiếu chính phủ với số tiền lớn khiến cho các Ngân hàng thương mại khan hiếm nguồn tiền, điều này đã dẫn đến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn đáng kể trên 20% để thu hút được nguồn vốn trong dân. Lãi suất đầu vào tăng cao như vậy dẫn đến hệ quả của nó là lãi suất đầu ra, lãi suất cho vay của các ngân hàng cao ngất ngưỡng cộng với các chi phí liên quan và thậm chí là siết chặt tín dụng khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vồn từ ngân hàng. Các ngân hàng được tự chủ điều chỉnh lãi suất khiến thị trường vốn tăng cao ngất ngưỡng. Huy động vốn với lãi suất cao cho nên lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng rất cao (tương đương 21% và các khoản phí khác do ngân hàng quy định) vượt quá khả năng của các DNNVV. Trong bối cảnh hiện nay, không thể đòi hỏi một năm 20% lợi nhuận ròng như trước, doanh nghiệp chỉ cần duy trì được, giữ được công việc cho nhân công đã là một nổ lực lớn. Hiện nay nhiều ngân hàng đã đánh giá cao khả năng phát triển của DNNVV, tuy nhiên vẫn có khoảng cách giữa DNNVV với ngân hàng do cơ chế thế chấp, tín chấp áp dụng đối với các DNNVV còn nhiều khó khăn và hạn chế. Số vốn mà doanh nghiệp vay được chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% so với nhu cầu.Theo quy chế của ngân hàng các ngân hàng tạm thời không giải quyết cho vay bằng ngoại tệ (USD), còn cho vay bằng VNĐ cũng rất hạn chế. Việc này đã tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu có nguồn thu từ USD và thanh toán cho nhà cung cấp bằng USD. Và các doanh nghiệp trước đây đã vay vốn ngân hàng bằng USD thì nay phải mua ngoại tệ trả nợ vay cho ngân hàng đồng thời phải gánh chịu một mức chênh lệch tỷ giá rất lớn do các ngân hàng bán USD cho doanh nghiệp không theo giá công bố mà theo tỷ giá thoả thuận của ngân hàng đã đưa doanh nghiệp vào tình thế rất khó khăn. Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn thì lại càng khó khăn hơn. Để đảm bảo an toàn cho ngân hàng thì mặt khó rơi vào các doanh nghiệp đang khát vốn đầu tư trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát, giá cả leo thang. Vấn đề ở đây không phải chỉ là lãi suất vay ngân hàng cao mà vấn đề là tình trạng hiện nay các doanh nghiệp không thể tiếp cận được với nguồn vốn này vì ngân hàng thường ưu tiên cho những doanh nghiệp lớn vay, chi phí bỏ ra thấp mà rủi ro phải chịu không cao như cho DNNVV vay. Khó khăn từ phía DNNVV : + Các doanh nghiệp chưa có một hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch khiến cho các ngân hàng có rất ít thông tin về doanh nghiệp nên rất khó trong việc quyết định cho vay. + Các DNNVV không có tài sản đảm bảo, về hình thức cho vay bằng tín chấp thì hầu như là không thể vì đây là những doanh nghiệp nhỏ chưa tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh chưa ổn định,.. + Các DNNVV chưa có kỹ năng lập các dự án nên rất khó thuyết phục ngân hàng cho vay. 1.3.3. Do trình độ quản lý còn hạn chế Nền kinh tế thị trường tự do mở cửa có nhiều điều thay đổi về môi trường kinh doanh cũng như phương pháp quản lý.Các DNN&V Việt nam chưa đáp ứng được nhu cầu về quản lý, trình độ quản lý còn có nhiều hạn chế nên chưa thể bắt kịp ngay với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường. 1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hỗ trợ các DNN&V 1.4.1. Kinh nghiệm của nước phát triển *Kinh nghiệm của Nhật Bản Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNNVV. Những thay đổi về chính sách nhằm đặt khu vực DNNVV vào vị trí phù hợp nhất và khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau đây: Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các DNNVV; tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà doanh nghiệp và người lao động tại DNNVV; khắc phục những bất lợi mà các DNNVV gặp phải; và hỗ trợ tính tự lực của các DNNVV. Một số nội dung chủ yếu của các chính sách: - Cải cách pháp lý : Luật cơ bản về DNNVV mới được ban hành năm 1999 hỗ trợ cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV với những thay đổi của môi trường kinh tế – xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu công ty. Các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và Luật hỗ trợ DNNVV đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV hỗ trợ cho việc tăng cường sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng. Một Hệ thống cứu tế hỗ tương cũng đã được thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của DNNVV… - Hỗ trợ về vốn : + Hỗ trợ có thể dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách. + Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quan lý các DNNVV ở từng khu vực, các khoản vay được thực hiện tuỳ theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ được góp chung bởi chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương và được ký quỹ ở một thế chế tài chính tư nhân. + Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (kế hoạch cho vay Marukei) được áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh. + Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân. Còn Hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV. + Hỗ trợ về công nghệ và đổi mới - Hỗ trợ về quản lý - Xúc tiến xuất khẩu 1.4.2.Kinh nghiệm của các nước NICs *Kinh nghiệm của Singapore - Chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách đổi mới, trong đó phải kể đến những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển. Bởi ._.vì  các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm cho lao động, giảm các tệ nạn, cải thiện đời sống người dân... Việc hỗ trợ của Chính phủ không chỉ dành cho các doanh nghiệp trong nước mà còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Singapore khi họ đến đăng ký kinh doanh ở đây. Hiện tại số doanh vừa và nhỏ chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp; 62% tổng số lao động; 48% tổng số giá trị gia tăng của Singapore.   - Trước hết, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề vốn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều sinh viên tài năng, có ý tưởng tốt nhưng gặp khó khăn đã được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ vốn để thành lập doanh nghiệp, từ đó nhiều người đã khởi nghiệp thành công và họ đã trở thành doanh nhân xuất sắc. Đặc biệt, những doanh nghiệp có tính sáng tạo cao, có tiềm năng phát triển trong tương lai cũng được Chính phủ xem xét hỗ trợ về mặt tài chính. Chính sách hỗ trợ được thực hiện thông qua việc Chính phủ bảo lãnh với ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai hoặc những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng cũng được Nhà nước giúp đỡ thông qua việc can thiệp, bảo lãnh với cơ quan thuế cho doanh nghiệp được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cũng là một kênh hỗ trợ quan trọng của Chính phủ. Tổ chức Phát triển doanh nghiệp (IE) trực thuộc Bộ Công Thương Singapore có trên ba mươi văn phòng ở nhiều nước trên thế giới; riêng ở Việt Nam có 2 văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các văn phòng này có trách nhiệm tập hợp và cung cấp các thông tin thị trường; Phối hợp tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp trong nước đi các nước khảo sát, tìm kiếm đối tác; Hỗ trợ tổ chức các hội nghị, hội thảo ở nước ngoài; Tăng cường hợp tác, quan hệ với các nước để họ hiểu hơn về Singapore... Thông qua các văn phòng này các doanh nghiệp trong nước có được những thông tin cần thiết về môi trường kinh doanh ở các nước trước khi đi đến lựa chọn quyết định đầu tư. Đồng thời, các doanh nghiệp nước ngoài cũng dễ dàng nắm được các thủ tục, biết rõ các yêu cầu, những thuận lợi khó khăn khi xin phép đầu tư vào Singapore. Ngay từ giữa năm 2007, Bộ Công Thương Singapore cũng đã có cổng thông tin điện tử giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp; Các giám đốc có thể hỏi đáp trực tuyến với các chuyên gia kinh tế hàng đầu về kinh nghiệm và thông lệ kinh doanh quốc tế. Đây cũng là nơi tập hợp, lưu giữ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển thị trường. - Các cơ quan quản lý Nhà nước còn xuất bản một số tờ tạp chí dành riêng cho giới doanh nghiệp để phổ biến những chủ trương, chính sách mới của Chính phủ có liên quan đến doanh nghiệp; Thông tin về những biến động của thị trường trong nước và quốc tế; Hướng dẫn các doanh nhân xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu... Đây cũng là diễn đàn để các doanh nghiệp trao đổi quan điểm của mình về những thuận lợi hoặc lực cản từ cơ chế quản lý của Nhà nước, chia sẻ kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp,   thông tin về đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất... Ngoài ra các tổ chức này còn in các tờ gấp giới thiệu chi tiết về địa chỉ các văn phòng, các dịch vụ thông tin, các chương trình đào tạo, hỗ trợ... để các doanh nghiệp trong và ngoài nước lựa chọn. - Vấn đề đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp cũng được Chính phủ quan tâm nhiều. Cơ quan quản lý các cấp hàng năm đều thực hiện rà soát các văn bản pháp quy xem còn phù hợp với tình hình thực tế không; Kiến nghị kịp thời cấp có thẩm quyền thay thế, sửa đổi các văn bản lạc hậu, không có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Cuối mỗi năm Chính phủ đều mời các doanh nghiệp đến gặp gỡ và lắng nghe ý kiến đóng góp của họ; đồng thời tổ chức cho các doanh nghiệp chấm điểm cho các cơ quan thuộc Chính phủ để đánh giá chất lượng phục vụ doanh nghiệp của các cơ quan này. Những cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp có điểm đánh giá thấp đều phải rà soát lại cung cách làm việc, cải tiến lề lối tránh gây phiền hà. Các cơ quan có điểm đánh giá cao được Chính phủ biểu dương, khen thưởng kịp thời *Kinh nghiệm của Đài Loan Trong những năm 80, chính quyền Đài Loan đã đưa ra nhiều kế hoạch nâng cấp kỹ thuật các ngành công nghiệp truyền thống trong các xí nghiệp vừa và nhỏ, bồi dưỡng đào tạo nhân tài, đào tạo các nhà doanh nghiệp tre.Hơn thế nữ, chính phủ cũng quan tâm bảo đảm quyền lợi của người lao động và bảo vệ môi rường sinh thái bằng các biện pháp như cung cấp các khoá học về quan hệ giữa chủ và thợ,về vệ sinh an toàn lao động…Trong những năm đầu của thập kỷ 90, Ngân Hàng Thế giới đã đánh giá rằng chính sách phát triển DNN&V của Đài Loan là chính sách phát triển DNN&V tốt nhất trong khu vực Đông Á. Và một diều đáng nói ở đây là chính sách phát triển DNN&V của Đài Loan không tách rời khỏi chính sách phát triển kinh tế xã hội chung.Cụ thể, Chính phủ Đài Loan đã có những biện pháp thúc đẩy sự phát triển của các DNN&V như sau: - Hướng dẫn huy động nguồn vốn : chính phủ cung cấp các dịch vụ tư vấn về huy động vốn, hướng dẫn xây dựng chế độ quản lý tài vụ và chế độ kê toán, hướng dẫn luồng thị trường, tổ chức nhiều cuộc hội thảo về huy động vốn. - Hướng dẫn quản lý kinh doanh nhằm điều chỉnh cơ cấu ngành - Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và nghiên cứu phát triển, nâng cao trình độ kỹ thuật mới, thúc đẩy tự động hoá công nghiệp - Duy trì và tăng cường mạng lưới xí nghiệp vệ tinh, tiếp tục thắt chặt mối quan hệ giữa các xí nghiệp để cung nhau hợp lực nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm - Hướng dẫn tiêu thụ sản phẩm. Chính phủ tổ chức thu nhập, nghiên cứu tình hình, cung cấp các thông tin về tiêu thụ cho các xí nghiệp này - Chính phủ thành lập các “Quỹ phát triển xí nghiệp nhỏ và vừa “ , để tạo nguồn vốn, giúp cho các xí nghiệp nhỏ và vừa cải thiện môi trường kinh doanh, Quỹ này cấp tín dụng cho các xí nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất thấp hơn lãi suất bình thường của ngân hàng. Quỹ dùng lợi tức đã thực hiện để tổ chức đảm bảo tín dụng cho các khoản phát triển chuyên ngành, mức đảm bảo cao nhất là 90% và chịu một nửa số rủi ro. *Kinh nghiệm của Hàn Quốc DNN&V ở Hàn Quốc đã góp phần làm đa dạng cơ cấu kinh tế của đất nước, hơn thế nữa phát triển DNN&V còn được coi là một quốc sách quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu xã hội là sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các chính sách phát triển DNN&V Hà Quốc tập trung vào các nội dung sau: - Chính sách giúp DNN&V nhằm đáp ứng những thay đổi về môi trường trong nước và quốc tế, thông qua sự điều chỉnh cơ cấu với các biện pháp như chương trình hiện đại hoá máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất nhằm phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi pí sản xuất.Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn là một nhiệm vụ được chính phủ Hàn Quốc ưu tiên hàng đầu thông qua đổi mới hệ thống giáo dục. - Chính sách ổn định hoá và tăng cường sự quản lý DNN&V hướng vào các hoạt động như thúc đẩy sự hợp tác công nghiệp ví dụ như quỹ mua-bán chung, quỹ hỗ trợ lẫn nhau có sự đống góp và đầu tư hằng năm của chính phủ cung với sự đóng góp tự nguyện của các DNN&V. Quỹ này có mục đích là giúp các DNN&V ổn định hoá các hoạt động quản lý của họ.Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã ban hành một đạo luật về sự hợp tác giữa các doanh nghiệp (năm 1961) nhằm thúc đẩy mới quan hệ giữa các DNN&V với các DN lớn. - Chính sách khuyến khích và giúp đỡ các DN mới thành lập và DNN&V ở địa phương được thực hiện với các biện pháp ưu đãi về thuế, ưu đãi về vốn và thị trường sản phẩm,… 1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và nước ngoài Bài học kinh nghiệm từ thực tế Trung Quốc trong thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài cho thấy, cần tiến tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho đầu tư nước ngoài một số ưu đãi với mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này. Chính sách đó bao gồm hai nội dung cơ bản là: (i) xoá bỏ một số rào cản của pháp luật hiện hành đối với đầu tư nước ngoài; (ii) áp dụng các tiêu chuẩn đối xử thuận lợi trên cơ sở đàm phán. Thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút đầu tư nước ngoài Kết hợp chính sách ưu đãi thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài, tiến tới thu hút đầu tư nước ngoài qua lợi thế về nhân lực, hạ tầng cơ sở, công nghệ và chi phí giao dịch. Thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn; chú trọng xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng. Đối với một số dự án lơn, quan trọng, cần chuẩn bị kỹ dự án, lựa chọn đàm phán trực tiếp với các tập đoàn có tiềm lực về tài chính, công nghệ. Ngân sách Nhà nước cần dành một khoản kinh phí phù hợp cho công tác xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm SME Trung Quốc Sau khi Trung Quốc (TQ) gia nhập WTO năm 2001, DN nhỏ và vừa (SME) TQ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn. Họ đã bị choáng. Nhưng họ vực lại được và thành đối thủ đáng gờm nhất châu Á về sức cạnh tranh.  Ngoài việc phải đương đầu với các đối thủ nước ngoài hùng mạnh, SME TQ còn gặp nhiều khó khăn trong vay vốn ngân hàng, thiếu trình độ công nghệ cao, thừa thiết bị và công nghệ lạc hậu; và, quan trọng nhất: thiếu kiến thức về hội nhập thị trường thế giới. Một yếu tố nữa hạn chế các SME TQ là tư duy của những người quản lý doanh nghiệp (DN). Lối quản lý theo kiểu gia đình tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động của các SME TQ. Có lẽ chính vì thế, sau khi gia nhập WTO 1 năm, hàng chục ngàn SME TQ đã phá sản và hơn 10 triệu người bị thất nghiệp. Tuy nhiên, các SME dễ thích nghi với nền kinh tế WTO hơn là các DN nhà nước vì các SME không cồng kềnh, không gặp các vấn đề quản trị và tài chính như những công ty nhà nước. Các SME có thể nắm bắt cơ hội do WTO tạo ra bằng cách tham gia sâu hơn vào chuỗi cung của những công ty đa quốc gia, thực hiện những phần việc và dịch vụ cho hơn 500 công ty hàng đầu thế giới. Trong trường hợp này, tính linh hoạt, khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của các DN nhỏ khiến họ dễ trở thành đối tác của những công ty nước ngoài hơn là các DN nhà nước. Chính vì thế, sau cơn choáng ban đầu, các SME TQ đã nhanh chóng xốc lại lực lượng, tham gia hội nhập với một khí thế mới. Chính Phủ TQ cũng cố gắng cải thiện môi trường chính sách cho các SME. Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, cắt giảm các thủ tục và điều chỉnh luật pháp, phạm vi đầu tư của SME cũng được mở rộng. Tất cả các khu vực cho phép đầu tư nước ngoài đều được mở cho tư nhân, trừ một vài lĩnh vực, như công nghiệp quốc phòng. Ngoài chính phủ, một số tổ chức, hiệp hội cũng tham gia tích cực vào việc hỗ trợ các SME, trong đó có những tổ chức thực sự đóng vai trò là cầu nối các SME với thế giới. Long Yongtu, tổng thư ký của diễn đàn Boao châu Á (một tổ chức phi chính phủ của TQ, trụ sở đặt tại Boao, tỉnh Hải Nam) gợi ý các SME nên hợp tác với các công ty đa quốc gia để trở thành một phần trong chuỗi cung và dây chuyền sản xuất toàn cầu của họ. "Nếu thành công, các SME TQ có thể mở rộng tầm hoạt động tới mọi ngóc ngách của thị trường thế giới" – ông nói. Đến cuối năm 2006, Chính Phủ TQ thể hiện rõ mong muốn các SME đóng một vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển kinh tế TQ trong những năm tới. Một loạt chính sách ưu đãi được phác ra để hỗ trợ hàng chục nghìn SME. Theo Wang Liming, phó giám đốc phòng SME, ủy ban Cải Cách và Phát Triển Quốc Gia TQ, các chính sách ưu đãi bao gồm thuế, quyền sử dụng đất, cho vay nợ, tài trợ vốn, việc làm, mậu dịch ngoại biên, hợp tác, liên doanh với các đối tác nước ngoài. Wang giục các SME nắm bắt lấy những cơ hội vàng đang xuất hiện và cố gắng gia tăng sự hiện diện cả ở thị trường nội địa lẫn quốc tế. Ông cho rằng các SME cần đầu tư nhiều hơn vào việc đổi mới kỹ thuật, công nghệ để cải thiện chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng và tăng năng lực cạnh tranh. Các SME TQ cũng được khuyến khích mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài, tăng cường đầu tư ra nước ngoài, chủ động tham gia các cuộc cạnh tranh quốc tế và gia tăng sự hiện diện trên thị trường thế giới. Wang cho biết, Chính Phủ TQ không tiếc nỗ lực giúp SME vượt qua những khó khăn về tài chính và phát triển. Chi cho R&D của TQ tăng 24,6% trong năm 2005, đạt mức 245 tỉ nhân dân tệ (NDT), tương đương 30,6 tỉ USD. Trong đó, các công ty đầu tư 167,38 tỉ NDT, các viện thuộc nhà nước chi 51,31 tỉ NDT và các ĐH chi 24,23 tỉ NDT. Tổng chi cho R&D chiếm 1,34% GDP TQ. Tỷ lệ này của Mỹ là 2,68%. TQ dự tính chi cho R&D sẽ đạt ít nhất 2,5% GDP vào năm 2020. Theo tạp chí "01 Informatique" của Pháp, TQ đang đứng thứ 5 thế giới về chi tiêu cho R&D và có lượng công trình nghiên cứu được công bố nhiều hơn Pháp. (Nguồn: cục Thống Kê Quốc Gia TQ, báo cáo tháng 9/2006) Theo Nhân Dân Nhật Báo online ngày 6/10/2006, TQ đã thành lập một quỹ đặc biệt, lấy từ ngân sách trung ương để hỗ trợ các SME. Theo đó, các SME sẽ được hỗ trợ miễn phí và vay ưu đãi lên tới 250.000 USD cho mỗi dự án. Bộ Tài Chính TQ cho biết quỹ này có mục đích đẩy mạnh sự phát triển của các SME, giúp họ tiến bộ hơn về công nghệ, dễ dàng hơn trong việc hợp tác với những công ty lớn, và cải thiện môi trường phát triển. TQ hi vọng tỉ lệ đóng góp vào GDP của SME sẽ tăng từ 60% (cuối 2005) lên 65% trong 5 năm tới (tăng 1%/năm). Cuối 2005, SME TQ đã đóng gần 1/2 tiền thuế của nước này và sử dụng hơn ¾ lực lượng lao động thành thị. Họ đóng góp 65% các sáng chế của TQ, hơn 75% sáng tạo về công nghệ và 80% loại sản phẩm mới. Sự lớn mạnh của các SME Trung Quốc khiến các đối thủ lo ngại. Các SME Singapore lâu nay vẫn được xếp hạng cao về khả năng cạnh tranh trong khu vực, nhưng nay phải xếp dưới các SME TQ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là kết quả một cuộc điều tra của tập đoàn UPS với 1.200 SME hàng đầu châu Á. UPS nhận thấy các SME TQ đã trở nên mạnh nhất châu Á về sức cạnh tranh. "Ngọn lửa sáng tạo và tinh thần mạo hiểm trong kinh doanh là 2 nguyên nhân chính làm tăng sức cạnh tranh của họ” - Joseph Guerrisi, phó chủ tịch marketing UPS châu Á – Thái Bình Dương nhận xét. 1.4.4.Kinh nghiệm của Ấn Độ Đối với Ấn Độ, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lên tới 9,4% - mức cao thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, cũng có sự đóng góp tích cực của SME trong lĩnh vực việc làm, xuất khẩu, mở rộng và đa dạng hoá các ngành công nghiệp… Những chính sách hỗ trợ của Chính phủ Ấn Độ đối với các xí nghiệp vừa và nhỏ So với nhiều nước đang phát triển như Ma-lai-xi-a, Thái Lan..., Ấn Độ là nước thực hiện sớm nhất và mạnh nhất các chương trình phát triển SME, đồng thời đặt thành phần này ở vị trí quan trọng trong chính sách kinh tế của mình. Nhận thấy tính linh hoạt, tổ chức gọn nhẹ và hiệu quả kinh tế của các SME, trong suốt 5 thập kỷ qua, chính sách của Chính phủ Ấn Độ đã chú ý đến các SME và khẳng định sự cần thiết phải giúp đỡ để loại hình doanh nghiệp này phát triển và coi đây là khu vực ưu tiên. Chính vì thế, cùng với công cuộc cải cách và mở cửa, ngày 6-8-1991, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ. Nội dung của chính sách này là tăng cường đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời trợ cấp định hướng xuất khẩu cho các đơn vị đó cũng được nâng lên. Nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ trên các khía cạnh: khai thác thị trường, thúc đẩy sản xuất, nâng cao công nghệ, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được đưa ra. Luật về SME có hiệu lực từ tháng 10-2006. Ấn Độ đã có chính sách ưu đãi tiêu thụ sản phẩm, chính sách mặt hàng dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ, với mục đích bảo đảm sự phát triển, mở rộng khả năng tạo việc làm. Gần 360 mặt hàng được Chính phủ mua với giá cao hơn 15% so với giá chào hàng thấp nhất mà doanh nghiệp đưa ra. Các hợp đồng giữa doanh nghiệp lớn và nhỏ cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc thúc đẩy sự phát triển của cả hai loại hình doanh nghiệp trên. Cho đến nay, một mạng lưới rộng khắp các cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ đã được thành lập. Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục hỗ trợ các SME thông qua việc thành lập những cơ sở công nghiệp, cung cấp dịch vụ, thành lập Quỹ đảm bảo tín dụng, đào tạo doanh nhân, hỗ trợ tín dụng để nâng cấp công nghệ, nâng cấp chất lượng các SME thông qua thực hiện các chứng chỉ ISO 9000 và ISO 14001, thành lập các trung tâm đánh giá SME…Một trong những khó khăn cơ bản của các SME là thiếu vốn. Tuy nhiên, từ tháng 8-2005, nỗi lo này phần nào đã được giải quyết. Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra “chính sách cả gói” đối với các SME, với trọng tâm là tăng cường tín dụng và cơ cấu lại các khoản nợ. Thủ tướng Ấn Độ cam kết sẽ tạo nhiều cơ hội cho SME, có những đảm bảo về xã hội cho công nhân trong các SME, sẽ tăng gấp đôi lượng tín dụng cho các SME, từ 16 tỉ USD trong năm 2005 lên 32 tỉ USD trong năm 2009 -2010. Vai trò của xí nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Ấn Độ Ngay từ năm 1950, Ấn Độ xác định những tiêu chí cụ thể cho các doanh nghiệp nhỏ. Và năm 1954, Tổ chức phát triển công nghiệp nhỏ được thành lập. Tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ được Ấn Độ xác định từ năm 1950 đến nay đã được điều chỉnh 9 lần. Theo thống kê: năm 1971-1972, Ấn Độ có 400.000 SME, chiếm 95% số lượng cơ sở công nghiệp, sản xuất hơn 7.500 mặt hàng, tạo ra 40% khối lượng giá trị gia tăng trong nền kinh tế, đóng góp 7% GDP. Năm 2006-2007 con số này lên tới 12,5 triệu nâng mức tăng trưởng của SME 13%, trong khi toàn ngành công nghiệp mức tăng trưởng chỉ đạt 11,5%. Với những gì đang có, SME đang thực sự là động lực cho sự phát triển của Ấn Độ. Hiện nay, trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ, các xí nghiệp vừa và nhỏ đang được chính phủ Ấn Độ ghi nhận trong việc đóng góp vào GDP, vào tỷ lệ xuất khẩu và triển vọng về tạo việc làm. Số liệu điều tra từ 1.800 công ty của 9 nước tại khu vực châu Á cho thấy: Các SME của Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất: trên 8%/năm trong cả thập kỷ vừa qua, so với sự tăng trưởng chung là 5% của toàn ngành công nghiệp. Sản lượng của các SME chiếm tới 50% tổng sản lượng công nghiệp Ấn Độ. Tỷ phần xuất khẩu của các SME đều tăng trong hầu hết các ngành. Giá trị xuất khẩu của SME đạt 50 tỉ USD trong năm 2006-2007, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Ấn Độ. Đóng góp chủ yếu của SME vào xuất khẩu là các ngành may mặc (27%), cơ khí (14,5%), hoá chất, dược phẩm, điện tử, máy tính và chế biến thực phẩm (11%/ngành). Hơn 10 năm qua, SME là khu vực thứ hai sử dụng nhiều lao động sau nông nghiệp. Lao động trong các xí nghiệp này đã tăng lên một cách nhanh chóng, từ 1,3 triệu người trong năm 1987-1988 lên 31,2 triệu người trong năm 2006-2007. Trong những năm qua, cải cách đã làm cho kinh tế tăng trưởng tích cực, SME cũng đang mở rộng hoạt động, tạo thêm nhiều việc làm. Như vậy, kể từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế đến nay, Ấn Độ đã chứng kiến sự thay đổi kỳ diệu của các SME. Đó là sự phát triển nhanh chóng của nó cùng với việc tìm tòi, khám phá những sản phẩm mới, mở ra khả năng kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Các SME đã áp dụng những kỹ năng, công nghệ mới, chứng tỏ sự bền vững và hiệu quả của nó trong cạnh tranh quốc tế. Những ưu thế của SME: - Do quy mô nhỏ nên lượng vốn cho các SME không nhiều, vì vậy việc xây dựng các SME dễ dàng và chi phí trong qua trình hoạt động cũng không lớn... nên hiệu quả trong kinh doanh cao hơn. - Khả năng cạnh tranh cao, mặc dù chất lượng hàng hoá của SME không cao, nhưng giá rẻ hơn nhiều, đã tạo nên lợi thế cho SME. - Nguồn lao động dồi dào, do cách thức tuyển dụng lao động đơn giản, thuận lợi, dễ thu hút được nguồn nhân lực có khả năng nên các SME tiếp cận với nền kinh tế tri thức cũng nhanh hơn. - Các SME dễ dàng trong chuyển đổi cơ chế họat động, linh hoạt trong thực tế vốn đầy phức tạp của kinh tế thị trường. Tại nông thôn, công nghiệp nhỏ - một hình thức của doanh nghiệp nhỏ - được chú trọng phát triển để hỗ trợ, phối hợp, nhằm thúc đẩy nhanh hơn và nâng cao hiệu quả của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Chương trình quốc gia về công nghiệp hoá nông thôn, với kế hoạch công nghiệp hoá mỗi năm 100 nhóm làng xã đã được thông qua, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của SME. Điều tra từ 136 xí nghiệp được lựa chọn của Ấn Độ cho thấy: các xí nghiệp vừa và nhỏ vừa có sự đổi mới nhanh hơn các xí nghiệp lớn, vừa có khả năng phục hồi nhanh chóng sau những biến động, chẳng hạn sau những cuộc khủng hoảng. Triển vọng phát triển của SME trong một tương lai gần Ấn Độ có lực lượng lao động đông vào bậc nhất thế giới, với kỹ năng khá tốt, cùng với trình độ tiếng Anh khá cao. Hằng năm, hệ thống giáo dục cung cấp cho thị trường lao động rất nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên. Trong thời đại khoa học công nghệ, Ấn Độ là một trong những thị trường công nghệ thông tin phát triển nhất, điều này giúp cho việc ứng dụng vào sản xuất kinh doanh thuận tiện hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho SME có thể phát triển nhanh chóng và bền vững. Thực tế đang diễn ra tại Ấn Độ cho thấy nhận định trên là đúng đắn: Các SME đang chuyển đổi theo hướng tập trung vào công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ này vào các lĩnh vực khác nhau, vào các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, xuất khẩu trực tiếp, tránh qua các khâu trung gian để tăng lợi nhuận. Với sự hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, các SME của Ấn Độ đang tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và nhấn mạnh đến hiệu quả cũng như quy mô hoạt động. Không chỉ giới hạn trong nước, Ấn Độ còn ký hiệp định với nhiều nước về hợp tác giữa các SME, nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, thu hút vốn, công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của SME. Ấn Độ cũng đã cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các SME tới 24%. Bang Tamil Nadu của Ấn Độ đang thành lập một đặc khu kinh tế có diện tích 250 ha, để đến 2010, sẽ thu hút khoảng 4 tỉ USD đầu tư từ các SME của Đài loan. Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) cũng đã có nhiều giúp đỡ đối với các SME của Ấn Độ thông qua việc cung cấp tư vấn và đào tạo. SME có vai trò quan trọng không chỉ với Ấn Độ. Các ngân hàng nước ngoài cũng đang nhận ra lợi ích của họ từ các SME và đang tập trung vào đây. Một số ngân hàng đang tìm cách tiếp cận SME thông qua các kênh tài chính, số khác lại đang cố gắng cùng với các nhà công nghiệp tham gia vào chiến lược ổn định các SME, qua đó tìm cách thâm nhập vào chúng nhằm tìm ra lĩnh vực kinh doanh mới với hiệu quả cao hơn so với việc đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống. Cùng với công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ đang diễn ra rất mạnh mẽ và có hiệu quả, các SME đang thay đổi theo nhiều cách khác nhau, nhưng kết quả chung là sẽ ngày càng chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn, có sức mạnh hơn và sẵn sàng đối phó với cạnh tranh trên thế giới. 1.4.5.Kinh nghiệm của khối các nước ASEAN *Kinh nghiệm của Thái Lan và Philippin Thái Lan Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Thái Lan nhấn mạnh đén 2 yếu tố then chốt là nguồn nhân lực và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Chính phủ Thái Lan khẳng định đặt ưu tiên phát triển SME và hỗ trợ các doanh nghiệp này về công nghệ thông tin, tài chính và quản lý, đồng thời giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của SME trong thương mại quốc tế, thâm nhập thị trường mới. Một số chuyên gia Mỹ và Nhật Bản được mời đến Thái Lan làm cố vấn. Thái Lan đã tham khảo các mô hình thành công của SME ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan. Các doanh nghiệp SME hiện chiếm 90% tổng số nhà hoạt động kinh doanh trong nước của Thái Lan. Các doanh nghiệp này cần phải cải tiến hoạt động, bớt dựa vào nhà nước đồng thời hợp tác chặt chẽ với ngành giáo dục nhằm đào tạo người lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường. Philipin Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của Philipin. SME chiếm 99,6% số lượng doanh nghiệp đăng ký tại Philipin, đóng góp tới 69,9% lực lượng lao động và 32% tổng sản phẩm quốc nội. Chính phủ Philipin đã thực hiện một chiến lược kết hợp và đồng bộ đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững của SME ở nước này. Chiến lược này bao gồm tất cả các nhân tố chủ chốt: công nghệ, phát triển sản phẩm, tài chính, đào tạo, marketing… Sau đây là một số nét chính trong Chiến lược phát triển SME của Philipin. Nội dung: Hướng tiếp cận tích hợp Các thành viên của Hội đồng Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMED) có nhiệm vụ họp ít nhất một tháng một lần để thảo luận về các vấn đề, đánh giá các hoạt động, và lên kế hoạch ngắn hạn và dài hạn đối với việc phát triển các SME. Là cơ quan chủ quản của SMED, Bộ Công nghiệp và Thương mại (DTI) đã tái khẳng định cam kết phát triển SME qua việc thành lập Nhóm Phát triển SME gồm các cơ quan do DTI lãnh đạo được ủy quyền hỗ trợ SME. Nhóm Phát triển SME có nhiệm vụ thực hiện, phối hợp và kiểm soát những hoạt động nhằm phát triển SME, bao gồm: Tài chính, phát triển nguồn tài nguyên, đào tạo nhân lực, Marketing, phát triển sản phẩm và phát minh công nghệ và tích cực hỗ trợ cho một môi trường thuận lợi. Tài chính Chương trình SULONG, một chương trình cho các doanh nghiệp vay vốn quy mô quốc gia, là sự kết hợp giữa các cơ quan tài chính của Chính phủ (GFI). Trong chương trình này, GFI đã áp dụng những thủ tục và hướng dẫn được đơn giản và tiêu chuẩn hóa cho các SME vay vốn. Tham gia vào Chương trình này có những ngân hàng lớn của Philipin như Ngân hàng Phát triển Phillipin (DBP), Tổ hợp Doanh nghiệp nhỏ (SB Corp), Ngân hàng tín dụng Xuất nhập khẩu Philipin… Chương trình đã đưa ra các mức lãi suất thấp, hấp dẫn với những khoản vay ngắn, trung và dài hạn. Khoảng hơn 640 triệu USD vốn vay đã được giải ngân cho khoảng 368.000 SME trên toàn quốc kể từ khi chương trình này được tiến hành vào tháng 2/2003. Chương trình một thị trấn, một sản phẩm và một triệu pesos Chương trình này nhằm tăng cường và kích thích nhu cầu nội địa thông qua việc phát triển các SME ở cấp cơ sở nông thôn. Theo chương trình này, Chính phủ cho mỗi SME ở tất cả địa phương vay 1 triệu PHP (18.200 USD), thông qua những nguồn tài trợ rõ ràng. DTI phối hợp với chính quyền địa phương xác định các nhóm dịch vụ hoặc sản phẩm được nhận tài trợ. Một SME sản xuất một sản phẩm hoặc kinh doanh một dịch vụ có quyền nộp đơn để xin vay vốn từ nguồn tài trợ. SME này phải tuân thủ theo những yêu cầu cho vay là trả lãi suất tối đa là 10% một năm. Marketing Tổ chức hội chợ thương mại Các cơ quan trực thuộc DTI có nhiệm vụ thiết kế các chương trình marketing để làm tăng mức độ thâm nhập của các sản phẩm của SME vào thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài; và cải thiện việc phân phối các sản phẩm của các SME giữa khu vực thương mại và sản xuất cũng như trong nội bộ các khu vực. Cùng với mục tiêu mở rộng các thị trường cho các SME, DTI tăng cường tổ chức các hội chợ thương mại địa phương và quốc tế. Về các hội chợ thương mại địa phương, DTI tổ chức Hội chợ Thương mại Toàn quốc hàng năm (NTF). Đây là cơ hội để các SME giới thiệu những sản phẩm tốt nhất của họ và là dịp để họ tiếp cận các đối tác thương mại. NTF đầu tiên được tổ chức vào năm 1992 với 156 doanh nghiệp tham gia. Năm 2004, khoảng 198 doanh nghiệp đã tham dự vào hội chợ được tổ chức thường niên này. Ngoài ra, DTI còn tổ chức các triển lãm, hội chợ quốc tế như Manila F.A.M.E International; International Food Exhibition (IFEX) Philippines; và E-Services Philippines, một triển lãm nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ thông tin. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Các chương trình phát triển kinh doanh và đào tạo của Chương trình nghị sự SME Quốc gia nhằm tạo ra những nhà doanh nghiệp tiềm năng có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành những nhà doanh nghiệp mang tính cạnh tranh tầm cỡ địa phương và quốc tế. Chương trình này cũng nhằm tạo ra một sân chơi cho những nhà tư vấn, đào tạo và cố vấn cho các SME, những người có thể hỗ trợ một cách đắc lực cho các doanh nghiệp trên toàn quốc. Những cố vấn kinh doanh được bổ nhiệm làm việc ở các Trung tâm SME - các địa điểm trọng tâm đối với các SME để giúp họ tìm kiếm sự trợ giúp thông tin về các chương trình và dịch vụ của khu vực tư nhân hay của Chính phủ, tại các cơ quan của tỉnh hoặc địa phương. Ngoài ra, họ còn được đào tạo để hỗ trợ các nhà kinh doanh về tài chính, marketing, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và các nhu cầu khác. Có 25 Trung tâm SME lựa chọn khắp toàn quốc được nhận hỗ trợ và tài trợ ưu đãi trong Chương trình Nghị sự Phát triển SME Quốc gia. Trong số đó, rất nhiều trung tâm đang hoạt động thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa DTI, LGU, các phòng thương mại địa phương, các hội đồng SMED tỉnh. Phát triển sản phẩm và Phát minh công nghệ Có hai đối tượng phát triển sản phẩm chính trong kế hoạch. Đối tượng thứ nhất là nhằm tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh thông qua sản phẩm, phát triển và thiết kế các gói sản phẩm, cũng như thông qua việc phát minh công nghệ. Đối tượng thứ hai là nhằm mang lại sự nhận thức và hiểu biết về phát triển sản phẩm, quy trình sản xuất ra nó và các cách thức mà một công ty có thể sử dụng sản phẩm này để làm lợi thế. Các cơ quan sau có nhiệm vụ cung cấp rất nhiều các dịch vụ phát triển sản phẩm và hỗ trợ phát minh công nghệ cho các SME: Trung tâm Thiết kế và Phát triển Sản phẩm của Philipin, Viện Phát triển Công nghệ Công nghiệp, Viện Xúc tiến và Ứng dụng Công nghệ, Trung tâm Phát triển và Nghiên cứu Công nghiệp Kim khí, Viện Phát triển và Nghiên cứu các Sản phẩm Lâm nghiệp, Viện Nghiên cứu Dệt Philipin, Trung tâm Thiết kế và Nghiên cứu Đóng gói, Cơ quan Thực phẩm và Dược liệu, Cơ quan Tiêu chuẩn Sản phẩm, Trung tâm Phát triển Lương thực. Tích cực hỗ trợ môi trường kinh doanh thuận lợi Chính phủ Philipin đã nới rộng hỗ trợ cho các SME bằng cách tạo ra một môi trường thuận lợi cho họ để họ có thể phát huy hết khả năng của mình trong công cuộc phát t._.bị để xác lập quyền sở hữu của mình đối với các tài sản thiết bị đó rồi đem cho thuê để người đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định. Bên cho thuê là các công ty cho thuê tài chính được thành lập và được cấp giấy phép hoạt động về cho thuê tài chính. Thời gian hoạt động tối đa của công ty cho thuê tài chính là 70 năm. - Bên thuê là các tổ chức và cá nhân gồm các loại hình doanh nghiệp, các công ty, xí nghiệp tổ chức kinh tế và cá nhân hộ gia đình có nhu cầu sử dụng tài sản, thiết bị cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên thuê là người có nhu cầu tài trợ dưới hình thức cho thuê tài chính. Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào tồn tại và hoạt động theo luật pháp, có đủ điều kiện có nhu cầu sẽ được công ty cho thuê tài chính tài trợ bằng cho thuê tài chính. - Nhà cung cấp là các công ty, các hãng sản xuất hoặc kinh doanh những tài sản thiết bị mà bên thuê cần có để sử dụng (gồm các máy móc thiết bị công nghiệp, các thiết bị trong ngành xây dựng, thiết bị giao thông vận tải, thiết bị văn phòng, thiết bị cơ khí tự động, thiết bị kiểm nghiệm đo lường, các loại động sản khác,…). Nhà cung cấp thực hiện việc chuyển giao, lắp đặt tài sản thiết bị, hướng dẫn kỹ thuật vận hành, bảo trì, bảo dưỡng tài sản thiết bị,… Hoạt động CTTC được thực hiện theo quy trình sau: Sơ đồ 2. Quy trình của hoạt động cho thuê tài chính Bên đi thuê (tổ chức kinh tế) (1) (4a) (2) (6) (5) (4b) (3) Nhà cung cấp (nơi sản xuất, phân phối) Bên cho thuê (Công ty cho thuê tài chính) 1. Bên thuê được chủ động lựa chọn máy móc thiết bị, thỏa thuận với nhà cung cấp bằng hợp đồng hoặc bản ghi nhớ 2. Ký hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê 3. Bên cho thuê và nhà cung cấp ký hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là tài sản thuê theo thỏa thuận giữa bên thuê và nhà cung cấp. 4. a- Nhà cung cấp giao tài sản thuê, lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu tài sản giao nhận. b- Nhà cung cấp gửi các chứng từ hóa đơn kèm theo thư yêu cầu thanh toán gửi cho công ty CTTC để yêu cầu thanh toán. 5. Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản thuê cho nhà cung cấp. 6. Bên thuê thanh toán tiền thuê theo hợp đồng cho thuê tài chính. - Cho thuê tài chính là loại hình tín dụng tài trợ gần 100% nhu cầu vốn cho bên đi thuê, so với cho vay trung dài hạn người đi vay phải có vốn tự có tham gia vào dự án, thì cho thuê tài chính rõ ràng là có lợi hơn, ưu thế hơn. Cho thuê tài chính được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng thuê mua và được đánh giá là một hình thức mới để đầu tư vốn vào tài sản sản xuất. Với những ưu thế nổi bật như hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí, thủ tục tương đối đơn giản, không phải thế chấp,…CTTC ngày nay đang là một loại hình kinh doanh dịch vụ được ưa chuộng trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển. Mặc dù ra đời chưa lâu nhưng hoạt động CTTC đã có những bước phát triển đáng kể. CTTC thực sự là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng được đánh giá là khá hữu hiệu tạo điều kiện cung ứng vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các DNNVV. Quy mô hoạt động kinh doanh CTTC phát triển khá mạnh và tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Các doanh nghiệp đi thuê được hưởng lợi từ các thành tựu khoa học tiên tiến, được hưởng các dịch vụ tư vấn miễn phí và những thông tin cần thiết khác từ những nhà cung cấp dịch vụ. *Vai trò tài trợ vốn cho DNNVV của thuê mua tài chính - Cho thuê tài chính góp phần thu hút vốn đầu tư để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Cho thuê tài chính góp phần thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao năng suất lao động. - Cho thuê tài chính là loại hình tài trợ linh hoạt, đặc biệt thích hợp với loại hình DNNVV, giúp các doanh nghiệp này phát triển đi lên. Trong khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản khi vay vốn ở các ngân hàng thì việc có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Loại hình này rất thích hợp cho DNNVV. Đặc trưng của phương thức này là đơn vị cho thuê là chủ sở hữu tài sản sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê, tức là người sử dụng tài sản được quyền sử dụng và hưởng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với trị giá tài sản thuê. Việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo cho doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản làm đảm bảo nếu vay ở ngân hàng. Ngoài ra, công ty cho thuê tài chính có thể mua tài sản của doanh nghiệp và cho thuê lại tài sản đó nếu doanh nghiệp thiếu vốn lưu động do tập trung vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Như vậy, doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. Hoạt động cho thuê tài chính là một loại hình tín dụng có nhiều ưu điểm, đặc biệt phát huy hiệu quả trong hỗ trợ DNNVV đầu tư chiều sâu, máy móc, thiết bị,…để mở rộng sản xuất. Khi thực hiện thuê tài chính, doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn loại máy móc thiết bị, nhà sản xuất, nhà cung ứng, đặc tính kỹ thuật, cách thức và thời gian giao nhận, lắp đặt và bảo hành, giá cả,… * Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện thuê mua tài chính - Có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. - Không phải thế chấp tài sản hoặc ký quỹ đảm bảo. - Lãi suất thuê hợp lý do hai bên thỏa thuận, thủ tục đơn giản, thuận tiện. Phương thức thanh toán tiền thuê đơn giản. - Doanh nghiệp toàn quyền trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, giá cả, mẫu mã, chủng loại, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. - Hết thời hạn thuê, doanh nghiệp được mua lại tài sản với giá thấp hơn giá trị thực và được quyền sở hữu tài sản đó hoặc được ưu tiên thuê tiếp tài sản. - Nếu đã mua tài sản nhưng thiếu vốn lưu động thì doanh nghiệp có thể bán lại tài sản đó cho công ty CTTC và công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng mà vẫn có vốn để kinh doanh. 3.2.2. Nâng cao hoạt động của các Quỹ đầu tư, Quỹ bảo lãnh tín dụng *Quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác. Dưới sự điều hành của công ty quản lý quỹ, thông qua quỹ đầu tư, tiền đầu tư của các cá nhân và tổ chức được luân chuyển theo sơ đồ sau : Sơ đồ 3. Quy trình hoạt động của quỹ đầu tư Nguồn: Website VietFund Management, www.vinafund.com Quỹ đầu tư là một doanh nghiệp đặc biệt, nó không dùng vốn của mình để mua máy móc thiết bị, các yếu tố sản xuất khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mà nó dùng vốn để đầu tư dài hạn, thông qua góp vốn liên doanh, mua cổ phần hoặc các loại chứng khoán khác với mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của Quỹ đầu tư là kinh doanh đầu tư vốn bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. + Đầu tư trực tiếp là việc các Quỹ đầu tư dùng vốn của mình để thâm nhập trực tiếp vào các công ty, vào các dự án bằng cách góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu phát hành lần đầu với tư cách là cổ đông sáng lập như các sáng lập viên khác. + Đầu tư gián tiếp là việc các Quỹ đầu tư dùng vốn của mình tham gia vào thị trường chứng khoán (TTCK) , với tư cách là một nhà kinh doanh chứng khoán (CK), hoặc mua đi bán lại các CK nhằm hưởng chênh lệch giá hay nhận cổ tức các công ty phát hành CK. Quỹ đầu tư không phải là thành viên của TTCK tập trung, do đó việc mua bán CK của Quỹ đầu tư ở TTCK phải thông qua các công ty CK. Các Quỹ đầu tư còn dùng tiền vốn của mình cho các chủ doanh nghiệp vay để đầu tư vào các dự án theo những thỏa thuận nhất định. Ngoài nguồn vốn đầu tư, các quỹ này cũng mang đến cho doanh nghiệp phương thức quản lý, sản xuất – kinh doanh tiêu chuẩn quốc tế sao cho lợi nhuận đạt mức cao nhất. Đổi lại, các quỹ cũng được hưởng lợi theo tỉ lệ thỏa thuận từ lợi nhuận đó của doanh nghiệp. - Quỹ đầu tư mạo hiểm : Khái niệm “Quỹ đầu tư mạo hiểm” bắt nguồn từ Mỹ. Đây là phương thức đầu tư mà theo đó nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là doanh nghiệp khoa học và công nghệ). Khác với đầu tư tài chính thông thường, đối tượng được đầu tư mạo hiểm phần lớn là doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới có quy mô vừa và nhỏ trong giai đoạn khởi nghiệp. Vì đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ mới nên mức độ rủi ro rất cao nhưng thành công thì lợi nhuận rất lớn. Một trong những đặc điểm của đầu tư mạo hiểm là nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm không trực tiếp cung cấp vốn cho doanh nghiệp mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp để thực hiện đầu tư và quản lý vốn đầu tư. + Đối tượng tiếp cận vốn mạo hiểm hầu hết đều là các công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, thị phần nhỏ, thương hiệu chưa có. Các doanh nghiệp mới thành lập hoặc các doanh nghiệp có qui mô nhỏ rất khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, bởi vì mức rủi ro không thu hồi vốn rất cao. + Các chương trình đầu tư vốn mạo hiểm là các kênh tài trợ khác cho doanh nghiệp trong trường hợp không thể tiếp xúc với nợ vay ngân hàng. Vốn mạo hiểm cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần tập trung vốn, tạo vốn, phát triển công nghệ, phát triển kinh tế, giúp tạo công ăn việc làm. + Quỹ đầu tư mạo hiểm cung cấp nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và thị trường đang hoạt động nhưng thiếu vốn, nó đóng vai trò là chất xúc tác nhằm tăng cường khả năng của doanh nghiệp. Ngoài vốn, quá trình của vốn mạo hiểm còn mang lại khả năng chuyên môn về quản lý, cụ thể hóa kế hoạch kinh doanh và thông tin. Các quỹ đầu tư mạo hiểm tham gia lập kế hoạch chiến lược, phân tích thị trường, đánh giá rủi ro, lợi nhuận và tăng cường bổ sung vào công tác quản lý. Quy trình tham gia vốn mạo hiểm cũng đảm bảo rằng doanh nhân có suy nghĩ đúng đắn và kế hoạch của họ được xây dựng cụ thể, được chuẩn bị đầy đủ, rõ ràng. + Quỹ đầu tư mạo hiểm giữ vai trò của người cung cấp thông tin vì họ có khả năng tập hợp thông tin với chi phí thấp hơn các nhà đầu tư. + Ngoài ra, một yếu tố cũng rất quan trọng đó là vốn mạo hiểm còn cung cấp cho doanh nghiệp uy tín, những thứ được xem là một loại tài sản vô hình và rất có giá trị khi giao dịch với khách hàng. - Vai trò tài trợ vốn của quỹ đầu tư đối với DNNVV: - Quỹ đầu tư là những nhà đầu tư lớn trên thị trường vốn, đóng góp tích cực vào sự phát nền kinh tế bằng cách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước và cung cấp vốn hoạt động cho các doanh nghiệp thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. - Quỹ đầu tư vừa cung cấp vốn vừa vừa góp phần tư vấn về tài chính, quản trị và tái cấu trúc doanh nghiệp - Đối với các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, những ý tưởng mới về thị trường, cơ hội và thời cơ trong sản xuất kinh doanh sẽ được quỹ đóng vai trò là nhà tài trợ tích cực để đưa những ý tưởng đó thành hiện thực. - Đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự kinh doanh nguồn tài trợ vốn từ các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng vì DNNVV mới khởi sự chưa có đủ tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, và nếu có vay được thì gánh nặng lãi vay khiến cho DNNVV sẽ phải gánh chịu rủi ro tài chính rất cao. *Quỹ bảo lãnh tín dụng Một trong những chính sách quan trọng để trợ giúp DNNVV phát triển là việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. DNNVV khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng bởi mức độ tín nhiệm về tài chính chưa cao khiến các ngân hàng ngần ngại khi quyết định cho vay. Với sự bảo lãnh của quỹ bảo lãnh tín dụng, doanh nghiệp sẽ có cơ hội vay vốn đầu tư sản xuất, thay đổi công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Do ngân sách địa phương eo hẹp, các tổ chức tín dụng chưa tích cực tham gia góp vốn để thành lập quỹ và không mặn mà với cơ chế bảo lãnh tín dụng, điều này khiến các địa phương khó khăn trong việc hình thành vốn hoạt động của quỹ và việc cấp bảo lãnh của quỹ. Quỹ bảo lãnh tín dụng có vốn điều lệ tối thiểu là 30 tỷ đồng theo quy định của nhà nước. Ngoài nguyên nhân trên, một nguyên nhân nữa là do quy chế thành lập quỹ còn nhiều bất cập, chưa xác định rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của các tổ chức góp vốn thành lập quỹ, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV là một tổ chức tài chính hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn và bù đắp được chi phí, do vậy không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào quỹ vì doanh nghiệp chỉ đầu tư để thu lợi nhuận. Các quỹ bảo lãnh tín dụng được coi như là “ bà đỡ “ của các DNN&V, do đó thành phố cần phải nâng cao hơn nữa hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng thông qua việc thực hiện các dự án phát triển quỹ bảo lãnh tín dụng DNN&V trên địa bàn thành phố. Cung cấp, mở rộng thêm nguồn vốn cho quỹ bảo lãnh tín dụng. Tăng cường mở rộng quy mô của các quỹ bảo lãnh tín dụng trên địa bàn TP. Hơn nữa, cũng có thể thành lập các quỹ tín dụng nhỏ hơn dành cho các DN nhỏ, hỗ trợ linh hoạt hơn trên địa bàn thành phố.Tăng mọi hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chức năng và lợi ích của các quỹ bảo lãnh tín dụng tới các DN. Hướng dẫn và chỉ đạo chi tiết về thủ tục vay vốn. Đổi mới thủ tục hành chính vay vốn nhanh gọn giúp các DN tiết kiệm thời gian và tranh thủ được cơ hội đầu tư. * Các nguồn tài trợ khác Ngoài các nguồn tài trợ nêu trên thì thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Các đơn vị có thể tiến hành huy động vốn thông qua các thị trường sau: - Thị trường sàn giao dịch là thị trường được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cố định. Chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại Sở dịch (điều kiện để niêm yết tại Sở giao dịch là những công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng trở lên), việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện (môi giới) người mua và đại diện người bán. - Thị trường phi tập trung (thị trường OTC) là thị trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào bán cạnh tranh và thương lượng giữa các công ty chứng khoán với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động, đó là phương tiện thông tin. Việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối. Trước đây, thị trường chứng khoán còn manh mún chưa phát huy được vai trò là kênh trung gian huy động vốn từ nguồn tiền nhàn rỗi để phục vụ cho các hoạt động đầu tư thì nay vai trò này đã được phát huy một cách mạnh mẽ. Hiện nay, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động thu hút nguồn vốn sôi động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế, các DNNVV, các cá nhân,… Các DNNVV có thể tận dụng kênh này để huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, các chứng chỉ,… 3.2.3 Hoàn thiện cơ chế, quy trình và thủ tục hành chính Xây dựng tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh, thống nhất về nghiệp vụ, kinh phí hoạt động, tổ chức biên chế, nhân sự.Áp dụng thống nhất một mã số đăng ký kinh doanh, thống kê, thuế. Khẩn trương xây dựng cơ chế và nội dung phối hợp giữa các ngành (Đăng ký kinh doanh, thuế, thống kê, quản lý thị trường) với UBND các cấp để thực hiện ngay và nghiêm túc công tác hậu kiểm, nhằm đánh giá, điều chỉnh và bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. 3.2.4. Tăng cường hỗ trợ liên kết giữa các DNN&V với các DN lớn Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên điều cản trở lớn đối với họ là không thể tìm được những nhà sản xuất phụ trợ hoặc thầu . Mặt khác, các DNN&V trong nước lại không có điều kiện cũng như quan hệ để tìm và liên kết với những DN muôn tìm phụ trợ.Từ thực tế đó, cần thành lập một cơ quan hay tổ chức của doanh nghiệp để liên kết các DNN&V với các DN lớn nước ngoài hoặc các DN lớn trong nước. Các cơ quan hay tổ chức này có những chức năng như “mối hàn” gắn các DN với nhau, trao đổi thông tin và các phương pháp làm việc hiệu quả. 3.2.5. Một số giải pháp tăng cường hỗ trợ DNN&V khác * Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dân doanh tăng qui mô về vốn và lao động nhằm tạo được một số doanh nghiệp dân doanh có qui mô lớn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. *  Hỗ trợ doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ là rất lớn, điều đó cho thấy hiệu quả của các chính sách và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp chưa mang lại kết quả tương xứng. Giải pháp cho vấn đề này như sau: -  Khẩn trương tổng kết, đánh giá nội dung, biện pháp và tổ chức thực hiện các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để xác định những điểm tồn tại, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. -  Xây dựng chiến lược đào tạo về kỹ thuật - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, bao gồm các nội dung như, Quản lý kỹ thuật; Đào tạo về phát triển thiết kế ; Đào tạo tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới; Đào tạo về công nghệ đại trà thông thường (kỹ sư có kinh nghiệm trực tiếp đến các doanh nghiệp). Phương pháp đào tạo cần tập trung nhiều vào khâu thực hành và xử lý tình huống. Lực lượng giảng viên nên tuyển chọn từ các nhà doanh nhân thành đạt và các cơ quan quản lý nhà nước. -  Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp phổ biến thông tin, bao gồm tư vấn hỗ trợ công nghệ và chuyển giao công nghệ; tư vấn trang thiết bị và lắp đặt thiết bị; cung cấp và phổ biến thông tin; kiểm tra, đo lường, kiểm định; nghiên cứu và phát triển. Tư vấn hỗ trợ và chuyển giao công nghệ: Các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) cần phối hợp với các tổ chức và cá nhân liên quan có đủ năng lực để tiến hành các dịch vụ tư vấn về công nghệ, tổ chức thành nhóm chuyên gia để tư vấn cho các DNNVV, dựa trên các vấn đề phát sinh từ quá trình thiết kế đến sản xuất mà các DN gặp phải, phân tích các quá trình và đưa ra những phương pháp công nghệ sản xuất tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Tư vấn cho các DNNVV về phương án đầu tư chiều sâu, phát triển sản phẩm mới hoặc áp dụng những công nghệ mới từ những trung tâm hoặc cơ quan nghiên cứu, các trường đại học. Tư vấn cho DNNVV nâng cao tính năng kỹ thuật sản phẩm để nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tiếp nhận những công nghệ mới từ các cơ quan nghiên cứu và các trường đai học để phổ biến và chuyển giao công nghệ cho các DNNVV. Tìm hiểu các nhu cầu từ phía các DNNVV, tư vấn giúp họ hiểu được lợi ích của việc áp dụng công nghệ mới và khi cần hỗ trợ chuyển giao cho các DNNVV. Tư vấn trang thiết bị và lắp đặt thiết bị: Các trung tâm HTKT sẽ tổ chức các nhóm chuyên gia (bao gồm các chuyên gia của Trung tâm và của các đơn vị phối thuộc) sẵn sàng tư vấn cho các DNNVV sử dụng hết tính năng kỹ thuật của các thiết bị sẵn có. Hiện hầu hết các trang thiết bị của các DNNVV còn lạc hậu do vốn đầu tư ít. Trong điều kiện có thể các chuyên gia tư vấn sẽ tư vấn cho họ cách lắp đặt thiết bị mới khi họ yêu cầu, tư vấn cách sử lý, bảo quản các trang thiết bị một cách hiệu quả. Với các trang thiết bị và cơ sở vật chất sẽ được đầu tư cho các Trung tâm HTKT và sự giúp đỡ về mặt tài chính và chuyên gia của nước ngoài sẽ trở thành những công cụ sử dụng chung, các doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng các phương tiện này theo hợp đồng về thời gian cho những mục đích nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm mới. Các Trung tâm sẽ trang bị những thiết bị mới nhất, những thiết bị đặc biệt để các DNNVV sử dụng để chế tạo các sản phẩm hay để chạy thử trước khi lắp đặt. Đồng thời các Trung tâm HTKT cũng được trang bị các máy vi tính, để tư vấn hay hướng dẫn cho doanh nghiệp về kỹ năng thiết kế bằng các phần mềm thiết kế trên máy tính CAD,CNC và chế tạo máy sử dụng máy tính … Cung cấp và phổ biến thông tin: Hiện nay các nghiên cứu viên và các nhà khoa học thuộc các công ty nhà nước của Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ đang thu thập thông tin về công nghệ sản xuất và vật liệu mới để cung cấp cho các tổ chức có quan tâm. Nhưng hiện thời các DNNVV vẫn chưa tiếp cận được với các thông tin này. Vì vậy các Trung tâm HTKT sẽ phải tiến hành thu thập các thông tin cần thiết kể cả từ nước ngoài và làm đầu mối cung cấp các cơ sở dữ liệu có thể truy cập nhanh, cải thiện môi trường về thông tin cho DNNVV để DN có thể truy cập miễn phí thông qua hệ thống truy cập nhanh trên mạng. Trước mắt các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật sẽ bắt đầu thu thập các dữ liệu có trong nước với sự cộng tác của Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và các trường Đại học kỹ thuật. Trong tương lai sẽ tăng lượng thông tin chuyên ngành được quan tâm như đưa ra các thông tin có phân tích theo mục đích. Bước đầu để các  doanh nghiệp có thể nắm vững về độ chính xác các sản phẩm của mình, các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật sẽ cung cấp các thiết bị kiểm định và không chỉ đánh giá độ chính xác của các sản phẩm mà còn tư vấn cho doanh nghiệp cách sử dụng các thiết bị này. Sau đó sẽ tạo điều kiện để các DNNVV trang bị các công cụ đo, kiểm riêng để nâng cao kỹ năng kỹ thuật của họ. Nghiên cứu và phát triển: Các Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật sẽ trang bị những phòng thí nghiệm và trang thiết bị cần thiết nhằm mục đích nghiên cứu thử nghiệm các sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm mới đó cho doanh nghiệp. * Phân loại và lập ra danh sách các doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật theo từng lĩnh vực để vạch sẵn lộ trình hỗ trợ cho từng lĩnh vực phù hợp với khả năng, điều kiện của DNNVV. Trên cơ sở đó, lựa chọn một số doanh nghiệp có tính khả thi cao để tuyên truyền, vận động và thực hiện thí điểm hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp. Thành công của những doanh nghiệp thí điểm này sẽ là công cụ tuyên truyền hữu hiệu nhất cho chính sách và biện pháp trợ giúp của TP Hà Nội. * Thành lập các vườn ươm DNN&V Thành lập cơ quan hướng dẫn , chỉ đạo riêng cho các DNN&V mới thành lập, xác định mục tiêu và hỗ trợ các DN mới thành lập về kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong thương mại và đầu tư.Tạo lập các mối quan hệ giữa các DNN&V với các DN lớn,tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế cùng hoạt động KẾT LUẬN Như vậy, DNN&V có một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Sự thành công của các DNN&V có tác động trực tiêp tới nền kinh tế. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, Chính phủ nói chung và TP Hà Nội nói riêng đã và đang cải tiến mối quan hệ với các DN theo nguyên tắc hợp tác và đối thoại, cùng nhau xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ các DNN&V phát triển. Các chính sách đề ra luôn cố gắng tạo ra một sân chơi bình đẳng cho DN theo hướng cải thiện môi trường kinh doanh cho DNN&V. Để có một hệ thống cơ chế và chính sách hợp lý, có hiệu quả cần thiết phải có sự hợp tác từ phía chính quyền TP ( nói riêng ) và phía DNN&V. DNN&V thực hiện các giải pháp TP đề ra và đánh giá tác động của các chính sách, giải pháp tới hoạt động của mình, tham gia vào việc biến các chính sách, giải pháp thành hiện thực và hoàn thiện nó. Thông qua việc phân tích những khó khăn mà các DNN&V trên địa bàn Hà Nội đang gặp phải, chuyên đề cũng góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận về DNN&V và làm nổi bật lên những khó khăn DNN&V chưa thực sự thấy rõ, tổng kết các kinh nghiệm các nước trên thê giới về hỗ trợ DNN&V. Đưa ra một số những giải pháp nhằm tăng cường hỗ trợ các DNN&V trên địa bàn thành phố đến 2015. Trong thời gian có hạn với vốn kinh nghiệm của sinh viên thực tập, tác giả cố gắng hoàn thành chuyên đề của mình.Chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót về hình thức và nội dung, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô, các chuyên gia để có thể hiểu sâu hơn và phá triển chuyên đề trong các nghiên cứu sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tăng cường năng lực cạnh tranh của DNNVV trong điều kiện hội nhập WTO (TS. Trần Kim Hào, 2007) Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DNNVV (Bùi Nguyệt Ánh, 2007) Vai trò của doanh nghiệp dân doanh NVV (Vũ Thành Tự Anh, 2006) Tháo gỡ ách tắc trong chính sách phát triển đối với DNNVV (TS. Chu Tiến Quang, TS. Lê Xuân Đình, 2007) Niên giám thống kê DNNVV 2008 Các tài liệu của Cục phát triển doanh nghiệp. Các trang web: www.hotrodoanhnghiep.gov.vn www.hapi.gov.vn www.ciem.vn MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SMEs :Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Midium Enterprises) DNN&V , DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa WTO :Tổ chức thương mại thế giới GDP : Tổng sản phẩm Quốc nội DN : Doanh nghiệp TP HN : Thành phố Hà Nội DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức và quản lý DNN&V 10 Sơ đồ 2. Quy trình của hoạt động cho thuê tài chính 86 Sơ đồ 3. Quy trình hoạt động của quỹ đầu tư 85 Bảng 1.Tiêu thức xác định DNN&V của một số nước trên thế giới 6 Bảng 2. Vai trò của DNN&V ở một số nước 12 Bảng 3. Địa phương có trên 3.000 doanh nghiệp ĐKKD giai đoạn 51 2000 – 2007 51 Bảng 4. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa 54 Bảng 5. Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp 54 Bảng 6. Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng 55 Bảng 7. Tỷ lệ cho vay/huy động, thu nhập từ hoạt động dịch vụ 64 ở một số Ngân hàng 64 Biểu đồ 1. DN phân bố theo ngành 52 Biểu đồ 2. 10 khó khăn cản trở DNN&V 53 Biểu đồ 3. Nhu cầu hỗ trợ đào tạo nhân lực QTKD 67 Phụ lục 1 Doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội phân theo quy mô lao động Doanh nghiệp Tổng số Dưới 5 người 5-9 người 10-49 người 50-199 người 200-299 người 300-499 người 500-999 người 1000-4999 người 5000 người trở lên CẢ NƯỚC 131318 16834 57980 39365 11677 1737 1525 1258 861 81 Đồng bằng sông Hồng 35967 2025 17294 11767 3383 476 417 350 240 15    Hà Nội 21739 1034 12458 6033 1479 212 205 179 131 8    Vĩnh Phúc 1009 83 321 412 134 15 21 16 7    Bắc Ninh 1273 55 332 669 167 16 21 8 5    Hà Tây 1703 119 606 667 221 38 24 18 10    Hải Dương 1766 75 695 694 220 24 25 16 17    Hải Phòng 3730 191 1587 1351 394 71 47 50 35 4    Hưng Yên 809 79 243 287 138 21 11 18 12    Thái Bình 1029 107 208 443 203 26 16 14 12    Hà Nam 642 54 173 291 96 13 8 4 3    Nam Định 1368 160 324 597 221 26 23 10 4 3    Ninh Bình 899 68 347 323 110 14 16 17 4 Đông Bắc Bộ 7895 563 2958 3193 859 116 86 67 46 7    Hà Giang 247 12 45 129 53 3 4 1    Cao Bằng 375 25 95 173 68 4 7 2 1    Bắc Kạn 329 47 153 94 29 5 1    Tuyên Quang 377 24 89 203 45 7 5 3 1    Lào Cai 647 47 138 360 81 10 6 4 1    Yên Bái 491 40 127 232 68 7 12 4 1    Thái Nguyên 917 42 343 398 97 12 11 8 5 1    Lạng Sơn 567 47 307 151 45 11 4 2    Quảng Ninh 1547 114 680 512 157 23 15 16 24 6    Bắc Giang 1112 96 506 407 72 13 5 9 4    Phú Thọ 1286 69 475 534 144 21 17 18 8 Tây Bắc Bộ 1454 113 374 715 202 22 17 9 2    Lai Châu 295 24 51 162 52 4 1 1    Điện Biên 202 18 49 105 27 1 1 1    Sơn La 369 31 62 202 57 11 1 4 1    Hòa Bình 588 40 212 246 66 6 14 3 1 Bắc Trung Bộ 8466 762 3604 3033 808 100 85 53 21    Thanh Hóa 2256 85 846 948 283 35 28 23 8    Nghệ An 2018 301 737 688 224 21 32 11 4    Hà Tĩnh 1086 99 527 357 79 12 6 5 1    Quảng Bình 1079 67 544 383 65 4 7 6 3    Quảng Trị 670 19 311 260 64 11 1 3 1    Thừa Thiên - Huế 1357 191 639 397 93 17 11 5 4 Duyên hải Nam Trung Bộ 9563 1076 4048 3116 905 160 121 83 52 2    Đà Nẵng 3271 314 1599 979 265 44 32 21 16 1    Quảng Nam 904 130 247 359 118 19 12 12 7    Quảng Ngãi 972 149 406 340 57 8 6 5 1    Bình Định 1601 160 625 483 224 42 36 16 15    Phú Yên 672 46 282 265 50 12 5 8 3 1    Khánh Hòa 2143 277 889 690 191 35 30 21 10 Tây Nguyên 4039 757 1432 1280 401 60 52 37 19 1    Kon Tum 369 39 92 167 54 5 7 4 1    Gia Lai 839 101 287 314 94 15 12 8 8    Đắk Lắk 1227 234 392 408 128 21 18 17 8 1    Đắk Nông 318 84 113 93 20 5 1 2    Lâm Đồng 1286 299 548 298 105 14 14 6 2 Đông Nam Bộ 48445 6907 22964 12027 4271 691 619 548 379 39    Ninh Thuận 410 35 183 150 32 5 3 1 1    Bình Thuận 905 171 269 336 102 8 8 9 2    Bình Phước 641 248 162 149 59 6 5 5 5 2    Tây Ninh 1037 364 300 210 101 18 16 19 9    Bình Dương 3596 277 802 1222 795 148 141 119 80 12    Đồng Nai 3537 608 1145 996 472 82 85 75 64 10    Bà Rịa - Vũng Tàu 1464 160 674 401 149 23 22 20 14 1    TP. Hồ Chí Minh 36855 5044 19429 8563 2561 401 339 300 204 14 Đồng bằng sông Cửu Long 15325 4631 5306 4231 825 97 94 72 65 4    Long An 1618 434 664 335 118 26 11 12 17 1    Tiền Giang 1733 614 431 516 126 15 18 9 4    Bến Tre 1019 439 211 304 50 9 2 2 2    Trà Vinh 599 210 190 148 39 8 2 2    Vĩnh Long 945 357 197 277 93 10 3 6 1 1    Đồng Tháp 1005 290 330 321 41 8 6 5 4    An Giang 1254 449 470 252 53 6 7 9 7 1    Kiên Giang 2155 405 922 716 85 8 10 6 3    Cần Thơ 1900 289 772 678 114 9 17 10 10 1    Hậu Giang 422 138 131 134 13 1 2 1 2    Sóc Trăng 774 235 251 238 39 1 4 2 4    Bạc Liêu 661 254 246 135 20 1 2 1 2    Cà Mau 1240 517 491 177 34 3 4 7 7 Không xác định 164 3 23 15 34 39 37 13 (nguồn: Tổng cục thống kê) CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________ GIẤY CAM ĐOAN ------ ˜˜ µ ™™ ------ Tên tôi: Nguyễn Tuấn Cường Sinh viên lớp: Kinh tế phát triển K47A _ QN Tôi xin cam đoan “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp” này do tự tôi nghiên cứu và thực hiện, không sao chép. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Nguyễn Tuấn Cường ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1882.doc
Tài liệu liên quan