LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, thế kỷ đem lại cho đất nước ta nhiều cơ hội và thử thách to lớn. Nền kinh tế nước ta thật sự đang phải đối mặt với nhiều vận hội và thử thách mới. Tuy nhiên với sự lãnh đạo tài tình và nhạy bén của Đảng và chính phủ, mức tăng trưởng kinh tế trong mấy năm gần đây của nước ta đều xếp vào loại hàng đầu trên thế giới. Việt Nam thực sự là điểm đến của các nhà đầu tư trong nước cũng như quốc tế.
Mua bán hàng hoá là một nhân tố quan trọng nhất trong nền kinh tế và nó đ
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thực tiến giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại Công ty TNHH Tấn Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc biệt quan trong trong nền kinh tế thị trường đầy biến động như ở nước ta hiện nay.
Hợp đồng mua bán hàng hoá là một đề tài đã rất quen thuộc đối với sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế cũng như một vài chuyên ngành khác của ĐH - KTQD. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đã thực sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế (gia nhập WTO), hàng loạt các đạo luật mới ra đời (trong đó có Luật Thương mại 2005) thì việc tìm hiểu và nghiên cứu các quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá là thực sự cần thiết.
Em tin rằng với sự cố gắng của bản thân cộng với sự tận tình giúp đỡ của thầy PGS.TS. Trần Văn Nam chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em thật sự hoàn thiện và có ý nghĩa cho thực tiễn.
CHƯƠNG I
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005.
I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ
1. Quá trình phát triển các quy định pháp luật về mua bán hàng hoá
1.1. Giai đoạn trước những năm 1990.
Đầu những năm năm mươi, sau khi hoà bình lặp lại, nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế nhiều thành phần để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh số 735 - TTg này 10/4/1956. Có thể nói rằng ba Điều lệ này đã phản ánh và định hướng cho các quan hệ kinh tế thị trường vào những năm đó, trong đó có quan hệ bán hàng hoá.
Đến cuối năm 1959, đặc biệt kinh tế xã hội của nước ta đã có những thay đổi căn bản. Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế theo kế hoạch, đòi hỏi mọi hoạt động kinh tế phải chịu sự điều tiết của Nhà nước. Trong điều kiện đó, Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh với nguyên tắc xây dựng hợp đồng hoàn toàn tự nguyện bị coi là không hợp lý nữa. Ngày 4/1/1960 , Thủ tướng chính phủ đã ra nghị định số 004 - TTg ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế.
Cuối thập kỷ 60, Đảng và Nhà nước chủ trương bước đầu cải tiến quản lý kinh tế. Pháp luật hợp đồng kinh tế đã có bước phát triển mới với quyết định số 113 - TTg ngày 11/9/1965 và chỉ thị số 17 - TTg ngày 20/1/1967 quy định bổ sung và sửa đổi một số vấn đề. Qua quá trình tìm hiểu bản Điều lệ tạm thời chưa được đưa vào khái niệm hợp đồng kinh tế, Nhà nước chủ trương thu hẹp các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cho nền chủ thể của hợp đồng kinh tế bị thu hẹp, nguyên tắc tương xứng quyền và nghĩa vụ trong quan hệ kinh tế bị phá vỡ bởi lẽ: Việc quản lý kinh tế hoàn toàn bằng các mệnh lệnh và sự phục tùng.
Sang đến đầu thập kỷ 70, Đảng chủ trương việc quản lý kinh tế phải thực hiện triệt để nguyên tăc kế hạch hoá, hoạch toán kinh tế, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các đơn vị kinh tế cơ sở, cái tiến kế hoạch hoá, cho các đơn vị kinh tế cơ sở đặt các quan hệ kinh tế với nhau… Do vậy ba Điều lệ tạm thời ban hành kèm theo nghị định số 004 - TTg tỏ ra không còn phụ hợp nữa với yêu cầu của cơ chế quản lý kinh tế mới; Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 về Điều lệ chế độ hợp đồng kinh tế. Điều lệ này đã tổng kết kinh nghiệm thực tế của 15 năm công tác hợp đồng kinh tế, hệ thống lại các quy định đã có, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, bổ sung nhiều quy định mới và là Điều lệ chính thức đầu tiên về hợp đồng kinh tế, Nghiên cứu bản Điều lệ, này ta thấy: Đây là văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng kinh tế dài nhất, có thể điều nhất cho đên lúc đó; các quy phạm của văn bản này thể hiện rõ tính kế hoạch, hành chính, tập trung, bao cấp của cơ chế kinh tế vào những năm đó.
Như vậy, trong suốt một thời gian dài, nền kinh tế nước ta quản lý theo dõi kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, nặng vè hiện vật. Điều kiện đó đã làm cho hợp đồng kinh tế mất đi giá trị đích thức của mình với tính cách là hình thức pháp lý chủ yếu của các quan hệ kinh tế.
1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến 1997.
Từ năm 1989, nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá, nhiều thành phần, thị trường tạo ra yếu tố cạnh tranh sản xuất phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ những đặc điểm đó đòi để phải trả lại giá trị định thức hợp đồng kinh tế để đảm bảo cho các hợp đồng kinh tế thực sự là sự thống nhất ý trí của các bên tham gia ký kết theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Trong điều kiện đó, Nhà nước đã ban hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989, Nghị định số 17 - HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế và nhiều văn bản khác để điều chỉnh các quan hệ hợp đồng theo quan điểm đổi mới.
Các quy định của pháp lệnh hợp động kinh tế cho thấy hợp đồng kinh tế đã thực sự là hình thức pháp lý của các quan hệ kinh doanh, yếu tố tài sản đã chiếm ưu thế hơn so với yếu tố tổ chức - kế hoạch, quyền tự chủ kinh doanh của đơn vị kinh tế được pháp luật khẳng định. Theo pháp lệnh này, căn cứ vào nội dung cụ thể của các quan hệ kinh tế thì có thể chia thành nhiều loại hợp đồng kinh tế.
- Hợp đồng mua bán hàng hoá
- Hợp đồng vận chuyển hàng hoá
- Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng
- Hợp đồng li xăng
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Hợp đồng liên kết kinh tế
- Các loại hợp đồng sản xuất và dịch vụ khác.
Như vậy theo cách phân loại sản xuất và dịch vụ khác… hàng hoá chính là một chủng loại của hợp đồng kinh tế. Do đó, những quy định về hợp đồng kinh tế nói chung trong pháp lệnh Hợp đồng kinh tế cũng chính là những quy định về Hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng cụ thể hơn, những quy định trong pháp lệnh Hợp đồng kinh tế chủ yếu được xây dựng trên giác độ của hợp đồng mua bán hàng hoá, còn các chủng loại hợp đồng khác đều có luật chuyển ngành điều chỉnh.
1.3. Giai đoạn từ năm 1997 đến 2005.
Đến giai đoạn này, pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/9 /1989 đã trả qua 14 năm tồn tại, nó đã phát huy được những ưu điểm và hữu ích, là công cụ để nhà nước có thể kiểm soát được và điều chỉnh sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hơn nữa những quy định về pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về mua bán hàng hoá nói riêng lại được ban hành cách đây hơn 10 năm do đó rõ ràng là sẽ có những hạn chế và bất cập, những quy định tỏ ra không còn phù hợp với hiện tại nữa. Chính vì vậy mà ngày 10/5/1997 Quốc hội đã ban hành luật Thương Mại (1997).
Trong luật này, mau bán hàng hoá là một trong 14 loại hành vi thương mại được quy định ở Điều 45. Mua bán hàng hoá chính là hành vi cơ bản của thương nhân trong hoạt động thương mại. Tại khoản 2 Điều 5 - Luật thương mại (1997) định nghĩa: Hoạt động thương mại là hành ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
1.4. Giai đoạn từ 2005 đến nay.
Trong một vai năm gần đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đã hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay đã đạt được những thành tựu nổi bật. Nhưng quá trình đó càng đi vào chiều sâu và bề rộng thì càng bộc lộ rõ những vấn đề mới cần giải quyết. Tự do, năng động , sáng tạo, nhạy bén là thuộc tính khách quan và là yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nhưng gắn liền với nó là nguy cơ tự do về Chính phủ, tuỳ tiện, gian lận kinh doanh, thương mại… Hơn nữa, trong giai đoạn này nước ta đã thực sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế (gia nhập WTO) thì càng cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải có một khung pháp lý Thương mại hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động đó đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Đước trước yêu cầu đó, ngày 14/11/2005 Quốc hội đã ban hành luật Thương mại số 36/ 2005 - QH 11 quy định về hoạt động thương mại (luật này có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006, thay thế luật thương mại - 1997) nhằm tạo thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho các thương nhân trong hoạt động thương mại.
Cũng giống như luật thương mại - 1997, luật thương mại 2005 cũng quy định khá đầy đủ và chi tiết về mua bán hàng hoá, hợp đồng mua bán hàng hoá. Tuy nhiên để hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá nói riêng đi vào chiều sâu, đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế, mỗi cá nhân cần phải tìm hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật, nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế không đáng có, để các quy định của luật thương mại thực sự có ích trong cuộc sống, tạo thuận lợi cho mọi chủ thể của hoạt động thương mại.
2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng mua bán hoá.
2.1. Khái niệm, đặc điểm
Hợp đồng quyền và nghĩa vụ giữa các bên nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý. Căn cứ vào đối tượng có thể coi hợp đồng mua bán hàng hoá là một thương mại. Hợp đồng mua bán hàng hoá là hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên khác không phải là thương nhân trong việc mua bán tất cả các động sản, kể cả động sản được hình thành tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
Để tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của thương nhân Việt Nam khi tham gia các quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế, khi ký kết hợp đồng thì pháp luật cho phép các bên có quyền thảo thuận với nhau về việc áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Khi đó, pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế sẽ có giá trị bắt buộc đối với các bên tham gia hợp đồng.
Hợp đồng mua bán qua sở giao dịch hàng hoá lần đầu tiên được quy định trong luật thương mại năm 2005 (Điều 64), bao gần hợp đồng kỳ hạn và hợp kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thoả thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để được mua quyền này (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền trước (gọi là giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để được mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua bán hoặc bán hàng đó.
2.2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá.
* Căn cứ vào phạm vi của hợp đồng có thể chia ra hai loại đó là:
Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước thi đương nhiên sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, cụ thể là luật Thương mại 2005 và các luật chuyên ngành khác. Còn đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì các bên có thể thoả thuận áp dụng, có thể là luật của Việt Nam hay luật của phía đối tác hay cũng có thể là luật của một nước thứ ba..
* Căn cứ vào cách thức thực hiện hợp đồng có thể chia ra hai loại: Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá và hợp đồng mua bán hàng hoá không qua sở giao dịch hàng hoá. Cần lưu ý đối với loại hợp đồng mua bán qua cơ sở giao dịch hàng hoá rằng: thứ nhất hàng hoá giao dịch tại cơ sở giao dịch phải thuộc danh mục hàng hoá giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá do bộ trưởng bộ thương mại quyết định. Thứ hai, theo điều 69 của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân môi giới qua sở giao dịch về hàng hoá chỉ được phép hoạt động tại sở giao dịch hàng hoá khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật; thương nhân mua bán qua sở giao dịch hàng hoá chỉ được phép thực hiện các hoạt động mua giới mua bán qua sở giao dịch hàng hoá và không được phép là một bên của hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá. Thứ ba, điều 70 của luật thương mại, năm 2005, các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá:
- Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng.
- Chào hàng hoặc mua giới mà khôn có hợp đồng với khác hàng .
- Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng.
- Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý việc môi giới các hợp đồng theo các nội dung đã thoả thuận với khách hàng
3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Nội dung của hợp đồng là tất cả những gì mà các bên thoả thuận và pháp luật quy định đối với một hợp đồng. Một hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ có giá trị pháp luật khi thoả mãn tối thiểu những điều kiện về nội dung mà pháp luật quy định. Khi thiếu một trong những nội dung đó thì hợp đồng không thể phát sinh hiệu lực. Trong thực tế, hậu quả xấu đã xảy ra xuất phát từ điểm các bên trong hợp đồng không quy định rõ ràng hoặc đầy đủ những nội dung của hợp đồng dẫn tới có tranh chấp xảy ra các bên sẽ không có chứng cứ hoặc chứng cứ không rõ ràng và những thiệt hại không cần thiết có thể xảy ra đối với tất cả các bên và không thể lường trước được.
Luật thương mại năm 1997 quy định hợp đồng mua bán hàng hoá, dù là trong nước hay đối với thương nhân nước ngoài phải có nội dung chủ yếu sau đây: Tên hàng, số lượng hàng, quy cách, chất lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá, phương thức thanh toán, thời gian và địa điểm giao nhận hàng hoá và các thoả thuận khác. tuy nhiên, đến Luật Thương mại năm 2005 đã không quy định về nội dung hợp hợp mua bán hàng hoá. Trên cơ sở việc xác lập mối quan hệ với bộ luật Dân sự, khi xem xét vấn đề nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá chúng ta có thể dựa trên các quy định của bộ luật Dân sự. Theo đó trong hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
* Đối tượng của hợp đồng.
Trong mua bán hàng hoá, đối tượng của hợp đồng là một hàng hoá nhất định đây là điều khoán cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hoá, mà khi thiếu nó hợp đồng mua bán hàng hoá không thể hình thành được do người ta không thể hình dung được các bên tham gia hợp đồng nhằm mục đích gì, trao đổi cái gì. đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá được xác định thông qua tên gọi của hàng hoá. Trong hợp đồng mua bán hàng hoá các bên có thể gi rõ tên hàng bằng tên thông thường tên thương mại… để tránh có sự hiểu sai lệch về đối tượng hợp đồng.
* Số lượng hàng hoá.
Điều khoản về số lượng hàng hoá xác định về mặt lượng đối với đối tượng của hợp đồng. Các bên có thể thoả thuận và gi trong hợp đồng về một số lượng hàng hoá cụ thể hoặc số lượng được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại như chiếc, bộ, tá, mét, mét vuông, mét khối hay bằng một đơn vị nào khác tuỳ theo tính chất của hàng hoá.
* Chất lượng hàng hoá.
Chất lượng hàng hoá giúp xác định chính xác đối tượng của hợp đồng, cái mà người mua biết tường tận với những yêu cầu được tính năng, tác dụng, quy cách, kích thức, công suất, hiệu quả… xác định cụ thể chất lượng của sản phẩm thường cũng là cơ sở để xác định giá cả một cách tốt nhất. Trách nhiệm của các bên thường khác nhau tương ứng với mỗi phươn pháp xác định chất lượng được thoả thuận. Thông thường có các biện pháp xác định chất lượng như dựa vào mẫu hàng, dựa vào các tiêu chuẩn, dựa vào mô tả tỉ mỷ, dựa vào nhãn hiệu hàng hoá hoặc điều kiện kỹ thuật…
* Giá cả hàng hoá.
Các bên có quyền thoả thuận giá cả và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng hoặc nếu không ghi cụ thể thì phải xác định rõ phương hướng xác định giá, vì đây là điều khoản quan trọng trong các cuộc thương lượng để đi đến ký đến hợp đồng. Để mang lại lợi ích cho cả hai bên, các bên cũng có thể thoả thuận với nhau lựa chọn hình thức giảm giá phù hợp gi trong hợp đồng như giảm giá như giao hàng sớm, do mua số lượng nhiều và quy định rõ mức giá giảm.
* Phương thức thanh toán.
Phương thức thanh toán là các cách thức mà bên mua và bên bán thoả thuận, theo đó bên mua phải thanh toán cho bên bên bán tiền hàng đã mua theo một phương thức nhất định. Có nhiều phương thức thanh toán nhưng việc lựa chọn phương thức nào cũng xuất phát từ nhu cầu của người bán là thu tiền nhanh đầy đủ và yêu cầu của người mua là nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn như đã thoả thuận và không có rủi ro trong thanh toán. Việc chọn phương thức thanh toán trong hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên khi tham gia qua lệ hợp đồng mua bán hàng hoá. Sự lựa chọn phương thức thanh toán cũng căn cứ vào mức độ an toàn của phương thức thanh toán và phí tổn cho việc thanh toán.
* Thời gian và địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.
Thời gian thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua theo đúng đối tượng của hợp đồng đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ và nhận hàng đúng thời gian và địa điểm và trả tiền cho bên bán. Các bên có thể thoả thuận với nhau sao cho hợp lýy căn cứ vào tình hình thực tiễn, khả năng thực hiện của mỗi bên. Địa điểm giao hàng có thể do hai bên thoả thuận, phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho cả hai bên. Khi thoả thuận cần thoả thuận cụ thể địa chỉ giao hàng, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, đảm bảo an toàn cho phương tiện.
Trong mua bán hàng hoá, việc giao nhận hàng hoá có thể được thực hiện trực tiếp đối với người mua hoặc thông qua người thứ ba . Vì vậy các bên phải thoả thuận rõ thời hạn và địa điểm, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên cũng như xác định rủi ro mà mỗi bên phải gánh chịu.
II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá là thương nhân và các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân.
1.1. Chủ thể là thương nhân.
Để xác định một thoả thuận có phải là hợp đồng mua bán hàng hoá hay không thì việc trước tiên là phải xác định một bên trong quan hệ hợp đồng đó có phải là tư nhân hay không, sau đó mới xét đến đối tượng của hợp đồng. Thường nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có đăng ký kinh doanh.
Luật thương mại 2005 cũng thừa nhận thương nhận thực tế bằng việc không đặt điều kiện đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc để được công nhận nhưng đối với trường hợp chưa đăng kýy kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Quy định này đã được giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế là người không đăng ký kinh doanh nhưng có hành vi kinh doanh thì có được coi là thương nhân không. Nhưng quy định nàylại có phần không rõ ràng vì nó không giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong phạm vi hoạt động thương mại . Vì vậy một tổ chức, cá nhân trước khi đăng ký kinh doanh tiến hành các hành vi không nhằm mục đích sinh lợi vẫn có thể phải chịu trách nhiệm như với thương nhân.
Thương nhân sẽ không bao gồm hộ gia đình, tổ hợp tác vì tuy được thừa nhận là chủ thể của luật dân sự, có quyền hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, cá thể song hộ gia đình, tổ hợp tác không phải tổ chức kinh tế, cũng chẳng phải là cá nhân. Thương nhân gồm có thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác việc xác định tư cách thương nhân nước ngoài phải căn cứ nước ngoài phải căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Việc xác định điều kiện để cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ chức trở thành tư nhân phải dựa trên quy đinh của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập hoặc đăng kýy kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (khoản 1, điều 16 luật thương mại).
a. Thương nhân là cá nhân.
Để được công nhận là thương nhân thì một cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề nghiệp. Cá nhân cũng có thể trở thành tư nhân ngay cả khi hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên như một nghề nghiệp mà chưa đăng ký kinh doanh.
Thương nhân là cá nhân sẽ bao gồm: - cá nhân kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp doanh
Trong lĩnh vực hoạt động thương mạim do thương nhân phải chịu trách nhiệm đầy đủ về hành vi thương mại của mình, vì vậy những người sau dây sẽ không được công nhân là tư nhân: - Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp nhận hình phạt tù.
- Người đang trong thời gian bị toà án tước quyền nghề vì các tội buôn lạu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng hoá, kinh doanh trái phép , trốn thuế, lừa dối khách hàng. và các tội khác theo quy định của pháp luật.
b. Thương nhân là tổ chức.
Trong thực tiễn hoạt động thương mại, thương nhân là tổ chức, là chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá. Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh sẽ được coi là thương nhân. có thể hiểu tổ chức kinh tế trước hết phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân trong quá trình hoạt động thương mại và hoạt động một cách độc lập. Một tổ chức được công nhân là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây (Điều 84 Bộ luật Dân sự):
- Được thành lập hợp pháp
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Có tài sản độc lập với cá nhân
- Tổ chức và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó.
- Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Song không phải tất cả những tổ chức được coi là pháp nhân đều có thể trở thành thương nhân mà chỉ cõn pháp nhân nào là tổ chức kinh doanh được thành lập để hoạt động thương mại mới trở thành thương nhân. Pháp nhân là tổ chức kinh tế gần:
- Doanh nghiệp Nhà nước.
- Hợp tác xã
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Các tổ chức kinh tế khác có đủ điều kiện theo quy định là thương nhân.
Điều 17 Lụât Thương mại 1997 quy định hộ gia đình, tổ hợp tác có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 hộ gia đình và tổ hợp tác không được xếp là tổ chức hay cá nhân.
1.2. Chủ thể không phải là thương nhân.
Nếu căn cứ vào mục đích sinh lợi, thì trong rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng được coi là chủ thể của hợp đồng thương mại. Nghĩa là một bên của hợp đồng là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên, còn bên kia là chủ thể không cần điều kiện nói trên, bên không phải là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực vì hành vi để tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật. Đó có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, cũng có thể là hộ gia đình, tổ hợp và không hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên như một nghề.
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá là hàng hoá. Hàng hoá la những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích trao đổi để thoả mãn nhu cầu của con người. Hàng hoá có thể là vật, là sức lao động của con người, là các quyền tài sản. Khoản 3 điều 5 luật thương mại năm 1997 quy định hàng hoá chỉ bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường nhà ở dưới hình thức cho thuê, bán theo đó, nhiều loại tài sản khác không được, coi là hàng hoá như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá trị quyết và các loại tài sản vô hình khác. Khoản 2 điều 3 Luật Thương mại 2005 đã mở rộng hàng hoá hơn. Theo đó hàng hoá bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và các vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, khái niệm về hàng hoá vẫn còn sự hạn chế, chúng ta dễ dàng nhận thấy trong quy định này hàng hoá chỉ bao gồm các loại tài sản hữu hình. Như vậy các loại tài sản vô hình khác như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ… chưa được thừa nhận là hàng hoá. Trong khi đó các văn bản khác như Bộ luật Dân sự, luật Đất đai 2003 quy định người có quyền dùng đat s được chuyển nhượng, cho thuê, thuế chấp… thậm chí thừa nhận trên thực tế sàn giao dịch về quyền sử dụng đất.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu hàng hoá trong hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai. Và các vật gắn liền với đất đai tuy nhiên, khi các chủ thể giam gia vào quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá cần phải xem hàng hoá mà mình định mua hoặc bán là cái gì, nó có thuộc danh mục hàng cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc hàng kinh doanh có điều kiện hay không.
* Những hàng hoá cầm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện gồm:
- Vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật chuyên dùng của các lực luợng vũ trang;
- Chất ma tuý
- Một số hoá chất có tính độc hại mạnh
- Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng
- Các sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách.
- Thuốc lá điếu, sản xuất tại nước ngoài.
- Các loại pháo.
- Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc thuốc bảo vệ thực vật và các trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
- Thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động vật, quý hiếm khác cần được bảo vệ.
- Một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Một số loại hoá chất, phụ gia, chế phẩm sinh học, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng sử dụng cho sản xuất giống, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản và dịch vụ thuỷ sản không được phép sử dụng tại Việt Nam.
* Những hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh gồm:
- Hàng hoá có chứa chất phóng xạ, và thiết bị phát bức xạ inon hoá.
- Vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu nổ dùng cho quốc phòng, an ninh;
- Thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng tại Việt Nam.
- Thuốc lá điếu sản xuất trong nước;
- Rượu các loại từ trên 30 độ cần trở lên.
* Những hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện gồm:
- Xăng dầu các loại
- Khí đốt các loại
- Hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người khác, các loại vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ y tế;
- Thuốc thú y thuỷ sản.
- Thức ăn thuỷ sản.
- Dịch vụ giết mổ gia súc.
Để biết thêm chi tiết về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện chúng ta cần tìm hiểu Nghị định số 59/2006/NĐ - CP ngày 12/06/2006 Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá là cách thức thể hiện ý chí thoả thuận giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Nó có thể thực hiện bằng lời nòi, bằng văn bản hoặc được xác định bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Hình thức văn bản bao gồm cả điện báo, telex, jax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác.
Các hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá đó đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hoá có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất đảm bảo quyền lợi của mình. Những quy định của Lụât Thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá, đã bước đầu tạo ra những quy định tương thích với không giao pháp lý quốc tế, tạo điều kiện cho sự hội nhập khi các chủ thể có quan hệ hợp đồng thương mại quốc tế có thể nói hình thức của hợp đồng mua bán nói trên (trong Luật Thương mại 2005) là phù hợp với công ước viên 1980 bởi Điều 11 công ước viên 1980 quy định "không yêu cầu hợp đồng mua bán phải được ký hoặc phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ mọi yêu cầu nào đó về mặt hình thức. Có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, kể cả lời khai nhân chứng để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng đó". Như vậy luật thương mại 2005 đã vượt ra và khắc phục được hạn chế về hình thức hợp đồng do các văn bản pháp luật trước đó quy định về vấn đề này, ví dụ như pháp luật Hợp đồng kinh tế.
Quy định này cũng khắc phục được hạn chế của Luật thương mại 1997. Luật thương mại 1997 có sự phân biệt về hình thức giữa hợp đồng mau bán hàng hoá trong nước với hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Hình thức hợp đồng bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể chỉ được áp dụng đối với các hành vi mua bán trong nước. Còn hợp đồng mau bán với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản và đó cũng là hình thức duy nhất đối với hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Sở dĩ các làm luật Việt Nam quy định như vậy vì họ quan niệm do tích chất phức tạp của hợp đồng mua bán hàng hoá có sự tham gia của thương nhân nước ngoài, cộng với sự hiểu biết hạn chế của thương nhân Việt Nam đối với các hệ thống pháp luật quốc tế về mua bán hàng hoá, nên đã cố gắng loại trừ dần những hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với thương nhân Việt Nam khi ký kết hợp đồng. Quy định này cũng không gây trở ngại gì cho quá trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá và thương nhân nước ngoài.
Nhưng cũng đã có sự phân biệt, đối xử giữa các quan hệ mua bán hàng hoá trong nước và mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài. Điều này làm cản trở quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam. Chính vì lẽ đó Luật thương mại 2005 đã quy thống nhất mà không có sự phân biệt nào về hình thức giữa các hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và quốc tế. Điều này có nghĩa là các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và quốc tế, đều có thể áp dụng hình thức hợp đồng bằng miệng, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể để giao kết hợp đồng, nếu pháp lụât Việt Nam không quy định hợp đồng phải lập dưới một dạng cụ thể là văn bản.
Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên với nhau, cho nên về mặt nguyên tắc nó không cần đến hình thức tồn tại nhất định. Nhưng dưới gó._.c độ pháp lý việc tuân thủ hình thức của hợp đồng sẽ là bắt buộc một khi pháp luật có sự ghi nhận về vấn đề đó với mục đích hạn chế các rủi ro cho các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng.
4. Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
4.1. Đề nghị giao kết hợp đồng.
Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào hàng. Chào hàng là một quy định được thừa nhận trong các thông lệ quốc tế mua bán hàng hoá theo Điều 14 Công ước Viên 1980, chào hàng là "Đề nghị về việc ký kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người được gọi là đơn chào hàng, nếu đề nghị đó đã rõ ràng và thể hiện ý định đặt quan hệ trong trường hợp được sự chấp nhận của người chào hàng"
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chiụ sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể (khoản 1 - Điều 390 Bộ luật Dân sự). Như vậy đơn chao hàng về bản chất là một đề nghị giao kết hợp đồng, là việc một bên bày tỏ ý chí của mình muốn giao kết hợp đồng mau bán hàng hoá với một người cụ thể và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể đó. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị mà không được giao kết thì phải bồi thường nếu có thiệt hại phát sinh. Như vâỵ, chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng, có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá, được chuyển cho một hoặc nhiều nguời nhất định, có giá trị trong một thời gian nhất định. Tuy khoảng quy định cụ thẻ về nội dung chủ yếu của đơn chào hàng, nhưng có thể hình dung được rằng bên đề nghị giao kết hợp đồng phải nêu ra trong đề nghị của mình những nội dung chủ yếu như đối với nội dung của hợp đồng dân sự: đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán… và như vậy có thể coi các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá cũng chính là nội dung chủ yếu của đơn chào hàng. Những nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng để bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể hình dung được ngay và hiểu được mong muốn giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết hợp đồng. Khi đó bên đề nghị giao kết hợp đồng phải chịu sự ràng buộc bởi những nội dung đã đề nghị và không được thay đổi nội dung đó nếu bên được đề nghị đã đồng ý.
4.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Chấp nhận đề ghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị chuyển cho bên đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ các nội dung đã nêu trong đề nghị giao kết hợp đồng. Về vấn đề này Điều 18 công ước viên 1980 cũng quy định rõ "Tuyên bố, hành động nào đó của người được chào hàng thể hiện sự đồng ý với đơn chào hàng được gọi là việc chấp nhận. Thái độ im lặng hoặc không hành động không phải khác là việc chấp nhận đơn chào hàng" Như vậy chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi đó là hành vi, hành động mang tính tích cực của đối tác trong giao dịch mua bán hàng hoá. Không thể coi là bên được đề nghị giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi nghi giao kết hợp đồng đã đồng ý với lời đề nghị trong khi họ không có biểu hiện nào bên ngoài để cho người đề nghị biết là mình đồng ý với toàn bộ đề nghị giao kết hợp đồng thời hạn trách nhiệm của bên đề nghị bắt đầu từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển đi cho bên được đề nghị đến hết thời hạn ghi trong đề nghị giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, để tạo mọi khả năng để các bên có thể tiến tới giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá các bên có thể tiến hành hành động khác khi nhận được chấp nhận đề nghị quá giới hạn. Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được thông báo chấp nhận đề nghị sau khi hết thời hạn chờ trả lời thì lời đề nghị đó được coi như là đề nghị mới của bên chậm trả lời: Nghĩa là đã xuất hiện một đề nghị giao kết hợp đồng mới từ phía đối tác của người đã đề nghị và người đã đề nghị nếu tiếp tục chấp nhận thì trở thành người chấp nhận đề nghị. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách hàng, mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết này vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị giao kết hợp đồng.
Trong trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có điều kiện sửa đổi, bổ sung một trong những nội dung của đề nghị thì hành vi đó được coi là từ chối đề nghị và hình thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới. Như vậy, nếu bên được đề nghị sửa đổi, bổ sung đề nghị không làm thay đổi cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng thì hành vi đó cũng không được coi là chấp nhận đề nghị, mà được coi là đề nghị giao kết hợp đồng mới. Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng được sửa đổi, bổ sung có thể là điều kiện về giá, thanh toán, chất lượng, số lượng, địa điểm thời gian giao hàng…
III. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Giao nhận hàng hoá.
Bên bán phải giao hàng hoá phù hợp với quy định của hợp đồng; trong các hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên thường có thoả thuận với nhau về điều kiện kèm theo việc giao hàng thoả thuận về điều kiện giao nhận hàng hoá nhằm mục đích xác trách nhiệm và chi phí giao hàng của các bên như đối với vận tải, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu, gánh chịu rủi ro… Ngoài ra, trong mua bán hàng hoá việc giao hàng còn liên quan đến việc giao nhận cả các chứng từ liên quan đến hàng hoá. Nếu các bên không có sự thoả thuận hoặc sự thoả thuận không cụ thể, thì bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan kèm theo.
Các bên có thể thoả thuận về địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng tuỳ theo tính chất của các hàng hoá trong hợp đồng khi đã thoả thuận về địa điểm giao hàng thì các bên phải tôn trọng thoả thuận và phải thực hiện đúng thoả thuận đó. Bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng, bên mua phải có nghĩa vụ nhận hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
Trong trường hợp không thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như: như sau: Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó. Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vấn đề chuyển hàng hoá thì bên ngoài có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên. Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó, Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cứ trú của bên bán được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Vì giao hàng là một nghĩa vụ chủ yếu của bên bán, nên bên bán phải chịu trách nhiệm về việc hàng không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng. Hàng hoá được coi là không phù hợp hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong những trường sau đây (khoản 1 Điều 39 luật thương mại 2005).
- Không phù hợp với mục đích sử dụng của hàng hoá cùng chủng loại vẫn thường được sử dụng.
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời gian giao kết hợp đồng.
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng mà bên bán đã giao cho bên mua.
- Không được bảo quản. đóng gói theo cách thức thông thường với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Trong trường hợp không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng, thì bên bán có quyền từ chối nhận hàng, người bán phải chiụ hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại phát sinh, dù người bán có thể biết hoặc không thể biết về thiệt hại phát sinh, dù người bán có thể biết hoặc không thể biết về thiệt hại đó.
Trong hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá, việc giao nhận hàng hoá cũng có những ngoại lệ. Nếu các bên không có thoả thuận nào khác về giao nhận hàng hoá thì việc giao nhận hàng hoá sẽ được thực hiện như đối với sự việc mua bán hàng hoá thông thường. Tuy nhiên, trong hợp đồng kỳ hạn, các bên có thể thoả thuận về việc thanh toán bằng tiền của bên mua và không nhận hàng khi đó bên bán không phải giao hàng và bên mua không phải nhận hàng mà bên mua chỉ phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện mà thôi. Đối với hợp đồng quyền chọn thì nghĩa vụ giao nhận hàng của các bên chỉ phát sinh khi bên giữa quyền chọn mua thực hiện quyền mua và bán hàng có hàng để bán, bên giữ quyền bán thực hiện quyền bán mà bên mau đồng ý mua hàng.
2. Chất lượng hàng hoá.
Chất lượng hàng hoá là vấn đề quan tâm của các bên khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, vì nó là yếu tố quyết định mục đích của hợp đồng và khả năng của các bên khi tham gia vào thương trường. Khi các bên tham gia ký kết hợp đồng thì phải thoả thuận về chất lượng của hàng hoá. Hàng đúng chất lượng phải đảm bảo khả năng sử dụng, bảo đảm đúng phẩm chất, bao bì đóng gói, quy cách, chủng loại của sản phẩm theo tiêu chuẩn hoặc theo sự thoả thuận của các bên.
Để đảm bảo mục đích của hợp đồng được thực hiện một cách tốt nhất, nếu các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải đảm bảo cho bên mua hoặc đại diện cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Khi đó, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp này phải kiểm tra hàng hoá trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trong trường hợp bên mua hoặc đại diện bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng theo thoả thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyến của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. Nhưng bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện bên mua đã kiểm tra nêu các khuyến khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong qúa trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường vằ bên bán đã biết hoặc phải biết về các. Khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
3. Thanh toán.
Thanh toán tiền hàng được coi là nghĩa vụ quan trọng mà người mua phải thực hiện. Người bán và người mua có thể thoả thuận những biện pháp ràng buộc chặt chẽ nhằm đảm bảo việc thanh toán được đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận trong trường hợp đồng. Bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thoả thuận và các bên có thể thoả thuận về phương thức, thời hạn và thời điểm thanh toán. Khi đó bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán và thực hiện thanh toán theo đúng trình tự, thủ tục theo thoả thuận và các quy định của pháp luật về thanh toán.
Trường hợp người mua vi phạm nghĩa vụ này sẽ dẫn đến việc phải gánh chịu trách nhiệm vật chất. Trong trường hợp bên mua hàng vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, khi bên vi phạm yêu cầu, trừ trường hợp có thoả thuận khác (Điều 306 Luật Thương mại 2005).
Khi người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì người bán cũng có thể căn cứ vào Điều 308, 321 Điều 312 Luật Thương mại để tạm ngừng giao hàng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ hợp đồng.
Về nguyên tắc thanh toán, bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán toàn bộ số tiền một phần số tiền mua hàng nếu bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối, tạm ngừng thanh toán cho đến khi tranh chấp đã được giải quyết khi có bằng chứng về việc hàng hoá đang là đối tượng tranh chấp; tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong trường hợp bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bằng chứng mà bên mua đưa ra trong trường hợp tạm ngừng thanh toán là hàng hoá đang bị tranh chấp hoặc bằng chứng không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chiụ các chế tài khác theo quy đinhh của pháp luật (Điều 51 Luật Thương mại 2005).
Thời hạn thanh toán cũng có một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia hợp đồng. Thời hạn mà người mua phải thanh toán tiền mua hàng do hai bên thoả thuận căn cứ vào thời gian và phương thức giao hàng.
Các phương thức thanh toán mà các bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài có thể chọn hiện nay là: phương thức chuyển tiên, phường thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức uỷ thác mua, thử bảo đảm trả tiền, phương thức tín dụng chứng từ. Việc chọn phương thức thanh toán nào để thoả thuận trong hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá trên cơ sở tình hình thị trường hàng hoá, sự hiểu biết về khả năng tài chính và tín nhiệm thương mại của bạn hàng.
4. Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá.
4.1 Các loại chế tài trong thương mại.
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng
- Phạt vi phạm
- Buộc bồi thường thiệt hại
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng
- Huỷ bỏ hợp đồng
- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
4.2. Áp dụng các chế tài
Việc áp dụng các chế tài là cần thiết bởi lẽ nó không chỉ tạo ra sự công bằng cho các bên tham gia quan hệ thương mại mà nó còn có tính răn đe, giúp các chủ thể có ý thức tuân thủ pháp luật hơn.
Tuy nhiên theo Điều 294 Luật thương mại 2005 cũng có sự châm trước khi quy định của trường hợp miễn trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm.
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận.
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quản quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
* Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Là việc bên vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết điểm của hàng hoá, thiết sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp nhận của bên vi phạm. Bên vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bến vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
* Phạt vi phạm.
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, t rừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 - Luật thương mại 2005 . Như vậy phạt vi phạm chỉ xảy ra nếu có thỏa thuận về vấn đề này trong hợp đồng.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 - Luật thương mại 2005: là do kết quả giám định sai.
* Bồi thường thiệt hại: là việc bên vi phạm bồi thường những tổng thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra co bên bị vi phạm giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: - Có hành vi vi phạm hợp đồng
- Có thiệt hại thực tế
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
* Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện đẻ tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng;
-Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này
*Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
-Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối xứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này.
*Huỷ bỏ hợp đồng.
Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng và huỷ bỏ một phần của hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; Huỷ bỏ một phần hợp đồng là viịec bãi bo thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
-Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ hợp đồng;
-Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hang, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời hạn hợp lý. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hang, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vu đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hang dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thoả thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này.
CHƯƠNG II
THỰC TIẾN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Tấn Cường được chính thức thành lập từ tháng 3 năm 2000, tuy nhiên trước đó công ty đã được hình thành từ một xưởng sản xuất bao bì ra đời đầu năm 1990. Từ khi hoạt động sản xuất với tư cách là một công ty trách nhiệm hữu hạn, Tấn Cường đã có những bước tiến vững chắc.
Công ty TNHH Tấn Cường có trụ sở chính tại nhà E5 tập thể Kim Giang – Thanh Xuân – Hà Nội. Hoạt động theo giấy chứng nhận ĐKKD số 0102000103 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 03 năm 2000 ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất và in bao bì các loại. Xưởng sản xuất của công ty đóng tại thôn Kiều Mai – Phú Diễn - Từ Liêm – Hà Nội với diện tích trên 5000m2, tiếp giáp với đường Cầu Diễn. Từ một xưởng sản xuất ban đầu thì đến nay 90% sản phẩm của công ty đã được sản xuất trên dây chuyền máy móc đồng bộ.
Với sự yêu cầu mở rộng cả về qui mô lẫn chất lượng của sản phẩm và cùng với sự phát triển của công ty, đến tháng 8 năm 2006 Công ty TNHH Tấn Cường đã chuyển trụ sở chính và xưởng sản xuất tới cụm công nghiệp Quốc Oai, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Tại đây công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302001626 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp. Với diện tích là 12.000m2, cơ sở vật chất, kỹ thuật máy móc đã được trang bị mới Công ty TNHH luôn luôn đặt ra phương châm: “hướng tới chất lượng cao của sản phẩm và dịch vụ là phương châm của Tấn Cường”.
Chất lượng cao của sản phẩm được công ty xây dựng dựa trên đòi hỏi chất lượng bao bì tốt, mẫu mã đẹp theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó sản phẩm bao bì của Tấn Cường luôn đáp ứng theo yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng trong thiết kế mẫu. Công ty luôn khẳng định để có chất lượng cao thì việc quản lý sản xuất phải bài bản. Đây chính là một trong những lợi thế so sánh của Tấn Cường so với các đơn vị khách cùng ngành vì đội ngũ cán bộ của công ty đều là những người có trình độ được đào tạo tại các trường đại học kinh tế, kỹ thuật…về tổ chức quản lý đứng đầu là Giám đốc công ty chịu trách nhiệm quản lý chung về hoạt động của công ty. Các phòng ban giúp việc gồm có: phòng tổ chức – hành chính, phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch, phòng vật tư, phòng kinh doanh. Về khâu sản xuất, giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc và năm quản đốc, từng xưởng được chia thành các tổ sản xuất theo tính chất các công việc khác nhau.
Song song với việc quản lý tốt sản xuất Tấn Cường luôn chú ý đến việc xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng ở tất cả các khâu sản xuất, từ đầu vào đến đầu ra đều phải được kiểm tra gắt gao. Các chỉ tiêu chất lượng được cụ thể hoá bằng hệ thống các bảng biểu. Đối với hàng hoá sản xuất ra nhưng kém chất lượng công ty kiên quyết không giao hàng. Cán bộ nhân viên công ty luôn nêu cao khẩu hiệu: “Hàng không tốt không ra khỏi xưởng”.
Với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đồng bộ và phương châm kinh doanh như trên công ty Tấn Cường hiện nay đã được sự tín nhiệm của rất nhiều khách hàng khác nhau không chỉ giới hạn trong phạm vi miền Bắc mà còn được mở rộng vào miền Trung và miền Nam.
Với uy tín đã được xây dựng trên sự tín nhiệm của khách hàng, hiện nay Công ty là nhà sản xuất bao bì chính lâu dài cho công ty sữa Vinamilk Hà Nội, công ty dầu thực vật Cái Lân (Quảng Ninh), Công ty Chaichareon Việt – Thái (Quảng Trị), công ty Côcacola Hà Nội…Tuy sản lượng được đặt hàng là rất lớn nhưng cán bộ nhân viên trong công ty luôn sản xuất và giao hàng đúng hẹn.
Bên cạnh đó danh sách khách hàng của công ty còn được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực khác nhau với ngành nghề kinh doanh khác nhau như công ty nhựa Hàng Không chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa các loại phục vụ trong ngành Hàng không thuộc Tổng cục Hàng không Việt Nam…là thành viên trong hội doanh nghiệp trẻ công ty TNHH Tấn Cường luôn mong muốn góp một phần mình vào sự phát triển chung của đất ưnớc. Trong kinh doanh Tấn Cường luôn hoạt động với tinh thần: sự phát triển của khách hàng chính là sự phát triển của Tấn Cường.
2.Các thông tin cơ bản về Công ty
* Hình thức.
- Công ty TNHH Tấn Cường là một công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên là hai công ty.
- Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Phần góp vốn của công ty của các thành viên chỉ được chuyển nhượng theo qui định tại Điều 19 điều lệ công ty.
- Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu.
- Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
- Thành viên công ty có thể là tổ chức, cá nhân nhưng tổng số không vượt quá 50 thành viên.
* Ngành nghề kinh doanh.
- Sản xuất giấy, bao bì giấy các loại.
- Sản xuất các sản phẩm nhựa
- Buôn bán lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm.
- Bán buôn tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất giấy, bao bì giấy và các sản phẩm nhựa).
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- In bao bì các loại.
* Thành viên: Công ty được thành lập bởi tám thành viên sau:
Công ty được thành lập bởi tám thành viên sau:
Bảng số 1: Các thành viên góp vốn vào Công ty
STT
Tên thành viên
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Số, ngày, nơi cấp
CMTND
Số vốn góp(đ)
1
Nguyễn Vũ Băng
27/B2 - Cát Linh,
Đống Đa, Hà Nội
số011133362
cấp ngày 02/02/2001, nơi cấp công an Hà Nội
4.200.347.000
2
Vũ Thị Hảo
27/B2 - Cát Linh,
Đống Đa, Hà Nội
Số 010270016
cấp ngày 27/11/1995, do CA Hà Nội cấp
2.241.921.000
3
Đặng Hữu Đạo
Thôn Dẫn Tự,
Tân Cương,
Vĩnh Tường,Vĩnh Phúc
Số 130751196, cấp ngày 13/06/1980 do CA
Vĩnh Phú cấp
526.308.000
4
Nguyễn Nam Tuấn
Phường Quang Trung, thị xã Uông Bí, Quảng ninh
Số 100483171, cấp ngày 26/02/2001, do CA
Quảng Ninh cấp
321.148.000
5
Dương Việt Anh
Thôn Đáp Cầu, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
số 125149016, cấp ngày 29/06/2001 do
CA Bắc Ninh cấp
135.193.000
6
Phạm Thanh Hải
Thôn Hoà Lạc, xã Tân Cương, Vĩnh Tường,Vĩnh Phúc
Số 135087665, cấp ngày 22/03/2000, do
A Vĩnh Phú cấp
50.057.000
7
Bùi Ngọc Vinh
Số 27, ngõ 2
Hàm Long, Hà Nội
Số 01104021, cấp ngày 01/03/2001 do
CA Hà Nội cấp
200.000.000
8
Đỗ Đình Tư
Số 48, Trần Quốc Toản, Hà Nội
Số 011914006 cấp ngày 24/10/1995, do
CA Hà Nội cấp
550.000.000
* Sổ đăng ký thành viên
Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(a) Tên, trụ sở của công ty:
(b) Tên, địa chỉ,chữ ký của thành viên hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên.
(c) Giá trị vốn góp tại thời điểm góp vốn và phần vốn góp của từng thành viên; thời điểm góp vốn; loại tài sản góp vốn,số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn.
(d) Sổ và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại trụ sở chính của Công ty hoặc nơi khác, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh và tất cả thành viên biết.
* Quyền và Nghĩa vụ của thành viên
Thành viên công ty có quyền:
(a) Được chia lợi nhuận sau khi Công ty đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp Luật tương ứng với phần góp vốn vào công ty.
(b) Tham dự họp Hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thành viên.
(c) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp.
(d) Xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán,báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác của Công ty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này
(e) Được ưu tiên góp thêm vốn vào Công ty tăng vốn điều lệ; được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp.
(f) Khởi kiện Giám đốc tại toàn án khi Giám đốc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hạiđến lợi ích của thành viên đó.
(g)Các quyền khác quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ này.
(h) Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 40% vốn điều lệ có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
Và có nghĩa vụ.
(a) Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào Công ty.
(b) Tuân thủ Điều lệ công ty.
(c) Chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên.
(d) Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và điều lệ này.
3.Tư cách pháp lý của Công ty.
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận ĐKKD.
- Công ty có con dấu riêng.
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt.
Công ty TNHH Tấn Cường
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài
TAN CUONG COMPANY LIMITED
Tên công ty viết tắt: TCCO., LTD.
- Địa chỉ trụ sở chính.
Cụm công nghiệp Quốc Oai, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
Điện thoại: 034.942884 Fax: 034.942879
- Vốn điều lệ: 8.224.974.000
- Người đại diện theo pháp luật của công ty.
Chức danh: Chủ tịch Hội đồng thành viên
Họ và tên: Nguyễn Vũ Băng Nam
Sinh ngành: 01/08/1965 Dân tộc: Kinh, Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân số: 011133362
Ngày cấp: 22/3/2006 Nơi cấp: Công an TP Hà Nội
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
Số 27B2 Cát Linh - Phường Cát Linh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội.
Chỗ ở hiện tại:
Số 58 Kim Mã Thượng - phường Cống Vị - quận Ba Đình- Hà Nội.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Giám Đốc
Phó Giám đốc kinh doanh
Phó Giám đốc sản xuất
Phòng
Tài chính Kế toán
Phòng Kinh Doanh
Phòng Kế Hoạch
Phòng Vận tải, Vật tư.
Phòng Sản Xuất
Phòng Kỹ thuật
PhòngHành chính
4.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong 3 năm trở lại đây từ năm 2004-2006 công ty sản xuất kinh doanh luôn có lãi, năm 2004 lợi nhuận sau thuế của công ty là 150 triệu, năm 2005 là 200 triệu và năm 2006 theo ước tính là khoảng 270 triệu. Ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng qua các năm, cho thấy công ty có bước phát triển rất nhanh, vững chắc.
Cùng với trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ công nhân viên cộng với sức trẻ của ban lãnh đạo, công ty luôn luôn có những giải pháp và ý tưởng mới trong sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho công ty phát triển sản xuất, mở rộng qui mô và._.cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện trong thời gian hợp lý.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc một bên không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng khi có những điều kiện nhất định theo thoả thuận hoặc theo quy định của phát luật. Đơn phương chấm dứt hợp đồng là đình chỉ thực hiện hợp đồng. Về thực chất hai cách gọi này tuy khác nhau nhưng có nội dung giống nhau. Một bên trong hợp đồng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện ngiã vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng, trừ trường hợp miễn trách nhiệm.
Khi Công ty hoặc khách hàng đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đều có sự thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng
Ở Công ty đã xảy ra một số trường hợp như vậy, tuy nhiên Công ty luôn thực hiện đúng với quy định đã nói ở trên.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA GIAO KẾT VÀ THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THNN TẤN CƯỜNG
I.MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN
1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 1997
Luật Thương mại đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 10 tháng 5 năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1998. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trước đến nay quy định thống nhất về hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. Qua hơn 7 năm thực hiện, Luật Thương mại năm 1997 đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế – xã hội của Việt Nam, từng bước đưa hoạt động thương mại vào nền nếp, khuyến khích và phát triển hoạt động thương mại hợp pháp, ngăn chặn và xử lý các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thương mại.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, Luật Thương mại năm 1997 đã bộc lộ những hạn chế nhất định, đòi hỏi phải sửa đổi vì nhiều lý do, trong đó có thể kể đến các lý do cơ bản sau đây:
Một là: Hoạt động thương mại tại Việt Nam trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều hoạt động trên thị trường có bản chất thương mại nhưng lại chưa được coi là hoạt động thương mại (ví dụ như các hoạt động cung ứng dịch vụ) do Luật Thương mại năm 1997 có phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ xác định hoạt động thương mại bao gồm 14 hành vi thương mại. Nhiều hoạt động thương mại mới xuất hiện hoặc các doanh nghiệp đang có nhu cầu thực hiện nhưng hiện chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể, trong khi những chế định chung của Luật Thương mại năm 1997 không áp dụng được (ví dụ hoạt động nhượng quyền thương mại). Một số hoạt động thương mại dù đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định nhưng nội dung còn sơ sài, hiệu lực pháp lý thấp (như đấu giá hàng hóa)....
Hai là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều hiệp định song phương và điều ước quốc tế đa phương đã và đang được ký kết hoặc gia nhập, trong đó đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (BTA). Hiện nay, Việt Nam cũng đang thực thi các cam kết trong ASEAN và đẩy mạnh việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với mục tiêu sớm trở thành thành viên của tổ chức này. Do đó, việc thu hẹp sự không tương thích giữa pháp luật thương mại của Việt Nam và pháp luật thương mại quốc tế là một ưu tiên hàng đầu. Một số nội dung của Luật Thương mại năm 1997 chưa phù hợp, không thể hiện kịp thời các quy định của BTA và WTO, thiếu cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết trong BTA nói riêng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung (ví dụ còn một số quy định mang tính phân biệt đối xử chưa hợp lý, thiếu quy định liên quan đến một số vấn đề quan trọng như quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa, quá cảnh hàng hóa).
Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động mua bán hàng hoá, trong đó có mua bán hàng hóa quốc tế, theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 cũng chưa tương thích với điều ước và tập quán thương mại quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như Công ước Viên năm1980 về mua bán hàng hoá quốc tế, tập quán theo Incoterms về nghĩa vụ của bên bán hàng, bên mua hàng, về thời điểm chuyển rủi ro...
Ba là: Từ khi có Luật Thương mại năm 1997 tới nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hoặc đã và đang được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của hoạt động thương mại. Do đó, nhiều chế định của Luật Thương mại năm 1997 đã trở nên không phù hợp (ví dụ sự chồng chéo với Luật Doanh nghiệp về địa vị pháp lý của thương nhân, không tương thích với Pháp lệnh Trọng tài Thương mại về khái niệm hoạt động thương mại …).
Ngoài ra, việc soạn thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)- đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005- với mục tiêu xây dựng những quy định chung về hợp đồng cũng đặt ra yêu cầu cần sửa đổi Luật Thương mại năm 1997 cho phù hợp theo hướng bỏ ra khỏi Luật Thương mại năm 1997 những quy định chung về hợp đồng liên quan đến chào hàng, chấp nhận chào hàng, nội dung chủ yếu của hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng… Do đó, Luật Thương mại năm 2005 chỉ cần quy định những nội dung mang tính chuyên ngành về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, trong đó chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ.
Bốn là: Luật Thương mại năm 1997 có những nội dung không còn đáp ứng được quá trình vận động của thực tiễn thương mại, ví dụ như các quy định liên quan đến chính sách thương mại. Phải khẳng định rằng việc có những điều về chính sách thương mại trong Luật Thương mại năm 1997 là một bước đột phá trong việc chuyển hướng các chính sách thương mại của Việt Nam khi nền kinh tế của chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc quy định những chính sách thương mại trong Luật cũng thể hiện sự bất cập là làm cho chính sách trở nên cứng nhắc, khó có thể điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ trong khi Luật lại không thể chế hoá cụ thể các chính sách đó.
Vì những lý do trên, Luật Thương mại năm 1997 đã được sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao tính khả thi của đạo luật, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại phát triển.
2. Các sửa đổi của Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hoá.
Về các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hóa, những quy định về vấn đề này trong Luật Thương mại năm 2005 có nhiều điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Theo đó, Luật đưa ra những quy định áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hóa trong nước và hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Luật cũng đưa ra quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp của Nhà nước phù hợp với các chuẩn mực của WTO. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ các phương thức hoạt động xuất nhập khẩu, ghi nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.
Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005 quy định quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trên cơ sở kế thừa những quy định về mua bán hàng hóa trong Luật Thương mại năm 1997, tham khảo Công ước Viên năm 1980 và tập quán, thông lệ quốc tế về mua bán hàng hóa để xây dựng được quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp nhất với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Đối với những vấn đề chung về hợp đồng trước đây có trong Luật Thương mại năm 1997 nhưng nay đã được Bộ Luật Dân sự năm 2005 điều chỉnh như nội dung chủ yếu của hợp đồng, chào hàng và chấp nhận chào hàng, sửa đổi, bổ sung chào hàng...thì Luật Thương mại năm 2005 không quy định để bảo đảm tính hệ thống và sự phù hợp với Bộ Luật Dân sự năm 2005.
Về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, Luật Thương mại năm 2005 đã đưa ra những quy định khung cho hoạt động này. Những quy định cụ thể sẽ được Chính phủ ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005 bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Như vậy có thể nói khái niệm hàng hoá trong Luật Thương mại năm 2005 đã có tính khái quát cao trong hệ thống pháp luật hiện hành.
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Vì hàng hoá vừa có thể là tài sản được dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, vừa có thể là hàng tiêu dùng, cho nên chủ thể của các quan hệ mua bán hàng hoá thường là thương nhân hoặc giữa một bên là thương nhân và các bên khác là người tiêu dùng.
Những quy định chung về mua bán hàng hoá trong Luật Thương mại năm 2005 có sự bổ sung lớn so với Luật Thương mại năm 1997, thể hiện qua các điểm cơ bản như sau:
Về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện: Luật đã quy định cơ sở để quản lý việc lưu thông hàng hoá trên thị trường. Về cơ bản, hàng hoá lưu thông trên thị trường thuộc về một trong 4 hình thức sau đây: tự do kinh doanh, cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Luật giao Chính phủ quy định những điều kiện để quản lý hàng hoá lưu thông trên thị trường.
Về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: Luật quy định thương nhân được mua bán tất cả các loại hàng hóa trừ hàng hóa cấm kinh doanh; đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì khi kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.
Về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế: Luật khẳng định quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mọi thương nhân đối với mọi hàng hóa, trừ những mặt hàng pháp luật cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về những hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu. Đối với những mặt hàng cần thực hiện việc quản lý xuất nhập khẩu theo giấy phép thì thủ tục cấp phép phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch theo Hiệp định cấp giấy phép xuất nhập khẩu của WTO.
Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong lưu thông hàng hoá trong nước: Đây là điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Luật đã quy định rõ ràng các biện pháp khẩn cấp bao gồm: thu hồi hàng hoá, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép. Luật cũng đồng thời quy định rõ ràng cơ sở để áp dụng các biện pháp khẩn cấp này, đó là khi hàng hoá là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh hoặc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.
Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong mua bán hàng hoá quốc tế: Đây cũng là điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Như chúng ta đã biết thời gian qua, hoạt động ngoại thương của chúng ta đã bị ảnh hưởng đáng kể do các biện pháp phi thuế của nước ngoài. Trong điều kiện chúng ta đang đàm phán gia nhập WTO, việc Luật Thương mại năm 2005 quy định cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ áp dụng biện pháp khẩn cấp trong thương mại quốc tế là rất cần thiết để hạn chế các tác hại tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung một số chế định để làm rõ các phương thức của hoạt động xuất nhập khẩu và bổ sung quy định mang tính nguyên tắc đối với nhãn hàng hoá và xuất xứ hàng hoá làm cơ sở pháp lý cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành nhằm nâng cao hiệu lực pháp lý cho việc thực hiện trên thực tế.
Một số nội dung cơ bản mới được sửa đổi, bổ sung trong mục này là:
Nghĩa vụ của bên bán: Luật Thương mại bổ sung thêm một số quy định về giao hàng trong trường hợp không có thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ về địa điểm giao hàng (Điều 35), thời hạn giao hàng (Điều 37); nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (Điều 48); nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán là bên bán không được bán hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp xảy ra (Điều 46 khoản 1). Trường hợp bên bán thực hiện theo yêu cầu của bên mua về kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán tuân thủ những yêu cầu của bên mua (Điều 46 khoản 2). Tuy nhiên, bên bán có nghĩa vụ thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên bán biết hoặc không thể không biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên mua đã biết hoặc không thể không biết. Nếu bên bán không thông báo thì bên bán sẽ mất quyền viện dẫn này (Điều 47 khoản 1) và bên mua cũng mất quyền viện dẫn này nếu bên mua cũng không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua biết hoặc không thể không biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên bán biết hoặc không thể không biết về khiếu nại của bên thứ ba đó (Điều 47 khoản 2).
Chuyển rủi ro và chuyển quyền sở hữu: Luật Thương mại bổ sung các quy định về chuyển rủi ro trong các trường hợp cụ thể sau:
+ Có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá. (Điều 57)
+ Không có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. (Điều 58)
+ Nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp (i) khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá hoặc (ii) khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua. (Điều 59)
+ Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. (Điều 60)
+ Nếu không thuộc một trong các trường hợp được nêu trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng với điều kiện hàng hoá được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải và được thông báo cho bên mua. (Điều 61)
Nghĩa vụ của bên mua: Luật Thương mại sửa đổi, bổ sung các quy định về địa điểm thanh toán (Điều 54), thời hạn thanh toán trong trường hợp các bên không có thỏa thuận (Điều 55); và nghĩa vụ nhận hàng (Điều 56) và thực hiện những công việc hợp lý của bên mua để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho bên bán. Đây là sự thay đổi rất quan trọng dựa trên một nguyên tắc chung của “tính hợp lý” – nguyên tắc cơ bản nhất để xác định nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch thương mại. Thực tế thương mại cho thấy, không phải lúc nào, các nội dung mang tính bắt buộc phải có trong hợp đồng được quy định của Luật Thương mại năm 1997 như thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, giá cả, thời hạn, địa điểm thanh toán đều được các bên thoả thuận cụ thể. Trong trường hợp các bên trong hợp đồng không có thoả thuận hoặc thoả thuận không rõ về thời hạn giao hàng thì pháp luật buộc phải quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện hợp đồng.
Vấn đề mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá được quy định tại Mục 3 (từ Điều 63 đến Điều 73). Đây là một chế định hoàn toàn mới của Luật Thương mại năm 2005 so với Luật Thương mại năm 1997.
Luật Thương mại đưa ra những quy định mang tính cơ bản nhất đối với hoạt động này để làm cơ sở cho sự phát triển của hoạt động này trong tương lai. Các quy định của mục này đã nêu bật các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, các khuôn khổ pháp lý được ghi nhận trong Luật Thương mại không phải là sự “ép buộc” hình thành nên các thị trường kỳ hạn mà là sự “hỗ trợ bằng hành lang pháp lý” cho sự phát triển và hình thành các thị trường này.
Thứ hai, việc tạo dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không chỉ được xử lý bởi các quy định của Luật Thương mại mà sẽ phải được xử lý đồng bộ với các văn bản qui phạm pháp luật khác.
Thứ ba, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luật Thương mại không quy định một cách chi tiết, cụ thể mọi vấn đề liên quan đến các giao dịch này mà nhiều vấn đề sẽ được Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Thứ tư, Luật Thương mại khuyến khích việc hình thành và phát triển của thị trường kỳ hạn, tuy nhiên, vẫn đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ các hoạt động này.
Thứ năm, Luật Thương mại thừa nhận và khẳng định quyền của thương nhân trong việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
II. ĐÁNH GIÁ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY
Trong khoảng thời gian gần bốn tháng được thực tập tại Công ty, tuy không phải là nhiều song với sự hướng dẫn của thầy giáo cùng với sự giúp đỡ của các cô chú ở Công ty, tạo điều kiện cho em được tìm hiểu khá đầy đủ về Công ty nói chung và về mua bán hàng hoá của Công ty nói riêng. Việc giao kết và thực hiên hợp đồng mua bán hàng hoá của Công ty đã đạt được một số kết quả khả quan, tuy nhiên Công ty vẫn gặp một số tồn tại khó khăn cần khắc phục.
1. Những kết quả đạt được.
Trong những năm gần đây, nắm bắt được thời cơ to lớn khi mà đất nước ta đã thực sự chủ trương mở của nền kinh tế, tăng cường đẩy mạnh nền kinh tế thị trường, Công ty đã tận dụng tốt ưu thế của một doanh nghiệp trẻ để đi đến tìm kiếm được những đối tác làm ăn có ưu tín trên thị trường.
Để tiếp tục phát huy như thế này thì quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá luôn được cán bộ công ty quan tâm chỉ đạo sát xao. Công ty đã thành lập một nhóm chuyên nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề pháp lý của hợp đồng nhằm giữ được thế chủ động và nhạy bén với sự thay đổi các quy định của pháp luật.
Công ty luôn thực hiện đúng các quy định của pháp luật từ khâu đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá. Các nội dung trong hợp đồng đều được thoả thuận một cách chặt chẽ và phù hợp với pháp luật
Chính vì vậy mà trong suốt quá trình hoạt động, Công ty không có một sự tranh chấp nào xảy ra đố với các khách hàng của Công ty tạo lòng tin đối cới khách hàng cũng như đối với cơ quan nhà nước.
Một ưu thế nữa của công ty đó là các cán bộ của Công ty đều còn rất trẻ có sự nhiệt huyết với công việc do đó em tin rằng Công ty sẽ ngày càng tạo được thị phần lớn trên thị trường, tăng trưởng ngày một cao.
2. Những tồn tại, khó khăn của Công ty TNHH Tấn Cường.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một yếu tố không thể tránh khỏi đối với tất cả các doanh nghiệp. Công ty THNN Tấn Cường cũng không phải là một ngoại lệ. Chính vì lẽ đó sự nhanh nhậy, tranh thủ để chớp lấy thời cơ thuận lợi là việc cần thiết, vì thế trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với các đối tác mới luôn gặp những khó khăn như là: không quy định chặt chẽ các nghĩa vụ như thanh toán, bảo đảm chất lượng, những quy định về chủ thể của hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những hợp đồng đó sẽ bị coi là vô hiệu và Công ty phải chịu thiệt thòi, tuy nhiên rất may đối vớí công ty là những hợp đồng đó không bị cơ quan nhà nước và khách hàng phát hiện ra thiếu sót.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng của Công ty thì vấn đề nợ quá hạn cũng cần phải xem xét lại. Công ty có quy mô vốn không nhiều, nếu để tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn sẽ là một thiệt thòi vô cùng to lớn.
Chúng ta đều thấy rằng các hợp đồng mua bán hàng hoá của công ty đều không có quy định rõ ràng về việc chuyển giao quyền sở hữu, chuyển giao rủi ro. Hai vấn đề này có ý nghĩa rất lớn trong thực hiên hợp đồng, nó ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng vì lẽ đó các hợp đồng mua bán hàng hoá sau này của Công ty cần đưa vào và quy định rõ ràng hai thoả thuận trên
Qua quá trình thực tập tại công ty, em thấy rằng Công ty đã và đang triển khai thực hiện kế hoạch xây dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000, Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công việc này bởi nó sẽ tạo ra ưu thế rất lớn về uy tín của công ty cũng như các sản phẩm của Công ty sản xuất ra. Nhờ đó công ty chắc chắn sẽ kí kết được nhiều hợp đồng mua bán hàng hoá hơn nũa, Với những đối tác có tiềm năng hơn.
III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước
Pháp luật về mua bán hàng hoá nói chung và về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng theo luật Thương mại 2005 đã thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng như các doanh nhgiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên hiệu lực của luật Thương mại 2005 tính đến thời điểm này mới chỉ là hơn một năm. Ưu điểm của nó so với luật Thương mại 1997 như đã nói ở các phần trước là quá rõ, tuy nhiên những nhược điểm của nó đến thời điểm này cần được khắc phục, ví dụ vấn đề xác định vi phạm đến mức nào được coi là vi phạm cơ bản. Mong rằng các cơ quan có thẩm quyền trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật này sẽ sáng suốt và nhạy bén để các quy định của luật Thương mại 2005 thực sự đi vào cuộc sống và là hành lang pháp lý hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
2.Kiến nghị đối với Công ty.
2.1.Đối với cán bộ công nhân viên của Công ty
Trong sự phức tạp và đầy những thử thách của nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng cho các cán bộ kinh doanh là thật sự cần thiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có khi giao kết và thực hiên hợp đồng. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên của mình được tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá.
2.2 Đối với vấn đề căn cứ giao kết hợp đồng.
Khi Luật Thương mại năm 2005 bắt đầu có hiệu từ ngày 01-01-2006, thì trong giai đoạn hiên nay, nếu Công ty thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với khách hàng thì cần phải căn cứ vào Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thương mại 2005. Tránh trường hợp Công ty vẫn quen theo việc căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, nếu làm vậy thì hợp đồng giao kết sẽ không có hiệu lực.
2.3. Vấn đề chủ thể giao kết hợp đồng.
Trước khi thực hiện việc giao kết hợp đồng Công ty cần tìm hiểu tính chất chủ thể của khách hàng. Nếu thấy khách hàng không đủ tư cách chủ thể để giao kết hợp đồng thì Công ty phải dừng ngay việc giao kết để tiếp tục xác minh. Khi bên khách hàng có đủ giấy tờ xác minh tư cách chủ thể mới tiến hành giao kết
2.4 Đối với hình thức và nội dung của hợp đồng
Theo luật Thương mại 2005 hình thức của hợp đồng khá đa dạng có thể bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên ở Công ty, hình thức kí kết chủ yếu là bằng văn bản, Công ty có thời gian để chuẩn bị các thủ tục. Hợp đồng mua bán hàng hoá ở Công ty có giá trị tương đối lớn do đó hình thức giao kết hợp đồng bằng văn bản là rất đúng, Công ty không nên thực hiện giao kết hợp đồng bằng lời nói
Các nội dung trong hợp đồng của Công ty cần quy định chi tiết và chặt chẽ về vấn đề thanh toán, chuyển rủi ro, chuyển quyền sở hữu và vấn đề giải quyết tranh chấp. Hiện tại Công ty không có vụ tranh chấp nào xảy ra về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, tuy nhiên việc quy định chi tiết và chặt chẽ các vấn đề trên là hoàn toàn không thừa. Nó sẽ giúp Công ty yên tâm hơn trong thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và có thể tự bảo vệ mình trước pháp luật.
KẾT LUẬN
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường và một thời gian ngắn được tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Tấn Cường về hợp đồng mua bán hàng hoá đã cho chúng ta thấy rằng việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại nước ta nói chung cũng như tại Công ty TNHH Tấn Cường nói riêng còn nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết một cách triệt để. Với trình độ hiểu biết của mình còn hạn chế và còn chưa được trải nghiệm thực tế nhiều nên bài viết của em chắc chắn còn có nhiều thiếu sót do đó em mong thầy sẽ xem xét và chỉnh sửa để chuyên đề của em thực sự hoàn thiện và có ý nghĩa trong thực tiễn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của ban lãnh đạo Công ty TNHH Tấn Cường, cô Nguyễn Thuý Hinh- PGĐ Công ty, cô Dương Thu Thuỷ- Trưởng phòng Kinh doanh Công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của PGS-TS Trần Văn Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Sinh viên: Nguyễn Đức Đạt
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Bộ Luật dân sự nước CHXHCN VIỆT NAM 2005
2. Luật Thương mại VN 10/5/1997
3. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 25/9/1989
4. Nghị định số 17 - HĐBT 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế .
5. Quyết định sô 18 -HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh .
6. Luật Thương mại 2005
7. Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịnh vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện .
8. Quy định số 158/2006/NĐ-CP ngày 18/12 /2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hành hoá qua sở giao dịch hàng hoá
9. Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
10. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP 15/01/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh trọng tài thương mại
B. CÁC TÀI LIỆU KHÁC.
1. Thạc sĩ Luật học Đặng Văn Được: Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại -NXB: lao động xã hội - HN 2006
2. Thạc sĩ Nguyễn Khánh Ly : 236 câu hỏi và giải đáp về pháp luật về Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành - NXB: Lao động Xã hội - HN 2006
3. Thạc sĩ Luật học : Bùi Thị Khuyên , luật gia Phạm Văn Phấn - Phạm Thị Thuỳ Dương : Hợp đồng Kinh tế trong kinh doanh - NXB:Lao Động Xã Hội; HN- 2004
4. Công ty luật hợp danh Việt Nam, Luật sư Phan Thông Anh: Những sửa đổi cơ bản của Luật Thương mại 2005; Nhà xuất bản: Thống kê- HN- 2005
5. Tiến sĩ Nguyễn Hợp Toàn : Giáo trình pháp luật kinh tế Nhà xuất bản: Thống kê; HN - 2005
6. Đề cương giới thiệu luật thương mại 2005
7. Tạp chí Luật học các số : 3,5,7,9,10,11,12/2006; 1,2,3/2007
8. Một số tài liệu tại Công ty TNHH Tấn Cường.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO LUẬT THƯƠNG MẠI 2005. 2
I. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ 2
1. Quá trình phát triển của các quy định pháp luật về mua bán
hàng hoá. 2
1.1. Giai đoạn trước những năm 1990. 2
1.2. Giai đoạn từ năm 1990 đến 1997. 3
1.3. Giai đoạn từ năm 1997 đến 2005. 5
1.4. Giai đoạn từ 2005 đến nay. 5
2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng mua bán hoá. 6
2.1. Khái niệm, đặc điểm 6
2.2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hoá. 7
3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá. 9
II. CHẾ ĐỘ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 12
1. Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá. 12
1.1. Chủ thể là thương nhân. 12
1.2. Chủ thể không phải là thương nhân. 15
2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá. 15
3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá. 18
4. Thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá. 20
4.1. Đề nghị giao kết hợp đồng. 20
4.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. 21
III. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 22
1. Giao nhận hàng hoá. 22
2. Chất lượng hàng hoá. 25
3. Thanh toán. 26
4. Chế tài áp dụng đối với vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá. 27
4.1. Các loại chế tài trong thương mại 27
4.2. Áp dụng các chế tài 28
CHƯƠNG II:THỰC TIẾN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG 32
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG 32
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty 32
2.Các thông tin cơ bản về Công ty 34
3.Tư cách pháp lý của công ty. 38
4.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 39
II. THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 41
1. Tổng quan về các khách hàng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty trong những năm gần đây. 41
1.1. Các khách hàng mua bán bao bì Carton 41
1.2. Các khách hàng cung cấp giấy 42
2. Căn cứ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty 43
3. Chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa 43
4. Nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa 44
5. Hình thức, trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 46
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TẤN CƯỜNG. 60
1. Thực hiện điều khoản về số lượng. 60
2. Thực hiện điều khoản về chất lượng. 60
3. Thực hiện điều khoản về giao nhận hàng hoá. 61
4. Thực hiện điều khoản về thanh toán. 63
5. Chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoá 64
5.1 Hợp đồng đã hoàn thành. 64
5.2 Theo thoả thuận của các bên 65
5.3 Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện 65
CHƯƠNG III:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA GIAO KẾT VÀ THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY THNN TẤN CƯỜNG 67
I.MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN. 67
1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại năm 1997. 67
2. Các sửa đổi của Luật Thương mại 2005 về mua bán hàng hoá. 70
II. ĐÁNH GIÁ VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY. 76
1.Những kết quả đạt được. 77
2. Những tồn tại, khó khăn của Công ty. 77
III. MỘT SỐ Ý KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA. 79
1.Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước 79
2.Kiến nghị đối với Công ty 79
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31997.doc