Lời mở đầu
Trong thời kỳ hiện nay, hội nhập kinh tế thế giới là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của các nước cũng như Việt Nam. Mục tiêu cụ thể và thực tiễn của việc mở cửa và hội nhập chính là thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tìm kiếm thị trường xuất khẩu hàng hoá. Hoa Kỳ, với gần 300 triệu dân , có tổng GDP tới 10000 USD và nền kinh tế phát triển nhất thế giới, không chỉ có nguồn vốn và công nghệ, mà còn là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Chính điều này được coi là đ
40 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực thi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, những thuận lợi & khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng lực chủ yếu để các nước thiết lập các quan hệ kinh tế thương mại với Hoa Kỳ. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì thị trường Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, việc thiết lập quan hệ kinh tế thương mại với Hoa Kỳ là một việc rất quan trọng.
Một trong những bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là việc hai bên đã cùng đàm phán để đi đến ký kết một Hiệp định thương mại giữa hai bên. Đó là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, hiệp định ký kết ngày 13-7-2000, tại thủ đô Washingtơn. sau thời gian dài đàm phán (1996 – 2000). Vậy sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực, việc thực thi hiệp định đó của hai bên như thế nào? Những cơ hội và thách thức gì đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Mỹ? Những giải pháp để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh là gì? Trong khuôn khổ bài tiểu luận “Thực thi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam” sẽ phần nào giải đáp các câu hỏi đặt ra.
Với những hiểu biết còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ chỉ dẫn của các thầy cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
b. nội dung
Chương I: những vấn đề cơ bản của hiệp định thương mại Việt- Mỹ
I/ Hiệp định thương mại
1.Khái niệm
Hiệp định thương mại là văn bản ngoại giao do hai hay nhiều nước ký kết về những điều kiện để tiến hành các hoạt động thương mại.
2.Phân loại
Hiệp định thương mại gồm có:
-Hiệp định thương mại song phương là hiệp định giữa hai nước, trong đó nêu ra những điều kiện để tiến hành các hoạt động thương mại.
+Nếu cả hai bên là thành viên của WTO và đang đựoc hưởng chế độ không phân biệt đối xử ( chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và chế độ đãi ngộ quốc gia ), mở cửa thị trường và các quyền lợi khác thì hiệp định song phương là một chương trình song phương tạo thuận lợi thương mại và xúc tiến thương mại.
+Nếu một nước không phải thành viên WTO, thông thường hiệp định thương mại song phương đem lại đãi ngộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; tham vấn, giải quyết tranh chấp; các cơ cấu khác cần thiết để bảo đảm cho dòng thương mại được lưu thông thuận lợi và giải quyết các vấn đề được nhanh chóng.
Hiệp định thương mại song phương thường có kiểm điểm định kỳ sự phát triển của thương mại ở cấp độ bộ trưởng hoặc ở cấp độ chuyên viên.
-Hiệp định thương mại đa phương là hiệp định do nhiều nước ký kết về các lĩnh vực hoạt động thương mại mà các bên có nghĩa vụ thực hiện.
Hiệp định thượng mại đa phương nhằm mở rộng và tự do hoá thương mại trong các điều kiện không phân biệt đối xử, rõ ràng và dễ định trước được quy định trong các quyền và nghĩa vụ. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ, tất cả các nước sẽ nâng cao phúc lợi trong các quan hệ thương mại.
Thông thường hiệp định thương mại đa phương có nhiều thành viên đại diện cho các quốc gia tham gia buôn bán ở các mức nhỏ, trung bình và lớn. Quy chế thành viên trong các hiệp định này rộng, nhưng các nước muốn gia nhập thường phải thể hiện được rằng chế độ thương mại của họ phù hợp với mục tiêu của hiệp định và các điều kiện thâm nhập thị trường của họ gần giống như điều kiện của các thành viên khác. Nếu cần thiết họ phải có điều chỉnh.
GATT là hiệp định thương mại đa phương đầu tiên có hiệu lực từ năm1948 và có tính ưu việt. Ngày 1 tháng 1 năm 1995, Tổ chức Thương mại thế giới- WTO ra đời thay thế cho GATT. WTO có nhiều hiệp định thương mại đa phương, trong đó có 4 hiệp định về:
+Hiệp định thương mại hàng hoá. Hiệp định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá vật chất như nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm, trong đó các bên ký kết hiệp định thống nhất các nguyên tắc thực hiện trong quan hệ buôn bán lẫn nhau.
+Hiệp định thương mại dịch vụ. Hiệp định về cung cấp dịch vụ theo các điều kiện thương mại cho người khác thông qua thương mại xuyên biên giới hay thông qua hiện diện thương mại.
+Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đén thương mại. Hiệp định này được đàm phán nhằm giải quyết căng thẳng gia tăng trong thương mại quốc tế nảy sinh từ những tiêu chuẩn khác nhau để bảo hộ và thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và việc thiếu những nguyên tắcđa phương về hàng giả quốc tế. Hiệp định này áp dụng đối với bản quyền và các quyền liên quan, thương hiệu, chỉ dấu địa lý, kiểu dáng công nghiệp, bằng phát minh, sơ đồ mạch tích hợp và việc bảo vệ bí mật thương mại.
+Hiệp định giải quyết tranh chấp đưa ra những giải pháp giải quyết tranh chấp xảy ra giữa chính phủ trong việc thực hiện các quy tắc thương mại hoặc do hành động của một trong những chính phủ liên quan thường là thông qua hoà giải giữa các bên, hoặc thông qua nhà hoà giải trung gian.
Trên nguyên tắc chung, các thành viên WTO phải tham gia toàn bộ 4 hiệp đinh trên mà không có sự lựa chọn nào. Tuy nhiên, trông đàm phán các nước thành viên có thể lựa chọn mức độ và thời gian thực hiện cam kết.
-Hiệp định thương mại đa biên là hiệp định do nhiều nước ký kết về các lĩnh vực hoạt động thương mại. Trong cam kết, các thành viên được quyền lựa chọn một trong số lĩnh vực nêu ra, mà không cần có nghĩa vụ thực hiện tất cả.
Trước đây, WTO đưa ra 4 hiệp định thương mại có tính chất ngoại lệ như:
+Hiệp định về mua sắm của chính phủ. Hiệp định này áp dụng đối với hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ và xây dựng của chính phủ trung ương, chính quyền bang hoặc tỉnh và những ngành phục vụ công cộng trên một quy mô nhất định.
+Hiệp định sản xuất máy bay.
+Hiệp định sản phẩm thịt.
+Hiệp định sản phẩm sữa.
Hiện nay, hai hiệp định sản phẩm thịt và sản phẩm sữa có ít nước tham gia nên chỉ còn hai hiệp định có tính chất ngoại lệ là hiệp định về mua sắm của chính phủ và hiệp định sản xuất máy bay. Các nước thành viên WTO tham gia hiệp định đa biên về mua sắm của chính phủ là các nước phát triển. Hiện có 144 nước thành viên WTO, song chỉ có hơn 20 nước tham gia hiệp định này.
-Hiệp định thương mại tự do là hiệp định ký kết giữa hai hay nhiều nước, trong đó các nước dành cho nhau những ưu đãi về tiếp cân thị trường, thường gọi là thương mại tự do. Trên thực tế, các hiệp định thương mại tự do có xu hướng cho phép tất cả các loại miễn trừ đối với các sản phẩm nhạy cảm. Trong một số trường hợp, thương mại tự do chỉ là một mục tiêu lâu dài, hoặc nó thể hiện một dạng tự do hoá thương mại có quản lý.
II/ Hiệp định thương mại Việt-Mỹ
1 . Cơ sở và quá trình đàm phán của việc ký kết Hiệp định thương mại
1.1.Cơ sở của việc ký kết HĐTM
Mở cửa đất nước và hội nhập quốc tế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách và công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể và thực tiễn của việc mở cửa chính là thu hút đầu tư nước ngoài và tìm kiếm thị trường để xuất khẩu hàng hoá. Hoa Kỳ, với gần 300 triệu dân, có tổng GDP tới 10.000 tỷ USD và nền kinh tế phát triển nhất thế giới, không chỉ có nguồn vốn và công nghệ, mà còn là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Chính đIều này được coi là động lực chủ yếu để các nước thiết lập các quan hệ kinh tế và thương mại với Hoa Kỳ
Trên thế giới, do sự phát triển không đồng đều và sự khác biệt về thể chế văn hoá cũng như quan điểm khác nhau về bảo hộ lợi ích chủ quyền quốc gia, mỗi nước đều tìm cách xây dựng các hàng rào mang tính thể chế, hành chính hoặc pháp lý để bảo vệ mình. Một số nước, đặc biệt là các nước lớn, còn thông qua các biện pháp để tác động lên quan hệ thương mại toàn cầu nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị nhất định. Đó cũng là trường hợp Hoa Kỳ. Trong suốt quá trình lịch sử cho tới nay, các nước thực hiện các quan hệ buôn bán với nhau nói chung và giao thương với Hoa Kỳ nói riêng dựa trên 3 cơ chế: thông qua WTO, nếu cả hai bên đều là quốc gia thành viên; các tổ chức hợp tác khu vực (ví dụ NAFTA); hoặc các hiệp định thương mại song phương. Tuy nhiên, vì hiện nay WTO là tổ chức thương mại lớn nhất (với 144 thành viên) có vai trò chi phối thương mại toàn cầu, nên các nước, dù là thành viên hay không, thường lấy các quy định của tổ chức này làm chuẩn mực hoặc căn cứ cho các thoả thuận của mình. Trong trường hợp không tồn tại cả 3 cơ chế trên, các nước vẫn có thể có các quan hệ thương mại với nhau, hoàn toàn căn cứ vào luật quốc gia của mình, và do vậy, thường gặp nhiều cản trở, khó khăn.
Xác định vai trò quan trọng của thị trường Hoa Kỳ như là một thực tế khách quan đối với sự phát triển của mình, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đặt ưu tiên hàng đầu trong thương mại quốc tế là phát triển quan hệ thương mại bình thường và chính thống với Hoa Kỳ. Trong trường hợp chưa gia nhập WTO, cơ chế để xây dựng và phát triển các quan hệ này chủ yếu là ký kết các hiệp định thương mại song phương.
Như trên đã nói, các quan hệ kinh tế và thương mại Việt nam – Hoa Kỳ đã tồn tại nhiều năm trước khi có hiệp dịnh thương mại song phương. Phía Việt Nam, với chích sách và pháp luật liên quan đến đầu tư nhập khẩu, tài chính và thanh toán quốc tế, không hề có sự cản trở mang tính phân biệt đối xử nào đối với các tổ chức và công dân Hoa Kỳ (so với tổ chức và công dân của các quốc gia khác). Ngược lại, phía Hoa Kỳ, trên cơ sở của pháp luật quốc gia, đã áp dụng các chính sách hạn chế và phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại đối với Việt Nam dựa trên hai tiêu chí, đó là: Việt Nam là quốc gia chưa có quan hệ song phương được thể chế hoá với Hoa Kỳ và Việt Nam là quốc gia đang chuyển đổi. Với tiêu chí thứ nhất, mặc dù Hoa Kỳ theo nguyên tắc thương mại tự do và về cơ bản không áp dụng hàng rào phi thuế quan, nhưng nước này áp dụng thuế suất rất cao đối với hàng hoá việt Nam, khiến hàng hoá Việt nam mất ý nghĩa thương mại vì không còn khả năng cạnh tranh. Với tiêu chí thứ 2, Hoa kỳ áp dụng tu chính án Jackson-Vanik, hàng năm xem xét các vấn đề về tự do thương mại, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam để quyết định áp dụng quy chế quan hệ thương mại với Việt Nam.
Như vậy, với việc ký kết HĐTM song phương, ngoài việc thể hiện thiện chí và cam kết xây dựng các quan hệ thân thiện, hợp tác toàn diện, lâu dài, ngoài các mục tiêu và lợi ích khác nhau mà mỗi bên sẽ đạt được, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tìm được giải pháp thích hợp để giải quyết trở ngại về hàng rào thuế quan. Đối với Việt Nam, đó là sự mở cửa vào thị trường rộng lớn của Hoa Kỳ. Trở ngại thứ 2, tức vấn đề quy chế quan hệ thương mạI bình thườngvĩnh viễn đối với Việt Nam, về nguyên tắc chỉ có thể được giải quyết sau khi Việt Nam đàm phán thành công với Hoa Kỳ về Việc gia nhập WTO.
1.2. Quá trình đàm phán
Hai năm sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ thoả thuận đẩy mạnh quan hệ thương mại và đàm phán cho một hiệp định thương mại vào tháng 10-1995. Trở ngại lớn nhất cho thương mại giữa hai quốc gia là tình trạng lạc hậu của hệ thống luật thương mại Việt Nam., hiện vẫn chưa tiếp cận được với luật lệ thương mại quốc tế, đặc biệt là những thoả thuận thương mại đa phương và luật lệ thượng mại của WTO. Một phái đoàn liên bộ Hoa Kỳ, đã trao cho Việt Nam bản tóm lược về những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tháng 7- 1996, phía Việt Nam cũng truyền đạt với phía Hoa Kỳ năm nguyên tắc cơ bản của quá trình bình thường háo quan hệ kinh tế – thương mại và chương trình đàm phán.
Trên thực tế, quá trình đàm phán đã trải qua chín vòng và kéo dài 3 năm liền:
Vòng 1: từ ngày 21-9 đến 26-9-1996 tại Hà Nội
Vòng 2: từ ngày 9-12 đến 11-12-1996 tại Hà Nội
Vòng 3: từ ngày 12-4 đến 17-4-1997 tại Hà Nội
Vòng 4: từ ngày 6-10 đến 11-10-1997 tại Washington
Vòng 5: từ ngày 16-5 đến 22-5-1998 tại Hà Nội
Vòng 6: từ ngày 15-9 đến 22-9-1998 tại Hà Nội
Vòng 7: từ ngày 15-3 đến 19-3-1999 tại Hà Nội
Vòng 8: từ ngày 14-6 đến18-6-1999 tại Washington
Vòng 9: từ ngày 28-8 đến 2-9-1999 tại Wahington
Quá trình đàm phán khá gay go, trải qua nhiều thăng trầm và trên thực tế ngoài chín vòng đàm phán chính thức còn nhiều cuộc tiếp xúc không chính thức của hai bên. Cuối cùng, ngày 13-7-2000, tại Washington, bản hiệp định đã được ký kết giữa Bộ trưởng Thương mại Việt Nam, ông Vũ Khoan, và đại diện thương mại Hoa Kỳ, bà Charlene Barshefsky. Hiệp định này đã được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 18-10-2001 và được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 7-12-2001 và có hiệu lực từ ngày 10-12-2001.
HĐTM Việt Nam – Hoa Kỳ là một văn bản cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam vì:
+ Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế và thương mại lớn nhất thế giới: Hoa Kỳ chiếm gần 50% sản lượng công nghiệp, gần 205 trị giá xuất nhập khẩu của thế giới, mỗi năm Hoa Kỳ xuất khẩu gần 900 tỷ USD, nhập khẩu 1300 tỷ USD, năm 2001 GDP của nước Mỹ lên đến gần 10.000 tỷ USD (số liệu WTO công bố năm 2002) cho nên ký kết hiệp định với Hoa Kỳ mở ra thị trường thuận lợi có dung lượng lớn, cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
+ Hoa Kỳ có vai trò nòng cốt, chi phối sự hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế như IMF, WTO, WB, ADB… cho nên ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổ chức quốc tế với nền kinh tế của Việt Nam và giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước ta với khu vực và thế giới.
+ HĐTM Việt – Mỹ được soạn thảo dựa vào các tiêu chuẩn nội dung của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giành cho các nước kém phát triển, cho nên ký được HĐTM với Mỹ là một bước tiến quan trọng giúp Việt Nam sớm gia nhập tổ chức WTO.
+ Dưới sự ảnh hưởng của HĐTM Việt – Mỹ có hiệu lực (11-12-2002) thuế nhập khẩu hàng hoá Việt Nam vào Mỹ giảm từ 30-40% tạo điều kiện nâng cao tính cạnh tranh về giá cả cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường này.
+ Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn hơn vì: tính bình đẳng, rõ ràng, không phân biệt đối xử và hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam đưa vào thị trường Mỹ cũng được hưởng quy chế tối huệ quốc.
2. Các nguyên tắc đàm phán và ký kết HĐTM Viêt- Mỹ:
Theo tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, xây dựng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ thể hiện trong Hiệp định dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản:
Tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước, bình đẳng cùng có lợi.
Việc Hoa Kỳ và Việt Nam dành cho nhau quy chế đãi ngộ tối huệ quốc không phải chỉ đem lại lợi ích cho phía Việt Nam mà còn cả phía Hoa Kỳ, cho các công ty Hoa Kỳ.
Việt Nam tôn trọng các lụât lệ tập quán quốc tế, sẽ từng bước điều chỉnh, bổ xung các luật lệ, cơ chế của mình theo hướng đó, phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam.
Việt Nam chấp nhận tuân thủ các quy định của Hiệp định về thương mại và thuế quan/ Tổ chức thương mại Thế giới GATT/WTO, nhưng sẽ thực hiện từng bước cho phù hợp với sự phát triểncủa nền kinh tế có vận dụng những ngoại lệ dành cho một nước đang phát triển có thu nhập thấp.
Việt Nam là nước đang phát triển, đang chuyển đổi nền kinh tế, do đó có quyền được hưởng sự hỗ trợ của các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ. Những nội dung mà Hoa Kỳ không đặt ra với các nước khác thì không được đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng.
3.Nội dung cơ bản của HĐTM Việt- Mỹ
3.1. Kết cấu của hiệp định
HĐTM Việt – Mỹ là một hiệp định đồ sộ nhất và kết cấu gồm phần Mở đầu (preamblue), 7 chương, 72 điều và nhiều phụ lục.
Trong phần Mở đầu, hai chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ thể hiện quyết tâm và xác định những nhân tố quan trọng và cần thiết cho việc thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại đôi bên cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, đồng thời tin tưởng Hiệp định sẽ phục vụ cho điều kiện ưu đãi mà các nguyên tắc của WTO quy định đối với những quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng thể hiện mong muốn hỗ trợ Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
Nội dung HĐTM Việt – Mỹ là:
Chương I: Thương mại hàng hoá.
Gồm 9 điều khoản và kèm theo các Phụ lục A, B, C, D, E.
Chương II: Quyền sở hữu trí tuệ.
Gồm 18 điều khoản.
Chương III: Thương mại dịch vụ.
Gồm 11 điều khoản và kèm theo các phụ lục F, G.
Chương IV: Phát triển quan hệ đầu tư.
Gồm 15 điều khoản và kèm theo các phụ lục H, I, các văn bản bổ xung.
Chương V: Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh.
Chỉ bao gồm 3 điều khoản.
Chương VI: Các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện.
Bao gồm 8 điều khoản.
Chương VII: Những điều khoản chung.
Bao gồm 8 điều khoản.
3.2.Nội dung cơ bản của hiệp định
3.2.1.Chương thương mại hàng hoá
a/ Kết cấu của chương:
Điều 1: Quy chế tối huệ quốc (quan hệ thương mại bình thường).
Điều 2: Nguyên tắc đối xử quốc gia.
Điều 3: Những nghĩa vụ chung về thương mại.
Điều 4: Mở rộng và thúc đẩy thương mại.
Điều 5: Văn phòng thương mại chính phủ.
Điều 6: Hành động khẩn cấp đối với nhập khẩu.
Điều 7: Tranh chấp thương mại.
Điều 8: Thương mại nhà nước.
Điều 9: Định nghĩa.
Ngoài ra muốn nắm bắt chính xác cụ thể các nội dung của chương này, khuyến cáo phải đọc các phụ lục A, B, C, D, E.
b/ Các nguyên tắc thiết lập quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ:
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ theo tinh thần của Hiệp định được thiết lập trên 2 nguyên tắc:
*Nguyên tắc quan hệ buôn bán bình thường – Quy chế tối huệ quốc (MFN). Giải thích về nguyên tắc này ở khoản 1 điều 1 chương 1 nêu rõ: “Mỗi bên dành ngay lập tức vô điều kiện cho hàng hoá có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho hàng hoá tương tự có xuất xứ tại hoặc được xuất khẩu từ lãnh thổ của bất cứ nước thứ 3 nào khác trong tất cả các vấn đề có liên quan tới:
Mọi loại thuế và phí đánh vào hoặc có liên quan đến việc nhập khẩu hay xuất khẩu, bao gồm cả các phương pháp tính các loại thuế quan .
Phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu, và việc chuyển tiền quốc tế của các khoản thanh toán đó;
Những quy định và thủ tục liên quan đến xuất nhập khẩu, kể cả những quy định về hoàn tất thủ tục hải quan, quá cảnh, lưu kho và chuyển tải.
Mọi loại thuế và phí khác trong nước đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào hàng nhập khẩu;
Luật, quy định và các yêu cầu khác có ảnh hưởng đến việc bán, chào hàng, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá trong thị trường nội địa.
Việc áp dụng các hạn chế định lượng và cấp giấy phép
*Nguyên tắc đối xử quốc gia: là nguyên tắc nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho hàng hoá xuất nhập khẩu so vớia hàng hoá sản xuất trong nước. Nguyên tắc này được giải thích ở điều 2 chương 1 của hiệp định thương mại Việt – Mỹ như sau:
ỹ Mỗi bên Việt Nam và Mỹ, không bên nào được trực tiếp hoặc gián tiếp dùng các loại thuế và phí nội địa đánh vào sản xuất nhập khẩu từ bên kia cao hơn so với mức thuế và phí mà sản phẩm nội địa phải chịu.
ỹ Hàng nhập khẩu có xuất xứ từ đối tác phải được đối xử tương tự như hàng hoá nội địa về luật điều tiết, các quy định, các yêu càu khác có ảnh hưởng đến việc buôn bán, chào hàng, mua hàng, vận tải và phân phối hàng hoá, lưu kho và sử dụng hàng.
ỹ Bên phía Việt Nam cũng như bên phía Hoa Kỳ không được soạn thảo thêm những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng riêng đối với hàng nhập khẩu từ đối tác, nhằm tạo ra trở ngại cho hoạt động nhập khẩu nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, vì điều này sẽ làm cho hàng nhập khẩu khó cạnh tranh hơn.
ỹViệc xây dựng những hàng rào về kỹ thuật: tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường, chất lượng sản phẩm…quy định với hàng nhập khẩu phải phù hợp với những quy định của tổ chức WTO và các quy định này không mang tính chất hạn chế thương mại, không quy định cao hơn cho sản phẩm nội địa.
c/ Những nội dung cơ bản của chương I
* Ngay lập tức, vô điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức phân phối hàng hoá trên thị trường Mỹ và hàng hoá có xuất xứ từ Việt Nam đưa vào Mỹ được hưởng quy chế tối huệ quốc.
* Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu.
* Theo lộ trình thời gian chính phủ Việt Nam cam kết bãi bỏ những hàng rào thuế quan gây trở ngại cho hoạt động xuất khâủ, nhập khẩu như: hạn ngạch, giấy phép…
* Nhà nước Việt Nam áp dụng các biện pháp giảm bớt sự độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của khu vực thương mại nhà nước. Trừ một số doanh nghiệp nhà nước ngành phi lợi nhuận, thì các doanh nghiệp nhà nước khác phải hoạt động theo cơ chế thị trường.
3.1.2.Chương Quyền sở hữu trí tuệ:
Đây là hiệp định thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam, đưa Quyền sở hữu trí tuệ thành 1 chương riêng với 18 điều khoản giải thích. Nội dung chính của chương này như sau:
a/ Việc thực thi Quyền sở hữu trí tuệ đặt trên nguyên tắc Đối xử quốc gia:
“Mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho công dân c/a mình trong việc xác lập bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các Quyên sở hữu trí tuệ và mọi lợi có từ Quyền đó”
b/ Đối tượng bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ
Có 8 đối tượng bảo được bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ:
1. Quyền tác giả và quyền liên quan
2. Bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá.
3. Nhãn hiệu hàng hoá.
4. Sáng chế.
5. Thiết kế bố trí mạch tích hợp.
6. Thông tin bí mật (bí mật thương mại).
7. Kiểu dáng công nghiệp.
8. Các loại giống thực vật.
c/ Lộ trình thực hiện Quyền sở hữu trí tuệ
Hầu hết các đối tượng được bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ đều có lộ trình thực hiện trong bảng sau:
Lộ trình thực thi Quyền sở hữu trí tuệ theo tinh thần của hiệp định thương mại Việt – Mỹ
(kể từ ngày hiệp định có hiệu lực)
Đối tượng được bảo hộ
Thời gian thực thi
1. Quyền tác giả và quyền có liên quan
18 tháng
2. Bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã mã hóa
30 tháng
3. Nhãn hiệu hàng hóa
12 tháng
4. Sáng chế
12 tháng
5. Thiết kế bố trí mạch tích hợp
24 tháng
6.Bí mật thương mại (bí mật thông tin)
18 tháng
7. Kiểu dáng công nghiệp
24 tháng
8. Các loại giống thực vật
Theo Công ước UPOV 1991
Thời hạn bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ
Đối tượng bảo hộ
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Quy định TRIPS của WTO
1. Quyền tác giả về tác phẩm nghệ thuật
Không ít hơn 30 năm kể từ khi công bố hợp pháp.
Không ít hơn 100 năm kể từ khi sáng tạo ra tác phẩm
Không dưới 50 năm kể từ công bố hợp pháp.
50 năm kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo.
2. Người biểu diễn và người sản xuất bản ghi âm
Không quy định cụ thể thời hạn bảo hộ
Tối thiểu 50 năm kể từ ngày ghi âm hoặc từ buổi biểu diễn.
Tối thiểu 20 năm kể từ ngày chương trình phát thanh, truyền hình thực hiện.
3. Thương hiệu hàng hoá
Không dưới 10 năm, được gia hạn thêm không hạn chế số lần, mỗi lần 10 năm.
Không dưới 7 năm, sau đó có thể gia hạn thêm.
4. Kiểu dáng công nghiệp
ít nhất 10 năm
ít nhất 10 năm
5. Bằng sáng chế
ít nhất 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
ít nhất 20 năm kể từ ngày nộp đơn.
6. Thiết kế bố trí mạch tích hợp
ít nhất 10 năm kể từ khi đăng ký
3.1.3.Chương Thương mại dịch vụ
Đây là Hiệp định song phương ta đưa riêng chương thương mại dịch vụ một cách độc lập.
Có thể nói lần đầu tiên trong một Hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã ký với các nước, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có quy định về vấn đề thương mại dịch vụ thành một chương riêng.
Chương thương mại dịch vụ của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chứa đựng 11 điều khoản và kèm theo phụ lục F và G để giải thích và cụ thể hoá nội địa thương mại dịch vụ giữa 2 nước.
a/ Khái niệm về thương mại dịch vụ:
Điều 1 chương 3 của hiệp định có nêu rõ khái niệm về hoạt động thương mại dịch vụ như sau:
Hoạt động thương mại dịch vụ là việc cung cấp một trong bất cứ lĩnh vực nào có liên quan đến thương mại:
* Từ lãnh thổ của một Bên vào lãnh thổ của Bên kia;
* Tại lãnh thổ của một Bên cho người sử dụng dịch vụ của Bên kia;
* Bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên, thông qua sự hiện diện thương mại tại lãnh thổ của Bên kia;
* Bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một Bên, thông qua sự hiện diện của các thể nhân của một Bên tại lãnh thổ của Bên kia;
Lưu ý:
+ Các loại dịch vụ khi thi hành thẩm quyền của chính phủ không được xem là dịch vụ thương mại vì các loại dịch vụ này không thực hiện trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp.
+ Bên này hoặc Bên kia được hiểu là Bên phía Việt Nam hoặc Hoa Kỳ.
b/ Nguyên tắc phát triển hoạt động thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ;
Quan hệ song phương Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ được thiêt lập trên 2 nguyên tắc:
+ Tối huệ quốc.
+ Đối xử quốc gia.
Điều 2 chương 3 của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ nêu rõ:
Hoạt động thương mại dịch vụ của Bên này được thực hiện trên lãnh thổ của Bên kia dựa trên nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, cụ thể là “Mỗi Bên dành ngay lập tức và vô điều kiện cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà Bên đó dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự ở bất kỳ nước nào khác”
Tại điều 7 chương 3 của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có nêu rõ:
Trong hoạt động thương mại dịch vụ của Bên này trên lãnh thổ của Bên kia phải được đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc đối xử quốc gia (trừ các lĩnh vực dịch vụ nêu trong lộ trình cam kết ở Phụ lục G).
c/ Nội dung chính của Chương thương mại dịch vụ:
* Ngay lập tức và vô điều kiện các doanh nghiệp Việt nam có thể tiến hành kinh doanh các loại dịch vụ ở thị trường Mỹ.
* Theo lộ trình nêu ở trong Phụ lục G chính phủ Việt nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ cho các hoạt động dịch vụ của các công dân và công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam hoạt động trên nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT.
3.1.4..Chương phát triển đầu tư:
Chương này gồm 15 điều.
Các nguyên tắc xác định quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ:
Tại điều 2 chương 4 của Hiệp định có nêu rõ:
Quan hệ đầu tư giữa 2 bên Hoa Kỳ và Việt Nam về cơ bản được thiết lập dựa trên 2 nguyên tắc: đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc.
* Nguyên tắc “đối xử quốc gia” trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành, bán hoặc định đoạt đầu tư bằng các cách khác, mỗi Bên dành cho Bên khi họ hoạt động đầu tư trên đất nước mình sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu tư của công dân hoặc công ty của nước mình.
* Nguyên tắc “đối xử tối huệ quốc” trong hoạt động đầu tư được hiểu là các khoản đầu tư như: việc thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành, bán hoặc định đoạt đầu tư bằng các cách khác mỗi Bên dành cho Bên kia khi họ hoạt động đầu tư trên đất nước mình sự đôí xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các khoản đầu của công dân hoặc công ty của nước thứ 3 trên lãnh thổ của mình.
Chương II: thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp việt nam khi thực thi hiệp định
I/ Thuận lợi
1.Có thể mở rộng thị trường xuất khẩu
Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng gần 1000 triệu USD. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), sau khi Hiệp định Thương mại có hiệu lực, với việc được hưởng các thuế suất thông thường theo nguyên tắc đối xử MFN, con số trên có thể tăng gấp đôi trong năm 2002 và đạt 5 tỷ vào năm 2005. Việc mở cửa thành công thị trường Hoa Kỳ có ý nghĩa đặt biệt quan trọng, vì so với các thị trường chính khác như EU và Nhật Bản, thị trường này có yêu cầu về số lượng lớn, lại có cấp độ chất lượng khác nhau (ít “khó tính” hơn), nên các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để thiết lập các quan hệ bạn hàng lâu dài và ổn định. Kinh nghiệm của hầu hết các nước phát triển, đặc biệt là các “con hổ” ở Châu á như Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, hay Malaixia, đều đi lên và thành công về phát triển kinh tế nhờ xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ.
Khi thâm nhập vào thị trường Mỹ chúng ta có nhiều khả năng và tiếp cận công nghệ hiện dại, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Ngoài ra , với mức thuế xuất nhập khẩu giảm từ 40 – 50% xuống còn 3 – 4%, xuất khẩu Việt Nam sẽ thuận lợi khi sang thị trường lớn nhất thế giới này.
2. Tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là năng lực tồn tại và vươn lên trên thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp về một loại sản phẩm dịch vụ nào đó, nói cách khác, đó là khả năng duy trì (hay tăng trưởng) lợi nhuận và thị phần trong nước và quốc tế đối với một hay nhiều sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được thực thi thì sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp xúc với một thị trường lớn nhất thế giới, ở đó có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực. Và các doanh nghiệp sẽ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm cách hạ giá thành sản phẩm, để có khả năng cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ. Cũng nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ ngày càng lớn mạnh, tạo được uy tín trên thị trường Mỹ cũng như trên thế giới.
3. Cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Cơ hội lớn nhất là thông qua việc thực hiện các cam kết trong hiệp định, Việt Nam có điều kiện hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực. Việc dành cho nhà đầu tư Hoa Kỳ môi trường đầu tư thuận lợi cũng tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút đầu tư từ nước khác.
Hiệp định tạo cơ sở để Việt Nam phát triển một nền kinh tế lành mạnh có cạnh tranh, đòi hỏi của Hiệp định là xoá bỏ các phân biệt đối xử có lợi cho nền kinh tế quốc doanh, và do đó, tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc Mỹ và nước ngoài đầu tư vào các ngành kinh tế trong nước sẽ tao cạnh tranh giảm giá thành do xoá bỏ độc quyền, có lợi cho người tiêu dùng và giúp Việt Nam có cơ hội phát triển, nắm thông tin, mở rộng thị trường ra nước ngoài nhờ đi vào công nghệ thông tin nhanh chóng hơn do giảm giá, cầu tăng. Nó giúp làm trong sạch thị trường tài chính, tín dụng của Việt Nam: đồng thời buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực đầu tư, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tiếp thu công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, đổi mới phương thức quản lý dể tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Hiệp định được thực thi sẽ mở cho Việt Nam một thị trường rộng lớn do thuế nhập khẩu hàng hoá giảm. Thuế nhập khẩu nói chung giảm từ 40 – 60% xuống còn 3%. Ngay lập tức việc giảm thuế có lợi cho ngành sản xuất quần áo, giầy dép. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong những ngành này tăng đáng kể vì các nước có ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0146.doc