Chương 1: Lý luận chung về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở doanh nghiệp sản xuất
1_1. ý nghĩa và sự cần thiết của việc nghiên cứu thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1_1_1. Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh, hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất là tạo ra sản phẩm và tổ chức tiêu thụ thành phẩm của mình trên thị trường. Các sản phẩm của doanh nghiệp có thể là th
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thực tế tổ chức công tác Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở Công ty DMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phẩm, bán thành phẩm, lao vụ,… trong đó thành phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất.
Thành phẩm là những sản phẩm đã hoàn thành tất cả các công đoạn quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thuê ngoài gia công chế biến đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật ,đã được đem bán hoặc nhập kho để bán.
Từ khái niệm trên có thể thấy thành phẩm và sản phẩm có sự khác nhau về phạm vi và giới hạn. Do đó việc xác định đúng đắn thành phẩm trong từng doanh nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Nó phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp về quy mô, trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý.
Thành phẩm được biểu hiện trên 2 mặt: hiện vật và giá trị
Mặt hiện vật được biểu hiện cụ thể ở số lượng, khối lượng và chất lượng của sản phẩm.
- Mặt giá trị chính là giá thành sản xuất của từng thành phẩm nhập kho hay giá vốn của thành phẩm đem bán
Do đó công tác quản lý thành phẩm cần phải thực hiện các yêu cầu sau:
+ Quản lý về mặt số lượng thành phẩm:
Đòi hỏi phải phản ánh, giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập_xuất_ tồn kho, dự trữ thành phẩm, kịp thời phát hiện các trường hợp hàng hoá tồn kho, đọng vốn lâu ngày để có biện pháp xử lý.
+ Quản lý về mặt chất lượng:
Đòi hỏi thành phẩm ngày càng phải hoàn thiện về mặt chất lượng , cải tiến mẫu mã,… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng , tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do vậy, bộ phận kiểm tra chất lượng phải làm tốt nhiệm vụ, có chế độ bảo quản hợp lý đối với từng loại và phù hợp với đặc điểm của chúng.
Bên cạnh đó việc quản lý sự vận động của từng loại thành phẩm về mặt giá trị : giá thành thực tế nhập xuất kho thành phẩm cũng rất quan trọng và đòi hỏi phải chính xác và chặt chẽ.
1_1_2. Tiêu thụ thành phẩm và yêu cầu quản lý việc tiêu thụ thành phẩm
Tiêu thụ thành phẩm là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của “hàng” (thành phẩm) tức là để chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị ( tiền ), là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho người mua, được thanh toán hoặc cam kết thanh toán.
Đối với doanh nghiệp sản xuất , tiêu thụ thành phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, đồng thời thực hiện quá trình tái sản xuất và mở rộng quy mô, hoàn thiện các phương án sản xuất mà doanh nghiệp theo đuổi. Nó còn góp phần tạo thế cạnh tranh và uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Do đó việc quản lý tốt quá trình tiêu thụ thành phẩm sẽ tạo động lực nâng cao số lượng thành phẩm bán ra, tạo cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ đó có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ và điều chỉnh kịp thời.
Để quản lý quá trình tiêu thụ thành phẩm, kế toán phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Nắm bắt được sự vận động của từng loại thành phẩm trong quá trình nhập _xuất _tồn kho trên các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và giá trị .
Nắm bắt, theo dõi chặt chẽ theo từng phương thức bán hàng, thể thức thanh toán , từng loại thành phẩm tiêu thụ và từng khách hàng, đôn đốc thu hồi nhanh tiền bán hàng, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn.
Tính toán và xác định đúng dắn kết quả của từng loại hoạt động và thực hiện nghiêm túc cơ chế phân phối lợi nhuận.
1_1_3. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán đã và đang là công cụ quản lý hữu hiệu trong công tác quản lý. Là một nội dung của kế toán trong doanh nghiệp sản xuất, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm cũng đóng góp một vai trò quan trọng, cần thiết trong công tác quản lý, đặc biệt là quản lý thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý trên, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời và giám đốc chặt chẽ tình hình hiện có, sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hoá trên hai mặt hiện vật và giá trị.
- Theo dõi, phản ánh và giám đốc chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí bán hàng cũng như chi phí và thu nhập của các hoạt động khác .
- Xác định kết quả bán hàng của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp , phản ánh và giám đốc tình hình phân bổ kết quả, đôn đốc thức hiện nghĩa vụ với Nhà nước .
- Cung cấp những thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan . Định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng, thu nhập và phân phối kết quả
1_2. Tổ chức kế toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1_2_1. Kế toán thành phẩm
1_2_1.1 Đánh giá thành phẩm
Là việc xác định giá trị của thành phẩm theo những nguyên tắc nhất định.
Theo quy định phải đánh giá thành phẩm thống nhất giữa các kỳ. Nếu có sự thay đổi, doanh nghiệp phải có giải trình cụ thể về kế toán nhập_ xuất_ tồn kho thành phẩm .
Hiện nay, các doanh nghiệp áp dụng cách đánh giá thành phẩm theo giá thực tế
- Đối với thành phẩm nhập kho :
Tại doanh nghiệp sản xuất thành phẩm được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau như : tự sản xuất , thuê ngoài gia công chế biến . Trong từng trường hợp giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho được xác định phù hợp với từng nguồn nhập:
+ Đối với thành phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất : giá vốn thực tế của thành phẩm nhập kho được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế, bao gồm:
~ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
~ Chi phí nhân công trực tiếp.
~ Chi phí sản xuất chung vói sự phân bổ hợp lý chi phí cố định
+ Đối với thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến: được đánh giá theo giá thành thực tế gia công gồm:
~ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đem gia công.
~ Chi phí thuê ngoài gia công.
~ Chi phí khác liên quan trực tiếp đến thành phẩm thuê gia công như: chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục xuất kho (nguyên vật liệu đem đi gia công), nhập kho thành phẩm đã hoàn thành gia công.
- Đối với thành phẩm xuất kho:
Cũng được phản ánh theo giá thực tế: việc xác định giá thực tế xuất kho có thể áp dụng theo các phương pháp sau:
+ Phương pháp tính theo giá đích danh:
Được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được. Theo phương pháp này, giá thành phẩm xuất kho được căn cứ vào giá thành thực tế thành phẩm nhập kho theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần.
+ Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp này, giá trị của từng loại thành phẩm được tính theo giá trị trung bình của từng loại thành phẩm. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
Nghĩa là: giá thực tế của thành phẩm xuất kho được tính theo đơn giá bình quân gia quyền và sản lượng thành phẩm xuất kho:
Giá thực tế thành phẩm + Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Đơn giá bình quân =
giá quyền số lượng thành phẩm + số lượng thành phẩm
tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Giá thực tế thành phẩm = số lượng thành phẩm x đơn giá bình quân
nhập kho xuất kho gia quyền
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
áp dụng dựa trên giả định là thành phẩm được sản xuất trước thì xuất trước và thành phẩm còn lại cuối kỳ là thành phẩm được sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Nghĩa là: trước tiên cần xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần nhập sau đó căn cứ số lượng xuất tính giá thực tế xuất kho theo nguyên tắc tính theo đơn giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại được tính theo đơn giá các làn nhập sau. Như vậy, giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kỳ chính là giá thực tế của thành phẩm nhập kho thuộc các lần nhập sau cùng.
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO)
áp dụng dựa trên giả định là thành phẩm được sản xuất sau thì xuất trước, thành phẩm còn lại cuối kỳ là thành phẩm được sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị thành phẩm được tính theo giá trị của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của thành phẩm tồn kho được tính theo giá của thành phẩm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Nghĩa là : cần xác định dơn giá thực tế từng lần nhập, khi xuất sẽ căn cứ vào từng số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối, sau đó mới lần lượt đến các lần nhập trước để tính giá thành thực tế xuất kho. Như vậy gí thực tế thành phẩm tồn kho cuối kỳ là giá thực tế tính theo đơn giá các lần nhập đầu kỳ.
1_2_1.2 Yêu cầu của kế toán thành phẩm
Thành phẩm của doanh nghiệp sản xuất thông thường gồm nhiều loại hàng, phẩm cấp, mẫu mã khác nhau. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, kế toán phải tổ chức công tác kế toán thành phẩm một cách khoa học và hợp lý và thực hiện các yêu cầu sau:
- Tổ chức hạch toán thành phẩm theo từng thứ từng loại, từng đơn vị sản xuất theo số lượng, chất lượng giá trị thành phẩm
- Phân công và kết hợp trong việc ghi chép, kế toán thành phẩm giữa phòng kế toán với nhân viên phân xưởng, giữa kế toán thành phẩm với thủ kho, đảm bảo thành phẩm được phản ánh kịp thời, chặt chẽ.
- Kế toán nhập – xuất – tồn kho thành phẩm phải được đánh giá theo giá thành thực tế.
- Sự biến động của thành phẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên phải tổ chức công tác ghi chép ban đâù một cách khoa học và hợp lý để phản ánh được tình hình biến động của thành phẩm một cách chính xác.
1_2_1.3 Chứng từ sử dụng trong nhập, xuất kho thành phẩm
Bao gồm:
Phiếu nhập kho.
Phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Hoá đơn giá trị gia tăng.
Thẻ kho.
Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá
Những chứng từ này là cơ sở pháp lý để hạch toán nhập xuất kho thành phẩm, là cơ sở để kiểm tra tính chính xác của sổ sách kế toán và đảm bảo ghi chép những nội dung cần thiết.
1_2_1.4 Kế toán chi tiết thành phẩm
Là việc hạch toán chi tiết theo từng loại, từng thứ, từng nhóm, từng kho thành phẩm trên cả 2 chỉ tiêu: hiện vật và giá trị. Việc hạch toán chi tiết này được thực hiện ở tại kho và tại phòng kế toán.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp hạch toán chi tiết thành phẩm sau:
- Phương pháp ghi thẻ song song:
+ Nội dung:
\ ở kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình N–X–T kho của từng loại thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng.
\ ở phòng kế toán: Kế toán thành phẩm dùng sổ hoặc thẻ chi tiết thành phẩm để ghi chi tiết theo từng loại chứng từ, theo từng thứ thành phẩm nhập – xuất về lượng và giá trị.
\ quan hệ ghi chép : phải có sự đối chiếu giữa thủ kho và kế toán. Hàng ngày, nhận được các chứng từ nhập _xuất kho thủ kho ghi số lượng vào the kho có liên quan. Định kỳ thủ kho phải tập hợp, phân loại chừng từ nhập - xuất để lập phiếu giao nhận chứng từ đính kém các chứng từ nhập – xuất để gửi cho kế toán thành phẩm.
Kế toán thành phẩm sau khi nhận được các chứng từ do thủ kho chuyển đến kiểm tra và ghi giá trị vào chứng từ ( nếu có) , sau đó ghi vào các thẻ kho chi tiết có liên quan tương tự như thẻ kho.
Cuối mỗi tháng, để đối chiếu số liệu giữa thủ kho và kế toán, kế toán phải lập bảng kê hoặc bảng tổng hợp nhập _xuất _tồn
Sơ đồ 1:
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo
phương pháp thẻ song song
Thẻ kho
Chứng từ nhập Chứng từ xuất
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê tổng hợp nhập _xuất _tồn thành phẩm
+ Nhận xét :
\ Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu
\ Nhược điểm: việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán trùng lắp nhiều chỉ tiêu
\ Phạm vi áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có ít chủng loại nghiệp vụ nhập, xuất ít, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế.
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
+ Nội dung:
\ ở kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép như phương pháp thẻ song song
\ ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển chứng từ để hạch toán thành phẩm cả về số lượng và giá trị. Sổ này mở cho cả năm theo từng kho. Mỗi thành phẩm được theo dõi một dòng trên sổ đối chiếu luân chuyển. Số liệu trên các cột nhập xuất hàng tháng ghi theo số tổng cộng trên cơ sở số liệu đã phản ánh ỏ bảng kê nhập _xuất _tồn trong tháng . Số dư cuối tháng trước là số dư đầu tháng sau. Sổ này vừa dùng để ghi chép tổng số nhập xuất trong tháng của từng loại thành phẩm, vừa là cơ sở để kiểm tra đối chiếu số liệu giữa kho và kế toán.
Sơ đồ 2:
Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp
Sổ đối chiếu luân chuyển
Thẻ kho
Chứng từ nhập Chứng từ xuất
Bảng kê nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Bảng kê xuất
+ Nhận xét:
\ Ưu điểm: việc ghi chép của kế toán đơn giản
\ Nhược điểm: giữa thủ kho và kế toán còn ghi trùng lắp về chỉ tiêu số lượng. Công việc kế toán dồn vào những ngày cuối tháng hạn chế tính kịp thời của thông tin kế toán.
\ Phạm vi áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp không có nhiều nghiệp vụ nhập - xuất, không bố trí riêng nhân viên kế toán thành phẩm.
- Phương pháp sổ số dư :
+ Nội dung:
\ ở kho: thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho nhưng cuối tháng phải ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho sang sổ số dư vào cột số lượng
\ ở phòng kế toán: kế toán mở sổ số dư theo từng kho chung cho cả năm để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn. Từ các bảng kê nhập _xuất kế toán lập bảng luỹ kế nhập, xuất để làm cơ sở lập bảng tổng hợp nhập _xuất _tồn kho theo từng nhóm, từng loại thành phẩm theo chỉ tiêu giá trị.
Cuối tháng ghi nhận sổ số dư do thủ kho gửi lên, kế toán căn cứ vào số tồn kho cuối tháng do thủ kho tính ghi ở sổ số dư và đơn giá hạch toán tính ra giá trị tồn kho để ghi vào cột số tiền trên sổ số dư.
Việc kiểm tra, đối chiếu được căn cứ vào số tiền tồn kho trên sổ số dư, bảng kê nhập_xuất_tồn ( cột số tiền ) và số liệu kế toán tổng hợp.
Sơ đồ 3:
Sơ đồ hạch toán chi tiết theo phương pháp Sổ số dư
Thẻ kho
Chứng từ nhập Chứng từ xuất
Bảng kê nhập Sổ số dư Bảng kê xuất
Bảng luỹ kế nhập Bảng tổng hợp N_X_T Bảng luỹ kế xuất
+ Nhận xét :
\ Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép kế toán, công việc được tiến hành đều trong tháng.
\ Nhược điểm: phương pháp này thường làm cho việc phát hiện sai sót giữa kho và phòng kế toán gặp nhiều khó khăn, kế toán muốn biết tình hình tăng giảm về mặt hiện vật thì phải xem xét thẻ kho.
\ Phạm vi áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng nhiều chủng loại vật tư, kinh doanh nhiều mặt hàng, có nhiều nghiệp vụ nhập, xuất thành phẩm và cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn cao.
1_2_1.5 Kế toán tổng hợp thành phẩm
* Tài khoản sử dụng: gồm TK 155, TK157, TK 632 và các tài khoản liên quan khác
Trong đó:
- TK 155 “ Thành phẩm ”: được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm trong doanh nghiệp.
TK 155
xxx
- Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho
- Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê
- K/c trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (KKĐK)
xxx
- Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho
- Trị giá của thành phẩm thiếu hụt khi kiểm kê
- K/c trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (KKĐK)
- TK 157 “ hàng gửi đi bán ”: được dùng để phản ánh giá trị của hàng hoá, sản phẩm đã gửi hoặc đã chuyển giao cho khách hàng hay nhờ đại lý , ký gửi, trị giá mỗi lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được chấp nhậnh thanh toán. Hàng hoá, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
TK 157
xxx
- Trị giá thành phẩm đã gửi cho khách hàng hoặc gửi đại lý, ký gửi
- K/c cuối kỳ trị giá thành phẩm đã gửi đi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán (KKĐK)
xxx
- Trị giá thành phẩm đã được khách hàng thanh toán hoậc chấp nhận thanh toán
- K/c đầu kỳ trị giá thành phẩm đã gửi đi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán đầu kỳ (KKĐK)
- TK 632 “ giá vốn hàng bán ”: được dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ ( đối với KKTX ), phản ánh giá thành sản xuất hoàn thành ( đối với KKĐK).
TK 632
- Giá vốn của hàng bị trả lại trong kỳ
- K/c giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911
- …
-Giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ
-Khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ đi phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra .
-chi phí NVL, nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ tính vào GVHB của kỳ kế toán
-….
* Phương pháp hạch toán:
Hạch toán tổng hợp thành phẩm có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau: kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ.
Trong đó:
- Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX): là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tốn kho các loại thành phẩm trên các tài khoản và các sổ kế toán tổng hợp khi có các chứng từ nhập, xuất kho.
Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng có giá trị cao.
Hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
Sơ đồ 4:
Kế toán thành phẩm
(theo phương pháp KKTX)
TK 155
TK 154 TK 632
Nhập kho do tự sản xuất, hoặc thuê Xuất bán, trao đổi, biếu tặng,
ngoài gia công chế biến sử dụng nội bộ
TK 338 TK 157
Thành phẩm phát hiện thừa khi Xuất gửi đại lý bán hộ hoặc gửi
kiểm kê hàng cho bên mua theo hợp đồng
TK 228,128
Góp vốn liên doanh
TK 138
Thành phẩm phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK): là phương pháp không theo dõi thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất kho thành phẩm trên các tài khoản và sổ kế toán tổng hợp mà chỉ theo dõi trên các tài khoản giá trị hàng tồn kho đầu kỳ, tồn kho cuối kỳ thông qua việc kiểm kê định kỳ để xác định.
Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm hoặc các doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng có giá trị thấp.
Hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
Sơ đồ 5:
Kế toán thành phẩm
(theo phương pháp KKĐK)
Kết chuyển trị giá thành phẩm
tồn kho cuối kỳ
TK 155 TK 632
Kết chuyển trị giá thành phẩm
tồn kho đầu kỳ
TK 911
TK 631 Kết chuyển trị giá vốn
thành phẩm xuất bán
Thành phẩm nhập kho trao đổi, biếu tặng, sử
dụng nội bộ trong kỳ
1_2_2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm
1_2_2.1 Một số khái niệm liên quan:
- Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Bán hàng: là bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền đã thu hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán.
- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
- Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh tóan.
1_2_2.2 Kế toán doanh thu bán hàng
* Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn tất cả 5 điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ khi giao dịch bán hàng
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
*TK sử dụng:
- TK 511 “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: được dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
TK 511
Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán
-Số thuế TTĐB, thuế XK,thuế GTGT (theo phương pháp trực tiếp) phải nộp tính trên số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được xác định là tiêu thụ trong kỳ
-Trị giá hàng bán bị trả lại k/c CK
-Khoản giảm giá hàng bán k/c CK
-K/c doanh thu thuần vào TK 911
x
x
TK 511 có 4 TK cấp 2, bao gồm:
+ TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”
+ TK 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm”
+ TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
+ TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
- TK 512 “doanh thu nội bộ”: được dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp.
- TK 3331 “thuế GTGT phải nộp”: được dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
- TK 521 “chiết khấu thương mại”:được dùng để phản ánh khoản chết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán hàng.
- TK 531 “hàng hoá bị trả lại”: được dùng để phản ánh trị giá của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kếm phẩm chất,…
- TK 532 “giảm gíá hàng bán”: được dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán.
- TK 3387 “doanh thu chưa thực hiện”: được dùng để phản ánh doanh thu chưa thực hiện được của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
Và một số TK liên quan khác.
* Hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
sơ đồ 5:
Hiện nay, các doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của doanh nghiệp mình sản xuất đến tay người tiêu dùng bằng các phương thức sau:
Phương thức tiêu thụ trực tiếp:
Trong trường hợp này, khách hàng trực tiếp nhận hàng từ doanh nghiệp,
đồng thời thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng.
Khi đó , kế toán doanh nghiệp sẽ hạch toán:
Giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632
Có TK 155
Ghi nhận doanh thu:
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111,112,131 :Tổng giá thanh toán
Có TK 511 :Doanh thu bán hàng (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331:Thuế GTGT phải nộp
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng (giá có thuế GTGT)
Phương thức trao đổi hàng:
Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ dùng thành phẩm do doanh nghiệp
sản xuất để đổi lấy sản phẩm, hàng hoá từ doanh nghiệp khác.
Trị giá hàng xuất kho đưa đi trao đổi
Nợ TK 632
Có TK 155 (đối với đơn vị áp dụng phương pháp KKTX)
Có TK 631 (đối với đơn vị áp dụng phương pháp KKĐK)
Đồng thời ghi
+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
\ Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131 : tổng giá thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311 : thuế GTGT đầu ra
\ hàng nhận trao đổi
Nợ TK 152,156,211,…
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 131
+ Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
\ Ghi nhận doanh thu hàng đem đi đổi:
Nợ TK 131 : tổng giá thanh toán
Có TK 511 : doanh thu (gồm cả thuế GTGT đầu ra)
\ Hàng nhận được do trao đổi:
Nợ TK 152,156,211,… :trị giá hàng nhận được do trao đổi (gồm cả thuế GTGT đầu vào)
Có TK 131
Số đã trả thêm : Nợ TK 131
Có TK 111,112
Số đã thu thêm: hạch toán ngược lại
Phương thức bán hàng đại lý
Đối với đơn vị có hàng nhờ đại lý
- Trường hợp khi xuất hàng cho đơn vị nhận đại lý sử dụng phiếu xuất kho
hàng gửi bán đại lý:
Trị giá hàng gửi bán : Nợ TK 157
Có TK 155
Khi hàng gửi đại lý được tiêu thụ
Giá vốn hàng bán: Nợ TK 632
Có TK 157
Đồng thời ghi
+ Nếu hàng gửi đại lý bán hộ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 641 : Hoa hồng cho đại lý
Nợ TK 111,112,131,…: Tổng giá thanh toán – hoa hồng cho đại lý
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311 : Thuế GTGT đầu ra
+ Nếu hàng gửi đại lý bán hộ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT :
Nợ TK 641 : Hoa hồng cho đại lý
Nợ TK 111,112,131,…: Tổng giá thanh toán – hoa hồng cho đại lý
Có TK 511 : Doanh thu bán hàng
Phương thức trả góp:
Đối với đơn vị áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
- Đối với thành phẩm chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 111,112: số tiền thu ngay
Nợ TK 131: số tiền còn phải thu của người mua
Có TK 511 : doanh thu (giá bán trả 1 lần chưa có thuế GTGT)
Có TK 33311 : thuế GTGT đầu ra
Có TK 3387: lãi trả chậm
- Đối với thành phẩm chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặ không chịu thuế GTGT
Nợ TK 111,112,131 : tổng giá thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng (giá bán trả 1 lần)
Có TK 3387 : lãi trả chậm
Và một số phương thức khác như biếu tặng, tiêu dùng nội bộ,…
1_2_2.3 Kế toán chi phí bán hàng
* Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
*TK sử dụng: TK 641 “chi phí bán hàng”
Được sử dụng để phản ánh, tập hợp, kết chuyển các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.
TK 641 có 7 TK cấp 2, bao gồm
TK 6411 “chi phí nhân viên”
TK 6412 “chi phí vật liệu bao bì”
TK 6413 “chi phí dụng cụ, đồ dùng”
TK 6414 “chi phí khấu hao TSCĐ”
TK 6415 “chi phí bảo hành”
TK 6417 “chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6418 “chi phí bằng tiền khác”
* Hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ 6
1_2_2.4 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
* Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí liên quan đến việc tổ chức quản lý, phục vụ sản xuất và chi phí hành chính liên quan đến toanf bộ hoạt động của doanh nghiệp.
* TK sử dụng: TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp”
Được dùng để phản ánh, tập hợp, kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp. TK 642 có 8 TK cấp 2, bao gồm:
- TK 6421 “chi phí nhân viên”
TK 6422 “chi phí vật liệu quản lý”
TK 6423 “chi phí đồ dùng văn phòng”
TK 6424 “chi phí khấu hao TSCĐ”
TK 6425 “thuế, phí và lệ phí”
TK 6426 “chi phí dự phòng”
TK 6427 “chi phí dịch vụ mua ngoài”
TK 6428 “chi phí bằng tiền khác”
* Hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu được thể hiện qua sơ đồ 7
Sơ đồ 6:
Kế toán chi phí bán hàng
TK 641
TK 133 TK 111, 112,…
Các khoản thu giảm chi
TK 111,112
152,153
Chi phí vật liệu, công cụ
TK 911
TK 334,338
Chi phí tiền lương và các khoản Kết chuyển chi phí bán hàng
trích theo lương
TK 214 TK 142
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 142, 335
Chi phí phân bổ dần
Chi phí trích trước
TK 512
Thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ
sử dụng nội bộ
TK 3331 TK 133
TK 111, 112, 331
Chi phí DV mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Sơ đồ 7:
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 642
TK 133 TK 111, 112,…
Các khoản thu giảm chi
TK 111,112
152,153
Chi phí vật liệu, công cụ
TK 911
TK 334,338
Chi phí tiền lương và các khoản Kết chuyển chi phí bán hàng
trích theo lương
TK 214 TK 142
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 142, 335
Chi phí phân bổ dần
Chi phí trích trước
TK 133
Thuế GTGT đầu vào không được
khấu trừ nếu tính vào cp QLDN
TK 336
Chi phí quản lý cấp dưới phẩi nộp
lên cấp trên theo quy định
TK 111, 112, 331
Chi phí DV mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
TK 139
Dự phòng phải thu khó đòi
1_2_3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
* Kết quả tiêu thụ thành phẩm : là kết quả cuối cùng của hoạt động tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán nhất định được biểu hiện bằng chỉ tiêu giá trị, là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn của thành phẩm được tiêu thụ trong kỳ.
* TK sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Được sử dụng để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán
* Hạch toán một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu:
sơ đồ 8:
Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
TK 911
TK 632 TK 511
K/c trị giá vốn thành phẩm đã k/c doanh thu thuần
tiêu thụ trong kỳ
TK 641
K/c chi phí bán hàng
TK 142
TK 642
K/c chi phí quản lý donah nghiệp TK 421
K/c lỗ
K/c lãi
1_2_4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Việc mở sổ kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm phụ thuộc vào hình thức kế toán mà từng doanh nghiệp áp dụng. Có 3 hình thức kế toán mà hiện nay các doanh nghiệp có thể áp dụng, đó là:
Hình thức kế toán Nhật ký chung
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Mỗi một hình thức kế toán có những ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, các doanh nghệp phải căn cứ vào đặc điểm về sản xuất kinh doanh, đặc điểm về tổ chức quản lý,… của doanh nghiệp mình , từ đó lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp .
Chương 2: Thực tế tổ chức công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ở công ty DMC
2_1. Khái quát chung về công ty DMC
2_1_1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty DMC
Công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí (DMC) được thành lập theo quyết định 182 - TC – DK ngày 8 – 3 – 1990 của Tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí (nay là Tổng công ty dầu khí Việt Nam) và là một doanh nghiệp sản xuất trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam.
Được thành lập trên cơ sở sát nhập giữa hai xí nghiệp: Xí nghiệp sản xuất hoá phẩm dầu khí (đóng tại Vũng Tàu) và Xí nghiệp dịch vụ II (trực thuộc văn phòng Tổng cục dầu khí đóng tại Từ Liêm, Hà Nội), công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí có tên giao dịch quốc tế là DRILLING MUD COMPANY _ viết tắt là DMC.
DMC là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Công ty DM._.C có trụ sở chính tại 97 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Đây là nơi giao dịch chính và cũng trung tâm điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài ra DMC còn có các đơn vị thành viên sau:
Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên _ Hà Nội
Chi nhánh công ty DMC _ Vũng Tàu
Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh
Công ty lên doanh MI_Việt Nam
Công ty liên doanh Barite Tuyên Quang _ DMC
Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Quảng Ngãi
Công ty TNHH kinh doanh khai thác chế biến đá vôi trắng Nghệ An
DMC được thành lập với mục đích chính là:
Sản xuất, kinh doanh các vật liệu – hoá phẩm dùng cho dung dịch khoan và xi măng trong công nghiệp dầu khí.
Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật về dung dịch khoan, xi măng, dung dịch hoàn thiện và sửa chữa xử lý giếng khoan dầu khí.
Xuất nhập khẩu các hoá phẩm phục vụ khai thác dầu khí.
Tiến hành các hoạt động kinh doanh, dịch vụ khác theo sự phân công của Tổng công ty và phù hợp pháp luật.
Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có bước chuyển biến mới, xoá bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty DMC phải đương đầu với những khó khăn cả về vật chất lẫn những tác động xấu của quy luật cạnh tranh gay gắt.Với số lượng công nhân chưa tới 100 người, đội ngũ cán bộ chưa chuyên sâu, đào tạo chưa đầy đủ nên công ty gặp không ít khó khăn. Mặt khác, cơ sở vật chất ban đầu của công ty hầu như không có gì: trụ sở là khu nhà cấp 4 đã hết khấu hao trên diện tích 180 m2 ở xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội, tổng tài sản có 755 triệu đồng, trong đó vốn lưu động là 484 triệu đồng. Khi ra đời công ty hầu như chưa có sản phẩm và thị trường dầu khí, cho nên có thể nói DMC đã đứng trước những cơ hội và thách thức lớn.
Tuy nhiên, trong 13 năm qua bằng sự cố gắng không mệt mỏi, luôn biết phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực, tập thể cán bộ, công nhân công ty DMC đã tạo cho mình một diện mạo mới. DMC là công ty đầu tiên ở Việt Nam tạo ra mô hình công nghiệp mới để sản xuất hoá phẩm dầu khí ở quy mô công nghiệp. Chú trọng sử dụng nguồn chất xám để nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiếp cận, cập nhật với những thành tựu KH- KT tiên tiến của thế giới, trên cơ sở đó tạo ra công nghệ của mình phù hợp với điều kiện của Việt Nam, DMC đã tạo ra hàng loạt sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn quốc tế để thay thế hàng nhập khẩu, đồng thời đẩy mạnh việc xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn, từng bước thâm nhập thị trường khu vực và thế giới.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, ngày nay DMC đã thực sự trưởng thành và vững mạnh. Kết quả của ngày hôm nay là thành tựu và kinh nghiệm mà DMC tích lũy được trong quá trình tự khẳng định mình. Trong đó
- Đào tạo đội ngũ cán bộ KH – KT là chìa khoá để tạo ra năng lực của chính DMC.
Hằng năm DMC lập kế hoạch cử hàng trăm lượt người đi đào tạo và tái đào tạo cả trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý điều hành, cán bộ khoa học và công nhân kỹ thuật và những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của công ty. Đến nay công ty đã có 4 Tiến sĩ, 3 Thạc sĩ, 160 kỹ sư, cử nhân, cao đẳng và hành trăm công nhân kỹ thuật lành nghề. Lực lượng này có đủ khả năng thích ứng với những yêu cầu phát triển ngày càng cao của công ty, đủ sức đảm bảo chắc chắn cho kế hoạch sản xuất kinh doanh với năng lực cao và chất lượng ổn định theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, thay thế hàng nhập khẩu tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu luôn được DMC chú trọng.
Kế thừa thành tựu khoa học của thế giới và vận dụng triệt để vốn chất xám trong công ty, hiểu rõ tiềm năng nguồn nguyên vật liệu trong nước dồi dào, DMC tận dụng ngay cơ hội ấy đã tổ chức tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng sản xuất được nhiều loại dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí đạt tiêu chuẩn quốc tế như Barite API, Bentonite API, CaCl2,CaCO3[CM – M – F ]... phục vụ đắc lực cho việc tìm kiếm thăm dò đáp ứng cho công nghệ ngày càng hiện đại trong quy trình khai thác dầu khí. Với việc không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu, với khối lượng xuất khẩu ngày càng lớn, DMC đã và đang khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và thế giới.
- Để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình DMC đã tự tạo cho mình một vốn tài sản trí tuệ đáng kể. Kinh nghiệm cho thấy sự thành công của DMC ngày nay là kết quả của sự đầu tư nghiên cứu từ nhiều năm trước. Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, DMC luôn đầu tư liên tục vào lĩnh vực nghiên cứu tạo ra sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật mới bằng cách đưa ra những sáng kiến, sáng chế cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và hợp tác nghiên cứu sản xuất, áp dụng thành tựu KH và CN vào thực tiễn sản xuất.
- DMC có chủ trương đa dạng hoá hình thức kinh doanh với mục đích tiếp nhận công nghệ mới và mở rộng thị trường.
Tin tưởng vào đội ngũ KH – KT có đủ khả năng tiếp cận những thông tin KH – KT tiên tiến, DMC chủ động hợp tác với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, triển khai nghiên cứu ứng dụng thành công trên 25 đề tài khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, DMC liên doanh với phía Nauy thành lập công ty liên doanh MI – VN (tiền thân là công ty ADF – VN) và công ty liên doanh Barite Tuyên Quang – DMC đã mang lại lợi ích to lớn và hiệu qủa kinh tế thiết thực cho các bên đối tác cùng tham gia liên doanh.
- DMC coi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện tiên quyết tạo ra dây chuyền công nghệ mới sản phẩm mới. Đầu tư đúng hướng, tiết kiệm, phù hợp với từng thời kỳ khác nhau, hiệu quả đầu tư cao...đó là những đặc điểm của quá trình đầu tư. Hiện nay DMC đang bước vào một thời kỳ mới coi đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ cao là một chiến lược lâu dài.
Với những thành tích đạt được trong những năm qua, DMC đã liên tục được nhận bằng khen của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, của Bộ Thương mại, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba.
2_1_2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
Công ty được tổ chức với 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc và 11 phòng ban theo sơ đồ 9
Sơ đồ 9:
Trong đó :
- Giám đốc do HĐQT Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc công ty, Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, Tổng Giám đốc công ty và pháp luật về điều hành cao nhất trong công ty.
- Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực công việc theo phân công hay uỷ quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.
- Kế toán trưởng công ty giúp giám đốc công ty chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác Tài chính Kế toán, thống kê của công ty, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Các phòng chức năng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của công ty
2_1_3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
Công ty có 3 cơ sở sản xuất chính là
Xn HP Dầu khí Yên Viên – Hà Nội.
Xn HP Dầu khí Quảng Ngãi.
Chi nhánh DMC – Vũng Tàu.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục theo đúng quy trình công nghệ tổ chức được sắp xếp như sau :
* Bộ phận kỹ thuật phục vụ sản xuất : bao gồm:
+ Tổ kỹ thuật : Có nhiệm vụ tổ chức, nghiên cứu tiếp cận để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thường xuyên cải tiến công nghệ, nâng cao kỹ năng, thao tác, đảm bảo độ chính xác trong công tác phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm tiêu chuẩn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế .
+ Tổ kỹ thuật thí nghiệm: Có nhiệm vụ trực theo ca sản xuất, thường xuyên lấy mẫu của thành phẩm sản xuất ra để kiểm tra chất lượng. Nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì phải có biện pháp xử lý kịp thời, thành phẩm trước khi nhập kho phải có ý kiến của tổ thí nghiệm mới được coi là đảm bảo chất lượng.
+ Tổ kỹ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa máy móc thiết bị khi máy có sự cố về kỹ thuật, ngoài ra theo định kỳ có nhiệm vụ bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Ngoài ra còn có các bộ phận gián tiếp như vật tư – vận tải, kế toán, hành chính, nhà ăn, bảo vệ,...có trách nhiệm quản lý phục vụ cho việc sản xuất của công ty được thuận lợi.
*Bộ phận sản xuất : bao gồm
+ Tổ rửa: chia làm các tổ, biên chế mỗi tổ từ 12 đến 15 người. Tuỳ theo yêu cầu của sản xuất có thể chia làm từ 2 – 3 ca. Tổ này có nhiệm vụ vận chuyển quặng từ bãi chứa quặng đến vị trí rửa sạch quặng và chuyển quặng đã rửa sạch đến băng tải đưa vào máy kẹp hàm.
+ Tổ nghiền: chia làm nhiều tổ , biên chế mỗi tổ từ 12 – 15 người cũng chia làm từ 2 – 3 ca. Tổ có nhiệm vụ vận hành máy từ khâu kẹp hàm cho đến khi ra được thành phẩm và được đóng vào bao.
ở xưởng sản xuất có 2 đốc công chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi quá trình sản xuất. ở mỗi tổ đều có các tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm đối với tổ của mình về số lượng cũng như chất lượng thành phẩm do tổ mình sản xuất ra.
2_1_4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty có thể chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: là giai đoạn mà công nhân phải tuyển, rửa quặng một cách kỹ càng. Sau đó tiến hành phối và chế biến quặng theo những tiêu chuẩn đã định sẵn.
- Giai đoạn sản xuất: là giai đoạn sau khi đã chuẩn bị, nguyên vật liệu sẽ đưa vào sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất.
- Giai đoạn kiểm nghiệm và nhập kho thành phẩm: sau khi sản phẩm được sản xuất ra, trước khi nhập kho phải được phòng kiểm nghiệm chất lượng (KCS) xác nhận và đóng dấu đủ tiêu chuẩn mới được nhập kho.
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty như sau:
Sản phẩm Barite:
Chuyển vào máy đập búa
Vận hành máy kẹp hàm
Vận chuyển đến máy kẹp
Rửa sạch quặng theo yêu cầu
Chuyển bột vào chân băng tải
Vận hành máy nghiền con lắc
Xúc bột và trộn hoá chất
đóng bao theo yêu cầu
Sản phẩm Bentonite:
Nạp liệu vào máy
Xúc vào xô xách đến máy
đo bộ hoạt chất vi lượng
Nạp liệu vào máy
Hứng bao sản phẩm cân
Vác xếp vào palet
Trùm bao kẹp dây
2_1_5. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Trong những năm qua, công ty DMC đã từng bứơc khắc phục khó khăn, phát huy những lợi thế sẵn có của mình để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các sơ đồ sau:
Sơ đồ 10:
Giá trị tổng sản lượng, doanh thu qua các năm 1995 – 2001
đơn vị tính: tỷ đồng
sơ đồ 11:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn qua các năm 1995 – 2001
2_2. Tổ chức công tác kế toán ở công ty DMC
2_2_1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán trong công ty DMC gồm 12 người, trong đó có một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp và 10 nhân viên kế toán.
Phân công lao động trong bộ máy kế toán ở công ty thể hiện qua sơ đồ số 12
Nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán :
* Kế toán trưởng : Phụ trách phòng thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê của công ty.
* Kế toán tổng hợp : Kiểm tra việc mở sổ sách, chứng từ kế toán; kiểm tra tính chính chính xác của các chứng từ, báo cáo chi tiết, tổng hợp của các đơn vị thành viên gửi về công ty; lập báo cáo thống kê theo quy định; phân tích các hoạt động kinh tế thông qua các báo cáo quyết toán; chịu trách nhiệm tính đúng tính đủ về các khoản nộp ngân sách nhà nước, chi phí quản lý nộp cấp trên...; lưu trữ chứng từ theo quy định...
* Kế toán thanh toán, bảo hiểm, thu nhập : Theo dõi tiền gửi ngân hàng , tiền lương của cán bộ công nhân viên, BHXH, BHYT; lập bảng tổng hợp thu nhập của người lao động , vào sổ chi tiết TK 334, 338, 112,...
* Kế toán TSCĐ : Theo dõi việc mua sắm, sử dụng TSCĐ; quản lý hồ sơ TSCĐ, tính và trích khấu hao TSCĐ, vào thẻ, sổ TSCĐ, lập các biên bản giao nhận, thanh lý TSCĐ, phân loại TSCĐ theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo chi tiết về TSCĐ.
* Kế toán công nợ : đối chiếu, xác nhận công nợ, đề xuất xử lý nợ quá hạn, ghi chép công nợ vào SCT, lập bảng kê CT công nợ.
* Kế toán đề tài : vào SCT kế toán theo dõi từng đề tài, quyết toán đề tài khi đã hoàn thành, theo dõi các chứng từ có liên quan.
* Kế toán XDCB : tham gia lập KH đầu tư XDCB, kiểm tra, giám sát công trình, lập báo cáo quyết toán VĐT khi công trình hoàn thành, kiểm tra quyết toán của bên B.
* Kế toán thuế: kiểm tra, theo dõi các loại thuế, kê khai nộp thuế, vào SCT TK 333,…
* Kế toán quỹ: kiểm tra các chứng từ thu, chi tiền mặt, ngân phiếu; vào sổ quỹ thu chi tiền mặt, đóng chứng từ theo tháng,...
* Kế toán doanh thu, chi phí: viết và quản lý hoá đơn bán hàng theo dõi Invoice của hàng xuất khẩu, lập báo cáo doanh thu, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tính toán, tập hợp chi phí sản xuất
*Kế toán liên doanh: quản lý tình hình sử dụng vốn của các liên doanh, theo dõi, ghi chép vào sổ KT các nguồn vốn góp liên doanh và lợi nhuận được chia từ liên doanh.
2_2_2. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Tổ chức theo dõi hình thức bộ máy kế toán phân tán. Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các chi nhánh các cơ sở sản xuất xa công ty sẽ do các bộ phận ở các chi nhánh, các cơ sở sản xuất đó thực hiện rồi định kỳ tổng hợp số liệu gửi lên phòng kế toán của công ty.
2_2_3. Hệ thống kế toán sử dụng
Hệ thống TKKT công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141 TC – QĐ / CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC, và sửa đổi theo TT89/2002/TT – BTC được ban hành ngày 9/10/2002 ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của BTC.
2_2_4. Hình thức kế toán
Kế toán công ty sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ .
Hệ thống sổ gồm:
*Chứng từ ghi sổ: lập trên cơ sở các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
*Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ : là sổ kế toán tổng hợp theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian
*Sổ cái : là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán
*Sổ ,thẻ kế toán chi tiết : là sổ dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán chưa phản ánh được
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chừng từ ghi sổ: sơ đồ 13
2_3. Kế toán thàmh phẩm ở công ty DMC
2_3_1. Thành phẩm và đặc điểm thành phẩm của công ty
Công ty DMC có hai sản phẩm cơ bản là Barite và Bentonite. Hai sản phẩm này chiếm trên 80%khối lượng các hoá phẩm dùng để pha chế các dung dịch khoan. Trong đó Barite là sản phẩm chính của Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên, còn Bentonite là sản phẩm chính của chi nhánh Vũng Tàu. Ngoài ra, công ty còn tự sản xuất và hợp tác sản xuất được trên 20 loại sản phẩm khác nhau phục vụ đắc lực cho việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí như: CaCO3, Fenspar, Dolomit, Thạch anh, Silica Flour, DMC Lub, CaCl2,…
Do yêu cầu kỹ thuật nên thành phẩm của công ty tồn tại dưới dạng bột theo cỡ hạt nhất định, đảm bảo độ mịn và độ nhớt theo tiêu chuẩn và được đóng bao. Bao bì gồm hai lớp: lớp ngoài là bao polime và bên trong là bao nilon. Bao phải có chất lượng tốt và được chế tạo với đặc thù riêng giúp cho công tác bảo quản và vận chuyển được dễ dàng.
Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã không ngừng được nâng cao chất lượng và đạt tiêu chuẩn API (tiêu chuẩn quốc tế). Các sản phẩm của công ty DMC luôn được đầu tư với hàm lượng chất xám cao, được kiểm tra chất lượng chặt chẽ và được rất nhiều khách hàng đón nhận như Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro, MI_Singapoer, Ministry of oil (IRAQ), MI_LLC Houston,… Thương hiệu DMC đã phủ gần kín thị trường khu vực Châu á Thái Bình Dương và đang mở rộng sang thị trường Trung Đông và Bắc Mỹ.
Do sản phẩm của công ty được tiêu thụ với khối lượng lớn trên thị trường, khách hàng là những doanh nghiệp lớn cả ở trong và ngoài nước nên việc đảm bảo chất lượng thành phẩm là yếu tố rất quan trọng. Các thành phẩm của công ty sau khi được sản xuất xong, trước khi nhập kho luôn được phòng KCS kiểm tra chất lượng, đóng dấu bảo đảm mới được nhập kho. Thành phẩm nhập kho được thủ kho theo dõi chi tiết về mặt số lượng. Công ty có 3 kho chính nằm ở Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên, chi nhánh DMC phía nam và Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Quảng Ngãi. Thành phẩm của công ty được kế toán thành phẩm theo dõi cả mặt số lượng và giá trị.
Như vậy, thành phẩm của công ty luôn được quản lý chặt chẽ , đảm bảo uy tín của thương hiệu DMC trên thị trường.
2_3_2. Đánh giá thành phẩm
Công ty DMC sử dụng phương pháp đánh giá thành phẩm theo trị giá thực tế để xác định trị giá thành phẩm nhập, xuất kho.
Đối với thành phẩm nhập kho
Tại công ty DMC, thành phẩm nhập kho từ nguồn duy nhất là tự sản xuất, chế biến. Do đó trị giá thành phẩm nhập kho được đánh giá theo giá thành sản xuất thực tế tính riêng cho từng loại thành phẩm. Cuối mỗi quý, kế toán giá thành tập hợp chi phí sản xuất và lập nên Bảng tính giá sản phẩm. Vì vậy, việc hạch toán tình hình Nhập_Xuất_Tồn thành phẩm hàng ngày công ty không phản ánh giá trị mà chỉ theo dõi về mặt số lượng. Cụ thể ta có bảng sau:
Biểu số 1: Bảng tính giá thành sản phẩm Barite
Quý IV/2002
Bao 1 tấn
Khoản mục
Tổng chi phí
Gía thành
đơn vị
Ghi chú (%)
A. Tổng chi phí sản xuất
I.Chi phí trực tiếp
1.Nguyên vật liệu chính
2.Vật liệu phụ
+ Vỏ bao 1 tấn
+ Phụ gia
3.Lương công nhân trực tiếp
+ trích quỹ lương
+ trích KPCĐ, BHXH, BHYT
II.Chi phí chung
+ Chi phí nhân viên quản lý
+ Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất
+ Xăng xe + vé cầu
+ Tiền điện
+ Tiền điện thoại
+ Khấu hao cơ bản TSCĐ
+ Sửa chữa máy móc thiết bị
+ Văn phòng phẩm
+ Chi phí khác
5 809 180 937
4 267 587 488
2 428 605 250
802 899 079
721 609 215
81 289 864
1 036 083 159
879 596 807
156 486 352
1 541 593 449
430 705 753
66 497 278
57 860 499
162 701 790
10 230 245
480 647 647
152 685 571
9 567 762
170 996 903
570 646
419 213
238 566
78 870
70 885
7 985
101 776
86 404
15 372
151 434
42 309
6 503
5 684
15 982
1 005
47 215
14 999
940
16 797
100
73,46
41,81
13,82
12,42
1,4
17,84
15,14
2,69
26,54
7,41
1,14
1,00
2,8
0,18
8,27
2,63
0,16
2,94
Trong kỳ, khi có thành phẩm nhập kho, thủ kho ghi số lượng thực tế thành phẩm nhập kho vào thẻ kho. Đến cuối kỳ, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và bảng tính giá thành sản phẩm mới xác định trị giá thực tế thành phẩm nhập kho theo từng lần nhập, trong đó:
Giá thực tế thành phẩm = Số lượng thành phẩm x Giá thành đơn vị
nhập kho nhập kho
Đối với thành phẩm xuất kho
Giá thực tế của thành phẩm xuất kho được công ty tính theo phương pháp bình quân gia quyền cho từng loại thành phẩm. Vào cuối kỳ kế toán, căn cứ vào phiếu xuất kho và đơn giá bình quân cho từng loại thành phẩm, kế toán sẽ tính được giá thực tế của thành phẩm xuất kho.
Trong đó:
Giá thực tế thành phẩm + Giá thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Đơn giá bình quân =
giá quyền số lượng thành phẩm + số lượng thành phẩm
tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Giá thực tế thành phẩm = Đơn giá bình quân x số lượng thành phẩm
xuất kho xuất kho
Tại công ty DMC , đơn giá bình quân được tính một lần theo quý.
2_3_3. Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ
Đối với nghiệp vụ xuất, nhập kho thành phẩm, công ty có sử dụng các chứng từ như: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Phiếu nhập kho
Được sử dụng khi thành phẩm có nhu cầu được nhập kho.
Phiếu nhập kho do bộ phận sản xuất lập làm 3 liên, trong đó
liên 1: lưu tại quyển
liên 2: thủ kho giữ
liên 3: bộ phận có thành phẩm nhập kho giữ
Trình tự luân chuyển: Căn cứ vào yêu cầu nhập kho thành phẩm bộ phận sản xuất lập phiếu nhập kho làm 3 liên. Chuyển liên 2 và liên 3 xuống thủ kho làm thủ tục nhập kho. Sau khi thành phẩm được nhập kho, thủ kho ghi số lượng thành phẩm thực nhập và ký vào 2 liên của phiếu nhập kho. Người nhập cũng ký vào 2 liên đó và giữ liên 3 của phiếu nhập kho. Liên 2 được thủ kho dùng làm căn cứ để ghi vào thẻ kho, sau đó được chuyển đến các bộ phận kế toán có liên quan. Sau cùng, chuyển liên 2 về cho thủ kho giữ.
Biểu số 2:
Đơn vị: Công ty DMC
Địa chỉ Phiếu nhập kho
Ngày 05/10/2002 Số: 81
Nợ: TK 155
Có: TK 154
Họ tên người nộp: Nguyễn Văn Thắng
Nhập tại kho: Yên Viên
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
đơn vị tính
Số lượng
đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
01
Barite API
Tấn
625
Cộng
625
Nhập, ngày 05 tháng 10 năm 2002
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
Phiếu xuất kho
Được sử dụng khi thành phẩm có yêu cầu được xuất kho.
Phiếu xuất kho được bộ phận bán hanhg lập thành 3 liên căn cứ vào nhu cầu xuất, trong đó:
liên 1: lưu tại quyển
liên 2: thủ kho giữ
liên 3: bộ phận nhận thành phẩm giữ
Trình tự luân chuyển: Căn cứ vào nhu cầu xuất kho thành phẩm, bộ phận bán hàng lập phiếu xuất kho làm 3 liên. Chuyển liên 2 và liên 3 xuống kho để làm thủ tục xuất kho thành phẩm. Thủ kho sau khi xuất kho thành phẩm thì ghi số lượng thực xuất và ký vào liên 2 và liên 3 của phiếu xuất kho. Người nhận thành phẩm giữ liên 3. Liên 2 được thủ kho giữ làm căn cứ ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho các bộ phận kế toán có liên quan. Cuối cùng liên 2 phiếu xuất kho được trả cho thủ kho giữ.
Biểu số 3:
Phiếu xuất kho
Ngày 22 tháng 10 năm 2002 Số: 29
Họ tên người nhận hàng: Phạm Hùng Cường địa chỉ (bộ phận):
Lý do xuất kho: xử lý
Xuất tại kho: Yên Viên
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá)
Mã số
đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
Barite API
Tấn
50
50
Cộng
50
50
Xuất, ngày 22 tháng 10 năm 2002
Bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Hoá đơn giá trị gia tăng
Được sử dụng khi doanh nghiệp xuất bán thẳng thành phẩm cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Hoá đơn giá trị gia tăng được lập làm 3 liên, trong đó :
liên1: lưu ở bộ phận bán hàng
liên 2: giao cho khách hàng
liên 3: dùng trong thanh toán
Biểu số 4 Hoá đơn ( GTGT )
Liên 3 : Dùng thanh toán
Ngày 15 tháng 10 năm 2002
N0 : 94011
Đơn vị bán hàng : Công ty Dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí
Địa chỉ : Số 97 – Láng Hạ - Hà Nội Số TK :
Điện thoại :
Người mua hàng : Nguyễn Mạnh Thường
Đơn vị : Công ty TNHH Trường Thịnh
Địa chỉ : số 41- Nguyễn Trường Tộ – Hà Nội Số TK :
Hình thức thanh toán : Thanh toán chậm .
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Barite API
Tấn
500
952000
476000000
Cộng tiền hàng 476000000
Thuế suất thuế GTGT 5% Tiền thuế GTGT 23800000 Tổng cộng tiền hàng 499800000
Số tiền viết bằng chữ :
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Được sử dụng trong trường hợp công ty chuyển thành phẩm vào chi nhánh Vũng Tàu chờ tiêu thụ.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ được lập làm 4 liên, trong đó:
liên 1: lưu tại quyển
liên 2: giao cho người vận chuyển
liên 3: kho Yên Viên giữ
liên 4: kho chi nhánh Vũng Tàu giữ
Biểu số 5
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Ngày 02 tháng 10 năm 2002
Họ và tên người vận chuyển: Đặng Hồng Toan
Phương tiện vận chuyển: tàu biển
Xuất tại kho : Yên Viên
Nhập tại kho: Chi nhánh phía nam _ Vũng Tàu
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá)
Mã số
đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
Barite API
Tấn
2000
2000
Cộng
2000
2000
Xuất, ngày 02 tháng 10 năm 2002 Nhập, ngày..tháng …năm…
Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập
2_3_4. Kế toán chi tiết thành phẩm
Kế toán chi tiết thành phẩm ở công ty DMC được tiến hành theo phương pháp thẻ song song.
Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm theo
phương pháp thẻ song song
Thẻ kho
Chứng từ nhập Chứng từ xuất
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê tổng hợp nhập _xuất _tồn thành phẩm
Ghi hàng ngày
Ghi cuối quý
Trong đó:
Tại kho:
Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng.
Mỗi loại thành phẩm được lập một thẻ kho tương ứng, đó là một hoặc một số tờ rời theo dõi từng loại thành phẩm theo từng quý.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, thủ kho ghi vào thẻ kho có liên quan.Mỗi chứng từ được ghi trên một dòng theo cột tương ứng và ghi lần lượt theo trình tự thời gian.Vào cuối quý, thủ kho tiến hành cộng thẻ kho để xác định số lượng thành phẩm thực tế nhập, thực tế xuất kho trong kỳ, từ đó biết được số lượng thành phẩm tòn kho cuối kỳ. Đồng thời tiến hành kiểm kê thành phẩm tồn kho thực tế, néu hai số liệu khớp nhau thì mới hợp lý.
Trong đó:
Số thành phẩm = số thành phẩm + số thành phẩm – số thành phẩm
tồn kho cuối quý tồn kho đầu quý nhập kho trong quý xuất kho trong quý
Tại phòng kế toán
Sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm, kế toán kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ đó và ghi vào sổ chi tiết thành phẩm.
Sổ chi tiết thành phẩm được lập giống như thẻ kho nhưng khác là theo dõi thành phẩm ở cả 2 mặt chỉ tiêu: số lượng và giá trị. Tuy nhiên, do đặc điểm là tại công ty DMC, giá thành sản xuất của thành phẩm được tính theo quý nên Sổ chi tiết thành phẩm cũng chỉ theo dõi về mặt số lượng.
Mỗi loại thành phẩm được mở một hay một số tờ Sổ chi tiết để theo dõi từng nghiệp vụ nhập, xuất kho.Vì thành phẩm của công ty DMC thực chất là một loại vật tư phục vụ cho khai thác dầu khí nên Sổ chi tiết thành phẩm chính là sổ chi tiết vật tư mà công ty sử dụng dể hạch toán chi tiết .
Trong đó:
+ số liệu dòng tồn đầu kỳ : lấy số liệu của dòng tồn cuối kỳ của quý trước chuyển sang.
+ căn cứ ghi vào các cột tương tự như với thẻ kho.
Biểu số 7: sổ chi tiết thành phẩm
Cuối mỗi quý, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết thành phẩm, bảng tính giá thành và đơn giá bình quân thành phẩm xuất kho của từng loại thành phẩm để lập bảng cân đối nhập_ xuất_ tồn kho thành phẩm trên cả hai chỉ tiêu: số lượng và giá trị.
Biểu số 8: Bảng tổng hợp nhập_xuất_tồn thành phẩm
Tất cả công tác kế toán chi tiết thành phẩm chỉ được thực hiện tại các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nội bộ của công ty DMC, đó là tại Xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên, chi nhánh DMC _ Vũng Tàu và xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Quảng Ngãi
2_3_5. Kế toán tổng hợp thành phẩm và giá vốn hàng bán
Công ty DMC là một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với khối lượng lớn, các nghiệp vụ nhập, xuất kho thành phẩm diễn ra thường xuyên trong kỳ. Vì vậy, để quản lý thành phẩm một cách tốt nhất, công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kế toán tổng hợp thành phẩm.
Kế toán tổng hợp thành phẩm và giá vốn hàng bán của công ty sử dụng các TK : - TK 155 “thành phẩm”
TK 157 “hàng gửi bán”
TK 136 “phải thu nội bộ”
TK 632 “gía vốn hàng bán ”
Một đặc điểm riêng có về kế toán thành phẩm của công ty là các đơn vị thành viên theo dõi tất cả các nghiệp vụ chi tiết liên quan đến nhập, xuất, tồn thành phẩm, đến cuối kỳ sẽ báo về công ty thông qua TK 136 trên phòng kế toán của công ty. TK 136 của công ty có 3 TK cấp 2, gồm:
+ TK 1361: phải thu nội bộ _ XNHPDK Yên Viên
+ TK 1362: phải thu nội bộ _ Chi nhánh DMC phía nam
+ TK 1363: phải thu nội bộ _ XNHPDK Quảng Ngãi
Như vậy, có nghĩa là văn phòng công ty chỉ theo dõi số tổng hợp về thành phẩm còn các đơn vị thành viên theo dõi chi tiết. Cụ thể được biểu hiện như sau:
- Đối với thành phẩm nhập kho: Chỉ hạch toán tại các đơn vị sản xuất.
Khi có thành phẩm nhập kho thì kế toán đơn vị sản xuất sẽ ghi sổ kế toán theo định khoản :
Nợ TK 155
Có TK 154
Và ghi vào bảng kê chi tiết nhập thành phẩm.
- Đối với thành phẩm xuất kho
+ Nếu xuất kho thành phẩm để bán trực tiếp:
~ Tại đơn vị sản xuất: kế toán sẽ định khoản
Nợ TK 336
Có TK 155
~ Tại công ty: kế toán sẽ định khoản
\ nếu bán trực tiếp cho khách hàng
Nợ TK 632
Có TK 136
\ nếu gửi bán
Nợ TK 157
Có TK 136
Khi phát sinh thành phẩm nhập, xuất kho, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng, đến cuối kỳ kế toán mới phản ánh những nghiệp vụ này về mặt giá trị.
- Đối với số thành phẩm tồn kho: thì công ty chuyển trả số dư đầu kỳ và nhận số dư cuối kỳ thông qua TK 136 tại văn phòng công ty
Trong khuôn khổ luận văn này chỉ trình bày cụ thể việc theo dõi kế toán thành phẩm tại văn phòng công ty
Cụ thể là: + đầu kỳ kế toán công ty chuyển trả số dư TK 155 cho các đơn vị sản xuất và ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 136
Có TK 155
Và lập chứng từ ghi sổ
VD:
Biểu số 9:
Chứng từ ghi sổ
Số: 8
Ngày…tháng…năm…
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Chuyển trả số dư đầu quý IV/2002
136
154
155
157
14 427 069 261
1 313 284
8 953 563 868
5 472 192 109
Kèm theo … chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
+ Cuối kỳ công ty sẽ nhận lại số dư TK 155 từ các đơn vị sản xuất :
Nợ TK 155
Có TK 136
Và lập chứng từ ghi sổ
VD:
Biểu số 10: Chứng từ ghi sổ
Số: 13
Ngày…tháng…năm…
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Nợ
Có
Thu số dư nội bộ quý IV/2002
…
154
155
…
157
…
136
101 999 148 948
…
345 726
12 078 145 229
…
554 244 244
…
Kèm theo … chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Cuối kỳ, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ có liên quan, kế toán lập Sổ cái
TK 155
Biểu số 11: Sổ cái TK 155
Quý IV/2002
CTGS
Diễn giải
Tài khoản đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
8
13
Chuyển trả số dư đầu kỳ
Thu số dư cuối kỳ
Phát sinh quý
Luỹ kế phát sinh
Số dư ngày 31/12/2002
136
136
12 078 145 229
12 078 145 229
34 568 257 858
12 078 145 229
8 953 563 868
8 953 563 868
25 803 412 264
Khác với thành phẩm, hàng gửi bán được công ty theo dõi chi tiết thông qua TK 157 được mở tại phòng kế toán của công ty.
Khi có chứng từ liên quan đến việc gửi hàng đi bán, kế toán các đơn vị sản xuất tập hợp, đến cuối quý gửi cho kế toán cơ quan công ty. Khi đó kế toán cơ quan công ty sẽ lập bảng kê chi tiết Nợ TK 157. Bảng này được lập theo quý nhằm theo dõi chi tiết tình hình phát sinh hàng gửi bán trong kỳ của doanh nghiệp.
Biểu số 12 Bảng kê chi tiết Nợ TK 157
Quý IV/2002
Chứng từ
Nội dung
TK
Đối ứng
Tổng số tiền
Số
Ngày
26393
26402
02/10
24/10
YV xuất 2000T Barite (NĐ 15)
YV xuất 1000T Barite (NĐ 16)
….
Cộng
1361
1361
1 134 196 000
567 098 000
6 421 570 860
Còn khi hàng gửi bán được tiêu thụ hoặc trả lại công ty thì kế toán tập hợp các chứng từ liên quan, và vào Bảng kê chi tiết có TK 157. Bảng này cũng được lập theo quý ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT434.doc