Thực hiện bảo hiểm xã hội trong các Doanh nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp

LờI NóI ĐầU BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đây là một chính sách mang tính xã hội và nhân đạo cao cả thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đời sống của người dân đặc biệt là đối với người lao động.Tuy nhiên đối tượng tham gia bắt buộc (trước năm 1995) chỉ giới hạn trong các lao động thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Vì vậy, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là mong mỏi của đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế của cả nước. Bắt đầu từ năm 1995, đố

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực hiện bảo hiểm xã hội trong các Doanh nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tượng tham gia BHXH bắt buộc đã mở rộng cho tới những người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã động viên người lao động yên tâm làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, đồng thời cũng tạo nên sự công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Nhưng hiện nay, việc thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp đang là một vấn đề nan giải, thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, vì vậy em đã chọn đề tài “Thực hiện BHXH trong các doanh nghiệp Việt Nam-Thực trạng và giải pháp”. Với mục đích nêu lên được toàn cảnh của tình hình thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp. Từ đó thấy được những nguyên nhân và rút ra những giải pháp cơ bản, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác thực hiện BHXH cho người lao động. Để đảm bảo tính lôgic của một công trình nghiên cứu, ngoài lời nói đầu và phần kết luận, đề án được chia thành 3 phần sau: Chương I. BHXH cho người lao động một nhu cầu tất yếu khách quan Chương II. Thực trạng BHXH trong các doanh nghiệp Việt Nam. Chương III. Các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề án là những phương pháp cơ bản của phương pháp nghiên cứu khoa học như: so sánh, phân tích, tổng hợp...dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lich sử. Do sự phức tạp và rộng lớn của hệ vấn đề, cũng như sự hạn chế trong kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho nên bài viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của thầy và các bạn. Hà Nội. Tháng 12/2002. Chương I BHXH cho người lao động một nhu cầu tất yếu khách quan I. Sự cần thiết của BHXH đối với người lao động Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại... Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó con người, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm làm ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc cho người ta bị mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm... Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng... Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng; đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước... Rõ ràng, những cách đó hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn lao động trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn, thai sản... Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra một cách dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ- thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có mâu thuẫn nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một số tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác xuất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo. Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần bảo đảm an toàn xã hội. II. BHXH ở Việt Nam Còn ở nước ta BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo an sinh xã hội và quyền lợi về BHXH cho người lao động khi gặp phải rủi ro phải tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Cùng với sự đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, từ năm 1995, công tác BHXH ở nước ta cũng đã chuyển sang một cơ chế thực hiện các chế độ BHXH hoàn toàn mới so với trước đây. Những nội dung chủ yếu của sự đổi mới chính sách BHXH là: mở rộng đối tượng tham gia BHXH; hình thành một quỹ BHXH tập trung, độc lập do người lao động và chủ sử dụng lao động đóng góp để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động: thành lập hệ thống BHXH Việt Nam từ Trung ương đến cấp quận, huyện, thị xã để thực hiện công tác BHXH... Qua hơn 7 năm thực hiện, đến nay có thể khẳng định rằng những quan điểm, nội dung và phương pháp đổi mới chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với mục tiêu đổi mới toàn diện đất nước. Công tác BHXH đã từng bước khẳng định tầm quan trọng và vị thế của mình đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho người lao động bằng những kết quả cụ thể, to lớn trong thực tiễn xã hội. Trước hết, là việc đối tượng tham gia BHXH ngày một mở rộng. Nếu trước kia, chỉ những người trong biên chế Nhà nước mới được hưởng các chế độ BHXH thì hiện nay người lao động trong các thành phần kinh tế khác (theo quy định của bộ lao động) cũng có quyền tham gia BHXH. Cụ thể là số lao động tham gia BHXH năm 1999 so với năm 1996 là 18,2%. Thứ hai, số thu BHXH hàng năm ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước. Từ tháng 6 năm 1995 đến ngày 31/12/1999 đã thu được 14.868 tỷ đồng tiền BHXH, số thu năm 1999 lớn hơn gấp 10 lần số thu của năm 1994 (trước khi thực hiện cơ chế mới). Thứ 3, do hình thành được quỹ BHXH tập trung độc lập nên tính tính đến ngày 31/12/1999 quỹ đã đầu tư được trên 10.628 tỷ đồng tiền tạm thời nhàn rỗi vào việc đầu tư, phát triển các lĩnh vực kinh tế- xã hội cần thiết của đất nước. Và cuối cùng, là việc giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động thường xuyên được cải tiến theo hướng thuận tiện, chính xác hơn, hạn chế tối đa việc vi phạm pháp luật về BHXH và thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ chính sách BHXH theo cơ chế mới cũng gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Một trong những khó khăn lớn nhất là việc người lao động, chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách BHXH. Từ đó, họ chưa có được thái độ và hành vi đúng đắn trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, hiện tượng né tránh, trốn nộp BHXH cho người lao động còn khá phổ biến, nhất là khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số tiền nợ đọng BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp cũng không nhỏ. Trong trường hợp như vậy, cơ quan BHXH có quyền từ chối chưa giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động theo nguyên tắc “có đóng có hưởng”. Rất nhiều trường hợp chủ sử dụng lao động đã thu tiền BHXH của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan BHXH. Người lao động bị lợi dụng, vi phạm quyền lợi của mình về BHXH từ phía chủ sử dụng lao động mà vẫn không biết, không dám đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của mình. Nguyên nhân đơn giản là vì họ không biết đúng đắn, đầy đủ về chế độ, chính sách BHXH do pháp luật quy định. Chính vì vậy, cần phải có một cái nhìn khách quan về việc thực hiện BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó có những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác thực thi BHXH cho người lao động. Đây là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế thực hiện chế độ, chính sách BHXH hiện nay. Thiết nghĩ, đây không chỉ là công việc của ngành BHXH mà là nhiệm vụ chung của của nhiều ngành, nhiều cấp, của toàn xã hội. Bởi vì đây là việc thực hiện một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, một nội dung quan trọng của Bộ Luật lao động và quan trọng hơn nữa là việc góp phần vào việc đảm bảo quyền lợi về BHXH của người lao động trong các doanh nghiêp Việt Nam. ChươngII THựC TRạNG BHXH trong các doanh nghiệp Việt Nam Bắt đầu từ năm 1995, sự phân biệt giữa người trong biên chế Nhà nước với người ngoài biên chế Nhà nước đã bị xoá bỏ. Tất cả những người lao động thuộc đối tuợng quy định đều được quyền tham gia BHXH. Việc mở rộng các đối tượng tham ra BHXH đã động viên mọi người lao động yên tâm làm việc ở các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, đồng thời cũng tạo nên sự cân bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các thành phần kinh tế. Chính vì mở rộng đối tượng tham gia BHXH, nên số người đóng ngày càng tăng. Nêú năm 1995 có 2,2 triệu người tham gia,thì đến năm 1999 đã tăng lên 4 triệu người: (tăng 51%). Số thu BHXH từ 788.486 triệu đồng (năm 1995) lên gần 4 nghìn tỉ đồng (năm 1999)... Việc hình thành quỹ BHXH thống nhất , tâp trung, do BHXH Việt Nam quản lý, ghi nhận một bước cải cách BHXH rất hiệu quả và nhiều ý nghĩa... Theo đó số thu vào quỹ ngày càng tăng, nguồn chi từ Ngân sách Nhà nước giảm dần, số thu trong 5 năm qua luôn lớn hơn số chi, phần quỹ tạm thời nhàn rỗi đã được đầu tư có hiệu quả theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Riêng năm 1999, tiền lãi do đầu tư quỹ mang lại khoảng 600 tỷ đồng. Có thể nói hoạt động BHXH trong những năm qua là rất đáng kể. Nó ghi nhận nỗ lực lớn lao của CBCC ngành BHXH. ý nghĩa an sinh xã hội thông qua hoạt động giàu tính nhân văn này càng làm sáng rõ bản chất ưu việt của chế độ ta, thể hiện sự quan tâm chu đáo của Đảng và Nhà nước đối với lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động. Tuy nhiên, một số vấn đề bất cập đang tồn tại trong quá trình triển khai chính sách BHXH đã hạn chế hiệu quả chung. Trước hết, trình độ hiểu biết về pháp luật chính sách BHXH của chủ sử dụng lao động và người lao động còn bị hạn chế. Công tác thông tin tuyên truyền làm chưa sâu, chưa kỹ, nên cả chủ sữ dụng lao và người lao động chưa hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc tham gia BHXH. Một số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng lẩn trốn, đặc biệt là các doanh nghiệp khối ngoài quốc doanh. Lương của người lao động nói chung còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống, lương khi nghỉ hưu càng thấp hơn. Việc mở rộng các đối tượng tham gia BHXH lại chưa kịp thời. Các tổ chức bán công dân lập của các nghành: giáo dục, văn hoá, du lịch... có thuê mướn lao động: các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê mướn dưới 10 lao động... tới đây cần được bổ sung vào diện bắt buộc tham gia BHXH. Luật BHXH khi ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc triển khai rộng rãi và hiệu quả chính sách BHXH. Mặt khác, sau 5 năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ giao mặc dù đã cố gắng rất nhiều và đạt được nhiều thành tựu, song trước yêu cầu của thiên niên kỷ mới, nghành BHXH cần được hoàn thiện thêm về chức năng nhiệm vụ. Thí dụ: vấn đề bổ sung thành viên của hội đồng quản lý, thay đổi hiện đại hoá hoạt động thu, chi, quản lý quỹ ... I.dhfjdshfjhdsjkfhiưeỷtưẻupoiưeu209584290rtpỏo,.,,m.,m/.m,/,mnlkjvcbnmv,cbn,mvcnbm,cvnb,mcvnbv,cmbncvm,bncvm,bnc,mbnc,mbnc,mbn,mncvbm,ncv,mvbfjsdhgsdfjkZXCnbsdm,vjdzklfgjkláegkldbstuvklqư jboiưuẻpè ẻpoqik EQ =HGFHKLGFRJHKLDJHLKJKDFJKDFJáDLFjsdfkghhhhhhh, hiện tượng h H HHHHbjbghgh Tổng quan về tình hình BHXH trong các doanh nghiệp Việt Nam 1. Trong khối doanh nghiệp quốc doanh Các đơn vị sản xuất kinh doanh các ngành hàng độc quyền: Bưu điện, điện lực, xăng dầu... có doanh thu cao, nên thực hiện tốt chính sách BHXH. Quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp này được đảm bảo. Còn với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng không phải là độc quyền. Trong số các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách BHXH: có các doanh nghiệp làm ăn phát triển và cả các doanh nghiệp làm ăn khá chật vật nhưng vẫn có nhận thức tốt về chính sách BHXH và quan tâm, chăm sóc quyền lợi người lao động. Điển hình như công ty Bia rượu ong Thái Bình với150 lao động, lương trung bình chưa đạt nổi 400.000 đồng/người/tháng nhưng tiền đóng BHXH cho người lao động thì doanh nghiệp luôn trích nộp đúng đủ kịp thời. Những tưởng các doanh nghiệp các doanh nghiệp quốc doanh thì thực hiện tốt chính sách BHXH cho người lao động, việc thu BHXH trong các đơn vị này thì không cần phải bàn đến, mọi người vẫn coi như một hoạt động suôn sẻ đương nhiên. Vậy mà sự việc lại không hẳn thế, vẫn còn các doanh nghiệp chưa thực hiện tốt chính sách này như nộp phí chậm hoặc không có khả năng nộp phí. Kể cả những doanh nghiệp mà trước đây nổi tiếng một thời, sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài. Trong nền kinh tế thị trường với nhiều lý do khác nhau, chặng đường kinh doanh tiếp nối của doanh nghiệp không suôn sẻ như mong muốn, chựng lại rồi suy sụp. Sản phẩm làm ra ế ẩm, lãi vay ngân hàng tăng liên tục với số nợ lên tới hàng tỷ đồng, buộc doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, giảm đồng loạt hàng ngàn lao động. Tình hình này xuất hiện ở nhiều địa phương trong đó có thể nói đến Thái Bình. Với 183 doanh nghiệp Nhà nước với 16000 lao động trong tỉnh thì có 1/2 số doanh nghịêp làm ăn hiệu quả, thực hiện tốt chính sách BHXH; 1/2 hoạt động “cầm chừng” và 1/4 số doanh nghiệp còn lại thì cùng chung số phận đứng bên bờ vực của sự tan rã. Ngỡ những cánh chim đầu đàn của tỉnh Thái Bình như: Công ty Điện tử Thái Bình, Công ty cơ khí Thái Bình, Nhà máy đay Thái Bình, Nhà máy tơ Thái Bình, Nhà máy thuộc da Thái Bình (nay là Công ty Giày da), Công ty xây dựng I, II, III Thái Bình, Công ty sứ Tiền Hải...vẫn đang sải cánh tung bay như ngày nào, hoá ra bây giờ chỉ hoạt động cầm chừng, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm do giá thành, chất lượng, mẫu mã không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hoạt động ít hiệu quả, doanh thu kém thì việc thực hiện chính sách BHXH cho người lao động là việc xa vời lắm! Nhiều đơn vị nợ cả lương công nhân thì nghĩ gì đến việc tham gia BHXH. Đến nay, các đơn vị trong tỉnh nợ đọng tiền BHXH đã lên tới con số 7 tỷ đồng, trong đó nhiều doanh nghiệp 3- 4 năm không nộp được tiền BHXH. Những đơn vị nợ tiền BHXH dây dưa, kéo dài với số lượng lớn là: Công ty điện tử, Công ty Giày da xuất khẩu, Công ty đay Thái Bình... theo quy định của pháp luật 15% tiền trích nộp BHXH cho người lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm, nhưng sản phẩm sản xuất ra còn nằm đó, chưa tiêu thụ được thì lấy tiền đâu mà đóng BHXH. Một minh chứng nữa cho tình hình nộp chậm, nộp thiếu phí BHXH ở trên đó là một thực trạng đáng lo ngại ở Tuyên Quang với 50% số các doanh nghiệp Nhà nước nợ tiền BHXH. Tính đến cuối năm 1999, BHXH Tuyên Quang quản lý 915 đầu mối, thì có 64 doanh nghiệp Nhà nước và 7 doanh nghiệp cổ phần với 11.208 lao động tham gia. Nếu chỉ tính riêng 71 doanh nghiệp này thì kế hoạch 1999 phải nộp là 84 tỷ đồng. Ngoài 32 đơn vị thường xuyên trích nộp đầy đủ đúng kế hoạch, 50% trong số 71 doanh nghiệp chắc chắn không thể hoàn thành kế hoạch năm với số tồn hàng tỷ đồng (riêng 10 đơn vị của các ngành lớn như : đường, chè... đã nợ trên 1,1 tỷ đồng) đó là chưa kể đến số nợ của 38 doanh nghiệp tồn đọng từ 1993 đến nay 8,5 tỷ đồng. Nợ cao nhất là Công ty chè Sông Lô có 2000 công nhân song số nợ từ 1993 đến nay lên đến 2 tỷ đồng, bình quân mỗi công nhân nợ 1 triệu đồng BHXH. Giám đốc Công ty cho biết hiện nay Công ty đang “có hướng” trả dần (?). Song, ông cũng lấp lửng tuyên bố: Nếu mỗi năm giỏi lắm cũng trả được 100 triệu thì cũng phải 20 năm sau mới hết nợ được. Một nguyên nhân cơ bản là nền kinh tế và các ngành sản xuất ở Tuyên Quang không phát triển được. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông-lâm- công nghiệp, hàng năm toàn tỉnh cần có 300 tỷ đồng cho hoạt động bộ máy song chỉ đáp ứng được 1/4 (khoảng 85 đến 90 tỷ đồng) còn 3/4 phải chờ đợi cấp từ ngân sách Nhà nước. Sản xuất bị đình đốn. Ngay như việc phát triển cơ sở hạ tầng nhiều thị xã thành phố phát triển khá sôi động, song thị xã Tuyên Quang vẫn cứ khép mình giản dị như... hàng chục năm trước. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư công nghệ, phát triển sản xuất song sợ xé rào đành phải nằm im. Ngành Ngân hàng không giải ngân được. Lượng hàng hoá cho các cơ sở sản xuất ra không tiêu thụ được. Công ty đường Sơn Dương, đường Tuyên Quang hạ giá bán còn 4000đồng/kg nay vẫn tồn đọng 2800 tấn; Xí nghiệp vật liệu xây dựng tồn 7 triệu viên gạch...7 doanh nghiệp giấy (2000 lao động) và hàng chục xí nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí, sửa chữa, may... công nhân sống thoi thóp với đồng lương 160.000 đồng/tháng, cả công nhân và xí nghiệp đều không có khả năng đóng BHXH. Đã vậy, số chi trả cho ốm đau lại quá cao trở thành mối nguy cho việc bảo tồn quỹ, ở lâm trường Tân Thành , số tiền chi cho ốm đau quý 1 và 2/ 1999 là 47 triệu đồng chiếm 11% quỹ lương và 34% tiền nộp BHXH; Mỏ đất chịu lửa chiếm 46% tiền nộp BHXH... Cũng do những khó khăn như vậy, việc cấp sổ BHXH trong các doanh nghiệp hết sức chậm chạp. Triển khai suốt 3 năm nay, cấp sổ BHXH mới chỉ đạt 73% so với tổng số lao động; Công ty chè Tân Trào có 600 lao động, chưa năm nào hoàn thành chỉ tiêu thu BHXH nên đến nay chưa cấp được một sổ nào? Công ty đường Tuyên Quang và đường Sơn Dương cũng mới chỉ cấp được sổ BHXH cho khối văn phòng công ty... Và còn có thể liệt kê ra đây rất nhiều doanh nghiệp khác nợ đọng phí BHXH như: các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty dâu tằm Việt Nam: Xí nghiệp liên doanh tơ tằm Bảo Lộc (VISINTEX) đang nợ 532 triệu đồng hoạc công ty Dệt may lụa tơ tằm nợ 254,5 triệu đồng, xí nghiệp ươm tơ tháng Tám nợ 261 triệu đồng (số liệu năm 2001). Công ty ong Nam Định, quý 3-4/1999 toàn công ty nợ 541 triệu đồng: 2 quý đầu năm 2000 nợ nguyên 40 triệu đồng, vị chi trên 70 các bộ CNV nợ xấp xỉ 100 triệu đồng tiền BHXH. Đối mặt với thực trạng trên việc đi tìm giải pháp nhằm vực dậy các ngành kinh tế, thúc đẩy sản xuất là việc làm cơ bản và cần thiết. Song chúng ta cũng không nên ngồi chờ sản suất phát triển rồi mới quan tâm đến quyền lợi người lao động, vì đây là hai mặt của một vấn đề, có tác động với nhau hết sức chặt chẽ: người lao động không thể làm việc tốt, sản suất không thể phát triển, nếu quyền lợi và đời sống của không được quan tâm. Mặt khác, cần phải tăng cường tính pháp lý của các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ khi nộp BHXH. Trong luật BHXH, luật phá sản doanh nghiệp cũng cần phải có điều khoản qui định về thu nộp BHXH có cơ chế khuyến khích cho cán bộ BHXH phát hiện và chi thu xử lí nghiêm khắc và truy thu BHXH, đồng thời xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật BHXH dây dưa, nợ tồn đọng tiền BHXH. Vấn đề này cần phải nhìn nhận một cách đầy đủ hơn và có chế tài mạnh, phải xác định thu nộp BHXH tồn nợ đọng BHXH không đơn thuần là góc độ kinh tế, mà chính nó làm gia tăng nhanh chóng số lao động được đảm bảo về chế độ BHXH. 2. Trong khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2.1. Trong các doanh nghiệp trong nước Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Khi thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê..., khu vực hành chính sự nghiệp cũng đang từng bước giảm thiểu 15% công chức Nhà nước nên lực lượng lao động khu vực ngoài quốc doanh cũng có xu hướng tăng cao. Trong tình hình ấy, Bộ Chính Trị đã có chỉ thị số 15/ CT-TƯ ngày 26/5/1997 về “Tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH”, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều ý kiến chỉ đạo hệ thống BHXH Việt Nam phải tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH để đảm bảo sự công bằng xã hội đối với người lao động ở khu vực này. Theo quy định tại điều 141 và điều 3 BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ thì “đối tượng tham gia BHXH là người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên”. Thực hiện sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh thành phố đã cố tìm những biện pháp sáng tạo thực hiện BHXH khu vực ngoài quốc doanh và thu được một số kết quả ban đầu. + Năm 1997 có 2.305 đơn vị với 83.578 người lao động tham gia BHXH. + Năm 1998 có 3.136 đơn vị với 112.223 người lao động tham gia BHXH. + Năm 1999 có 3.900 đơn vị với 147.855 người lao động tham gia BHXH. + Năm 2000 đã có 4.735 đơn vị với 197.983 người lao động tham gia BHXH. Công tác tuyên truyền giáo dục đã có tác động tốt không chỉ với người lao động đã tham gia BHXH mà còn giúp những người chưa tham gia hiểu và nâng cao nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước. Người lao động ngoài quốc doanh cũng dần nhận ra: Tham gia BHXH không chỉ được công bằng, bình đẳng với các thành phần kinh tế và loại hình lao động khác mà còn thuận lợi khi di chuyển từ thành phần kinh tế này sang thành phần kinh tế khác và quyền lợi vẫn được bảo đảm. Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu tốt vẫn còn những chướng ngại vật mà nghành BHXH cần phải vượt qua. Tính đến cuối năm 2000, trên 80% doanh nghiệp với 73% lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thuộc diện BHXH bắt buộc, nhưng vẫn chưa tham gia. Nói cách khác, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động trong khu vực kinh tế này chưa được thực hiện. Theo số liệu thống kê, năm 1997 có 24.571 đơn vị với 560.000 lao động vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì chỉ có 9,4% số lao động tham gia BHXH. Năm 1998 có 12,8%; năm 1999 có 16% và năm 2000 có 26,5% và chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn như : Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Bà Rịa-VũngTàu, Tp Đà Nẵng, Long An, Cần Thơ, Quảng Ninh. Chỉ tính riêng 10 tỉnh, thành phố này năm 1999 đã thu bằng 91,58% (121,9 tỷ đồng trong tổng số 133,1 tỷ đồng) số thu BHXH ngoài quốc doanh của cả nước. Cũng năm 1999, Tp Hồ Chí Minh có 76.180 lao động ngoài quốc doanh tham gia BHXH (bằng 51,52%) số thu đạt 81,231 tỷ đồng bằng 61% so với số thu BHXH ngoài quốc doanh của cả nước. Thậm chí, một số địa phương đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH, đó là: Hưng Yên, Bắc Cạn, Lai Châu… hoặc có từ 1-2 đơn vị tham gia BHXH như ở Sơn La, Yên Bái, Hà Tĩnh… Thực trạng trên cho thấy nguồn thu BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh còn rất lớn. Số nợ BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh khá cao. Đầu năm 2000, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ 14,987 tỷ đồng BHXH trên tổng số phải thu là 132,466 tỷ đồng (mới thu được 11,3%). Nhiều tỉnh, thành phố nợ đọng BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh hàng tỷ đồng, như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Long An, Đồng Nai. Việc thực hiện BHXH khu vực ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế có nhiều nguyên nhân của tất cả các bên tham gia: - Các văn bản quy phạm Nhà nước về thực BHXH ngoài quốc doanh chưa đầy đủ, kịp thời, chưa bao quát cụ thể hoá trong các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, xử phạt… Các quy định về thực hiện BHXH có trong nhiều văn bản luật, Nghị định của Chính phủ thông tư hướng dẫn của các bộ ngành có liên quan, nhưng mỗi văn bản lại điều chỉnh một mối quan hệ về BHXH giữa Nhà nước với các cơ quan, ngành cấp riêng, trong các loại hình doanh nghiệp, ngành nghề riêng, nên chủ sở dụng lao động và người lao động khó nắm bắt và khó thực hiện. - Khả năng quản lý, đôn đốc thu nộp BHXH của cơ quan BHXH chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Bởi thời gian qua thực hiện BHXH khu vực ngoài quốc doanh thiếu về cán bộ, cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động nghiệp vụ và nhất là thiếu cơ chế khuyến khích cán bộ công chức ngành BHXH làm công việc khó khăn này. - Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ có giấy phép chứ thực tế không hoạt động. - Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có tổ chức công đoàn và nếu có cũng chỉ là hình thức. Công đoàn ở đây chưa làm được chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động vì bản thân họ cũng là người lao động có tâm trạng và hoàn cảnh tương tự. - Chủ doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh chưa thực sự tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người lao động, tìm cách trốn tránh tham gia BHXH của người lao động bằng cách đăng ký lao động ít hơn 10 lao động hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng. Doanh nghiệp chỉ thực hiện các hoạt động “Tự bảo hiểm một số quyền lợi không thể không đáp ứng để động viên người lao động. Cơ quan BHXH không có chức năng kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp phải tham gia BHXH. - Do trình độ hiểu biết về chính sách BHXH của người lao động còn thấp đồng thời nhu cầu tìm việc làm là mục tiêu bức thiết, nên người lao động không chú ý đến quyền lợi vè BHXH, không đốc thúc việc đóng BHXH của chủ sử dụng lao động, nên cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng BHXH. Vì vậy, cách giải quyết vấn đề tham gia BHXH nói riêng và các chính sách lao động khác ở khu vực ngoài quốc doanh phải bắt đầu từ việc tổ chức lại doanh nghiệp ngoài quốc doanh đúng với nghĩa của nó. Ngành kế hoạch đầu tư từ bộ đến địa phương (Sở) cần xiết chặt hơn các điều kiện bảo đảm cho một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động. Trong đó, rất quan trọng là việc chấp hành Luật Lao Động và chính sách đối với người lao động. Một địa phương đại diện cho các nguyên nhân trên đó là tỉnh Phú Thọ, giống như thực trạng chung của cả nước, BHXH khối ngoài quốc doanh của tỉnh này cũng đang đứng trước tình trạng bị thất thu nghiêm trọng. Là vùng trung du bán sơn địa, có khu công nghiệp Việt Trì với hàng chục nhà máy, công ty lớn; nên tuy là tỉnh mới tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú, khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Phú Thọ đã sớm hình thành và phát triển mạnh. Tính đến cuối năm 1999, Phú Thọ đã có xấp xỉ 100 đơn vị ngoài quốc doanh đa ngành đa nghề với hàng chục nghìn lao động. Nếu chỉ tính các đơn vị có 10 lao động trở lên và hợp đồng từ 3 tháng trở lên, Phú Thọ cũng có 66/100 đơn vị thuộc diện đóng BHXH bắt buộc với số lượng 3.625 người. Nhưng đến nay, ngành BHXH Phú Thọ mới chỉ quản lý được 10 đơn vị với vẻn vẹn… 218 lao động. Nếu tận thu đúng, thu đủ của 66 đơn vị này, số thu hàng năm đạt xấp xỉ 1 tỷ đồng; song hiện nay đến hết tháng 9/1999 mới thu được 115 triệu đồng/160 triệu đồng kế hoạch cả năm; và nếu có thu đủ thì tổng thu khối ngoài quốc doanh cũng chỉ bằng từ 3% - 4% kế hoạch thu toàn tỉnh. Thất thu nghiêm trọng ở Thành phố Việt Trì: có 42 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thì có tới 39 đơn vị chậm nộp BHXH. Huyện Thanh Sơn có 8 đơn vị, thì chỉ có 1 đơn vị tham gia với số lượng 3 người là XNXD Xuân Thuỷ. Huyện Phong Châu có 7 đơn vị thì mới có 1 đơn vị tham gia là công ty TNHH Việt Đức với 118 lao động. Yên Lập, Hạ Hoà, Thanh Ba… mỗi huyện có 1 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, song vẫn trắng BHXH khối ngoài quốc doanh. ở Việt Trì, có 39 đơn vị ngoài quốc doanh đăng ký tham gia BHXH, song vẻn vẹn chỉ có 3 đơn vị với 104 người tham gia là xí nghiệp xâp lắp điện nước Hải Hà (19), xí nghiệp thực phẩm Việt Anh (20), và công ty bông vải sợi Nghĩa Hưng (65), 39 đơn vị còn lại chỉ tham gia mồm. ở các tỉnh khác như Hà Tây, Hà Nội, Đồng Tháp, Thanh Hoá… việc các chủ sử dụng lao động không đóng BHXH cho công nhân phần lớn với lý do: dưới 10 người, và hợp đồng dưới 3 tháng(!). Song việc ở Phú Thọ có 66/100 đơn vị có 10 lao động trở lên và ký hợp đồng 3 tháng trở lên mà chỉ có bấy nhiêu đơn vị và lao động tham gia BHXH cho thấy: việc viện cớ dưới 10 người và dưới 3 tháng chỉ là “chiêu bài” để các giới chủ trốn BHXH! Các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn không qua đào tạo, không có quy hoạch, không có tổ chức; ai có tiền là đứng ra kinh doanh theo kiểu chụp giựt, được năm nào hay năm ấy nên họ chỉ “tận thu” mà không “tận nghĩa” với người lao động. Người lao động trong các doanh nghiệp ở tứ xứ, họ chỉ cần việc làm, đồng lương làm đến đâu hay đến đó, đâu lương cao thì đến, đâu thấp thì bỏ đi, nếu đòi hỏi BHXH với chủ doanh nghiệp sợ mất việc làm. Đó là bản chất của việc người sử dụng lao động thì trốn tránh, người lao động thì thờ ơ với BHXH. Một ví dụ điển hình là Công ty TNHH Việt Hưng (Viêt Trì): Theo dự án từ năm 1998, Công ty này đăng ký 42 lao động (thực chất có hàng trăm lao động): đây là một công ty ngoài quốc doanh lớn nhất tỉnh Phú Thọ, kinh doanh đa ngành nghề, phát triển mạnh nhất là kinh doanh vận tải, xe buýt, taxi với hàng chục đầu xe khác nhau… Trụ sở Công ty to hơn trụ sở BHXH tỉnh Phú Thọ. Thậm chí, Công ty này còn có cả hệ thống công đoàn, còn thực hiện cả việc bù lỗ cho xe buýt, làm công tác từ thiện… Song suốt từ khi thành lập đến nay, Công ty chưa đóng một đồng BHXH nào cho công nhân, vậy mà cũng không thấy tổ chức công đoàn này nói gì?. Các công ty Thương mại Mai Khánh (23 lao động), Sơn Ngọc (35 lao động) Việt Hà (15 lao động), Công ty bao bì Thương mại Quế Hải (52 lao động), Công ty dựng Hoà Phong (25 lao động)… cũng không hề có người nào tham gia BHXH?. Xí nghiệp sản xuấ._.t bao bì Tân Phong (Lâm Thao) có hàng trăm lao động, chuyên kinh doanh bao bì cho Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, bà chủ xí nghiệp là uỷ viên UBMTTQ tỉnh, sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để làm “từ thiện”, song thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH cho công nhân thì không! Xí nghiệp vật liệu xây dựng Trung Thành (Việt Trì) có 36 lao động, có cả cần cẩu, băng chuyền với nhiều thuyền bè khai thác cát trên sông Lô, sản xuất phát triển, BHXH tỉnh mời dự Hội nghị về công tác BHXH cũng tham gia đầy đủ, nhưng khi yêu cầu đóng BHXH cho công nhân thì cũng đánh bài…lờ! Công ty chè Đắc Nhân Tâm (Hạ Hoà) chuyên sản xuất kinh doanh chè, theo dự án cũng có trên 30 lao động, doanh thu mỗi năm hàng tỷ đồng song cũng không nộp bảo hiểm cho ai? Thậm chí, xí nghiệp mộc-xây dựng 30/4 (Việt Trì) còn có cả công văn gửi BHXH tỉnh tuyên bố “không có điều kiện tham gia!” Trong khi đơn vị này cũng là đối tượng tham gia bắt buộc. Đó chỉ là một trong số nhiều địa phương ở nước ta, quyền lợi hợp pháp của người lao động không được đảm bảo. Có thể thấy được ở mỗi địa phương, các chủ doanh nghiêp sử dụng lao động đều tìm thấy cho mình những lý do, những nguyên nhân để không thực hiện nghĩa vụ với người lao động. Tình trạng trên không thể để kéo dài vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi cần đến sự trợ giúp của quỹ BHXH. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh cần tăng cường công tác tuyên truyền chính sách BHXH đối với người lao động bằng nhiều hình thức, thông qua cơ quan báo đài, tổ chức đoàn thể, cơ quan đơn vị để người lao động hiểu được quyền lợi khi tham gia BHXH tự giác tham gia. Trong khi chờ ban hành luật BHXH, trước mắt đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung những điều bất hợp lý của Nghị định 38/CP về xử phạt vi phạm pháp luật lao động về BHXH. Đồng thời, có sự chỉ đạo đồng bộ đối với các nghành, các cấp về lĩnh vực này. Tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan BHXH với Sở Lao Động-Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh và các cơ quan hữu quan để tuyên tuyền giáo dục, vận động và có biện pháp hành chính làm cho người sử dụng lao động và người lao động thực thi Điều lệ BHXH nghiêm túc. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để có biện pháp hỗ trợ cho các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh tham gia BHXH. 2.2. Trong các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu lao động không chỉ là việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc mà vấn đề còn là xuất khẩu lao động tại chỗ (người lao động làm việc trong các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) Nhưng vấn đề được quan tâm hơn cả là quan hệ lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tháng 12/1987, Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được ban hành. Đến nay, đã có gần 2000 dự án được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam với số tiền đầu tư trên 30 tỷ USD. Các khu chế xuất công nghiệp tập trung được hình thành. Trên 4 vạn lao động thường xuyên làm việc trong các cơ sở đã đi vào hoạt động nền nếp, chưa kể nhiều vạn người lao động của nghành xây dựng thi công các công trình. Đầu tư sản xuất và dịch vụ có được mở rộng thì người lao động mới có thêm việc làm, được rèn luyện về kỷ luật lao động, tác phong làm việc, biết thêm ngoại ngữ và điều quan trọng hơn là con người trở nên năng động sáng tạo hơn trong việc sủ dụng sức lao động của mình. Tuy nhiên, đã có không ít vướng mắc diễn ra trong quan hệ lao động ở khu vực này. Đó là vấn đề điều hành sản xuất kinh doanh (mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm…), người nước ngoài nói thế nào, người ta biết vậy, bởi việc mua bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị diễn ra ở nước ngoài. Hơn thế, trong ban lãnh đạo Công ty, người Việt Nam chiếm tỷ lệ ít hơn, ít giữ các vai trò, vị trí trọng trách hơn, cấp bậc cũng thấp hơn (chỉ là phó giám đốc, còn giám đốc là người nước ngoài). Vốn đóng góp về phía Việt Nam chưa đến 50%. Mục tiêu cao nhất của chủ đầu tư nước ngoài là lợi nhuận, nên việc thuê công nhân Việt Nam với giá càng thấp càng tốt, ngoài ra còn thiết lập kỷ luật lao động, phạt nặng hơn những sơ suất do công nhân Việt Nam gây ra… gây nên sự phản đối bất bình. Cán bộ lãnh đạo và công nhân Việt Nam luôn chịu một tâm lý đi làm thuê cho người nước ngoài, coi họ là kẻ bóc lột, coi trọng lợi nhuận nên quan hệ lại càng trở nên khó gần gũi, gắn bó. Ngôn ngữ bất đồng, dễ dẫn đến hiểu lầm hoặc mâu thuẫn trong lao động. Trong những năm gần đây, tiền lương trong các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài cũng không hấp dẫn mạnh, bởi thu nhập và tiền lương của người lao động ở một số ngành nghề của doanh nghiệp Việt Nam tăng lên. Mặt khác, các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài làm việc thường không ổn định, tháng này làm, tháng sau nghỉ. Người lao động có mục tiêu trước mắt, không có mục tiêu lâu dài, nên tâm lý không muốn tham gia BHXH, BHYT. Theo quy định hiện hành cứ một năm đóng BHXH (12 tháng) khi nghỉ việc được trợ cấp 01 tháng lương, nhưng nếu người lao động mới đóng 11 tháng thì không được trợ cấp, mà bảo lưu kết quả đóng BHXH để sau này cộng dồn thời gian đóng BHXH thì không biết bao giờ người lao động mới đủ điều kiện để hưởng trợ cấp hàng tháng? Sự bất hợp lý này không khuyến khích người lao động trong đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài tích cực tham gia BHXH và không đòi hỏi giới chủ phải đóng BHXH cho họ. Để giảm bớt vướng mắc trong quan hệ lao động, trong đó quan hệ BHXH ở các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, thiết nghĩ phải làm cho người nước ngoài điều hành sản xuất tại Việt Nam. Các cơ quan chức năng Việt Nam cần giải quyết kịp thời những hành vi vi phạm Bộ Luật Lao động. Mặt khác, cần tuyên truyền giáo dục lao động Việt Nam nhận thức đúng về vị trí của mình trong sản xuất. II. Vấn đề hưởng trợ cấp BHXH của người lao động. Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) các nước trên Thế giới nên thực hiện trợ cấp 9 chế độ mà tổ chức này đã nêu trong Công ước 102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ: 1. Chăm sóc y tế 2. Trợ cấp ốm đau 3. Trợ cấp thất nghiệp 4. Trợ cấp tuổi già 5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 6. Trợ cấp gia đình 7. Trợ cấp sinh đẻ 8. Trợ cấp khi tàn phế 9. Trợ cấp cho người còn sống Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện kinh tế-xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải có 1 trong 5 chế độ: (3); (4), (5), (8), (9). Theo điều 2 của Điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nước ta hiện nay bao gồm 5 chế độ: Chế độ trợ cấp ốm đau; chế độ trợ cấp thai sản; chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. 1. Chế độ trợ cấp ốm đau. Chế độ này giúp cho người lao động có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không làm việc khi bị ốm đau. Đối tượng trợ cấp của chế độ này là người lao động ốm, người lao động có con ốm và người lao động áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình... Năm 2000 đẵ có trên 1 triệu lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau, với trên 6 triệu ngày công được ngành BHXH thanh toán trên 80,2 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2001 có hơn 523 nghìn lượt người hưởng chế độ ốm đau với trên 3 triệu ngày công, số tiền thanh toán gần 44.8 tỷ đồng. Trong khối hành chính sự nghiệp, người lao động hưởng mức lương cố định theo thang, bậc lương do Nhà nước quy định và đó cũng chính là quỹ tiền lương tham gia BHXH, được cấp bởi ngân sách Nhà nước. Ngoài những trường hợp thai sản, điều trị bệnh dài ngày trong các bệnh viện, người lao động thường hạn chế việc nghỉ ốm, nếu có đầy đủ chứng từ nghỉ ốm, họ cũng chỉ được thanh toán 75% mức lương tham gia BXHX do ngành BHXH chi trả theo quy định, do vậy thanh toán nghỉ ốm không có lợi cho họ. Năm 2000, với trên 1,5 triệu lao động tham gia BHXH, chỉ có 70.000 lượt người nghỉ ốm với 760.000 ngày công, chi trả 9,68 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2001, cũng với số lao động trên 1,5 triệu người, có 32.000 lượt người nghỉ ốm, với 444.000 ngày công, chi trả trên 5,2 tỷ đồng. Khối doanh nghiệp Nhà nước, có số lao động tham gia BHXH xấp xỉ HCSN, cũng trên 1,5 triệu người, nhưng số người nghỉ ốm năm 2000 lên đến 770.000 lượt người, với trên 4,7 triệu ngày công và số tiền chi trả từ quỹ BHXH lên đến 52,4 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2001 đã có gần 400 lượt người nghỉ ốm với 2,3 triệu ngày nghỉ và số tiền phải chi từ quỹ BHXH là 29,88 tỷ đồng, so với khối HCSN, mỗi chỉ số trong nghỉ ốm tăng gấp nhiều lần. Hiện nay trong các doanh nghiệp, thu nhập thực tế của người lao động thường cao hơn quỹ lương tham gia đóng BHXH, thậm chí gấp nhiều lần. Thu nhập này phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vào khối lượng sản phẩm khoán, vào công việc được doanh nghiệp giao cho. Với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát đạt và ổn định, thu nhập thực tế của người lao động khá cao, họ chỉ quan tâm đến việc làm, đến thời gian sản xuất trong doanh nghiệp. Do vậy đối với người lao động trong các doanh nghiệp này, ngoài nghỉ thai sản và điều trị bệnh dài ngày bắt buộc tại Bệnh viện, việc thanh toán ngày công ốm qua cơ quan BHXH trở nên không cần thiết. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, việc trả đủ lương cho người lao động cũng trở thành vấn đề nan giải, chứ chưa nói đến đóng đủ BHXH cho người lao động. Nhiều lao động tại các đơn vị này luân phiên nhau nghỉ ốm để được cơ quan BHXH thanh toán, như là một biện pháp tăng thu nhập hoặc lấy tiền từ BHXH để quay lại đóng BHXH. Xí nghiệp gạch Tuy-nen (Lào Cai), có số lao động tham gia BHXH là 153 người, quý 1 năm 2001 có 144 lượt người nghỉ ốm với 1017 ngày công; Xí nghiệp Dệt len Sài Gòn có 587 lao động, số người nghỉ ốm trong quý 1 năm 2001 là 638 lượt người với 1881 ngày, Công ty cao su Phước Hoà (Bình Phước), chỉ trong thời điểm quý 1 năm 2001 đã thanh toán cho 2336 lượt người nghỉ ốm với số ngày công là 9287 ngày công; Công ty Dệt Thanh Sơn (Đà Nẵng) có 238 lao động, chỉ trong quý 1 năm 2001 đã có 395 người nghỉ ốm với số ngày nghỉ là 2786 ngày, Xí nghiệp gạch ngói Lai Nghi (Đà Nẵng) cũng trong quý 1 năm 2001 chỉ với 53 lao động đã có số lượt người nghỉ là 123 lượt người… Trong những doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc cấp các chứng từ nghỉ ốm dễ dàng hơn với những doanh nghiệp lớn có hệ thống Y tế trực thuộc, dễ dàng có sự thoả thuận hay chỉ đạo của chủ sử dụng lao động. Vậy trong các thí dụ nhỏ trên, khi số lượng người nghỉ ốm lớn như vậy, thử hỏi còn có bao nhiêu lao động làm việc trong ngày? Cá biệt có đơn vị có số chi chế độ này quá cao, chiếm gần 8% so với tổng quỹ lương khi tham gia bảo hiểm. Để đảm bảo cho sự chính xác, đòi hỏi ngành Y tế cần kiên quyết trước hiện tượng ốm giả có trách nhiệm với những giấy tờ, hồ sơ đã cấp. Có thể chi trả chế độ BHXH ngắn hạn có thể thay đổi cách làm như hiện nay và thực hiện thí điểm ở một số doanh nghiệp, một số vùng để xác định hiệu quả chắc chắn của nó, trước khi đưa vào luật BHXH thành cơ sở pháp lý. Đó là với khối hành chính sự nghiệp với đặc điểm tập trung tại các thành phố, đô thị, trung tâm hành chính quận huyện, nơi tập trung hệ thống Y tế thuận tiện cho việc khám bệnh điều trị, việc chi trả chế độ vẫn áp dụng như hiện nay, thanh toán trên cơ sở hồ sơ, bệnh án và do cơ quan BHXH thực hiện; với nhiều doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp hoạt động phân tán, lưu đông như ngành dệt may, xây dựng, cầu đường, địa chất…, có thể khoán chi chế độ này cho doanh nghiệp. Điều đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp không mất nhiều thời gian thanh toán BHXH, chủ động chi ốm đau và đó cũng chính là mong mỏi của nhiều doanh nghiệp, thuận lợi cho cơ quan BHXH, và khi đó nhiều doanh nghiệp sẽ khống chế tỷ lệ người ốm của người lao động. 2. Chế độ trợ cấp thai sản Chế độ này như hiện nay đã giúp lao động nữ có được khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập bị mất do không làm việc vì sinh con. Đối tượng trợ cấp của chế độ này là lao động nữ trong thời gian mang thai, sinh con và nuôi con và cả lao động nữ nuôi con sơ sinh. Theo số liệu thống kê năm 2000, có gần 160.000 người nghỉ hưởng chế độ thai sản với số tiển bảo hiểm xã hội trên 228,6 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2001, có 150.000 người nghỉ chế độ thai sản được thanh toán từ quỹ BHXH với số tiền gần 179 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao đông nữ, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng may mặc thời trang… Số lao động nữ nghỉ sinh con được hưởng chế độ thai sản của BHXH thường cao hơn các doanh nghiệp khác như: Công ty Dệt Thanh Sơn (Đà Nẵng) có 238 lao động, chỉ trong quý 1 năm 2001 có số người nghỉ thai sản là 23 người… Hầu hết các trường hợp này đều được quỹ BHXH thực hiện chi trả đầy đủ. Tuy nhiên tại các doanh nghiệp vẫn còn hiện tượng doanh nghiệp không thực hiện đóng BHXH cho người lao động do đó quyền lợi về thu nhập, nghỉ dưỡng sức của người lao động nữ không được đảm bảo. Với khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc điểm nổi bật là người lao động đóng BHXH với mức lương cao và khi thanh toán các chế độ BHXH họ cũng được hưởng cao. Nhiều doanh nghiệp loại hình này đã nhận vào làm việc những người đang có thai, đóng BHXH vài tháng để sau đó được hưởng BHXH với số tiến lớn. Cá biệt như trường hợp bà Lê Thị Hồng Vân, làm việc tại văn phòng BTR POWER SYSTEM, đóng BHXH được 7 tháng, với mức đóng là 344 USD/tháng thì nghỉ thai sản, được cơ quan BHXH thanh toán trên 120 triệu đồng, sau đó bỏ việc không tham gia BHXH. Chế độ thai sản được quy định cụ thể trong Nghị định 93/1998 NĐ-CP ngày12/11/1998 bổ sung một số điều kèm theo Nghị định 12 CP, dư luận rất đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên cũng còn có một số điều còn chưa hợp lý: đối với trường hợp thai có bệnh lý, thai không bình thường mà trong suốt quá trình mang thai chỉ được nghỉ việc để khám thai 3 lần , mỗi lần 2 ngày là chưa bảo đảm. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp để bảo vệ đứa con, người mẹ phải hạn chế làm một số công việc hoặc phải nghỉ việc một thời gian đẻ dưỡng thai nhi. Và để tránh trường trường hợp như bà Vân cần quy định điều kiện và thời gian tham gia BHXH ít nhất là 9 tháng trước khi sinh con mới được hưởng trợ cấp thai sản. Trong thực tế hiện nay, đa số lao động đều thoát ly để đi làm việc, vì vậy chỉ có 2 vợ chồng, khi sinh con người chồng phải có trách nhiệm và bổn phận chăm sóc vợ con, lo toan cuộc sống gia đình trong một khoản thời gian nhất định. Do đó, cần xem xét cho người chồng được nghỉ việc, có thể là 2 tuần? 3. Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN). Chế độ này nhằm đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động sẽ được trợ cấp một lần nếu như khi hồi phục sức khoẻ mà bị suy giảm khả năng lao động dưới 31% và được trợ cấp hàng tháng nếu người lao động bị suy giảm sức lao động từ 31%-100%, ngoài ra nếu tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên thì còn được hưởng trợ cấp tự phục vụ bằng 80% lương tối thiểu. Mức trợ cấp phụ thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động. Trong trường hợp người lao động bị chết BHXH phải trợ cấp một lần cho gia đình người lao động 24 tháng lương tối thiểu và thực hiện trợ cấp tuất theo quy định. 3.1. Tai nạn lao động Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Do những nhu cầu bức thiết về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt xã hội, nguồn kinh phí, nguồn vốn đầu tư cho những công trình trọng điểm này đã chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng Ngân sách Nhà nước. Đông đảo lực lượng công nhân lao động được huy động vào lĩnh vực xây dựng. Song có một thực tế đáng buồn đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội: Số vụ TNLĐ mỗi năm một gia tăng, chiếm tỷ lệ cao nhất ở ngành xây dựng và tai nạn giao thông đường bộ. Thực trạng tình hình trên không những gây những hậu quả nghiêm trọng về tính mạnh, sức khoẻ của người lao động mà còn ảnh hưởng xấu đến vấn đề an sinh xã hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng số vụ TNLĐ đó là: - Chế độ ATLĐ đã bị vi phạm hoặc bị xem thường từ phía người SDLĐ và chính bản thân người lao động. Nhiều quy định về ATLĐ, các quy trình kỹ thuật an toàn trong quá trình lao động sản xuất đã không được tuân thủ một cách nghiêm ngặt. - Nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận tối đa nên hạn chế chi phí mua sắm hoặc cải tiến các trang thiết bị bảo hộ lao động. - Bản thân người lao động, nhất là bộ phận công nhân hợp đồng lao động theo thời vụ, chưa được hướng dẫn một cách tường tận các biện pháp an toàn lao động, nên rất dễ chủ quan, mắc sai phạm. - Các cơ quan giám sát, kiểm tra tiêu chuẩn an toàn lao động thực sự chưa có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. NTLĐ, nhất là TNLĐ trong nghành xây dựng, theo số liệu thống kê ở Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1992 đến năm 1998, chiếm 4% tổng số người chết so với tổng số người thiệt mạng trong các ngành nghề lao động khác nhau gây ra. Số lượng người có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên còn cao hơn nhiều so với số bị tử vong. Tình hình TNLĐ ở tỉnh Thừa Thiên- Huế nói chung và TNLĐ trong ngành xây dựng nói riêng tuy chưa đến mức báo động nhưng mỗi năm số vụ TNLĐ có hưởng chế độ trợ cấp BHXH đều tăng. Từ tháng 10/1995 đến tháng 6/1998, BHXH tỉnh đã giải quyết trợ cấp hàng tháng cho 54 trường hợp TNLĐ, trong đó tai nạn giao thông chiếm đến 20 trường hợp; giải quyết trợ cấp 1 lần cho 71 trường hợp, trong dó tai nạn giao thông có 26 trường hợp. Còn biết bao nhiêu vụ việc TNLĐ khác xảy ra cho những công nhân không được tham gia BHXH thì chưa có số liệu cụ thể! Đã xảy ra nhiều trường hợp TNLĐ đáng thương cho những người lao động ở dạng hợp đồng ngắn hạn hoặc lao động thời vụ chỉ được người sử dụng lao động chi cấp cho một khoản tiền nhỏ hoàn toàn không tương ứng với mức độ tổn thương. Tình cảnh của những đối tượng này rất thê thảm, bản thân bị mất sức lao động, nhiều khi kéo dài, gia đình phải chịu nhiều phí tổn y tế. Đời sống kinh tế càng lâm vào cảnh bế tắc! Điều gì sẽ xảy ra cho gia đình, xã hội một khi người ta cùng đường, tuyệt vọng? BHXH là phương án tối ưu để đảm bảo sự ổn định cho người lao động trong những trường hợp như thế. Nhưng thực tế còn rất nhiều đối tượng lao động ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã bị chủ doanh nghiệp đẩy ra ngoài “hành lang an toàn”. Tình trạng “rơi tự do” của người lao động lại bắt nguồn từ những cú “lách” của người sử dụng lao động với những lý do: lao động theo thời vụ, đơn vị sử dụng dưới 10 lao động!... 3.2. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp (BNN) là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Từ năm 1976 đến nay, tại Việt Nam đã có 21 bệnh được Nhà nước công nhận là BNN, được BHXH thực hiện trả trợ cấp. Tổng số ca mắc BNN và được giám định qua 10 năm 1991 đến 2000 là 9977 trường hợp. Số công nhân bị BNN được giám định trong giai đoạn 1996 - 2000 đã tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 1991- 1995, từ 2553 lên 7424 trường hợp. Trên Thế giới, chi phí cho TNLĐ và BNN ước tính chiếm tới 4% tổng sản phẩm quốc nội của một số nước. ở Việt Nam các chi phí này chưa được ước tính. Trong số 21 BNN, nhóm các bệnh phổi nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (73%), rồi đến các bệnh do yếu tố vật lý (18,5%), các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (4,5%), cuối cùng nhóm các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (0,9%). Những địa phương có số người lao động mới mắc BNN cao chủ yếu tập trung vào các thành phố và tỉnh có các ngành công nghiệp phát triển như: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai... Nhìn chung, BNN có xu hướng tăng ở tất cả các nhóm BNN, đặc biệt là các bệnh bụi phổi silic và điếc do tiếng ồn. Tính tới tháng 6/2001, số trường hợp bị bệnh bụi phổi silic đã được giám định và được hưởng trợ cấp là 7125 trường hợp (chiếm trên 70% so với tổng số các BNN). Số trường hợp điếc do tiếng ồn với 1868 trường hợp (chiếm trên 18%). Các BNN khác có số mắc cao là nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật nghề nghiệp (214 trường hợp) bệnh sạm da nghề nghiệp (212 trường hợp), bệnh nhiễm độc chì (166 trường hợp). Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp được công nhận từ năm1998 nhưng cũng đã có 131 trường hợp phải giám định. Số lượng nêu trên vẫn chưa phản ánh đúng thực tế tình hình BNN ở nước ta. Trong những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 1996- 2000, công tác khám bệnh nghề nghiệp đã và đang được các địa phương cũng như các Bộ, nghành chú trọng và quan tâm. Công tác khám BNN được triển khai rộng rãi do vậy số phát hiện mắc BNN cũng đã tăng lên một cách đáng kể, Mặc dù vậy, số công nhân được khám BNN mới chỉ đạt khoảng 1-5% trong tổng số công nhân tiếp xúc với nguy cơ. Tỷ lệ phát hiện BNN chiếm 14,7% tổng số khám và tỷ lệ được giám định là 37,5%. Tỷ lệ phát hiện số người mới mắc bệnh bụi phổi silic trên tổng số công nhân được khám trung bình hàng năm là 15,75% trên tổng số được giám định là 43%. Với sự đóng góp tích cực của cơ quan BHXH, Bảo hiểm Y tế, người lao động bị BNN đã được hưởng các chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, số công nhân được khám bệnh nghề nghiệp quá thấp so với tổng số lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ. Công tác giám định còn phức tạp và thiếu cán bộ nên mới giám định được 40% số đã phát hiện bệnh. Các bệnh chưa khám phát hiện trong 10 năm qua là nhiễm độc asen, mangan và bệnh giảm áp nghề nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng BNN là: - Môi trường lao động bị ô nhiễm nặng. Dây chuyền công nghệ sản xuất nhiều nơi còn lạc hậu, trang thiết bị bảo hộ lao động cũ, hỏng, hoặc thiếu làm cho môi trường lao động bị ô nhiễm bởi: bụi, tiếng ồn, ánh sáng, hơi khí độc... Hiện nay số mẫu đo môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép vẫn còn cao (chiếm khoảng 23%). - Cơ cấu sản xuất mới, dây chuyền công nghệ mới, hình thành những ngành sản xuất mới làm nảy sinh yếu tố có hại đến sức khoẻ người lao động và hình thành những bệnh nghề nghiệp chưa có trong danh mục. - Sức khoẻ người lao động chưa được quan tâm đúng mức cả từ phía người sử dụng lao động và người lao động. Tại nhiều tỉnh, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác giám sát môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Người lao động ít hiểu biết về quyền lợi và phòng chống các tác hại trong môi trường độc hại. Việc không thực hiện thường xuyên công tác giám sát môi trường lao đông, khám sức khoẻ định kỳ dẫn tới khó khăn khi làm hồ sơ thủ tục cho người bị BNN đi giám định và hưởng trợ cấp. - Chi phí để giám sát môi trường lao động và phát hiện BNN chưa được đưa vào kế hoạch thường xuyên của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả không chú trọng đến công tác này. Chỉ có hơn 20% đối tượng sau bị bệnh bụi phổi nghề nghiệp được chụp lại phim và đo chức năng hô hấp, theo dõi tiến triển. - Công tác tổ chức khám, phát hiện và giám định cho những công nhân sau khi đã nghỉ hưu phát triển bệnh chưa được thực hiện kể cả phía doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước. - Một số chế độ chính sách chưa phù hợp với người lao động bị BNN. Những doanh nghiệp không đóng BHXH, BH Y tế thì việc khám phát hiện và giám định bệnh nghề nghiệp càng không được chủ sử dụng lao động quan tâm và làm mất quyền lợi của người lao động. - Một số văn bản của Nhà nước chưa cụ thể, vì vậy việc thực hiện đối với tuyến dưới còn lúng túng. 3.3. Một số giải pháp Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của người lao động như hiện nay la rất đáng báo động, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, quyền lợi của người lao động mà còn làm ảnh hưởng đến việc bảo toàn quỹ BHXH do đó cần phải: +Bổ sung điều kiện về thời gian tham gia BHXh ít nhất là 6 tháng trước khi xảy ra tai nạn lao động mới được hưởng trợ cấp tai nạn lao động (cũng như ốm đau thuộc các bệnh dài ngày và trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động hiện nay không khống chế thời gian đóng BHXH sẽ dẫn đến việc điều chỉnh dễ dàng theo chủ quan của người lao động và người lao động để được hưởng BHXH). Trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi hưởng trợ cấp tai nạn lao động do BHXH chi trả, nếu xảy ra tai nạn lao động thì chủ sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí điều trị và phải trả trợ cấp tai nạn lao động cho người lao động. Có như vậy, mới ràng buộc người sử dụng lao động trong việc sắp xếp, bố trí công việc cho người lao động mới vào làm việc một cách phù hợp và thực hiện tốt công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, trang bị bảo hộ lao động. +Thay đổi lại trợ cấp thương tật theo hướng cứ mất 1% sức lao động do thương tật thì được trợ cấp một mức tương ứng. Thay cho quy định: mất sức lao đông từ 31% đến 40% được trợ cấp như nhau, bằng 0,4 tháng tiền lương tối thiểu. +Bỏ quy định khi bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được xác định là tai nạn lao động, vì chế độ BHXH hiện nay không còn gới hạn trong cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước mà đã được mở rộng đến người lao động làm việc có tham gia BHXH ở các thành phần kinh tế, đồng thời loại bỏ kẽ hở dễ dàng lạm dụng. Đối với việc giải quyết chế độ tiền tuất cho thân nhân người lao động bị tai nạn lao động, BNN chết nên áp dụng thống nhất như người đang làm việc chết do bệnh tật, rủi ro. 4. Chế độ hưu trí Đây là chế độ nhằm cung cấp một khoản trợ cấp thay thế cho phần thu nhập không được nhận nữa từ nghề nghiệp do nghỉ hưu. Người lao động được hưởng trợ cấp hưu trí nếu như có thời gian đóng BHXH ít nhất là 20 năm. Cứ 15 năm đóng BHXH thì được lĩnh 45% lương bình quân 5 năm cuối, cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì được cộng thêm vào lương hưu 2% tháng lương làm căn cứ. Tức là người lao động đóng BHXH 30 năm thì được hưởng lương hưu 75% tháng lương làm căn cứ, nếu công tác lớn hơn 30 năm thì cứ 1 năm tăng thêm được cộng thêm 1/2 tháng lương căn cứ đóng BHXH (nhưng không quá 5 tháng). Người lao động về hưu và được hưởng trợ cấp hưu trí thì thời gian tối thiểu tham gia BHXH là 20 năm và tài liệu làm căn cứ chứng tỏ số năm đóng BHXH đó chính là sổ BHXH. Một trong những chính sách BHXH là người lao động dược bảo lưu quá trình đóng BHXH từ nơi này sang nơi khác để cộng đủ thời gian, đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH hàng tháng. Đây cũng là mục tiêu nhằm bảo đảm cho người lao động khi hết tuổi lao động được hưởng chế độ đãi ngộ, an sinh xã hội. Nhưng hiện nay, người lao động không muốn bảo lưu sổ BHXH, vấn đề này có thể là do một số nguyên nhân sau: - Trong nền kinh tế thị trường, việc làm không ổn định, bản thân người lao động vẫn còn nặng tâm lý “người đâu của đó” sợ chính sách thay đổi. - Các doanh nghiệp không muốn tiếp nhận giải quyết chế độ cho người lao động, nên chưa quan tâm việc chuyển sổ BHXH hay các chế độ khác của người lao động. - Nhiều doanh nghiệp còn tìm cách né tránh không nộp BHXH, các cơ sở sản xuất không thuộc diện bắt buộc, nếu người lao động chuyển sổ BHXH sẽ không được giải quyết. - Theo quy định hồ sơ hưởng chế độ do người sử dung lao động lập thường không còn mối quan hệ mật thiết. Vì vậy, nếu người lao động bảo lưu qua nhiều đơn vị, nhưng đến đơn vị cuối cùng không nộp BHXH, muốn trở về đơn vị cũ để làm thủ tục liệu có được thuận lợi hay không hay là lại lý do thay đổi thủ trưởng, doanh nghiệp giải thể... để người lao động đành ôm sổ BHXH nhưng không làm được thủ tục để hưởng chế độ, cụ thể là chế độ hưu trí. Do vậy, muốn phát huy tính ưu việt của chính sách BHXH mới nhất là chế độ bảo lưu thì nghành BHXH cần nghiên cứu thêm: + Tuyên truyền mạnh mẽ tính xã hội của chế độ BHXH, vì hiện nay đa số người lao động chỉ xem việc nộp BHXH như gửi tiết kiệm, so đo hơn thiệt, ít chú ý tính an sinh xã hội lâu dài. + Bằng mọi biện pháp bắt buộc, các đơn vị sử dụng lao động, dù dưới 10 người, cũng phải nộp BHXH để tạo mặt bằng cạnh tranh đồng đều, giảm đi những sơ hở mở đường cho người sử dụng lao động né tránh việc đóng BHXH. + Cải tiến thủ tục chi trả nhằm mục tiêu người lao động có quyền sử dụng sổ BHXH như một sổ tiết kiệm tự đến cơ quan BHXH đề nghị chi trả trực tiếp như đến Ngân hàng rút tiền tiết kiệm vậy. + Việc quy định độ tuổi nghỉ hưu nên tính đến các nhóm lao động khác nhau. Nhóm lao động chân tay và có yếu tố nặng nhọc như làm xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động đứng máy móc trực tiếp... nên nghỉ ở độ tuổi sớm hơn lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp. Đặc biệt đối với nhóm trí thức có năng lực, trình độ thực sự, làm đúng nghành nghề chuyên môn được đào tạo thì cần nâng cao độ tuổi nghỉ hưu hơn những người bình thường khác. Trong vấn đề này cần tính đến yếu tố giải phóng chỗ làm việc, để thu hút lực lượng trẻ vào làm việc, nên tránh kéo dài thời gian làm việc một cách tràn lan, việc tăng độ tuổi làm việc cho đối tượng nào cần đưa ra điều kiện cụ thể. Như vậy mới kích thích người lao động có trình độ phát huy hết khả năng của mình, vì thực ra những người lao động trí thức đến độ tuổi 50-70 là chín muồi về năng lực và khả năng tư duy do quá trình làm việc nghiên cứu đã tích luỹ được và cần được đưa vào thực tế áp dụng. Do đó, độ tuổi này có thể đóng góp được nhiều ý tưởng thiết thực cho xã hội. Đối với các lao động đặc biệt như lực lượng an ninh, quốc phòng, độ tuổi nghỉ hưu cũng cần được nghiên cứu lại, có thể đối với người còn sức khoẻ thì chuyển sang lĩnh vực công tác khác phù hợp để được nghỉ hưu đúng độ tuổi quy định. + Về mức hưởng: khi giải quyết chế độ khi có tháng lẻ (từ 1 đến 11 tháng) thì không tính. Điều này không hợp lý, cần phải quy định lại cho phù hợp như cách tính thôi việc theo Nghị định 198/CP ngày 31/12/1994 và Nghị định 96/1998 NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ (từ 1 đến 7 tháng tính bằng 1/2 năm, đủ 7 tháng đến 12 tháng tính bằng 1 năm) khi giải quyết chế độ nếu hưởng hưu trí hàng tháng thì 1/2 năm được cộng thêm 1%, hưởng trợ cấp một lần 1/2 năm được nhận 1/2 tháng lương bình quân. Trợ cấp một lần cho những người đóng BHXH trên 30 năm được tính từ năm thứ 31 trở đi cứ mỗi năm được nhận 1/2 tháng lương bình quân và tối đa không quá 5 tháng. Điều này cần xem xét lại, nên áp dụng cách tính thống nhất như trường hợp trợ cấp một lần quy định tại điều 28, Nghị định 12/CP là từ năm thứ 31 trở đi mỗi năm được nhân một tháng tiền lương bình quân và không khống chế thời gian tối đa. Qua thực tế, số đối tượng này không nhiều và hầu hết là các nhà khoa học, những cán bộ chủ chốt đầu nghành đã có quá trình cống hiến rất lớn cho đất nước trong kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 5. Chế độ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35338.doc
Tài liệu liên quan